Một bóng ma đang ám ảnh Việt Nam

Một bóng ma đang ám ảnh Việt Nam

Trần Trung Đạo (Danlambao) – Câu “bóng ma chủ nghĩa cộng sản” mà Marx đã viết trong Tuyên ngôn đảng cộng sản để thách thức quyền lực của các nhà nước tư sản giữa thế kỷ 19, đã trở thành bóng ma của quá khứ. Một trăm năm chục năm sau ngày công bố Tuyên ngôn đảng cộng sản, nơi yên nghỉ của Marx tại nghĩa địa High Gates ở ngoại ô London đã nhiều lần được chọn để làm ngoại cảnh cho những cuốn phim ma.

Thế nhưng, có một nơi, bóng ma Cộng Sản vẫn còn đang ám ảnh trong nhiều lãnh vực của đời sống xã hội. Nơi đó là Việt Nam.

Những sản phẩm của chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam còn đầy dẫy: cơ chế chính trị độc tài, nền kinh tế lạc hậu, xã hội sa đọa, đạo đức suy đồi, sùng bái cá nhân, suy tôn lãnh tụ, lừa dối nhân dân, bưng bít có chủ trương, đổ thừa có hệ thống.

Lấy trường hợp suy tôn Hồ Chí Minh làm ví dụ.

Rất đông người Việt trong nước vẫn còn tin rằng “Bác Hồ” của họ có một “tình yêu bao la” dành cho dân tộc Việt Nam, tương tự như Marx đã có một “tình yêu bao la” dành cho nhân loại. Tin hay không tin là quyền của mỗi người, điều đó không có gì phải bàn, tuy nhiên điều thắc mắc làm thế nào để biết ông Hồ có “tình yêu bao la” trong khi tất cả những gì đại đa số người Việt đang sùng bái ông Hồ biết về ông ta đều chỉ qua những dữ kiện, tài liệu do đảng bào chế, gạn lọc và giảng dạy?

Bộ máy tuyên truyền của đảng bắt 90 triệu người dân Việt, từ một em bé vừa tập nói cho đến cụ già đang mất dần trí nhớ, phải học thuộc, phải tin, phải lặp đi lặp lại những khẩu hiệu, những lời sùng bái, ca tụng ông Hồ cho đến khi chúng được ghi sâu vào ý thức của con người, trở thành một phần thiêng liêng trong đời sống đạo đức và tình cảm của con người.

Nếu một đề thi tuyển đại học hỏi về “Tình yêu bao la” của ông Hồ, tất cả bài trả lời của học sinh trung học tại Việt Nam đều sẽ viết giống hệt nhau.

Một sinh viên năm đầu cũng biết phương pháp căn bản của mọi nghiên cứu khoa học là hoài nghi, đặt vấn đề, phản đề, đối chiếu, phân tích và tổng hợp. Nếu đồng ý như thế thì bao nhiêu người Việt Nam hiện nay, có quyền hoài nghi một cách công khai về cuộc đời và sự nghiệp của ông Hồ, có quyền so sánh những gì họ học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa với những công trình nghiên cứu độc lập khác, có quyền nói lên điều họ không đồng ý?

Rất nhiều bài viết về “cách mạng tư duy” của nhiều người trong nước, đặc biệt những người trẻ đang sinh hoạt trong guồng máy của đảng. Tuy nhiên cho đến nay, ngoại trừ các nhà phản kháng nằm ngoài hệ thống đảng, chưa ai dám thách thức vai trò chủ đạo của đảng Cộng sản trong tiến trình cách mạng tư duy đó.

Trong lúc người viết thông cảm với các tác giả, những người vừa mang khát vọng phục hưng đất nước lại vừa khó có thể từ bỏ ân huệ bổng lộc của chế độ ban cho, nhưng sự can đảm là đức tính cần phải có của một người trí thức.

Đặc tính của mọi cuộc cách mạng là triệt để và cách mạng tư duy cũng không thoát khỏi quy luật đó. Nếu không, đó chỉ là những cải cách nửa vời, vá víu, sáo rỗng.

Chống tham nhũng không phải là một hình thức cách mạng vì tham nhũng sẽ không bao giờ bị tận diệt nếu các điều kiện tạo ra tham nhũng còn tồn tại.

Làm thế nào để trong sạch hóa chính quyền khi các cơ quan nhà nước (hành pháp, lập pháp và tư pháp) không có sự phân quyền, độc lập và kiểm soát lẫn nhau?

Làm thế nào để trong sạch hóa xã hội khi sinh mạng của hơn 90 triệu người tập trung trong tay của một nhóm vài chục người?

Trong lúc ở một phần lớn thế giới, chủ nghĩa cộng sản đã là bóng ma của quá khứ, học thuyết Marx chỉ còn trong thư viện nghiên cứu, hàng triệu học sinh, sinh viên Việt Nam vẫn phải tụng một cách từ chương mỗi ngày những khái niệm, những định nghĩa, những giá trị đã lỗi thời.

Con đường dân tộc đang đi, tuy không còn nghe tiếng bom rơi, đạn hú nhưng có nhiều tiếng xiềng xích khua vang, tiếng người rên siết.

Đất nước Việt Nam không còn những đại lộ kinh hoàng, những cánh đồng nhuộm máu, nhưng đã mọc lên thêm rất nhiều nhà tù và sân bắn, các thế hệ Việt Nam măng non của hai miền vẫn tiếp tục lớn lên trong hận thù và nghi kỵ lẫn nhau.

Cuộc chiến tranh bằng súng đạn gắn liền và phục vụ cho quyền lợi của các đế quốc đã chấm dứt hơn 40 năm, nhưng một cuộc chiến tranh mới, khó khăn, gian nan và làm tiêu mòn sinh lực dân tộc hơn nhiều cũng bắt đầu ngay từ hôm đó.

Cuộc chiến mới không phải riêng của nhân dân miền Nam hay nhân dân miền Bắc, không phải riêng của người Việt trong nước hay người Việt hải ngoại, không phải của những người từng bị chế độ cầm tù hay những người một thời chiến đấu trong hàng ngũ Việt Minh.

Cuộc chiến mới là của dân tộc Việt Nam chống lại ý thức hệ ngoại lai xâm lược.

Nhìn lại quá trình du nhập chủ nghĩa Marx vào Việt Nam, chúng ta sẽ thấy cuộc chiến đấu mới sẽ rất khó khăn, bởi vì kẻ thù của một người Việt Nam trong cuộc chiến mới không phải mắt xanh, mũi cao, da trắng, không phải ai xa lạ mà nhiều khi lại là quá khứ của chính người đó.

Từ bỏ thói quen cà-phê, thuốc lá đã là khó đừng nói chi từ bỏ cả một phần đời đầy kỷ niệm có tất cả những đau thương và hạnh phúc, có vui và buồn, có những phút vinh quang và có cả những vết thương còn hằn sâu trên thân thể, không phải là chuyện dễ dàng.

Người viết thường nói vui với bạn bè, quyết định ẵm cô gái đẹp xuống ghe thì dễ nhưng để cô ta lại trên bờ bên kia và ra đi trong an nhiên tự tại mới là chuyện khó. Bao nhiêu người trong số hàng trăm ngàn người Việt chiến đấu trong hàng ngũ Việt Minh để giải phóng dân tộc trước 1954 thấy được sự khác nhau giữa chiếc ghe cộng sản giúp cho họ qua sông và chiếc ách cộng sản đã và đang nhiễm trùng sâu xa trong cổ họng của dân tộc mình. Rất ít.

Nói như thế không có nghĩa là tôi không kính trọng các nhà phản kháng cao niên trong nước hiện nay. Tôi kính trọng họ. Các chú các bác đã dám nói lên những điều mà ít ai dám nói. Yêu nước không bao giờ sớm và cũng chẳng bao giờ trễ. Nói lên một tiếng nói yêu nước, dù trong lúc tàn hơi, trong tuổi về già vẫn còn hơn những người khác, trẻ hơn, có học hơn mà chỉ chỉ biết ngậm miệng ăn tiền, nhắm mắt làm ngơ trước nỗi bất hạnh của dân tộc mình.

Lịch sử Việt Nam như một dòng sông, bốn ngàn năm đã chảy qua bao nhiêu thăng trầm ghềnh thác nhưng phải tiếp tục chảy, chảy cho ngày mai, chảy cho các thế hệ Việt Nam mới, được lớn lên trong thương yêu đoàn kết, dù phải vượt qua nhiều thác ghềnh đang đợi chờ phía trước.

20/5/2017

Trần Trung Đạo

danlambaovn.blogspot.com

Phúc tại Mẫu…

Phúc tại Mẫu…

 Ngày còn bé con cứ thắc mắc, tại sao trên đất nước này cái gì cũng mang dấu ấn sự tôn vinh người Mẹ. Dòng sông lớn nhất ở phía Bắc đất nước ta quen gọi sông Hồng cũng còn có tên khác là sông Cái Con đường nào lớn gọi là “đường cái”. Thứ tiếng ta nói hàng ngày cũng gọi là tiếng “Mẹ đẻ”.

Tổ Quốc  cơm ở quê mình cũng gọi là “đũa cái”, “đũa cả”.

NHỚ LỜI MẸ DẶN

Mẹ không được học chữ, vậy mà khi con học xa nhà, có một lần mẹ đã cố gắng viết cho con mấy dòng ngắn ngủi, nét chữ run rẩy và to như trẻ con học mẫu giáo tập viết. Mẹ viết: “Mẹ ít học hơn con nên mẹ tin con hiểu đời nhiều hơn mẹ. Mẹ chỉ muốn dặn con một điều rằng con đi xa hãy nhớ: Ăn một miếng của người con tạc ân vào dạ; Học một chữ ở đời con xem nặng nhẹ bao nhiêu”.

Lời dặn của mẹ đã làm con khóc. Và con tâm niệm điều đó suốt cả cuộc đời và nó đã trở thành lẽ sống của con

Hôm con phỏng vấn xin việc vào công ty của Nhật cùng với ba chục người khác. Con không giỏi vi tính và ngoại ngữ như họ, song người được lựa chọn lại là con. Mẹ có biết họ hỏi con câu gì không? Họ hỏi con câu nói nào và của ai gây ấn tượng và có tác động mạnh đến cuộc sống của con, con đã nói lại lời mẹ dặn.

Họ bảo: “Vi tính và ngoại ngữ cần, nhưng bạn có thể học trong vài tháng. Chúng tôi cần hợp tác với một người nặng lòng biết ơn và biết chắt lọc trong học hỏi”. Mẹ ơi, chính mẹ đã để phúc đức cho con!

NHỮNG LÁ THƯ CŨ

Con và chồng con có xích mích lớn vì con nghi anh ấy vẫn gặp gỡ với người bạn gái cũ. Con bực mình bỏ nhà chồng về khóc lóc với mẹ. Tối ấy mẹ mang từ trong chiếc hòm cũ ra một tập thư đã ố vàng. Đó là những lá thư của người yêu cũ gửi cho bố con trước đây.

Mẹ bảo khi bố quyết định lấy mẹ, bố định đem hết đám thư và ảnh của người yêu cũ ra đốt đi để chứng minh sự “một lòng một dạ với mẹ”. Mẹ đã ngăn lại và bảo: “Thư anh đốt mà lòng anh còn nhớ cũng chẳng ích gì. Hãy cứ để em giữ lại làm kỉ niệm.

Thỉnh thoảng anh đọc lại cũng thấy vui. Dù sao đấy cũng là những kỉ niệm gắn bó với anh một thời, sao lại cạn tàu ráo máng như vậy”. Bố sững sờ và ôm chầm lấy mẹ cảm động lắm. Thỉnh thoảng bố mẹ còn đọc lại những lá thư ấy, nhưng bố cả đời thuỷ chung với mẹ.

Hôm ấy con đã khóc thật nhiều và con tự tìm về nhà làm lành với chồng. Mẹ nói ít nhưng mẹ dạy nhiều. Chính mẹ đã lấy lại cho con hạnh phúc!

HAI VÙNG SÁNG TỐI

Khi em trai con đưa người yêu về ra mắt, con không ưng ý lắm. Mẹ im lặng không nói gì. Sau hôm gặp mẹ cô ấy, mẹ nhận xét: Mẹ cô ấy hiền hậu, phúc đức lắm. Người mẹ như thế chắc chắn cô con gái sẽ là đứa con ngoan, dâu hiền.

Mẹ đã không lầm. Hôm mẹ chồng tương lai của con sang chơi với mẹ, cụ cũng nhận xét về con y như thế. Hoá ra nhiều người nhìn nết mẹ mà đoán tính cách của con.

Năm trước con đọc báo thấy có chuyện một cô gái đang tâm đẩy con chồng xuống sông Hồng. Một thời gian sau thấy có bà dì ghẻ bắt con chồng tự khâu miệng mình lại. Con nhận xét rằng phụ nữ nhiều người ác quá. Mẹ lại bảo “phúc đức tại mẫu, những người như thế rồi lại ác giả ác báo thôi”.

Mẹ nói với con rằng những người ác chỉ là số ít, đừng vì thế mà vơ đũa cả nắm. Mẹ chỉ cho con thấy bao nhiêu người mẹ đã hy sinh hết lòng vì con, không ít người phụ nữ đã nhận nuôi hàng mấy chục trẻ mồ côi mặc dù bản thân mình còn khó khăn, vất vả. Trong đời có hai vùng sáng tối, mẹ bảo con nhìn ánh sáng mà đi!

BÀI HỌC LÀM GƯƠNG

Thấy con phàn nàn về sự chểnh mảng học tập của các cháu, mẹ bảo: “Con nhắc các cháu đi học bài, mà vợ chồng con cứ ngồi xem vô tuyến. Con chê các cháu lười học tiếng Anh mà bản thân con là cán bộ cũng không thông tỏ ngoại ngữ thì dạy bảo chúng nó thế nào?”.

Ngẫm kĩ lời mẹ nói, con đã quyết định đi học lớp tiếng Anh buổi tối cùng cháu. Tối về mẹ con trao đổi bài rôm rả. Đúng như mẹ nói, khi thấy cả bố và mẹ đều miệt mài làm việc, các cháu cũng tự động lấy sách ra làm bài.

Đến nay chúng con rất yên tâm về việc học hành của các cháu. Sao có mỗi bài học đơn giản rằng “muốn con chăm thì mẹ phải siêng, muốn con hiền thì mẹ phải thảo” mà con không nhớ, phải để mẹ nhắc nhở!

Mẹ nghèo không có tiền bạc cho con, nhưng mẹ đã cho con hiểu giá trị của sự tần tảo, lòng bao dung, đức hy sinh. Mẹ không đi học, nhưng mẹ dạy con biết sống đúng mực, trọng ân tình.

Cuộc đời con lúc nào cũng có mẹ ở bên. Con có cuộc sống hạnh phúc hôm nay là do bàn tay mẹ tạo dựng. Đến bây giờ con đã hiểu rằng công sinh thành dưỡng dục do cả mẹ cả cha chung sức, nhưng không phải vô tình người ta mới chỉ phong danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và trong nhạc, trong thơ, nơi đâu cũng thấy vang lên những “Huyền Thoại Mẹ”, ” Tình mẹ”, ” Lòng mẹ”…

Đinh Thủy

Đối thoại nhân quyền Việt Mỹ lần thứ 21 diễn ra tại Hà Nội tuần tới

Đối thoại nhân quyền Việt Mỹ lần thứ 21 diễn ra tại Hà Nội tuần tới

2017-05-19
 
Cảnh sát giải tán người biểu tình trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội vào ngày 9 tháng 12 năm 2012.

Cảnh sát giải tán người biểu tình trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội vào ngày 9 tháng 12 năm 2012.

AFP photo
 

Đối thoại nhân quyền Việt Mỹ lần thứ 21 sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 23 tháng 5 tới đây. Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết như vậy vào hôm 19/5.

Đại diện phia Mỹ tham gia đối thoại lần này là quyền Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách vấn đề dân chủ, nhân quyền và lao động, bà Virginia Bennett. Đại diện phía Việt Nam là ông Vũ Anh Quang, Vụ trưởng Vụ các tổ chức quốc tế.

Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đối thoại lần này giữa hai nước sẽ thảo luận một loạt các vấn đề bao gồm tầm quan trọng của việc tiếp tục quá trình đổi mới luật pháp, pháp quyền, tự do biểu đạt, tự do lập hội và tụ họp, tự do tôn giáo, quyền của người lao động, người tàn tật, chống kỳ thị, hợp tác đa phương và một số trường hợp cá nhân đáng quan tâm.

Trong thông cáo của mình, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định vấn đề nhân quyền là một phần quan trọng trong chính sách ngoại giao của Mỹ và những tiến bộ đạt được trong các vấn đề nhân quyền sẽ giúp cho quan hệ hai nước đạt được tiềm năng như mong muốn.

Trước đó, phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm ngày nhân quyền cho Việt Nam, 11 tháng 5 tại Washington DC, Phó Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề dân chủ, nhân quyền và lao động, cho biết tại đối thoại lần này, Hoa Kỳ sẽ yêu cầu Việt Nam phải trả tự do cho tất cả những tù nhân chính trị.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Việt Nam hiện vẫn giam giữ hơn 90 tù chính trí. Việt Nam luôn bác bỏ có tù chính trị bị giam giữ ở Việt Nam.

Việt Nam siết chặt kiểm soát thông tin mạng

Việt Nam siết chặt kiểm soát thông tin mạng

2017-05-19
 
Một tiệm cho thuê máy dùng internet ở Hải Phòng, ảnh chụp hôm 27/04/2010.
Một tiệm cho thuê máy dùng internet ở Hải Phòng, ảnh chụp hôm 27/04/2010. Photo by Tyler Chapman/RFA

Bộ Công an chú trọng đến an ninh mạng trong thời gian tới để đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống mạng quốc gia và mạng nội bộ.

Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Công an sẽ triển khai trong tháng Sáu, được nêu ra tại buổi họp giao ban của Bộ này vào hôm 18/5.

Theo đó, Bộ Công an tập trung vào công tác bao gồm ngăn chặn các trang web, trang blog có nội dung xấu, phản động; chủ động tấn công các đối tượng và mục tiêu trên không gian mạng; tuyên truyền và phản bác các quan điểm thù địch, sai trái đối với đảng và nhà nước và tăng cường biện pháp phòng ngừa cũng như khắc phục thiệt hại bởi mã độc WannaCry.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm yêu cầu nhân viên trong ngành bảo vệ tuyệt đối an toàn cho các sự kiện trong khuôn khổ năm APEC 2017 và kỳ hợp thứ 3 của Quốc hội khóa 14.

Đảng CSVN xem xét ‘tổ chức đối thoại’ với đối lập?

Đảng CSVN xem xét ‘tổ chức đối thoại’ với đối lập?

Hàng chục phụ nữ biểu tình bên ngoài tòa án ở Hà Nội khi bà Cấn Thị Thêu bị đưa ra xử ngày 20/9/2016 với cáo buộc “Gây rối…”. (Hình: GnsP)

HÀ NỘI 19-5 (NV) – Đảng CSVN sẽ xem xét “ tổ chức trao đổi và đối thoại với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước”?

Tờ Pháp Luật của Sở Tư pháp thành phố Sài Gòn tường thuật “hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết một năm triển khai thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, sáng 18/5/2017.

Tại hội nghị này, ông Nguyễn Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính Trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng CSVN cho biết, “Ban Tuyên giáo Trung ương đang chờ Ban Bí thư thông qua một văn bản hướng dẫn về việc tổ chức trao đổi và đối thoại với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước” báo Pháp Luật kể.

Báo này cũng dẫn lại lời ông Thưởng: “Đây là vấn đề rất quan trọng. Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý” .

Theo tờ Pháp Luật “Ông Thưởng nói đang cố gắng để Ban Bí thư thông qua vấn đề này trong thời gian tới.”

Đây là điều đáng ngạc nhiên vì cho đến nay, đã có rất nhiều người bị bỏ tù, sách nhiễu, khủng bố, siết bao tử chỉ vì họ lên tiếng kêu gọi đa nguyên đa đảng, vận động dân chủ hóa đất nước, đòi hỏi nhân quyền thật sự.

Không bị bỏ tù vì điều 88 của Luật Hình Sự “Tuyên truyền chống nhà nước…” thì rất nhiều người cũng bị ghép vào tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…” theo điều 258. Nhẹ hơn thì cố ép người ta vào tội “Gây rối trật tự công cộng…” theo điều 245, hoặc nặng hơn thì có điều 87 phạt tội “phá hoại chính sách đoàn kết”, hoặc nặng nhất thì có thể tử hình người ta theo điều 79 với cáo buộc “âm mưu lật đổ chính quyền”.

Trong hầu hết tất cả các trường hợp, các luật sư tham gia bào chữa cho họ từng tố cáo trong các phiên xử là các người bị lôi ra tòa bởi các điều luật vừa kể, đã bị bắt, thẩm vấn ép cung, xử án, trái với nhiều điều khoản của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự của chế độ. Bất chấp lời bào chữa, các nạn nhân của chế độ vẫn bị kết án với các án tù nặng nề, bất công.

Đảng CSVN xem xét ‘tổ chức đối thoại’ với đối lập?
Hàng trăm Cảnh sát Cơ Động đứng chờ lệnh đàn áp đoàn người biểu tình trước trụ sở huyện Diễn Châu, Nghệ An, ngày 15/5/2017 khi họ đòi trả tự do cho ông Hoàng Đức Bình bị công an bắt cóc. (Hình: FB JB Nguyễn Hữu Vinh)

Không kể những người đã có án tù, gần một chục người đang bị bắt giam hoặc mới đây hoặc đã gần 2 năm mà chưa hề bị lôi ra tòa chỉ vì bị gán ghép vào một trong mấy điều luật vừa kể trên. Luật sư Nguyễn Văn Đài, Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bác sĩ Hồ Hải, là những nhân vật đấu tranh đòi dân chủ hóa đất nước được mọi người biết đang chưa biết số phận ra sao trong các nhà tù CSVN.

Tuy Hiến pháp CSVN công nhận người dân có đủ mọi thứ quyền tự do căn bản như quyền tự do thông tin, phát biểu, tự do hội họp lập hội, nhưng trên thực tế, những ai nói gì trái với các tuyên truyền một chiều của chế độ đều bị sách nhiễu nếu chưa bị tù đầy.

Nếu muốn “trao đổi và đối thoại với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước” thì không thể tiếp tục cầm tù, sách nhiễu những người kêu gọi dân chủ hóa Việt Nam.

Cho đến nay, Công an mặc thường phục vẫn theo dõi, canh giữ thường xuyên những ai “có ý kiến và quan điểm khác” như LM Phan Văn Lợi, BS Nguyễn Đan Quế, và rất nhiều người nữa. Ai đến thăm LM Phan Văn Lợi ở Huế, dù là chức sắc tôn giáo cao cấp như Giám mục Hoàng Đức Oanh cũng không được để yên.

Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một trong những thành viên chủ chốt của nhóm Bloggers ra bản “Tuyên bố 258” hồi năm 2013 đòi hỏi chế độ Hà Nội hủy bỏ điều luật hình sự 258, đã bị bắt ở Nha Trang từ đầu Tháng 10-2016. Nay không biết tình trạng sức khỏe của bà ra sao và khi nào bà được thả nếu đảng CS và nhà cầm quyền Hà Nội muốn “đối thoại”.

Khi có tin ông Nguyễn Văn Thưởng loan báo sẽ chờ bật đèn xanh để “tổ chức trao đổi và đối thoại với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác” , một số bloggers tỏ vể hoài nghi “thiện chí” của Hà Nội. Có người như blogger LMD nhắc nhở “cái ni là hắn học theo bác Mao nhà hắn với ‘Trăm hoa đua nở và sau khi trăm hoa nở rộ xong thì công an đến nhà từng người đem vào tù, và tù mọt gông.”

Blogger khác nhắc lại trên trang facebook cá nhân câu nói của cựu tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm”. (T.N)

Thử nhận diện thành phần chấp nhận sự thay đổi của ĐCSVN

Thử nhận diện thành phần chấp nhận sự thay đổi của ĐCSVN

 Mai Thanh Truyết (Danlambao) – “Vấn đề là làm sao tạo ra thế trận xa luân chiến để lực lượng ngày càng to lớn và “đi vào tổ chức” để cùng tấn công, cùng lên tiếng đáp lời sông núi. Khi đó, tầng lớp chống đối sự thay đổi dân chủ hiện tại sẽ đầu hàng, thúc thủ. Cuộc cách mạng sắp tới mới thực sự là một tập hợp giữa đại đa số người dân đang đứng bên bờ vực thẳm và những thành phần trong Đảng, trong một nhứt điểm lương tâm nào đó, chấp nhận đi cùng với Đại khối dân tộc để bỏ đảng và cứu Nước.”
Điều lệ Đảng CSVN đã ghi rõ: “Lực lượng vũ trang là công cụ bạo lực cách mạng của Đảng đối với lực lượng vũ trang (Quân đội, Công an) là sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang (Quân đội, Công an) là sự lãnh đạo “tuyệt đối, duy nhất, trực tiếp và toàn diện”.
 
Trong điều lệ Đảng, được sửa đổi trong Đại hội VI, những câu trên vẫn được lập lại, không sai một dấu phẩy. Và thêm vào đó việc thành lập Đảng ủy Quân sự Trung ương (thay Quân ủy Trung ương trước đó và trước hơn nữa mang tên Tổng Quân ủy). Cũng theo điều lệ Đảng: “Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đương nhiên kiêm nhiệm chức Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương”. Trong quân đội, từ khi có chế độ một thủ trưởng (được ban hành đầu thập niên 80, thay cho chế độ hai thủ trưởng: một quân sự, một chính trị như trước) tất cả các sĩ quan có chức vụ Đại đội trưởng hoặc tương đương trở lên, bắt buộc phải là đảng viên và trong lực lượng công an, 100% sĩ quan là Đảng viên. Lực lượng vũ trang là xương sống và cũng là cái mộc che của chế độ. Trong bối cảnh Đảng đã biến thành bộ máy cầm quyền độc tài, bóc lột, lực lượng vũ trang cũng theo đó biến thể thành công cụ đàn áp và kềm kẹp quần chúng.
Từ đó, phân tích và bình luận về những thành phần chấp nhận sự thay đổi của Đảng CSVN rất phức tạp, dễ đưa đến những sai lầm tai hại có thể gây khó khan cho tiến trình mang lại tự do dân chủ cho Việt Nam. 
Chúng ta phải hết sức thận trọng trong khi phân tích đâu là những ai chống Đảng và đâu là những ai muốn cứu Đảng. Điển hình là Trần Độ, người đã nhận định và kiến nghị điều này, điều nọ, nhưng tất cả vẫn là tư tưởng: “Duy trì sự lãnh đạo của Đảng và không rời bỏ chủ nghĩa chủ nghĩa Mác Lê-nin (và bây giờ lại thêm tư tưởng Hồ Chí Minh)”.
– Những gì Trần Độ kiến nghị với Đảng không phải là kêu gọi sự từ bỏ lãnh đạo toàn diện của Đảng, mà chỉ nhằm làm cho sự lãnh đạo này vững chắc hơn, ít lộ liễu hơn; và mang một bộ mặt dễ coi hơn về hình thức. Mấu chốt là Đảng vẫn phải bằng mọi cách duy trì cho được quyền lực và nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện.
1- Cuộc Cách mạng Môi trường hiện tại qua chiến lược “xa luân chiến”
Kể từ ngày 5 tháng 3 tới nay, chưa bao giờ hết, những cuộc biểu tình xảy ra trên toàn quốc đã mang một hình thức hết sức đặc biệt, có vẻ “tự phát” và “thiếu tổ chức”, nhưng thực sự các sự kiện diễn ra trên là sự đúc kết ý chí của cả dân tộc, đứng dậy, dứt khoát và trực diện “đối đầu” với một đảng độc tài đang đi dần đến sự tự hủy!
Chúng ta nhận thấy nếu toàn dân đã ý thức được vận mệnh đất nước, tương lai của mình mà nổi dậy, biểu tình lớn thì kẻ nắm quyền không thể đàn áp vì với thế trận xa luân chiến xảy ra khắp nơi, từ Bắc chí Nam, người dân luôn nhận diện và tiêu diệt những kẻ phản quốc.
Đây là một triết lý, một chiến thuật rất tốt để chống lại sự đàn áp tàn bạo của kẻ nắm quyền. 
Chiến thuật xa luân chiến không chỉ có vậy. Nếu khéo léo có chiến lược triển khai thế trận xa luân chiến, chúng ta hoàn toàn có thể có một cuộc nổi dậy của dân chúng trước bạo quyền và đạt thành công nhanh chóng, mỹ mãn mà không gây ra cảnh loạn lạc tức là “bất chiến tự nhiên thành”.
2- Thế trận hiện tại trong nước
Qua phân tích trên, chúng ta hình dung được một thế trận khá phức tạp thể hiện qua ba đối lực. Đó là:
– Đại khối dân tộc;
– Thành phần trong Đảng chấp nhận đi cùng với Đại khối dân tộc để cứu Nước;
– Thành phần trong Đảng CSVN chống đối tới cùng việc thay đổi hay chuyển hóa Đảng trong tiến trình dân chủ hóa Việt Nam
Đây là một cuộc chiến giằng co giữa ba đối lực trên mà phần thắng chắc chắn sẽ dành cho hai thành phần trên.
Vì sao?
Vì thành phần thứ ba luôn “quyết tử” với đảng và chấp nhận theo Tàu để giữ vững quyền lực và quyền lợi cho chính họ. Nhưng họ có biết đâu, nếu theo Tàu rồi cũng sẽ mất đảng và… mất mạng luôn!
Vì vậy, chúng ta thử phân tích thế trận:
3- Tầng lớp chống đối sự thay đổi dân chủ
Đây là những thành phần nằm trong bốn tầng lớp “nồng cốt” của Đảng CSVN. Đó là:
– Ủy viên Bộ Chính trị và Trung ương Đảng;
– Công an;
– Quân đội;
– Cán bộ, Công nhân viên chức nằm trong bộ máy hành chánh.
Nếu đi vào chi tiết, chúng ta có thể phân tích rõ hơn là:
Đảng viên: niềm tin lý tưởng đảng Cộng sản hiện nay không phải là mối liên kết hay trở lực lớn, vấn đề chính chi phối mọi người là quyền lực và quyền lợi. Lý tưởng đảng hiện nay đã trở nên vật trang trí rẻ tiền cho toan tính quyền lợi.
Lớp cầm quyền: chỉ nhóm thật sự chóp bu cỡ ủy viên bộ chính trị và Ủy Viên Trung Ương Đảng đang nắm thế thượng phong mới hưởng lợi, hiện tại quyền lợi của chúng cũng đang lung lay cùng với thời cuộc và sức khỏe của nền kinh tế. Một lối thoát an toàn cho tính mạng và tài sản là điều có thể nhóm này đang hướng đến và đang suy nghĩ thoát nạn. Lá bài chính trị nhóm này muốn là thay đổi từng bước với việc nắm dao đằng chuôi hạ cánh an toàn như Myanmar.
Lớp lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước (nằm trong nhóm Lợi ích): Đây là lớp đã quá no đủ, đang đánh đu với những con tàu chìm, một số nhỏ vẫn còn có thể hưởng lợi từ sự tái cơ cấu nhưng luôn luôn mang tâm trạng mất hơn được. Muốn có sự thay đổi trong tình thế bảo toàn quyền lợi đang có. Luôn luôn cân nhắc giữa được mất để chọn lựa phương án hành động.
Lớp doanh nhân ăn theo: đây là tầng lớp sân sau, lâu nay kiếm ăn rất tốt, nhưng tình hình kinh tế hiện nay cũng đang khốn đốn để lấy lòng “sân trước”, tâm lý cũng như lớp lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước.
Lớp hy vọng hưởng lợi: Lớp này đang bước vào đảng, vào cơ quan nhà nước, tình hình hiện nay như gáo nước lạnh dội vào đầu chúng, tuy nhiên với bản chất kiên trì “cố bám” trường kỳ mai phục để chờ thời cơ “ăn cỗ” chúng vẫn không muốn có sự thay đổi. Lực phản ứng chống lại của nhóm này tương đối yếu.
Lớp công lực: công an, quân đội. Đây là nhóm được cưng chiều, lương và thu nhập cao nhất hiện nay, nhiều người trong nhóm này không muốn có sự thay đổi. Khi quân lệnh ban ra chúng sẽ thẳng tay đàn áp. Hãy đánh vào quyền lợi bản thân, gia đình, họ hàng liên quan để những người thân chúng quản lý chúng. Công nghệ nhận diện và truyền thông hiện nay giúp cho việc trên rất đơn giản để thực hiện. Sự trừng phạt nhắm vào tầng lớp chỉ huy. Hãy cho chúng biết người dân không còn chấp nhận kiểu ngụy biện “chỉ vì theo lệnh trên” nữa!
4- Tầng lớp muốn thay đổi: cuộc sống bế tắc, ủng hộ thay đổi
Báo chí: Đây là lực lượng có tính chiến lược, quan trọng như yết hầu trong cuộc chiến này. Lớp này không phải mù thông tin hay nhận thức kém mà không biết hiện tình đất nước, cái khổ của nhóm này là cái dạ dày bị kẻ quyền chức nắm (nắm dạ dày sai khiến cái đầu là bài học kinh điển của chủ nghĩa CS). Vấn đề làm sao cho nhóm này biết là thời thế đã thay đổi, thời cơ đã đến, đứng về nhân dân. Hãy cho họ biết họ cần chiến đấu để giành lại phần hồn của mình lâu nay bị kẻ khác điều khiển. Lực lượng nhân dân nổi dậy hãy chăm sóc các cơ sở truyền thông chu đáo: đài truyền hình, truyền thanh, các tòa soạn báo chí. Hãy đặt nhóm này vào tình thế nếu không đứng về phía người dân thì mất tất cả.
Nhân sĩ, Trí thức gồm Giáo viên, Giáo sư, Bác sĩ, Kỹ sư: Trong nền kinh tế thị trường tự do, giáo dục, y tế, xây dựng… đóng góp vào việc phát triển đất nước chung. Nhưng, hiện tại những ngành nghề trên thực sự là những siêu công ty nhà nước, kém hiệu quả, chứa nhiều tham nhũng, rút ruột.
Doanh nhân: Đây là lớp bị khủng hoảng kinh tế tàn phá nặng nề niềm tin vào chế độ, rất mong muốn có sự thay đổi để mở ra chương mới đẩy nhanh kinh tế hồi phục, tuy nhiên vì có của nên thận trọng quan sát, sẽ thờ ơ không ủng hộ, gây khó khăn cho sự lớn mạnh của lực lượng. Cần đặt họ vào việc buộc phải lựa chọn và bản năng con người sẽ tìm đến cái có lợi hơn. Hãy nắm những người đầu mối: lãnh đạo các hiệp hội, các câu lạc bộ doanh nhân, các doanh nghiệp có tài sản lớn.
Nhân viên công ty nhà nước (công nhân các công ty nhà nước): Đây là nhóm có cuộc sống chật vật với đồng lương thấp kém, cái níu kéo là công việc. Cần nhắm vào những vị trí chủ chốt: giám đốc, trưởng phòng, lãnh đạo công đoàn để nắm lấy lực lượng. Đứng về phía người dân hoặc mất tất cả, cho họ biết họ lên tiếng vì miếng cơm manh áo chính họ. Hãy đặt tất cả nhân viên còn lại phải lựa chọn, phải hành động tránh bị vài tên lãnh đạo cao nhất dắt mũi, xúi dục.
Công nhân: Đây là tầng lớp đông đảo, muốn có cuộc sống tốt hơn vì, hiện tại bị giới chủ nhân ông bóc lột. Đây là một thành phần đã bị CSVN lợi dụng nhiều nhứt trong “công cuộc thống nhứt đất nước”. Chỉ cần một ngọn lửa cách mạng nổi lên là tình thế có thể thay đổi nhanh chóng.
Nông dân: Đây là một lực lượng đông đảo chiếm khoảng 40% dân số, nhưng chưa được tổ chức vì thiếu ý thông tin liên lạc để cùng phát động phong trào đòi quyền được sống. Hãy nắm lấy lực lượng này thông qua con cháu họ: có thể là nhân viên, trí thức, sinh viên, ràng buộc tất cả lại nếu một nhân viên nhà nước, một sinh viên mà không báo cho bố mẹ ở quê nhà biết thì cũng bị liên lụy, bị tước một phần quyền sở hữu công sản. Hãy nắm từ những người dân oan mất đất, đây là lực lượng tuyệt vọng và có sức tranh đấu mạnh mẽ nhất.
Tiểu thương: Bị ảnh hưởng nặng vì kinh tế suy thoái, buôn bán ế ẩm bị quốc doanh chèn ép.
Cán bộ nhà nước: Đây là nhóm có cuộc sống chật vật vì đồng lương thấp kém, bấu víu vào “cơ chề công chức” để giữ nồi cơm “chiều”, một thành phần sẵn sàng chấp nhận tiếp tay vào cuộc trở mình của đất nước.
Công an: bất cứ xã hội nào, việc trị an vô cùng quan trọng, trong xã hội mới lực lượng này, những ai đứng về phía nhân dân cũng được trọng dụng. Chỉ loại khỏi ngành những tên chống lại sự thay đổi, chống lại người dân. Lực lượng này được ưu tiên phân chia tài sản trong các công ty nhà nước. Vì vậy, hãy đặt lực lượng này chọn lựa giữa dân chúng hay đảng mục nát, trở về với đại khối dân tộc hay chịu sự trừng phạt.
Quân đội: Đây là một lực lượng được tổ chức chính quy, có võ khí, nếu không thông về tư tưởng và giải pháp chính trị, mà vẫn bị nhà cầm quyền mua chuộc thì một khi bạo lực xảy ra sẽ rất thảm khốc. Toàn dân cần cảnh giác bị lực lượng này vin cớ bạo loạn xã hội thực hiện đảo chính, ban hành thiết quân luật và biến đất nước thành một nền độc tài quân sự. Đây là một kịch bản tồi tệ.
Tài xế: Đây là lực lượng cơ động, vô cùng quan trọng trong trận quyết chiến này. Hơn ai hết, từ lâu họ thấy ra bản chất xấu xa, tồi tệ, mục nát của chế độ của xã hội: đường xá xuống cấp, nạn mãi lộ trắng trợn, ăn tiền trên mồ hôi nước mắt. Lực lượng nổi dậy cần có bộ phận liên kết, lãnh đạo họ, khi nổ ra biểu tình phải huy động hàng ngàn xe khắp nơi tràn về Hà Nội.
Hưu trí: Đây là lực lượng được dẫn dắt do niềm tin về chủ nghĩa cộng sản, kinh qua những cuộc chiến tranh thảm khốc và thời kỳ nghèo đói kinh hoàng của đất nước. Với họ luôn thấy đất nước phát triển hơn xưa nhiều, tuy vai trò xã hội không còn nhiều nhưng tiếng nói có uy tín với con cháu. Với niềm tin bị tuyên truyền về đấu tranh giai cấp và sự tàn khốc của chiến tranh, họ luôn e ngại sự thay đổi. Họ sợ chiến tranh, sợ mất lương hưu, sợ bị trả thù… với họ rất khó để nói chuyện bằng lý trí vì kiến thức, niềm tin quá cách biệt.
Trí thức: Đây là tinh hoa của dân tộc nhưng bị hạn chế nhiều vì nền giáo dục lạc hậu và bị mắc nạn công danh trong tay đảng nắm quyền, số cấp tiến có nhưng số thủ cựu thụ động còn rất lớn. Niềm tin vào lý tưởng đảng xem như đã hết nhưng niềm tin vào đường thăng tiến còn rất mạnh, kiến thức về dân chủ, tự do còn nhiều hạn chế, nhất là kiến thức về kinh tế thị trường tự do.
Sinh viên: Đây là tầng lớp đông đảo, số thức tình trước hiện tình đất nước, nhưng cũng có số còn u mê, chạy theo vật chất, đứng bên lề nỗi đau của dân tộc. Nỗi lo lớn nhất là học hành và sợ ảnh hưởng tương lai nếu dính vào chính trị. Số ủng hộ rất hữu ích có thể là thủ lĩnh truyền tin tức, liên kết mọi người. Số thờ ơ không tạo ra lực cản. Cần cho sinh viên biết vai trò của họ và quyền lợi của họ, nếu bản thân không đóng góp thì gia đình cũng mất phần quyền lợi. Hãy trao cho họ phương cách an toàn để đóng góp: thông tin, chuyển tải tin tức qua mạng.
Lực lượng đấu tranh dân chủ: Đây là một lực lượng rất đa dạng từ quan điểm, chủ trương đến hành động. Đây quả thật là một cuộc chiến rất dân chủ. Trong một đất nước mà lề lối sinh hoạt, nguyên tắc dân chủ chưa hình thành rõ ràng, kiến thức dân chủ chưa đến thực sự với người dân thì đây là… một nguy cơ.
Việc này có thể tạo ra đất nước rối loạn, kiệt quệ và từ đó xu hướng ủng hộ độc quyền để đổi lấy ổn định như bên nước Nga là một ví dụ. Qua kinh nghiệm trên thế giới có rất nhiều lực lượng đấu tranh muốn một chính quyền dân chủ trong một nền kinh tế nhà nước bao cấp để lấy lòng dân, lấy sự miễn phí, giá rẻ làm phước lành cho dân nghèo.
Phong trào cách mạng cần làm rõ nguyên tắc: kinh tế cũng là chính trị. Kinh tế bao cấp nhà nước chính là cái nôi của suy đồi kinh tế, chính trị phi dân chủ. Hãy tuyên truyền những giá trị căn bản của một nền dân chủ, những nguyên lý để đưa một nền toàn trị sang nền dân chủ và những nhân tố giúp chống lại việc trở lại sự độc tài.,
-Người Việt trong nước: Nhiều phong trào dân chủ được phát động và lãnh đạo bởi tôn giáo và gắn liền dân chủ như là một giá trị của tôn giáo, điều này thực sự có thể gây trở ngại cho con đường tiến đến dân chủ ở Việt Nam khi mà các tôn giáo vẫn còn khoảng cách ngăn chia lớn trước vấn đề quốc gia.
Cần phải tách bạch vấn đề dân chủ và tôn giáo.
Dân chủ là giá trị phổ quát của nhân loại chứ không phải sản phẩm của tôn giáo.
Người Việt nước ngoài: Việt Nam có lịch sử của một cuộc chiến tranh dai dẳng ý thức hệ lâu dài, và có lịch sử di dân to lớn. Đó thật sự là vết thương luôn rỉ máu của dân tộc. Chính bộ phận “thua cuộc” và “di dân” lại là một bộ phận có kiến thức dân chủ cao vì vừa là nạn nhân của chuyên chính vô sản, vừa tiếp cận những giá trị dân chủ, tư do cao của các quốc gia trên thế giới.
Họ miệt mài đấu tranh cho tự do dân chủ nhưng bị nhà cầm quyền CSVN tuyên truyền là họ đấu tranh vì sự thù hận chiến tranh và phục quốc dựng lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước đây. Đây là một trở lực lớn khi mà người dân trong nước sau bao nhiêu năm sống trong môi trường thiếu thông tin đã bị nhiễm độc âm mưu tuyên truyền của Cộng Sản, xem những thành phần chiến đấu cho dân chủ tại Hải Ngoại là hoạt động chống phá nhà nước, rước ngoại bang để chịu hàng phục làm nô lệ! Tuy nhiên, ngoài lực cản như trình bày thì lực lượng trí thức của người Việt nước ngoài đông đảo mang nguồn tư tưởng dân chủ tiến bộ là một nguồn lực vô cùng quí giá sẵn sàng cổ vũ sự thay đổi, xây dựng lại đất nước sau ách toàn trị.
Lực lượng quốc tế: Trong môi trường toàn cầu hóa, không nước nào thoát khỏi mối ràng buộc chằng chịt, chung qui cũng vì quyền lợi. Lực lượng ủng họ sự vận động đến dân chủ là thế giới tự do, đứng đầu là nước Mỹ. Lực lượng muốn duy trì độc tài là nhóm các nước độc tài toàn trị như Trung Cộng và Nga. Do đó, cần vận động và tiếp cận sự ủng hộ của nhân dân các nước văn minh, các nước cổ võ cho giá trị dân chủ truyền thống.
5- Kết luận:
Lá thư gần đây của Tập hợp Quốc Dân Việt có nhận định như sau: “Quốc nội: Số ít chưa nhận ra đại họa Tàu Cộng. Trong số Dân đã nhận thức được đại họa của Quốc Dân, thì đa số Dân quá ù lì thụ động, kể cả hàng ngũ Chức Sắc các Tôn giáo, Nhân sĩ, Trí thức, chỉ thở dài thất vọng hoặc khóc, mà không biết nên làm gì. Và Hải ngoại: Chưa tập trung vào hai mục tiêu then chốt trong giai đoạn này là: Chống Formosa – Bảo vệ môi trường – Bảo vệ Sự Sống & Chống Tàu Cộng”.
Hoàn toàn đúng. Yêu cầu dân chủ hiện là một yêu cầu cấp bách của xã hội Việt Nam. Bệnh thiếu dân chủ đã kéo quá dài và ở mức độ trầm trọng đến mức báo động.
Từ việc phân tích, nhận định tình hình trên, ta thấy tất cả đều hưởng lợi từ chủ trương thay đổi của đất nước và thay thế Đảng cầm quyền CSVN.
“Đức Phật ngày xưa bỏ hết để đi vào rừng tìm đường cứu vớt nhân sinh, năm 1963, Hoà Thượng Thích Quảng Đức bỏ hết để đi vào lửa trao ra một thông điệp yêu thương, bình đẳng. Ngày nay tuổi trẻ Việt Nam cũng đang bỏ hết để hằng ngày gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh đại họa mất đất, mất biển, mất nước, mất tự do mà đân tộc ta đương gánh chịu.
 
Con đường thương yêu đồng bào, thương yêu đồng loại là con đường liên tục nhưng thể hiện bằng nhiều cách thế. Cái khó là nhìn thấy hướng đúng, hướng phù hợp với từng người! Cái khó vạn nan kế tiếp là hăng hái bước lên đi vào hành động…” (trích Nguyễn Văn Sâm).
Vì vậy, vấn đề là làm sao tạo ra thế trận xa luân chiến để lực lượng ngày càng to lớn và “đi vào tổ chức” để cùng tấn công, cùng lên tiếng đáp lời sông núi. Khi đó, tầng lớp chống đối sự thay đổi dân chủ hiện tại sẽ đầu hàng, thúc thủ.
Cuộc cách mạng sắp tới mới thực sự là một tập hợp giữa đại đa số người dân đang đứng bên bờ vực thẳm và những thành phần trong Đảng, trong một nhứt điểm lương tâm nào đó, chấp nhận đi cùng với Đại khối dân tộc để bỏ đảng và cứu Nước.
Tháng 5 năm 2017

Hồi ức về vị linh mục tân tòng của bệnh nhân cùi, sida

Hồi ức về vị linh mục tân tòng của bệnh nhân cùi, sida 

 

Thật không thể tin vào tai mình khi nghe cha Phao Lô Nguyễn Kim Sơn báo tin Chúa đã gọi Bác sỹ, Linh mục Augustino Nguyễn Viết Chung, tu sĩ Tu Hội Truyền giáo thánh Vinh Sơn, Nazarit (Vincent De Paul), một linh mục của người nghèo, bệnh nhân sida, và bệnh nhân phong cùi. Tin đến như sét đánh, làm cho tim này nhói đau, lòng hụt hẫng, sau vài phút mọi sự mới hoàn hồn và như cuộn film tua lại những ký ức về cuộc đời một vị thánh sống. Một Phật Tử đã và tin theo Chúa Giêsu, cống hiến cả sự nghiệp bác sỹ đầy danh vọng quyền quý, hy sinh cả cuộc đời sống với và cho các anh em dân tộc nghèo khó.

Khó có thể kể hết nhân đức anh hùng mà vị linh mục sida. Mọi người gọi cha với cái tên nghe lạ tai mà rất thân thương. Cũng chẳng có gì lạ với cái tên yêu này, bởi vì cả cuộc đời bác sỹ, cha chỉ phục vụ một đối tượng với nhiều loại người: cùi, sida, bệnh nhân nghèo.

Cuộc đời cha với nhiều giai thoại của người tôi tớ phục vụ quên thân mà làm cho nhiều người thương mến, nhiều người trách. Thương vì cách cha làm, trách vì sợ cha phục vụ người nghèo quên ăn, uống, và sờ cha lây bệnh chết sớm.

Khi còn là sinh viên y khoa, mỗi ngày anh sinh viên Nguyễn Viết Chung phải đạp xích lô rong ruổi trên các con phố của Sài thành kiếm tiền ăn học. Một buổi sáng đẹp trời, anh đạp xích lô ra khỏi nhà và may mắn có một vị khách trung niên bắt xích lô đi. Sau khi chở vị khách đến nơi, thì cả buổi sáng hôm đó không có một khách nào bắt xích lô nữa. Anh sinh viên y buồn bã mong ngóng vớt vát một khách nào rồi về lên học đường. Lán thêm mà cũng chẳng có ai. Chán nản, anh cầm tờ báo mà vị khách hồi sáng bỏ lại trên xich lô. Anh say mê một bài báo viết về Cha Jean Cassaigne, người Pháp sang Việt Nam truyền giáo, ngài được phong làm Giám mục giám quản địa phận Sài Gòn dến năm 60 tuổi ngài xin về hưu sống ở trại cùi và phục vụ bệnh nhân cùi tại Di Linh. Ngẫm nghĩ về một ông tây bỏ quê hương xứ sở, gia đình đi phục vụ người cùi tại Việt Nam và anh thầm mong ước: học xong bác sỹ sẽ lên Trại Cùi Di Linh phục vụ anh em cùi. Giữ lời hứa với lòng, anh cầm cả quyết định phân về làm bác sỹ tại bệnh viện Bình Dân, một bệnh viện lớn tại Sài Gòn. Ban Giám đốc Trại cùi Di Linh họp và quyết định từ chối, không nhận Bác sỹ trẻ này với ly do khá ngộ nghĩnh: Bác sỹ này giỏi và có việc làm ở bệnh viện có tiếng nên để bác sỹ ở Thành phố để phục vụ bà con.

 

Buồn bã lê bước trở về thành phố với tấm lòng đầy thất vọng, đau buồn làm cho bác sỹ ít nói. Ở đây, chăm sóc chữa trị bệnh nhân với tấm lòng từ mẫu. Cũng như bao vị bác sỹ khác, bác sỹ Chung cũng mở cửa một phòng khám tư tại Tân Bình, từ 1600-2100 mỗi ngày. Bệnh nhân sắp hàng rồng rắn làm bác sỹ khám đến 2 giờ sáng. Nhiều người thắc mắc cứ đúng 21 giờ đóng cửa, ai khám mai đến. Bác sỹ nhẹ nhàng nói thương người ta từ xa, mãi miền Tây đến để về thì tội, nên anh khám cho họ. Bác sỹ cho biết, anh mua 1 viên Panadol 300 đồng, anh cũng lấy của bệnh nhân 300 đồng. Nhiều nhiều bệnh nhân nghèo kéo đến với phòng khám của bác sỹ Chung làm cho các phòng khám quanh đấy vắng khách. Chính vì lẽ đó mà bác sỹ bị kiện, tố cáo vì ghen tỵ. Cũng vì lý do sức khoẻ, không đủ sở hội trả tiền thuê nhà và nhường bộ để các bác sỹ khác và bác sỹ đã đóng cửa phòng khám này. Nói thế khôg có nghĩa phòng khám của anh chỉ có bệnh nhân nghèo. Anh vẫn thương hay nhắc đến một doanh nhân giàu có nức tiêng Sài Gòn, Tăng Minh Phụng. Anh cho biết, trong mắt anh, Tăng Minh Phụng đẹp lắm. Những chuyện gì anh Phụng phạm anh không quan tâm. Nhưng khi đến khám bệnh thì anh vẫn thu tiền bằng với các bệnh nhân khác. Biết vậy nên mỗi lần truyền nước Minh Phụng hay mua 10 chai và 9 chai tặng người nghèo. Sau khi đóng cửa, anh chỉ thao thức với cái ước mơ ngày nào đi phục những bệnh nhân cùi làm cho anh không còn tâm trí làm trong bệnh viện lớn mà bao sinh viên y khoa khát khao. Anh kể, một em bệnh nhân người Hoa tại Chợ Lớn, tại thời điểm đó thuốc men thiếu, lại thêm kiến thức y khoa mình chưa đủ để cứu em đó. Chính vì lý do đó mà anh cứ dằn vặt lòng mình mãi. Và anh quyết tâm đóng góp cuộc đời cho những bệnh nhận ít người chăm sóc. Dù bận rộn với công việc của một trưởng khoa, ấy thế mà, cứ mỗi chiều tan ca, anh lại chạy thẳng về trại Phong Bến sắn Binh Dương (Sông Bé) để chăm sóc bệnh nhân phong cùi.

Anh cứ miệt mài chiều đi Bến Sắn, sáng về Bình Dân. Thấy anh không còn thời gian và chỉ sợ anh đổ bệnh mà khuyên anh bỏ Bến Sắn. Anh nhẹ nhàng nói anh có kế hoạch rồi. Bẵng đi thời gian anh khoác trên vai chiếc áo thâm chùng của Dòng thánh Vinh Sơn sống khó nghèo. Anh kể, cái ngày anh chăm sóc bệnh nhân phong tại Bến Sắn khi Dì Hai nằm hấp hối thì anh ghé thăm. Anh cứ cố gắng cấp cứu cho Sơ, dù biết không thể. Sơ nói với anh: Bác sỹ cứ đi còn nhiều người đang đợi. Khi anh vừa xách túi nghề y đứng lên thì Sơ nghẻo đầu chết ngay.

Cả ngày đó, cứ lảng vảng trong đầu anh câu “còn những người khác đang đợi” là ai? Và anh quyết định đi tu. Rất ngây thơ, anh khăng khăng anh đi tu trước khi theo đạo. Thật là con người đơn sơ, chất phát. Đúng là anh quyết định đi tu trước khi được các cha Dòng tên dạy giáo lý tân tòng. Anh gia nhập đệ tử làm tu sĩ Tu Hội Truyền giáo thánh Binh Sơn và làm linh mục.

Những ngày ở nhà Nguyễn Kiệm, thứ 2 nào, cha cũng tự đi xe máy 45km đến trại Sida Mai Hoà ở Củ Chi phục vụ những bệnh nhân giai đoạn chót. Thấy cha chăm sóc các bệnh nhân dễ lây nhiễm mà có thể lấy đi mạnh sống cha mà lòng ích kỷ đã ngăn cản cha. Cha chỉ chia sẻ, anh biết cách để tự bảo vệ. Nói hay lắm! Ai có dịp chứng kiến cha khám chữa bệnh cho tại Mai Hoà hoắc nhà thờ Phú Trung thì càng lo sợ cho Cha vì cha gần gũi với từng bệnh nhân lở loét làm cho không còn khoảng cách. Tức rất dễ lây! Nhưng cha chỉ nói, anh sống là để phục vụ trong danh Đức Kitô. Trong trại sida Mai Hoà có 8 cháu nhỏ đi học về giẫm kim tiêm lây sida. Cứ thấy cha là 8 em nhỏ, chạy ùa đến ôm trầm lấy cha. Cha cho biết, các em không có cha mẹ bên cạnh nên chạy đến với anh. Nhưng cha sẽ bị lây bệnh và chết sớm thì ai lo các các bệnh nhân khác, vì còn nhiều người đang chờ cha, mà. Thú thật với em, từ ngày anh chọn theo Đức Ktiô thì anh sống là chết với Đức Kitô. Lạ lắm! Cha có khuân mặt rất kham khổ và không có nụ cười, nhưng khi tiếp xúc với các bệnh nhân sida thì khuân mặt anh tươi sáng rạng ngời. Các cha hay đùa, ai cho cha Chung một bệnh nhân cùi thì cha Chung cho 500 ngàn. Không, không, anh không có tiền. Ai cho anh thì anh cám ơn thôi, cha Chung nhanh nhẩu phân trần. Một lần tại nhà thờ Phú Trung, cha bắt nữ bệnh nhân viết cam kết không được lây bệnh cho người khác vì chúng tôi tình nguyện đến đây chữa cho cô thì không sớm thì muộn chúng tôi cũng lây nhưng nhiều người khác còn gia đình và Cô nhận thuốc và đi về. Cha tâm sự, cô này cứ khoẻ là đi lây bệnh cho người khác. Cha nói, anh bắt viết để nhắc cô thôi, chứ cô khoẻ lên lại đi lây hết người này người kya để trả thù. Vài bữa lại quay về xin viết cam kết và cha lại chữa. Sự thánh thiện là vậy.

 

Cả cuộc đời cha chỉ nghĩ đến những bệnh nhân nghèo. Mà đối tượng sida và cùi là nguy cơ lây lan rất lớn làm cho bao người ngăn cản cha. Mọi người chỉ sợ cha lây bệnh và chết sớm rồi không còn ai chăm lo cho biết bao bệnh nhân nghèo đang rất cần cha. Chứ mấy loại sida, chết sớm cho rồi. Không em! Họ cũng là con người. Anh biết anh không chữa sida được nhưng anh muốn cho họ cái chết lành. Là sao? Anh chỉ chữa bệnh xã hội để giảm bớt đau khổ phần xác và an ủi họ để họ có thể nhắm mắt ra đi mà không uất hận đời. Và có rất nhiều em, anh đã rửa tội gia nhập đạo.

Anh kể về một cô gái người Việt bị bán sang nhà chứa Campuchia. Cô bị lây bệnh sida và ước nguyện được chôn cất tại Việt Nam. Cha cứ thường đến bên hài cốt cô thầm đọc kinh cầu nguyện cho cô bé vô tội được hưởng nước trời. Những ngày phục vụ tại trại Sida Mai Hoà, cha không cho tiếp xúc với bệnh nhân vì cha giải thich sẽ có ngày bị lây. Cha cũng thế? Nhưng cha chỉ mỉm cười. Nhớ mỗi lần đi Mai Hoà cha đều ghé quán bún bò rất ngon gần Củ Chi nhưng không bao giờ ăn mà nói sáng anh ăn ở nhà Dòng rồi. Thực ra cha chỉ ăn chén cơm nguội thôi.

Những ngày cha làm bề trên nhà Nguyễn Kiệm, cha luôn quan tâm lo lắng từng anh em nhưng không bao giờ bỏ rơi các bệnh nhân nghèo. Một ngày đến giờ ăn trưa, cha không ăn và mặt mày buồn buồn, đi qua đi lại suy nghĩ gì. Bỗng cha lấy xe đi và 45 phút quay về với khuân mặt vui tươi, rạng ngời. Cha cho biết, sáng có Việt Kiều cho 5,000USD. Anh suy nghĩ xem cho ai và anh đem cho một em bé đang cần mổ tim và 2 bệnh nhân nữa. Tưởng gì. Chỉ suy nghĩ bệnh nhân nào đang cần tiền mà mất ăn mất ngủ.

Khi cha làm bề trên nhà Thánh Tâm Đà Lạt, dâng lên xong cha gọi một em đệ tử lên gặp. Nghe cha gọi em lo lắng, suy nghĩ việc gì? Cha đưa em cái áo lạnh của Cha và nói: em lấy áo lạnh của anh mặc cho ấm và đưa áo của em cho anh. Vì áo của anh dày hơn áo em. Thế là ngày nào cha cũng mặc chiếc áo gió mỏng tanh.

Khi mục vục trên Tây Nguyên đường xá đi lại khó khăn và xa xôi, cha bề trên mua lại chiếc xe hơi với giá khoảng 60 triệu. Chắc xe tàn lắm rồi. Cha Chung chửi cho một trận. Giận dỗi thế nhưng khi đi mục vụ, đi lên toà Giám mục hợp cha vẫn vui vẻ leo lên xe hơi đó. Thánh là vậy! Chửi nhưng không giận. Ngày cuối năm cha bề trên giết mấy con gà ăn chia tay các thầy về quê. Cha cũng mắng: Các em sống trong Dòng khó nghèo, các em không được sống hơn người nghèo. Ôi mấy con gà là gì. Nhưng cha chỉ thể hiện cuộc sống vì người nghèo mà làm cho anh em buồn bực. Ấy thế mà chẳng ai ghét cha.

Lạ lắm, cha làm bề trên nhà nào thì luôn có thầy xin về không đi tu nữa. Đó là điều làm cha luôn đấm ngực dằn vặt bản thân. Cha không hiểu tại sao cứ nghĩ tại mình. Mọi người giải thích có lẽ sự thật thà, ngay thẳng của cha làm cho anh em can đảm nhìn nhận ra ơn gọi của họ.

Khi cha được chuyển về Kon Tum, cha bôn ba khắp nơi phục vụ người dân tộc nghèo. Cha cho họ bò nuôi đẻ ra con cha cho họ giữ con nuôi. Cha bắt bò mẹ cho nhà lhasc nuôi lấy bò con. Có gia đình nó bán luôn bò mẹ, làm cha buồn lắm. Cha kể có anh chị ở Sài Gòn làm thợ xây giúp cha cả 20 con bò để cho các gia dinh dân tộc. Khi anh mất, cha lặn lội về dâng lễ tiễn anh ấy. Qua đó chúng ta thấy cha không bao giờ quên ơn những vị ân nhân. Cha kể, ngày cha từ Sài Gòn lên giúp trại cùi ở tây nguyên thì bị chính quyền cản trở. Anh buồn bã lắm làm đơn từ giải trình và cuối cùng anh lên ngọn núi xung quanh bảo vệ rất kỹ. Cha hỏi quý ông bà, anh chị có biết Chúa không? Họ nói Chúa là ai? Chúng tôi chưa nghe bao giờ. Thế Giàng của ông bà anh chị là ai? Tất cả họ đồng thanh trả lời bác Hồ. Từ đó cha tìm cách đến với họ nhiều hơn để nói cho họ về Chúa.

Đúng là cuộc đời cha nhiều câu chuyện lý thú nhưng không ít những sầu não. Cha đi tu, Ông Cố Cha không vui nên thường hay đến nhà Dòng Nguyễn Kiệm chửi vì bao nhiêu bác sỹ bạn cha giờ nhà lầu xe hơi còn cha cứ chiếc xe đạp cũ hoặc chiếc xe máy 82. Có vài lần, cha đạp xe đi mua thuốc, mải mê mua thuốc quay ra xe biến mất. Lủi thủi đi bộ về. Rất nhiều lần cha đi xe máy hết xăng và cầm chứng minh vì trong túi không còn xu nào. Có một anh ba gác lỡ bán xe giờ không còn gì làm nuôi vợ con đến xin cha 300 ngàn mua xe ba gác. Anh ta còn dắt đến nơi mua. Cha cẩn thận nhờ một thầy đi mua và trả tiền chứ không đưa tiền mặt. Ngày mai hắn bán luôn xe. Gặp hắn ngoài đường cha chửi quân lừa đảo. Thế mà vẫn tìm công ăn việc làm cho hắn để nuôi vợ con.

Cha luôn yêu thương chăm lo cho người nghèo, bệnh nhân. Vất vả đem họ đi chữa trị tại các bệnh viện Sài Gòn dù trong cha cũng đang bệnh cần nghỉ ngơi. Nhưng cha làm việc đên khi không còn sức thì mới đành chịu. Những ngày bệnh tật, cha âm thầm đi chữa không muốn phiền ai. Anh em trong Tu Hội Truyền giáo thánh Vinh Sơn ai cũng thương mến cha, luôn tạo điều kiện để cha tự do làm việc tông đồ bác ái theo ơn đoàn sủng của cha. Chắc chắn cũng có những khó chịu với cha vì cha hay nhường phần mình cho người khác. Cũng như người ta thấy cha mặc áo may ô vị rách thì mua cho cha mấy áo thun đẹp. Nhưng ngày mai cha cho các thầy hết. Cha cứ nói anh mặc thế này là đẹp lắm rồi. Các thầy cần mặc đẹp để đi học.

Đúng là con người cha luôn sống như lời cha nói: mình sống hơn người nghèo, mimhf xấu hổ lắm. Nay chắc chắn cha được dự phần thưởng nước trời dành cho những người Chúa chọn, người mà Chúa đã nói trong hiến chương nước trời: Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó vì nước trời là của họ. Chỉ cần có tinh thần thôi thì nước trời đã là của họ. Như vậy với cha sống nghèo hèn thì chắc chắn phần thưởng nước trời là của cha.

Xin cha cầu cho chúng con là những người khi sống cha luôn yêu thương, quan tâm để chúng con can đảm sống chứng nhân cho Chúa nơi anh em ngoại đạo.

Thiên Ân

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

PHÉP LẠ TRÀNG CHUỖI MÂN CÔI .


PHÉP LẠ TRÀNG CHUỖI MÂN CÔI .

(Hãy lần hạt Mân Côi mỗi ngày, Bạn và tôi sẽ bình an và hạnh phúc)

Tình ưu ái đặc biệt Đức Mẹ MARIA dành cho Tràng Chuỗi Mân Côi được tất cả mọi tín hữu Công Giáo ghi nhận trải qua không biết bao nhiêu biến cố diệu kỳ xảy ra suốt dòng thời gian.

Xin giới thiệu một trong những biến cố này.
Biến cố diễn ra trong tháng 5 năm 1961. Ông Bellis là một tín hữu Công Giáo vô cùng đạo đức và là nhân viên sở hỏa xa làm việc nơi một trong những ga xe xửa nổi tiếng nhất nước Ý.
Ngày 15-5-1961 như thường lệ, ông lái xe lửa từ thủ đô Roma trực chỉ Milano ở miền Bắc nước Ý. Bỗng chốc – do sự lầm lẫn vô ý – ông trông thấy từ đàng xa một chiếc xe lửa khác đang ngược chiều chạy thẳng về hướng của mình. Chỉ còn vỏn vẹn vài phút nữa thôi và tất cả sẽ là tai nạn thảm khốc nhất xảy ra.
Ông bắt đầu hãm tốc độ với trọn sức lực, nhưng hai chiếc xe lửa cứ lao đầu vào nhau mỗi lúc một gần hơn. Thế là ông Bellis – với tâm tình của một tín hữu Công Giáo nhiệt thành nhất – liền cho tay vào túi rút ra Tràng Chuỗi Mân Côi và siết chặt trên ngực van xin khẩn nài Đức Trinh Nữ Rất Thánh Mân Côi ra tay cứu giúp, rồi ông nhắm chặt đôi mắt lại. Nhưng khi ông mở mắt ra thì tất cả xong xuôi hết rồi. Hai chiếc xe lửa ngừng lại đối đầu nhau trong một khoảng cách chỉ vỏn vẹn gần một thước.
Tất cả mọi hành khách trên cả hai chiếc xe lửa vội vàng nhào xuống reo hò mừng rỡ trước một sự kiện quá lạ lùng. Họ đồng thanh kêu lên:
– Đúng là Phép Lạ!
Trong khi đó ông Bellis, với quả tim đập liên hồi và khuôn mặt trắng nhợt vì cảm động, tìm kiếm Tràng Chuỗi Mân Côi vì không còn trông thấy nó nữa. Không hiểu nó rơi mất nơi đâu. Ông vô cùng ngạc nhiên bởi lẽ trước đó ông còn nắm chặt Tràng Chuỗi Mân Côi trong tay đặt trên ngực rõ ràng mà! Vậy thì nó biến mất nơi đâu???
Đang đưa mắt đảo quanh tìm kiếm Tràng Chuỗi Mân Côi thì một bé trai lôi kéo sự chú ý của ông cũng như của tất cả các hành khách khác. Mọi người vẫn còn trầm trồ chiêm ngưỡng khoảng cách thật gần của hai chiếc xe lửa thì nghe cậu bé reo lên:
– Hãy đến mà xem! Hãy đến mà xem! Hãy nhìn kỹ có vật gì đó nằm giữa hai đầu chiếc xe lửa kìa!
Cậu bé la to như thế. Mọi người nhốn nháo đặt câu hỏi:
– Vật gì thế?
Thì ra trên đường rầy nằm giữa đầu hai chiếc xe lửa là Tràng Chuỗi Mân Côi của ông Bellis. Mọi người ngỡ ngàng kinh ngạc hỏi nhau:
– Làm thế nào mà Tràng Chuỗi Mân Côi lại rơi ngay chính giữa hai chiếc xe lửa như thế này???
Trước một phép lạ tỏ tường như thế tất cả mọi người đều hiểu rõ đây là cử chỉ ưu ái cách riêng Đức Trinh Nữ Rất Thánh Mân Côi dành để cứu sống người con dấu yêu và cùng với ông, cứu sống tất cả các hành khách của cả hai chiếc xe lửa.

Câu chuyện thứ hai mang nét đẹp dịu hiền khác. Trong niên sử của Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng GIÊSU (1873-1897) người ta đọc thấy câu chuyện sau đây.
Vào năm 1911 một mục sư tin lành người Tô-cách-lan sau khi đọc cuốn ”Truyện Một Tâm Hồn” của Thánh nữ Têrêxa liền đem lòng mộ mến vị Thánh trẻ tuổi và thường kêu xin Thánh nữ trợ giúp. Tuy nhiên, một hôm Thánh nữ Têrêxa hiện ra và nói:
– Sao Mục sư cứ xin tôi cầu nguyện cho Mục sư mà lại không muốn biết đến và khẩn cầu cùng Đức Mẹ MARIA???
Vị mục sư Tin Lành thông minh hiểu ngay rằng thật là chuyện vô lý khi khẩn cầu cùng vị thánh trẻ Têrêxa Hài Đồng GIÊSU mà lại lơ-là lòng sùng kính Đức MARIA, Mẹ THIÊN CHÚA.
Kể từ ngày ấy, vị Mục sư luôn luôn thân thưa cùng Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA và cảm nghiệm trong tâm hồn tràn ngập một Tình Yêu dịu hiền khôn tả xiết. Tình Yêu mỗi ngày một lớn mãi cho đến một ngày vị Mục sư quyết định gia nhập Giáo Hội Công Giáo thánh thiện duy nhất tông truyền và trở thành vị đại tông đồ rao giảng lòng sùng kính Đức Mẹ MARIA, Hiền Mẫu Thiên quốc.

(”La Mia Messa”, volume II, 1 Aprile – 30 Giugno 2014, Anno VIII/A, Casa Mariana Editrice, trang 337-338/298)

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

UNG THƯ

UNG THƯ

Tuần qua, mấy người bạn cũ thuở trung học gọi điện báo tin một anh đang bệnh nặng tại Bệnh Viện Ung Bướu, gia đình cần gặp tôi để lo cho anh những giờ phút cuối vì anh là người Công Giáo, tôi vội vã lên xe một người bạn đón để đến ngay bệnh viện. Mấy tháng trước, nhân dịp một anh bạn khác từ Mỹ về, bọn chúng tôi có gặp nhau, trông anh còn khỏe mạnh, anh còn bảo với mọi người là chắc đã vượt qua căn bệnh ung thư bao tử, ai ngờ bây giờ bệnh tái phát và nặng hơn.

Chúng tôi gặp nhau ở hành lang bệnh viện, anh bạn của tôi nằm thoi thóp thở trông rất thảm hại, tôi giúp anh lần sau hết về đời sống thiêng liêng, giải tội và xức dầu cho anh. Bên trong phòng bệnh nhân nằm ngồi lố nhố, ngoài hành lang chen chân đi khó khăn. Gia đình anh theo lời khuyên bác sĩ đưa bệnh nhân về nhà để ra đi trong bầu khí gia đình, người vợ nhăn nhó loay hoay không ra được quyết định, hỏi kỹ mới biết không có tiển để thuê xe cứu thương đưa về. Anh bạn có xe đưa đón tôi khá giàu có nhưng lại quên mang theo ví, may sao trong túi tôi có vừa đủ số tiền thuê xe đưa về Hóc Môn. Hôm sau thì nghe tin anh qua đời !

Trong cộng đoàn tôi sinh hoạt trước đây có một Giáo Dân, nhiều lần ông tỏ ra bất bình với các anh em Linh Mục tham gia lên tiếng cho tự do, dân chủ, công bằng trong xã hội. Ông bảo: “Đi tu không lo tu, bày đặt làm chính trị”, theo ông, đã là Linh Mục, Tu Sĩ thì chỉ lo “chuyện bên trong Nhà Thờ”, chuyện ở ngoài Nhà Thờ không phải của Linh Mục. Thế rồi cách đây vài tháng ông phát hiện bị ung thư đại tràng. Một lần với gương mặt thất thần, ông đã tìm đến Tu Viện xin các cha cầu nguyện. Tuần rồi thì gặp ông nước da xanh bệch, ông cho biết đã xạ trị lần hai, cách nói và giọng nói không còn chắc nịch khẳng định như xưa. Lên tiếng hay im lặng không lên tiếng thì ung thư cũng không tha!

Gần đây, bà Bộ trưởng Bộ Y Tế đã có phát ngôn gây nhiều phản ứng trong giới y học cũng như truyền thông, bà cho rằng ung thư không phải do thực phẩm bẩn ! Đài Truyền Hình VTC 14 HD đã có một video nói về lời phát ngôn của bà, trong đó ghi lại chia sẻ của một số nạn nhân ung thư và các phát biểu của ba nhà khoa học có học hàm, học vị, và cũng có chức vụ trong tổ chức nhà nước: PGS.TS. Nguyễn Đại Bình, Phó Giám đốc Bệnh Viện Cơ Sở K, GS.TS. Phạm Dương Hiển, Nguyên Giám đốc. Bệnh Viện K, GS.TS. Nguyễn Bá Đức Nguyên Giám đốc. Bệnh Viện K Trung Ương. Các vị này trình bày về bệnh lý và cùng kết luận thực phẩm bẩn giữ một vai trò chủ chốt trong việc gây ung thư !

http://haynhucnhoi.vn/video/bo-truong-bo-y-te-ung-thu-khong-phai-do-thuc-pham-ban-146227.hnn

Theo video kể trên, số người chết vì ung thư tại Việt Nam trong năm 2016 trung bình mỗi ngày trên 300 người, có tài liệu cho con số chính xác là 320 người, con số này vượt tất cả các con số tai nạn hay chiến tranh gây ra hiện nay, ngay cả trên các quốc gia đang có chiến tranh. Nếu kể cả số người chết do tai nạn giao thông thì mỗi ngày Việt Nam có trên 360 người ra đi oan uổng bất hợp lý. Có điều lạ là số người chết nhiều như vậy, chết ngay trước mắt như vậy mỗi ngày, thế nhưng cả thế giới quanh ta vẫn cứ bình thản, chẳng lưu tâm đến, kể cả Tòa Thánh Vatican, khác hẳn với khi nghe tin một tai nạn nào đó, hay một cuộc khủng bố nào đó, số người chết chỉ khoảng vài chục, cùng lắm trên 100, mọi báo đài, mọi lãnh đạo các quốc gia, kể cả Đức Giáo Tông đều lên tiếng. Có phải mạng người Việt Nam chẳng đáng kể là gì không ? Suy nghĩ này khiến không khỏi xót đau !

Để thực phẩm bẩn và nhiễm độc lan tràn không kiểm soát, trách nhiệm chính thuộc về nhà cầm quyền, họ đã không hoàn thành nhiệm vụ lo cho nước cho dân được ấm no, mạnh khỏe… Thế nhưng, bên cạnh đó, trách nhiệm của các mục tử cũng đâu kém nặng nề, tránh nhiệm giáo huấn và chỉnh đốn phong hóa mà Giáo Hội đã trao cho ngày lãnh sứ vụ Linh Mục chúng ta để đâu ? Tất cả và mỗi người chúng ta đều phải trả lời trước tòa Chúa trong ngày sau hết về trách nhiệm kinh khủng này.

Lm. VĨNH SANG, DCCT, theo Ephata 743

 Lời Tri Ân của Ban Biên Tập CGVN

Kính thưa Quý Cha, Quý Vị,

Nhân dịp tác giả Lm Vĩnh Sang, DCCT có bài chia sẻ về ung thư, chúng con xin chân thành cám ơn tất cả các Ân Nhân xa gần đã giúp đỡ chúng con để có thể duy trì việc phân phát Cơm Yêu Thương trong suốt thời gian qua. Như chúng con đã thưa, một vài phần cơm cho bệnh nhân ung thư thực ra chẳng giải quyết được gì nếu xét trên hoàn cảnh thực tế quá đau khổ của kiếp người, song tự nó có sức nâng đỡ đức tin của anh chị em chúng con rất mạnh mẽ.

Khi biết rõ mình đã bị ung thư, thì ai ai cũng choáng váng và chẳng còn biết bám víu vào đâu, thậm chí có theo đuổi điều trị thì cũng chỉ là một chút hy vọng thật mong manh; Trái lại dù là đã mất hết hy vọng nhưng lại được biết chắc vẫn còn có nhiều người quan tâm yêu thương mình thì đó là một niềm an ủi khích lệ rất lớn.

Mẹ Têrêsa Calcuta đã rất sâu sắc khi cho rằng: “Mọi người đều rất dễ dàng nói về người nghèo, song chẳng mấy ai muốn nói với người nghèo”. “Nói với” có nghĩa là thực sự chia sẻ nỗi thống khổ của nhau chứ không còn phải chỉ là đứng xa xa mà nhìn. Bệnh nhân ung thư được xem như là một người nghèo đáng thương nhất trong số những người nghèo, vì cài nghèo nào cũng còn hy vọng có dịp sẽ vượt qua được, song cái “nghèo sự sống” của ung thư là điều đáng sợ và thật rất dễ thất vọng biết chừng nào. Sự giúp đỡ của Quý Ân Nhân cho dù rất nhỏ bé, nhưng ý nghĩa của nó lại vô cùng quý báu, vì Quý Vị đang cho anh chị em chúng con món quà quý báu nhất chính là niềm tin yêu và hy vọng, bất chấp mọi nghịch cảnh.

Có lần chúng con đã hỏi ý kiến một vị bác sĩ chuyên khoa Ung Thư, đã có thâm niên làm việc hàng vài chục năm tại một Trung Tâm Ung Bướu lớn ngay tại Saigon:

– Đã mấy chục năm “Chung tay đẩy lùi ung thư”, bác sĩ sợ điều gì nhất?

Ông thở dài rồi tựa lưng chắc chắn vào thành ghế như để có thêm sức mạnh mà can đảm nói lên một điều gì rất quan trọng, ông chậm rãi trả lời:

– Tôi sợ nhất là nước uống, ông không quên chỉ tay vào một chai nước để ngay trên bàn trước mặt và giải thích rất cụ thể: Chúng ta có thể nhịn ăn một vài bữa, không ăn món này thì ăn món khác…, song không thể nhịn uống, và trong hoàn cảnh thực tế hiện nay, ngay cả nước đóng chai cũng không còn đủ tin tưởng nữa rồi, mọi sự đều có thể làm giả, vì thế đi đâu tôi cũng phải mang theo nước uống…, ông không ngần ngại nói thêm: Bác có biết nguồn nước mà dân thành phố này đang uống hằng ngày là lấy từ đâu không? Và mỗi ngày có bao nhiêu tấn hoá chất các loại như xà bông nước rửa chén… của dân chúng được thải ra… sông rạch chằng chịt mà chưa hề qua xử lý gì cả?

Chúng con rất bất ngờ với câu trả lời trên đây và thầm cám ơn một số Giáo Xứ, Dòng Tu, Chùa Chiền, Tịnh Xá… tại VN đã sẵn lòng bỏ tiền ra thiết kế những giếng nước, những giếng khoan hoặc hệ thống lọc nước cho Dân sử dụng miễn phí, đang âm thầm hoạt động rải rác trên khắp đất nước. Nhưng hình như những địa điểm cung cấp nước sạch như thế còn quá ít so với nhu cầu của đồng bào. Ước gì ít dòng suy nghĩ này sẽ được nhiều người cùng quan tâm.

Phần chúng con, sẽ còn tiếp tục thực hiện việc phân phát Cơm Yêu Thương và Quà Tặng Tin Mừng

Cơm Yêu Thương nhân lên Tình Bác Ái

Tiếp sức người đang trong cảnh khổ đau

Xin Ơn Trên ban xuống Phép Nhiệm Mầu

An ủi những mảnh đời chưa may mắn.

Mọi sự giúp đỡ dành cho Cơm Yêu Thương và Quà Tặng Tin Mừng xin vui lòng liên hệ với những địa chỉ dưới đây, và tất cả đều có thể yêu cầu lấy biên nhận khai thuế.

  1. Xin gởi trực tiếp cho: Lm. Phanxicô Xaviê Hoàng Đình Mai

80/1 Bùi Văn Danh, TP. Long Xuyên, Tỉnh An Giang

(địa chỉ TGM Long Xuyên).

Email: [email protected]   Phone: 0983 879 510

  1. Gởi qua Ngân Hàng ACB:Chủ Tài Khoản: Hoàng Đình Mai.

Số Tài Khoản: 182 232 169 (Chi Nhánh Phan Đăng Lưu)

Asia Commercial Bank (ACB) – SWIFT CODE: ASCBVNVX

442 NGUYEN THI MINH KHAI, Q3, HCMC, VIETNAM

  1. Gởi Dì Tám tức Sr Marillac(nhờ chuyển cho cha Mai)

Phòng Tiếp Đón Thân Chủ, Tu Hội Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn

42 Tú Xương, Q3, Saigon. Phone: (08) 3932 5134

  1. Gởi Cô Sandy Vũ(nhờ chuyển cho cha Mai)

4094 Mira Loma way,

San Jose CA 95111 – USA

Email: [email protected]    Phone: 408-420-0040

  1. Gởi Luật Sư NGUYỄN CÔNG BÌNH(nhờ chuyển cho cha Mai)

SanJose – Email: [email protected]   Phone: 408-833-8297

  Điện Thoại của Ban Biên Tập: 0938 108 306

Email: [email protected]

           [email protected]

Lời Ca Tri Ân

Có Tình Yêu: nối nhịp cầu Nhân Ái 

Cơm Yêu Thương với Quà Tặng Tin Mừng 

Cảm tạ Lòng Từ Thiện Quý Ân Nhân 

Từ khắp chốn xa gần muôn vạn nẻo 

Mong liên kết trong tâm tình thấu hiểu 

Kính chúc mọi người mạnh khoẻ bình an

Xin chung tay vun đắp Tấm Lòng Vàng

Hồng Ân Chúa mãi dành cho dư dật.

Chúng con xin chân thành cám ơn.

BBT CGVN

“Trông thấy ta, cả cõi đời kinh hãi”

Suy Tư Tin Mừng Chúa nhật thứ 6 Phục Sinh 21/5/2017

 Tin Mừng (Ga 14: 15-21)

Hôm ấy, Đức Giêsu nói với các môn-đệ rằng: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em.18 Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em. Chẳng bao lâu nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần anh em, anh em sẽ được thấy Thầy, vì Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống. Ngày đó, anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em.21Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.”

“Trông thấy ta, cả cõi đời kinh hãi”

“Dòng sông con, nép cạnh núi biên thuỳ”

(dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Mai Tá lược dịch.

Trông thấy ai, mà kinh hãi cả cõi đời? Đời cô đơn, thi sĩ nép cạnh núi biên thùy, tựa giòng sông. Vốn hy vọng, nhà Đạo chẳng kinh hãi với âu lo. Bởi, Thầy Chí Thánh đã uỷ lạo, tạo niềm tin, nơi mọi người.

Niềm tin, thánh Gioan diễn tả ở trình thuật hôm nay, là tình tự thân yêu Chúa dặn dò, trước ngày Ngài về với Cha. Tình tự Ngài để lại, là chúc thư cuối về sự sống còn của dân con đạo Chúa. Chúc thư tuy hơi lạ, nhưng là lời khuyên dân con tuân giữ mọi qui định Ngài từng phán quyết. Phán và quyết, một giới lệnh rất mới, nếu áp dụng triệt để, người người sẽ sống rất hạnh phúc. Chúc thư Thầy để lại, còn là lời nhắn nhủ giản đơn Thầy cương quyết: “Hãy yêu thương nhau”. 

Hãy yêu thương nhau, là câu nói người người đều nghe biết. Nhưng thường thì, không phải tất cả mọi người đều hiểu rõ ý nghĩa Lời Ngài muốn căn dặn. Bởi, ý nghĩa ấy không chỉ bao gồm mỗi một việc, là: hãy đối xử tử tế với mọi người. Nhưng còn hơn thế nữa. Hơn, là bởi: có như thế người người mới thủ đắc nhiều điều lợi của xã hội. 

Hãy yêu thương nhau, không chỉ thực hiện với nhóm/phái của mình, thôi. Bởi nhóm/phái, đoàn thể thường vẫn chỉ khép kín trong vòng khoanh bé nhỏ, của chính mình tuyệt nhiên không để lọt ra ngoài, nên người ngoài cuộc luôn bị coi là người xa lạ. Muốn gia nhập nhóm/phái, tuyệt đối phải đăng ký/ghi danh, mới được vào. Vào được rồi, kể như mình đã nắm chắc là người đồng đội sẽ yêu thương giùm giúp rất tích cực. Kẻ ở ngoài, vẫn bị coi là người ngoại cuộc chuyên gây phiền toái.

Khi Chúa bảo: Hãy yêu thương nhau, là Ngài có ý khuyên: “hãy yêu thương hết mọi ngườiKhông chỉ mỗi người cùng phe, cùng nhóm với mình, thôi. Mà, cả người những ở ngoài, như: đám Pharisêu, Ký sự, đám người La Mã, lẫn cả thượng tế, đám đông quần chúng, bất cứ ai. Yêu hết mọi người, là yêu toàn thể chúng sinh, nhân loại. Bởi thế nên, khi Ngài sai phái các thánh ra đi là để các thánh đi đến với mọi người, bằng sứ vụ mới. Sứ vụ, biến mọi người không còn là người dưng khách lạ, hoặc ngoại cuộc nữa.

Điều đó còn có nghĩa: Hội thánh, cho đến nay, vẫn chưa thực hiện đúng mức sứ vụ Chúa ban hành. Đôi khi chính mình còn đi ngược lời dạy cùng bảo ban của Chúa, nữa. Đi ngược, là bởi quá gắn chặt với tinh thần phe/nhóm của giáo hội riêng mình. Ví dụ cụ thể thấy rõ nơi Giáo Hội Công giáo Úc lâu nay vẫn thủ thế, suốt ba bốn thập niên qua.

Vì thủ thế, nên Giáo hội ở đây chưa thực hiện đủ lời Chúa dạy bảo khi phải đối xử tử tế với những người mới tới từ các nơi. Chí ít, là những người ngoài Đạo. Vì thế nên, lời Chúa hôm nay đích thị gửi đến Hội thánh Công giáo nơi đây phải ra đi thực hiện lời khuyên “yêu thương hết mọi người” cả những người dưng khác Đạo, vừa mới tới.

Lễ Chúa Thăng Thiên ở Úc, thường được tổ chức rất trùng hợp với ngày “Nhớ Ơn Mẹ”. Tức, một ngày có lời khuyên, rất tương tự. Lời khuyên rất lành và rất thánh: “Hãy yêu thương” Mẹ thánh Giáo hội và cung kính Đức Maria, Mẹ Hiền của Thiên Chúa. Mẹ rất Hiền, vì Mẹ là mẹ đích thực, vẫn nối kết/duy trì mọi thành viên trong gia đình. Thôi thúc mọi người hãy đến với nhau trong yêu thương. Mẹ, là trung tâm của gia đình. Là, người luôn đem đến với gia đình, bầu khí yêu thương, liên kết. Yêu thương, để mọi người sẽ đến với nhau mà giùm giúp, đỡ đần, trong mọi lúc.

Mẹ là Mẹ Thánh rất hiền, vì là Từ Mẫu của Chúa, Mẹ còn làm nhiều điều hơn thế. Mẹ hiền ở nhà cũng làm thế. Bà đem tình người mẹ trong gia đình đến với người ngoài cuộc, tức: những người cần tình thương hơn ai hết. Thấy ai cần tình thương, mẹ hiền ở nhà chẳng bao giờ bỏ qua, hoặc nề hà điều chi. Mẹ hiền ở đời, vẫn từ tâm với mọi người. Không chỉ người trong nhà mình, mà thôi.

Trái lại, mẹ hiền vẫn từ tốn, nhẫn nại và bươn chải không chỉ lo cho gia đình mình thôi, mà mẹ còn đến với người chòm xóm kẻ khốn khó, ốm đau ở đâu đó, tức những người cần tình thương. Nhiều khi, chỉ một ngụm trà ấm nóng. Có lúc, chỉ một đường chổi nhẹ để dọn dẹp tiếp đón người dưng khách lạ, cần đón tiếp.

Rất thường tình, mẹ cũng đóng góp vài đồng giúp đỡ kẻ túng bấn, những người nghèo khổ. Có khi, chỉ cần để mắt ngó chừng đàn trẻ xa quê, vắng bóng mẹ mình. Có thể nói, mẹ hiền ở nhà là người thực thi lời Chúa, rất yêu thương. Bởi, mẹ là người không chỉ biết thương yêu mỗi con mình thôi, mà cả người dưng khách lạ nữa.

Trên thực tế, phụ nữ là những người luôn quên mình đi, để có thể yêu thương giúp đỡ hết mọi người, bất kể ai.Các bà, là những người thường xuyên có mặt ở nhà thờ, vào mọi lễ. Các bà còn yêu thương hội thánh đến độ không ngại phê bình tính bè phái, rẽ chia của hội thánh mình, ở địa phương. Các bà vẫn muốn Hội thánh ra đi mà tỏ bày tình thương yêu với những ai cần đến Chúa, đến tình thương của Ngài. Các bà vẫn chứng tỏ cho hội thánh mình biết cách tuân phục lời Chúa dạy, hôm nay. Chứng tỏ, bằng gương thương yêu giúp đỡ. Tỏ bày, bằng cung cách nhẹ nhàng/thuỳ mị nhưng đạt hiệu quả hơn nam giới.

Trong lễ hôn phối, có lời cầu Chúa chúc phúc cho đôi tân hôn bằng những lời lẽ thiết thực dành cho các bà mẹ tương lại, rất ý nghĩa:

 “Lạy Cha là Thiên Chúa, Đấng gìn giữ anh/chị trong tình thương yêu tỏ bày cùng nhau để bình an của Đức Kitô sẽ ở mãi với anh/chị hiện diện ngay tại nơi ăn chốn ở của anh/chị. Xin cho con cái của anh/chị chúc phúc anh chị. Cho bạn bè ủi an anh/chị và mọi người sống yên vui hiền hoà với anh/chị. Xin Chúa cho cho anh chị luôn trở thành chứng nhân cho tình yêu của Ngài đến với thế gian, để những người buồn phiền nhận ra được anh/chị là những người bạn rất ngoan hiền, đại độ. Và tất cả sẽ đón chào anh/chị vào với niềm vui của Nước Trời.”

Tham dự Tiệc Lòng Mến hôm nay, cầu mong sao giới lệnh của Chúa sẽ là niềm chúc phúc gửi đến mọi người trong nhà, và hội thánh. Cầu và mong, cho toàn thể dân con Hội thánh biết noi gương các Bà Mẹ được vinh danh trong ngày “Nhớ Ơn Mẹ” năm nay, sẽ thực hiện chúc thư yêu thương với mỗi người và mọi người trong/ngoài Hội thánh.

Trong tâm tình ấy, tưởng cũng nên ngâm tiếp lời thơ vương vấn một nhắc nhở:

“Ôi ngơ ngác, một lũ người vong bản,

Mất tinh thần, từ những thuở xa xôi!

Ta về đây, lạ hết các ngươi rồi,

Lạ tình cảm, lạ đời chung cách sống.”

(Đinh Hùng – Bài Ca Man Rợ)

Gọi đó là “Bài Ca Man Rợ”, phải chăng nhà thơ muốn ám chỉ cung cách của người từng nghe biết lời khuyên yêu thương, nhưng vẫn dửng dưng như kẻ mất gốc, rất vong bản? Mất, cả bản gốc yêu thương của người con. Mất, cả tình mặn nồng, chung sống nơi nhà của Chúa của chính mình.

 Lm Kevin O’Shea CSsR biên-soạn –

Mai Tá lược dịch.

Tôi hay nhớ về quê nhà vào buổi chiều.

httpv://www.youtube.com/watch?v=zyVMjRpJdgs

Video : Khóc Một Dòng Sông – Ngọc Lan

Chuyện Phiếm Đọc Trong Tuần thứ 6 Phục Sinh năm A 21/5/2017

“Tôi hay nhớ về quê nhà vào buổi chiều.” 
“Nhất là những buổi chiều mưa rơi.
Cũng may Cali trời mưa ít không như Sài Gòn
Nếu không tôi đã khóc một giòng sông.”

(Đức Huy – Khóc Một Giòng Sông)

(Luca 24: 25-26)

Khóc gì không khóc, sao anh lại cứ “khóc một giòng sông”? Nhất thứ, là khi anh lại khóc khi hát câu ca “Tôi hay nhớ về quê nhà vào buổi chiều”. Thế đấy là văn-chương thi-tứ, rất âm-nhạc. Còn đây là văn-hoá riêng tây của Đạo cũng có nhớ, có gào, nhưng không khóc. Khóc sao được, khi tôi và bạn những nhớ nhiều về một buổi chiều Đức Chúa của mình đã “trỗi dậy từ cõi chết”, mà người người có thói quen gọi là “Sống lại”.

Còn nhớ, có đấng bậc nọ khi giảng về sự “trỗi dậy” của Lazarô bạn-hiền của Đức Chúa, có bảo rằng: “Lazarô dù đã “sống lại” vào ngày hôm ấy, nhưng anh cũng chỉ sống thêm được ít năm, sau đó cũng chết tốt!”  

Thế thì, “sống lại” hay “trỗi dậy” cụm-từ nào đúng, tự vựng nào lại không đúng, nhưng vẫn cứ dùng. Một lần nữa, khi đặt bút hoặc gõ máy những giòng chữ như trên, bần đạo bầy tôi đây chả dám tranh-luận văn-chương hay nghệ-thuật sử-dụng từ-vựng đúng hay sai, nhưng chỉ muốn nói/muốn bàn về âm-hưởng một buổi chiều vàng có nhiều nỗi nhớ, cũng rất thương.

Nỗi nhớ của bần đạo, hôm nay, không phải về những buổi chiều mưa nhiều/ít ở Sài gòn hay Cali, rồi lại khóc. Nhưng, nhớ nhung/nhung nhớ hôm nay lại nhớ rất nhiều về “một buổi chiều” Đức Chúa của mình từng “Phục sinh” hay “trỗi dậy” một lần là mãi mãi. Nhớ nhung/nhung nhớ của bần đạo, nhân một buổi chiều nghe người nghệ sĩ hát cho mình nghe ca khúc có nỗi xót xa, ở bên dưới:         

“Không chi xót xa cho bằng thân phận người
Xa nhà sống một mình đơn côi.
Cũng may thời gian qua vun vút không như Sài Gòn
Nếu không tôi đã khóc một giòng sông.
Khóc một giòng sông, tôi đã khóc một giòng sông.
Một giòng sông dài, nhớ cha, nhớ mẹ.
Nhớ anh, nhớ chị.
Khóc một giòng sông, tôi đã khóc một giòng sông.
Một giòng sông dài, những chiều mưa tôi khóc.
Khóc một giòng sông.

(Đức Huy – bđd)

Đấy thấy không? Nghệ sĩ nhà mình chưa kịp hát đã muốn khóc rồi. Khóc thật nhiều, để rồi lại sẽ xót xa thân phận người phàm những là “xa nhà sống một mình đơn côi…”

 Thế còn, nhà Đạo mình mỗi lần nhớ về lễ hội Phục Sinh, Đức Chúa của mình đã “trỗi dậy từ cõi chết”, thì tôi và bạn lại đã nhớ gì? Có nhớ tập tục mà người xưa ở chốn trời “Tây Phương cực lạc” ấy đã mừng kính cũng rất mực, rồi đưa vào văn-hoá Đạo Chúa để rồi trở thành Lễ-Hội Phục Sinh chăng? Nếu không, xin đề-nghị bạn và tôi, ta thử để mắt cứu-xét mục hỏi/đáp trên tờ Tuần Báo Sydney có những lời lẽ rất như sau:

“Thưa Cha, Tôi nhớ có đọc ở đâu đó có nói rằng: cụm-từ “Phục Sinh” có gốc nguồn sử-dụng từ dân ngoại. Điều có có thật không, xin cha cho biết để con đây khỏi tranh-luận, đỡ mất lòng”.

 Vâng. Cha cố nào cũng thế. Hễ nghe đàn con ít đọc sách sử, chí ít là Giáo-sử, cũng sẽ nhanh chân đáp trả ngay kẻo con cái nhà Đạo mình thua cuộc trong cãi cọ, cũng không tốt. Và, câu trả lời của đấng bậc vị vọng, chắc chắn như thế này:

“Trước khi tìm hiểu nguồn-gốc phát-sinh ra cụm-từ “Phục Sinh”, ta cũng nên tự nhắc nhở mình rằng: khi mừng kính Phục Sinh, dù ta có gọi đó bằng tên gọi thế nào đi nữa, vẫn là việc mừng kính Đức Kitô Sống Lại và cùng với sự việc này, ta còn mừng Ngài cứu chuộc tất cả mọi người chúng ta.

 Đây là hội lễ quan-trọng nhất trong năm đối với tín-hữu Đức Kitô và là ngày vui đích-thực, như Thánh vịnh từng có câu như sau: “Đây là ngày Chúa đã làm ra, nào ta hãy vui mừng hoan hỷ (Tv 118: 24).  Xem thế thì, điều quan-trọng không nằm ở chỗ: ta coi sự việc ấy vui đến thế nào, mà là: Qua dự-kiện này, ta mừng kính những gì đây?    

 Quay về lại với danh xưng ngày lễ hội, thì: với ngôn-ngữ trời Tây và ở cả vài nước bên Đông Phương, thì tên gọi “Phục Sinh” xuất-phát từ cụm-từ “Vượt Qua”, tức lướt vượt rồi ngang qua . Hồi tưởng lại thời-kỳ người Do-thái lưu-đày từ đất Ai Cập lạc-loài trở về, họ được dạy là hãy giết cừu non bôi máu lên cửa ra/vào nhà mình, để rồi tối đến thần chết ghé ngang qua sẽ chỉ giết sạch trẻ đầu lòng người Ai-cập không có vết máu bôi lên đó, mà thôi.

 Ta có thói quen sử-dụng tự-vựng Vượt Qua là để qui về Đức Kitô, là chiên con đích-thực ngày Vượt Qua, nhờ cái chết và sự sống lại của Ngài, ta được giải-thoát khỏi ách nô-lệ đoạ-đày của tội lỗi, cái chết và ác-thần sự dữ nữa. Thánh Phaolô có viết lá thư đầu cho giáo-đoàn Côrinthô có gọi điều này bằng những lời sau đây: “Quả vậy, Đức Kitô đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta.” (1 Côrinthô 5: 7)

Thành thử, đối với nhiều ngôn-ngữ trên thế-giới Phục Sinh đích-thực là Lễ Hội Vượt Qua. Bên tiếng Pháp, mọi người không phân-biệt tôn-giáo vẫn mừng chúc nhau “Niềm Vui Vượt Qua” (“Joyeuse Pâques”), trong khi đó, tiếng Tây Ban Nha cũng mang một ý-nghĩa tương-tự, lại đã dùng ngữ-âm giống như thế, tức: “Felices Pascuas”, tiếng Ý thì gọi: “Buona Pasqua”, ngay cả tiếng Inđô cũng phiên-âm cùng một cụm-từ như”Selamat Paskah”. Trong khi đó, người Bắc Âu cũng làm một việc tương-tự như bên tiếng Hoà-Lan, ta có “Vroliik Pasen”, tiếng Na-Uy lại cũng nói: “God pãske: và tiếng Thuỵ Điển, cũng giống hệt thế, tức: cũng phát lên âm-vực gọi là “Glad Pãske”.

 Còn, hỏi rằng bên tiếng Anh sao lại gọi là “Easter”, nghe cũng lạ. Thì, thánh Bede là thày dòng (672-735) khi xưa có viết về tháng “Eostre” tức tháng Tư, vì đại lễ này được mừng để nhân-danh vị nữ-thần này đúng vào tháng Tư mang tên nữ-thần “Eostre” hoặc “Ostra” mà tiếng Đức có nghĩa là tên của thần rạng đông, mặt trời mọc. Nữ-thần này được mừng kính sau nhiều tháng ngày mùa Đông đen tối che phủ khắp cõi miền ở phương Đông, tức: vị thần mang lại sự sống phục hồi gia-tăng từ bóng tối, tức: sự chết.

 Thật dễ hiểu, khi thấy Kitô-hữu chúng ta nối kết cụm-từ Phục Sinh với Lễ Hội Phục-hồi Sinh-lực, khi ta cử hành mừng sự việc Đức Giêsu trỗi dậy từ sự chết đem ánh-sáng của sự sống đến với thế-gian. Đức Kitô luôn được coi như Mặt Trời của sự Công-Chính và Ngài được nối-kết với trời Đông, rất ý-nghĩa…

 Thành ra, ta có thể nói rằng: bẵng đi từ nhiều thời-đại thần Eostre được coi là nữ-thần của dân ngoại, nhưng cụm-từ “Phục-Sinh” (tức: Easter) lại rất phong-phú về ý-nghĩa đối với. Thế nên, ta cũng đừng tỏ ra quá ưu-tư phiền-sầu về tên gọi, nhưng tốt hơn hãy mừng kính niềm vui của Đức Kitô đã Phục-hồi Sinh-lực từ bóng tối sự chết, thế nên có gọi là Phục-sinh cũng thật rất đúng.”                 (Xem Lm John Flador, Pagan origins of “Easter” and the Christian bent of building on culture The Catholic Weekly 16/04/2017 tr. 32)

 Thế đấy, là lời hỏi/đáp của đấng bậc về Phục Sinh rất thật hay không thật. Còn, về lý lẽ mà nhiều người vẫn cứ đem ra để cãi vã hoặc tranh-luận, lại cũng có vài điểm tích-tụ nghe hơi khác, khiến đấng bậc thày dạy ở Úc có lời biện-luận, như sau:

“Nhiều thành viên Hội thánh xem ra vẫn cãi tranh, giành giựt mọi thắng lợi để thuyết phục mọi người chấp nhận lý lẽ mình đưa ra. Về sống lại, nhiều sự kiện xảy đến với Chúa, không theo hướng quen thuộc, nên nếu người người sử dụng ngôn ngữ bình thường để suy-tư nghĩ-ngợi, ắt thấy khó mà tin. Khó, nhưng đó là việc có thật, từng xảy đến. Chúa sống lại, tuy gây dao-động, nhưng đã tạo cho mọi người xác tín rằng niềm tin chính là quà tặng Chúa ban để mọi người có dịp suy nghĩ. Suy và nghĩ, những gì xảy đến với Chúa, rất hợp tình hợp lý chẳng nghi nan.

 Xét bề ngoài, ta thấy nhiều việc xảy đến với Chúa xem ra khá mâu thuẫn. Nên trên thực tế, không phải ai ai cũng đều công nhận Chúa đã sống lại làm người thường. Nhưng, nếu Ngài sống lại bằng cách mặc lấy xác phàm làm người thường, thì sau đó, chắc Ngài sẽ phải chết thêm lần nữa. Sự thật, không phải thế.

 Trình thuật hôm nay, thánh Luca mô tả việc Chúa đến đồng hành với môn đệ bằng hình hài ta thấy và sờ chạm được bằng chân tay, nhưng không thể tưởng tượng được là: Ngài sẽ phải chết, thêm lần nữa. Thật ra, không thể có chuyện như thế. Điều, thánh Luca kể ở Tin Mừng, là để nói lên ý nghĩa nào đó mà nhiều vị gọi là truyện “Đường Emmaus, hành trình với môn đệ”.

 Về thể lý, một khi đã chết rồi, thì những gì là xác thân hoặc vật thể vũ trụ, đều rữa nát, vỡ tan. Không ai có thể trở lại sống với xác thân có xương thịt vẹn toàn như khi trước. Chẳng người nào lại có thể duy trì cùng một xác thân, suốt miên trường. Khi đã chết rồi, mà lại tái sinh với nguyên vẹn hình hài như khi trước, thì đó chỉ có thể là vòng chuyển luân, luẩn quẩn hết kiếp này đến kiếp khác, khoanh tròn quanh thành vòng quay sống-chết/chết-sống, không lối thoát.

 Truyện hai môn đệ hướng về thành đô Giêrusalem được thánh Luca ghi chép, còn để nói lên rằng: Đức Giêsu được đồ đệ nhận ra Ngài đích thực là Đức Chúa Ngôi Hai, vẫn tồn tại với mọi người. Ngài chẳng là quỉ ma hiện hồn theo qui cách của người thật. Nhưng, Ngài hiển hiện qua hình hài sao đó, rất sống động (Mc 16: 12).

 Ở đây nữa, khi viết Tin Mừng Phục Sinh, thánh Luca tập trung nhấn mạnh vào điểm, bảo rằng: Chúa tỏ cho mọi người thấy hình hài của Ngài theo qui cách rất khác, nên khi gặp lại Ngài, đồ đệ thấy mình sợ hãi, đến khiếp kinh (Lc 24: 37). Vì kinh khiếp, nên đồ đệ mới nói năng những điều chẳng có nghĩa. Theo nhà chú giải Kinh thánh Herbert McCabe, thì: khi đồ đệ gặp Thầy Chí Ái, các thánh cứ tưởng Thầy là Vị đồng hành chẳng hề quen biết. Kịp đến khi Thầy nhắc lại toàn bộ chi tiết về lịch trình cứu độ, các thánh mới vỡ lẽ ra đó là Thầy.

 Xem thế thì, Phục Sinh là điều mà người phàm xác thịt chúng ta chẳng thể nghiệm ra bằng lý lẽ của đời thường, để kiểm chứng. Bởi, dù biết Chúa sống lại thật, các thánh vẫn không coi đó như một chứng cứ hiển nhiên, tựa khi Ngài còn sống. Nhận biết hình hài Chúa rất nhãn tiền, điều đó có nghĩa: các thánh đã có động thái tin-yêu rất khác thường, trong cuộc sống.

 Và, đây là thực tại chỉ xảy đến với những người cũng trỗi dậy như Chúa và với Chúa bằng niềm xác tín yêu thương của người vẫn tin. Tin, theo quy cách và ý nghĩa khác. Khác ra sao, đó là vấn đề. Là, sự thực. Thực ra sao? Cũng nên suy xét.

 Trở về với lập trường chú giải của các tổ phụ thuộc Giáo hội Đông phương thời tiên khởi, như: Thượng phụ Origen, Grêgôriô thành Nyssa… khi gọi sự việc gì là ‘cảm nhận linh thiêng’, các ngài có ý nói về cảm xúc thiêng liêng, sốt sắng. Điều mà các đấng bậc trên nói đến, có ý bảo rằng: tất cả chúng ta đều mang trong người cung cách yêu thương có nhận thức sự vật mà não-bộ-thần-kinh-thuộc-mé-trái không thể lĩnh nhận.

 Nhờ yêu thương như thế, con người ‘định hình’ sự vật thành những ảnh hình như do chính mình tạo ra. Làm như thế, là để tác tạo thực thể như mọi người vẫn làm cho chính mình, nơi phần sâu thẳm của con người. Làm như thế, là để nhận thức rằng: thực thể ấy có thật. Vượt quá phạm vi và qui cách của ảnh hình. Nói theo ngôn từ triết học, thì các triết gia gọi đó là “tiềm thức”. Coi đó là giòng chảy sống, rất diệu kỳ. Là, sờ chạm thế giới nguyên uỷ không hư nát, mà thường ra, ta không sống ở trong đó.

 Nhận thức sự vật như thế, giống hệt cảm giác thấy được ‘lửa ngọn’ rực cháy trong người mình. Lửa rực cháy, khiến mình sống yêu thương, hạ mình. Thúc bách mình sống bừng sáng luôn tiến về phía trước. Có tiến như thế, mới cảm nhận được ‘lửa ngọn bừng bừng’ đang trào dâng với mức độ rất mới mẻ. Khác thường. Có kinh nghiệm từng trải rồi, người người sẽ nhận ra cuộc sống lại thực sự đang dâng trào nơi con người mình.

 Đó là cung cách mà dân con đồ đệ dám sử dụng thơ văn như chưa từng làm, và cũng chẳng ai nghĩ tới để diễn tả tình huống Chúa Phục Sinh hiện hình với dân con của Ngài, thật như thế. Có thể nói, các thánh đã sờ chạm Chúa. Cảm nhận được nhịp đập nơi tim mạch cùng vết thương đầy máu của Ngài. Thấy được Thầy mình bẻ bánh rồi cầm lên ăn. Các thánh không thể quên được vị ngọt nơi bánh thánh Thầy trao tặng. Tự thân, các thánh đều biết rõ chính Thầy là Đấng đã bẻ bánh phân phát cho người nghèo hèn, rất đói kém. Tương lai mai ngày, rồi ra các ngài cũng sẽ tạo nên thơ/văn như thế để kể về Thầy đến với mình, nơi nào đó.” (X. Lm Kevin O’Shea, Có Lần Tôi Thấy Một Người Đi,Lời Chúa Sẻ San Năm A, nxb Tôn Giáo 2013, tr. 115118)  

Nói cho cùng, có suy-tư nghiền ngẫm các sự-kiện Chúa “trỗi dậy” theo thơ văn/nghệ-thuật hay sao đó, cũng vẫn là chuyện nhung-nhớ những gì Đức Chúa dẫn dụ qua thơ văn/truyện kể rất Tin Mừng, rằng:

“Bấy giờ Đức Giêsu nói với hai ông rằng:

“Các anh chẳng hiểu gì cả!

Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ!

Nào Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế,

rồi mới vào trong vinh quang của Ngài sao?”

(Luca 24: 25-26)

 Chậm tin hay không vào “lời các ngôn-sứ”, vẫn là tình-trạng của nhiều người Đạo Chúa rất lâu nay. Chậm hay mau, tin hay không, vẫn là tình trạng “khóc lóc” rất nhiều về một giòng sông đang chảy xiết, để rồi bạn và tôi ta lại hát những lời như:

“Nếu không tôi đã khóc một giòng sông.
Khóc một giòng sông, tôi đã khóc một giòng sông.
Một giòng sông dài, nhớ cha, nhớ mẹ.
Nhớ anh, nhớ chị.
Khóc một giòng sông, tôi đã khóc một giòng sông.
Một giòng sông dài, những chiều mưa tôi khóc.
Khóc một giòng sông.

(Đức Huy – bđd)

Thế nhưng, để dung-hoà một tình-tự nhung nhớ, có “khóc ròng” một giòng song, cũng xin đề nghị bạn/đề-nghị tôi ta đi vào vùng tưởng nhớ có truyện kể để kết luận như sau:

“Ngày xưa có 3 cái cây mọc gần nhau trong rừng. Chúng thường nói rì rào với nhau về ước mơ và những hy vọng của mình.

 Cây thứ nhất bảo: “Tớ muốn được trở thành một hộp gỗ quý, được đựng trong lồng một kho báu đầy vàng bạc đá quý”. Cây thứ hai cũng nói: “Tớ muốn được trở thành một con tàu vĩ đại, sẽ đưa các vị vua và nữ hoàng vượt biển. Cuối cùng thì cây thứ ba nói: Tớ muốn mọc thành cái cây cao nhất trong rừng. Như thế, mọi người sẽ nhớ đến tớ”.

 Sau nhiều năm, người ta vào rừng đốn cây. Nhìn cây đầu tiên, một người nói:

– Cây này gỗ có vẻ tốt, tôi sẽ đốn nó bán cho bác thợ mộc gần nhà. 

Cây rất vui vì tin rằng bác thợ mộc sẽ biến nó thành hộp đựng vàng bạc. 

 Người thứ hai vỗ vỗ vào thân cây thứ hai:

-Cây này cũng được, tôi sẽ đốn nó bán cho bác thợ đóng thuyền.

Cây thứ hai rất mừng vì nghĩ rằng bác thợ thuyền sẽ đóng nó thành một con tàu lớn.

 Khi người thứ ba đến gần cây thứ ba, cây này rất thất vọng và lo sợ, vì biết rằng một khi người ta đốn nó xuống, tức: giấc mơ của nó sẽ không bao giờ thành hiện thực nữa. Y như rằng, người thứ ba bảo:

-Tôi cũng sẽ đốn cây này.

 Cây thứ nhất được bán cho người thợ mộc, bác ta đục nó thành một cái như nôi trẻ con nhưng vì không vừa ý nên lại quẳng nó ra sân, thậm chí còn nhét cỏ khô vào. Sự thể đã không như cây tưởng tượng!

 Cây thứ hai được người thợ thuyền đóng thành cái thuyền câu cá bé tẹo. Nó nghĩ giấc mơ trở thành con tàu lớn chở vua và hoàng hậu đá tan tành… Người đốn cái cây thứ ba chẳng có mục đích gì nên ông cứ kệ nó ở trong kho.

 Nhiều năm trôi qua, những cây ấy đã quên đi ước mơ của mình khi xưa. Một buổi tối rét buốt, có hai vợ chồng nghèo đi qua nhà bác thợ mộc. Họ bế một đứa bé mới sinh, đang khóc vì lạnh.Mà mẹ nhìn thấy cái nôi đầy khỏ khô ngoài hiên nên đặt đứa bé vào đó. Được ấp ủ trong cái nôi cỏ, đứa bé thôi khóc, cây thứ nhất –nay là cái nôi– cảm nhận được sự quan trọng của mình lúc đó và biết rằng mình đang được đựng trong lòng một kho báu lớn hơn tất cả vàng bạc đá quí :một sinh linh bé bỏng và tình thương yêu cua bố mẹ em bé.

 Ít lâu sau, người thợ đóng thuyền dùng chiếc thuyền nhỏ đóng băng cái cây thứ hai đi chơi và ngủ thiếp đi. Không may một lúc sau trời trở gió và nổi dông. Thuyền bắt đầu chao đảo, vô cùng nguy hiểm. Bỗng một người dân trên bờ nhìn thấy, vội chèo thuyền của mình thật nhanh tới chỗ người thợ đang ngủ. Bác thợ đóng thuyền tỉnh dậy ú ớ hoảng hốt, nhưng người dân kia đã bỏ thuyền của mình nhẩy sang thuyền của người thợ và lấy hết sức chèo vào bờ.

 Lúc đó cây thứ hai nay là cái thuyền-đã biết rằng mình đang chở một vị vua của lòng dũng cảm. Cuối cùng cây thứ ba, sau một thời gian nằm trong kho tối tăm thì có người đến hỏi mua nó. Người này biến cây thành một cái cột nhỏ rồi vác lên đỉnh đồi, đóng xuống để sắp tới bắc đường dân điện-lần đầu tiên tới vùng hẻo lánh này. Đến khi người ta mắc đường dây điện,cái cây thứ ba- nay là cái cột điện-hiểu rằng mình đang đứng trên đỉnh đồi, cao hơn rất nhiều các cây khác và thực hiện một nhiệm vụ lớn lao khiến ai cũng có thể luôn nhớ tới.

 Và người kể lại cũng có những lời bàn như sau: “Khi mọi việc diễn ra không theo ý bạn mong muốn không có nghĩa là giấc mơ của bạn đã tan tành rồi. Trong cuộc sống luôn có những “kế hoạch dài hạn”, người ta có thể có được những cái mà mình mong ước, nhưng không chắc là đúng như những gì người ta tưởng tượng. Vì vậy, đừng bao giờ thôi mơ ước và hy vọng vào những điều tốt đẹp bạn nhé!” 

Thật ra, truyện kể ở trên không để nói rằng cây cối biết nói lên những gì là tốt/xấu trong đời người. Nhưng, người kể chỉ muốn nói về ý-nghĩa của niềm hy-vọng để ta tin vào sự thật rồi thực hiện ước vọng sống sự thật ấy trong đời mình. Sự thật ở đây, hôm nay, là mơ ước được gặp gỡ Ngài như hai tông đồ từng gặp trên đường Emmaus, nếu tất cả chúng ta quyết thực-hiện những điều Ngài dạy ở Kinh Sách.

Trần Ngọc Mười Hai

Và những sự kiện tương tự

Khi nhớ đến bài hát

Tôi đã khóc một giòng sông.