Đan sĩ Đan viện Thiên An: Sự thật và hệ thống tuyên truyền sai sự thật của nhà nước

Feom facebook: Tin Mừng Cho Người Nghèo‘s post.
Image may contain: one or more people, people standing, people sitting and outdoor
Image may contain: one or more people, people standing, tree, outdoor and nature
Image may contain: plant and outdoor
Image may contain: 1 person, tree, shoes, plant, outdoor and nature
Tin Mừng Cho Người Nghèo added 4 new photos.

Đan sĩ Đan viện Thiên An: Sự thật và hệ thống tuyên truyền sai sự thật của nhà nước

#GNsP (05.07.2017) – Hơn 107 hécta đất-nhà-rừng thông thuộc quyền quản lý và sở hữu của Đan viện Thiên An đang có dấu hiệu bị chặt phá, đốn hạ, vắt kiệt nhựa thông khiến nhiều vạt thông chết rũ là hành vi tàn phá môi trường sinh thái thiên nhiên, hủy diệt lá phổi xanh của thành phố Huế, phá vỡ cảnh quan thơ mộng của đất Thần Kinh.

Các cơ quan có thẩm quyền tại tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thông báo chí nhà nước “đổ thừa” trên các phương tiện truyền thông đại chúng cho rằng, chính các Đan sĩ Đan viện Thiên An đã có hành vi phá hoại rừng thông.

Sự thực vụ việc này như thế nào, “ai” đang ác ý và dã tâm phá hủy môi trường thiên nhiên, xin mời quý vị dõi theo cuộc phỏng vấn giữa phóng viên GNsP với quý Đan sĩ Đan viện Thiên An.

Cuộc phỏng vấn được thực hiện vào đầu tháng 6.2017, trước một tháng xảy ra biến cố nhà cầm quyền huy động trên dưới 200 côn đồ, cán bộ địa phương, an ninh mặc thường phục tùy tiện xông vào nội vi Đan viện, mang theo hung khí đủ loại tháo dỡ, làm bể cong rồi nhổ bật cây Thánh Giá trong nội vi Đan viện, và sau đó tấn công, hành hung các Đan sĩ.

Huyền Trang, GNsP: Thưa thầy, trong thời gian vừa qua, báo chí nhà nước liên tục đưa tin tuyên truyền rằng các Đan sĩ Đan viện Thiên An (ĐVTA) đang có hành vi chặt phá rừng thông, tàn phá môi trường xung quanh nơi đây. Xin thầy có thể chia sẻ rõ hơn về sự việc này và thầy nhận xét như thế nào về cách đưa tin của báo chí nhà nước?

Đan sĩ Paul Vicent Vũ Thanh Long: Trong thời gian vừa qua, nhà nước đã dùng công cụ báo chí và các trang facebook của nhà nước để bôi nhọ và nói xấu Đan viện, người ta đặt “ai đó” [chặt phá rừng thông] là ám chỉ các Đan sĩ ĐVTA. Thực sự 107 hécta [đất-nhà-rừng thông] của ĐVTA là do cha ông khai phá và để lại. Nhà nước đã cho người dân vào rừng thông khai thác [nhựa] thông bằng các hình chữ V, đục khoét, nạo… khiến thông dần dần chết đi.107 hécta rừng thông của ĐVTA là lá phổi xanh của thành phố Huế, tuy nhiên nhà nước đang muốn tàn phá lá phổi xanh này. Điển hình như:

Khu rừng thông ngay mặt đường quốc lộ dẫn vào ĐVTA bị nhà nước lấy, các ông cán bộ [lợi dụng chức] quyền bán đất cho người dân. Họ xây cất nhà, xây dựng chuồng gà ngay trước cổng đi vào Đan viện là bằng chứng cụ thể nhà nước chặt phá rừng thông của ĐVTA, tàn phá môi trường thinh lặng của các Đan sĩ. Ngay dưới chân đồi Đức Mẹ, người ta đã chiếm đoạt, chặt phá rừng thông và trồng tràm.

Khu vực nhà hàng Cát Tường Quân và nhà hàng Bội Trân là vườn cam cũ của Đan viện, nằm giữa khu rừng thông của ĐVTA và đồi Đức Mẹ. Nhà nước đã chiếm đất và bán cho họ, họ chặt phá rừng thông và cứ lấn chiếm dần dần vào rừng thông của Đan viện. Tuy nhiên nhà nước lại vu khống cho Đan viện [chặt phá, đốn hạ rừng thông].

Về Hồ Thủy Tiên, [vào năm 2001], Thừa Thiên Huế là một tỉnh nghèo nhưng lại bỏ ra gần 80 tỷ để xây dựng một công trình mà công luận trong và ngoài nước gọi là công viên ma và không làm lợi ích gì cả. Đây chỉ là cách rửa tiền của các ông cán bộ. Giữa rừng thông của ĐVTA có nhiều chòi mà nhà nước đã làm dang dở [với mục đích] chặt phá rừng thông. Hồ Thủy Tiên được đầu tư với số tiền lớn để phá vỡ khu sinh thái và môi trường tĩnh lặng của Đan viện.

Huyền Trang, GNsP: Thưa thầy, cũng liên quan đến môi trường rừng thông của Đan viện, báo điện tử Thừa Thiên Huế viết rằng, ĐVTA đang phá “con đường dân sinh” “dẫn vào nhà của hơn 100 hộ dân trong thôn Kim Sơn và cũng là đường xe đặc dụng ứng cứu nếu có rủi ro hỏa hoạn xảy ra trong khu vực”, thực hư chuyện này như thế nào?

Đan sĩ Joseph Marie Trữ Mạnh Cường: Tôi rất ngạc nhiên khi nghe thông tin này vì sai sự thật. Vào năm 1960, các cha các thầy xây xong đập Chatađê, tiếp tục đào thêm hai đập nhỏ nữa. Đoạn đường nhà nước gọi là “con đường dân sinh” chính là đoạn đê dài khoảng 50m [đập thứ ba] để các Đan sĩ trữ nước, lấy nước tưới cho vườn cam, bơm nước lên khu vực Đan viện để phục vụ cho sinh hoạt. Do đó, con đường đó không phải là “con đường dân sinh” [như báo chí nhà nước nói] mà là con đê của đập trữ nước. Người dân đã đi qua con đường này vào khu vực rừng thông để lấy nhựa thông trái phép được sự tiếp tay của chính quyền. Hướng Tây của con đê này là khu vực Hồ Thủy Tiên thì không có chuyện người dân tự do đi ngang qua khu vực Hồ Thủy Tiên, tiếp cận với “con đường dân sinh” và đi ngang qua làng Kim Sơn. Do đó không có “con đường dân sinh” nào [như báo chí đề cập].

Một sự sai trái của truyền thông [nhà nước khi đưa tin là] làng Kim Sơn có 100 hộ gia đình mà chính xác là làng Kim Sơn chỉ có 27 hộ gia đình. Các hộ gia đình này sống tách biệt hẳn với khu vực ở đây, xung quanh họ có nhiều con đường lớn để đi lại. Nên không có chuyện người dân làng Cư Chánh đi xuyên qua Hồ Thủy Tiên, rồi cắt ngang qua đất của ĐVTA, rồi đến làng Kim Sơn. Do đó không có “con đường dân sinh” nào như báo chí nhà nước nói.

Một khía cạnh khác liên quan đến phương tiện chữa cháy [như báo chí nhà nước đề cập], bản thân tôi ở [Đan viện] được 7 năm, mỗi lần chữa cháy [rừng] thì chính các thầy là người ra chữa cháy đầu tiên, hầu như chữa cháy xong rồi thì họ mới đến, mà mỗi lần đến họ không mang phương tiện gì ngoài những cái bình giống như bình xịt thuốc sâu vậy. Nếu muốn cho xe đặc dụng vào chữa cháy thì xung quanh ĐVTA phải có những con đường lớn để có thể đưa các xe này vào phục vụ cho việc chữa cháy nhưng không có.

Ban truyền thông [tỉnh Thừa Thiên Huế] đại diện cho nhà nước [đưa tin] không chính xác, bịa đặt sẽ mất lòng tin nơi người dân.

Huyền Trang, GNsP: Thưa thầy, cách báo chí nhà nước đưa tin bóp méo sự thật về công việc của các Đan sĩ thì phản ứng của các Đan sĩ như thế nào trước những lời vu cáo này?

Đan sĩ Lui Đặng Duy Hưng: Chúng ta không nên quá ngạc nhiên và bất ngờ về cách đưa tin của các báo đài cộng sản, việc đưa tin [của họ] theo định hướng của nhà nước đã vạch ra, người dân VN hiểu quá rõ về điều này. Tuy nhiên, anh em chúng tôi muốn khẳng định lập trường của mình, phải nói lên sự thật [nên] ba lý do chính yếu Đan viện chúng tôi muốn chia sẻ:

Thứ nhất, tài sản của ĐVTA là tài sản chung của Giáo Hội. Mỗi người Kitô hữu là thành viên của Giáo Hội và các Đan sĩ cũng chính là thành viên của Giáo Hội. Các Đan sĩ đã sống ở đây có trách nhiệm bảo vệ, quản lý tài sản của Giáo Hội. [Khi] bị xâm phạm đến quyền sở hữu đất đai của Đan viện thì anh em chúng tôi lên tiếng bảo vệ quyền chính đáng của Đan viện.

Thứ hai, linh đạo của chúng tôi là “Ora Et Labora” có nghĩa là “Cầu Nguyện và Lao Động”. Trong đời sống cầu nguyện, các Đan sĩ cần có bầu khí thinh lặng là một trong những điều cơ bản và quan trọng nhất để các thầy kết hợp với Chúa trong mọi khoảnh khắc cuộc sống. Về lao động, chúng tôi không được nhà nước trả lương hàng tháng nên chúng tôi phải lao động chân tay thì chúng tôi cần có đất có vườn để canh tác. Đó là lý do chúng tôi quyết tâm đòi lại đất để có đất canh tác và có bầu không khí thinh lặng cầu nguyện.

Thứ ba, quyền tư hữu [đất đai] là quyền cơ bản của người dân Việt Nam nhưng nhà nước phủ nhận quyền này. Chính vì thế rất nhiều bà con bị mất đất, rất nhiều người dân nghèo chạy đôn chạy đáo đi kiện tụng về đất đai, đời sống của họ khá bấp bênh. Các Đan sĩ ĐVTA chúng tôi là những người nghèo của xã hội, muốn góp một chút tiếng nói để nói lên hiện trạng của xã hội Việt Nam ngày hôm nay, lên tiếng bảo vệ người nghèo. Đây chính là một trong những lý do căn bản mà anh em chúng tôi muốn nhắm đến lên tiếng cho Công lý và Sự thật, nói thay cho những người thấp cổ bé miệng, những người nghèo mà đất nước VN chúng ta đang trải qua.

Huyền Trang, GNsP: Thưa thầy, qua các biến cố của Đan viện như các Đan sĩ vừa nêu liên tục bị báo đài nhà nước đưa tin sai sự thật, vu khống các Đan sĩ thì nguyện ước của thầy là gì? Thầy có lời chia sẻ gì đến những người đã, đang và sẽ quan tâm đến vụ việc của ĐVTA?

Đan sĩ Gioan Kim Khẩu – Phạm Đình Hưng: Mong muốn của Đan viện là cái gì của Đan viện thì nên trả lại cho Đan viện, đặc biệt là tài sản, đất đai của Đan viện. Qua phóng sự này, Đan viện xin cám ơn tất cả mọi người đã và đang theo dõi, hiệp thông, chia sẻ và cầu nguyện cho Đan viện trong thời gian qua. Qua đây cũng xin mọi người hiệp ý cầu nguyện và tiếp tục chia sẻ với Đan viện trong những hoàn cảnh khó khăn và cùng với Đan viện lên tiếng bảo vệ Sự thật, bảo vệ tài sản chung của Giáo hội. Đan viện luôn hiệp thông cùng với mọi người đang chịu cảnh áp bức vì Công lý và Sự thật.

Huyền Trang, GNsP: Kính thưa thầy, thầy là một trong những vị cao niên là thế hệ đầu tiên của ĐVTA, thầy đã chứng kiến nhiều biến cố tang thương của Đan viện. Thầy nghĩ như thế nào về việc các Đan sĩ trẻ mạnh mẽ lên tiếng bảo vệ 107 hécta đất-nhà-rừng thông của ĐVTA? Sự lên tiếng này có cần thiết không? Vì sao ạ?

Đan sĩ Stanislas Trần Minh Vọng: Rất cần thiết. Tôn chỉ của ĐVTA, tu luật Thánh Biển Đức là “Ora Et Labora” (tiếng Latinh), “Cầu Nguyện và Lao Động” (Tiếng Việt). Đời sống Đan sĩ chúng tôi có tinh thần biệt thế, xa lìa thế gian, cần có môi trường thinh lặng vì thế chúng tôi cần có môi trường rừng rú xung quanh để giúp chúng tôi cô tịch cầu nguyện.

Chúng tôi có hai hồ nước chính để lao tác cho việc sinh hoạt là giếng nước dưới lòng Hồ Thủy Tiên sâu 12m, dài 14m, ngang 18m và đập Chatađê. Vào năm 1958, Đan viện xây dựng đập Chatađê để có nguồn nước tưới rau, trồng cam, chăn nuôi và nước sinh hoạt hằng ngày. Đan viện cũng xây thêm hai cái đập nhỏ dẫn về Đan viện. Xây dựng hai đập nhỏ để phòng hờ nếu đập lớn Chatađê hết nước thì còn có hai đập nhỏ dự trữ nước. Vào năm 2000, nhà nước lấy hồ nước và trang trại của chúng tôi để xây dựng Khu du lịch Hồ Thủy Tiên.

Nhà nước không được xen vào đời sống riêng tư của chúng tôi, tôi yêu cầu nhà nước tôn trọng nơi cầu nguyện của chúng tôi, nên phải trả lại rừng thông cho chúng tôi để chúng tôi có nơi cầu nguyện. Cầu nguyện không chỉ cho riêng bản thân mà chúng tôi cầu nguyện cho Giáo hội toàn cầu và cho thế giới, cầu nguyện cho đất nước Việt Nam được hòa bình. Chúng tôi yêu cầu nhà nước trả lại Hồ Thủy Tiên do ĐVTA quản lý, phải trả lại đập Chatađê để nhà dòng có nguồn nước sinh hoạt.

Huyền Trang, GNsP: Kính thưa thầy, thầy có lời nhắn nhủ gì đến các Đan sĩ trẻ đang dấn thân bảo vệ Sự thật và Công lý?

Đan sĩ Stanislas Trần Minh Vọng: Chúng tôi mong muốn các Đan sĩ trẻ gìn giữ đất đai của Đan viện cũng như tài sản của Giáo Hội. Tre tàn măng mọc thì tất cả các Đan sĩ tiếp tục gìn giữ, bảo vệ đất của Thiên An.

Huyền Trang, GNsP: Kính thưa quí vị, tuyên truyền dối trá, kích động bạo lực, chống lại Công lý và Sự thật đang diễn ra hàng ngày trên quê hương mà đỉnh điểm hiện nay là ở Giáo xứ Song Ngọc thuộc Giáo phận Vinh và Đan Viện Thiên An. Nhưng Sự thật sẽ sáng tỏ, Công lý sẽ được thực thi một ngày không xa.

Huyền Trang, GNsP

http://www.tinmungchonguoingheo.com/…/dan-si-dan-vien-thie…/

THỰC TRẠNG ĐẤT NƯỚC

From facebook:  Mac Văn Trang‘s post.
Mac Văn Trang

 

THỰC TRẠNG ĐẤT NƯỚC

– Quyền và TIỀN chi phối mọi giá trị xã hội;

– Toàn hệ thống chính trị đều cốt bảo vệ “Chế độ”, đối lập với Nhân Dân; khi người Dân đòi quyền Sống Tự do, Dân chủ, Tự do phát triển… thì bị đàn áp, không tổ chức nào bênh vực. Một số nhóm xã hội được Chế độ ban phát cho chút bổng lộc vật chất (mà chính là tiền của nhân dân) và chút hư danh rẻ tiền, thì ích kỷ, vô cảm trước thảm họa của đất nước;

– Văn hóa, đạo đức, xã hội sẽ còn tiếp tục suy đồi không phương cứu chữa trong thể chế này; hậu quả môi trường và nợ nần khó lường;

– Các nhóm lợi ích đang tác oai, tác quái như các thế lực Maphia, thách thức toàn dân và cả những cải cách của Chính phủ…

– Người dân phải tha hương cầu thực, làm nhiều công việc tủi cực để tự cứu mình trong tình cảnh đầy rủi ro;

Chỉ khi nào, dân ta biết đoàn kết lại đấu tranh ôn hòa, thay đổi thể chế, mới hy vọng làm cho xã hội lành mạnh, đất nước phát triển, văn minh, theo kịp mấy nước … trong khu vực!

MVT

Cuộc sống của cựu tù nhân lương tâm Việt Nam

Cuộc sống của cựu tù nhân lương tâm Việt Nam

Hòa Ái, phóng viên RFA
2017-07-07
 
Một tù nhân (giữa) nhận quyết định ra tù tại một nhà tù ở ngoại ô Hà Nội vào ngày 31 tháng 8 năm 2015. Ảnh minh họa.

Một tù nhân (giữa) nhận quyết định ra tù tại một nhà tù ở ngoại ô Hà Nội vào ngày 31 tháng 8 năm 2015. Ảnh minh họa.

 AFP photo
 
 Theo báo cáo của các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới thì Việt Nam là quốc gia giam cầm tù nhân chính trị nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Cuộc sống bế tắc

“Hai chân hồi đó thời gian ba mươi mấy năm, bị cùm tổng cộng hết 11 năm 8 tháng. Bây giờ về, hai chân bị nhức, đau khớp và gân gần như bị liệt. Mấy ông thầy giỏi lắm, châm cứu miễn phí. Có khi cả tuần mình bỏ vô thùng phước sương hai-ba chục ngàn. Ông thầy châm cứu cản, không cho.”

“Người tù thế kỷ”-Nguyễn Hữu Cầu đã mở đầu lời chia sẻ cùng RFA về cuộc sống hiện tại với những bệnh tật mà ông đang gánh chịu từ hậu quả của sau hơn 3 thập niên dài đằng đẵng bị cầm tù.

Tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu bị tuyên án tử hình và sau giảm xuống thành chung thân hồi năm 1982 do sáng tác nhạc chống chính quyền Hà Nội cũng như lên tiếng tố cáo cán bộ địa phương tham nhũng và hiếp dâm. Ông Nguyễn Hữu Cầu phải thụ án 32 năm tù. Và giờ đây, dù bệnh tật hành hạ thân xác già nua nhưng qua lời tâm tình, ông Nguyễn Hữu Cầu cho biết rất hạnh phúc vì không đơn độc.

Người nước ngoài họ không tưởng tượng được. Họ cứ hỏi đi hỏi lại là tại sao chính quyền làm như thế, làm như thế để làm gì?
– Bà Bùi Thị Minh Hằng

Ông kể lại được các vị sư thầy và bác sĩ tận tình chữa trị bệnh tiểu đường cũng như châm cứu đôi chân, một vài vị luật sư hảo tâm cất cho ông một căn nhà nhỏ ở thành phố Rạch Giá để có chốn dung thân. Căn nhà tuy đơn sơ nhưng thật ấm cúng với những vật dụng cần thiết được nhiều người mang tặng, như quần áo, tivi…Và hơn hết là tấm chân tình của rất nhiều người bạn mà ông kết nối sau khi ra khỏi tù hồi cuối tháng 3 năm 2014 cho đến nay.

“Nhất là ngày 05/07 tôi tròn đúng 70 tuổi. Hôm qua là ngày sinh nhật, các anh chị em chúc mừng và còn cả hai trăm mấy chục người chúc mừng đầy trang mạnng. Mình lấy kính lúp để soi cho thấy hình và đọc chữ. Nhiều lúc nghĩ mình bị tù ba mươi mấy năm, dòng lệ mình thành lệ đá rồi mà hôm qua tôi ngồi khóc. Mình khóc với giọt lệ sung sướng vì anh chị em không bỏ mình.”

Giống với “người tù thế kỷ” Nguyễn Hữu Cầu, cựu tù nhân lương tâm Lô Thanh Thảo, được mệnh danh là “người tù bị lãng quên” cho Đài Á Châu Tự Do biết chị được người bạn thân là Phương286 luôn đồng hành kể từ khi ra tù hồi trung tuần tháng 5 năm 2013.

Chị Lô Thanh Thảo bị kết án tội “tuyên truyền chống nhà nước” với bản án 3 năm 6 tháng vì quay phim, chụp hình dân oan. Sau khi thụ án 2 năm, tù nhân lương tâm Lô Thanh Thảo được trả tự do trong tình trạng sức khỏe rất yếu kém. Nhờ vào sự giúp đỡ tài chánh của Phương286, chị Lô Thanh Thảo chữa trị bệnh và phục hồi được 60%. Tuy nhiên, cuộc sống của nữ tù nhân lương tâm này rơi vào bế tắc:

“Cuộc sống ra tù đâu có xin được việc làm dễ đâu. Thời gian đầu 2 năm quản chế đi đâu cũng khó khăn, phải trình báo, đâu có đơn giản. Giờ em chỉ trồng cây ở nhà chứ mấy người mới ra tù, nhất là tù chính trị không xin việc làm được.”

Bị đẩy vào đường cùng

000_Hkg8376711-400.jpg
Bà Bùi Thị Minh Hằng (thứ hai từ trái) trong một buổi tưởng niệm các tử sĩ Hoàng Sa tại Hà Nội hôm 14/3/2013. AFP photo

Dù bị đẩy vào con đường cùng, nhưng cựu tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng không thể cam chịu mà phải xông xáo mưu sinh để trả món nợ ngân hàng 1,8 tỷ đồng, đã đội lãi suất lên thành 4,8 tỷ trong suốt thời gian bị đi tù những hai lần.

Bà Bùi Thị Minh Hằng nói với chúng tôi về sự chịu đựng, đến mức bà gọi là cùng cực, trước những việc làm của chính quyền thành phố Vũng Tàu gây ra. Bà Hằng khẳng định chính quyền địa phương sách nhiễu và khủng bố đời sống của bà bằng nhiều hình thức, kể cả rắp tâm muốn lấy căn nhà mà bà đang cư ngụ, trị giá khoảng 20 tỷ đồng. Ngân hàng DIBV Vũng Tàu đã tính lãi số tiền nợ dù bà Hằng mua bảo hiểm tiền vay khi ký kết hợp đồng vay nợ. Ngân hàng cũng không đồng ý cho bà bán nhà để trả tiền vốn vay. Bà Hằng phải tìm công ăn việc làm để kiếm tiền trả nợ ngân hàng. Thế nhưng, chính quyền địa phương luôn cản trở, thậm chí yêu cầu nơi thuê mướn bà làm việc phải đuổi bà ra lúc giữa đêm. Bà Bùi Thị Minh Hằng bức xúc nói về hoàn cảnh sống của mình vào tối hôm mùng 6 tháng 7:

Mình bị tù ba mươi mấy năm, dòng lệ mình thành lệ đá rồi mà hôm qua tôi ngồi khóc với giọt lệ sung sướng vì anh chị em không bỏ mình.
– Ông Nguyễn Hữu Cầu

“Từng ngày từng giờ mình phải khổ như thế. Cách đây mấy ngày họ khủng bố gia đình của công ty cho tôi làm việc. 12 giờ trưa mà xông cả đoàn vào nhà người ta để đòi kiểm tra hộ khẩu. Pháp luật không quy định những điều như vậy. Hôm qua, ông Tổng Lãnh sự của Canada đến. Ông rất ngạc nhiên khi nghe tất cả vụ việc mà chính quyền làm với mình. Người nước ngoài họ không tưởng tượng được. Họ cứ hỏi đi hỏi lại là tại sao chính quyền làm như thế, làm như thế để làm gì?”

Cựu tù nhân nhân lương tâm Đoàn Huy Chương ra tù cùng thời điểm bà Bùi Thị Minh Hằng được trả tự do vào trung tuần tháng 2 năm 2017. Sau khi thụ án tù lần thứ nhì tròn đúng 7 năm, anh Đoàn Huy Chương, một trong những người sáng lập Phong trào Lao động Việt, đòi hỏi quyền lợi cho công nhân tại Việt Nam, cùng gia đình buộc phải sống cảnh tha phương cầu thực, vì tại quê nhà con đường sinh kế duy nhất nuôi gia cầm cũng bị triệt tiêu. Cựu tù nhân lương tâm Đoàn Huy Chương buồn bã nói về cuộc sống hiện tại của gia đình:

“Tôi không có xích mích nào với những người hàng xóm. Vậy mà họ qua thuốc chết hết bầy ngỗng nhà vợ tôi. Hiện nay tôi đi xin việc đâu cũng không được. Bây giờ tôi đang ở trên Sài Gòn, đi phụ người ta đủ thứ việc. Nhưng làm được 2-3 ngày thì bị cho nghỉ. Dự tính đi buôn bán mà chưa chắc gì được nữa. Cũng không biết làm cái gì.”

Vẫn vững bước

“Người tù thế kỷ”-Nguyễn Hữu Cầu, “tù nhân bị lãng quên”-Lô Thanh Thảo, “người phụ nữ Việt Nam can trường”-Bùi Thị Minh Hằng, “người bạn đồng hành của công nhân”-Đoàn Huy Chương và còn đó rất nhiều cựu tù nhân lương tâm tại Việt Nam mà chúng tôi không thể nêu hết tên trong bài phóng sự hạn hẹp này dù được ra khỏi nhà tù, nhưng với họ cuộc sống hiện tại không khác nào trong một “nhà tù lớn” mà những tháng ngày trôi qua là những “ngày tù khổ sai” bất tận.

Chúng tôi liên lạc với một cựu tù nhân lương tâm, vừa rời nhà tù trở về trong vòng tay yêu thương của gia đình và người hâm mộ hồi hạ tuần tháng 5 vừa qua, nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình nghẹn ngào trong nước mắt:

“Vì tôi sinh ra và lớn lên mang trong mình dòng máu Việt Nam, yêu nước có chút thôi. Nhưng một chút xíu đó mà tôi bị nhốt trong sự khốn khó. Ngay cả con vật nhốt nó, nó còn bị cùng quẫn thì huống hồ chi con người mình.”

Cựu tù nhân lương tâm Trần Vũ Anh Bình cho biết anh chịu cảnh tù tội vì những bài hát do mình sáng tác và anh cũng sẽ vẫn tiếp tục cuộc sống của mình trong giai điệu âm nhạc về thân phận của người dân Việt.

Những cựu tù nhân lương tâm mà  Đài RFA tiếp xúc đều kết thúc buổi trò chuyện với Hòa Ái rằng cuộc sống những ngày tới còn lắm gian nan nhưng họ sẽ đi tiếp con đường mà họ đã dấn thân, như tù nhân lương tâm Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nhắn gửi lời cuối tại phiên tòa ở Nha Trang trong ngày 29/6 và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình cảm tác mà chưa kịp đặt tựa đề:

“Nếu được lựa chọn cho con làm lại từ đầu, chỉ xin được chọn cho con được đi mãi sau. Mẹ ơi, xin hãy thứ tha, đường đời con mãi ấp ôm một lý tưởng. Lau giọt nước mắt hoen trên đôi mắt của mẹ ơi! Lau giọt nước mắt hoen trên đôi má thơ đơn côi! Giọt nước mắt rơi giữa quê hương. Giọt nước mắt mang tiếng yêu thương vì con vẫn hoài lý tưởng…”

Con dế, cholesterol, và bệnh mất trí nhớ

  Con dế, cholesterol, và bệnh mất trí nhớ

 B.S.Hồ Ngọc Minh

Nhà văn Tô Hoài mới mất vào ngày 6 Tháng Bảy năm 2014. Hồi nhỏ tôi chỉ biết lờ mờ tên ông Tô Hoài vì say mê đọc truyện “Dế mèn phiêu lưu ký” của ông. Nói thật, thời tôi còn nhỏ, đó là một trong những sách truyện rất hiếm, viết cho con nít. Phần còn lại, tôi đã tập làm quen rất sớm với những pho truyện Tàu như Tây Du Ký, Thuỷ Hử, hoặc các pho truyện Kiếm Hiệp của Kim Dung.

Nhắc đến con dế mèn, tôi lại nhớ đến một mẫu chuyện khôi hài khác về một kết luận mà một khoa học gia nọ rút tỉa được khi nghiên cứu về… con dế. Chuyện kể rằng, có một nhà bác học kia, đặt con dế trên mặt bàn, và vỗ tay, thế là con dế nhảy tưng lên. Kế đến, ông bèn bẻ một chân của con dế (tàn nhẫn quá!), và ông lại vỗ tay. Lần này con dế nằm vạ một chỗ. Thế là nhà thông thái, sau khi đã bẻ chân nhiều con dế như thế, bèn đúc kết một kết luận: “Khi ta bẻ chân con dế, não bộ của nó sẽ bị hư hại và nó sẽ bị…điếc!”

Từ từ, bạn hãy kiên nhẫn đọc tiếp, và sẽ hiểu tại sao tôi kể chuyện con dế ở đây.

Tôi đã viết nhiều về liên hệ giữa cholesterol và bệnh tim mạch, và cũng viết về triệu chứng của bệnh mất trí nhớ. Tuy nhiên, tôi chưa trình bày mối về liên hệ giữa cholesterol và bệnh mất trí nhớ. Một mối liên hệ nghịch:cholesterol càng cao thì nguy cơ bị mất trí nhớ… càng thấp!

Hồi nhỏ, thỉnh thoảng, mẹ tôi có mua não bò, đem chưng cách thủy, để ăn với muối tiêu và rau răm. Ăn thì ăn, nhưng tôi thấy nghẹn cổ họng vì nó quá béo, ngầy ngậy. Não người cũng thế, tuy nhỏ, chỉ chiếm 2% sức nặng của cơ thể, nhưng nó chứa 25% tổng số cholesterol trong người. Gần đây, rất nhiều bệnh tật, khiếm khuyết của não bộ, thí dụ như bệnh mất trí nhớ, bệnh run Parkinson… nguy cơ tăng cao vì thiếu cholesterol. Trên thực tế, người trên 70 tuổi, cholesterol càng cao, càng sống lâu, càng ít bị truỵ tim và càng minh mẫn hơn.

Các tế bào thần kinh, cũng như các tế bào khác trong cơ thể, cần cholesterol làm nguyên liệu cấu trúc cho màng tế bào. Những vỏ bọc tế bào thần kinh, neuron, cũng được cấu tạo từ cholesterol, và, những “mạch điện” thần kinh liên lạc với nhau, truyền tín hiệu cũng nhờ vào cholesterol. Không có cholesterol thì những mạng thần kinh nầy sẽ bị “chạm điện” và bị “mát dây”.

Ở đây, xin nói thêm về cholesterol một chút.

Chúng ta thường lầm tưởng là có hai loại choleterol, LDL là loại xấu và HDL là loại tốt. Thực ra chỉ có một loại cholesterol duy nhất là… cholesterol! LDL (low-density lipoprotein) hay HDL (high-density lipoprotein) chỉ là tên gọi của chất protein chuyên chở cholesterol mà thôi. Người ta cho rằng HDL là loại tốt vì nó chở cholesterol dư thừa về trở lại trong lá gan, như thế là làm sạch mạch máu, còn LDL là loại xấu vì nó chở choleterol ra ngoài, làm dơ mạch máu. Gần đây những nghiên cứu mới cho biết, HDL cũng không hẳn là tốt: người có HDL cao vẫn bị bệnh tim, như thường.

Thật ra LDL có nhiều kích thước khác nhau, và trước LDL còn có những “xe chuyên chở” khác nữa như VLDL (very low density, loại nhẹ) và IDL (intermediate density, loại trung bình). Để dễ hiểu, mạch máu của bạn là một xa lộ, HDL là những xe tải 18 bánh chở cholesterol dư thừa đi ngược chiều về là gan. Còn các loại xe khác, to nhỏ như xe đạp, xe gắn máy, xe ba bánh, xe bốn bánh, xe thồ, xe lam… chở cholesterol, tiếp liệu ra… mặt trận. Như thế, một khi tuyến đường bị nghẽn, không phải là vì cholesterol mà vì đường xá bị hư hại, bị “ổ gà”, bị bom mìn khủng bố chẳng hạn. Những xe nhỏ VLDL, IDL, LDL thường dễ bị sụp hố và làm nghẽn đường mạch máu. Trong trường hợp bị gãy cầu xa lộ thì xe 18 bánh HDL cũng gây ra tai nạn, như chơi.

Tháng 2 năm 2012, chính cơ quan FDA công nhận rằng, thuốc giảm cholesterol statins có thể làm tăng nguy cơ bị lú lẫn và mất trí nhớ. Đồng thời một nghiên cứu trong Tháng Giêng năm 2012, cho thấy phụ nữ dùng statins có nguy cơ bị bệnh tiểu đường tăng 42%. Người bị bệnh tiểu đường, lại có nguy cơ bị bệnh mất trí nhớ tăng gần gấp 3 lần. Khi đường thặng dư trong máu sẽ gây ra hiệu ứng “ làm mứt” hay “thắng đường, rim tôm” những phân tử cholesterol, làm cho chúng dính chùm với nhau và dính vào các chỗ lở loét trong mạch máu. Tương tự như mạch máu tim, não bộ đã thiếu cholesterol lại còn bị nghẽn mạch máu não, sẽ đưa đến tình trạnh hao mòn sớm, gây ra các chứng bệnh về hệ thần kinh.

Khoảng thập niên 1970, lượng cholesterol 240 mg/dL được xem là bình thường. Sau khi thuốc statins ra đời, mức độ ấy giảm xuống còn 200mg/dL, với LDL dưới 130 mg/dL. Nếu bạn có người thân trong gia đình bị truỵ tim, nhiều bác sĩ sẽ bắt bạn uống statins để giảm chỉ số ấy xuống dưới 180mg/DL, và LDL phải dưới 70 mg/dL! Từ khi thuốc statins ra đời đến nay, chỉ số bị truỵ tim cho những người dùng thuốc, giảm từ 3% xuống còn 2%, trong khi tỉ số bị bệnh mất trí nhớ tăng gần gấp ba.

Sẵn đang nói về xe và xa lộ, dường như cách chữa bệnh xe nhả ra khói (cholesterol cao) hiện nay là bằng cách, bịt ống khói hoặc là huỷ bớt một, hai xy-lanh (uống stains kinh niên) để cho xe chạy bớt ra khói, thay vì làm sạch đường ống dẫn xăng và thay xăng dầu (thể dục thể thao, cải thiện thức ăn, bớt đường và tinh bột).

Đến đây bạn đã hiểu tại sao tôi kể chuyện nhà khoa học gia và con dế, phải không?

Phải Chăng Người Giầu Không Thể Được Vào Thiên Đàng?

 Phải Chăng Người Giầu Không Thể Được Vào Thiên Đàng?

  • Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Hỏi: xin cha giải thích rõ về nguy cơ của tiền bạc đối với mục đích muốn được cứu rỗi để vào Nước Trời mai sau.

Trả lời:

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi là thế giới tôn thờ tiền bạc (Cult of money). Và đây là nguyên nhân của mọi bất công xã hội và bất an trên thế giới vì người chỉ chạy theo tiền của và dửng dưng trước sự nghèo đói, đau khổ,và bị đối xử bất công của con người ở khắp nơi trên thế giới tục hóa và vô nhân đạo này. Chính vì “tôn thờ tiền bạc” nên có quá nhiều người trong mọi lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa,văn nghệ ở khắp nơi đã và đang nô nức nhau đi tìm tiền bạc bất chấp tiếng nói lành mạnh của lương tâm,của luân lý, đạo đức và liêm sỉ con người.

Cụ thể, bọn tài phiệt tư bản đen ở Mỹ đã dùng tiền bạc để mua cuộc, đút lót (lobby) cho giới lập pháp hành pháp và cả Tội Cao Pháp Viện để làm ngơ cho chúng, hay cho phép chúng mặc sức thao túng thị trường chứng khoán (Stock exchanges), kỹ nghệ dầu hỏa, kinh doanh ngân hàng (Wallstreeters) để vơ vết tiền bạc làm giầu cho bọn chúng, bất chấp mọi hậu quả gây ra cho giới lao động, người nghèo khó, vô gia cư, sống vất vưởng ngoài đường phố trên khắp các đô thị lớn nhỏ ở Mỹ mà không ai đoái hoài thương giúp họ!

Cụ thể là, vì ham tiền, nên giới lâp pháp và hành pháp Hoa Kỳ đã nhận tiền đút lót, hối lộ của bọn buôn bán súng đạn (NRA) và bọn chuyên nghề phá thai Planned Parenthood để làm ngơ cho bọn này tiếp tục hành nghề vô luân để kiếm tiền và làm giầu cách tội lỗi, mà không ai làm gì được chúng, vì chúng đã có chỗ dựa vững chắc trong giới lập pháp, hành pháp và cả Tư pháp (Tối cao Pháp Viện). Tệ hại nhất là bọn Planned Parenthood đã lấy các bộ phận của các thai nhi bị giết đem bán như những món hàng thương mại để kiếm rất nhiều tiền, nhưng việc làm vô luân này, vẫn không bị ngăn cấm, vì bọn này đã mua chuộc giới tư pháp làm ngơ cho chúng tiếp tục hành nghề vô luân vô đạo này, mặc cho dư luận báo chí tố cáo, và một vài dân biểu, nghị sỉ đã đòi mở cuộc điều tra. Nhưng mọi cố gắng đều không mang lại kết quả nào cho đến nay!

Cũng vậy, – ở bên kia thái cực- bọn tư bản đỏ, là bọn bề ngoài bô bô với khẩu hiệu phục vụ cho giới vô sản, cho người lao động bị bóc lột, nhưng thực chất họ lại là những kẻ bóc lột mọi tầng lớp nhân dân, nhất là dân lao động thấp cổ bé miệng, để tiếp tục làm giầu cho bọn chúng và tạo ra lớp người gọi là “đại gia” đang phè phỡn với tiền của đầy tay, đầy túi. Bọn này đã cấu kết và đút lót nặng túi cho kẻ cầm quyền để được tự do làm ăn phi pháp, vô lương tâm, vô luân khiến chúng trở thành giầu xụ và đang ngạo nghễ chế nhạo những người nghèo khó, đói rách, nạn nhân của chế độ cai trị vô luân, vô nhân đạo đã làm phát sinh ra mọi tệ nạn bất công xã hội và tụt hậu thê thảm về luân lý, đạo đức.

Mặt khác, cũng vì ham mê tiền bạc mà một số không nhỏ, những kẻ đã bỏ nước ra đi để tìm tự do,tìm cơ hội sống tốt hơn, nhưng nay đã vội quên lý do chậy trốn đó để trở cờ quay lại ca tụng chủ mới, trời mới đất mới để làm ăn kiếm tiền và vui chơi tội lỗi, vô liêm sỉ. Rõ nét nhất là giới văn nghệ sĩ, đa số từng bỏ trốn vì không được tự do viết lách, ca hát một thời, nhưng nay lại trơ trẽn trở về góp tiềng, góp giọng ca ngượi những người mà mình đã sợ hãi phải chậy trốn trước kia và nay đang làm ngơ cho mình đi về làm ăn, ca hát để kiếm tiền, mặc cho dư luận chê cười, phỉ nhổ là những kẻ vô liêm sỉ, chỉ vì ham mê tiền bạc và vui chơi tội lỗi !

Tóm lại, chỉ vì giầu lòng yêu mến tiền của, nhưng nghèo tình người, nghèo ý thức luân lý, đạo đức,và vô liêm sỉ, mà con người thuộc mọi giới ở khắp nơi đang cười nhạo chính lương tâm của mình, chà đạp mọi nguyên tác công bình, bác ai, nhân đạo, liêm sỉ để lao đầu vào việc tìm kiếm tiền bạc, rồi ăn chơi mất nết.

Nhưng khốn cho chúng, nếu đêm nay mà chúng phải từ giã cuộc sống này, thì thử hỏi chúng có thể đem theo những của cải kia về đời sau hay không,- và nhất là – có thể mua sự sống vĩnh cửu, hạnh phúc bất diệt với của cải và tiền bạc chúng kiếm được ở đời nay hay không ?

Đây là câu hỏi đặt ra cho ai còn chút lương tâm và niềm tin có thiên Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành, Đấng đã dọn sẵn bàn tiệc Nước Trời với thực phẩm hảo hạng để khỏan đãi những ai đã vì tin có Người, nên đã sống một đời sống công bình, bác ái, trong sạch thánh thiện ở đời này, giữa những kẻ chỉ biết chạy theo, tôn thờ tiền của và mọi thú vui vô luân vô đạo hiện nay.

Nói thế không có nghĩa là phải khinh chê tiền bạc thì mới được cứu rỗi để vào Nước trời.

Thật vậy, sống thân phận con người trên trần gian này, ai ai cũng phải cần đến tiền bạc để chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu, như cơm ăn, áo mặc, nhà ở và phương tiện di chuyển và trả bills hàng tháng. Do đó, không ai có thể ngây thơ và thiếu thực tế để nói rằng mình không cần tiền của, chỉ cần tinh thần thôi.

Nhưng tại sao Chúa Giê su lại nói những lời sau đây với các môn đệ Người :

“Thầy bảo thật anh em : người giầu có khó vào Nước Trời. Thầy còn nói cho anh em biết : Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giầu vào Nước Thiên Chúa” (Mt 19: 23- 24; Mc 10:25).

Chúng ta phải hiểu thế nào cho đúng về lời Chúa trên đây ?

Chúa đã nói với các môn đệ những lời trên đây trong hoàn cảnh một thanh niên giầu có đển gặp Chúa để xin Chúa cho biết anh phải làm gì thêm nữa để được cứu rỗi mà vào Nước Trời. Nhưng khi Chúa bảo anh về bán hết tài sản, lấy tiền bố thí cho người nghèo rồi đi theo Chúa, thì anh đã buồn rầu bỏ đi, và không thể thi hành lời khuyên của Chúa được chỉ vì anh có nhiều tài sản và tiền của (Mc 10: 17-22). Chính vì anh không thể từ bỏ sang giầu ở đời này để đổi lấy kho tàng phú quí vĩnh cửu trên Trời, nên Chúa mới nói thêm với các môn đệ như sau “Những người giầu có thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao!” (cf Mc 10:23)

Như vậy có phải Chúa lên án những người giầu có ở thế gian này không ?

Chắc chắn là không. Ngược lại, Chúa nói những lời trên để dạy chúng ta biết phải làm gì với tiền bạc để vừa có phương tiện sống chính đàng vừa theo đuổi mục đích tìm kiếm giầu sang, phú quí trên Nước Trời, là “nơi trộm cắp không bén bảng, mối mọt không đục phá” (Lc 12: 33)

Thật vậy, đời sống con người bao gồm cả hai mặt tinh thần và thể xác. Do đó, không thể chú trọng về mặt này mà bỏ quên mặt kia. Không thể chỉ chú trọng đời sống tinh thần mà quên lãng hay lơ là nhu cầu chính đáng của thân xác, đòi hỏi có cơm ăn, áo mặc nhà ở và phương tiện di chuyển. (ở Mỹ, phải có xe hơi để đi làm và di chuyển, không thể đi bộ hay đi xe đạp được).

Do đó, thỏa mãn những nhu cầu trên là điều chánh đáng và phù hợp với đạo đức. Nghĩa là phải có tiền và những phương tiện vật chất cần thiết cho một đời sống hợp với nhân phẩm. Cho nên, không có gì là sai trái khi mọi người phải làm việc, hoặc buôn bán để kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình. Giáo Hội cũng cần phải cố tiền để chi phí cho biết bao chương trình cần thiết như phúc âm hóa thế giới, đào tạo chủng sinh, trợ giúp các xứ truyền giáo, các địa phận nghèo ở Phi Châu và Á Châu v.v.

Như thế, không ai có thể ngây thơ nói rằng chỉ cần tinh thần chứ không cần tiền hay của cải vật chất. Sự thật phải nhìn nhận là con người nói chung và Giáo Hội nói riêng đều cần có tiền và phương tiện vật chất tối thiểu để chi phí và xử dụng cho những nhu cầu rất thiết yếu của đời sống con người và của Giáo Hội.

Nhưng cần phân biệt rõ là có tiền để chi dùng vào những mục đích chinh đáng, thì khác xa với lòng ham mê tiền đến mức làm nô lệ cho tiền bạc, khiến tôn thờ nó như Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảnh cáo về nguy cô “tôn thờ tiền bạc = cult of money” của con người thời đại hôm nay. Nếu tôn thờ tiền bạc thì sẽ không thể nâng tâm hồn lên tới Chúa là cội nguồn của mọi phú quý giấu sang bất tận. Đó là lý do tại sao Chúa Giê su đã nói với các môn đệ là “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được” (Mt 6:24).

Nghĩa là không thể yêu mến tiền của hơn cả những giá trị tinh thần và nhất là hơn cả yêu mến Thiên Chúa là chính mọi phú quý giầu sang vĩnh cửu. Người không có tín ngưỡng thì tiền bạc, của cải vật chất và danh vọng trở thành mục đích tôn thờ, yêu mến của họ. Người tín hữu Chúa Kitô, ngược lại, phải tôn thờ Thiên Chúa trên hết mọi sự, và chỉ coi tiền bạc, của cải vật chất kể cả danh vọng như phương tiện tốt để sống hữu ích cho bản thân và làm việc bác ái mà thôi.

Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu đã chúc phúc cho “những ai có tâm hồn nghèo khó vì Nước Trời là của họ” (Mt 5:3).

Chính vì muốn cho con người đi tìm phú quý, giầu sang của Nước Trời mà Chúa Kitô, “Đấng vốn giầu sang phú quí, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giầu có.”như Thánh Phao lô đã dạy (2Cor 8: 9)

Không phải chỉ người tín hữu giáo dân cần có tâm hồn nghèo khó, mà cách riêng, các giáo sĩ và tu sĩ phải là những người nêu gương sáng trước tiên về tinh thần khó nghèo của Phúc Âm để không còn đua nhau đi tìm tiền bạc hăng say hơn là lo rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, dạy dỗ chân lý và luân lý cho giáo dân để giúp họ sống đức tin vững vàng và làm nhân chứng đích thực cho Chúa Kitô trước mặt bao người chưa nhận biết Chúa và Phúc Âm của Người.

Trở lại vấn đề nghèo khó nội tâm, người có nhiều tiền bạc và của cải vật chất vẫn có thể sống nghèo khó vì không tôn thờ hay làm nô lệ cho tiền bạc. Trái lại, chỉ dùng tiền bạc và của cải vật chất làm phượng tiện sống hữu ích cho mình, cho người thân trong gia đình, và thực thi bác ái với anh chị em kém may mắn. Cụ thể là chia sẻ, giúp đỡ những người nghèo khó thực sự về vật chất như không đủ cơm ăn, áo mặc và vô gia cư. Xử dụng tiền của vào những mục đích này chắc chắn là điều đẹp lòng Chúa và mưu ích thiêng liêng cho những ai giầu có mà biết khôn ngoan dùng tiền của để mua lấy “Kho tàng Nước Trời” như Chúa Giêsu đã nói với người thanh niên giầu có trong Tin Mừng Marcô (Mc 10: 21).

Để chỉ rõ mối nguy hại của sự giầu có mà thiếu bác ái, Phúc Âm thánh Luca kể dụ ngôn về người giầu có bị phạt xuống hỏa ngục trong khi người nghèo Lazarô được vào Thiên Đàng bên Tổ Phụ Abraham (Lc 16: 19-26). Người giầu bị phạt không phải vì tội giầu có, phú quý khi còn sống, mà bị phạt vì không có lòng bác ái, không chút thương người nghèo La-za-rô hằng ngày ngồi ăn xin trước cửa nhà mình mà không được bố thí cho chút của ăn dư thừa.

Cụ thể hơn nữa là Dụ ngôn ngày Phán xét chung trong Phúc Âm Thánh Matthêu, Chúa (Đức Vua) nói với những người ở bên trái như sau:

Quân bị nnguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và sác sứ thần của nó. Vì xưa Ta đói, các người đã không cho ăn; Ta khát các người đã không cho uống… Ta trần truồng các người đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm nom” (Mt 25: 41-43).

Như thế rõ ràng cho thấy, về một phương diện, Chúa Kitô thực sự hiện diện nơi những người khèo khó, đói rách, bệnh hoạn và tù đầy. Và Người mong đợi những ai giầu có, sẵn phương tiện vật chất hãy mở lòng bác ái thương giúp những anh chị em xấu số, đang sống kiếp nghèo hèn trong mọi xã hội chuộng vật chất, ích kỷ, vô luân và phi nhân bản ở khắp nơi trên thế giới tục hóa ngày nay.

Chúa đến trần gian để cứu chuộc cho nhân loại khỏi chết vì tội, nhưng Người không tiêu diệt hết tội, bệnh tật, tai ương và nghèo đói trong trần gian này. Những thực tại này còn tồn tại đó để cho con người phải chiến đấu chống lại tội lỗi mà lập công, cũng như có dịp tốt để thi hành bác ái đối với những người nghèo khó, đau yếu bệnh tật, hoặc gặp những tai biến như động đất, sống thần (Tsunami) bão lụt, hỏa hoạn…

      Những người bị Chúa quở phạt trên đây là những kẻ, khi còn sống, có tiền và phương tiện vật chất dồi dào, nhưng đã không biết chia sẻ, thương giúp những người nghèo khó. Cho nên sự giầu có đã trở thành trở ngại cho họ được vào Nước Trời để hưởng vinh phúc giầu sang bất diệt với Chúa.

Điều nguy hại lớn nhất của lòng ham mê tiền của và sang giầu ở đời này là nguy cơ khiến con người trở nên ích kỷ, lãnh cảm (numb, incensitive) trước sự đau khổ vì nghèo đói của biết bao đồng loại ở khắp mọi nơi trên thế giới – và tệ hại hơn nữa- là bóc lột người khác cách tàn nhẫn để làm giầu cho mình. Ham mê tiền của cũng dẫn đưa con người đến chỗ phản bội, quên tình quên nghĩa với người khác kể cả ân nhân của mình.

Đó là trường hợp của Giuđa It-ca-ri-ôt, một trong 12 môn đệ của Chúa Giêsu đã bán Thầy lấy 30 đồng bạc và thất vọng đi treo cổ tự tử sau đó (Mt 27: 5).

Và chính vì mối nguy hại đó mà Chúa phải cảnh giác chúng ta chớ nên ham mê tiền của ở đời này đến nỗi không còn mong muốn tìm kiếm sự sang giầu đích thực của Nước Trời, nơi trộm cắp không thể lấy được. Nói khác đi, chỉ những ai giầu có mà không biết dùng của cải vào việc mưu ích cho phần rỗi của mình và giúp ích cho người khác thì mới đáng bị chê trách mà thôi. Ngược lai, nếu biết dùng tiền của như phương tiện hữu ích để thực thi đức ái thì chắc chắn không có gì phải phiền trách.

Tóm lại, Chúa không lên án những người giầu có chỉ vì họ giầu có mà vì có những người giầu làm nô lệ cho tiền của đến nỗi tôn thờ nó, thay vì phải tìm kiếm và tôn thờ Thiên Chúa trên hết mọi sự, như Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ xưa như sau:

Phần anh em, đừng lo tìm cho có gì để ăn, có gì để uống, và đừng băn khoăn, vì tất cả những thứ đó, dân ngoại trên thế gian vẫn tìm kiếm; nhưng Cha của anh em thừa biết anh em cần những thứ đó. Vậy hãy lo tìm Nước Thiên Chúa, còn những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Lc 12: 29-31).

Xin Chúa cho chúng ta sự khôn ngoan của Phúc Âm để biết dùng tiền của và phương tiện vật chất để làm vinh danh Chúa và mưu ích cho mình và cho người khác. Amen.

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Anh chị Thụ & Mai gởi

Thật là đáng sợ, từ nay bữa tối không dám ăn tham nữa!

Thật là đáng sợ, từ nay bữa tối không dám ăn tham nữa! Nhất định phải chia sẻ cho những người bạn bên cạnh cùng biết.

Bữa  tối và béo phì    

  90% Người béo phì là do ăn tối quá bổ dưỡng, ăn quá nhiều, hơn nữa buổi tối hoạt động ít, tiêu thụ lượng calo ít, lượng calo dư thừa dưới tác dụng của insulin trong cơ thể tổng hợp thành chất béo, mỡ tự nhiên hình thành.            

 Bữa tối với bệnh tiểu đường

Ăn bữa tối quá no suốt một thời gian dài, thường kích thích tiết tố insulin, có thể dễ dàng làm tăng chất tăng trọng insulin, đẩy nhanh quá trình lão hóa  và dẫn đến nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Bữa tối ăn quá nhiều, ăn quá bổ, hình thành béo phì mặt kháccũng dẫn đến bệnh tiểu đường.

Bữa tối và ung thư ruột kết

Bữa tối, nếu bạn ăn quá đầy đủ, các thựcphẩm chứa protein không thể tiêu hóa hoàn toàn, dưới tác dụng của các vi khuẩn bên trong đường ruột sẽ sản sinh ra một số chất độc hại,cộng với việc hoạt động ít khi chìm vào trạng thái ngủ, làm cho nhu động ruột chậm lại, kéo dài thời gian kết tủa của các chất độc hại trong  ruột, tăng tỷ lệ mắc ung thư đại tràng.

Bữa tốivà sỏi thận

Canxi trong cơ thể người sẽ tăng cao nhất sau bữa ăn 45 giờ, nếu ăn tối quá muộn, khi lượng canxi tăng lên cao điểm, thường là lúc cơ thế đang chìm vào giấc ngủ, đồng thời nước tiểu trong niệu quản, bàng quang, niệu đạo và đường tiết niệu khác không thể bài tiết, dẫn đến tăng canxi niệu, dễ dàng tạo thành các tinh thể nhỏ,về lâu dài sẽ mở rộng và hình thành sỏi.

Bữa tối và  mức độ tăng lipid máu

Bữa tối nếu nạp lượng protein, chất béo, calo cao, sẽ  kích thích gan sản sinh các lipoprotein ở  mật độ cực thấp, triglycerides cũng có xu hướng tăng lên, dẫn  đến tăng lipid trong máu.

Bữa tốivà tăng huyết áp

Nếu thực đơn trong bữa tối là thịt, cá, cộng với  tốc độ lưu thông máu chậm lại trong khi ngủ, một  lượng lớn các chất béo sẽ tích tụ trong mạch, khiến  động mạch co lại hẹphơn, hỗ  trợ  tăng trưởng mạch máu ngoại vi, làm  cho huyết áp dễ dàng đột ngột tăng cao, hơn  nữa còn tăng tốc xơ cứng hệ thống tiểu mạch.

Bữa tối với xơ vữa động mạch và bệnh tim

Chế độ dinh dưỡng bữa tối với hàm lượng chất béo quá cao, nhiệt lượng cao có thể  sinh ra cholesterol rồi tích tụ trong thành động  mạch gây xơ vữa động mạch và nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tim. Ngoài ra, còn một lý do dẫn  đến sự hình thành xơ vữa động mạch là sự lắng đọng  canxi trong huyết quản, vì dinh dưỡng quá nhiều  vào bữa tối và ăn tối quá muộn là những lý do dẫn  đến bệnh tim mạch.

Bữa tối và gan nhiễm mỡ

Nếu bạn ăn tối quá bổ dưỡng, ăn quá nhiều, nồng độ của các  axit béo và glucose sẽ đẩy nhanh quá trình tổng hợp chất béo,cộng thêm việc ít hoạt động vào ban đêm,  cũng đẩy   nhanh việc chuyển hóa chất béo, hính thành gan  nhiễm mỡ.

Bữa tối và viêm tụy cấp tính

Bữa tối nếu ăn uống quá nhiều, còn xử dụng rượu, dễ dàng gây ra viêm tụy cấp tính, thậm chí khiến bạn sốc trong khi ngủ, đột tử.

Bữa tối và thoái hóa não

Nếu duy trì thói quen ăn quá nhiều bữa ăn  tối, khi ngủ, dạ dày, gan, túi mật, tuyến tụy và các cơ quan khác gần đó vẫn đang hoạt động, khiến cho não bộ không thể nghỉ ngơi, máu lưu thông lên não không đủ, do đó ảnh hưởng đến các tế bào bình thường của não chuyển hóa, tăng tốc lão hóa não. Những thanh niên  thường ăn tối như một ông hoàng sẽ dẫn đến một trong năm nguy cơ chính gây mất trí nhớ lúc  về già.

Bữa tối và chất lượng giấc ngủ

Dùng bữa tối quá thịnh soạn và ăn quá no, chắc chắn sẽ  dẫn đến dạ dày, gan, túi mật, tuyến tụy tiếp tục làm việctrong khi ngủ, thông qua đó gửi thông điệp lên não, não ở trạng thái kích thích, dẫn đến ngủ mơ, mất ngủ, theo thời  gian sẽ dẫn đến suy nhược thần kinh và các bệnh  khác.

Lời Chúa chúa nhật tuần này

Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng.”

(Mt 11: 28-30)

“Làm sao tình vĩnh cửu, không tan?”

Tin Mừng (Mt 11: 25-30)

     Khi ấy, Đức Giêsu cất tiếng nói:

     “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha.

     “Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho.

     “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng.”

  •  *    *   *    *

“Làm sao tình vĩnh cửu, không tan?”

“yêu trọn đời này và kiếp tới.”

(dẫn từ thơ Niệm Nhiên)

Không vỡ tan, nên tình người vẫn vĩnh cửu. Yêu trọn kiếp, nên đời người còn lưu mãi. Yêu thương vĩnh cửu, là ý nghĩa của dụ ngôn truyện kể ở trình thuật, rất hôm nay.

Trình thuật thánh Mátthêu viết hôm nay, lại vẫn mang dáng dấp của dụ ngôn truyện kể, để nghĩ suy. Suy, là suy những gì gói ghém trong truyện. Nghĩ, là nghĩ làm sao về những gì dụ ngôn nói.

Dụ ngôn hôm nay, là một trong nhiều phong cách để kể về đời sống Đức Kitô, theo kiểu khác. Bằng vào cung cách thuật truyện lạ như thế, thánh Mátthêu còn kể ra một loạt các dụ ngôn, có ngôn từ và hình ảnh để người đọc nắm bắt được bí kíp của cuộc sống.

Trước đó, thánh Máccô cũng đã sử dụng đường lối này để thuật truyện. Bằng vào cách này, thánh Máccô viết: Đức Giêsu nói nhiều đến điều rất khó lòng, để bày tỏ. Chẳng hạn như khi nói: Ngài sẽ không đi nơi đâu ra khỏi nỗi chết. Nỗi chết trên thập tự. Và, Ngài cũng không có chổ để gối đầu.

Hãy đến ở lại với Ngài, rồi người người sẽ toả đi muôn nơi. Cả khi bị vùi dập và giết chết, Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi một ai. Ngài vẫn giúp. Hãy tự mình tạo trống rỗng đến mức độ không để lại gì ở nơi mình. Nghe như thế, ít người hiểu được điều Ngài nói, nên mới chống đối giận dữ.

Bằng vào lối viết như thế, thánh Máccô cho thấy Chúa muốn đả kích thái độ của người Do thái đối với cuộc sống. Đả phá mọi ảo tưởng, mộng mơ và những tham vọng vẫn có, nơi họ. Ngài muốn đem họ về với thực tế, dưới đất. Với thánh Máccô, bí kíp để mọi người sống là giáp mặt nhìn thẳng vào khó khăn. Rất cứng cỏi. Bởi, cuộc sống con người đâu có nghĩa luôn thuận lợi, dễ dãi. Và, thoải mái!

Kể về dụ ngôn người gieo giống, thánh Máccô nhắm đến những người sống chệch đường lối Chúa đưa ra. Tức, chỉ phớt qua nơi mặt ngoài, chứ không đặt thẳng trọng tâm đích thực của vấn đề. Họ là những người chỉ muốn thoát khỏi chủ đề chính. Chỉ thích những chuyện khác, bên lề thôi.

Kể về hạt giống rơi bên vệ đường, bị chim chóc bay đến lấy đi, là ý nói đến những người lơ là, không hiểu biết. Kể về những hạt rơi vào nền đất đá, quá nông, không bám sâu vào lòng đất. Nên, đã bị nắng trời thiêu rụi, là ý nói về những người chỉ chú trọng mặt ngoài, không quyền uy sức mạnh để có thể ở lại. Thánh nhân còn nói về những hạt rơi vào bụi gai, dễ chết ngạt. Tức, về những người quá ưu tư về thế giới. Về những cám dỗ ở đời, không để ý gì đến cung cách Chúa dạy, để mà sống. Những gì thánh Máccô đề cập đến hạt giống, là nói về cung cách sống đạo, cho đúng cách.

Dụ ngôn thánh Mátthêu kể, được viết vào thời gian sau thánh Máccô, rất nhiều. Khi kể về cùng một truyện, thánh Mátthêu cũng hiểu những điều mà tiền nhiệm mình từng nói. Hiểu rõ dụng đích của dụ ngôn, theo cách rất khác thường.

Và, thánh nhân diễn tả theo phong cách cũng khác. Khác, ở cách nói về cuộc đời. Về tình tiết lẫn ảnh hình, của câu truyện. Dưới ngòi viết của thánh Mátthêu, cuộc đời con người có những cốt cách rất đẹp. Đẹp đến độ ta không thể dùng ngôn ngữ ngày thường để diễn tả. Mà, phải khôn ngoan nắm bắt. Và, thực hiện.

Chừng như thánh Mátthêu còn đưa âm nhạc vào trong đó, cùng với ngôn ngữ truyện kể, có hình ảnh. Không dùng lời lẽ thuyết phục người nghe, mà đưa ra luận cứ về luân lý. Nhưng dùng tất cả những thứ nêu trên cốt cho mọi người thấy sự việc tuy tầm thường và bé nhỏ trong cuộc sống vẫn đều có bí kíp, rất tốt đẹp.

Dụ ngôn hôm nay, thánh Mátthêu kể về các loại đất ở nông trại. Và tín thư mà thánh nhân đưa ra, là: hãy sử dụng tất cả để kiến tạo thế giới. Rồi thì, hạt giống tốt lành của Chúa sẽ đổ tràn lên tất cả. Rồi cứ thế, thánh sử viết thêm về cỏ lùng mọc chung quanh lúa tốt, để rồi thánh nhân còn đưa thêm một sứ điệp, là: hãy kiên nhẫn với cỏ lùng. Nhổ nó đi, sẽ gây hoạ cho lúa tốt. Cho mùa gặt. Thánh nhân viết thêm: những gì tuy nhỏ như hạt cải, vẫn có tầm quan trọng của nó, nếu ta biết dùng nó.

Với thánh Mátthêu, ta không tài nào phát hiện được ngọc trai trong vỏ sò, nếu đa vứt bỏ cả vỏ trai lẫn ruột ngọc. Hệt như thế, ta không thể loại bỏ lưới cào, khi bắt cá. Tất cả vật dụng đều hữu ích cho con người. Cả những đồ xưa cũ đáng vứt bỏ. Vẫn có ích. Nếu biết sử dụng truyện kể do thánh Mátthêu ghi, rồi ra người người cũng sẽ nhận thấy tấm lòng bao la, tử tế mà cuộc đời đem lại, cho mỗi người. Với thánh nhân, cuộc đời người vẫn như những điểm sáng rút ra từ dụ ngôn truyện kể theo phong cách người Do thái viết.

Thánh Mátthêu thu thập nhiều điều từ Tin Mừng theo thánh Máccô, và đã biến chúng thành truyện kể, theo phong cách tư riêng của mình đối với những “con người bé nhỏ” như ngôn từ mà thánh nhân vẫn đề cập.

Bởi, dù bé nhỏ mọn hèn không bằng ai, những người như thế vẫn nắm bắt được thông điệp thập giá, sự chết và việc Chúa ra đi về nơi vĩnh cửu mà mọi người không hề hay biết. Thánh nhân biết rõ Chúa làm thế để mặc khải cho người bé nhỏ mọn hèn, nên không đả động gì về các nhu cầu triệt để, mà mọi người cần đến. Và, thánh nhân nhìn Phục sinh như một chúc lành Chúa ban cho đường lối thông thường ta vẫn sống. Thánh nhân còn cho ta biết cách mà nhìn và hiểu thấu đáo sự việc để rồi sẽ cảm kích biết ơn Chúa.

Nói cho đúng, các truyện dụ ngôn do thánh Mátthêu ghi thực sự là những truyện kể, đều rất đẹp. Đều mở cho ta thấy bí kíp của cuộc sống bình thường luôn có Chúa cùng sống, rất đẹp.

Thánh Mátthêu tự thôi thúc mình tiến xa hơn, hầu quả quyết rằng: quà tặng Chúa ban cũng dồi dào như thế. Ngài nhấn mạnh đến đất lành trong dụ ngôn người gieo vãi. Đất lành, cho vụ mùa đạt gấp 30, 60 lần. Có khi còn gấp trăm lần mà mọi người hằng trông mong, hy vọng.

Về vụ mùa, thánh nhân không đả động gì đến lúa giống hoặc đất ruộng, cho bằng chỉ nói về đức hạnh đang nảy nở trong con người. Chí ít, là khi ta cảm kích biết ơn được am hiểu thấu đáo những gì tốt đẹp nằm sâu trong cuộc sống. Để rồi, vẫn thích nghe Lời Chúa nói và hiểu rõ những điều Ngài căn dặn. Đó là những Lời được ghi ở Tin Mừng. Đặc biệt, là: Tin Mừng theo thánh Luca. Và cả Tin Mừng do chính thánh nhân ghi lại nữa. Và, lời lẽ ở Tin Mừng còn là Lời về Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Lời, tỏ lộ cho Mẹ biết là Mẹ được chúc phúc vì đã nghe và giữ lại trong lòng. Và rồi, Mẹ thực thi Lời Ngài dạy bằng động thái thân yêu, tích cực.

Tham dự Tiệc thánh có dụ ngôn người gieo giống hôm nay, ta cũng nên yêu cầu Mẹ chỉ cho mình con đường để sống nhân từ. Độ lượng. Sống làm sao, chỉ thấy những gì tích cực, ở phía trước. Để rồi, sẽ mỉm cười chấp nhận. Thực hiện. Bao lâu mình còn làm được.

Trong tinh thần đó, hãy cứ ngâm vang lời thơ nhẹ của người nghệ sĩ còn viết thêm:

“Làm sao tình vĩnh cửu, không tan?

Yêu trọn đời này và kiếp tới

lời huyền thoại, chàng hứa với nàng

lửa thiêu thân xác thành tro than

tái sinh từ tro, tình vẫn nồng nàn.”

(Niệm Nhiên – Ngụ Ngôn Tình Yêu)

Tình yêu, với ngụ ngôn. Vẫn là tình không tan. Không thành tro bụi. Dù là huyền thoaị, hay vĩnh cửu. Vẫn nồng nàn, như tình Chúa với người đời. Suốt đời người.

 Lm Kevin O’Shea CSsR biên-soạn

  Mai Tá lược dịch.

“Đêm mưa làm nhớ không gian”

Buồn Đêm Mưa

httpv://www.youtube.com/watch?v=eLo0JaHHFkk

 Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ 15 thường niên năm A 16/7/2017

“Đêm mưa làm nhớ không gian”
Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la.”

(Nhạc: Phạm Đình Chương/Thơ: Huy Cận – Buồn Đêm Mưa)

(Rôma 6: 8-11)

Với nghệ sĩ, cứ mỗi lần mưa rơi, đều thấy buồn. Có như thế, người người mới gọi đó là: “Buồn Đêm Mưa”. Với dân thường, thì “Đêm mưa, (vẫn cứ) làm nhớ không gian, lòng thêm run lạnh nỗi hàn bao la”. Nói thế, tức là: một khi đã nhớ cho lắm rồi thì người đời lại cũng thấy lạnh, thấy buồn. Một thứ buồn, rất bao-la/vời vợi, đến khôn nguôi…

Với bần đạo bầy tôi đây, thì: “Mưa đêm” cũng không làm cho “lũ chúng em” thấy nhớ không-gian hoặc thời gian chút nào hết, nhưng vẫn buồn. Buồn ở đây, có thể là buồn về những chuyện xảy ra ở nhà Đạo, suốt ngày đêm không dứt.

Thời buổi hôm nay, có những chuyện lạ xảy ra không dứt ở nhà Đạo, vẫn cứ làm người người cũng rất buồn như nỗi “Buồn đêm mưa”, lưa thưa không dứt, đến là buồn.

Nói dông nói dài, là có ý bảo rằng: với nhà Đạo, chuyện “Buồn Đêm Mưa” sẽ còn làm cho các vị mộ đạo suy tư rất nhiều và nhung nhớ cũng không thiếu về tin-tức cùng nhận-định của đấng bậc ở nhà Đạo mới đây, như sau:

Thư bên dưới, lại cũng là nhận-định của Đức Tổng ở Sydney là Đức Thày Anthony Fisher OP tiếp theo sau việc Hồng Y George Pell bị khởi tố, có viết rằng:

 “Nhiều người sẽ bị chấn động cũng như tôi qua bản tin cảnh sát Victoria đã truy tố Hồng Y George Pell về những cáo buộc lạm dụng tình dục.

 Hồng y George Pell thường xuyên và cực lực bác bỏ những cáo buộc đó và tự khẳng định hoàn toàn vô tội. Nay ngài sẽ có cơ hội đưa trường hợp của mình ra trước tòa án để minh oan.

 Khi còn là Tổng giám mục Sydney và trong vai trò hiện nay, hồng y Pell đã hợp tác trong các cuộc điều tra của nghị viện, của ủy ban hoàng gia và của cảnh sát và ngài cũng bảo đảm là các giáo sĩ và nhân viên của giáo hội cũng hợp tác như vậy.

 Ngài sẽ tự nguyện về nước để đối diện với các truy tố này. Trong khi Tổng giáo phận sẽ yểm trợ trong việc ăn ở của hồng y và yểm trợ tinh thần cũng như cho bất cứ giám mục hay linh mục nào, tuy nhiên tổng giáo phận sẽ không chịu trách nhiệm về các án phí liên quan đến nội vụ.

 Qua việc cho phép Hồng y George Pell được nghỉ phép trong vai-trò bộ-trưởng kinh tế của Vatican, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chứng tỏ sự tôn trọng đối với hệ thống công lý của nước Úc bao gồm quyền của mọi công dân được coi là vô tội trong khi thủ tục pháp lý đang tiến hành.

 Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng nhận xét là trong thời gian 3 năm làm việc chung, ngài luôn luôn ghi nhận sự liêm khiết của Hồng y George Pell. Riêng bản thân tôi được biết hồng y trong 3 thập niên qua, tôi chỉ có thể ủng hộ việc đánh giá: là con người George Pell mà tôi biết, là một con người chính trực khi tiếp cận với những người khác, một người có niềm tin với những lý tưởng cao cả, một con người hoàn toàn liêm chính.

 Khi nào có khiếu nại về lạm dụng tình dục, nạn nhân nên được lắng nghe với sự tôn trọng và tình thương xót. Khiếu nại của họ cần được điều tra và được đối xử đúng theo luật pháp. Không nên có định kiến với bất cứ ai vì phẩm trật cao, vì xác tín tôn giáo hay vì thế đứng trong xã hội. Tất cả chúng ta đều mong có công lý và tình thương cho các nạn nhân bị lạm dụng bao gồm tìm kiếm sự thật cho các cáo buộc đó. Nay chúng ta cần phải cho phép theo đuổi công lý một cách khách quan.

 Trong trường hợp này, tôi kêu gọi mọi người cầu nguyện cho sự thật và công lý, cầu nguyện cho Giáo Hội trong lúc khó khăn và tiếp tục lời cầu nguyện cho tất cả những ai bị xâm phạm tình dục”. (Xem. Tin Giáo Hội: Tổng Giám Mục Anthony Fisher OP Tổng giáo phận công giáo Sydney Nguồn: Catholic Weekly 03/7/2017, Vũ Nhuận ở Úc chuyển ngữ)

 Nói dông-dài về chuyện đời trong Đạo, là nói nhiều về những điều nghe rất quen, như đấng bậc còn nói dài, nói mãi trên sách vở. Nói như đấng bậc, là nói về “con-người-là-hình-ảnh-của- Thiên-Chúa”, ngang qua Đức Giêsu Kitô, mình từng gặp như sau:

“Với những ai lớn lên với nền văn-hoá Phương Tây, tất cả đều mang trong mình một vài cảm-nhận về hình-ảnh Đức Giêsu, dù vẫn còn mù-mờ hoặc rất rõ. Với nhiều người, thì ảnh-hình thời thơ-ấu của Đức Giêsu vẫn còn “y như đúc’ đem vào tuổi trưởng-thành.

 Với người khác, thì: ảnh-hình này được gìn-giữ bằng sự thuyết-phục đậm sâu, đôi lúc còn liên-kết với lòng sủng-mộ nồng-nàn, tư-riêng hoặc có khi còn cột chặt với các học-thuyết rất cứng ngắc. Với một số các đấng bậc này/khác, ở trong hoặc bên ngoài Giáo-hội, thì: ảnh-hình ấy lại trở-thành vấn-đề, rất cả thể. Vấn-đề là, sự việc ấy đưa dẫn đến trạng-thái bối rối và nghi-hoặc đến độ đương-sự cứ dửng-dưng với Đạo, hoặc chối-bỏ lòng đạo mà họ từng có vào thời ấu-thơ.

 Quả là, đối với rất nhiều tín-hữu Đạo Chúa, đặc-biệt là các đấng bậc nổi-cộm trong các Giáo-Hội, các ảnh-hình về Ngài thời thơ-ấu không còn trở-thành chuyện đáng kể, đầy ý-nghĩa nữa.

 Có thể nói mà không sợ sai lầm, rằng: Ảnh-hình về Đức Giê-su trong cuộc sống, là việc đáng để mọi người quan-tâm. Nói thế, là bởi: các ảnh-hình về Ngài luôn nối-kết với các hình-ảnh của cuộc sống người tín-hữu. Liên-kết, đến độ nó tạo ảnh-hưởng lên khuôn-mẫu cuộc sống Kitô-hữu, khiến mọi người có thể tin hoặc không tin vào Đạo Chúa. (X. Marcus J. Borg, Meeting Jesus Again for the First Time, Harper One 1994, tr. 1-2)

Nói những điều được “gói-ghém” gọn gàng như thế, tức bảo rằng: hành-trình đời đi Đạo, chỉ mong sao được gặp Ngài như lần đầu tiên đã gặp và đã thấy. Gặp và thấy rất nhiều, những điều còn tiếp-diễn dài dài ở đời người, như Ngài từng nói.

Nói như Ngài từng nói, còn là: bảo ban hết mọi kẻ tin hãy sống thực cuộc đời mình như Ngài từng muốn thế, với anh em. Nói như Ngài vẫn nói, còn là và sẽ là: nói và sống như Ngài từng làm và vẫn làm cho ta và cho mọi người ở đời này, có thật nhiều “đêm mưa” hồng ân bao-la, đến vô cùng/vô tận.

Nói, như các đấng bậc từng nói và từng làm, là nói và làm theo chiều-hướng nào đó, dù có đúng phép hay không vẫn không là điều quan-trọng.

Nói như đấng bậc thày dạy trên sách vở, là còn hát lên những lời nghịch-ngạo cũng rất buồn, như ca-từ nhẹ, ở bên dưới:

“Đêm mưa làm nhớ không gian,
Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la.

Tai-nương nước giọt mái nhà
Nghe trời nằng nặng nghe ta buồn buồn.
Nghe đi rời rạc trong hồn
Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi
Rơi rơi … dìu dịu … rơi rơi
Rơi rơi … dìu dịu … rơi rơi
Trăm muôn, giọt nhẹ nối lời vu vơ. 

Trăm muôn, giọt nhẹ nối lời vu vơ.
Tương-tư hướng lạc phương mờ
Trở nghiêng gối mộng, hững hờ nằm nghe
Gió về lòng rộng không che
Hơi may hiu hắt bốn bề tâm tư..”

(Phạm Đình Chương/Huy Cận – bđd)

“Hơi may hiu hắt, bốn bề tâm tư” hôm nay, là những “tâm-tư hướng lạc phương mờ” rất đọng lắng ta nghe hoài và nghe mãi, trong đêm mưa.

“Hơi may hiu hắt, bốn bề tâm-tư”, còn là và sẽ là những tình-tự tràn lan trong chốn chợ đời, nhiều nỗi nhớ. Nhớ đến nỗi, tôi và bạn lại sẽ suy-tư về nhiều thứ, như đà thấy trong vườn hoa tư-tưởng rất đọng/lắng nơi tâm-can loài người. Tâm can ấy, hôm nay đây, lại đã thấy nhiều vấn-đề đặt ra mà lại không có giải-đáp thuần-thục nào, tốt đẹp hết.

Và, vấn-đề ấy, hôm nay, được lồng trong truyện kể rất âm-thầm/nhè nhẹ nhiều nỗi nhớ, như sau:

“Tô Đông Pha là một nhà thơ nhà văn nổi tiếng , làm quan thời Bắc Tống của đất nước Trung Hoa, nhưng ông là một người rất hiểu lễ nghĩa, nhân từ và dân dã, ông thường ăn mặc giản dị, đi ngao du sơn thủy và đàm đạo với các vị tăng nhân khắp nơi. Một ngày nọ, trên đường ngao du đến Hàng Châu, vừa khát vừa mệt nên thấy có một ngôi chùa, Đông Pha liền bước vào để xin chén nước uống và nghỉ ngơi.

 Phương trượng của ngôi chùa ra tiếp, thấy Đông Pha ăn mặc bộ đồ cũ, đầy bụi đường xa, không thấy có gia nhân ngựa xe đi cùng nên nghĩ đây là một người khách hành hương bình thường, nên tỏ ý không coi trọng, nhưng vì đã ra đến nơi nên vẫn phải tiếp mặc dù trong bụng không muốn. Vị phương trượng chỉ cái ghế ngay sân nói: “Ngồi”, rồi quay sang chú tiểu đứng cạnh bảo: “Trà”, chú tiểu bưng lên cho Đông Pha một chén trà pha từ bao giờ nguội ngắt.

Sau khi ngồi nói một vài câu chuyện, vị phương trượng mới thấy Đông Pha không phải người tầm thường như lúc đầu ông ta nghĩ vì thấy ăn nói hoạt bát, hiểu biết, càng nhìn lại càng thấy phong thái đĩnh đạc, phi phàm, liền mời vào trong một gian nhà gần đấy ngồi, bảo cho đỡ nắng. Vào phòng, ị phương trượng chỉ ghế nói: “Mời ngồi”, lại nói với chú tiểu: “Mời trà”.

Sau khi trò chuyện, vị phương trượng kinh ngạc khi biết vị khách này chính là đại thi nhân tiếng tăm lừng lẫy Đông Pha cư sĩ thì liền mời ông vào một căn phòng rộng lớn trong điện và không ngớt cúi đầu nói: “Kính mời ngồi” và nói với chú tiểu: “Kính trà thơm”, chú tiểu mang lên chén trà nóng thơm ngào ngạt. Ngồi nói chuyện thêm một hồi, Đông Pha xin cáo từ, vị phương trượng liền xin Đông Pha để lại bút tích bằng thơ để kỷ niệm ngày ông ghé thăm chùa.

Đông Pha mỉm cười, rồi viết 2 câu: “Tọa, Tỉnh tọa, Thỉnh thượng tọa; Trà, kính trà, kính hương trà”, dịch là: “Ngồi, mời ngồi, kính mời ngồi; Trà, mời trà, kính trà thơm”. Vị phương trượng xem xong xấu hổ đỏ bừng mặt không nói được lời nào, từ lúc ấy không dám phân biệt khách khi tiếp đón nữa.” (Trích truyện kể  trên mạng, do nhiều người kể, để ghi nhớ)

Truyện kể ở trên mạng, do nhiều người kể, có nghe thì cũng hiểu được nhiều điều khá thích-thú, chốn dân-gian. Rất nhiều điều tuy đã khá thích-thú, theo đủ kiểu, vẫn có thể được người kể diễn-giải theo ý khác. Những ý-nghĩa và ý-định có hơn khác với điều mình suy, nhưng vẫn là điều cần được bạn và tôi nghĩ tới như người kể diễn-nghĩa như sau:

“Đông Pha cư sĩ đã để lại cho hậu thế hai bài học lớn:

Thứ nhất là: Người thông minh, hiểu biết không nhìn vẻ bề ngoài mà đánh giá người khác.
Thứ hai là: Người có đạo đức, tu dưỡng thì không sợ người khác đánh giá sai mình, càng không tức giận khi bị coi thường và không quan tâm đến thái độ của người khác. Ngọc sáng thì tự nó sẽ luôn tỏa sáng.

Con người ta bình thường vẫn quen vội vàng đánh giá người khác qua dáng vẻ bề ngoài, rồi dựa theo thân phận mà đối nhân xử thế. Đối với người danh phận tầm thường thì tỏ vẻ coi thường ngạo nghễ, còn với ai có danh phận cao quý tiếng tăm, thì mới tỏ vẻ quý phục. Làm một người tu luyện như vị phương trượng kia cũng không tu bỏ được cái tâm phân biệt này.

Cho nên đừng đánh giá con người chỉ qua dáng vẻ bên ngoài mà hãy nhìn vào bên trong tâm hồn họ. Bạn cần có thời gian, không thể vội vàng. Một cái nhìn thật sâu sắc, thật khách quan giúp bạn không đánh giá sai và để mất đi những người bạn quý giá.

Nghe diễn-nghĩa từ truyện kể như thế, cũng nên qui về lời vàng do bậc thánh-hiền vẫn từng bảo:

“Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Kitô,

chúng ta cũng sẽ cùng sống với Ngài:

đó là niềm tin của chúng ta.

Anh em cũng vậy,

hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi,

nhưng nay lại sống cho Thiên Chúa,

trong Đức Kitô Giêsu.”

(Rôma 6: 8-11)

Thế mới biết, mọi truyện kể hay chuyện đời thường rất thật, cũng còn tuỳ niềm tin của ta và của người. Tin rằng: ta cũng như người, hãy coi mình như “đã chết cho tội lỗi, nhưng nay lại sống cho Thiên-Chúa”. Bởi vì, Thiên-Chúa là Đấng triền-miên nhân-hậu, tuyệt-vời với mọi người.

Nghĩ thế rồi, nay mời bạn và mời tôi, ta cứ hiên ngang hát nhạc có điệu buồn đêm mưa, như sau:

“Đêm mưa làm nhớ không gian,
Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la.

Tai-nương nước giọt mái nhà
Nghe trời nằng nặng nghe ta buồn buồn.
Nghe đi rời rạc trong hồn
Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi
Rơi rơi … dìu dịu … rơi rơi
Rơi rơi … dìu dịu … rơi rơi
Trăm muôn, giọt nhẹ nối lời vu vơ.
Trăm muôn, giọt nhẹ nối lời vu vơ.
Tương-tư hướng lạc phương mờ
Trở nghiêng gối mộng, hững hờ nằm nghe
Gió về lòng rộng không che
Hơi may hiu hắt bốn bề tâm tư..”

(Phạm Đình Chương/Huy Cận – bđd)

Nghe hát như thế rồi, hẳn bạn và tôi sẽ liên-tưởng đến cuộc sống ở đời và trong Đạo, luôn có sợi giây nối kết các tình-huống thắt chặt tình đời, để rồi ta và người đời sẽ dựa trên đó mà phê-phán. Phê và phán, xem đó có là chuyện “Buồn Đêm Mưa” hay không; hoặc vẫn cứ là chuyện bình thường, rất vô-cảm ở huyện nhà, chẳng có gì cần phải suy-tư hoặc nghĩ-ngơi, chi thêm mết. 

Thế đó, là câu chuyện để phiếm rộng, phiếm dài, phiếm lai rai hôm nay và mai ngày, rất tương-lai và mãi mãi.

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn còn “Buồn đêm mưa”

như khi trước

Nhưng, nay đã vui trở lại

vì trời nắng

rất hanh-thông. 

Bị cô lập, người dân Sủng Hoảng liều mình qua dòng lũ

Bị cô lập, người dân Sủng Hoảng liều mình qua dòng lũ

Con đường duy nhất qua thôn Sủng Hoảng bị nước lũ cuốn trôi, người dân liều mình băng qua dòng nước lũ chảy xiết và sâu đến ngực. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)

LÀO CAI, Việt Nam (NV) – Con đường tạm qua suối dẫn vào khu tái định cư thôn Sủng Hoảng 2 (xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát, Lào Cai) bị lũ cuốn trôi khiến 35 gia đình bị cô lập, người dân phải liều mình băng qua dòng nước lũ chảy xiết.

Mưa liên tục trong những ngày qua, lũ trên các sông suối tại tỉnh Lào Cai lên nhanh gây sạt lở nhiều tuyến đường. Cụ thể, tại xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát, lũ cuốn trôi hoàn toàn con đường tạm duy nhất đi qua suối dẫn vào khu tái định cư thôn Sủng Hoảng 2.

Theo báo Tuổi Trẻ, cho đến chiều 3 Tháng Bảy, 35 gia đình với gần 180 người thuộc thôn Sủng Hoảng 2, xã Phìn Ngan, gần như tách biệt với bên ngoài. Tuy nhiên, bất chấp nguy hiểm, nước sâu đến ngực, người dân vẫn phải băng qua suối để mang hàng hóa, thức ăn, vật dụng… để mưu sinh.

Để có gạo ăn, người dân không còn cách nào khác phải vác từng bao lúa qua dòng nước lũ rồi đi xay thành gạo, rồi lại vác mang về. Mỗi lần đi qua suối, nhiều người phải băng qua dòng nước sâu đến ngực rất khó khăn và nguy hiểm.

Nói với báo Tuổi Trẻ, ông Tẩn Láo Tả, chủ tịch xã Phìn Ngan, cho biết nước lũ vẫn dâng cao nên xã chưa thể làm cầu tre tạm qua suối cho người dân đi lại.(Tr.N)

Houston: Vợ chồng gốc Việt cầm đầu đường dây ăn trộm hàng trăm ngàn đô.

Houston: Vợ chồng gốc Việt cầm đầu đường dây ăn trộm hàng trăm ngàn đô.

 

 

HOUSTON (Click2) – Cặp vợ chồng gốc Việt cầm đầu một đường dây ăn trộm có tổ chức ở Houston đã sa lưới pháp luật sau cuộc điều tra kéo dài 3 tháng.

Andre Tân Nguyễn – 42 tuổi và vợ là Julie Vân Nguyễn – 41 tuổi – bị bắt giữ sau cuộc đột kích vào căn nhà trên dãy 8600 đường Arcola Ridge Drive, khu Tây Nam thành phố vào ngày 29 tháng 6. Tại đây, cảnh sát phát giác số hàng hoá khổng lồ trị giá hàng trăm ngàn Mỹ kim chất đầy hai chiếc xe U-haul và 5 phòng ngủ.

Hai vợ chồng này được cho đã mướn những tên trộm chuyên nghiệp vào chợ Target, Home Depot và Lowes chôm các món đồ nằm trong danh sách của bọn chúng như máy công cụ hạng nặng, máy hút bụi và đồ nhà bếp đắt tiền. Hàng hoá ăn trộm nhiều đến nỗi cảnh sát địa phương không đủ chỗ trong phòng tang chứng hay nhà kho chứa số đồ này. Ngoài số hàng, cảnh sát cũng thu giữ hai chiếc xe.

Cảnh sát cho biết, Tân và Vân có dụng cụ tháo thiết bị an ninh gắn trong sản phẩm.

Cuộc điều tra được khởi sự cách đây 3 tháng sau khi nhà chức trách nhận được tin mách nước. Hồi tháng 5, hai nghi can David Gallegos và Domanik Jackson bị bắt giữ sau khi ra tay cuỗm đồ điện tử tại chợ Target trên đường Grand Parkway, từ đây đường dây ăn trộm chuyên nghiệp dần dần lộ ra.

Photo Courtesy: click2houston

Hai vợ chồng họ Nguyễn bị bắt giữ với mức bảo lãnh tại ngoại hầu tra $500.000 mỗi người. Nhà chức trách chưa công bố cụ thể những cáo buộc nghi can hiện đang đối mặt.

Cuộc điều tra vẫn đang tiếp diễn, dự kiến sẽ còn những cuộc bắt giữ khác. Nhân viên điều tra đang hợp tác với các cơ quan thực thi công lực trên toàn tiểu bang nhằm xác định liệu nhóm tội phạm này còn hoạt động ở những khu vực khác hay không.

Hương Giang (Theo Click2 Houston)

Hàng loạt ngân hàng ngoại quốc đang rút khỏi Việt Nam

 Hàng loạt ngân hàng ngoại quốc đang rút khỏi Việt Nam

Nguoi-viet.com


Chi nhánh HSBC tại Sài Gòn. HSBC đã quyết định rút khỏi Việt Nam bằng cách chuyển nhượng vốn cho Techcombank. (Hình: Báo Công Thương)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Nhiều ngân hàng ngoại quốc đang rút ra khỏi các liên doanh ngân hàng bằng cách chuyển nhượng cổ phần cho những đối tác là ngân hàng phía Việt Nam.

Báo điện tử BizLive vừa công bố thống kê liên quan đến cuộc rút lui tuy lặng lẽ nhưng rất đáng chú ý này.

Theo đó, cuộc rút lui khởi đầu hồi Tháng Ba với Standard Chartered – một tập đoàn ngân hàng đa quốc gia. Vào thời điểm đó, Standard Chartered đột nhiên rút hai đại diện của họ khỏi Hội Đồng Quản Trị của Ngân Hàng Á Châu (ACB).

Tuy Standard Chartered không giải thích tại sao nhưng các chuyên gia tin rằng, động tác vừa kể là sự chuẩn bị cho chuyện rút vốn khỏi ACB – theo luật pháp Việt Nam, đại diện ngân hàng ngoại quốc trong các liên doanh ngân hàng ở Việt Nam phải rời khỏi Hội Đồng Quản Trị của liên doanh trước khi rút vốn 18 tháng. Gần đây, Standard Chartered đã chính thức xác nhận đang thảo luận với ACB về kế hoạch rút vốn ra khỏi ACB.

Đến tháng, ANZ – một ngân hàng của Úc và New Zealand, loan báo toàn bộ mảng dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam (tám chi nhánh và phòng giao dịch) cho chi nhánh Việt Nam của Shinhan – một ngân hàng Nam Hàn. Các chuyên gia dự đoán, vụ chuyển nhượng này sẽ hoàn tất vào cuối năm nay.

Tới giữa Tháng Sáu, trên trang web chính thức, ngân hàng Kỹ Thương (Techcombank) gửi thông báo xin ý kiến cổ đông để mua lại khoảng 20% cổ phần mà HSBC – một trong những tổ chức tài chính, ngân hàng lớn nhất thế giới đang nắm giữ. Nói cách khác, HSBC đã quyết định rời Việt Nam sau 12 năm hoạt động tại đó.

Mới đây, tới lượt Commonwealth Bank of Australia (CBA) thông báo sẽ hoàn tất việc chuyển giao mọi thứ có liên quan tới mình tại Việt Nam cho ngân hàng Quốc Tế (VIB) trong quý ba này. CBA mở chi nhánh đầu tiên tại Việt Nam hồi năm 2008 và đến 2010 thì góp khoảng 20% vào VIB. CBA là cổ đông lớn nhất của VIB.

Nói với phóng viên báo điện tử BizLive, ông Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia kinh tế, nhận định đó là những dấu hiệu đáng ngại. Chuyện hàng loạt tổ chức tài chính, ngân hàng ngoại quốc lần lượt rút khỏi Việt Nam cho thấy thị trường tài chính Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro và không mang lại lợi nhuận như thiên hạ mong đợi.

Ông nói rằng điều đó khác hoàn toàn với thời điểm cách nay 20 năm. Lúc ấy, các tổ chức tài chính, ngân hàng ngoại quốc thi nhau mở văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam.

Cũng theo lời ông, chuyện các tổ chức tài chính, ngân hàng ngoại quốc rút khỏi Việt Nam đã manh nha trong năm năm vừa qua thông qua việc nhượng lại cổ phần cho một số tổ chức tài chính, ngân hàng Châu Á như Nhật, Nam Hàn, Singapore và các ngân hàng thương mại của Việt Nam.

Ông phỏng đoán, hiện tượng các tổ chức tài chính, ngân hàng ngoại quốc thi nhau rút khỏi Việt Nam chắc chắn có liên quan đến cung cách quản trị ngân hàng tại Việt Nam có quá nhiều khác biệt với chuẩn mực chung, tỉ lệ nợ xấu (nợ có khả năng mất cả vốn lẫn lãi) quá lớn.

Trước đây, chính phủ liên tục trấn an cả Quốc Hội lẫn dân chúng rằng họ đã kiểm soát được nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu tính trên tổng số tiền mà hệ thống ngân hàng cho vay đã giảm đáng kể.

Các báo cáo chính thức về nợ xấu, tổng hợp từ báo cáo của những tổ chức tín dụng tại Việt Nam, xác định, đến hết năm 2015, các tổ chức tín dụng tại Việt Nam đã giải quyết được 493,000 tỷ đồng nợ xấu. Tới hết năm 2016, tỉ lệ nợ xấu đã giảm xuống còn 2.46% tính trên tổng số tiền mà hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã cho vay.

Đến Tháng Tư vừa qua, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam mới thú thật là tỉ lệ nợ xấu có thể gấp ba lần báo cáo chính thức. Nếu xét cả nợ xấu mà công ty Quản Lý Tài Sản Các Tổ Chức Tín Dụng Việt Nam (VAMC) đang xử lý và những khoản nợ tiềm ẩn rủi ro trở thành nợ xấu thì tỉ lệ nợ xấu xấp xỉ 8.86% tổng số tiền mà hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã cho vay.

Tháng trước, lúc đề nghị Quốc Hội thông qua “Nghị quyết về xử lý nợ xấu” (ấn định các giải pháp hỗ trợ hệ thống ngân hàng, kể cả sử dụng công quỹ để bù đắp những khoản từng cho vay, giờ gần như không thể thu hồi), chính phủ mới tiết lộ tỉ lệ nợ xấu hiện là… 17.21% tính trên tổng số tiền mà hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã cho vay. Tổng nợ xấu chừng… 600,000 tỷ đồng!

Ai cũng biết, nợ xấu càng cao thì khả năng gặp rủi ro, thậm chí sụp đổ của hệ thống ngân hàng càng lớn. (G.Đ.)