Lúc về già

 Lúc về già

 1- Lúc về già mình sẽ tuyệt đối không được chủ quan nghĩ rằng còn khoẻ, còn sung sức để nghĩ và làm những việc như hồi thanh niên.
Lúc về già mình sẽ không tham gia hội đoàn hay bất cứ công việc gì liên quan đến chính quyền. Không phải mình thiếu trách nhiệm, chỉ đơn giản vì thời điểm đó sức khỏe, trí tuệ xuống dốc rồi, tụi trẻ nó làm giỏi hơn. Đầu hai thứ tóc đi tranh việc với một đứa nó làm tốt hơn mình là sao?

2- Lúc về già mình sẽ không bao giờ đến cơ quan cũ nếu như chưa nhận được một lời mời trân trọng, vào những dịp đặc biệt…
Nếu đến mình cũng chỉ cúi đầu lễ phép chào lớp trẻ rồi chuyện phiếm với đồng niên, đồng nghiệp. Mình phải tự dặn mình rằng có nói gì chúng cũng chẳng nghe, vì mọi điều mình nói đã lỗi thời, cho dù bên dưới chúng chăm chú nhìn, đầu gật gật, rồi vỗ tay rất dài. Và dĩ nhiên chúng nó có báo cáo báo cò mình cũng chẳng nên quan tâm, tò mò tìm hiểu, vì đã lâu mình không cập nhật hay update, đâu còn hiểu được thời thế.

3- Lúc về già mình sẽ không sống chung với bất cứ đứa nào, chỉ sống với…vợ. Nếu cứ thương con cái, sống với chúng nó thể nào cũng đến lúc mình ở trọ trong chính ngôi nhà của mình. Con không có tiền mua nhà thì thuê, không đủ tiền thuê mình hỗ trợ, quyết không ở chung, trai gái dâu rể gì cũng vậy hết, một tuần đến thăm nhau 1 lần vào ngày cuối tuần là đủ.

4- Lúc về già… rất già, mình sẽ phải đặt chỗ ở một trung tâm dưỡng lão nào đó. Tiền ít ở chỗ xoàng, tiền nhiều ở chỗ tươm. Chọn Trung tâm có chăm sóc y tế tốt để không bắt con cháu phục dịch lúc yếu đau. Chúng nó còn phải đi làm. Lúc đi về phía bên kia mặt trời cũng tại Trung Tâm luôn. Con cháu chỉ cần đến nhà tang lễ làm thủ tục theo nghi thức, không khóc cũng không sao, vui càng tốt. Chẳng có lý do gì để khóc. Đó là quy luật của tạo hoá. Bất cứ cái gì tồn tại nguyên vẹn lâu quá chỉ tổ làm cho xã hội trì trệ.

5- Lúc về già mình sẽ chỉ nói hai chữ “ngày xưa” (đúng hơn là những câu chuyện hoài niệm) với bạn đồng niên, tuyệt đối không nói với lũ trẻ, vì chúng sẽ cho mình bị dở hơi. Với tụi trẻ chỉ nói “ngày mai” và chỉ trả lời khi chúng hỏi. Kinh nghiệm và vốn sống (mà nhiều người cho là báu vật) đối với mình khi đó chỉ để chiêm nghiệm. Cùng lắm là biến nó thành những câu chuyện trào phúng để tự cười cợt mình, cũng chẳng làm ai bực mình.

6-Lúc về già, mình sẽ cố không nghĩ khác những điều mình đã nghĩ như ở trên. Chẳng biết có làm được không?

Càng lớn tuổi chúng ta càng nhận ra:

  *   Mang một chiếc đồng hồ $30 hay $300 cũng cùng chỉ một giờ
  *   Mang một chiếc túi/bóp $30 hay $300 cũng cùng đựng bấy nhiêu tiền
  *   Uống một chai rượu $15 hay $300 cũng say giống nhau
  *   Ở trong căn nhà 100 mét vuông hay 1000 mét vuông nỗi cô đơn cũng giống nhau
  *   Lái chiếc xe $8000 hay $80,000 cũng phục vụ ta cùng mục đích chuyên chở
  *   Hạnh phúc nội tâm không đến từ vật chất trong thế gian này
  *   Có những bạn bè, anh chị em, những người nói chuyện, cười đùa, hát xướng tán gẫu với ta đó mới là hạnh phúc …

6 vị Bác sĩ tốt nhất trong đời:

  *   Ánh nắng mặt trời
  *   Nghỉ ngơi
  *   Thể dục
  *   Ăn uống điều độ
  *   Tự tin
  *   Bạn bè

Hãy giữ 6 vị này cho mọi thời điểm trong đời để tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh

Càng có tuổi chúng ta càng thấy ít đi những điều đáng phải sắp hàng chờ đợi 

 From : KimBằngNguyễn

Nhìn hình ảnh người tù số 503 này….

From facebook:  Tran Dat shared Lê Bích Trâm‘s post.
 
Image may contain: 2 people, people standing
Lê Bích TrâmFollow

Nhìn hình ảnh người tù số 503 này bị còng tay ra toà hôm qua phát đi khắp thế giới mà không khỏi nghĩ suy.

Đang là tổng thống, bà Park Geun Hye bị luật pháp điều tra rồi bị kéo xuống, bắt giam vào tù 6,5m2 và nay đưa ra toà như bao nghi phạm, không chiếu lệ gì việc bà làm tổng thống và là ái nữ của cố tổng thống.

Bà cũng không trưng ra thân thế gia đình hay vị trí hiện tại để đòi hỏi điều gì, mà có đòi hỏi cũng không được. Toà hỏi “Nghề nghiệp của bị cáo là gì?”, bà trả lời “Tôi không có nghề nghiệp gì cả”.

Toà kéo dài hai tháng là sự trừng phạt nặng với bà, và tiếp sau đó có thể là một án chung thân. Từ tổng thống đến bị cáo ra toà hôm nay, mọi việc diễn ra rất nhanh, chỉ trong vòng hai tháng.

Luật pháp xứ Hàn nghiêm minh khiến ai cũng phải nể. Và nhất là quan lại hủ bại và làm bậy thấy hình ảnh nghiêm minh này sẽ phải chùn tay.

Xứ Hàn từ nghèo khó nhanh chóng vươn lên thành hổ là nhờ cột trụ pháp luật nghiêm minh đó, từ đó mới sinh ra nền kinh tế và văn hoá hùng mạnh.

( hình Nguyễn Trường Uy)

 

Giá Trị Tinh Thần Lập Hiến Việt Nam Cộng Hòa.

From facebook:  Phan Thị Hồng added 5 new photos 
Giá Trị Tinh Thần Lập Hiến Việt Nam Cộng Hòa.

Phân tích của Nguyễn Quang Duy Melbourne Úc

Giá Trị Tinh Thần Lập Hiến Việt Nam Cộng Hòa.

Nguyễn Quang Duy

1. Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa 1956
2. Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa 1967 (Ấn bản chánh)

Nền Cộng Hòa non trẻ của miền Nam Việt Nam đã chấm dứt vào 30 tháng 4 năm 1975, nhưng giá trị tinh thần cộng hòa vẫn tồn tại cho đến ngày nay.

Nhân kỷ niệm 60 ngày bản Hiến pháp Đệ Nhất Cộng Hòa ra đời ngày 26-10-1956 xin được ôn lại các giá trị có thể học hỏi từ tinh thần lập hiến Việt Nam Cộng Hòa.

1. HIẾN PHÁP 1956

Ngày 26/10/1955 Thủ tướng Ngô Đình Diệm chính thức thông báo kết quả Trưng cầu Dân Ý truất phế Bảo Đại, thành lập Việt Nam Cộng hòa, với Hiến ước Tạm thời làm cơ sở pháp lý điều hành quốc gia.

Tháng 3/1956 một Quốc hội Lập hiến với 123 dân biểu được bầu. Đến tháng 7-1956 Quốc Hội bỏ phiếu thông qua bản Hiến Pháp. Ngày 26/10/1956 Hiến Pháp được Quốc Trưởng Ngô Đình Diệm ban hành.

Tinh thần lập hiến và dân chủ chưa đủ

Chiếu điều 95 và 96 của bản Hiến pháp 1956, Quốc Hội Lập Hiến tự động trở thành Quốc Hội Lập Pháp và Quốc Trưởng Ngô Đình Diệm trở thành Tổng thống đầu tiên Việt Nam Cộng Hòa.

Lẽ ra hai điều này không nên có vì đã mâu thuẫn với Điều 2 là điều căn bản nhất của thể chế Cộng Hòa: “Chủ quyền thuộc về toàn dân”.

Nói cách khác Quốc Hội Lập Hiến đã tước quyền người dân bầu chọn một Quốc Hội Lập Pháp và một Tổng thống đầu tiên của nước Việt Nam Cộng Hòa.

Điều 3 “Tổng thống lãnh đạo Quốc dân” mang xu hướng suy tôn chức danh Tổng thống. Điều 89 “Không thể sửa đổi hoặc hủy bỏ các Điều 1, 2, 3, 4, và điều này (89) của Hiến pháp.”, Nghĩa là Điều 3 được đặt ngang hàng và được bảo vệ tuyệt đối như Điều 2 “Chủ quyền thuộc về toàn dân”.

Nói cách khác quyền lực tuyệt đối đã được Hiến Pháp trao cho Tổng Thống do đó quyền dân chủ đã bị giới hạn trong Hiến Pháp Đệ Nhất Cộng Hòa.

Trong khi miền Nam đang bị cộng sản đe dọa lẽ ra vai trò của các đảng chính trị và của địa phương phải được đặt hàng đầu, Hiến pháp 1956 lại chỉ tập trung vào Trung ương không hề đề cập đến địa phương, thành phố, tỉnh, xã, thị xã… cũng không đề cập đến vai trò các đảng chính trị.

Thiên thứ 9, quy định việc sửa đổi Hiến pháp, với nhiều bước chặt chẽ. Chương này chỉ thuận lợi cho những chính trị gia đã tham gia guồng máy công quyền, nhưng lại giới hạn cơ hội của dân và của thành phần cấp tiến muốn thay đổi đất nước thông qua việc sửa đổi Hiến Pháp.

Tam Quyền Phân Nhiệm

Vai trò và nhiệm vụ của Tổng Thống, của Quốc Hội và của Thẩm phán được nêu rõ trong các Thiên (Chương) ba, bốn và năm của bản Hiến Pháp 1956.

Thiên thứ sáu dành cho Đặc biệt Pháp viện là một tòa án đặc biệt có thẩm quyền xét xử Tổng thống, Phó Tổng thống, Chánh án Tòa Phá án, và Chủ tịch Viện Bảo Hiến, trong trường hợp can tội phản quốc và các trọng tội.

Thiên thứ bảy về Hội đồng Kinh tế Quốc gia do Phó Tổng thống là Chủ tịch có nhiệm vụ trình bày sáng kiến và phát biểu ý kiến về các dự thảo, dự án kinh tế.

Thiên thứ tám về Viện Bảo Hiến nhằm phán quyết về tánh cách hợp hiến của các đạo luật, sắc luật, và quy tắc hành chánh.

Kinh Tế Tự Do

Chương hai nêu rõ việc Quốc gia (chính phủ) công nhận và bảo đảm tất cả các quyền tự do cá nhân.

Đặc biệt Điều 20: “Quốc gia công nhận và bảo đảm quyền tư hữu.” Cùng với việc khuyếch trương kinh tế tự do, chiếu theo điều 20 này chính phủ đã có những chính sách vô cùng tích cực.

Lấy thí dụ, chính phủ quy định các loại xe chuyên chở công cộng như xe taxi, xe lam, xe xích lô… cho nhập cảng xe mới và đem bán trả góp cho tài xế. Các loại xe này nhanh chóng trở thành những phương tiện di chuyển thông dụng nhất tại miền Nam.

Chương trình Người cày có ruộng, chính phủ mua lại ruộng đất của điền chủ đem bán lại cho tá điền qua phương cách trả góp.

Ngoài một số hoạt động công ích xã hội, như điện, nước, hàng không,… sinh hoạt kinh tế hoàn toàn tự do. Chính phủ không cạnh tranh với tư nhân. Chính phủ chỉ giữ vai trò khuyết trương kinh tế và bảo đảm tư nhân cạnh tranh một cách công bằng và hợp pháp.

Ngay trong giáo dục Chương trình tư thục được chính phủ khuyến khích và nâng đỡ. Nhờ đó chia sẻ gánh nặng với chính phủ và đã đào tạo nhiều thế hệ thanh niên sẵn sàng đóng góp cho quốc gia dân tộc.

Chính phủ còn cho thành lập các khu kỹ nghệ như Thủ Đức, An Hòa, Nông Sơn, … nhiều nhà máy được xây dựng như nhà máy xi măng Hà Tiên, nhà máy thủy điện Đa Nhim, nhà máy vải sợi Vinatexco Đà Nẵng, Vimytex Sài Gòn, Nhà máy thủy tinh, mỏ than Nông Sơn…

Các quốc gia khác sau khi giành được độc lập đều có khuynh hướng bảo vệ thị trường, chính phủ trực tiếp làm kinh tế, quốc hữu hóa công xưởng, đề ra các chính sách bảo vệ thị trường.

Trong khi miền Nam lại theo kinh tế tự do nên kinh tế và kỹ nghệ đã phát triển nhanh hơn các quốc gia trong vùng.

Hòa giải tranh chấp lao công

Thiên thứ bẩy về Hội đồng Kinh tế Quốc gia mà hội viên gồm các nghiệp đoàn và các ngành hoạt động kinh tế, các tổ chức hoạt động xã hội liên hệ với kinh tế và các nhà kinh tế học.

Chính phủ cũng đề ra chính sách dung hòa quyền lợi giữa chủ và thợ, giảm thiểu các tranh chấp lao công, khiến cho xã hội hài hòa cùng nhau phát triển sản xuất nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

Đây là một điểm son của của xã hội miền Nam, nhờ đó cộng sản không thể lợi dụng biến các cuộc biểu tình đình công đòi hỏi quyền lợi của giới thợ thuyền thành những cuộc biểu tình chính trị.

Tinh thần nhân bản, khai phóng và dân tộc

Trong lời mở đầu Hiến Pháp nêu rõ: “…dân tộc ta sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ để hoàn thành sứ mạng trước đấng Tạo hóa và trước nhân loại là xây dựng một nền văn minh và nhân bản bảo vệ phát triển con người toàn diện.”

Nhìn chung Hiến Pháp 1956 xây dựng trên tinh thần nhân bản, khai phóng và dân tộc, tinh thần này được tiếp tục duy trì trong Hiến Pháp 1967.

2. HIẾN PHÁP 1967

Sau đảo chánh 1-11-1963, miền Nam bị đẩy vào tình trạng khủng hoảng chính trị. Các chính phủ quân sự và dân sự liên tiếp được thành lập. Để có cơ sở pháp lý mỗi chính phủ đã ban hành Hiến Chương riêng.

Mãi đến tháng 9/1966, một Quốc Hội Lập Hiến gồm 117 Dân biểu được bầu ra. Một Ủy ban soạn thảo Hiến pháp được thành lập rút ưu khuyết điểm Hiến Pháp 1956, nghiên cứu và tham vấn nhiều bản Hiến pháp các quốc gia khác, đặc biệt là Pháp, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Hiến Pháp 1967 tam quyền phân lập, dân chủ và phân quyền

Ngày 01/04/1967 Hiến Pháp 1967 được công bố theo đó nguyên tắc kiểm soát và đối trọng giữa các nhánh quyền lực được triệt để tuân thủ.

Lập pháp gồm lưỡng viện, hành pháp và tư pháp hoàn toàn độc lập. Vai trò và nhiệm vụ của lập pháp, của hành pháp và của tư pháp được nêu rõ trong các Chương ba, bốn và năm của bản Hiến Pháp.

Để tránh nguy cơ độc tài, Hiến pháp 1967 đặt ra chế độ Tổng thống với Lưỡng viện Quốc Hội và với chức vụ Thủ Tướng nhằm chia sẻ trách nhiệm và quyền hành của Tổng thống.

Đặc biệt, Chương 5 Điều 70 nêu rõ: “Nguyên tắc địa phương phân quyền được công nhận cho các tập thể địa phương có tư cách pháp nhân như: xã, tỉnh, thị xã và thủ đô.” Các Điều 65, 70, 71, 72, 73, 74, 75 và 114 tạo cơ sở pháp lý cho các chính quyền địa phương.

Chương 6 về vai trò và nhiệm vụ của các Định Chế Đặc Biệt bao gồm Đặc Biệt Pháp Viện, Giám Sát Viện, Hội Đồng Quân Lực, Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục, Hội Đồng Kinh Tế Xã Hội, Hội Đồng các Sắc Tộc.

Vai trò chống tham nhũng của Giám Sát Viện được nêu rõ: “Thanh tra, kiểm soát và điều tra nhân viên các cơ quan công quyền và tư nhân đồng phạm hay tòng phạm về mọi hành vi tham nhũng, đầu cơ, hối mại quyền thế hoặc phương hại đến quyền lợi quốc gia.”

Chính Đảng và Đối Lập

Chương 7 về Chính Đảng và Đối Lập, nền Đệ Nhị Cộng Hòa khuyến khích việc tiến tới chế độ lưỡng đảng đối lập như sau:

Điều 99

1- Quốc Gia công nhận chánh đảng giữ vai trò thiết yếu trong chế độ dân chủ.

2- Chánh đảng được tự do thành lập và hoạt động theo các thể thức và điều kiện luật định.

Điều 100 – Quốc Gia khuyến khích việc tiến tới chế độ lưỡng đảng.

Điều 101 – Quốc Gia công nhận sự định chế hóa đối lập chính trị.

Điều 102- Một đạo luật sẽ ấn định quy chế chánh đảng và đối lập chính trị.

Sinh hoạt chính trị ở miền Nam cho đến 30-4-1975 đã chiụ nhiều ảnh hưởng chủ trương lưỡng đảng đối lập, các đảng Khối hay chính trị gia đã hình thành những liên kết đối lập về đường lối và chánh sách quốc gia.

Thêm vào đó để tránh tình trạng Quân Đội cấu kết với các đảng phái chính trị làm đảo chánh, Chương 2, Điều 23 cấm “Quân nhân tại ngũ không được sinh hoạt đảng phái”.

Hữu sản hóa nhân dân

Điểm mạnh nhất của mô hình Đệ Nhất Cộng Hòa là phát triển kinh tế tự do, điểm mạnh này đã được tiếp tục trong thời Đệ Nhị Cộng Hòa. Về Công Nghiệp, Khu Kỷ Nghệ Biên Hòa là một thành tựu phát triển vào bậc nhất trong vùng Đông Nam Á. Mặc dù chiến tranh kinh tế và kỹ nghệ miền Nam vượt hẳn các quốc gia trong vùng.

Điểm đặc biệt của Hiến Pháp 1967 Điều 19 phần 2 “Quốc Gia chủ trương hữu sản hóa nhân dân” và Điều 22 “Quốc Gia chủ trương nâng cao đời sống nông dân và đặc biệt giúp đỡ nông dân có ruộng đất canh tác.” Sự thành công của chánh sách Người Cày Có Ruộng và Chương trình cơ giới hóa nông nghiệp chính là nhờ các điều khoản nói trên.

Hiến pháp nhân bản, khai phóng và dân tộc

Thừa kế tinh thần Đệ Nhất Cộng Hòa, Hiến pháp 1967 lấy nhân bản, khai phóng và dân tộc làm quốc sách. Điều 11 ghi rất rõ “Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản.”

Điều 2 phần 2 nêu rõ tinh thần cộng hòa “Quốc Gia chủ trương sự bình đẳng giữa các công dân không phân biệt nam nữ, tôn giáo, sắc tộc, đảng phái. Đồng bào thiểu số được đặc biệt nâng đỡ để theo kịp đà tiến bộ chung của dân tộc.”

Các điểm nổi bật

Nhìn chung Hiến pháp 1967 vừa ngắn gọn, rõ ràng, vừa nêu rõ chính phủ phải bảo đảm những quyền tự do căn bản, kể cả quyền đối lập chính trị. So với các quốc gia trong vùng Đông Nam Châu Á cùng thời, Hiến pháp 1967 chỉ rõ sự tiến bộ vượt bực của Việt Nam Cộng Hòa.

Còn so với thực tế Việt Nam Cộng Hòa có một số đặc điểm nổi bật như:

1. Các quyền tự do căn bản đã được chính phủ bảo đảm, đặt biệt là quyền tư hữu;

2. Xây dựng được một nền dân chủ tam quyền phân nhiệm, phân lập và phân quyền;

3. Xây dựng thành công một nền văn hóa giáo dục, lấy nhân bản, khai phóng và dân tộc làm căn bản;

4. Tôn giáo, văn học, văn nghệ, nghệ thuật phát triển;

5. Báo chí tự do;

6. Theo kinh tế thị trường tự do;

7. Nhưng vẫn bảo đảm được công bằng xã hội và dân sinh như y tế đại chúng hay thực hiện luật Người Cày Có Ruộng;

8. Một xã hội dân sự phát triển.

Kinh nghiệm thế giới cho thấy các yếu tố trên là căn bản trong việc phát triển quốc gia. Nghĩa là nếu miền Nam không rơi vào tay cộng sản thì Việt Nam Cộng Hòa sẽ không thể kém xa các quốc gia Đông Nam Châu Á như hiện nay. Nếu không nói là sẽ vượt trội hơn nước người.

Tinh thần lập hiến và thượng tôn pháp luật pháp thời Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn đó và sẽ được học hỏi kế thừa khi Việt Nam có tự do dân chủ.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Australia (Úc).
25-10-2016

No automatic alt text available.
Image may contain: text
No automatic alt text available.
No automatic alt text available.
Image may contain: 1 person, sunglasses and text
 
LikeShow more reactions

Comment

Nguyễn Thái Hợp: Một chuyến đi đau lòng!

  1. Nguyễn Thái Hợp: Một chuyến đi đau lòng!

VOA 18.5.2017

Giám Mục Nguyễn Thái Hợp trao petition đến cựu thị trưởng Geneva, Michel Rosetti, trong buổi tiếp tân do đương kim thị trưởng Guillaume Barazzone và các chính khách khác cùng tổ chức.

Đang trong chuyến đi vận động quốc tế ở châu Âu và trao thỉnh nguyện thư về thảm họa Formosa, Giám mục Giáo phận Vinh Phaolo Nguyễn Thái Hợp nói với VOA rằng ông đau lòng khi phải thực hiện một chuyến đi mà lẽ ra là của những người cầm quyền.

Đây là chuyến đi ngoài dự phóng cũng như chuyên môn của chúng tôi vì thực sự chúng tôi không được đào tạo để thực hiện những chuyến đi như vậy. Chúng tôi là những người làm mục vụ. Đáng lẽ những chuyến đi như vậy phải là của những người cầm quyền”.

Từ chối giúp đỡ của quốc tế

Trong chuyến đi kéo dài hai tuần tới Na Uy, Đức, Bỉ và Thụy Sĩ, phái đoàn của Giáo phận Vinh đã có những cuộc tiếp xúc với Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Châu Âu, một số Bộ Ngoại giao, các tổ chức thuộc Giáo Hội Công Giáo và các tổ chức xã hội dân sự.

Chia sẻ với VOA về kết quả chuyến đi, Giám mục Nguyễn Thái Hợp nói các cuộc tiếp xúc với các tổ chức quốc tế càng khiến ông thêm đau lòng.

Buồn vì cách xử sự của những người cầm quyền, của những người đại diện của dân. Chẳng hạn, một điều cụ thể mà chúng tôi nhận thấy, khi ở Việt Nam tôi cũng đã nghe, là một số nước muốn đến để giúp đỡ cho Việt Nam, giúp cho Việt Nam có thể nghiên cứu tìm ra nguyên nhân của thảm họa và nhất là xử lý thiên nhiên đã bị thảm họa đó bằng những phương pháp khoa học, kỹ thuật hiện đại để trả lại vùng biển miền Trung, và cho người dân biết thảm họa đến bao nhiêu, thảm họa kéo dài bao nhiêu, bao giờ có thể ăn cá được, bao giờ có thể đi ra biển được v.v.. Không những nhà nước đã từ chối một số nước, mà ngay cả cơ quan của Liên Hiệp Quốc cũng đã có những đề nghị đó mà không hiểu tại sao những người đại diện của dân cũng từ chối đề nghị của cơ quan Liên Hiệp Quốc. Điều đó khiến tôi cảm thấy đau lòng”.

Mị dân và vô trách nhiệm

Hơn một năm sau khi xảy ra thảm họa môi trường lịch sử, Giám mục Nguyễn Thái Hợp nói những câu hỏi rất căn bản của người dân như nguyên nhân của thảm họa, tác hại của nó thế nào, kéo dài bao lâu, khi nào biển miền Trung được khôi phục trở lại… vẫn chưa được trả lời thỏa đáng.

“Cho tới hôm nay, tôi thấy rằng chúng tôi chỉ gặp được những câu trả lời một cách rất mị dân và vô trách nhiệm. Chẳng hạn có những quan chức, khi thảm họa xảy ra ít lâu, đã xuống biển tắm để nói với dân rằng ‘Tắm đi!’. Có những người trả lời một cách vô trách nhiệm rằng biển miền Trung cũng như dân tộc Việt Nam oai hùng nên nó tự có thể tẩy xóa được thảm họa, những chất độc trở lại tình trạng ban đầu”.

Những “cuộc xung đột đau lòng”

Kể từ khi xảy ra thảm họa môi trường ở vùng biển miền Trung hồi tháng 4/2016, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra tại địa phương và trên khắp các tỉnh thành đòi chính quyền và Formosa phải minh bạch thông tin về thảm họa và bồi thường xứng đáng cho người dân.

Mặc dù phía chính quyền nói đã phân phối số tiền đền bù 500 triệu đôla của Formosa tới các nạn nhân trực tiếp của thảm họa, nhưng nhiều người dân không đồng tình với cách giải quyết của chính quyền. Gần đây, các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra, đặc biệt tại tỉnh Nghệ An.

“Nguyên nhân sâu xa vẫn là chưa đền bù xứng đáng. Có những người lẽ ra phải được đền bù xứng đáng thì vẫn chưa được vào danh sách [đền bù]. Có những người không liên quan gì đến thảm họa môi trường, không phải là nạn nhân thì đã được đền bù. Tại sao vậy? Phải chăng vì tham nhũng, vì lợi ích nhóm?”,Giám mục Nguyễn Thái Hợp đặt câu hỏi.

Tỉnh Nghệ An vốn không được chính quyền xếp vào danh sách bồi thường của thảm họa Formosa, nhưng nhiều người dân địa phương nói họ đã mất nguồn sinh kế, lâm vào cảnh nợ nần vì ảnh hưởng trực tiếp của thảm họa.

Giám mục Nguyễn Thái Hợp cho biết ông đã hai lần làm việc với chính quyền tỉnh Nghệ An và được chính quyền tỉnh cho biết đã đề đạt ra trung ương để đưa một số khu vực ở Nghệ An vào danh sách nạn nhân cần được bồi thường. Tuy nhiên cho tới nay, ông vẫn chưa nhận được câu trả lời cho vấn đề này. Theo ông, chính sự phẫn uất của người dân đã dẫn đến những “cuộc xung đột đau lòng” giữa người dân và chính quyền.

“Chuyện này đáng lẽ giải quyết một cách êm thắm giữa người dân và chính quyền, mà cuối cùng không được giải quyết, đưa đến những cuộc xung đột. Những cuộc xung đột đó thật sự rất đau lòng. Càng đau lòng hơn khi người dân bị đánh đập trong khi họ là những nạn nhân cần được đền bù xứng đáng”.

Người dẫn đầu phái đoàn của Giáo phận Vinh cho biết chuyến đi vận động lần này là một chuyến đi “tiếp cận”, giúp cho các thành viên biết cách nghiên cứu, sắp xếp và đề đạt các thỉnh nguyện của người dân một cách cụ thể hơn để gửi tới nhiều cơ quan, tổ chức quốc tế khác nhau, với mong muốn giúp cho các nạn nhân của Formosa sớm tìm được câu trả lời cho những băn khoăn của họ và được đền bù thỏa đáng.

Tính đến sáng 18/5, thỉnh nguyện thư về thảm họa Formosa trên trangwww.thamhoaformosa.com đã có trên 195.000 người ký tên.

Giáo phận Vinh có quyết định thành lập Ban Hỗ trợ các nạn nhân thảm họa ô nhiễm môi trường biển miền Trung vào tháng 9/2016, 5 tháng sau khi bắt đầu xảy ra hiện tượng hải sản chết hàng loạt, khiến đời sống kinh tế trong khu vực gần như tê liệt.

HÃY NHÌN XUỐNG ĐỂ THẤU HIỂU VÀ SẺ CHIA

 HÃY NHÌN XUỐNG ĐỂ THẤU HIỂU VÀ SẺ CHIA

Xã hội phát triển, đồng nghĩa đời sống vật chất và tinh thần con người ngày càng được nâng lên.  Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta lại không cảm thấy hạnh phúc dù họ không hề thiếu thứ gì.  Họ khó chịu, mệt mỏi khi gặp chuyện không vừa ý, khi thua kém người khác hay khi không được thỏa mãn điều gì đó,… và thường nghĩ rằng mình là người bất hạnh nhất, cảm thấy trên đời không ai khổ bằng mình.

Vậy nếu bạn cảm thấy mình là người bất hạnh nhất thì ai sẽ là người hạnh phúc nhất?  Câu trả lời là chẳng có ai!  Bởi cuộc sống này không có điều gì là toàn mỹ, không có gì là toàn nhất cả.  Được cái này thì mất cái kia!  Hãy nhìn rộng ra và làm vài phép so sánh, bạn sẽ thấy mừng vì mình chưa phải người bất hạnh nhất đâu.

Nếu bạn cảm thấy việc học đối với bạn quá nhàm chán, luôn là một gánh nặng và bạn muốn bỏ cuộc thì hãy nhìn sang những đứa trẻ trong lớp học tình thương hay những em nhỏ sáng đánh giày, tối học trong lớp bổ túc văn hóa, chắc chắn bạn sẽ rút lại ý định bỏ học của mình. 

Cuộc sống này không có điều gì là toàn mỹ, không có gì là toàn nhất cả Hay khi bạn cảm thấy căn nhà mình ở quá “ngột ngạt”, không đủ rộng lớn đối với mình thì hãy thử sống trong khu ổ chuột để biết cảm giác thiếu thốn, ngột ngạt thật sự nó như thế nào.

Cảm giác bị ba mẹ mắng thật không dễ chịu chút nào!  Nhưng liệu có bằng cảm giác của người không còn ba mẹ la rầy hay phải chứng kiến gia đình “mỗi người một nơi” không?  Bạn có thể tự trả lời được.  Còn nhiều điều, nhiều điều khác lắm nhưng chỉ qua vài ví dụ như vậy cũng có thể thấy ta vẫn còn sung sướng hơn nhiều người.

Hôm trước tôi có xem một đoạn phóng sự trên TV về tình hình chiến sự tại Syria, một phóng viên đã hỏi những người tị nạn một câu như thế này :

– Nếu được ước, các anh sẽ ước gì?

Tất cả đều trả lời :

– Chúng tôi chỉ muốn kết thúc chiến tranh, chúng tôi chỉ muốn trở về nhà sống cuộc sống yên bình.

Trong khi chúng ta mãi lo nghĩ làm sao để sống giàu có, phủ phê thì những người tị nạn Syria chỉ mong ước đất nước kết thúc chiến tranh để có thể bình yên trở về nơi “chôn rau cắt rốn” của mình.  Thế mới biết, trong lúc khó khăn, nguy hiểm thì điều chúng ta cần nhất chính là bình yên thật sự.

Bạn tôi có lần kể cho tôi nghe chuyện về một ca sĩ hát nhạc cổ điển rất nổi tiếng.  Cô từng kết hôn với một người chồng giàu có và rất hạnh phúc.  Một hôm, cô đến một quốc gia láng giềng để trình diễn, và đêm trình diễn đó rất thành công.  Sau buổi diễn, khi cô bước ra khỏi nhà hát cùng với chồng và con trai, phóng viên điện ảnh liền đua nhau tới phỏng vấn.

Mọi người đều ca tụng và ngưỡng mộ người ca sĩ.  Họ ca ngợi cô vì cô đã nổi tiếng ngay sau khi tốt nghiệp đại học, lại được bầu là một trong mười người chơi nhạc cổ điển hay nhất trên thế giới ở tuổi 25.  Một số người ca ngợi rằng cô có chồng giàu, làm chủ một công ty rất lớn và có một con trai rất xinh xắn, luôn luôn mỉm cười.

Trong khi mọi người nói những lời có cánh, người ca sĩ chỉ lắng nghe.  Sau đó, cô bắt đầu nói rất chậm rãi: “Trước hết tôi muốn cám ơn tất cả mọi người vì lời ca ngợi về tôi và gia đình tôi, và tôi hy vọng tôi cũng qúy mến những điều này như các bạn.  Tuy nhiên, các bạn chỉ thấy một phần và đã không nhìn thấy những phần khác.  Sự thật là, đứa con trai xinh xắn của tôi mà các bạn nói rằng luôn luôn tươi cười thật ra bị câm.  Ngoài ra, bé còn một người chị ở nhà cũng đang mắc bệnh tâm thần, cháu bị giữ trong căn phòng chắn bằng các thanh sắt trên cửa sổ năm này qua năm khác.”

Nghe cô ca sĩ nói, đám đông im lặng nhìn nhau.  Cô ca sĩ tiếp tục nói một cách bình tĩnh: “Ðiều này cho chúng ta biết những gì?  Tôi tin rằng chỉ có một lời giải thích, đó là Thượng Đế ban tình thương cho mọi người rất công bằng.”

Câu chuyện của cô ca sĩ cho ta thấy Thượng Đế rất công bằng bởi trong vũ trụ chúng ta đang sống luôn tồn tại một pháp lý: có được, có mất.

Con người ta thường dễ sa đà vào những thứ phù phiếm mà thường bỏ quên những thứ đáng quý ở thực tại.  Ước mơ, khát khao sống tốt hơn là chính đáng nhưng chẳng may không đạt được cũng đừng quá buồn bởi còn nhiều người khó khăn hơn gấp vạn lần ta. Hãy mở lòng ra, nhìn xung quanh với ánh mắt từ bi và bao dung, sẽ biết rằng ta còn may mắn hơn rất nhiều người, và đó cũng là một lý do để ta cảm thấy thêm yêu đời.

Thượng Đế cho ta cái cổ không những để ta ngước lên trên phấn đấu mà còn để ta nhìn xuống để thấu hiểu, chia sẻ với những mảnh đời còn khó khăn, bất hạnh.

Hoàng An 

Anh chị Thụ & Mai gởi

“Sài Gòn ơi! Tôi mất người như người đã mất tôi,”

Chuyện Phiếm Đọc sau lễ Thăng Thiên năm A 28/5/2017

“Sài Gòn ơi! Tôi mất người như người đã mất tôi,”

“như trường xưa mất tuổi thiên-thần,

Hy-vọng xa hay mộng ước gần

Đã lìa tan.”

(Nguyễn Đình Toàn – Nước Mắt cho Sàigòn hay: Sàigòn Niềm Nhớ Không Tên)

(Thư Êphêsô 5: 6)  

Trần Ngọc Mười Hai

“Sàigòn ơi! Tôi mất người như người đã mất tôi”… tất cả cũng đều là mất mát. “Mất tuổi thiên-thần”, “Mất niềm vui, tiếng hỏi, câu chào”,  còn mất cả cái tênKhông bao giờ quên. Vâng. Có mất cả cái tên hay quên cả cái tuổi, thì bạn và tôi, ta cũng đừng bao giờ mất đi ân huệ trời cho con người, đấy bạn ạ.

Mấy hôm nay, bần đạo ngồi buồn gặm bút, cứ muốn viết cho thật nhiều về nỗi niềm nhung nhớ mất đi rất nhiều thứ. Cả những thứ có tên, có tuổi hoặc có ý-tứ, ý-từ rất muốn nói ra, nhưng lại quên mất. Cũng may cho bần đạo, chợt mở máy ra nghe nhạc thấy Khánh Ly cứ là rỉ-rả những lời trần-tình mất mát của một Sàigòn đã mất tên từ lâu, nghe rất buồn.

Sao không buồn được, khi nghe đi nghe lại những câu “mất mát” khôn nguôi, khó tả đến như sau:

“Sài Gòn ơi! Đến những ngày ôi hè phố xôn xao

trong niềm vui tiếng hỏi câu chào

sáng đời tươi thắm vạn sắc màu

nay còn gì đâu…

 Ai đã xa nhớ hàng me già, thu công viên hoa vàng tượng đá

thôi hết rồi mộng ước xa xôi, theo giòng đời trôi…

 Sài Gòn ơi! Đâu những ngày mưa mùa khoác áo đi

tay cầm tay nói nhỏ câu gì

Những quầy hoa quán nhạc đêm về

Còn rộn ràng giọng hát Khánh Ly

 Sài Gòn ơi! Thôi hết rồi những ngày hát nhớ nhau

Nhớ Phạm Duy với tình ca sầu

mắt lệ rơi khóc thuở ban đầu

Còn gì đâu

(Nguyễn Đình Toàn – bđd)

 Buồn là thế, chắc hẳn cũng do người viết nhạc có những tâm sự xuất tự tâm can của một nhà thơ nay không còn dịp viết và hát về Sài gòn với cái tên “cúng cơm”, cũng đẹp nhiều hơn nữa:

 “Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên

mất từng con phố đổi tên đường

khi hẹn nhau ta lạc lối tìm

ôi tình buồn như đã sống thêm.”

Sài Gòn ơi! Tôi mất người như người đã mất tôi

như trường xưa mất tuổi thiên thần

hy vọng xa hay mộng ước gần

Đã lìa tan

Trăng ơi trăng có còn chăng là

Sao ơi sao, sao mờ lệ nhớ”

Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên

như hàng cây lá đỏ trông tìm

Mắt trời trong cánh nhỏ chim hiền

Đã ngậm sầu ngang môi lắng im

Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên

như mộ bia đá lạnh hương nguyền

Như trời sâu đã bỏ đất sầu.

Còn gì đâu…

(Nguyễn Đình Toàn – bđd)

Vâng. Có lẽ người viết nhạc hôm nay buồn nhiều nên mới viết ra những lời ai oán đến độ thế. Vâng. Như ai đó từng diễn-giải một nhận-định về “Lời nói”, qua một bài viết mà bần đạo vừa nhận được trên điện thứ hôm ấy vào tháng 5 /2017 như sau:

“Lời ăn, tiếng nói của mỗi con người là biểu hiện chính cuộc sống và con người họ. Nếu bạn gặp một người ăn nói xấc xược, bạn có muốn nói chuyện lần thứ hai không?

Muốn biết một người có vận mệnh tốt hay không, chỉ cần xem cách họ nói chuyện là biết!

Lời nói chính là biểu hiện rõ rệt nhất của một người có đức hay không, lời nói cần giữ thủ đức, có như vậy mới giữ được phúc báo.

Mệnh của con người có tốt hay không có thể nhìn cách người đó nói chuyện là có thể nhận biết. Hàng ngày không nhất định đều phạm phải việc tổn đức, nhưng nói chuyện thốt ra những điều khó nghe, làm tổn thương người khác thì đương nhiên sẽ mất đi phúc báo.

Người có vận mệnh tốt là người ăn nói có chừng mực, mỗi lời nói đều thể hiện là người có đạo đức, họ không dùng ngôn từ mạnh để phê phán, chê bai người khác, không dài dòng nói từ chuyện nọ sang chuyện kia, không kể công của bản thân mình sau khi đã giúp ai đó. Lời nói của họ luôn chân thành, với tâm ý động viên, khích lệ người khác.

Biết rõ về một người, không cần nhất thiết phải tận nói, hãy lưu lại cho người ta ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu lại chút “khẩu đức” cho mình.

Trách một người không cần phải tận trách, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút độ lượng cho mình.

Có công không cần đòi hỏi tận cùng, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút khiêm nhượng cho mình.

Đúng lý cũng không cần đoạt tận, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút khoan dung cho mình.

Tài năng đừng quá ngạo mạn, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu chút đức khiêm hư cho mình.

Ngày tháng tích tụ, bao nhiêu phúc báo cũng từ cái miệng mà đi hết nếu cứ thường xuyên gây khẩu nghiệp. Lời nói không hay sẽ làm tan vỡ mọi mối quan hệ, dù trước đó phải khó khăn để xây đắp. Thực tế là không người chồng nào muốn về nhà nếu có một cô vợ thường xuyên chì chiết, trách móc; không có đứa con nào hạnh phúc nếu có cha mẹ không nói lời dịu dàng mà chỉ quát nạt, la mắng; không có người bạn nào hứng thú giao thiệp với người hay nói lời cay độc, bình phẩm ác ý…

Cổ nhân nói: ‘Lời nói do tâm sinh’, một người có tâm tính như thế nào thì sẽ nói ra những lời như thế. Người có lòng bao dung lời nói ra sẽ nhẹ nhàng hòa ái, người trong tâm đầy oán hận, lời nói ra sẽ hung hăng, cay nghiệt. Người khiêm nhường lời nói ra sẽ chừng mực nhã nhặn. Người tự cao lời nói thường khoa trương phách lối.

Con người ta có vận mệnh tốt và giàu có ở kiếp này là vì người đó đã tích được nhiều đức ở các kiếp sống trước. Tích đức thường được hiểu là cần phải làm được việc gì đó tốt, giúp đỡ được ai đó. Tuy nhiên, không hề đơn giản khi làm được việc gì đó tốt cho ai đó. Bạn có thể phải mất rất nhiều công sức, tiền của khi giúp ai đó, tuy nhiên cũng không hề chắc chắn rằng những nỗ lực mà bạn bỏ ra hoàn toàn đem lại kết quả tốt đẹp.

Trong cuộc đời của mỗi người, không phải ai cũng sẵn lòng làm việc gì tốt cho người khác nhưng họ lại rất dễ nói những lời khó nghe với những người xung quanh. Chính những lời nói khó nghe đó khiến cuộc sống của họ không hề bằng phẳng, mà trái lại, không biết chừng lại gập ghềnh chông gai.”  

Vâng. Rất đúng. Nhận-định như thế, cũng được đấng thánh-hiền thuở trước, cũng từng viết như sau:

“Đừng để ai lấy lời hão huyền

mà lừa dối anh em,

chính vì những điều đó

mà cơn thịnh nộ của Thiên Chúa giáng xuống

những kẻ không vâng phục.”

(Thư Êphêsô 5: 6)   

Thành ra, lời nói phát ra từ cửa miệng con người, cũng có thể là những lời khiêm nhu, tử tế tích-tụ điều tốt, có tâm-phúc. Nhưng cũng có thể là những lời hão huyền, xuất phát tự tâm can đầy lừa dối khiến cho “cơn thịnh-nộ của Thiên-Chúa giáng xuống những kẻ không vâng phục.”  

Lại có những “lời nói” không phát ra từ cửa miệng con người, như từ tâm can, mà mọi người lâu nay vẫn gọi đó là “tiếng nói của lương tâm”. Lương tâm, không nói bằng lời lẽ những tự-vựng khác nhau như con người hằng nghe biết, mà là nói cùng một thứ tiếng không bằng “lời”, mà bằng “lẽ” hoặc còn gọi là “lý lẽ” khiến mọi người phải nghe theo.

Tuy nhiên, “tiếng nói” của lương tâm có là và vẫn là quy-tắc khiến con người phải nghe theo, như luật lệ hay không? Đó chính là vấn-đề được nhiều người đặt ra cho chính mình và cho người khác nữa.

Vấn-đề này, từng được một độc-giả của tờ The Catholic Weekley ở Sydney hỏi ý-kiến, với những lời sau đây:

“Thưa Cha,    

Hôm nay con có hai chuyện muốn hỏi cha về tiếng nói của lương tâm. Thứ nhất, là: ta có phạm tội gì không, nếu không làm theo tiếng nói lương-tâm bảo ta phải làm thế chứ? Thứ hai nữa là: ta có buộc phải tuân theo tiếng nói của lương tâm, khi lương-tâm của ta bị sai sót, không?” (Lại một lá thư không chữ ký)     

 Dù có chữ ký bên dưới câu hỏi hay không, đấng bậc nhà Đạo chuyên giải đáp các thắc mắc trên Báo Đạo ở Sydney vẫn đáp-trả bằng những lời như sau:

“Phải nói ngay đây rằng: anh/chị vừa đưa ra câu hỏi xác-đáng, nên cần phải hiểu rõ câu trả lời bên dưới mới được.

 Trước nhất, ta có biết lương-tâm của ta hoạt-động thế nào, không? Thật ra, ta hay có khuynh-hướng nghĩ rằng lương-tâm luôn chỉ cách cho ta phải làm gì và không được phép làm điều gì. Chẳng hạn như, nó dạy ta hãy ngồi dậy và ra khỏi giường, bởi đã đến giờ thức dậy đi nhà thờ tham-dự thánh-lễ với mọi người, ngày của Chúa, vv…

 Và, lương-tâm cũng khuyên ta đừng nên làm điều gì; không nên xem chương-trình truyền-hình đặc-biệt nào đó; hoặc không nên tiếp cận trang chủ hoặc địa-chỉ nào trên mạng; bởi chúng sẽ đưa ta vào tình-trang phạm lỗi. Lương-tâm cũng khuyên ta chớ có nói dối, không được lưu-manh, ăn cắp/ăn trộm tài-sản của người khác, vv… Trong mọi trường-hợp, lương-tâm đều ra lệnh hoặc cấm-đoán ta không được làm điều nào đó.

 Đôi lúc, lương-tâm chỉ cho phép hoặc đề-nghị ta làm điều gì đó nhưng không áp-đặt ràng buộc nào cả. Chẳng hạn, có thể nó cũng cho phép ta xem chương-trình truyền-hình này/họ hoặc xem báo nào đó, đài số mấy, nên ăn thứ này, không nên nhúng môi chạm miệng thứ kia, món nọ, vv…

 Trở về lại câu hỏi của anh/chị thật ra cũng có trường hợp này khác trong đó ta cũng có thể phạm tội nếu không nghe theo tiếng nói của lương-tâm. Đây là trường-hợp khi lương-tâm của ta tỏ ra chắc chắn để khuyên bảo hoặc cấm đoán ta có hành-động nào đó.

 Như ta đã thấy, không phải lúc nào lương-tâm cũng ra lệnh hoặc cấm-đoán ta  hành-động, nhưng khi cần, ta buộc phải nghe theo nó, bằng không ta sẽ vi phạm lỗi/tội. Lý-do của nó đơn giản là ngang qua các xét-đoán của lương-tâm, ta biết được chất-lượng đạo-đức nơi hành-động của ta. Khi ta biết được rằng một số hành-động phải thực hiện hoặc không nên thực-hiện, ta hiểu rằng đó là điều Thiên-Chúa muốn ta làm hoặc không làm việc đó; và/hoặc đi ngược lại luật lệ Ngài ban mà phạm lỗi…

 Khi lương-tâm có điều gì nghi-ngờ, ta thường do dự và không nắm chắc sự việc. Trong trường-hợp đó, lương-tâm của ta sẽ thực-sự báo cho ta biết được mà giải-quyết mối nghi-nan bằng cách tìm đến cố-vấn hoặc tìm sách theo dõi vấn đề hoặc mở sách Giáo-lý ra mà tìm-hiểu, vv…Ta phải làm như thế mỗi khi thấy có nghi-nan, ngờ-vực kẻo làm mất lòng Chúa trong những chuyện quan-trọng tạo nguy-hại cho việc cứu rỗi, hoặc ít ra kéo dài ngày hơn trong chốn luyện tội….

 Thành thử, ta cũng nên để lòng lắng nghe tiếng nói của lương-tâm, đặc-biệt khi nó ra lệnh hoặc cấm cản ta có hành-động nào đó, cả vào khi nó chỉ mỗi đề-nghị hoặc khuyên ta làm điều gì đó nhỏ bé, thôi…” (X. Lm John Flader, Consciensce: the voice we should always listen to and heed, The Catholic Weekly 12/2/2017 tr. 20)

Lương tâm hoạt-động trong cuộc sống của mỗi người. Đó là điều mọi người đều biết rõ, không cần phải chứng minh. Nếu có, cũng chỉ cần minh-chứng bằng những truyện kể ở đời thấy được trong cuộc sống. Và, đây là một trong những câu truyện đại-để giống như thế, cũng rất cần. Vậy thì, mời bạn và mời tôi, ta đi vào vùng trời truyện kể để quan-sát sẽ thấy vai trò của lương-tâm ẩn-tàng ở trong đó.

“Truyện rằng:
Nhiều khi chúng ta sống mà quên bẵng đi là mình có thể chết bất cứ lúc nào. Ta hối hả sống, vui, buồn, khỏe, yếu, ta cứ lướt qua rồi không ngoái đầu lại nhìn chuỗi ngày tháng ta đã tiêu hao của một đời người.

 Cho đến khi có một người bạn vừa ngã bệnh, bệnh nặng, không biết sẽ mất đi lúc nào, lúc đó ta mới xa, gần, hốt hoảng gọi nhau. Tưởng như chưa từng có người bạn nào “Chết” bao giờ. Hay ta có một người thân trong gia đình, đang rất khỏe vừa báo tin bị bệnh hiểm nghèo. Gia đình, họ hàng cuống lên, sợ hãi như chưa nghe đến ai nói về cái chết bao giờ, chưa chứng kiến cảnh vào bệnh viện, cảnh tang ma bao giờ.

 Cả hai người trên có thể đã ngoài 70 tuổi. Lạ thật! Cái tuổi nếu có chết thì cũng đã sống khá lâu trên đời rồi, sao những người chung quanh còn hoảng hốt thế. Hóa ra người ta, không ai muốn nghe đến chữ “Chết” dù chữ đó đến với mình hay với người thân của mình.

 Hình như không ai để ý đến mỗi sáng chúng ta thức dậy, nhìn thấy mặt trời mọc (nếu còn để ý đến mặt trời mọc) là chúng ta đã tiêu dùng cái ngày hôm qua của đời sống mình. Có người vì công việc làm ăn, cả tuần mới có thời giờ ngửng mặt nhìn lên mặt trời.

 Buổi sáng còn tối đất đã hấp tấp ra đi, buổi chiều vội vã trở về lúc thành phố đã lên đèn, làm gì nhìn thấy mặt trời. Nhưng mặt trời vẫn nhìn thấy họ, vẫn đếm mỗi ngày trong đời họ. Họ tiêu mất cái vốn thời gian của mình lúc nào không biết. Tiêu dần dần vào cái vốn Trời cho mà đâu có hay.

 Rồi một hôm nào đó bỗng nhìn kỹ trong gương, thấy mình trắng tóc. Hốt hoảng, tiếc thời gian quá! Khi nghe tin những người bạn bằng tuổi mình, bệnh tật đến, từ từ theo nhau rơi xuống nhanh như mặt trời rơi xuống nước, họ vừa thương tiếc bạn vừa nghĩ đến phiên mình.

 Thật ra, nếu chúng ta bình tâm nghĩ lại một chút, sẽ thấy “Cái chết” nó cũng đến tự nhiên như “Cái sống” . Đơn giản, mình phải hiểu giữa sống và chết là một sự liên hệ mật thiết, vì lúc nào cái chết cũng đi song song từng ngày với cái sống.

 Dẫu biết rằng, đôi khi có những cái chết đến quá sớm, nhưng ta cũng đâu có quyền từ khước chết.

Tôi biết có người mẹ trẻ, con của bạn thân tôi. Chị bị ung thư, chị cầu xin Thượng Đế cho sống đến khi đứa con duy nhất của mình vào Đại Học. Chị không cưỡng lại cái chết, chị chỉ mặc cả với Thượng Đế về thời gian vì con chị lúc đó mới lên 3 tuổi. Thượng Đế đã nhận lời chị. Ngày con chị tốt nghiệp Trung Học, chị ngồi xe lăn đi dự lễ ra trường của con và tuần lễ sau chị qua đời. Trong suốt mười mấy năm trị bệnh, chị vẫn làm đủ mọi việc: chị đội tóc giả đi làm, đến sở đều đặn, lấy ngày nghỉ hè và ngày nghỉ bệnh đi trị liệu.

 Những bạn làm chung không ai biết chị bị ung thư, ngay cả xếp của chị. Khi họ biết ra, thì là lúc chị không đứng được trên đôi chân mình nữa. Chị sửa soạn từng ngày cho cái chết với nụ cười trên môi. Vẫn vừa đi làm, vừa cơm nước cho chồng con, ân cần săn sóc cha mẹ, hiền hòa giúp đỡ anh em trong nhà, chị mang niềm tin đến cho tất cả những người thân yêu của mình. Sau ba năm chị mất, cậu con trai mỗi năm vẫn nhận được một tấm thiệp sinh nhật mẹ viết cho mình (Mẹ đã nhờ qua người dì gửi hộ). 

Hôm sinh nhật 21 tuổi của cậu cũng vào ngày giỗ năm thứ ba của Mẹ, cậu nhận được tấm thiệp mừng sinh nhật mình, với dòng chữ nguệch ngoạc, chị viết cho con: Mừng sinh nhật thứ 21 của con. Hãy bước vui trong đời sống và nhớ rằng mẹ luôn luôn bên cạnh con. Tôi đọc những dòng chữ mà ứa nước mắt.

 Tôi nghĩ đến chị với tất cả lòng cảm phục. Chị là người biết sống trong nỗi chết. Khi không thắng được bệnh tật, chị biết hòa giải với nó để sống chậm lại với nó từng ngày cho con mình. Chắc “Cái chết” cũng nhân nhượng với chị, thông cảm với chị như một người bạn.

 Một chị bạn kể cho nghe về một bà bạn khác. Bà này mới ngoài sáu mươi, nhanh nhẹn, khỏe mạnh và tính nết vui vẻ, yêu đời. Nhưng khi nào đi ra khỏi nhà bà cũng mang theo một bộ quần áo đặc biệt, đủ cả giầy vớ bỏ vào một cái túi nhỏ riêng trong va-li. Hỏi bà, sao lại để bộ này ra riêng một gói vậy, bà thản nhiên nói:“Nếu tôi chết bất thình lình ở đâu, tôi có sẵn quần áo liệm, không phiền đến ai phải lo cho mình.”

 Bà mang theo như thế lâu lắm rồi, tôi không biết có khi nào bà ngắm nghía mãi, thấy chưa dùng tới, bà lại đổi một bộ mới khác cho ưng ý không? Giống như người phụ nữ sắp đi dự tiệc hay cầm lên, để xuống, thay đổi áo quần sao cho đẹp. Đi vào cái chết cũng có thể coi như đi dự một đám tiệc.

 Tôi nghĩ đây là một người khôn ngoan, sẵn sàng cho cái chết mà bà biết nó sẽ đến bất cứ lúc nào. Bà đón nhận cái chết tự nhiên, giản dị như đi dự tiệc, hay một chuyến đi xa, đi gần, nào đó của mình.

 Nhưng không phải ai cũng nghĩ về cái chết giản dị như vậy. Phần đông muốn được sống lâu, nên bao giờ gặp nhau cũng thích chúc cho nhau tuổi thọ. Thích hỏi nhau ăn gì, uống gì cho trẻ trung mãi. Loài người nói chung, càng ngày càng thích sống hơn chết. Họ tìm kiếm đủ mọi phương thuốc để kéo dài tuổi thọ. Người ta ức đoán, trong một tương lai rất gần, loài người có thể sống đến 120 tuổi dễ dàng với những môn thuốc ngăn ngừa bệnh tật và bồi dưỡng sức khỏe.

 Rồi người ta sẽ còn tạo ra những bộ phận mới của nội tạng để thay thế cho những bộ phận gốc bị nhiễm bệnh. Gan, ruột, bao tử v.v, sẽ được thay như ta thay những phần máy móc của một cái xe cũ. Chúng ta, rồi sẽ sống chen chúc nhau trên mặt đất này.

 Chỉ tiếc một điều là song song với việc khám phá ra thuốc trường thọ người ta cũng phải phát minh ra những người máy (robot) để chăm sóc những người già này, vì con cháu quá bận (chắc đang chúi đầu tìm thuốc trường sinh) không ai có thời giờ chăm sóc cha mẹ già. Theo tôi, ngắm nhìn hình ảnh một cụ ông hay một cụ bà lưng còng, tóc bạc, đang cô đơn ngồi trong một căn buồng trống vắng, được một người máy đút cơm vào miệng, thật khó mà cảm động, đôi khi còn cho ta cái cảm giác tủi thân nữa.

 Nhưng sống như vậy mà có người vẫn thích sống. Một người đàn ông ngoài bẩy mươi, bị bệnh tim nặng, đang nằm trong phòng đặc biệt (ICU) lúc mơ màng tỉnh dậy, nhắn với các con cháu là khi nào vào thăm không ai được mặc áo mầu đen. Ông kiêng cữ mầu của thần chết. Ông quên rằng thần chết, đôi khi, có thể đến với chiếc áo mầu hồng. Thật ra, chính nhờ “cái chết” cho ta nhận biết là “cái sống” đẹp hơn và có giá trị hơn, dù có người sống rất cơ cực vẫn thấy cuộc đời là đẹp.

 Những bậc thiên tài, những nhà văn lớn đã tự tìm về cái chết khi họ bắt đầu nhìn thấy cái vô vị trong đời sống như nhà văn Ernest Hemingway, Yasunari Kawabata và họa sĩ Vincent van Gogh, v.v… Chắc họ không muốn sống vì thấy mình không còn khả năng hưởng hết vẻ đẹp của “cái sống” nữa. Họ là một vài người trong số nhỏ trên mặt đất này sau khi chết để lại tên tuổi trên những trang sử, lưu lại hậu thế, còn phần đông nhân loại, sau khi chết một thời gian, không để lại một di tích nào. Con cháu có thờ cúng được một hai thế hệ, sau đó tên tuổi mờ dần, mất hẳn theo ngày tháng, vì chính những kẻ thờ phụng đó lại tiếp theo nằm xuống cùng cát bụi.

 Ðời sống con người chóng qua như cỏ, như bông hoa nở trong cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc cũng không còn mang vết tích.(Thánh Vịnh)

 Thượng Đế khi đem mình vào đời, có hỏi ý kiến mình đâu. Nên chắc chắn là khi Ngài gọi mình đi cũng chẳng cần thông báo trước.

 Chúng ta cứ thong thả sống từng ngày, khi nào chết thì chết, mặt trời mọc rồi mặt trời lặn, bông hoa nở rồi bông hoa tàn, thế thôi.

 Tại sao ta phải cay cú với cái chết? Hãy dùng trí tưởng tượng của mình, thử hình dung ra một thế giới không có cái chết.

 Chắc lúc đó chúng ta sẽ không còn không khí mà thở chứ đừng nghĩ đến có một phiến đất cho bàn chân đứng.” (Truyện kể trích từ điện thư do bạn bè gửi cũng đã lâu)

Sống mà quên bẵng không lý gì đến lương tâm con người, còn là sống bê tha, cẩu thả, không mục đích. Sống như thế, cũng giống như là không sống.Hay còn gọi là sống dở chết dở, nửa đời người. Sống cho ra sống, đúng như tiếng nói lương tâm hằng kêu gọi, chính là cuộc sống lý-tưởng của mỗi người và mọi người.

Đó lại cũng là tâm-tình rất sống-động hôm nay và mọi ngày, ở mọi nơi. Trong đời.

Trần Ngọc Mười Hai

Còn đó những lý-tưởng

Của đời người

Nằm mãi ở lương tâm.

“Tất cả mùa xuân rộn rã đi”

Suy Tư Tin Mừng Chúa nhật thứ 6 Phục Sinh 21/5/201

Tin Mừng (Mt 28: 16-20)

Hôm ấy, Mười một môn đệ đi tới miền Galilê, đến ngọn núi Đức Giêsu đã truyền cho các ông đến. Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. Đức Giêsu đến gần, nói với các ông:

“Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.”

&   &   &

 “Tất cả mùa xuân rộn rã đi”

“xa xôi người có nhớ thương gì?”

(dẫn từ thơ Nguyễn Bính)

 Mai Tá lược dịch.

Thương hay nhớ, thì xuân kia cũng rộn rã, đã ra đi. Ra đi, nào có gì để thương nhớ? Nhớ và thương, Chúa Xuân vẫn liên tưởng đến đàn con còn ở lại, khi Ngài chuẩn bị để ra đi. Có chuẩn bị, nên Ngài vẫn dặn dò dân con đồ đệ hãy thương và nhớ Lời Ngài dặn, rồi sẽ vui tươi.

Trình thuật thánh Mátthêu nay ghi lại việc Chúa sửa soạn ra đi về cõi miên trường. Từ biệt dân con mọi người Ngài để lại một lời dặn rất tha thiết. Tha thiết dặn dò, bằng giới lệnh mới, với thương yêu. Nuông chiều. Nhiều thuyết phục. Ngài ra đi về cõi miên trường nơi có Chúa Cha, có cả Thần Khí vinh quang như lời Hội thánh, vẫn tuyên xưng.

Ngay chương đầu sách Công Vụ, Thánh Luca đã viết: Đức Giêsu được nâng nhấc lên chốn mây trời ngập tình Chúa. Về với Chúa Cha, Đức Giêsu biến khỏi tầm nhìn của các thánh ngày hôm ấy. Đó là sự thực, rất thật. Không có gì phải thắc mắc.

Thế nhưng, ở chương cuối Tin Mừng cùng tác giả, thánh nhân lại bảo: Chúa về trời chiều Chủ nhật, Chúa Phục Sinh. Nơi thôn làng bé nhỏ, rất Bêtania. Nếu để qua một bên đặc thù không gian và thời gian thiếu tính chất sử học, thì người đọc sẽ hiểu tường tận hơn ý nghĩa của sự kiện “Thầy về với Cha”. Hiểu rất rõ: ý nghĩa, giá trị và những thách đố liên quan đến niềm tin, ngay sau giòng chảy của trình thuật.

Về không gian nơi chốn, người xưa thường hay liên tưởng đến 3 yếu tố: “lên”, là lên cao tít chốn thiên triều. “Xuống”, là đạt xuống tận cùng của ngục thất, chốn luyện hình. Và, “giữa chừng”, là ở giữa nơi đây, chốn địa cầu này, rất trái đất. Xem thế thì, Đức Chúa được nâng nhấc “lên” chốn cao sang tít mù ấy, là vì Ngài mới vừa “xuống” tận đáy chốn ngục hình, hôm Thứ Bẩy Tuần Thánh. Nên, hôm nay, người người lại không nghĩ như thế, khi xét suy về chốn vũ trụ bao la. Rất lạ.

Về thời gian diễn tiến sự kiện “Chúa thăng thiên/về Trời”, có người cũng thắc mắc tự hỏi: hôm ấy, Thứ Năm hay Thứ Bẩy? Hỏi thế, tức hiểu sự kiện Chúa về trời, chỉ theo chữ. Hỏi thế, tức thắc mắc không biết việc Chúa về trời có rơi vào 40 ngày sau Phục Sinh, không? Hay rớt đúng ngày Chúa Sống Lại? Hỏi và thắc mắc như thế, tức: là hiểu Lời Chúa rất từng chữ. Chỉ theo nghĩa đen thôi.

Cũng nên biết, thời Chúa sống, con số “40” mang ý nghĩa của thời gian tương đối khá dài ngày. Tựa hồ số “3” xưa nay được sử dụng để nói về thời gian tương đối cũng rất ngắn. So với hôm nay, nếu diễn đạt sự kiện lịch sử rày xảy đến, ta sẽ không suy nghĩ theo kiểu như thế.

Về những ảnh hình mô tả vị thế của Đức Chúa, người người sẽ còn thắc mắc hỏi thêm: có thực là Đức Chúa về trời, Ngài sẽ trị vì ngồi bên phải Chúa Cha, không? Một lần nữa, hỏi thế tức hiểu trình thuật, rất từng chữ. Chỉ theo nghĩa đen. Bởi, nếu thực tế hiểu đúng theo nghĩa này, thì người người sẽ kết luận: hẳn Chúa Cha sẽ luôn phải sử dụng tay trái nên chắc cũng mỏi lắm?! Bởi, Ngài cứ phải trao ban cho Con Một Ngài mọi bài sai, bằng tay trái, mất thôi!

Diễn tả sự việc bằng ảnh hình, tưởng cũng không nên diễn và tả Chúa về Trời theo cung cách của tàu vũ trụ rời bệ phóng tiến vào cõi không gian, xen đan với tinh tú. Ngài phải là “Đấng Siêu Nhân” chiến thắng thần chết, bằng Phục Sinh, nên Ngài đang ở trên một hành tinh nào đó, trên không gian, mà phải hiểu thăng thiên về trời đây, mang tính thiêng liêng, linh đạo. Sâu sắc.

Thăng Thiên về trời, có nghĩa là: Đức Chúa Phục Sinh nay rũ bỏ mọi ràng buộc về không gian, thời gian, về cả những cảnh huống rất thế trần. Để rồi, Ngài sẽ có mặt ở mọi nơi. Vào mọi lúc. Cả vào lúc khởi đầu một sự việc, giản đơn. Thăng thiên về trời, còn có nghĩa là: Ngài đang ở trong ta, và quanh ta. Ở, bất cứ nơi nào ta đi đến, Ngài cũng đến. Vào mọi lúc, Ngài luôn có mặt ở với ta. Cả khi xảy ra bất cứ việc gì, tốt hoặc xấu.

Vì thế, ta sẽ trải nghiệm được hiện hữu của Ngài ở bất cứ đâu. Bằng bất cứ đường lối/cung cách nào. Và đây là điều khác lạ nữa là: ở nơi Ngài trụ trì, sẽ chẳng có lãnh đạo toàn trị, như mặt đất. Cũng không còn giáo chủ, hồng y hoặc đấng nào chủ quản cả. Cũng chẳng còn mạng vi tính, để tính toán. Ngài sống trọn vẹn và trung thực đến độ ngay sự chết cũng không thể cướp đi được sự sống, khỏi nơi Ngài. Sự sống ấy, nay Ngài lại sẽ ban cho mọi người, rất tràn đầy và trọn vẹn.

Thăng thiên về trời, còn có nghĩa là: Chúa luôn chúc lành cho toàn thế giới nhân trần. Nơi đó có sự hiện hữu của hết mọi người, rất sống động. Đức Chúa không chỉ chúc lành cho Hội thánh của Ngài mà thôi. Và, cũng không một ai ràng buộc được Ngài vào với chỉ một Hội thánh, mà thôi. Và, Ngài cũng hiện diện không chỉ trong khuôn khổ nhỏ hẹp, của Nhà Tạm. Nhưng, ở khắp nơi. Cả trong ta. Cả, từng tế bào xuyên suốt của hiện hữu.

Ngài không nề hà mọi tính chất nhỏ bé li ti để giáng hạ. Thăng thiên về trời, Ngài đến trở lại với ta mà hoá giải mọi khó khăn, bức bách. Để, đem về cho Cha mọi tình huống của ta, qua nguyện cầu, chúc tụng. Và, Ngài khai phóng Nước Trời để rồi sẽ đoái nhìn vào từng chi tiết nhỏ ở tình cảnh ta đang sống, với lòng yêu thương mến chuộng, và chúc phúc.

Nhờ việc Ngài làm, mỗi người và mọi người rồi sẽ nói: bản thân mình cũng cần thăng thiên về trời cùng Ngài để thăng tiến chính mình. Mình cần được nâng nhắc, hầu rũ bỏ những khốn cùng/tồi tệ với cảm giác xuống cấp. Thật thấp. Dù, ta có xuống tận đáy cùng của mọi ngục thất, rồi cũng lại được hướng thượng ngước cao hơn, ra khỏi tính chất hẹp hòi, nhỏ nhen mà thăng hoa. Hướng thượng. Hướng rất thượng, để rồi sẽ hiểu rằng: nỗi chết và những hạn chế của không gian và thời gian. Của, tình trạng kinh bang tế thế ở đời thường, sẽ không làm mọi người rời xa Đức Chúa, dù Ngài đã thăng thiên.

Thế đó, là ơn gọi của mỗi người, vào buổi Chúa thăng thiên về trời. Thế đó, là sự việc diễn ra ở núi thánh. Nơi, mà chính thánh sử từng ghi chép về hiến chương Nước Trời, về giới lệnh hãy cất bước ra đi mà thay hình đổi dạng, trọn thế giới. Nơi, có các thánh “cứ đứng đó nhìn trời”, buồn rã rượi.

Quả là, Đức Giêsu rất có lý khi Ngài tỏ bày: “Chỉ một thời gian nữa, anh em sẽ không còn thấy Thầy. Và một thời khắc nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy.” Xem như thế, có lẽ cũng phải mất một thời gian nữa, ta mới “nghiệm” ra được những gì mà sự kiện Chúa thăng thiên về trời, tỏ bày cho ta hiểu. Cũng nên nghiệm ra được sự thật này, để mà sống. Để được thế, hãy cứ sử dụng thời gian dành để cho ta, như mong muốn. Chắc chắn Chúa sẽ chúc lành cho thời khắc mà ta chưa đạt được. Nhưng, Chúa vẫn sẽ ở trong ta, khi ta hiện thực vai trò đem Chúa đến với mọi người.

Bằng vào bài sai Chúa ủy thác, nay là lúc ta hiên ngang dấn bước thực hiện bài sai ấy. Thực hiện điều mà Chân phước Gioan Phaolô II từng đặt tựa đề cho sách của ngài viết:“Hãy trỗi dậy mà ra đi!”, ngõ hầu khuyến khích con dân Hội thánh đang hiện thực, Lời Chúa dạy.

Cùng phấn kích với Hội thánh, cũng nên ngâm tiếp lời thơ còn bỏ dở, mà hát rằng:

“Tất cả mùa xuân rộn rã đi!

Xa xôi người có nhớ thương gì?

Sông xưa chảy mãi làm đôi ngả,

Ta biết xuân nhau, có một thì.”

(Nguyễn Bính – Cuối Tháng Ba)

Cùng với Xuân mùa, rộn rã đi. Người đi vội, kịp đến chùa/đền. Còn ta đây, vẫn nhớ người đôi ngả. Rộn rã biết “xuân nhau có một thì”. Thì, của nhớ và thương. Thân tình. Quyết thực hiện điều Thầy dặn rõ, mới hôm nào.

 Lm Kevin O’Shea CSsR biên-soạn – 

Mai Tá lược dịch.

Không cầu con tài giỏi, không mong con dưỡng già, chỉ nguyện đi cùng con đoạn đường…

 

Không cầu con tài giỏi, không mong con dưỡng già, chỉ nguyện đi cùng con đoạn đường… Đây là dòng tâm sự cảm động của một bà mẹ 57 tuổi khi rời khỏi nhà con trai!

Tôi 57 tuổi, về hưu được hai năm, con trai năm nay 31 tuổi. Năm tôi mới về hưu thì con trai lấy vợ. Vì là người rất yêu thương con, do đó từ khi con lấy vợ, tôi lại gánh lên trách nhiệm chăm sóc con dâu và nghĩ rằng đó cũng là việc bình thường.

Ban đầu, tôi vốn nghĩ sau khi con trai lấy vợ, cả nhà vẫn có thể sống chung cùng một chỗ. Nhưng vì chồng khuyên can, nói rằng vợ chồng son cần có không gian riêng, do đó tôi mới cho chúng ra ở riêng. Nhưng để tiện chăm sóc vợ chồng con trai, mỗi sáng chúng tôi lại sang nhà con trai nấu bữa sáng, quét dọn nhà cửa, sau bữa tối, khi các con đi ngủ chúng tôi mới trở về nhà.

Một hôm, như mọi ngày tôi mang theo đồ ăn tươi mới mua ở chợ đến nhà con trai, trong lòng đang hân hoan, rút chìa khóa ra mở cửa thì không thể mở bởi vì con dâu đã đổi ổ khóa khác. Tôi gọi điện hỏi thì con dâu nói rằng: “Gần đây chung cư hay xảy ra mất trộm, cho nên …” . Lúc đó tôi nghĩ, sao các con đổi ổ khóa mà không đưa chìa cho mẹ? Chắc là chúng quên mình rồi.

Buổi tối, con trai tới nhà đưa cho tôi chiếc chìa khóa. Tôi vốn định không nói lại chuyện ban sáng, nhưng con lại nói một câu: “Mẹ đừng để vợ con biết.” Tôi nhận thấy sự việc này không còn đơn giản nữa rồi.

Tuy nhiên, nói xong là tôi lại quên ngay. Ngày hôm sau, tôi vẫn theo thói quen bước chân đến nhà con trai. Vừa bước tới gần cửa, tôi nghe thấy con trai và con dâu đang cãi nhau.

Lúc đó, con dâu không ngừng nói: “Anh nhất định đã đưa chìa khóa mới cho mẹ của anh rồi.”

“Anh mãi không bỏ được thói quen tắm rửa xong, quần áo ném hết vào trong chậu, đợi sang ngày hôm sau mẹ anh sang và đem giặt sạch. Nhìn quần áo mắc ở dây phơi, em không thấy vui mà chỉ thấy xấu hổ.”

“Anh nhìn xem, anh bị mẹ chiều quá mà dưỡng thành thói quen xấu, mỗi ngày về nhà đều nằm dài trên ghế sofa, không làm một việc gì, đồ đạc không thu dọn, rác không đổ, chỉ thiếu đút cơm tận miệng nữa thôi. Anh giống như một đứa trẻ miệng đầy hôi sữa vậy.”

“Mẹ lại không giống bà mẹ chồng khác, đi khiêu vũ hoặc spa, mà như một chiếc camera nhìn chằm chằm vào chúng ta.”

Tôi nghe xong mà không thể tự trách mình, rằng đây là 24 giờ lo lắng cho con đổi lấy thứ này. Điều khiến tôi ghét nhất chính là, con trai chỉ biết nói một câu: “Mẹ là mẹ của anh, em làm vậy anh biết xử lý thế nào?”

Trước đây, mọi việc đối nội đối ngoại trong gia đình là do một tay tôi lo hết. Nhưng kết quả là con dâu lại cho tôi là người không hiểu chuyện.

 

 

 

 

 

 

(Ảnh minh hoạ)

Nghe xong, tôi không thể cầm được nước mắt trở về nhà và kể lại sự tình với ông bạn già: “Thằng Hướng là con trai độc nhất của chúng ta, từ bé tôi đã yêu thương và dành cho nó sự chăm sóc tốt nhất, lắm lúc còn lo lắng từng li từng tí, vậy mà giờ tôi lại phải nhận lấy lời nhận xét như vậy.”

Chồng nghe xong vừa lấy tay vỗ vỗ vào lưng tôi vừa nói: “Thật là có mắt không tròng! Có cơ hội, tôi sẽ nói chuyện với hai đứa nó.”

Rồi ông nói tiếp: “Mình nhìn các bạn đồng nghiệp cũ mà xem, họ đi du lịch khắp cả nước, còn ra cả nước ngoài nữa. Nhưng mình vì các con, đã bị dính mắc ở đây quá lâu rồi. Ngẫm lại, tôi thấy sợ cái sức chịu đựng của mình rồi đấy.”

Sau buổi nói chuyện, tôi tự hỏi, chẳng lẽ mình cứ sống vậy đến khi chết đi sao? Chẳng lẽ không muốn ra ngoài du ngoạn một chuyến?

Nói xong liền lập tức quyết định đi du lịch, đi thăm quan thắng cảnh vùng núi cao nguyên, tận mắt nhìn dê mẹ cho dê con bú sữa, tôi lại nhớ trước đây khi con trai còn nhỏ, tôi cũng cho nó bú từng tí như vậy.

“Sống du mục trên thảo nguyên, những con dê phải di chuyển thường xuyên, nếu như dê mẹ cứ chăm lo mãi thì dê nhỏ làm sao trưởng thành, làm sao học được cách sống tự lập? Như vậy, ai còn nguyện ý lấy một người mà tinh thần còn mãi cầu bú sữa như vậy được.”

Ông chồng già đứng bên cạnh cùng nhìn bầy dê với nét mặt đầy vui vẻ. Ông nói: “Tình thương của người mẹ dành cho một đứa trẻ nên buông xuống.” Nói xong, chồng liền cầm chiếc điện thoại và đọc một bài viết. Dường như bài này nói đúng tâm trạng tôi lúc này: “Cha mẹ không muốn rời xa con khi chúng đã trưởng thành, nói là thương con, nhưng lại chính là kiểm soát con cái. Cách chăm sóc như vậy là để nhằm phục vụ cảm giác sở hữu của cha mẹ, là để thỏa mãn lòng tham của chính mình…”

Nghe đến đây tôi nhìn chằm chằm vào chồng rồi chợt hỏi: “Tôi là một người mẹ như thế sao?”

Rồi ông mỉm cười nói: “Là thuộc về người có thể vãn hồi lại.”

7 ngày trên thảo nguyên, ông chồng già đã dạy tôi chụp ảnh lưu niệm, gửi thư, làm sao để có được một bức ảnh đẹp. Cùng sống trong một mái nhà, vậy mà cuộc sống sinh hoạt của hai chúng tôi lại có sự cách biệt lớn đến vậy.

Khi trở về nhà, việc đầu tiên tôi làm là mua một chiếc điện thoại Iphone 6, bán ngay chiếc điện thoại cục gạch của mình.

 

(Ảnh minh hoạ)

Hôm sau, tôi gọi cho con trai một cuộc điện thoại để thông báo buổi tối hai vợ chồng tôi đến nhà chơi. Con trai nghe xong không khỏi giật mình: “Mẹ, chẳng phải mẹ có chìa khóa đó sao, mẹ cứ đến, sao phải gọi trước ạ?” Tôi cười cười và không nói gì thêm nữa.

Sau khi dùng xong bữa tối, hai vợ chồng tôi tới nhà con trai. Đến nơi, con dâu ra mở cửa đón, tôi nhìn các con rồi kể lại sự tình những việc bản thân đã làm trong 7 ngày qua. Rồi tôi nửa đùa nửa thật nói với con: “Mẹ chuẩn bị một thứ quan trọng cho cuộc sống sinh hoạt tuổi già. Đây là dụng cụ mà mẹ đã mua, chẳng lẽ các con không có ý định mua tặng mẹ một chiếc.” Tôi vừa nói vừa lấy ra chiếc điện thoại Iphone 6 đặt ở trên bàn, miệng mỉm cười và ngồi quan sát phản ứng của các con.

Con dâu ngay lập tức nói: “Mẹ à, mẹ có tiền để mua không? Con cho mẹ 10 triệu đồng để mua đây ạ.”

Sau rồi tôi nhẹ nhàng lấy chiếc chìa khóa từ trong túi ra đưa lại cho con trai. Đối với tôi mà nói, lúc này giống như trao lại quyền tự quyết định cho con, quyền được lên tiếng, quyền gia trưởng. Tôi nói: “Sau này mẹ sẽ không thường xuyên qua nhà các con nữa, mà nếu có qua, cũng sẽ gọi điện báo trước.”

Con trai nhìn tôi với vẻ khó hiểu nói: “Mẹ, mẹ làm gì vậy?”

“Mẹ không phải giận con, mà là đang học cách buông bỏ.” Tôi ôm con trai, mắt không khỏi rơm rớm lệ. Từ hôm đó tôi không còn quản con trai nữa, mặc dù biết buông lúc này đã quá muộn nhưng vẫn còn kịp.

Lúc tôi đang đi du lịch, bỗng nhiên nhận được tin nhắn của con trai: “Mẹ, mẹ đang ở đâu vậy?”

Tôi nhanh chóng chụp tấm ảnh kỷ niệm và gửi cho con cùng lời nhắn: “Thế giới này thật rộng lớn, cha và mẹ còn rất nhiều nơi cần đến khám phá lắm.”

Không lâu sau, hình ảnh hai vợ chồng tôi đi du lịch được con dâu đăng lên mạng với dòng bình luận: “Đây là hình ảnh hưởng thụ tuổi già của bố mẹ chồng, sau này mình cũng học theo hai người.”

(Ảnh minh hoạ)

Nhưng không ít người đặt câu hỏi: “Sinh con thì mong muốn điều gì ở con cái, muốn con làm rạng danh tổ tiên hay muốn con dưỡng già?”

Cuối cùng tôi thấy một câu trả lời thật cảm động: “Để được cùng con trải nghiệm cuộc sống.”

Tất cả bậc cha mẹ đừng biến con trở thành vật sở hữu duy nhất, điều này khiến con không có năng lực giao tiếp với xã hội, không có hứng thú với sở thích cá nhân, không quan tâm đến niềm vui của mình là gì. Đây liệu có phải là cuộc sống hạnh phúc mà mỗi bậc cha mẹ muốn con học được hay không? Cách giáo dục này mang đến cho con điều gì? Chính là áp lực và tra tấn.

Hãy là hình mẫu cho con học hỏi, yêu thương, hạnh phúc, có sự nghiệp riêng, là một phần tử trong xã hội, là một người hạnh phúc khỏe mạnh trong mắt con cái.

Có một người nói câu mà tôi rất tâm đắc: “Tôi khâm phục những bậc cha mẹ, khi con cái còn nhỏ thì yêu thương hết mực, nhưng khi chúng trưởng thành thì liền buông tay, để chúng tự biết chăm sóc cho bản thân khi lưu lạc bên ngoài, giống như một nhiệm vụ cần hoàn thành. Tình thân không phải là dùng để chiếm hữu mãi mãi, mà là do duyên phận thâm sâu mà thành. Chúng ta không thể bỏ bê con trẻ khi chúng còn nhỏ và cũng không thể để chúng thấy áp lực vì cha mẹ khi trưởng thành.

Làm cha mẹ là để trái tim đi cùng lý trí. Không chỉ làm cha mẹ, mà trong cuộc sống đời người cần hiểu được lúc nào cần tiến cần lui.

Không cầu con hoàn hảo, không cầu con phải thay cha mẹ tranh sĩ diện, lại càng không cầu con dưỡng già. Chỉ cần thân thể con khỏe mạnh, một lần cùng cha mẹ ngắm cảnh đẹp trên thế giới này, để ta có cơ hội đi cùng con một đoạn đường…”

San San

Dương Tràng

Đừng tìm hạnh phúc nơi nào xa quá

Đừng tìm hạnh phúc nơi nào xa quá

https://thanhnientudo.files.wordpress.com/2015/11/img_7952.jpg 


Đừng tìm hạnh phúc nơi nào xa quá 
Hãy quay về tìm nó ở trong ta 
Chỉ cần tâm thanh thản sẽ nhận ra 
Vì hạnh phúc là điều đơn giản nhất 
  

Khi ăn uống biết ngon là hạnh phúc 

Khi tai còn nghe rõ những âm thanh 
Khi mắt còn thấy rõ áng mây lành 
Khi đi đứng nói làm đều tự tại 
  

Biết giúp ích nhân loại điều thiết thực 
Biết sẻ chia vật chất lẫn tinh thần 
Biết cảm thông mọi rắc rối thế nhân 
Biết trang trải bằng tình thương chân thật 
  

Người hạnh phúc nhất là người trầm tĩnh 

Trái tim người thật sự vị nhân sinh 
Mọi việc làm có chánh niệm phân minh 
Sự an tịnh tâm hồn luôn có mặt. 
  
( Tường Vân ) 
Suy ngẫm !

Tân tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in mời linh mục làm phép dinh tổng thống

Tân tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in mời linh mục làm phép dinh tổng thống

vietvatican.net

Seul – Như một tín hữu Công giáo tốt lành, trước khi đến định cư ở một ngôi nhà mới, tân tổng thống Hàn quốc Moon Jae-in đã nghĩ đến việc làm phép nơi ở mới, đó là “Nhà Xanh” – nơi cư ngụ chính thức của tổng thống Hàn quốc, nơi đặt các văn phòng tổng thống và cũng là nơi đón tiếp các quốc trưởng đến thăm Hàn quốc.

Tân tổng thống Hàn quốc Moon Jae-in đã mời cha xứ của mình – linh mục đang coi sóc giáo xứ Công giáo Chúa Ba Ngôi ở vùng phụ cận Hongje-dong,, Seul, nơi ông ở từ tháng một năm nay – đến làm phép “Nhà xanh”.

Cha Phaolô Ryu Jong-Man đã nhận lời mời của tổng thống và hôm 13/05, cha đã đến Nhà Xanh để ban phép lành cho những người ở đó, làm phép cho ngôi nhà và các đồ vật.

Cha xứ Phaolô đã đặt tay trên tổng thống và vợ của ông và cầu nguyện cho ông, cầu cho ông được “khôn ngoan như Vua Solomon”. Cha cũng nói với tổng thống: “Trước khi quyết định về vấn đề của đất nước, anh chị em hãy cầu nguyện với Chúa Thánh Thần. Ngài sẽ đến với anh chị em và ban cho anh chị em ánh sáng và sức mạnh của Người.

Cha Phaolô nói về tân tổng thống, người cha biết rõ, là một người khiêm nhường, cởi mở và nhân hậu. Cha cho biết ông luôn đeo một nhẫn chuỗi Mân Côi ở ngón tay thứ tư của bàn tay trái: dấu hiệu của lòng sùng kính Mẹ Maria.

Tổng thống Moon Jae-in đã chọn bắt đầu vào ở trong Nhà Xanh vào ngày lễ Đức Mẹ Fatima và do đó, việc phục vụ quốc gia của ông bắt đầu dưới sự bảo trợ của Mẹ Maria.

Cha Phaolô đã tặng cho vợ chồng tổng thống một bức tranh có ý nghĩa hòa bình. (Agenzia Fides 17/5/2017)

Hồng Thủy

Stalin: tư tưởng độc tài và gia đình bất hạnh

Stalin: tư tưởng độc tài và gia đình bất hạnh

BBC

Tù Liên Xô
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Tù khổ sai làm kinh tế xây dựng chế độ ‘xã hội chủ nghĩa’ Liên Xô

Trong tiếng Anh, Stalinism có hai nghĩa: đó là phương pháp lãnh đạo kiểu Stalin dùng bộ máy an ninh để khủng bố nhân dân, cán bộ đảng cộng sản; và chủ nghĩa Stalin, một dòng ý thức hệ.

Nhưng các hành vi và suy nghĩ của Josef Stalin (1878 -1953) cũng ảnh hưởng nhiều đến gia đình, vợ con ông.

Phương pháp và tư tưởng của Stalin

Theo Bách khoa Toàn thư Anh (Britannica), cơ sở lý luận của Stalinism được Josef Stalin nêu ra là đề cao bộ máy nhà nước.

Nếu như ý thức hệ xã hội chủ nghĩa theo cách truyền thống nói nhà nước “sẽ dần tan biến đi” trong xã hội tương lai không còn giai cấp, Stalin lại nhấn mạnh rằng để đạt mục tiêu phi giai cấp đó, cần làm nhà nước mạnh lên đã.

Stalin cũng nêu ra khái niệm “tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, đặt Liên Xô thành trung tâm của phong trào cộng sản và cánh tả thế giới.

Nói ngắn gọn thì bảo vệ Liên Xô là bảo vệ chủ nghĩa xã hội, và nhiệm vụ này có ý nghĩa cho cả nhân loại.

Điểm chính yếu khác của chủ nghĩa Stalin là “tiêu diệt các kẻ thù bên trong (Liên Xô), và bên ngoài”.

Bên trong, cho đến năm 1939, gần như tất cả các nhà cách mạng thuộc nhóm Bolshevik cũ tham gia chính biến 1917 đã bị thủ tiêu.

Đấu tranh giai cấp trở thành chính sách cơ bản để tham lọc và tiêu diệt toàn bộ tầng lớp trí thức, có của, nông dân giàu có và tư sản Nga.

Đặc biệt, dùng sức của kẻ thù giai cấp để xây dựng kinh tế cũng thành chính sách của Liên Xô thời Stalin.

Ước tính có từ 7-15 triệu người dân Xô Viết bị đầy vào cách trại tù khổ sai để khai phá các vùng đất xa xôi, lạnh lẽo.

Bên ngoài, tiêu diệt kẻ thù cũng được thực hiện chừng nào cuộc cách mạng quốc tế chưa hoàn tất trên toàn thế giới.

Từ trái: Stalin và vợ, bà Nadia
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Từ trái: Stalin và vợ, Nadezhda Alliluyeva

Về nguyên tắc lãnh đạo, Stalinism chủ trương tập trung quyền lực vào một người, tạo ra chủ nghĩa sùng bái cá nhân.

Trong một thời gian dài cho đến khi chết, Josef Stalin vừa làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, vừa làm Thủ tướng Chính phủ.

Nhưng những người bênh Stalin cũng nói đến “thành tích” của nhà độc tài Liên Xô “có quyền lực hơn bất cứ ai trong lịch sử”, theo Britannica.

“Stalin đã công nghiệp hóa Liên Xô, cưỡng bức hợp tác hóa nông nghiệp và dùng công an trị để khủng bố, đồng thời đánh thắng nước Đức trong cuộc chiến 1941-45.

“Stalin cũng đã mở rộng sự kiểm soát của Liên Xô sang cả một vùng vành đai Đông Âu.

Ông ta triệt tiêu hoàn toàn tự do cá nhân, chống lại sự thịnh vượng cá nhân nhưng cũng tạo ra một cơ sở công nghiệp và quân sự hùng mạnh và đưa Liên Xô vào kỷ nguyên hạt nhân.”

Nhiều bi kịch

Về gia đình, cuộc đời Stalin và tính cách ông ta gây ra nhiều bi kịch cho thân nhân.

Stalin
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Phương pháp lãnh đạo kiểu Stalin dùng bộ máy an ninh để khủng bố nhân dân và cán bộ đảng cộng sản

Stalin có hai đời vợ, một con gái Svetlana Alliluyeva, các con trai Yakov Dzhugashvili, Vasily Stalin và con nuôi Artyom Sergeyev.

Bà vợ đầu tiên, Ketevan “Kato” Svanidze, người Georgia, qua đời năm 1907 sau khi sinh ra con trai Yakov được bảy tháng.

Cậu bé được nhận lễ rửa tội trong Nhà thờ của Chính Thống giáo.

Người vợ thứ hai, Nadezhda (Nadia) Alliluyeva, người Nga, có cha bà, ông Sergei Alliluyev là một nhà cách mạng.

Ông đã cùng vợ Olga cưu mang che dấu Stalin khi trốn tù từ Siberia trở về năm 1911.

Bà Nadia tự sát năm 1932 khi Stalin đang ở đỉnh cao quyền lực.

Đám tang của bà không có mặt người chồng là nhà lãnh đạo tối cao.

Cuộc đời các con của Stalin cũng phản ánh những thăng trầm của Liên Xô.

Con gái duy nhất Svetlana được Stalin yêu quý, đã trốn khi sang Dehli năm 1966 để lo đám tang cho người tình Ấn Độ.

Tại Dehli, bà vào Sứ quán Hoa Kỳ xin tỵ nạn chính trị rồi sang sống ở Mỹ.

Bà nhập tịch Hoa Kỳ, lấy chồng là kiến trúc sư William Wesley Peters, rồi chọn tên Lana Peters.

Cuộc bỏ trốn của bà đã gây một cú choáng cho dư luận Liên Xô thời Brezhnev.

Con gái duy nhất Svetlana được Stalin yêu quý
Bản quyền hình ảnh   GETTY IMAGES
Con gái duy nhất Svetlana được Stalin yêu quý

Dù đã thay tên đổi họ, cho đến khi qua đời năm 2011 ở Wisconsin, Lana Peters nói rằng bà chưa bao giờ thoát khỏi “cái bóng” của người cha.

Con trai cả của Stalin, Yakov Dzhugashvili giữ nguyên họ Georgia.

Các tư liệu nói hồi trẻ, cuộc tình của Yakov với một cô gái Nga, Zoya bị cha phản đối.

Trong một lần bị tống cổ khỏi nhà, Yakov dùng súng bắn vào ngực nhưng không chết dù viên đạn xuyên vào phổi.

Sau đó, được sự ủng hộ của mẹ kế, Yakov đã kết hôn với Zoya nhưng cuộc hôn nhân chỉ tồn tại không quá hai năm.

Ông trở thành sỹ quan pháo binh bị phát-xít Đức bắt trong trận Smolensk năm 1941.

Phải mất nhiều tuần sau quân Đức mới xác định danh tính của ông là con trai Stalin và đối xử tốt với ông.

Nhưng chính Stalin, trong quân lệnh 270, tháng 8/1941, đã viết rằng mọi sỹ quan và chính ủy Hồng quân Liên Xô chịu bị bắt làm tù binh là kẻ phản bội tổ quốc.

Họ phải nhận án tử hình khi về nước, và thân nhân họ sẽ bị công an bắt.

Theo đúng lệnh này, người vợ thứ hai của Yakov là Yulia Meltzer bị lôi khỏi nhà dù đang nuôi con gái ba tuổi và tống vào ngục ở Lefortovo trong hai năm.

Phía Đức muốn đổi Yakov với Thống chế Friedrich Paulus, tư lệnh quân phát- xít đầu hàng sau trận Stalingrad.

Nhưng Stalin đã nói câu nổi tiếng:

“Tôi không bao giờ đổi thống chế lấy trung uý.”

Yakov chết trong trại tập trung Sachsenhausen ở Oranienburg, gần Berlin, năm 1943 khi 36 tuổi.

Một điều tra kết thúc năm 2000 của nhóm chuyên gia Nga – Mỹ do Giáo sư John Erickson chủ trì đã kết luận Yakov tự sát bằng cách nhảy vào hàng rào cắm điện trong trại.

Xác ông bị quân cảnh Đức bắn nát khi đã chết.

Yakov làm điều đó vì cãi nhau với một tù binh Anh về tin tức rằng chế độ Stalin thảm sát 15 nghìn sỹ quan Ba Lan ở rừng Katyn gần Smolensk tháng 5/1940.

Giáo sư Erickson kết luận rằng nỗi ô nhục khi nghe tin về vụ Katyn đã khiến Yakov muốn kết liễu đời mình.

Năm 1977, trung uý Yakov Dzhugashvili được Liên Xô truy tặng Huân chương Ái quốc hạng nhất.

Người em trai cùng cha của Yakov là Vasily Stalin thì bị ám ảnh bởi cái chết tự sát của mẹ năm 1932 khi cậu bé mới 11 tuổi.

Yakov Dzhugashvili bị quân Đức hỏi cung sau trận Smolensk
Bản quyền hình ảnh   BETTMANN/GETTY
Yakov Dzhugashvili bị quân Đức hỏi cung sau trận Smolensk năm 1941 – ông tự sát chết trong tù năm 1943

Nghiện rượu từ hồi trẻ, Vasily vào quân đội và tốt nghiệp trường phi công.

Lợi dụng tên tuổi cha, sỹ quan này gây ra nhiều điều tiếng như tán gái, lái máy bay khi còn say xỉn.

Năm 1941, Vasily được phong thiếu tá, rồi đại tá chỉ vài tháng sau.

Sau chiến tranh, ông nhận hàm thiếu tướng nhưng không tỏ ra có tài chỉ huy.

Ngay khi Stalin qua đời, Vasily bị bắt khẩn cấp vì các nghi vấn ‘tội gián điệp’, điều các sử gia ngày nay bác bỏ.

Tuy thế, ông vẫn bị giam 7 năm và chỉ được thả năm 1960 sau khi cầu xin tân lãnh đạo Nikika Khrushchev.

Chưa đầy một năm sau, Vasily, lúc này đã bị tước quân tịch và giải ngũ, lại vào tù vì lái xe gây tai nạn.

Ông chết vì bệnh rượu lúc chưa đầy 41 tuổi ở Kazan.

Có tài liệu nêu ra thuyết Vasily đã giết cha hoặc để mặc cho Stalin bị đột quỵ trong nhà nghỉ ngoại ô mà không báo cấp cứu.

Nghi vấn này được sử gia Simon Sebag-Montefiore điều tra trong một phóng sự cho BBC Timewatch hồi 2010.

Trên thực tế, việc để mặc Stalin nằm trên nền sau đột quỵ tại nhà nghỉ ở Kuntsevo tháng 3/1953 là do Lavrentiy Beria, Nikita Khrushchev và Georgy Makenkov, cùng quyết định, theo Joshua Rubenstein.

Còn một người nữa được công nhận là con của Stalin mà không mang dòng máu và họ của ông.

Artyom Fyodorovich Sergeyev, sinh năm 1921, là con của ông Fyodor Sergeyev, bạn Stalin bị chết trong tai nạn xe lửa và được nhà lãnh đạo Liên Xô đón về nuôi.

Ông sau được phong thiếu tướng và qua đời năm 2008 ở Moscow