Nỗi lòng của người chị có em chết trong đồn công an

Nỗi lòng của người chị có em chết trong đồn công an

 
  • Buổi điều trần mới chỉ là khởi đầu; các bước kế tiếp đang được triển khai

http://machsongmedia.com

Đố ai không chạnh lòng trước cảnh một phụ nữ quỳ xuống để khẩn khoản những người có lương tâm và lương tri trên thế giới cứu mạng cho thân nhân mình ở Việt Nam. Hành động quỳ xuống ấy toát lên nỗi thống khổ và tuyệt vọng của một con người trước cảnh em trai chết không toàn thây, cha mẹ già đang đứt ruột, người em dâu bỗng thành goá phụ, người cháu 9 tuổi nay mồ côi cha, và 3 người em trai đang bị đe doạ mạng sống phải bỏ nhà đi trốn.

Hình ảnh chị Mỹ-Phượng, chị ruột của anh Nguyễn Hữu Tấn, tín đồ PGHH chết trong đồn công an Tỉnh Vĩnh Long ngày 3 tháng 5, quỳ xuống để xin cứu mạng cho thân nhân ở Việt Nam đã lan đi thật nhanh qua nhiều phương tiện truyền thông. Về buổi điều trần ngày 25 tháng 5 ở Quốc Hội Hoa Kỳ, có thể nhiều người không nhớ nội dung của các bài phát biểu nhưng chắc chắn họ biết về sự kiện kể trên, vốn hoàn toàn không nằm trong chương trình của buổi điều trần.

Sau buổi điều trần tôi đưa chị Mỹ-Phượng đến gặp riêng Dân Biểu Christopher Smith, vị dân biểu chủ toạ, để trình bày về thảm cảnh gia đình. Mới nói được vài câu, chị nghẹn ngào không nói gì thêm được gì nữa mà chỉ lập đi lập lại lời khẩn khoản: “Em trai của tôi chết rồi. Tôi không muốn gia đình có thêm người bị chết. Hãy cứu gia đình tôi.” Nước mắt của chị cứ tuôn ra. Một tay tôi đỡ tay chị và tay kia đặt lên lưng của chị, vỗ nhẹ để trấn an. Tay tôi rung theo từng tiếng nấc dội ra từ lồng ngực của con người đang thống khổ ấy.

Bất ngờ, chị Mỹ-Phượng quỳ thụp xuống, miệng tiếp tục thốt lên: “Hãy cứu lấy gia đình tôi.” Cảnh 3 người quỳ gối trở thành biểu tượng cho buổi điều trần, và đã có nhiều ý kiến khác nhau về hình ảnh ấy. Riêng tôi, vì ở tại chỗ, có lẽ tôi cảm nhận được sâu sắc hơn những người chỉ xem qua video hay hình ảnh.

Tôi có cảm giác là chị Mỹ-Phượng đã khuỵu xuống vì nỗi đau dày xéo tâm can đã lên đến tột cùng. Chị nói chỉ vừa đủ nghe, nhưng tôi có cảm giác chị đang gào thét lên với cả nhân thế. Mắt của tôi bỗng ướt. Nhìn qua Dân Biểu Smith, tôi thấy mắt của Ông cũng đỏ hoe.

DB Smith, Ts. Thắng và chị Mỹ-Phượng, từ video của RFA

Chiều hôm trước, anh Hà Nhân Sinh, tín đồ PGHH ở vùng thủ đô, đã đưa vợ chồng chị Mỹ-Phượng ghé văn phòng BPSOS ngay sau khi họ đáp chuyến bay từ Atlanta đến Bắc Virginia. Mục đích của buổi họp là để chuẩn bị cho ngày hôm sau. Thế nhưng chị Mỹ-Phượng không dứt ra khỏi hình ảnh chết tức tưởi của người em trai và hoàn cảnh ngặt nghèo của gia đình ở Việt Nam. Mặc những lời căn dặn của tôi, chị cứ quay về những kỷ niệm với người em trai – em nó hiền lành lắm, không hề gây sự với ai, và được lối xóm yêu mến. Chị tin rằng em trai của chị không bao giờ làm gì bạo động và chắc chắn không bao giờ tự sát. Chị kể lại nỗi khiếp sợ và khủng hoảng tinh thần của cha mẹ và các người em trai và em dâu. Chị nói đến người cháu 9 tuổi bây giờ mẹ không dám cho đến trường vì sợ nói hớ ra điều gì cấm kị thì nguy hiểm cho cả nhà. Cậu bé cứ hỏi miết: Ba đâu rồi? Tại sao người ta cắt cổ ba? Và người mẹ đã bỏ ăn bỏ ngủ, thẫn thờ ngồi tựa lưng vào vách tường, vùi đầu trong tay khóc suốt ngày và đêm. Chồng của chị Mỹ-Phượng đôi lần cố lôi vợ trở lại đề tài của buổi họp nhưng không được.

Qua buổi tiếp xúc ngắn ngủi, tôi nhận ra những dấu hiệu của sự chấn động tâm lý thường thấy nơi người vừa trải qua tai hoạ thảm khốc hay đang chứng kiến tai hoạ xảy đến cho người thân. Biết rằng nói chuyện thêm thì càng khơi lên nỗi đau của chị Mỹ-Phượng mà cũng chẳng căn dặn gì thêm được, tôi nhờ anh Sinh đưa hai vợ chồng về nghỉ, để lấy lại sức và chuẩn bị cho một ngày dài sắp đến.

Nhờ đã nói chuyện với chị Mỹ-Phượng chiều ngày hôm trước, khi nhận thấy chị đang có động tác quỳ xuống, tôi hiểu ngay rằng lúc ấy chị không hành động theo lý trí mà đang bị cuốn trôi theo cảm xúc choán ngợp. Tôi níu tay để kéo chị đứng dậy nhưng không được. Tôi vội quỳ xuống theo, như một tín hiệu cảm thông và để san sẻ bớt nỗi đau của chị. Cùng lúc, Dân Biểu Smith vừa nắm tay chị kéo đứng dậy vừa nói khẽ: “Làm ơn, xin đừng làm thế.” Cũng không lay chuyển được chị, Ông bèn quỳ xuống theo. Thế là cả 3 chúng tôi ở trong tư thế quỳ.

Trên internet, khi bàn về buổi điều trần ngày hôm ấy, chẳng mấy ai nhắc đến nội dung của các lời phát biểu mà chỉ chú thích về sự kiện chị Mỹ-Phượng đã quỳ xuống để cầu xin thế giới cứu mạng cho những người thân còn sống sau cái chết nghiệt ngã và thảm khốc của người em trai trong đồn công an Tỉnh Vĩnh Long.

Trong suốt thời gian quỳ, tôi quên bẵng là có những người khác ở chung quanh. Căn phòng dường như im bặt, không âm thanh nào khác hơn lời khẩn cầu của một phụ nữ với lòng nát tan. Khi đứng lên, tôi mới nhận ra là có nhiều người đang vây quanh, chụp ảnh, quay phim hay lặng người theo dõi. Mắt của họ đều đỏ hoe. Anh Hùng, chồng của chị Mỹ-Phượng, mí mắt sưng húp có lẽ vì khóc đã nhiều.

Hình ảnh của căn phòng lúc ấy vượt trên mọi lý lẽ bình thường. Đó là hình ảnh của tình người. Tình cảm của người chị, người con, người cô khi thân nhân đang kẹt trong vòng vây của bạo lực ở quê nhà. Tình cảm của một vị dân biểu khác màu da nhưng cùng dòng máu đồng loại. Tình cảm của những người Việt đang thổn thức cho thân phận của đồng bào máu cháy ruột mềm. Những tình cảm ấy nói lên tính nhân bản, trọng con người, quý sự sống trong thế giới loài người văn minh, tương phản với phong cách hung tợn và khinh thường mạng người phổ biến trong nhiều giới cầm quyền ở Việt Nam.

Trong khi mọi người còn đang an ủi vỗ về chị Mỹ-Phương, DB Smith và tôi cùng với 2 nhân viên pháp lý của Ông đã bàn riêng với nhau một số việc phải làm để bảo vệ ngay cho vợ con, cha mẹ và anh em của anh Tấn. Qua ngày hôm sau, bên lề của buổi họp với vị cố vấn trưởng về Á Châu vụ của Tổng Thống Trump ở Toà Bạch Ốc, tôi chia sẻ với một giới chức Bộ Ngoại Giao có mặt về những dự tính đã bàn với DB Smith. Người này cho biết sẵn sàng hưởng ứng. Khi trở về văn phòng, tôi lập tức triển khai kế hoạch, với 2 mục đích.

Mục đích cấp thời là bảo vệ sự an toàn cho thân nhân của anh Tấn ở Việt Nam. Để đạt mục đích này, chúng tôi sắp xếp để cơ quan Liên Hiệp Quốc và một số chính quyền Phương Tây tiếp xúc trực tiếp với các người trong gia đình của anh Tấn ở Việt Nam và với chị Mỹ-Phượng ở Hoa Kỳ.

Mục đích dài lâu hơn là áp lực chính quyền Việt Nam phải điều tra và xử trị các giới chức liên can. Trong mục đích dài lâu này, BPSOS đang chuẩn bị mở hồ sơ Số 7 về danh sách đề nghị chế tài theo Luật Magnitsky Toàn Cầu đối với các giới chức chính quyền trực tiếp liên can hay cố tình bao che cho thuộc cấp đã liên can đến cái chết của anh Tấn.

Các dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ điều trần về nhân quyền Việt Nam, ngày 25/5/2017.

DB Smith và các vị dân biểu tham gia buổi điều trần, ngày 25/05/2017 (ảnh VOA)

Tôi kêu gọi đồng bào ở trong nước và đồng hương ở hải ngoại hãy giúp cho chúng tôi trong cả 2 mục đích này. Đới với đồng bào ở hải ngoại, xin hãy tham gia Ngày Vận Động Cho Việt Nam năm nay, được tổ chức ở Quốc Hội Hoa Kỳ vào ngày 29 tháng 6 tới đây. Chúng tôi cần thật nhiều phái đoàn đến từ các tiểu bang và vùng cử tri khác nhau ở khắp Hoa Kỳ để vận động các dân biểu và thượng nghị sĩ ủng hộ việc chế tài các giới chức chính quyền Việt Nam đã vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng, kể cả trường hợp của anh Nguyễn Hữu Tấn. Những đồng hương ở các quốc gia khác cũng có thể tham gia để yểm trợ.  Để tham gia các phái đoàn, xin ghi danh tại: http://tiny.cc/VNAD2017.

Đối với đồng bào ở trong nước, xin hãy đưa thông tin về cái chết của anh Nguyễn Hữu Tấn ở đồn công an Tỉnh Vĩnh Long và những hoạt động quốc tế vận đang diễn ra ở ngoài này cho mọi người dân theo dõi. Đó là cách để vô hiệu hoá các nỗ lực bưng bít thông tin của chính quyền hay các thông tin sai lệch của dư luận viên.

Trên đây là 2 việc cần làm trong đoản kỳ. Chúng tôi sẽ giới thiệu các công việc cho từng thời kỳ tiếp theo.

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS

Bắc Virginia, ngày 29 tháng 5, 2017 

Facebook đưa dịch vụ truy cập không cần Internet vào Việt Nam

Dân trí Hôm nay, mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook chính thức đưa vào Việt Nam các dịch vụ Free Basics và Facebook Flex cho phép người dùng truy cập Internet và Facebook mà không mất phí dữ liệu hay số tiền trong tài khoản chỉ còn 0 đồng.

 Facebook ra mắt dịch vụ Free Basics và Facebook Flex tại Việt Nam.

Facebook ra mắt dịch vụ Free Basics và Facebook Flex tại Việt Nam.

Free Basics và Facebook Flex là 2 dịch vụ miễn phí được Facebook phát triển hướng tới các nước đang phát triển. Hiện tại dịch vụ này đã được triển khai tại 50 quốc gia thông qua 80 đối tác trên toàn cầu.

Tại Việt Nam, hôm nay, Facebook đã bắt tay cùng với nhà mạng MobiFone, cho phép người tiêu dùng của nhà mạng này được dùng miễn phí 2 dịch vụ Free Basics và Facebook Flex. Trong đó, Free Basics là một cổng thông tin miễn phí cung cấp cho người sử dụng những thông tin cơ bản về đời sống xã hội: thể thao, giải trí, giáo dục, giao thông, việc làm, sức khoẻ…từ quy mô địa phương đến phạm vi toàn cầu. Với Facebook Flex, khách hàng có quyền truy cập vào mạng xã hội Facebook phiên bản rút gọn, theo dõi các tin tức của bạn bè và có thể bình luận, chia sẻ, và có thể nhắn tin qua Facebook Messenger…

Cả 2 dịch vụ này không tính vào phí dữ liệu và người dùng cũng không cần kết nối Internet. MobiFone cho biết người dùng có thể duy trì kết nối Facebook/internet khi tài khoản còn 0 đồng.

Phát biểu tại sự kiện, ông Bùi Sơn Nam, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Viễn thông MobiFone chia sẻ: “Free Basics và Facebook Flex là những sản phẩm của Facebook đang giúp nhiều người trên thế giới có thể tiếp cận với những dịch vụ internet cơ bản nhất một cách hoàn toàn miễn phí. Đồng cảm với những dự định tốt đẹp, MobiFone là nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam đã hợp tác với đối tác toàn cầu Facebook để đưa những dịch vụ hữu ích này về Việt Nam”.

Cũng tại sự kiện, bà Anna Nygren – Giám đốc Phát triển kinh doanh và Đối tác di động khu vực Châu Á Thái bình dương của Facebook chia sẻ “Mục tiêu của Facebook là đưa internet và những lợi ích của việc kết nối không khoảng cách tới những nơi chưa có internet. Bằng việc giới thiệu những lợi ích của internet, chúng tôi hy vọng có thể giúp nhiều người tiếp cận với internet và cải thiện cuộc sống của họ”.

Khôi Linh

Hoà Bình: 18 bệnh nhân chạy thận sốc phản vệ, 6 tử vong

Hoà Bình: 18 bệnh nhân chạy thận sốc phản vệ, 6 tử vong

– Đang chạy thận nhân tạo, 18 bệnh nhân điều trị tại BV đa khoa tỉnh Hoà Bình nghi bị sốc phản vệ, 6 người tử vong.

Trao đổi với VietNamNet, TS Trương Quý Dương, Giám đốc BV đa khoa tỉnh Hoà Bình cho biết, sự việc xảy ra vào sáng nay. Sau lọc máu khoảng 2 giờ, các bệnh nhân dấu hiệu sốc phản vệ. Đến 17h, đã có 6 bệnh nhân tử vong.

sốc phản vệ, suy thận mãn, Hòa Bình, bệnh thận, bệnh viện đa khoa Hòa Bình, chạy thận nhân tạo
Bệnh nhân đang điều trị tại BV đa khoa tỉnh Hòa Bình

12 trường hợp khác đang được cấp cứu tại BV đa khoa tỉnh. Tất cả 18 bệnh nhân đều mắc suy thận mãn, lọc máu chu kỳ nhiều năm tại BV.

Trước tình hình nguy cấp, đầu giờ chiều nay, 4 bác sĩ BV Bạch Mai đã về Hoà Bình hỗ trợ cấp cứu, trong đó có 2 bác sĩ khoa Thận nhân tạo, một bác sĩ chuyên chống độc và một bác sĩ dị ứng.

TS Dương cho biết, hiện chưa xác định được nguyên nhân, toàn bộ thuốc, hoá chất đã được niêm phong để điều tra.

 TS Nguyễn Hữu Dũng, trưởng khoa Thận nhân tạo, BV Bạch Mai cho biết, trong y văn, sốc phản vệ trong lọc máu chu kỳ là có, tuy nhiên số lượng tử vong lớn như này thì chưa xảy ra trong nhiều năm gần đây.

Chiều cùng ngày, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cũng đã dẫn một đoàn công tác lên Hoà Bình để kiểm tra, nắm tình hình.

Danh tính 6 nạn nhân tử vong: 

1. Bùi Văn Huyền (46 tuổi, trú tại huyện Cao Phong).

2. Bùi Văn Chính (50 tuổi, trú huyện Lạc Thủy). 

3. Nguyễn Thị Minh (54 tuổi, TP.Hòa Bình).

4. Lê Thị Chung (58 tuổi, TP.Hòa Bình). 

5. Đinh Thị Thu Hằng (36 tuổi, TP.Hòa Bình)

6. Quách Thị Phượng (69 tuổi, trú tại huyện Lương Sơn).

2 ca chết sau gây mê: ‘Chồng tôi chết đúng quy trình không?’

2 ca chết sau gây mê: ‘Chồng tôi chết đúng quy trình không?’

Vợ nạn nhân Hoàng Văn T. tiếp tục gửi đơn đến Bộ trưởng Y tế kiến nghị làm rõ nhiều điểm trong kết luận vụ 2 người chết sau gây mê tại BV Trí Đức.

2 ca chết sau gây mê: Thuốc bảo quản đúng quy trình

2 ca chết sau gây mê: Thuốc bảo quản đúng quy trình

Toàn bộ kho thuốc gây mê được bảo quản đúng quy trình, từng dùng cho những bệnh nhân khác và không có tai biến.

Công bố nguyên nhân 2 ca chết sau gây mê tại BV Trí Đức

Công bố nguyên nhân 2 ca chết sau gây mê tại BV Trí Đức

Hội đồng chuyên môn kết luận, 2 ca chết sau gây mê tại BV Trí Đức do sốc phản vệ mức độ nặng.

Sản phụ 29 tuổi tử vong sau sinh, người nhà vây bác sĩ

Sản phụ 29 tuổi tử vong sau sinh, người nhà vây bác sĩ

Sau khi sinh hạ bé gái 2,9 kg, sản phụ Trần Thị Trang (29 tuổi) bất ngờ tử vong. Gia đình sản phụ bức xúc đã kéo tới vây bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương yêu cầu làm rõ.

Bé 3 tháng tử vong sau tiêm vắc-xin Quinvaxem do sốc phản vệ

Bé 3 tháng tử vong sau tiêm vắc-xin Quinvaxem do sốc phản vệ

Sở Y tế Đắk Nông vừa có kết luận nguyên nhân tử vong của bé trai 3 tháng tuổi trú xã Nam Xuân, Krông Nô sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem vào đầu tháng 9 vừa qua là do sốc phản vệ.

Vì sao Facebook từ chối không đăng hình Đức Phanxicô ôm người có khuôn mặt bị biến dạng?

Vì sao Facebook từ chối không đăng hình Đức Phanxicô ôm người có khuôn mặt bị biến dạng?

Vì sao Facebook từ chối không đăng hình Đức Phanxicô ôm người có khuôn mặt bị biến dạng?

Vì sao Facebook từ chối không đăng hình Đức Phanxicô ôm người có khuôn mặt bị biến dạng?
Chắc hẳn các bạn còn nhớ ông Vinicio Riva? Làm sao quên được khuôn mặt bị biến dạng của người đàn ông có căn bệnh hiếm này? Cách đây hai năm, Đức Phanxicô đã ôm chặt ông trước khi hôn ông ở Quảng trường Thánh Phêrô. Hình ảnh giây phút đặc biệt này đã loan đi khắp các trang mạng và đã làm cho hàng triệu người xúc động.
 

Ông Vinicio Riva bị một căn bệnh di truyền rất hiếm, một dạng u xơ thần kinh týp 1, đây không phải là bệnh nhiễm trùng. Bệnh tạo nên những cục u trên mặt và khắp thân mình, làm cho bệnh nhận ngứa ngáy khó chịu. Nhìn ông có cảm tưởng như ông đang mang chiếc mặt nạ Halloween khủng khiếp.

Đức Phanxicô ôm người có khuôn mặt bị biến dạng?

Facebook không muốn độc giả của họ thấy bức hình này

Nhưng Đức Phanxicô lại chẳng do dự một giây khi ôm ông, ngài thấy đàng sau khuôn mặt kỳ dị này là một con người; Facebook thì lại không muốn độc giả nhìn hình người đàn ông này.

Khi bà Katherine Ruddy, nữ giám đốc truyền thông của trang Aleteia muốn dùng hình của ông Vinicio Riva để minh họa cho một bài báo, Facebook đã từ chối và gởi một ghi chú về đường hướng quảng cáo trên mạng xã hội của họ: “Bài đăng của bà không được chúng tôi chấp nhận vì chúng tôi không cho phép dùng các hình ảnh liên quan đến cơ thể một cách có thể làm làm cho một vài người dùng bị bối rối. Các loan báo liên hệ đến sức khỏe hay đến thể hình của một người tự bản chất đó là điều tế nhị. Nếu quý vị vẫn muốn loan tin này, xin quý vị dùng hình ảnh nhắm rõ hơn cho đề tài của quý vị”.

Đức Phanxicô ôm người có khuôn mặt bị biến dạng?

Bà Katherine Ruddy giải thích, “Facebook phải chấp nhận hình ảnh và bài báo vì nó “được giới thiệu cho những người không nhất thiết là những người ‘followers’ trang của họ”.

Hình ảnh Đức Phanxicô ôm người có khuôn mặt bị biến dạng

Vậy mà các cơ quan truyền thông trên thế giới đã không thắc mắc gì khi đăng hình Thánh Phanxicô Đaxi ôm hôn người bị bệnh phong cùi và hình của ông Riva. Bà Caterina, người dì của ông Vinicio đã tháp tùng ông trong suốt chuyến đi, bà nhắc lại giây phút ở Quảng trường Thánh Phêrô, bà nói với cơ quan truyền thông CNN: “Khi Đức Phanxicô đến gần tôi, tôi tưởng ngài muốn bắt tay tôi nhưng ngài đi thẳng đến Vinicio và ôm Vinicio thật chặt trong lòng. Chúng tôi ngạc nhiên đến không nói được một lời. Rồi ngài nhìn tôi như thử muốn tìm một cái gì sâu thẳm trong lòng tôi, một cái nhìn dịu dàng êm đẹp mà tôi không bao giờ quên.”

Đức Phanxicô ôm người có khuôn mặt bị biến dạng?

Còn Vinicio Riva, sau buổi gặp gỡ này thì cảm thấy như mình có một nhân phẩm mới. Riva đã quen với những ánh mắt nhìn sợ hãi, ngay lập tức, anh đã rất xúc động vì Đức Giáo hoàng không ngần ngại một giây để ôm hôn anh. Ông Vinicio nói với hãng CNN: “Ngài không sợ bệnh của tôi một chút nào. Ngài ôm tôi mà không nói một lời… Tôi nổi da gà và tôi cảm nhận một  cảm giác thật ấm áp.”

Hãng tin Aleteia vẫn chưa nhận được lời giải thích của Facebook như đã yêu cầu.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Dám tố cáo không?

From facebook:   Nguyễn Tường Thụy‘s post.

Nguyễn Tường Thụy

Dám tố cáo không?

Luật sư Trần Vũ Hải nêu một trường hợp giả định: Tôi có một thân chủ, một cựu á hậu nay là nữ doanh nhân thành đạt. Cô vướng vào một vụ án hình sự, nhưng được tại ngoại. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, tôi nhận thấy vụ này khá nghiêm trọng và ngạc nhiên cô lại được tại ngoại.

Tôi nói “vụ lớn thế này, em được tại ngoại là phước đó”. Cô tâm sự “không đơn giản đâu, luật sư ơi, em phải đi quan hệ đấy”. Tôi hỏi “em quan hệ thế nào”. Cô trả lời “em quan hệ với ông A, ông ấy cho em tại ngoại, rồi em quan hệ với ông B, ông ấy bớt truy cứu mấy hành vi cho em”. Tôi tò mò “em vẫn hay quan hệ hả?”. Cô ta hồn nhiên kể “Vâng, nhiều lắm, luật sư ạ. Em quan hệ với ông C, ông cho em dự án. Em quan hệ với ông D, ông cấp đất cho em. Em quan hệ ông Đ, ông cho em vay vốn. Rồi ông E, ông cho em giấy phép xây dựng…”.

Tôi hỏi tiếp “thế em quan hệ, có tốn kém không?”. Nữ thân chủ cười: “anh không hiểu hả. Mấy ông kể trên, em quan hệ, đều không tốn, nhưng các ông ấy đều thoả mãn. Riêng với ông X, ông còn cho em tiền”. Tôi ngạc nhiên hỏi “em quan hệ với ông X thế nào, ông cho em bao nhiêu?”. Cựu á hậu bẽn lẽn, “có 1 lần thôi, ông cho 200 triệu”. Tôi hỏi đùa “vậy em đã quan hệ bao nhiêu ông rồi”. Nữ doanh nhân nhẩm đọc bảng chữ cái “a, b, c, d… x, y, z, khoảng 30 ông, luật sư ạ”.

Tôi nhẩm tính 30 x 200 triệu = 6 tỷ đồng. Thôi chết rồi, thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng rồi. Tôi run run, không biết có nên tố giác nữ thân chủ của tôi, đã 30 lần “quan hệ”, toàn với các quan chức cỡ bự?

Bấm bào link bài để đọc toàn bộ…

Trần Thành (VNTB) – Luật sư tố cáo thân chủ không khác cha đạo đi tố con chiên xưng tội!
NTUONGTHUY.BLOGSPOT.COM
 

Cao Tuổi & Những Bệnh… Vô Duyên

Cao Tuổi & Những Bệnh… Vô Duyên

Tuy già không phải là một bệnh nhưng già thì thường có bệnh. Bệnh thì có bệnh nặng, bệnh nhẹ, bệnh có duyên và bệnh… vô duyên. Ai cũng biết thầy thuốc là người được học hành cẩn thận để giúp ta chữa trị bệnh tật, vậy mà thầy thuốc cũng có thể gây bệnh cho ta, dù là ngoài ý muốn, cái đó gọi là bệnh do thầy thuốc gây ra (iatrogenic) mà theo GS. Phạm Khuê, một chuyên gia về Lão khoa, Chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam thì có đến hơn một phần tư các bệnh ở người già là do thầy thuốc gây ra! (Bệnh học tuổi già, Phạm Khuê, NXB Y Học, 1998, trang 364). Những bệnh… vô duyên còn có thể do chính bản thân mình, người thân trong gia đình, bạn bè, hàng xóm, hoặc các nhân viên tâm lý xã hội gây ra nữa! 

 

Bà cô của một bác sĩ bạn tôi trên 80 tuổi kêu lúc nào trong người cũng nóng bức, miệng khô nên đã mua rễ tranh, mía lau, mã đề ngoài chợ về nấu “nước mát” uống. Mát đâu không thấy, thấy đi tiểu liên tục gây thêm tình trạng mất nước trong cơ thể, lại thấy nóng bức, thấy khô miệng, lại uống thêm “nước mát”! Thì ra “rễ tranh, mía lau, mã đề” là những loại thuốc lợi tiểu (diuretics).


Một ông bác gầy còm nghe hàng xóm bày vẽ có loại tễ mập, bèn mua uống mấy cây. Mập thiệt! Nhưng người béo bệu, cơ thể bạc nhược! Thì ra, thuốc tễ đó chỉ là bột mì trộn với mật ong và Corticoil, một thứ thuốc uống vào lâu ngày gây hội chứng Cushing, ứ nước, làm mập bệu và gây ra vô số những tác dụng tai hại khác như giảm sức đề kháng, mọc lông, loãng xương, loét bao tử, cao huyết áp… Ta cũng biết thuốc chữa đau khớp có thể gây loét dạ dày; thuốc điều trị cao huyết áp có thể gây hạ huyết áp đột ngột; thuốc trị tiểu đường làm hạ đường huyết; thuốc uống cho đỡ bị đái són ở người già thì gây khô miệng, đỏ da, mờ mắt, chóng mặt…


Một đặc điểm sinh học của người cao tuổi là khả năng thích ứng dần kém đi. Hấp thu thuốc đã chậm mà đào thải cũng chậm. Tác dụng phụ của thuốc lại thiên hình vạn trạng, tùy từng người, từng lúc, có thuốc người này dùng thì tốt mà bày cho người khác không xong, uống vào bị phản ứng ngay. Cho nên dùng thuốc ở người già phải dò dẫm trên từng trường hợp, giảm liều, giảm lượng, đắn đo tính toán trước sau, nào bệnh trước mắt, nào bệnh tiềm tàng; thuốc chữa được bệnh này nhưng có gây ra bệnh khác không, có làm bộc phát một bệnh cũ nào đó không, người bệnh ăn uống ra sao, tiêu tiểu ra sao và trạng thái tâm thần ra sao? 
Người cao tuổi cũng thường hay tự ý gia giảm thuốc, tin lời bày vẽ, ai mách gì cũng nghe, gây tương tác thuốc lung tung rất dễ sinh ra nhiều bệnh… vô duyên đáng tiếc.

Ngày càng có nhiều máy móc xét nghiệm và một số người cao tuổi cũng thường muốn được xét nghiệm này nọ. Báo Paris match của Pháp có đăng trường hợp một bà già bị rối loạn tiêu hóa đến khám ở một bác sĩ. Bác sĩ thấy không có gì nặng nhưng cũng gởi cụ làm thêm vài xét nghiệm cho chắc. Sau đó, bà cụ được tiếp tục làm thêm hàng loạt các xét nghiệm khác ngày càng phức tạp hơn vì xét nghiệm đơn giản không tìm ra bệnh: Siêu âm, nội soi, sinh thiết, chụp cắt lớp, chụp cản quang mạc treo…

Sau hơn một tháng chuyển từ trung tâm này đến bệnh viện kia, nằm đợi trên những băng ca lạnh lẽo, đẩy từ hành lang này sang hành lang khác, tiếp xúc với những người mang khẩu trang chỉ chừa đôi mắt lạnh lùng, bà cụ rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý trầm trọng và tiêu tốn mất 35 ngàn quan Pháp. Cuối cùng các bác sĩ hội chẩn kết luận không có bệnh gì cả! Tây gọi những người sính xét nghiệm là “examinite”. Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) cũng cảnh báo hiện tượng over – investigation, “thăm dò quá mức cần thiết” này (Health of the Elderly, WHO, 1989). Một số người cao tuổi được chăm sóc bảo bọc quá đáng, được làm xét nghiệm thăm dò, theo dõi liên tục làm cho người bệnh muốn… hết bệnh cũng không được; không kể trong quá trình thăm dò, chọc hút, bơm tiêm, thụt tháo… không phải là không có nguy cơ. Dĩ nhiên nếu có bệnh thì cần phải làm để có chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả. Còn thăm dò chỉ để… thăm dò thì không nên. Các chuyên gia khuyên chỉ nên làm xét nghiệm cho người già khi nhằm để chẩn đoán một thứ bệnh có thể chữa được, có thể phục hồi được, có lợi cho người bệnh hoặc để chẩn đoán phân biệt tìm ra một bệnh có tiên lượng tốt hơn, điều trị có kết quả hơn, có lợi cho bệnh nhân và gia đình hơn mà thôi. Tóm lại, biết ơn mình thì cần thiết lắm mới phải làm xét nghiệm và phải có chỉ định của bác sĩ.

Thế nhưng có thứ không phải là thuốc, không phải là thủ thuật gì cả mà vẫn có thể gây ra những bệnh vô duyên: đó là lời nói! Có những lời nói gây hoang mang, lo lắng, làm mất ăn mất ngủ, gây kiêng cữ quá đáng làm cho tình trạng bệnh khó phục hồi hơn. Cái đó gọi là sự “dán nhãn” (labelling). Chẳng hạn như người không có chuyên môn, không đủ cơ sở khoa học chắc chắn mà “phán” cho một cái chẩn đoán kiểu như “nghi ung thư”, “hơi bị lớn tim”, hoặc một từ mơ hồ như “máu lộn mỡ, gan hơi nhiễm mỡ, viêm nhiễm phần phụ, rối loạn thần kinh thực vật”… hoặc “bị thư phù, bị người cõi trên nhập…” đều đem lại những kết quả tai hại không thể ngờ được! Ngay cả bị dán nhãn là già cả, già nua, già yếu, mất sức rồi bị ép phải nằm yên một chỗ, lúc nào cũng có người nâng đỡ chăm sóc thì sẽ ngày càng lệ thuộc, ngày càng suy nhược, mau loãng xương, bắp cơ thoái hóa, cứng khớp nhanh. Đáng sợ hơn cả là bị ép phải vào nằm viện, nằm nhà thương, nhà dưỡng lão, nhà nghỉ mất sức… khi vẫn còn có thể tự quản được. Thật ra đây chỉ là giải pháp cuối cùng vì một khi đã vào các cơ sở này rồi thì không hy vọng gì trở lại đời sống bình thường được nữa vì càng ngày càng thụ động, ỷ lại, lệ thuộc, suy sụp.

Các cơ sở chăm sóc cho người già thực ra rất cần thiết, miễn là phải giữ một số nguyên tắc như đảm bảo sự riêng tư, tôn trọng cá nhân, giúp tự chủ, tự quản, và tạo nhiều cơ hội cho họ tham gia sinh hoạt phù hợp với sở thích và sức khỏe. Tóm lại, không nên để người cao tuổi mắc thêm những bệnh… vô duyên!

BS. ĐỖ HỒNG NGỌC

CÁI CHẾT CỦA MỘT DÂN TỘC.

CÁI CHẾT CỦA MỘT DÂN TỘC.

????????????????????????????????????
 

27.05.2017

Giao Thanh Pham

Chiến lược cưỡng chiếm lãnh thổ Việt Nam, rồi Hán hóa người dân Việt đã được nhà cầm quyền Bắc Kinh toan tính từ rất lâu. Đối với thế giới thì biển Đông thật quan trọng, nhưng riêng đối với Trung Quốc, thì biển Đông là cái yết hầu đưa thực phẩm qua cổ họng xuống bao tử, là đôi cánh cho con cọp hung dữ. Tuy vậy, không có một chiến lược bành trướng nào, mà không có cái giá của sự đổ máu phải trả, ngoại trừ chiến lược thôn tính Việt Nam của cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21.

Vào mùa Thu năm 1989, khi các quốc gia cộng sản bên Đông Âu xụp đổ, nó đã khiến cho đảng cộng sản Việt Nam phải lo sợ sẽ trở thành nạn nhân của sự xụp đổ dây chuyền đó. Bởi thế vào tháng 9 năm 1990, TBT đảng lúc bấy giờ là Nguyễn Văn Linh, cùng với chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Đỗ Mười, và Phạm Văn Đồng, kéo nhau sang Trung Quốc, ký giấy bán nước qua tay Giang Trạch Dân và Lý Bằng, ngõ hầu níu kéo và giữ cho được cái bộ máy cai trị là đảng cộng sản của họ. Đó là một văn kiện không gì khác hơn, là việc ký gia kèo THỦ TIÊU CẢ MỘT DÂN TỘC.

Muốn xua quân sang xâm chiếm Việt Nam thì không phải là chuyện dễ. Cái giá máu và sinh mạng phải trả khó mà lường được và chắc chắn sẽ không thể nhỏ. Thế nhưng, Trung Quốc không cần phải làm thế, vì cái con ngựa thành Troy của họ, đã được Nguyễn Văn Linh và đồng đảng mang về nước, nằm mai phục sẵn để bắt đầu cái chương trình phá hoại từ trong ra. Cái chiến dịch dầu loang đó, tuy mất nhiều thời gian, nhưng lại không tốn một viên đạn, một giọt máu của người Hán, cũng như không gặp một sự phản kháng nào từ người dân Việt Nam. Nó chậm chạp nhưng chắc chắn. Và một điều chúng ta có thể thấy rất rõ, là nó hoàn hảo đến độ Trung Quốc có thể cưỡng chiếm đến 100% giang sơn đất nước Việt, xóa sổ 100% dòng giống và ngôn ngữ Việt, mà không gặp phải một sự chống cự nào.

Người Việt chúng ta thường mang những chiến tích hào hùng của ngày xa xưa ra kháo với nhau, như là để tự dối mình, như là để tự trấn an mình, tự tạo ra những ảo giác làm mờ đi cái tương lai thảm hại sẽ đến trong nay mai. Mặc dầu mọi người trong chúng ta, ai cũng hiểu được rằng, những chiến thắng Đống Đa, Bạch Đằng hay Chi Lăng của lịch sử đó, nó bao gồm lòng yêu nước mà toàn dân như một, của mọi con dân đất Việt, từ vua quan đến dân chúng trăm họ. Chứ không như bây giờ, khi các tướng lãnh quân đội, chỉ biết luôn trung thành với đảng và nhất là chỉ luôn cúi đầu làm tôi mọi cho tiền tài của cải, qua các việc cướp đất, mua bán và làm thương mại.

TRÊN DƯỚI KHÔNG MỘT LÒNG THÌ CHIẾN ĐẤU LÀM SAO?

DÂN TRONG TAY KHÔNG MỘT TẤC SẮT THÌ LÀM SAO ĐUỔI GIẶC?

GIẶC Ở ĐÂU? KẺ THÙ CỦA TA LÀ AI? CHÚNG MẶC QUÂN PHỤC GÌ?

*****

Suốt 27 năm qua, kể từ năm 1990 khi đảng bán nước ký kết Hiệp Ước Thành Đô đến nay, cái cũi thép vây bọc toàn cõi đất nước đã được Trung Quốc xây dựng một cách tuyệt hảo, mà cả chín mươi mấy triệu người dân Việt vẫn không một chút động tịnh. Cái cũi ấy nay đã bao bọc bốn chung quanh cái dải đất hình chữ S như một cái cũi thép khổng lồ, từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, từ suốt chiều dài hơn 2 ngàn cây số bờ biển, đến dọc đường Trường Sơn qua Hạ Lào xuống tới Krong Preah của Cam Bốt, trùm luôn đảo Phú Quốc cách đó mươi hải lý. Con dân Việt có mấy người biết điều này? Thử nhìn lại bản đồ xem.

Đường biển, đường bộ đã được Trung Quốc và bọn Hán Nô vây bọc kín không một lối thoát, ngay cả đường lên trời chúng cũng kiểm soát và khống chế 100%.

Có ai còn nhớ vụ 2 chiếc SU 22 rơi gần đảo Phú Quý, Bình Thuận tháng 4 năm 2016?

Rồi chỉ hơn 2 tháng sau tháng 6 năm 2016, có ai còn nhớ chiếc chiến đấu cơ tối tân nhất, SU 30MK2 của không quân Việt Nam bị nghi ngờ là do hỏa tiễn Trung Quốc bắn rớt ở vùng đảo Phú Lâm, Hoàng Sa?

Có ai còn nhớ chiếc máy bay “cứu hộ” CASA 212 bị mất tích cùng ngày trong thời điểm tìm kiếm ở gần đảo Bạch Long Vĩ?

Chỉ vài tháng sau, tất cả những chiếc máy bay “bị bắn rớt” đó, đã bị người dân lãng quên không còn một chút nghi ngại.

Có ai còn nhớ những vụ “mất sóng không lưu” liên tục xảy ra hàng năm kể từ 2015 cho đến nay, khiến sân bay Tân Sơn Nhất hoàn toàn tê liệt trong một thời gian dài cả mấy chục phút? Rồi lại còn những “tín hiệu lạ”, những “sóng lạ quấy phá” liên tục khiến cho dưới đất, trên không hoàn toàn mất kiểm soát và liên lạc?

Cái cũi thép ấy nó bao bọc hoàn toàn đất nước Việt Nam mà không còn chừa ra một khe hở, ngay cả đường lên trời.

*****

Suốt hơn 20 năm qua, Trung Quốc ráo riết xây dựng 7 đập nước khổng lồ chặn trên thượng nguồn của dòng Mekong, mang tên sông Lancang ở Trung Quốc, nguồn nước cung cấp thủy sản lớn nhất của miền Nam Việt Nam. Cũng nhờ nguồn nước này, là nguồn mạch nuôi sống cái vựa lúa khổng lồ của miền Nam Việt Nam suốt hơn trăm năm qua.

Trong 20 năm tới, chính quyền Bắc kinh sẽ cho ráo riết xây thêm 21 cái đập nữa, trước khi dòng sông này rẽ sang Miến Điện, Lào, Cam Bốt rồi mới đến Việt Nam. Chỉ với 7 cái đập thôi mà mấy năm vừa qua, những nông dân miền Tây đã phải khốn đốn, khi hạn hán thì thiếu nước, khi mưa nhiều ở thượng nguồn thì lại lãnh đủ ngập lụt. Việt Nam nằm trong địa hình, là vùng đất sau cùng của con sông Mekong trước khi chảy ra biển, sau khi qua tay của 4-5 quốc gia, mà Trung Quốc nắm hết quyền hành trong tay, thì có khác gì cảnh cá chậu chim lồng?

Hạ nguồn của dòng sông Lancang này ở Trung Quốc tiếp tục chảy xuống miền Nam, cung cấp tới 45% lượng nước cho toàn khu vực trong mùa khô. Trong thời điểm hiện tại, lượng nước chảy trong mùa khô chỉ còn chưa tới 30%. Điều này ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến hệ thống sinh thái. Be bờ khô lở lói. Ít nước thì nhiệt độ của nước sông tăng lên. Nhiệt độ tăng thì ảnh hưởng đến môi sinh, đến việc sinh sản và phát triển của thủy sản … vân vân và vân vân.

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐÃ HOÀN TOÀN NẰM TRONG BÀN TAY KỀM KẸP CỦA TRUNG QUỐC. SÔNG CỬU LONG GIỜ KHÔNG KHÁC CHI CÁI ỐNG NƯỚC KHÔNG LỒ MÀ TRUNG QUỐC NẮM TRONG TAY CÁI VALVE ĐÓNG MỞ. XẢ ĐẬP THÌ NGẬP LỤT, KHÓA ĐẬP THÌ HẠN HÁN.

20 năm tới, sau khi Trung Quốc đã hoàn thành 21 dự án của 21 cái đập mới ở hạ nguồn sông Lancang, thì chắc chắn rằng, dòng sông Mekong 9 nhánh ở Việt Nam, chỉ còn lại trong … lịch sử.

Biển miền Trung, các khu vực yết hầu miền Trung, khu Bô Xít Tây Nguyên và trong 2 năm tới đây, những nhà máy thép, nhà máy giấy, đại loại là NHỮNG NHÀ MÁY THẢI ĐỘC CHẤT KHỔNG LỒ TRÊN TOÀN CÕI ĐẤT NƯỚC SẼ ĐƯỢC MỌC LÊN NHƯ NẤM SAU CƠN MƯA, thì thử hỏi, có còn con đường nào dành cho số phận người dân Việt?

Biển chết, đồng bằng ngập mặn, rừng bị tàn phá, đất nước tan hoang, Việt Nam giờ chỉ như một khu xả thải công nghiệp khổng lồ của Trung Quốc, rộng hơn 330 ngàn km vuông, không hơn không kém.

Tất cả những đại nạn kể trên, cộng với độc chất mà đảng và nhà nước, đã và đang mở cửa ngỏ cho phép Trung Quốc xâm nhập tự do vào Việt Nam, biến chế thành sản phẩm góp mặt trên bàn ăn của người dân Việt … thì sẽ chẳng còn bao lâu nữa.

CÁI CHẾT CỦA MỘT DÂN TỘC được Trung Quốc và nhà cầm quyền Bắc Kinh bày ra trước mắt nhưng nạn nhân lại chẳng ai mảy may rung động. Người ta nhìn những sự việc đó diễn ra như đang xem một bộ phim thời sự không mấy gì sinh động trên TV.

Tim tôi thắt lại khi nghe những dòng nhạc của nhạc sĩ Xuân Tiên, bản Hận Đồ Bàn. Ôi, sao nó giống như những lời tiên tri nói về MỘT DÂN TỘC VIỆT NAM nào đó …

Rừng hoang vu!
Vùi lấp bao nhiêu uất căm hận thù
Ngàn gió ru
Muôn tiếng vang trong tối tăm mịt mù.
Vạc kêu sương!
Buồn nhắc đây bao lúc xưa quật cường.
Đàn đóm vương
Như bóng ai trong lúc đêm trường về.
Rừng trầm cô tịch
Đèo cao thác sâu
Đồi hoang suối reo
Hoang vắng cheo leo
Ngàn muôn tiếng âm
Tháng, năm buồn ngân…
Âm thầm hòa bài hận vong quốc ca.
Người xưa đâu?

(Những giọt sầu lặng lẽ trong đêm 5/25/2017 gtp)

CÀNG SỐNG LÂU TRONG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, CON NGƯỜI CÀNG THIẾU ĐẠO ĐỨC.

From faecbook:  Lê Hữu Nghiệp 
CÀNG SỐNG LÂU TRONG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, CON NGƯỜI CÀNG THIẾU ĐẠO ĐỨC.

Người Việt Nam sống dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa ngày nay đạo đức ngày càng suy đồi, từ chuyện lừa đảo, đến chuyện ăn cắp ở khắp mọi nơi. Nguyên nhân chính là bản chất Xã Hội Chủ Nghĩa không coi trọng tinh thần đạo đức, thái độ cư xử gian trá. Con người XHCN sẵn sàng làm bất cứ điều gì để đem lại một chút lợi nhỏ cho bản thân.

Tuần báo The Economist vừa đăng một bài nghiên cứu về người Đức sống trong vùng Đông Đức trước đây, theo Xã Hội Chủ Nghĩa có thái độ chua cay, gian trá hơn người Đức sống bên Tây Đức theo Chủ Nghĩa Tư Bản.

Thời chủ nghĩa Xô Viết ở Nga, người ta có một câu nói mai mỉa: “Dưới chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa, người bóc lột người. Dưới chế độ cộng sản thì ngược lại.” Tức là cũng bóc lột vậy thôi, chẳng khác gì, có khi còn tệ hơn. Thực tế cho thấy hệ thống xã hội chủ nghĩa theo kiểu Xô Viết xúi giục con người không những có tâm địa xấu mà còn ưa làm chuyện gian trá nữa. Cụ thể nhất là trường hợp người dân sống ở Đông Đức, chế độ cộng sản để lại dấu ấn sâu đậm trong cách xử thế của con người: Coi nhẹ vấn đề đạo đức, sự lương thiện.

Hồi năm ngoái, ông Lars Hornuf ở trường đại học University of Munich cùng với ba chuyên viên trường Duke University: Dan Ariely, Ximena Garcia-Rada và Heather Mann thực hiện một cuộc nghiên cứu xem coi người Đức sẵn sàng nói láo đến mức nào để thủ lợi cho cá nhân. Có khoảng 250 người dân Bá Linh được chọn một cách hú hoạ, để tham dự trò chơi, ai thắng được thưởng 6 đồng Euro, tức khoảng 8 đô la Mỹ.

Trò chơi rất đơn giản, mỗi người chơi được cầm con súc xắc thẩy lên 40 lần, và ghi xuống mảnh giấy mỗi lần ra con số nào thì ghi xuống. Ai có tổng số nút cao sẽ được giải nhiều. Trước mỗi lần thẩy con súc xắc lên, người chơi phải hứa tự mình ghi trung thực con số mình thảy ra: Số lớn nhất và số nhỏ nhất.

Tuy nhiên, người chơi không bắt buộc phải tiết lộ cho người khác biết họ đã ghi số nào, có thật hay không. Do đó, người chơi rất dễ ăn gian, muốn ghi số lớn cũng chẳng ai biết. Ví dụ nếu họ chọn số xấp, và trúng số hai. Nhưng nếu họ ăn gian chọn số ngửa là số năm cũng không ai biết. Người chơi thật thà, sẽ ghi đúng số mình thẩy ra. Có những người đưa ra kết quả toàn là số lớn, tức là người đó ăn gian.

Sau khi trò chơi kết thúc. Người tham dự được yêu cầu kê khai số tuổi của mình, và nơi họ cư ngụ trong những khoảng thời gian khác nhau. Nhà nghiên cứu tìm thấy kết quả là những người sống ở khu Đông Đức có máu ăn gian gấp đôi người sống ở Tây Đức sống dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.

Nhà nghiên cứu cũng để ý đến số năm sống ở Đông Đức của người tham dự trò chơi trước khi bức tường Bá Linh sụp đổ. Người nào sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa lâu hơn có xu hướng ăn gian nhiều hơn. Bởi vì đa số họ đưa ra kết quả có những con số lớn đáng nghi ngờ.

Kết quả nghiên cứu không tiết lộ điều gì về bản chất của mối liên hệ giữa xã hội chủ nghĩa với sự bất lương. Có lẽ nó chỉ cho người ta thấy cuộc sống bên Đông Đức tương đối nghèo khổ hơn ở bên Tây Đức. Cùng lúc đó, khi nói về tinh thần đạo đức, luân lý, rõ ràng là những người được nuôi dậy, trưởng thành trong xã hội tư bản hơn hẳn những người sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.

Người Đức với nền tảng văn hoá khá vững vàng, thế mà xã hội chủ nghĩa đã làm suy đồi đạo đức con người như vậy, hỏi sao đối với người Việt, chủ nghĩa xã hội làm băng hoại xã hội Việt Nam đến mức nào.

Via Nhật Báo Calitoday

Bài tường thuật trên Business Insider ngày 18/7/2014

Nguyễn Minh Tâm dịch

Nguồn: Triết Học Đường Phố

Tường thuật của chị Nguyễn Thị Trà: Tôi bị đánh đập tàn nhẫn và nhục mạ

Tường thuật của chị Nguyễn Thị Trà: Tôi bị đánh đập tàn nhẫn và nhục mạ

 
Ông Nguyễn Văn Khanh thuộc Giáo xứ Phú Yên vì đi cứu em Nguyễn Thị Trà, đã bị công an bắt và bị đánh đổ máu
Terexa Nguyễn Thị Trà – Sáng nay ngày 28 tháng 5, khoảng 10 giờ, lúc tôi đi ngang qua cầu Sơn Hải, vô tình thấy có nhóm người rất đông đứng dưới cầu, bao gồm công an, phụ nữ và đàn ông hò hét chửi bới và đánh đập 1 người phụ nữ thuộc giáo xứ Song Ngọc. Thấy vậy tôi liền đứng lại xem, xem khoảng chừng 2 phút thì có một người đàn ông hét lên và cầm đá ném tôi.
Tôi hoảng sợ chạy đi, lúc đó cả một đám người vừa đuổi theo vừa ném đá. Chạy liệt sức nên tôi đã né vào một quán cà phê và vào nhà vệ sinh lánh đi.
Nhóm người đó ùa vào chửi bới, đập cửa, ném đá và ném chai thủy tinh vào. Chai thủy tinh trúng phải đầu tôi, nhưng vì có mũ bảo hiểm nên không sao. Khi phá được cửa, họ xông vào lôi tôi ra công an, đàn ông và phụ nữ lao vào đánh tôi tới tấp và bắt tôi cởi áo ra để lục soát và thu của tôi 3 chiếc điện thoại.
Khi thỏa mãn cơn hành hung thì công an xã Sơn Hải chở tôi tới quán cà phê Mê Trang, bảo tôi mở mật khẩu điện thoại để kiểm tra, và bắt tôi phải chửi bới, nhiếc mắng Cha Nam với Cha Thục rồi mới thả tôi ra. Nhưng tôi không nói gì cả. Vừa ra khỏi quán, dân tập trung lại đánh tôi tiếp. Rồi họ lại chở tôi tới nhà máy làm đá, dân cùng một số công an mặc sắc phục tiếp tục đánh tôi, nắm tóc, xé áo, đấm vào ngực và lôi tôi từ trên xe máy xuống. Lần này họ bảo về UBND xã Sơn Hải làm việc, tới cổng thì lại có một đám người lao vào vừa đánh vừa chửi bới. Họ dẫn tôi vào phòng làm việc, cùng lúc đó công an xã, công an huyện cùng vào chất vấn, dọa nạt tôi và bắt lập biên bản.
Vì có rất nhiều cuộc gọi từ người thân và gia đình gọi tới, nên tôi đề nghị họ trả điện thoại cho tôi. Nghe nói tôi đang bị giữ ở Ủy ban xã nên bà con trong xứ Phú Yên sang đòi người, muốn cứu tôi ra khỏi hang cọp, nên họ đã thả tôi ra và cho về. Đang lúc đòi thả người thì đám người phụ nữ cũng như thanh niên dân Sơn Hải dùng dùi cui, đánh đập giáo dân xứ Phú Yên đến đổ máu. Họ đánh người không thương tiếc, họ đánh đập dã man, bất kể người già hay trẻ, đàn ông hay đàn bà, trai gái đều bị đánh trước mặt rất nhiều công an. Nhưng họ không hề can ngăn hay hòa giải, mà chỉ tròn mắt đứng nhìn.
Nhìn thấy ông bà, anh chị em mình máu me chảy rất nhiều phải cấp cứu tôi vừa thương, thương vì dân lành bị oan. Vừa cảm ơn vì tình yêu thương của mọi người trong xứ dành cho nhau. Cảm ơn mọi người đã quan tâm, theo dõi tình hình.
Cũng xin tất cả anh chị em cầu nguyện cho những người đang phải gánh chịu cơn đau này.
Chị Trà đang tường thuật lại việc mình bị hành hung
Terexa Nguyễn Thị Trà

Giáo dân Quỳnh Lưu bị lực lượng địa phương hành hung

2017-05-28
 
 
 

Một người dân, cũng là giáo dân Công giáo, tại huyện Quỳnh Lưu, tinh Nghệ An bị hành hung đến thương tích nặng vào sáng ngày chủ nhật 28 tháng 5.

Một người dân, cũng là giáo dân Công giáo, tại huyện Quỳnh Lưu, tinh Nghệ An bị hành hung đến thương tích nặng vào sáng ngày chủ nhật 28 tháng 5.

Courtesy FB Emily Page-Le
 

Hằng chục người dân, cũng là giáo dân Công giáo, tại huyện Quỳnh Lưu, tinh Nghệ An bị hành hung đến thương tích nặng vào sáng ngày chủ nhật 28 tháng 5.

Những người dân tại xứ Phú Yên và giáo họ Văn Thai thuộc xứ Song Ngọc được yêu cầu đến Ủy ban Nhân dân xã Sơn Hải đón người theo lời của một viên chức công an xã Sơn Hải, nơi có giáo họ Văn Thai.

Người được công an thông báo đến đón về là cô Nguyễn Thị Trà, giáo dân Xứ Phú Yên. Cô này vào khoảng 10 giờ sáng ngày 28 tháng 5 đi đến xóm 9, xã Sơn Hải và nhận thấy có những sự kiện mà theo cô là đáng ghi nhận nên lấy điện thoại ra quay lại. Tuy nhiên, theo những người địa phương cho biết lại thì cô bị một số phụ nữ phát hiện nên ra tay đánh cô này. Dù công an có xuất hiện và can thiệp để đưa cô Trà đi nhưng việc đánh đập cô vẫn tiếp diễn cho đến tận ủy ban nhân dân xã Sơn Hải.

Lực lượng đông đến 500 người của công an trong đó có côn đồ ra tay đánh dân  kể cả phụ nữ và trẻ em vì không cho ai dùng điện thoại quay lại tình hình.
-Một người dân

Khi giáo dân, nhất là những người từ Xứ Phú Yên với cô Nguyễn Thị Trà, nhận được thông báo đến đưa người về thì họ đến và có người dùng điện thoại để quay lại sự việc; thế nhưng lực lượng chức năng và những người khác dùng vũ lực ngăn chặn.

Một người dân kể lại sự việc với Đài Á Châu Tự Do vào tối ngày 28 tháng 5 như sau:

“Lực lượng đông đến 500 người của công an trong đó có côn đồ ra tay đánh dân  kể cả phụ nữ và trẻ em vì không cho ai dùng điện thoại quay lại tình hình.”

Theo người này thì có đến 25 người phải đi bệnh viện để chữa trị vết thương.

Bản thân cô Nguyễn Thị Trà sau đó bị đưa đến một chỗ vắng vẻ, tiếp tục bị lục soát thân thể, bị đánh đập và bỏ giữa đường. Cô này may mắn được một người qua được thấy được sau đó và đưa về nhà trong tình trạng thân thể bị đánh bầm dập, tinh thần hoảng loạn.

Sự vụ cô Nguyễn Thị Trà bị hành hung khi đến xóm 9, xã Sơn Hải xảy ra trong thời gian địa phương này tiến hành vụ bắn đạn, nổ mìn trước nhà thờ giáo họ Văn Thai. Theo lời người dân thì chính quyền giải thích là để bảo vệ đường sông; thế nhưng dân chúng địa phương ,nhất là giáo dân Công giáo, không đồng thuận về hoạt động như thế ngay trước nhà thờ của họ.

Linh mục Nguyễn Đình Thục quản xứ Song Ngọc và giáo họ Văn Thai, cho biết ý kiến về hoạt động tập trận bắn súng, nổ mìn trước giáo đường của giáo họ Văn Thai:

“Họ thực hiện việc bắn trước nhà thờ, nơi Thánh, của chúng tôi như thế là hành động thách thức…”

Vụ việc tại giáo họ Văn Thai xảy ra không bao lâu sau vụ ngày 15 tháng 5 khi đoàn xe mục vụ của linh mục Nguyễn Đình Thục bị chặn và một người trong đoàn là anh Hoàng Đức Bình bị những kẻ thường phục bịt mặt bắt cóc đi. Sau đó cơ quan chức năng mới lên tiếng thừa nhận bắt anh Hoàng Đức Bình với cáo buộc ‘chống người thi hành công vụ’ và ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, công dân…’.

Bản thân anh Hoàng Đức Bình trong thời gian qua giúp cho người dân địa phương chịu tác động nặng nề bởi thảm họa môi trường Formosa lên tiếng đòi bồi thường thiệt hại, cũng như làm sạch lại biển để mưu sinh.

Nhiều ngư dân và người dân tại khu vực Quỳnh Lưu, Nghệ An cho biết cuộc sống họ rơi vào bế tắc do thảm họa môi trường Formosa gây nên; thế nhưng số này không được chính phủ Việt Nam đưa vào diện bồi thường. Do đó họ làm đơn khởi kiện và nhiều lần tập trung lên tiếng đòi hỏi quyền lợi chính đáng. Thế nhưng họ bị đàn án mạnh tay như trong lần đi nộp đơn ngày 14 tháng 2 đến tòa án thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh; nơi có nhà máy Formosa gây ô nhiễm.

Từ đó đến nay, theo lời của nhiều giáo dân thì họ tiếp tục gặp phải nhũng nhiễu từ phía lực lượng chức năng mà nay có thêm sự hiện diện của những thành phần thường phục bị chỉ tên đích danh là ‘côn đồ’.

Trong vụ việc vào ngày 28 tháng 5, vào chiều tối Đài Á Châu Tự Do gọi điện đến ông chủ tịch Xã Sơn Hải Trần Văn Hùng và ông trưởng công an xã Thái Bá Hải để tìm hiểu thêm từ phía chính quyền địa phương; nhưng cả hai ông đều từ chối trả lời và cúp máy.

Công dân VN từ Ba Lan bị cấm vào Tân Sơn Nhất

Công dân VN từ Ba Lan bị cấm vào Tân Sơn Nhất

thành
Bản quyền hình ảnhFB PHAN CHAU THANH
Ông Phan Châu Thành (bìa phải) trong lễ trao giải UNESCO cho chương trình Sách hóa Nông thôn năm 2016

Vợ một công dân Việt Nam bị cấm nhập cảnh Việt Nam trả lời BBC về sự cố mà chồng bà gặp phải tại sân bay Tân Sơn Nhất hôm 27/5.

Tin cho hay vào tối 27/5, ông Phan Châu Thành, công dân song tịch Việt Nam và Ba Lan, bị cấm nhập cảnh vào Việt Nam khi đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất.

Ông Phan Châu Thành là một doanh nhân ở Ba Lan. Ông cho biết ông tốt nghiệp ngành Luật, Đại học Warsaw năm 2006 và nhập quốc tịch Ba Lan năm 2012.

Công an cửa khẩu không cung cấp văn bản về việc không cho nhập cảnh và ông Phan Châu Thành phải rời Việt Nam trên chuyến bay khởi hành từ TP Hồ Chí Minh đi Thượng Hải, Trung Quốc sáng 28/5.

Trả lời BBC vào chiều 28/5 từ Thượng Hải, bà Hà Thị Huệ Chi, vợ ông Thành, cho biết: “Hiện tại, vợ chồng tôi vẫn ổn và đang đợi chuyến bay về lại Ba Lan.”

“Vợ chồng tôi định bay về thăm bố mẹ chồng sức khỏe hơi yếu ở TP Hồ Chí Minh.”

“Chúng tôi cùng xuất trình hộ chiếu Việt Nam nhưng chồng tôi đã không được nhập cảnh.”

“Lần gần nhất mà chồng tôi về Việt Nam là cuối năm 2014, đầu 2015, và lần đó thì bình thường.”

Sau đó, bà nói: “Tôi không tiện trả lời thêm những câu trả lời khác của BBC.”

Ông Thành viết trên mạng xã hội: “Các đồng chí an ninh đưa một loạt bài trên Dân Luận/Dân Làm Báo ký tên Phan Châu Thành rồi bảo đấy là của mình, từ chối không cho nhập cảnh. Vấn đề là mình đã đủ trình độ viết thế đâu?”

‘Sai lầm’

Cùng ngày, ông Nguyễn Công Huân, đại diện Ban Biên tập trang Dân Luận, nói với BBC từ Đan Mạch: “Tôi khẳng định ông Phan Châu Thành, người bị cấm nhập cảnh hôm 27/5 không phải là tác giả cùng tên trên Dân Luận.”

“Trong vụ này, an ninh Việt Nam đã sai lầm khi nhầm người.”

“Mà ngay cả trong trường hợp ông Phan Châu Thành là người viết những bài trên Dân Luận thì nội dung những bài đó cũng không quá đáng đến mức tác giả phải bị cấm nhập cảnh.”

“Tôi được biết là không riêng gì ông Thành mà gần đây, một số công dân Việt Nam ở nước ngoài khi về nước cũng bị cấm nhập cảnh vì lý do “có hoạt động chống phá.”

“Vụ này cũng là chỉ dấu cho thấy trang Dân Luận đang trong tầm ngắm của chính quyền vì nội dung bị Hà Nội cho rằng bôi nhọ lãnh đạo Việt Nam.”

“Sự thật là chúng tôi cũng chỉ đăng lại thông tin do đấu đá nội bộ tung ra mà thôi.”

Ông Huân cũng nói thêm rằng ban biên tập trang này đã nói rõ cho các cộng tác viên về việc giữ kín danh tính và bảo mật để giảm rủi ro cho họ.

Ông Phan Châu Thành được biết đến là người thường xuyên tham gia các sinh hoạt cộng đồng của người Việt Nam ở Ba Lan.

Ông có mặt trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Ba Lan và đồng thời là người tài trợ cho một số dự án phát triển cộng đồng ở Việt Nam như Sách hóa Nông thôn, Nhà Chống Lũ.

Hôm 28/5, ông Nguyễn Quang Thạch, người khởi xướng Chương trình Sách hóa Nông thôn, nói với BBC: “Vợ chồng ông Thành tham gia hỗ trợ kinh phí mua sách cho trẻ em ở trong nước thông qua các nhóm làm tủ sách trong đó có chương trình của tôi.”

“Ông Thành khởi tạo nhóm Tủ sách trên facebook bằng kinh phí của gia đình và thu hút những người cùng chí hướng.”

“Nhóm của ông thường chọn vùng rất khó khăn để làm tủ sách như đảo Lý Sơn, Tây Nguyên, Tây Bắc, Mường Lát tỉnh Thanh Hóa.”

“Tôi được biết đóng góp giúp trẻ có sách đọc luôn là mục đích tối thượng của Thành.”

“Nhờ ông mà nhiều người Nghệ Tĩnh ở Ba Lan đã đưa về quê hơn 300 tủ sách. Tôi nghĩ người như ông Thành thì luôn tốt cho xã hội, đặc biệt là xã hội đang có nhiều vấn đề như Việt Nam.”

Nhân Sinh Như Mộng

  Nhân Sinh Như Mộng

Một nhà doanh nghiệp rất nổi tiếng, cứ cách một đoạn thời gian, ông lại dẫn theo vợ con đến nơi hỏa táng để xem. Có người không hiểu, hỏi ông nguyên do. Ông nói rằng, chỉ cần đến  nơi hỏa táng, cái tâm nóng nảy sẽ rất mau chóng an tĩnh lại, thấy danh lợi tiền tài thật nhẹ nhàng.

Ở nơi hỏa táng này, không kể bạn là quan to quý tộc quyền cao chức trọng, uy danh hiển hách hay  là một người dân bình thường, nghèo rớt mồng tơi, không ai biết đến, cuối cùng đều sẽ phải đến đây, chung một tư thế, lặng yên nằm xuống, sau đó bị đưa vào bên trong lò hỏa táng đang bốc cháy ngùn ngụt, khi trở ra lần nữa, thì chỉ là một chiếc hộp vuông nho nhỏ được bọc trong tấm vải đỏ.

– Khi đến chẳng mang theo thứ gì, khi đi chỉ như một làn khói.

Đời người chính là đơn giản như vậy! Vinh hoa phú quý phút chốc thoáng qua, ân ái tình thù cũng chỉ như cát bụi. Hôm nay sống trong một thế giới vật chất dục vọng

 tràn lan, bên cạnh chúng ta là đầy những cám dỗ mê hoặc: quyền lực, địa vị, tiền bạc, mỹ sắc.., hễ không  cẩn thận, thì trong tâm sẽ dậy sóng.

Nội tâm chúng ta vốn dĩ trong sáng, thuần tịnh, bình lặng sẽ trở nên ngông cuồng, ngạo mạn và tư lợi.

Khi bạn cảm thấy hiện thực và lý tưởng có sự chênh lệch,

Khi bạn cảm thấy uất ức thương tâm, không có người hiểu bạn,

Khi bạn vì ân oán tình thù mà canh cánh trong lòng,

Khi bạn vì lợi ích được mất mà so đo tính toán,

Khi bạn khom lưng chau mày đối với quyền thế,

Khi bạn vì địa vị cao thấp mà mưu tính hại nhau…

Sao bạn không đi đến nơi hỏa táng xem thử, đối diện với một nắm tro bụi, bạn còn có gì không buông xuống được đây? –

 “Đời người tựa như một giấc mộng! 

Tuyệt đối đừng nói rằng bạn có tiền..!!??”

Đã biết chốn ni là quán trọ

Hơn, thua, hờn oán.. để mà chi!

Thử ra ngồi xuống bên phần mộ

Hỏi họ mang theo được những gì..

Chốn ấy trăm năm ngỡ tít mờ

Đâu ngờ ập đến tựa cơn mơ.

– Sống Thương và Hiểu từng giây phút

Ngay kiếp mong manh gặp bến bờ..

Như Nhiên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

From Nguyễn Kim Bằng gởi