Từ bỏ hoa hậu để trở thành nữ tu Dòng Kín tại Mêxicô

Từ bỏ hoa hậu để trở thành nữ tu Dòng Kín tại Mêxicô 

Esmeralda Solís Gonzáles là một cô gái Mễ Tây Cơ trẻ tuổi được giải nữ hoàng sắc đẹp ở thành phố quê mình, và giờ cô đã gia nhập Dòng Thừa Sai Thánh Thể Clare Khó Nghèo (Poor Clare Missionaries of the Blessed Sacrament).

Câu chuyện của cô tập sinh 23 tuổi này đang lan truyền chóng mặt trên mạng truyền thông xã hội, qua một bài post trên trang Facebook của Hoa hậu Mễ Tây Cơ.

Esmaralda sinh ngày 12-04-1997, trong một gia đình Công giáo tại Valle de Guadalupe, bang Jalisco. Cô hiện đang ở trong tu viện Dòng Thừa sai Thánh Thể Clare Khó nghèo ở Cuernavaca, bang Morelos, sau khi từ bỏ công việc nhà nghiên cứu dinh dưỡng.

Cô cho CNA biết, “Bạn thật sự chẳng biết đời sống tu trì là gì, cho đến khi bạn bước vào dòng. Đến giờ tôi có thể nhìn thế giới và những gì nó đem lại theo một phương diện khác. Tôi rất hạnh phúc vì mọi sự tôi có, nhưng nó không so sánh được với niềm hạnh phúc mà Chúa đặt trong lòng tôi lúc này đây.”

Cô tập sinh trẻ gặp các nữ tu Dòng Clare khoảng năm năm về trước, lúc mới14 tuổi, khi ý nghĩ sống đời tận hiến được đánh thức trong cô qua những ngày hội, và trại hè ơn gọi.

Và sau một tháng nhận định, vào tháng 3 năm 2017, cô đã lần đầu tiên nói lời “xin vâng” vào ngày lễ Truyền tin.

“Thời điểm thật hoàn hảo. Trong thời gian nhận định này, Ngài cho tôi những trải nghiệm như được làm nữ hoàng sắc đẹp, và nhiều trải nghiệm khác, ghi dấu sâu đậm và cho tôi thấy được nhiều điều về sau.”

Cô cho biết, cuộc khám phá ơn gọi như một “mũi gai nhỏ” trong đời cô.

“Tôi nhận ra rằng tôi phải để chỗ trong đời mình để biết Chúa dự định gì cho tôi. Trong tiến trình nhận định ơn gọi, có những nỗi sợ và hoài nghi, nhưng tình yêu mà Thiên Chúa tỏ bày với tôi mỗi ngày giúp tôi vượt qua bất kỳ cảm giác nản lòng nào.”

Esmeralda nói cô đã khám phá ra Chúa gọi cô phụng sự Ngài theo một cách triệt để, nghĩa là”biến đổi đời mình để mang thập giá Chúa Kitô và sống gần Chúa hơn.”

Cô nói, “Tôi mới bước vào đời sống tu trì, nhưng tôi thật sự rất hạnh phúc.”

Để khám phá ơn gọi của mình, Esmeralda đã dành nhiều thời gian cầu nguyện và làm việc bác ái, “từ thế giới hay cuộc sống bên ngoài mà nhận ra đời sống tu trì sẽ biến đổi gì cho tôi.”

Cô cũng thừa nhận, “Sự thay đổi này thật khó khăn cho gia đình tôi, bởi như thế là phải xa lìa, nhưng tôi luôn được sự ủng hộ của bố mẹ, anh chị em và những người bạn thật sự. Dù cho tôi có thể phát triển bản thân theo một cách khác, nhưng tôi cảm nhận rằng nếu Chúa cần tôi, thì tôi có thể sinh hoa trái theo một cách đặc biệt.”

Esmeralda có vài lời nhắn nhủ những người trẻ rằng, “trong bất kỳ ơn gọi nào, cũng sẽ thấy có khó khăn, nhưng nếu bạn tiến tới và nắm lấy tay Chúa, bạn sẽ luôn có thể bước một bước tiếp theo. Trong đời sống tu trì, mỗi ngày mới là một khởi đầu mới và cơ hội mới để mở mang Nước Trời. Điều này hệ tại ở nhiều hy sinh, nhưng luôn luôn có phần thưởng là sự hạnh phúc.”

Cô tập sinh trẻ cũng nói rằng “đúng là hiện thực và hạnh phúc mà thế giới trình ra cho bạn rất là hấp dẫn, nhưng cần phải hướng mắt về những gì vĩnh cửu. Không được sợ. Nếu Chúa gọi bạn, thì Ngài sẽ lo mọi sự. Bạn chỉ cầ đón nhận Ngài, với bình an, vui vẻ, và tự tin. Tôi tin rằng nỗi sợ là một lời bào chữa cho việc tránh né hạnh phúc thật mà chỉ có Chúa có thể đem lại.”

Dòng Thừa sai Thánh Thể Clare Khó nghèo là Dòng tu Giáo hoàng được chân phước María Inés Teresa Arias thành lập năm 1945 tại Cuernavaca, Mexico. Sứ mạng của dòng là khám bệnh, lo cho giới trẻ, giáo dục, linh thao, truyền giáo. Dòng đang hiện diện ở Mễ Tây Cơ, Costa Rica, Argentina, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Ý, Ireland, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Sierra Leone, Nigeria, Ấn Độ, và cả Việt Nam.

J.B. Thái Hòa chuyển dịch từ CNA

Nguồn tin: Phanxico

Anh chị Thụ & Mai gởi

Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt: Giá trị bị đảo lộn, khái niệm bị đảo nghĩa qua sự kiện Đan viện Thiên An

Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt: Giá trị bị đảo lộn, khái niệm bị đảo nghĩa qua sự kiện Đan viện Thiên An

 GNsP (13.07.2017) – “Chính quyền nghĩa là quyền chính đáng công khai hay là công quyền của người dân, phải có tính cách quang minh chính đại. Bây giờ người ta dùng côn đồ, dùng lực lượng đen tối là những lực lượng ở ngoài pháp luật. Nếu hai lực lượng giống như là ánh sáng và bóng tối nhưng chính người ta lại hợp tác với nhau thì khó coi rồi, mà nó còn lẫn lộn vào nhau thì thật là đáng buồn. Suy thoái đạo đức thật là thê thảm.”

Đó là nhận định của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt qua sự kiện nhà cầm quyền huy động côn đồ, các cán bộ của xã, thị xã và tỉnh cũng như an ninh thường phục, công an, các bà trong Hội Phụ Nữ đến đập phá, tháo dỡ Thánh Giá là biểu tượng thiêng liêng của niềm tin Công Giáo và đánh đập các Đan sỹ Đan viện Thiên An, chỉ vì nhà đương quyền đặt lợi ích chính trị, vật chất, kinh tế, lên trên tất cả các giá trị tâm linh, tinh thần.

Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt cũng nhấn mạnh: “Không tôn trọng quyền tư hữu [đất đai] là nguyên nhân sâu xa nhất gây ra những bất ổn xã hội hiện tại”.

“Không công nhận quyền tư hữu [đất đai] là ổ tham nhũng, hối lộ, bất công và vì thế xảy ra đàn áp, rối loạn cho đất nước”, ngài nói.

Vị Tổng Giám Mục Giuse hơn 60 tuổi không quản ngại đường xá xa xôi đã vượt hơn 640km từ Đan viện Châu Sơn – Ninh Bình đến thăm các Đan sỹ Đan viện Thiên An (ĐVTA), vào ngày 10.06.2017.

Sau chuyến viếng thăm này, ngài đã đồng ý cho Pv. GNsP một cuộc phỏng vấn về thực trạng xã hội Việt Nam dưới lăng kính sự kiện nhà cầm quyền chà đạp niềm tin Tôn giáo và hành hung các Đan sỹ ĐVTA.

Xin mời quý vị dõi theo cuộc phỏng vấn:

Huyền Trang, GNsP: Kính thưa Đức Tổng Giuse, chúng con được biết vào ngày 10.07, phái đoàn của ngài đã vượt hơn 640km đến thăm và dâng lễ tại ĐVTA. Xin Đức Tổng có thể kể cho chúng con nghe về chuyến viếng thăm này?

Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt: Trước hết chúng tôi được nghe tin ĐVTA bị tai nạn, chúng tôi luôn ray rứt và muốn đến thăm các anh em. Nhân dịp vừa rồi gần với dịp lễ Thánh Biển Đức là Bổn Mạng của ĐVTA và Đan viện Châu Sơn, chúng tôi đã thu xếp được một số thời gian, quyết tâm đến thăm viếng, chia sẻ, động viên những người anh em của mình.

Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt thăm viếng Tượng Chúa Giêsu Chịu Nạn tại Đồi Khổ Nạn, Đan viện Thiên An.

Huyền Trang, GNsP: Kính thưa Đức Tổng Giuse, nhiều người cho rằng, hình ảnh các Đan sỹ bị đánh đập, đàn áp, biểu tượng Thánh thiêng của niềm tin Công Giáo bị xúc phạm là “bóng dáng của bách đạo thời Văn Thân, triều Nguyễn năm xưa”. Xin ngài cho chúng con nhận xét về ý kiến này?

Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt: Khi đi thăm ĐVTA và cho đến khi trở về, cảm giác trong tôi đọng lại là đau và xót. Đau buồn trước hết là Thánh Giá bị đập vỡ. Thánh Giá là biểu tượng cao nhất của Tôn giáo – Đạo chúng ta, là biểu tượng của tình yêu thương, của sự hiền lành khiêm nhường và Lòng thương xót của Thiên Chúa. Với biểu tượng thánh thiêng đẹp như vậy lại bị xúc phạm thì nói lên một điều thật là đáng buồn.

Các Đan sỹ là những người không có một tấc sắt trong tay. Qua những video đã được ghi lại, các thầy rất hiền lành, không có chủ ý đánh ai, không manh động, chỉ bảo vệ Thánh Giá là niềm tin của mình, đó là Thiên Chúa tràn đầy tình yêu thương, Lòng thương xót dâng đầy. Vì thế các Thầy muốn bảo vệ. Thế nhưng tất cả những người đã xúc phạm đến những người hiền lành nhất, đến tình cảm cao quý nhất, thì thật đáng buồn cho xã hội hôm nay.

Tình trạng xót xa vì các giá trị bị đảo lộn, khái niệm bị đảo ngược. Chúng ta thấy những người quan tâm đến thế giới, đến con người, đến đất nước, không khỏi xót xa khi thấy tất cả những điều cao quý nhất của nhân loại, của con người, của đất nước bị xúc phạm như thế.

Huyền Trang, GNsP: Kính thưa Đức Tổng Giuse, ngay sau sự kiện các Đan sỹ ĐVTA bị đàn áp, đánh đập… trên một tờ báo của Hội Thừa sai Paris, Pháp, Đức tổng Giuse Nguyễn Chí Linh đã kể lại sự kiện ĐVTA, ngài còn nêu ra các hiện trạng nhức nhối đã, đang xảy ra tại Giáo Hội VN như: quyền tự do tôn giáo ở VN bị kềm kẹp, thảm họa Formosa, nhiều Kitô Hữu có tiếng nói khác nhà cầm quyền cs bị bắt bỏ tù và trục xuất ra khỏi quê hương… Ngài nhận định ra sao về nội dung bài phỏng vấn đó?

Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt: Đức Tổng Giuse Linh đã nói tổng quát những băn khoăn, trăn trở của tất cả mọi người không chỉ giới Tôn Giáo, đặc biệt Công Giáo mà còn tất cả của những tâm hồn thành tâm thiện chí đối với những giá trị như tôi vừa nói, bị xúc phạm, bị đảo lộn, bị đảo ngược. Tất cả những ai quan tâm đến thế giới, đến con người, đến Giáo Hội đều phải quan tâm đến những điều này.

Khi đề cập đến những vấn đề của Thiên An có những điều sâu xa hơn và thực sự những người quan tâm lấy làm lo ngại, chẳng hạn như những giá trị bị đảo lộn. Chúng ta vẫn thường có bậc thang giá trị tinh thần cao hơn vật chất. Khi nào vật chất cao hơn tinh thần đó là dấu hiệu suy thoái của xã hội rất đáng ngại. Trong những trường hợp người ta khinh thường những tập tục Tôn giáo, khinh thường những con người hiến thân, điều này nói lên tình trạng đặt vật chất cao hơn tinh thần. Hay xưa nay, người ta vẫn còn đề cao Tôn giáo, kính trọng Tôn giáo, những người tu hành, cũng như những cơ sở Tôn giáo. Khi người ta đề cao tiền bạc, kinh doanh, lợi nhuận. Nếu hai bên không xâm phạm đến nhau thì đã suy thoái rồi. Còn đằng này khi trực diện người ta đặt kinh doanh lợi nhuận để tàn phá Tôn giáo, để làm kinh tế thì phải nói là mức suy thoái nó thê thảm.

Chúng ta phải nói đến khái niệm bị đảo ngược, chẳng hạn như khái niệm về Quốc gia. Quốc gia không phải là cái gì trừu tượng. Ngày xưa chúng ta biểu tượng Quốc gia bằng những từ như đất nước, non sông, là những gì gần gũi thân thương. Quốc gia không phải là một biểu tượng trừu tượng thế nhưng nó là đất, là nước, là sông, là núi. Quê hương gắn liền với Quốc gia sông núi là vẻ đẹp tự nhiên, làm nên vẻ đẹp của Dân tộc. Nếu vì kinh tế mà tàn phá thiên nhiên thì chúng ta tàn phá đất nước. Khi người ta vì kinh tế lợi nhuận mà người ta bán đất, bán rừng thì đó là bán nước rồi. Đó là một hình tượng đất nước cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng mà chúng ta vẫn thường dùng xưa nay.

Đâu là những ý niệm về khái niệm chính quyền. Chính quyền nghĩa là quyền chính đáng công khai hay là công quyền của người dân, phải có tính cách quang minh chính đại. Bây giờ người ta dùng côn đồ, dùng lực lượng đen tối là những lực lượng ở ngoài pháp luật. Nếu hai lực lượng giống như là ánh sáng và bóng tối nhưng chính người ta lại hợp tác với nhau thì khó coi rồi, mà nó còn lẫn lộn vào nhau thì thật là đáng buồn. Suy thoái đạo đức thật là thê thảm.

Do đó, chúng ta cần nhìn vấn đề của Thiên An ở góc độ sâu xa hơn nhiều như vậy, chúng ta mới thấy đáng sợ và đáng báo động cho tương lai của đất nước, cho tương lai Giáo Hội của chúng ta.

Vị Tổng Giám Mục Giuse hơn 60 tuổi không quản ngại đường xá xa xôi đã vượt hơn 640km từ Đan viện Châu Sơn – Ninh Bình đến thăm các Đan sỹ Đan viện Thiên An (ĐVTA), vào ngày 10.06.2017.

Huyền Trang, GNsP: Kính thưa Đức Tổng Giuse, sau một chuỗi các sự kiện gần đây xảy ra tại Giáo phận Vinh, Đan viện Thiên An, mà đích thân Đức Tổng đã đến thăm, chứng kiến và khích lệ ngài có lời nhắn nhủ gì đến các Cha, các Đan sỹ cũng như bà con Giáo dân?

Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt: Trong bài phỏng vấn của Đức Tổng Giuse Linh, ngài cũng nói nguyên nhân sâu xa đó chính là không công nhận quyền tư hữu [đất đai], đó chính là cái đã xảy ra những xáo trộn tại đất nước chúng ta. Bởi vì, người ta thống kê tất cả những vụ xáo trộn tại đất nước đến 77% là đất đai. Không công nhận quyền tư hữu [đất đai] là ổ tham nhũng, hối lộ, bất công và vì thế xảy ra đàn áp, rối loạn cho đất nước. Nếu chúng ta ý thức được vấn đề thì những người tâm huyết, những người thực sự có lòng yêu nước phải giải quyết các vấn đề đó, dù có đụng chạm, đến đâu, đến ai. Vì tương lai và vì những điều tốt đẹp cho dân tộc, cho đất nước thì thấy những điều sai sót phải giải quyết. Không tôn trọng quyền tư hữu [đất đai] là nguyên nhân sâu xa nhất gây ra những bất ổn đất đai hiện tại.

Cho nên chúng tôi hy vọng tất cả mọi người cùng góp ý nhất là những người có quyền trong Quốc hội làm sao phải thay đổi, sửa đổi Luật về đất đai để tôn trọng quyền tư hữu [đất đai] của con người. Có như thế mới có thể khắc phục những rối loạn đang xảy ra cho đất nước chúng ta. Qua những vấn đề đất đai là mồi cho tham nhũng, hối lộ, đàn áp, bất công. Bởi vì, nếu muốn xây dựng xã hội, cần xây trên nền tảng vững vàng, dựa trên định luật chung của con người, nên quyền tư hữu [đất đai] là quyền không thể nào chối bỏ được. Còn nếu chúng ta chỉ xây dựng xã hội trên vật chất, trên ý thức hệ, dùng tất cả mọi thủ đoạn để bảo vệ những sai trái của mình thì xã hội đó không tốt và chắc chắn nó sẽ không vững bền được. Vì thế, tôi mong muốn làm sao tất cả mọi người cùng hiểu biết vấn đề và cùng giải quyết vấn đề thực sự nó như thế.

Tôi rất ấn tượng hình ảnh các Đan sỹ ôm lấy cây Thánh giá, bảo vệ Thánh giá bất chấp tất cả những bạo lực ở xung quanh. Đó là một biểu tượng đẹp của các giá trị. Lời cuối tôi cũng mong sao cho đất nước, xã hội của chúng ta tôn trọng những giá trị cao đẹp của Tâm linh, Tôn giáo và Dân tộc vì khi xã hội được xây dựng trên những giá trị cao đẹp mới có thể bền vững. Còn chúng ta không xây dựng trên những giá trị cao đẹp thay vào đó là những giá trị quá tầm thường thì sẽ mau chóng tàn lụi. Cho nên chúng ta phải luôn luôn xây dựng xã hội trên những giá trị cao quý như là Tôn giáo, Sự thật, Công lý. Mấu chốt của tất cả mọi rắc rối trong xã hội VN hôm nay là quyền tư hữu [đất đai] không có. Thế thì mọi người cùng nhận thức vấn đề và cùng quyết tâm sửa sai cũng như làm lại một nền tảng vững chắc là điều mà tôi mong muốn. Như thế đất nước chúng ta sẽ vững vàng và những giá trị Tôn giáo được đề cao, những giá trị tâm linh tinh thần mới có thể phát huy thì con người mới có thể sống cao quý được.

Huyền Trang, GNsP: Chúng con xin chân thành cám ơn và kính chúc sức khỏe ngài.

Huyền Trang, GNsP

Tượng đài ngàn tỷ để vinh danh một chế độ coi thường mạng sống con người

From facebook:   Phan Thị Hồng added 10 new photos  

Tượng đài ngàn tỷ để vinh danh một chế độ coi thường mạng sống con người

Hỡi loài cừu bé nhỏ!

Hãy tự bảo vệ sinh mạng của mình! 
Đừng để đủ cân và giết thịt!

Tượng đài ngàn tỷ và sinh mạng người dân!

Con đường các em đến trường học.

Bến đó ở thôn Liên Hòa, Đức Liên, Vụ Quang, Hà Tĩnh.

Tượng đài Sơn La tổng đầu tư ban đầu 1400 tỷ. Sơn La là tỉnh nghèo xếp thứ 3 trong cả nước với hơn 92.700 hộ dân nghèo.

Tượng đài Mẹ Thứ, Quảng Nam từ 80 tỷ tăng lên 411 tỉ đồng.

Tượng đài cha con HCM tại Bình Định, Bình Định là tỉnh nghèo xếp thứ 12 trong cả nước với hơn 55.000 hộ nghèo.

và hình ảnh con đường đến trường đi học của các cháu.

Image may contain: one or more people, outdoor, water and nature
Image may contain: one or more people, outdoor, water and nature
Image may contain: one or more people, outdoor and nature
Image may contain: sky and outdoor
Image may contain: 2 people, people standing, sky and outdoor

ÁO TRẮNG

From facebook:   phạm ngọc rạng cg‘s post.
 
Image may contain: 5 people, people smiling, people standing and indoor
phạm ngọc rạng cg with Hoa Le.

 

ÁO TRẮNG

Nửa thế kỉ tựa bóng câu cửa sổ
Gặp thầy cô, bạn cũ chuyện ngày xưa
Rạo rực lòng tôi viết mấy không vừa
Khoảnh khắc quí dường tỏ chưa đủ ý

Vào buổi ấy sân trường tình chan chứa
Từng nhóm từng năm bảy đứa bên nhau
Phượng từng bông màu huyết dụ thương đau
Rơi lả tả nhạc ve sầu thê thảm

Nay tương kiến dòng thời gian thăm thẳm
Nói gì hơn, hay chỉ ngậm ngùi thôi
Mây, chim trời tao ngộ những bồi hồi
Bao kỉ niệm của tôi thời áo trắng.

Cái tát dành cho Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

Cái tát dành cho Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

Facebooker Bạch Hoàn

 

 

Khu vực đáy biển Bình Thuận, nơi tiếp nhận chất thải mà Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cấp phép cho nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 xả thải. Ảnh: VTC14.
Khu vực đáy biển Bình Thuận, nơi tiếp nhận chất thải mà Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cấp phép cho nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 xả thải. Ảnh: VTC14.
 

Một lần nữa, thủ đoạn xảo ngôn, dối trá trắng trợn của một quan chức cấp cao lại bị vạch trần. Đó là trường hợp của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc, khi ông này nói về việc cấp phép xả 1 triệu m3 (chất thải nạo vét luồng vào cảng) cho Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 ra 30ha biển Bình Thuận, cách khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Cau chỉ 8km.

Trên báo Pháp luật TP.HCM, ông Ngọc trả lời phỏng vấn như sau:

“• Như ông nói là Bộ đã khảo sát chi tiết khu vực 30 ha cấp phép cho hoạt động nhận chìm này. Vậy hệ sinh thái biển dưới đó thế nào?
+ Cát thôi.
• Có các hệ sinh thái, sinh vật như cỏ biển, san hô hay khu vực mà sinh vật biển sinh sản?
+ Không có. Nếu có thì không bao giờ chúng tôi cấp phép! Khẳng định với các bạn như vậy! Chúng tôi có trách nhiệm với môi trường, các bạn không nên đặt những câu hỏi kiểu như vậy”.

Thế nhưng, những bức ảnh tôi post dưới đây lại chính là khu vực đáy biển, nơi tiếp nhận chất thải mà ông Nguyễn Linh Ngọc cấp phép.

Khu vực đáy biển Bình Thuận, nơi tiếp nhận chất thải mà Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cấp phép cho nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 xả thải. Ảnh: VTC14.
Khu vực đáy biển Bình Thuận, nơi tiếp nhận chất thải mà Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cấp phép cho nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 xả thải. Ảnh: VTC14.

Giữa lời khẳng định chắc nịch là đáy biển chỉ có “cát thôi”, không có san hô và sinh vật biển, với các hình ảnh hết sức trực quan sinh động là đang có san hô, có thảm sinh vật biển sinh sống, được VTC14 thông qua các thợ lặn ghi lại, thì thực sự không còn gì để nói về sự dối trá trơ trẽn của lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đây là một cái tát vào mặt loại quan chức như ông Ngọc và cái tát dành cho cả Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Với sự thật không thể chối cãi này, ông Ngọc, nếu còn có lương tri để thức tỉnh thì hãy lập tức rời khỏi cái ghế mà ông đang ngồi. Ông không xứng đáng. Tuyệt đối không! Nếu ông ta vì tham quyền cố vị, vì bổng lộc, hay bất cứ lý do gì mà vẫn cố sống cố chết bám vào cái ghế thứ trưởng, thì những lãnh đạo cấp cao hơn, nếu còn có lương tri, nếu còn nghĩ đến giữ gì kỉ cương phép nước, đến niềm tin của nhân dân, cần phải cách chức thứ trưởng đối với ông Ngọc. Một kẻ đạo đức như vậy không xứng đáng làm người chứ đừng nói làm quan.

Với sự thật đã được phơi bày này, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải ngay lập tức rút lại giấy phép đổ 1 triệu m3 chất thải xuống biển.

Chính ông Ngọc, người thay mặt ông Bộ trưởng Trần Hồng Hà ký giấy phép, đã nói nếu có (san hô và sinh vật biển) thì không bao giờ cấp phép. Nay báo chí đã chứng minh dưới đáy biển có san hô, có sinh vật biển, thì việc rút lại tờ giấy kia là đương nhiên. Sự thật đã rành rành, các ông không thể tiếp tục lì lợm được nữa. Bởi như thế chẳng khác nào các ông gián tiếp tuyên bố, làm quan chức là phải mất hết liêm sỉ!?

CÔNG AN BẮT NGƯỜI

From facebook: Trần Bang shared Le Anh‘s post.

CÔNG AN BẮT NGƯỜI 

CA bắt người chỉ vì đi bộ phản đối xả thải gây nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân là hành động tiếp tay những việc làm sai trái của lãnh đạo hay nói một cách khác là muốn giết dân!
======================
Tất cả mọi người tuần hành vì môi trường đã bị lực lượng chức năng quận 9 “mời về làm việc”.
Ảnh: Vương Hoàng

 
Image may contain: one or more people and outdoor
Image may contain: one or more people and outdoor
Image may contain: one or more people and outdoor
Image may contain: one or more people, motorcycle and outdoor
Image may contain: one or more people and outdoor
+5
Le Anh added 9 new photos.

CÔNG AN BẮT NGƯỜI 

Những hành động CA bắt người chỉ vì đi bộ phản đối xả thải gây nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân là hành động tiếp tay những việc làm sai trái của lãnh đạo hay nói một cách khác là muốn giết dân!
======================
Tất cả mọi người tuần hành vì môi trường đã bị lực lượng chức năng quận 9 “mời về làm việc”.
Ảnh: Vương Hoàng

Khám phá cuộc đời Mẹ Teresa, từ một nữ tu thành một vị Thánh

Khám phá cuộc đời Mẹ Teresa, từ một nữ tu thành một vị Thánh – ANSA

Đức Thánh Cha Phanxicô đã thông báo rằng Mẹ Têrêsa sẽ được phong thánh cùng với ba vị chân phước khác vào gần cuối năm nay sau khi các phép lạ được nhìn nhận nhờ lời chuyển cầu của các ngài.

Mẹ Têrêsa đã nổi tiếng khắp thế giới ngay khi mẹ còn sống, và cả cho đến ngày nay, hàng chục năm sau khi mẹ đã qua đời. Nhưng mẹ là ai? Và mẹ đã nên thánh thế nào?

Mẹ Têrêsa sinh ngày 26 tháng 09 năm 1910, với tên gọi Anjezë Gonxhe Bojaxhiu, trong một gia đình gốc Albania tại Skopje, một tỉnh thuộc đế quốc Ottoman lúc bấy giờ, ngày nay là thủ đô của nước Cộng hòa Macedonia . Ngay từ bé mẹ đã bị cuốn hút bởi tiểu sử của các vị thừa sai và bị thuyết phục sẽ dâng hiến đời mình cho sứ vụ thừa sai phục vụ Giáo Hội. Năm 1929 mẹ đã gia nhập dòng các nữ tu Loreto ở Ân độ với tên gọi Teresa và đã ở trong dòng này gần 20 năm, tham gia vào việc giảng dạy trong vùng Calcutta. Năm 1947 mẹ trở thành công dân Ấn độ.

Tuy vậy, cuộc đời mẹ đã thay đổi trong một chuyến xe lửa từ Calcutta đến Darjeeling vào năm 1946. Từ lâu mẹ đã quan tâm đến sự nghèo khổ cùng cực ở Calcutta. Lúc này, thình lình mẹ cảm thấy như được gọi để phục vụ những người nghèo nhất của những người nghèo và sống cùng với họ để chăm sóc họ. Để phục vụ cho mục đích này, sau khi được huấn luyện căn bản về y khoa, mẹ đã mở trường học đầu tiên của mẹ vào năm 1949. Một năm sau, mẹ được Vatican cho phép lập một dòng mới vơi tên gọi “các thừa sai bác ái”. Từ khởi đầu bé nhỏ như thế, các thừa sai bác ái đã phát triển thành một dòng với hơn 4000 nữ tu, điều hành và phục vụ trong các bệnh viện, nhà cư tru, trại mồ côi và trường học trên khắp thề giới.

Mẹ Teresa đã không sợ đặt mình trong những cách thức nguy hiểm để phục vụ những người xung quanh mình. Mẹ đã làm trung gian cho cuộc đình chiến tạm thời giữa quân đội Israel và các chiến binh Palestin trong cuộc bao vây Beirut vào năm 1982. Nhờ cuộc đình chiến  này mà 37 trẻ em đang ở trong các bệnh viện nằm trong làn tên lửa đạn được cứu sống. Mẹ được trao giải Nobel hòa bình vào năm 1979. Mẹ đã nhận giải thưởng nhưng đề nghị không tổ chức bữa tiệc mừng, thay vào đó số tiền sẽ được dùng để giúp nhũng người nghèo ở Calcutta.

Dù cho làm nhiều việc bác ái như thế, mẹ Teresa vẫn phải chiến đấu rất nhiều trong đời sống đức tin; mẹ cảm thấy như bị tách lìa khỏi Thiên Chúa và không thể tìm thấy Người trong cuốc sống. Những người tham gia vào việc cổ võ cho việc phong thánh cho mẹ đã so sánh cuộc chiến nội tâm này của mẹ, điều mẹ gọi là “đêm tối”, với tiếng kêu của Chúa Giê su trên thập giá “Lạy Chúa của con, Chúa của con, sao Ngài bỏ con?”

Ngay sau khi mẹ Têrêsa qua đời vào năm 1997, người ta đã bất đầu hồ sơ phong chân phước cho mẹ, điều mà lẽ ra chỉ được tiến hành 5 năm sau ngày qua đời. Chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chuẩn chước quy luật này và phong chân phước cho mẹ sau khi nhìn nhận phép lạ mẹ đã thực hiện để chũa lành một người đàn ông người Ấn độ bị ung thư.

Sau khi nhìn nhận sự khỏi bệnh kỳ diệu của một người Brazil bị ung thư nhiều bộ phận, nhờ lời cầu khẩn mẹ Têrêsa của cha sở của anh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ phong thánh cho mẹ vào ngày 4 tháng 9 năm nay(2016), là ngày kết thúc Năm thánh Lòng Thương xót cho những nhân viên và các thiện nguyện viên làm việc từ thiện. (RV 15/03/2016)

 Hồng Thủy OP.

From:  radio vatican

LƯU HIỂU BA – BIỂU TƯỢNG TỰ DO CỦA ĐẤT NƯỚC TRUNG QUỐC ĐÃ QUA ĐỜI.

From facebook: Hoang Le Thanh‘s post.
Image may contain: 1 person, sitting and eyeglasses

Hoang Le Thanh

LƯU HIỂU BA – BIỂU TƯỢNG TỰ DO CỦA ĐẤT NƯỚC TRUNG QUỐC ĐÃ QUA ĐỜI.

Copy từ Fb Phạm Thanh Nghiên

Nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng người Trung Quốc, giáo sư Lưu Hiểu Ba vừa qua đời ở tuổi 62 tại một bệnh viện thuộc thành phố Thẩm Dương sau một thời gian ngắn điều trị bệnh ung thư gan.

Ông Lưu Hiểu Ba bị bắt năm 2008 và bị kết án 11 năm tù giam với cáo buộc “âm mưu lật đổ nhà nước”.

Sau khi đã thụ án được 8 năm, ngày 23/5/2017 ông Lưu bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan và được đưa ra khỏi nhà tù để điều trị tại một bệnh viện ở tỉnh Thẩm Dương (đông bắc Trung Quốc).

Nhà nước cộng sản Trung Quốc loan tin rằng ông Lưu được ra khỏi nhà tù để điều trị bệnh là do “chính sách nhân đạo” của chế độ.

Tuy nhiên, “chính sách nhân đạo” này lại khước từ yêu cầu của gia đình ông Lưu và các tổ chức nhân quyền Quốc tế về việc cho phép ông sang Mỹ hoặc Đức chữa bệnh.

Tên tuổi vị giáo sư, nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng này gắn liền với sự kiện Thiên An Môn năm 1989 khi nhà cầm quyền Trung cộng cho quân đội, công an giết hại, thảm sát hàng ngàn người biểu tình ôn hòa đòi dân chủ.

Giáo sư Lưu khi đó còn rất trẻ, đang thỉnh giảng tại đại học Columbia ở New York. Lòng yêu nước và sự quả cảm của một trí thức chân chính đã thúc đẩy ông bay về Bắc Kinh, đồng hành với giới trẻ Trung Quốc, tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa và chứng kiến tận mắt tội ác của nhà cầm quyền Trung cộng.

Cùng với một số người sống sót khác, ông Lưu Hiểu Ba được thừa nhận là đã có công thương thuyết với quân đội để cứu hàng trăm (có tài liệu nói hàng ngàn) người biểu tình khỏi sự giết hại và rời khỏi quảng trường một cách an toàn.

Kể từ sau vụ thảm sát Thiên An Môn đến trước năm 2008, Lưu Hiểu Ba liên tục bị khủng bố, đe dọa và đã từng hai lần bị bắt đi tù. Ông từng từ chối đi tị nạn chính trị ở Úc, quyết định ở lại Trung Quốc để đấu tranh, vận động nhân quyền trong bối cảnh bị khủng bố rất khốc liệt.

Bản án 11 năm tù vào năm 2009 (sau hơn 1 năm bị tạm giam) là bản án dài nhất trên con đường tranh đấu mà ông từng nhận, tận đến khi ông qua đời.

Trong khi Lưu Hiểu Ba bị đày đọa trong nhà tù nhiều năm trời thì vợ ông, bà Lưu Hà cũng bị nhà cầm quyền Trung cộng khủng bố, đe dọa và ngăn cản quyền tự do đi lại.

Tháng 10 năm 2010, nhà hoạt động nhân quyền Lưu Hiểu Ba được trao tặng giải Nobel Hòa Bình khi còn đang ở trong tù. Trước ông, từng có hai người được nhận giải thưởng danh giá này trong lúc bị giam giữ là ông Carl von Ossietzky người Đức (1935) và bà Aung San Suu Kyi người Myanmar (1991). Nhà cầm quyền Trung cộng khi đó đã phản đối rất gay gắt giải thưởng này dành cho ông, đồng thời không ngừng cho báo chí bôi nhọ và mạ lị ông.

Lưu Hiểu ba từng phát biểu rằng “Không có thế lực nào có thể ngăn chặn được đòi hỏi của con người được có tự do và Trung Quốc cuối cùng sẽ trở thành một quốc gia được điều hành bởi luật pháp, nơi nhân quyền là trên hết.”

Sự kiện giáo sư, nhà văn và trên hết là nhà hoạt động nhân quyền đáng kính Lưu Hiểu Ba mắc bệnh ung thư trong tù và qua đời chỉ sau chưa đầy hai tháng “được về nhà chữa bệnh” là một sự kiện chấn động. Nó không chỉ phản ánh thực trạng đất nước Trung Quốc dưới sự cai trị của chế độ cộng sản mà còn như một sự nối tiếp của quá khứ đen tối hàng ngàn năm trước đến thời đại văn minh nhân loại – thứ văn minh mà Trung cộng đã khước từ. Trung Hoa (dường như) chưa từng thoát khỏi đêm trường trung cổ.

Cái chết của Lưu Hiểu Ba liệu có đánh động đến người dân Trung Quốc cho một sự trỗi dậy, cho khát vọng tự do từng nhuốm nhiều máu và đổ xuống nhiều sinh mạng?

Câu chuyện tù của Lưu Hiểu Ba có làm rúng động tâm cam của những người còn lương tri ở bên ngoài biên giới Trung Quốc, trong đó có người Việt Nam?

Tôi ngưỡng mộ Lưu Hiểu Ba, cảm phục ý chí, trí tuệ, tinh thần, tầm vóc của ông. Và dấy lên nỗi lo lắng cho những TNLT mang tên Trung Quốc, mang tên Việt Nam, mang tên xứ sở độc tài với không chỉ đói ăn, thiếu mặc, nhục hình mà còn đối mặt với nhan nhản những thứ độc hại.

Khoan hãy nói đến những nghi vấn về chất độc được xâm nhập vào cơ thể của người tù bởi sự ác ý. Sự thực cần phải được nhìn ra là từ nhà tù to đến nhà tù nhỏ mang tên Việt Nam, mang tên Trung Quốc đều đầy rẫy những mầm chết, khi mà môi trường đã bị chính những người cộng sản ở hai quốc gia này tàn phá.

Một cựu bác sĩ-phá thai bảo vệ sự sống sau khi gặp Chúa Giêsu

Một cựu bác sĩ-phá thai bảo vệ sự sống sau khi gặp Chúa Giêsu

Bác sĩ Vansen Wong, một người vô thần không lay chuyển, ông đã làm hàng trăm vụ phá thai, sau khi trở lại kitô giáo, bây giờ ông bảo vệ các vấn đề phò-sự sống, hiện nay ông là Giám đốc y khoa cho một Trung tâm cho phụ nữ mang thai ở Sacramento. Ông ủng hộ luật phò-sự sống bên cạnh các nhà làm luật ở California.

 

 

 

 

 

 

 

Một cựu bác sĩ phá thai bảo vệ sự sống sau khi gặp Chúa Giêsu

Năm 1990, một bác sĩ đồng nghiệp làm các việc phá thai đã nhờ bác sĩ Wong giúp ông một tay trong việc phá thai tự nguyện (IVG) và ông đã không ngần ngại tiếp tay, ông nghĩ chẳng có tội gì khi phá thai.

Ngay cả ông còn chấp nhận đứng về phía các bà, ông không phán xét các bà trong chọn lựa của họ, ông giúp họ có cơ hội chọn cuộc sống mà chính họ mong muốn: «Tôi muốn là luật sư bào chữa cho các bà, không ai được phán xét một phụ nữ khi họ lấy quyết định», ông giải thích trong bài diễn văn đọc ngày 30 tháng 9 trước các người làm việc trong ngành y tế ở Đại học Saint-Louis.

Trong vòng bảy năm, ông đã làm hàng trăm vụ phá thai trong khi hành nghề y khoa hàng ngày của mình.

Dù vậy, với thời gian, khi ông quyết tâm hành động vì lòng trắc ẩn và chú tâm đến các bà phá thai trong các tình huống «nguy kịch» như trong trường hợp bị hãm hiệp hoặc tính mạng bị đe dọa vì mang thai, thì ông nhận ra, ông chống đối việc phá thai.

Ông thấy có một số phụ nữ muốn phá thai vì những lý do không chấp nhận được: «Bây giờ không phải là lúc thuận tiện», tôi đã dự trù đi du lịch Âu châu, vì tôi không muốn bỏ học, vì người cha không có ở đây.

Ông bắt đầu cảm thấy mệt mỏi khi làm bác sĩ phá thai. Các lập luận hợp lý để biện minh cho việc phá thai nguội dần. Sau này, ông nhận ra, chính Chúa đã làm việc qua thời gian. Trong những lúc ông phá thai, không những ông bắt đầu đặt câu hỏi, nhưng chính trong lần mổ cắt tử cung của một phụ nữ và bà đã chết, trường hợp này đã làm chấn động đến sự tự tin của ông trong địa vị một bác sĩ.

Ông vẫn tiếp tục làm việc, sự thất bại và các câu hỏi ông đặt ra đẩy ông đến gần với Chúa. Ông bắt đầu tham dự các buổi lễ trong một trường học địa phương.

Một ngày nọ ở nhà thờ, mục sư của ông nói về tiến trình phá thai cố tình khi thai đã lớn, một đề tài gây tranh luận ở Mỹ trong những năm 2000.

Khi nghe giảng, bác sĩ Vansen Wong nghĩ: “Có thể Chúa nói với tôi phá thai là xấu. Tôi nhận ra mỗi người được tạo ra theo hình ảnh của Chúa.»

Từ đó Chúa đã làm việc trong tâm hồn ông. Ông cảm thấy mình có tội với cái chết của hàng trăm em bé không được ra đời. Ông nhận được tình yêu và sự tha thứ của Chúa.

Nhưng bác sĩ Wong có một chuyện khác phải chấp nhận, ông phải sống với những kỷ niệm chôn giấu của hai lần phá thai mà cá nhân ông đã trải qua. Một lần với cô bạn gái ở trường trung học và một lần với chính vợ ông hai năm sau khi đám cưới. Các bà không muốn ngưng ngang sự nghiệp của mình.


 

 

 

 

 

 

 

 

«Bây giờ, tôi muốn móc nối lại hai sự kiện này, hai sự kiện mà tôi không muốn nó xảy ra bao giờ, tôi đã bỏ các kỷ niệm này quá lâu. Tôi phải cần đến sự giúp đỡ của những người bạn thân, họ có kinh nghiệm trong các quan hệ giúp đỡ sau hậu phá thai để chấp nhận và để xin Chúa tha thứ», ông nói

Chúa không những gọi chúng ta ngưng giết các em bé, nhưng còn gọi chúng ta chia sẻ sự trở lại của mình để giúp đỡ các người khác.

Bác sĩ Wong không còn phá thai, nhưng ông làm gì sau đó? Khi đọc bản tin giáo xứ của ông, ông thấy một trung tâm lo cho các phụ nữ mang thai ở Sacramento tìm một giám đốc, và ông nhận chức vụ này.

Sau khi ông trở lại kitô giáo, bây giờ ông để cả đời để đi làm chứng cho công trình của Chúa và để bảo vệ sự sống. Trong cuộc gặp gỡ với các sinh viên và bác sĩ ở Đại học Saint-Louis, ông phát biểu: «Thế hệ của các bạn có thể lật ngược được việc phá thai. Tôi hy vọng chúng ta sẽ thay đổi được loại văn hóa này, tôi hy vọng khi các bạn nghĩ đến phá thai, các bạn có thể suy nghĩ một cách khác, có thể một cách cá nhân hơn. Chúng ta có thể làm gì trong cương vị cá nhân để thay đổi một cái nhìn của xã hội chúng ta không?»

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Nguồn tin: Phanxico

Anh chị Thụ & Mai gởi

HẠT GIỐNG LỜI CHÚA

 HẠT GIỐNG LỜI CHÚA

Ông Chirgwin, trong quyển sách mang tựa đề: “Thánh Kinh trong thế giới truyền giáo”đã kể câu chuyện sau đây:

Tokichi Ishi-I, một tên giết người không gớm tay, đã đạt được kỷ lục hạ sát nhiều nạn nhân nhất bằng những phương thế không thể tưởng tượng nổi.

Hắn ta tàn nhẫn hạ sát đàn ông, đàn bà, kể cả trẻ con.  Với bàn tay khát máu, hắn đã thủ tiêu bất cứ người nào tình cờ hắn gặp và muốn giết.  Nhưng cuối cùng, hắn cũng bị bắt và bị kết án tử hình.  

Lúc ở nhà tù chờ ngày hành quyết, hai phụ nữ đi công tác tông đồ thử khuyên nhủ hắn, nhưng tất cả những câu hỏi han, trò chuyện của họ không làm cho hắn mảy may cảm lòng, trái lại hắn nhìn thẳng vào họ với cặp mắt dữ tợn như một hung thủ.

Cuối cùng, mất hết kiên nhẫn, hai phụ nữ ra về.  Hai bà chỉ để lại cho hắn quyển Thánh Kinh Tân Ước, với một hy vọng mỏng manh là hắn sẽ đọc và Lời Chúa sẽ hoạt động nơi mà tiếng nói con người trở nên hoàn toàn bất lực.

Niềm hy vọng của họ đã trở thành hiện thực, Ishi-I đã đọc những câu chuyện trong Tân Ước hình như có một sự thu hút mãnh liệt, khiến hắn cứ tiếp tục đọc, đọc mãi và cuối cùng hắn đọc đến câu chuyện diễn tả cuộc tử nạn của Chúa Giêsu.  Lời Chúa Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha trên thập giá:“Lạy Cha, xin Cha tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm.”  Lời ấy đã thắng sự chống trả cuối cùng trong tâm hồn của hắn.  Sau đó Ishi-I thuật lại:

“Đọc đến lời ấy “Lạy Cha, xin Cha tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm”, tôi mới dừng lại.  Con tim tôi hình như bị đánh động, bị đâm thâu bằng một con dao dài.  Tôi có thể gọi đó là lòng thương xót của Ngài?  Tôi không biết, nhưng điều duy nhất tôi biết là sự hung dữ, tàn bạo nơi tôi đã tan biến và tôi đã tin.”

Cuối cùng, ông Chirgwin, tác giả câu chuyện này, kết thúc câu chuyện bằng sự ngạc nhiên tột độ của những nhân viên nhà giam có phận sự đến dẫn Ishi-I đi hành quyết.  Họ đã không gặp một tên sát nhân hung bạo như họ chờ đợi, nhưng là một con người hoà nhã, lễ độ.  Ishi-I, tên sát nhân đã được Lời Chúa tái sinh.

(Câu chuyện này khiến tôi liên tưởng đến một chuyện phim video mới đây được giải thưởng Oscar, mang tựa đề: “Dead man walking” (Người chết biết đi).  Ở các quầy cho thuê băng video, mang tựa đề: “Tên tử tội”).

Anh chị em thân mến,

Lời Chúa có sức mạnh vạn năng.  Lời Chúa có thể biến đổi tâm hồn một tên giết người không gớm tay như anh Tokichi Kshi-I và bao tâm hồn sa ngã khác.  Lời Chúa có thể là động lực cho bao công tác bác ái của các tu sĩ nam nữ và giáo dân đang dấn thân phục vụ những trẻ em bị bỏ rơi, những người già nua hấp hối không ai chăm sóc, những kẻ phải sống bên lề xã hội.  Đúng như Chúa Giêsu đã nói trong Tin Mừng hôm nay: “Lời Chúa như hạt giống được gieo vào đất tốt.  Nó sẽ nẩy sinh một mùa gặt phong phú, một thành một trăm.”

Chúa Giêsu đã dùng dụ ngôn “Người gieo giống” để mô tả số phận Lời Chúa được tung ra giữa nhân loại và đem lại kết quả như thế nào: Có hạt rơi xuống bên vệ đường, chim trời ăn mất.  Có hạt rơi xuống trên sỏi đá, không đâm rễ được, bị khô héo.  Có hạt rơi vào bụi gai, bị chết nghẹt.  Chúa không chú trọng đến phần mất mát đó cho bằng đến sự phát triển mạnh mẽ của hạt giống khi rơi vào phần đất tốt.  Nó sẽ nẩy sinh một mùa gặt phong phú, một thành ba mươi, sáu mươi hay một trăm.  Vậy thì chúng ta đừng ai nản lòng vì mất mát, thiệt thòi.  Người gieo giống cứ thẳng tay tung vãi khắp nơi một cách quảng đại, không dè xẻn.  Bên ngoài xem ra như mọi sự chống lại việc triển nở của hạt giống Lời Chúa.  Nhưng hãy chờ mùa gặt đến, kết quả sẽ vượt mức tưởng tượng, vì đây là công việc của Thiên Chúa.  (Một tên giết người không gớm tay như Ishi-I, thế mà Lời Chúa đã từ từ thấm nhập vào tâm hồn, đã cải hoá anh thành một con người mới, một người hoà nhã, lễ độ, sám hối và đã tin).

Thánh Justinô tử đạo vào năm 150, khi suy niệm về dụ ngôn người gieo giống này đã khuyên bảo những người rao giảng Tin Mừng, đừng bao giờ thất vọng: “Chính Chúa Giêsu là Lời Thiên Chúa đã được gieo vào cánh đồng thế giới chúng ta.  Ngài cũng đã bị hiểu lầm, bị chống đối, đã gặp bao thất bại…  Nhưng sau khi bị chôn vùi vào lòng đất như hạt giống, Ngài đã nẩy sinh bao hoa trái sự sống dồi dào.”

Ngày nay Giáo Hội không ngừng rao giảng Lời Chúa qua các thế hệ trên khắp thế giới.  Giáo Hội cũng gặp nhiều khó khăn, thất bại như: thiếu phương tiện, bị bách hại, đời sống kém cỏi của một số giáo sĩ và giáo dân, số người rửa tội ngày càng ít đi trong một thế giới duy vật và trần tục hoá.  Thật đáng buồn khi thấy đời sống đạo ngày càng sa sút.  Lời Chúa như rơi vào sỏi đá, vào bụi gai hay ngoài đường lộ.  Tuy nhiên, như lời Thánh Justinô: đứng thất vọng, người gieo cứ việc gieo và để cho Lời Chúa âm thầm hoạt động.  Không có gì được phép làm cho chúng ta phải nghi ngờ hay chán nản.  Hạt giống Lời Chúa có thể là bé nhỏ, có thể bị đối xử tàn tệ, bị chà đạp, bị lấn át, nhưng năng lực của nó là vô hạn (x. Is 55,10-11).

Bổn phận của chúng ta là thành tâm đón nhận Lời Chúa, lắng nghe Lời Chúa và thực thi Lời Chúa trong cuộc sống giữa lòng đời.  Không phải chỉ nghe suông mà còn tìm hiểu ý Chúa muốn chúng ta phải làm gì.  Có bao nhiêu chướng ngại chống lại việc tìm hiểu và thực thi Lời Chúa: nào là những quyến rũ của đời sống trần tục, nào là những lo lắng việc đời, ham mê của cải.  Chúng như chim trời sà xuống cướp lấy hạt giống vừa rơi xuống, hoặc như sỏi đá, như bụi gai cản trở, bóp nghẹt Lời Chúa.

Mỗi Chúa Nhật, chúng ta họp nhau dự Tiệc Thánh, gồm có Lời Chúa và Thánh Thể của Chúa.  Hãy đón nhận với niềm tin yêu để Lời Chúa và Thánh Thể trở nên sức sống và ánh sáng, niềm vui và hy vọng cho cuộc đời chúng ta.  Rồi đến lượt chúng ta lại trở thành người ra đi gieo giống, người Tông đồ rao giảng Lời Chúa, góp phần vào mùa thu hoạch của Giáo Hội cho Nước Trời vào ngày sau hết.

Trích trong “Niềm Vui Chia Sẻ”

From: langthangchieutim

Mỹ: Du học sinh có thể phải xin visa lại hàng năm

Mỹ: Du học sinh có thể phải xin visa lại hàng năm


Đề nghị này là một phần trong kế hoạch tăng cường an ninh quốc gia bằng cách giám sát kỹ hơn lượng sinh viên quốc tế, theo tờ Washington Post.

Tờ báo dẫn hai giới chức không muốn nêu tên cho hay kế hoạch yêu cầu thay đổi quy định có thể mất tối thiểu tới 18 tháng và cần sự hợp tác của Bộ Ngoại giao.

Bộ Ngoại giao cấp visa, Bộ An ninh Nội địa quản lý và kiểm soát những ai ra vào nước Mỹ.

Nguồn tin này cho hay các giới chức Bộ An ninh Nội địa nêu quan ngại rằng visa dành cho du học sinh hiện mang tính ‘mở ngõ’ quá đà.

Theo báo cáo mới đây của cơ quan này, năm ngoái 2,8% du học sinh và những người cầm visa theo diện trao đổi du học sinh-nghiên cứu sinh đã ở lại Mỹ quá hạn visa, cao hơn gấp đôi tỷ lệ du khách tới Mỹ ở lại quá hạn.

Phát ngôn nhân của Bộ An ninh Nội địa, David Lapan, được dẫn lời cho hay: “Bộ đang cân nhắc nhiều biện pháp đảm bảo các chương trình di trú của Mỹ kể cả các chương trình về du học sinh học tập tại Mỹ, vận hành theo cách cổ súy lợi ích quốc gia, tăng cường an ninh quốc gia và an toàn công cộng, đảm bảo tính hội nhập của hệ thống di trú Mỹ.”

Mỗi năm có hơn 1 triệu du học sinh học tập tại Hoa Kỳ, đóng góp hàng tỷ đô la cho kinh tế Mỹ.

77% trong số này đến từ Châu Á, đông nhất là từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Ủy Ban Nobel Hòa Bình: Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm cái chết của Lưu Hiểu Ba

Ủy Ban Nobel Hòa Bình: Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm cái chết của Lưu Hiểu Ba

Dân chúng Hongkong tưởng niệm ông Lưu Hiểu Ba ngay trước Văn phòng Liên lạc của Trung Quốc. Lưu Hiểu Ba: “Tôi vẫn luôn mạnh mẽ tin rằng tiến trình phát triển chính trị ở Trung Quốc sẽ không ngừng lại và không thế lực nào có thể ngăn chặn đòi hỏi của con người được có tự do. Với niềm lạc quan sâu sắc, tôi mong muốn được thấy Trung Quốc tự do trong tương lai, một quốc gia được điều hành bởi luật pháp và là nơi nhân quyền trên hết.” (Hình: AP/Kin Cheung)

BẮC KINH, Trung Quốc (NV) – Thế giới văn minh đau buồn tiếc thương trước cái chết của ông Lưu Hiểu Ba, nhà tranh đấu chính trị nổi danh và là người Trung Quốc duy nhất được giải Nobel hòa bình.

Ông Lưu qua đời đêm Thứ Năm ở tuổi 61 trong một bệnh viện tại thành phố Thẩm Dương miền Đông Bắc Trung Quốc qua mấy tuần lễ được đưa từ nhà tù tới đây điều trị sau khi phát hiện bị mắc bệnh ung thư gan ở thời kỳ cuối và không được nhà cầm quyền Bắc Kinh cho ra khỏi nước để chữa bệnh.

Trước tin ông Lưu từ trần, ông Berit Reiss-Andersen nhân vật đứng đầu Ủy Ban Giải Nobel Na Uy, cơ quan trao giải Nobel Hòa Bình, nói rằng “Nhà cầm Trung Quốc có trách nhiệm lớn về cái chết của ông Lưu. Chúng tôi thấy thật đáng buồn là ông Lưu Hiểu Ba không được chuyển tới nơi mà ông có thể có được sự chăm sóc y tế tốt hơn trước khi bệnh ông trở nên trầm trọng.”

Trong vòng ba thập niên kể từ cuộc tranh đấu đòi tự do dân chủ của sinh viên ở quảng trường Thiên An Môn, ông bị nhà cầm quyền bắt bỏ tù và lao động khổ sai 4 lần. Khi tạm thời được tự do không ở trong nhà tù, ông vẫn thường xuyên bị theo dõi hay quản thúc tại gia những khi tình thế trải qua các giai đoạn nhạy cảm chính trị. Tháng 12 năm 2009 ông lãnh án tù cuối cùng 11 năm với tội danh chế độ quy chụp cho ông là “kích động lật đổ quyền lực nhà nước”, nhưng thực chất chỉ vì việc ông cùng một nhóm trí thức soạn thảo và công bố “Hiến Chương 08”, bản cương lĩnh chính trị kêu gọi thực hiện những cải tổ dân chủ ở Trung Quốc bao gồm một Hiến Pháp mới và nền dân chủ tư pháp. Nổi danh với quan điểm chính trị cứng rắn và những chỉ trích mạnh mẽ đối với đảng Cộng sản Trung Quốc, suốt cuộc đời của ông Lưu là những vận động không mệt mỏi cho một đất nước Trung Quốc dân chủ và tự do.

Ông Lưu Hiểu Ba sinh ngày 28 tháng 12 năm 1955 trong một gia đình trí thức ở thành phố Trường Xuân tỉnh Cát Lâm miền Đông Bắc Trung Quốc, trong vùng Mãn Châu trước kia. Ông lãnh bằng cử nhân văn học năm 1976 ở đại học Cát Lâm và bằng thạc sĩ năm 1984 của đại học Bắc Kinh. Sau đó ông là giáo sư thỉnh giảng cho nhiều trường đại học nước ngoài, bao gồm Columbia University, University of Oslo, University of Hawaii.

Từ thập niên 1980, tên tuổi Lưu Hiểu Ba đã được biết đến với nhiều bài bình luận đề cao giá trị tự do, dân chủ và quyền của con người. Năm 1989 khi đang giảng dạy ở đại học Columbia, New York, ông đã bay về Bắc Kinh để tham gia các cuộc biểu tình của sinh viên sau đó bị quân đội đàn áp đẫm máu ở quảng trường Thiên An Môn. Ông Lưu và một số nhà hoạt động được coi là cứu sống hàng trăm người biểu tình nhờ đã thành công trong việc thương thuyết với quân đội để cho phép những người này rời khỏi quảng trường an toàn.

Ông từ chối đề nghị đi tị nạn ở Úc, để chọn ở lại Trung Quốc và không ngừng cuộc tranh đấu bất bạo động mặc dầu bị nhà cầm quyền theo dõi kiềm chế bằng những biện pháp quản thúc tại gia cũng như cầm tù. Năm 1996, khi vẫn đang ở trong tù, ông kết hôn với bà Lưu Hà, người từ đó cũng trở thành mục tiêu trấn áp của giới chức trách.

Ông Lưu Hiểu Ba là công dân đầu tiên của Trung Quốc vẫn còn sống ở trong nước được giải hòa bình Nobel khi Ủy ban Nobel công bố quyết định trao giải thưởng cho ông năm 2010. Lúc đó ông đang ở trong nhà tù để chấp hành bản án 11 vừa bị tuyên xử gần một năm trước đó. Trung Quốc phản ứng giận dữ bằng cách không cho phép ông nhận giải thưởng và cũng không cho ai, kể cả bà vợ Lưu Hà, được thay mặt ông đi Na Uy lãnh giải. Trong lịch sử của giải hòa bình Nobel, ông là người thứ ba được giải trong lúc còn đang bị giam giữ. Người thứ nhất là Carl von Ossietzky năm 1935 thời Quốc Xã Đức và người thứ hai là bà Aung San Suu Kyi năm 1991 ở Miến Điện. Lưu Hiểu Ba và Ossietzky là hai người duy nhất bị từ chối không cho người đại diện đi nhận giải giùm và sau này chết trong trại giam.

Trong lễ trao giải ngày 10 tháng 12 năm 2010 ở Oslo, Na Uy, ban tổ chức đã làm một hành động biểu tượng bằng việc cho xếp một chiếc ghế bỏ trống rồi đặt văn bằng cùng huy chương Giải Nobel Hòa Bình dành cho ông lên đó. Đứng trước chiếc ghế trống, Chủ tịch Ủy ban Nobel Thorbjoern Jagland tuyên bố : “Ông Lưu Hiểu Ba không làm điều gì sai trái. Ông chỉ hành xử quyền công dân của mình mà thôi”.

Ba năm trước khi mãn án tù 11 năm, cuối Tháng Sáu vừa qua ông Lưu Hiểu Ba được “khoan hồng” cho ra khỏi nhà tù sau khi bị chẩn đoán mắc chứng ung thư gan tới thời kỳ cuối cùng. Mặc dầu nhiều chính quyền các nước trên thế giới đề nghị cho ông ra ngoại quốc chữa trị ở những nơi có trình độ và phương tiện y khoa tốt hơn nhưng Trung Quốc vẫn chỉ đưa ông vào bệnh viện ở Thảm Dương và nói rằng có thể mời các chuyên gia nước ngoài đến giúp trị liệu.

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel hôm Thứ Năm nói rằng rất tiếc Trung Quốc đã không cho ông Lưu Hiểu Ba và bà vợ Lưu Hà sang Đức để chữa trị. Thủ tướng Đức Angela Merkel bày tỏ lòng tưởng niệm ông Lưu Hiểu Ba, ngưới mà bà gọi là một chiến sĩ dũng cảm tranh đấu cho dân quyền và tự do ngôn luận. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson kêu gọi Trung Quốc trả quyền tự do cho bà Lưu Hà và cho phép bà ra sống ở nước ngoài theo nguyện vọng. Ông nói rằng thế giới đau buồn về sự ra đi bi thảm của ông Lưu Hiểu Ba, người dâng hiến suốt cuộc đời vào mục tiêu cải thiện nước Trung Hoa về nhân quyền, tự do và công lý.

Lời tuyên bố cuối cùng của ông Lưu Hiểu Ba mà người ta ghi nhận được là sau phiên tòa năm 2009 tuyên án phạt ông 11 năm tù: “Tôi vẫn luôn mạnh mẽ tin rằng tiến trình phát triển chính trị ở Trung Quốc sẽ không ngừng lại và không thế lực nào có thể ngăn chặn đòi hỏi của con người được có tự do. Với niềm lạc quan sâu sắc, tôi mong muốn được thấy Trung Quốc tự do trong tương lai, một quốc gia được điều hành bởi luật pháp và là nơi nhân quyền trên hết.” (HC-V.Giang)