Vài điều muốn tâm sự.
Vài điều muốn tâm sự.
Tác giả: Phùng văn Phụng
Ngày thứ sáu 14- 07 là buổi họp chót trong văn phòng . Tôi nghỉ hưu thực sự. Nghỉ hẳn. Phải từ bỏ. Phải thôi việc, không làm việc nữa. Không tiếc nuối gì hết. Vì sao vậy?
Tác giả cùng toàn thể anh chị em trong văn phòng
Vì:
Tụi mình trên dưới bảy mươi;
Nhìn đi ngó lại chỉ mười năm thôi.
Số đông biến mất đâu rồi;
Số hên còn lại lẻ loi chắc buồn.
Đếm kỹ còn mấy trăm tuần;
Thời gian vun vút, bao lần gặp nhau?
Thôi thì còn lại ngày nào;
Hãy vui ngày ấy, miệng chào thật tươi.
Khác biệt gì cũng thế thôi;
Mai kia nằm xuống để rồi được chi.
Sao bằng ta cứ vui đi;
Hơn thua dẹp hết, ôm ghì bạn xưa.
Tay với trời cao không thấu nổi
Tuổi già mất bạn cũng mồ côi …
trích trong bài : “Còn bao lâu nữa”
Mấy ngày qua, trong facebook các em học trò cũ, các con, các cháu , bạn bè chúc mừng sinh nhật, rất ấm áp tình nghĩa yêu thương. Trân trọng cám ơn hết mọi người đã gởi đến những tình cảm quý mến đó.
Trân trọng những người bạn cũ và quý mến những người bạn mới.
Đã U80 rồi. Đã cảm nghiệm đủ mọi buồn khổ và vui tươi, đói khát và no đủ, cay đắng , đau buồn và niềm vui, hạnh phúc.
Tạ ơn Trời, đến tuổi này rồi (75 tuổi), vẫn còn sống, khỏe mạnh và sáng suốt.
I ) Cần có một lý tưởng?
Tôi nhớ, hồi còn đi dạy, tôi có nói, có nhắc nhở các em học sinh rằng, cần có một mục đích để sống cũng giống như ta cần có ngọn núi để trèo lên. Nhiều con đường để đi lên ngọn núi đó. Đi thẳng, đi vòng v.v..Có thể các em sẽ lên tới đích, cũng có thể các em sẽ gục ngã giữa chừng. Tuy nhiên, ít ra là các em còn có mục đích để sống.
Cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy cũng có viết: Lúc hết hơi mới biết đến mạng Trời
Và nhắm mắt mới đành thôi hoạt động. (1)
Trước năm 1975, tôi có viết một bài báo để khen ngợi hai nghề thẩm phán và nghề dạy học. Hai nghề không ăn hối lộ. Sau này tôi mới thấy nhận xét đó sai.
Chỉ có nghề dạy học mới không ăn hối lộ. Vì sao?
- Vì họ có lương cao, đủ sống, không giàu nhưng không thiếu thốn.
- Họ cần làm gương cho học trò của mình nên không dám ăn hối lộ, mà còn phải ráng sống cho tử tế, đàng hoàng nữa. Lời nói phải đi đôi với việc làm. Thầy cô giáo luôn luôn có các em học trò để ý, bắt chước noi theo.
Thầy giáo, cô giáo không giàu tiền bạc nhưng rất giàu học trò. Tôi chỉ dạy có 5 năm trường Lương văn Can, vậy mà 42 năm sau, tình nghĩa Thầy trò vẫn thắm thiết.
Thế gian, tài sản, tiền bạc, danh vọng tất cả đều phù du, bởi vì khi chết, đâu có ai mang theo xuống mồ được gì đâu.
Tuổi này rồi (75 tuổi) thấy điều gì là quan trọng nhất?
*Sức khỏe là quan trọng nhất. Tôi có anh bạn rất giàu có, chủ ba bốn tiệm “furniture”, là triệu phú. Nhưng chẳng may anh bị bịnh ung thư phồi. Anh nói : Tôi đã bán hết các cơ sở làm ăn rồi và nghỉ hoàn toàn. Tôi nói: “Sao anh không đi du lịch.”
Bây giờ đâu còn sức khỏe nữa để đi du lịch . Anh phân trần: Nói thiệt nha, ai lảnh cái bịnh của tôi, tôi sẽ giao hết tài sản cho người đó.
Vậy mà, sao quá nhiều người lao tâm, khổ trí, tranh giành tiền bạc, nhà cửa, danh vọng, quyền hành, hãm hại, giết chóc lẫn nhau. Lường gạt nhau, hãm hại nhau, để gôm góp tài sản, của cải, tiền bạc cho thật nhiều. Anh chị em cùng một cha mẹ, thay vì yêu thương nhau, giúp đỡ nhau thì trở thành thù ghét nhau, đến ngày cha mất, mỗi gia đình làm đám giỗ riêng, không ai còn muốn gặp nhau nữa. Vì sao vậy?
*Kế đến là đoàn tụ gia đình. Làm sao tập hợp được con cháu, thường xuyên gặp gỡ nhau, yêu thương nhau thì quý giá vô cùng. Chứ các con cháu giàu có nhưng mỗi gia đình hoàn toàn sống riêng rẻ, không hỏi han nhau, không biết tình trạng sống của anh chị em ra sao. Sống ích kỷ chỉ lo riêng cho bản thân mình, cho gia đình mình, do đó nhiều khi họ có thể rất giàu có về vật chất nhưng họ lại hết sức cô đơn, thiếu thốn tình thương yêu lẫn nhau… .chưa kể anh em có thể ghen ghét nhau vì hơn thua lời nói, vì đứa giàu, đứa nghèo v.v…mà khộng thèm nói chuyện, nhìn mặt nhau.
II) Cần có một tấm lòng (yêu thương) để sống.
Có nên để lại tài sản cho con không?
Tôi có người quen, qua Mỹ rồi, chị ấy đi giúp việc nhà giữ con cho người khác, mỗi tuần chỉ về nhà ngày chúa nhật, mỗi tháng được khoảng 1200 đô la. Vậy mà chị không xài. Chỉ để dành tiền cho con chị là mộ kỹ sư lương 5, 6 chục ngàn đô la một năm. Lý do chị thương con trai của chị nên chị muốn tỏ tấm lòng săn sóc thương yêu con trai chị.
Một tỷ phú nói: “Nếu các con tôi tài giỏi hơn tôi, chúng sẽ không cần tới số tiền này. Còn nếu chúng không đủ năng lực, gia sản của tôi sẽ chỉ làm hại chúng”.
Cái gì cho đi mới là của mình vì nó đi vào lòng người .
Chuck Feeney: – Từ tay trắng thành tỉ phú, mỉm cười, cho đi 8 tỉ USD rồi lại trở về trắng tay.
Tỷ phú Chuck Feeney là người đầu tiên ở Mỹ bỏ ra số tiền lớn là tài sản của mình để làm từ thiện. Ông chính thức rỗng túi, đi ở thuê vào tuổi ngoài 80, nhưng đã hoàn thành khát vọng “cho đi khi còn đang sống”.
Ông làm từ thiện và tặng hết tài sản rất đơn giản là bởi vì, “vải liệm không có túi”, người chết ra đi không mang được gì. Con người “sinh ra tay trắng thì khi trở về cũng phải trắng tay”.
Linh mục Nguyễn Viết Chung: sinh ngày 07-09-1955, rửa tội và thêm sức ngày 15-05-1994, lúc 39 tuổi. Đi tu ngày 01-10- 1994 , chín năm sau, ngày 25 tháng 3, được thụ phong Linh mục.
Cha đến với đạo công giáo và đi đi tu lúc Cha đã lớn tuổi. Cha Chung là vị thừa sai của những người cùi bịnh, bịnh Sida.
Cha sống với người thiểu số ở Kontum và về với Chúa ngày 10 -05-2017 vừa qua, khi Cha ở tuổi 62 .
Xem thêm: Nguyễn Viết Chung và tiến gọi của Chân Thiện Mỹ của cố Giáo Sư Trần Duy Nhiên:
Mẹ Teresa Calcutta:
Ngày 10 tháng 9 năm 1946, Mẹ nhận được từ Chúa Giêsu lời mời gọi “để lại tất cả mọi thứ phía sau và phục vụ Ngài nơi những người nghèo nhất trong số những người nghèo”.
Do đó, Mẹ đã trở thành một biểu tượng của dịu dàng và tình yêu thương xót của Thiên Chúa cho mọi người, đặc biệt là đối với những người không được yêu thương, bị khước từ và bỏ rơi. Một người bị bịnh tật, bị bỏ rơi ở ngoài đường phố, sắp chết. Mẹ Teresa đem về nhà hấp hối, tắm rửa săn sóc, vài hôm sau thì chết. Người ấy nói: “ Tôi sống như một con thú nhưng tôi chết như một thiên thần.”
Khám phá cuộc đời Mẹ Teresa, từ một nữ tu thành một vị Thánh
Kết: Trong thế giới phức tạp đua đòi vật chất, hơn thua giàu nghèo, đời sống con người trở nên ích kỷ chỉ nghĩ đến cá nhân, gia đình của riêng mình mà thôi, việc sống vì người khác, cho người khác Hy sinh tiền bạc hay bỏ tất cả danh vọng, tiền tài, sức khỏe để hy sinh cho người nghèo, phục vụ người nghèo như các vị nêu trên rất là quý hiếm.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn rất nhiều người, nhiều tổ chức xã hội vẫn hăng say phục vụ, đâu có đòi hỏi quyền lợi hay danh vọng tiếng tăm gì đâu. Vì họ có tấm lòng yêu thương và thực hiện lời dạy của Chúa “Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa vì Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4,8)
Câu nói đáng suy ngẫm như sau: Khi được sinh ra thì ta khóc lóc, còn người xung quanh thì mĩm cười, làm sao khi chết đi, thì ta mĩm cười mà những người xung quanh thì khóc lóc.
Phùng văn Phụng
07/2017
(1) Trong bài thơ Quyết sống của Đằng Phương
BÀ THÁI ANH VĂN LÊN TIẾNG VỀ CÁI CHẾT CỦA ÔNG LƯU HIỂU BA.
From facebook: Hoa Kim Ngo
Theo RFI bà Thái Anh Văn TT Đài Loan đã lên tiếng trước cái chết của ông Lưu Hiểu Ba: Ông Lưu Hiểu Ba là một tấm gương đấu tranh kiên định cho Dân Chủ và để lại một di sản cho TQ và các nước trên TG. Đấu tranh Dân Chủ là không coi ai là kẻ thù, đấu tranh Dân Chủ để quyền tự quyết của người Dân được tôn trọng. Ông Lưu Hiểu Ba luôn được Đài Loan ủng hộ và là tấm gương đấu tranh quyền tự quyết và độc lập cho Đài Loan.
* Luật khoa viết về những hoạt động của ông Lưu Hiểu Ba : Năm 1977, Liu được nhận vào học Văn chương tại Đại học Jinlin (tỉnh Cát Lâm – Đông Bắc Trung Quốc), nhưng ông lại sớm say mê Triết học phương Tây. Ông nhận bằng thạc sĩ năm 27 tuổi và trở thành giảng viên tại Đại học Jinlin. Ông bắt đầu thu hút sự chú ý của giới trí thức Trung Quốc bằng những phản biện sắc bén về các lý thuyết xã hội. Liu nhanh chóng trở thành một hiện tượng trong giới trí thức Trung Quốc.
Sự nghiệp khoa bảng của Liu thuận buồm xuôi gió cho đến năm 1989.
Ngày 27/04/1989, Liu đổi chuyến bay từ Tokyo đi Mỹ quay về Trung Quốc khi nghe tin chính quyền kiên quyết “dẹp loạn” những cuộc biểu tình của sinh viên đòi tự do báo chí, tự do ngôn luận, kiểm soát tham nhũng tại Quảng trường Thiên An Môn.
“Tôi không có thời gian để do dự, hoặc là sống hoặc là chết, tôi sẽ trở về”, Liu nhớ lại.
Ông Liu Xiabo (thứ hai từ trái sang) cùng với ba người bạn đã tham gia tuyệt thực tại Thiên An Môn năm 1989. Ảnh: AP.
Ngày 02/06/1989, Liu và ba người bạn tuyệt thực trong ba ngày để kêu gọi chính quyền dỡ bỏ thiết quân luật và đối thoại một cách hòa bình với sinh viên.
Rạng sáng ngày 04/06/1989, những con đường ở Quảng trường Thiên An Môn ngập đầy máu của người biểu tình sau các cuộc đàn áp của quân đội. Liu và nhiều trí thức khác đã kiên quyết tìm cách thỏa thuận với chính quyền để số sinh viên còn lại có thể rút lui an toàn ra khỏi đó.
“Trong những giờ phút cuối cùng, Liu đã cầm loa và nói: ‘Chúng ta phải đi thôi’”, Robin Munro, một người từng là nhà hoạt động nhân quyền tại Bắc Kinh tại thời điểm đó kể lại. Trong khi các lãnh đạo sinh viên đòi sẽ “chết ở đó cho dân chủ”, Liu Xiaobo đã nói, “chúng đã làm hết sức có thể rồi”. Robin chia sẻ rằng, anh luôn cảm thấy phải mang ơn cứu mạng của Liu Xiaobo.
Mà đúng như thế, những cựu sinh viên có mặt tại Quảng trường Thiên An Môn, như bà Rose Tang, cũng cho rằng, ông Liu Xiaobo đã cứu hàng trăm, nếu không phải là hàng nghìn sinh viên, trong đó có bản thân bà.
Sau khi phong trào Thiên An Môn bị dập tắt, Liu Xiaobo đã bị bắt và bị giam giữ bí mật từ năm 1989 đến tháng 01/1991 vì tội “tuyên truyền phản cách mạng và kích động”.

Kiến nghị ngưng xả thải xuống biển Bình Thuận
Kiến nghị ngưng xả thải xuống biển Bình Thuận
Trong các tổ chức này có những tổ chức hoạt động trong lĩnh vực môi trường như Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam, Liên minh Năng lượng bền vững, Trung tâm bảo tồn sinh vật biển,…
Kiến nghị được gửi cho 11 quan chức cao cấp Việt Nam, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên- Môi trường Trần Hồng Hà.
Kiến nghị nói rằng quyết định đổ gần 1 triệu mét khối bùn nạo vét của nhà máy điện Vĩnh Tân, và sắp tới đây là 2 triệu 400 ngàn mét khối của công ty điện lực Genco 3, không được sự đồng thuận của công luận và các nhà khoa học. Một trong những nguyên nhân gây nên sự không đồng thuận đó là sự không minh bạch khi thực hiện đánh giá tác động môi trường, tức là đánh giá tác hại của việc đổ bùn nạo vét vào khu vực gần vùng bảo tồn biển Hòn Cau.
Ngoài ra kiến nghị còn liệt kê những sự cố ô nhiễm môi trường do các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than Vĩnh Tân gây ra, và cho rằng việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân là đi ngược với xu hướng sử dụng năng lượng tái tạo của thế giới.
Về phía người ra quyết định đổ chất thải là Bộ tài nguyên môi trường, thì chiều hôm qua, 13 tháng 7, 2017, ông Phạm Ngọc Sơn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo thay mặt bộ này nói rằng các chất thải nạo vét ở cảng không phải bị xả xuống biển, mà là được nhấn chìm, và có thể kiểm soát được.
Ông Sơn nói rằng các chất này cũng ở dưới biển, nay chỉ mang đi sang chổ khác mà thôi.
Ông Sơn cũng cho biết là trong khối bùn này chỉ có đất sét, cát, mà không có những chất gây ô nhiễm môi trường, và đáy biển chổ nhận chìm thấp hơn vùng bảo tồn biển Hòn Cau nên sẽ không ảnh hưởng đến khu vực này.
Về mặt luật pháp, ông Sơn cho rằng quyết định của Bộ Tài nguyên- Môi trường là đúng luật, dựa trên đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt hồi năm 2014.
Ông Sơn không nói về sự minh bạch của đánh giá tác động môi trường này, nhưng nói ông hoan nghênh sự phản biện của công luận và các nhà khoa học. Ông nói rằng sẽ có 13 điểm quan sát việc nhận chìm bùn, và nếu thấy có sự ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ dừng lại ngay. Còn việc Công ty điện lực Genco 3 xin đổ thêm 2 triệu 400 ngàn tấn thì đang xem xét, chưa quyết định là cho tiếp tục hay không.
Cũng liên quan đến Bộ Tài nguyên- Môi trường, trong cuộc họp Tổng kết sáu tháng đầu năm mà bộ này tổ chức vào sáng 14 tháng 7, báo chí không được phép tham dự.
Lý do được đưa ra là đây là cuộc họp nội bộ.
Báo Tuổi trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh trích lời các phóng viên nói rằng đáng ra đây là cơ hội của các vị lãnh đạo Bộ Tài nguyên- Môi trường giải đáp những thắc mắc về môi trường, nhất là chuyện cho phép đổ gần 1 triệu tấn chất thải bùn nạo vét xuống vùng biển Bình Thuận.
Đảng của ai?
From facebook: Trần Bang
FB Huynh Ngoc Chenh :
Đảng nói từ nhân dân ra vậy mà:
– Dân không muốn làm bô xít ở Tây Nguyên, đảng cứ làm
– Dân không muốn Formosa xả thải ra biển, đảng cứ cho
– Dân không muốn nhiệt điện Vĩnh Tân xả thải rắn ra biển, đảng cứ cho
– Dân không muốn nhập nhà máy, thiết bị, công nghệ lạc hậu của Tàu cộng, đảng cứ nhập
– Dân không muốn vay tiền Tàu cộng làm đường sắt trên cao ở Hà Nội, đảng cứ vay
– Dân không muốn lệ thuộc vào Tàu cộng, đảng cứ muốn
– Dân muốn biểu tình chống Tàu cộng xâm phạm lãnh hải và hà hiếp ngư dân, đảng cấm và bắt người biểu tình
– Dân muốn phổ thông đầu phiếu, đảng không muốn
– Dân muốn tự do ngôn luận, đảng sợ
– Dân muốn tự do lập hội, đảng né
– Dân muốn quyền làm người, đảng tránh
– Dân muốn tư hữu đất đai, đảng phản đối
– Dân sợ tập đoàn quốc doanh, đảng thích
– Dân không muốn quân đội làm kinh tế, đảng cứ muốn
– Dân không muốn làm sân golf trong sân bay, đảng cứ làm
– Dân thích giữ nguyên Sơn Trà để ngắm, đảng muốn làm thịt
– Dân không muốn xây nhiều tượng đài, đảng cứ xây
– Dân muốn bỏ định hướng XHCN, đảng cứ kiên trì
– Dân muốn dân chủ, đảng yêu độc tài
Cái gì đảng cũng muốn làm ngược lại ý dân nên hầu hết đều làm sai gây ra hậu quả nghiêm trọng, làm cho đất nước nợ nần, xã hội tan nát như ngày hôm nay.
Vậy đảng nầy là đảng của ai chứ chắc chắn không phải của dân.
Ba cái đáng sợ của người Nhật
Tâm trạng tôi có chút nặng nề khi đặt bút viết đầu đề cho bài báo này.
Trung Quốc và Nhật Bản nhìn nhau qua biển, là hàng xóm cách nhau một lạch nước hẹp. Ngày xưa Nhật từng là học trò trung thành, thật thà nhất của Trung Quốc. Sau Duy Tân Minh Trị, Nhật từng là kẻ địch hung ác nhất của Trung Quốc. Ngày nay Nhật và Trung Quốc là đối thủ tiền định trong một hiệp đấu định mệnh. Đông Á và Tây Thái Bình Dương chỉ có một bá chủ, một núi không thể có hai hổ.
Rõ ràng, hiểu biết Nhật Bản, hiểu biết đối thủ, biết mình biết người là việc rất có ý nghĩa.
Cái “Võ” của Nhật Bản
Trong các phim truyền hình nhiều tập về đề tài kháng chiến chống Nhật ta thường thấy võ quan Nhật hay dùng những thứ của con nhà võ để trang trí phòng làm việc; phần lớn họ đều đeo dao Võ Sĩ [chữ Hán-Nhật viết 刀, tức đao]; trong chiến đấu họ vô cùng gan dạ, khi thua thì dùng dao tự mổ bụng mình. Cái kiểu ấy gọi là Võ Sĩ Đạo [Bushido], thứ thuốc phiện tinh thần của người Nhật mấy nghìn năm nay.
Vậy nội hàm tinh thần của Võ Sĩ Đạo là gì? Có thể dùng hoa anh đào để ví người võ sĩ qua một mô tả rất kinh điển sau đây:
Ai đã thấy hoa anh đào đều biết, nhìn từng bông hoa thì không đẹp nhưng cả cánh rừng hoa anh đào lại rất đẹp. Anh đào đẹp nhất không phải là lúc hoa nở mà là lúc hoa tàn. Đặc điểm khi hoa tàn là chỉ sau một đêm cả rừng hoa anh đào tàn lụi sạch sành sanh, không một bông nào còn lưu luyến ở lại trên cành. Đó chính là cõi tinh thần mà người võ sĩ Nhật tôn thờ: đạt tới đỉnh cao đời mình trong khoảnh khắc đẹp chói lọi, phát huy giá trị lớn nhất của mình rồi sau đấy kết thúc sinh mệnh không chút lưu luyến. Người võ sĩ Nhật tự sát chẳng phải vì thua, cũng chẳng phải vì xấu hổ do thất bại. Họ không yếu đuối như thế; họ tự sát chỉ vì cảm thấy mình đã cố gắng hết sức, tâm nguyện đã đến hồi kết, cuộc đời mình chẳng thể nào có phút chói sáng hơn được. Lúc ấy nên tàn lụi như cánh hoa anh đào không còn chút luyến tiếc gì nữa.
Người thế nào thì đáng sợ nhất? Đội quân như thế nào thì đáng sợ nhất? Trong Đại chiến II lính Nhật đã cho ta thấy kẻ nào cả đến cái chết cũng không sợ thì kẻ ấy đáng sợ nhất! Một đội quân gồm toàn những người không sợ chết thì đáng sợ nhất!
Người Nhật hiện nay chưa hề vứt bỏ truyền thống của họ. Một dân tộc có truyền thống thượng võ, được vũ trang bằng tín ngưỡng tinh thần Võ Sĩ Đạo coi trọng sự trung thành tuyệt đối, phục tùng tuyệt đối, không sợ chết, sức mạnh của niềm tin lớn tới mức có thể huỷ diệt bất cứ sự vật nào xem ra vô cùng lớn mạnh.
Cái “Nhẫn” của người Nhật
Ai từng đến nước Nhật đều biết, khác với người Trung Quốc có thói hơi động một tý là đập bàn quăng ghế, người Nhật rất chú trọng lễ phép và nhẫn nhịn. Nói cách khác, người Nhật thường rất có lý trí. Dĩ nhiên không phải là nói nước Nhật không có những người trẻ phẫn chí, dĩ nhiên là có, và cũng chẳng ít, nhất là những thanh niên phái hữu, nhưng nếu so với số đông trong xã hội thì họ chỉ ngẫu nhiên gây ra chút sóng gió nhỏ mà thôi.
Hãy ngược dòng lịch sử, bắt đầu từ chuyện nhẫn nhịn của Thiên Hoàng Nhật Bản. Tại nước Nhật, Thiên Hoàng được coi là hoá thân của thần thánh, nhưng từ triều Nguyên Lại, sau khi lập ra Mạc Phủ Liêm Thương [tức Kamakura Bakufu, năm 1192; thực ra còn sớm hơn] thì Thiên Hoàng chỉ còn là bù nhìn, mất toàn bộ quyền lực. Mãi cho tới thời cận đại, năm 1868 khi phương Tây xâm nhập nước này, phái chống Mạc Phủ lập quân đội đánh đổ Mạc Phủ, tống khứ viên tướng cuối cùng của Mạc Phủ và công bố chiếu thư “Vương Chính Phục Cổ Đại Hiệu Lệnh” của Thiên Hoàng, trả lại toàn bộ quyền lực vào tay Thiên Hoàng rồi bắt đầu cuộc Duy Tân Minh Trị. Đến đây mới chấm dứt lịch sử 800 năm Thiên Hoàng mất quyền cai trị đất nước. Lâu đến thế mà Thiên Hoàng vẫn nhẫn nhịn được!
Nói đến “Nhẫn”, không thể không nhắc tới một vị “Đại Nhẫn” là Đức Xuyên Gia Khang [tức Tokugawa Ieyasu, 1543-1616], vì để giấu thực lực mà hy sinh cả vợ mình, sau này rốt cuộc dựng nên cơ nghiệp 300 năm cho gia tộc Đức Xuyên [tức Tokugawa] cai trị nước Nhật.
Hiện nay do thua trận trong Thế chiến II, phải chịu sự che chở của Mỹ, nước Nhật đang ở trong thời kỳ “nhẫn”. Dưới sự chỉ đạo của bộ Hiến pháp Hoà bình, đôi lúc các tàn dư thế lực quân phiệt lại ngóc đầu quậy phá. Giờ đây Nhật Bản chẳng khác gì một kẻ phải nhẫn nhục, luôn luôn thăm dò sự động tĩnh của đối thủ, tạm thời giấu kín nanh vuốt sắc nhọn của mình, đợi bao giờ thời cơ tới thì sẽ hoá thân thành kiếm khách giáng cho đối thủ một đòn chí mạng. Lý trí cực độ thì rất đáng sợ, kẻ địch trong bóng tối thì nguy hiểm nhất!
Lại bàn về sự “Học” của người Nhật
Tôi cho rằng dân tộc Nhật không phải là một dân tộc giàu sức sáng tạo nhưng lại vô cùng giỏi về mặt học cái hay cái tốt của người khác, hơn nữa còn biết xem xét thời thế giải quyết rất tốt vấn đề học ai và học như thế nào; sau khi học tinh thông rồi thậm chí còn vượt cả thầy.
Trung Quốc thời kỳ Tuỳ Đường được gọi là Thiên triều Thượng quốc. Hoàng đế nhà Đường từ Thái Tôn trở đi cho tới Đại Tôn đều được người ngoại tộc tôn kính gọi là “Thiên Khả Hãn” [Khả Hãn: lãnh tụ tối cao]; văn minh Trung Hoa đang ở đỉnh điểm. Hồi ấy nước Nhật ngưỡng mộ văn minh Trung Hoa và văn hoá Nho Giáo, trước sau từng 13 lần cử sứ thần sang Trung Quốc học tập toàn diện hệ thống chính trị, văn hoá, chế độ, điển tịch … và từ đó tạo nên cuộc “Cải tân Đại hoá” nổi tiếng trong lịch sử Nhật Bản, thúc đẩy nước Nhật thời cổ phát triển một bước lớn. Sau đó Nhật không ngừng liên hệ và giao lưu với Trung Quốc.
Thời cận đại, cùng với sự suy yếu của chính quyền nhà Thanh, các cường quốc phương Tây thống trị thế giới, người Nhật nhạy bén lập tức dứt khoát “Thoát Á nhập Âu”, “Bỏ Trung Quốc, học phương Tây”, cực kỳ chú trọng học chế độ văn minh và kỹ thuật tiên tiến của phương Tây, đóng vai trò “kẻ đầu cơ” thông minh trong làn sóng cuồn cuộn của lịch sử. Đến cuộc chiến tranh Giáp Ngọ [1894], cậu học trò cũ đã đánh bại cả thầy dạy mình [đánh bại nhà Thanh TQ]… Cuộc chiến tranh Nhật-Nga [1904, đánh tan hạm đội Nga] cũng vậy.
Võ, Nhẫn, Học – tín ngưỡng, lý trí, đầu cơ đã làm nên tính quốc dân của người Nhật ngày nay. Đây chính là chỗ đáng sợ nhất của Nhật Bản – “đối thủ định mệnh” của Trung Quốc.
Ngược lại, hãy xem Trung Quốc ngày nay: thiếu niềm tin, chỗ nào cũng thấy những thanh niên phẫn chí, gàn dở tự cho mình là đúng, bưng tai bịt mắt.
Bỗng dưng nhớ đến một nhân vật từng làm mưa làm gió trong thời kỳ chiến quốc ở Nhật là Tích Điền Tín Trường [Oda Nobunaga, 1534-1582]. Sau khi đưa được súng thần công vào nước Nhật, tuy phát hiện thấy loại vũ khí mới này có nhược điểm là thời gian nạp thuốc súng quá lâu khiến cho nó mất tính thực dụng, nhưng ông vẫn không bỏ nó mà vận dụng trí tuệ sáng tạo ra chiến thuật “ba bước”: khi chiến đấu, binh sĩ xếp làm 3 hàng, một hàng nạp thuốc súng, một hàng chuẩn bị và một hàng bắn; nhờ thế bổ khuyết được nhược điểm nói trên, phát huy được uy lực lớn nhất của binh khí nóng trong thời đại binh khí lạnh. Trong trận Trường Tiêu năm 1572, Tích Điền Tín Trường dùng vũ khí kiểu mới và chiến thuật tiên tiến nói trên đã đánh cho đội kỵ binh thủ cựu của Vũ Điền Tín Huyền – lực lượng quân sự mạnh nhất hồi ấy tan tành không còn một mảnh giáp và từ đó hoàn toàn bị loại ra khỏi vũ đài lịch sử.
Kẻ viết bài này chỉ là một người yêu thích lịch sử không chuyên với cái đầu tư duy xã hội hạng xoàng nhưng dường như đã nhìn thấy mối nguy đang đến gần; xin những vị có lý trí biết nhìn xa trông rộng xem xét các ý kiến nói trên.
Nguyễn Hải Hoành lược dịch (các ghi chú trong ngoặc [ ] là của người dịch) từ website Quang Minh (Trung Quốc), đăng ngày 20/8/2009.
Tôn Giáo Xuất Hiện Khi Nào -Tại Sao Con Người Tin Vào Tôn Giáo?
httpv://www.youtube.com/watch?v=CMcNBEVSbjE
Tôn Giáo Xuất Hiện Khi Nào -Tại Sao Con Người Tin Vào Tôn Giáo? | Bài Giảng Đức Cha Nguyễn Văn Khảm
Cha Abuna Nirwan, người Iraq, thoát chết dưới tay bọn khủng bố Hồi giáo
Cha Abuna Nirwan, người Iraq, thoát chết dưới tay bọn khủng bố Hồi giáo
Cha Abuna Nirwan, người Iraq, thoát chết dưới tay bọn khủng bố Hồi giáo – Abuna Nirwan là một linh mục người Iraq, thuộc dòng Phanxicô. Trước khi được thụ phong linh mục, Nirwan đã theo học ngành y khoa và trở thành bác sĩ. Năm 2004, cha Nirwan được gửi đến Thánh địa Israel và được các nữ tu dòng thánh Đaminh Mân Côi, do mẹ Marie Alphonsine Danil Ghattas thành lập, tặng một thánh tích của mẹ Marie Alphonsine và một chuỗi Mân Côi mẹ đã từng dùng để lần hạt. Cha Nirwan luôn mang theo chuỗi Mân Côi này bên mình.
Cha Abuna Nirwan, người Iraq, thoát chết dưới tay bọn khủng bố Hồi giáo
Năm 2009, trong tiến trình điều tra phong chân phước cho mẹ Marie Alphonsine, Tòa Thánh đã yêu cầu tiến hành khai quật thi hài của mẹ Marie Alphonsine. Thông thường việc này do giám mục địa phương thực hiện và ngài cần chỉ định một bác sĩ hiện diện khi khai quật. Cha Nirwan đã được yêu cầu thực hiện việc khai quật và làm báo cáo y khoa. Phép lạ đã được Đức giáo hoàng Biển đức XVI chấp nhận. Vào năm 2015, mẹ Marie Alphonsine đã được Đức giáo hoàng Phanxicô phong lên bậc hiển thánh.
Trước đó, vào ngày 14 tháng 7 năm 2007, trên đường từ Israel về thăm gia đình ở Iraq, cha Nirwan đã bị bọn khủng bố Hồi giáo ở Iraq bắt, nhưng cha được thoát chết nhờ cầu khẩn với mẹ Marie Alphonsine. Cha Nirwan đã kể lại kinh nghiệm phi thường này trong một bài giảng như sau: “Khi đó việc đi lại bằng máy bay không được cho phép. Phương tiện di chuyển là xe hơi. Tôi định là sẽ đến Baghad trước, rồi từ đó sẽ đi về Mosul, nơi cha mẹ cha tôi đang sống. Người tài xế taxi lo sợ vì tình hình ở Iraq. Có một gia đình 3 người, gồm người cha, người mẹ và một bé gái 2 tuổi, đã xin đi cùng chúng tôi. Tài xế taxi cho cha biết là họ đã xin ông điều này và tôi cũng không thấy có gì trở ngại. Họ là những người Hồi giáo. Tài xế là Kitô hữu. Tôi nói với họ là xe có đủ chỗ và họ có thể đi với chúng tôi. Khi xe dừng lại ở một cây xăng, thêm một chàng trai Hồi giáo xin quá giang để đến Mosul. Vì thấy là vẫn còn chỗ nên chúng tôi đồng ý cho anh ta đi cùng.
Biên giới giữa Giordan và Iraq bị đóng cho đến rạng sáng. Khi mặt trời mọc, ngừoi ta mới mở rào chắn và khoảng 50 hay 60 chiếc xe bắt đầu chầm chậm nối đuôi nhau đi qua. Chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình. Sau một giờ đồng hồ, chúng tôi đến trạm kiểm soát. Chúng tôi chuẩn bị passport. Chúng tôi dừng lại. Người tài xế nói: “Tôi sợ nhóm người này.” Trước đây nó là một trạm kiểm soát quân sự nhưng các thành viên của một tổ chức khủng bố Hồi giáo đã giết các quân nhân và chiếm quyền kiểm soát nơi này.
Khi đến lượt chúng tôi, họ hỏi chúng tôi passport và họ không yêu cầu chúng tôi xuống xe. Họ mang passport của chúng tôi vào văn phòng. Một người trở ra và nói với tôi: ‘Chào cha, chúng ta đi đến chỗ điều tra. Mọi người có thể đi vào văn phòng.’ Tôi trả lời: ‘Tốt lắm! Nếu chúng ta phải đi thì chúng ta sẽ đi.’ Chúng tôi đã đi bộ khoảng 15 phút cho đến cái lều mà họ chỉ cho tôi.
Khi chúng tôi đến đó, hai người đàn ông bịt mặt đi ra. Một người một tay cầm máy quay phim, tay kia cầm con dao. Còn người kia có râu, tay cầm cuốn kinh Coran. Họ đi đến gần chúng tôi và một người hỏi tôi: ‘Cha ở đâu đến?’ Tôi trả lời là tôi đến từ Giordania. Rồi ông ta hỏi tài xế. Rồi quay qua chàng trai đi cùng chúng tôi, kẹp cổ anh ta từ phía sau và đâm chết anh ta. Họ trói tay tôi lại rồi nói: ‘Cha nè, chúng tôi đang quay lại tất cả việc này cho al Jazeera. Cha muốn nói điều gì không?’. Họ cho tôi một phút để cầu nguyện.
Sau đó người đàn ông đó đẩy tôi quỳ xuống và nói: ‘ông là một linh mục, máu của ông không được đổ ra trên đất vì nó là một sự phạm thánh.’ Do đó, ông ta đi lấy một cái xô và trở lại để cắt cổ tôi. Tôi không nhớ tôi đã đọc kinh nào cầu nguyện trong lúc đó. Tôi rất là sợ hãi và đã nói với mẹ Marie Alphonsine: ‘Nó không cần thiết là lúc con mang mẹ đi với con. Nếu nó cần thiết là Chúa đưa con đi, con sẵn sàng, nhưng nếu không phải là như thế, con xin mẹ đừng để ai khác phải chết.’
Người đàn ông đã dùng tay giữ chặt đầu tôi, giữ vai tôi và giơ con dao lên. Sau vài giây im lặng, ông ta hỏi tôi: ‘Ông là ai?’ Tôi trả lời: ‘Một tu sĩ.’ Ông ta nói tiếp: ‘Tại sao tôi không thể hạ con dao xuống? Ông là ai?’ Rồi không đợi cho tôi có giờ trả lời, ông ta nói: ‘Cha và tất cả mọi người có thể trở về xe.’ Chúng tôi đã trở về chiếc xe taxi.
Từ lúc đó tôi không còn sợ hãi. Tôi biết là một ngày kia tôi sẽ chết, nhưng ngay bây giờ tôi biết rõ nó sẽ chỉ đến khi Chúa muốn. Từ lúc đó tôi không còn sợ hãi điều gì hay sợ hãi người nào. Những điều xảy ra với tôi sẽ do ý Chúa và Người sẽ cho tôi sức mạnh để vác lấy Thánh giá của Người. Điều cần là có đức tin. Chúa chăm lo cho những ai tin vào Người.”
(RadioVaticana 16.05.2017)
Từ bỏ hoa hậu để trở thành nữ tu Dòng Kín tại Mêxicô
Từ bỏ hoa hậu để trở thành nữ tu Dòng Kín tại Mêxicô
Esmeralda Solís Gonzáles là một cô gái Mễ Tây Cơ trẻ tuổi được giải nữ hoàng sắc đẹp ở thành phố quê mình, và giờ cô đã gia nhập Dòng Thừa Sai Thánh Thể Clare Khó Nghèo (Poor Clare Missionaries of the Blessed Sacrament).
Câu chuyện của cô tập sinh 23 tuổi này đang lan truyền chóng mặt trên mạng truyền thông xã hội, qua một bài post trên trang Facebook của Hoa hậu Mễ Tây Cơ.
Esmaralda sinh ngày 12-04-1997, trong một gia đình Công giáo tại Valle de Guadalupe, bang Jalisco. Cô hiện đang ở trong tu viện Dòng Thừa sai Thánh Thể Clare Khó nghèo ở Cuernavaca, bang Morelos, sau khi từ bỏ công việc nhà nghiên cứu dinh dưỡng.
Cô cho CNA biết, “Bạn thật sự chẳng biết đời sống tu trì là gì, cho đến khi bạn bước vào dòng. Đến giờ tôi có thể nhìn thế giới và những gì nó đem lại theo một phương diện khác. Tôi rất hạnh phúc vì mọi sự tôi có, nhưng nó không so sánh được với niềm hạnh phúc mà Chúa đặt trong lòng tôi lúc này đây.”
Cô tập sinh trẻ gặp các nữ tu Dòng Clare khoảng năm năm về trước, lúc mới14 tuổi, khi ý nghĩ sống đời tận hiến được đánh thức trong cô qua những ngày hội, và trại hè ơn gọi.
Và sau một tháng nhận định, vào tháng 3 năm 2017, cô đã lần đầu tiên nói lời “xin vâng” vào ngày lễ Truyền tin.
“Thời điểm thật hoàn hảo. Trong thời gian nhận định này, Ngài cho tôi những trải nghiệm như được làm nữ hoàng sắc đẹp, và nhiều trải nghiệm khác, ghi dấu sâu đậm và cho tôi thấy được nhiều điều về sau.”
Cô cho biết, cuộc khám phá ơn gọi như một “mũi gai nhỏ” trong đời cô.
“Tôi nhận ra rằng tôi phải để chỗ trong đời mình để biết Chúa dự định gì cho tôi. Trong tiến trình nhận định ơn gọi, có những nỗi sợ và hoài nghi, nhưng tình yêu mà Thiên Chúa tỏ bày với tôi mỗi ngày giúp tôi vượt qua bất kỳ cảm giác nản lòng nào.”
Esmeralda nói cô đã khám phá ra Chúa gọi cô phụng sự Ngài theo một cách triệt để, nghĩa là”biến đổi đời mình để mang thập giá Chúa Kitô và sống gần Chúa hơn.”
Cô nói, “Tôi mới bước vào đời sống tu trì, nhưng tôi thật sự rất hạnh phúc.”
Để khám phá ơn gọi của mình, Esmeralda đã dành nhiều thời gian cầu nguyện và làm việc bác ái, “từ thế giới hay cuộc sống bên ngoài mà nhận ra đời sống tu trì sẽ biến đổi gì cho tôi.”
Cô cũng thừa nhận, “Sự thay đổi này thật khó khăn cho gia đình tôi, bởi như thế là phải xa lìa, nhưng tôi luôn được sự ủng hộ của bố mẹ, anh chị em và những người bạn thật sự. Dù cho tôi có thể phát triển bản thân theo một cách khác, nhưng tôi cảm nhận rằng nếu Chúa cần tôi, thì tôi có thể sinh hoa trái theo một cách đặc biệt.”
Esmeralda có vài lời nhắn nhủ những người trẻ rằng, “trong bất kỳ ơn gọi nào, cũng sẽ thấy có khó khăn, nhưng nếu bạn tiến tới và nắm lấy tay Chúa, bạn sẽ luôn có thể bước một bước tiếp theo. Trong đời sống tu trì, mỗi ngày mới là một khởi đầu mới và cơ hội mới để mở mang Nước Trời. Điều này hệ tại ở nhiều hy sinh, nhưng luôn luôn có phần thưởng là sự hạnh phúc.”
Cô tập sinh trẻ cũng nói rằng “đúng là hiện thực và hạnh phúc mà thế giới trình ra cho bạn rất là hấp dẫn, nhưng cần phải hướng mắt về những gì vĩnh cửu. Không được sợ. Nếu Chúa gọi bạn, thì Ngài sẽ lo mọi sự. Bạn chỉ cầ đón nhận Ngài, với bình an, vui vẻ, và tự tin. Tôi tin rằng nỗi sợ là một lời bào chữa cho việc tránh né hạnh phúc thật mà chỉ có Chúa có thể đem lại.”
Dòng Thừa sai Thánh Thể Clare Khó nghèo là Dòng tu Giáo hoàng được chân phước María Inés Teresa Arias thành lập năm 1945 tại Cuernavaca, Mexico. Sứ mạng của dòng là khám bệnh, lo cho giới trẻ, giáo dục, linh thao, truyền giáo. Dòng đang hiện diện ở Mễ Tây Cơ, Costa Rica, Argentina, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Ý, Ireland, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Sierra Leone, Nigeria, Ấn Độ, và cả Việt Nam.
J.B. Thái Hòa chuyển dịch từ CNA
Nguồn tin: Phanxico
Anh chị Thụ & Mai gởi
Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt: Giá trị bị đảo lộn, khái niệm bị đảo nghĩa qua sự kiện Đan viện Thiên An
Đó là nhận định của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt qua sự kiện nhà cầm quyền huy động côn đồ, các cán bộ của xã, thị xã và tỉnh cũng như an ninh thường phục, công an, các bà trong Hội Phụ Nữ đến đập phá, tháo dỡ Thánh Giá là biểu tượng thiêng liêng của niềm tin Công Giáo và đánh đập các Đan sỹ Đan viện Thiên An, chỉ vì nhà đương quyền đặt lợi ích chính trị, vật chất, kinh tế, lên trên tất cả các giá trị tâm linh, tinh thần.
Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt cũng nhấn mạnh: “Không tôn trọng quyền tư hữu [đất đai] là nguyên nhân sâu xa nhất gây ra những bất ổn xã hội hiện tại”.
“Không công nhận quyền tư hữu [đất đai] là ổ tham nhũng, hối lộ, bất công và vì thế xảy ra đàn áp, rối loạn cho đất nước”, ngài nói.
Vị Tổng Giám Mục Giuse hơn 60 tuổi không quản ngại đường xá xa xôi đã vượt hơn 640km từ Đan viện Châu Sơn – Ninh Bình đến thăm các Đan sỹ Đan viện Thiên An (ĐVTA), vào ngày 10.06.2017.
Sau chuyến viếng thăm này, ngài đã đồng ý cho Pv. GNsP một cuộc phỏng vấn về thực trạng xã hội Việt Nam dưới lăng kính sự kiện nhà cầm quyền chà đạp niềm tin Tôn giáo và hành hung các Đan sỹ ĐVTA.
Xin mời quý vị dõi theo cuộc phỏng vấn:
Huyền Trang, GNsP: Kính thưa Đức Tổng Giuse, chúng con được biết vào ngày 10.07, phái đoàn của ngài đã vượt hơn 640km đến thăm và dâng lễ tại ĐVTA. Xin Đức Tổng có thể kể cho chúng con nghe về chuyến viếng thăm này?
Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt: Trước hết chúng tôi được nghe tin ĐVTA bị tai nạn, chúng tôi luôn ray rứt và muốn đến thăm các anh em. Nhân dịp vừa rồi gần với dịp lễ Thánh Biển Đức là Bổn Mạng của ĐVTA và Đan viện Châu Sơn, chúng tôi đã thu xếp được một số thời gian, quyết tâm đến thăm viếng, chia sẻ, động viên những người anh em của mình.
Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt thăm viếng Tượng Chúa Giêsu Chịu Nạn tại Đồi Khổ Nạn, Đan viện Thiên An.
Huyền Trang, GNsP: Kính thưa Đức Tổng Giuse, nhiều người cho rằng, hình ảnh các Đan sỹ bị đánh đập, đàn áp, biểu tượng Thánh thiêng của niềm tin Công Giáo bị xúc phạm là “bóng dáng của bách đạo thời Văn Thân, triều Nguyễn năm xưa”. Xin ngài cho chúng con nhận xét về ý kiến này?
Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt: Khi đi thăm ĐVTA và cho đến khi trở về, cảm giác trong tôi đọng lại là đau và xót. Đau buồn trước hết là Thánh Giá bị đập vỡ. Thánh Giá là biểu tượng cao nhất của Tôn giáo – Đạo chúng ta, là biểu tượng của tình yêu thương, của sự hiền lành khiêm nhường và Lòng thương xót của Thiên Chúa. Với biểu tượng thánh thiêng đẹp như vậy lại bị xúc phạm thì nói lên một điều thật là đáng buồn.
Các Đan sỹ là những người không có một tấc sắt trong tay. Qua những video đã được ghi lại, các thầy rất hiền lành, không có chủ ý đánh ai, không manh động, chỉ bảo vệ Thánh Giá là niềm tin của mình, đó là Thiên Chúa tràn đầy tình yêu thương, Lòng thương xót dâng đầy. Vì thế các Thầy muốn bảo vệ. Thế nhưng tất cả những người đã xúc phạm đến những người hiền lành nhất, đến tình cảm cao quý nhất, thì thật đáng buồn cho xã hội hôm nay.
Tình trạng xót xa vì các giá trị bị đảo lộn, khái niệm bị đảo ngược. Chúng ta thấy những người quan tâm đến thế giới, đến con người, đến đất nước, không khỏi xót xa khi thấy tất cả những điều cao quý nhất của nhân loại, của con người, của đất nước bị xúc phạm như thế.
Huyền Trang, GNsP: Kính thưa Đức Tổng Giuse, ngay sau sự kiện các Đan sỹ ĐVTA bị đàn áp, đánh đập… trên một tờ báo của Hội Thừa sai Paris, Pháp, Đức tổng Giuse Nguyễn Chí Linh đã kể lại sự kiện ĐVTA, ngài còn nêu ra các hiện trạng nhức nhối đã, đang xảy ra tại Giáo Hội VN như: quyền tự do tôn giáo ở VN bị kềm kẹp, thảm họa Formosa, nhiều Kitô Hữu có tiếng nói khác nhà cầm quyền cs bị bắt bỏ tù và trục xuất ra khỏi quê hương… Ngài nhận định ra sao về nội dung bài phỏng vấn đó?
Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt: Đức Tổng Giuse Linh đã nói tổng quát những băn khoăn, trăn trở của tất cả mọi người không chỉ giới Tôn Giáo, đặc biệt Công Giáo mà còn tất cả của những tâm hồn thành tâm thiện chí đối với những giá trị như tôi vừa nói, bị xúc phạm, bị đảo lộn, bị đảo ngược. Tất cả những ai quan tâm đến thế giới, đến con người, đến Giáo Hội đều phải quan tâm đến những điều này.
Khi đề cập đến những vấn đề của Thiên An có những điều sâu xa hơn và thực sự những người quan tâm lấy làm lo ngại, chẳng hạn như những giá trị bị đảo lộn. Chúng ta vẫn thường có bậc thang giá trị tinh thần cao hơn vật chất. Khi nào vật chất cao hơn tinh thần đó là dấu hiệu suy thoái của xã hội rất đáng ngại. Trong những trường hợp người ta khinh thường những tập tục Tôn giáo, khinh thường những con người hiến thân, điều này nói lên tình trạng đặt vật chất cao hơn tinh thần. Hay xưa nay, người ta vẫn còn đề cao Tôn giáo, kính trọng Tôn giáo, những người tu hành, cũng như những cơ sở Tôn giáo. Khi người ta đề cao tiền bạc, kinh doanh, lợi nhuận. Nếu hai bên không xâm phạm đến nhau thì đã suy thoái rồi. Còn đằng này khi trực diện người ta đặt kinh doanh lợi nhuận để tàn phá Tôn giáo, để làm kinh tế thì phải nói là mức suy thoái nó thê thảm.
Chúng ta phải nói đến khái niệm bị đảo ngược, chẳng hạn như khái niệm về Quốc gia. Quốc gia không phải là cái gì trừu tượng. Ngày xưa chúng ta biểu tượng Quốc gia bằng những từ như đất nước, non sông, là những gì gần gũi thân thương. Quốc gia không phải là một biểu tượng trừu tượng thế nhưng nó là đất, là nước, là sông, là núi. Quê hương gắn liền với Quốc gia sông núi là vẻ đẹp tự nhiên, làm nên vẻ đẹp của Dân tộc. Nếu vì kinh tế mà tàn phá thiên nhiên thì chúng ta tàn phá đất nước. Khi người ta vì kinh tế lợi nhuận mà người ta bán đất, bán rừng thì đó là bán nước rồi. Đó là một hình tượng đất nước cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng mà chúng ta vẫn thường dùng xưa nay.
Đâu là những ý niệm về khái niệm chính quyền. Chính quyền nghĩa là quyền chính đáng công khai hay là công quyền của người dân, phải có tính cách quang minh chính đại. Bây giờ người ta dùng côn đồ, dùng lực lượng đen tối là những lực lượng ở ngoài pháp luật. Nếu hai lực lượng giống như là ánh sáng và bóng tối nhưng chính người ta lại hợp tác với nhau thì khó coi rồi, mà nó còn lẫn lộn vào nhau thì thật là đáng buồn. Suy thoái đạo đức thật là thê thảm.
Do đó, chúng ta cần nhìn vấn đề của Thiên An ở góc độ sâu xa hơn nhiều như vậy, chúng ta mới thấy đáng sợ và đáng báo động cho tương lai của đất nước, cho tương lai Giáo Hội của chúng ta.
Vị Tổng Giám Mục Giuse hơn 60 tuổi không quản ngại đường xá xa xôi đã vượt hơn 640km từ Đan viện Châu Sơn – Ninh Bình đến thăm các Đan sỹ Đan viện Thiên An (ĐVTA), vào ngày 10.06.2017.
Huyền Trang, GNsP: Kính thưa Đức Tổng Giuse, sau một chuỗi các sự kiện gần đây xảy ra tại Giáo phận Vinh, Đan viện Thiên An, mà đích thân Đức Tổng đã đến thăm, chứng kiến và khích lệ ngài có lời nhắn nhủ gì đến các Cha, các Đan sỹ cũng như bà con Giáo dân?
Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt: Trong bài phỏng vấn của Đức Tổng Giuse Linh, ngài cũng nói nguyên nhân sâu xa đó chính là không công nhận quyền tư hữu [đất đai], đó chính là cái đã xảy ra những xáo trộn tại đất nước chúng ta. Bởi vì, người ta thống kê tất cả những vụ xáo trộn tại đất nước đến 77% là đất đai. Không công nhận quyền tư hữu [đất đai] là ổ tham nhũng, hối lộ, bất công và vì thế xảy ra đàn áp, rối loạn cho đất nước. Nếu chúng ta ý thức được vấn đề thì những người tâm huyết, những người thực sự có lòng yêu nước phải giải quyết các vấn đề đó, dù có đụng chạm, đến đâu, đến ai. Vì tương lai và vì những điều tốt đẹp cho dân tộc, cho đất nước thì thấy những điều sai sót phải giải quyết. Không tôn trọng quyền tư hữu [đất đai] là nguyên nhân sâu xa nhất gây ra những bất ổn đất đai hiện tại.
Cho nên chúng tôi hy vọng tất cả mọi người cùng góp ý nhất là những người có quyền trong Quốc hội làm sao phải thay đổi, sửa đổi Luật về đất đai để tôn trọng quyền tư hữu [đất đai] của con người. Có như thế mới có thể khắc phục những rối loạn đang xảy ra cho đất nước chúng ta. Qua những vấn đề đất đai là mồi cho tham nhũng, hối lộ, đàn áp, bất công. Bởi vì, nếu muốn xây dựng xã hội, cần xây trên nền tảng vững vàng, dựa trên định luật chung của con người, nên quyền tư hữu [đất đai] là quyền không thể nào chối bỏ được. Còn nếu chúng ta chỉ xây dựng xã hội trên vật chất, trên ý thức hệ, dùng tất cả mọi thủ đoạn để bảo vệ những sai trái của mình thì xã hội đó không tốt và chắc chắn nó sẽ không vững bền được. Vì thế, tôi mong muốn làm sao tất cả mọi người cùng hiểu biết vấn đề và cùng giải quyết vấn đề thực sự nó như thế.
Tôi rất ấn tượng hình ảnh các Đan sỹ ôm lấy cây Thánh giá, bảo vệ Thánh giá bất chấp tất cả những bạo lực ở xung quanh. Đó là một biểu tượng đẹp của các giá trị. Lời cuối tôi cũng mong sao cho đất nước, xã hội của chúng ta tôn trọng những giá trị cao đẹp của Tâm linh, Tôn giáo và Dân tộc vì khi xã hội được xây dựng trên những giá trị cao đẹp mới có thể bền vững. Còn chúng ta không xây dựng trên những giá trị cao đẹp thay vào đó là những giá trị quá tầm thường thì sẽ mau chóng tàn lụi. Cho nên chúng ta phải luôn luôn xây dựng xã hội trên những giá trị cao quý như là Tôn giáo, Sự thật, Công lý. Mấu chốt của tất cả mọi rắc rối trong xã hội VN hôm nay là quyền tư hữu [đất đai] không có. Thế thì mọi người cùng nhận thức vấn đề và cùng quyết tâm sửa sai cũng như làm lại một nền tảng vững chắc là điều mà tôi mong muốn. Như thế đất nước chúng ta sẽ vững vàng và những giá trị Tôn giáo được đề cao, những giá trị tâm linh tinh thần mới có thể phát huy thì con người mới có thể sống cao quý được.
Huyền Trang, GNsP: Chúng con xin chân thành cám ơn và kính chúc sức khỏe ngài.
Huyền Trang, GNsP
Tượng đài ngàn tỷ để vinh danh một chế độ coi thường mạng sống con người
From facebook: Phan Thị Hồng added 10 new photos
Tượng đài ngàn tỷ để vinh danh một chế độ coi thường mạng sống con người
Hỡi loài cừu bé nhỏ!
Hãy tự bảo vệ sinh mạng của mình!
Đừng để đủ cân và giết thịt!
Tượng đài ngàn tỷ và sinh mạng người dân!
Con đường các em đến trường học.
Bến đó ở thôn Liên Hòa, Đức Liên, Vụ Quang, Hà Tĩnh.
Tượng đài Sơn La tổng đầu tư ban đầu 1400 tỷ. Sơn La là tỉnh nghèo xếp thứ 3 trong cả nước với hơn 92.700 hộ dân nghèo.
Tượng đài Mẹ Thứ, Quảng Nam từ 80 tỷ tăng lên 411 tỉ đồng.
Tượng đài cha con HCM tại Bình Định, Bình Định là tỉnh nghèo xếp thứ 12 trong cả nước với hơn 55.000 hộ nghèo.
và hình ảnh con đường đến trường đi học của các cháu.





ÁO TRẮNG
From facebook: phạm ngọc rạng cg‘s post.

ÁO TRẮNG
Nửa thế kỉ tựa bóng câu cửa sổ
Gặp thầy cô, bạn cũ chuyện ngày xưa
Rạo rực lòng tôi viết mấy không vừa
Khoảnh khắc quí dường tỏ chưa đủ ý
Vào buổi ấy sân trường tình chan chứa
Từng nhóm từng năm bảy đứa bên nhau
Phượng từng bông màu huyết dụ thương đau
Rơi lả tả nhạc ve sầu thê thảm
Nay tương kiến dòng thời gian thăm thẳm
Nói gì hơn, hay chỉ ngậm ngùi thôi
Mây, chim trời tao ngộ những bồi hồi
Bao kỉ niệm của tôi thời áo trắng.