“Chiều xuống ru hồn người bềnh bồng.”

Chuyện Phiệm Đọc Trong Tuần sau lễ Chúa Trời Ba Ngôi năm A 11/6/2017

“Chiều xuống ru hồn người bềnh bồng.”

Chiều không im gọi người đợi mong.

Chiều trông cho mềm mây ươm nắng,

nắng đợi chiều nắng say,

nắng nhuộm chiều hây hây.”

(Vũ Thành An – Bài Không Tên số 8)

(Lc 24: 1-6 / Lc 24: 25-27)

“Nắng đợi chiều nắng say”, “hây hây”, “du hồn người bềnh vồng”. Có đúng thế không? Hay, chỉ là những ảnh-hình của thơ-văn mộng-mị, những buồn phiền?

Buồn và phiền, vì nhiều thứ. Chứ, không chỉ vì mỗi buổi chiều vàng có nắng hây hây, mà thôi! Bạn không tin ư? Đây, thì xin mời bạn cùng mời tôi, ta nghe tiếp những lời hát rất như sau:

“Ngày đi qua vài lần buồn phiền.

Người quen với cuộc tình đảo điên.

Người quên một vòng tay ôm nhớ.

Có buồn nhưng vẫn chưa bao giờ bằng hôm nay.


Vắng nhau một đêm càng xa thêm ngàn trùng.

Tiếc nhau một đêm rồi mai thêm ngại ngùng.

Xa nhau rồi tiếc những ngày còn ấu thơ.

Lần tìm trong nụ hôn lời nguyền xưa mặn đắng.”

(Vũ Thành An – bđd)

Đã theo giòng chảy có những hồn thơ khá ư là buồn phiền, lại thấy đời người đi Đạo cũng từa tựa như thế. Như thế, là như: suốt cả một đời người đi tìm kiếm Đức Kitô, dù Ngài vẫn ở trong ta mà ta lại cứ tưởng như chưa được gặp!

Gặp sao được, khi có giọng hỏi nhỏ từ người nào đó được diễn-nghĩa là Đấng mặc áo sáng chói, nói những câu như sau:

“Họ còn đang phân vân,

thì bỗng có hai người đàn ông y phục sáng chói,

đứng bên họ.

Đang lúc các bà sợ hãi, cúi gầm xuống đất,

thì hai người kia nói:

“Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết?

Ngài không còn đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi.”

(Lc 24: 1-6)

Và, ở một đoạn khác cũng trong Tin Mừng thánh Luca, Đấng “sang chói” ấy có nói:

“Các anh chẳng hiểu gì cả!

Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ!

Nào Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế,

rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?

Rồi bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ,

Ngài giải thích cho hai ông

những gì liên quan đến Ngài trong tất cả Sách Thánh.”

(Lc 24: 25-27)

Xem thế thì, Đấng “mặc áo sáng chói” xưa nay vẫn dẫn-giải cho mọi người hiểu: thế nào là “chịu khổ hình” rồi mới “trỗi dậy”. Về, những chết đi rồi trỗi dậy, đấng vị vọng bậc thày dạy hôm trước có nói như sau:

“Về thể lý, một khi đã chết rồi, thì những gì là xác thân hoặc vật thể vũ trụ, đều rữa nát, vỡ tan. Không ai có thể trở lại sống với xác thân có xương thịt vẹn toàn như khi trước. Chẳng người nào lại có thể duy trì cùng một xác thân, suốt miên trường.

 Khi đã chết rồi, mà lại tái sinh với nguyên vẹn hình hài như khi trước, thì đó chỉ có thể là vòng chuyển luân, luẩn quẩn hết kiếp này đến kiếp khác, khoanh tròn quanh thành vòng quay sống-chết/chết-sống, không lối thoát.

 Truyện hai môn đệ hướng về thành đô Giêrusalem được thánh Luca ghi chép, còn để nói lên rằng: Đức Giêsu được đồ đệ nhận ra Ngài đích thực là Đức Chúa Ngôi Hai, vẫn tồn tại với mọi người. Ngài chẳng là quỉ ma hiện hồn theo qui cách của người thật. Nhưng, Ngài hiển hiện qua hình hài sao đó, rất sống động (Mc 16: 12).

 Ở đây nữa, khi viết Tin Mừng Phục Sinh, thánh Luca tập trung nhấn mạnh vào điểm, bảo rằng: Chúa tỏ cho mọi người thấy hình hài của Ngài theo qui cách rất khác, nên khi gặp lại Ngài, đồ đệ thấy mình sợ hãi, đến khiếp kinh (Lc 24: 37).

 Vì kinh khiếp, nên đồ đệ mới nói năng những điều chẳng có nghĩa. Theo nhà chú giải Kinh thánh Herbert McCabe, thì: khi đồ đệ gặp Thầy Chí Ái, các thánh cứ tưởng Thầy là Vị đồng hành chẳng hề quen biết. Kịp đến khi Thầy nhắc lại toàn bộ chi tiết về lịch trình cứu độ, các thánh mới vỡ lẽ ra đó là Thầy. 

Xem thế thì, Phục Sinh là điều mà người phàm xác thịt chúng ta chẳng thể nghiệm ra bằng lý lẽ của đời thường, để kiểm chứng. Bởi, dù biết Chúa sống lại thật, các thánh vẫn không coi đó như một chứng cứ hiển nhiên, tựa khi Ngài còn sống. Nhận biết hình hài Chúa rất nhãn tiền, điều đó có nghĩa: các thánh đã có động thái tin-yêu rất khác thường, trong cuộc sống.

 Và, đây là thực tại chỉ xảy đến với những người cũng trỗi dậy như Chúa và với Chúa bằng niềm xác tín yêu thương của người vẫn tin. Tin, theo qui cách và ý nghĩa khác. Khác ra sao, đó là vấn đề. Là, sự thực. Thực ra sao? Cũng nên suy xét.

 Trở về với lập trường chú giải của các tổ phụ thuộc Giáo hội Đông phương thời tiên khởi, như: Thượng phụ Origen, Grêgôriô thành Nyssa… khi gọi sự việc gì là ‘cảm nhận linh thiêng’, các ngài có ý nói về cảm xúc thiêng liêng, sốt sắng. Điều mà các đấng bậc trên nói đến, có ý bảo rằng: tất cả chúng ta đều mang trong người cung cách yêu thương có nhận thức sự vật mà não-bộ-thần-kinh-thuộc-mé-trái không thể lĩnh nhận.

 Nhờ yêu thương như thế, con người ‘định hình’ sự vật thành những ảnh hình như do chính mình tạo ra. Làm như thế, là để tác tạo thực thể như mọi người vẫn làm cho chính mình, nơi phần sâu thẳm của con người.

 Làm như thế, là để nhận thức rằng: thực thể ấy có thật. Vượt quá phạm vi và qui cách của ảnh hình. Nói theo ngôn từ triết học, thì các triết gia gọi đó là “tiềm thức”. Coi đó là giòng chảy sống, rất diệu kỳ. Là, sờ chạm thế giới nguyên uỷ không hư nát, mà thường ra, ta không sống ở trong đó.

 Nhận thức sự vật như thế, giống hệt cảm giác thấy được ‘lửa ngọn’ rực cháy trong người mình. Lửa rực cháy, khiến mình sống yêu thương, hạ mình. Thúc bách mình sống bừng sáng luôn tiến về phía trước.

 Có tiến như thế, mới cảm nhận được ‘lửa ngọn bùng bừng’ đang trào dâng với mức độ rất mới mẻ, khác thường. Có kinh nghiệm từng trải rồi, người người sẽ nhận ra cuộc sống lại thực sự đang dâng trào nơi con người mình.

 Đó là cung cách mà dân con đồ đệ dám sử dụng thơ văn như chưa từng làm, và cũng chẳng ai nghĩ tới để diễn tả tình huống Chúa Phục Sinh hiện hình với dân con của Ngài, thật như thế. Có thể nói, các thánh đã sờ chạm Chúa. Cảm nhận được nhịp đập nơi tim mạch cùng vết thương đầy máu của Ngài.

 Thấy được Thầy mình bẻ bánh rồi cầm lên ăn. Các thánh không thể quên được vị ngọt nơi bánh thánh Thầy trao tặng. Tự thân, các thánh đều biết rõ chính Thầy là Đấng đã bẻ bánh phân phát cho người nghèo hèn, rất đói kém. Tương lai mai ngày, rồi ra các ngài cũng sẽ tạo nên thơ/văn như thế để kể về Thầy đến với mình, nơi nào đó. Thầy đến để bẻ bánh, ban phát tình thương yêu nồng thắm, cho chúng nhân.

 Thực tế là như thế. Nhưng ngày nay, điều đáng buồn là rất nhiều tín hữu Đức Kitô cứ khăng khăng tin rằng thân xác Chúa trỗi dậy với cuộc sống theo hình thức rất thể lý. Rất nghĩa đen. Và, họ coi đó như thực tại duy nhất, không bàn cãi nữa. Buồn hơn nữa, lẽ đáng ra, ta phải hiểu Phục Sinh nhiều hơn thế.

 Nếu hiểu Phục Sinh chỉ là Chúa hiện diện với hình hài xác thể như khi trước thôi, tức là ta tự mình để luột mất ý nghĩa chính đáng, của nhiệm tích có thực. Buồn biết bao, khi nhiều người/nhiều vị vẫn lên án các đấng bậc nào khác nhận thức Chúa sống lại theo kiểu cách thơ văn mà thánh Luca viết theo dạng dụ ngôn, hay sao đó. Buồn nhiều hơn cả, là: các vị không nghe và không thấy giòng chảy thi ca/âm nhạc vẫn tiềm tàng ẩn mình ở trong đó. Thực tại Sống Lại rất thật. Thật, một cách đích thực.

 Quả thật, Chúa sống lại THỰC. Ngài khiến ta THỰC THỤ trỗi dậy với Tình Thương như chưa bao giờ sống như vậy.” (X. Lm Kevin O’Shea CSsR, Suy Tư Tin Mừng Chúa Nhật 3 Phục Sinh Năm A,Suyniệmloingai.blogspot.com.au 23/4/2017)  

Sống lại thực, khiến ta thực thụ trỗi dậy với Tình thương như chưa bao giờ sống như vậy”, vẫn cứ là những khẳng-định về sự sống cũng rất thực. Sống đích-thực, là thực-thụ sống có tình thương yêu/đùm bọc với hết mọi người. Thế đấy là, ý chủ của Tin Mừng dành cho người đi Đạo Chúa, rất xưa nay.

“Sống với Tình thương như chưa bao giờ sống như vậy”, thật đúng là cuộc “trỗi dậy” hay còn gọi là “sống lại” cùng với Chúa và trong Chúa. Sống có “trỗi dậy”, còn là trỗi và dậy mà trở về với tình thương là ý-nghĩa của sự sống. Bằng không, cũng chỉ là sống không hồn, trong một thể xác cứ chết dần mòn, mà thôi.

Để minh-hoạ cho triết-thuyết của nhà Đạo về cuộc sống có “trỗi dậy”, nay mời bạn và mời tôi, ta đi vào vùng trời truyện kể có những câu nói rất đáng kể, để ta nhớ mà sống đích-thực với mọi người, như sau:

“Cuộc sống này quá ngắn để yêu thương. Hãy sống cho thật an nhiên bạn nhé, để những bão giông của cuộc đời không thể nào chạm đến được tâm hồn của bạn. Hãy cùng điểm qua những câu nói cho phút giây tĩnh lặng…

 Cuộc sống này luôn chuyển động từng giây, từng phút, chưa lúc nào và cũng sẽ không bao giờ ngừng lại. Và mỗi con người đều bị cuốn xoáy vào dòng chảy đầy cạm bẫy, chông gai, khó khăn và thử thách này.

 Có lúc bạn tưởng mình gục ngã, có lúc bạn thấy mình mệt mỏi, muốn buông xuôi tất cả nhưng lại không thể nào buông. Hãy nghỉ ngơi, hãy để tâm hồn mình được tĩnh lặng, lắng đọng mà suy ngẫm về cuộc đời, bạn sẽ thấy lòng nhẹ nhõm và thanh thản hơn nhiều.

Cuộc sống này quá ngắn để yêu thương. Nên hãy luôn yêu thương nhau khi còn có thể.

 Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, hãy nghĩ rằng mình còn sống là một đặc ân lớn lao được hít thở, được suy nghĩ, được tận hưởng và được yêu thương.

 Nếu đã là con đường của bạn, bạn phải tự bước đi. Người khác có thể đi cùng, nhưng không ai có thể bước hộ bạn.

 Trong cuộc đời này, có một số chuyện nhất nhất phải tự mình giải quyết. Dù đêm tối đến đâu, đường xa đến mấy thì vẫn cứ phải một mình kiên cường tiến lên phía trước.

 Bạn không thể nào thẳng tiến bước trên đường đời cho đến khi bạn bước qua và học hỏi từ những thất bại, sai lầm và đau buồn trong quá khứ.

 Tình yêu bắt đầu bằng nụ cười, đơm hoa kết trái bằng nụ hôn và kết thúc bằng những giọt nước mắt… 

Dù đó là giọt lệ buồn hay vui thì tình yêu ấy đã cho bạn những kỷ niệm thật ấn tượng và sâu sắc, là dấu ấn của tâm hồn và đánh dấu bước trưởng thành của bạn.

 Hãy ngước lên cao để thấy mình còn thấp và hãy nhìn xuống thấp để thấy mình chưa cao.

Sao phải lo lắng về những thứ bạn không thể thay đổi? Hãy buông bỏ và tiếp tục tiến lên vì cuộc sống không chờ đợi ai.

 Tầm nhìn của bạn sẽ trở nên rõ ràng chỉ khi bạn biết nhìn vào trái tim bạn. 

 Ai nhìn ra ngoài, Mơ.

Ai nhìn vào trong, Thức Tỉnh.

Cuộc sống rất ngắn. Đừng lãng phí nó bởi nỗi buồn. Hãy là chính mình, luôn vui vẻ, tự do, và trở thành bất cứ gì bạn muốn.

 Đừng nghĩ mãi về quá khứ. Nó chỉ mang tới những giọt nước mắt.

Đừng nghĩ nhiều về tương lai. Nó chỉ mang lại lo sợ.

 SỐNG Ở HIỆN TẠI VUI NỤ CƯỜI TRÊN MÔI NHƯ TRẺ THƠ. Nó sẽ mang lại niềm vui cho bạn.

Đừng nhìn dáng vẻ bề ngoài, vì đó là lừa dối.

 Đừng vì của cải vật chất, vì có thể mất đi.

Hãy tìm người nào có thể làm bạn mỉm cười, bởi vì nụ cười mới có thể làm ngày âm u trở nên tươi sáng.

 Có lẽ cuộc sống muốn chúng ta chọn lầm người trước khi gặp đúng người, để rồi chúng ta mới biết cảm ơn món quà của cuộc sống.

 Hãy tự đặt mình trong vị trí của người khác. Nếu trong hoàn cảnh ấy bạn cảm thấy bị tổn thương, thì người khác cũng sẽ cảm nhận như vậy.

 Người hạnh phúc nhất không nhất thiết phải là người có mọi thứ tốt nhất, mà là người biết tận hưởng và chuyển những gì xảy đến với mình trong cuộc sống một cách tốt nhất.

 Đừng sợ khi bị chỉ trích,

Nếu nó không đúng sự thật, bỏ qua nó.

Nếu nó không công bằng, tránh bị tổn thương vì nó.

Nếu nó khờ khạo, mỉm cười với nó.

Còn nếu nó đúng, học từ nó…

 Học cách sống tức là học cách tự do, và tự do tức là chấp nhận việc gì phải đến sẽ đến.” (Câu chuyện rất ý-nghĩa rút tỉa từ Mạng vi-tính)

Nghe kể rồi, nay lại mới bạn và tôi, ta cứ thế hiên ngang hát những lời buồn “bềnh bồng” của người viết nhạc, những đề-nghị rằng:

 “Về đâu tâm hồn này bềnh bồng.

Về đâu thân này mòn mỏi không.

Về sau và nhiều năm sau nữa,

có buồn nhưng vẫn chưa bao giờ bằng hôm nay.”

(Vũ Thành An – bđd)

Lời ca, câu hát dù vẫn buồn như nhạc Việt, nhưng tận phần thâm sau của câu hát, người nghe vẫn nhận ra một khẳng-định khá “phấn chấn” làm điểm tựa cho người người tiến tới cuộc sống “trỗi dậy” thực, ở đời người.

Trần Ngọc Mười Hai

Đôi lúc cũng nghĩ

Về cuộc sống rất trỗi dậy

Vẫn xảy đến với ta

Và với người

Trong đời. 

Người dùng Facebook ở Việt Nam có thể bị phạt 2,200 Mỹ kim vì đăng nội dung “có hại”

Người dùng Facebook ở Việt Nam có thể bị phạt 2,200 Mỹ kim vì đăng nội dung “có hại”

Người dùng Facebook ở Việt Nam có thể bị phạt 2,200 Mỹ kim vì đăng nội dung “có hại”(Ảnh: RFA)

Bộ Thông Tin Và Truyền Thông CSVN vừa đề nghị mức phạt tới 2,200 Mỹ kim đối với những người dùng mạng xã hội Facebook nào đăng tải nội dung bị cho là “có hại”.

Theo báo mạng VnExpress hôm Thứ Năm 8 tháng 7, mức phạt này tương đương với số tiền lương trung bình trong một năm của người dân Việt Nam.

Ông Lê Quang Tự Do, một giới chức của Bộ Thông Tin cho biết gần đây thường có nhiều người lên tiếng về những chính sách siết chặt tự do thông tin trên mạng, đề nghị này được đưa ra để ứng phó với sự tăng trưởng nhanh chóng, và ảnh hưởng ngày càng lớn của các mạng xã hội ở Việt Nam.

Theo báo Tuổi Trẻ trong cùng ngày Thứ Năm, dự thảo nghị định đề ra mức phạt từ 20 đến 30 triệu đồng đối với người sử dụng mạng xã hội có hành vi tiết lộ bí mật đời tư hoặc “bí mật khác” khi chưa được sự đồng ý của cá nhân hoặc tổ chức có liên quan. Các hành vi khác có thể bị phạt theo nghị định này bao gồm: miêu tả tỉ mỉ hành động dâm ô, chém giết, tai nạn rùng rợn trong các tin bài, phim, ảnh, cung cấp thông tin không hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam…

Việt Nam hiện có 49 triệu người sử dụng Internet, chiếm hơn nửa dân số, và hơn 45 triệu trương mục truyền thông xã hội. Facebook là mạng xã hội thịnh hành nhất, với khoảng 35 triệu người sử dụng.

Hồi tháng Tư năm nay, một đại diện của Facebook đã đến Việt Nam, và cam kết hợp tác với nhà cầm quyền nhằm ngăn chặn những nội dung “xấu, độc” trên mạng xã hội.

Huy Lam / SBTN

Đại biểu Quốc hội nêu 6 bất an của người dân

2017-06-09
 
 

Mưa lớn gây ngập đường phố Hà Nội.

Mưa lớn gây ngập đường phố Hà Nội.

AFP photo
 
 Thực trạng chạy chỗ sinh đẻ, chạy trường, chạy lớp, chạy chỗ, chạy chức, chạy án, và đặc biệt là chạy khỏi tổ quốc để đến nơi Việt Nam chưa ký kết về dẫn độ tội phạm để an thân khi vi phạm pháp luật đang diễn ra gây quan ngại.

 

Quan ngại đó được Phó chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội, ông Đặng Thuần Phong nêu ra tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội sáng ngày 9 tháng 6.

Vấn đề được nêu là một trong 6 bất an mà ông Đặng Thuần Phong cho biết người dân bức xúc và đề nghị QH, Chính phủ chú trọng thêm.

Một số ĐBQH khác bày tỏ đồng ý với báo cáo của Chính phủ về chỉ số phát triển khả quan và nêu một số giải pháp nhằm đảm bảo phát triển kinh tế bền vững như: Đổi mới mô hình tăng trưởng nông nghiệp, quy hoạch, phát triển nông sản thế mạnh, tránh tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa, cả nước giải cứu nông sản…

Thu hồi đất sân golf Tân Sơn Nhất cho mở rộng sân bay TSN: không cần thiết?

From facebook: Thuong Phan shared Vu Hai Tran‘s post.
 
Image may contain: 1 person, suit
No automatic alt text available.
Vu Hai Tran added 2 new photos.Follow

Thu hồi đất sân golf Tân Sơn Nhất cho mở rộng sân bay TSN: không cần thiết? Ý của Bộ Giao thông vận tải hay của nhóm lợi ích?

Ông Bộ trưởng Bộ giao thông và vận tải Trương Quang Nghĩa cho rằng mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất không khả thi, ý nói không cần thu hồi 157 ha đất sân Golf TSN cho mở rộng sân bay TSN. http://vnexpress.net/…/bo-truong-giao-thong-mo-rong-tan-son…. Ý kiến này của ông Nghĩa có vẻ tham khảo từ thẩm định của một công ty tư vấn thuộc quân chủng Phòng không Không quân, đơn vị liên quan trực tiếp đến sân Golf này. http://vneconomy.vn/…/chot-phuong-an-20000-ty-mo-rong-san-b…

Trong khi đó rất nhiều chuyên gia về quản lý sân bay, đô thị và cựu sỹ quan không quân khẳng định ngược lại. http://tuoitre.vn/…/lay-san-golf-de-mo-rong-sa…/1327860.html Theo tôi, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh cần tập hợp những chuyên gia hàng không, đô thị và kinh tế hàng đầu để đưa ra giải pháp khả thi, kinh tế trong trường hợp thu hồi đất sân golf TSN cho mở rộng sân bay TSN, để “nói chuyện thẳng thắn” với Bộ trưởng Nghĩa.

Xin nói thêm : ông Nghĩa là em trai của thượng tướng Trương Quang Khánh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng từ 2009-2016. Tất nhiên chi tiết này không có nghĩa khẳng định anh ông Nghĩa liên quan đến nhóm lợi ích sân golf Tân Sơn Nhất.

Hội đồng Giám mục: Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo ‘bước thụt lùi’


Giám Mục Nguyễn Thái Hợp trao thỉnh nguyện thư cho cựu thị trưởng Geneva, Michel Rosetti, trong chuyến đi vận động quốc tế về thảm họa Formosa.
Giám Mục Nguyễn Thái Hợp trao thỉnh nguyện thư cho cựu thị trưởng Geneva, Michel Rosetti, trong chuyến đi vận động quốc tế về thảm họa Formosa.

Hội đồng Giám mục Việt Nam vừa công bố thư ‘Nhận định về Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 2016’. Trong thư, các lãnh đạo Công giáo cho rằng bộ luật mới “có những bước thụt lùi”, “tiếp tục củng cố cơ chế xin-cho” và ẩn chứa cách nhìn các tôn giáo “như những lực lượng đối kháng”.

Trong thư gửi cho Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Hội đồng Giám mục Việt Nam lấy ví dụ so sánh cụ thể về quy định tham gia hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và y tế của các tổ chức tôn giáo để cho thấy “bước thụt lùi” của Luật mới.

Theo Hội đồng Giám mục, bản Dự thảo trước đó quy định các tổ chức tôn giáo “được thành lập cơ sở giáo dục theo hệ thống giáo dục quốc dân” (Điều 53) và “được thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội” (Điều 54). Nhưng Bộ Luật mới đưa ra quy định “tổng quát và mơ hồ” trong điều 55 rằng các tổ chức này “được tham gia các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, bảo trợ xã hội và từ thiện, nhân đạo, theo quy định của pháp luật có liên quan”.

Hội đồng Giám mục Việt Nam nói Bộ Luật mới “tiếp tục củng cố cơ chế xin-cho” mặc dù trên bề mặt từ ngữ đã thay những từ “xin phép”, “cho phép” bằng các từ “đăng ký, thông báo, đề nghị”, nhưng thực chất các tổ chức tôn giáo vẫn phải thông báo và cần phải có sự chấp thuận của chính quyền. Điều này, theo Hội đồng Giám mục, “cho thấy tự do tín ngưỡng tôn giáo không thật sự được coi là quyền của con người mà chỉ là ân huệ cần phải xin và được ban phát”.

Chính quyền nhìn các tôn giáo thuần túy trên bình diện chính trị, xem các tổ chức tôn giáo như những thế lực đối kháng.

 

Đi kèm với các nhận định trên, tổ chức đại diện cho các giám mục Việt Nam còn đưa ra một số suy nghĩ, cho rằng ẩn dưới những bất cập là cách nhìn của chính quyền về tôn giáo và các tổ chức tôn giáo.

“Chính quyền nhìn các tôn giáo thuần túy trên bình diện chính trị, xem các tổ chức tôn giáo như những thế lực đối kháng”, trích thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Từ cách nhìn đó, chính quyền có khuynh hướng quy kết trách nhiệm và lên án các tổ chức tôn giáo khi không hài lòng, đồng thời tiêu tốn nhiều tiền của, nhân lực vào việc theo dõi, dò xét, kiểm soát mọi hoạt động tôn giáo. Trong khi đó, những hoạt động tôn giáo trong các lĩnh vực từ thiện, y tế và giáo dục lại không được đánh giá đúng mức, “thậm chí bị ngăn cản”.

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Human Rights Watch, cho rằng mấu chốt chính ở đây là do chính quyền muốn kiểm soát những điều mà lẽ ra phải được độc lập.

“Đây là điều mà chúng ta đã thấy lâu nay giữa chính quyền và các tổ chức tôn giáo. Chính quyền muốn kiểm soát mọi thứ, trong khi các tổ chức tôn giáo cố gắng kháng cự lại sự kiểm soát đó”.

Hội đồng Giám mục Việt Nam cho rằng cần phân biệt khái niệm “dân tộc” và “chế độ”, vì dân tộc thì trường tồn, còn chế độ thay đổi theo thời gian. Do đó, cần “đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết”.

Đại diện của HRW cho rằng những lời lẽ có phần “cứng rắn” trong nhận định mới nhất của Hội đồng Giám mục Việt Nam là kết quả của những căng thẳng trong suốt một thời gian dài giữa chính quyền Việt Nam và Giáo hội Công giáo vì nhiều vấn đề, trong đó có những vụ cưỡng chế đất đai của các tổ chức Công giáo và việc thắt chặt kiểm soát của chính quyền.

Những căng thẳng vì vụ ô nhiễm môi trường Formosa hồi gần đây cũng là một nguyên nhân, theo ông Robertson:

“Tôi cho rằng nhận định của Hội đồng Giám mục còn xuất phát từ một số sự kiện lớn, chẳng hạn như ở khu vực bị ảnh hưởng bởi chất thải độc của Formosa, giáo dân và linh mục đã đóng vai trò dẫn đầu để giúp người dân đòi công lý”.

Linh mục Nguyễn Đình Thục cùng với các nạn nhân của vụ ô nhiễm đi kiện công ty Formosa.
Linh mục Nguyễn Đình Thục cùng với các nạn nhân của vụ ô nhiễm đi kiện công ty Formosa.

Vụ ô nhiễm biển miền Trung được xem là thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Trong khi đó, việc khắc phục hậu quả vẫn là một vấn đề gây bất bình cho nhiều người dân trong khu vực.

Các cuộc biểu tình liên tiếp diễn ra vì nhiều người dân bị thiệt hại không được xếp vào danh sách được đền bù.

Một số linh mục giúp đỡ các nạn nhân vụ ô nhiễm đã bị tấn công dưới nhiều hình thức, từ “đấu tố” trên báo chí đến bị côn đồ hành hung.

Tháng trước, Giám mục Giáo phận Vinh Nguyễn Thái Hợp đã đích thân đi vận động ở châu Âu và trao thỉnh nguyện thư của người dân về vụ ô nhiễm Formosa cho Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế.

Chính quyền muốn kiểm soát mọi thứ, trong khi các tổ chức tôn giáo cố gắng kháng cự lại sự kiểm soát đó.

Vào thời điểm tân chính quyền Trump mới lên nắm quyền ở Mỹ và vấn đề nhân quyền chưa được chú trọng nhiều, ông Robertson khẳng định cộng đồng quốc tế “không chỉ có Mỹ”, mà còn rất nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế khác rất quan tâm đến nhân quyền.

Ông nói: “Hiện các nhóm Liên Hiệp Quốc ở các quốc gia và các tổ chức quốc tế đóng một vai trò lớn hơn trong việc nêu lên những quan ngại về cách chính quyền Việt Nam đối phó với các vấn đề về nhân quyền”.

Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo vào tháng 11/2016. Luật mới sẽ được áp dụng từ ngày 1/1/2018. Nhưng trong thời gian qua, nhiều tôn giáo bày tỏ lập trường phản đối Bộ Luật mới vì cho rằng có nhiều quy định vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Trong khi đó thì Báo Công an trong bài viết ngày 24/10/2016 nói: “Luật tín ngưỡng tôn giáo được nhiều đại biểu [Quốc hội] đánh giá là một ‘tuyên ngôn về nhân quyền’”.

 

Lãnh đạo tỉnh muốn có cảnh vệ: Thêm tín hiệu về bất ổn xã hội

Lãnh đạo tỉnh muốn có cảnh vệ: Thêm tín hiệu về bất ổn xã hộ

VOA


Các thành viên Quốc hội được biết tại một hội thảo hôm 6/6 ở Hà Nội rằng nhiều lãnh đạo tỉnh trong cả nước đã yêu cầu được là đối tượng bảo vệ của cảnh vệ.

Các thành viên Quốc hội được biết tại một hội thảo hôm 6/6 ở Hà Nội rằng nhiều lãnh đạo tỉnh trong cả nước đã yêu cầu được là đối tượng bảo vệ của cảnh vệ.

Đề xuất của nhiều lãnh đạo tỉnh cần có cảnh vệ đang gây ra nhiều phản ứng trái chiều trong dư luận với nhiều ý kiến cho rằng điều này chứng tỏ bất ổn xã hội đã tăng lên một mức mới.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh, Võ Trọng Việt, nêu lên đề xuất này từ nhiều tỉnh thành tại một buổi thảo luận của Quốc hội về dự án Luật Cảnh vệ hôm 6/6. Trên các trang mạng xã hội, nhiều người đã lên tiếng lo ngại về sự bất tín của lãnh đạo với người dân và đặt ra những câu hỏi về sự an toàn của xã hội Việt Nam hiện nay.

“Tại sao những người đó phải có cảnh vệ? Nếu như trong một đất nước an bình và bình yên thì những chức vụ đó làm gì phải cần cảnh vệ. Nó thể hiện rằng một đất nước không hòa bình, không bình an thì mới phải như vậy.”

Trong cuộc họp Quốc hội ở Hà Nội, các đại biểu đã thảo luận về những đối tượng sẽ được đưa vào danh sách cần sự bảo vệ của cảnh vệ quốc gia. Theo dự thảo luật được truyền thông trong nước đưa tin, đối tượng cảnh vệ là người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của đảng, nhà nước và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tuy nhiên, có những đại biểu đề nghị đưa vào danh sách này những vị trí ở mức thấp hơn như người đứng đầu các tòa án và các tỉnh.

“Sau khi có sự việc xảy ra ở một tỉnh nhiều tỉnh đề nghị Bí thư, Chủ tịch tỉnh là đối tượng cảnh vệ,” ông Võ Trọng Việt được báo chí trong nước dẫn phát biểu.

Vụ thảm sát ở Yên Bái năm ngoái đã làm dấy lên những lo sợ trong giới lãnh đạo ở nhiều tỉnh thành sau khi Bí thư tỉnh và chủ tịch UBND tỉnh này bị giết hại bởi chi cục trưởng chi cục kiểm lâm của tỉnh.

Vụ thảm sát ở Yên Bái năm ngoái đã làm dấy lên những lo sợ trong giới lãnh đạo ở nhiều tỉnh thành sau khi Bí thư tỉnh và chủ tịch UBND tỉnh này bị giết hại bởi chi cục trưởng chi cục kiểm lâm của tỉnh.

Theo TuoiTreNews, sự việc mà ông Việt đề cập đến tại Quốc hội là vụ án mạng xảy ra ở Yên Bái vào năm ngoái khi Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh bắn chết Bí thư và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh này trước khi tự sát.

Đề xuất vừa kể, theo luật sư Trần Thu Nam, cho thấy “một sự bất ổn trong xã hội.”​

“Tại sao những người đó phải có cảnh vệ? Nếu như trong một đất nước an bình và bình yên thì những chức vụ đó làm gì phải cần cảnh vệ. Nó thể hiện rằng một đất nước không hòa bình, không bình an thì mới phải như vậy.” Luật sư Nam nói “Đã có những cơ quan sẵn có rồi, mỗi tỉnh đều có công anh tỉnh. Chả lẽ những cơ quan hiện có tại sao không đáp ứng được yêu cầu về anh ninh mà lại phải lập thêm vấn đề cảnh vệ cho từng chủ tịch tịch hoặc bí thư tỉnh.”

“Không bảo vệ nào bằng sự bảo vệ của nhân dân, muốn vậy thì các vị phải đúng là Đại biểu của dân, do dân bầu ra, vì dân mà phục vụ…một cách đúng nghĩa.”

Theo chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh, nhiều ý kiến của đại biểu quốc hội muốn tăng thêm đối tượng cảnh vệ là những người “chống tiêu cực, chống tham nhũng, đụng độ, đụng chạm đến rất nhiều lợi ích, nhất là lợi ích nhóm.”

Vào tháng 3 năm nay, theo ghi nhận của truyền thông trong nước, Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh bị đe dọa sau khi quyết định phát động chiến dịch ngăn chặn nạn khai thác cát sông bất hợp pháp ở tỉnh này.

Một đại biểu của Hải Phòng được báo điện tử VnMedia trích lời tại buổi hội thảo của Quốc hội rằng “Nếu để xảy ra tình huống không đảm bảo an toàn, an ninh cho các đồng chí này thì ảnh hưởng nghiêm trọng địa phương, anh ninh trật tự chung của cả nước.”

“Bây giờ quan chức rất bất an, bất ổn. Trước vụ Yên Bái thì họ sợ ngầm nhau. Sợ ngấm ngầm mà chưa bộc lộ ra. Còn sau vụ Yên Bái nỗi sợ hãi trong nội bộ đã bộc lộ ra hẳn.”

Dư luận xã hội cho rằng đề xuất này cho thấy các lãnh đạo, ngay cả cấp tỉnh, cũng đang “sợ dân”. Một người dùng mạng xã hội có tên Loi Dai phản hồi về bài viết của báo Tiền Phong trên Facebook rằng “Nếu ai cũng chính trực đàng hoàng cần gì phải cảnh vệ”. Một Facebooker khác có tên Hong Le Nguyen bình luận “Không bảo vệ nào bằng sự bảo vệ của nhân dân, muốn vậy thì các vị phải đúng là Đại biểu của dân, do dân bầu ra, vì dân mà phục vụ…một cách đúng nghĩa.”

Minh chứng cho lập luận rằng các cấp lãnh đạo đang “run sợ,” nhà báo Phạm Chí Dũng đưa ra ví dụ về trường hợp một quan chức cấp tướng phải huy động một trung đội công binh để mở một gói quà mà ông nghi rằng có bom hoặc mìn trong khi đó chỉ là một chiếc bánh trung thu.

Nhiều người khác cùng tham gia bình luận đều có chung ý kiến rằng nếu các lãnh đạo trong sạch, làm việc vì dân, không vụ lợi, thì không cần đến sự bảo vệ nào.

Theo nhà báo Phạm Chí Dũng, “trước đây quan chức sợ dân, nhưng từ sau vụ (sát hại ở) Yên Bái thì quan chức sợ nhau.”

“Thực ra không biết nỗi sợ nào lớn hơn nỗi sợ nào nhưng quả là bây giờ quan chức rất bất an, bất ổn.” Nhà báo Dũng nói “trước vụ Yên Bái thì họ sợ ngầm nhau. Sợ ngấm ngầm mà chưa bộc lộ ra. Còn sau vụ Yên Bái nỗi sợ hãi trong nội bộ đã bộc lộ ra hẳn.”

Những cuộc biểu tình của người dân phản đối Formosa gây ô nhiễm môi trường biển miền Trung là một phần trong những biến động ở xã hội Việt Nam gần đây.

Những cuộc biểu tình của người dân phản đối Formosa gây ô nhiễm môi trường biển miền Trung là một phần trong những biến động ở xã hội Việt Nam gần đây.

Giám đốc Công an Nghệ An và đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu nói với Tiền Phong bên lề cuộc hội thảo hôm 6/6 rằng ông cũng không đồng tình với việc đề xuất bảo vệ lãnh đạo tỉnh ở cấp quốc gia vì “cảnh vệ càng nhiều thì xã hội càng bất ổn.”

Luật sư Trần Thu Nam đồng tình với quan điểm đó vì “càng nhiều cảnh vệ thì càng bất ổn và càng bất ổn thì càng tăng cường cảnh vệ – đó là một vấn đề tỷ lệ thuận với nhau giữa bất ổn và cảnh vệ.”

Phân tích sự yếu kém trong điều hành của đảng dẫn tới xã hội bất ổn, thành viên Hội Nhà báo Độc Lập, Phạm Chí Dũng, nhấn mạnh “sự bất ổn đó là từ trong nội bộ đảng, lấy xã hội ra làm bình phong che chắn.”

Kinh tế, tài chính, môi trường và nhân quyền là những vấn đề lớn góp phần gây bất ổn xã hội tại Việt Nam trong những năm gần đây. Hiện nợ công của Việt Nam đã vượt ngưỡng cho phép 65% GDP. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận điều này hồi đầu năm nay. Nợ xấu tại Việt Nam, qua số liệu thống kê, tăng cao đột biến 5 năm gần đây, hiện ở mức 600.000 tỷ đồng. Trong khi đó, nhiều cuộc biểu tình vì môi trường nổ ra từ tháng 4 năm ngoái vì cách giải quyết của chính quyền đối với thảm họa Formosa. Nhiều nhà hoạt động vì môi trường đã bị đàn áp và bắt giam.

Ngoài những bất ổn trong xã hội, theo nhà báo Phạm Chí Dũng, “đến cả đảng bây giờ cũng bất ổn.” Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cách đây 5 năm đã đề cập đến sự tồn vong của đảng và “sự tồn vong đó sắp đến” với sự bất ổn tăng cao, theo phân tích của nhà quan sát này.

CHỨNG NHÂN VỀ ƠN GỌI TRỞ LẠI & LÀM LINH MỤC CỦA CHA AUGUSTINÔ NGUYỄN VIẾT CHUNG, DÒNG VINH SƠN

ngày 17-04-2016 

httpv://www.youtube.com/watch?v=7nMZlF0U5Uo

CHỨNG NHÂN VỀ ƠN GỌI TRỞ LẠI & LÀM LINH MỤC CỦA CHA AUGUSTINÔ NGUYỄN VIẾT CHUNG, DÒNG VINH SƠN

CHỨNG NHÂN VỀ ƠN GỌI TRỞ LẠI & LÀM LINH MỤC CỦA CHA AUGUSTINÔ NGUYỄN VIẾT CHUNG, THUỘC TU HỘI TRUYỀN GIÁO VINH SƠN, HIỆN ĐANG PHỤC VỤ TẠI GIÁO PHẬN KON TUM.
BUỔI PHỎNG VẤN CHA AUGUSTINÔ NGUYỄN VIẾT CHUNG ĐÃ ĐƯỢC CHA ANTÔN M.Z. PHAN TỰ CƯỜNG, OP, GIÚP GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN TẠI BUỔI HỌP MẶT CỦA HƠN 800 BẠN TRẺ ĐẾN THAM DỰ NGÀY ƠN GỌI GIÁO MIỀN KON TUM TỔ CHỨC VÀO SÁNG NGÀY CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH – CN. CHÚA CHIÊN LÀNH, CẦU XIN ƠN THIÊN TRIỆU – 17-4-2016 TẠI TÒA GIÁM MỤC KON TUM.

Bài viết dành cho tôi và những thanh niên kém cỏi và đang lạc lối khác.

From facebook:   Honolulu Nguyen‘s post.
Image may contain: one or more people, people sitting, people eating and crowd

Honolulu Nguyen

 Bài viết dành cho tôi và những thanh niên kém cỏi và đang lạc lối khác.

1. Bức hình này, dưới đây đã được lan truyền trên mạng, nó bình thường đến nỗi người ta nhìn vào nó rồi sẽ hỏi:”Rồi sao nữa ? Bức hình này có vấn đề gì à ? Mấy đứa này bạn mày hả ? Chúng nó bị ung thư gan chết hết rồi à ?”

2. Người ta nói, ở Việt Nam, đâu đâu cũng thấy đầy rẫy những chỗ nhậu nhẹt. Người ta vui cũng nhậu, buồn cũng nhậu, đám cưới cũng nhậu, đám ma cũng nhậu, thậm chí không biết làm gì cũng phải nhậu. Bởi thế cho nên chẳng mấy ngạc nhiên khi lượng rượu bia ở Việt Nam lại nằm trong tốp những nước tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Tôi đã nghe ai đó đã nói, rượu bia, thuốc lá và ma túy là những thứ mà ngày xưa những nước thực dân khi đi xâm chiếm các thuộc địa đã sử dụng những thứ này để làm suy yếu nội lực, tinh thần phản kháng của dân tộc đó. Việt Nam mình có lẽ cũng đang may mắn và tình cờ bị như thế ? Ai đang cố làm suy yếu dân tộc ta ?

3. Người ta nói, có một câu châm ngôn ở Việt Nam mà ai cũng thuộc và làm theo “Vì cuộc sống là không chờ đợi”. Đúng, chúng tôi không quen chờ đèn đỏ chuyển qua xanh để được đi. Chúng tôi không đủ kiên nhẫn xếp vào hàng để chờ đến lượt mua đồ ăn hay tấm vé xem một chương trình nào đó. Khi chúng tôi xảy ra va vẹt xe trên đường, chúng tôi không đợi người có thẩm quyền đến giải quyết, mà chúng tôi sẽ rút dao, mã tấu xông vào đối phương quyết một phen sống mái, để mọi ân oán được giải quyết bằng máu và nước mắt cho thỏa chí nam nhi, đầu đội trời chân đạp đất ung dung tự tại chả khác gì các vị hảo hán anh hùng Lương Sơn bạc.

4. Người ta nói ở Việt Nam người ta đi làm gái nhiều lắm. Ừ thì không làm gái thì biết làm gì bây giờ. Rừng đã mất, biển đã chết, sông đã cạn thì lấy gì làm để mà nuôi thân.

5. Người ta nói ở Việt Nam để được nổi tiếng dễ lắm. Chỉ cần bạn có mông to và ngực bự thì bạn đã có được 50% cơ hội được nổi tiếng rồi. 50% còn lại thì phụ thuộc vào độ chai của da mặt bạn, và sản phẩm make up mà bạn đang tin dùng để che đi lớp da mặt bị chai đó.

6. Người ta nói ở Việt Nam làm quan dễ lắm. Bạn chỉ cần có bố hoặc mẹ đang là quan, hoặc cô dì chú bác, hoặc thậm chí là ông hàng xóm là tình cũ của mẹ bạn cũng có thể giúp bạn trên con đường quan lộ. Xin vào làm quan mới khó, chứ đã là quan rồi thì dễ í mà. Chức cao thì ăn cái to, chức nhỏ thì ăn nhỏ, quan trọng là có “vẽ” thì mới có ăn, và ăn chia sòng phẳng lúc nào cũng phải là điều kiện tiên quyết. Thành công thì chia cho trên, sẻ ở dưới. Thất bại thì rút kinh nghiệm, kiểm điểm, cảnh cáo thôi cũng đã đủ nghiêm khắc rồi.

7. Người ta nói, sống ở Việt Nam vui lắm. Ừ thì suốt ngày trên tivi ra rả đủ chương trình thi hài, game show hài này nọ thì bảo sao không vui. Ở một đất nước, mà những diễn viên hài với những câu nói “hài là phải nhảm, phải xàm, càng nhảm càng xàm thì càng vui, thì mới là hài”. Tôi chưa thấy ở một đất nước nào, mà diễn viên hài lại được tôn vinh, được là thần tượng, là lấy làm mẫu chân lý sống cho giới trẻ như ở Việt Nam. Họ, những diễn viên hài đâu biết rằng hài là môn nghệ thuật lên án và châm biếm những mặt xấu xa của xã hội, và qua đó đằng sau những tiếng cười là để lại sự trăn trở về xã hội trong lòng người xem. Thay vì chúng ta tổ chức các chương trình kích thích sự tự học, rèn luyện sức khoẻ, ý chí vươn lên trong cuộc sống hay giúp các bạn trẻ khởi nghiệp thì chúng ta lại tổ chức các chương trình thi tuyển trở thành diễn viên hài. Dường như cái hài nhảm, hài xàm nó đang giúp người dân Việt quên đi cái nghèo, cái đói cái tủi nhục khi sống dưới cái xã hội này ? Cái đất nước này vốn đã là một sân khấu hài lớn, và dường như cả xã hội ai cũng muốn được là một diễn hài trong cái sân khấu lớn đó ?

8. Người ta nói làm giới trẻ ở Việt Nam sướng lắm. Chỉ có “ăn, ngủ, phịch, ị”. Trong khi, giới trẻ các nước khác như Hong Kong, Hàn Quốc…ừ thì mà là…trong khi giới trẻ chúng ta…là mà thì ừ.

9. Người ta nói…ừ thì cứ kệ người ta nói đi mà. Biết thì biết thế thôi chứ mình có thay đổi được gì đâu. Kệ đi!

10. Việt Nam chúng ta luôn tự hào là Con Rồng, Cháu Tiên thông minh xuất chúng, minh chứng hùng hồn nhất là chúng ta chiến thắng được mọi kẻ thù xâm lược. Ừ thì giỏi đó, nhưng hậu thế lại biết đến những trận đánh là những cuộc nướng quân “quân địch chết ba, quân ta chết hết” hoặc qua những kế hoạch mang đậm dấu ấn cá nhân của anh Tám, chị Chín, thím Sáu nào đó: “chúng ta đã làm tiêu hao sinh lực địch đáng kể”, nhưng thật ra là những trận khủng bố kinh hoàng chẳng khác gì IS với “quân địch chết ba dân ta chết tá”. Ngoài những chiến tích đó ra, dường như chúng ta không có một thành công nào để minh chứng chúng ta là một dân tộc thông minh, không một công trình khoa học hay phát minh sáng chế nào đóng góp cho nhân loại.

Nếu tổ tiên ta thông minh, thì ngày xưa ba Quân mẹ Cơ đã ngồi xuống cùng giải quyết vấn đề, hoà hợp hoà giải chứ không phải phải đi đến quyết định ly thân, gia đình chia cắt kẻ dắt 50 con lên rừng, người dẫn 50 con xuống biển. Nếu vua Hùng thông minh, thì khi nghe câu nói của Mai An Tiêm thay vì sẽ ngồi suy nghĩ đúng sai về câu nói đó chứ không cố chấp đày chàng trai trẻ ra biển. Nếu An Dương Vương thông minh, thì đã không nhận đứa con của kẻ thù về làm rể, chứ không để con gái rượu cuối cùng phải thốt lên “Trái tim lầm lỡ để trên đầu/ Nỏ thần vô ý trao tay giặc”. Tuy đã là quá khứ, dân tộc nào cũng có sai lầm, nhưng chúng ta cần phải nhìn nhận, đối diện sự thật rằng dân tộc Việt Nam chúng ta không thông minh, và khi đã nhận thức được điều đó chúng ta cần phải mở mang đầu óc, tăng cường học hỏi những điều mới mẻ từ bên ngoài. Nhưng tiếc là thay vì chịu nhận ra điểm yếu và chịu khó học hỏi thì chúng ta lại cố chấp giữ gìn cái cũ với những sân si, hoang tưởng. Điều này thực sự là một bất hạnh cho dân tộc Việt. Tôi và bạn, chúng ta là những kẻ đần độn ở một đất nước thất bại !

Kỳ Anh

TẢN MẠN VỀ CỜ VÀNG

From facebook:  Tai Do shared Huỳnh Thục Vy‘s post — with Huynh Thi Xuan Mai and 28 others.

 

Image may contain: 1 person, selfie and closeup

Huỳnh Thục Vy with Huynh Thi Xuan Mai and 29 others.

 

 TẢN MẠN VỀ CỜ VÀNG

Tôi may áo dài, áo khoác, cà vạt với hình ảnh cờ vàng ba sọc đỏ để làm gì? May để bán. Mục tiêu của buôn bán là lợi nhuận, tất nhiên, đó là điều không thể chối cãi. Nhưng, là một người bảo vệ Nhân quyền và hoạt động xã hội dân sự, lợi nhuận không phải mục tiêu duy nhất của tôi. Thông thường, mỗi công việc của chúng ta thường nhắm đến không chỉ một, mà hai, ba mục tiêu.

Trước nay, lá cờ vàng ba sọc đỏ cũng như mọi biểu tượng khác liên quan đến Việt Nam Cộng Hoà đều là những thứ nhạy cảm, bị đưa ra ngoài vòng pháp luật một cách bất thành văn. Nói đến nó là nói đến công an và nhà tù. Chúng ta, những người con Việt Nam còn giữ lòng xót xa cho mệnh người và vận nước chưa thể nào quên được một triệu quân cán chính Việt Nam cộng hoà đã phải trình diện chính quyền cộng sản và bị đày đi lao động khổ sai dưới cách gọi trịch thượng của chính quyền cộng sản là “lao động cải tạo” và đã có hàng trăm ngàn người lính Việt Nam Cộng Hoà không chết vì bom đạn chiến tranh mà chết vì bị tra tấn, đói khát, bệnh tật trong nhà tù cộng sản. Chúng ta chưa thể quên một miền Nam tan hoang sau 1975 và lòng người dân miền Nam còn rỉ máu cho đến hôm nay. Chúng ta chưa thể quên những vết cắt sâu hoắm trong lòng dù vẫn dùng thời gian để bôi xoá nó.

Chúng ta chưa quên, vì sao? Vì chính những người cộng sản cho đến hôm nay vẫn cai trị toàn bộ Việt Nam với bộ máy chính quyền công an trị chà đạp Nhân quyền. Họ một mặt ca ngợi “Thống nhất” nhưng mặt khác vẫn ăn mừng Ba mươi tháng Tư. Họ rao giảng “hoà hợp” nhưng vẫn bắn đại bác vào quá khứ (cái quá khứ từng là tuổi trẻ, từng là sức sống, từng là niềm tự hào của hàng triệu con người). Họ thèm khát ngoại tệ của “khúc ruột ngàn dặm” nhưng lại luôn miệng nói về lịch sử với những từ như: nguỵ quân, nguỵ quyền. Họ nói về hoà bình nhưng vẫn giữ cách hành xử với người dân bằng bạo lực tàn ác. Họ tra tấn, bắt giam, khủng bố tinh thần những ai nhắc đến Việt Nam Cộng hoà, trưng cờ vàng ba sọc đỏ…

Ở Việt Nam, không ai dám giữ bất cứ cái gì có màu vàng ba sọc đỏ một cách có chủ ý mà không chuẩn bị tinh thần để bị công an sách nhiễu. Sau ngày VNCH sụp đổ, dưới thời bao cấp, trưng cờ vàng thì hình phạt có thể là cái chết. Một Nguyễn Viết Dũng cầm cờ vàng, mang quân phục VNCH đi biểu tình đã bị bỏ tù. Tôi bán cà vạt, may áo dài cờ vàng bị dư luận viên nhắn tin thoá mạ và đe doạ giết. Một cô MC may áo dài cờ vàng dẫn chương trình đám cưới bị công an mời đi làm việc… Vì thế, lá cờ vàng không chỉ là biểu tượng của một quốc gia dân chủ non trẻ có tên Việt Nam Cộng Hoà, hay có thể là biểu tượng của đất nước và vương quyền của vài vị vua nào đó dưới triều Nguyễn; mà vô hình trung, nó trở nên thứ song hành với chính sách khủng bố của chính quyền CSVN; trở nên thứ gắn liền với sự chà đạp quyền tự do lương tâm (hay còn gọi là quyền tự do tư tưởng) của chính quyền độc tài.

Tôi biết hết thảy những sự thù địch với cờ vàng như thế của chính quyền CSVN và sự e sợ của người dân với hình ảnh lá cờ này. Tôi cũng lường được những hậu quả không sớm thì muộn xảy ra cho chính mình khi may, in các sản phẩm thời trang dựa trên hình ảnh lá hoàng kỳ này. Nhưng tôi vẫn làm. Vì sao? Nếu chỉ vì mục tiêu lợi nhuận, không ai mang an toàn của mình và gia đình mình ra đánh đổi với vài triệu đồng. Trước giờ hầu như các sản phẩm cờ vàng, đặc biệt là áo khoác, đều được sản xuất ở bên ngoài Việt Nam, đưa vào trong nước với số lượng nhỏ. Bây giờ, tôi may các sản phẩm cờ vàng hàng loạt. Không phải chỉ để bán cho những người ở hải ngoại yêu thích màu cờ họ ấp ủ trong tim bao chục năm nay; mà còn để tặng, để bán cho người Việt quốc nội. Điều quan trọng là các sản phẩm được sản xuất ở chính Việt Nam, được vận chuyển, quảng bá ở Việt Nam, được trữ trong kho hàng của một người đang ở Việt Nam, và được bán, tặng cho anh chị em ở tại Việt Nam và được nổi bật trên khắp thôn làng, đường phố Việt Nam.

Tôi muốn “bình thường hoá” hình ảnh đi liền với sự sợ hãi đó. Tôi muốn góp chút sức giải toả “lời nguyền” nhắm vào màu cờ này. Tôi muốn màu vải nền vàng với ba sọc đỏ nổi bật sẽ là đi vào tâm thức người dân, đặc biệt là giới trẻ, không chỉ như là một thứ gì đó bình thường, không mang tính đe doạ mà còn đẹp đẽ dưới bình diện thẩm mỹ. Một tà áo dài vàng thướt tha, một chiếc cà vạt lụa vàng để mặc với áo sơ mi trắng, một áo khoác vàng có ba sọc thể thao trên cánh tay để mặc ra ngoài khi trời trở gió… Vậy đó, cái gì hiếm hoi thì bất thường, nhưng những gì quen mắt thì dần dần trở nên bình thường. Khi cờ vàng được thiết kế thành áo thể thao, mũ nón, áo dài, áo đầm, logo công ty, biểu tượng của hội đoàn… một cách vô tình hoặc cố ý (nhưng công an làm sao biết chúng ta vô tình hay cố ý?) thì lâu dần tâm thức người dân không còn e dè với cờ vàng nữa, công an của nhà cầm quyền cũng không thể kiểm soát được việc sử dụng nó. Vậy đó, đừng quá nghiêm trọng hoá mọi thứ, hãy để nó diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng như nước chảy.

Bên cạnh mong muốn xoá bỏ “sự bất thường” của cờ vàng trên đất Việt Nam, tôi còn muốn thông qua việc mặc các sản phẩm thời trang cờ vàng để truyền đạt sự ủng hộ cho quyền tự do lương tâm của người Việt Nam đang bị dày xéo dưới gót giày độc tài. Quyền tự do lương tâm là quyền tiên khởi của nhiều nhân quyền khác như quyền tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo… Bởi chúng ta được sinh ra với quyền tự do nuôi dưỡng điều ta tin tưởng, tự do trân trọng và ôm ấp trong tim một thời kỳ lịch sử, một biểu tượng dù thể chế đó không còn, tự do tin tưởng rằng một điều gì đó là tốt đẹp mà không phải điều gì khác, tự do phát ngôn cho điều ta tin là đúng (miễn là tất cả những điều đó không phải là bạo lực và chống lại nhân phẩm), nên nhân loại mới cùng ngồi lại với nhau để đồng ý ký kết tôn trọng tự do tôn giáo, tự do biểu đạt, tự do ngôn luận…

Nhà cầm quyền Việt Nam, về mặt nguyên tắc, không được phép cấm cờ vàng và đàn áp những ai yêu quý nó, cũng giống như họ không được phép bịt miệng những người bất đồng chính kiến và đàn áp quyền tự do tôn giáo vậy. Thế nhưng, hầu như người ta dành nhiều sự ủng hộ cho một tôn giáo bị đàn áp, một người bất đồng chính kiến bị bỏ tù hơn là một người ủng hộ cờ vàng bị tra tấn. Có gì khác biệt giữa quyền tự do được trân trọng điều gì đó (ở đây là tình cảm yêu quý trân trọng cờ vàng và Việt Nam Cộng Hoà) với quyền tự do thờ phượng hay quyền tự do phát biểu chỉ trích chính quyền? Không khác biệt.

Vậy tự do lương tâm và tự do biểu đạt có phải là chúng ta được quyền trưng bày các biểu tượng chống lại con người, các biểu tượng khủng bố hay các biểu tượng khác làm tổn thương lương tâm nhân loại không? Dứt khoát Không. VNCH là một chính thể dân chủ non trẻ, còn nhiều khiếm khuyết, cố gắng trưởng thành trong một thời kỳ chiến tranh khốc liệt và trong một giải đoạn lịch sử quốc tế phức tạp. Vì thế, tưởng nhớ VNCH chỉ làm chính quyền cộng sản lo sợ và thù ghét chứ không làm tổn thương lương tâm bất cứ ai, ngay cả những gia đình cựu bộ đội Bắc Việt, vì miền Bắc chủ động đánh chiếm miền Nam chứ không phải ngược lại. Bởi vậy, chúng ta có thể loại trừ khả năng đó.

Tự do lương tâm? Vậy vì sao cờ đỏ bị đả kích ở hải ngoại? Vâng, cờ đỏ là biểu tượng của chế độ độc tài đàn áp nhân quyền, ngăn chặn dân chủ. Chống cờ đỏ nghĩa là biểu tỏ sự bất đồng của những người bình thường với một chính quyền tham tàn. Đó cũng là cách thực thi quyền tự do biểu đạt. Nhưng đứng trên vị trí một nhà nước, với độc quyền bạo lực, không một chính quyền nào được phép cấm đoán tự do lương tâm, tự do gìn giữ màu cờ của người dân. Và vì thế suy ra, chừng nào Việt Nam có dân chủ thì một Hiến pháp tự do cần toàn thể người dân, đặc biệt là giới trí thức, cân nhắc xem có nên đưa đảng cộng sản và các biểu tượng của nó ra ngoài vòng pháp luật dựa trên những tội ác và các hành động khủng bố họ đã gây ra hay không. Nếu không, thì trong một Việt Nam tự do dân chủ thực sự không cho phép đàn áp quyền tự do của những người vẫn yêu mến lá cờ nhuộm màu máu này.

Tóm lại, tôi vẫn tiếp tục dùng hình ảnh cờ vàng cho những sản phẩm thời trang của mình miễn là có người vẫn yêu mến nó; vì đó là quyền tự do lương tâm của những người yêu mến Việt Nam Cộng Hoà và của chính người viết bài này.

Huỳnh Thục Vy
Buôn Hồ 8/6/2017

Im lặng đến bao giờ

Im lặng đến bao giờ

 Trần Trung Đạo

Trong mùa bầu cử TT Mỹ năm ngoái, báo chí Nhà nước CS chẳng những theo dõi, tường thuật mà còn sôi nổi bình luận, ủng hộ bên này, chống đối bên kia nhiều khi còn hăng say, nhiệt tình hơn cả công dân Mỹ.

clip_image002

Người dân Campuchia đi bỏ phiếu ở ngoại ô Phnom Penh, 4/6/2017

Những phân tích, bình luận của các “nhà báo” Việt Nam không phải vì ứng cử viên nào thắng sẽ có lợi hay gây bất lợi cho Việt Nam mà chỉ nhắm vào việc thỏa mãn tính tò mò của người đọc.

Đối với họ, bầu cử ở Mỹ hồi hộp và gay cấn như một trận bóng trong giải vô địch của các liên đoàn bóng đá chuyên nghiệp ở châu Âu chứ không phải là quyền rất thiêng liêng của mỗi con người mà ai cũng có.

Tuần này cũng thế. Các báo Việt Nam tường thuật khá chi tiết diễn tiến cuộc bầu cử địa phương tại Campuchia, một nước từng nghèo nàn, chậm tiến hơn Việt Nam trên nhiều lãnh vực. Lần đầu tiên sau 30 năm, vị trí của Hun Sen và Đảng Nhân dân Campuchia của ông ta bị đe dọa.

Hun Sen, nguyên là trung đoàn phó của một đơn vị Khmer Đỏ đào thoát theo CS Việt Nam. Sau một thời gian dài núp dưới bóng CSVN, những năm vừa qua Hun Sen đã nghiêng về phía Trung Cộng. Lý do, nếu kinh tế Campuchia không phát triển, đảng Cứu quốc Campuchia sẽ chiếm lấy quyền lãnh đạo đất nước.

Theo kết quả bầu cử mới nhất, tại các địa phương xa, Đảng Nhân dân Campuchia vẫn còn chiếm đa số nhưng tại các trung tâm du lịch và cả thủ đô Nam Vang, Đảng Cứu quốc Campuchia đang thắng thế. Một hình thức lưỡng đảng đang hình thành tại Campuchia. Cuộc bầu cử Quốc hội năm tới chắc sẽ rất hấp dẫn. Ai thắng ai thua chưa biết nhưng cạnh tranh dân chủ tương xứng đã bắt đầu. Những bông hoa dân chủ đang mọc lên trên những Cánh đồng Chết (The Killing Fields) Campuchia. Mừng cho dân tộc này.

Nếu thế kỷ 19 là thế kỷ của thuộc địa bóc lột, thế kỷ 20 là thế kỷ của thế giới chiến tranh và độc tài cộng sản, thế kỷ 21 đang chứng minh là thế kỷ của dân chủ và phát triển toàn diện trên phạm vi toàn cầu. Hành trình hướng đến một tương lai tươi sáng đang được hầu hết các dân tộc trên thế giới hăng say phát động.

Dân chủ đối với đa số nhân loại không còn là khát vọng mà là một thực tế, không còn là ước mơ mà là hành động, không còn là một mục tiêu khai phá mà là một tiến trình không thể đảo ngược. Từ Botswana, Ghana ở châu Phi cho đến Mông Cổ, Campuchia ở châu Á, con người đang sống ra người.

Việt Nam thì sao?

Đối với một số không nhỏ người Việt trong nước, chuyện ứng cử hay bầu cử là chuyện nước ngoài.

Với họ, sự có mặt của Đảng CS tại nước Việt Nam cũng chẳng khác gì thời tiết. Con người chỉ có thể xoay xở để sống quanh năm nhưng không thể nào thay đổi được nắng mưa. Họ vui khi hoa mai nở vào xuân và cắn răng chấp nhận cái rét căm căm khi mùa đông đến.

Bộ máy tuyên truyền và bạo lực chuyên chính CS đã xoay ngược kim đồng hồ nhận thức của họ lui lại thời phong kiến ngày xưa, xa đến mức chấp nhận chế độ đang cai trị mình như số phận an bày.

Hôm trước đọc một số nhận xét trên các trang mạng về chuyện ai sẽ là bí thư Sài Gòn thay thế Đinh La Thăng mà không khỏi cảm thấy tội nghiệp cho trình độ nhận thức chính trị của một số người.

Những người này bất bình khi nghe tin Tòng Thị Phóng được Nguyễn Phú Trọng đề nghị thay thế Đinh La Thăng và sau đó thở dài nhẹ nhõm khi nghe tin Nguyễn Thiện Nhân lên thay. Lý do, Nguyễn Thiện Nhân mặt mày sáng sủa, đẹp trai trong khi Tòng Thị Phóng mặt mày xấu xí, giống sinh vật này, động vật kia. Họ không biết dù Tòng Thị Phóng hay Nguyễn Thiện Nhân họ vẫn phải sống trong cái rọ CS của ngày hôm qua và sẽ tiếp tục sống cho tới đời con cháu.

Nhưng không phải ai cũng sống theo chủ nghĩa số phận như lớp người tệ hại vừa nêu.

Rất đông người Việt nhận thức được hiểm họa Trung Cộng không chỉ ngoài biển Đông mà cả trong đất liền, ý thức được sự cấp bách phải thay đổi cơ chế chính trị, căm giận tập đoàn cầm quyền bán nước hại dân, đau xót cho một dân tộc có truyền thống hào hùng đã phải chìm sâu trong độc tài nô lệ. Vâng, nhưng tiếc thay thành phần dân tộc có nhận thức đúng này lại cũng đang im lặng.

Đồng bào ơi, im lặng đến bao giờ?

T.T.Đ.

(CTM)

Nguồn: http://www.tintuchangngayonline.com/2017/06/im-lang-en-bao-gio.html

Ngân hàng Việt Nam: ‘Đứng cho vay, quỳ đòi nợ’

Ngân hàng Việt Nam: ‘Đứng cho vay, quỳ đòi nợ’

Dân chúng Việt Nam ví von, sau giai đoạn “đứng cho vay”, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang trong giai đoạn “quỳ đòi nợ”.

VIỆT NAM (NV) – Tranh luận kịch liệt nhưng cuối cùng Quốc hội Việt Nam vẫn chưa đồng thuận về cách thức giải quyết nợ xấu – giờ mới được xác định là khoảng 600.000 tỉ đồng Việt Nam.

Nợ xấu là nợ không có khả năng thu hồi cả vốn lẫn lãi. Nói cách khác, nợ xấu càng cao thì khả năng gặp rủi ro của hệ thống ngân hàng càng lớn.

Trước, chính phủ Việt Nam liên tục trấn an cả Quốc hội lẫn dân chúng rằng họ đã kiểm soát được nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu tính trên tổng số tiền mà hệ thống ngân hàng cho vay đã giảm đáng kể.

Các báo cáo chính thức về nợ xấu, tổng hợp từ báo cáo của những tổ chức tín dụng tại Việt Nam, xác định, đến hết năm 2015, cac tổ chức tín dụng tại Việt Nam đã xử lý được 493.000 tỉ đồng nợ xấu. Tới hết năm 2016, tỉ lệ nợ xấu đã giảm xuống còn 2,46% tính trên tổng số tiền mà hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã cho vay.

Đến tháng 4 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới thú thật là tỉ lệ nợ xấu có thể gấp ba lần báo cáo chính thức. Nếu xét cả nợ xấu mà Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đang xử lý và những khoản nợ tiềm ẩn rủi ro trở thành nợ xấu thì tỉ lệ nợ xấu xấp xỉ 8,86% tổng số tiền mà hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã cho vay.

Nay, lúc đề nghị Quốc hội Việt Nam thông qua “Nghị quyết về xử lý nợ xấu” (ấn định các giải pháp hỗ trợ hệ thống ngân hàng, kể cả sử dụng công quỹ để bù đắp những khoản từng cho vay, giờ gần như không thể thu hồi), chính phủ Việt Nam tiết lộ, tỉ lệ nợ xấu hiện là… 17,21% tính trên tổng số tiền mà hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã cho vay. Tổng nợ xấu chừng… 600.000 tỉ đồng!

Choáng váng trước những số liệu này, nhiều đại biểu của Quốc hội Việt Nam đã đề nghị tạm gác việc thông qua “Nghị quyết về xử lý nợ xấu” bởi việc đệ trình và đề nghị thông qua nghị quyết quá đột ngột, nằm ngoài chương trình nghị sự, họ cần có thời gian nghiên cứu kỹ hơn trước khi bỏ phiếu.

Để thuyết phục các đại biểu của Quốc hội Việt Nam gật đầu, ông Lê Minh Hưng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trấn an, khác với những lần trướ, “Nghị quyết về xử lý nợ xấu” lần này rất chặt chẽ, không tổ chức hay cá nhân nào có thể lợi dụng. Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang chấn chỉnh hoạt động của hệ thống ngân hàng. Từ năm 2011 đến 2016, công an Việt Nam đã khởi tố 95 vụ án kinh tế xảy ra trong lĩnh vực ngân hàng, khởi tố khoảng 200 viên chức ngân hàng. Nhiều cá nhân là Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, một số ngân hàng thương mại đã bị kết án tử hình, phạt tù chung thân,…

Ông Nguyễn Văn Thắng, một người vừa là đại biểu Quốc hội, vừa là Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank), dọa thêm, gần như toàn bộ nợ xấu là tiền dân gửi và các ngân hàng gom lại cho vay, thành ra phải có “cơ chế đặc thù” để bảo vệ những người dân đã gửi tiền cho hệ thống ngân hàng. Cũng theo lời ông Thắng thì Việt Nam là quốc gia duy nhất không có ngân hàng hàng nào sụp đổ khi nợ xấu vượt 10% tổng số tiền cho vay.

Một số đại biểu Quốc hội tán thêm rằng nợ xấu như “cục máu đông” có thể làm kinh tế quốc gia đột quị.

Cần nhắc lại rằng, nhiều chuyên gia kinh tế từng khẳng định, nợ xấu của Việt Nam phình to vì hàng loạt chủ trương sai lầm của giới lãnh đạo Việt Nam: Phê duyệt vô tội vạ các dự án phát triển, cho phép các tập đoàn nhà nước đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, lĩnh vực tài chính,… Một số chuyên gia công khai bày tỏ sự nghi ngờ rằng những sai lầm vừa kể là cố ý, nhằm hỗ trợ việc moi tiền của hệ thống ngân hàng. Giới lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng bị họ cáo buộc là thủ phạm làm nợ xấu của Việt Nam phình to khi hành xử hết sức khó hiểu đối với việc mua bán, sáp nhập nhiều ngân hàng, khiến một số cá nhân, nhóm dù không có thực lực vẫn thâu tóm được ngân hàng để biến tiền mà dân chúng gửi vào thành nợ xấu. Tuy nhiên khi bàn về nghị quyết mới để xử lý nợ xấu, cả Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lẫn các đại biểu Quốc hội đều lờ chuyện truy cứu trách nhiệm. (G.Đ)