Tôi có vẻ như bị quỷ ám… khổ sở lắm

 Tôi có vẻ như bị quỷ ám… khổ sở lắm

 Khổng Nhuận

Tin mừng theo Mat-thêu 15 : 22

Một người đàn bà Ca-na-an, ở miền ấy đi ra, kêu lên rằng :

“Lạy Ngài là Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi !

Đứa con gái tôi bị quỷ ám khổ sở lắm !”

Hầu hết các bài suy niệm đều xoáy vào vài ý sau đây:

Đức tin, đức cậy, khiêm tốn phó thác…

với những cách cầu nguyện sao để  được Chúa nhận lời…

Chuyện kể về đứa con gái của một người đàn bà Ca-na-an…

Nhưng ở đây, chúng tôi muốn chỉ thẳng vào tâm mình, nên chúng tôi phải thú nhận đã có thời gian dài…

Tôi có vẻ như bị quỷ ám khổ sở lắm

Quỷ ám ở đây không hiểu theo nghĩa đen như:tóc dựng đứng, sùi bọt mép, mắt trợn trừng, quần áo hôi hám rách bươm..!!! suốt ngày đi lang thang, nói lảm nhảm hay la hét toáng lên giữa chợ đời…

Mà quỷ ám hiểu theo nghĩa bóng:

Suốt cả năm trời giữ đạo, ngày cuối năm kiểm điểm nội tâm.

Tôi vẫn đi lễ, rước lễ đều đặn, ham đọc sách đạo đức, tĩnh tâm  nhiều nơi..

thỉnh thoảng còn đi theo đoàn từ thiện…

Thế mà tôi vẫn thấy mình sao cứ làng nhàng, nóng chẳng ra nóng, lạnh chẳng ra lạnh. Nguyễn Y Vân – Vẫn y nguyên !!! chẳng tiến bộ chút nào…

Thậm chí có một khoảng thời gian tôi còn cảm thấy mình lùi đi cả trăm bước!!!

Nguội lạnh hơn…Lòng mến Chúa vơi đi khá nhiều..!!!

Chẳng biết cách nào làm cho mình tiến bộ hơn trên con đường sống đạo.

Tôi có vẻ như bị quỷ ám…khổ sở lắm

Không khổ sở sao được… khi mà…

Một đàng tôi rất muốn tiến lên đỉnh trọn lành…

Một đàng tôi cứ như bị lạc trong bát quái trận đồ… chạy loanh quanh cho đời mỏi mệt… để rồi lần nào cũng như đụng phải cửa tử !!!

Đến nỗi tôi đã nhiều lần thét lên giống như Phao-lô:

Tôi thật là một người khốn nạn !

Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này ? (Rm 7 : 24)

Quả thật, tôi có vẻ như bị quỷ ám…khổ sở lắm

From tamlinhvaodoi gởi

Đừng đi Mỹ – một quốc gia lạc hậu?

Đừng đi Mỹ – một quốc gia lạc hậu?

Bạn muốn đến quốc gia lạc hậu này?

1. Hoa Kỳ thực ra chỉ là một cái làng nông nghiệp khổng lồ kém phát triển. Ở trường trung học các thầy giáo vẫn dạy rằng công nghiệp càng phát triển thì môi trường lại càng bị xâm hại. Ví dụ như trong một thành phố công nghiệp bạn phải thấy ống khói khắp nơi, các xí nghiệp to khắp nơi và bụi cũng khắp nơi. Đó mới là biểu tượng của công nghiệp hóa! Thế còn Hoa Kỳ thì sao? Đố bạn tìm ra các ống khói, thảng hoặc mới thấy một vài cái nho nhỏ nhưng lại là thứ để trang điểm cho nhà dân. Thay vào đó là những dòng sông và hồ nước sạch khắp nơi nơi và chẳng có các nhà máy giấy và luyện thép nơi bờ sông. Không khí trong lành và sạch là biểu tượng của một xã hội thô sơ và đó không thể là dấu tích của công nghiệp hóa!

2. Người Mỹ chẳng hiểu gì về kinh tế. Các tuyến đường cao tốc tỏa đi mọi phương, có lẽ là đến mọi làng xóm, tuy nhiên khó tìm ra nổi một trạm thu phí! Thật là một sự phung phí khủng khiếp cơ hội kinh doanh! Khó có thể cưỡng nổi ý định của bản thân là xúc một ít xi măng để xây vài trạm thu phí và chắc chắn là chỉ trong vòng một tháng tôi sẽ có đủ tiền để mua một căn nhà trông ra Đại Tây Dương. Ngoài ra, bên lề đường cao tốc bạn có thể thấy những mặt hồ tĩnh lặng còn hoang dã. Chính quyền để mặc cho lũ chim cư ngụ và vẫy vùng thỏa sức mà không nghĩ tới việc thiết lập vườn cảnh quan trông ra hồ để kiếm bộn tiền. Rõ là người Mỹ không có cái đầu làm kinh tế.

3 Ngành xây dựng Hoa Kỳ quả là quá thô sơ. Ngoài một số lượng nhỏ các thành phố lớn (mà bạn đã biết) thì không có những tòa tháp bê tông và gạch chọc trời… Hình như Mỹ không có các tòa nhà bằng gạch. Hầu hết nhà cửa làm bằng gỗ và vài thứ vật liệu lạ khác. Sử dụng gỗ thô sơ để xây nhà như thời phong kiến!

4. Người Mỹ không biết ăn thịt thú rừng. Chính phủ Mỹ không biết quản lý chuyện này như thế nào… Và người Mỹ quả thực không biết ăn thịt thú rừng, họ cũng không có cả quán ăn chuyên thịt thú rừng, rất ít khẩu vị đối với thú rừng thơm ngon bị giết thịt như hươu, nai và kém hứng thú bán sừng hươu nai để kiếm những khoản tiền lớn! Người Mỹ sống cùng động vật hoang dã hàng ngày và còn đưa ra những biện pháp để bảo vệ chúng. Đó quả thật là một xã hội sơ khai.

5. Người Mỹ không biết tự trọng. Các giáo sư ở trường đại học Mỹ không có bộ dạng hoành tráng; họ không hề có cái phong thái của những giáo sư đạo mạo. Hầu như lúc nào họ cũng mặc áo phông, quần bò. Ngoài ra, các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ chẳng bao giờ đưa học vị “PhD” lên danh thiếp của họ và họ không biết cách thể hiện ra ngoài vị thế của mình. Những người được đào tạo bởi các giáo sư kiểu như vậy sẽ chẳng thể nào biết cách đi đứng, nói năng nếu như họ trở thành những quan chức chính phủ….

6. Học sinh tiểu học Hoa Kỳ không có những hoài bão cao cả. Ngay từ thuở ban đầu các học sinh tiểu học không hề có ý định để trở thành quan chức…Chẳng hề có lớp học của các thần đồng hay chọn lọc nào cả. Sau giờ học thường là không có bài tập về nhà và bạn không có cách nào nhắc tới chuyện đó.

7. Người Mỹ hay làm ầm ĩ mỗi khi phát hiện ra một bệnh tật nho nhỏ. Đầu tiên là họ hẹn gặp bác sĩ, sau đó bác sĩ kê đơn. Một số người lại còn phải theo lời khuyên của một dược sĩ có bằng cấp nữa. Khi mua thuốc họ lại phải tự mình tới hiệu thuốc để lấy chúng Không hiểu tại sao lại phải tách bạch riêng việc khám bệnh với việc mua thuốc… thay vì tách riêng lợi nhuận khỏi trách nhiệm. Rõ ràng là các bệnh viện Hoa Kỳ không có khái niệm về phương pháp kiếm tiền! Sao không nói cho bệnh nhân tên thuốc luôn đi? …Như thế họ sẽ độc quyền việc bán thuốc và tăng giá thuốc lên 8 hay 10 lần. Có biết bao nhiêu cơ hội kinh doanh tốt mà họ không biết tận dụng?

8. Người Mỹ về phương diện tinh thần là trống rỗng. Đa số người Mỹ nói câu cảm tạ trước mỗi bữa ăn và họ nguyện cầu một cách ngây thơ “Chúa phù hộ cho nước Mỹ”. Thật là buồn cười; nếu như Chúa phù hộ cho nước Mỹ thì tại sao nước Mỹ lại bị lạc hậu, thô sơ và đơn giản đến như vậy? Cầu Chúa Trời phỏng có ích lợi gì không? Thực tế hơn là nên dành thời gian cầu nguyện đó mà đi lễ thủ trưởng của bạn! Đó mới là cái cách thời thượng…

9. Người Mỹ không có khái niệm thời gian. Với bất kể thứ gì, họ đều đứng vào hàng để chờ đợi….

10. Cửa hàng ở Mỹ thật vô nghĩa: bạn vẫn có thể trả lại hàng sau khi mua vài tuần mà không có lý do gì. Sao lại có thể trả lại hàng hóa khi đã mua rồi mà không ai hỏi lý do cơ chứ?

11. Nước Mỹ không an toàn, 95% nhà dân quên lắp đặt lưới, cửa ra vào, cửa sổ chống trộm; điều kỳ lạ nữa là tất cả lũ trộm cắp móc túi đi đâu mất tiêu rồi?

12. Người Mỹ vốn nhút nhát và yếu đuối. 95% lái xe đều không dám vượt đèn đỏ… mặc dù 99% người lớn ở Hoa Kỳ đều sở hữu xe ô tô và phương pháp lái xe của họ thì rất lạ: có bao nhiêu là xe trên đường thế nhưng bạn không thể nghe thấy một tiếng còi xe, phố xá thật im lìm tĩnh lặng như thể không phải là phố nữa.

13. Người Mỹ thiếu xúc cảm. 95% nhân viên không nghĩ về việc phải làm gì cho tiệc cưới của cấp trên cho nên họ chẳng bao giờ tìm cớ để quan tâm, chăm sóc lãnh đạo của mình. 99% dân Mỹ đi học rồi kiếm việc làm, thăng tiến và hoạt động mà không biết về sự cần thiết phải đưa “hồng bao” (phong bì chứa đầy tiền mặt) để đi lối sau…

Dân bất an khi tham nhũng nhiều, rừng sắp hết, biển gần chết…

Dân bất an khi tham nhũng nhiều, rừng sắp hết, biển gần chết…

TTO – Đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre) nói trước Quốc hội sáng nay về 6 điều bất an mà nhân dân luôn bức xúc như tham nhũng, lãng phí, thương mại hóa quan hệ xã hội, tài nguyên cạn kiệt…

Media player poster frame
 
 

Đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre) nêu 6 bất an trong phần phát biểu tại Quốc hội sáng 9-6 – Nguồn clip: VTV

Ông Đặng Thuần Phong – Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội, dành 7 phút phát biểu tại phiên thảo luận kinh tế – xã hội sáng nay 9-6 để liệt kê những điều đang làm người dân lo lắng thời gian gần đây.

Bất an thứ nhất, theo ông, là “tại sao chỉ có một mình Chính phủ hành động kiến tạo và liêm chính trong khi đất nước có cả hệ thống chính trị”.

“Chức năng của Chính phủ là kiến tạo, nhưng còn hành động và liêm chính tại sao không mở rộng?”, đại biểu Bến Tre đặt câu hỏi.

Bất an thứ hai là nạn tham nhũng và lãng phí quá lớn, chưa bị chặn đứng, là vấn nạn đưa quốc gia tới bờ vực sa sút niềm tin.

“Tiền của dân chắt chiu gom góp trong mồ hôi nước mắt, nhưng tham nhũng nhiều, lãng phí lớn là dấu hiệu hết sức đáng báo động”, ông Đặng Thuần Phong nói.

Bất an thứ ba là sự xuất hiện của dấu hiệu mất cân đối ngân sách, sự ổn định của kinh tế vĩ mô chuyển biến chậm, đặc biệt là hiệu quả đầu tư thấp, nợ công tăng cao, các yếu tố tăng trưởng chưa tận dụng hết, hiệu quả chú trọng đầu tư thấp.

“Chỉ số bây giờ mỗi người dân VN có thể đang gánh 1.000 USD nợ lãi và xu hướng còn tăng trong những năm tới, áp lực trả nợ quá lớn, chi đầu tư cho phát triển chưa ngang bằng, chi thường xuyên gần 70%, mức bội chi gấp 3 lần tăng trưởng”, ông Phong nói.

“Như vậy chúng ta làm 1 đồng nhưng xài 3 đồng. Người dân hưởng lợi và tạo sinh kế từ kết quả tăng trưởng GDP chưa như mong muốn”.

Bất an thứ tư là thương mại hóa các quan hệ xã hội: “Đồng tiền đã chi phối mỗi hoạt động và làm phai nhạt tính công tâm của các cơ quan công quyền”.

“Đáng ngại hơn là đồng tiền đã làm suy thoái đạo đức, dẫn dắt chính sách. Minh chứng cho vấn đề này là tình trạng ‘chạy’ ở Việt Nam”, Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội chỉ ra.

“Thực tế rất đau lòng, trong bụng mẹ đã chạy chỗ sinh đẻ. Học phổ thông các cấp, vào đại học cũng phải chạy trường chạy lớp. Rồi chạy chỗ, chạy chức, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển. Vi phạm pháp luật thì chạy điều tra, truy tố, chạy án thậm chí chạy khỏi Tổ quốc đến nơi Việt Nam chưa ký kết về dẫn độ tội phạm để an thân”.

Bất an thứ năm khiến dân không an tâm, theo ông Đặng Thuần Phong, là rừng sắp hết, biển gần chết, tài nguyên khoáng sản quốc gia cho các đời sau cạn kiệt dần…

“Đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số không có trong khi nông lâm trường hoạt động kém hiệu quả, chính sách rải thảm và sử dụng lao động giá rẻ, kêu gọi đầu tư thiếu trách nhiệm, biến Việt Nam thành bãi rác công nghệ lạc hậu”, ông Phong bày tỏ bức xúc.

“Đừng vì tâm tưởng tức thì mà buông bỏ tương lai dân tộc, tiền có nhiều đến đâu đi nữa cũng không mua được môi trường tươi đẹp đã mất và đang mất”.

Bất an thứ sáu, không kém phần nghiêm trọng, là vấn đề an toàn sống: “Bữa cơm trong nhà cũng lo vì an toàn vệ sinh thực phẩm. Ra đường thì sợ an toàn giao thông, gặp chuyện bất bình thì không dám can thiệp vì sợ vạ lây”.

“Mọi thứ đều do người Việt hại người Việt và từng bước biến sự vô cảm thành vấn đề đạo đức ứng xử đạo giữa người với người”, đại biểu Bến Tre kết bài phát biểu của mình.

Chiều chưa ngã, nắng còn gay gắt lắm

Fromfacebook: Sài Gòn Xưa‘s post
 
 
Image may contain: 3 people, people standing, people walking and outdoor
Image may contain: 3 people, people smiling
Image may contain: 2 people, people smiling
Image may contain: 4 people, people standing and people sitting
+5
Sài Gòn Xưa added 8 new photos.

 

Dân miền Nam kỳ cựu chúng ta những ai bây giờ chừng 55 tuổi trở lên, chắc đều nhớ rõ cách tổ chức độc đáo ở các lớp bậc tiểu học cách đây hơn 50 năm về trước, hồi đó cách gọi tên các lớp học ngược lại với bây giờ, theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Lớp Năm là lớp Một ngày nay, rồi đến lớp Tư, lớp Ba, lớp Nhì, trên cùng là lớp Nhứt. Lớp Năm, tức là lớp thấp nhất, thường do các thầy cô giỏi nhất hoặc cao niên, dồi dào kinh nghiệm nhất phụ trách, sở dĩ như vậy là vì bậc học này được xem là vô cùng quan trọng, dạy học trò từ chỗ chưa biết gì đến chỗ biết đọc, biết viết, biết những kiến thức cơ bản đầu tiên, nghĩa là biến từ chỗ không có gì đến chỗ bắt đầu có. Cô giáo dạy tiếng ViệtHọc trò, không phân biệt giàu nghèo, khi đến lớp chỉ được dùng một thứ bút duy nhất, là bút ngòi lá tre. Gọi là lá tre bởi vì bút có cái ngòi có thể tháo rời ra được, giống hình lá tre nho nhỏ, khi viết thì chấm vào bình mực. Bình mực, thường là mực tím, có một cái khoen nơi nắp để móc vào ngón tay cho tiện. Thân bình bên trong gắn liền với một ống nhựa hình phểu dưới nhỏ trên to để mực khỏi sánh ra theo nhịp bước của học trò. Khi vào lớp thì học trò đặt bình mực vào một cái lổ tròn vừa vặn khoét sãn trên bàn học cho khỏi ngã đổ. Bút bi thời đó đã có, gọi là bút nguyên tử, là thứ đầy ma lực hấp dẩn đối với học trò ngày ấy, nhưng bị triệt để cấm dùng.

Các thầy cô quan niệm rằng rèn chữ là rèn người, nên nếu cho phép học trò lớp nhỏ sử dụng bút bi sớm, thì sợ khi lớn lên, chúng sẽ dễ sinh ra lười biếng và cẩu thả trong tính cách chăng. Mỗi lớp học chỉ có một thầy hoặc một cô duy nhất phụ trách tất cả các môn, thầy gọi trò bằng con, và trò cũng xưng con chứ không xưng em với thầy. Về việc dạy dỗ, không thầy nào dạy giống thầy nào, nhưng mục tiêu kiến thức sau khi học xong các cấp lớp phải bảo đảm như nhau. Thí dụ như học xong lớp Năm thì phải đọc thông viết thạo, nắm vững hai phép toán cộng, trừ, lớp Tư thì bắt đầu tập làm văn, thuộc bảng cửu chương để làm các bài toán nhân, chia… Sách giáo khoa cũng không nhất thiết phải thống nhất, nên không có lớp học giống lớp nào về nội dung cụ thể từng bài giảng, cứ mỗi năm lại có các ban tu thư, có thể là do tư nhân tổ chức, soạn ra những sách giáo khoa mới giấy trắng tinh, rồi đem phân phối khắp các nhà sách lớn nhỏ từ thành thị cho chí nông thôn. Các thầy cô được trọn quyền lựa chọn các sách giáo khoa ấy để làm tài liệu giảng dạy, miễn sao hợp với nội dung chung của Bộ Giáo dục là được, tuyệt nhiên không thấy có chuyện dạy thêm, học thêm ở bậc học này nên khi mùa hè đến, học trò cứ vui chơi thoải mái suốt cả mấy tháng dài. Các môn học ngày trước đại khái cũng giống như bây giờ, chỉ có các bài học thuộc lòng trong sách Việt Văn, theo tôi, là ấn tượng hơn nhiều.

Đó là những bài thơ, những bài văn vần dễ nhớ nhưng rất sâu sắc về tình cảm gia đình, tình yêu thương loài vật, tình cảm bạn bè, tình nhân loại, đặc biệt là lòng tự tôn dân tộc Việt, tôi còn nhớ rõ trong sách Tân Việt Văn lớp Năm có bài học thuộc lòng thật hay về bóng đá mà hồi đó gọi bằng một từ rất hoa mỹ, là túc cầu:

=======================
TRẬN CẦU QUỐC TẾ

Chiều chưa ngã, nắng còn gay gắt lắm

Hai đội cầu hăng hái tiến ra sân

Tiếng hoan hô thêm dũng mãnh bội phần

Để cổ võ cho trận cầu quốc tế.

Đoàn tuyển thủ nước nhà hơi nhỏ bé

Nếu so cùng cầu tướng ở phương xa

Còi xuất quân vừa lanh lảnh ban ra

Thì trận đấu đã vô cùng sôi nổi.

Tiền đạo ta như sóng cồn tiến tới

Khi tạt ngang, khi nhồi bóng, làm bàn

Khiến đối phương thành rối loạn, hoang mang

Hậu vệ yếu phải lui về thế thủ

Thiếu bình tỉnh, một vài người chơi dữ

Nên trọng tài cảnh cáo đuổi ra sân

Quả bóng da lăn lộn biết bao lần

Hết hai hiệp và…đội nhà đã thắng

Ta tuy bé nhưng đồng lòng cố gắng

Biết nêu cao gương đoàn kết đấu tranh

Khi giao banh, khi phá lưới, hãm thành

Nên đoạt giải dù địch to gấp bội…
=========================

Bài học thuộc lòng này, về sau tôi được biết, lấy cảm hứng từ chiếc cúp vô địch đầu tiên và duy nhất cho đến bây giờ của Việt Nam tại Đông Á Vận Hội trên sân Merdeka của Malaysia vào cuối thập niên 50, với những tên tuổi vang bóng một thời như Tam Lang, Ngôn, Cù Sinh, Vinh “đầu sói”, Cù Hè, Rạng “tay nhựa”… Tuy không biết chơi bóng đá, nhưng thằng bé là tôi lúc đó rất thích bài học thuộc lòng này nên tự nhiên…thuộc lòng luôn, càng đọc càng ngẫm nghĩ, đây đâu phải là bài thơ chỉ nói về bóng đá mà thôi. Nó là bài học đoàn kết của một dân tộc tuy nhỏ bé nhưng gan lỳ, bất khuất khiến cho cả thế giới phải ngước nhìn bằng đôi mắt khâm phục. Bạn thấy lạ lùng chưa, chỉ một bài thơ ngắn nói về một thứ trò chơi thôi, mà lại chứa đựng biết bao nhiêu điều vĩ đại mà những lời đao to búa lớn ồn ào chắc chi đã làm được.

Nói về môn Lịch sử, hồi đó gọi là Quốc sử, đã có sẵn một bài học thuộc lòng khác:

======================
GIỜ QUỐC SỬ

Những buổi sáng vừng hồng le lói chiếu

Trên non sông, làng mạc, ruộng đồng quê,

Chúng tôi ngồi yên lặng, lắng tai nghe

Tiếng thầy giảng khắp trong giờ Quốc sử.

Thầy tôi bảo:

“Các con nên nhớ rõ,

Nước chúng ta là một nước vinh quang.

Bao anh hùng thưở trước của giang san,

Đã đổ máu vì lợi quyền dân tộc.

Các con nên đêm ngày chăm chỉ học,

Để sau này mong nối chí tiền nhân.

Ta tin rằng, sau một cuộc xoay vần,

Dân tộc Việt vẫn là dân hùng liệt.

Ta tin tưởng không bao giờ tiêu diệt,

Giống anh hùng trên sông núi Việt Nam.

Bên những trang lịch sử bốn ngàn năm,

Đầy chiến thắng, vinh quang và hạnh phúc”
==========================

Hình ảnh ông thầy dạy Sử trong bài học thuộc lòng hiện lên, nghiêm nghị nhưng lại thân thương quá chừng, và bài Sử của thầy, tuy không nói về một trận đánh, một chiến công hay một sự kiện quá khứ hào hùng nào, nhưng lại có sức lay động mãnh liệt với đám học trò chúng tôi ngày ấy, đến nỗi mấy chục năm sau chúng tôi vẫn nhớ như in, lại có bài song thất lục bát về ông thầy dạy Địa lý, không nhớ tác giả là ai, nhưng chắc chắn tựa đề là “Tập vẽ bản đồ”, phía lề trái còn in cả hình vẽ minh họa của Quần đảo Trường Sa và Hoàng sa:

============================
Hôm qua tập vẽ bản đồ,

Thầy em lên bảng kẻ ô rõ ràng.

Ranh giới vẽ phấn vàng dễ kiếm,

Từ Nam Quan cho đến Cà Mau.

Từng nơi, thầy thuộc làu làu,

Đây sen Đồng Tháp,

đây cầu Hiền Lương. Biển Đông Hải,

trùng dương xanh thẳm,

Núi cheo leo thầy chấm màu nâu.

Tay đưa mềm mại đến đâu,

Sông xanh uốn khúc, rừng sâu chập chùng…

Rồi với giọng trầm hùng, thầy giảng:

“Giống Rồng Tiên chói rạng núi rừng,

Trải bao thăng giáng, phế hưng,

Đem giòng máu thắm, bón từng gốc cây.

Làn không khí giờ đây ta thở,

Đường ta đi, nhà ở nơi này,

Tổ tiên từng chịu đắng cay,

Mới lưu truyền lại đêm ngày cho ta.

Là con cháu muôn nhà gìn giữ,

Đùm bọc nhau, sinh tử cùng nhau.

Tóc thầy hai thứ từ lâu,

Mà tài chưa đủ làm giàu núi sông !

Nay chỉ biết ra công dạy dỗ,

Đàn trẻ thơ mong ở ngày mai.

Bao nhiêu hy vọng lâu dài,

Dồn vào tất cả trí tài các con …”
========================

..,giờ đây, mấy chục năm đã trôi qua, tóc trên đầu tôi cũng bắt đầu hai thứ như ông thầy già dạy Địa trong bài học thuộc lòng ngày ấy, nhưng có một điều mà tôi nghĩ mãi vẫn chưa ra. Ông thầy đang dạy Địa, hay ông thầy đang âm thầm truyền thụ lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc cho đàn trẻ thơ qua mấy nét vẽ bản đồ, lời của thầy thật là nhẹ nhàng, khiêm tốn nhưng cũng thật là tha thiết, chạm vào được chỗ thiêng liêng nhất trong tâm hồn những đứa trẻ ngây thơ vào những ngày đầu tiên cắp sách đến trường, nơi chúng được dạy rằng ngoài ngôi nhà nhỏ bé của mình với ông bà, cha mẹ, anh em ruột thịt, chúng còn có một ngôi nhà nữa, rộng lớn hơn nhiều, nguy nga tráng lệ, thiêng liêng vĩ đại hơn nhiều, một ngôi nhà mà chúng phải thương yêu và có bổn phận phải vun đắp: Tổ quốc Việt Nam.

Nguồn xem thêm : vuoncuadat.blogtiengviet

CAMPUCHIA BỎ THU PHÍ QUỐC LỘ CUỐI CÙNG

 CAMPUCHIA BỎ THU PHÍ QUỐC LỘ CUỐI CÙNG

Thủ tướng chính phủ Hoàng Gia Campuchia đã thông báo chính thức miễn thu phí tất cả phương tiện lưu thông trên quốc lộ 4 nối từ Phnom Penh đến thành phố biển Sihanouk Ville. Như vậy, tất cả đường xá tại Campuchia không còn chổ nào thu phí nữa.

Ngày 13/1/2016, Ông Lim Sopheaktra – Tổng giám đốc điều hành Neak Poan Campuchia báo thủ tướng chính phủ nước này đã thông báo chính thức miễn thu phí tất cả phương tiện lưu thông trên quốc lộ 4 nối từ Phnom Penh đến thành phố biển Shihanouk Ville. Đây là món quà rất lớn và ý nghĩa đối với người dân Campuchia.

Tại sao Nhật Bản trở thành cường quốc

Tại sao Nhật Bản trở thành cường quốc 

Nhật Bản là một đất nước luôn theo đuổi những điều tốt đẹp, điều hoàn mỹ ở mức độ cao nhất. Điều này thể hiện ở chất lượng sản phẩm, chất lượng cuộc sống, chất lượng không khí, điều kiện vệ sinh môi trường, và coi trọng thành tín hết mức .

Ngày Chủ nhật, nếu bạn đến công viên nước bình thường chơi thì vé vào cửa là 800 yên (khoảng 150.000vnđ). Trong công viên cũng có một số lối ra vào đặc biệt giành cho người tàn tật. Ở đó người ta chỉ chăng dây xích cao chưa đến đầu gối chân và nói rằng: “Lối giành cho người tàn tật, người bình thường không được vào”. Công viên cũng không cần phải cử người trông coi ở những lối này, mà người dân cũng không cho rằng mình có thể đi bằng lối này để giảm được tiền vé vào cổng!

Nhật Bản là quốc gia truy cầu sự hoàn mỹ cực điểm về “chất lượng sản phẩm”.

Người Nhật Bản tin rằng họ sẽ ăn  đồ ăn sạch sẽ tại các quán ăn nhà hàng. Trước đây có một nhà hàng thịt nướng ở thành phố Osaka đã khiến cho 4 khách hàng của họ bị tiêu chảy. Sau đó, nhà hàng này đã phải đóng cửa. Ông chủ của nhà hàng này đã bị cấm, cả đời không được phép kinh doanh đồ ăn uống.

Thậm chí, việc xử lý vấn đề hộ khẩu ở tòa thị chính của thành phố là một việc đơn giản đến khó tin. Khi bạn đến đó, nhân viên công tác sẽ xuất ra một bản đồ được phóng to rõ đến từng nhà, rồi yêu cầu bạn chỉ nơi mà mình đang ở và coi như việc xác nhận đã được hoàn tất. Trước đây đã từng có một người rất kinh ngạc và hỏi nhân viên công tác rằng: “Nếu như có người nói dối thì sao?” Nhân viên công tác đã dùng ánh mắt khó tin và nói với anh ta rằng: “Tại sao lại nói dối? Nếu mà nói dối thì khi chúng tôi gửi trả giấy chứng nhận bảo hiểm y tế và các tài liệu khác, chẳng phải họ sẽ không nhận được sao?”

Sự chung sống giữa người với người là đơn giản như vậy đấy! Cho nên người hải ngoại nếu sống lâu ở đây sẽ trở thành “ngốc nghếch”: Tuân thủ quy tắc xã hội, khi qua đường phải nhìn đèn tín hiệu, có xếp hàng thì cố gắng xếp hàng, khi ăn cơm đặt ví tiền trên bàn mà đi vệ sinh…

Bản chất người Nhật Bản là sự trung thực 

Vì sao người Nhật Bản lại không làm hàng giả? Để có sự trung thực như vậy, tất nhiên có tồn tại một loại hiện tượng. Chính là, một khi đã làm giả thì hậu quả nhận được sẽ vô cùng nghiêm trọng. Trong kinh doanh ở Nhật Bản cũng ngẫu nhiên có hiện tượng làm hàng giả. Ví dụ như đem sản phẩm của nước ngoài giả mạo là sản phẩm của Nhật Bản.

Năm trước có xuất hiện sự kiện, một ông chủ dùng lươn của Trung Quốc giả mạo là lươn của Nhật Bản. Kết quả là: Thứ nhất là ông chủ phải công khai xin lỗi mọi người, thứ hai là ngân hàng ngừng việc cho vay, thứ ba là các đối tác ngừng quan hệ, cuối cùng xí nghiệp đành phải đóng cửa. Đối với những ông chủ lớn tuổi thì sẽ không còn cơ hội để kinh doanh nữa và thậm chí phải tự sát.

Ở Nhật Bản có khế ước xã hội bất thành văn là người làm hàng giả không nên thực hiện bất kỳ lời bào chữa nào mà nên thành khẩn nhận lỗi. Sau khi nhận lỗi rồi người ta sẽ không đào sâu vào chi tiết nữa. Nhưng người làm hàng giả sau này cơ bản sẽ không còn có khả năng tham gia vào ngành sản xuất đó nữa. Cho nên, tại Nhật Bản, làm hàng giả là một việc còn nghiêm trọng hơn việc ngồi tù. Người làm hàng giả một khi bị phát hiện thì cũng đồng nghĩa là “ngừng phát triển của cá nhân ở đây”!

Thậm chí những người chủ xí nghiệp tự sát khi công ty bị phát hiện làm hàng giả còn không nhận được sự thông cảm của mọi người. Người ta chỉ cho rằng, dùng cách tự sát chỉ là để rửa sạch lỗi lầm của mình mà thôi. Trái lại, người chịu hình phạt ngồi tù xong lại là người bình thường, người khác không được kỳ thị. Tại Nhật Bản, hai chữ “thành tín” là vô cùng quan trọng.

Ở Nhật Bản có khế ước xã hội bất thành văn là người làm hàng giả không nên thực hiện bất kỳ lời bào chữa nào mà nên thành khẩn nhận lỗi.

Tại Nhật Bản, trong siêu thị hay máy bán hàng tự động đều chưa bao giờ trang bị máy soi tiền giả, bởi vì không có người sử dụng tiền giả.

Tố chất của người Nhật Bản có thể nói là đạt đến cực độ. Sự thành thật của một người Nhật Bản đạt đến mức nhiều người không thể tưởng tượng nổi. Ví dụ như, gần một bến xe nhỏ ở trong thôn gần thành phố Osaka, người ta có đặt từng túi từng túi một rau quả tươi, bên cạnh có đặt một tấm ván gỗ ghi rõ 100 yên/1 túi và không có ai trông coi. Vậy mà, tất cả những người mua hàng đều tự giác thả tiền vào trong chiếc hộp đựng tiền ở bên cạnh.

Ở Nhật Bản còn có rất nhiều trạm xăng tự phục vụ, khách hàng tự bơm xăng theo nhu cầu rồi tự trả tiền và chưa từng có ai không trả tiền.

Tại các siêu thị, cửa hàng, trung tâm thương mại hay ở các máy bán hàng tự động đều chưa bao giờ có trang bị máy phân biệt tiền giả tiền thật, bởi vì không có ai sử dụng tiền giả.

Ở Nhật Bản, nếu như bị thất lạc đồ vật gì cũng không cần phải lo lắng bởi vì người nhặt được đều sẽ mang đến giao lại cho phòng cảnh sát gần nhất. Ví dụ như, trước đây đã từng có một doanh nhân đến Nhật Bản công tác. Lúc đi tàu điện ngầm anh ta để quên chiếc áo khoác ở ghế. Anh nghĩ rằng đây là một phiền toái lớn, bởi vì bên trong túi áo có tiền và hộ chiếu. Đang lúc vô cùng lo lắng thì có người nói với anh ta: “Đồ vật thất lạc trên tàu điện ngầm thông thường sẽ có người giao cho nhà ga.” Anh liền đi đến nhà ga, vô cùng mừng rỡ và cảm động vì đã nhìn thấy chiếc áo khoác của mình. Không những thế mà còn được người ta là phẳng và gấp lại ngay ngắn và cho vào trong một túi nhựa.

Nhật Bản không chỉ là một quốc gia giàu mạnh, mà còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn con người!

Nhật Bản là một dân tộc vô cùng nghiêm khắc và cẩn thận. Có thể nói, Người Nhật Bản có một đức tính, một nét văn hóa trời sinh đó là “đã tốt lại muốn tốt hơn”. Đây được xem là nguyên nhân quan 

From : Do Tan Hưng & Nguyễn Kim Bằng gởi

Thoát chết sau 6 nhát dao oan-nghiệt của Bố ruột!

Thoát chết sau 6 nhát dao oan-nghiệt của Bố ruột! 

10 năm sau cậu bé nói một câu,    khiến ai cũng nghẹn-ngào!!!  

                     

   “Tôi hy-vọng mọi người sẽ nhìn vào câu chuyện cuộc-đời tôi và tìm thấy sự động-viên, giúp họ khám-phá được mục-đích sống của mình! Tôi mong mọi người có thể dung-cảm tháo bỏ những gánh nặng và xiềng-xích đang khiến đời mình chùng xuống, nhìn vào tương-lai với hy-vọng và niềm tin mạnh-mẽ…”, Anthony chia-sẻ!

   Một ngày mùa thu năm 2004 tại thành-phố cảng Tacoma thuộc tiểu-bang Washington, tổng-đài 911 nhận được một cuộc điện-thoại khan-cấp lúc 4 giờ sáng. Giọng nói yếu-ớt của một cậu bé van-nài cầu-cứu cảnh-sát…

   Khi cảnh sát đến nơi, cậu bé tên Anthony Sukto, khi đó chỉ mới 8 tuổi, đang nằm thoi thóp trên một vũng máu. Đáng sợ hơn, cảnh sát phát hiện ra thi thể của Mẹ cậu bé nằm gục ở gần đó, toàn thân nhuốm đầy máu!!!

   Anthony kể lại: “Con đang ngủ thì đột nhiên tỉnh giấc vì tiếng động! Con thấy Bố đang giết Mẹ. Bố bảo con leo lên giường ngủ đi! Sau đó Bố nhào sang con nói ‘Tới lượt mày!’, và Bố đâm vào người con…”

   Bố Anthony tên là Tony Sukto, 36 tuổi, là một người Mỹ gốc Thái. Ông ta đã dùng dao đâm nhiều nhát vào vợ mình là bà Pranee, 39 tuổi, sau đó lại tiếp tục hành hung Anthony! Người Bố điên loạn rời khỏi nhà với ý nghĩ rằng cả vợ và con đều đã chết!!!

   Tuy nhiên Anthony lại sống sót một cách kỳ diệu, và với những sức lực cuối cùng, cậu bé liền gọi điện thoại tới số khẩn cấp 911 xin được trợ giúp!

 

 

 

 

 

 

 

     Cuộc gọi của Anthony được cảnh-sát ghi lại (Ảnh: Internet)

   Cuộc gọi bị gián đoạn khi Bố của Anthony đột nhiên quay trở về nhà! Nhưng may mắn làm sao, cảnh sát đã có mặt tại hiện trường và kịp thời đưa Anthony đi cấp cứu và tóm gọn người Bố vô lương tâm!!!

Anthony đã bị Bố ruột của mình đâm tổng cộng 6 nhát trên khắp cơ thể, nặng nhất là ở bụng! Trung úy Mark Eakes là một trong những người đầu tiên đến hiện trường kể lại: “Cậu bé nằm trong một vũng máu. Mặt, cổ, ngực, và lưng cậu bé, tất cả đều bao-phủ toàn là máu…”

   Bố của Anthony sau khi bị bắt đã nói với cảnh sát rằng ông bị những linh hồn sai khiến! Được biết người Bố này có tiền sử nghiện ngập và dường như đã bị loạn trí vì ma túy khi thực hiện tội ác tày trời kia!!!

   Tony Sukto bị kết án giết người 27 năm tù. Anthony sau đó được người dì của mình nhận nuôi dưỡng cho đến lớn.

   Trong một chương trình talkshow của Oprah, Anthony đã nói với mọi người: “Một thiên-thần đã bảo con hãy giả vờ chết, sau đó thiên-thần mang con đến bên cạnh chiếc điện-thoại!”. Thật sự, chỉ có phép màu mới có thể giúp Anthony vượt qua cái chết một cách kỳ diệu như thế!

   10 năm trôi qua kể từ ngày thảm kịch đó, Anthony nay đã 18 tuổi trở thành một chàng trai năng động và thông minh. Cậu hiện đang học trung học ở bang Texas!

   Vết thương đã lành lại, vết sẹo vẫn còn đó trên cơ thể mãi mãi, nhưng Anthony chọn cách quên đi mọi chuyện cũ, cố gắng sống tốt, sống vui vẻ và tận hưởng cuộc sống của mình! Dù chưa gặp lại Bố trong suốt những năm qua, nhưng Anthony vẫn hy vọng sẽ được gặp lại ông một ngày nào đó!!!

   “Khi nào Bố mãn hạn tù, con thật sự vui mừng nếu có dịp được nói chuyện với Bố! Con muốn Bố biết là con vẫn yêu Bố lắm và con tha-thứ cho Bố!”

   Câu nói của Anthony khiến cho nhiều người xúc động không cầm được nước mắt! Dù mang vết sẹo vô cùng khủng khiếp, cậu bé Anthony với trái tim nhân hậu ấm áp vẫn chọn cách bao dung, sống lương thiện và vui vẻ! Anthony thật sự là một tấm gương đáng ngưỡng mộ, là một sự khích lệ tinh thần cho những người khi gặp khó khăn, bi kịch trong cuộc sống!!!

   “Tôi hy vọng mọi người sẽ nhìn vào câu chuyện cuộc đời tôi và tìm thấy sự động viên, giúp họ khám phá được mục đích sống của mình! Tôi mong mọi người có thể dũng cảm tháo bỏ những gánh nặng và xiềng xích đang khiến cuộc đời mình chùng xuống, nhìn vào tương lai với hy vọng và niềm tin mạnh mẽ…”, Anthony chia sẻ!

 Theo Thời-Đại

Đỗ Tân Hưng và Nguyễn Kim Bằng gởi

MANG CÔNG AN RA “DỌA” DÂN LÀ HÀNH VI CÔN ĐỒ…!

From facebook:  Hoa Kim Ngo shared Chí Thảo‘s post.
NB Chí Thảo : 

MANG CÔNG AN RA “DỌA” DÂN LÀ HÀNH VI CÔN ĐỒ…!

Hôm qua, trong buổi làm việc với Chính quyền Tiền Giang, ông Nhật – Thứ trưởng Bộ GT-VT đề nghị C.A vào cuộc xử lý việc tài xế đưa TIỀN LẺ khi qua trạm thu phí BOT Cai Lậy TG…!!!

Tôi nói : Chỉ có thể chế lưu manh; chỉ có những cán bộ côn đồ mới đưa Công An ra “dọa” dân như thế.

 
Image may contain: outdoor
Image may contain: outdoor
Image may contain: 1 person, text
Image may contain: 1 person, text
Chí Thảo added 4 new photos.

 

MANG CÔNG AN RA “DỌA” DÂN LÀ HÀNH VI CÔN ĐỒ…!

Hôm qua, trong buổi làm việc với Chính quyền Tiền Giang, ông Nhật – Thứ trưởng Bộ GT-VT đề nghị C.A vào cuộc xử lý việc tài xế đưa TIỀN LẺ khi qua trạm thu phí BOT Cai Lậy TG…!!!

Tôi nói : Chỉ có thể chế lưu manh; chỉ có những cán bộ côn đồ mới đưa Công An ra “dọa” dân như thế. 

Tại sao Trạm thu phí không đặt trong đường tránh thuộc phạm vi của dự án BOT, mà đặt ngoài Quốc lộ? Cái sai trong việc đặt trạm thu phí đã rành rành. Không nghi ngờ gì nữa, chủ đầu tư dự án này (nghe đâu là con một quan chức to, nguyên UV.BCT) quyết “móc túi” dân bằng mọi cách, bất chấp lẽ phải, đạo lý.

Và tôi nói: Các bác tài, các chủ xe không việc gì phải sợ. 

Giao dịch bằng TIỀN LẺ hay bất kỳ loại tiền gì của VN do NHNN phát hành, còn giá trị lưu hành… là giao dịch hợp pháp. Từ chối sử dụng tiền lẻ mới là có tội. 
Tất cả công dân VN nói chung, các tài xế nói riêng được quyền làm bất cứ thứ gì mà luật pháp không cấm. Nên nhớ, chưa có văn bản pháp quy nào cấm người dân giao dịch bằng TIỀN LẺ cả !

Cần phải đấu tranh, thậm chí đấu tranh quyết liệt hơn nữa để làm thay đổi một nhận thức phi lý vốn đang tồn tại trong xã hội đầy mưu ma chước quỷ này: Người ngay sợ kẻ gian; người tốt sợ kẻ xấu xa.

Các Bác tài là những người lao động chân chính, lương thiện. Các anh kiếm sống bằng chính mồ hôi, công sức của mình.

Chỉ có những kẻ bất tài, dối trá, dốt nát, ăn cắp của công; những cán bộ đv tham ô tham nhũng đục khoét công quỹ… mới cần phải mang Công An ra điều tra, khởi tố và trừng trị.

Tôi ủng hộ các bác tài trong cuộc đấu tranh chính nghĩa này.

Bộ trưởng Đài Loan từ chức sau sự cố mất điện

From facebook:   Trần Bang‘s post.
 
Image may contain: 1 person
Trần Bang

 

CHXHCN VN có xả lũ thủy điện chết người, dù làm thất thoát ngân sách trăm ngàn tỷ, dù có giao cả rừng, cả biển, cả cao điểm vào tay kẻ thù nham hiểm phương Bắc, có hủy hoại môi trường cả một miền …

thì quan vẫn tại vị “vì đảng còn giao nhiệm vụ, thì chưa về làm người tử tế “….
kiên quyết không ai nhận lỗi, không sám hối, không từ chức!

Đài Loan chỉ mất điện có mấy tiếng (4h 50′) ở Một thành phố mà Bộ trưởng kinh tế đã từ chức!

Phẩm giá ( trong đó có lòng tự trọng ) của quan chức chính trị đảng cầm quyền tỷ lệ thuận ( giai thừa) với số đảng chính trị của đất nước !

http://m.baomoi.com/bo-truong-dai-loan-tu-ch…/c/23027023.epi

Việt Nam phản đối phúc trình tôn giáo của Hoa Kỳ

Việt Nam phản đối phúc trình tôn giáo của Hoa Kỳ

2017-08-16
 

Ngoại trưởng Rex Tillerson của Mỹ vào ngày 15 tháng 8 công bố phúc trình thường niên về tự do tôn giáo quốc tế năm 2016.

Ngoại trưởng Rex Tillerson của Mỹ vào ngày 15 tháng 8 công bố phúc trình thường niên về tự do tôn giáo quốc tế năm 2016.

 Courtesy STATE DEPARTMENT
 
 Việt Nam cho rằng Hoa Kỳ cần tôn trọng sự thật về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam sau khi ngoại trưởng Rex Tillerson của Mỹ vào ngày 15 tháng 8 công bố phúc trình thường niên về tự do tôn giáo quốc tế năm 2016, trong đó có phần về Việt Nam.

 

Thông tấn xã Việt Nam loan tin cho rằng bản phúc trình của Hoa Kỳ co ghi nhận một số tiến bộ của Việt Nam nhưng vẫn giữ những luận điểm bị cho là ‘cũ, lối mòn cùng những đánh giá không dựa trên thực tế.

Cách xử thế khôn ngoan để luôn có quý nhân trong đời?

Lời CHÚA

Châm Ngôn – Chương 9 8Đừng khiển trách đứa ngoan cố kẻo nó thù ghét con.
Hãy khiển trách người khôn ngoan, con sẽ được họ thương mến.

Châm Ngôn – Chương 29 11Kẻ ngu để cơn giận tự do bộc phát,còn người khôn biết dằn xuống cho êm.

Giảng Viên – Chương 7 5Nghe người khôn trách móc thì tốt hơn nghe kẻ dại ca khen ;

Giảng Viên – Chương 9 1Thật vậy, tất cả những điều ấy, tôi đã để ý lưu tâm, và nghiệm thấy rằng người công chính, người khôn ngoan cùng với những công việc họ làm đều ở trong tay Thiên Chúa. Được yêu thương hay bị ghét bỏ, con người đâu có biết ! Mọi sự đều có thể xảy ra

Khôn Ngoan – Chương 6 24Có nhiều người khôn ngoan, thế giới được cứu thoát ;
nhờ một vị minh quân, cả thần dân được an cư lạc nghiệp.
Huấn Ca – Chương 21 25Đứa bẻm mép nói năng bừa bãi,còn người khôn ăn nói chừng mực.

Thư Timôthê 2 – Chương 3 15Và từ thời thơ ấu, anh đã biết Sách Thánh, sách có thể dạy anh nên người khôn ngoan để được ơn cứu độ, nhờ lòng tin vào Đức Ki-tô Giêu.

Thư Giacôbê – Chương 3 
13Trong anh em, ai là người khôn ngoan hiểu biết? Người ấy hãy dùng lối sống tốt đẹp mà chứng tỏ rằng: những hành động của họ phát xuất từ lòng hiền hậu và đức khôn ngoan.

Người xưa làm thế nào để luôn có quý nhân trong đời?

Những bậc vĩ nhân thời xưa, những người có thể hô phong hoán vũ, họ thường có những tư chất khiến mọi người xung quanh tình nguyện hy sinh tài lực, nhân lực, thậm chí là tính mạng cho họ. Vì sao quanh những người ấy lại có nhiều quý nhân như vậy?

Đương nhiên họ tuyệt đối không phải là những người tự tư tự lợi, không thèm bận tâm tới người khác. Vì vậy, muốn có quý nhân xuất hiện thì bạn cần phải hiểu “cách làm người”. Dưới đây là ba câu chuyện, là những tấm gương trong lịch sử, có những điều rất đáng để chúng ta học hỏi. 

  1. Tần Mục Công mất ngựa quý

Tần Mục Công rất thích ngựa. Ông không tiếc chi ra vàng bạc nặng tay để tìm mua vài chú ngựa nuôi trong cung. Một hôm, người tùy tùng phụ trách nuôi ngựa thần sắc hoảng hốt chạy tới bẩm báo nói rằng một con tuấn mã màu trắng đã biến mất.

Tần Mục Công nghe xong lập tức chạy tới chuồng ngựa kiểm tra, chỉ thấy nửa sợi dây thừng vẫn còn cột trên máng, nhất định là con ngựa quật cường này đã lồng khỏi dây cương chạy mất. Tần Mục Công sốt sắng đứng ngồi không yên, đích thân dẫn người đi tìm. Họ men theo dấu chân ngựa lúc ẩn, lúc hiện trên đường, đi mãi tới một sơn cốc, núi Kỳ Sơn. 

Không bao lâu, họ nghe thấy tiếng người náo nhiệt, hóa ra là nhóm người vùng sơn cốc đang vây quanh một đống lửa, nướng thịt ngựa, quây quần thưởng thức ngon lành. Tần Mục Công đưa mắt nhìn thì thấy tấm da ngựa màu trắng trong đám cỏ. Đó chính là con tuấn mã mà ông bị mất.

Đây là ngựa của ta mà!”, ông kinh ngạc thốt lên. Những người dân miền sơn cước đang ăn thịt ngựa đứng phắt dậy, kinh sợ nhìn Tần Mục Công và binh lính đứng đằng sau. Những đôi mắt lo sợ nhìn nhau, nín thở. Họ đang chờ đợi sự trừng phạt từ đức vua. 

Nhưng trong khoảnh khắc ấy, khuôn mặt của Tần Mục Công đã trở lại điềm nhiên như thường. Ông cười nói: “Ăn thịt tuấn mã mà không uống rượu liền, sẽ bị đau bụng, tổn hại tới sức khỏe”. 

Thế là ông dặn dò tùy tùng quay về hoàng cung mang vài hũ rượu ngon tới để người dân sơn cước nhắm cùng thịt ngựa, rồi mới quay người bỏ đi. Phía sau bóng dáng của Tần Mục Công và binh lính là những ánh mắt đầy hoài nghi.

Một năm sau, Tần và Tấn đánh nhau to tại Hàn Nguyên. Trận chiến diễn ra vô cùng khốc liệt. Quân Tần rơi vào vòng vây của quân Tấn. Cỗ xe chiến mã của Tần Mục Công cũng sa lầy sâu trong trận địa, mũi giáo lớn của quân địch chĩa thẳng vào áo giáp của ông. 

Trong thời khắc tính mạng như ngọn đèn trước gió đó, đột nhiên một đội quân gồm mấy trăm tráng sĩ thét lớn, lao vào đột phá vòng vây. Họ quyết một phen sống mái, liều chết xông pha, khiến quân Tấn mặt mày choáng váng, lúng túng, hoang mang, nhất thời không biết phải làm thế nào. Quân Tần thừa cơ phản công, chỉ một trận đã đánh bại quân Tấn, đồng thời bắt sống Tấn Huệ Công. 

Sau chuyện đó, Tần Mục Công triệu kiến đội quân kỳ lạ đã kịp thời tới cứu viện. Ông bèn hỏi họ: “Trẫm không nhớ rằng mình đã gia ân gì cho các vị. Vì sao các vị lại sẵn sàng xả thân cứu trẫm?”. Những người đó cười mà đáp lại rằng: “Chúng thần chính là những người đã giết con tuấn mã của ngài năm xưa nhưng lại được ngài ban cho rượu ngon vậy!”. 

Nhờ khi xưa không coi trọng lợi ích bản thân, có thể thấu hiểu và khoan dung cho lỗi lầm của người khác, đã khiến Tần Mục Công có được niềm vui bất ngờ.

Những bậc tài trí mưu lược kiệt xuất trong lịch sử xưa nay không phải vì họ có thần lực bách chiến bách thắng mà là vì họ có trái tim có thể gói trọn cả thiên hạ. Tần Mục Công nhờ vậy mới có thể xưng bá thời Xuân Thu. Câu chuyện này cũng đã minh chứng cho câu nói: Tấm lòng rộng rãi bao nhiêu thì vũ đài cũng lớn bấy nhiêu”.

  1. “Bức tường nhìn trộm” của Tôn Quyền

Vào thời Tam Quốc, Lã Mông là tướng lĩnh do một tay Tôn Quyền bồi dưỡng mà thành, hai người thường xưng hô huynh đệ với nhau. Khi Quan Vũ mải đánh Phàn Thành của nước Nguỵ, một tay Lã Mông đạo diễn kế hoạch đánh úp Kinh Châu với chiến thuật “Bạch y độ giang” (áo trắng qua sông) nổi tiếng lịch sử.

Chỉ một trận ấy, Lã Mông đã giúp Tôn Quyền đoạt lại Kinh Châu, xoay chuyển thế cục của 3 nước: Nguỵ, Thục, Ngô. Đông Ngô từ yếu thế đã xoay chuyển cục diện, chiếm giữ được vùng đất chiến lược Kinh Châu, cân bằng thế chân vạc Tam Quốc. 

Mặc dù Lã Mông tham chiến rất dũng mãnh nhưng cũng thường mắc bệnh. Cuộc chiến Kinh Châu vừa kết thúc thì Lã Mông ngã bệnh, không ra được khỏi giường. 

Để chữa chạy, Tôn Quyền đích thân đón Lã Mông về cung, tìm danh y cả nước về bắt bệnh. Lúc này bệnh tình của Lã Mông đã vô cùng nghiêm trọng, ngoài dùng thuốc hàng ngày còn phải châm cứu. Lã Mông gầy chỉ còn da bọc xương nên châm cứu khiến ông vô cùng đau đớn. Tôn Quyền lo lắng cho Lã Mông, hàng ngày đều đích thân tới thăm ông vài lần. 

Lần nào Lã Mông cũng đều kiên quyết ngồi dậy để hành lễ quân thần. Điều này lại ảnh hưởng tới việc Lã Mông nghỉ ngơi, do vậy sức khỏe của ông càng khó hồi phục hơn. Không tới thăm Lã Mông thì Tôn Quyền lại không yên lòng, tới thăm lại trở thành gánh nặng cho người bệnh. Điều này khiến Tôn Quyền rất khó xử. 

Sau này Tôn Quyền nhân lúc Lã Mông ngủ say, bèn tìm người lặng lẽ khoét một lỗ nhỏ trên tường trong phòng của Lã Mông. Hàng ngày, Tôn Quyền không đích thân tới thăm Lã Mông nữa, mà nhìn trộm qua lỗ nhỏ này. Nếu vẻ mặt Lã Mông thư thái, có thể ăn uống được thì Tôn Quyền cũng vui vẻ ra mặt. Nếu Lã Mông có vẻ đau đớn hay không nuốt nổi cơm thì Tôn Quyền cũng trằn trọc cả đêm không yên giấc. 

Từ ngày khoét một lỗ nhỏ trên tường tới ngày Lã Mông khỏi bệnh là hơn 3 tháng. Tôn Quyền cũng “nhìn trộm” qua cái lỗ nhỏ này trong hơn 3 tháng. Sau khi Lã Mông khỏi bệnh, mỗi lần đại tướng quân của Đông Ngô sinh bệnh hoặc bị thương như Lục Tốn, Chu Thái, Đinh Phụng, Tôn Quyền cũng đều đón họ tới đây dưỡng bệnh. 

Các thủ hạ nhìn thấy cái lỗ này, không biết duyên cớ vì sao, bèn hỏi Tôn Quyền: “Chủ công quan tâm tới họ như vậy vì sao không tự mình tới thăm? Chí ít thì cũng khiến họ biết được rằng chủ công luôn canh cánh nhớ tới họ, như vậy chẳng phải họ lại càng bán mạng vì chủ công hay sao?”.

Tôn Quyền trả lời rằng: “Trẫm quan tâm tới họ hoàn toàn không phải là vì muốn họ biết điều đó. Nếu sự quan tâm mà tăng thêm gánh nặng cho người khác thì ngược lại lại là điều không tốt“. 

Tôn Quyền đối đãi với người khác như với chính bản thân mình. Cũng chính vì sự quan tâm của Tôn Quyền mà quan viên văn võ của Đông Ngô đều đoàn kết một lòng, dựng nên nghiệp đế vương tại vùng hẻo lánh Giang Đông này.

  1. Đường Thái Tông và viên quan thiếu khanh tại Đại Lý Tự 

Vào giữa những năm Trinh Quán, Đường Thái Tông Lý Thế Dân đã tổ chức một cuộc tuyển chọn nhân tài quy mô lớn. Do tiếng tăm của hoạt động này quá lớn, liền có người muốn đục nước béo cò. Thái Tông nghe nói có người làm giả chức vị quan và lý lịch cá nhân, bèn lệnh cho họ phải tự thú. Ông còn cảnh cáo rằng, nếu không tự thú thì một khi điều tra ra sẽ bị xử tử hình.

Đường Thái Tông và thiếu khanh Đại Lý Tự (một cơ quan chuyên thẩm tra các vụ án) phải điều tra rất lâu mới bắt được một người làm giả lý lịch nhưng không tự thú. Đường Thái Tông giao lại cho Đại Lý Tự xử lý. Đại Lý Tự chiểu theo hình luật và xử người này phải chịu tội lưu đày.

Thái Tông nghe xong chuyện này vô cùng tức giận, cho rằng phán quyết của Đại Lý Tự đã khiến mình thất tín với thiên hạ. Hoàng đế đã triệu quan thiếu khanh của Đại Lý Tự là Đái Trụ tới chất vấn: “Khanh lẽ ra nên biết rằng trong chiếu thư ban đầu mà trẫm ban ra, có nói rằng những người không tự thú sẽ bị xử tử. Bây giờ khanh lại xử y đi lưu đày, điều này chẳng phải thể hiện rằng ta nói lời mà không giữ lời hay sao?

Đái Trụ nghiêng mình kính cẩn thưa: “Nếu lúc đó bệ hạ giết y thì là chuyện của bệ hạ. Nhưng bây giờ ngài đã giao cho Đại Lý Tự xử lý rồi, thì thần không thể vi phạm pháp luật“. Thái Tông nói: “Vậy khanh tự mình tuân thủ pháp luật quốc gia để mặc ta thất tín với người trong thiên hạ sao?”. 

Đái Trụ thưa: “Pháp luật là sự đảm bảo cho quốc gia, là lấy uy tín với thiên hạ, nên uy tín của thiên hạ mới là uy tín lớn nhất. Lời của ngài chỉ là lời nói ra dựa vào cảm xúc hỷ nộ nhất thời. Bệ hạ nhất thời tức giận muốn giết y. Nhưng sau này biết rằng không thể làm vậy, mới đưa y cho Đại Lý Tự xét xử theo luật. Đây chính là bệ hạ đã nhẫn được cái phẫn nộ nhỏ mà giữ gìn được uy tín lớn. Thần nghĩ rằng cách làm của bệ hạ vô cùng đáng quý, do đó rất đáng trân trọng“. 

Thái Tông sực tỉnh, nói: “Khanh đã có thể không ngại mất lòng trẫm mà chỉ ra chỗ sai, sửa lại cho trẫm, trẫm thực vô cùng cảm kích”. Thế là hoàng đế đã thay đổi chủ ý ban đầu, đồng ý với phán quyết của Đại Lý Tự.

Đường Thái Tông có thể thẳng thắn nhận sai trước mặt quần thần, tu sửa điều không đúng, giữ nghiêm pháp luật, làm gương cho quần thần, thực đáng ngưỡng mộ. Bởi vậy, ông mới trở thành hoàng đế tài ba, thiết lập sự cường thịnh của Đại Đường, để lại tiếng thơm muôn đời.

***

Từ những câu chuyện của Tần Mục Công, Tôn Quyền và Đường Thái Tông ở trên, có lẽ bạn đã trả lời được phần nào thắc mắc “Làm sao để có được quý nhân?” rồi.

Nhân tài dễ tìm nhưng quý nhân thì khó kiếm. Nhân tài có thể tìm đến khi ta đầy đủ, sung túc, hùng mạnh. Nhưng quý nhân có khi chỉ xuất hiện vào lúc ta gặp vận bĩ cực, phút nguy nan.

Muốn trở thành một vĩ nhân, một người thành công, quy tụ được những quý nhân bên cạnh mình thì điều cốt yếu chính là gìn giữ tâm thiện, khí độ bao dung, tấm lòng rộng mở, bao trùm thiên hạ.

Một người tự tư tự lợi tuyệt đối không thể có được sự ủng hộ và giúp đỡ của người khác. Người biết hy sinh, quan tâm tới người khác thì “quý nhân” tự sẽ tới vây quanh họ.

S.T.