RSF kêu gọi trả tự do cho tù nhân Nguyễn Văn Oai

RSF kêu gọi trả tự do cho tù nhân Nguyễn Văn Oai

RFA
2017-08-18
 

Cựu tù chính trị Nguyễn Văn Oai.

Cựu tù chính trị Nguyễn Văn Oai.

Courtesy photo
 
 

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới – RSF vào ngày 18 tháng 8 lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho cựu tù chính trị Nguyễn Văn Oai.

Theo RSF thì ông Nguyễn Văn Oai là một blogger bất đồng chính kiến sắp bị cơ quan chức năng Việt Nam đưa ra xét xử vào ngày 21 tháng 8 sắp tới tại Nghệ An.

Đây là lần thứ hai ông Nguyễn Văn Oai bị đưa ra tòa. Lần thứ nhất ông bị bắt vào năm 2011. Phiên tòa vào năm 2013 tuyên án ông 4 năm tù giam và 3 năm quản chế với cáo buộc ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Ngoài ra ông còn bị cáo buộc là có mối quan hệ với Đảng Việt Tân, trụ sở tại Hoa Kỳ. Đây là tổ chức ủng hộ dân chủ nhưng bị chính quyền Việt Nam cho là tổ chức khủng bố. Ông mãn án đó vào năm 2015.

Ông Nguyễn Văn Oai bị bắt lại vào ngày 19 tháng giêng năm 2017 với cáo buộc chống người thi hành công vụ và không chấp hành lệnh cưỡng chế.

RSF nhận định ông Nguyễn Văn Oai là một blogger tích cực trên mạng xã hội. Ông có những bài viết trên tài khoản Facebook của bản thân nói về các vấn đề bị cho là nhạy cảm tại Việt Nam như chuyện tù chính trị, bất công xã hội.

Theo nguyên văn trong thông cáo kêu gọi trả tự do cho ông Nguyễn Văn Oai, RSF, nêu rõ ‘Ông Nguyễn Văn Oai là một trong những công dân công khai lên tiếng; ông sử dụng công nghệ mới để bày tỏ phản đối lại đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền và các chính sách của họ. Những cáo buộc đối với ông này chỉ là một cớ nhằm dập tắt những đăng tải trên mạng khiến chế độ khó chịu.’

Nhóm Làm việc Liên Hiệp Quốc về bắt giữ tùy tiện vào năm 2013 có kết luận việc bắt giữ ông Nguyễn Văn Oai là tùy tiện, vi phạm những chuẩn mực quốc tế.

Cho đến lúc này cơ quan chức năng Việt Nam chưa đưa ra thông tin gì về phiên xử vào ngày 21 tháng 8; tuy nhiên theo nhận định thì động thái đó cũng sẽ là một hình thức tương tự được áp dụng cho blogger Trần Thị Nga, với bản án 9 năm tù hồi tháng 7, và blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với bản án 10 năm tù hồi tháng 6.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới cho rằng sự nhạo báng công lý đó là một phần trong chiến dịch phản công toàn diện mà nhà nước độc đảng Việt Nam tiến hành đối với các nhà bất đồng chính kiến.

Một nạn nhân của chiến dịch này là ông Phạm Minh Hoàng, người bị Hà Nội trục xuất hồi tháng 6 vừa qua sau khi tước quốc tịch của ông. Bên cạnh đó còn có tổng cộng ít nhất 20 nhà hoạt động bị bắt giữ hoặc bị sách nhiễu bằng cách này hay cách khác kể từ đầu năm 2017 cho đến nay.

Hiện đang có phong trào sử dụng hình thức ‘hashtag #FreeNguyenVanOai’ trên các mạng xã hội để cùng kêu gọi tự do cho ông Nguyễn Văn Oai.

RSF xếp Việt Nam ở hạng 175 trên 180 quốc gia về chỉ số Tự Do Báo chí năm 2017.

CHUYẾN ĐI CUỐI CÙNG CỦA NGƯỜI TÀI XẾ TAXI…

CHUYẾN ĐI CUỐI CÙNG CỦA NGƯỜI TÀI XẾ TAXI…

 

Lái xe taxi ở một thành phố lớn như New York, chắc chắn sẽ có rất nhiều những trải nghiệm thú vị và ngoài dự tính. Tài xế đưa khách từ chỗ này đến chỗ khác, phải đối diện với nhiều loại người và những yêu cầu đa dạng khác nhau.

Một ngày nọ, một tài xế taxi ở New York nhận được cuộc gọi xe từ một vị khách kỳ lạ, trải nghiệm lần này gây ấn tượng sâu sắc với anh, khiến anh xúc động rất lâu và anh đã chia sẻ trải nghiệm này trên mạng.
Tôi nhận được cuộc gọi đến một địa chỉ nọ để đón khách. Sau khi đến nơi, tôi bấm còi, nhưng không có ai ra. Tôi gọi điện thoại, nhưng cũng không gọi được, tôi bắt đầu hơi mất kiên nhẫn.
Đây là chuyến cuối cùng mà tôi phải đón vào buổi trưa, sắp đến giờ nghỉ rồi. Tôi gần như đã từ bỏ, chuẩn bị lái xe rời đi. Nhưng sau cùng tôi lại nghĩ, hay là ở lại một chút.

Tôi đợi một lúc thì xuống xe bấm chuông cửa. Không lâu sau, tôi nghe thấy có tiếng nói yếu ớt của một người già vang lên: “Xin đợi một chút!”
Tôi đợi ở ngoài một lúc thì cửa mới từ từ mở ra. Tôi nhìn thấy một bà cụ với dáng người nhỏ bé đứng sau cánh cửa, tôi đoán ít nhất cụ đã 90 tuổi rồi. Trên tay cụ kéo theo một cái vali nhỏ.
Tôi liếc mắt nhìn vào nhà và kinh ngạc phát hiện ra cảnh tượng bên trong. Ở đây dường như không có ai sống cả, đồ nội thất đều được phủ vải, bốn bức tường trống trơn, không có đồng hồ, đồ trang trí, hình ảnh hoặc tranh, không có gì cả.

Tôi chỉ nhìn thấy một cái thùng ở góc nhà, bên trong đều là hình ảnh và đồ lưu niệm cũ.
Bà cụ nói: “Cậu trai trẻ, có thể phiền cậu giúp tôi mang vali lên xe không?”
Tôi để vali vào trong cốp xe, sau đó quay lại đỡ cánh tay của bà cụ, đưa bà bước chầm chậm xuống lầu rồi lên xe. Bà cụ cảm ơn tôi.
Tôi nói: “Là việc cháu nên làm mà…”
Bà cụ cười nói: “Ồ, cậu thật sự rất tốt.”
Bà ngồi vào xe rồi đưa cho tôi một tờ giấy có ghi địa chỉ và yêu cầu tôi đừng đi đường trong trung tâm thành phố.
Tôi nói với bà: “Nhưng như vậy thì chúng ta sẽ phải đi đường vòng ạ”.
Bà trả lời tôi: “Không sao cả, bà cũng không vội. Nơi bà cần đến là viện dưỡng lão.”
Lời bà nói khiến tôi hơi bất ngờ.
Tôi nghĩ thầm: “Viện dưỡng lão chẳng phải là nơi người già chờ đến ngày ra đi hay sao?”
Bà cụ nói tiếp: “Bà không có người thân. Bác sĩ nói bà không còn nhiều thời gian nữa rồi.”
Khoảnh khắc đó, tôi quyết định tắt đồng hồ đếm hành trình. Tôi hỏi bà: “Vậy cháu nên đi thế nào ạ?”
Kết quả là suốt hai tiếng sau đó, chúng tôi đi rất nhiều vòng ở vùng ngoại ô thành phố.

Trên xe, bà cụ chỉ cho tôi thấy tiệm ăn mà bà từng làm việc. Chúng tôi đi qua rất nhiều nơi khác nhau, căn nhà mà bà sống cùng chồng lúc còn trẻ và cả phòng khiêu vũ mà bà từng đến. Khi đi ngang qua những con đường nào đó, bà cũng sẽ nhờ tôi lái chậm lại, bà hiếu kỳ nhìn ra ngoài qua cửa sổ và yên lặng không nói gì cả.
Chúng tôi gần như đi lòng vòng suốt cả buổi chiều đến chập tối, cho đến khi bà cụ nói: “Bà mệt rồi, chúng ta đến nơi cần đến đi”.Trên đường đến viện dưỡng lão, chúng tôi đều không nói câu gì.
Viện dưỡng lão nhỏ hơn tôi tưởng tượng. Sau khi đến nơi, có hai y tá bước ra đón chúng tôi. Họ đẩy một cái xe lăn, tôi thì chuyển hành lý của bà cụ. “Tổng cộng bao nhiêu tiền vậy cháu?”, bà cụ vừa hỏi vừa mở ví tiền.
Tôi trả lời: “Miễn phí ạ”. Bà cụ lại nói: “Nhưng cháu cũng phải nuôi gia đình mà”. Rồi tôi cười nói: “Sẽ còn những hành khách khác nữa mà bà”.

Tôi gần như không kịp suy nghĩ, cứ thế ôm lấy bà cụ. Bà cũng ôm chặt lấy tôi: “Cháu đã khiến một người gần như sắp bước đến cuối đời cảm thấy vô cùng hạnh phúc, cảm ơn cháu!”. Bà cụ nói thế và mắt bà đỏ hoe.
Tôi bắt tay tạm biệt bà. Trên đường quay về, tôi nhận ra mình đang đi lòng vòng không mục đích. Tôi không muốn nói chuyện với bất cứ ai cả, cũng chẳng có tinh thần để đón khách. Tôi cứ mải suy nghĩ, nếu như ban đầu tôi không đợi bà cụ? Nếu khi đó tôi không tìm thấy và lái xe bỏ đi thì bà cụ phải làm sao đây chứ?
Bây giờ khi tôi nhớ lại ngày hôm đó, tôi vẫn tin rằng tôi đã đưa ra một quyết định quan trọng và chính xác.

Trong cuộc sống, chúng ta cứ mãi luôn bận rộn tất bật. Chúng ta phải làm những việc “quan trọng” hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Nhưng bà cụ đã khiến tôi thật sự hiểu được khoảnh khắc yên tĩnh mà đầy ý nghĩa đó. Đồng thời cũng khiến tôi cảm thấy đau lòng với sự cô độc và buồn bã của chuyến đi cuối cùng trong cuộc đời của bà.

Chúng ta phải dành thời gian để tìm hiểu bản thân mình, tận hưởng cuộc sống của mình. Chúng ta nên kiên nhẫn chờ đợi trước khi vội vàng bấm còi. Sau đó, có lẽ chúng ta sẽ thấy được việc thật sự quan trọng. /Ngọc Trúc’s blog/

PHAN NGUYÊN LUÂN… thực hiện

NHỮNG CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG

From facebook:   Phan Thị Hồng added 2 new photos — with Hoang Le Thanhand 4 others.

NHỮNG CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG

Nguyễn Thúy Hạnh

Đêm qua mình đăng stt về chi tiết bạn bè fb chia sẻ với gia đình TNLT, thông qua mình, tuần qua.

Sáng nay vừa ngủ dậy đã nhận được tin nhắn của anh Lương Dân Lý, muốn chuyển lại phần quà của cháu Phú, Tài cho các con của mục sư Nguyễn Trung Tôn. Mình thuyết phục mãi, rằng đây là tình cảm của cô Hồng Ly đối với các cháu và với Nga, ko nên từ chối. Cuối cùng anh ấy đành bảo: “Thôi, anh đành tự thu xếp vậy!”.

Tối, nhận được tin nhắn từ vợ của một TNLT, (bị truy tố điều 79), thông báo:

– “Chị ơi, cháu được đi học đại học rồi chị ạ, sắp nhập học. Cháu đỗ từ năm trước nhưng ko có tiền học. Năm nay nghe được chuyện đó, Luật sư Lê Công Định ( Định Công Lê ) nhận giúp cháu toàn bộ tiền học”.

Mừng quá! Nhưng sao mình vẫn có cảm giác áy náy. Gia đình em ấy đang quá khó khăn, nhưng Ls Định cũng đi tù về nào có dư dả gì, học phí 4 năm học lên đến hơn trăm triệu đồng chứ ít đâu.

Còn đang nghĩ miên man thì em ấy đã nói tiếp:

– Cháu nhà em bảo ổn định học hành rồi sẽ đi làm thêm để đỡ tiền học phí cho luật sư Định. Với lại kỳ này em khó khăn, nhà thuê bị đuổi phải chuyển lần thứ 2, nên em đành nhận. Sau này em sẽ cố gắng tự lo để ko phải tốn kém của luật sư nữa.

Tấm lòng em ấy cũng thật đáng quý, dẫu trăm bề khó khăn nhưng em vẫn ko muốn dựa dẫm.

Mình lại nhớ đến chị Tuyet Lan Nguyen, mẹ của Như Quỳnh. Dẫu con gái của chị cũng đang ở trong tù, một mình phải nuôi 2 cháu nhỏ, nhưng khi Thúy Nga bị bắt chị đã gửi một chút tiền cho các con của Nga, và khi gia đình Vịnh Lưu khó khăn chị cũng muốn gửi tiền, mình phải khuyên mãi chị mới thôi.

Giữa một xã hội nhiễu nhương dột từ nóc dột xuống, con người chỉ hằm hè lừa lọc nhau, trấn lột, móc túi cả của người bị tai nạn bên đường, cướp cả của nạn nhân bị cướp giật khi túi tiền văng ra…, thì những người có “tội” vì đấu tranh cho công lý, bị chế độ này bỏ tù, bị ngược đãi, trong đời thường họ và người thân của họ sống như thế đấy. Họ là những viên ngọc trong cát!

Ảnh 1: Vợ và các con anh Trội. Đến thăm gia đình TNLT Phạm Văn Trội ngay sau khi anh bị bắt.

Ảnh 2: Thăm gia đình Mục sư Nguyễn Trung Tôn , TNLT tại Thanh Hóa.

Nguyễn Thúy Hạnh

P/s: Với tinh thần “con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”, tuần qua một số bạn bè facebook đã gửi qua tôi để chia sẻ với một số gia đình TNLT và cựu TNLT, chi tiết như sau:

1) Facebooker Nguyễn Diệu Hương gửi 5,320,000d tới:

– Cháu Nguyễn Hùng, để chữa bệnh: 2,660,000d
– Gia đình Mục sư Nguyễn Trung Tôn: 2,660,000d

2) Facebooker Nguyen Hai Son: 5,300,000d, tới:

– Gia đình Phạm Văn Trội: 1,000,000d
– Gia đình Nguyễn Trung Tôn: 1,000,000d
– Gia đình Nguyễn Văn Oai: 1,000,000d
– Nguyễn Thị Minh Thuý: 1,000,000d
– gia đình Hoàng Bình: 1000,000d
– Gia đình Nguyễn Trung Trực: 300,000d

3) Facebooker Võ Hồng Ly: 3,000,000d, tới:

– Gia đình Phạm Văn Trội: 1,000,000d
– Các cháu Phú, Tài, con mẹ Thuý Nga: 1,000,000d
– Gia đình Nguyễn Trung Tôn: 1,000,000d

4) Facebooker Hien Bui thông qua chị Đặng Bích Phượng tới gia đình Mục sư Nguyễn Trung Tôn: 1,200,000d

Tôi xin đảm bảo những món quà này sẽ tới tận tay những người đang cần được chia sẻ và xứng đáng được nhận nó.

Xin chân thành cám ơn những tình cảm quý báu!

5) Thông qua anh Huỳnh Ngọc Chênh, nhóm bạn gồm chị PP (Sài Gòn) góp 5 triệu đồng, chị HMP (Canada) góp 300 can, anh TNT (Mỹ) góp 200usd và CLB Lê Hiếu Đằng góp 2 triệu đồng ủng hộ TNLT.

Số tiền đó anh Chênh đã trích ra một phần ủng hộ gia đình anh Nguyễn Trung Tôn trong chuyến đi thăm ở Thanh Hóa ngày 4/8/2017.

Số còn lại sẽ giúp các TNLT mới bị bắt trong các đợt thăm nuôi sắp đến.

@Nguyễn Thúy Hạnh

Image may contain: 5 people, people sitting and indoor
Image may contain: 2 people, people sitting and table
 
 

Xin nói thẳng với Bộ trưởng

From Nguyen Lan ThangFollow

 · 

 
 

Bài báo tồn tại được 1 tiếng trên báo Tuổi Trẻ… 🙂

Xin nói thẳng với Bộ trưởng

18/08/2017 
TTO – Đã 17 ngày trôi qua và bây giờ chỉ có thể nói thẳng với ông Bộ trưởng Bộ GTVT: phải bỏ ngay trạm thu phí Cai Lậy trên quốc lộ 1 và truy cứu trách nhiệm những người liên quan!

Hãy chấp nhận sửa sai, chứ không thể tiếp tục đối phó dư luận và bảo vệ điều phi lý.

“Một Chính phủ kiến tạo, liêm chính và hành động”. Những gì diễn ra ở trạm thu phí Cai Lậy rõ ràng đang đi ngược lại thông điệp này, thưa Bộ trưởng!

Xem lại 15 ngày gây bức xúc đến ‘xả cửa’ của trạm thu phí Cai Lậy:

BÙI THANH

Người VN vớ vẩn.

From facebook:   Quoc Vo‘s post.
 
 
Image may contain: one or more people, bicycle, outdoor and nature
Quoc Vo

 

Người VN vớ vẩn.

Đã có không ít người VN cho tới giờ này vẫn bỏ giờ ra chê trách và chỉ trích ông Trump, thậm chí cho rằng ông Trump đã tiếp tay với CSVN, mà tôi cho rằng đó là thứ nhìn thiển cận thiếu hiểu biết chính trị.

Ông Trump có một thứ bản tình riêng với những lời nói và việc làm cá nhân gây khó chịu cho nhiều người, nhưng trong đó có người VN đâu mà phải khó chịu để chống đối ông ta, trong khi những việc làm cho nước Mỹ thì không phải của riêng ông ta, mà là 1 bộ sậu, một bộ máy chính quyền vởi đủ mọi luật lệ và nguyên tắc ràng buộc mà ông Trump không thể tự ý muốn làm gì thì làm như trong chế độ phong kiến.

Trong khi đó, ông Trump đã có 1 thứ thể hiện bên ngoài và những bài diễn văn cũng như lời nói cho tới giờ này không mấy ai có thể bắt bẻ, trừ một vài trường hợp lẻ tẻ của những người cực đoan.

Chính cái yếu kém chính trị của người Việt hải ngoại đã không làm cho cộng đồng Việt nam có được sự quan tâm đủ nơi ông Trump

Bằng chứng là bài diễn văn của ông Trump với người Cuban hải ngoại ở Florida kỳ rồi, phải nói là một bài diễn văn kinh điển, mà trong đó mở đầu là lời cám ơn sự ủng hộ của cộng đồng người Cuba hải ngoại ở Mỹ đã bầu cho ông, nên sự có mặt hôm đó của ông với bài diễn văn tri ân và ông đã làm những gì người Cuba muốn là ký huỷ bỏ văn bản lịch sử Obama đã kỷ với Cuba và thẳng thắn lên án chế độ CS do Fidel Castro đã thiết lập ở Cuba.

Trong khi đó thì trước đó hầu hết người Việt nổi tiếng hải ngoại ủng hộ bà Clinton, thậm chí còn có những người tuyên bố nếu ông Trump đắc cử thì sẽ bỏ Mỹ ra đi.

Chỉ có cái nhìn chính trị không thôi, biết làm thế nào để cân bằng sự ủng hộ cho những thế lực chính trị ở cả hai phía, là cách mà người Do thái làm, thì người VN đã mù rồi, thì thử hỏi còn làm ăn cái gì ra hồn nữa, nhất là đám hải ngoại.

Ông Trump chưa quay lại xực cộng đồng Việt hải ngoải là may lắm rồi chứ ở đó mà còn có những người Vệt chê trách với hờn oán ông Trump.

Người VN thật là 1 thứ dân vớ vẩn, 1 TT Mỹ không cần xét tới lợi ích của 1 quốc gia nào khác ngoài nước Mỹ, thì ở đó, người VN phải nhìn ra những việc làm của người Mỹ rồi dựa vào đó để lên những kế hoạch có lợi cho đất nước mình.

8 năm làm TT của Obama đã làm được gì với TQ thử chỉ ra xem nào?

Obama luồn cúi TQ suốt 8 năm trời, chỉ cho vài chuyến chiến hạm du lịch biển đông làm cảnh lấy tiếng, trong khi để cho TQ xây dựng hết đảo này đến đảo khác, thậm chí để cho TQ dùng vũ lực chiếm những đảo của Phi và VN, vậy mà cuối cùng bị TQ cho xuống máy bay bằng cửa sau khi đi dự hội nghị ở TQ, bộ chưa đủ nhục sao mà công kích ông Trump.

Trong khi đó, chỉ có vài tháng nắm quyền, Trump đã cho thực hiện vài chuyến tuần tra biển đông, thậm chí áp sát những đảo mà TQ chiếm đóng như Hoàng sa, và không chỉ có thể, còn cho HKMH đi vào biển đông để áp đảo TQ, làm cho TQ khiếp vía, phải cầu cứu tới ASEAN, chấp nhận ký ngay bản dự thảo COC với những nước ASEAN mà đã bao năm TQ không chịu ký, hầu ngăn ngừa Mỹ có những hành động vũ lực ở biển đông với TQ, làm cho đảng CSVN hoảng hồn, mau mau chạy lại với Mỹ, chẳng lẽ như vậy chưa đủ hay sao mà đám dân VN còn dám già mồm bội nhọ ông Trump đã bắt tay với CSVN vậy.

Biết rằng ông Trump cho thấy có ý đồ bắt tay với CSVN đấy, nhưng nếu ở vị trí một TT Mỹ thì điều đó dễ làm hơn là phải tạo nên một cuộc chiến với CSVN trong VN để kéo VN về phía mình, vì ít tốn kém hơn và nhanh hơn, vậy thì chọn đường nào.

Nên nếu là người VN, những tổ chức đấu tranh cho VN thấy cái hoàn cảnh chính trị tới như vậy, thì phải làm gì, chứ không phải đứng đó mà chửi bới với than khóc.
Tại sao cứ giữ thứ tư duy và hành xử theo kiểu cỗ lỗ sĩ, lèng èng đòi bánh theo kiểu con nít, vì không có khả năng nhìn ra cái hoàn cảnh thật mà lượn theo chiều sóng, tìm đường vươn lên cho dân tộc mình, mà chỉ nhìn vào những gì xẩy ra trước mắt không vừa ý rồi dùng thứ tư duy ấu trĩ mà phán đoán nhận xét vấn đề sự việc, rồi từ đó chỉ biết đổ thừa, khóc lóc, chửi bới như những gì đã làm mấy chục năm qua, mà không chịu rút kinh nghiệm quá khứ mà thay đổi ngay từ chính bản thân mình mà tiến bộ đấu tranh.

Nếu người VN có cái đảm và trí như vua Nguyễn Ánh thuở xưa, thì đã có 1 chính phủ lưu vong ngay sau ngày 30/04 ở hải ngoại, đã có 1 cộng động dân chúng VNCH tồn tại mà đảng CSVN đã không dễ dàng được thế giới cộng nhân chỉ có 1 nước VN bao năm qua.

Bây giờ cũng vậy, nếu Mỹ bắt tay với CSVN thì chắc chắn sẽ có những thay đổi trong guồng máy chính trị của họ, vậy thì những gì sẽ xẩy ra, thì người VN đấu tranh có liệu trước mà có những chuẩn bị cho những thay đổi đó không?

Thí dụ như chắc chắn sẽ có 1 chính phủ dân bầu, mà nếu thế thì phải chuẩn bị tinh thần dân chúng thế nào, để họ có can đảm mà bầu những người đại diện ho muốn, chứ không phải những thứ được đảng CS mớm cho hay hăm dạo, cũng thế những người đấu tranh phải quyết liệt chỉ ra những sai trái của những người CS hiện tại để trong tương lai khi dân chúng đi bầu họ biết ai là những kẻ tốt ai là những kẻ xấu nằm vùng của CS, để có dược một cái quốc hội và chính phủ tốt hơn hầu thay đổi VN từ từ, giống như Myanmar hiện nay, chứ không thể đòi họi một sự thay đổi nhanh chóng theo kiểu chiến thắng quân sự được vì cái hoàn cảnh không cho phép.

Trong khi đó, hiện giờ, những kẻ đấu tranh, nhưng tổ chức đấu tranh chỉ biết nói xấu chỉ trích đánh đấm lẫn nhau thấy mà chán, chẳng lẽ tôi phải lôi tất cả họ ra mà xỉ và, chửi tất cả chỉ là một lũ gây rối, phá hoại, thiếu não, dù mang tiếng là những kẻ đấu tranh.

Nhất là những người với gốc gác là VNCH, thì phải luôn tự hào mình là kẻ có trị tuệ vi đất nước và nhân dân của mình, chứ đùng làm ba cái thứ lăng nhăng cho thiên hạ nắm đầu, điều khiển và lợi dụng cho mục đích của thiên hạ, dù mính là kẻ yếu thế.

Một cuộc nội chiến tang thương phải đã đủ hiểu ra và kinh nghiệm, và với hơn 40 năm đấu tranh cũng phải nhìn ra được cái sai cái đúng, điểm yếu điểm mạnh của mình thì mới có được những kế hoạch thực tế và ích lợi, lâu dài và ngắn hạn.

Tôi nói với tất cả các anh VN trên FB này 1 điều là, theo quan sát của tôi, hầu hết các anh đấu tranh theo kiểu kết bè kết đảng với những người mà mình yêu thích và để khoe mẽ vui chơi cho bản thân mình nhiều hơn là hết tâm hết lòng vì đất nước thật sự, tôi nói thật

Người VN còn xa lắm ngày biết tự chủ bản thân với trí tuệ

Hãy nhìn tấm hình dưới đây, để biết rằng không chỉ có nước mắt chảy xuôi, mà còn có nước mắt chảy ngược, nuốt vào với bất kể ai có một chút tâm khi nhìn các cháu đi học thế này.

Trần Ðại Quang đang ở Nhật, Mỹ, Pháp, hay Nigeria?

Trần Ðại Quang đang ở Nhật, Mỹ, Pháp, hay Nigeria?

Ngô Nhân Dụng

Ông Trần Đại Quang trong dịp tiếp ông Patrusev Nikolai Platonovich hôm 25 Tháng Bảy, 2017. (Hình: vov)

Tháng trước, Tổng Thống Mỹ Donald Trump vắng mặt, cho cô con gái Ivanka vô ngồi ghế của bố trong vài chục phút đồng hồ tại bàn hội nghị thượng đỉnh G-20, thế mà báo chí Mỹ làm rùm beng cả lên! Mà bữa đó ông Trump đi công việc (gặp tổng thống Indonesia) chứ không phải ông đi chữa bệnh hay chỉ vào phòng nhỏ rửa tay!

Ngược lại, báo chí Việt Nam (hơn 700 báo đài và vài chục ngàn ký giả) bình thản như các vị thiền sư sắp đắc đạo. Không ai loan báo một mẩu tin, cũng không thắc mắc lấy một câu nào, khi ông Chủ Tịch Nước Trần Ðại Quang vắng mặt gần ba tuần lễ! Báo điện tử Ðảng Cộng Sản đăng tấm hình ảnh cuối cùng của ông Trần Ðại Quang tiếp vị Ðại Tướng Nga Patrushev Nikolai Platonovich, vào chiều 25 Tháng Bảy. Kể từ bữa đó đến nay, chỉ còn thấy hình bà Ðặng Thị Ngọc Thịnh, phó chủ tịch nước, tiếp một đoàn đại biểu Hiệp Hội Doanh Nghiệp và đại diện Quỹ Nhi Ðồng Liên Hiệp Quốc!

 

Phải chờ một nhà báo “nghỉ hưu” Huy Ðức, Trương Huy San viết trên Facebook tiết lộ cho người ta biết con người đứng đầu nhà nước Việt Nam đã qua Nhật chữa bệnh!

Chữa ở đâu? Nhà thương nào? Thành phố nào? Không ai biết. Bệnh nặng hay nhẹ? Cũng không ai biết! Con gái ông Quang có vô ngồi cái ghế của bố hay không? Vợ con ông Quang có đi theo săn sóc không? Tuyệt vô âm tín! Ai đang lãnh trách nhiệm thay thế người vắng mặt? Hoàn toàn bí mật!

Trong vụ này, chế độ Cộng Sản ở Việt Nam bưng bít, tối tăm, mờ mịt hơn cả Trung Nam Hải bên Tàu! Và không thua các đồng chí anh em ở Bắc Hàn!

Nhưng cái gì càng giấu diếm, che đậy thì càng tạo môi trường thuận lợi nuôi dưỡng cho các nguồn tin đồn đãi sống mạnh và phát triển vượt chỉ tiêu!

Cho nên, quý vị sẽ không ngạc nhiên khi có người rỉ tai nói nhỏ: Ông Trần Ðại Quang đang ở bên Mỹ! Không, ông Quang đang chữa trị tại thủ đô nước Pháp! Chưa hết, ông ta có thể đang ở Nigeria, bên Châu Phi!

Mỹ thì có thể hiểu được! Tháng Tám năm 2014, ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng Ban Nội Chính Trung Ương, tham mưu của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng được bí mật đưa qua Mỹ ghép tủy trị bệnh ung thư ba lần, đến ngày gần chết được đưa về nước mới có tin chính thức.

Qua Pháp, cũng có lý lắm. Năm 2015, ông Phùng Quang Thanh bí mật qua Paris điều trị mấy tháng không có tin chính thức. Ngày 27 Tháng Bảy năm đó, trong buổi lễ dâng hương tưởng niệm anh hùng liệt sĩ, có đủ mặt bá quan văn võ, nhưng lại vắng ông bộ trưởng Quốc Phòng! Ai cũng đặt câu hỏi và tự tìm câu trả lời trong mạng lưới tin đồn! Ông ta còn sống hay đã bị giam hoặc đã về chầu Karl Marx rồi? Trang báo mạng trang ‘doisongphapluat’ đăng một bài với tựa đề “Tiểu sử Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Phùng Quang Thanh,” lập tức được lệnh xóa và tờ báo bị nghiêm phạt. Vì ai đọc bài này cũng tưởng đó là bản thảo cho một bài ai điếu! Sau bao nhiêu tin đồn đãi, không biết ông ta sống hay chết, Ban Bảo Vệ và Chăm Sóc Sức Khỏe Trung Ương mới cho biết ông đã được bệnh viện Georges Pompidou cho xuất viện ngày 10 Tháng Bảy.

Cái Ban Bảo Vệ và Chăm Sóc Sức Khỏe Trung Ương này, năm nay vẫn chưa mở miệng nói một câu nào về tình trạng sức khỏe của đồng chí chủ tịch nước! Nhà báo Huy Ðức ném một cục đá tung tin ra, không thấy hồi âm! Không biết ai là bên thắng cuộc trong trò chơi bí ẩn này?

Cho nên mới có thêm một tin đồn sốt dẻo: Ông đang Trần Ðại Quang ở Nigeria! Ông không đi trị bệnh như Huy Ðức loan báo, mà đang nghiên cứu về cái ghế bỏ trống của ông chủ tịch nước này, Tổng Thống Muhammadu Buhari, đã vắng mặt từ đầu Tháng Năm tới giờ! Ngày 24 Tháng Bảy, nhà nước Nigeria mới phổ biến bức hình đầu tiên của vị tổng thống kể từ khi ông vắng mặt.

Nhưng Nigeria là một xứ văn minh, ít nhất cũng khá hơn nước ta. Bằng cớ là họ không che đậy và lừa bịp dân như các nước Cộng Sản! Chính phủ họ báo tin chính thức: Tổng Thống Buhari qua London trị bệnh, lần thứ nhì trong năm nay. Nigeria là quốc gia đông dân nhất Châu Phi, và nền kinh tế cũng lớn nhất lục địa. Có lẽ nhờ ăn uống đầy đủ và được học hành nên dân trí nước họ cao hơn nhiều nước nhược tiểu khác! Nhưng lý do chắc đúng hơn, là nước này đã tập sống dân chủ qua nhiều năm rồi!

Ông Buhari vẫn tự nhận mình là một người “mới theo đạo Dân Chủ” (a converted democrat!). Ông đã tranh cử tổng thống ba lần thất bại, 2003, 2007 và 2011, lần sau cùng năm 2015 mới đắc cử! Buhari “mới trở lại đạo” vì trước đây ông từng cướp chính quyền bằng bạo lực: Ðảo chánh vào năm 1983 thành công, hai năm sau lại bị lật đổ bởi một ông tướng khác! Sang thế kỷ 21, chế độ dân chủ thành hình, Buhari từ bỏ bạo lực, đi theo đường chính trị ngay thẳng: Chiếm lấy quyền hành nhờ lá phiếu của người dân! Từ khi lên làm tổng thống, ông chứng tỏ là người quyết tâm chống tham nhũng thật! Bởi vì chính nạn tham nhũng là nguyên nhân khiến 180 triệu người dân sống mãi trong nghèo khổ!

Tuy vậy, trong khi ông tổng thống vắng mặt vì đi trị bệnh, ở nước Nigeria cũng đột xuất những ổ tung tin đồn đãi! Nghị Sĩ Shehu Sani đã cảnh cáo rằng những con chó rừng đang âm mưu lắm chuyện trong lúc Chúa Sơn Lâm vắng mặt! Bà vợ thứ hai của ông, Asiha tiếp lời: Những con chó rừng sẽ có ngày bị đuổi ra khỏi vương quốc!

Không thấy bà vợ ông chủ tịch nước Việt Nam nói gì, cũng không có một đại biểu Quốc Hội nào lên tiếng bảo vệ ông Trần Ðại Quang trong lúc vắng mặt. Cho nên mới có tin nói rằng ông Quang đang qua Nigeria học tập kinh nghiệm đi chữa bệnh sao cho an toàn!

Nhưng câu hỏi mà nhà báo Huy Ðức nêu ra, ở Nigeria người ta có câu trả lời, còn ở Việt Nam tất cả vẫn im thin thít: Ai ngồi vô cái ghế của ông chủ tịch nước trong khi ông ta vắng mặt?

Theo Hiến Pháp, chắc bà Ðặng Thị Ngọc Thịnh phải tạm thời thay mặt cho ông Trần Ðại Quang. Nhưng không có tin nào chính thức cả. Ðiều này đáng ngạc nhiên, vì một người giữ chức vụ thấp hơn là ông Ðinh Thế Huynh, khi vô bệnh viện thì đảng thông báo đã cử người khác chính thức lên thay trong chức thường trực Ban Bí Thư. Tuy vậy, bản thông báo của Văn Phòng Trung Ương Ðảng cũng không nói rõ ông Ðinh Thế Huynh bị bệnh gì và đang chữa trị ở đâu! Còn ông Trần Ðại Quang thì cũng không ai biết ông có bệnh tật gì hay không nữa! Hay là ông chỉ bị con vi khuẩn bệnh tên là Nguyễn Phú Trọng tấn công?

Facebook của Trương Huy San đã thông báo các tin tức về Ðinh Thế Huynh bị bệnh, về Trịnh Xuân Thanh về nước, trước khi đảng Cộng Sản chính thức loan báo. Trương Huy San còn tiết lộ ‘trùm ngân hàng’ Trầm Bê bị bắt trước khi báo đảng loan tin. Cho nên lần này ai cũng nghĩ Trần Ðại Quang đi chữa bệnh là có thật! Nhưng Trần Ðại Quang chữa bệnh gì và chữa ở đâu, chuyện này chắc thuộc loại bí mật cung đình nên cả nước không ai được biết.

Lạ thật! Một nước gần trăm triệu dân mà không ai bước phép biết ông chủ tịch của nước mình đang ở đâu, đang làm cái gì. có ai thay thế chưa? Cái đảng Cộng Sản chiếm độc quyền thống trị họ coi dân chúng không ra “cái con củ khoai” nào cả! Cứ ngậm miệng làm thinh, coi như ông chủ tịch nước không hề vắng mặt! Cái ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng này, ông từng lớn tiếng hô hào đề cao luật pháp, minh bạch công khai! Vụ Trần Ðại Quang cho thấy chiêu bài minh bạch công khai của đảng như thế nào! Còn ai tin được Trọng Lú nữa hay không?

“Người yêu dấu ơi, sao lòng se sắt đầy vơi?

Gọi Người Yêu Dấu (Vũ Đức Nghiêm – Ngọc Lan)

httpv://www.youtube.com/watch?v=eVix516ukRQ

Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ 20 thường niên năm A 20/8/2017

“Người yêu dấu ơi, sao lòng se sắt đầy vơi?
Người yêu dấu ơi, thu về tim vẫn đơn côi.
Người yêu dấu ơi, khi ngàn sao đêm lấp lánh.
Tâm hồn bâng khuâng, nhớ ngày vui đã qua nhanh.”

(Vũ Đức Nghiêm – Gọi người yêu dấu)

(Mt 17: 5)

 Trần Ngọc Mười Hai

Dẫn nhập bài phiếm hôm nay, có bạn đề nghị bần đạo nên ghi lại một lần nữa bài “Gọi Người Yêu Dấu” của nhà soạn nhạc họ Vũ tên Nghiêm nhân ngày “N” đặc biệt ghi dấu sự kiện ông quá vãng. Ghi lại bài hát ấy ở đây, hôm nay, còn“Gọi người yêu dấu” của bạn và của tôi, nay đi vào vùng trời vĩnh-cửu, có thần hồn còn phảng phất đâu đây. Gọi “người yêu dấu”, là gọi thế này:

“Gọi người yêu dấu bao lần.
Nhẹ nhàng như gió thì thầm.
Làn mây trôi gợi nhớ chơi vơi thương người xa xôi.
Gọi người yêu dấu trong hồn.
Ngập ngừng tha thiết bồn chồn.
Kỷ niệm xưa mơ thoáng trong sương cho lòng nhớ thương.

Thương đôi mắt sao trời lung linh.
Thương yêu ngón tay ngà xinh xinh.
Thương yêu dáng vai gầy thanh thanh.
Thương yêu vòng tay ghi xiết ân tình.

 Thương yêu dáng em buồn bơ vơ.
Thương yêu nét môi cười ngây thơ.
Thương yêu tóc buông lơi dịu dàng…
Thương em mong manh như một cành lan.”
(Vũ Đức Nghiêm – bđd)

Như thế có nghĩa: cứ ới và gọi người yêu dấu của tôi và của bạn, để rồi ta“thương em mong manh như một cành lan”“Thương đôi mắt sao trời”, “thương yêu ngón tay ngà”, “vòng tay ghi xiết ân tình”, “nét môi cười”, “tóc buông lơi”, và nhiều thứ.

Thương yêu và gọi như thế, còn là thương và yêu những người “yêu dấu muôn đời”, dù “nghẹn ngào không nói thành lời”, rồi cứ hát như sau:

“Gọi người yêu dấu xa vời.
Mà lòng lưu luyến bồi hồi.
Ngày biệt ly đành nhớ nhau thôi khi chiều nhẹ rơi…


Gọi người yêu dấu muôn đời.
Nghẹn ngào không nói thành lời.
Tình yêu xưa ngày tháng phai phôi biết bao giờ nguôi…”

(Vũ Đức Nghiêm – bđd)

Hãy cứ “yêu” và cứ “gọi” như thế mãi, ắt sẽ thấy những chuyện gọi nhau ơi ới nơi sự kiện “Biến Hình” trên chốn cao núi thánh vào hôm ấy, rất “Hiển Dung” như lời hỏi/đáp ghi lại ở bên dưới:

“Thưa Cha,

 Có thể nào xin cha kể cho chúng con đây biết về Lễ lạy Phụng vụ có câu hỏi là: tại sao khi đi lễ, chúng con thấy nhiều năm có lễ Chúa Biến Hình Trên Núi” còn gọi là lễ “Hiển Dung” vào hôm 6/8 vừa qua lại được cử-hành vào Chúa Nhật? Thêm vào đó, nói về lịch-sử, thì các Lễ này lại được mừng kính vào buổi xưa hay chỉ mới đây thôi? Rất biết ơn cha.” (Thắc mắc của một giáo dân vẫn thường đi lễ trọng-thể và Chúa Nhật)

Như ta thừa biết, bổn đạo nào một khi đã siêng năng dự các lễ trọng-thể hay còn gọi là “lễ buộc”, thì được nhiên là đấng bậc vị vọng nhà ta rất lấy làm vui mà lấy giấy bút ra mà giải đáp. Giải đáp thắc mắc hôm nay, tuy hơi nặng phần chuyên môn về Phụng vụ; nhưng cũng đề cập chuyện giáo-sử nhất là về chuyện phụng-tự.

Thế nên, cũng xin chuyển đến bạn đọc/người thân đôi lời giải đáp, rất như sau:

“Để đáp trả câu đầu anh/chị hỏi, xin nói ngay ở đây, là: có nhiều Lễ đặc-biệt nói về Chúa cũng quan-trọng không ít khiến Thánh Bộ Phụng Vụ phải sắp xếp thay thế cho lễ ngày Chúa Nhật, như: Lễ Chúa Biến Hình (hay còn gọi là Lễ Hiển Dung), là một ví-dụ cụ-thể.

 Khi tôi nói chữ “lễ trọng” là tôi đang sử-dụng ngôn-ngữ phụng-tự theo nghĩa chặt-chẽ để phân-biệt với các Lễ trọng-thể hoặc các lễ kính, lễ nhớ, vv.. Gọi là “Lễ trọng” vì được xếp vào hạng cao trọng nhất trong nghi-thức Phụng-vụ. Trong số các Lễ như thế, phải kể đến Lễ Đức Mẹ Về Trời, Lễ Truyền Tin, Lễ Thánh Cả Giuse, vv… Các lễ này, luôn được đặt tầm quan-trọng trước hoặc trên các lễ Chúa nhật.

 Điều ta cần ghi nhớ là: khi các thánh-lễ phụng-vụ được cử hành vào ngày thường trong tuần, thì vào lễ ấy chỉ có 2 bài đọc gồm một bài Thánh Thư và 1 bài Phúc Âm thôi. Nhưng, khi lễ ấy lại rơi vào ngày Chúa Nhật thì thường bao gồm 3 bài đọc, tức 2 bài thánh thư và 1 Phúc Âm.

 Ở Lễ Chúa Biến Hình mừng kính sự việc Chúa tỏ-hiện bản-chất thánh-thiêng của Ngài ở trên núi Tabor, trước mặt các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan, lại có sự xuất-hiện của ông Môsê và Êlya nữa.

 Khi ấy, diện-mạo Đức Kitô chói sáng như mặt trời, áo Ngài trở nên trắng toát, lòng lánh như tuyết. Khi ấy, lại có tiếng từ trời cao bảo rằng:

 “Này là Con Ta yêu dấu,

đẹp lòng Ta mọi đàng,

các người hãy nghe lời Ngài.”

(Mt 17: 5)

Sự-kiện này thật là quan-trọng, lâu nay được Hội thánh cho phép cử-hành từ thời rất sớm, cả ở Phương Đông lẫn Phương Tây. Riêng Giáo hội Đông Phương còn coi đây là Hội lễ trọng thể, nên được phép cử-hành một cách hoành-tráng, long trọng cả với Chính Thóng Giáo lẫn Công giáo theo nghi-thức Đông Phương.

 Không mấy ai biết chắc lễ này khởi sự mừng kính từ bao giờ. Bách Khoa Tự Điển của Đạo Công Giáo có ghi như sau: “Giám mục người Armenia là Đức Grêgôriô Archarumi có ghi chép rằng: vào năm 609 thánh Grêgôriô Đấng Soi Sáng được coi là vị thánh đầu tiên cử hành lễ này; và thánh-nhân qua đời trước đó vào niên-đại trước hoặc sau năm 337.

 Đức Giám mục thành Arsharuni là người từng thay thế lễ hội của dân ngoại tôn-sùng thần Aphrodite mang tên là “Ánh Lửa Hồng” Giáo hội vẫn duy-trì tên gọi ấy vì Đức Kitô cũng đã công-khai mở rộng vinh-quang của Ngài như đoá Hồng Thiêng trên núi Tabor vậy.

 Dù không mấy chắc chắn,Bách Khoa Tự Điển cũng có nói rằng: lễ này được mừng kính lần đầu vào thế kỷ thứ tư hoặc thứ năm ở đâu đó thuộc châu Á, để thay cho lễ hội nào đó của dân ngoại.  Với Giáo hội nói tiếng La-tinh, thì lễ Chúa Biến Hình không được nhắc tới trước năm 850.

 Và vào thế kỷ thứ 10, lễ hội ấy được du nhập vào phụng-vụ tại nhiều địa-phận và cử hành phần lớn vào ngày 6 tháng 8 như ta đang làm, ngày hôm nay.

 Có điều chắc chắn là: vào năm 1456, Đức Giáo Hoàng Calixtô đệ Tam đã nới rộng ngày lễ này cho Giáo hội hoàn-vũ cốt để tưởng nhớ ngày quân Thổ Nhĩ Kỳ bao vây Belgrade vào mồng 6 tháng 8 năm ấy. Chính Đức Giáo Hoàng Calixtô là đấng cảm-tác sáng-chế ra Kinh Thần Vụ cho lễ này.

 Đến năm 2002, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị lại đã đưa lời kinh ở Lễ Biến Hình vào Chuỗi Mân Côi Năm Sự Sáng để tăng thêm tính-cách quan-trọng của sự-kiện này.

 Lễ Chúa Biến Hình được là một trong 12 Lễ Trọng-thể ở Giáo hội Chính thống, đến độ các đấng bậc bến đó còn thiết-lập một ngày vọng kính trước Lễ và sau đó còn kéo dài thêm tuần bát nhật nữa. Bởi lẽ, theo sự hiểu biết/tính toán của Giáo hội Chính thống, thì Lễ này được cử-hành 40 ngày trước khi Lễ Suy tôn Thánh giá được tổ-chức vào ngày 14 tháng 9 để cho mọi người thấy là Đấng đã hy-sinh cuộc đời Ngài trên thập-tự chính là Đức Chúa.

 Được coi là Lễ trọng, không chỉ vì những điều nói đến Đức Kitô mà thôi, nhưng cả đến Ba Ngôi Thiên Chúa nữa; bởi lẽ cả Ba Ngôi đều hiện-diện: vào hôm ấy có tiếng Chúa Cha vọng từ trời cao, có Ngôi Con đã biến hình và có Thánh Thần Chúa ngự trong đám mây vần vũ, nữa.

 Theo nghĩa này, thì Chính Thống Giáo coi Lễ Biến Hình như Lễ Ngũ Tuần thu gọn, hoặc như Lễ HIển Linh, Chúa tỏ mình cho dân ngoại và Lễ Chúa chịu Phép Rửa hôm ấy có đủ Ba Ngôi Thiên Chúa hiện diện. Với Giáo hội Chính thống cũng như Giáo hội nói tiếng La tinh, thì Phụng vụ ngày Lễ Biến Hình thay thế thánh lễ Chúa Nhật khi rơi vào ngày Chủ nhật.

 Thánh sử Mátthêu còn ghi lại là: Lế Chúa Biến Hình xảy ra vào 6 ngày sau khi Đức Ki tô cho các tông đồ Ngài biết rằng Ngài phải đi Giêrusalem chịu nạn, chịu chết nhưng ngày thứ ba Ngài sẽ trổi dậy, Ngài muốn các môn đệ sửa-soạn cuộc thương khó và nỗi chết của Ngài bằng việc tỏ cho các vị ấy biết Ngài chính là Thiên Chúa thật.

 Ngài còn cho biết: những ai muốn thành môn đệ Ngài, thì phải biết vác thánh-giá của Ngài mà theo Ngài; còn ai để mất sự sống vì Ngài sẽ tìm lại được sự sống ấy (Mt 16: 21; 24-25).

 Vào lễ Chúa Biến Hình ta còn học được bài học quí giá nếu như ta bằng lòng vác thánh giá của mình và theo Đức Kitô, chắc chắn ta sẽ được diện-kiến Ngài vinh-hiển trên thiên-quốc.“ (X. CNS, A Portrait of the Universal Church, đăng trên The Catholic Weekly ngày 25/7/2017 tr.12)

Bàn về trình thuật Lễ Chúa Biến Hình (hoặc Hiển Dung), cũng là, theo cách nào đó, ta “Gọi Người Yêu Dấu” rất thân thương, gọi mọi người bằng tinh thần Biến Hình, Hiển Dung, trong mọi tình-huống. 

Bàn về lời mời Gọi Người Yêu Dấu rất “Hiển Dung”, tưởng cũng nên cùng bàn với đấng bậc nhà mình, kèm thêm đôi chút về lời lẽ ở trình-thuật rất hay, rất đẹp và sâu-sắc, như sau:

“Trình thuật Chúa hiển dung mà chúng ta suy niệm hôm nay đóng một vai trò thật quan trọng trong hành trình của người môn đệ. Đức Giêsu cho các môn đệ ‘nếm một chút’ ánh sáng vinh hiển của Người. Ánh sáng đích thật này chỉ được tỏ bầy trọn vẹn qua biến cố Phục sinh, đó chính là cao điểm hành trình làm Con Thiên Chúa của Người. Nhưng trong phút giây này, trước mắt Người vẫn là hành trình khổ nạn chứ chưa phải là vinh quang.

 Có như vậy, chúng ta mới nhận ra việc Chúa yêu thương, săn sóc và lo lắng cho các môn đệ và chúng ta đến độ nào. Người hiểu các nỗi yếu đuối của chúng ta, Người biết lòng trí không ngay thẳng của những ai đang theo Người, Người còn biết rõ ý định sai lạc muốn tìm kiếm địa vị của Gioan và Giacôbê, v.v…

 Nhưng Người lại không hề thất vọng về họ. Người chuẩn bị cho các môn đệ và chúng ta đủ sức để đối diện và CÙNG ĐỒNG HÀNH với cuộc khổ nạn của Người bằng cách cho họ và chúng ta ‘nếm một chút’ vinh quang của Con Thiên Chúa. Kinh nghiệm độc nhất vô nhị này vô cùng quí giá, nó sẽ nâng đỡ chúng ta khi gặp nhưng hòan cảnh tuởng như là quá sức của mình.

 Thật vậy, kinh nghịệm ‘Hiển Dung’ sẽ nâng đỡ các môn đệ và chúng ta hiên ngang tiến vào vườn Giệt-si-ma-ni và sau cùng là đồi Can-vê để đồng hành với Đức Giêsu trên đường Thương Khó của Người. Và chúng ta tin rằng tất cả không dừng lại ở đó, nhưng còn mở ra một chân trời hạnh phúc và vinh hiển trong ngày Phục Sinh.

 Trong hành trình đức tin, những trải nghiệm ‘Chúa Hiển Dung’ rất quan trọng và cần thiết. Việc chiêm ngưỡng dung nhan rạng ngời sáng chói hơn ánh mặt trời của Đức Giêsu không làm chúng ta bị chóa mắt, hay quáng gà rồi không còn nhìn thấy những thực tại của trần gian nữa. Chúa không chỉ Thần Hiện như kinh nghiệm của Maisen và dân Israel xưa kia, Ngài đã trở thành người và cư ngụ giữa chúng ta. Đây cũng là chủ đề chính mà Đức Giêsu trong Matthew muốn trình bầy. Người chính là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta mọi nơi mọi lúc.

 Vì thế, với những kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa – qua cầu nguyện, các biến cố xẩy đến trong đời – đều là hồng ân giúp chúng ta trở về với đời sống, đối diện với muôn ngàn thử thách, đắng cay bằng ánh sáng và con tim mới. 

Với sự hiện diên của Đức Giêsu, không chỉ ở trên núi (Thánh), nhưng ở mọi giây phút của cuộc đời; chúng ta sẽ chấp nhận cuộc sống với tinh thần lạc quan, sẵn sàng chiến đấu mà không ngại gian khổ, chấp nhận những bất toàn của chính bản thân để có thể thông cảm các nỗi yếu đuối và không hoàn hảo của người khác; rồi cùng đồng hành với nhau trên con đường mà Chúa đã đi qua.

 Xin dung nhan của Chúa hiển dung hôm nay và nhất là Ánh Sáng Phục sinh của Đức Kitô luôn dẫn lối chỉ đường cho chúng ta, để chúng ta biết đón nhận và sống trọn vẹn những phút giây của cuộc sống và tiếp tục ‘bước theo’ và ‘cùng bước vào’ dấu chân của Đức Kitô đã bước qua.” (X. Lm Joe Mai Văn Thịnh CSsR, Bản Tin Giáo xứ Đức Mẹ Mân Côi, Chúa Nhật Hiển Dung 06/8/2017)

Xem thế thì, “Gọi người yêu dấu” một cách thực tế trong đời, đôi lúc cũng làm cho người được gọi lại cứ ngơ ngẩn/vẩn vơ, như cậu truyện kể để minh-hoạ ở bên dưới:

“Theo lệ ngày xưa, ai làm quan thì mua món gì cũng chỉ phải trả nửa giá tiền, trừ mua vàng phải trả đủ.

 Một ông quan nọ vừa đến nhậm chứa, bảo hiệu vàng đem hai lạng đến bán cho ngài.

Chủ hiệu vàng nghe tiếng quan dữ như cọp, mới bẩm:

– Vàng mỗi lạng thực giá sáu chục đồng, song quan lớn thì trả một nửa cũng được.  Quan cầm hai lạng vàng xem, rồi ung dung bỏ một lạng vào túi. Chủ hiệu tưởng quan chỉ mua có một lạng, còn lạng kia trả lại, nên khi quan vào nhà trong, anh ta vẫn đứng đấy đợi trả tiền.

 Hồi lâu quan ra, thấy vậy mới hỏi:

– Mua bán xong rồi, còn đứng đấy làm gì? 

Chủ hiệu vàng đáp:

– Con chờ quan lớn trả tiền cho. 

Quan bảo:

– Tiền trả rồi, còn đòi gì nữa? 

Chủ hiệu vàng đáp:

– Hai lạng, quan trả lại một lạng, lấy một lạng. 

Quan nổi giận:

– Nhà ngươi lạ thật! Nhà ngươi bảo ta trả một nửa cũng được. Ta mua hai lạng, nhưng chỉ lấy một, trả lại một chẳng phải là đã trả một nửa là gì!!! (Trích truyện cười dân gian đăng trên mạng vi tính)

“Trả một nửa cũng được”, thực tế có thể xảy ra ở tình-huống dân gian mua bán vàng bạc hoặc thứ gì cũng thế. Với chuyện “Gọi người yêu dấu” không thể gọi một nửa hoặc yêu một nửa được. Đã yêu và đã gọi, là phải thực hiện trọn vẹn, suốt một đời người. Của bạn, của tôi và của bất cứ ai còn sống trên cõi đời, rất con người.

Thật ra thì, “Trả một nửa cũng được”, có thể trả bằng tiền bạc hoặc bằng tình tiết rất yêu thương, ta vẫn biết. Trả gì thì trả, hãy cứ trả hết mọi chuyện, chứ đừng trả, đừng trao “thánh-giá” mình đang gánh/vác cho người khác. Chí ít, là người mình không ưa, không thích suốt chuỗi đường dài cuộc đời.   

Trần Ngọc Mười Hai

Nhiều lúc cũng tơ tưởng

Về thánh-giá

Người khác đang gánh vác

Chứ chẳng chơi.

“Đàn rơi phiếm rũ, sầu mưa gió,”

Suy Tư Tin Mừng trong tuần thứ 20 thường niên năm A 20/8/2017

Tin Mừng (Mt 15: 21-28)

Khi Đức Giê-su lui về miền Tia và Xi-đôn, thì này có một người đàn bà Ca-na-an, ở vùng ấy đi ra, kêu lên rằng: “Lạy Ngài là con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi! Đứa con gái tôi bị quỷ ám khổ sở lắm!” Nhưng Người không đáp lại một lời.

Các môn đệ lại gần xin với Người rằng: “Xin Thầy bảo bà ấy về đi, vì bà ấy cứ theo sau chúng ta mà kêu mãi!” Người đáp: “Thầy chỉ được sai đến với những con chiên lạc của nhà Ít-ra-en mà thôi.” Bà ấy đến bái lạy mà thưa Người rằng: “Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi!” Người đáp: “Không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con.” Bà ấy nói: “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống.” Bấy giờ Đức Giê-su đáp: “Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn thế nào, sẽ được như vậy.” Từ giờ đó, con gái bà được khỏi bệnh.

  •    *       *       *        *

“Đàn rơi phiếm rũ, sầu mưa gió,”

“Nguyệt khuất mây mờ, lạnh khói sương”

(dẫn từ thơ Nhật Hồng Nguyễn Thanh Vân)

Mai Tá lược dịch. 

Sầu mưa gió. Lạnh khói sương. Có thể, đó là cảnh tình của người đời. Đàn rơi phiếm rũ. Nguyệt khuất mây mờ. Nhưng, cũng chưa hẳn là tình tự của người trong Đạo, bấy lâu nay.

Tình tự nhà Đạo, nay thánh Mát-thêu kể về nữ phụ xứ Canaan gặp Chúa, rất cảm kích mới có lời xin. Xứ Canaan, có thủ phủ Ty-a và Si-đôn là đất miền cận duyên, bên bờ Địa Trung Hải. Hai thị trấn cách đất liền đến 80 cây số, phía Nam Phênixia. Hôm nay, thánh sử kể về các sinh hoạt khác thường của Chúa, ngoài đất nước Do thái, ở xứ Canaan.

Về sinh hoạt Chúa làm, ngoài xứ miền Do thái, thánh sử kể cũng khá nhiều. Nhưng, không nói lý do tại sao Chúa đi xa như thế. Có thể, Chúa đã mệt vì đường xa xứ lạ, thế mà khi nữ phụ xa lạ lại đón Chúa vào thôn làng. Cũng có thể, luận cứ ở truyện kể còn quan yếu hơn chi tiết địa dư, khoảng cách.

Trình thuật nay là truyện kể nữ phụ “ngoài Đạo” và con gái bà lâm bệnh. Đúng ra là, mẹ con bà sinh sống ở xứ miền Phênixia. Với người Trung Đông, Canaan là một trong những địa danh có tên rất xấu, gồm toàn những người lạ kỳ, về nhiều thứ ít thấy trong Thánh Kinh.

Nói gì thì nói, nữ phụ Canaan đây, thuộc lớp người ngoài Đạo, là người dưng khách lạ mà lại được Chúa đón nhận như người trong cuộc. Bởi thế nên, luận điểm đề cập nơi trình thuật hôm nay là để nhấn mạnh lối hành xử rất nhân lành hầu đón nhận người ngoài vào với cộng đoàn Hội thánh mình.

Trình thuật, nay nhấn mạnh khuynh hướng gọi họ bằng những tên rất xấu, để loại bỏ. Loại và bỏ, như người thời nay khi nói đến dân con Ả Rập/Hồi giáo, người người có thói quen chụp lên người họ bằng những mũ chụp thiếu thanh tao/lịch sự, như: dân Rệp hoặc đám Hồi giáo khủng bố. Và, trình thuật nay cũng nói đến cung cách Chúa dung nạp những người mang tai tiếng, xấu đến như thế.

Mặt khác, nữ phụ này lại có người con vướng mắc một thứ tật bệnh mà người thời ấy gọi là “quỷ tha ma bắt” khiến bà phải gào thét đến cuồng điên, cốt để Đức Chúa Nhân Hiền nghe biết đến với bà, để chữa trị cho con gái bà. Ngài có chữa kẻ ngoài Đạo mắc chứng dơ bẩn hay không, đó mới là vấn đề. Và, dân thường thời bấy giờ vẫn còn thắc mắc.

Kể ra, thì nữ phụ Canaan dù ngoài Đạo, nhưng đã tin Đức Kitô, nên bà gọi Ngài là “Con Vua Đavít“. Với thánh Mát-thêu, bà là người đầu tiên trong kinh thánh, dám tuyên xưng Ngài là Chúa, bằng miệng lưỡi. Chính bà là người dùng lời khẩn cầu phụng vụ và thánh vịnh của các đấng bậc từng tuyên tín vào Đức Kitô, như lời kinh phụng vụ lâu nay vẫn nhắc: “Xin Chúa thương xót chúng tôi.”, một lời kinh bằng tiếng Hy Lạp, rất “Kyrie eleison”, trong thánh lễ. Bà còn bái gối lạy quỳ trước mặt Ngài, một động thái khẩn nài ít thấy nơi người Do thái, khi nhắc nhớ điều gì với Giavê Thiên Chúa.

Nói rõ hơn, nữ phụ ngoài Đạo đã van xin Chúa một ân huệ, rất khó thực hiện: là, xin Ngài vượt lằn ranh thói tục luôn chê bai kẻ hạ cấp/thấp hèn như mẹ/con bà, những kẻ bị đào thải khỏi mọi chọn lựa trở nên dân riêng của Giavê. Bà xin Ngài thực hiện điều mà Giavê Đức Chúa không có chọn lựa nào khác ngoài việc đưa toàn thể mọi người về với tình thương. Cả khi đồ đệ Ngài bày tỏ: “Hãy bảo bà ấy đi đi, đừng đến mà làm phiền Thày.”

Nơi trình thuật, chừng như Đức Giêsu đã thách thức lời kêu cầu của nữ phụ bằng lời từ chối. Đây là việc ít thấy ở Tin Mừng, mà các thánh vẫn ghi. Bởi lẽ, kinh nghiệm cho thấy, hễ ai kêu cầu Chúa điều gì, Ngài vẫn đáp ứng bằng đáp ứng trọn vẹn cho người ấy.

Trường hợp ở đây, không giống thế. Ngài không ứng đáp lời kêu cầu của nữ nhân ngoại Đạo là bởi vì Chúa Cha gửi Ngài đến với dân con được chọn thôi. Sứ vụ Ngài thực viện, chỉ dành cho dân con người Do thái, rất đích thực. Chính vì thế, mà người đọc mới nghe thấy những câu so sánh cũng khá lạ:“Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con (ở ngoài).”(Mt 15: 26). Bằng vào lời này, ta thấy người Do thái xưa vẫn coi dân “ngoài Đạo”, rất thấp hèn. Thách thức ở đây, còn có nghĩa: Chúa phản ứng như người Do thái bình thường sống theo luật, không để lời nài van từ ngoài, áp lực Ngài hành xử ngoài ý định của Cha.

Nhưng, nữ phụ Canaan vẫn thưa:”Đúng thế, thưa Ngài, nhưng lũ chó con cũng được hưởng vụn bánh trên bàn chủ, rơi xuống.” (Mt 15: 27) Điều mà bà goá xứ Canaan muốn nói đến, là: loài chó nuôi trong nhà, tuy chạy rong ngoài đường, nhưng cũng được hưởng ơn lành như thú đã thuần hoá. Tức, phải được hưởng công bằng cần thiết. Bên tiếng Hy Lạp, mỗi khi nói đến loài chó nuôi, là nói đến gia súc sống gần gũi với chủ, do đó ít nhiều cũng được đối xử như người nhà, gần chủ nhà. Tức, cũng có chỗ đứng/ngồi gần bàn tiệc, dù dưới gầm. Và đây là trọng điểm mà vấn đề trình thuật đặt ra.

Ngay đó, Chúa thay đổi cung cách Ngài đối thoại bằng ngợi khen niềm tin của người đàn bà. Trình thuật không nói rõ đó có là niềm tin vào Ngài, vào Chúa hay không. Nhưng, nữ phụ Canaan lại đã chứng tỏ rằng bà vẫn là bản vị hiện hữu cần được đối xử như người trong cuộc. Xem thế thì, qua việc khen ngợi niềm tin của bà goá, Chúa muốn bảo cho mọi người biết: nữ phụ “ngoài luồng” này, nay đã là người trong cuộc. Tức, đã có trọng trách khiến cho người dưng khách lạ thấy được sự công bằng cần có như khi đối xử với người trong Đạo. Tức, cần dân con trong Đạo yêu thương, đón nhận họ để họ trở nên thành viên Hội thánh, như mọi bản vị biết thương yêu nhân hiền, cởi mở.

Cũng có thể, thánh Mát-thêu đã ghi lại tâm tình của Chúa muốn nói đến các chủ thể lâu nay vẫn bị coi rẻ như loài chó, cốt để thử thách niềm tin, thôi. Kịp khi nữ phụ Canaan sẵn sàng chấp nhận thân phận thấp hèn lâu nay của mình, bị đối xử tồi tệ như loài thú, nhưng vẫn muốn được yêu thương/trọng đãi như người nhà. Bởi, loài chó lâu nay vẫn được coi là gia súc rất trung thành với chủ mình. Vậy thì, loài gia súc đã thuần hoá, có thuỷ chung với người trong nhà, hay không? Nữ giới trong cuộc, có được đối xử đồng đều như nam nhân không? Có được yêu thương kính trọng không thua kém nam nhân không?

Đó là qui cách mà nữ phụ Canaan dùng đến, cốt để thuyết phục Chúa. Chính bà là người dám bộc lộ với Chúa tâm trạng của người “ngoài Đạo”. Và, kêu cầu của bà, chính ra là để mọi người trong Đạo nên coi lại mà đối xử bà ngang bằng như người trong Đạo, một khi dân con của Chúa tin vào tình thương và sự lương thiện. Đây còn nói lên một đặc trưng yêu thương là không bao hàm yếu tố “lằn ranh/biên giới”, trong với ngoài!

Ngay đến ý định của Chúa Cha khi chọn lựa con dân trong hoặc ngoài Đạo để cứu rỗi, giống như thế. Chúa có tự do thực hiện việc chữa lành cho bất cứ ai, kể cả những người trong hay ngoài Đạo. Họ vẫn là những hữu thể, cũng tử tế, ngang bằng nhau. Và, họ cởi mở, ăn ở phải phép hệt như nhau. Lời nài van của nữ phụ, tuy không nói rõ, nhưng đã chứng minh được điều đó. Và, kết quả là: Chúa đã ban cho bà những gì bà khẩn nài. Con gái bà được chữa lành. Vậy, ý của trình thuật thánh sử muốn nhấn mạnh, là: hãy coi khách lạ người dưng, như người nhà vậy.

Điều khác nữa, là: thông thường thì, loài thú ít được nhắc đến ở Tin Mừng. Nhưng, khi đã được nhắc nhở, chúng đều có tên. Ta biết được tên loài thú vào hôm kiệu lá, lễ Vượt Qua, là: chú lừa. Và, loài thú được nói đến, khi thánh Phêrô chối bỏ Thầy mình, là gà trống. Ngoài ra, còn có: chiên lạc, dê hiền, đàn heo sạch vv…

Có vị giáo lý viên nọ người Pháp, vẫn quen thói đặt tên cho một số loài thú được nhắc đến ở Tin Mừng, như: chú lừa vào lễ Vượt Qua gọi là: lừa Placiđô. Gà trống hôm thánh Phêrô chối Chúa, là gà “Archibald”, vv… Còn chó nuôi trong nhà, ở trình thuật hôm nay, nên đặt tên gì đây?

Còn một điều cần kể thêm, là: ở trình thuật các thánh ghi, bất cứ ai được Chúa chữa lành, đều đã trở thành đồ đệ đắc lực, quyết theo chân Ngài, mà rao giảng. Con gái nữ phụ xứ Canaan đây, có làm những việc như thế không?

Tựu trung thì, bài học mà thánh Mátthêu để lại nơi người đọc hôm nay, là: khi nghe ai đó gọi người Ả Rập bằng những tên rất xấu, như “dân Rệp”, hoặc “bọn Hồi giáo chuyên khủng bố”, vv… thiết tưởng người nghe/đọc Tin Mừng cũng nên liên tưởng đến chú chó vẫn nằm chực dưới gầm bần của chủ, để được hưởng ơn mưa móc của người trong nhà. Suy cho cùng, thì: loài chó nuôi trong/ngoài nhà, vẫn là gia súc được yêu thương, nể trọng. Không phải vì chúng sở hữu đặc tính trung thành với chủ. Mà, vì chúng được coi như thành viên như người nhà không là người dưng nước lã, nữa.

Sở dĩ Đức Giêsu là Đấng chữa lành mọi người, trong ngoài nhà Israel, vì Ngài là Đấng Nhân Hiền trong cuộc rất cao cả. Học được bài học quý giá rút tỉa từ trình thuật hôm nay, hẳn người nghe/đọc, sẽ quyết tâm noi gương lành của Chúa mà xử thế, xử giống như Ngài vẫn dạy.

Với tâm tình đó, cũng nên ngâm nga lời ca mà người nghệ sĩ trích dẫn ở trên, từng bộc bạch:

“Gương hờn tủi phận, vùi son phấn,

Lược trách buồn duyên, lỡ đá vàng!

Hương sắc đắm chìm, thân mệnh bạc,

Thương lòng xót liễu, rụng đài trang!”

(Nhật Hồng Nguyễn Thanh Vân – Thương Tiếc)

Thương và tiếc, không chỉ “xót liễu, rụng đài trang” thôi, mà còn “trách buồn duyên, lỡ đá vàng”. Trách và thương, những ai vẫn cứ coi dân “ngoài luồng” như chú chó chạy ngoài đường, không thương tiếc. Mà quên rằng, Chúa vẫn tiếc và thương hết mọi người, mọi loài, vào mọi thời.

Lm Kevin O’Shea CSsR biên-soạn –  

Mai Tá lược dịch. 

Là người khôn ngoan, trước khi nói chuyện hãy dùng “ba cái sàng” này để lọc lại

Là người khôn ngoan, trước khi nói chuyện hãy dùng “ba cái sàng” này để lọc lại.

Lời đồn đại còn đáng sợ hơn dao kiếm, nó có thể làm sát thương người khác một cách vô hình…

Có một lần, một người bạn của Socrates vội vàng chạy tới tìm anh ta, cậu bạn này vừa thở vừa cao hứng nói:

“Mình nói với cậu chuyện này, đảm bảo là ngoài sức tưởng tượng của cậu”.

“Chờ chút!” Socrates vội vã ngăn cậu ta lại và nói:

“Những lời mà cậu định nói với mình, cậu đã dùng ba “cái sàng” để lọc qua chưa?”

Lời đồn đại còn đáng sợ hơn dao kiếm, nó có thể làm sát thương người khác một cách vô hình. Người đồn đại những tin đồn không có thật chẳng khác nào đang vui vẻ trên nỗi thống khổ của người khác.

Anh bạn của Socrates với vẻ mặt không hiểu, lặng im và lắc đầu.

Socrates nói: “Lúc mà cậu muốn nói cho người khác một việc gì đó, ít nhất cũng nên dùng ba “cái sàng” lọc qua một lượt. Cái thứ nhất gọi là chân thật, cậu phải xem xem chuyện mà cậu muốn nói cho người khác có đúng sự thật không?”

Anh bạn tiếp lời: “Mình là nghe được trên đường đi tới đây, mọi người đều nói như vậy chứ mình cũng không biết là có đúng sự thật không.”

Socrates lại nói tiếp: “Vậy thì nên dùng “cái sàng” thứ hai của cậu để kiểm tra đi, nếu như nó không phải là sự thật, thì ít nhất cũng là có thiện ý chứ? Chuyện mà cậu muốn kể với mình có phải là có thiện ý không?”

Anh bạn nghĩ nghĩ một chút rồi nói: “Không có, thậm chí còn ngược lại nữa”, người bạn này nói xong dường như anh ta cảm thấy chút xấu hổ liền cúi mặt xuống đất.

Socrates không ngần ngại mà nói tiếp: “Vậy thì chúng ta lại dùng cái sàng thứ ba xem thử xem, việc mà cậu vội vã để nói cho mình biết có phải là việc quan trọng không?’

“Cũng không phải là quan trọng!”

“Một việc không quan trọng mà lại không xuất ra từ thiện ý, hơn nữa cậu còn không biết có phải là sự thật không, thế thì cậu cần gì phải nói ra? Nói ra cũng chỉ tạo thành phức tạp cho hai người chúng ta mà thôi.”

Socrates cũng từng nói: “Đừng nghe và tin vào lời nói của những người bàn luận thị phi hay là người gièm pha, phỉ báng. Bởi vì lời mà họ nói cho bạn không phải là xuất từ thiện ý, họ đã vạch trần việc riêng tư của người khác thì đương nhiên cũng sẽ làm như vậy với bạn.”

Vì vậy, mọi người trước khi muốn nói ra một chuyện gì đó hãy dùng ba cái sàng để lọc một lượt, không làm người đầu tiên đưa đẩy thị phi thì đương nhiên cũng đừng để bị người khác lợi dụng làm người truyền bá thị phi.

Lời đồn đại còn đáng sợ hơn dao kiếm, nó có thể làm sát thương người khác một cách vô hình. Người đồn đại những tin đồn không có thật chẳng khác nào đang vui vẻ trên nỗi thống khổ của người khác.

Nói chuyện sẽ phản ánh trí tuệ của một người, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta hãy thận trọng từ lời nói đến việc làm nhé!

Sưu Tầm.

Tấn công khủng bố bằng xe ở Barcelona, 13 chết, 50 bị thương

Tấn công khủng bố bằng xe ở Barcelona, 13 chết, 50 bị thương

Cảnh sát mang người bị thương đi cấp cứu. (Hình: AP Photo/Oriol Duran)

BARCELONA, Tây Ban Nha (NV) – Một chiếc xe van màu trắng, chạy tốc độ nhanh, phóng lên lề đường tại khu lịch sử Las Ramblas, Barcelona, Tây Ban Nha, hôm Thứ Năm, làm ít nhất 13 người chết và 50 người bị thương, CNN trích nguồn tin chính phủ Tây Ban Nha cho biết.

Cảnh sát Tây Ban Nha gọi đây là tấn công khủng bố.

Một tài xế taxi, tên là Oscar Cano, chứng kiến vụ tấn công và kể với đài truyền hình TV3 là chiếc xe van chạy nhanh, phóng lên lề đường bên này rồi phóng qua lề đường bên kia.

Màn ảnh đài truyền hình CNN cho thấy, cảnh sát được điều động tới khu vực để truy lùng nghi can.

CNN cũng cho biết, cảnh sát bắt được hai nghi can, và có thể còn nghi can khác nữa đang lẩn trốn.

Hiện tại, cảnh sát phong tỏa khu vực, yêu cầu các cửa hàng và trạm xe điện xung quanh khu vực đóng cửa.

Cảnh sát cũng yêu cầu mọi người tránh xa khu vực. Trong khi đó, một trực thăng quần trên bầu trời.

Cảnh sát vùng Catalan tweet ra cho biết “có nhiều người chết và bị thương,” nhưng không đưa ra con số cụ thể.

Nhật báo La Vanguardia ở Barcelona nói có một người chết và 20 người bị thương.

Đài truyền hình RTVE đăng một tấm hình cho thấy, có ba người nằm dưới đất, đang được cảnh sát và những người khác giúp.

Các băng video khác cho thấy có năm người nằm trên đường, và nhiều người khác la lớn kêu gọi giúp đỡ.

Ngay lập tức, Tổng Thống Donald Trump của Mỹ tweet ra phản ứng của ông.

“Hoa Kỳ lên án cuộc tấn công khủng bố tại Barcelona, Tây Ban Nha, và sẽ làm tất cả những gì cần thiết để giúp đỡ. Hãy cứng rắn và mạnh mẽ hơn, chúng tôi thương các bạn,” nhà lãnh đạo Mỹ tweet.

Las Ramblas, một con đường có nhiều quày bán hàng và cửa tiệm nằm ngay trung tâm Barcelona, là một trong những nơi thu hút khách du lịch nhiều nhất.

Du khách có thể đi bộ trên lề đường rộng lớn, trong khi xe hơi chạy giữa đường, và có thể chạy cả hai hướng. (Đ.D.)

“Dù sống được bao nhiêu năm, Hãy vui hưởng những ngày của đời mình”

 “Dù sống được bao nhiêu năm, Hãy vui hưởng những ngày của đời mình”

Trẻ con thích được ăn mừng!

Đó chỉ là một từ ngữ hào nhoáng của từ vui chơi. Gia đình là phải có vui chơi. Gia đình nên là một nơi để vui chơi. Đây là một lỗi lầm lớn trong nhiều, rất nhiều gia đình nơi mà những bậc cha mẹ căn bản là tốt và biết coi sóc con cái của họ, nhưng họ không có đủ vui chơi. Họ qúa bận rộn. Sau khi tan sở họ đem về nhà một danh sách “những việc phải làm.” Tất cả những việc đó cần phải làm cho xong, và họ không có thì giờ để vui chơi.

Bạn chịu đựng với con cái của bạn hay bạn chịu chơi với chúng? Trẻ con thích được ăn mừng.

“Dù sống được bao nhiêu năm, Hãy vui hưởng những ngày của đời mình”

Khi các con của tôi ở tuổi đang lớn, chúng tôi có cái mà chúng tôi thích gọi là “Những Chuỵến Du Hành Huyền Bí Kỳ Diệu Của Bố.” Thỉnh thoảng, tôi thay đổi toàn bộ thời gian biểu và nói, “Hãy bỏ những thông lệ hằng ngày; chúng ta hãy chơi cho vui đi.” Tôi có lúc còn đánh thức tụi nhỏ dậy lúc nữa đêm, đem chúng lên xe và làm những việc táo bạo—vào đêm mà sáng ngày các cháu phải đi học! Nếu chúng phải mất một buổi học thì sao chớ? Chúng sẽ nhớ mãi đêm vui đó. Chúng sẽ nhớ mãi một buổi sáng khi tôi đánh thức chúng dậy thật sớm và cho chúng ăn những lát bánh mì mà tôi đã nhuộm màu xanh

Hãy vui chơi với các con của bạn! Hãy vui hưởng chúng! Không có một ngày ngoài thông lệ nào sẽ khiến cuộc sống của chúng thành công hay thất bại. Nhưng một sự kiện đặc biệt vui như điên dại sẽ làm nên một kỷ niệm mà các con của bạn sẽ  không bao giờ quên được

Nếu bạn không vui chơi và ăn mừng với các con ở trong gia đình, đừng ngạc nhiên khi chúng không muốn sống ở nhà. Nếu bạn không vui chơi với các con của bạn và thật sự vui hưởng chúng, đừng ngạc nhiên khi lớn lên chúng sẽ dọn ra ở riêng và sẽ không thường về thăm nhà.

Đừng chỉ thích nghi với con cái của bạn. Hãy thích thú chúng

Suy Gẫm/Thảo Luận:

– Điều nào quan trọng hơn đối với bạn: thời gian biểu của bạn hay bảo đảm cho con cái của bạn được vui chơi? Tại sao đôi khi chúng ta lại đặt thời gian biểu của chúng ta trước các con của mình?

– Trong tuần này bạn sẽ làm gì để vui chơi với các con của bạn?

– Bạn phải từ bỏ điều gì để có thể làm được điều đó?

Rick Warren