Cái lò ông Trọng

Cái lò ông Trọng

Trương Duy Nhất
 
Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam tại Hà Nội Ngày 28 tháng 01 năm 2016.

Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam tại Hà Nội Ngày 28 tháng 01 năm 2016.

 AFP
 
 

Một lão làng nhen củi nhóm lò

Ông Trọng miệt mài nhen củi nhóm lò 5 năm rồi, từ bận rút khăn sụt sùi bất lực không kỷ luật được “đồng chí X”. Khái niệm “nhóm lò”, được ông nhắc lần đầu, sau hội nghị trung ương 6 (2012).

Lặng lẽ, âm thầm, nín chịu. Đến đầu 2016 mới loại được Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng, cái lò ấy vẫn không nghe nhắc lại dù chỉ một lần. Nó chỉ được nhắc đến, và lửa lò chỉ thật sự bùng cháy mới đây, khi bắt Trịnh Xuân Thanh, Trầm Bê, và kỷ luật tước hàm Bộ chính trị Đinh La Thăng.

5 năm nhen củi. Cái lò ông Trọng đang vào độ nóng hơn lúc nào hết, như thể sẵn sàng thiêu đốt bất cứ “đồng chí” nào. Trước, ông sụt sùi, giờ ông hả hê, lời ông như lửa: củi khô củi ướt rồi sẽ chun hết, cháy hết!

Hẳn dễ hiểu, những thanh củi khác ông Trọng nhắm đến không chỉ dừng ở Trịnh Xuân Thanh, Trầm Bê, Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình, mà cái đích, mồi lửa đang lan gần, rất gần đến cánh cửa tư gia cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Diệt trừ tham nhũng, không ai không ủng hộ. Thậm chí, nếu tước được hàm cựu Thủ tướng và trước khi lôi X ra toà, tôi muốn được tận tay đấm vào giữa mặt thằng X ăn tàn vét tận ấy một phát mới hả dạ.

Nhóm lò thiêu X, tôi ủng hộ. Nhưng, để triệt tiêu những mầm mống hậu X, cần tiến tới xây dựng một cơ chế quản trị quốc gia thật sự minh bạch, dân chủ. Hay nói phớ ra là cải cách chính trị, thay đổi thể chế, nhen một cái “lò” thiêu đốt mớ “lý luận hồng” chết tiệt ấy đi.

Đấy mới là cái “lò” quốc gia này, dân tộc này cần.

Chổng mông thổi lửa

Quản trị quốc gia, không phải túc tắc ê a nhóm củi như cái cách một lão làng đốt lò vậy.

Nhân loại đã tiến đến mức chỉ một nút ấn, trong tích tắc có thể thiêu vùi một lãnh thổ/quốc gia. Ông Trọng nhà ta lại vẫn miệt mài nhóm củi đốt lò. Cái lò than củi mông muội chết tiệt, với tư duy chổng mông thổi lửa ấy sẽ kéo dân tộc thụt lùi tới đâu?

Với thứ tư duy lò liếc ấy, thì diệt xong X, sẽ đến phiên chính các “đồng chí” đang nhóm củi bây giờ biến thành những thế hệ hậu X nay mai. Những cái lò, rồi sẽ chỉ trở thành công cụ để thiêu đốt các thế lực đối thủ của các “đồng chí” Cộng sản với nhau, chứ không vì mục tiêu cho lợi ích quốc gia, dân tộc.

Ông Trọng, dường như mới chỉ nhìn ra nguy cơ cho đảng, cho chính ông và các “đồng chí” của mình, chứ chưa nhìn ra nguy cơ cho quốc gia, dân tộc. Trong cuộc tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ, Hà Nội hôm 6/8, sau khi ví von lại chuyện cái “lò”, ông bảo: “tham nhũng đã bức xúc đến mức thành nguy cơ mất chế độ, mất đảng”.
Nhìn trong cái lò diệt thiêu các “đồng chí” của ông thì đúng. Nhưng trên bình diện lợi ích quốc gia, dân tộc thì ông vẫn chưa vượt qua tư duy một giáo viên trường đảng.

Mất đảng (Cộng sản), sẽ có nhiều đảng khác. Mất chế độ này, sẽ có một chế độ khác dân chủ, tiến bộ hơn. Vì thế, nguy cơ của đảng lại chính là cơ hội cho quốc gia, dân tộc.

Cái “lò” cần nhen lúc này là để cứu nước, chứ không phải cứu đảng.

Tôi biết, ông Trọng muốn làm sạch đảng. Cái lò ông muốn nhen lên, cũng vì mục tiêu này. Trong khi chưa mất đảng, cái đảng của ông chưa chết, thì thiêu đốt những rác rưởi cho đảng sạch hơn là đúng. Nhưng đấy chỉ là cho đảng, vì đảng. Nếu thật sự biết nhìn, dám nhìn ra lợi ích và sự sống còn của quốc gia, dân tộc lớn hơn lợi ích và sự sống còn của đảng, thì có thể phải chấp nhận mất đảng để cứu nước – tại sao không?

6 Nguyên Tắc Xử Thế của Cổ Nhân

  6 Nguyên Tắc Xử Thế của Cổ Nhân

 Thuật xử thế của người xưa – Chìa khóa của sự khôn ngoan

Thuật xử thế – cánh cửa dẫn tới sự khôn ngoan và thành công trong quan hệ con người. Dưới đây là 6 nguyên tắc xử thế của cổ nhân được đúc kết qua một thời gian rất dài.

Những chủ đề bàn luận về thuật xử thế có lẽ không còn xa lạ và mới mẻ. Khi quan hệ giữa người và người càng mở rộng thì nghệ thuật xử thế càng cần kíp hơn bao giờ hết. 

Dưới đây là 6 nguyên tắc xử thế của cổ nhân được đúc kết qua một thời gian rất dài.

Khi kiên trì ứng dụng những nguyên tắc này, bạn có thể trở nên một người khéo léo, thành công, đáng quí trọng hoặc ít nhất cũng tránh cho mình khỏi những oái oăm không ngờ đến trong giao tế hằng ngày.

  1. Kiềm chế lòng tự ái cá nhân

Giữa chốn ba quân có thể đoạt được soái ấn nhưng không thể đạt được chí kẻ thất phu.

Con người dù tầm thường đến đâu thì bao giờ cũng có suy nghĩ bản thân mình quan trọng. Đó chính là  cái tôi trong mỗi người. Lòng tự ái là nguồn gốc cho rất nhiều chuyện đắng cay đáng tiếc. Trong các cái khổ, cái khổ do lòng tự ái gây ra là khó chịu uất ức hơn hết.

Khuất Nguyên người nước Sở luôn nghĩ rằng: “Đời đục cả, một mình ta trong; người say cả, một mình ta tỉnh… Bởi vậy, ta phải bị bỏ đi…”

Đó không riêng là tâm sự của Khuất Nguyên mà là tâm sự chung của con người. Khi mà mình luôn muốn cho người ta phải nghe theo ý mình mới chịu. Tại sao ta không để cho người ta theo ý họ? Cho họ cái họ muốn một cách thật tế nhị, và bạn sẽ thu phục được lòng họ.

Đừng công kích, đừng nói mỉa, đừng mạt sát ai, … đừng chạm vào tự ái của người khác nếu bạn muốn họ nghe theo ý bạn. Hơn nữa, thiện cảm đầu tiên bạn tạo được với người khác cũng chính là chìa khóa thành công sau này.

Đúng sai là một lẽ tương quan. Họ nghĩ họ đúng, mình cũng vậy, nếu cứ tiếp tục cãi thì khó được ổn thỏa. Chi bằng ta im lặng và để hành động cùng thời gian chứng minh tất cả.

  1. Chữ Lễ

Ẩn ác dương thiện. Cái gì không muốn làm cho mình thì đừng làm cho người khác.

“Tuy làm cho người ta đuối lý ngậm miệng, đỏ mặt tía tai, mình hả dạ thật, nhưng đó là người nông nổi, khắt khe…” – Lữ Khôn

Lễ là nhún nhường, đặt cái tôi của mình sau người khác. Như thế không phải là giả dối làm lợi cá nhân. Lễ là tránh đau khổ cho người khác bằng cách hi sinh mình. Không chạm tự ái của ai. Che đi cái xấu, cái dở và tuyên dương cái hay cái đẹp của người khác. Một người rộng lượng không ích kỉ sẽ làm được như thế, một cách vô tư.

Đối với người thấp kém hơn mình người khác dễ sinh lòng tự phụ, kiêu căng. Nhưng họ không ngờ chính sự kiêu căng, tự phụ ấy đã làm hại tới chính mình. Gieo rắc vào lòng người sự căm ghét và thù hận. Một số người còn lãnh nhận hậu quả tàn khốc bởi bị trả thù.

Vậy mới biết mình đừng bao giờ để ngạo khí trấn át. Những thói kiêu căng, biếm lẽ thường chỉ xuất hiện ở loại người không đạt chí. Người ta càng thấp kém càng có tâm cảm tự ti, đó là nguồn gốc sinh ra thù hận với người hơn mình. Đừng để điều đó hủy hoại bạn. 

Đối với người trên mình phải kính trọng, đối với người dưới càng phải khiêm nhường là vậy.

  1. Đừng cậy tài

Khôn mà làm như ngu ngốc, đó mới thật là khôn.

Dương Tu bị Tào Tháo giết bỏ chính vì thói làm khôn, tỏ ra của mình. Dương Tu là người thông minh tài trí, luôn đoán biết được ý định của Tào Tháo. Lần nào Tào ra ẩn ý ông cũng đều giải quyết được. Điều này làm Tào Tháo vô cùng căm ghét, cho là thói ngạo mạn, làm khôn. Cuối cùng không kìm được mà xử tử.

Người thông minh tỏ ra thông minh đó là thường. Người thông minh có tài mà luôn tỏ ra bình thường, ẩn lặng là một người vô cùng khôn khéo. Đó chính là bí quyết tránh cho mình khỏi tai vạ. Họ không bao giờ làm cao, nhưng luôn nhún nhường. Âm thầm đem tài năng ra cống hiến, âm thầm sống không màn uy danh. Đó là cốt cách của kẻ hơn người.

  1. Chuyện ơn nghĩa

Ân càng thâm oán càng sâu

Hàn Tín khi xưa bị Hán Vương bêu đầu cũng vì thói vòi vĩnh, nhắc ơn. Hàn Tín là một tướng giỏi, lập được nhiều công trạng cho triều Hán. Nhưng thói xử thế của ông rất ngây thơ, nghĩ rằng mình lập được nhiều chiến tích nên hết lần này đến lần khác đòi hỏi phong vương, bổng lộc, làm cao, chạm tới tự ái đế vương của vua Hán. Hán Vương nhiều lần nhịn nhục, Hàn Tín không hay vẫn làm cao, nghĩ rằng Hán không phụ mình vì mình tài giỏi, lập nhiều chiến công.

Chính sự ngây thơ đó đã đoạt mạng Hàn Tín.

Trong giao thiệp, người ta quí trọng nhất bao giờ cũng là người thật thà, dễ thương, gần họ bạn thấy mình cao trọng hơn hẳn.

Người ta lấy oán báo ân chính là muốn rũ bỏ cái ơn sâu của người làm ơn. Không muốn mắc nợ nên cuối cùng bội phản. Nghịch lý nhưng đúng như vậy.

Nếu được hãy làm ơn, rồi quên hẳn nó đi. Đừng nhắc lại.

  1. Đạo cương nhu

Nhu thắng cương, nhược thắng cường

Tô Đông Pha có câu: “Những bậc đại dũng trong trời đất thình lình gặp những việc phi thường không kinh, vô cố bị những điều ngang trái cũng không giận. Đó là nhờ chỗ hoài bão họ rất lớn và chỗ lập chí họ rất xa.”

Nhịn được điều người khác không thể nhịn, tha thứ được điều người khác không thể tha, phải là một người bao dung hơn người, hiểu biết hơn người, điềm tĩnh hơn người mới làm được.

Người ở trong thế yếu nuôi ý chí lật ngược thế cờ mà không có đủ dũng lực chịu những điều mạt sát, khinh thị thì không thể làm nên chuyện lớn.

Điềm tĩnh, nhịn nhục không phải là nhu nhược. Mà thực sự đó chính là sự oai dũng đệ nhất. Dùng “Nhu” thắng “Cương” chỉ có người điềm tĩnh lắm mới làm được. Và thành quả mà nó mang lại cũng ngoài sức tưởng tượng như thế.

Trong thuật xử thế, cái hàng đầu là phải Biết mình.

  1. Biết là sống

Khôn, chết. Dại, chết. Biết…sống

Người thông minh, hiểu biết sâu sắc nhất luôn biết tỏ ra giản dị, thường thường. Không phải nói rằng mình trở thành người ngu ngốc, thờ ơ thế sự, mà nói rằng mình biết tiết chế điều hiểu biết của mình vì chỉ có người thật thông minh mới biết lúc nào nên làm như người ngây thơ mà thôi.

Biết lúc khôn, biết lúc dại, biết thời biết thế. Nói chung là biết rõ thời.

Biết ở đây là biết tùy lúc mà ứng biến cho hợp tình huống. Nếu chỉ khư khư một mực thì rất dễ hỏng việc.

Con cọp muốn làm khác loài, bỏ rừng ra đồng bằng thì chết. Người ta đều khờ dại mà mình muốn tỏ ra khôn lanh để khác biệt thì biết đâu lại mang họa tới.

Enstein từng nói: “Dấu hiệu nhận biết thiên tài là tất cả những đứa ngu đều đứng lên chống báng.” Câu nói hài hước, nhưng đúng.

Tóm lại: Đây là 6 nguyên tắc đơn giản mà không hề giản đơn người xưa đã đúc rút ra được để biến mình trở thành người toàn năng trong giao thiệp. Tuy khó làm, nhưng nếu thành công, thì kết quả đem lại không hề nhỏ. Nếu bạn bắt gặp mình phạm phải những nguyên tắc trên, thì giờ là lúc bạn thay đổi.

From: hnkimnga & Anh chị  Thụ + Mai gởi

Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc – EVN: Mối quan hệ đáng ngờ

 Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc – EVN: Mối quan hệ đáng ngờ

Phạm Chí Dũng

Tới giờ phút này, đã có thể kết luận rằng có một mối quan hệ đáng ngờ, rất đáng ngờ giữa chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN).

Bản đề án dung dưỡng độc quyền

Vào cuối Tháng Sáu vừa qua, ông Phúc đã ký phê duyệt đề án tái cơ cấu EVN nhưng lại không có bất cứ một cải cách nào để xóa bỏ vai trò độc quyền tàn hại dân sinh của tập đoàn mà báo chí quốc tế đặt cho biệt hiệu “cậu ấm hư hỏng” này.

Trong đề án trên, EVN vẫn nắm 100% vốn ở các khâu truyền tải, phân phối mà không hề có một chút hơi hướng nào về điều mà giới quan chức hay phủ dụ là “hướng đến thị trường điện cạnh tranh.”

Cũng trong đề án trên, nhiều doanh nghiệp tham gia khâu phát điện nhưng chỉ có một đầu mối EVN mua điện và bán điện. Mặt khác, theo quyết định của chính phủ thì nhà nước nắm 100% vốn ở công ty này, như vậy tư nhân không hề có cơ hội để tham gia…

Lịch sử độc quyền kinh doanh lại hết sức môi-răng với thâm niên độc tài chính trị.

Từ nhiều năm qua, EVN đã tạo dựng được một bảng thành tích “nối giáo cho giặc” khi mua điện từ các doanh nghiệp Trung Quốc với giá gấp đến ba lần mức thông thường của doanh nghiệp Việt Nam. Thậm chí, EVN mua điện của Trung Quốc với giá cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào, vin vào lý do vì hợp đồng mua điện với Trung Quốc được ký từ năm 2005 và chính thức mua điện từ 2009.

Thái độ kinh doanh bất chấp này đã bất chấp một thực tế là càng về sau này, nguồn điện trong nước được tăng cường nhiều hơn, nhiều nhà máy điện ngoài EVN chưa huy động hết công suất, có thời điểm điện dư thừa, giá lại rẻ hơn nhiều giá điện Trung Quốc bán cho Việt Nam.

Những năm 2007-2009, EVN cũng là tác nhân gây ra khoản lỗ khủng khiếp lên đến 30,000 tỷ đồng khi đầu tư trái ngành vào bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm. Các nhà máy thủy điện của EVN còn xả lũ lên đầu dân chúng vào năm 2013 mà gây ra đến hơn 50 cái chết của dân nghèo… Nhưng tất cả những tội ác đó đã không bị một cấp nào giải quyết.

Không những không giải quyết mà còn bao che. Năm 2016, cú xả lũ của thủy điện Hố Hô đã giết sống hơn 20 người dân Hương Khê ở Hà Tĩnh, rốt cuộc đã được Thủ Tướng Phúc cho “chìm xuồng.” Đây là một trong những bằng chứng sống động nhất, lộ diện nhất và tàn nhẫn nhất từ một chính phủ vẫn đang tự tôn “liêm chính, kiến tạo, hành động,” ở ngay dải đất miền Trung cùng cực của ông Nguyễn Xuân Phúc.

Chính phủ “tiếp tay” cho “cá mập”

Dung dưỡng độc quyền đã “nối giáo” cho chuyên chế tăng giá điện.

Ngay sau đề án tái cơ cấu EVN được Thủ Tướng Phúc ký phê duyệt, nỗi lo sợ thường trực của nhân dân đã biến thành sự thật khi cũng chính thủ tướng này lại ký tiếp quyết định số 24/2017, thay thế quyết định số 69/2013 về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, áp dụng cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực và sử dụng điện, có hiệu lực từ ngày 15 Tháng Tám, 2017.

Quyết định trên cho phép EVN được tự quyết tăng giá điện hai lần mỗi năm với mức từ 3% đến dưới 5%, Bộ Công Thương được quyết tăng giá điện từ 5% đến 10%.

Nhóm lợi ích điện lực chỉ cần có thế!

Cùng với Bộ Công Thương là cơ quan chủ quản của “cá mập” EVN, sự nghiệp “lobby tăng giá” của EVN đã thành công bước đầu.

Có thể không cần đến trường hợp phải tăng giá điện trên 10% mà do đó Bộ Công Thương phải xin ý kiến chính phủ, vì đối với nhóm lợi ích EVN và Bộ Công Thương mà từ rất lâu rồi người ta vẫn ví là “nhóm cá mập” hay “bạch tuộc,” chỉ cần được chính phủ bật đèn xanh tăng giá điện và tăng vài chục phần trăm mỗi năm đã đã đủ để “bù giá vào dân.”

Theo đó và trong trường hợp “nhân đạo” nhất, EVN sẽ được quyền tự quyết định tăng giá diện dưới 5% và được tăng hai lần một năm, nghĩa là giá điện ngay trong năm 2017 sẽ tăng khoảng gần 10%.

Còn kém “nhân đạo” hơn, không phải EVN mà chính là Bộ Công Thương sẽ “trảm” dân. Nối tiếp truyền thống “đi đêm” và “bảo kê” từ thời Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng, đương kim Bộ Trưởng Trần Tuấn Anh của bộ này – nhân vật suýt thành công với người anh em cọc chèo Lê Phước Vũ trong dự án Thép Hoa Sen-Cà Ná ở Ninh Thuận, sẽ có hai lần tăng giá điện trong năm với biên độ gần 10%/lần, để “kết quả dân chúng” bằng tỷ lệ tăng cả năm lên đến gần 20%!

Quyết định tăng giá điện mà Thủ Tướng Phúc vừa ký lại xảy ra trong bối cảnh một khoản nợ khổng lồ lên đến $9.3 tỷ của EVN vừa được báo cáo. Chi tiết cần đặc tả không kém là vốn vay của EVN phần lớn là nợ vay được chính phủ bảo lãnh.

Nhưng $9.3 tỷ chưa phải hết. Kết luận của hãng kiểm toán Delotte Việt Nam, đơn vị kiểm toán cho EVN đã nhấn mạnh: Tổng nợ phải trả của tập đoàn này đã lên đến xấp xỉ 487 ngàn tỷ đồng, tăng 7.1% so với cùng kỳ năm 2015.

Chỉ mới vào năm 2015, một quan chức cao cấp của ngành công thương đã phải tán thán rằng nếu không cho tăng giá điện, EVN sẽ có nguy cơ bị… phá sản.

EVN lại là một tác nhân gây “nợ máu” cho tuyệt đại đa số dân chúng Việt Nam bởi “thú tính” tăng giá điện bất chấp dân sinh. Chỉ riêng năm 2015, giá điện bình quân đã tăng gần 13%, khiến doanh thu của tập đoàn tăng đến 18.5% so với năm 2014, giúp cho doanh nghiệp này giảm được một phần lỗ của mình.

Nếu lấy lợi nhuận trước thuế năm 2016 của EVN vào khoảng 5,000 tỷ đồng để tính mức bình quân cho các năm, để trả hết nợ hiện thời, EVN sẽ phải liên tục tăng giá điện như thiêu thân hàng trăm năm nữa!

Tương lai nổi loạn?

Một lối thoát đơn giản nhất để chính phủ không phải gánh núi nợ của EVN là xóa bỏ cơ chế độc quyền của tập đoàn này, cổ phần hóa triệt để EVN, cho các doanh nghiệp điện khác tham gia vào thị trường bán lẻ, thậm chí quyết định cho EVN được phá sản nếu tập đoàn này không bảo đảm cân đối tài chính.

Nhưng thay vì chấp nhận để EVN rời xa môi trường độc quyền hay chịu phá sản, chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc lại đang thể hiện sự ưu ái một cách kỳ lạ với “cậu ấm hư hỏng,” để khó có thể hiểu khác hơn là đang có những cú “đi đêm” với nhau.

Song cơ chế tăng giá điện lại ập đến trong bối cảnh nền kinh tế vẫn tiếp tục suy thoái và đang lao đến khủng hoảng, một bộ phận lớn trong dân chúng đang cạn nhanh túi tiền, thậm chí một số gia đình đang cạn nhanh dự trữ đã tích lũy trước đó.

Việt Nam 2017. Ngày càng hiện rõ bóng ma tăng giá đang đẩy xã hội vào giai đoạn khốn quẫn cuối cùng trước khi từng tế bào bị tan vỡ.

Giá điện sắp tăng vọt, cùng với cơn tăng giá điên loạn của viện phí và thuế “bảo vệ môi trường” được hứa hẹn tăng từ 3,000 đồng lên đến 8,000 đồng/lít xăng, đang đẩy xã hội và đời sống người dân vào cảnh bất an và phản ứng chưa từng thấy.

Hiện tượng dân chúng nổi lên chống lạm thu phí và lệ phí dần lan rộng ra nhiều địa phương là một bằng chứng hiển nhiên cho sự đổ vỡ cuối cùng.

Việt Nam 10 năm sau thời hoàng kim kinh tế và cơ hội làm ăn của các thị trường đầu cơ, giờ đây, tài nguyên thiên nhiên đã gần như cạn kiệt, các dòng “ngoại viện” – từ vốn ODA đến kiều hối và cả đầu tư nước ngoài – đều từ giảm đến giảm hẳn.

Trong lúc đó, nợ công và nợ xấu bùng lên ghê gớm, dẫn đến tình trạng ngân sách phục vụ cho bộ máy có “ít nhất 30% công chức không làm gì cả mà vẫn lĩnh lương” cũng rơi vào tình trạng có thể “sụp đổ tài khóa quốc gia” (như một cụm từ cực kỳ nhạy cảm chính trị được chính Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc thốt ra vào đầu năm), nguồn tiền gần như duy nhất để duy trì ngân sách và chân đứng chế độ chỉ còn là thuế bổ đầu dân.

Nhưng không có gì bảo đảm là dân chúng Việt Nam sẽ đủ sức chịu đựng sự hành hạ của EVN trong 10 năm tới.

EVN đang nằm trong nhóm các doanh nghiệp có nhiều khả năng nhất tác động đến dân sinh mà có thể làm dân chúng nổi loạn ở Việt Nam. Còn hẳn nhiên, chính phủ của Thủ Tướng Phúc đang “tiếp tay” cho tương lai nổi loạn rất cận kề đó.

Trả lời một số câu hỏi về mắt người già

Trả lời  một số câu hỏi về mắt người già

Bs Nguyễn Quỳnh Anh – Bs Hồ Văn Hiền

 

 

 

 

 

 

 

Mắt tôi vẫn thấy rõ, tại sao phải đi khám mắt định kỳ?

Hàn Lâm Viện Nhãn Khoa khuyên bịnh nhận 40-65 tuổi nên đi khám mắt ở bác sĩ chuyên môn (ophthalmologist) cứ 2 đến 4 năm một lần dù không có bịnh, trên  65 tuổi nên khám một lần mỗi năm là ít nhất, có thể thường hơn.

Lý do :

Những thay đổi mắt ở người già xảy ra rất chậm, từ từ, làm bịnh nhân thích ứng với hoàn cảnh mà không để ý, không biết rằng mắt mình mờ hơn trước, hoặc thị trường (visual field) của mình bị thu hẹp lại, mình không còn thấy rõ những gì xảy ra ở ngoại biên tầm mắt mình, màu sắc các sự vật mình thấy không trung thực (ví dụ màu trắng mình tưởng là vàng), đêm tối lái xe, đèn phía trước chiếu vào mắt mình lóa không thấy rõ . Bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ khám thấy những thay đổi đó và sẽ có những biện pháp thích hợp để chữa trị (như cho đeo kính để điều chỉnh khúc xạ mắt (refraction correction) , giải phẫu hay cho thuốc trị chứng cườm nước làm cao áp suất trong mắt, ngăn chặn những tổn thương có thể xảy tới cho mắt, giải phẩu lấy cườm và thay thế bằng thấu kính nhân tạo/artificial lens, giúp tránh tai nạn cho người lái xe) 

Tôi bị bịnh tiểu đường, mắt tôi không sao cả, tại sao bác sĩ bắt tôi đi khám mắt?

Bịnh tiểu đường, còn gọi là bịnh Đái tháo đường (diabetes mellitus) không phải chỉ có chứng đường được thải ra nước tiểu mà còn ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận trong cơ thể người bịnh. Mắt là bộ phận bị ảnh hưởng nặng do bịnh đái đường. Bịnh võng mạc do tiểu đường (diabetic retinopathy), làm hư hại võng mạc (là cái màng phía sau tròng mắt, nơi nhận hình ảnh do ánh sáng từ ngoài mắt chiếu vào), là lý do hàng đầu gây ra bịnh mù ở người lớn. Bịnh nhân cần được bác sĩ mắt nhõ thuốc làm nở con ngươi và khám võng mạc kỷ lưỡng (annual dilated fundoscopic  examination). và chữa trị, theo dõi kỹ lưỡng nếu bất bình thường. Ngoài ra, mổ cườm khô cho người tiểu đường dễ có biến chứng hơn ở người không tiểu đường. Người bị tiểu đường cũng dễ bị cườm nước (glaucoma) hơn.

 Mắt tôi bị cườm khô (cataract), muốn mổ  nhưng nhiều người bạn  nói mổ xong vẫn thấy mờ, mà vẫn mang kính mà không rỏ. Vậy có cần mổ không?

Cataract, hoặc cườm khô, là trường hợp thấu kính (lens) của mắt bị vẫn đục, cản trở ánh sáng từ ngoài vào rọi trên đáy mắt (retina). Muốn  thị giác toàn hão, ngoài việc thấu kính phải thông suốt, cần phải có một võng mạc (đáy mắt, retina) làm việc tốt (ví dụ không bị hư hoặc kém đi do đã bị thoái hóa vì tuổi già, hoặc hư vì bịnh tiểu đường như nói ở câu trả lời trên), và luôn những khâu khác của hệ thần kinh phải nguyên vẹn.. Cho nên, mổ mắt lấy cườm sẽ làm thị giác tốt hơn trước, thấy rõ hơn trước khi mổ, nhưng không nhất thiết là sẽ 20/20 (tối hảo) vì còn tùy thuộc các yếu tố khác của mắt và hệ thần kinh người bịnh.

Ngoài ra, nếu bị cườm khô (cataract), bác sĩ mắt không nhìn thấy rõ phần sau của mắt nên không theo dõi và chữa trị được những bịnh của võng mạc (retinopathy). Lấy cườm khô ra giúp cho công việc chăm sóc của mắt dễ dàng và tốt hơn.

 Thế tại sao mổ cườm khô rồi mà vẫn mang kính (mang gương)?

Ở người trẻ bình thường, không cần mang kính cũng thấy rõ vật ở thật xa (vô tận, infinity) cũng như vật ở gần (đọc sách chữ nhỏ. Sở dĩ được như vậy vì thấu kính (lens) trong mắt người trẻ có khả năng thích ứng (accommodation), thay đổi tính khúc xạ của nó (tựa như máy hình hiện đại có thể tự động zoom xa và gần).

Thấu kính nhân tạo (thế thấu kính bịnh đã đục) không có khả năng thích ứng theo nhu cầu nhìn xa nhìn gần này, nên phải lựa chọn giữa một loại thấu kính nhìn gần và một loại thấu kính nhìn xa. Thường thì , khi mổ mắt cườm khô, một bên mắt thì bác sĩ gắn thấu kính nhìn gần, mắt kia thì bác sĩ gắn thấu kính nhìn xa để  bịnh nhân có thể sinh hoạt bình thường mà không cần đeo kính (mang gương). Tuy nhiên, những trường hợp như đọc sách chữ nhỏ, kéo dài, bịnh nhân cũng cần mang kính để mắt đỡ mệt và thấy rõ hơn.

Những tiến bộ trong vòng chừng mười năm nay của  khoa giải phẩu chữa bịnh khúc xạ (refraction surgery) dùng laser để trị chứng cận thị , hay dùng thấu kính nhân tạo trong mắt (intraocular lens) để trị chứng viễn thị nặng  giúp cho một số người cận thị (thấy gần mà không thấy xa) và viễn thị (thấy xa mà không thấy gần)  khỏi cần mang kính nữa. Những tiến bộ này được áp dụng cho những người mổ mắt vì cườm khô cũng được hưởng những lợi ích đó, là thêm vào việc mắt họ sáng ra (vì hết bị đục), mắt họ còn được chữa các vấn đề khúc xạ (refraction errors), giúp cho họ khỏi nhờ cậy đến các kính dày cộm sau khi mổ, nhưng có thể cần mang kính một đôi khi.  

Mắt tôi hay bị “chèm nhem”, bác sĩ cho nhỏ thuốc là nước mắt nhân tạo, tôi nhỏ vài hôm thì khỏi, sau bây giờ vẫn bị lại như cũ?

Sở dĩ mắt chúng ta luôn luôn trong sáng vì nước mắt được tiết ra liên tục, giữ cho mắt ướt và có tác dụng ngăn chặn nhiễm trùng, đồng thời hệ thống ống dẫn thải nước mắt (tear duct) dư đi vào mũi ở phía dưới. Người gìà, tuyến nước mắt làm việc kém đi, nhất là nếu mắc những bịnh làm giảm sút cơ năng hạch nước mắt , vì vậy mắt bị khô, nhất là lúc xem TV chăm chú , đọc sách lâu mà ít chớp mắt (“nhìn không chớp”). Do đó, mắt bị xốn, do phản xạ, nước mắt lại sản xuất tăng lên, chảy đi không kịp làm nhòa, nhòe mắt. Dùng nước mắt nhân tạo có ích cho trường hợp này nhưngf phải dùng thường xuyên, không phải bớt triệu chứng rồi ngưng. Ngoài ra, nêu nhớ chớp mắt thường xuyên lúc đọc sách, xem phim, mang kính mát hoặc tránh chỗ gió nhiều làm khô mắt nhanh hơn.

Một số trường hợp, bác sĩ chuyên khoa mắt có thể gắn một nút (plug) bằng plastic vào kênh dẫn nước mắt để giữ nước mắt lại cho mắt đở khô.

Một số người già mí mắt bật ra ngoài (ectropion) nên không giữ được nước mắt, phải chảy ra ngoài. Có thể giải phẫu nếu cần.

Phép lạ Hiroshima – Nhật Bản.

 Phép lạ Hiroshima – Nhật Bản.

– Các tu sỹ dòng Tên sống sót sau vụ ném bom nguyên tử nhờ lần hạt Mân Côi.

Đã 70 năm trôi qua, kể từ khi lần đầu tiên và duy nhất, vũ khí hạt nhân nổ ở Hiroshima ngày 06-8, và Nagasaki ngày 09-8-1945.

Cuộc tấn công nguyên tử lên thành phố Hiroshima đã giết hại khoảng 80 ngàn người ngay lập tức, ngoài ra cũng chịu trách nhiệm cho khoảng 130 ngàn cái chết khác, hầu hết là dân thường. Cuộc tấn công vào thành phố cảng Nagasaki đã giết hại ngay lập tức khoảng 40 ngàn người, và hủy hoại 1/3 thành phố.

Bốn tu sỹ dòng Tên sống gần tâm nổ của quả bom thả xuống Hiroshima, nhưng họ đã sống sót qua thảm họa, và phóng xạ đã gây nên cái chết của hàng ngàn người suốt nhiều tháng sau đó cũng không có tác hại gì trên họ.

Các linh mục dòng Tên gồm Hugo Lassalle, Hubert Schiffer, Wilhelm Kleinsorge, và Hubert Cieslik, đang ở trong nhà xứ của nhà thờ Đức Mẹ Lên Trời, một trong số ít những toà nhà đứng vững sau vụ nổ hạt nhân này.

Cha Cieslik viết trong nhật ký rằng họ chỉ bị thương nhẹ do các mảnh kính vỡ, nhưng không chịu bất kỳ tác hại nào từ năng lượng nguyên tử cả.

Bác sỹ chăm sóc cho họ sau đó đã cảnh báo rằng phóng xạ mà họ hứng phải sẽ gây nên các tổn thương nghiêm trọng, bệnh tật và cái chết không xa.

Nhưng chuẩn đoán này không bao giờ ứng nghiệm. Không một biến chứng nào xảy ra, và vào năm 1976, cha Schiffer dự Đại hội Thánh Thể ở Philadelphia, và kể về chuyện đời mình. Cha xác nhận rằng 3 tu sỹ dòng Tên khác vẫn còn sống mà không bị bệnh tật gì. Đã có vài chục bác sỹ, khám đi khám lại hơn 200 lần, nhưng vẫn không dò thấy bất kỳ dấu vết phóng xạ nào trong người các cha dòng Tên này.

Cả 4 cha đều tin chắc rằng họ đã được Chúa và Đức Trinh nữ Maria che chở.  ‘Chúng tôi sống thông điệp Fatima và lần hạt mỗi ngày.’

J.B. Thái Hòa  chuyển ngữ

Anh chị Thụ & Mai gởi

ĐỪNG NÉ TRÁNH TIẾNG CHÚA

ĐỪNG NÉ TRÁNH TIẾNG CHÚA

Chúa nói với ta là để dạy dỗ ta.  Tuy nhiên, ta dễ tìm ra nhiều chỗ núp để tránh né sự dạy dỗ ấy.  Ta có thể tránh né bằng cách mải lo việc của người khác, bằng cách hài lòng với quá khứ hoặc thêu dệt tương lai, bằng cách làm những việc bên ngoài.

  1. Con Chứ Không Phải Người Khác 

Cách dễ nhất và cũng đáng buồn nhất để tránh né điều Chúa dạy là quay sang lo việc người khác.  Một phụ nữ dễ “nói chuyện với Chúa” hằng giờ về những thiếu sót của chồng và không hề tự hỏi gì về bổn phận làm vợ, làm mẹ của mình.  Người cha gia đình có thể than thở với Chúa rất nhiều về những đứa con lớn của ông, nhưng lại không muốn hỏi Chúa xem trong việc giáo dục con cái, ông đã sai trái thế nào!  Một linh mục có thể rất bận tâm tới phần rỗi mọi người và quên mất rằng Chúa đang chờ đợi chính cha sửa đổi đời sống!  Con cái dễ trách móc cha mẹ, bề trên phàn nàn về bề dưới, giáo dân than phiền cha sở… để khỏi đối diện với những điều Thiên Chúa đang đòi hỏi bản thân họ.  

Ðôi khi ta còn nhanh nhẩu lo sửa giùm lầm lỗi của kẻ qua đường, của người hàng xóm.  Ta không có giờ suy nghĩ những vấn đề của ta vì ta đang bận phê bình các thế hệ người xưa và các tầng lớp xã hội ngày nay. 

Trước mắt Chúa, ta cần tự hỏi: “Chúa muốn dạy con điều gì?” chứ đừng hỏi: “Chúa muốn con dạy người kia điều gì?”

  1. Lúc Này Chứ Không Phải Lúc Khác 

Nếu không mắc cái tệ “việc mình thì lười, việc người thì siêng”, ta lại có thể tránh né tiếng Chúa bằng cách mải miết nghĩ đến những “thành quả” nào đó trong quá khứ.  Ta yên tâm vì mình không đến nỗi tệ…  Ta hãnh diện vì đã biết đáp lại tiếng Chúa.  Làm như là đã nắm vững ý Chúa, đã giải quyết xong đâu đó rồi, không còn vấn đề nữa.  

Như thế là quên rằng Chúa đang dìu ta từng bước một, mỗi lúc Ngài đều muốn ta tiến thêm.  Không ai khám phá tiếng Chúa một lần thay cho tất cả, và nếu không muốn lùi lại thì cũng không ai có thể cho rằng mình đã đáp lại tiếng Chúa xong rồi. 

Lắm lúc ta lại có rất nhiều lý do tốt đẹp để thêu dệt vẽ vời tương lai, mải lo giải quyết những chuyện chưa đến, mất thời giờ vì những chuyện nằm trong giả thuyết.  Không, nếu hiện tại ta không yêu thì lấy gì bảo đảm rằng tương lai ta sẽ yêu? 

Mỗi giây phút Chúa đều có điều muốn dạy ta, ta cần tỉnh táo luôn luôn để nghe được điều Chúa dạy dỗ.

  Chính Tâm Hồn Con Chứ Không Phải Chuyện Bên Ngoài 

Sự lẩn tránh đôi khi thật tinh vi.  Ta có thể cố gắng làm những việc thật lớn lao, nhưng chỉ là những việc bên ngoài, để dựa vào đó mà khỏi lo hoàn thiện chính mình.  Hãy nhớ lời Chúa nói: “Ta muốn tấm lòng chứ không muốn của lễ.”

Tĩnh tâm chính là dịp ta đến với Chúa, để Chúa hoán cải tâm hồn ta nên giống như Chúa, “có được những tâm tư như đã có nơi Ðức Kitô-Giêsu” (Phil 2:5), rung cảm, muốn và hành động như Ngài.

  1. Học Từ Bỏ 

 Tập linh thao là tập xa bỏ những xu hướng lệch lạc để gắn bó với thánh ý Thiên Chúa.  Công cuộc này bắt đầu từ những chọn lựa nhỏ nhặt và kết quả hay không phần lớn đều do thái độ của ta trước những cám dỗ “chẳng ra gì” này.

Ví dụ:

–   không kìm hãm một câu hỏi, một cái nhìn, một điếu thuốc …

–   ươn lười trong cách ngồi nguyện ngắm

–   rút ngắn giờ nguyện ngắm

–   mãi lo nghĩ về những điều sẽ làm hay có thể làm thay vì tập trung vào sự gặp gỡ Thiên Chúa. 

Ai trung tín trong việc nhỏ sẽ trong tín trong việc lớn.  Càng cương quyết trước những quyến luyến lặt vặt, ta càng có sức mạnh đáp lại những đòi hỏi lớn lao của Thiên Chúa.  Ngược lại, chỉ một nhượng bộ nhỏ cũng có thể mở đầu cho một chuỗi đầu hàng làm cho ta yếu hẳn đi, lùi lại rất xa và rồi coi thường cả những nguy cơ trầm trọng gây thiệt hại cho linh hồn mình và người khác. 

Cuộc linh thao có kết quả nhiều hay ít là tùy ta dám từ bỏ nhiều hay ít.  Việc từ bỏ nói đây trước hết là từ bỏ ý riêng, cả những cái có vẻ rất chính đáng.  Ngay từ những ngày chuẩn bị đi linh thao, hãy tập vui vẻ đón nhận mọi chuyện trái ý.  Nếu những ngày trước tĩnh tâm, ta đã cố gắng để tự thắng, vui vẻ từ bỏ ý riêng, thì trong thời gian tĩnh tâm sẽ dễ tỉnh táo trước những gợi ý có vẻ rất nhỏ mọn của Chúa. 

Ðừng quên rằng những cái nhỏ ấy đang chuẩn bị cho những cái lớn.  Nước trời bao giờ cũng bắt đầu như một hạt cải, nhỏ hơn mọi thứ hạt…  Có quảng đại với Chúa trong những việc dễ mới có thể nói không với mình trong những chuyện khó, khi phải buông bỏ những điều ta vẫn chủ quan cho là tốt nhất để chọn những điều có vẻ rất bấp bênh, ít hữu hiệu nhưng lại là điều Thiên Chúa đề nghị.  Lắm lúc Thiên Chúa chỉ đòi hỏi ta để yên cho Ngài làm.  Ðáng mừng biết bao nếu lúc ấy ta biết nhỏ lại để Ngài được lớn lên. 

Nguồn http://www.donghanh.org/

Langthangchieutim gởi

Lịch sử Việt Nam sẽ sang trang khi không còn “ngụy quân ngụy quyền”?

Lịch sử Việt Nam sẽ sang trang khi không còn “ngụy quân ngụy quyền”?

Hòa Ái, phóng viên RFA
 
2017-08-21
 

Người Sài Gòn di tản hôm 29/4/1975.

Người Sài Gòn di tản hôm 29/4/1975.

Photo: AFP
 
 

Bộ sách thông sử bao quát nền lịch sử của Việt Nam từ khởi thủy đến năm 2000, có tựa đề “Lịch sử Việt Nam”, vừa được ấn hành tái bản lần thứ nhất với nội dung chỉnh sửa và bổ sung; trong đó thay đổi cách gọi “Chính quyền Sài Gòn-Quân đội Sài Gòn” thay vì “ngụy quân, ngụy quyền” khi nhắc đến Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, kể từ sau ngày 30/04/1975 cho đến nay.

Không gọi “ngụy quân, ngụy quyền”

Dư luận trong nước những ngày qua phấn khởi đón nhận bộ sách “Lịch sử Việt Nam” gồm 15 tập với hơn 10 ngàn trang, được 30 nhà nghiên cứu sử học biên soạn trong 9 năm, vừa được tái bản lần thứ nhất và phát hành vào hôm 18 tháng 8.

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận qua trang Fanpage của Báo mạng điện tử Tuổi Trẻ Online, rất nhiều độc giả bày tỏ sự vui mừng và hoan nghên các nhà sử học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học & Xã hội Việt Nam đã nhìn nhận lịch sử và viết đúng với những gì xảy ra trong lịch sử trong việc thay đổi cách gọi tên “Chính quyền Sài Gòn, Quân đội Sài Gòn”, chứ không gọi “ngụy quân, ngụy quyền” cùng lời khẳng định của Phó Giáo sư-Tiến sĩ Trần Đức Cường trong buổi giới thiệu bộ sách “Lịch sử Việt Nam” rằng “Lịch sử phải khách quan và phải viết thế nào để mọi người chấp nhận”.

Báo Tuổi Trẻ Online dẫn lời nhận định của Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh rằng việc từ bỏ cách gọi “ngụy quân, ngụy quyền” mang lại những tác động tích cực đối với việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, cụ thể là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng công pháp quốc tế. Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã cũng xác nhận với RFA rằng Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa phải được Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chính thức thừa nhận thì mới đảm bảo tính pháp lý quốc tế liên tục để đấu tranh bảo vệ chủ quyền chính đáng của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.

…Khó có thể nói đó là một sự chuyển hướng thực sự của Nhà nước hay không. Chính sách của Việt Nam khó mà nói trước lắm. Hôm nay như thế này, ngày mai lại thế khác. Hôm nay mềm dịu vì một vài dữ kiện mới, nhưng tháng tới lại đổi hoàn toàn
-Ông Trần Công Sung

Trong khi đó, từ Canada, Luật sư Vũ Đức Khanh cho biết Chính quyền Hà Nội đã phạm phải một lỗi lầm quan trọng là không thừa nhận thể chế Việt Nam Cộng Hòa, theo Hiệp định Geneve 1954 và Hiệp định Paris 1973 mà Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã tham gia ký kết. Theo quan điểm nhận xét cá nhân của ông về bộ sách “Lịch sử Việt Nam” mới vừa phát hành, thay đổi cách gọi tên đối với Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là một cách mà Chính phủ Hà Nội bắn tiếng để chấp nhận những gì thuộc về của Việt Nam Cộng Hòa và có thể thừa kế quyền lợi hợp pháp, hợp lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 cũng như có thể trở thành quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ như trước đây, bởi vì:

“Bây giờ đứng trước tình hình ở Biển Đông, có thể có một số những biến động rất lớn. Đồng thời hiện tại Chính phủ Hà Nội và Chính phủ Hoa Kỳ đã có những bước thỏa thuận ngầm, điều đó tôi có các nguồn thông tin để khẳng định rằng Hoa Kỳ đang bí mật để trang bị vũ khí cho Việt Nam.”

Từ Paris, Pháp quốc, cựu Nhà báo Trần Công Sung của Việt Tấn Xã Việt Nam Cộng Hòa còn chú ý đến ý kiến của không ít chuyên gia sử học trong quốc nội, được đăng tải trên Tuổi Trẻ Online, cho rằng việc từ bỏ cách gọi “ngụy quân, ngụy quyền” và công nhận Việt Nam Cộng Hòa như một chính quyền độc lập là bước tiến quan trọng để hàn gắn vết thương của người Việt sau chiến tranh, mà Tiến sĩ Nguyễn Nhã nhắc lại việc công nhận này sẽ tạo sự đoàn kết, hòa hợp hòa giải dân tộc, theo ý nguyện lúc sinh thời của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Tiền đề của hòa hợp hòa giải dân tộc?

ĐinhocLap.jpg
Xe tăng quân đội miền Bắc tiến vào dinh Ðộc Lập trưa ngày 30-4-1975. Photo: AFP

Tuy nhiên, ông Trần Công Sung nhấn mạnh với RFA là rất khó dự đoán được Chính quyền Hà Nội sẽ thừa nhận sai lầm của họ và chính thức công nhận Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa hay không. Cựu nhà báo của Việt Tấn Xã Việt Nam Cộng Hòa nói thêm:

“Đã có những tờ báo khen ngợi chuyện đó. Nhưng cũng có một vài tờ báo chính thức của Nhà nước bắt đầu chỉ trích. Thành ra khó có thể nói đó là một sự chuyển hướng thực sự của Nhà nước hay không. Chính sách của Việt Nam khó mà nói trước lắm. Hôm nay như thế này, ngày mai lại thế khác. Hôm nay mềm dịu vì một vài dữ kiện mới, nhưng tháng tới lại đổi hoàn toàn.”

Thế nhưng, số đông những người Việt hải ngoại, thuộc thế hệ 1.5 chia sẻ đối với họ việc Chính quyền Hà Nội cho phép xuất bản bộ sách lịch sử mà có động thái thay đổi, không gọi tên “ngụy quân, nguy quyền” như suốt hơn 4 thập niên qua là một dấu hiệu mở ra cho sự kết nối của các thế hệ người Việt trong tương lai. Cựu Trung tá Hải quân Hoa Kỳ Nguyễn Anh Tuấn nói với chúng tôi ông tin vào điều đó, mặc dù ngay thời điểm hiện tại, những người như ông vẫn còn dè dặt:

Hòa giải với dân chúng, hòa giải với đảng phái, hòa giải với tôn giáo, hòa giải với tất cả những người trong nước. Có hòa giải được rồi thì mới hòa hợp được với người dân trong nước, làm sao cho dân chúng tin nơi anh thì lúc đó hãy nói chuyện với người Việt hải ngoại
-Cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo

“Nhìn lịch sử của thế giới, nhìn lịch sử của Hoa Kỳ thì mình cũng thấy họ mất 40-50 năm sau mới bắt đầu hòa hợp hòa giải được. Trong 42 năm vừa qua, tôi nghĩ là có thể thay đổi. Sẽ không có sự thay đổi nếu như không đổi hướng đi. Và nếu bây giờ Việt Nam bắt đầu chuyển hướng thì có thể đây là sự hy vọng. Tuy nhiên, quá khứ đã cho thấy có sự hy vọng của người Việt (hải ngoại) rất nhiều nhưng cũng đã bị lường gạt quá nhiều nên sự tin tưởng vào những câu nói của họ thì chưa biết có thành thật hay không.”

Đáp câu hỏi của RFA xoay quanh quan điểm của một số những người là hậu duệ của Việt Nam Cộng Hòa, đang sinh sống tại hải ngoại mà có tấm lòng luôn hướng về đất mẹ với mong muốn góp một bàn tay cho quê hương được hùng cường, văn minh, thì liệu rằng họ có thể là những chìa khóa đầu tiên để mở cánh cửa cho việc “hòa hợp hòa giải” một khi Chính quyền Hà Nội chính thức công nhận thể chế Việt Nam Cộng Hòa, cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo, Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ Binh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, quả quyết để thể hiện thực tâm mà Chính quyền Hà Nội kêu gọi “hòa hợp hòa giải” thì hãy tiến hành hòa giải với người dân trong nước trước:

“Hòa giải với dân chúng, hòa giải với đảng phái, hòa giải với tôn giáo, hòa giải với tất cả những người trong nước. Có hòa giải được rồi thì mới hòa hợp được với người dân trong nước, làm sao cho dân chúng tin nơi anh (Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo) thì lúc đó hãy nói chuyện với người Việt hải ngoại.”

Và những người Việt hải ngoại mà Đài Á Châu Tự Do tiếp xúc đều chấm dứt cuộc trò chuyện với chúng tôi bằng câu nói dân tộc Việt Nam chỉ có thể hòa hợp khi không còn chế độ Cộng sản, với lý do như cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo dẫn lời của ông Phạm Khắc Hòe, Ngự tiền văn phòng đổng lý, hàm Thượng thư của Vua Bảo Đại, từng giữ các chức vụ: Giám đốc Nha Pháp chính và Đổng lý văn phòng Bộ Nội Vụ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã nói với ông trong khoảnh khắc ngắn ngủi của thời gian 17 năm tù mà hai người gặp nhau rằng “Các anh sống 100 năm nữa cũng không hiểu được người Cộng sản đâu”.

CTY VN PHARMA TRÚNG THẦU KHỦNG Ở CÁC BỆNH VIỆN NHƯ THẾ NÀO ?

From facebook:  Thuong Phan shared Thang Le‘s post.

 
Image may contain: 1 person, text
Image may contain: one or more people and people standing
Thang Le to Thích BBC Vietnamese

Sự thật nó khốn nạn như thế này đây.

Bài viết của : FB Nguyen H Anh.

CTY VN PHARMA TRÚNG THẦU KHỦNG Ở CÁC BỆNH VIỆN NHƯ THẾ NÀO ?

Sau khi ông Nguyễn Minh Hùng tổng giám đốc VN Pharma mua tặng cho gia đình bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến căn biệt thự rộng 500m2, (60 tỉ đồng, mang tên ông Hoàng Quốc Cường, con trai bà Tiến, căn biệt thự ngay liền kề phía sau với căn biệt thự số 177 Nguyễn Văn Hưởng nơi gia đình bà Nguyễn Thị Kim Tiến đang sinh sống), Công ty VN Pharma đã nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của gia đình bà Bộ trưởng.

Và để đảm bảo cho mối quan hệ làm ăn khăng khít, lâu dài, gia đình bà Bộ trưởng đã cử ông Hoàng Quốc Dũng là em trai của ông Hoàng Quốc Hòa (chồng bà Tiến) để tham gia Ban Lãnh đạo Công ty VN Pharma, và để đánh lừa dư luận ông Hoàng Quốc Dũng chỉ đứng tên đăng ký số cổ phần ít ỏi là 10.000 cổ phần với mã cổ đổng là VN042, nhưng lại nhận được số tiền chia lợi tức khổng lồ 24% danh thu bán hàng của Công ty VN Pharma.

Với sự tham gia của gia đình bà Bộ trưởng Bộ Y tế mà chỉ trong vòng gần 3 năm từ khi mới thành lập Công ty VN Pharma gần như đã nuốt trọn thị phần đấu thầu thuốc trong các bệnh viện công lập từ Trung ương đến địa phương.

Công ty VN Pharma thành lập ngày 25/10/2011 tại 666/10/3 đường 3/2, phường 14, Quận 10, Tp HCM với số vốn điều lệ chỉ 40 tỷ đồng, tháng 10 năm 2014 nâng vốn lên là 68 tỷ đồng, mặc dù vốn điều lệ ít như vậy nhưng Công ty Cổ phần VN Pharma đã chiếm gần như toàn bộ thị phần thuốc trong hệ thống bệnh viện công lập, doanh số bán thuốc của Công ty tăng một các khủng khiếp, từ con số 0 năm 2011, đến năm 2013 doanh số Công ty sau khi hợp nhất là 971 tỷ đồng, năm 2014 là 1.077 tỷ đồng (nếu không có sự bắt giữ của Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an với các nhân sự chủ chốt của VN Pharma thì doanh số đạt được Công ty còn khủng khiếp hơn nhiều lần.

Đỉnh điểm cho sự tham gia đắc lực của bà Nguyễn Thị Kim Tiến là doanh số trúng thầu trong đấu thầu thuốc cao khủng khiếp năm 2014 của công ty Cổ phần VN Pharma (Và hệ thống Công ty con của VN Pharm: Công ty TNHH MTV dược Nam Anh, Công ty CP Dược phẩm Nam Hùng, Công ty TNHH MTV dược phẩm VN Pharma, Công ty Cổ phần dược Đại Nam Tp HCM, Công ty Đại Nam Hà Nội).

Cụ thể như sau:
– Trúng thầu tại Sở Y tế Tp HCM năm 2014 là 488 tỉ đồng
– Trúng thầu tại Bệnh viện Chợ Rẫy là 120 tỉ đồng
– Trúng thầu tại Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh là 40 tỷ đồng
– Trúng thầu tại Bệnh viện Bạch Mai là 21 tỷ đồng
– Trúng thầu tại Bệnh viện Trung ương Huế là 20 tỷ đồng
– Trúng thầu tại Bệnh viện Thống Nhất là 8 tỷ đồng
– Trúng thầu tại các Sở Y tế từ 1-2 tỷ đồng đối với các Sở Y tế nhỏ, đến 20-30 tỷ đồng đối với các Sở Y tế đấu thầu nhiều.

Thông tin thêm về ông Hùng đã bị điều tra và công ty VN Pharma tại đây:
http://kienthuc.net.vn/…/ong-chu-cong-ty-vn-pharma-vua-bi-b…

http://tuoitre.vn/…/nguyen-giam-doc-vn-pharma-…/1372498.html

ĐỪNG THẤY NẪU NGHÈO MÀ KHINH

From facebook:  Dang Tuong and 2 others shared Đôn An Võ‘s post.

Image may contain: 1 person, standing and outdoor

Đôn An VõFollow

 

ĐỪNG THẤY NẪU NGHÈO MÀ KHINH

Có nhiều luật sư đồng nghiệp thấy tôi nghèo sống ở nhà quê, làm nông và chăn bò thì tỏ ra khinh thường. Luật sư Lê Văn Thiệp nói toàn bộ gia tài của tôi không bằng cái nhà vệ sinh anh ấy; luật sư Tô Năng Như và Trần Đình Triển thì nói tôi bất tài nên mới nghèo và trình độ thuộc loại trung bình cần học lại.

Họ nghĩ tôi chỉ là luật sư dỏm, học luật tại chức trường làng, trình độ năm câu ba chữ nên mới làm luật sư ở nhà quê. Họ đã lầm lớn, dù tôi ở nhà quê nhưng không học trường làng như họ nghĩ.

Sau khi tốt nghiệp Tú Tài, tôi thi đỗ hai trường đại học là: ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh và ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.Hồ Chí Minh. Tôi học một lúc hai trường (Hồi đó cả Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh hơn 10 trường, nhưng chỉ có vài sinh viên học một lúc hai trường như tôi).

Sau khi tốt nghiệp 2 trường đại học, tôi vào làm việc tại Văn phòng Tỉnh ủy Phú Yên, với công việc tham mưu cho Bí thư, Phó Bí thư và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên về lĩnh vực nội chính. Làm việc ở đây điều kiện tiến thân rất nhanh, các bạn vào làm việc cùng lúc với tôi hiện nay đã là Bí thư huyện hoặc Giám đốc sở.

Vì thấy cảnh thối nát ở chốn quan trường, tôi làm việc được 6 năm thì xin nghỉ ở Văn phòng Tỉnh ủy, ra ngoài làm luật sư. Ban đầu Văn phòng luật sư của tôi mang tên Văn Phòng Luật Sư Dân Chủ, đặt tại huyện miền núi Sông Hinh, để phục vụ người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số.

Có lẽ vì mang tên Dân Chủ nên Văn phòng luật sư của tôi bị gây khó đủ điều. Sau khi hết hợp đồng thuê nhà, chủ nhà không cho tôi thuê tiếp, tôi đi thuê nhà khác thì không ai cho thuê, dù nhà họ treo bảng cho thuê trước nhà. Sau đó đổi tên thành Văn Phòng Luật Sư Võ An Đôn, đặt tại nhà tôi ở một vùng quê hẻo lánh, bốn phía bao phủ bởi tre xanh và dân làng.

Khi ra làm luật sư, thấy cảnh nhiều người dân nghèo bị quan chức chính quyền ức hiếp, tôi đã ra tay giúp họ miễn phí thì bị chính quyền tìm mọi cách trù dập nên tôi mới nghèo như hôm nay.

Đồng nghiệp nói tôi nghèo và bất tài là đúng: vì tôi bất tài nên mới nghèo, tôi là luật sư được đào tạo bài bản nhưng nhiều khi thiếu gạo và không có tiền đổ xăng. Trong khi đồng nghiệp của tôi xuất thân là thợ xây nhà, học luật tại chức trường làng, chỉ làm luật sư vài năm đã mua được xe ôtô Range Rover trị giá 5 tỷ đồng và cầm trong tay hàng trăm tỷ.

Luật sư muốn giàu hãy chạy án, còn tôi thì không !

Chạm vào vạt áo Chúa

Chứng từ chia sẻ sau khi hết bịnh băng huyết.

 Chạm vào vạt áo Chúa

Suốt từ năm 2008 đến 2014 tôi bị bệnh băng huyết, tôi có cục bướu xơ cứng ở dạ con nên mỗi tháng khi hành kinh, tôi bị xuất huyết xối xả, phải vào bệnh viện cấp cứu và tiếp máu. Bác sĩ không mổ vì nói bướu còn nhỏ, chờ đến sau 50 tuổi nó sẽ tự động teo, nhưng tôi phải sống trong tình trạng mỗi tháng xuất huyết gần cả tuần.

Có một lần tôi vào phòng cấp cứu nặng, bác sĩ nói «chỉ cần đến trễ một giờ là chết, vì không đủ máu vào tim». Chỉ số máu của phụ nữ bình thường là 200, tôi chỉ có 60. Tôi gầy nhom, xanh xao như chiếc lá vàng vì thiếu máu trầm trọng. Tôi nghĩ làm vì không đủ sức ra khỏi nhà. Giữa tháng 7 nóng nảy mà tôi mặc áo măng-tô mùa đông, tay mang găng tay, cổ quấn khăn quàng nhưng vẫn lạnh căm căm và run lẩy bẩy, tôi không ăn uống được, chỉ thèm một miếng thịt bò bít-tếch.

Tôi phải lót bao rác đen trên giường nằm vì máu chảy liên tục. Tôi thều thào, tôi không còn sức nói chuyện, mệt lã người, tôi nằm liệt, không nhúc nhích.

Lúc đó tôi chưa rửa tội, chưa biết Chúa, tôi chỉ biết bám vào cha Diệp. Tôi khấn với cha Diệp rất đơn sơ, qua một tấm hình trên Thời Báo.

Khi ở phòng cấp cứu, tôi gặp một bác sĩ trẻ, ông chích một mũi thuốc, máu cầm tức khắc. Mũi thuốc này tốn 1000$, bảo hiểm trả 800$ và tôi trả phần còn lại. Cứ ba tháng, tôi chích một lần. Tôi khỏe mạnh và đầy đủ máu trở lại trong vòng năm năm từ 2008 đến 2013. Thời gian này tôi rất kính mến cha Diệp, cha đã cứu tôi qua được cảnh thập tử nhất sinh. Nhưng bác sĩ cho biết, không thể chích thuốc cầm máu này mãi, nó sẽ làm thay đổi kích thích tố và có nhiều phản ứng phụ. Ông khuyên ngưng chích một lần. Và thật là tai hại, tôi bị băng huyết lại, lại đi cấp cứu, lại chích thuốc cầm máu.

Tháng 9 năm 2014, vợ chồng tôi đi học giáo lý, thầy Lâm dạy giáo lý khuyên chúng tôi nên về nhà xem phim «Chúa Giêsu» để biết cuộc đời và cái chết của Ngài.

Lần đầu tiên trong đời chúng tôi xem phim Chúa. Khi đến đoạn «người đàn bà bị bệnh hoại huyết ngồi bên đường nắm vạt áo Chúa Giêsu khi Ngài đi ngang qua, và bà lành bệnh.» Tôi nghe Chúa nói câu: «Đức tin của con đã cứu con», tôi bật khóc vì chính tôi cũng đang bị bệnh giống bà. Tôi ngưng đoạn phim đó, vừa khóc rưng rức vừa đặt tay mình vào màn hình có vạt áo Chúa trong phim, tôi kể với Chúa: «Chúa Giêsu Kitô ơi, 2000 năm trước Chúa đã chữa lành cho người đàn bà này thoát chết, thì bắt đầu từ hôm nay, bằng quyền năng vô song của Chúa, xin Chúa chữa lành cho con vĩnh viễn, để con không bị tái lại, để con không phải bị chích thuốc và không đi cấp cứu. Nếu con chết lúc này khi chưa được vô đạo thì làm sao con có thể viết lại chứng từ về giấc mơ Chúa dặn dò, nhất định Chúa muốn con phải sống để làm chứng cho Chúa, con tin chắc chắn như vậy.»

Và thật lạ lùng, bàn tay tôi bỗng dưng nóng hổi, khắp người tôi như có ngọn lửa âm ỉ hâm nóng toàn thân. Và tâm linh tôi trở nên rất mạnh mẽ, tôi thầm thì với Ngài: «Con đặt trọn vẹn niềm tin vàp Đấng Tối Cao chữa lành cho con qua lời cầu bàu của cha Diệp.»

Từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 12-2016, tôi đã hoàn toàn khỏe mạnh, không chích thuốc, không vào cấp cứu, tôi đủ máu để sống, hăng say làm việc, vui tươi hớn hở, tôi cảm nghiệm như có một sức mạnh vô hình bao quanh tôi.

Và tôi giữ lời hứa với Chúa, nhiệt tình đi nhiều nơi chia sẻ ơn Chúa.

Tình cờ ngày 13 tháng 11-2016, tôi chia sẻ ơn lành này cho chị Tuyết và nhóm tân tòng vô đạo năm 2015 ở nhà thầy Lâm, cha mẹ đỡ đầu của tôi. Chị Tuyết cho tôi biết, Hồng con gái của chị cũng đang bị bệnh băng huyết 7 tháng nay, cứ ra vào nhà thương và đang trầm trọng, xanh xao như xác chết. Nhưng Hồng không chịu chích thuốc theo toa bác sĩ vì một mũi thuốc 1000 đồng đắt quá. Chị Tuyết sợ con gái chết, chị khóc lóc đau khổ vì không biết làm sao cứu con mình được sống khỏe mạnh lại như xưa. Tôi rủ chị đi nhà thờ St-Marc của cộng đồng Việt Nam, đặt tay chị vào vạt áo tượng Chúa, tôi khấn nguyện và kêu chị cùng đọc theo: «Lạy Chúa là Cha nhân lành, năm 2014 Chúa đã chữa cho con, từ hôm nay xin Chúa chữa lành bệnh băng huyết cho Hồng con của chị Tuyết bằng đôi tay ấm áp ân cần tuyệt diệu của Chúa. Con cầu xin điều này nhân danh Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen».

Hai tuần sau, ngày 27 tháng 11-2016, Hồng đã có sức khỏe và đi Mỹ thăm bà con với chị Tuyết. Ngày 10 tháng 12, chị Tuyết vừa điện thoại cho tôi vừa khóc, chị cho biết, «bác sĩ đã thử máu cho Hồng và nói tốt, ông đã cho Hồng đi làm lại. Chị cho biết Hồng đã vui tính lại vì suốt 7 tháng qua phải nằm nhà.»

Cảm tạ Chúa giàu lòng thương xót đã chữa lành bậnh tật cho con và con cũng xin Chúa chữa lành bệnh tật cho Hồng để Hồng bình phục hoàn toàn, không tái phát lại.

Rất yêu kính Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con.

Anna Maria Phanxicô Dung Nguyễn

12-12-2016

From: Hang nguyen & Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Hồng Kông: Hàng chục ngàn người biểu tình phản đối bỏ tù các nhà hoạt động dân chủ

Hồng Kông: Hàng chục ngàn người biểu tình phản đối bỏ tù các nhà hoạt động dân chủ

 Hàng chục ngàn người Hồng Kông hôm Chủ Nhật (20/8) đã xuống đường biểu tình phản đối án phạt tù giam với 3 nhà hoạt động dân chủ trẻ tuổi. Người dân cũng đang đặt dấu hỏi về tính độc lập của hệ thống tư pháp Hồng Kông.

Bộ ba nhà hoạt động dân chủ gồm Hoàng Chi Phong, Nathan Law và Alex Chow hôm thứ Năm (17/8) đã bị tòa phúc thẩm tuyên án từ 6 đến 8 tháng tù giam và không được tham gia chính trị trong vòng 5 năm tới. Điều này đã giáng một đòn chí mạng tới mục tiêu đấu tranh cho quyền phổ thông đầu phiếu tại Hồng Kông của Hoàng Chi Phong và những người bạn. Đồng thời, bản án này cũng khiến ngoại giới dấy lên vấn đề chính quyền trung ương Trung Quốc ngày càng can thiệp sâu hơn vào hệ thống chính trị của Đặc khu Hồng Kông.

Nghệ An: Đi xin giấy thăm tù, bị công an đánh trọng thương

 Nghệ An: Đi xin giấy thăm tù, bị công an đánh trọng thương

Ông Lê Văn Nhàn bị đánh từ đầu đến chân. Hai chân ứa máu của ông minh chứng sự dã man của công an. (Hình: Thanh Niên Công Giáo)

NGHỆ AN, Việt Nam (NV) – Một nhóm vừa thân nhân, vừa thân hữu đã bị đánh đập rất dã man khi họ đến trụ sở công an tỉnh Nghệ An để xin giấy thăm nuôi ông Lê Đình Lượng, người mới bị bắt gần đây.

Trang mạng Thanh Niên Công Giáo cũng như cô Nguyễn Thị Xoan, con dâu ông Lê Đình Lượng, viết trên facebook cho biết, vụ hành hung đã xảy ra tại trụ sở công an tỉnh Nghệ An hôm Thứ Sáu, 18 Tháng Tám.

“…Tôi cùng mẹ và một số anh em vào công an tỉnh để xin giấy tờ thăm bố tôi là ông LÊ ĐÌNH LƯỢNG để gửi một số đồ tư trang cũng như để đòi hỏi vấn đề sức khỏe của bố vì có anh THÁI VĂN HÒA là người chứng kiến tận mắt bố tôi bị đánh trước khi bị công an Nghệ An lôi lên xe.” Chị Xoan viết kể lại sự việc trên trang facebook cá nhân.

“Khi vào tới nơi thì chúng tôi được mời vào phòng tiếp dân để làm việc khi chúng tôi vào thì không đủ ghế để ngồi cũng như không có ai làm việc, chúng tôi có thắc mắc tại sao mời chúng tôi vào đây mà không làm việc? Và chúng tôi nhận được câu trả lời là người làm việc với chúng tôi đang trên đường tới.”

Chị Xoan kể tiếp: “Vâng, đúng vậy. Sau một lúc có hơn 200 (hai trăm) công an Nghệ An đã có mặt để làm việc với chúng tôi. Công việc họ làm với chúng tôi là lôi kéo, xô xát, đánh đập chúng tôi, trong đó có người già và phụ nữ mang thai. Bởi chúng tôi chỉ có 15 người nên không thể chống trả lực lượng đông đúc trên 200 người của họ nên nhiều người đã bị họ đánh dã man.”

“Khi thấy mẹ và các người già bị đánh thì tôi và các anh em trẻ tuổi hơn đã lao vào đỡ và can đòn thù của họ và chúng tôi bị họ lôi đi. Sau khi lôi bắt chúng tôi gồm 6 người đi thì họ chia rẽ chúng tôi ra để đánh đập và lấy lời khai. Người bị đánh nặng nhất là anh Lê Văn Nhàn. anh Nhàn bị họ dùng dùi côn để đánh khiến anh bị thương nặng từ đầu xuống chân. Chân bị thương không thể đi lại. Đầu và tai bị sưng và nhiều vết thương nặng trên người.”

“Anh Lê Đình Hiệu, Hồ Văn Lực và anh Thức cũng bị đánh thậm tệ không kém, chỗ tập trung những vết thương của họ gây nên là đầu, chân, bụng và hai sườn bên. Riêng chị Trần Thị Tô thì liên tục bị chúng lăng mạ, đánh đập khắp mọi nơi trên cơ thể. Bọn chúng lột tấc cả quần áo của chị và sỉ nhục đạo Thiên Chúa của chúng tôi, sỉ nhục danh phẩm của một con người đồng thời đe dọa và uy hiếp chị nhưng chị rất cứng rắn không nói với chúng một lời nào.”

Ông Hồ Văn Lực bị đánh thâm quầng hết hai bên tai. (Hình: Thanh Niên Công Giáo)

“Còn tôi bởi tôi không hợp tác làm việc với một người không mặc đồng phục và đeo khẩu hiệu nên ông ta đã liên tục đánh vào mặt tôi, tay đánh còn miệng ông ta thì nói ‘tao không thích mặc đấy, tao đánh mày đấy, mày làm gì tao.’ Tôi bị ông ta đánh nhưng không bị họ bắt bớ nhiều, còn các anh em khác thì bị họ tra tấn để lấy lời khai, theo lời kể của các anh em thì mỗi câu hỏi của công an Nghệ An đưa ra, nếu họ trả lời không vừa ý của chúng thì sẽ bị những trận đòn nhừ tử, và cứ lặp đi lặp lặp lại như vậy chúng đã bắt các anh em khai những điều theo ý muốn của chúng.”

Ông Lê Đình Lượng, 52 tuổi, cư dân xã Hợp Thành, huyện Yên Thành bị công an tỉnh Nghệ An chận bắt giữa đường khi cùng một người bạn đang đi ở thị xã Hoàng Mai. Ông là giáo dân thuộc giáo xứ Vĩnh Hòa, khoảng hai năm trở lại đây, tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa, bầy tỏ lòng yêu nước chống ngoại xâm, chống Formosa và bảo vệ môi trường.

Báo chí nhà nước khi loan tin bắt ông Lê Đình Lượng thuật theo thông báo của công an vu cho ông tội “hoạt động nhằm mục đích lật đổ chính quyền nhân dân và gây phức tạp về tình hình an ninh, trật tự tại địa phương.” Ông bị khởi tố theo điều 79 của Luật Hình Sự CSVN mà bản án có thể đến chung thân hay tử hình.

Từ đầu năm đến nay, nhà cầm quyền bắt ít nhất 17 người, vu cho họ các tội danh từ “lợi dụng các quyền tự do dân chủ…” hay “Tuyên truyền chống nhà nước…” Hoặc “Hoạt động lật đổ…” Trong đó có 6 người bị vu cho tội “Hoạt động lật đổ…” theo điều 79 Luật Hình sự của chế độ.

Vào ngày Thứ Hai, 21 Tháng Tám, công an Nghệ An sẽ đưa ông Nguyễn Văn Oai, một thanh niên Công Giáo thuộc giáo phận Vinh ra tòa xét xử vì tội “không thi hành án quản chế và tội chống người thi hành công vụ.”

Ông Nguyễn Văn Oai trước đó đã từng bị kết án bốn năm tù giam và ba năm quản chế vào năm 2013 theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự, vì bị cáo buộc liên hệ đến đảng Việt Tân, một tổ chức cổ xúy dân chủ bị Hà Nội xem là khủng bố. (TN)