Thêm người chết vì trận bão lụt Harvey ở Texas

From facebook: Luong Si Truong 

Sau trận bão Harvey ập vào đất liền Texas, những trận mưa lớn liên tiếp đổ xuống ở các thành phố ven biển Texas từ tối hôm qua 26/8. Nặng nhất là Houston, TX, nơi đang biến thành biển hồ… lưu thông coi như kẹt cứng… chỉ thấy nước và nước.. nhà nhà ngập lụt.. có nơi cư dân phải leo lên mái cầu cứu trợ giúp; có nơi phải đục thủng mái nhà để bò lên kêu cứu chờ trực thăng vận. Thống đốc Texas đã huy động toàn lực trực thăng và ca-nô nhỏ lớn để cứu cấp nạn nhân bão lụt. Chính phủ liên bang hôm qua tuyên bố cấp độ thiệt hại năng nề sau trận bão Harvey. Cơ quan FEMA đã và đang xuống đường để cứu người. Các cơ quan chính phủ toàn quốc cũng đang tìm cách cứu giúp TP Houston nói riêng và Texas nói chung. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình hình mưa bão để tường trình tới bà con soon.

Nhân viên cứu trợ sáng sớm 27/8 chạy đua với nước lụt để đưa hàng trăm thường dân vẫn còn bị kẹt trong nhà
BAOTGM.NET
 

VẬY PHẢI TRUY TỐ HÌNH SỰ CẢ NHÀ MỤ KIM TIẾN

 
 
 
From facebook: Hoa Kim Ngo
 

VẬY PHẢI TRUY TỐ HÌNH SỰ CẢ NHÀ MỤ KIM TIẾN

Vậy là, theo xác minh của báo Tuổi Trẻ, em chồng bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế là lãnh đạo của Công ty VN Pharma, trước khi công ty này bị phát hiện nhập khẩu thuốc giả. Trong vụ việc này, tôi nghĩ, đã đến lúc xem xét trách nhiệm toàn diện với Cục quản lý dược, Bộ Y tế và lãnh đạo Bộ phụ trách cục Dược, kể cả trách nhiệm hình sự nếu có sai phạm.

Đồng thời, có thông tin cho rằng VN Pharma là công ty mới thành lập nhưng lại trúng thầu cung ứng thuốc vào bệnh viện với doanh thu hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng. Vậy, cần thanh tra toàn diện các gói thầu mà VN Pharma đã trúng. Đồng thời, cần làm rõ có hay không việc VN Pharma dùng quan hệ với em chồng bà Tiến để tạo thế trúng thầu cung cấp thuốc vào các bệnh viện.

Tất cả mọi hành vi trục lợi từ thân xác người bệnh, từ sức khoẻ của nhân dân, đều là tội ác.

Bạch Hoàn

(FB Bạch Hoàn)

Vậy là, theo xác minh của báo Tuổi Trẻ, em chồng bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế là lãnh đạo của Công ty VN Pharma, trước khi côn…
TINTUCHANGNGAYONLINE.COM
 
 

“Lồng ấp tiến sỹ, thạc sỹ” của Viện Hàn lâm KHXH VN có năng xuất cao hơn… gà ấp trứng?!

From facebook:  Trần Bang added 2 new photos.
“Lồng ấp tiến sỹ, thạc sỹ” của Viện Hàn lâm KHXH VN có năng xuất cao hơn… gà ấp trứng?! 

Có lẽ vì thế mà chữ GS,TS của VN dân thường gọi là… ” gà sống, thiến sót”

“Một năm, một GSTS hướng dẫn… 44 học viên thạc sỹ, 12 tiến sỹ!

Đứng đầu danh danh sách những người hướng dẫn vượt số lượng học viên, nghiên cứu sinh so với quy định là GS.TS Võ Khánh Vinh, khi còn là giám đốc Học viện Khoa học xã hội.

Năm 2015, GS.TS Võ Khánh Vinh hướng dẫn đến…44 học viên các ngành Luật, Chính sách công, Công tác xã hội. Còn với đào tạo tiến sĩ, ông Vinh hướng dẫn 12 nghiên cứu sinh.

Trong khi đó, theo quy chế, giáo sư được hướng dẫn tối đa 7 học viên cao học, còn ở bậc tiến sĩ, giáo sư cũng hướng dẫn cùng lúc không quá 5 nghiên cứu sinh.”

http://tuoitre.vn/…/sai-pham-hang-loat-trong-d…/1376104.html

Image may contain: 1 person, smiling
Image may contain: bird
 

Nợ công ( tổng cộng) của VN năm 2016 là 431 tỷ đô la, bằng 210% GDP

From facebook:  Trần Bang added 3 new photos.

Nợ công ( tổng cộng) của VN năm 2016 là 431 tỷ đô la, bằng 210% GDP

BBC:…Nợ công cao và tăng nhanh là một chỉ báo bất ổn kinh tế. Số nợ báo cáo của chính phủ hiện thời sát mức trần 65% GDP được Quốc hội thông qua.
Tuy nhiên, theo tính toán của một số chuyên gia, chỉ tính riêng nợ của 3.200 doanh nghiệp nhà nước năm 2016 khoảng 324 tỷ đô la, bằng 158% GDP.

Tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm ngày 15/7/2017 ước đạt 584.600 tỷ đồng, chỉ bằng 48.2% dự toán năm, thấp hơn mọi năm, làm lo ngại về hụt thu có thể lên tới 11%

PGS. TS. Phạm Quý Thọ

Như vậy, cộng cả nợ chính phủ và nợ doanh nghiệp nhà nước sau khi trừ đi phần chính phủ bảo lãnh trùng lặp, tổng số nợ năm 2016 là $431 tỷ, lên đến 210% GDP.
Các tập đoàn kinh tế nhà nước (DNNN) – từng được coi là ‘quả đấm thép’ đang sản xuất kinh doanh khó khăn, không ít trong số đó đã và đang trên bờ phá sản, trong đó danh sách 12 doanh nghiệp lớn, chủ yếu do bộ Công thương quản lý, được đưa vào nghị sự của Bộ Chính trị, giao cho một ủy viên, phó thủ tướng đặc trách giải quyết, song chưa có phương án khả thi, ngoài việc đưa ra lộ trình ‘cổ phần hóa’ các doanh nghiệp nhà nước nói chung đến năm 2020.

Trong tình thế khó khăn, nguồn thu ngân sách nhà nước từ khối DNNN đang sụt giảm mạnh, chỉ đạt 33,2% kế hoạch năm 2017, khoảng 95.000 tỷ đồng.

Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê, tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm ngày 15/7/2017 ước đạt 584.600 tỷ đồng, chỉ bằng 48.2% dự toán năm, thấp hơn mọi năm, làm lo ngại về hụt thu có thể lên tới 11%.

Chi thường xuyên lớn gấp 5 lần chi cho phát triển. Ngân sách eo hẹp làm giảm nguồn lực cho đầu tư phát triển và cải cách thể chế.
BOT – ví dụ của sự yếu kém…

(Bài của PGS, TS Phạm Quý Thọ )

http://www.bbc.com/vietnamese/forum-41051130

Image may contain: sky, ocean, outdoor and water
Image may contain: one or more people
Image may contain: outdoor
 
 

Các hội, đoàn thể tiêu tốn hơn 45.000 tỷ đồng mỗi năm

Hoa Kim Ngo shared Bauxite Vietnam‘s post.
2 hrs · 

 

Tiền thuế của Dân đóng nuôi các hội đoàn ăn hại chỉ leo lẻo nói theo định hướng của đảng chứ chya bao giờ nói theo lòng Dân

 
Bauxite Vietnam

18 hrs · 
 

Các hội, đoàn thể tiêu tốn hơn 45.000 tỉ đồng mỗi năm
Bích Diệp
*
“Còn bạc, còn tiền còn đệ tử – Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”. Càng ngày càng túng đói, giật gấu vá vai, chạy ăn từng bữa thế này, e rằng sắp tới lúc ngay cả Đảng Cộng sản cũng chẳng còn mấy mống.
Bauxite Việt Nam
*
Ngân sách nhà nước “rót” xuống hơn 14.000 tỉ đồng
Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) vừa công bố báo cáo “Ước lượng chi phí kinh tế cho các tổ chức quần chúng công ở Việt Nam” cho biết, tổng số người hoạt động trong lĩnh vực tổ chức quần chúng công (có biên chế và không có biên chế) ước tính vào khoảng 338.000.

Nhóm các tổ chức này bao gồm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 5 tổ chức chính trị – xã hội, còn gọi là đoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Công đoàn, Hội Cựu chiến binh), cùng 28 hội đặc thù. Các nhóm tổ chức này, do mang tính quần chúng rộng lớn và có bản chất chính trị gắn với nhà nước, được Nhà nước hỗ trợ toàn phần hay một phần kinh phí hoạt động.

Theo VEPR, chi phí kinh tế cho các tổ chức quần chúng công bao gồm: chi phí thực tế của xã hội dành cho các tổ chức này từ ngân sách nhà nước, hội phí, phí tín thác và nguồn thu từ các đơn vị kinh tế trực thuộc. Bên cạnh đó còn phải tính đến chi phí cơ hội và chi phí ẩn từ tài sản cố định và nguồn nhân lực.

VEPR tính toán, tổng chi phí kinh tế của xã hội cho các tổ chức quần chúng công dao động trong khoảng 45.670 tỉ đồng đến 52.700 tỉ đồng, ước bằng 1,7% GDP của cả nước (năm 2014). Trong đó, khoản tiêu tốn từ ngân sách nhà nước khoảng 14.023 tỉ đồng. Riêng nguồn ngân sách trung ương dự toán dành cho trung ương hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 5 tổ chức chính trị – xã hội trong năm 2014 là trên 1.200 tỉ đồng. So với thời điểm năm 2006, khoản ngân sách này tăng hơn gấp đôi (từ khoảng 530 tỉ đồng). Trong đó, 4 tổ chức chính trị – xã hội nhận được phân bổ ngân sách (dự toán) nhiều nhất trong năm 2014 là Hội Nông dân Việt Nam (hơn 401 tỉ đồng), Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (khoảng 360 tỉ đồng), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (hơn 270 tỉ đồng) và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (gần 155 tỉ đồng).

Xét theo số ngân sách quyết toán, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức có mức tăng ngân sách nhanh nhất, gấp 4,5 lần trong vòng 6 năm (2006 – 2012), từ khoảng 76 tỉ đồng năm 2006 lên gần 344 tỉ đồng năm 2012 (GDP của Việt Nam trong giai đoạn này tăng gấp 2,3 lần).

Cần xây dựng một luật riêng về các tổ chức quần chúng công

Báo cáo cũng chỉ ra rằng chi phí của ngân sách nhà nước để hỗ trợ các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp cấp trung ương tăng mạnh trong giai đoạn 2006 – 2014. Cụ thể, nếu khoản ngân sách dành cho nhóm này năm 2004 là 249 tỉ đồng thì nó đã tăng gần gấp 4 lần và đạt đỉnh vào năm 2010 với 936 tỉ đồng; dự toán đạt hơn 638 tỉ đồng vào năm 2014.

Trong giai đoạn 2006 – 2010, các hội đặc thù nhận được nhiều hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là Phòng Thương mại và Công nghiệp (80,7 tỉ đồng trong năm 2009), Hội Chữ thập đỏ (51,6 tỉ đồng trong năm 2009), Hội Nhà văn (24,3 tỉ đồng trong năm 2009), Liên đoàn Bóng đá (20,1 tỉ đồng trong năm 2009). Từ năm 2010 trở đi, quyết toán và dự toán ngân sách nhà nước không ghi cụ thể tên từng hội, tổ chức đặc thù được nhà nước hỗ trợ kinh phí.

Tổng số tiền ngân sách hỗ trợ cho trung ương hội của các tổ chức quần chúng công trong giai đoạn 2006 – 2014 tăng từ hơn 781 tỉ đồng (2006) lên xấp xỉ 1.900 tỉ đồng (dự toán 2014), chiếm khoảng 1,1% dự toán tổng chi ngân sách trung ương cho các bộ, cơ quan trung ương trong năm 2014.

VEPR đánh giá đây là khoản tiền tương đương với mức dự toán chi cho Bộ Kế hoạch – Đầu tư (gần 1.900 tỉ đồng), Bộ Khoa học – Công nghệ (hơn 1.700 tỉ đồng) và Bộ Công Thương (hơn 1.900 tỉ đồng). Trong năm quyết toán 2012, tổng số tiền này là gần 2.200 tỉ đồng.

Theo đánh giá của VEPR, các tổ chức quần chúng công được phân bổ một lượng ngân sách nhà nước và hưởng nhiều chính sách ưu đãi, tuy vậy hiệu quả hoạt động của nhóm tổ chức này vẫn là một dấu hỏi.

Báo cáo đưa ra kiến nghị cần bãi bỏ chính sách cấp ngân sách hoạt động cho hội đặc thù theo biên chế, chỉ cấp ngân sách nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ nhà nước giao (nếu có). Từng bước đưa các tổ chức này ra khỏi sự bao cấp của ngân sách nhà nước, hoạt động theo cơ chế tự nguyện như những tổ chức xã hội khác.

VEPR cũng đề xuất cần xây dựng một luật riêng về các tổ chức quần chúng công, hoặc một phần quan trọng trong luật về hội nói chung. Bên cạnh đó, cần các tổ chức này công khai, minh bạch chi tiêu trong báo cáo tài chính trước ban giám sát và công chúng.

B.D

(Dân trí) – VEPR tính toán, các tổ chức quần chúng công mỗi năm tiêu tốn từ 45.670 tỷ đồng đến 52.700 tỷ đồng mỗi năm, ước bằng 1,7% GDP của cả…
 
DANTRI.COM.VN|BY DÂN TRÍ
 

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Chức danh Tổng bí thư có bảo vệ được ông Nguyễn Phú Trọng thoát khỏi lệnh truy nã quốc tế ?

From facebook: Hoa Kim Ngo shared Nguyen Lan Thang‘s post.
 

Nguyen Lan ThangFollow

 Gần tới hội nghị Trung ương 6 dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm 2017, không khí chính trị trong nước càng trở nên ngột ngạt khi xuất hiện ngày càng nhiều những triệu chứng vắng bóng bí hiểm của CT nước Trần Đại Quang và thường trực ban bí thư Đinh Thế Huynh, vốn là những người đứng đầu Nhà nước cùng nhân vật thứ 2 của Đảng Cộng sản.

Loay hoay với cái “lò” của mình ở Hà Nội, TBT Nguyễn Phú Trọng hô hào đưa củi về đốt bất chấp mọi hậu quả khi phía Việt Nam đang bị Chính phủ Đức buộc tội tổ chức đường dây bắt cóc công dân của mình trên lãnh thổ của họ, vi phạm nghiêm trọng pháp luật Đức và châu Âu cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

Cuộc điều tra của cơ quan An Ninh ( BKA), Tình Báo Đức (BND) đang được khẩn trương tiến hành với kết quả ban đầu. Công tố viện Liên bang Đức đã ra lệnh bắt giam công dân Việt Nam là ông Nguyễn Hải Long để dẫn độ từ CH Séc về Đức hôm 23.8 phục vụ công tác điều tra.

Được biết ông Long trở thành nghi phạm khi liên tục thuê nhiều xe với nghi ngờ được dùng để chở đội mật vụ Việt Nam từ CH Séc sang Đức thực hiện bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh cùng một nữ cán bộ Bộ Công thương.

Hậu quả là ĐSQ VN ở Đức đã bị phía Đức đưa ra kết luận “tham gia tổ chức và thực hiện bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin hôm 23.7” trên cơ sở các bằng chứng cùng định vị hành trình GPS được gắn trên chiếc xe bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đã có thời điểm lưu lại khá lâu trong tòa Đại sứ này.

Điều này đã phủ một bầu không khí nặng nề và đầy ngờ vực từ các công dân Việt đang định cư tại Đức đối với cơ quan đại diện của mình, chủ đề về ông Trịnh Xuân Thanh cũng không còn được các cán bộ trong ĐSQ VN ở Đức đem ra bàn luận công khai.
Mở rộng điều tra, Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) có lẽ đang xem xét tiếp đến sự dính líu của ĐSQ VN tại CH Séc trong đường dây tội phạm có tổ chức này, bản thân ông H.Đ.Thắng đại diện hội đồng quản trị khu chợ Sapa của người việt ở Praha cũng phải chứng minh ngoại phạm khi toàn bộ xe và người tham gia âm mưu bắt cóc cũng từ đây mà ra, có lẽ phía cảnh sát sẽ thêm nghi ngờ khi chính ông này đang là CT đoàn TW Mặt trận Tổ quốc, một tổ chức nhuốm màu Chính trị tại Việt Nam.

Cuộc điều tra của Đức đã và đang tiến hành rất bài bản và thận trọng, đặc biệt cuộc điều tra đã lan sang CH Séc thì tất nhiên vụ bắt cóc trở thành một vụ việc mang tính tội phạm quốc tế mà Liên hiệp châu Âu đều phải có trách nhiệm với các thành viên của mình.

Bản tin báo Công An TP. HCM ngày 07.12.2016
Nguồn: http://congan.com.vn/…/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-phai-ba…

Với trường hợp của cựu Tổng thống Chile Pinochet đã bị còng tay ở London vào tháng 10/1998 vì Tây Ban Nha yêu cầu dẫn độ do tội tra tấn dưới thời ông này làm lãnh đạo, thì nay TBT Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam từ một người “đi săn chuột nhưng sợ vỡ bình” có lẽ cũng cần phải chứng minh ngoại phạm trong vụ bắt cóc này khi ông nhiều lần tuyên bố “bắt cho bằng được Trịnh Xuân Thanh”, vì từ người đi săn cũng có thể trở thành kẻ bị săn đuổi trên toàn thế giới.

Trung Khoa – Thoibao.de

Người thành công không bao giờ bỏ qua những điều nhỏ nhặt này

Người thành công không bao giờ bỏ qua những điều nhỏ nhặt này
Muốn thành việc lớn, đừng quên tiểu tiết. Người thành công không bao giờ bỏ qua những điều nhỏ nhặt này

Người có học thức rộng, văn hóa cao không bao giờ quên tiểu tiết. Chính ở những tình huống nhỏ nhặt, khí chất và phong thái của một người mới được thể hiện ra rõ ràng nhất. Dưới đây là câu chuyện trải nghiệm của một vị giảng viên đại học.

***

Tôi là một giảng viên đại học có tiếng, về học thức, bằng cấp lẫn kinh nghiệm… tôi đều được đồng nghiệp và các em sinh viên nhìn bằng ánh mắt ngưỡng mộ. Tôi cũng khá tự hào về bản thân, cũng có một chút đắc ý về sự thành công trong sự nghiệp của mình.

Tuy nhiên, những trải nghiệm khó quên trong một chuyến đi gần đây đã khiến tôi phải giật mình hổ thẹn…

 Kẻ khiếm nhã giữa thành La Mã

Khi tới La Mã du lịch, tôi đã tìm đến hai con phố chuyên bán đồ cổ. Tôi vào xem từng cửa hàng một. Sau khi chọn được một cửa hàng nhỏ xinh xắn, tôi bèn vùi đầu xem những đồ điêu khắc và văn vật nhỏ nhắn. Rồi tôi hỏi giá ông chủ. Đó là một ông lão lớn tuổi tóc bạc trắng. Nhưng khi tôi đụng đến món đồ nào ông lão cũng đều lắc đầu quầy quậy, nói rằng không bán.

Tôi thắc mắc: “Sao lại không bán ạ?”. Ông bèn nghiêm nghị nói: “Đây là cửa hàng của tôi. Cậu bước chân vào mà không thèm chào hỏi tôi lấy một câu nào, cứ tự tiện nhìn ngó, sờ mó hết thứ này tới thứ khác. Một lúc sau cậu mới hỏi tôi có bán hay không, thì tôi nói rằng tôi không muốn bán. Đơn giản là thế!”.

Tôi rất ít khi xấu hổ nhưng lúc đó mặt tôi đỏ như mặt trời, cả tai cả cổ cũng đỏ gay gắt. Tôi lúng túng như con gà mắc tóc. 

Hồi nhỏ tôi hay bị người lớn mắng mỏ. Lý do là tôi ngang bướng, ương ngạnh, khó ưa, thích trèo tường, đập đồ, lại không lễ phép. Không hẳn là tôi không tốt, thực ra là tôi thiếu hiểu biết. Đến tuổi thanh niên choai choai, tôi cũng không biết đến khái niệm lễ phép là gì. Tính cách khá ngang ngạnh, thậm chí là thô lỗ, lại còn ngông cuồng, ngạo mạn.

Nhưng sau khi ngụp lặn giữa dòng đời, qua nhiều thăng trầm, tôi đã dần học được cách khiêm nhường và tôn trọng người khác. Vậy mà một người đàn ông từng trải đã 54 tuổi như tôi, ở La Mã, một đất nước thấm nhuần văn hóa phục hưng này, vô tình lại trở thành một kẻ vô cùng khiếm nhã. Ông chủ cửa hàng đã khiến tôi bừng tỉnh. 

 Chuyện dở khóc dở cười trong nhà vệ sinh

Một lần khi tôi vừa bước vào cửa nhà vệ sinh thì bắt gặp một thanh niên mặt mũi sáng sủa, còn khá trẻ, chừng 22 tuổi. Cậu bất chợt chạy tới đứng trước mặt tôi, mắt sáng rõ, vẻ mặt hân hoan, hét lên: “Thầy có phải thầy Khiêm không ạ? Em nghe danh thầy đã lâu giờ mới được gặp mặt. Em muốn một chụp bức hình kỷ niệm với thầy ạ .” 

Tôi rất lúng túng. Bởi lúc ấy tôi quả thực không thể kìm nén nổi ‘nhu cầu thiết yếu’ của mình nên chỉ cười trừ, bước vội vào phòng vệ sinh. Tôi mở cửa bước ra, vặn vòi nước rửa tay, bất chợt quay sang vẫn thấy cậu ấy đứng nguyên tại đó. Thật chẳng lịch sự chút nào, lẽ ra cậu ấy nên đợi tôi ở ngoài mới đúng!

Tay cậu lăm lăm chiếc chiếc máy ảnh, sớm đã chuẩn bị lên hình. Đôi tay chắc khỏe của cậu như hai gọng kìm kéo tôi ra một góc, giữ tôi như khúc gỗ, rồi toét miệng cười, chụp tách một tiếng. Mặt tôi méo xệch, tôi trở tay không kịp thì cậu ấy đã chụp xong rồi. Cảnh dở khóc dở cười như vậy xảy ra với tôi không chỉ một lần. Mấy cô cậu thanh niên hễ gặp mặt tôi là giữ chặt lại, chụp xong kiểu ảnh là bỏ đi. Sau đó lại rất mãn nguyện khoe với bạn bè rằng: “Xem này! Tôi chụp ảnh với thầy Khiêm rồi đấy nhé!” 

Hồi nhỏ, người lớn không cho phép chúng tôi đối xử với họ như vậy. Nhưng bây giờ nó lại trở thành chuyện cơm bữa trong các trường đại học. Những thói quen của lớp trẻ có lẽ cần phải nhìn lại lại một chút. Nói nặng nề hơn thì việc này chính là thể hiện sự thiếu tu dưỡng của con người.

Kỳ thực sự tu dưỡng không phải là thấu hiểu những đạo lý thâm sâu, to tát, mà được thể hiện ngay trong những thói quen sinh hoạt thường ngày, cũng là những tiểu tiết mà rất nhiều người chúng ta xem nhẹ.

Sự tu dưỡng không phải là thấu hiểu những đạo lý thâm sâu, to tát, mà được thể hiện ngay trong những thói quen sinh hoạt thường ngày. (Ảnh dẫn theo Toplist.vn)

Dưới đây, xin mạn phép được viết ra là những điều tưởng chừng như rất nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày, hy vọng rằng chúng ta đừng xem nhẹ chúng. Bởi tuy nhỏ nhặt thôi nhưng có thể toát lên sự tu dưỡng của một người.

  1. Khi nhận truyền đơn trên phố, nếu không thể nhận được thì hãy đáp lại họ bằng nụ cười, và tỏ lòng cảm ơn.
  2. Khi nhân viên phục vụ bê đồ ăn ra bàn hoặc khi trả tiền tại quầy thu ngân hãy nói lời cảm ơn với họ.
  3. Khi ra vào khu chung cư hay những nơi công cộng hãy giữ cửa giúp người khác để tiện cho họ ra vào, đặc biệt là những người có dắt theo trẻ nhỏ hoặc tay cầm đồ. 
  4. Giữ thang máy để người khác ra trước. 
  5. Khi đi qua đường hãy nghiêm túc chấp hành tín hiệu đèn xanh đèn đỏ. Nếu tắc đường thì hãy nhường lối cho người đi bộ. Ăn cơm không nên chép miệng, gõ mâm, gõ bát, không lật giở đồ ăn, không chọn đồ ăn, không bỏ mứa.  
  6. Lịch sự với bảo vệ, lễ tân và nhân viên phục vụ. Khi nhận được sự hỗ trợ của họ tối thiểu cũng phải gật đầu, mỉm cười với họ. Bởi lẽ họ thường là những người dễ bị coi thường nhất. 
  7. Không nói tục. 
  8. Ở nơi công cộng, hãy để ý âm lượng, giọng nói và hành động của mình có ảnh hưởng tới người khác hay không. 
  9. Không dò la chuyện riêng tư của người khác. Không truy hỏi người khác nguyên nhân vì sao. Khi nói chuyện nơi công cộng, cố gắng tránh những chủ đề tế nhị như tình hình gia đình, phương thức sống, thu nhập. 
  10. Khống chế cảm xúc của mình, khi xảy ra chuyện không lập tức đáp lại bằng những lời hằn học, hãy bình tĩnh, nhẫn nại.
  11. Khi uống canh đừng để phát ra tiếng, dù là canh nóng.
  12. Khi lái xe dưới trời mưa cần giảm tốc độ, hoặc đi chậm lại nếu thấy có người già, trẻ con, thú cưng ở phía trước.
  13. Khi rời khỏi thư viện hay nơi công cộng hãy nhẹ nhàng xếp ghế trở lại vị trí ban đầu.
  14. Khi đưa dao, kéo, hay những đồ vật có đầu sắc nhọn, hãy để mũi dao, mũi kéo hướng về phía mình.
  15. Con gái khi đứng ngồi ở nơi công cộng cần khép hai chân lại, hoặc xếp sang một bên. Nếu mặc váy thì khi ngồi xuống cần để ý đến váy, tránh lộ liễu.
  16. Khi đi bộ thì đi sang lề đường, nhường phần đường bên trong cho người khác. Đặc biệt là con trai, khi đi qua đường nên để con gái đi bên trong để bảo vệ họ.
  17. Khi đeo tai nghe thì không nói chuyện với người khác. Nếu muốn nói chuyện thì hãy tháo tai nghe ra.
  18. Dù là con trai hay con gái cũng luôn mang khăn giấy theo mình.
  19. Khi đỗ xe hãy chừa lại lối đi cho xe cộ và người khác.
  20. Khi nói hãy nhìn vào mắt người khác và mỉm cười.
  21. Nếu ho hay hắt hơi thì hãy che miệng lại.
  22. Không tùy tiện bình luận người khác. Hãy tôn trọng sự khác biệt của họ dù có những điều khiến bạn cảm thấy khó hiểu. Rốt cuộc thì bạn không biết được người khác đã phải trải qua những gì.
  23. Ở ga tàu, bến xe đông người hãy bỏ ba lô xuống. Hãy giúp người khác cất hành lý trên máy bay hay tàu hỏa.
  24. Không tự ý sờ vào đồ của người khác, hãy tôn trọng sự riêng tư của họ, đùa vui một cách vừa phải.
  25. Khi gặp phiền toái hãy nghĩ cách giải quyết, đừng oán trách hết người nọ tới người kia.
  26. Khi người khác đang nói chuyện đừng tùy tiện ngắt lời.
  27. Khi nghe nhạc tại nơi công cộng không mở loa ngoài.
  28. Khi bên cạnh có người quen, đừng cúi đầu chơi di động. Khi ăn cơm không nghịch điện thoại.
  29. Không vứt rác bừa bãi, khạc nhổ lung tung.
  30. Khi nhận quà của người khác hãy thể hiện sự trân trọng và biết ơn.
  31. Muốn vào nhà vệ sinh công cộng hãy gõ cửa trước. Nếu không thấy ai trả lời thì mới được đẩy cửa vào. Có một vài nhà vệ sinh bị hỏng khóa, nếu đẩy cửa vào luôn đôi khi bạn sẽ rất bối rối. Có một vài nhà vệ sinh có không gian khá hẹp, chỉ cần đẩy cửa là sẽ đập vào người đang ngồi bên trong.
  32. Không nhìn chằm chằm vào người tàn tật.
  33. Khi họp mặt gọi đồ ăn hãy suy nghĩ tới khẩu vị của mọi người, hỏi xem có ai bị dị ứng thứ gì không, có ăn được đồ lạnh, đồ sống không.
  34. Khi người khác đang lúng túng hãy giải vây cho họ một cách phù hợp.
  35. Khi từ chối, hãy nói thẳng một chút, nhưng cần lịch sự, có hòa khí, không làm người khác tổn thương. Đừng ám hiệu gì không tốt, hãy mang tới hy vọng có thể thành công cho người khác.

Kỳ thực, từ xưa đến nay, có rất nhiều người vì “quên tiểu tiết” mà hỏng việc lớn, nhưng cũng có người vì một ý tưởng nhỏ mà trở thành vĩ nhân. Đời người chính là một dãy các việc nhỏ xếp lại cùng nhau, nếu kịp thời tích lũy, nắm vững kinh nghiệm thì những việc nhỏ tưởng chừng “vụn vặt” ấy lại có thể giúp ta hoàn thành đại nghiệp.

Vậy nên, chúng ta hãy bắt đầu từ những việc nhỏ, từ những điều xung quanh mình, làm đến nơi đến chốn, thể hiện sự tu dưỡng của mình bạn nhé!

Theo Moneyaaa
Hiểu Mai biên dịch

Anh chị Thụ & Mai gởi

Báo Nhật: Sự biến mất bí ẩn của ông Trần Đại Quang gây lo ngại.

From facebook: Hoang Le Thanh
Báo Nhật: Sự biến mất bí ẩn của ông Trần Đại Quang gây lo ngại.

Hôm nay, 25/8, trên tờ Nikkei Asian Review đã có bài bình luận đặc biệt về sự vắng bóng kỳ lạ của Chủ tịch Trần Đại Quang và những biến động chính trị bất thường của Việt Nam thời gian gần đây.

Ảnh: Ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước Việt Nam Ảnh: SCREENSHOT/ASIAN NIKKEI

Việc ông Trần Đại Quang không xuất hiện trước công chúng trong gần một tháng không kèm bất kỳ lời giải thích nào từ phía chính phủ, đã làm dấy lên lo ngại, thậm chí là tranh cãi về cuộc đấu tranh quyền lực tại nước này và nói rằng lãnh đạo cao nhất của quốc gia — người đứng đầu Đảng Cộng sản — có thể sẽ từ chức vào năm tới.

Vì sao ông Trần Đại Quang ít xuất hiện trên báo chí thời gian gần đây?

Bài báo Nhật nói về biểu hiện bất thường trong nghi thức ngoại giao của Việt Nam xuyên suốt chuyến thăm của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ đến Hà Nội. Lịch trình chuyến thăm của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim được sửa đổi đột ngột ngay vào đêm hôm thứ Ba. Chương trình đã sửa đổi được gửi tới các phương tiện truyền thông lại không đề cập về cuộc gặp với Chủ tịch Quang (dự kiến ​​vào ngày hôm sau, Thứ Tư). Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng không đưa ra lý do giải thích cho sự thay đổi bất ngờ này.

Các nguyên thủ quốc gia, các vị khách quý khi đến thăm Việt Nam thường tiến hành các cuộc gặp với Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội. Chủ tịch nước đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, đặc biệt trong các sự kiện như các buổi lễ đón tiếp các phái đoàn ngoại giao. Việc thiếu các thông báo cụ thể chỉ ra việc Chủ tịch Quang đang ở nước ngoài có nghĩa là ông hiện vẫn còn ở trong nước, càng làm cho sự vắng mặt của Chủ tịch trở nên bất thường tại một quốc gia cộng sản, vốn đặt trọng tâm vào trật tự chính trị ổn định như Việt Nam.

Nhân dịp lễ quan trọng tiếp theo của Việt Nam là Ngày Quốc khánh 2/9, người ta đang chờ đợi liệu Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang có xuất hiện hay không?

Mời các bạn xem thêm chi tiếc:

Báo Nhật: Sự “biến mất” bí ẩn của ông Trần Đại Quang và Đinh Thế Huynh gây lo ngại.
https://vn.sputniknews.com/…/201708253877427-su-bien-mat-b…/

BBC – Báo Nhật bàn về sự vắng bóng của Chủ tịch Quang.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41047820

Image may contain: 1 person, closeup
Want to tag Trần Bang?  

Yes · No
 
 
Wow

Like

Love

Haha

Wow

Sad

Angry
 

Comment

Thực trạng “bất tuân dân sự” tại Việt Nam như thế nào?

Thực trạng “bất tuân dân sự” tại Việt Nam như thế nào?

Hòa Ái, phóng viên RFA

 
Luật sư Lê Công Định phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với AFP tại nhà riêng ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 10/4/2015.

Luật sư Lê Công Định phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với AFP tại nhà riêng ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 10/4/2015.

Photo: AFP
 
 Dư luận trong nước những ngày qua cho rằng các tài xế dùng tiển lẻ trả phí BOT trên quốc lộ 1A để phản đối mức phí cao và trạm thu phí đặt sai chỗ là “bất tuân dân sự”. Thực trạng “bất tuân dân sự” tại Việt Nam hiện nay ra sao?

Phản kháng hợp pháp?

Luật sư Lê Công Định: Tôi nghĩ dùng từ “bất tuân dân sự” trong trường hợp này thì e rằng không chính xác khi xét về phương diện ngữ nghĩa của khái niệm này, bởi vì “bất tuân dân sự” là một đề tài mà trước đây ông Henry David Thoreau, một triết gia người Mỹ đã đặt ra liên quan đến trong trường hợp một công dân nhận thấy một luật bất công và bất hợp lý thì họ có quyền không tuân thủ luật pháp đó, để thể hiện sự phản kháng của mình.

Ý niệm “bất tuân dân sự” từ ông Thoreau đã được phát triển về sau trên thực tế bởi những nhà cách mạng như ông Mahatma Gandhi và ông Nelson Mandela, chẳng hạn. Chúng ta phải lưu ý đến một yếu tố quan trọng, đó là có một điều luật hay một đạo luật không những bất công mà còn bất hợp lý khiến cho việc tuân thủ sẽ tạo ra một sự bất công trong xã hội và người dân có quyền không tuân thủ điều luật hoặc đạo luật đó.

Chúng ta thấy phản kháng của các tài xế ở Cai Lậy, Tiền Giang không phải họ bất tuân theo hướng không thanh toán tiền, mà họ vẫn thanh toán tiền nhưng họ tạo ra sự khó khăn khiến cho hoạt động giao thông bị đình trệ. Do đó, giữa ý niệm ban đầu về “bất tuân dân sự” với hành động của các tài xế tại trạm thu phí BOT ở Cai Lậy không có sự tương hợp với nhau để gọi hành động đó là “bất tuân dân sự”.

Nếu tất cả người dân đều hiểu rằng họ cần phải bất tuân những đạo luật bất công và bất hợp lý của nhà cầm quyền, bất tuân dân sự thì có lẽ xã hội sẽ thay đổi nhanh chóng hơn
-Luật sư Lê Công Định

Hòa Ái: Thưa Luật sư, với hình thức phản kháng của các tài xế như thế, xét về phương diện pháp lý, họ có bị vướng vào những sai phạm nào hay không?

Luật sư Lê Công Định: Việc các tài xế trả bằng tiền lẻ ở Cai Lậy, Tiền Giang theo cách mà họ muốn gây trở ngại cho hoạt động của trạm thu phí BOT đó hoàn toàn không có một sự vi phạm điều luật nào cụ thể. Bởi vì theo luật của Việt Nam thì không có nghiêm cấm công dân thanh toán tiền bằng tiền lẻ và mọi loại tiền đều có giá trị hợp pháp và đều phải được sử dụng. Chỉ những người nào từ chối nhận tiền lẻ thì mới vi phạm pháp luật. Chứ việc thanh toán đó là hoàn toàn hợp pháp.

Chúng ta thấy không có một điều luật hay một đạo luật nào bất công hay bất hợp lý trong trường hợp này, mà chỉ có việc đặt ra trạm thu phí đó đã tạo ra một sự bất hợp lý, khiến cho các tài xế cảm thấy điều này không đúng và họ phản kháng trong ôn hòa, trong sự ý thức được là họ đang hành động đúng luật, chứ không có gì sai luật cả.

Hòa Ái: Theo nhận định của Luật sư, trong những năm gần đây, có phải người dân ngày càng nhận thức và hiểu biết hơn về nhân quyền và dân quyền; đồng thời họ cũng chủ động hơn trong việc thực hiện các quyền được hiến định của họ?

Luật sư Lê Công Định: Tôi thấy rõ ràng người dân càng ý thức được quyền của mình và họ ý thức được quyền đó phải được Hiến pháp và Luật pháp bảo vệ, cho nên họ không ngần ngại khi họ phản kháng lại những hành động bất hợp lý của nhà cầm quyền và họ không nghĩ rằng mình đang vi phạm pháp luật. Qua đó, tôi thấy hành động phản kháng của công dân ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Đó là dấu hiệu rất đáng mừng. Điều vui mừng này không có nghĩa là chúng ta cổ súy cho hành động vi phạm pháp luật hay cổ súy cho hành động gây ra trở ngại cho công quyền. Và điều quan trọng là không phải người dân giảm sự phản kháng đó mà chính nhà cầm quyền phải nhận thấy cần phải tôn trọng hơn nữa quyền của công dân. Nếu tất cả người dân đều hiểu rằng họ cần phải bất tuân những đạo luật bất công và bất hợp lý của nhà cầm quyền, bất tuân dân sự thì có lẽ xã hội sẽ thay đổi nhanh chóng hơn.

Cần phải bất tuân dân sự?

Hòa Ái: Một khi người dân Việt Nam ý thức được và thực hiện bất tuân dân sự thì những rủi ro nào họ phải đối diện?

TramBOTCaiLays.jpg
Trạm thu phí BOT ở Cai Lậy, Tiền Giang. Photo: Ảnh chụp màn hình báo Thanh Niên.

Luật sư Lê Công Định: Chúng ta thấy hành động bất tuân dân sự nào trên thế giới cũng đều đưa đến một hậu quả là sự trừng phạt của luật pháp.

Tôi xin so sánh đối với Luật pháp Việt Nam; chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận được quy định trong Hiến Pháp, nhưng có một điều luật bất công, đó là Điều 88 trong Bộ Luật Hình Sự hiện hành, trừng phạt những ai tuyên truyền chống Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Điều 88 này rõ ràng là vi hiến, bất công và bất hợp lý.

Do đó, nếu chúng ta công khai vi phạm Điều 88 để thể hiện quyền tự do ngôn luận được ghi nhận trong Hiến pháp thì tất nhiên những ai vi phạm Điều 88 đều bị Nhà nước bắt giam. Bởi vì chiếu theo Điều 88 thì Nhà nước có quyền trừng phạt những người cất lên tiếng nói trong phạm vi quyền tự do ngôn luận của họ.

Tôi thấy nhiều bị can, bị cáo liên quan đến Điều 88 đều phủ nhận mình đã vi phạm pháp luật, tức là họ phủ nhận sự bất tuân dân sự. Tôi cho rằng cần phải công nhận mình vi phạm Điều 88 bởi chính điều luật đó là điều bất công và bất hợp lý, cần phải loại bỏ ra khỏi Bộ Luật Hình Sự.

Tôi tin rằng tiến trình quá trình tiệm tiến đó chắc chắn sẽ diễn ra một cách điều đặn, chiều hướng phát triển này không bao giờ lùi lại được vì người dân ý thức được quyền của mình và họ thể hiện sự phản kháng cũng như bất tuân
-Luật sư Lê Công Định

Hòa Ái: Hòa Ái ghi nhận có sự gắn kết giữa các tổ chức xã hội dân sự với bất tuân dân sự, qua diễn tiến ở các quốc gia trên thế giới. Riêng tại Việt Nam, các tổ chức dân sự độc lập đóng vai trò gì trong việc bất tuân dân sự của người dân?

Luật sư Lê Công Định: Các tổ chức dân sự đôc lập tuy bị cấm hoạt động nhưng họ đóng góp rất lớn vào tiến trình thay đổi xã hội Việt Nam vì các tổ chức này đều có những chương trình, tôi tạm gọi là khai dân trí để giúp cho người dân hiểu biết về các quyền của họ được ghi trong Hiến pháp, cụ thế là quyền công dân và quyền con người. Nhờ sự phổ biến kiến thức rộng rãi trên mạng xã hội mà bây giờ ai cũng có phương tiện theo dõi được thì người dân ngày càng ý thức về các quyền hợp pháp của mình và do đó người dân ngày càng đấu tranh đòi Nhà nước phải tôn trọng quyền của công dân. Và nếu Nhà nước không tôn trọng thì họ thể hiện một sự phản kháng rất rõ rệt, như vụ các tài xế trả tiền lẻ ở trạm thu phí BOT tại Cai Lậy là một ví dụ điển hình.

Tôi cũng tin rằng theo thời gian do sự phát triển của các tổ chức xã hội dân sự mà nhiều tầng lớp người dân khác nhau cũng ý thức và hiểu rõ được quyền của mình cần được Nhà nước bảo vệ.

Hòa Ái: Bác sĩ-Blogger Hồ Hải, trước khi bị bắt hồi đầu tháng 11 năm ngoái, có đưa ra ý kiến rằng đã đến lúc người dân Việt Nam cần phải thực hiện bất tuân dân sự, còn quan điểm của Luật sư thế nào, thưa ông?

Luật sư Lê Công Định: Tôi nghĩ dân trí ngày càng được khai mở rộng hơn nhờ mạng xã hội thì người ta cũng sẽ thể hiện sự phản kháng của họ. Đầu tiên là sự phản kháng ôn hòa trong khuôn khổ luật pháp. Về sau sẽ tiến dần lên mức gọi là bất tuân dân sự, tức là bất tuân luôn cả luật pháp và họ chấp nhận sự vi phạm một cách cố ý nhưng hợp lý vì thể hiện sự công bằng trong xã hội.

Tôi tin rằng tiến trình quá trình tiệm tiến đó chắc chắn sẽ diễn ra một cách điều đặn, chiều hướng phát triển này không bao giờ lùi lại được vì người dân ý thức được quyền của mình và họ thể hiện sự phản kháng cũng như bất tuân.

Hòa Ái: Chân thành cảm ơn Luật sư Lê Công Định dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này với RFA.

An Sinh Hay Ăn Xin Xã Hội

An Sinh Hay Ăn Xin Xã Hội

Bửu Đồng

 – Anh chị ở đâu?

– Chúng tôi ở tiểu bang X.

– Sao anh chị không về đây ở? Ở chi trên đó lạnh quá!

– Cũng muốn lắm, nhưng nhà cửa ở đây mắc, mua không nổi.

 – Anh chị bao nhiêu tuổi rồi? Còn đi làm chứ?

– Chúng tôi đã trên 65 cả và vẫn còn đi làm.

 – Về đây đi. Trên 65 tuổi được quyền ăn tiền già, ở housing. Xin rất dễ.

– Chúng tôi đi làm, chắc không hưởng được các thứ đó đâu.

 – Được mà. Cứ về đây đi. Bao nhiêu người có tài sản, chủ nhà hàng, tiệm buôn, tiệm vàng… đến 65 tuổi họ xin hưởng tiền già, housing, phiếu y tế, phiếu thực phẩm… và bao nhiêu thứ tiện nghi khác. Trước đây tôi làm ở văn phòng luật sư nên tôi biết rành lắm.

– Chúng tôi sẽ hưởng hưu bổng, chắc không xin được các quyền lợi chị nói…

 – Cứ xuống đây tôi sẽ chỉ cách cho. Tôi đã giúp nhiều người rồi. Mình là người Việt Nam phải giúp nhau. Hơi nào mà lo.Ai cũng vậy cả. Đâu phải một mình mình đâu…?

Đó là câu chuyện tôi nghe được trong dịp đi dự đám tang một người bạn ở Cali mới đây. Ba người trong câu chuyện cũng đi dự đám tang và gặp nhau trong dịp này. Tôi tò mò lắng nghe thêm một chút nữa thì được biết bà mời gọi về Cali có 5 người con, trong đó có người là bác sĩ, nha sĩ, kỹ sư và một người làm nghề mua bán nhà…

– Các con chị đều thành công hết mà không giúp chị được gì sao?

– Tôi đang hưởng tiền già 800 đô một tháng, ở housing. Trước đây tôi có đi làm lãnh tiền mặt… Bây giờ cuộc sống ổn định. Mọi việc có weo-phe chánh phủ lo.Cuối tuần các cháu thay nhau rước về nhà chơi. Tôi đâu cần con cái giúp đỡ tiền bạc gì… Chúng nó có gia đình riêng phải lo chứ!

– Chị thật là có phước…

 – Vâng, nhiều người nói tôi được Chúa thương!  &  thưởng  ????

                                        *****

Nghe câu chuyện trên, tôi liên nghĩ đến cuộc sống của nhiều người tị nạn Việt Nam ở Hoa Kỳ, nhớ đến mấy câu thơ mà có lần tôi đọc được ở đâu đó:

Bạn dù thức khuya hay dậy sớm

Khó nhọc làm hai jobs cũng hoài công

Người được Chúa thương dù chỉ ngủ (  vo+`)

Chúa cũng cho đầy đủ tiêu dùng!

Tôi nghĩ đến hàng triệu người sinh quán tại đất nước này, lao động đầu tắt mặt tối mà không đủ ăn, không có bảo hiểm sức khoẻ, không hưởng được những tiện ích mà chế độ An Sinh Xã Hội cố tạo ra cho họ. Tôi hiểu được phần nào, lý do tại sao Hoa Kỳ là đất nước có nhiều sức hút đối với các dân tộc khác trên thế giới: Cơ hội! Opportunity! Vâng, “cơ hội” hiểu theo nghĩa rộng, là thời cơ biết chụp lấy, dành hưởng cho mình theo nghĩa “khôn ngoan biết sống” như lời bà cụ trên đã nói “Hơi nào mà lo. Ai cũng vậy cả. Đâu phải một mình mình đâu.” Đó là lối sống mà nhiều người hiểu là “phó thác” và nhờ đó, “được Chúa thương!” ( Where is  Buddha ????)

Tôi nhớ đến lời nói của một người cha với ba đứa con, “Ba hy sinh để các con được hưởng học bổng toàn phần khi lên đại học.” Cái mà ông gọi là “học bổng” chẳng qua là trợ giúp tài chánh (financial aid) dành cho sinh viên thuộc gia đình có lợi tức thấp. Và cái mà ông gọi “hy sinh” chẳng qua là tìm cách… ăn xin xã hội và làm chui lãnh tiền mặt!

Hai mươi tám năm trước, một mệnh phụ phu nhân, chồng là Phó Thủ Tướng một tháng của nội các NBC, đã giảng cho tôi biết triết lý weo-phe như sau: “Mỹ nó bỏ rơi mình. Bây giờ mình chạy sang đây nó phải nuôi. Cứ ăn weo-phe… Chẳng có gì phải thắc mắc…” Bà nói một cách hãnh diện. Nhìn tay bà, tôi thấy hai vòng ngọc thạch xinh đẹp và nhẫn xoàn to chiếu sáng…

Sau 1975, trong những năm đầu ở Hoa Kỳ, đa số người Việt tị nạn ủng hộ đảng Cộng Hòa vì đảng này có đường lối chống Cộng manh. Nhưng từ thời Tổng Thống Reagan, đảng Cộng Hòa có chương trình cắt giảm an sinh xã hội. Nhiều người gốc Việt ủng hộ đảng Cộng Hòa trước đây, quay sang ủng hộ đảng Dân Chủ vì đảng này “rộng tay” trong các vấn đề an sinh xã hội.

An sinh xã hội đối với nhiều người đã trở thành thuốc phiện, hưởng rồi khó buông, từ đó sinh ra những lạm dụng, cấu kết giữa các ngành nghề như y tế, bảo hiểm, luật sư… tức các thành phần trí thức trong cộng đồng. Cứ vài năm ở Cali và những nơi có nhiều người tị nạn Việt Nam cư ngụ, gian lận phiếu y tế medicaid, mediCal, bảo hiểm… lên đến hàng chục triệu đô la bị khám phá.

Nhiều người có lối sống theo cách đất nước này, xã hội này “mắc nợ” họ nên có trách nhiệm phải cưu mang, chăm sóc thật đầy đủ mà không nghĩ tới việc đóng góp, bảo vệ và gìn giữ… Họ nghĩ mìnhkhôn ngoan, thông minh, tài giỏi hơnngười dân bản xứ nên có cuộc sống thảnh thơi. Có người con đem cả Chúa, Phật ra làm “đồng minh” với mình!

Thời nay người ta thích nói về bác ái mà quên đi hành động công bằng , quên rằng công bằng chính là nền tảng của bác ái! Đi nhà thờ thật họa hiếm mới được nghe linh mục giảng điều này. Nhiều người hiểu kiếm tiền cách nào cũng được miễn là để có tiền… làm việc bác ái. Nhiều cụ ông cụ bà lãnh tiền già SSI cứ vài tuần “nhét túi cha”( túi Sư nưã chứ) vài chục đô xin lễ…Thế là tội lỗi được tha hết…

Hoa Kỳ là một quốc gia hào hiệp. Nhờ đó nhiều người tị nạn đã biến đổi chế độ an sinh xã hội thành… ăn xin xã hội. Rồi hãnh diện khoe khoang…

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi