Vụ VN Pharma: Bộ Y tế nói đã ‘làm đúng quy trình’

Vụ VN Pharma: Bộ Y tế nói đã ‘làm đúng quy trình’

BBC

 
Cựu chủ tịch VN Pharma Nguyễn Minh Hùng
Bản quyền hình ảnh   VNEXPRESS
Cựu chủ tịch VN Pharma Nguyễn Minh Hùng bị TAND HCM tuyên án 12 năm tù giam vì tội danh Buôn lậu và Làm giả con dấu của các cơ quan tổ chức hôm 25/8

Bộ Y Tế lần đầu tiên giải trình về trách nhiệm của cơ quan quản lý dược liên quan đến bê bối thuốc giả của công ty dược VN Pharma hôm 29/8.

Bài có tựa “Bộ Y tế lần đầu công bố chi tiết diễn biến cấp phép vụ thuốc giả của VN Pharma” của báo Dân Trí dẫn giải thích của Bộ Y Tế khẳng định “đã thực hiện cấp phép nhập khẩu thuốc theo đúng quy định hiện hành”.

Theo bài báo này, Bộ Y Tế đã nhận đơn hàng thuốc H-Capita 500mg của VN Pharma từ 16/10/2013 và tiến hành thẩm định.

Hai tháng sau, Bộ Y Tế cấp phép cho VN Pharma nhập khẩu loại thuốc này, nói rằng “Việc cấp phép hoàn toàn đúng quy định hiện hành, không có ưu ái”.

 

Bảy tháng sau khi cấp phép nhập thuốc, 31/7/2014 Bộ Y Tế mới yêu cầu giám đốc VN Pharma giải trình sau khi phát hiện giá thuốc rẻ ‘bất thường’.

Ngày 1/8/2014 Cục Quản lý Dược ra quyết định không cho phép thuốc H-Capita bán ra thị trường. Bài báo này của báo Dân trí, khẳng định “không có một viên thuốc H-Capita nào trong lô thuốc nhập khẩu được bán trên thị trường”.

Hôm 14/8, Cục Quản lý Dược ra quyết định tiến hành niêm phong toàn bộ số thuốc H-Capita 500mg.

bệnh viện công
Bản quyền hình ảnhEPA
Bộ Y Tế nói đã ‘làm đúng quy trình’ trong vụ thuốc giả của VN Pharma

Về việc thẩm định, Bộ Y tế nói vì các giấy tờ liên quan của VN Pharma được giả mạo tinh vi, 10 chuyên gia thẩm định của trường Đại học Dược Hà Nội, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Cục Quản lý Dược không thể phát hiện.

Về việc xử lý hành chính, báo này cho biết bộ đã yêu cầu các cán bộ liên quan “báo cáo, giải trình và rút kinh nghiệm sâu sắc,” và thay đổi nhân sự trong ban lãnh đạo, thẩm định.

Bộ Y Tế cũng đã bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật liên quan đến nhập khẩu, đấu thầu thuốc, một cách được báo Dân Trí mô tả là “rất chi tiết, chặt chẽ tại Luật Dược 2016.”

Cộng đồng ung thư gửi tâm thư đến Bộ trưởng Y tế

Tuy vậy, hôm nay báo Gia Đình Mới cũng đưa tin cộng đồng ung thư đến Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

Báo này dẫn lời lại bà Đồng Thị Luyện viết: “Chúng tôi yêu cầu các cấp có thẩm quyền điều tra lại thật rõ ràng và xử thật công bằng đúng người đúng tội, phải trả giá đúng những gì chúng đánh cắp lấy đi của những người bệnh khốn khổ.

“Ai đã chống lưng đằng sau sự việc và có đường dây, có tổ chức mới trót lọt 1 việc tày trời như vậy?

“Hãy bảo vệ chúng tôi, cho chúng tôi quyền được hy vọng và quyền được sống. Hãy cho chúng tôi niềm tin như chúng tôi vẫn hằng động viên nhau: Ung thư không phải là dấu chấm hết!”.

Nhũng lạm cả kinh phí cho người nghèo

Nhũng lạm cả kinh phí cho người nghèo

Hòa Ái, phóng viên RFA
2017-08-28
Ảnh minh họa. Hình chụp tại Sài Gòn năm 2016.

Ảnh minh họa. Hình chụp tại Sài Gòn năm 2016.

 Courtesy: Facebook Dzung Dolinh
 
 Tình trạng ăn chặn hoặc trục lợi công khai từ nguồn quĩ cho diện nghèo tiếp tục bị báo chí phanh phui.

Nhũng lạm bằng nhiều cách

Tin cho biết chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, Ông Nguyễn Văn Hải thừa nhận  số tiền ngân sách 5, 7 tỷ đồng phân bổ cho học sinh nghèo năm học 2014-2015 đến nay vẫn chưa đến tay các em. Theo ông Hải thì lãnh đạo của huyện đã “quên” chi trả số tiền vừa nêu và ông Hải gọi vụ việc này là sự cố đáng tiếc cũng như sẽ khẩn trương hoàn trả số tiền 5, 7 tỷ đồng cho các em trong tuần cuối của tháng 8 năm nay.

Tin cũng nói Phòng Lao Động-Thương Binh & Xã Hội của Huyện Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa cho biết đã xác minh được phản ánh của người dân liên quan thực trạng nhiều bà vợ của lãnh đạo Xã Nga Thanh ghép tên trong sổ hộ nghèo để hưởng tiền phúc lợi xóa đói giảm nghèo. Vụ việc này không phải mới xảy ra lần đầu tiên tại tỉnh Thanh Hóa, mà trước đó vào năm 2015, 12 con dê cấp cho các hộ nghèo đã được giao cho gia đình Bí thư Huyện Thạch Thành, ông Đỗ Minh Quý.

Tôi đăng ký hộ khẩu cho hai vợ chồng và được xét cho diện hộ nghèo. Lúc họ cấp thì một năm trước nhưng đến cuối năm thì họ mới giao cho mình. Họ cho mình được 350 ngàn đồng. Mình có hộ nghèo thì được trợ cấp hay muốn vay mượn tiền của nhà nước cũng được. Nhưng sau khi họ giao cho mình thì lại nói lúc đó đã hết hạn rồi. Họ giao cho mình nhưng mình không làm được gì nữa
-Người dân nghèo tại Gia Lai

Một trường hợp khác được nêu ra theo cáo giác của người dân ở Huyện Tiền Hải, Tỉnh Thái Bình là tiền xóa đói giảm nghèo bị biến thành tiền cho vay nóng từ những tháng đầu năm 2014. Người dân thuộc diện nghèo tại Huyện Tiền Hải nói với RFA thân nhân, người quen biết của cán bộ ngân hàng lập hồ sơ giả để vay tiền theo mức lãi suất ưu đãi dành cho hộ nghèo, từ 0 đến 0, 04% rồi cho dân chúng vay lại với lãi suất xấp xỉ 20% và thậm chí lên đến hơn 100%. Ông Nguyễn Trung Hải, một người dân địa phương nói với chúng tôi:

“Quanh đây, không có ai được vay cả. Bí thủ bí dĩ phải đi vay nóng của họ, lãi suất tới một trăm mấy phần trăm ấy chứ!”

Có những câu chuyện “dở khóc, dở cười” khác như trình bày của các hộ nghèo người dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên, tại Thôn Kenh Hmek, Xã Iale, Huyện Chư Puh, Tỉnh Gia Lai. Theo lời một số người dân thuộc diện hộ nghèo ở đây cho Đài Á Châu Tự Do biết họ chỉ được nhận sổ hộ nghèo sau khi sổ này đã hết hạn. Một người sắc tộc Gia Rai kể lại:

“Hồi năm 2013, lúc đó tôi đăng ký hộ khẩu cho hai vợ chồng và được xét cho diện hộ nghèo. Lúc họ cấp thì một năm trước nhưng đến cuối năm thì họ mới giao cho mình. Họ cho mình được 350 ngàn đồng. Mình có hộ nghèo thì được trợ cấp hay muốn vay mượn tiền của nhà nước cũng được. Nhưng sau khi họ giao cho mình thì lại nói lúc đó đã hết hạn rồi. Họ giao cho mình nhưng mình không làm được gì nữa.”

Giải quyết thế nào?

Chính sách hỗ trợ giảm nghèo là một chủ trương lớn ở tầm vĩ mô của Nhà nước Việt Nam, nhưng bị đánh giá là không mang lại hiệu quả đích thực cho những người dân nghèo và trước thực trạng bị lạm dụng ngày một nghiêm trọng hơn, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh từng tuyên bố trong một hội nghị trực tuyến toàn quốc về thực hiện chương trình giảm nghèo là tiếng nói của nhiều người dân thuộc các hộ nghèo mong được chính phủ lắng nghe và cần phải chấn chỉnh lại tệ trạng này. Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh còn nhấn mạnh nếu Nhà nước để lâu dài thì rất nguy hiểm.

Đài RFA nêu vấn đề với Tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình và câu hỏi của chúng tôi dành cho ông là “Làm thế nào chương trình hỗ trợ người nghèo của chính phủ đạt được hiệu quả thực tiễn cho đời sống người dân?” Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình cho biết kiến nghị của ông với Chính phủ:

Nếu như có thể kiến nghị, đặt vấn đề gì đó với cấp vĩ mô thì chúng tôi vẫn yêu cầu quá trình thực hiện thì phải thông suốt và phải thường xuyên có kiểm tra, giám sát trong guồng máy hoạt động của Nhà nước
-TS. Trịnh Hòa Bình

Nếu như có thể kiến nghị, đặt vấn đề gì đó với cấp vĩ mô thì chúng tôi vẫn yêu cầu quá trình thực hiện thì phải thông suốt và phải thường xuyên có kiểm tra, giám sát trong guồng máy hoạt động của Nhà nước.”

Tuy nhiên Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình khẳng định dù kiến nghị này của ông được lắng nghe và thực hiện thì cũng không thể nào giải quyết triệt để trong một sớm một chiều.

Trở lại hai vụ việc vừa mới phát hiện tại Tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Huyện Tương Dương tuyên bố sẽ xử lý đối với những ai sai trái trong việc không chi trả hơn 5 tỷ đồng tiền ngân sách phân bổ cho học sinh nghèo năm học 2014-205 cũng như Phó Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Huyện Nga Sơn quả quyết không bao che và sẽ đưa ra hướng xử lý về đảng và chính quyền khi có kết quả thanh tra.

Qua các trang Fanpage của hai tờ báo mạng VnExpress.net và Người Lao Động Online, nhiều độc giả yêu cầu Nhà nước phải nghiêm trị các quan tham trong những vụ như ở Huyện Tương Dương và Huyện Nga Sơn, xét xử công khai theo quy định của pháp luật để tỏ rõ quyết tâm chống tham nhũng và quản lý chính sách hỗ trợ người nghèo đạt hiệu quả.

Nguyên phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan vào năm 2013 từng phát biểu “họ ăn của dân không từ thứ gì”. Điều đáng nói là nguồn quĩ hỗ trợ cho những thành phần nghèo khó trong xã hội cũng bị cắt xén, lạm dụng một cách không thương xót.

Đại án Oceanbank và vấn đề Nợ xấu của Việt Nam

Đi án Oceanbank và vn đ N xu ca Vit Nam


Ảnh chụp màn hình từ trang Tuổi Trẻ Online - Bị cáo Hà Văn Thắm được đưa đến phiên tòa (Ảnh: TÂM LỤA)
 
Ảnh chụp màn hình từ trang Tuổi Trẻ Online – Bị cáo Hà Văn Thắm được đưa đến phiên tòa (Ảnh: TÂM LỤA)

Tòa án Nhân dân TP Hà Nội chiều ngày 28/8 mở phiên sơ thẩm xét xử những sai phạm liên quan tới hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương- tức Oceanbank.

51 bị cáo sẽ bị mang ra xét xử, hai bị cáo được chú ý nhiều nhất là ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Oceanbank, và ông Nguyễn Xuân Sơn, cựu Tổng Giám đốc OceanBank, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, PetroVietnam. Cùng bị xét xử với hai ông có khoảng 50 doanh nhân và cựu nhân viên của PetroVietnam cũng như nhân viện của Ngân hàng Trung ương, Ngân hàng Thương mại cổ phần Xây Dựng Việt Nam và nhân viên ngân hàng Oceanbank.

Vụ án lớn kỷ lục đã thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế với bài tường trình của AP đăng trên nhiều tờ báo lớn kể cả the New York Times, và nhiều tờ báo có uy tín khác như Deutche Welle của Đức.

Báo chí trong nước nói vụ án này nắm kỷ lục về số người tham gia tố tụng, với hơn 700 người ‘có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan’, trong đó có hơn 50 luật sư.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, ông Thắm bị truy tố về 4 tội danh: “tham ô tài sản”, “lạm dụng chức vụ và quyền hạn để chiếm đoạt tài sản”, “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” và “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”.

Ông Thắm cùng các bị cáo khác bị tố cáo là vi phạm pháp luật trong việc cho vay vốn, huy động tiền gửi, chi lãi suất vượt trần, gây thiệt hại nặng nề cho cổ đông- trong đó có nhà nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách tiền tệ.

Với tài sản ước tính vượt ngưỡng 1 tỉ đôla vào năm 2014, thời còn trên đỉnh cao sự nghiệp, ông Hà Văn Thắm được xếp hạng là người giàu có thứ nhì, chỉ đứng sau Chủ tịch tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng.

Trong số những bị can bị truy tố bổ sung trong vụ án lần này, đáng chú ý có ông Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam, người đang thọ án tù 30 năm.

Báo Deutche Welle nói ông Thắm bị cáo buộc đã phê chuẩn khoản tiền cho vay lên tới 23,5 triệu USD cho ông Danh mà không đòi hỏi tài sản thế chấp như quy định.

Vào tháng 5 năm 2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp quản Ocean Bank sau khi ngân hàng này báo cáo lỗ 445 triệu USD, với nợ xấu chiếm gần 50% các khoản cho vay chưa thanh toán.

Gần đây, nhà nước Việt Nam đã đẩy mạnh nỗ lực chống tham ô nhũng lạm, với một số vụ án trong đó một số giám đốc điều hành bị tuyên án tử hình.

Những đại án trong ngành tài chính ngân hàng nêu bật một số lỗi hệ thống, từ lâu đã tạo điều kiện cho tham nhũng và cho phép xảy ra những sai phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng nhà nước đã bị buộc phải mua lại một số ngân hàng, trong đó có Oceanbank, Ngân hàng Xây Dựng, và Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu do ông Nguyễn Xuân Sơn điều hành. Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, nói những sai phạm trong ngành ngân hàng đã bị ‘bưng bít từ lâu’, và trách nhiệm có thể quy một phần, cho Thanh tra NHNN đã không phát hiện những dấu hiệu báo trước, như mức nợ xấu trầm trọng, đã nổi lên từ thời ông Nguyễn Văn Bình còn là Thống đốc NHNN, khi diễn ra những vụ sáp nhập ngân hàng vào khoảng năm 2011.

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nói trong cương vị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn văn Bình, giờ là Ủy viên Bộ Chính trị và Trưởng ban Kinh tế Trung ương, cũng phải chịu trách nhiệm.

Phân tích về nợ xấu của Việt Nam và trách nhiệm của ngân hàng trung ương, ông Phạm Chí Dũng nói:

“Ba đại án này nó liên quan tới món nợ xấu khổng lồ, mà vào năm 2014, đã gấp đôi vốn điều lệ của các ngân hàng bị mua với giá không đồng. Món nợ xấu đó đã lên tới ít nhất là 20,000 tỉ đồng, trong khi vốn điều lệ của cả ba ngân hàng chỉ lên tới 10,000 tỉ đồng. Như vậy thì ngân hàng nhà nước phải bỏ ra ít nhất 10,000 tỉ đồng nợ xấu để mua với giá không đồng. Vậy lấy tiền đâu ra? Chắc chắn là phải lấy tiền từ ngân sách, tức là tiền đóng thuế của người dân.”

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho rằng vụ án liên quan tới Oceanbank chỉ là một phần không đáng kể trong tình hình nợ xấu nói chung của Việt Nam.

“Tình hình nợ xấu ở Việt Nam hiện nay là 900,000 tỉ đồng, cao hơn rất nhiều. Tôi nghĩ đại án Hà Văn Thắm cũng như ngân hàng xây dựng, ngân hàng dầu khí toàn cầu, nó ảnh hưởng trầm trọng tới hoạt động của khối ngân hàng, và từ đó người ta nhìn thấy một khuôn mặt khác của ngành ngân hàng, nghĩa là thay vì là nơi trú ẩn an toàn cho những đồng tiền tiết kiệm, trong ngân hàng có quá nhiều những tiêu cực, một số ngân hàng lớn, chẳng hạn như Ngân hàng Phát triển Nông thôn Agribank vv… có những quan chức tiêu cực tham nhũng, khách hàng gửi tiền vào đó, sau một thời gian thì tiền mình ‘không cánh mà bay’, thì làm sao người dân có thể tin tưởng ngân hàng? Điều đó chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng tới chiến dịch huy động vàng và đôla trong dân chúng của chính phủ bây giờ.”

Báo Deutche Welle của Đức nói ông Thắm bị cáo buộc đã chấp thuận khoản tiền vay lên tới 23,5 triệu USD cho ông Phạm Công Danh, nguyên chủ tịch Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, mà không cần tài sản thế chấp.

Các ngân hàng liên can tới đại án được cho là đã gây thiệt hại tổng cộng 69 triệu USD.

Vào tháng 5 năm 2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp quản Ocean Bank sau khi ngân hàng này báo cáo lỗ 445 triệu USD, với nợ xấu chiếm gần 50% các khoản cho vay chưa thanh toán.

Liệu tình hình này có làm xói mòn lòng tin của giới đầu tư nước ngoài? Tiến sĩ Phạm Chí Dũng:

“Vấn đề đầu tư nước ngoài từ đầu năm 2017 tới nay thì chủ yếu vẫn là các nước Châu Á như Singapore, Hồng Kông… Các nước Châu Âu và Mỹ ít đầu tư vào Việt Nam, thậm chí có khuynh hướng rút vốn ra, ví dụ từ năm 2017 đến nay đã có 3 ngân hàng Úc thoái vốn khỏi Việt Nam. Đó là một hiện tượng mà tôi cho là đáng lo ngại cho môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói riêng và môi trường kinh tế Việt Nam nói chung.”

Doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình (Ảnh tư liệu)
Doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình (Ảnh tư liệu)

Vụ án xét xử lãnh đạo và nhân viên của Oceanbank diễn ra ngay sau khi tòa án quốc tế ở Paris bắt đầu xét xử vụ án một doanh nhân Việt gốc Hà Lan, ông Trịnh Vĩnh Bình, kiện chính phủ Việt Nam.

Ông Phạm Chí Dũng nói vụ án ‘xuyên thế kỷ’ đang gây bão mạng này, cũng làm cho giới đầu tư nước ngoài ngần ngại, vì đây có thể là một minh chứng cho thấy môi trường làm ăn ở Việt Nam có rủi ro cao, thậm chí, không an toàn.

“Vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình khiến cho báo giới nước ngoài cũng như các nhà đầu tư nước ngoài họ có một cái nhìn khác đối với môi trường đầu tư ở Việt Nam. Nó sẽ ảnh hưởng tới ý định đầu tư của họ trong tương lai. Thực ra, điều này đã xảy ra trong lĩnh vực đầu tư của người Việt ở hải ngoại rồi.”

Ông Hà Văn Thắm, 45 tuổi, xuất thân từ tỉnh Bắc Giang, tốt nghiệp cử nhân Đại học Thương mại, Thạc sĩ trường Đại học Columbia Commonwealth, và có bằng Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh của Đại học Công nghệ Paramount, Hoa Kỳ.

Mới 21 tuổi, ông đã mở công ty và nắm chức vụ Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Bình Minh. Năm 2007, ông Thắm trở thành Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Đại Dương.

Phiên xử ông và các đồng phạm dự kiến sẽ kéo dài 20 ngày.

Việt kiều Đức kiện công an ở Sài Gòn quỵt tiền tỷ

Việt kiều Đức kiện công an ở Sài Gòn quỵt tiền tỷ

Sau nhiều năm khiếu nại không lấy được tiền, bà Liên đã làm đơn khởi kiện công an ở Sài Gòn ra tòa. (Hình: Báo điện tử VNExpress)

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Nộp 1.5 tỷ đồng cho cơ quan điều tra để khắc phục hậu quả nhưng một bà Việt kiều Đức không được nhận lại khi vụ án đình chỉ. Bất bình, bà khởi kiện công an ở Sài Gòn đòi lại số tiền này.

Theo báo điện tử VNExpress, Tòa Án Nhân Dân ở Sài Gòn vừa thụ lý yêu cầu của bà Jahn Kim Liên (quốc tịch Đức) khởi kiện công an đòi 1.5 tỷ đồng.

 

Theo đơn khởi kiện, năm 1990 cửa hàng của vợ chồng bà Liên (nay ông chồng đã mất) ký hợp đồng trao đổi 300 tấn hạt điều với công ty Vinalimex để lấy 100 tấn bột ngọt. Hai năm sau bà Liên qua Đức định cư cùng các con.

Năm 1993, cơ quan điều tra khởi tố vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,” liên quan đến việc vợ chồng bà Liên còn nợ công ty Vinalimex 1.5 tỷ đồng.

“Tôi được biết năm 1994, Phòng Cảnh Sát Điều Tra Công An đã ra quyết định đình chỉ khởi tố vụ án, khởi tố bị can vì chồng tôi đã trả hết nợ,” bà Liên viết trong đơn. Tuy nhiên, ngày 22 Tháng Mười, 2010, khi bà Liên từ Đức về Việt Nam thì bị bắt giữ.

Cùng ngày, công an ra quyết định phục hồi điều tra vụ án. Gần một tuần sau, công an tiếp tục ra quyết định cấm bà Liên đi khỏi nơi cư trú.

Bà cho biết, sau khi bị bắt, cơ quan điều tra yêu cầu bà nộp 1.5 tỷ đồng để “khắc phục hậu quả” vì cho rằng bà đang nợ công ty Vinalimex. Theo yêu cầu, bà nộp vào tài khoản cá nhân của ông Trần Thanh Dũng, điều tra viên, 200 triệu đồng. Số tiền còn lại 1.3 tỷ đồng, bà nộp cho cơ quan điều tra.

Giải quyết khiếu nại của bà Liên, Tháng Năm, 2011, ông Phan Anh Minh, lúc đó là thủ trưởng Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Công An, ký quyết định đình chỉ điều tra đối với bà Liên với lý do “hậu quả đã được khắc phục và hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự,” hủy bỏ lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.

Nói với báo điện tử VNExpress về việc ông Dũng yêu cầu bà nộp tiền vào tài khoản cá nhân, công an xác định “hành vi này là trái quy định của ngành.” Tuy nhiên, ông Dũng đã nộp lại tiền vào tài khoản của cơ quan điều tra.

Bà Liên sau đó yêu cầu công an trả lại 1.5 tỷ đồng. Tuy nhiên, cơ quan này không trả vì cho rằng, số tiền này họ đã “xử lý vật chứng, giao cho công ty Vinalimex.” Do đó, bà Liên tiếp tục khiếu nại.

Sau nhiều năm khiếu nại không lấy được tiền, hồi Tháng Năm vừa qua, bà Liên đã làm đơn khởi kiện ra tòa.

Trong bản tường trình gửi tòa mới đây, công an cho rằng, sau khi bị bắt, bà Liên thỏa thuận với công ty Vinalimex sẽ trả khoản nợ 1.5 tỷ đồng. “Bà Liên tự nguyện nộp số tiền này cho cơ quan điều tra để khắc phục hậu quả vụ án. Sau đó vụ án được đình chỉ nên không thể ra quyết định thu hồi theo yêu cầu của Viện Kiểm Sát.”

Cơ quan điều tra đã có thông báo yêu cầu đại diện Vinalimex nộp lại số tiền khắc phục hậu quả theo yêu cầu của Viện Kiểm Sát nhưng công ty này chưa thực hiện. Phía công an cũng đề nghị tòa đưa Vinalimex tham gia vụ án với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Công an còn cho rằng, quyết định của Viện Kiểm Sát chỉ yêu cầu thu hồi tiền để chờ giải quyết mà không yêu cầu trả lại cho bà Liên. Do đó, không thể trả lại tiền và lãi suất như bà Liên yêu cầu.

“Hơn nữa, bà Liên tự nguyện nộp tiền khi đang được tại ngoại, không hề có quyết định thu giữ trái pháp luật của Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra nên không có cơ sở trả lại,” công an nêu trong bản tường trình.

Tòa án sẽ làm việc với các bên vào ngày 28 Tháng Tám tới đây. (Tr.N)

ÔNG TRỊNH VĨNH BÌNH VỪA CHIẾN THẮNG, DÂN TỘC VIỆT NAM TỪ LÂU ĐÃ THUA TRẮNG DƯỚI TAY NGƯỜI CỘNG SẢN

From facebook:  Tai Do shared Nguyễn Hồng‘s post.
 
Image may contain: 1 person, text
Image may contain: 1 person, text
Image may contain: 1 person, text

Nguyễn Hồng added 3 photos and a video from August 28 at 12:30am — feeling sad with Dawson Le and 12 others at Bến Nhà Rồng – Bảo Tàng Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

ÔNG TRỊNH VĨNH BÌNH VỪA CHIẾN THẮNG, DÂN TỘC VIỆT NAM TỪ LÂU ĐÃ THUA TRẮNG DƯỚI TAY NGƯỜI CỘNG SẢN

– Vụ án ông Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra tòa quốc tế – kỳ 6: Phải Trả Giá!
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=238814146640857&id=100015368206724

Trong bối cảnh kinh tế đất nước be bét hôm nay, nợ công ngập đầu, nhiều đại tập đoàn/công ty quốc doanh có cái đuôi “Vina” thua lỗ thảm hại, nền kinh tế bị lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc (nguyên liệu đầu vào) và vào các doanh nghiệp FDI (thị trường đầu ra), chắc chắn một điều là nhà cầm quyền Việt Nam chỉ còn một con đường: ra sức bóc lột nhân dân thêm nữa để có tiền mà bồi thường cho ông Bình.

Bạn sẽ thấy các loại thuế, phí sẽ gia tăng không phải trong thời gian tới mà ngay từ bây giờ. Thuế VAT sẽ tăng, thuế môi trường nằm trong giá xăng sẽ tăng, giá điện, nước rồi sẽ tăng nữa, phí đường bộ (các trạm BOT) làm sao bỏ được?, rồi nào thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, viện phí, học phí con em đến trường, thậm chí xoay sở mọi cách để “huy động vàng” trong dân, v.v….ôi thôi, chỉ một màu tăm tối của thời ‘sưu cao, thuế nặng’.

Đấy, Chính Trị chính là đấy chứ đâu xa? Không quan tâm đến chính trị, e sợ và xa lánh chính trị, không chịu hiểu về khoa học chính trị để mặc sức cho bọn tham quan ô lại năng lực yếu kém, đạo đức đồi bại nắm quyền cai trị ngồi trên đầu trên cổ chúng dân, bạn đã thấy cái giá phải trả – mồ hôi nước mắt lao động của bạn bị cướp cho bọn tham nhũng mặc sức tiêu xài và đền bù cho sai lầm của chúng – là nhãn tiền chưa?

(Ý Nghĩa Của Chính Trị & Quan Tâm Đến Chính Trị: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=235809480274657&id=100015368206724)

😡😡😡

Người Cộng Sản và chế độ Cộng Sản đã sai, giờ nhân dân Việt Nam phải gánh chịu hậu quả nặng nề! Nhưng, Lẽ Phải nhất định tồn tại ; Công Lý phải được thực thi!

 

Việt Nam: Dịch bệnh chồng dịch bệnh, ‘xuất huyết’ chưa qua lại đến ‘tay chân miệng’

Trẻ em bị bệnh tay chân miệng do virus gây ta. (Hình: TV Cần Thơ)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – “Dịch sốt xuất huyết chưa qua, nỗi lo tay chân miệng lại đến,” tờ Nhà Báo và Công Luận của Hội Nhà Báo Trung Ương tại Việt Nam báo động hôm Thứ Bảy về bệnh dịch hoành hành.

Nguồn tin trên lấy dữ liệu từ Cục Y Tế Dự Phòng của Bộ Y Tế Việt Nam cho hay, từ đầu năm 2017 đến nay, cả nước ghi nhận 43,162 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 20,063 trường hợp nhập viện, nhưng không có trường hợp tử vong.

Tuy nhiên, theo nguồn tin, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng trong các tuần gần đây có chiều hướng gia tăng và dự báo xu hướng sẽ tăng cao trong thời gian tới do đang là mùa dịch và học sinh vào năm học mới.

Bệnh tay, chân và miệng là một bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Giống vi rút gây bệnh tay, chân và miệng phổ biến nhất là Coxsackie A và virus Enterovirus 71 (EV-71). Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Dấu hiệu thường thấy là nóng sốt, đau cổ họng và nổi ban có bọng nước, không chịu ăn, mệt mỏi và đau họng.

Các mụn bóng nước thường xuất hiện ở tay, chân và miệng nên bệnh có tên bệnh tay chân  miệng, tuy nhiên có thể xuất hiện ở mông. Một số trường hợp, bệnh chỉ xuất hiện ở miệng mà không thấy ở các vị trí khác.

Để đối phó bệnh tay chân miệng có thể gia tăng, người ta thấy Bộ Y tế ở Hà Nội khuyến cáo các tỉnh, thành phố “huy động các ngành, các tổ chức chính trị-xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai các giải pháp phòng chống, ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh tay chân miệng tại địa phương.” Đồng thời đề nghị các địa phương “chỉ đạo các sở y tế tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện, không để dịch lan rộng, kéo dài.”

Cán bộ thú y tiêu hủy gia cầm bị mắc bệnh ở xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân, Bạc Liêu. (Hình: Thanh Niên)

Theo VNExpress ngày 14 Tháng Tám, từ đầu năm đến nay tỉnh Đồng Nai ghi nhận hơn 4,700 trẻ bệnh tay chân miệng, tăng 150% so cùng kỳ năm ngoái, nhiều nhất ở thành phố Biên Hòa. Trước đó, ngày 9 Tháng Tám, tờ VNExpress nói rằng bệnh viện Nhi Đồng 1 tại Sài Gòn mỗi ngày điều trị khoảng 50-60 bé bệnh tay chân miệng so với trước chỉ 20-30 trẻ. Theo số liệu từ Trung Tâm Y Tế Dự Phòng của thành phố thì thành phố có khoảng 160 bệnh nhi tay chân miệng nhập viện mỗi tuần, tăng 20-30 ca so với các tuần trước. Đầu Tháng Ba vừa qua, đài truyền hình Cần Thơ nói, theo số liệu từ bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ, bệnh tay chân miệng đang ở mức cao.

Hiện dịch sốt xuất huyết đang hoành hành nhiều nơi tại Việt Nam. Hai thành phố lớn nhất nước, Sài Gòn và Hà Nội, lại là những nơi có số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết nhiều nhất. Các con số thống kê nêu ra hồi tuần qua cho thấy Hà Nội có hơn 18,800 ca sốt xuất huyết so với Sài Gòn với gần 18,200 bệnh nhân.

Trong cuộc họp ngày ngày 24 Tháng Tám, Thứ Trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thanh Long cáo buộc nhà cầm quyền thành phố Hà Nội là “Việc phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết mới chỉ nóng ở cấp thành phố chứ quận huyện thì chưa, phường thì bình chân như vậy.”

Ngay sau đó, ngày 25 Tháng Tám, Chủ Tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cáo buộc ngược lại cho ngành y tế là “các bệnh viện chưa làm tốt công tác phân loại khi bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện dẫn đến tình trạng quá tải ở nhiều nơi, trung tâm y tế dự phòng cũng chậm trễ trong việc thông báo, tuyên truyền hướng dẫn, nên sự vào cuộc diệt bọ gậy của cấp cơ sở còn chậm, còn chủ quan nên số ổ dịch, số ca mắc mới tăng cao,” theo tờ Nhà Báo và Công Luận.

Ngoài hai chứng bệnh dịch sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng, tờ Thanh Niên hôm Chủ Nhật, 27 Tháng Tám còn cho hay trong các ngày 21 và 22 Tháng Tám, đàn gà công nghiệp 3,200 con của ông Chung Bá Dễ (ngụ ấp Ninh Lợi, xã Ninh Quới A) bị bệnh chết hàng loạt. Mẫu gửi đi xét nghiệm cho kết quả dương tính với vi rút cúm gia cầm H5N1. Ngay khi có kết quả, địa phương đã “khẩn trương tiêu hủy toàn bộ số gà mắc bệnh, tiêu độc sát trùng, khoanh vùng dập dịch nhằm khống chế không để lây lan.”

Hồi Tháng Tư và Tháng Hai, người ta cũng đã thấy xuất hiện cúm gia cầm ở các tỉnh Thừa Thiên-Huế và Quảng Ngãi. (TN)

Châu Lập Thể, thuyền nhân Việt thăng tướng Mỹ

Châu Lập Thể, thuyền nhân Việt thăng tướng Mỹ


Ông Lapthe Flora đã được thăng hàm cấp tướng vào năm 2016.

Ông Lapthe Flora đã được thăng hàm cấp tướng vào năm 2016.

Ông Lapthe Flora (tên Việt là Châu Lập Thể) từng là đại tá trong lực lượng Vệ binh Quốc gia của tiểu bang Virginia ở đông bắc Hoa Kỳ, và đã được thăng hàm cấp tướng năm ngoái.

Tôi luôn nỗ lực làm việc hết sức mỗi ngày, nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ rằng một ngày nào đó mình lại trở thành một vị tướng. Đó là một trải nghiệm đáng nhớ, rất hứng thú, nhưng đồng thời cũng lo lắng vì có nhiều sự kỳ vọng. Hy vọng là tôi sẽ làm việc tốt không chỉ cho đất nước mà còn cho cả cộng đồng.

Trả lời VOA Việt Ngữ, ông Thể cho biết rằng bản thân ông cũng không thể ngờ được mình lại nhận được vinh dự này.

Ông nói thêm: “Tôi luôn nỗ lực làm việc hết sức mỗi ngày, nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ rằng một ngày nào đó mình lại trở thành một vị tướng. Đó là một trải nghiệm đáng nhớ, rất hứng thú, nhưng đồng thời cũng lo lắng vì có nhiều sự kỳ vọng. Hy vọng là tôi sẽ làm việc tốt không chỉ cho đất nước mà còn cho cả cộng đồng”.

Trước ông Thể, năm 2014, Đại tá lục quân Hoa Kỳ Lương Xuân Việt đã được thăng hàm chuẩn tướng, trở thành quân nhân Mỹ gốc Việt đầu tiên có cấp bậc cao nhất.

Chuẩn tướng Lương Xuân Việt.

Chuẩn tướng Lương Xuân Việt.

Cả hai vị tướng gốc Việt này từng là thuyền nhân, và được nước Mỹ nhận làm người tị nạn sau khi rời Việt Nam.

Ông Thể sinh năm 1962 tại Việt Nam trong một gia đình gốc Hoa, và thân phụ của ông từng là một thủy thủ trong đội Hải vận của Việt Nam Cộng hòa.

Khi ông lên hai tuổi, cha ông hy sinh, bỏ lại mẹ ông và 6 người con. Khi mới 11 tuổi, ông đã phải đi làm trong một nhà máy để phụ mẹ kiếm sống.

Lúc 18 tuổi, ông cùng người thân vượt biên sang Mỹ bằng thuyền. “Chúng tôi rời Long An tháng Năm năm 1979, và mất 5 ngày mới tới được Indonesia cũng như từng bị hải quân Indonesia bắn phía trước tàu, ngăn cản tàu không được cập bến”, ông kể. “Lúc đó, chúng tôi hết sức tuyệt vọng, không đồ ăn, nước uống trong năm ngày mà trên boong lại có trẻ nhỏ gần như chết đói, nên cả tàu cứ cố tiến vào bờ. Hải quân Indonesia sau đó buộc phải đàm phán với chúng tôi và chúng tôi có gì, nhẫn cưới hay đồng hồ, thì cho hết họ để được lên bờ”.

Một năm sau, ông được phép sang Hoa Kỳ, và sau đó đã được cặp vợ chồng người Mỹ John và Audrey Flora nhận làm con nuôi.

Các thuyền nhân Việt Nam lênh đênh trên biển tìm đường ra nước ngoài.

Các thuyền nhân Việt Nam lênh đênh trên biển tìm đường ra nước ngoài.

Khi được hỏi lý do gia nhập quân ngũ, liệu có phải để trả ơn nước Mỹ, vị chuẩn tướng nói:

“Chắc chắn là vậy. Đó là lý do số một. Ta phải trả ơn đất nước đã cho chúng ta cơ hội thứ hai trong cuộc đời. Tôi đã trải qua thời kỳ khốn khó nên tôi hiểu rằng khi ai đó cứu ta, có thể nói là từ địa ngục, suy nghĩ thường trực trong đầu tôi, đó là phải trả ơn, và không có cách nào tốt hơn khi ta mặc quân phục”.

Ngoài ra, vị tướng này còn cho biết rằng ông nhập ngũ để trải nghiệm tinh thần đồng đội cũng như để tri ân cha ruột mình và những người nhận nuôi ông ở Mỹ cũng là gia đình quân nhân yêu nước.

Ta phải trả ơn đất nước đã cho chúng ta cơ hội thứ hai trong cuộc đời. Tôi đã trải qua thời kỳ khốn khó nên tôi hiểu rằng khi ai đó cứu ta, có thể nói là từ địa ngục, suy nghĩ thường trực trong đầu tôi, đó là phải trả ơn, và không có cách nào tốt hơn khi ta mặc quân phục.

Trong buổi lễ thăng tướng năm ngoái, ông Thể dùng tiếng Việt để gửi lời cảm tạ các quân nhân Việt Nam Cộng hòa:

“Tôi chân thành cảm kích và lấy làm vinh hạnh về sự hiện diện của quý vị trong buổi lễ ngày hôm nay, đặc biệt đối với các cựu quân nhân quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tôi xin thành thật có vài lời để tri ân họ về sự hy sinh cao cả và chiến đấu dũng cảm, bất khuất và kiên cường để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ cũng như duy trì an ninh cho toàn dân trong suốt 20 năm. Và đồng thời, tôi xin nêu lên niềm cảm phục của tôi về bao năm chịu đựng lưu đày, khổ sai, khốn khổ và ly tán của các cựu chiến sỹ cũng như gia đình của họ”.

Ông Thể được phong hàm Sĩ quan Lục quân năm 1987 từ trường Võ bị Quân sự Virginia. Năm 2011, ông nhận bằng cao học về nghiên cứu chiến lược tại Đại Học Chiến Tranh Lục Quân ở tiểu bang Pennsylvania.

Ông từng xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ ở nước ngoài tại Bosnia, Kosovo và Afghanistan. Với các thành tích trên, ông Thể từng được trao giải thưởng về lãnh đạo đặt theo tên của Tướng Douglas MacArthur.

"Giấc mơ Mỹ" của ông Thể gắn với việc nắm bắt các cơ hội.

“Giấc mơ Mỹ” của ông Thể gắn với việc nắm bắt các cơ hội.

Sau 20 năm, tất cả các thành viên trong gia đình ông Thể giờ đã đoàn tụ và hiện sinh sống trên khắp Hoa Kỳ.

Khi được hỏi về ý nghĩa của “giấc mơ Mỹ” đối với mình, ông Thể nói:

Một trong những điều tốt đẹp ở Mỹ đó là chúng ta có cơ hội dành cho tất cả mọi người mà tự do đem lại. Cơ hội ở đất nước này không bao giờ hết, và nếu ta sẵn lòng gắng sức làm việc, vì bất kỳ công việc nào, ta sẽ thành công.

“Giấc mơ Mỹ mà tôi đã trải qua đều gắn với các cơ hội và nỗ lực hết mình. Một trong những điều tốt đẹp ở Mỹ đó là chúng ta có cơ hội dành cho tất cả mọi người mà tự do đem lại. Cơ hội ở đất nước này không bao giờ hết, và nếu ta sẵn lòng gắng sức làm việc, vì bất kỳ công việc nào, ta sẽ thành công”.

Tướng Lập Thể cũng không quên gửi lời nhắn nhủ tới những thanh niên Mỹ gốc Việt muốn gia nhập quân ngũ: “Bạn sẽ làm một việc cao cả hơn bản thân mình và thuộc về một tổ chức được người dân Mỹ hết sức tôn trọng. Với những người trẻ muốn gia nhập quân ngũ, tôi khuyến khích các em đi theo con đường đó”.

Theo các nhà quan sát, việc ông Thể trở thành chuẩn tướng trong Vệ binh Quốc gia là điều hiếm, vì số quân nhân gốc Việt trong lực lượng này không nhiều như trong các binh chủng khác của lục quân hay hải quân.

Vệ binh Quốc gia là lực lượng dự bị của Lục Quân Hoa Kỳ, với kinh phí hoạt động chính là từ các tiểu bang trên nước Mỹ.

Phóng viên cứu tài xế bị kẹt ở Houston

Phóng viên cứu tài xế bị kẹt ở Houston

Đường hóa thành sông ở Houston
Bản quyền hình ảnhTWITTER/@CAROLEENAM/REUTERS
Đường hóa thành sông ở Houston

Một phóng viên ở Houston, Texas, trong lúc đang tường thuật trực tiếp đã nỗ lực tìm người giải cứu một tài xế xe tải bị kẹt trong trận lụt do bão Harvey gây ra.

Cô Brandi Smith, phóng viên đài KHOU 11 News cùng người quay phim Mario Sandoval khi đó đang lên sóng truyền hình để đưa tin về nạn lụt sau cơn bão Harvey từ Houston, Texas.

Tại hiện trường, họ phát hiện một chiếc xe tải bị ngập sâu đến vài mét.

Bão Harvey: Khoảng 2.000 người được giải cứu

Vẫn tiếp tục tường thuật cho khán giả, cô Smith vội vàng vẫy một chiếc xe cảnh sát có kéo thuyền đang đi qua và đề nghị họ đến cứu người tài xế.

“Đây rồi, chúng ta có một cái thuyền đang đến, có một thuyền đang đến. Tôi sẽ vẫy xin họ dừng lại,” cô nói với khán giả.

Rồi cô Smith chạy theo chiếc xe cảnh sát đang dừng lại và hỏi: “Các anh có đi về phía cái xe tải ở đằng kia không? Có một tài xế xe tải bị kẹt ở mức nước sâu 10 feet (khoảng hơn 3 mét).”

 
Watch the moment a reporter in rescues a lorry driver stranded by flooding, live on TV

Cô tường thuật cho khán giả: “OK, hội này có thuyền. Chúng ta thấy các đội cứu hộ đường thủy của Cảnh sát Quận Harris và thuyền của họ ở đây. Hy vọng họ sẽ xuống được.”

Cô Smith cũng không quên trấn an người tài xế đang kẹt trong buồng lái khi mức nước vẫn tiếp tục dâng: “Thưa ông, cảnh sát đang hạ thuyền xuống. Họ đang đến đấy.”

Ống kính quay toàn cảnh chiếc thuyền hơi của cảnh sát Quận Harris tiến gần đến chiếc xe tải, còn cô Smith thì bình luận:

“Tôi không biết ông ấy đã bị kẹt trong buồng lái bao lâu và tình trạng của ông ấy thế nào, Tôi chắc là ông ấy rất ướt, rất lạnh và rất lo sợ.”

“Tôi cũng thấy sợ cho ông ấy. Và ông ấy đã ra khỏi xe. Thế là cuối cùng tôi có thể thở được, thở phào phào nhẹ nhõm.”

Ông Robert, tài xế xe tải, không hề hấn gì.

Giới chức nói Harvey là cơn bão lớn nhất trong lịch sử bang Texas. Lượng mưa kỷ lục (75cm) đổ xuống thành phố Houston, biến những con đường thành dòng sông.

Đến nay, tin tức nói đã có năm người thiệt mạng. Trực thăng quần đầo trên không để cứu các nạn nhân từ mái nhà.

Do các lực lượng cứu hộ phải dàn trải quá sức trong lúc mưa vẫn tiếp tục trút xuống, nhiều người phải tự tìm cách chống chọi với thiên tai.

MỘT ƯỚC MONG 72 NĂM..!KHÔNG THÀNH HIỆN THỰC VÌ ĐẶT NHẦM NIỀM TIN VÀO LŨ SÂU DÂN,MỌT NƯỚC..?

 From facebook: Lê hồng Song‘s post.
 
 
Image may contain: one or more people
Image may contain: one or more people and outdoor
Image may contain: 2 people, people sitting and people eating
Image may contain: one or more people
Lê hồng Song added 4 new photos.

 

MỘT ƯỚC MONG 72 NĂM..!KHÔNG THÀNH HIỆN THỰC VÌ ĐẶT NHẦM NIỀM TIN VÀO LŨ SÂU DÂN,MỌT NƯỚC..?

“Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” 

Chủ tịch Hồ Chí Minh

Một tỷ hai trăm năm mươi triệu USD là bao nhiêu?

From facebook: Christina Le

MỘT TỶ HAI TRĂM NĂM MƯƠI TRIỆU USD? Số tiền nầy sẽ từ thuế dân để trả cho ông Trịnh Vĩnh Bình vì thua kiện . Vậy ai là người lãnh đạo trong đảng CSVN sẽ phải đi tù vì liên quan đến vụ sai phạm nầy? 
————————

Một tỷ hai trăm năm mươi triệu USD là bao nhiêu? Nếu lấy số tròn theo tỷ giá hiện nay sẽ là 28 ngàn tỷ đồng Việt nam.

1/- Dùng tờ bạc 500.000 đồng Việt Nam, thì số tờ bạc là (28.000 tỷ đồng/500.000 đồng) = 56 triệu tờ. Mỗi tờ 500.000 đồng Việt Nam dày khoảng 0,1mm. Tức là chồng tiền trả nợ 1 tỷ 250 triệuUSD sẽ cao: (56 triệu tờ x 0,1 mm) = 5,6 triệu mm = 5,6 ngàn mét = 5,6 km.

Đỉnh núi Fanxipang cao nhất Đông Dương chỉ 3.143 mét so với mặt biển, nghĩa là chồng tiền phải bồi thường cho ông Bình nếu thua kiện 1 tỷ 250 triệu USD cao gần gấp hai lần đỉnh Fanxipang!
2/- Bình quân một cây cầu treo ở các tỉnh miền núi phía bắc, miền trung hay tây nguyên có giá khoản 750.000.000đồng .Và như vậy với số tiền 28.000 tỷ sẽ làm được khoản 37.000 cây cầu treo cho các em học sinh và người dân đáng thương ở những vùng này.

3/- Gấp 2,5 lần số tiền 500 triệu USD mà Formasa Hà Tĩnh bồi thường cho dân 4 tỉnh miền trung.qua vụ cá chết.

Nếu Chính phủ Việt Nam thua thì phải lấy từ tiền thuế của người dân (trong đó có tiền của các em bé bỏ học, những người già, những người tàn tật đi bán vé số, tiền của những chị đi bán ve chai đồng nát) để đóng, những cán bộ gây nên thiệt hại cho nhân dân có chịu trách nhiệm gì không hay vẫn nhởn nhơ ăn nhậu như những vụ thua kiện trước kia

(Còn nhớ trước đây đội tuyển bóng đá Việt Nam sẽ bị cấm thi đấu quốc tế nếu Liên đoàn bóng đá Việt Nam không chịu thi hành án cho Huấn luyện viên Letard số tiền 197.800 USD theo phán quyết của Toà án trọng tài thể thao quốc tế.

– Vụ kiện khoảng 10 năm về trước giữa nguyên đơn là ông Maurizio Liberati và bị đơn là Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) ngày 9/3/2006 (tòa án Rome Ý) với phần thắng đòi bồi thường 5,2 triệu euro thuộc về ông Maurizio Liberati . (gần 107 tỉ đồng VN) chưa kể tới số tiền khoản 10.000 euro phí luật sư.)

Đó là chưa tính về tổn thất uy tín thương hiệu quốc gia Việt Nam: Cuối năm 2014, qua vụ kiên con ruồi trong chai nước, đại diện Tân Hiệp Phát công bố: Họ đã thiệt hại 2.000 tỉ đồng.

Việt Nam là một nước nghèo đang nổ lực mời gọi đầu tư, qua vụ kiện trên, uy tín thương hiệu quốc gia tổn hại là bao nhiêu, đã mời các chuyên gia tính chưa ? Nhưng chắc chắn là con số sẽ lớn hơn gấp nhiều lần số tiền một tỷ hai trăm năm mươi triệu USD nói trên.

Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Đề nghị khởi tố vụ án theo điều 285 Bộ luật hình sự về Tội thiếu trách nhiệm gây hậu qủa đặc biệt nghiêm trọng. Có mức hình phạt cao nhất 12 năm tù.

LS Nguyễn Khả Thành

Mekong: “Việt Nam sai lầm từ 1995” ?

From facebook: Hoang Le Thanh shared his post.
 
 
No automatic alt text available.
Image may contain: 1 person, closeup
Image may contain: 1 person, hat, outdoor, water and nature
Image may contain: sky, outdoor and water
Hoang Le Thanh added 4 new photos — with Phan Thị Hồng and 3 others.

August 26, 2016 · 

 

Mekong: “Việt Nam sai lầm từ 1995” ?

Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm mở đầu của “Mê Kông – Việt Nam sai lầm chiến lược” – khi đại diện Việt Nam đặt bút ký vào Hiệp định Mekong 1995

“Đại diện Việt Nam đặt bút ký vào Hiệp định Mekong 1995 là Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm, mở đầu của một sai lầm chiến lược”.

Bác sỹ Ngô Thế Vinh

Trả lời một báo Việt Nam, bác sỹ Ngô Thế Vinh, tác giả các cuốn sách nghiên cứu về dòng Mekong, nói năm 1995, chính phủ Việt Nam đã phạm một sai lầm chiến lược về ngoại giao liên quan đến dòng sông này.

Trong bài phỏng vấn đăng trên trang Người Đô Thị hôm 15/05/2016, ông Ngô Thế Vinh nói:

“Đại diện Việt Nam đặt bút ký vào Hiệp định Mekong 1995 là Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm với chấp nhận một thay đổi cơ bản trong hiệp ước mới: thay vì như trước, mỗi hội viên trong Ủy ban sông Mekong (1957) có quyền phủ quyết bất cứ một dự án nào bị coi là có ảnh hưởng tác hại tới dòng chính sông Mekong, nay theo nội quy mới (1995), không một quốc gia nào có quyền phủ quyết”.

“Phát biểu trong Hội nghị Mekong 1999 tại Nam California (Mỹ), chúng tôi nhận định đây là khởi điểm một bước sai lầm chiến lược của Việt Nam, vì là quốc gia ở cuối nguồn.”

Chính sách của Việt Nam kể từ đó liên quan đến sông Mekong là bị động và mất cảnh giác, theo ý kiến ông Ngô Thế Vinh từ Hoa Kỳ:

“Rõ ràng Việt Nam đã mất cảnh giác và thiếu chuẩn bị trong cuộc chiến môi sinh “không tuyên chiến” của Trung Quốc. Lời kêu gọi Trung Quốc xả nước từ hồ chứa Vân Nam để cứu hạn cho ĐBSCL đã nói lên tình thế bị động của Việt Nam. Lẽ ra giới lãnh đạo phải tiên liệu nguy cơ này từ nhiều năm trước”.

“Nay lại thêm 9 dự án đập dòng chính hạ lưu của Lào và 2 của Campuchia sẽ khiến bài toán cứu nguy ĐBSCL khó khăn và phức tạp hơn nhiều, mà Việt Nam thì chưa có một chiến lược đối phó.”
Nhà hoạt động môi trường, tác giả hai cuốn ‘Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng’ và ‘Mekong – dòng sông nghẽn mạch’, cũng nhận định về sáng kiến Lan Thương – Mekong của Trung Quốc gần đây:

“Nay nếu có mở ra thêm khối Hợp tác Lancang – Mekong thì đó cũng chỉ là một bước chiến lược của Trung Quốc, tạo cho mình một hình ảnh hữu nghị nhưng thực tế là nhằm tăng cường ảnh hưởng đưa tới khống chế toàn bộ lưu vực sông Mekong”.

“Trung Quốc sẵn có khả năng kỹ thuật, có nguồn tài chính hầu như vô hạn, Bắc Kinh thừa sức để gạt ảnh hưởng của Hoa Kỳ và Nhật Bản ra khỏi lưu vực sông Mekong, cũng như họ đã đánh sập thế thượng phong của Đệ thất hạm đội Hoa Kỳ trên Biển Đông bằng các đảo chiếm của Việt Nam rồi mở rộng xây dựng căn cứ quân sự trên đó.”

Ông cũng giải thích vì sao Trung Quốc không tham gia Ủy hội sông Mekong mà nay lại đặt ra khối Lan Thương – Mekong:

“Từ 1995, Trung Quốc chọn đứng ngoài Ủy hội Sông Mekong chỉ gồm 4 nước hạ lưu: Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam. Tới nay với 6 con đập dòng chính, về tổng thể, Trung Quốc đã hoàn tất kế hoạch thủy điện trên khúc sông Mekong 2.200km của họ”.

“Tương lai khối Hợp tác Lancang – Mekong ra sao, vẫn tùy thuộc thiện chí rất đáng ngờ của Trung Quốc”, bác sỹ Ngô Thế Vinh nói.
Theo báo Nhân Dân từ Việt Nam, hôm 23/3/2016, tại Tam Á, Hải Nam, Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị cấp cao hợp tác Lan Thương – Mekong lần 1.

Người dẫn đầu đoàn Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã phát biểu ý kiến tại hội nghị, “nhấn mạnh, hợp tác Mekong – Lan Thương có thể đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển bền vững tại tiểu vùng Mekong”.

Ông Phạm Bình Minh cũng nói hợp tác này sẽ “củng cố quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa sáu nước, hỗ trợ các nước thực hiện Chương trình nghị sự 2030 và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược ASEAN – Trung Quốc”.

Gần đây hơn, trong cuộc trả lời phỏng vấn trên trang Southeast Asia – Globe (03/05/2016) Giáo sư Marvin Ott từ trường Johns Hopkins ở Hoa Kỳ nói:

“Các con đập trên dòng Mekong có ý nghĩa chiến lược vì chúng cho phép Trung Quốc quyền lực quyết định sự sống hay cái chết với các nền kinh tế ở hạ nguồn trên cả vùng Đông Nam Á lục địa.”

Vấn đề Mekong đang thu hút dư luận toàn vùng Đông Nam Á
Ngay từ năm 2000, bác sỹ Ngô Thế Vinh đã cảnh báo dòng Mekong sẽ cạn nước nhưng lúc đó, các ý kiến này chỉ được đăng tải rộng rãi trên các báo chí tiếng Việt ở nước ngoài.

Trang web của VOA giới thiệu ông Ngô Thế Vinh là người từng tốt nghiệp y khoa Sài Gòn, chủ bút báo sinh viên Tình thương…hiện sống tại Hoa Kỳ và là bác sĩ điều trị tại một bệnh viện nam California.

Ông cũng đăng các bút ký qua những chuyến đi thăm các khúc sông thượng nguồn từ Vân Nam, Lào, Thái, Cam Bốt xuống tới Đồng bằng sông Cửu Long về môi sinh và phát triển lưu vực sông Mekong.

Ảnh 1: Việt Nam là quốc gia ở cuối nguồn. Nay theo nội quy mới (1995), không một quốc gia nào có quyền phủ quyết.

Ảnh 2: Đại diện Việt Nam đặt bút ký vào Hiệp định Mekong 1995 là Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm, mở đầu của một sai lầm chiến lược. (Bác sỹ Ngô Thế Vinh).

Ảnh 3: Vấn đề Mekong đang thu hút dư luận toàn vùng Đông Nam Á. Rõ ràng Việt Nam đã mất cảnh giác và thiếu chuẩn bị trong cuộc chiến môi sinh “không tuyên chiến” của Trung Quốc. Lời kêu gọi Trung Quốc xả nước từ hồ chứa Vân Nam để cứu hạn cho ĐBSCL đã nói lên tình thế bị động của Việt Nam. Lẽ ra giới lãnh đạo phải tiên liệu nguy cơ này từ nhiều năm trước

Ảnh 4: Đập Cảnh Hồng do Trung Quốc xây ở thượng nguồn Mekong. Các con đập trên dòng Mekong có ý nghĩa chiến lược vì chúng cho phép Trung Quốc quyền lực quyết định sự sống hay cái chết với các nền kinh tế ở hạ nguồn trên cả vùng Đông Nam Á lục địa.

Đắk Nông: Con chết ngạt trong bụng vì mẹ không thể vượt bùn lầy đi sinh

From facebook: Ngo Thu

 

10 NĂM CHỜ CON ĐƯỜNG …BAO NHIÊU TRẺ CHẾT OAN NGAY LÚC CHÀO ĐỜI !
“mỗi năm có khoảng 10 trường hợp tử vong do không đưa kịp đến cơ sở y tế để cấp cứu, trong đó phần lớn là trẻ em dưới 6 tuổi. “

6h sáng, tiếng chuông điện thoại liên tục réo. Phía bên kia đầu dây, tiếng trưởng bản Tráng A Dơ hớt hải và đau đớn: “Sáng nay một sản phụ không tìm được…
 
TINTAYNGUYEN.COM|BY TIN TÂY NGUYÊN