HỮNG ANH HÙNG “PHẢN ĐỘNG” NHẤT TRONG LỊCH SỬ VIỆT.

Image may contain: text
Dang Tuong

 

NHỮNG ANH HÙNG “PHẢN ĐỘNG” NHẤT TRONG LỊCH SỬ VIỆT.

5. Ngô Quyền: Không chấp nhận “hợp tác toàn diện” với Trung Quốc, dám cùng với “các thế lực thù địch” đứng lên đòi độc lập.

4. Nguyễn Trãi: Kích động nhân dân bằng bài “Bình Ngô Đại Cáo”. Không chấp nhận định hướng “ổn định lâu dài”.

3. Trần Quốc Tuấn: Kích động quân đội bằng bài “Hịch Tướng Sĩ”. Phá hoại “lý tưởng tương thông” giữa hai quốc gia.

2. Lý Thường Kiệt: Kích động nhân dân bằng bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”. Tổ chức xâm lăng Trung Quốc. Phá hoại tình “láng giềng hữu nghị”.

1. Trưng Trắc và tòng phạm Trưng Nhị: Không chấp nhận phương châm “văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan” do lãnh đạo Trung Quốc đưa ra. Phá hoại an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.

Cô nhét 2500 trẻ em vào quan tài, sau khi bị bắt, đánh gãy chân nhưng không nói sự thật, cuối cùng ai cũng rơi lệ

Cô nhét 2500 trẻ em vào quan tài, sau khi bị bắt, đánh gãy chân nhưng không nói sự thật, cuối cùng ai cũng rơi lệ

Daikynguyenvn.com

Trên thế giới có rất nhiều người dám quên mình vì người khác, âm thầm giúp đỡ mà không cần được đền đáp. Họ chỉ là những con người với thân phận rất đỗi bình thường nhưng việc họ làm quả thật vô cùng vĩ đại. Nữ y tá Irena Sendler người Ba Lan là một ví dụ, những việc cô đã làm trong cuộc đời thật xứng để con người trên thế giới truyền tụng và ngợi ca.

Irena Sendler sinh năm 1910 tại Warsaw, Ba Lan. Cha là bác sĩ duy nhất trong một thị trấn nhỏ, cả cuộc đời ông đều đi cứu giúp người nghèo. Ông bị lây bệnh khi đang điều trị thương hàn và qua đời vì chứng bệnh sốt phát ban khi Irena mới 7 tuổi. Sự hy sinh quên mình của cha đã trở thành tấm gương vĩ đại cho cuộc đời cô sau này. Một lý tưởng mà cha truyền lại khiến Irena nhớ mãi: “Hãy cứu giúp người cần giúp đỡ.

Trước khi cha qua đời, ông còn nhắn nhủ Irena rằng: “Nếu thấy người sắp chết đuối thì dù không biết bơi con cũng phải nghĩ cách cứu họ.

▼ Lớn lên, Irena đã đi theo bước chân của cha mình. Cô trở thành một y tá thuộc Bộ phúc lợi xã hội tại Warsaw với công việc phụ trách cung cấp đồ ăn và quần áo cho các gia đình. Thời điểm đó, làn sóng bài xích người Do Thái đã lan rộng khắp châu Âu, nhưng Irena không chấp nhận thành kiến phân biệt này. Cô luôn chủ động giúp đỡ những gia đình người Do Thái.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cuộc chiến tranh thế giới thứ II nổ ra, rất nhiều gia đình người Do Thái sống tại Warsaw bị quân chính phủ lúc đó do Đức quốc xã cầm đầu giam giữ. Thời điểm đó, Irena đã bí mật lấy đồ ăn cùng nhu yếu phẩm sinh hoạt để trợ giúp những người Do Thái này. Nhưng đến năm 1942, Warsaw có đến 50 ngàn người Do Thái bị xử quyết. Chứng kiến tình huống đau xót như vậy, Irena dứt khoát quyết định gia nhập Ủy ban viện trợ người Do Thái (Zegota), nhất tâm cứu tính mạng họ đến hơi thở cuối cùng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Irena đã mạo hiểm cả tính mạng mình, âm thầm thành lập mạng lưới cứu giúp em nhỏ người Do Thái chạy trốn. Cô dùng danh nghĩa nhân viên công tác xã hội tiến vào trại tập trung và bí mật mang theo các em nhỏ thoát ra ngoài, đồng thời cô còn tìm các gia đình nơi khác để gửi nuôi những đứa trẻ đáng thương này. Lúc đó cũng không có nhiều gia đình nguyện ý nuôi dưỡng những đứa trẻ xa lạ đó. Bởi lẽ, họ đều không biết tương lai xã hội sẽ như thế nào, ngay bản thân họ cũng còn khó bảo toàn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

▼ Trong hoàn cảnh đó, Irena đã làm như thế nào để đưa những đứa trẻ ra khỏi trại tập trung của quân Đức quốc xã với chế độ canh phòng nghiêm mật?

Cô đã dùng thân phận y tá, giả làm cho các em xuất hiện hiện tượng bệnh lây nhiễm và dùng xe cứu thương đưa các em ra khỏi trại, nhưng theo sau cô lúc nào cũng một có bộ phận giám sát rất nghiêm. Cô đã phải để những đứa trẻ vào trong túi tử thi, túi rác, thậm chí trong quan tài và vụng trộm vận chuyển ra ngoài vùng kiểm soát.

Irena còn dạy cho những đứa trẻ này biết ứng xử với tư cách thân phận mới, địa vị và cầu nguyện Chúa. Cô còn yêu cầu các em đọc mặc niệm lời cầu nguyện một ngàn lần để tránh sai phạm khi bị kiểm tra. Cho dù những đứa trẻ đã được đưa ra khỏi trại tập trung, cô cũng mong rằng chúng còn có cơ hội đoàn tụ với người thân và biết về nguồn gốc của mình. Do đó, cô chỉ gửi nhờ nuôi các em tại các gia đình đó và lập nên một danh sách ghi tên thật, tên giả của các em và cất giấu rất kỹ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong 18 tháng liên tục, Irena đã cứu được 2500 đứa trẻ người Do Thái thoát khỏi cái chết. Nhưng rồi sau đó, thật không may mắn cho Irena, cô cũng bị quân lính Đức quốc xã phát hiện và bao vây nhà cửa. Cô đã bí mật đưa chiếc chai đựng danh sách thân phận của các em cho đồng sự. Sau đó, cô bị đưa vào ngục giam và phải chịu đựng những trận tra tấn kịch liệt.

Dù phải chịu sự tra tấn tàn bạo, hai chân bị đánh đến gãy, nhưng cô cũng không tiết lộ danh tính của một đứa trẻ nào. Irena bị tuyên án tử hình. May mắn thay, một tổ chức bí mật của Ba Lan đã mua chuộc đao phủ, họ mới cứu được mạng cô. Cô bắt đầu cuộc sống với một thân phận mới nhưng chưa khi nào cô dừng việc cứu giúp người khác.

Irena luôn ghi nhớ những lời dạy của cha mình cho đến khi cô qua đời, đó là không bao giờ dừng giúp đỡ người khác. Bà đã nói: “Lúc đó sự tức giận quân Đức quốc xã còn mãnh liệt hơn nỗi sợ hãi trong tôi. Hơn nữa, cha tôi đã từng nhắn nhủ rằng, nếu thấy người sắp chết đuối thì dù không biết bơi con cũng phải nghĩ cách cứu họ. Hoàn cảnh của Ba Lan lúc đó thực sự thảm khốc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sau khi chiến tranh kết thúc, Irena đã lấy ra danh sách những em nhỏ được cứu sống năm đó và gửi cho Ủy ban cứu viện người Do Thái, để những đứa trẻ này đoàn tụ cùng người thân.

Khi được hỏi vì sao cô không nói gì về việc làm năm đó, Irena trả lời rằng: “Bởi vì theo lời dạy của cha, tôi cứu về những đứa nhỏ này. Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã mang trong mình tư tưởng như thế, mỗi người đều cần được giúp đỡ, không phân biệt tôn giáo sắc tộc. Những đứa trẻ lúc được cứu ra, chúng hãy còn quá nhỏ, việc làm đó đã cho thấy giá trị tồn tại của tôi ở thế giới này. Nhưng việc này cũng không đáng được khen thưởng như thế, bởi tôi thường bị lương tâm khiển trách vì đã không cứu thêm được nhiều người hơn nữa.

Tinh thần Irena đã chạm vào trái tim của rất nhiều người trên thế giới. Cuối cùng, bà đã mỉm cười tạm biệt kiếp nhân sinh ở tuổi 98 tại Ba Lan.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

▼ Năm 2007, Irena đã được nhận Huân chương danh dự tại Munich. Trong buổi lễ đã có sự hiện diện của rất nhiều đứa trẻ được bà cứu sống. Cũng cùng năm đó, bà được đề cử cho giải thưởng Nobel Hòa Bình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong cuộc sống nhân sinh đời người, Irena luôn lấy việc cứu giúp người là trách nhiệm của mình. Những việc vô cùng ý nghĩa mà bà đã làm, bà cũng cho đó là việc bình thường. Hơn nữa, bà còn tự trách rằng mình không có biện pháp để cứu thêm nhiều người hơn. Irena quả là người có trái tim vĩ đại, là người có hành động mang giá trị của chữ Thiện và lòng từ bi đáng quý biết nhường nào, thật đáng được người người trên thế giới ca ngợi.

San San

Chuyện chạy lụt của một gia đình gốc Việt ở Houston

 Chuyện chạy lụt của một gia đình gốc Việt ở Houston

Đằng-Giao/Người Việt (tường thuật từ Houston, Texas)

Từ phải, ông Đoàn Tấn Nhiều, bà Thanh, và anh Khánh. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

HOUSTON, Texas (NV) – Sau khi trải qua những ngày cuống cuồng sợ hãi, thấp thỏm lo âu vì trận bão Harvey, cư dân Houston phải đối phó với những khăn trong thảm cảnh quay về đời sống thường nhật. Đây là lúc họ bắt đầu trực diện những di hại, những hậu quả nặng nề của trận lụt.

Làng Fatima là một khu mobile home khiêm tốn nằm trên đường Gulf Bank.

Ngay từ đầu làng, một xóm đạo nho nhỏ, nơi gia đình ông Đoàn Tấn Nhiều vừa quay về sinh sống sau cuộc di tản, một núi rác gồm nệm giường và những đồ gia dụng bị cơn lụt tàn phá, xộc ra một mùi hôi thối rữa nát, nồng nặc cao độ.

Đây chỉ là một góc của những gì bị phế thải. Người ta chưa đem ra vứt kịp vì bận đi làm hoặc vì nhà chỉ toàn đàn bà, con nít, chưa nhờ ai khuân ra ấy thôi.

Đến chiều thì cái núi rác này sẽ cao và to hơn nhiều và cái mùi khó chịu sẽ đâm xộc vào mũi người qua đường một cách trâng tráo hơn nhiều.

Nước dâng bao nhiêu, nỗi lo tăng bấy nhiêu

Gia đình ba người, ông Nhiều, cùng vợ là bà Thanh, và con trai tên Khánh, phải rời khỏi nhà, cùng cả làng tìm nơi trú ẩn hôm Chủ Nhật.

Ngồi hồi tưởng lại những gì xảy ra, cả gia đình ông vẫn còn phảng phất nỗi kinh hoàng trên gương mặt, trong giọng nói dù cả ba cùng muốn bỏ những hãi hùng của mấy ngày qua sau lưng.

Harvey đến với gia đình ông từ tuần trước, khi truyền hình loan báo cơn bão đang tiến về Houston và khu vực ông đang ở.

Ông kể với giọng chưa khỏe hẳn: “Thứ Năm, ngày 24 Tháng Tám tuần rồi, chúng tôi đã chuẩn bị xong xuôi, sẵn sàng chạy bão nhưng tới Thứ Bảy, vẫn chưa thấy gì đáng ngại. Mưa không lớn lắm mà bầu trời rất yên lặng.”

Sau cơn bão là rác đầy làng. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

Những trận bão trước đây ồn ào và gió thét gào gầm rú rất dữ dội. Có lần, bão cách đây cả trăm dặm mà chỉ cần nghe tiếng gió rít như xé toạc bầu trời, người ta cũng đủ thất kinh hồn vía rồi.

Lần này, gần như không có gió, trời yên lặng như rất hiền hòa làm nhiều người coi thường sự kinh hoàng khốc liệt của Harvey.

Chính vì vậy mà nhiều cư dân địa phương không gọi đây là trận bão mà lại gọi là trận lụt.

Ông hồi tưởng: “Không nghe tiếng gió gì hết mà nước cứ từ từ dâng lên. Đến khi nước bắt đầu dâng thì dâng rất nhanh. Nước ngoài đường, mới tới mắt cá mà quay qua, quay lại đã lên tới đầu gối tôi rồi.”

Vốn coi thường những trận bão nhiều lần trước, ông Nhiều chợt thấy lo sợ. Lo sợ là phải, ông bị thấp khớp nặng, chân trái đã mổ rồi mà vẫn còn đau, trong lúc chân phải đang chờ mổ cũng đang đau đớn dù đã bó lại thật chặt rồi.

Mấy năm nay, chỉ đi khập khễnh thật chậm ông cũng cảm thấy đau đớn nhiều thì làm sao mà chạy cho kịp với người ta.

“Từ Thứ Năm tuần rồi, tôi đã phụ vợ con cột cái tủ lạnh phía trước cho thật chắc rồi bỏ tất cả áo quần vào túi xách xong xuôi. Hai chân tôi đau lắm nhưng vẫn phải cắn răng mà làm việc,” ông khẽ nói. “Ngâm chân trong nước, tôi thấy đau lắm.”

Ở tuổi 65, cái tuổi mà bao nhiêu sức lực sung mãn tuổi niên thiếu dần dần trôi đi, ông Nhiều cảm thấy sự nguy hiểm như gần kề ông và vợ con.

Sáng Thứ Bảy, mưa rơi tầm tã từ sớm. Gia đình ông và cả làng càng cuống quít hơn khi theo dõi tin tức báo động tình hình khẩn cấp trên truyền hình.

Từ hội trường, nơi cao nhất trong làng, ông quyết định rằng cả làng phải cùng nhau di tản vì chậm trễ hơn sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.

Nước đã ùa vào nhà bếp ông rồi. Mà nhà ông có bậc tam cấp, cao hơn mặt đường nhiều.

“Lúc ấy, một phụ nữ đang mang thai cảm thấy đau đau,” ông kể.

Không thể chần chừ nữa, cả làng cùng nắm tay nhau rướn đi trong nước lũ. Số phận của bao nhiêu người, lúc này, nhập vào làm một.

“Vì một người bị nước cuốn là cả làng 44 người kia sẽ bị kéo theo,” ông nói. “Tôi chỉ biết cầu nguyện ơn trên rồi phó mặc tất cả.”

Bà Thanh góp chuyện: “Nước cao đến hông, mọi người cầm chặt tay nhau, vừa đi, vừa cầu nguyện.”

Nước xoáy rất mạnh bên dưới. Không cẩn thận là bị cuốn phăng đi ngay.

“Mọi người hò hét nhắc nhau đừng để bị lọt xuống đường mương hai bên đường là chết ngay,” bà tiếp. “Tôi cố lắm mà cứ bị nước lôi hẳn qua một bên, bao lần xuýt lọt xuống mương.”

Chung quanh là biển nước đục ngầu, không thể thấy mặt đường nữa.

“Lúc ấy khoảng 3 giờ chiều. Trời còn sáng nhưng không ai biết mình có sắp bị lọt xuống hố hay không,” ông Nhiều kể một cách căng thẳng.

Hai chân thấp khớp gặp nước lạnh, ông lê bước không nổi nữa rồi.

“May quá, gặp một anh người Mễ ở đâu vô làng cho tôi lên ngồi trên cái phao rồi lôi tôi ra,” ông nở nụ cười nhỏ. “Vợ con tôi thì phải lội nước.”

Cả đoàn người, kể cả phụ nữ có thai đang đau bụng, tay nắm chặt tay nhau, bước đi từng bước, từng bước nặng nề trong cơn xoáy ngầm dữ dội, khi mực nước dâng lên gần ngực.

Cái chết thật gần gũi, thật dễ dàng.

May quá, vừa ra đến đến ngoài thì cả làng được lên xe xúc cát rồi đưa ra trường tiểu học Keeble gần đấy.

Trời vẫn tầm tã trút mưa xuống.

Nước vẫn lầm lì dâng lên.

Lúc này không còn phao nữa, ông Nhiều được hai người hai bên kè thật sát.

Bà Thanh: “Nước lên đến đây khi chúng tôi di tản.” (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

Ông thú thật: “Chân tôi bước không nổi nữa. Họ phải kéo tôi đi.”

“Chưa bao giờ tôi sợ như vậy. Cái chết ngay bên cạnh mình. Nhà tôi cũng sợ lắm,” ông thở hắt ra.

Anh Khánh ra vẻ can đảm nói: “Cháu có sợ nhưng chỉ chút chút thôi.”

Những lần bão trước chỉ là cơn mưa lớn đối với ông Nhiều. Đây là lần đầu tiên gia đình ông phải di cư tập thể nên ông vừa sợ vừa ngỡ ngàng.

Ông chợt rùng mình trong cơn gió.

Bất ngờ ấm áp tình người

Từ trường tiểu học, xe lớn đưa cả làng ông đến Gallery Furniture Store, một tiệm bán giường tủ bàn ghế lớn gần đó.

“Họ có xe giao bàn ghế rất lớn đến đón chúng tôi. Ông Mack, chủ tiệm người Mỹ này, tốt quá,” ông khen.

Làng ông có 45 người mà chỉ một lúc, Gallery Furniture Store đã có đến hàng trăm người.

Ông Mack, tên thật là Jim McIngvale, chào đón mọi người rồi cho phân phát quần áo khô, thức ăn, rồi còn nói ai thích giường nào thì toàn quyền nằm giường đó.

“Giường mới tinh đang bày bán mà ông ấy không tiếc gì cả, mời chúng tôi cứ tự nhiên,” bà Thanh kể.

Ông Mack từng mở cửa chào đón nhiều nạn nhân bão Katrina năm 2005. Nhiều cư dân New Orlean định cư tại Houston cả 12 năm nay.

Có được nơi tá túc qua đêm nhưng ông Nhiều vẫn canh cánh âu lo không biết có còn nhà để trở về hay không.

Cả sự nghiệp chỉ là căn nhà, nếu mất nhà thì ông còn gì cho vợ con. Ra đường mà ở hay sao?

Tìm về đất Chúa

Ông Nhiều tiếp: “Hôm sau, là Thứ Hai. Lúc 2 giờ, Cha Trần Thiên Ân (linh mục chánh xứ giáo xứ Đức Mẹ La Vang) gọi tôi. Cha hỏi chúng tôi có muốn đến nhà thờ không. Nếu muốn, cha cho người đến đón.”

Ông hỏi ý cả làng. Mọi người cùng đồng lòng đi La Vang.

Ngay đúng lúc ấy, người phụ nữ mang thai đau bụng từ nãy, bị băng huyết. Có người gọi xe thành phố đưa hai vợ chồng đến trại tạm cư GRB (George R. Brown Convention Center) ở trung tâm Houston, nơi hôm sau chứa đến 10,000 người di tản.

“Khổ thân, đang có bầu mà gặp cảnh xô đẩy và trèo lên xe, nhảy xuống xe, chị ấy bị như vậy,” bà Thanh bày tỏ lòng thương cho người làng.

Ông Nhiều kể tiếp chuyện Linh Mục Thiên Ân ở La Vang: “Cha cử một người là anh Tài lo cho chúng tôi. Anh Tài gọi cho chính quyền thành phố cho xe lớn đến đón chúng tôi. Nhưng lúc ấy họ bận đi chở người cấp cứu. Thấy lâu quá, anh Tài nhờ mấy người quen đem xe riêng đến vì anh ấy nóng ruột cho chúng tôi.”

Bà Thanh thêm: “Có một cái xe van 15 chỗ và một xe truck nhỏ thôi mà cả làng 45 người nhét vào đủ mới lạ.”

Khoảng 5 giờ chiều Thứ Hai, vừa đến La Vang, linh mục chánh xứ cho chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng. Giường chiếu sẵn sàng, áo quần sẵn sàng và thức ăn sẵn sàng.

“Cha lo lắng cho chúng tôi rất kỹ lưỡng. Hai đêm chúng tôi ở đó, cha thức trắng cả hai đêm, ngồi cùng cảnh sát canh cho chúng tôi ngủ,” ông rưng rưng cảm động.

Nước rút, mọi người nóng ruột muốn về nhà.

Khi không giữ họ ở lại được nữa, Linh Mục Thiên Ân đành nhắc nhở họ nên về cùng một lượt.

“Cha sợ nếu kẻ gian đột nhập vào nhà hôi của thấy chúng tôi về lẻ tẻ, có thể làm hại,” ông kể.

Trong nhà ông Nhiều. Bao giờ ở được? (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

Quay về mái ấm

Về làng, ông thấy trước hết là những cái tủ lạnh trôi lều bều từ xa.

Ông nói: “May mà cái tủ lạnh nhà tôi đã được cột rất kỹ, không trôi đi đâu cả.”

Tủ lạnh ông cột ở hông nhà, tuy không trôi đi đâu, nhưng bị lật úp và nổi bập bềnh ở đó.

Vào nhà, sàn nhà phủ đầy bùn. Từ trên xuống dưới, căn nhà ảm đạm một sự tan hoang, hỗn loạn.

Và mùi xú uế nồng nặc bao trùm cả khu xóm. Một cái mùi rất khó mà tả chính xác. Cái mùi có thể gây ung thư phổi, khiến người không nghiện phải thèm thuốc lá.

Tất cả gối chăn, giường nệm đều ướt sũng và sặc mùi.

Phải mất hai hôm cả nhà mới lau chùi trên dưới được. Nhưng đây chỉ mới là tạm thời thôi vì còn nhiều chỗ khó khăn, chưa ai có thời giờ lau tới được, theo lời bà Thanh.

Nhớ lại những ngày qua, ông Nhiều nói: “Trận lụt này là tai họa cho nhiều người. Nhưng qua đó, chúng tôi mới thấy được tình người. Gia đình tôi cảm ơn cha Thiên Ân, đã cho chúng tôi tá túc mà còn hy sinh không biết bao nhiêu thời giờ và nhân lực.”

Ông vô cùng cảm kích những chia sẻ của mọi người trong giáo xứ La Vang.

“Sau khi ăn uống xong, trong Thánh Lễ 5 giờ chiều, cha Thiên Ân khuyên mọi người giúp đỡ cộng đoàn Fatima. Thế là mọi người đem không biết bao nhiêu là áo quần, giày dép, và thức ăn đến cho chúng tôi.”

Ông nói thật khẽ: “Không bao giờ chúng tôi quên chuyện này.”

Bà Thanh thì vẫn lo cho phụ nữ láng giềng có thai.

“Cho đến ngày hôm nay, Thứ Sáu, 1 Tháng Chín, chị ấy vẫn chưa được cứu chữa vì bệnh viện chỉ nhận cấp cứu thôi. Hiện chị về nhà nhưng vẫn đang đau bụng và nằm đấy chờ bệnh viện có chỗ,” bà Thanh cho biết.

Ngày mai vẫn bấp bênh

Được trở về căn nhà mobile home của mình nhưng cả ba người cùng biết rằng trước mắt họ còn cả trăm ngàn việc quanh nhà thì mới trở về đời sống bình thường như trước đấy vài hôm.

Cả Houston cùng đang thở dài ngao ngán trước công việc lau chùi, vứt đồ hư và sửa chữa căn nhà mình.

Ấy là chưa nói đến hơn 500,000 chiếc xe hư hại, không thể nào sửa được.

Không biết số tiền hàng tỷ đô la trợ cấp của liên bang sẽ giúp được gì được cho họ.


Liên lạc tác giả: ngo.giao@nguoi-viet.com

ĐỜI SỐNG THIÊNG LIÊNG VÀ MÀU THỜI GIAN

ĐỜI SỐNG THIÊNG LIÊNG VÀ MÀU THỜI GIAN

 Rev. Ron Rolheiser, OMI

Thời trẻ, Nikos Kazantzakis, nhà văn nổi tiếng người Hy Lạp, từng nghiền ngẫm để trở thành tu sĩ, và từng để cả một mùa hè đi thăm các tu viện.  Nhiều năm sau, khi viết về trải nghiệm này, ông kể lại tỉ mỉ một cuộc chuyện trò tuyệt diệu với một tu sĩ già, cha Makarios.

Một dịp, anh hỏi vị tu sĩ già: “Thưa cha Makarios, cha còn vật lộn với quỷ dữ không?”  Vị tu sĩ già thở dài trả lời: “Hết rồi, con ạ.  Giờ cha đã già rồi, và quỷ dữ cũng già theo cha.  Nó không còn sức lực… Giờ cha vật lộn với Chúa.”  “Với Chúa!”  Kazantzakis kinh ngạc kêu lên. “Cha hy vọng sẽ thắng chứ?” “Cha hy vọng sẽ thua, con ạ,” ông trả lời, “Xương cốt của ta vẫn còn đây, chúng vẫn tiếp tục cự lại ý muốn của ta.”

Ngoài những ý nghĩa khác, câu chuyện này nêu bật thực tế rằng những đấu tranh tinh thần của chúng ta thay đổi khi chúng ta thêm tuổi tác và trải nghiệm cuộc đời.  Những đấu tranh thời trẻ không nhất thiết là những đấu tranh tuổi trung niên và tuổi già.  Sự chín chắn luôn luôn tiến triển.  Mỗi chặng đời lại đòi hỏi chúng ta những điều khác nhau.  Nó cũng đúng đối với đời sống thiêng liêng và sứ vụ tông đồ.  Đời sống tinh thần của chúng ta thay đổi ra sao và khi chúng ta ngày một lớn lên, nó đòi hỏi những điều gì mới?

Dựa trên những nhận thức sâu sắc của thánh Gio-an Thánh giá, tôi xin nói rằng có ba giai đoạn nền tảng trong cuộc sống tinh thần của chúng ta, ba cấp độ của sứ vụ tông đồ:

Cấp độ đầu tiên, mà thánh Gio-an Thánh giá gọi là đêm tối của cảm quan, cũng có thể gọi là “Sứ vụ tông đồ cốt yếu.”  Về cốt yếu, đây là cuộc đấu tranh để định hình cuộc sống của chúng ta.  Cuộc đấu tranh này thật sự bắt đầu ngay khi chúng ta sinh ra, nhưng chỉ trở thành cuộc đấu tranh mang tính chất cá nhân của riêng mình khi đến tuổi dậy thì và bắt đầu chịu sự thúc đẩy của những lực mạnh mẽ bên trong khiến chúng ta tách khỏi gia đình để tạo lập cuộc sống và mái ấm cho riêng mình.  Trong thời gian này, chúng ta cố gắng gian nan để tìm được chính bản thân, để định hình cuộc đời, để tạo một mái ấm mới cho chính mình.  Thời gian này có thể kéo dài nhiều năm trời và có thể không bao giờ thành tựu.  Sự thật là, đối với hầu hết mọi người, một số khía cạnh của cuộc đấu tranh này vẫn tiếp tục trong suốt cuộc đời.

Nhưng, với hầu hết mọi người, sẽ tới một lúc điều căn bản này đạt được, khi có cảm giác thoải mái như về lại mái nhà xưa, khi những câu hỏi chính của cuộc đời không còn là: Tôi là ai?  Tôi sẽ làm gì với đời mình?  Ai thương yêu tôi?  Ai sẽ kết hôn với tôi?  Tôi nên sống ở đâu?  Tôi nên làm gì?  Đến một lúc, hầu hết chúng ta đều tìm thấy được một chỗ vượt lên trên những câu hỏi đó: Chúng ta có một mái ấm, một sự nghiệp, một người phối ngẫu hay sự bình yên nhất định với một người phối ngẫu, một ơn gọi, một ý nghĩa, một lý do tốt lành để thức dậy mỗi sớm mai, và một nơi để trở về mỗi tối.  Chúng ta đã tìm được đường về lại mái nhà xưa.

Rồi chúng ta bước vào cấp độ thứ hai của sứ vụ tông đồ mà thánh Gio-an Thánh giá gọi là Thuần thục và chúng ta có thể gọi là Sứ vụ tông đồ Sinh sôi.  Cốt yếu, đây là cuộc đấu tranh để cho đi cuộc sống của chúng ta.  Bấy giờ mối quan tâm chính không phải là chúng ta làm gì với đời mình nữa, mà là cho đi cuộc sống của mình như thế nào để biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn.  Đây là những năm tháng sinh sôi và chúng kéo dài từ khi chúng ta cập bến vào một ơn gọi, một sự nghiệp, một mái ấm, cho tới lúc về hưu.  Và những câu hỏi chính trong suốt những năm này phải là những câu hỏi vì người khác: Làm thế nào để tôi cho đi bản thân mình một cách hào phóng và thanh khiết hơn?  Làm thế nào để tôi giữ lòng trung tín?  Làm thế nào để tôi trụ vững với những cam kết của mình?  Làm thế nào để tôi cho đi cuộc sống của mình?

Nhưng đó vẫn chưa phải là những câu hỏi tối hậu: đến một lúc nào đó, nếu chúng ta may mắn có sức khỏe và vẫn còn sống sau khi về hưu, một câu hỏi còn sâu sắc hơn bắt đầu trỗi lên trong ta, một câu hỏi mời chúng ta đến giai đoạn thứ ba của sứ vụ tông đồ.  Như Henri Nouwen đã nói: Đến một thời điểm trong cuộc sống chúng ta, câu hỏi không còn là: “Tôi còn có thể làm gì nữa để sống cống hiến?” mà là “Bây giờ tôi có thể sống như thế nào để đến khi chết, cái chết của tôi sẽ là phúc lành tốt đẹp nhất đối với gia đình tôi, đối với giáo hội, và với thế giới này?

Thánh Gio-an Thánh giá gọi giai đoạn này là đêm tối của linh hồn.  Chúng ta có thể gọi là Sứ vụ tông đồ Tận căn bởi vì ở giai đoạn này, chúng ta không còn đấu tranh nhiều nữa với việc làm sao để cho đi cuộc sống của chúng ta, mà là làm sao để cho đi cái chết của mình.  Lúc bấy giờ vấn đề của chúng ta là: Tôi sống những năm cuối đời mình như thế nào để khi chết đi, cái chết của tôi sẽ gieo phúc lành cho những người thân yêu, giống như cuộc sống của tôi đã làm?  Tôi sống những năm còn lại của đời mình như thế nào để khi tôi chết, “máu và nước” – nói như dụ ngôn – sẽ tuôn chảy từ thi thể tôi như từng tuôn chảy từ thi thể của Chúa Giê-su?

Các tài liệu linh hướng của chúng ta hầu như không có cái gì thách thức chúng ta xem xét giai đoạn cuối này của cuộc đời: Làm thế nào để chúng ta chết vì người khác?  Tuy nhiên, như Goethe nói về điều này trong bài thơ Nỗi Khao khát Thiêng liêng (The Holy Longing), chính cuộc sống cuối cùng sẽ buộc chúng ta phải nghiền ngẫm việc liệu chúng ta có muốn trở thành “điên cuồng tìm ánh sáng” hay không.

 Rev. Ron Rolheiser, OMI

From Langthangchieutim

Người Việt ở Houston trong cơn bão Harvey

image

Người Việt tại nhiều vùng của tiểu bang Texas đối mặt với tình trạng nhà cửa bị ngập lụt, giữa lúc có tin nhiều người không dám ra đường vì rắn và cá sấu.
image
Anh Antin Huỳnh, sống ở một vùng thôn quê ngoại ô thành phố Houston, nơi hứng chịu thiệt hại do cơn bão Harvey gây ra mấy ngày qua, nói rằng đường xá, nhà cửa xung quanh khu vực của anh bị ngập nặng và có xuất hiện cả rắn và cá sấu ở phía nam thành phố.
image
Anh kể lại:
“Khu vực này mưa nhiều. Mưa kéo dài 3-4 ngày nay gây ngập lụt. Tất cả các cơ sở công ăn việc làm, trường học đã đóng cửa một tuần nay. Có một vài cá sấu bơi qua khi nước ngập đường, tràn vào khu vực có dân cư.”
Tại khu phía bắc của thành phố, nhà của anh Khoa Ngô rất may mắn không bị lụt, nhưng nhà của bạn anh, cũng ở gần đó, thì bị ngập rất sâu.
Anh cho biết:
“Nhà mình không bị gì hết, nhưng cô bạn của mình cũng ở gần đây thôi bị ngập vì ở khu vực thấp hơn – nước dâng lên trên mức cảnh báo ngập lụt – 12 feet (3,6 mét). Đây là một vụ ngập kỷ lục.”
image
image
Người dân Houston đi qua vùng nước ngập hôm 27/8.
​Anh Khoa cho biết thêm về hoàn cảnh của người dân vùng ngập lụt: “Nếu đi vào nước thì có thể gặp rắn và kiến lửa. Cá sấu thì hiếm hơn nhưng cũng có thể xảy ra. Nếu ra vùng ngoại ô thì thấy nhiều đàn bò lên trên đường để trốn nước, do đó lúc lái xe thì phải cẩn thận.”
image
Anh Khoa còn cho hay rằng bạn bè của anh phải di chuyển vào khách sạn ở tạm, chờ nước rút xuống, sửa chữa nhà cửa rồi mới dọn vào ở lại.
Là chủ một doanh nghiệp ở Houston, anh Khoa hôm 28/8 nói rằng khách hàng của anh không ai ra đường cho nên văn phòng của anh phải đóng cửa.
“Mình xem tình hình và hỏi tất cả nhân viên, biết rằng nhiều người còn bị kẹt, không vào văn phòng được. Khách hàng không tới nên mình đóng cửa luôn hôm nay.”
image
Ông Đặng Quốc Việt, một thành viên cộng đồng người Việt tại thành phố Houston nói rằng dù cơn bão gây ngập lụt nghiêm trọng khắp cả thành phố. Tuy nhiên, theo ông, đến sáng ngày 28/8, cũng rất may mắn là chưa có tin về thương vong trong cộng đồng người Việt.
Ông nói:
“Cho đến thời điểm này thì mọi sự điều tốt đẹp, mặc dù cơn bão gây tác hại rất lớn, lụt lội ngập nhà cửa rất nhiều. Một điều may mắn cho tất cả mọi người là chính quyền địa phương của Hoa Kỳ luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng và hỗ trợ tích cực.”
Ông Việt chia sẻ thêm:
image
“Hầu hết người Việt trong cộng đồng không bị ảnh hưởng nặng lắm. Số người di tản hầu hết là dân địa phương. Hiện tại các trung tâm cứu nạn, trại lánh nạn rất đông người. Tôi chưa có thông tin nào về trường hợp người Việt bị bắt buộc phải di tản.”
Theo nhận định của anh Antin Huỳnh, cơn bão Harvey dù gây mưa kéo dài nhưng không nguy hiểm bằng bão Katrina năm 2005.
“Cơn bão này không mạnh như cơn bão Katrina, nhưng cơn bão này gây ngập nước trên diện rộng.”
image
Một người Mỹ gốc Việt, cô Catherine Phạm và con trai Aiden, 13 tháng tuổi, được đưa khỏi ngôi nhà bị ngập ở Houston hôm 27/8 sau khi bão Harvey tràn qua.
Bão Harvey di chuyển vào bang Texas tối 25/8 với sức gió lên tới 210 km/h. Đây là cơn bão mạnh nhất Mỹ phải hứng chịu trong 12 năm và là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào bang Texas trong hơn 50 năm qua.
Tính đến tối 27/8, cơn bão làm mất 5 người thiệt mạng, 14 người bị thương, và khoảng 240.000 người phải sống trong tình trạng không có điện.
image
Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ ngày 27/8 cho biết lượng mưa tại nhiều khu vực ở thành phố Houston trong 48 giờ trước đó là 76 cm. Dự báo, mưa lớn sẽ còn tiếp diễn.
image
 
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành tuyên bố thảm họa cho bang Texas và dự kiến sẽ tới bang này vào ngày 29/8 để kiểm tra thiệt hại do bão Harvey gây ra.

Khởi tố và bắt thêm cán bộ của Tập đoàn dầu khí

RFA
2017-09-01
 
Ông Trịnh Xuân Thanh được truyền hình Việt Nam nói là ra đầu thú.

Ông Trịnh Xuân Thanh được truyền hình Việt Nam nói là ra đầu thú.

 AFP
 
 Thêm năm cán bộ cao cấp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) bị khởi tố, liên quan đến những vụ bê bối tài chính ở ngân hàng Đại Dương.

Đó là các ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Chủ tịch Hội Đồng Thành Viên của PVN, ông Ninh Văn Quỳnh nguyên kế toán trưởng, đương kim phó Tổng Giám đốc, các ông Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm và Vũ Khánh Trường là nguyên ủy viên Hội Đồng Thành Viên hoặc Hội Đồng Quản Trị của PVN.

Trong số những người này thì ông Nguyễn Xuân Sơn đang bị tạm giam để điều tra việc ông đã chi tiền lời ngoài sổ sách cho PVN.

Hai ông Ninh Văn Quỳnh và Nguyễn Xuân Thắng bị bắt tạm giam trong ngày 1 tháng Chín.

Hai người còn lại bị cấm đi khỏi nơi cư trú.

Theo cáo trạng được truyền thông nhà nước loan tải thì năm người này bị qui kết cố ý làm trái, gây thiệt hại số tiền trị giá 800 tỉ đồng khi đóng góp vốn điều lệ vào Ngân hàng Đại dương- Oceanbank.

Trước vụ việc này, Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam lên tiếng cho biết PVN đang hợp tác với cơ quan điều tra, và những vụ bắt bớ trên không ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của tập đoàn này. PVN cũng lên tiếng kêu gọi sự cảm thông của người Việt trong nước.

Trong suốt hai năm qua nhiều viên chức hoặc cựu viên chức của Tập đoàn dầu khí Việt Nam bị truy tố, bắt giam hay bỏ trốn ra nước ngoài, trong đó nổi tiếng nhất là ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Tổng Công ty Xây Lắp Dầu Khí, bỏ trốn sang Đức, rồi được cho là bị bắt cóc để đưa về Việt Nam hồi cuối tháng 7 vừa qua.

Ngoài ra người từng chịu trách nhiệm cao nhất của Tập đoàn dầu khí là ông Đinh La Thăng cũng bị kỷ luật, mất chức Ủy viên Bộ chính trị đảng cộng sản cũng như chức Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

“Hôm nay cây quế trong rừng,

Suy Tư Tin Mừng trong tuần thứ 22 thường niên năm A 03/9/2017

(Mt 16: 21-27)

Từ khi ông Phê-rô tuyên xưng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống, thì Đức Giê-su bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Người phải đi Giê-ru-sa-lem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy. Ông Phê-rô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!” Nhưng Đức Giê-su quay lại bảo ông Phê-rô: “Xa-tan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người.”

Rồi Đức Giê-su nói với các môn đệ: “Ai muốn đi theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy. Nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?

“Vì Con Người sẽ ngự đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên sứ của Người, và bấy giờ, Người sẽ thưởng phạt ai nấy xứng việc họ làm.”

“Hôm nay cây quế trong rừng,

“bỗng nhủ cùng làn suối bạc,”

“xuân này tôi khoác áo nhung”

“mà bác vang lừng tiếng nhạc.”

(dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Mai Tá lược dịch.

Có là cây quế trong rừng, cũng chỉ vang lừng tiếng nhạc với suối bạc, thôi. Nếu là cây quế trong Đạo, lại sẽ vang lừng cả tiếng thơm hay tiếng hát về vị thánh cả ở trình thuật hôm nay. Trình thuật, nay nêu rõ câu chuyện và công việc của thánh cả Phêrô để người người suy tư, bàn bạc.

Suy và bàn, tập trung vào đấng thánh có chỗ đứng quan yếu trong Giáo Hội là Phêrô thánh nhân, rất tông đồ. Thế đó, là vị thánh xuất thân từ ngành nghề có lưới có chài, và cá mắm. Đấng thánh sống ở Caphanaum xứ biển hồ, rất Galilê. Với ánh nhìn của thánh sử Luca, thì thánh Phêrô thuộc loại “chậm lụt” về văn chương, văn hoá với văn nghệ. Chậm và lụt, về khoa ăn nói, thưa gửi lẫn trần tình.

Thánh Mát-thêu nay cho thấy thánh cả Phêrô là lãnh tụ khá bình thường của nhóm hội đồ đệ theo Chúa giảng rao về Nước Trời. Nói khác đi, ngài là người giản dị, cứng cỏi và chậm hiểu.

Đức Giêsu từng nói với thánh nhân và đồ đệ đồng hành về kế hoạch do Cha đưa ra mà Chúa phải thực hiện cho bằng được ngang qua sầu buồn khổ đau và nỗi chết trên thập tự. Trong khi đó, thánh cả nhà Đạo vẫn nghĩ Thầy mình là Đấng Mêsia Thiên Sai tựa hồ Đavít xưa, tức: ứng viên siêu phàm cho chính trường Do thái. Để rồi, rất thất vọng khi Thầy Chí Ái bộc lộ kế hoạch Chúa Cha đề ra. Tức, Ngài sẽ bị thảm sát chết nhục, vốn vượt quá sức tưởng tượng của đồ đệ bình dân, chân chất.

Và rồi, thánh cả Phêrô lại cứ nghĩ rằng Thầy mình chỉ gặp ngày xui tháng hạn, nên mới sử dụng chức năng do Thầy tặng ban cho riêng mình. Đó là lúc thánh nhân tỏ ý phiền hà, và khuyến cáo Thầy. Sai lầm của thánh nhân là ở chỗ: không nhận chân được vị trí của mình. Tức, thay vì chỉ biết theo chân Thầy như các đồ đệ khác, nhưng lại “lanh chanh” “qua mặt” làm “kỳ đà cản mũi” Chúa.

Rất nhiều lần, Tin Mừng cho thấy chân tướng đích thật của thánh cả nhà mình là đấng thánh không ổn định về quan điểm/lập trường vốn chống đối những gì mình không hiểu hoặc không muốn xảy đến. Thánh nhân từng lẫn lộn nhiều thứ, như: việc đi trên nước việc xây 3 lều tạm để Chúa ở, khi thấy Thầy mình biến hình. Rồi, còn chối bỏ Thầy và anh em những ba lần. Sau này, còn để thánh Phaolô phải tái lập trật tự vì thánh cả nhà mình từ chối ngồi cùng bàn với dân ngoại.

Nay, thấy Thầy mình dùng ngôn từ gắt gao và dữ dằn mà quở mắng, thánh nhân không ngờ sao mình lại dám khuyến dụ Thầy bỏ ý định nghe lời Chúa Cha mà chấp nhận thất bại dẫn đến nỗi chết trên thập tự. Thật sự, thì thánh cả Phêrô chỉ muốn Thầy chọn con đường hoạn lộ, thênh thang mở, thay vì con đường nhỏ chỉ gồm mỗi con lộ tẻ hạn hẹp, là sự chết.

Nghĩ chuyện của thánh cả Phêrô trong vai trò lãnh đạo Hội thánh khiến ta suy về cung cách hành xử của thánh hội, trong quá khứ và hôm nay, không khác gì lối xử sự rất kẻ cả, kiểu “Đá Tảng” rất Phêrô. Hội thánh lâu nay quản cai dân con mình bằng cung cách phàm trần, như: quảng cáo rầm rộ, quyên góp tối đa, nặng phần trình diễn, theo sát bài bản ngành tâm lý chiến, đặt nặng công tác tiếp cận thị trường, thay vì chấp nhận thập giá đau thương, trầm lặng.

Trên thực tế, Hội thánh ngày nay chỉ muốn thiết dựng loại hình thừa tác rất bán buôn, thay cho công việc thừa tác đặt nặng lên cung cách phục vụ. Vẫn cứ chọn kiểu “mì ăn liền” nhanh gọn kiểu hưởng thụ. Trong khi đó, vẫn đặt gánh nặng trên lưng kẻ khác, thay vì chấp nhận thương đau cho chính mình. Hội thánh những muốn phô trương một giáo hội sùng mộ chuyện hình thức, không đích thực. Những muốn sống thoải mái, ăn trên ngồi chốc, được người người kính trọng, hầu hạ mà thôi.

Nhìn vào lịch sử, thì thánh cả Phêrô đã muốn thuyết phục Thầy hành xử theo kiểu người phàm, và tưởng rằng với vai trò Thầy trao ban, mình có thể khuyến dụ Thầy mình. Khuyên dụ Thầy bỏ rơi kế hoạch do Cha trao phó. Là, đừng làm nhiều chỉ cần làm “dân thường” nhà Đạo, mọi việc rồi cũng xong. Và, thánh cả vẫn muốn khuyên Thầy sống thực tế, để mọi việc rồi cũng qua đi và cũng đạt kết quả, thôi.

Nhưng, Đức Giêsu không đồng quan điểm với thánh cả Phêrô. Ngài tỏ bày cho thánh nhân bằng lời chân tình thời đại, rằng: “Nếu anh chọn quan điểm của các nhà chính trị chuyên lo cho người nghèo luôn bị áp bức, thì các người ở trên chỉ tạm thời theo anh, rồi họ sẽ dùng anh làm quân cờ để giảm hạ phẩm cách của anh và rồi sẽ vắt chanh bỏ vỏ, thôi. Nhưng, nếu anh thực tình lo cho người nghèo, anh không thể phản bội những người ấy, mà phải trung tín với họ. Giới cầm quyền ở trên có ghét bỏ hoặc xoá tên anh. Hãy để mặc Chúa lo, chỉ cần sống trung thực với chính mình và với họ, anh sẽ thành công.

Thánh Phêrô không nắm bắt được quan điểm của Chúa. Vậy, ai lĩnh hội được đây?

Đức Giêsu rất kiên trì. Ngài như đang nói với thánh Phêrô một điều tuy không lạ, nhưng vẫn quen: “Anh chưa là đá tảng, nhưng nếu trên đá đó có ai giống hệt như anh, thì cuối cùng ra Ta cũng sẽ và cũng có thể dựng xây thánh hội, do Ta muốn.”

Cuối cùng ra”, là ngôn từ mang trọn ý nghĩa này, là: khi ta học chấp nhận hậu quả do mình quyết tâm thi hành, thì như thế. Ta có thích làm thế hay không, chẳng vì thập giá là điều tốt hoặc đáng nể sợ. Nhưng, vì tình thương và sự quyết tâm luôn là những điều tốt đẹp nên làm cho kẻ mình thương yêu, muốn giúp. Thế nên, thánh cả phải xử sự theo đúng ý định của Chúa ngõ hầu mới trở thành đá tảng để mọi người dựa dẫm ngang qua con đường cam go của mình.

Có thể là, các “đá tảng” thánh hội lớn/nhỏ trong Hội thánh vẫn chưa đối xử với người hèn kém trong đời và với những người quyết tâm dấn bước theo mình, như thánh cả là vì chính mình chưa giáp mặt thực trạng thống khổ mà Chúa lĩnh chịu. Các thánh cả trong thánh hội lớn/nhỏ hôm nay đã và đang trở nên như cát vụn hơn là đá tảng cho mọi người dựa dẫm. Thứ cát vụn không thích hợp để làm nền cho bất cứ ai. Bất cứ thứ gì. Khi xưa, đấng-thánh-là-đá-tảng đã tham dự cuộc thống khổ đầy cứu độ của Chúa, đã khóc hết nước mắt cho nhân loại thế nào, thì các “đá tảng” của thánh hội lớn/nhỏ hôm nay, cũng phải làm như thế mới tiếp tay rải tràn ơn ấy đến với người ở dưới được.

Thánh cả Phêrô đã thực sự học được điều ấy, thấy rất rõ. Sách Công vụ kể rằng thánh nhân rời Giêrusalem vào niên biểu 43, tức 13 năm sau ngày Thầy mình chịu khổ hạnh trên đồi Calvary. Và, sau khi thoát khỏi ngục tù và rồi lưu lạc qua Antiôkia, thánh cả đã gặp nhiều khó khăn trong việc đảm trách các vụ việc mang tính chính trị của người theo Đạo vào thời đó. Cuối cùng ra, thánh nhân cũng về lại Rôma, mà sinh hoạt. Và, truyền thống Hội thánh công nhận rằng thánh Phêrô hiểu rõ ý định của Thầy nên đã chấp nhận tử đạo vào thập niên 60, ở La Mã. Chính ở nơi đây, các sử gia trong Hội thánh đã tìm ra địa điểm thánh cả chịu hành hình, và yên nghỉ. Khi ấy, là thời bạo chúa Nêrô hoành hành, bách hại.

Kịp đến thế kỷ thứ tư, hoàng đế Constantin mới ra lệnh xây một thánh đường trang trọng để tưởng nhớ thánh cả, ngay tại địa điểm ấy. Đó là Đền thánh Phêrô hiện tại, được xây ngay bên trên mộ phần của thánh nhân. Trong lịch sử, nhiều thánh tích của thánh cả Phêrô từng được cất giấu nơi mộ phần ngài cũng được bốc lên đặt bên trong bức tường của đền thờ. Ngay như bàn thờ kính thánh nhân cũng được đặt phía bên trên mộ phần của ngài. Và ở phía cao bên trên nóc, vẫn còn hàng chữ ghi rõ: “Này Phêrô, con là Đá tảng, trên Đá này Ta sẽ dựng xây thánh hội của Ta”.

Thánh Phêrô thực sự hiểu được ý nghĩa của lời Thầy phán bảo. Và, thánh hội vẫn đứng vững trên đá tảng của sự học hỏi, hiểu biết như thế. Thế nhưng, giống như thánh cả Phêrô, hội thánh còn phải làm nhiều việc hơn nữa mới đạt được điều mình học hỏi. Thánh hội, cần tìm ra những gì mà tình thương yêu người nghèo đòi mình phải làm. Nhất thứ, đừng bao giờ bỏ qua hoặc đặt nhẹ lập trường/quan điểm về những đòi hỏi dù gắt gao hơn thế nữa.

Trong tinh thần học hỏi này, cũng nên ngâm thêm lời thơ mang đầy tính những học và hỏi, như:

“Hôm nay gió bảo cùng mây:

Rời xa những miền tuyết trắng,

Tôi từ biển vắng về đây

Mừng hội Xuân này đẹp nắng.”

(Đinh Hùng – Âm Hưởng)

Âm hưởng, mà nhà thơ đời học được từ con người, sẽ là và vẫn là điều mà nhà Đạo cần ghi nhớ, để rồi sẽ không quên. Không quên lời dặn hãy rời xa “miền tuyết trắng” thoải mái, sướng vui, ngõ hầu sống thực ý định Cha mang đến. Bởi đó không chỉ là quyền tháo cởi, cột buộc mà là thực trạng “mừng hội Xuân này đẹp nắng”, rất Phêrô.

 Lm Kevin O’Shea CSsR biên-soạn –  

Mai Tá lược dịch.

“Thấy phố phường buồn xưa chưa nguôi “

Đêm Nhớ Về Sài Gòn -Trầm Tử Thiêng -Elvis Phương -NNS

httpv://www.youtube.com/watch?v=G7Rt8agI6sg

Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ 22 thường niên năm A 03/9/2017

 “Thấy phố phường buồn xưa chưa nguôi “
Những con đường thèm đôi chân vui,

đã bao lâu chờ đợi.”

(Trầm Tử Thiêng – Đêm Nhớ Về Sài Gòn)

(Thư Êphêsô 4: 26-27)

 Nhớ về Sàigòn”, vào ban đêm ư? Nhớ thì nhớ, sao lại cứ hát “thấy phố phương buồn xưa chưa nguôi”? Đường nào mà lại “thèm đôi chân vui”? À thì ra, tất cả cũng chỉ là thi-ca với âm-nhạc! Vui hay buồn, thèm một đôi chân, cũng là thèm niềm vui lui tới, rất ngóng tin như sau:

  “Đường im nghe quá khứ trong sầu.
Đường chia ly vẫn ngóng tin nhau.
Tình lẻ loi canh thâu.
Đêm nhớ về Sài Gòn.
Tiếng nhạc vàng gọi từng âm xưa.
Ánh đèn vàng nhạt nhòa đêm mưa.
Ai sầu trong quán úa.
Bóng mẹ hiền mờ mờ bên song.
Mắt người tình một trời mênh mông.
Gợi bao nhiêu cho cùng ..

Yêu em một khối tình quê
Yêu em từng bước tình si
Đêm đêm mộng thấy đường đi đường về
Ta như cậu bé mồ côi
Cố vui cuộc sống nhỏ nhoi
Cố quên ngày tháng lẻ loi để lớn.”

(Anh Bằng – bđd)

Ôi thôi thì, “tình quê” hay “tình si”, cũng chỉ là tình mê-ly “vui cuộc sống nhỏ nhoi”, “lẻ loi” với những tháng ngày để lớn.

Ấy chết, tình gì thì tình, có “yêu em” hoặc “yêu anh” hay không, thì cũng xin người yêu ấy đừng quá mê-ly để rồi có lúc cũng vì tình si hay tình gì đó, đến nỗi nổi sùng, tức giận hoặc điên tiết, như người thường ở huyện, và cả bậc chân tu ở chùa cũng đã thú thật qua bài phỏng vấn, như sau:

“Hôm ấy, các phóng viên tạp chí Time đã phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma tại thành-phố New York vào tháng 5 năm 2010 với 10 câu hỏi. Các câu hỏi liên-quan đến chuyện tức giận, như sau:

 Câu hỏi 1: Ngài đã bao giờ cảm thấy tức giận, hoặc điên tiết chưa? Kantesh Guttal, Pune, Ấn độ

 Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời: Ồ, có chứ, tất nhiên rồi. Tôi là người mà! Nói chung, nếu một người mà không bao giờ tức giận, thì tôi nghĩ có điều gì đó đã sai. Anh ta bị hâm hâm trong đầu rồi. (Người dịch Phạm Thu Hương trích đăng trên mạng)

 Thế mới biết, nổi sùng, tức giận hoặc điên tiết vẫn chỉ là bẩy thứ tình-tự “hỉ, nộ, ái, ố, ai, hoan, lạc” nơi con người. Một trong bẩy thứ tình gộp thành bản-chất con người mà thôi. Dù người đó đã, đang và sẽ tu ở chùa hoặc nhà thờ, chốn “Niết Bàn”/“Thiên Đường” nhà Đạo vẫn có bấy lâu nay.

“Niết Bàn”/”Thiên đường” nhà Đạo thì vẫn là như thế ở đời thường, như truyện cười ở bên dưới:

“Từ hồi lấy nhau tới giờ, tôi làm cái gì ông ấy cũng cản, nào là: “Đừng mua đồ…”, “Đừng ăn diện…”, Đừng ngồi lê đôi mách với mấy người hàng xóm…”, tôi chán mấy chứ “Đừng” ấy lắm rồi. Sao chẳng bao giờ ông ấy nói: “Ừ, mua đi em”, “Ừ, làm đi em…”, chắc tôi phải dọn về nhà ba mẹ tôi ở quá!

Chồng:

-Ừ, Đi đi em!”

 Thế nghĩa là, không chỉ khi giận thì bạn và tôi, ta mới ra người mất bình tĩnh, vô nghĩa lý. Trong đời đi Đạo, lại cũng có những tình-huống lạ kỳ, khi người chồng hoặc vợ cứ là hờn-giận rồi kéo theo những đổ vỡ, khó khăn, như câu hỏi/đáp gửi về đấng bậc phụ trách mục “Giải đáp thắc mắc” rất nghe quen, sau đây:

“Thưa Cha,

Chồng con lâu nay vẫn hay tỏ ra tức giận đối với vợ con mình, nhiều lúc rất vô lý. Điều này làm chúng con đau lòng hết sức. Bản thân con, lâu nay vẫn tìm cách thông-cảm với những trường-hợp như thế, nên cứ tự bảo mình rằng; nỗi tức giận đã khiến chồng con thấy mình bớt trách-nhiệm trước mặt Chúa hơn, có phải thế không, thưa Cha? Xin Cha giảng-giải cho đôi điều về sự hờn giận để chúng con biết mà sống cho phải phép. Cảm ơn Cha rất nhiều.”

 Vâng. Cha/cố có giảng giải đôi điều cho kỹ lưỡng, thì bổn đạo người người mới biết đường sống lành thánh theo đúng đường-lối của Giáo hội. Và, lời cha/cố giảng-giải vẫn trơn-tru, như thế này:

“Đây là câu hỏi rất hay. Nó khớp với thắc mắc ta thường tự hỏi, là: làm sao cảm-xúc ở con người lại ảnh-hưởng lên bản-chất đạo-đức nơi hành-động của chúng ta. Các động-thái giận-dữ hoặc xúc cảm tạo nỗi niềm giận-hờn lẫn tình thương yêu, là việc đáp trả cho một số sự-kiện, cho người nào hoặc sự việc nào đó.

 Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo định nghĩa nỗi niềm giận hờn như “cảm-xúc mạnh hoặc động-tác háu đói nhạy bén khiến ta nghiêng về hành-động hoặc không hành-động đối với thứ gì mình cảm thấy hoặc tưởng tưởng rằng đó là chuyện tốt hoặc xấu.” (X. Sách Giáo lý HTCG đoạn 1763).

Đó là phản-ứng của ta trước một số kích-thích-tố bên ngoài từng xảy đến với ta, hơn là những gì do ta làm. Tỉ như: để đối-ứng trước mối nguy-hiểm, ta thấy mình sợ hãi và đối đáp với điều tốt, ta thấy mình vui lên. Ta không thể tự giúp mình có được các cảm-xúc ấy. Bởi, chúng chỉ là cách-thức ta đáp trả trong hoàn-cảnh như thế, mà thôi.

 Khi sách Giáo lý Hội thánh nói đến cơn đói nhạy bén là muốn qui về các ý-nghĩa và tác-động lên con người. Cơn đói nhạy bén không là trí-năng và cũng không phải do ý-chí của ta tạo ra, tức sức mạnh cao hơn của bản vị con người. Ta có cùng một cơn háu bén nhạy với loài thú có mức độ thông minh cao là những thú vật cũng cảm nghiện sợ hãi, giận dữ, khát vọng, cùng sự mãn-nguyện, vv…

 Sách Giáo lý Hội thánh tóm tắt các cảm-xúc mạnh mẽ bằng những câu như:

“Cảm-xúc căn-bản nhất là tình thương, trổi lên do có thu hút từ sự tốt lành và hy vọng chiếm-đoạt nó; cảm-xúc này được thoả-mãn bằng lạc-thú và vui mừng về điều tốt lành mình có được. Sự việc hãi sợ sự dữ tạo thù ghét, ác-cảm và lo sợ sự dữ đang đe-doạ; cảm-xúc này chấm-dứt trong buồn phiền đối với một số sự dữ trong hiện tại hoặc nơi mối giận-dữ muốn chống lại nó.” (X. Sách GLHTCG đoạn 1765)

Vậy thì, làm thế nào mà các cảm xúc mạnh này ảnh hưởng trên hành-động của chúng ta được? Phải hiểu rằng chúng đơn-thuần chỉ là cảm-giác mà thôi, chứ không phải là hành-động do lòng muốn, tự thân, chúng không được coi là lỗi/tội và cũng chẳng là điều gì đáng khen thưởng hết.

 Cũng tựa hồ như khi ta cảm thấy đói hoặc lạnh-lẽo, điều đó không có gì là tội cả; và cũng chẳng có gì là tội hoặc lỗi cả khi ta cảm thấy tức-giận hoặc buồn phiền hết. Chỉ khi nào ta có tự do chọn làm điều gì đó hoặc không làm điều đó  thì khi ấy mới có thể là cảm-xúc tạo ảnh-hưởng lên tính-chất đạo-đức của hành-động ta làm, mà thôi.

 Trường hợp chồng của chị, anh cảm thấy tức-giận khi có gì đó làm anh nổi nóng và anh ta tỏ lộ cơn tức-giận của anh bằng lời nói, cái nhìn hoặc cử-chỉ, lại khác. Cần hiểu rằng có những bộc-lộ cơn tức-giận lại hợp-lý, chính-đáng như bậc cha mẹ hoặc thày/cô đôi lúc cũng cần tỏ ra như thế, nhưng dù sao cũng phải có mức-độ và tuỳ từng trường-hợp. 

Cung-cách tỏ bày sự tức-giận không là tội lỗi gì. Nhưng, khi cơn tức-giận vượt quá giới hạn trong nhiều hoàn-cảnh, thì đó mới là tội. Xem ra là trường hợp của chồng chị. Bởi, sự giận-dữ gây ảnh-hưởng lên ý-chí của ta bằng việc dẫn ta có hướng-chiều phản-ứng theo cung-cách mạnh mẽ hơn là vào lúc không tức-giận, do đó hạn-chế ta không xử-sự cho đúng và ở trong tình-trạng có tự do. 

Có nhiều tình-huống trong đó cảm-giác tức-giận mạnh mẽ đến độ trên thực tế, nó cất bỏ đi mọi lý-lẽ thích-hợp. Và lúc ấy, ta xử-sự một cách bốc-đồng rồi thoá-mạ và không tự kềm-chế được nữa. Rõ ràng là, khi sự thể như thế xảy đến thì ta không còn tự do để hành-động cho hợp lý khiến gây trở-ngại cho ta và từ đó trách-nhiệm phạm tội trước mặt Chúa được giảm bớt rất nhiều. 

Điều này không phải để gỡ tội cho sự giận-dữ đâu. Giả như người nào đó có vấn-đề liên-tục tỏ ra giận-dữ cách vô lối hoặc không kềm chế, thì người ấy phải tìm người giúp mình xử-trí các cơn giận. Cho dù bất kỳ ai bộc phát cơn giận cũng được giảm tội do có cảm-xúc giận-dữ, thì người ấy vẫn chịu trách-nhiệm trước mặt Chúa và gia đình để kiếm tìm sự giúp đỡ từ mọi người.

 Đằng khác, người nào biết rằng mình sẽ tỏ ra tức giận ngay lập tức, cũng nên rời khỏi nơi đó để hạ bớt và cầu nguyện cho mình được kiên-nhẫn và bình an, mới được. 

 Tóm lại, trường hợp chồng của chị lên cơn tức-giận như thế đã khiến anh ta ít  hoặc không có trách-nhiệm nhiều trước mặt Chúa.” (X. Lm John Flader, Question time: Passions: feelings we really need to control, The Catholic Weekly 20/8/2017, tr 33)                                               

Câu trả lời của đấng bậc nhà Đạo, bao giờ cũng thế, tức: rất nghe quen từ thuở ta từng chứng kiến từ thuở nhỏ, nay chớ nhiều. Nhớ gì thì nhớ, đừng nhớ các tình-tiết có giận hờn rồi khó ngủ. Chi bằng, ta cứ thơ thẩn/thẩn thờ mà hát tiết những ca-từ như sau:

“Để đêm đêm nhớ về Sài Gòn
Thấy mình vừa trở lại quê hương
Đã gặp người một trời yêu thương
cho lòng thêm chút ấm
Thấy bạn bè thèm ngồi bên nhau
Nhắc chuyện người chuyện đời thương đau

Tình chia trong đêm sầu ..”

(Trầm Tử Thiêng – bđd)

“Nhắc chuyện người, chuyện đời” không giận hờn/nổi đoá cũng là may. Về nỗi giận/hờn làm mất đoàn kết lẫn yêu thương, lời vàng hiển thánh cũng từng bảo:

“Anh em nổi giận ư?

Đừng phạm tội:

chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn.

Đừng để ma quỷ thừa cơ lợi dụng.”

(Thư Êphêsô 4: 26-27)

À thì ra, “ma quỷ thừa cơ hội lợi dụng” để làm mất hoà khí giữa gia đình, chòm xóm hay cộng đoàn gồm các thánh, rất linh thiêng. Về giận hờn làm mất hoà khí, lại có thêm truyện cười nhẹ để lại minh-hoạ lần nữa, như sau:

“Truyện rằng:

Có một lần, đài truyền hình nọ nhân nói về “Bí quyết giữ hạnh phúc gia đình”, bèn đi một đường phỏng vấn một cặp vợ chồng nổi tiếng rất thuận hòa vì hàng xóm chả bao giờ thấy họ to tiếng với nhau.

Phóng viên hỏi:

– Xin anh chị cho biêt bí quyết gì đã giúp anh chị có cuộc sống vợ chồng hạnh phúc như vậy?

Anh chồng trả lời:

– Hàng tuần tôi đều chở cô ấy đến công viên vài lần.

– Ồ, lấy nhau bao nhiêu năm mà anh chị vẫn lãng mạn như hồi còn yêu nhau vậy ư?

– Chúng tôi cãi nhau ở đó- anh chồng nói tiếp.

-!!!” (Truyện kể rút từ các bài viết ở trên mạng, rất vi-tính)

À thì ra, nhân câu chuyện hờn/giận giữa vợ chồng/chồng vợ, ta lại rút tỉa được các bài học về “Ba hạng người” ở trong đời như sau:

Có một thời, Đức Thế Tôn trú ở Bàrànasi, tại vườn Nai, đã dạy các Tỷ kheo bài học sau đây:

-Này các Tỷ kheo, có ba hạng người này xuất hiện ở đời.

-Thế nào là ba?

 Hạng người như chữ viết trên đá, 

hạng người như chữ viết trên đất,

hạng người như chữ viết trên nước.

 Thế nào là hạng người như chữ viết trên đá? 

Này các Tỷ kheo, có người luôn luôn phẫn nộ và phẫn nộ của người này tiếp tục kéo dài.  Ví như chữ viết trên đá không bị gió hay nước tẩy xóa nhanh chóng, được tồn tại lâu dài.

 Và này các Tỷ kheo, thế nào là hạng người như chữ viết trên đất? 

Ở đây, này các Tỷ kheo, có người luôn luôn phẫn nộ và phẫn nộ của người này không dài lâu. Ví như chữ được viết trên đất bị gió hay nước tẩy xoá mau chóng, không tồn tại lâu dài.

 Thế nào là hạng người như chữ viết trên nước? 

Này các Tỷ kheo, có người dẫu bị nói một cách kịch liệt, bị nói một cách ác độc, bị nói một cách thô lỗ, tuy vậy, vẫn dễ dàng hòa hợp, thân thiện và hoan hỷ. Ví như chữ viết trên nước được mau chóng biết, không tồn tại lâu dài.

Lại có ba hạng người chuyên làm việc Thiện

Người chưa hiểu đạo thì làm ít việc thiện.

Người đã hiểu đạo thì làm nhiều việc thiện.

Người thật sự thấm đạo thì làm gì cũng là thiện.

Và, cũng có ba hạng người chuyên-chăm tìm Đạo

Người không hiểu đạo thì sống trong đời.

Người muốn hiểu đạo thì vào sống trong chùa, thiền viện, hay nơi hẻo lánh.

Người đã hiểu đạo thì lại trở ra mà sống với đời. 

Hiểu các lý lẽ dẫn đến giận/hờn rồi dẫn đưa ta đi vào tìm hiểu nỗi niềm an-nhiên tự tại, tạo nếp sống thư-thái không giận/hờn, qua lời thơ rằng:

“Chiều hôm núi hỏi dòng sông

Sao trôi đi mãi mà không thấy về

Sông bèn róc rách, tỉ tê

Nghìn thu nước đã nguyện thề cùng mây.

 Rồi mai, mưa xuống đất này

Ấy thì ta lại sum vầy, thế thôi!

Chớ buồn cho cuộc chia phôi

Ngày sau trùng ngộ môi cười đẹp hơn.


Vô thường ấp ủ chân thường

Cõi Uyên, cõi tạm chưa từng vắng nhau.

Núi ơi! Nắng đã phai màu

Dòng thời gian chảy qua cầu vạn niên.

Trùng trùng trong cõi nhân duyên

Hẹn nhau dưới cội Chân Nguyên phút này.

Ơ kìa, nước đã thành mây!

Mưa rơi trên lá … chiều nay núi cười.


Đến, đi, sinh, diệt trò chơi!” 
(Trích thơ và truyện do An Trường kể)

Ngâm thơ của An Trường” và nghe kể rồi, nay mời bạn và mời tôi, ta lại trích thêm câu trả lời khác về nhân-sinh-quan của Đức Đạt Lai Lạt Ma do tạp chí Time đăng-tải tiếp như sau:

Câu hỏi 2: Thưa, làm thế nào mà ngài luôn lạc-quan và trung-thực khi có quá nhiều thù ghét trên thế-giới vậy? (Joana Cotar, từ Frankfurt, Đức Quốc)

Đức Đạt Lai Lạt Ma Trả lời: Tôi luôn nhìn sự kiện nào đó từ góc cạnh rộng lớn. Luôn có vấn-đề nào đó, nỗi chết chóc nào đó, hành-động tàn-sát hoặc khủng-bố nào đó hoặc bê-tha bê-bết ở mọi nơi, mọi ngày. Nhưng nếu bạn nghĩ toàn-bộ thế giới là như vậy, thì bạn đã sai. Vì trong số 6 tỉ con người sống trên thế-giới, những người gây rối chỉ là số ít….

Câu hỏi 5: Thưa, làm thế chúng tôi có thể dạy dỗ con em chúng tôi không được nổi giận? (Robbyn Rice, Grand Junction, Colorado, Hoa Kỳ)

Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời: Trẻ em luôn nhìn vào cha mẹ. Cha mẹ nên bình tĩnh hơn. Bạn có thể dạy con bạn rằng: bạn đang đối-diện với rất nhiều vấn-đề; nhưng bạn phải phản-ứng trước các vấn-đề đó với tinh-thần bình-tĩnh và có lý-trí. Tôi luôn có cái nhìn này về hệ-thống giáo-dục hiện-đại: chúng ta dành sự quan-tâm cho phát-triển não bộ, nhưng về sự phát-triển lòng tốt thì chúng ta rất ỷ lại…

Câu hỏi 8: Ngài nói gì với những người sử-dụng tôn-giáo như cái cớ để tạo bạo-lực hoặc giết người? (Arnie Domingo, (Thành phố Quezon, Philippines)

Đức Đạt Lai Đạt Ma trả lời: Có những người sùng-đạo, vô-tội bị lôi kéo bởi một số ngườ có quan-tâm khác hẳn. Quan-tâm của họ không phải là tôn-giáo mà là quyền-lực hay đôi khi là tiền bạc. Họ lợi-dụng niềm tin tôn-giáo. Trong trường-hợp này, chúng ta phải phân-biệt được: các điều ác đó không sinh ra bởi tôn-giáo…       

Câu hỏi 10: Ngài có tin thời-gian của ngài tại đây trên trái đất này đã là một thành-công không? (Les Lucas, Kelowna, British Columbia, Canada)

Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời: Hmm. Điều đó cũng tương-đối thôi. Thật quá khó để nói. Mọi cuộc sống của con người đều gồm một phần thất-bại, và một phần thành-công”… (Phạm Thu Hương dịch 10 câu hỏi dành cho Đức Đạt Lai Lạt Ma do tạp-chí Time đặt và đăng-tải ngày 19/5/2017)

Cứ nghĩ rằng bạn và tôi, ta cũng cảm-thông với Đức Đạt Lai Lạt Ma về những điều kể trên rồi, nay ta mời nhau hát lại đôi ba ca-từ của bài hát trích ở trên làm đoạn kết cho một bài “Phiếm” như sau:

“Thấy phố phường buồn xưa chưa nguôi

Những con đường thèm đôi chân vui,

đã bao lâu chờ đợi.

Đường im nghe quá khứ trong sầu.

Đường chia ly vẫn ngóng tin nhau.

Tình lẻ loi canh thâu.”

(Trầm Tử Thiêng – bđd)

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn lòng bào lòng rằng

chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn.

Đừng để ma quỷ thừa cơ lợi dụng”

 Tựa hồ lời Vàng từng căn-dặn ta như thế. 

MINH OAN CHO EM KIM TIẾN – ĐỒNG HƯƠNG, BỘ TRƯỞNG

From facebook:  Hoa Kim Ngo shared JB Nguyễn Hữu Vinh‘s post.
 
 
Image may contain: 1 person, smiling, closeup

JB Nguyễn Hữu Vinh  Follow

MINH OAN CHO EM KIM TIẾN – ĐỒNG HƯƠNG, BỘ TRƯỞNG

Mấy hôm nay mạng xã hội thật quá quắt.

Việc công ty dược nhập loại không chữa được ung thư về bán cho dân chữa ung thư gây nhiều tranh cãi.

– Thứ trưởng Bộ Y khẳng định: “Đó không phải thuốc giả mà là thuốc kém chất lượng”.
Nhiều người phản đối nhưng tôi cho là tay thứ trưởng này nói đúng. 
Vì nếu thuốc giả thì chắc ngoài vỏ bao bì phải ghi là “Thuốc giả” mới được, nhưng ở đây đâu có ghi. 

Việc đưa thuốc không chữa được bệnh vào chữa bệnh thì chỉ giống như việc đổ xăng cho xe chạy dầu hoặc việc dùng nước mùn thớt chữa bệnh cho người nôn mửa thôi chứ. 
Kết quả cuối cùng thì người ung thư cũng khỏi bệnh sau khi chết do… số phận. 

Quy trình đúng hiện nay sẽ là: DÂN LÀNH ===> FORMOSA ĐẦU ĐỘC ==> UNG THƯ ==> THUỐC DỞM ==> CHẾT ĐEM CHÔN.

2- Bộ trưởng Bộ Y là em Tiến bị cộng đồng kêu gọi từ chức là sự vô lý. Tại sao cứ đòi em từ chức khi đảng vẫn giao cho em làm. Cùng lắm thì em “chịu trách nhiệm chính trị” mà thôi. Chết dân chứ người nhà em và các quan chức nhà nước có chết đâu mà em phải từ chức. Em được giao nhiệm vụ chỉ phục vụ băng đảng thôi chứ. Bao lần kêu gọi mà e vẫn trơ cái mặt… nốt ruồi đấy thì làm đíu gì em?

3 – Em bộ trưởng Kim Tiến khẳng định không biết cái công ty buôn thuốc giả vì nó quá nhỏ và em không có ai là người nhà người thân ở đó. Thế mà nhiều người phản đối là do họ không hiểu em. Lý do:

– Những cái công ty to khủng đem lại nhiều quyền lợi nhất cho em, làm khốn đốn và dẫn cả mấy chục triệu người vào chỗ bần hàn khốn nạn rồi chết mà không thằng nào dám xử – do một thằng lú làm Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ – thì cái công ty con con hối lộ vài ba trăm tỷ chỉ là cái đinh.

– Báo chí moi ra khẳng định em chồng em Kim Tiến là Phó Giám đốc kinh doanh ở Cty đó rồi dân chửi em là dối trá, không nhận người thân. Đó là vì dân không hiểu ở nhà em. 
Bởi vì ở nhà chồng em, từ ngày chồng em lấy em thì trong gia đình anh em đã không nhìn mặt nhau từ lâu, đã đoạn tình tuyệt nghĩa, đã coi nhau là thế lực thù địch… Do vậy em quyết tâm nêu cao đạo đức cách mạng của người cộng sản là từ mặt chết không qua giỗ không đến.

Thế thì sao em phải nhận người thân hay người nhà?

Nói dại mồm chứ chẳng may bố chồng em chưa chết mà vào làm ở đó rồi bị lộ thì e cũng chối ngay: Tớ đéo biết thằng ấy là thằng nào.

NGUYỄN MAI TRUNG TUẤN

From facebook: Thuong Phan and Hồ Ngọc Dũng shared Trương Duy Nhất‘s post.
Image may contain: 1 person, standing and outdoor
Image may contain: 1 person, standing and eyeglasses
Trương Duy Nhất added 2 new photos.Follow

NGUYỄN MAI TRUNG TUẤN

Ngập trong biển tin dậy mùi từ một thể chế đã đến hồi ung nhọt, tôi chú ý nhiều hơn đến việc một tù nhân chính trị nhỏ tuổi mãn hạn trở về hôm nay: Nguyễn Mai Trung Tuấn. Một tấm gương trẻ tuổi kiên cường bất khuất.

Những bản án tù đày, không bao giờ khiến họ sợ hãi. Ngược lại, chỉ đốt nóng thêm lòng căm thù chế độ.

Hình ảnh Nguyễn Mai Trung Tuấn (và trước đó là nữ sinh Nguyễn Phương Uyên), liệu có đánh thức được điều gì trong giới cầm bút, những trí nhân khoa bảng luôn ưỡn ngực xưng danh như chúng ta?

http://truongduynhat.org/nguyen-mai-trung-tuan/

Việt Nam thất bại trong việc kiểm soát mạng xã hội như thế nào

Kính Hòa RFA
2017-08-30
 
 

Hình ảnh chống đường lưỡi bò của Trung Quốc trên một trang Facebook cá nhân. Hà Nội, 2011.

Hình ảnh chống đường lưỡi bò của Trung Quốc trên một trang Facebook cá nhân. Hà Nội, 2011.

 AFP
 
 

Gần đây Chủ tịch nước Trần Đại Quang có một bài viết nói rằng phải kiểm soát các thông tin độc hại trên Internet.

Báo chí Việt Nam cũng loan tin chính phủ Hà Nội đề nghị các đại công ty như Facebook và Google hợp tác trong vấn đề ngăn chận thông tin bị gọi là độc hại.

Sau đây là một số ý kiến cho rằng Việt Nam không thành công trong ý định ngăn chận mạng xã hội.

Một ước vọng cũ xưa

Một người sử dụng mạng xã hội Facebook rất tích cực tại Sài Gòn là anh Nguyễn Lâm Duy nhận xét về bài viết của Chủ tịch Trần Đại Quang:

“Thực ra việc thắt chặt thông tin trên mạng xã hội, trên internet nói chung thì đảng cộng sản đã thực hiện rất là lâu rồi ở Việt Nam, đặc biệt là thắt chặt thông tin do chính quyền quản lý, đưa ra cái cách họ đưa tin như thế nào. Đã có việc xét xử hay kết án tù rất nặng nề những người phát biểu trên mạng. Bài viết mới đây được cho là của ông Trần Đại Quang về việc thắt chặt những thông tin độc hại trên internet thì không có gì mới.”

Anh nói rằng đối với nhà nước Việt Nam hiện nay thì những tin tức có thể làm ảnh hưởng tới hình ảnh của đảng cộng sản, hay những lời phê bình chỉ trích nhà cầm quyền cũng được đảng cộng sản Việt Nam xếp vào loại thông tin độc hại.

Thực ra việc thắt chặt thông tin trên mạng xã hội, trên internet nói chung thì đảng cộng sản đã thực hiện rất là lâu rồi ở Việt Nam.
-Anh Nguyễn Lâm Duy.

Một người dùng Facebook tại Hà Nội là anh Nguyễn Chí Tuyến nói thêm là một số người nghi ngờ rằng bài viết của Chủ tịch Trần Đại Quang là một bài viết cũ cách đây vài năm được dùng lại. Anh cũng có nhận xét rằng khuynh hướng kiểm soát tư tưởng con người vốn là một đặc điểm của đảng cộng sản nên họ lúc nào cũng muốn kiểm soát thông tin và quan điểm của mọi người.

Anh Nguyễn Chí Tuyến là một thành viên rất tích cực của một tổ chức xã hội dân sự NoU, hoạt động bảo vệ môi trường, giúp đỡ người nghèo, đấu tranh chống sự chèn ép của Trung Quốc trên Biển Đông. Các thành viên nhóm này sử dụng phương tiện mạng xã hội rất tích cực để tổ chức các hoạt động của mình.

Anh Tuyến nhận xét cách mà người Việt Nam hiện nay bày tỏ quan niệm của mình trên mạng xã hội:

“Ở một góc độ nào đó, mạng xã hội ở Việt Nam lại thể hiện thật hơn là cuộc sống thật. Tức là người ta tìm thấy một sự can đảm, một sự cởi mở, hay là một luồng sinh khí tiếp sức cho người ta, làm cho người ta dám bày tỏ quan điểm một cách sòng phẳng, hơn là người ta dám bày tỏ những quan điểm ấy trong các cuộc họp hay là những cái đơn từ, xảy ra trong đời sống thực của người ta.”

Mô hình Trung Quốc

Theo một số nguồn tin khác nhau thì hiện Việt Nam có đến hơn 52 triệu tài khoản Facebook, mạng xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam. Điều này trái ngược hẳn với Trung Quốc, nước láng giềng có cùng mô hình chính trị do đảng cộng sản độc quyền cai trị. Trung Quốc đã không cho phép các mạng xã hội nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc, mà thành lập riêng các mạng xã hội cho riêng mình.

Khi được hỏi liệu mô hình Trung Quốc có được Việt Nam áp dụng hay không, anh Nguyễn Chí Tuyến cho biết:

“Những gì Trung Quốc làm để cai trị người dân, hay quản trị đất nước, tùy theo cách hiểu, thì phía đảng cộng sản Việt Nam đều học hỏi theo họ. Nhưng mà học là một chuyện, còn có đem về thực hiện được trên đất nước Việt Nam trong thời điểm hiện tại hay không lại là một chuyện khác.

Điều đó rất là khó đối với một đất nước như Việt Nam. Có thể là những người cầm quyền Việt Nam, đảng cộng sản Việt Nam cũng muốn làm điều đó, nhưng mà với tiềm lực và vị thế của Việt Nam, cũng như là qui mô dân số, lãnh thổ, thì họ không thế làm giống như Trung Quốc được.”

Anh Nguyễn Lâm Duy đồng ý điều này và nêu một dẫn chứng là cách đây vài năm chính phủ Việt Nam đã nổ lực thành lập một mạng xã hội riêng cho mình có tên gọi Việt Nam Go, nhưng hoàn toàn thất bại.

Ngoài ra vào năm 2013, Việt Nam cũng đưa ra một công cụ tìm kiếm trên internet với sự hợp tác với nước Nga mang tên Cốc Cốc, nhưng cho đến nay vẫn không thấy công cụ này được người Việt Nam sử dụng một cách phổ biến.

Trong thời gian gần đây, có tin từ báo chí Việt Nam nói rằng các công ty lớn từ nước ngoài như Facebook và Google đồng ý hợp tác với Chính phủ Việt Nam để ngăn chận những thông tin độc hại. Từ đó có lo lắng rằng các công ty này sẽ cho chính quyền Việt Nam kiểm soát tài khoản trên mạng xã hội của người dùng Việt Nam.

Anh Nguyễn Lâm Duy nói các công ty đó không nên làm như vậy:

Chính phủ Việt Nam, đảng cộng sản Việt Nam chưa đủ tầm để mặc cả với các công ty kia (Facebook, Google).
-Anh Nguyễn Chí Tuyến.

“Những công ty như Facebook hay Google không nên đánh đổi quyền lợi của người tiêu dùng với những lợi nhuận mà họ có thể có bằng cách đạt được thỏa thuận nào đó với chính quyền, làm tổn hại đến quyền tiếp cận thông tin của khách hàng.”

Anh Nguyễn Chí Tuyến cho biết một số nhà báo nước ngoài tại Hà Nội nói với anh rằng các công ty này chưa có một thỏa thuận nào rõ ràng. Trong bài phân tích ngày 30 tháng Tám, hãng tin Reuters cũng cho rằng các áp lực của chính phủ Việt Nam lên hai công ty Facebook và Google chỉ có tác dụng một cách giới hạn, mặc dù hai công ty này từ chối không trả lời hãng tin Anh quốc về vấn đề này.

Anh Nguyễn Chí Tuyến cho rằng:

Chính phủ Việt Nam, đảng cộng sản Việt Nam chưa đủ tầm để mặc cả với các công ty kia, như là đảng cộng sản Trung Quốc, nhà cầm quyền Trung Quốc. Cho nên họ muốn nhưng không thể thực hiện được.”

Cũng từ Trung Quốc, tin cho hay mới đây Bắc Kinh bắt buộc tất cả những người sử dụng mạng xã hội của Trung Quốc phải công khai danh tính của mình khi ghi tên sử dụng mạng xã hội. Khi được hỏi liệu điều này sẽ được Việt Nam làm theo không, anh Nguyễn Lâm Duy đáp:

“Đó là một cái luật mà Trung Quốc áp đặt lên một công ty do chính quyền kiểm soát. Tôi nghĩ là trong tương lai gần chính quyền Việt Nam có thể bắt tất cả những người dùng Facebook sử dụng tên thật trên trang mạng xã hội này, vì công ty này ở nước ngoài hoạt động trên luật pháp của nơi mà họ đóng công ty. Tôi không nghĩ rằng yêu cầu đó của Việt Nam sẽ được Facebook đáp ứng.”

Bên cạnh những điều mà hai anh Tuyến và Duy cho rằng vượt qua ngoài khả năng của Chính phủ Việt Nam trong việc kiểm soát hoặc ngăn chận mạng xã hội, Reuters còn cho biết các công ty Việt Nam có nhu cầu sử dụng mạng xã hội rất lớn trong hoạt động thương mại của họ, điều đó dẫn đến việc ngăn chận mạng xã hội tại Việt Nam là không thể được.

Một yếu tố khác nữa là chính các giới chức chính quyền cũng sử dụng mạng xã hội, xem đó như một kênh để thu thập thông tin, như hai nhà báo tại Việt Nam là Trương Duy Nhất tại Đà Nẵng, và Phạm Chí Dũng tại Sài gòn cho chúng tôi biết.

Anh Nguyễn Chí Tuyến nhận xét:

Mặc dù họ có thể nói mạng xã hội nó làm một điều gì đó nó không tốt đẹp, hay là tác động xấu, tiêu cực đến cuộc sống con người nọ kia, nhưng họ lại theo dõi rất kỹ, mà nói theo ngôn ngữ đời thường là họ hóng, họ hóng tin tức trên mạng xã hội.”

Anh Nguyễn Lâm Duy cho biết là sau khi dự án xây dựng tượng đài hàng ngàn tỉ đồng tại tỉnh Sơn La bị chỉ trích mạnh mẽ từ mạng xã hội, nhà nước Việt Nam dường như đã dừng lại dự án này.

Theo một số nhà hoạt động xã hội thì để ngăn chận những điều bất lợi cho mình gây ra bởi mạng xã hội, chính quyền Việt nam hiện nay sử dụng biện pháp ngăn chận một cách không thường xuyên, khi có các sự kiện được xem là nhạy cảm chính trị.

Người quản trị trang Facebook mang tên Nhật ký Yêu nước, không muốn nêu danh tánh,  thì nói với chúng tôi rằng việc ngăn chận mạng xã hội chỉ tạo điều kiện cho người sử dụng Việt Nam ngày càng thành thạo hơn trong việc sử dụng các công cụ vượt tường lửa mà thôi.