KHI ĐẠO ĐỨC THỐI RỮA

From facebook:  Hoa Kim Ngo and Huynh Thi Xuan Mai shared Trần Trung Đạo‘s post.
Image may contain: 2 people, people standing and outdoor
Image may contain: 3 people, basketball court
Trần Trung Đạo added 2 new photos.Follow

4 hrs · Braintree, MA · 

 

KHI ĐẠO ĐỨC THỐI RỮA

Hơn mười năm trước trên talawas tôi viết về cụ bà Nguyễn Thị Thứ, khi bà cụ còn sống:

“Cách quê tôi không xa, có một bà mẹ, cụ Nguyễn Thị Thứ, được phong danh hiệu “Bà Mẹ anh hùng” vì có đến 9 người con trai là liệt sĩ. Ngôn ngữ Việt Nam dù phong phú bao nhiêu cũng chẳng thể nào tả được nỗi đau trong lòng cụ khi nửa đêm thức dậy nhìn lên bàn thờ dựng 9 tấm ảnh của những đứa con trai mà cụ đã từng mang nặng đẻ đau. Tại ai? Tây? Mỹ? Quân đội miền Nam? Đảng Cộng sản? Hay tại những đứa con (chắc chắn trong đó có một số người bất hiếu) của cụ? Nhưng dù tại ai thì họ cũng đã ra đi và chỉ có nỗi đau là ở lại. Mỗi khi đọc tin về cụ tôi lại nghĩ đến nỗi đau, không phải chỉ vì cụ có 9 người con chết, mà đau hơn khi mỗi ngày, mỗi tháng trong phần đời còn lại, như một “bà mẹ anh hùng” cụ phải hãnh diện, phải tiếp tục cười tươi trên sự bất hạnh và bạc phước của chính mình.”

Bà Nguyễn Thị Thứ là một bà mẹ đáng thương, bạc phước nhưng không đại diện cho hình ảnh bà mẹ Việt Nam anh hùng dân tộc. Bà chỉ là một trong nhiều sản phẩm tuyên truyền của CS.

Cụ bà qua đời nhưng một số khác vẫn còn sống và vẫn phải tiếp tục cười tươi trên sự bất hạnh và bạc phước của chính mình.

Đảng CSVN đang cố gắng tuyệt vọng để vực dậy những xác chết, đưa các cụ già gần đất xa trời làm dụng cụ tuyên truyền.

Nhìn bức hình các bà cụ đứng trong cơn mưa tầm tã để nhận một “bằng khen” trong khi chiếc dù duy nhất được dùng để che cho Nguyễn Xuân Phúc để thấy sự băng hoại, thối rữa về đạo đức trong xã hội Việt Nam ngày nay trầm trọng đến mức độ nào.

Chính sách tẩy não có hệ thống đã xóa bỏ hẳn mọi giá trị văn hóa đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Một số người cũng bị tẩy não binh vực và cho rằng lỗi tại tên cầm dù nhưng Nguyễn Xuân Phúc thì sao? Chẳng lẻ ông ta không biết người đàn bà đứng trước mặt trong chiếc áo mưa mong manh kia đang tuổi mẹ hay bà nội, bà ngoại của mình?

Một bức hình khác chụp tại Nam Phi, trong đó cả tổng thống Barack Obama và cựu tổng thống George W. Bush đều phải đi trong mưa khi đến tham dự tang lễ của cố TT Nelson Mandela và chiếc dù chỉ dành che phụ nữ. Bức hình cho thấy cách đối xử giữa những con người dù là nguyên thủ quốc gia đang được áp dụng một cách bình thường trên khắp thế giới khác với một Việt Nam đang bị thối rữa, như thế nào.

Một quốc gia dù giàu có bao nhiêu cũng không mua được đạo đức. Đó không phải là một nhà máy, một trung tâm kỹ thuật mà là phần của nếp sống, của truyền thống được chính quốc gia đó xây dựng, học hỏi và phát huy qua suốt chiều dài lịch sử.

Tàn phá rất dễ nhưng xây dựng lại rất khó, tốn rất nhiều thời gian.

Phục hồi được các giá trị văn hóa đạo đức như thời Việt Nam Cộng Hòa và từ đó phát huy cao hơn, là một nỗ lực gian nan, nhưng nếu mọi người còn có lòng, còn kiên nhẫn, các giá trị tốt đẹp đó sớm muộn cũng sẽ được phục hồi.

Trần Trung Đạo

  •  
     
     

Cho phép ‘đổ bùn xuống biển’ giống hệt vụ Formosa

Cho phép ‘đổ bùn xuống biển’ giống hệt vụ Formosa

Bảng tuyên truyền cho môi trường được dựng tại công trường xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1. (Hình: Tuổi Trẻ)

VIỆT NAM (NV) – Bộ Công Thương Việt Nam vừa đình chỉ chức vụ Giám đốc Trung tâm Tư vấn Đầu tư và Chuyển giao công nghệ của ông Hà Quốc Quân vì đang là viên chức mà lại điều hành doanh nghiệp tư nhân.

Công ty Tư vấn xây dựng cảng biển Việt Nam do ông Quân làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc bị tố cáo đã mạo danh ít nhất ba nhà khoa học khi soạn thảo báo cáo biện minh cho việc Công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 (VTPC 1) đem một triệu khối bùn đổ xuống vùng biển thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Báo cáo vừa kể liệt kê tên của 14 nhà khoa học tham gia vào việc biện minh. Đến giờ này, ngoài ông Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học – Kỹ thuật biển Việt Nam, cựu Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, còn có bà Nguyễn Ngọc Bảo Trâm làm việc tại Trung tâm Quy hoạch – Quản lý tổng hợp vùng duyên hải khu vực phía Nam và bà Lê Thị Vân Linh, làm việc tại Viện Kỹ thuật biển khẳng định rằng họ không tham gia khảo sát, góp ý như báo cáo nêu.

Ông An cho biết, sau khi ông lên tiếng, Công ty Tư vấn xây dựng cảng biển Việt Nam đã liên lạc với ông để xin lỗi. Công ty này giải thích, việc đưa tên ông vào báo cáo là do nhầm lẫn của thư ký. Công ty Tư vấn xây dựng cảng biển Việt Nam chưa nói gì thêm về trường hợp bà Trâm, bà Linh.

Theo tờ Tuổi Trẻ thì Bộ Công Thương Việt Nam mới xác định, chuyện ông Hà Quốc Quân vừa là viên chức, vừa thành lập, điều hành một doanh nghiệp tư nhân là vi phạm Luật Phòng – Chống tham nhũng và Luật Viên chức. Bộ này đã yêu cầu Viện Nghiên cứu Chiến lược – Chính sách công nghiệp, nơi quản lý Trung tâm Tư vấn Đầu tư và Chuyển giao công nghệ mà ông Quân đang làm giám đốc, làm rõ các vi phạm và xem xét, xử lý kỷ luật ông Quân.

Bộ Tài nguyên – Môi trường, nơi cấp giấy phép cho VTPC 1 đổ khoảng một triệu tấn bùn xuống biển thì im lặng. Trước đây, báo cáo biện minh cho việc Công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 (VTPC 1) đem một triệu khối bùn đổ xuống vùng biển thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận được Bộ Tài nguyên – Môi trường Việt Nam sử dụng để khẳng định việc cấp giấy phép cho VTPC 1 đổ bùn xuống biển là có… “căn cứ khoa học”.

Đến nay, các tình tiết liên quan đến chuyện cho phép VTPC 1 đổ bùn xuống biển cho thấy, trường hợp này giống hệt trường hợp cho tập đoàn Formosa xây dựng cụm nhà máy thép ở Khu Công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh.

Trước kia, dự án đầu tư của Formosa vào Khu công nghiệp Vũng Áng được xác định là “chủ trương lớn” vì sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm. Gần đây, dự án đầu tư của VTPC 1 cũng là “chủ trương lớn” vì cần tăng sản lượng điện thông qua việc phát triển hệ thống nhà máy dùng than phát điện trên toàn quốc để phát triển kinh tế. Trên danh nghĩa, dự án xây dựng cụm nhà máy thép ở Khu Công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh do tập đoàn Formosa đầu tư nhưng nhiều tài liệu cho thấy, vốn và công nghệ của dự án này dính líu đến Trung Quốc. Tương tự, VTPC 1 là liên doanh giữa Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) với Trung Quốc, trong đó phía Trung Quốc góp đến 95% vốn.

Các chuyên gia đều liên tục cảnh báo, khuyến cáo về nguy cơ ô nhiễm, lẫn những tác hại khó lường đến kinh tế, xã hội, an ninh, chính trị của cả hai dự án nhưng những cảnh báo, khuyến cáo đó đều bị giới hữu trách vứt vào thùng rác, một phần bởi đó là “chủ trương lớn”, phần khác là do cả hai dự án đều đã được “thẩm định, đánh giá một cách kỹ lưỡng về mọi mặt, đặc biệt là khoa học”.

Trong trường hợp Formosa, chính quyền Việt Nam chỉ thừa nhận việc “thẩm định, đánh giá” có sơ suất do không lường hết được các “diễn biến phức tạp” tác động đến môi trường, hệ sinh thái biển sau khi Formosa thử vận hành nhà máy thép hồi tháng 4 năm ngoái, gây ô nhiễm toàn bộ vùng biển phía Bắc miền Trung. Vụ “đổ bùn xuống biến” cũng từng được khẳng định là đã “thẩm định, đánh giá một cách kỹ lưỡng về mọi mặt, đặc biệt là khoa học”.

Hồi đầu tháng này, ông Nguyễn Linh Ngọc, Thứ trưởng Tài nguyên – Môi trường, người ký quyết định cho VTPC 1 đổ bùn và chất thải xuống biển, bảo rằng, đáy của vùng biển mà ông ta thay mặt Bộ Tài nguyên – Môi trường, cho phép VTPC 1 đổ bùn và chất thải “chỉ toàn cát”. Nếu có sự hiện diện của các sinh vật biển (cỏ biển, san hô,…) tại đó thì “không bao giờ Bộ Tài nguyên – Môi trường cho phép”.

VTC News 14 – một kênh truyền hình tại Việt Nam – đã cử phóng viên đến vùng biển mà Bộ Tài nguyên – Môi trường cho phép VTPC 1 đổ bùn và chất thải xuống đó để khảo sát. Clip do ngư dân hỗ trợ phóng viên VTC News thực hiện cho thấy: 30 héc ta đáy biển – nơi mà VTPC 1 được phép đổ bùn và chất thải có đủ thứ sinh vật biển, thậm chí còn có vỉa san hô! Ông Ngọc im lặng, không lên tiếng trước những cáo buộc rằng ông ta đã dối trá.

Sau một năm “sửa chữa, khắc phục” những sai sót, Formosa đã được phép vận hành nhà máy thép ở Khu Công nghiệp Vũng Áng. Tuy tuyên bố sẽ không “đem môi trường sống đổi phát triển kinh tế” nhưng chính quyền Việt Nam không thể đóng cửa nhà máy thép của Formosa vì đã cấp cho Formosa đủ loại giấp phép, kể cả giấy phép xả nước thải không cần xử lý một cách kỹ lưỡng ra biển. Nếu đáp ứng mong muốn của hàng triệu người Việt – đóng cửa Formosa, chắc chắn tập đoàn này sẽ kiện chính phủ Việt Nam ra tòa.

Vụ “đổ bùn xuống biển” cũng thế, đề nghị nạo vét khu vực ven bờ để thiết lập hải cảng tiếp nhận than và đem bùn cũng như các chất thải khác tích tụ sau khi nạo vét, xây dựng nhà máy nhiệt điện xuống biển đã được chấp thuận cách nay vài năm. Bộ Tài nguyên – Môi trường Việt Nam không thể từ chối cấp phép. Nếu không, chính phủ Việt Nam cũng sẽ bị kiện.

Điểm khác biệt duy nhất giữa vụ Formosa với vụ “đổ bùn xuống biển” là cả dân chúng lẫn báo giới Việt Nam cùng thấy rằng, nếu không lên tiếng một cách tích cực, chính họ chứ chẳng riêng ngư dân, nông dân cũng lãnh đủ. Hàng triệu khối bùn có tiếp tục được cho đổ xuống biển hay không là chuyện phải chờ để xem nhưng chắc chắn hàng triệu khối bùn, chất thải này và vài triệu khối bùn, chất thải khác của các nhà máy phát điện bằng than sẽ được đổ ở đâu đó bởi tất cả các dự án đầu tư đều đã được duyệt, các nhà đầu tư đều đã cầm trong tay giấy phép đầu tư.

Một công trình nghiên cứu của nhóm mô hình hóa học khí quyển thuộc Đại học Harvard, cho biết, năm 2010, trên toàn thế giới, số người chết sớm vì các nhà máy phát điện bằng than là 3,2 triệu. Trong đó ở Việt Nam là 31.000 người và riêng đồng bằng sông Cửu Long là 8.000 người. Các nhà máy phát điện bằng than đang là một vấn nạn toàn cầu và các quốc gia phát triển đang tìm cách loại bỏ những nhà máy loại này vì gây ra những thiệt hại quá lớn. Theo một nghiên cứu của Clean Air Task Force, năm 2010, riêng ở Hoa Kỳ, ô nhiễm không khí từ các nhà máy phát điện bằng than làm 13.000 người chết sớm, 20.000 người mắc bệnh tim, mất 1,6 triệu ngày công do ốm đau, tổng thiệt hại qui ra tiền là hơn 100 tỉ Mỹ kim/năm.

Tuy các nhà máy phát điện bằng than bị xem là tác nhân hủy diệt môi trường nhưng chính phủ Việt Nam đã xác định, đến 2030, những nhà máy này sẽ chiếm 56,4% cơ cấu năng lượng của Việt Nam. (G.Đ)

Hai Bài Viết Và Chuyện 18 Năm

 Hai Bài Viết Và Chuyện 18 Năm

28/05/2017

Tác giả: Nguyễn Thị Phi Phượng
Bài số 5129-18-30809-vb8052817

Chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ khởi sự từ Tháng Năm năm 2000. Ngay trong những ngày đầu tiên, có bài “Gia Đình Tôi Tới Mỹ” của Nguyễn Thị Phi Phượng. Tác giả ngày ấy vừa định cư Mỹ 4 tháng. Bài viết có in trong sách Viết Về Nước Mỹ, tuyển tập I, trang 193, ấn hành lần thứ nhất tại California, tháng 11 năm 2000. Đúng 18 năm sau, tác giả góp thêm bài thứ hai, Thư Gửi Mẹ 2017. Giữa hai bài viết, có thể hình dung câu chuyện một gia đình tình nghĩa. Trân trọng mời cùng đọc.
* * *

Bài viết Tháng Năm 2017: Thư gửi Mẹ

Mẹ yêu thương của con,

Con và chồng con bước vào phòng ở của Mẹ thì Cô y tá cũng vừa săn sóc Mẹ xong. Vừa kéo cái mền đắp cao lên tới cổ của Mẹ, cô vừa nói với con là 2 ngày nay rồi, Mẹ không ăn được nhiều, chỉ thích uống sữa và chỉ muốn nằm trên giường để nghỉ trưa chớ không như mọi hôm: Mẹ ngồi trên xe lăn, xe của Mẹ cùng với một số bạn già khác sắp hàng trên hành lang, trước cái counter của nursing home, chỗ làm việc của các cô y tá.

Họ ngồi đó
Bên nhau
Đàn ông, đàn bà
Không nhìn, không nói
Gục đầu, nín lặng, ngửa cổ
Giật nhẹ tay chân…
Họ ngồi đó
Móm xọm, nhăn nheo…*

Có lần con hỏi sao Mẹ không nằm nghỉ trưa trên giường. Mẹ trả lời là vì Mẹ sợ sẽ bị khó ngủ vào buổi tối nếu có ngủ trưa!

Con hỏi tiếp:

– Nếu đêm không ngủ được thì Mẹ sẽ làm gì?

– Mẹ sẽ nằm im, nhắm mắt và niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” rồi Mẹ đếm 1, 2, 3… Mẹ niệm và đếm như vậy tới 10 rồi Mẹ trở lại đếm 1.

Con khen Mẹ giỏi, Mẹ biết cách tịnh tâm và con nhắc Mẹ thêm:

– Mẹ nhớ tập trung vào hơi thở của Mẹ để khỏi suy nghĩ lung tung, nha Mẹ.

Như mọi khi, hôm nay, con mang cho Mẹ cá bống kho tiêu và xoài Thanh Ca chín mềm để Mẹ ăn với cơm trắng. Đó là món Mẹ thích nhất nhưng mà Mẹ lắc đầu, không chịu ngồi dậy để ăn. Mẹ làm Con lo quá!

Suốt 5 năm ở cái nursing home này, con nhớ là Mẹ không đòi hỏi chúng con điều gì, chỉ nói là mong hàng ngày được ăn cơm trắng dẻo – nấu hơi nhão – mềm, ăn với cá kho tộ. Con thay đổi thêm một chút để có đủ chất dinh dưỡng cho Mẹ, đó là khi thì con cho Mẹ ăn kèm với xoài chín, khi thì ăn kèm với dưa hấu… Nhìn Mẹ ăn ngon và hết phần cơm con mang vào là con vui lắm rồi!

Ăn xong, vợ chồng con đẩy xe đưa Mẹ ra vườn sau để Mẹ được hít thở không khí trong lành trong khi hai mẹ con trò truyện. Câu chuyện của hai mẹ con loanh quanh về khổ đau và hạnh phúc.

Con còn nhớ, cách đây ba năm, sau cuộc đại phẫu cắt bỏ phần ruột thừa bị cancer của Mẹ, cộng với bịnh Parkinson’s từ 10 năm trước đã làm Mẹ không đi đứng bình thường được, phải ngồi xe lăn. Bác sĩ không cho Mẹ được chăm sóc tại nhà nên Mẹ phải vào ở cái nursing home này.

Thời gian đầu, Mẹ rất buồn. Lúc đó, có Dì Út của con (em gái út của Mẹ) đi du lịch qua đây một tháng. Mẹ muốn theo Dì về Việt Nam. Chúng con đã ngồi xuống nói chuyện với Mẹ lâu. Mẹ ơi, con rất thán phục Mẹ. Mẹ đã hiểu lời Phật dạy: “Thân này khó có, Phật Pháp khó gặp…”. Thật vậy, Mẹ đang được chăm sóc trị bệnh ở Mỹ, một đất nước có sự chăm sóc về y tế tiến bộ vượt bực. Tại đây, Mẹ có được ngôi chùa tốt và gần. Đó là ngôi chùa ở phía bên kia đường của nursing home, nơi mà vợ chồng con đưa Mẹ tới đảnh lễ và nghe giảng pháp mỗi tuần khi con tới thăm Mẹ. Mẹ đã hiểu là lúc này chưa phải lúc chúng ta trở về lại Việt Nam. Mẹ biết là Mẹ sẽ làm khổ Dì Út và sẽ làm khổ hết tất cả chúng con còn ở lại Mỹ khi mà Mẹ về Việt Nam sống những ngày cuối đời. Từ “hiểu”, Mẹ đã thương chúng con. Mẹ vui vẻ ở lại Mỹ, trong cái nursing home này, không ray rứt, không phàn nàn. Mẹ biết là phàn nàn, ray rứt thì chỉ làm mình khổ chứ chẳng được gì. Mẹ ơi, Mẹ là Bà Mẹ lớn lao của con. Mẹ đã sống theo lời Phật dạy, cách sống và suy nghĩ không dễ gì có được ở những ông bà cụ tuổi 90 như Mẹ. Mẹ đã giữ được cái tâm an tịnh và an nhẫn giúp con cháu an lành.

Con còn nhớ, hơn nửa cuộc đời của Mẹ, khi còn ở Việt Nam, Mẹ buôn bán nhưng Mẹ rất thật thà, không dối gạt, không nói thách. Mẹ luôn nhắc nhở chúng con là nên làm điều lành, nhớ giúp đỡ người nghèo khó. Nay, Mẹ lại có được cái tâm an tịnh. Vậy là Mẹ đã theo đúng các điều Phật dạy. Một tấm gương lớn, nghe thì bình thường nhưng không phải người già nào cũng thực hành được. Cách sống thức thời này của Mẹ, con cháu chúng con cũng phải noi theo!

Hôm nay, trên đường về nhà, chồng Con lái xe, ngồi cạnh T mà hình ảnh Mẹ nằm ngọep trên giường trưa nay cứ quanh quẩn bên con. Cả một thời thơ ấu đã “sống lại” như một cuốn phim quay chậm.

Mẹ ơi, Mẹ sanh con ra đúng vào ngày cúng cái thất thứ 7 cho Ba con. Con chỉ “biết” Ba của con qua các tấm hình.

Mẹ còn nhớ không, trên bàn thờ của Ba con, cạnh tấm hình Ba là tấm hình chụp ba mẹ con mình, Mẹ ngồi bận áo dài trắng, cổ quấn khăn tang đen. Mẹ ôm hai anh em con, lúc đó, anh Hai của con chắc gần 3 tuổi, Mẹ nhỉ. Con thì ốm xo, nhỏ xíu, chưa biết đi, thu mình ngồi trong lòng Mẹ. Ba khuôn mặt buồn! Mẹ ơi, tuổi thơ của con gắn liền với cái bàn thờ ấy, với tấm hình ấy. Cuốn tự điển của riêng con không có từ “Ba” mãi cho đến khi con gái của Mẹ có chồng. Tới lúc đó, mỗi khi được gọi tiếng “Ba” (Ba của T, ba của chồng con), tiếng gọi đó với con sao mà ngọt ngào, giá trị, cao quý, thấm thía!

Mẹ ơi, con được sống trong tình thương của Mẹ và của Ông Bà Ngọai nên con không biết tủi cho cái phận côi cút của mình cho mãi đến khi con học lớp 9, một hôm, trong giờ giảng văn, câu ca dao: “Còn cha gót đỏ như son, Đến khi cha chết, gót con lấm bùn…”

Bài học giảng văn làm vỡ òa sự mất mát quá sức lớn lao của cuộc đời con và cả cuộc đời của Mẹ.

Ba của chúng con đã sớm hy sinh trong cuộc chiến chống Pháp. Mẹ đem anh em con về lại quê nghèo Long Điền – Bà Rịa, sống với Ông Bà Ngọai. Mẹ đã cố gắng để trở thành hình bóng của Ba chúng con: nghiêm khắc, cương quyết, ít cười… và ít khi ôm anh em con vào lòng để nựng nịu. Con hiểu. Mẹ ơi, Con hiểu Mẹ! Con không giận Mẹ đâu vì đó là cách nuôi con của thời đại Mẹ sống.

Mẹ đã nhọc nhằn buôn bán, giữ cái tiệm của Ông Ngọai để lại như người cai tù giữ nhà tù: không hề có vacation, không hề đóng cửa tiệm để đi Chùa lễ Phật… Mẹ đã lo toan cho hết cả nhà. Mặc dù, lúc đó, con vẫn còn nhớ rõ, Mẹ không hề đi Chùa nhưng Mẹ không bao giờ quên ngày Rằm, ngày mồng Một, ngày Phật Đản, ngày Tết… Những ngày đó, Mẹ đưa tiền cho Dì Út xuống Chùa Ông Bác ở xóm Truông để cúng Phật, để thăm Ông Bác là vị sư già của Chùa và Mẹ nhắc Dì Út nhớ lạy Phật trước khi ra về.

Mẹ đã lo hết cho cả nhà, từ Ông Ngọai, Bà Ngọai, hai anh em con cho tới các bà Cô, bà Dì và cả các nhà hàng xóm nghèo sống xung quanh nhà mình nữa. Mẹ không đi Chùa nhưng đêm nào Mẹ cũng tụng kinh, niệm Phật và nhất là Mẹ giữ năm giới luật của nhà Phật thật chặt chẽ, Mẹ không bao giờ nói dối để lường gạt khách hàng… Anh em con đã theo cách sống thật thà này của Mẹ, của gia đình mình từ khi đó.

Cho mãi đến năm 1986, khi đến Mỹ cùng với hai đứa con trai của con, lúc đó, Mẹ mới được tới Chùa hằng tuần. Hồi ở VN, Mẹ lo cho cả nhà. Tới Mỹ, cũng nhờ có Mẹ mà hai con của con có chỗ dựa tinh thần vững chắc nên chúng đã ăn học tới nơi tới chốn. Cả cuộc đời của Mẹ là một chuỗi hy sinh và bù đắp cho con, cho cháu, cho đại gia đình.

Từ khi sống trong nursing home, Mẹ trở nên ít nói, không than vãn, không đòi hỏi. Con biết là Mẹ muốn thực hành phép “tịnh khẩu”. Mẹ thường nói với con là Phật dạy “Nếu tu được cái miệng là coi như đã tu được phân nửa của quá trình tu tập”. Nhiều lúc, con bóp chân cho Mẹ, con hỏi là Mẹ có thấy nhức chân không, Mẹ nhẹ nhàng lắc đầu. Mẹ không muốn con lo, chứ người già nào mà không đau chỗ này, nhức chỗ kia. Vì phải nâng Mẹ lên giường rồi xuống xe lăn… nhiều lần trong ngày cho việc ăn uống, vệ sinh… nên hai xương bả vai của Mẹ đã bị trật ra, gần chạm với cái xương hàm, vậy mà Mẹ cũng không bao giờ than đau. Mẹ vẫn thường nói với Con là Mẹ chỉ muốn sớm được chết yên ả, để Mẹ được thay cái xác mới, thay cái linh hồn mới…

Thế đó, nhờ hiểu và thực hành Phật pháp, Mẹ đã có những năm tháng cuối đời bình an và Mẹ cũng đã cho chúng con sự bình an và hạnh phúc.

Chồng con đã lái xe vào cái drive way của nhà. Con chạy vội vào, đứng trước bàn Phật. Mẹ ơi, con đang hướng cái tâm nhỏ nhoi của con tới Mẹ và con đọc Kinh Bát Nhã. Bài tâm kinh này đã theo con từ khi Mẹ và hai đứa nhỏ ra đi…

Mẹ ơi, con cảm nhận được giá trị đích thực của tình thương và con cũng hiểu được phần nào, rằng cuộc sống này thật sự là vô thường.

Họ ngồi đó
Bên nhau,
Đàn ông, đàn bà…

Mới hôm qua thôi
Nào ga lăng, nào quý phái,
Nói nói, cười cười,
Ghen tuông, hờn giận.

Họ ngồi đó,
Không nói năng,
không nghe ngóng
Gục đầu, ngửa cổ
Móm xọm, nhăn nheo…

Ngoài kia, tuyết rơi trắng xóa,
Ngoài kia, dòng sông mênh mông, mênh mông…

Trên đây là thơ của Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Bs. Hồ Đắc Đằng dịch sang Anh ngữ:

Out there,
Snow flying immense white
Out there, the river immense, immense…
Hayward, CA. Chờ Vu Lan 2017

Nguyễn Thị Phi Phượng

Xem thêm:

Gia Đình Tôi Vào Mỹ (cùng một tác giả).

Tượng đài cộng sản, một gia tài không ai muốn nhận

Tượng đài cộng sản, một gia tài không ai muốn nhậnFB Trần Trung Đạo

23-7-2017

Tổng Bí Thư CS Nguyễn Văn Linh và quốc tổ Hùng Vương, ai đáng kính trọng hơn? “Đó là câu hỏi ngu!” Những người có chút ít nhận thức chính trị và lịch sử, chẳng những không trả lời mà còn mắng ngược kẻ đặt ra câu hỏi.

Làm thế nào Nguyễn Văn Linh, một trong những người đã ký mật ước Thành Đô quy thuộc Trung Cộng lại có thể đem so với vị vua đã sáng lập nên nước Văn Lang của dòng giống Lạc Việt?

Làm thế nào một lãnh đạo của chỉ ba triệu đảng viên CS lại có thể đem ra so sánh vua Hùng, sáng tổ của cả dân tộc?

Và đừng quên không có vua Hùng đã không có một nước tên gọi Việt Nam trên bản đồ thế giới trong khi nếu không có đảng CSVN lại là một điều vô cùng may mắn cho dân tộc Việt Nam.

Sự thật khó tin nhưng chính các lãnh đạo CSVN, có văn bản đàng hoàng, cho rằng TBT CSVN Nguyễn Văn Linh đáng kính trọng hơn Quốc Tổ Hùng Vương.

Theo nội dung Quyết Định số 1063/QĐ-TTg do Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 2 tháng 7, 2015, phê duyệt kế hoạch tổ chức các ngày lễ trong hai năm 2014 và 2015, ngày sinh của Nguyễn Văn Linh 01/07 được đảng CSVN được xem như ngày lễ “Quy Mô Cấp Quốc Gia” trong khi ngày Giổ Tổ Hùng Vương Mùng 10 tháng 3 năm Ất Mùi 2015 chỉ là lễ địa phương và bị đưa xuống hàng cấp tỉnh. Theo Quyết Định này, vua Hùng bị xếp ngang hàng với Trần Phú, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Chí Thanh.

Khánh thành tượng đài ông Nguyễn Văn Linh ở Hưng Yên. Ảnh: internet

Nguyên văn: “Ngày lễ lớn do Ban Tổ chức cấp quốc gia chủ trì tổ chức, giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì xây dựng Đề án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm: Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (01/7/1915 – 01/7/2015).”

Nguyên văn: “Bao gồm kỷ niệm ngày sinh của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tiền bối tiêu biểu; phong trào cách mạng; sự kiện tiêu biểu và ngày truyền thống, ngày thành lập ngành; ngày giải phóng, ngày thành lập tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 1. Kỷ niệm 55 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 – 19/5/2014). Bộ Quốc phòng đã tổ chức. 2. Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 năm Ất Mùi – 2015). Giao tỉnh Phú Thọ chủ trì tổ chức…”

Quyết định của lãnh đạo CSVN phát xuất nhiều lý do như người viết đã trình bày trong các bài viết, nhiều nhất trong bài Bàn về tẩy não, xin tóm tắt lần nữa dưới đây:

– Tiếp tục tẩy não các thế hệ Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ: Một khi chính sách tuyên truyền tẩy não không còn tác dụng, đảng CS sẽ tắt thở. Đó là trường hợp của Liên Xô.

Trong lúc “bóng ma chủ nghĩa cộng sản,” mà Karl Marx dùng để thách thức quyền lực của các nhà nước tư sản giữa thế kỷ 19 trong Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản, đã chìm vào quá khứ và đại đa số nhân loại đang hăng say tiến bước trên con đường dân chủ hóa. Việt Nam thì chưa. Tại Việt Nam, hàng triệu học sinh, sinh viên mỗi ngày vẫn phải học thuộc một cách từ chương những khái niệm, những định nghĩa sai lầm và lỗi thời.

Tại Việt Nam, bệnh sùng bái cá nhân, tôn thờ lãnh tụ vẫn còn đang chế ngự trong hầu hết các lãnh vực của đời sống văn hóa và tinh thần đất nước. Không một giáo án, giáo trình, diễn văn, tham luận, tuyên ngôn, tuyên cáo nào mà không trích dẫn vài câu nói của các lãnh tụ CS. Sự nô lệ tri thức như là một loại vi trùng sinh sôi và lan rộng trong từng con người, qua nhiều thế hệ, xói mòn và tàn phá tính khai phóng, làm thui chột tính sáng tạo trong con người.

– Đồng nghĩa lịch sử đảng CS và lịch sử dân tộc: Lãnh đạo đảng CSVN đang cố gắng tuyệt vọng vực dậy những xác chết, những tên tuổi đang bị lãng quên, vùi lấp trong làn sóng văn minh dân chủ thời đại để đánh đồng họ với các anh hùng dân tộc thật sự khác.

Tuy nhiên, những lãnh đạo CS đã chết, từ chết trẻ như Lý Tự Trọng, Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Phú, chết già như Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Quốc Việt, chết trong chiến tranh như Nguyễn Chí Thanh v.v… chỉ là đảng viên CS, không có liên hệ một chút gì đến lịch sử Việt Nam.

Có người có thể sẽ phản biện rằng, họ là người CS nhưng đồng thời là người yêu nước. Không. Những người kể trên là đảng viên CS, đã sống và chết như những người CS. Mục tiêu CS hóa Việt Nam là canh bạc của đời họ. Bằng chứng rõ ràng. Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Tự Trọng và nhiều đảng viên CS khác khi bước lên máy chém đều hô lớn “Đảng cộng sản Đông Dương muôn năm,” không ai trong số họ hô “Việt Nam vạn tuế” hay “Việt Nam muôn năm” như các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng đã hô tại Yên Bái sáng sớm ngày 17 tháng 6 năm 1930.

Một người sắp chết thường nghĩ về cội nguồn. Đó là cha mẹ, quê hương, dân tộc, tổ quốc. Người CS chỉ biết nghĩ về đảng vì đảng là cội nguồn của họ.

Như người viết đã phân tích trước đây, đó cũng là điểm khác biệt chính giữa các đảng cách mạng thật sự chiến đấu vì tự do, độc lập của dân tộc và đảng CSVN. Với những người yêu nước chân chính, đảng cách mạng chỉ là chiếc ghe để đưa dân tộc Việt Nam qua bờ tự do độc lập trong khi với Đảng Cộng sản chiếc ghe lại chính là dân tộc chuyên chở tham vọng của đảng.

Các nước cựu CS Đông Âu và thế giới xử trí sao với những “Nguyễn Lương Bằng,” “Hoàng Quốc Việt”, “Nguyễn Chí Thanh”, “Nguyễn Thị Minh Khai.”.. của họ?

Ngày lễ kỷ niệm những người này tại các nước cựu CS rất dễ giải quyết. Tên tuổi họ tức khắc bị gạch ra khỏi lịch và nhanh chóng rơi vào quên lãng. Nhân dân các nước Cộng Hòa non trẻ quá bận tâm lao vào cuộc chạy đua với nhân loại để hiện đại hóa đất nước, chẳng còn ai có thì giờ nghĩ đến chuyện xưa, mới đó nhưng chừng già hơn trái đất.

Tuy nhiên, việc phá hủy các tượng đài là cả một vấn đề vì phải tốn nhiều công sức và tranh luận.

Các nhà sử học Đông Âu gọi tượng đài các “anh hùng CS” là gia tài không ai muốn nhận (unwanted heritage) hay như hai tác giả W. Logan và K Reeves gọi là gia tài nan giải trong tác phẩm Những nơi đau nhức và nhục nhã, đương đầu với một “gia tài nan giải” (Places of pain and shame: dealing with “difficult heritage”).

Chẳng hạn việc phá hủy bức tượng khổng lồ của Enver Hoxha (Lê Duẩn của đảng CS Albany) đã gây nhiều tranh cãi. Một số sử gia cho rằng nên giữ tượng Enver Hoxha để các thế hệ sau này khi học về một chế độ độc tài tàn bạo sẽ đến ngay đó để xem mặt mày của y ra sao. Nhiều nơi vẫn còn giữ lại một số tượng đài trong ý nghĩa đó. Một số tượng đài khác bị bỏ hoang. Số phận của chúng giống như những lô cốt thời thực dân còn lại. Quốc kỳ cũng vậy, tất cả quốc gia cựu CS không dùng lá cờ dưới chế độ CS trước đây bị gọi là “cờ tổ quốc,” trong trường hợp Việt Nam là cờ đỏ sao vàng, làm quốc kỳ cho kỷ nguyên Cộng Hòa mới của đất nước họ.

Riêng chính phủ Hungary có một sáng kiến hay. Họ muốn nhắc nhở các thế hệ mai sau một quá khứ hãi hùng, đau thương của đất nước, một bài học mà các thế hệ trẻ phải học để tránh, nên thay vì phá hủy, đã tập trung các “Bác Hồ,” “Lý Tự Trọng,” “Nguyễn Thị Minh Khai,” “Lê Hồng Phong,” “Phan Đăng Lưu” v.v… của nước họ vào một công viên gọi là Memento Park, địa chỉ 1223 Budapest Balatoni road, Szabadkai street corner, Hungary.

Công viên này là trung tâm du lịch nổi tiếng ở Budapest. Phải mua vé mới được vào xem mặt các “anh hùng.” Bộ trưởng Giáo Dục Hungary Zoltán Pokorni phát biểu “Tôi nghiên cứu các kế hoạch của đề án Memento Park với một quan tâm rất lớn. Tôi thấy đây là một kế hoạch đầy hứa hẹn để giữ ký ức lịch sử còn sống và tăng cường ý thức của công dân về trách nhiệm và cam kết để giữ gìn nền dân chủ… Công viên sẽ được sinh viên học sinh, những em không có kinh nghiệm và ký ức riêng tư, thăm viếng thường xuyên, nhờ đó có cái nhìn sâu xa và ấn tượng của một thời đại được biểu hiện trong công viên.”

Việt Nam rồi cũng thế. Một ngày những thế hệ trẻ Việt Nam sẽ đến những nơi tương tự không phải để thưởng ngoạn hay thăm viếng nhưng để học về sự chịu đựng vô bờ bến của ông bà họ trên đoạn đường đầy máu và nước mắt mà dân tộc Việt đã phải đi qua.

(Trích trong Chính Luận Trần Trung Đạo)

Không muốn nói gì

From facebook:  Hoa Kim Ngo shared Lê Mỹ Hạnh‘s post.

Không muốn nói gì

 
Image may contain: outdoor
Image may contain: text and outdoor
Image may contain: 1 person, text
Lê Mỹ Hạnh added 3 new photos.Follow

7 hrs · 

 

Đây không phải ngôi nhà của chị Dậu, mà là nhà của một trong hai người phụ nữ nghèo khổ, lam lũ hành nghề bán tăm dạo. Ngày ngày họ bắt xe bus lang thang đến các vùng quê để bán tăm. Một ngày đẹp trời, hai người bất ngờ biến thành các đối tượng bắt cóc trẻ em.

Sự việc vừa xảy ra tại thôn Thái Phù, xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn. Sau khi đứng trước cổng hỏi một đứa bé 6 tuổi, để xem bố mẹ nó có nhà không, hai chị Dậu đen đủi thay, đã lọt vào tầm ngắm của một em gái bán hàng online đang đến kỳ đói like. Á à, bắt cóc trẻ em hả? Cái mặt này là quen trên mạng lắm rồi đây! Đánh. Đạp. Cùi chỏ thúc vào mặt. Song phi. Lên gối vào bụng.

Chỉ mấy phút sau đó, hai chị Dậu chính thức nằm bê xê lết và tả tơi như hai cái giẻ rách trước đám đông trai làng hung hãn, ngu muội, mọi rợ và độc ác.

Tôi đã đi hết từ cảm xúc này sang cảm xúc khác khi xem lại những hình ảnh này. Càng xem càng không hiểu điều gì đang xảy ra ở nhiều làng quê và nông thôn Việt Nam nói chung.

Làng quê của chúng ta sau gần thế kỷ trôi qua kể từ khi Nam Cao viết Chí Phèo, dường như không thay đổi là mấy, thậm chí càng ngày càng nhiều cậu Chí hơn trước. Những cậu Chí này từ đâu mà ra? Cái gì đã sinh ra chúng? Và sự ngu dốt, tăm tối trong nhận thức của họ có phải do được đào tạo hay bẩm sinh đã có?

Tôi thì cho rằng do cả hai nguyên nhân, bởi vì cùng một môi trường (sau lũy tre làng), cùng được giáo dục như nhau, nhưng vẫn có những con người tử tế, hiểu biết và nhân hậu.

Đã có những phong trào nhằm xóa dốt đồng thời kích thích thói quen đọc sách cho giới trẻ ở các làng quê, để họ được tiếp cận với tri thức, với ánh sáng văn minh và hơn hết là học cách làm một con người tử tế – như phong trào “Sách hóa nông thôn” – nhưng e rằng tính hiệu quả không cao. Vì bọn dốt không bao giờ thừa nhận và biết mình dốt để cần phải đọc sách.

Một cái vòng luẩn quẩn mà chưa biết sẽ bắt đầu từ đâu và làm gì để thoát khỏi. Tất cả dường như vẫn đang tối om như tiền đồ chị Dậu, như căn nhà xập xệ, tiêu điều của những người đàn bà tận cùng của cơ cực, nghèo khổ bán tăm dạo ở Mỹ Đức, ở Ứng Hòa và nhiều nơi khác.

Từ thành phố nhìn về, nông thôn vẫn là một bức tranh buồn bã, rất buồn.

(Nguồn fb Nhà văn Song Hà)

Bản chất của dự án lấp sông Đồng Nai!

From facebook:  Trần Bang shared Ngô Nguyệt Hữu‘s post.
Sông ĐỒNG NAI như một nguồn sống mà người Mẹ thiên nhiên vĩ đại ban tặng riêng VN, cho cư dân các tỉnh Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên… 

Nên dự án san lấp sông ĐN ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều mặt của con sông ĐN và lưu vực của nó, mà ông Phó thủ tướng chính phủ giao cho riêng tỉnh Đồng Nai quyết định là vô trách nhiệm.

Giao thông HCM bị tắc nghẽn còn được ông Thủ tướng NXP làm trường ban, sao con sông quan trọng nhất khu trọng điểm kinh tế miền Nam VN, nó cung nguồn nước ăn uống, tưới tiêu, chăn nuôi, phục vụ công nghiệp, và giao thông thủy của sông ĐN ảnh hưởng đời sống của mấy chục triệu dân của nhiều tỉnh, thành lại chỉ giao cho một tỉnh quyết?

 
Image may contain: sky, ocean and outdoor
Ngô Nguyệt Hữu  Follow

 Bản chất của dự án lấp sông Đồng Nai!

Năm 2015, Tập đoàn Toàn Thịnh Phát với sự hậu thuẫn của lãnh đạo UBND Tỉnh Đồng Nai tiến hành thực hiện Đại dự án lấp sông Đồng Nai với tên gọi The Pegasus Riverside.

Quy mô được thông báo, “The Pegasus Riverside có quy mô 8,4ha, nằm dọc theo sông Đồng Nai, kéo dài hơn 1,3km từ công viên Nguyễn Văn Trị (đối diện UBND tỉnh Đồng Nai) đến cầu Rạch Cát (Phường Quyết Thắng, TP. Biên Hòa). Tuy nhiên, trên thực tế khi triển khai, dự án chỉ có hơn 0,6ha đất hiện hữu, còn lại 7,7ha là lấn diện tích sông mà thành hình. Chiều ngang lấn ra sông đoạn hẹp nhất khoảng 30m, đoạn rộng nhất hơn 100m”.

Dự án này được đánh giá là nhằm mục đích tạo thêm điều kiện để thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai phát triển. Trên thực tế có thể hiểu đây là dự án lấp sông lấy mặt bằng để xây dựng các khu phức hợp, nhà ở, biệt thự… của Tập đoạn Toàn Thịnh Phát.

Đây cũng là dự án được khởi công trước cấp phép sau, theo nhóm nghiên cứu của tổ chức Mạng lưới sông ngòi Việt Nam(VRN), dự án đã được làm lễ khởi công ngày 17 – 9 – 2014 với sự hiện diện đầy đủ các vị lãnh đạo cấp cao của tỉnh Đồng Nai, nhưng mãi đến ngày 15 – 1 – 2015 (gần 4 tháng sau đó) dự án lấp sông mới được cấp phép xây dựng

Ngay khi Dự án được triển khai, dự án đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt của các nhà khoa học, báo giới lẫn dư luận. Đặc biệt là khi Bản báo cáo tác động môi trường (ĐTM) của Dự án này làm rất cẩu thả, có đoạn còn copy nguyên ủa Báo cáo tác động môi trường của Dự án công viên Vĩnh Hằng tại xã Tân An (H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai) quy mô 116,2 ha được làm năm 2011.

Sông Đồng Nai là một trong những con sông quan trọng bậc nhất của vùng Đông Nam Bộ, đó cũng là nguồn chảy quan trọng điều tiết nước từ thượng nguồn qua các tỉnh, thành phố như: Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh…

Sau khi bị phản ứng, chủ đầu tư dự án xin tạm dừng cho đến những ngày giữa tháng 7 này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho phép UBND Tỉnh Đồng Nai tự quyết về số phận của dự án với những cụm từ quen thuộc, đánh giá môi trường đúng, tuân thủ pháp luật và chịu trác nhiệm nếu xảy ra sự cố.

TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, đại diện nhóm chuyên gia nghiên cứu của VRN cho biết: “Dù UBND Đồng Nai đã tạm dừng dự án, nhưng đoạn xa nhất lấn ra sông đã làm được 97m và nhiều đoạn còn ngổn ngang”. Bên cạnh đó, theo ông Long, về chất lượng nước, nhóm chuyên gia đã lấy 7 mẫu nước. Sau khi phân tích cho thấy, đây là hệ sinh thái nhạy cảm, tác động ô nhiễm nước rất kinh khủng.

Trước đó, có nhiều ý kiến của các hộ dân được tham vấn về dự án cho biết ý kiến của họ đã bị cắt xén trong báo cáo, từ kiến nghị trở thành hoàn toàn đồng ý.

Rõ ràng, UBND Tỉnh Đồng Nai đang ủng hộ một doanh nghiệp tư nhân cưỡng bức con sông quan trọng này nhằm phục vụ cho mục đích sinh lợi của doanh nghiệp, hoàn toàn không quan tâm đến lợi ích của cộng đồng lẫn các tỉnh nằm trong dòng chảy của con sông này.

Theo thông tin mà tôi có, nếu dự án này được thực hiện thì chắc chắn Cù Lao Phố, một trong những linh địa của tỉnh Đồng Nai là nơi trở thành vật hiến tế đầu tiên.

Câu hỏi đặt ra làm sao một UBND Tỉnh lại có thể vì quyền lợi của một doanh nghiệp để bất chấp tất cả? Tại sao một Sơn Trà không phải toàn quyền của UBND TP Đà Nẵng thì nay Chính phủ lại cho UBND Tỉnh Đồng Nai toàn quyết quyết định một dự án nhiều khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến các địa phương khác?

Lãnh đạo UBND Tỉnh Đồng Nai sẽ chịu trách nhiệm như thế nào nếu dự án này để lại hậu quả?

Vị Đại diện Tòa thánh gặp Bề trên Đan viện Thiên An

From facebook:  Hoa Kim Ngo and Trần Bang shared Tin Mừng Cho Người Nghèo‘s post.
Image may contain: 1 person, sitting and indoor
Image may contain: 1 person, sitting
Image may contain: 41 people, people smiling, people standing
Tin Mừng Cho Người Nghèo added 3 new photos.

 

Vị Đại diện Tòa thánh gặp Bề trên Đan viện Thiên An

#GNsP (22.07.2017) – Sự kiện nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên Huế mới đây huy động trên dưới 200 côn đồ, an ninh thường phục, cán bộ địa phương, công an khu vực, thành viên Hội Phụ nữ… xông vào nội vi Đan viện Thiên An, đem theo các hung khí triệt hạ phá hủy Thánh Giá, đập bể tượng Chúa Chịu Nạn, lăng nhục tấn công các Đan sỹ, còn ngang nhiên mở cái gọi là “đường dân sinh” trên khu đất của Đan viện, sau đó tung ra chiến dịch vu khống các đan sỹ trên các phương tiện truyền thông nhà nước, nhằm mục đích xúc phạm đức tin Công Giáo và phá hoại chốn tu hành… Tất cả đang là mối quan tâm của Tòa thánh Vatican.

Vị Đại diện Tòa thánh Vatican tại Việt Nam, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli đã bày tỏ mối băn khoăn trăn trở này với Bề trên Đan viện Thiên An, Linh mục Antôn Nguyễn Văn Đức, trong buổi gặp gỡ vào chiều tối ngày 19.07.2017, tại Đan viện Thiên Phước – Thủ Đức, nơi cha Bề trên Antôn đã ghé thăm.

Đức Tổng Giám mục Đại diện Tòa thánh đã bày tỏ sự hiệp thông sâu xa của ngài với các Đan sỹ Biển Đức Việt Nam đang tiếp tục đau buồn về việc nhà cầm quyền vô thần xúc phạm đến quyền tự do Tôn giáo của người dân, đặc biệt của giới tu hành, qua những hành vi bạo lực và gian trá đủ kiểu đối với các Đan sỹ không có khả năng để tự bảo vệ và phương tiện để tự bênh vực.

Vị Tổng Giám mục của Giáo hội Công giáo Rôma, hiện đảm nhận chức vụ ngoại giao của Tòa Thánh tại khu vực Đông Nam Á, hoan nghênh tinh thần hiền hòa nhưng bất khuất của các Đan sỹ Thiên An trước những đòn tấn công đủ dạng của nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên-Huế và đám tay sai, từ hung hãn thô bạo như tay đấm gậy vụt, đến thô bỉ đê tiện như chửi bới vu khống ngay trong tu viện và trên báo đài nhà nước kể từ ngày 28-29.06 cho tới hôm nay.

Trong buổi gặp gỡ thân tình và cảm động này, cũng có sự hiện diện của cha Bề Trên Đan viện Thiên Phước và các Đan sỹ nơi đây.

Sau các cuộc làm việc với Tòa thánh Vatican tại Việt Nam cũng như tại Rô-ma từ mấy năm nay, các Thông cáo Báo chí của nhà cầm quyền luôn đề cập và rêu rao sự “tôn trọng tự do tôn giáo”. Nhưng những gì đã, đang xảy ra trên thực tế tại Giáo phận Vinh, Đan viện Thiên An Huế, Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn…, và trên lý thuyết qua Luật Tín ngưỡng Tôn giáo lẫn Dự thảo Nghị Định về xử phạt hành chính liên quan đến tôn giáo… là câu trả lời rõ nhất cho thấy cách xử sự của giới chức cầm quyền “nói một đàng, làm một nẻo” và sâu xa hơn, “trước sau như một” quyết tâm tiêu diệt tôn giáo.

Huyền Trang, GNsP

http://www.tinmungchonguoingheo.com/…/vi-dai-dien-toa-than…/

Tiền/vàng & nước mắt

Tiền/vàng & nước mắt

 S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

clip_image002

“Vấn đề với chủ nghĩa xã hội là tới lúc nào đó nó sẽ dùng hết tiền của người khác” – Margaret Thatcher

Chừng mười năm trước, tôi tình cờ đọc được một bài báo ngắn (“Tuần Lễ Vàng 1945”) của Trà Phương – trên trang VnExpress, số ra ngày 13 tháng 10 năm 2010 – mà cứ cảm động và bâng khuâng mãi. Xin ghi lại nguyên văn, cùng hình ảnh, để chia sẻ với mọi người:

“Sau khi giành độc lập, đất nước gặp nhiều khó khăn về tài chính, 4/9/1945 Bác Hồ đã phát động Tuần lễ Vàng kêu gọi mọi người ủng hộ ngân sách quốc gia. Trong tuần lễ này, giới công thương có đóng góp nhiều nhất.

Một số bức ảnh về Tuần lễ Vàng đã được Nhà sử học Dương Trung Quốc sưu tầm trong một chuyến công tác tại Pháp mới đây. Theo ông Dương Trung Quốc, ngay sau khi từ chiến khu lần đầu tiên về Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn nơi ở và làm việc tại ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang. Đây là nơi ở của nhà tư sản Trịnh Văn Bô, một người thuộc vào hạng giàu nhất Việt Nam lúc bấy giờ.

Bác chọn nhà một tư sản giàu có vì tin vào nhân dân của mình. Không chỉ người nghèo mà cả người giàu cũng khao khát độc lập, tự do. Và cách mạng cần đến sự ủng hộ và tham gia của cả người giàu lẫn người nghèo”.

clip_image004

Một cụ già tám mươi tuổi mang tới một gói lụa điều, bên trong là nén vàng gia bảo nặng mười bảy lạng. Ảnh & chú thích: Vnexpress

Chỉ có điều đáng tiếc (nho nhỏ) là nhà báo Trà Phương cho biết quá ít về gia đình nhà tư sản Trịnh Văn Bô. Đang lúc rảnh nên tôi xin phép được chép lại (đôi trang) của một nhà báo khác, để rộng đường dư luận:

Ông Trịnh Văn Bô (1914-1988) là một doanh nhân Việt Nam nổi tiếng giữa thế kỷ 20. Cha ông, ông Trịnh Văn Đường và cha vợ ông, ông Hoàng Đạo Phương, đều là những nhà nho cùng thời với cụ Lương Văn Can, từng đóng góp rất nhiều cho phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục.

Ông Trịnh Văn Bô cùng vợ là bà Hoàng Thị Minh Hồ, trong 10 năm, kinh doanh thành công, đưa tài sản của hãng tơ lụa Phúc Lợi tăng lên 100 lần so với ngày thừa kế hãng này từ cha mình. Tơ lụa do Phúc Lợi sản xuất được bán sang Lào, Campuchia, Thái Lan, được các thương nhân Pháp, Anh, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản tìm kiếm.

Từ năm 1944, gia đình ông nằm trong sự chú ý của những người cộng sản. Ngày 14-11-1944, hai vợ chồng ông bà cùng người con trai cả đồng ý tham gia Việt Minh. Vài tháng sau, ông bà đã mang một vạn đồng Đông Dương ra ủng hộ Mặt trận Việt Minh và từ đó, gia đình ông Trịnh Văn Bô trở thành một nguồn cung cấp tài chánh to lớn cho những người cộng sản. Đến trước Cách mạng tháng Tám, gia đình ông đã ủng hộ Việt Minh 8,5 vạn đồng Đông Dương, tương đương 212,5 cây vàng. Khi những người cộng sản cướp chính quyền, ông bà Trịnh Văn Bô được đưa vào Ban vận động Quỹ Độc lập.

Ngày 24-8-1945, khi Chính phủ lâm thời về Hà Nội, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Tùng đều đã ở hoặc qua lại ngôi nhà 48 Hàng Ngang. Ba đêm đầu Hồ Chí Minh ngủ trên giường của ông bà Trịnh Văn Bô, sau đó, ông xuống tầng hai, ngủ trên chiếc giường bạt còn các nhà lãnh đạo khác thì kê ghế da hoặc rải chiếu ngủ. Ở tầng trệt, cửa hàng vẫn hoạt động bình thường, ngay cả bảo vệ của Hồ Chí Minh cũng không xuống nhà để tránh gây chú ý. Mọi việc ăn uống đều do bà Trịnh Văn Bô lo, thực khách hàng ngày ngồi kín chiếc bàn ăn 12 chỗ.

Trong suốt từ 24-8 cho đến ngày 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh hiếm khi ra khỏi nhà 48 Hàng Ngang. Mỗi buổi sáng, cứ sau khi ông tập thể dục xong, bà Trịnh Văn Bô lại đích thân mang thức ăn sáng lên. Bà nhớ, có lần Hồ Chí Minh đã giữ bà lại và hỏi: “Cô bao nhiêu tuổi mà có được gia tài lớn thế này?”. Năm ấy bà 31 tuổi, dù có 4 đứa con nhưng vẫn còn xinh đẹp. Hồ Chí Minh ở lại đây cho đến ngày 27-9-1945. Mỗi khi ra khỏi nhà, Hồ Chí Minh thường xuống tầng dưới vấn an bà mẹ ông Trịnh Văn Bô và gọi bà là mẹ nuôi. Ở 48 Hàng Ngang, Hồ Chí Minh đã ngồi viết bản Tuyên Ngôn Độc Lập và tiếp các sĩ quan OSS như Archimedes Patti và Allison Thomas. Quần áo mà các lãnh đạo Việt Minh bận trong ngày lễ Độc lập, đều do gia đình ông bà cung cấp. Các ông Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp thì mặc đồ của ông Trịnh Văn Bô còn áo của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì may bằng vải Phúc Lợi.

Khi Pháp tái chiếm Đông Dương, ông Trịnh Văn Bô theo Chính phủ Kháng chiến lên Việt Bắc còn vợ ông thì mang 5 người con, trong đó có một đứa con nhỏ, cùng với mẹ chồng lên “vùng tự do” Phú Thọ. Những năm ở đó, từ một bậc trâm anh, thế phiệt, bà đã phải cuốc đất trồng khoai và buôn bán để nuôi con. Năm 1955, gia đình ông Trịnh Văn Bô trở về Hà Nội. Ông bà tiếp tục xoay xở và bắt đầu phải bán dần đồ đạc cũ để nuôi sống gia đình. Lúc này, toàn bộ biệt thự, cửa hàng đều đã bị các cơ quan nhà nước sử dụng hoặc chia cho cán bộ nhân viên ở. Lúc đầu, Nhà nước “mượn” sau tự làm giấy nói gia đình xin hiến, nhưng cụ bà Trịnh Văn Bô bảo: “Tôi không ký”.

clip_image006

Bà quả phụ Trịnh Văn Bô. Ảnh: giadinh.net

Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tiến hành “cải tạo xã hội chủ nghĩa” trên toàn miền Bắc, các nhà tư sản Việt Nam buộc phải giao nhà máy, cơ sở kinh doanh cho Nhà nước. Bà Trịnh Văn Bô lại được kêu gọi “làm gương”, đưa xưởng dệt của bà vào “công tư hợp doanh”. Bà Bô cùng các nhà tư sản được cho học tập để nhận rõ, tài sản mà họ có được là do bóc lột, bây giờ Chính phủ nhân đạo cho làm phó giám đốc trong các nhà máy, xí nghiệp của mình. Không chỉ riêng bà Bô, các nhà tư sản từng nuôi Việt Minh như chủ hãng nước mắm Cát Hải, chủ hãng dệt Cự Doanh cũng chấp nhận hợp doanh và làm phó.

Cho dù được ghi nhận công lao, trong lý lịch các con của ông Trịnh Văn Bô vẫn phải ghi thành phần giai cấp là “tư sản dân tộc”, và rất ít khi hai chữ “dân tộc” được nhắc tới. Con trai ông Trịnh Văn Bô, ông Trịnh Kiến Quốc kể: “Ở trường, các thầy giáo, nhất là giáo viên chính trị, nhìn chị em tôi như những công dân hạng ba. Vào đại học, càng bị kỳ thị vì lượng sinh viên người Hà Nội không còn nhiều. Trong trường chủ yếu là sinh viên con em cán bộ thuộc thành phần cơ bản từ Nghệ An, Thanh Hoá… những người xếp sinh viên Hải Phòng, Hà Nội vào thứ hạng chót. Chị tôi vào Đại học Bách Khoa, năm 1959, phải đi lao động rèn luyện một năm trên công trường Cổ Ngư, con đường về sau Cụ Hồ đổi thành đường Thanh Niên, và sau đó là lao động trên công trường Hồ Bảy Mẫu”.

Cả gia đình ông Trịnh Văn Bô, sau khi về Hà Nội đã phải ở nhà thuê. Năm 1954, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái có làm giấy mượn căn nhà số 34 Hoàng Diệu của ông với thời hạn 2 năm. Nhưng cho đến khi ông Trịnh Văn Bô qua đời, gia đình ông vẫn không đòi lại được. (Huy Đức. Bên thắng cuộc, tập II. OsinBook, Westminster, CA: 2013).

Câu chuyện thượng dẫn tuy hơi cay đắng nhưng kết cục (không ngờ) lại vô cùng có hậu, theo như bản tin của VnExpress(“Bộ Tài chính đôn đốc trả nợ tiền vay dân trong 2 cuộc kháng chiến”) số ra ngày 19 tháng 7 năm 2017:

“Đây là những khoản nợ từ công phiếu kháng chiến, phát hành trong các năm 1948, 1949, 1950, 1951, 1952; công trái quốc gia, phát hành năm 1951; công trái Nam-Bộ, phát hành năm 1947, 1958; công phiếu nuôi quân phát hành năm 1964 và những khoản vay khác (tiền hoặc lương thực) do các cơ quan chính quyền từ cấp huyện trở lên vay theo lệnh của cấp trên để mua sắm vũ khí, nuôi quân”.

clip_image008

Nguồn ảnh: taichinhdientu.vn

Thiệt là tử tế và quý hóa quá xá Trời. Tôi rất tâm đắc với hai chữ “đôn đốc” trong tiêu đề của bản tin thượng dẫnBộ Tài chính đôn đốc trả nợ tiền vay dân trong 2 cuộc kháng chiến”. Nghe sao có tình, có nghĩa hết biết luôn.

Nhà nước sòng phẳng, đàng hoàng, và tử tế đến như thế nên khi quốc khố trống rỗng và nợ công ngập đầu – như hiện nay – thì chuyện huy động vàng trong dân chắc… cũng dễ (ợt) thôi. Good bye and good luck!

T.N.T.

Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2017/07/tienvang-nuoc-mat.html

Các tổ chức nhần quyền thúc giục phóng thích Trần Thị Nga 22/07/2017

Các tổ chức nhần quyền thúc giục phóng thích Trần Thị Nga


Nhà hoạt động Trần Thị Nga bị bắt giữ ở Phủ Lý, Hà Nam, ngày 21 tháng 1, 2017.
Nhà hoạt động Trần Thị Nga bị bắt giữ ở Phủ Lý, Hà Nam, ngày 21 tháng 1, 2017.

Các tổ chức vận động nhân quyền đặt ở Châu Âu kêu gọi nhà chức trách Việt Nam bãi bỏ mọi cáo buộc và phóng thích ngay lập tức nhà hoạt động Trần Thị Nga, theo một thông cáo chung của Đài Quan sát Bảo vệ những Nhà đấu tranh cho Nhân quyền.

Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam thông báo bà Nga sẽ bị đưa ra xét xử vào hai ngày 25 và 26 tháng 7 với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước.” Nếu bị kết án bà có thể đối mặt với 20 năm tù.

Bà Nga được nhiều người biết đến qua các hoạt động như nhiều lần tham gia biểu tình chống Trung Quốc, tuần hành vì môi trường, phản đối hãng Formosa trong thảm họa môi trường ven biển miền Trung, cũng như giúp đỡ dân oan khiếu kiện.

“Việc sách nhiễu, bắt bớ tùy tiện, và xét xử Trần Thị Nga đi theo một khuôn thức đàn áp quen thuộc mà chắc chắn sẽ tiếp diễn trừ phi Hà Nội thực thi những cải cách đáng kể về thể chế và lập pháp, bao gồm sửa đổi những luật lệ mang tính áp chế của nước này,” Dimitris Christopoulos, Chủ tịch Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH), nói.

Bà Nga bị bắt vào ngày 21 tháng 1 năm 2017 tại nhà của bà Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, sau khi công an lục soát nhà bà và tịch thu một số vật dụng cá nhân. Bà bị buộc tội sử dụng Internet để “truyền bá một số đoạn phim tuyên truyền chống lại nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.”

“Chúng tôi mạnh mẽ lên án việc truy tố Trần Thị Nga, một minh chứng nữa cho nỗ lực không ngừng của Chính phủ Việt Nam nhằm đe dọa và làm im tiếng những người bảo vệ nhân quyền vì các hoạt động nhân quyền hợp pháp của họ. Việt Nam phải phóng thích Trần Thị Nga ngay lập tức và vô điều kiện, cũng như tất cả những người bảo vệ nhân quyền đang khác đang bị giam giữ,” thông cáo dẫn lời Tổng thư ký Tổ chức Thế giới chống tra tấn (OMCT) Gerald Staberock nói.

Bà Nga nhiều lần bị nhân viên an ninh hăm doạ, quấy nhiễu, giam giữ, thẩm vấn và hành hung vì các hoạt động nhân quyền của bà. Vào tháng 5 năm 2014, một nhóm năm người đàn ông tấn công bà bằng thanh sắt, đánh gãy tay và chân của bà. Trong những ngày trước khi bị bắt vào tháng 1 năm 2017, bà liên tục bị công an hăm dọa và sách nhiễu, bao gồm việc giám sát nhà bà và dùng vũ lực để ngăn bà rời khỏi nhà. Công an cũng không cho phép một người hàng xóm đưa hai đứa con trai nhỏ của bà đến thành phố để mua thức ăn cho các cháu.

“Kết quả của phiên tòa xét xử Trần Thị Nga đã được định sẵn và chắc chắn đó sẽ không phải là phiên tòa ‘bỏ túi’ cuối cùng xét xử một người bảo vệ nhân quyền Việt Nam. Nếu không có thêm áp lực quốc tế, việc Hà Nội đàn áp những người bảo vệ nhân quyền sẽ tiếp tục không suy giảm,” Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam, nói trong thông cáo.

“VÕ THỊ SÁU LÀ MỘT NGƯỜI ĐIÊN?

 
 
From facebook:  Trần Bang shared Trần Đình Vũ‘s post.
Anh hùng thiếu niên Lê Văn Tám ( đuốc sống đốt kho xăng Thị Nghè…) hoàn toàn là chuyện bịa để tuyên truyền, ông Trần Huy Liệu trước khi mất đã công nhận LVT là nhân vật do ông hư cấu?!

Nay lộ chuyện anh hùng Đất Đỏ bịa từ một người nữ bị ” chập ” ném lựu đạn vào chợ làm dân VN chết, chưa chết thằng Tây nào…

Lẽ ra những nhà nghiên cứu lịch sử đương đại nên viết lại lịch sử cho đúng sự thật ( bây giờ còn nhân chứng sống, mai mốt nhân chứng già mất đi thì không thể… ), đừng để những chuyện mờ ám, giả dối này thành “lịch sử oai hùng ” lừa dối trăm triệu người VN và các thế hệ trẻ VN mãi mãi.

Một dân tộc tôn thờ thần tượng dối trá, dân tộc đó không thể lớn được, dân tộc đó không thể trưởng thành sánh ngang với các dân tộc văn minh trên thế giới được !

“VÕ THỊ SÁU LÀ MỘT NGƯỜI ĐIÊN?

Nhà thơ Nguyễn Duy: Chuyện Võ Thị Sáu toàn bịa đặt

Giới văn nghệ sĩ và trí thức nói về Võ Thị Sáu: Nhà thơ Nguyễn Duy (người kể chuyện), nhà văn Nguyên Ngọc, nhà văn Phạm Xuân Nguyên, TS Nguyễn Quang A (người quay video), PGS.TS Hoàng Dũng,…

cảnh nhà thơ Nguyễn Duy và một số văn nghệ sĩ trò chuyện, trong đó Nguyễn Duy thuật lại những gì ông biết về nhân vật Võ Thị Sáu, một thần tượng do đảng Cộng Sản dựng lên.
Nhà thơ cười lớn tiếng đến nỗi phải đứng dậy khi nhắc đến những điều bịa đặt trong sách của Nguyễn Quang Sáng về “anh hùng Võ Thị Sáu.” Một chi tiết được hai người công khai nói ra là Võ Thị Sáu bị bệnh tâm thần từ thời rất trẻ.

http://www.nguoi-viet.com/…/nha-tho-nguyen-duy-chuyen-vo-t…/

 

 
14,763 Views
 

Trần Đình Vũ

 

VÕ THỊ SÁU LÀ MỘT NGƯỜI ĐIÊN?

Nhà thơ Nguyễn Duy: Chuyện Võ Thị Sáu toàn bịa đặt

Giới văn nghệ sĩ và trí thức nói về Võ Thị Sáu: Nhà thơ Nguyễn Duy (người kể chuyện), nhà văn Nguyên Ngọc, nhà văn Phạm Xuân Nguyên, TS Nguyễn Quang A (người quay video), PGS.TS Hoàng Dũng,…
cảnh nhà thơ Nguyễn Duy và một số văn nghệ sĩ trò chuyện, trong đó Nguyễn Duy thuật lại những gì ông biết về nhân vật Võ Thị Sáu, một thần tượng do đảng Cộng Sản dựng lên.

Nhà thơ cười lớn tiếng đến nỗi phải đứng dậy khi nhắc đến những điều bịa đặt trong sách của Nguyễn Quang Sáng về “anh hùng Võ Thị Sáu.” Một chi tiết được hai người công khai nói ra là Võ Thị Sáu bị bệnh tâm thần từ thời rất trẻ.