Dư luận nói gì về việc giảng dạy nhân quyền trong học đường?

Dư luận nói gì về việc giảng dạy nhân quyền trong học đường?

Hòa Ái, phóng viên RFA
2017-09-08
 
Ảnh minh họa: Blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy tại phiên tòa phúc thẩm ở Hà Nội ngày 22/9/2016.

Ảnh minh họa: Blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy tại phiên tòa phúc thẩm ở Hà Nội ngày 22/9/2016.

Photo: AFP
 

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án giảng dạy nhân quyền trong trường học từ cấp mẫu giáo đến bậc đại học, sẽ được thực hiện từ năm 2025.

Dạy thí điểm từ 2017 đến 2020

Đề án giảng dạy nhân quyền trong học đường vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt sẽ được thí điểm ở ba tỉnh tại ba khu vực, giai đoạn 2017 đến 2020 và sẽ thực hiện đồng bộ trong hệ thống trường học phổ thông, các trường đại học và dạy nghề kể từ năm 2025.

Truyền thông trong nước nêu rõ nội dung của đề án bao gồm cấp mẫu giáo sẽ được học các yếu tố cơ bản về quyền và trách nhiệm; cấp tiểu học sẽ được dạy một số kiến thức căn bản liên quan các nguyên tắc cũng như giá trị về nhân quyền; cấp trung học cơ sở sẽ được học các chuẩn mực về công bằng, khoan dung và tôn trọng sự khác biệt và cấp trung học phổ thông sẽ học về các định chế bảo vệ nhân quyền. Các trường dạy nghề sẽ truyền bá kiến thức cho học viên liên quan nội dung cơ bản của các quyền con người và quyền dân sự, quyền và nghĩa vụ của nhà tuyển dụng lẫn nhân viên trong mối liên hệ lao động. Bên cạnh đó, sinh viên các trường đại học và cao đẳng sẽ phải học cách thức áp dụng nhân quyền cũng như chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong bảo vệ dân sự và nhân quyền.

Mừng là mình đi theo các nước tiến bộ, học hỏi những điều hay để áp dụng vào giáo dục cho học sinh từ bé như thế thì tốt. Nhưng bên cạnh đó, tôi cũng có sự lo lắng vì những người truyền đạt về nhân quyền có đúng theo tiêu chuẩn quốc tế hay không? Thế hệ mà từ trước đến giờ không biết nhân quyền là gì hay họ không được tiếp thu đúng nghĩa của nhân quyền mà bây giờ họ truyền dạy lại thì không rõ hai chữ ‘nhân quyền’ có bị méo mó hay không
-Một phụ huynh

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận hầu hết phụ huynh, những người chú trọng đến việc học hành của con em mình, mà chúng tôi tiếp xúc đều bày tỏ sự vui mừng. Có cả những phụ huynh cho biết họ trông đợi điều này đã từ lâu vì các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam được giảng dạy về bạo lực cách mạng, tôn sùng cá nhân đã và đang dẫn đến hậu quả không ít thành phần trẻ của đất nước sống một cách hiếu chiến, bạo lực, ích kỷ, thậm chí thờ ơ và vô trách nhiệm với cộng đồng…Một phụ huynh ở Sài Gòn nói rằng bà rất phấn khởi khi nghe được thông tin về đề án giảng dạy nhân quyền trong học đường. Phụ huynh này chia sẻ:

“Mừng là mình đi theo các nước tiến bộ, học hỏi những điều hay để áp dụng vào giáo dục cho học sinh từ bé như thế thì tốt. Nhưng bên cạnh đó, tôi cũng có sự lo lắng vì những người truyền đạt về nhân quyền có đúng theo tiêu chuẩn quốc tế hay không? Thế hệ mà từ trước đến giờ không biết nhân quyền là gì hay họ không được tiếp thu đúng nghĩa của nhân quyền mà bây giờ họ truyền dạy lại thì không rõ hai chữ ‘nhân quyền’ có bị méo mó hay không? Chương trình giảng dạy nhân quyền áp dụng từ cấp mẫu giáo cho đến bậc đại học, mà nếu không khéo thành ra vô tình ươm sự tai hại vào đầu con trẻ.”

Chúng tôi đặt vấn đề với Giáo sư Vũ Phương Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng và Bảo trợ Chất lượng Giáo dục về nỗi lo lắng của phụ huynh liên quan đề án giảng dạy nhân quyền trong học đường, được thực hiện vào năm 2025. Ý kiến của Giáo sư Vũ Phương Anh về nỗi lo lắng của phụ huynh là hợp lẽ và bà Giáo sư còn đưa ra nhận định đề án không mang lại hiệu quả, với lý do:

“Tôi chỉ lấy một ví dụ rất gần gũi là Việt Nam trong nhiều năm nói rằng phải đẩy mạnh việc giảng dạy cho sinh viên ‘kỹ năng mềm’. Nhưng thật ra nói như vậy theo chủ trương, mà thực hiện thì dạy ‘kỷ năng mềm’ một cách rất là ‘không mềm’. Rồi có một dạo thì giáo dục pháp luật vào học đường cũng vậy. Tức là mọi điều chủ trương được viết trên giấy thì nghe rất hay, nhưng lúc làm thì không đến đâu cả, mang tính hình thức, không thực sự có hiệu quả.”

Hiệu quả của đề án là gì?

e3798ae7-1e35-4720-9e1b-58dba07fa0f1.jpeg
Luật sư Nguyễn Văn Đài, người được Đức trao giải thưởng Nhân quyền năm 2017, tại Tòa án Nhân dân Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2007.Photo: AFP

Trong khi đó, những người cổ súy và ủng hộ phong trào dân chủ trong nước cho rằng đây là một bước ngoặc quan trọng của ngành giáo dục Việt Nam. Nhà báo tự do Võ Văn Tạo nói với RFA ông tin là những ai có thiện chí với xã hội, khi nghe thông tin về đề án dạy nhân quyền trong học đường cũng đều phấn khởi vì đề án này theo ông có thể nói mang ý nghĩa rất nhân văn và khai phóng. Với kinh nghiệm sống của một người ở độ tuổi ngoài lục tuần, nhà báo Võ Văn Tạo lý giải vì sao xã hội Việt Nam hiện thời tồn tại quá nhiều vấn nạn, mà trong đó nguyên nhân chủ yếu là do cách hành xử của con người:

“Tôi đã sống ở ngoài Bắc nhiều năm và sau này ở miền Nam thì tôi có cảm tưởng như nền giáo dục của Nhà nước Cộng Sản Việt Nam không đào tạo ra những con người theo hướng nhân bản và khai phóng, mà chỉ muốn đào tạo ra những robot, chứ không phải những con người thực sự. Bản chất của con người là tự do nhưng nền giáo dục trong các nhà nước cộng sản, trong đó có Nhà nước Cộng Sản Việt Nam chỉ muốn tạo ra các robot biết tuân lệnh thôi. Tức là họ không cho người dân tự do làm điều gì cả. Mọi điều là do họ nghĩ ra và ra lệnh, bắt buộc người dân làm. Bản chất của Cộng Sản là như thế.”

Nhà báo Võ Văn Tạo cùng một số nhà đấu tranh dân chủ nêu ra lập luận trong trường hợp giới chức lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam quyết tâm muốn cải thiện tình hình dân chủ của nước nhà thì việc giảng dạy nhân quyền trong học đường cũng khó mang lại kết quả trong một sớm một chiều. Nhà báo Võ Văn Tạo giải thích:

Nhà cầm quyền Việt Nam phải thực thi tòa án độc lập và nền báo chí tự do để người dân có thể được xét xử một cách công bằng, nếu như dính dáng đến tòa án cũng như họ được quyền lên tiếng khi họ bị oan sai. Chỉ khi nào hai điều kiện tối thiểu đó được đáp ứng thì mới có nhân quyền ở Việt Nam. Tôi nghĩ Nhà nước Việt Nam cần phải có lộ trình rõ ràng để thực thi từng bước cho hai điều kiện tối thiểu này
-Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung

“Bởi vì suốt bao nhiêu năm qua, miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 trở đi và miền Nam từ năm 1975 trở đi, tư duy của nền giáo dục hủy hoại toàn bộ văn hóa và phẩm chất của người Việt Nam. Thế thì việc dựng lại không hề dễ dàng, thậm chí một, hai thế hệ mà khôi phục được. Dù họ có thực lòng.”

Lên tiếng liên quan việc giảng dạy nhân quyền trong trường học, cựu tù nhân lương tâm-Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung cho biết thế hệ 8X của anh từng được học về tôn trọng nhân quyền. Nhưng đối với anh, đó cách dạy nhồi sọ và bóp méo, làm cho nhiều thế hệ hiểu sai ý nghĩa thực sự của nhân quyền. Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung nêu ra một ví dụ như học sinh được học khái niệm quốc gia đánh đồng với Đảng Cộng Sản và quyền con người phải đặt dưới quyền độc lập tự chủ của quốc gia.

Là một người bị kết án tù vì theo đuổi lý tưởng tự do-dân chủ cho Việt Nam, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Tiến Trung khẳng định đề án giảng dạy nhân quyền trong trường học, mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt, sẽ góp phần cải thiện tình hình nhân quyền Việt Nam một cách tích cực, chỉ khi nào nhà cầm quyền Hà Nội thực thi hai điều kiện chính yếu:

“Nhà cầm quyền Việt Nam phải thực thi tòa án độc lập và nền báo chí tự do để người dân có thể được xét xử một cách công bằng, nếu như dính dáng đến tòa án cũng như họ được quyền lên tiếng khi họ bị oan sai. Chỉ khi nào hai điều kiện tối thiểu đó được đáp ứng thì mới có nhân quyền ở Việt Nam. Tôi nghĩ Nhà nước Việt Nam cần phải có lộ trình rõ ràng để thực thi từng bước cho hai điều kiện tối thiểu này.”

Mặc dù dư luận trong nước bày tỏ niềm hân hoan đối với thông tin nhân quyền sẽ được đưa vào giáo trình giảng dạy trong trường học và bắt đầu thí điểm ngay trong năm nay; tuy nhiên theo ghi nhận của RFA thì cộng đồng cư dân mạng và những người quan tâm đến đề án này lại tỏ ra hoài nghi trước tin tức một cô giáo tại Ninh Bình bị công an đến trường áp giải ngay sau lễ Khai giảng năm học mới, vào ngày 6 tháng 9 để làm việc, do “phương hại đến an ninh chính trị” qua những chia sẻ trên mạng xã hội của cô về hiện tình đất nước liên quan giảm biên chế giáo viên, nợ công, thực phẩm bẩn…Một số người cho rằng Nhà nước Việt Nam muốn tỏ rõ thực tâm để dân chúng nâng cao sự hiểu biết và tôn trọng nhân quyền thì cần phải xóa tan định kiến của dư luận vẫn thường nói, như nhà báo tự do Võ Văn Tạo bảo với chúng tôi “Họ nói một đằng nhưng họ làm một nẻo.”

ĐỨC MẸ SẦU BI

ĐỨC MẸ SẦU BI

GB Bùi Tuần

Trong tháng 9 có lễ kính Đức Mẹ sầu bi (15/9).  Dịp này Hội Thánh nhắc cho chúng ta nhớ vai trò của đau khổ trong cuộc đời Đức Mẹ, để chúng ta cũng hiểu vai trò của đau khổ trong cuộc đời chúng ta.

  1. Vai trò của đau khổ trong cuộc đời Đức Mẹ

Đức Mẹ phải đau khổ.  Đau khổ vì con mình là Chúa Giêsu.  Đau khổ vì nhân loại là đàn chiên Chúa muốn cứu chuộc.

Thực vậy, Chúa Giêsu là Tin Mừng đặc biệt cho Đức Mẹ.  Nhưng Người cũng là nguyên nhân khiến Đức Mẹ phải đau đớn.  Đau đớn vì cảnh nghèo nàn thiếu thốn, khi sinh con trong hang đá Bêlem.  Đau đớn vì cảnh đi trốn nhọc nhằn, khi đem con lánh nạn sang Ai Cập.  Đau đớn vì cảnh lạc mất con, khi từ đền thánh trở về.  Đau đớn vì cảnh lao động lầm than mấy chục năm giữa xóm nghèo ở Nadarét.  Đau đớn vì cảnh Chúa Giêsu bị bắt bớ và bị tử hình trên thánh giá ở núi Golgôta.

Những đau đớn đó phải được cắt nghĩa vì lý do cứu chuộc nhân loại.  Nhân loại được Chúa đoái thương cứu chuộc.  Nhiều người đã đón nhận ơn đó.  Nhưng nhiều người đã từ chối ơn đó.  Không những thế, họ còn xỉ vả, bắt bớ và kết án chính Đấng Cứu chuộc.

Khi thấy như thế, Đức Mẹ rất đau lòng.  Mẹ nhận ra lời tiên tri Simêon xưa đã ứng nghiệm . Chúa Giêsu vừa là duyên cớ cho nhiều người được chỗi dậy, và cũng là duyên cớ cho nhiều người phải vấp ngã (x. Lc 2,34).

Đức Mẹ đã đau đớn thế nào?  Tiên tri Simêon tả đau đớn đó bằng một câu rất tượng hình: “Còn chính Bà, thì một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Bà” (Lc 2,35).

Khi trái tim bị gươm vật chất đâm thâu, người ta cảm thấy đau đớn như phải chết dữ dằn.  Khi tâm hồn bị gươm vô hình đâm thâu, người ta cảm thấy đau khổ cũng như một thứ chết khốn cực.

Để có một cái nhìn đúng đắn về đau khổ nơi Đức Mẹ, chúng ta nên nhớ mấy điều sau đây:

  1. a) Đau khổ của Đức Mẹ là tiếng nói sâu thẳm của tình yêu

Tâm hồn nào càng mến Chúa nhiều, càng cảm thấy đau nhiều, khi thấy tình yêu Chúa bị xúc phạm. Tâm hồn nào càng yêu người nhiều, càng cảm thấy khổ nhiều, khi thấy người khác rơi vào cõi khổ.  Đức Mẹ mến Chúa hết tâm hồn, và yêu thương nhân loại hết lòng.  Nên Đức Mẹ dễ nhạy cảm trước bất cứ sự gì xúc phạm đến Chúa và làm hại cho phần rỗi loài người.

Nhạy cảm, nhạy bén là đặc tính cao độ của trái tim Mẹ.  Lúc đó, đau khổ nơi Mẹ sầu bi là một tiếng nói sâu thẳm nhất của tình yêu.

Được mến yêu Chúa nhờ ơn Chúa ban, Đức Mẹ cảm thấy một thế giới mới.  Xưa thánh Phaolô quả quyết: “Những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Kitô, tôi cho là thiệt thòi.  Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi” (Pl 3,7-8).

Thánh Phaolô còn cảm thấy thế.  Phương chi Đức Mẹ.  Đức Mẹ được ơn hiểu thế nào là tình yêu thương xót Chúa, nên Đức Mẹ sẽ rất đau khổ, khi thấy tình yêu thương xót ấy bị người ta dửng dưng, xa tránh, chối từ, chống đối.

  1. b) Đau khổ của Đức Mẹ là tiếng nói của người được ơn hiểu biết ý nghĩa sự tội

Sẽ là ảo tưởng, nếu nghĩ rằng học hỏi giáo lý về tội, nghiên cứu các sứ điệp về sám hối của những lần Đức Mẹ hiện ra, là sẽ hiểu biết thấu đáo ý nghĩa sự tội.  Không đâu, ý nghĩa về tội sẽ chỉ hiểu được sâu sắc nhờ ơn Chúa ban, do cầu nguyện, tĩnh tâm, đổi mới tâm hồn thực sự.  Thánh Gioan Baotixita xưa đã dành cả đời rao giảng về sự sám hối.  Ngài nói: “Anh em hãy sinh những hoa quả xứng với lòng sám hối” (Lc 3,8).  Ngài đã răn đe những ai coi thường tội lỗi.  Vì Ngài hiểu biết rất rõ tội lỗi sẽ đưa con người xuống cõi khổ cực ghê gớm đời sau.

Chắc chắn Đức Mẹ còn hơn thánh Gioan Tiền Hô, nên Người phải rất đau đớn khi thấy bao người nhởn nhơ đi vào đàng tội.

  1. c) Đau khổ của Đức Mẹ là tiếng nói của người biết sự quan trọng trong tuyệt đối của phần rỗi

Xưa cũng như nay, nhân loại để sự tự do lôi kéo mình vào những gì nguy hiểm cho phần rỗi.  Phần rỗi không phải là một hạnh phúc trả bằng giá rẻ.  Nhưng thực tế cho thấy vô số người không quan tâm đủ đến phần rỗi.  Trước cảnh đó, Chúa Giêsu đã cảnh cáo: “Nếu người ta được cả thế gian, mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì?  Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?” (Mt 16,26).

Với cái nhìn đó, Chúa Giêsu khuyên người có trách nhiệm hãy cố gắng đi tìm một con chiên lạc, hơn là quây quần với 99 con chiên ngoan (x. Mt 16,12-14).

Đức Mẹ rất hiểu thế nào là thiệt mất phần rỗi, nên Người đã rất đau khổ trước cảnh bao người không quan tâm đến phần rỗi.

Như thế, nói chung, đau khổ nơi Đức Mẹ đã giữ một vai trò hết sức quan trọng, đó là làm chứng cho tình yêu xót thương của Chúa.  Đức Mẹ sầu bi vì thế sẽ là một an ủi lớn cho chúng ta, khi chính chúng ta cũng bị đau khổ trong cuộc đời.

  1. Vai trò của đau khổ trong cuộc đời chúng ta

Đời là bể khổ.  Riêng những người con Chúa sẽ gặp trong đời mình không thiếu nỗi đau như gươm đâm thấu tâm hồn mình.

Ở đây, tôi chi xin chia sẻ đôi chút kinh nghiệm.

Tiên vàn, chúng ta phải có một ý hướng tốt lành này về những đau khổ của ta.  Ý hướng tốt lành đó là muốn những đau khổ ta chịu sẽ có sức làm chứng cho tình yêu Chúa.

Để được như vậy, hằng ngày chúng ta dâng mọi thứ đau khổ của ta cho Đức Mẹ sầu bi, xin những đau khổ của Mẹ thanh luyện những đau khổ của ta.  Bởi vì rất nhiều đau khổ của ta phát xuất từ tính kiêu ngạo, ghen tương, ham hố và ích kỷ muốn theo ý riêng mình.

Khi đau khổ, chúng ta dễ có khuynh hướng đổ trách nhiệm cho người khác.  Nên coi đó là nghịch với đức ái khiêm nhường, tự nó lại gây đau khổ cho chính mình và cho người khác.  Ở đây xin phép nhắc lại ba lời khuyên của thánh Augustinô:

  1. a) Chớ tự coi mình là quan toà xét xử kẻ khác.
  2. b) Xét đoán tội người khác thì phải khiêm tốn và trọng sự thật.  Rất nhiều lần ta đổ cho người khác những lỗi lầm người ta thực sự không có.
  3. c) Nếu người ta có tội, thì cũng nên nhận người ta có thể có nhiều công phúc, công khai và âm thầm.

Để đào tạo thường xuyên trái tim ta, ta nên để ý xét mình về việc ta có chia sẻ những đau khổ đủ thứ xảy đến cho đồng bào xung quanh không?  Nhất là ta có hỏi Chúa về việc Chúa cùng đau khổ với bao người.  Chúa đau khổ với họ, mà ta không để ý.

Đức Mẹ sầu bi sẽ cho ta thấy: Thánh giá là duyên cớ của sự vấp ngã, nhưng cũng là căn nguyên của sự vinh quang.  Mẹ sầu bi sẽ làm cho những vết thương lòng của ta trở thành dòng sông thiêng liêng chuyển ơn cứu độ đến các linh hồn.

 GB Bùi Tuần

Langthangchieutim gởi

Các Tông đồ đã chết cách nào

  Xin hân hạnh kính chuyển đến quý Anh chị  và Thân hữu, 

  Những tâm tình sâu lắng qua bài viết duới đây, 

  Với lời đề nghị:

  Xin hãy dâng lời nguyện tha thiết cho nhau, 

  trong SỨ MẠNG TÔNG ĐỒ  hôm nay. 

  Xin chân thành quý mến trong TÌNH CHÚA XÓT THƯƠNG, 

Hoàng Tuấn.

XIN MỜI ĐỌC

 Các Tông đồ đã chết cách nào  

  1. Thánh Mattheu chịu tử đạo ở Ethiopia. Người ta đã dùng một thanh gươm để giết chết Ngài.
  2. Thánh Mac-cô chết ở Alexandria, Ai cập. Người ta đã dùng những con ngựa để kéo bừa Ngài qua các đường phố cho đến chết.
  3. Thánh Luca bị treo cổ ở Hy lạp vì Ngài đã giảng rất hùng hồn về sự Lầm Lạc, Hư mất.
  4. Thánh Gioan chịu tử đạo bởi hình phạt bị thiêu sống trong cái bồn khổng lồ chứa đầy dầu đang sôi, trong cuộc tàn sát ở Rôma. Tuy nhiên, Ngài đã đựơc cứu sống một cách nhiệm lạ. Rồi Ngài bị kết án đi đày trong các hầm mỏ ở nhà tù trên hòn đảo của Patmos (Island of Patmos). Thánh Gioan đã viết Sách Khải Huyền tại đảo này. Sau này, Tông đồ Gioan đựơc trả tự do và trở về thi hành sứ vụ Giám mục của Edessa, Thổ Nhĩ Kỳ. Ngài qua đời trong lúc tuổi già. Ngài là vị tông đồ duy nhất qua đời một cách bình an.
  5. Thánh Phê-rô bị đóng đinh quay đầu xuống đất trên thập giá hình chữ X. Theo truyền thống Giáo hội giải thích, bởi vì Ngài nói với những người xử tử là Ngài cảm thấy không xứng đáng để được đóng đinh giống Đức Chúa Giêsu Kitô.
  6. Thánh Giacobe là người lãnh đạo Giáo hội tại Giê-ru-sa-lem, đã bị ném xuống đất từ nóc đền thờ ở huớng đông nam, cách mặt đất gần cả trăm mét vì Ngài đã từ chối từ bỏ đức tin vào Chúa Kitô. Khi người ta phát hiện Ngài vẫn chưa chết, những kẻ thù đánh đập Ngài cho đến chết bằng gậy của thợ nhuộm vải.

Đỉnh đền thờ này cũng là nơi Satan đã dùng trong cơn Cám dỗ Đức Chúa Giêsu.

  1. Thánh Giacobe (tiền) là con ông Dêbeđê. Ngài là người làm nghề đánh cá. Khi được Đức Chúa Giêsu kêu gọi, Ngài đã theo từ đó để thi hành sứ vụ. Với tư cách là ngừơi lãnh đạo mạnh mẽ của Giáo hội, Giacobe đã bị chém đầu cuối cùng tại Giêrusalem. Tên lính La-mã canh giữ ngài đã rất ngạc nhiên khi ngài bảo vệ đức tin của mình trước toà án xét xử ngài. Sau đó, lính canh đi bên cạnh ngài đến nơi hành hình. Bỏ qua mọi sự thuyết phục, anh ta đã tuyên xưng niềm tin của mình và quỳ bên cạnh Thánh Giacobe để chấp nhận bị chém đầu như một Kitô hữu.
  2. Thánh Bathôlômêô, cũng đựơc gọi là Nathanael, đã truyền giáo ở Á châu. Ngài sống chứng nhân cho Chúa ở vùng Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Thánh nhân chịu tử vì đạo vì rao giảng Tin Mừng ở Armenia, tại đây ngài đã bị lột da cho đến chết bằng roi da.
  3. Thánh Anrê bị đóng đinh trên thánh giá hình chữ X ở Patras, Hy Lạp. Sau khi những tên lính đánh ngài bằng roi cách dã man, chúng cột (trói) thân xác ngài vào thập giá bằng những sợi dây thừng cho đến khi ngài hấp hối. Những môn đệ của thánh nhân kể lại rằng, khi ngài đựợc dẫn đến thập giá, ngài đã chào cây thập giá bằng những lời này: “Tôi đã ước ao và mong chờ giờ hạnh phúc này đã từ lâu”. Cây thập giá đã đựơc treo thân xác Đức Kitô và Người đã thánh hiến nó thành cây thánh giá. Thánh nhân tiếp tục giảng đạo cho những tên lính hành hình ngài trong hai ngày cho đến khi trút hơi thở cuối cùng.
  4. Thánh Tôma đã bị đâm bằng một cái giáo ở Ấn Độ vào một trong những chuyến đi truyền giáo của ngài để thành lập cộng đoàn Giáo hội tại lục địa nhỏ (subcontinent).
  5. Thánh Giuđa (Tađêô) bị giết chết bằng những mũi tên khi ngài kiên quyết bảo vệ niềm tin vào Chúa Kitô.
  6. Thánh Mat-thi-a, được chọn để thay thế chỗ cho tên phản bội Giuđa Iscariot, đã bị ném đá và rồi bị chặt đầu.
  7. Thánh Phaolo bị hành hạ và rồi bị chặt đầu vào năm 67 dứơi thời bạo chúa hoàng đế Nero ở Roma. Thánh Phaolo chịu đựng việc tống giam trong thời gian dài. Thời gian này đã giúp ngài viết nhiều lá thư mục vụ cho các giáo đoàn mà ngài đã thiết lập trên khắp đế chế La mã. Những lá thư này truyền dạy những đạo lý nền tảng của Kitô giáo và chiếm một phần lớn trong Bộ Tân Ước.

Có lẽ điều này là một sự nhắc nhở chúng ta rằng những đau khổ trong đời chúng ta, quả thật chỉ sánh với một phần nhỏ bé trong những bách hại dữ dội và sự tàn bạo kinh khiếp mà các tông đồ và các môn đệ đã trải qua vì sống và làm chứng cho niềm tin của mình. “Và anh em sẽ bị ngừơi ta ghét bỏ vì danh của Thầy. Nhưng ai bền chí đến cùng sẽ được cứu độ” (Tin mừng Thánh Mattheu).

Đức Tin không phải là tin vào những gì Chúa có thể. Đức Tin là nhận biết điều Chúa MUỐN! 

From anh chi Thu & Mai

Người Việt trả tới hơn 30 ngàn bảng để vào Anh lậu

Người Việt trả tới hơn 30 ngàn bảng để vào Anh lậu

Nhiều người Việt được đưa lậu vào Anh bị ép làm việc trong các trang trại trồng cần sa

Người Việt trả tới hơn 30.000 bảng Anh cho các đường dây buôn người để vào Anh, với hy vọng sẽ có một cuộc sống ‘vương giả’ ở nước này, một báo cáo mới cho hay.

Theo báo cáo của Trưởng Cao ủy chống Nô lệ tại Anh Quốc ông Kevin Hyland, có một hệ thống đưa lậu người Việt sang Anh với hai mức giá khác nhau, phóng viên chuyên về nội vụ của Press Association, Hayden Smith viết.

Bài viết mô tả rằng những ai chọn dịch vụ “cao cấp” sẽ phải trả khoảng 33.000 bảng Anh và được hứa hẹn sang Anh với con đường ngắn nhất và mức rủi ro thấp nhất.

Còn những ai chọn dịch vụ “phổ thông” nộp từ 10 nghìn đến 20 nghìn bảng.

Báo cáo này mô tả việc đưa người lậu vào Anh như một ngành kinh doanh lớn, và đưa ra bằng chứng rằng các tổ chức buôn lậu người ở Việt Nam phóng đại về độ tin cậy với dịch vụ của họ và các nguồn lợi ích tài chính có thể kiếm được ở Anh.

Văn bản này dẫn lời của một người được phỏng vấn cho biết cô ta trả 25.000 USD (khoảng 19.000 bảng) cho đường dây buôn người nhưng con đường sang Anh và kết quả “không được như lời quảng cáo”.

Người phụ nữ này nói:

“Tôi được hứa hẹn là cuộc sống tương lại sẽ như một bà hoàng ở Anh (a queen in the UK), thức ăn ngon, quần áo đẹp, công việc nhẹ nhàng với mức lương cao.”

“Tôi kỳ vọng sẽ có một mức sống cao. Tôi lên máy bay, sau đó lên xe hơi rồi xe tải – nhưng tôi không biết họ đã đưa tôi đi qua những nước nào.”

“Tôi đi mất hai tháng. Không có chuyện bạo lực hay bóc lột trên đường nhưng chuyến đi đó rất vất vả. Chuyến đi tốn kém hơn thỏa thuận lúc đầu và tôi không có được công việc mà họ hứa hẹn với tôi.” 

Ngày mai chắc gì còn gặp lại!

Ngày mai chắc gì còn gặp lại!

GNsP – “Hôm nay chúng ta gặp nhau đây và ăn với nhau một bữa cơm là quý lắm rồi, vì không biết ngày mai có còn cơ hội gặp nhau không!” Cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, linh mục điều phối chương trình Tri Ân TPB – VNCH, mở lời như trên trong buổi khám sức khỏe tổng quát lần thứ 10 trong năm 2017 dành cho các ông TPB – VNCH vào sáng thứ Hai 11/09/2017 tại DCCT Sài Gòn.

Bữa cơm nghĩa tình, hội ngộ, chắc gì ngày mai ta còn gặp lại nhau

Cha Vinhsơn Thành có lý để nói điều đó vì trong tháng qua, có nhiều ông TPB đã từ giã cõi trần. Ngoại lệ, có trường hợp khi nhân viên văn phòng gọi điện mời ông về Sài Gòn để khám chữa bệnh thì mới hay ông đã vĩnh viễn ra đi! Phận người quá mong manh. Với các ông TPB vốn đã thương tật và mang đủ thứ bệnh trong người thì sự sống lại càng mong manh như mành treo trước gió.

ông TPB Vũ Văn Đại

Con số TPB ghi danh tại văn phòng CLHB – nơi phụ trách chương trình Tri ân TPB – VNCH- đã hơn 5.500 người. Dù đã cố gắng một tháng khám chữa bệnh tổng quát hai lần, với mỗi lần khoảng 130 người thì cũng phải hơn 2 năm các ông mới quay lại phiên của mình. Đã có nhiều TPB không còn cơ hội quay lại lần hai, nên mỗi dịp còn gặp mặt nhau là một cơ hội quý báu. Được ngồi với nhau ôn chuyện xưa, chia sẻ với nhau một bữa ăn huynh đệ là những phút giây hạnh phúc. Bữa cơm đạm bạc nhưng chất chứa nghĩa tình, vì chính những người làm chương trình này đã đặt mục đích phục hồi phẩm giá, danh dự của người lính VNCH mà trong mấy chục năm ròng đã bị xã hội lãng quên hay thậm chí loại trừ. Việc cố gắng chăm sóc y tế, chia sẻ một chút vật chất, hay trao cho phương tiện di chuyển, muốn diễn tả rằng đây là những người lính đáng trân trọng, đáng tri ân vì chính họ đã hy sinh một phần thân thể để bảo vệ sự yên bình cho nền chính thể VNCH.

Ròng rã những năm trường sau cuộc chiến, đâu cần ai tri ân, đâu cần ai biết đến, các ông vẫn “lê lết” phận người đi qua giữa thị phi cuộc đời đó sao! “Lê lết” là từ đúng nghĩa dành cho hai ông TPB Trần Trọng Đa và ông Vũ Văn Đại mà chúng tôi được gặp gỡ sáng nay.

Hình ảnh ông Vũ Văn Đại, cụt cả hai chân, “lê” đến với chương trình sáng hôm nay khiến những ai bắt gặp không khỏi chạnh lòng. Dù trải qua cuộc sống nghiệt ngã, nhưng nụ cười vẫn không hề tắt trên môi ông. Bằng nụ cười hiền hòa ông nói: “Còn sống được là hạnh phúc rồi!” Với ông sự sống là điều quý giá nhất. Sau ngày 30/4/75, ông bị ném ra đường khi đang điều trị vết thương tại quân y viện. Ông tự lê lết về nhà, tự băng bó vết thương và giành giật sự sống từng ngày. Khi vết thương đã khô và lành, ông lại lê từ vỉa hè này lết sang vỉa hè khác hát rong xin ăn. Khi đã có một số vốn, ông chuyển qua nghề sửa xe đạp. Khi nghề sửa xe đạp không còn sống được nữa, ông lại “đi” bán vé số. Lê lết thương tật, vá víu cuộc sống, nhưng ông không hề oán hận hay than trách cuộc đời. Cười vẫn tươi và đời vẫn vui là triết lý sống nơi người TPB này.

Còn TPB Trần Trọng Đa là một tín hữu Công Giáo thì nói rằng: “Tạ ơn Chúa vì đã cho mình được sống đến ngày hôm nay!” Lời tạ ơn của ông rất đơn sơ nhưng chất chứa cả niềm tín thác vào Thượng Đế. Với ông, cuộc sống dù giàu hay nghèo, sướng hay khổ điều ấy không quan trọng. Quan trọng là mỗi ngày ta sống trọn vẹn với nó trong lời tạ ơn. Ông chia sẻ rằng, khi cưới vợ chưa được bao lâu thì bị thương cụt cả hai chân. Người vợ vẫn đón nhận ông và trong chừng ấy năm chung sống, đã cùng ông vượt qua gian khổ để nuôi dạy con cái nên người. Đến hôm nay, những người con của ông đã yên bề gia thất. Hai vợ chồng già sống với nhau những ngày êm đẹp ở cuối chặng đường đời…

Hai ông TPB trên trong số gần 120 ông đến khám chữa bệnh sáng nay là điển hình cho triết lý sự sống nơi những người TPB còn lại này. Xin được một lần nữa nói lời tri ân đến các ông, xin được gói ghém trong bữa cơm trưa này: bữa cơm gắn kết tình thân, sẻ chia nghĩa tình, là một cơ hội quý giá, vì chắc gì ngay mai ta còn dịp gặp lại.

Vũ Hoàng Trương

Chuyên gia: Trách nhiệm chính trong các đại án ngân hàng thuộc về Đảng và Quốc hội

 Chuyên gia: Trách nhim chính trong các đi án ngân hàng thuc v Đng và Quc hi

Kính Hòa RFA
2017-09-11
 

Ông Trầm Bê, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, và ông Phan Huy Khanh, nguyên Tổng giám đốc Sacombanks bị bắt vào đầu tháng Tám.

Ông Trầm Bê, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, và ông Phan Huy Khanh, nguyên Tổng giám đốc Sacombanks bị bắt vào đầu tháng Tám.

 AFP
 

Ngày 8 tháng Chín năm 2017, ông Đặng Thanh Bình, nguyên Phó Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam  bị cấm đi khỏi nơi cư trú, và bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong khi đó thì vụ xử án ngân hàng Đại Dương, Ocean Bank, vẫn đang diễn ra liên quan đến những quan chức cao cấp của ngành dầu khí có nghi vấn nhận hối lộ từ ngân hàng này.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động dân sự tại Hà Nội, trước kia có hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam dành cho Kính Hòa đài RFA cuộc trao đổi sau đây liên quan đến trách nhiệm trong các vụ án ngân hàng và kinh tế tại Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Tôi biết ông Đặng Thanh Bình từ lúc ông ấy làm Vụ trưởng Vụ các định chế tín dụng. Lúc đó tôi nhận xét rằng ông ấy là một người tử tế và có nghiệp vụ. Rồi sau đó ông ấy lên làm Phó Thống đốc phụ trách vấn đề thanh tra thì phải. Đoạn sau này thì tôi không rõ ông ấy làm gì.

Người ta khởi tố ông ấy cái tội cố ý làm trái, gây hậu quả nghiêm trọng. Tôi không biết rằng cơ sở là ông ấy làm cái gì, gây hậu quả nghiêm trọng như thế nào, mà tôi nghĩ rằng bất kể một ông nào khác làm ở cái chỗ của ông ấy, thì cũng bị như ông Bình mà thôi.

Nói chung chung là cái tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, thực sự là một cái tội đã được Việt Nam sửa đổi và loại ra khỏi danh mục tội. Lẽ ra cái chuyện ấy đã có hiệu lực rồi, nhưng mà người ta hoãn lại, rồi thông qua, rồi hình như lại giữ nguyên cái tội ấy. Cho nên là mình không thể rõ, vì cái tội ấy rất là tù mù. Bản thân những qui định về luật của Việt Nam nó cũng lòng vòng. Ở Việt Nam chúng tôi thường nói là có thể có điều luật để kết tội bất kỳ ai, trừ những người đã chết hoặc những đứa trẻ chưa được sinh ra.

Kính Hòa: Thưa ông, cấp trên trực tiếp của ông Bình này là ông Nguyễn Văn Bình nguyên Thống đốc ngân hàng nhà nước, vậy ông dự trù là sắp tới ông Nguyễn Văn Bình có gặp rắc rối gì không?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Tôi nghi là có thể, bởi vì bây giờ ông Nguyễn Phú Trọng đang đánh phái của Nguyễn Tấn Dũng, thì ông ấy đánh hết chân tay rồi đến các bộ sậu gần Nguyễn Tấn Dũng hơn. Ocean bank, Hà Văn Thắm, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam thì nhắm đến ông Thăng. Chuyện ông Bình này thì có thể là nhắm đến ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ chính trị và đang là Trưởng ban kinh tế của đảng cộng sản Việt Nam. Rất có thể là như vậy.

Kính Hòa: Nếu có thể nói ngắn gọn thì ông sẽ nói như thế nào về các vụ đại án ngân hàng Việt Nam, tại sao Việt Nam có đến 5 vụ đại án ngân hàng như vậy? Và trách nhiệm chính thuộc về ai?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Trách nhiệm chính thuộc về Đảng cộng sản Việt Nam và Quốc hội Việt Nam. Chứ không phải là những người đi hốt rác như hai cái ông Bình này. Có thể các ông ấy có những sai phạm gì đó trong lúc điều hành, nhưng mà những cái ấy so với những thiệt hại cho đất nước thì phải nói rằng cái luật về ngân hàng, cái chủ trương của đảng cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế, các tập đoàn kinh tế,… Có lẽ người chịu trách nhiệm chính là ông Nguyễn Phú Trọng. Ông ấy đang trị các đối thủ của ông ấy nhân danh chống tham nhũng.

Tất nhiên là khi nói chống tham nhũng thì không sao cả, ai cũng ủng hộ chống tham nhũng. Nhưng phải nhìn sâu hơn là tham nhũng ấy nó ở đâu, tất cả cái mớ bòng bong này xuất phát từ đâu?

Tôi đã làm việc trong ngành ngân hàng, tôi có thể nói một cách chắc chắn là những hệ quả bây giờ, với 5 đại án như anh nói, nó đã bắt đầu 20 năm, 25 năm trước, trong những chủ trương, những luật, những nghị định mà ông Quốc hội, rồi ông Thủ tướng,… mà tôi tin chắc rằng cái chuyện ấy không thể có cái chuyện chỉ có mình ai đó làm, mà nó là cả một hệ thống.

Tất nhiên là ông Nguyễn Tấn Dũng là một người rất làm hại cho nền kinh tế này, nhưng không phải chỉ có mình ông Dũng, mà còn nhiều người khác nữa, kể cả những người đang giáng những đòn trừng trị gọi là chống tham nhũng, chống lại phe cánh ông Nguyễn Tấn Dũng.
-Tiến sĩ Nguyễn Quang A.

Nói như thế không có nghĩa là bao che cho việc làm sai phạm của bất kể một người nào. Những người nào làm sai thì phải bị trừng trị, nhưng nếu chỉ dừng ở cái mức như thế thì tôi nghĩ là nó hơi hời hợt quá khi mà xem xét tình hình những việc làm thiệt hại cho đất nước và dân tộc này.

Kính Hòa: Có những ý kiến cho rằng những vụ đại án kinh tế và ngân hàng đều xuất phát dưới thời cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng điều hành đất nước?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Đúng như thế, nhưng tôi nghĩ có những cái trước đó nữa, ví dụ nhưng luật, ví dụ như đường lối. Tất nhiên là ông Nguyễn Tấn Dũng là một người rất làm hại cho nền kinh tế này, nhưng không phải chỉ có mình ông Dũng, mà còn nhiều người khác nữa, kể cả những người đang giáng những đòn trừng trị gọi là chống tham nhũng, chống lại phe cánh ông Nguyễn Tấn Dũng.

Kính Hòa: Quyết định nào về ngân hàng gây tổn hại nhiều nhất dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Tôi không đánh giá bất cứ một quyết định đối với một ngân hàng đơn lẻ nào cả, mà tôi cho rằng cái chủ trương phát triển ngân hàng một cách ồ ạt rồi sau đó là nghị định 41 mà ông Thống đốc trước nữa đã chuẩn bị cho ông Nguyễn Tấn Dũng ký, bắt các ngân hàng thương mại cổ phần tăng vốn điều lệ từ 70 tỉ lên 300 tỉ, rồi 3000 tỉ, trong thời gian cấp tốc mấy năm. Đấy là nguyên nhân chính phá tan hệ thống ngân hàng Việt Nam. Và còn có một chủ trương được ghi vào đường lối của đảng cộng sản Việt Nam là phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước, rồi cho các tập đoàn kinh tế nhà nước được kinh doanh nhiều ngành nghề, kể cả ngân hàng, thì đấy là những cái sai chí tử, chứ không phải cụ thể một ngân hàng A, B, C.

Kính Hòa: Ông nghĩ rằng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ là đối tượng cuối cùng của chiến dịch chống tham nhũng này không?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Theo những gì đang tiến triển thì tôi nghĩ là mục tiêu của người ta là như vậy. Nhưng tôi e rằng họ có thể làm đến mức như vậy với đồng chí của mình như thế. Là bởi vì những quyết định lớn, tôi lấy ví dụ như đường lối chẳng hạn, ông Dũng sẽ bảo là đây là đường lối của đảng, trong đó có ông, ông giơ tay tán thành, tôi chỉ thực hiện cái đó thôi. Lúc đó thì sẽ hơi kẹt cho các ông đương nhiệm. Mà thực sự ngay cả ông Bình và ông Thăng mà đánh thật sự ráo riết thì có khi là bình vỡ mà chuột vẫn chạy được.

PHÓNG SỰ CỘNG ĐỒNG: Bão Irma tấn công tiểu bang Florida

httpv://www.youtube.com/watch?v=GBlKJ5O_tkA

PHÓNG SỰ CỘNG ĐỒNG: Bão Irma tấn công tiểu bang Florida

Phóng viên SBTN đã có mặt tại thành phố West Palm Beach, Florida. Nơi đây không phải tâm bão nhưng gió thổi cũng rất mạnh, khoảng trên 75 miles/giờ. Hiện nay, thành phố cũng đã được cảnh báo về lốc xoáy. Nhiều cây cối đã bị bứng gốc. Mời quý vị theo dõi một vài hình ảnh sau đây.

THƯ HIỆP THÔNG VỚI GIÁO XỨ THỌ HOÀ .

Hoa Kim Ngo shared Tan Nguyen Duy‘s post.
56 mins · 

 
 
 
Image may contain: 1 person, text
Tan Nguyen Duy is with Nguyen Duy Tan and 3 others.

1 hr · 

 

THƯ HIỆP THÔNG VỚI GIÁO XỨ THỌ HOÀ .
+++++++++++++++++++
+++

NHÓM LINH MỤC NGUYỄN KIM ĐIỀN:
THƯ HIỆP THÔNG VỚI LINH MỤC GIUSE NGUYỄN DUY TÂN VÀ GIÁO XỨ THỌ HÒA, GIÁO PHẬN XUÂN LỘC.
Kính gởi
– Cha Giuse Nguyễn Duy Tân và Anh Chị Em Giáo xứ Thọ Hòa, Giáo phận Xuân Lộc.
Đồng kính gởi:
– Mọi Tín hữu Công giáo và toàn thể Đồng bào Việt Nam.
1- Từ lâu nay, dân mạng có theo dõi các video clip do Cha thực hiện trong tư cách một Linh mục đấu tranh cho sự thật và công lý, nhân quyền và dân chủ. Với phong cách dí dỏm, Cha đã đề cập đến nhiều vấn đề của chế độ và xã hội, nhằm trình bày chân lý và lẽ phải cho người dân, nhất là cho hàng lãnh đạo chính trị, đúng vai trò Ngôn sứ và theo tấm lòng bác ái của một Linh mục. Chính vì thế Cha đã trở thành cái gai trong mắt nhà cầm quyền. Họ cho đám dư luận viên côn đồ vô học viết bài vở, làm video clip vu khống, thóa mạ Cha; cho công an địa phương sách nhiễu Cha đủ kiểu, hạch hỏi Cha lắm lần. Thậm chí, vào dịp 30-04-2017, giới chức tỉnh Nghệ An còn ngang nhiên ra công văn cấm Cha giảng Lễ trong địa phận tỉnh này khi Cha ra Giáo phận Vinh thăm hỏi các đồng nghiệp và đồng đạo nạn nhân thảm họa Formosa.
2- Mới đây, sáng ngày 04-09-2017, một nhóm nam nữ, đa phần trẻ tuổi, đi trên một chiếc xe 50 chỗ, đã tự tiện xâm nhập nhà xứ Thọ Hòa, mang theo nhiều cờ đỏ như một kiểu nhân danh nào đó. Họ vừa đi vừa truyền thông trực tiếp lên mạng (live stream – kiểu bộc lộ thói ngang nhiên), với nhiều công cụ hỗ trợ khác. Và ai nấy đã nhận ra ngay họ thuộc nhóm dư luận viên côn đồ từng đột nhập một khu chung cư tại quận 2 Sài Gòn ngày 02-05-2017 để hành hung ba phụ nữ hoạt động cho nhân quyền, cũng như đã đến trước cổng Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn ngày 17-07-2017, bắt loa phản đối việc nhà Dòng cứu trợ các thương binh Việt Nam Cộng Hòa, lăng mạ những cựu Chiến sĩ của miền Nam tự do. Việc làm của họ cho thấy sau 42 năm, bên thắng cuộc tiếp tục coi bên thua cuộc là kẻ thù. Và dù công luận đã yêu cầu nhà nước phải xử lý họ theo pháp luật, đám côn đồ ấy vẫn được nhởn nhơ.
3- Nay họ đến nhà xứ Thọ Hòa, mang theo băng-rôn biểu ngữ đòi nghiêm trị Cha trước luật pháp, phản đối Cha tuyên truyền kích động. Dùng loa thùng công suất lớn, họ đến trước cửa phòng Cha, dối trá tự xưng là những giáo dân Công giáo, vô lễ xấc xược đòi Cha phải ra “đối thoại” với họ về ông Hồ Chí Minh và về đảng Cộng sản, còn dọa sẽ có “biện pháp xử lý” nếu Cha không chấp hành. Hóa ra là một âm mưu đấu tố! Trước thái độ vô giáo dục, bất lễ nghĩa này, Cha đã chỉ gọi Giáo hữu của mình đến. Và Ban Hành giáo cùng nhiều giáo dân đã tới hỗ trợ vị chủ chăn.
4- Anh Chị Em tín hữu đã vây lấy đám quấy rối lộng hành này, yêu cầu họ cư xử một cách xứng hợp, đồng thời cũng kinh hoảng phát hiện họ có mang theo súng lục và roi điện. Nếu như Cha đã ra khỏi phòng giữa lúc khu nhà xứ đang vắng vẻ thì ai biết chuyện gì sẽ xảy ra? Cùng lúc, nhà cầm quyền địa phương và công an khu vực cũng đến. Với ý định giải vây đồng bọn, họ đòi đem đám côn đồ về đồn gọi là để điều tra. Công an chìm cũng xâm nhập dày đặc và nhiều ngả đường đến Giáo xứ bị chặn lại. Nhưng dưới sự điều khiển của Cha từ trong phòng, các giáo dân, với thái độ bình tĩnh, ôn hòa nhưng cương quyết, buộc mỗi một trong họ (tất cả 13 người, chưa kể một số đã chạy trốn) phải viết giấy khai báo tên tuổi, giải thích hành vi rồi mới được thả về. Hẳn là họ đã được một bài học về thái độ bất chấp luật pháp, coi thường lễ nghĩa!
5- Việc hành hung Cha một lần nữa cho thấy nhà cầm quyền CS đang sử dụng lại phương thức đấu tố thời Cải cách Ruộng đất. Điển hình là vụ đấu tố khiếm diện 2 Linh mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục bởi hơn 2.000 người dân được thuê mướn và kích động thuộc xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An ngày 06-05-2017. Việc hành hung Cha cũng chứng tỏ nhà cầm quyền tiếp tục dùng đám lưu manh côn đồ phối hợp với an ninh giả dạng để hành xử thô bạo với bất cứ người dân nào dám đòi hỏi công lý, kể cả những nhà tu. Điển hình là vụ 200 công an phối hợp với côn đồ phá hủy Thánh giá và đánh đập các tu sĩ đan viện Thiên An (Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế) ngày 28-06-2017. Tất cả những vụ việc đó, đám dư luận viên ngang nhiên quay video, đưa ngay lên mạng với lời bình luận, rồi chẳng hề bị xử lý theo luật pháp, trái lại được lưu dụng.
6- Việc hành hung Cha cũng là hành vi mới nhất trong loạt động thái chống lại Công giáo của nhà cầm quyền Cộng sản kể từ khi có thảm họa Formosa (tháng 4-2016) vốn đã làm dấy lên phong trào phản kháng của toàn dân, nhất là của Giáo phận Vinh, nạn nhân chính của thảm họa. Trước những hành vi chính đáng của Giáo phẩm, Giáo sĩ và Giáo dân Công giáo nhằm đòi lại môi trường sống trong lành, đòi truy tố tên tội phạm lẫn các đồng phạm, đòi chính phủ công bố toàn thể sự thật đại nạn và cấp tốc hành động cứu biển; song song đó là yêu cầu nhà nước tôn trọng các nhân quyền cơ bản có những hành động thiết thực nhằm bảo vệ lãnh thổ trước mưu đồ xâm lăng của Tàu cộng, Cộng sản đã đáp trả bằng việc vu khống thóa mạ, trấn áp biểu tình, ngăn cản khiếu kiện, bắt bớ những ai tích cực trong việc đấu tranh cho những vấn đề sinh tử cơ bản đó.
7- Lúc này đây, Tổ quốc đang lâm nguy nhiều mặt và Dân tình đang điêu đứng đủ kiểu. Ai cũng nhận thấy một đàng là sự suy giảm về kinh tế, văn hóa, giáo dục, môi trường, an sinh, quốc phòng, một đàng là sự gia tăng của vật giá, thuế phí, bóc lột, tham nhũng, gian trá, bạo lực, hỗn loạn xã hội. Để toàn dân chung sức giải quyết các vấn nạn xã hội ấy, một nhà cầm quyền sáng suốt khôn ngoan và ý thức trách nhiệm phải biết thu phục lòng người bằng cách tôn trọng các nhân quyền và dân quyền cơ bản. Tiếc thay, chỉ thấy Cộng sản tuyên chiến với các Giáo hội qua những động thái kể trên và qua Luật Tín ngưỡng Tôn giáo, tuyên chiến với phong trào dân chủ qua việc bắt bớ hàng loạt và kết án nặng nề những công dân thiện chí và yêu nước. Biết là những hành vi bất nhân và vô luật này chẳng giúp giải quyết mọi vấn đề nhức nhối của Đất nước, nhưng Cộng sản vẫn cứ làm, chỉ vì muốn duy trì sự tồn tại của chế độ được ngày nào hay ngày ấy.
8- Anh em chúng con mong ước rằng mọi Linh mục Việt Nam trong lẫn ngoài Nước biết học hỏi kinh nghiệm của Cha và các Chủ chăn can đảm khác trên nhiều miền Đất nước lúc này. Theo chân các đồng nghiệp của chúng ta bên Đông Âu thời Cộng sản, Cha và các vị ấy một đàng luôn công bố sự thật, bênh vực lẽ phải, thể hiện tình thương; một đàng dẫn dắt Đoàn Tín hữu, vận dụng sức mạnh quần chúng để đòi hỏi công lý trong ôn hòa nhưng quyết liệt. Bởi lẽ đức ái Mục tử và vai trò Ngôn sứ đòi hỏi chúng ta vừa phải cứu vớt những người Cộng sản khỏi ý thức sai lầm và hành động bất công, dù phải gánh chịu những đòn thù của họ; vừa phải đem Ánh sáng của Tin Mừng và của Hội Thánh mà giải thoát Dân tộc khỏi chế độ độc tài toàn trị và chủ nghĩa vô thần duy vật.
Cuối cùng, xin chúc Cha cùng Giáo xứ Thọ Hòa bình an, hiệp nhất trong sự che chở của Chúa.
Làm tại Việt Nam ngày 14-09-2017, lễ Suy tôn Thánh giá.
Thay mặt Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền.
– Linh mục Phê-rô Nguyễn Hữu Giải, Tổng Giáo phận Huế.
– Linh mục Ta-đê-ô Nguyễn Văn Lý, Tổng Giáo phận Huế.
– Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi, Giáo phận Bắc Ninh.
– Linh mục Giu-se Nguyễn Công Bình, Giáo phận Vinh.
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
-Nguồn : …https://www.facebook.com/phanvan.loi1/posts/10210497490378328

 
 

Công an huyện Văn Lâm đang phủ nhận chế độ pháp quyền để bảo vệ lợi ích nhóm BOT ?

From facebook: Christina Le
Công an huyện Văn Lâm đang phủ nhận chế độ pháp quyền để bảo vệ lợi ích nhóm BOT ?

Tính đến thời điểm hiện tại công an huyện Văn Lâm đã có giấy triệu tập và làm việc ít nhất ba tài xế sử dụng tiền lẻ để trả phí qua trạm thu phí số 1, quốc lộ 5 (huyện Văn Lâm, Hưng Yên).

Theo tường thuật của một trong ba tài xế này, công an đã buộc anh phải ghi vào biên bản làm việc theo hướng không phản đối mức phí trạm BOT, thì mới để anh đi sau hơn 4 tiếng làm việc.

Có thể thấy rằng, vì một mục đích nào đó, công an huyện Văn Lâm đã vi phạm trắng trợn và nghiêm trọng luật pháp.

Đầu tiên, bộ luật tố tụng hình sự nói riêng và pháp luật hiện hành của Việt Nam nói chung quy định rất rõ rằng chỉ có Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán là có quyền ký và sử dụng giấy triệu tập. Tiếp đó, người có thể bị triệu tập chỉ có thể là đối tượng có tư cách tham gia tố tụng như: bị hại, bị can, bị cáo, nguyên đơn, bị đơn, nhân chứng, v.v… Điều này có nghĩa rằng trong phạm vi hình sự, chỉ khi đã khởi tố vụ án/bị can và quyết định điều tra, thì giấy triệu tập mới có thể được dùng bởi một số cơ quan đặc biệt. Giấy triệu tập được sử dụng rất hạn chế và nghiêm ngặt là hợp lý với quyền con người về tự do đi lại, tư do thân thể, và không bị bắt giữ trái phép như đã được quy định tại Hiến pháp.

Tại đây, chúng ta có thể gần như chắc chắn 100% rằng chưa có bất kỳ quyết định điều tra hay khởi tố vụ án/bị can nào liên quan đến việc một số tài xế dùng tiền lẻ để thanh toán tại các trạm BOT. Vậy, công an huyện Văn Lâm đã sử dụng cơ sở hay căn cứ pháp luật nào để tự ý triệu tập 3 tài xế trên. Nếu muốn làm sáng tỏ hoặc tìm hiểu về một số vấn đề, công an có thể MỜI những người này (và tất nhiên họ có quyền chấp nhận hoặc từ chối lời mời này), nhưng không thể TRIỆU TẬP và ép buộc họ phải đến làm việc một cách trái pháp luật. Đây không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn là hành vi vi phạm Hiến pháp trắng trợn.

Tiếp đến, việc công an huyện Văn Lâm không chấp nhận giải thích của một tài xế rằng việc anh sử dụng tiền lẻ là để thể hiện phản đối với mức phí trạm BOT, mà buộc anh phải khai rằng: “khi chở người thân đi thì có tiền lẻ thì rút ra trả như bình thường chứ không phải phản đối mức phí cao…” thì mới để anh đi cũng chính là một chuỗi hành vi vi phạm pháp luật.

Thứ nhất, đây có thể được coi là hành vi phạm tội hình sự liên quan đến việc mớm cung hoặc làm sai lệch hồ sơ. Thứ hai đây là hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận, quyền tham gia thảo luận và kiến nghị với nhà nước của công dân như đã quy định tại Hiến Pháp Việt Nam. Và đặc biệt, thứ ba, đây chính là hành vi phủ nhận chế độ chính trị pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân như ghi nhận tại ngay Điều số 2 của Hiến pháp.

Bởi các lẽ trên, hoàn toàn có thể nhận định rằng công an huyện Văn Lâm đã vi phạm trắng trợn và nghiêm trọng pháp luật Việt Nam. Do đó, tôi kính đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc để điều tra động cơ của công an huyện Văn Lâm, tìm hiểu xem có phải có một nhóm lợi ích nào đó đã kích động công an huyện Văn Lâm vi phạm pháp luật và phủ nhận chế độ chính trị pháp quyền của Việt Nam hay không. Chẳng phải đây là điều mà Nhà nước và Đảng đang muốn làm hay sao ???

Luật sư Trần Đức Hoàng 

 
 

Cựu cán bộ 77 tuổi ở Vũng Tàu dâm ô nhiều bé gái

Ông Nguyễn Khắc Thủy bị cơ quan công an xác định có hành vi dâm ô nhiều bé gái khi các bé vui chơi tại chung cư Lakeside, Vũng Tàu. (Hình: Báo Thanh Niên)

BÀ RỊA-VŨNG TÀU, Việt Nam (NV) – Theo báo Thanh Niên, Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Công An thành phố Vũng Tàu cho biết đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án sang Viện Kiểm Sát và đề nghị truy tố ông Nguyễn Khắc Thủy (77 tuổi), nguyên giám đốc Ngân Hàng Nhà Nước Chi Nhánh Bà Rịa-Vũng Tàu, về tội “Dâm ô với trẻ em.”

Công an cho hay, ngày 11 Tháng Bảy, 2016, bà TTTT (37 tuổi) tố cáo ông Thủy, cùng nơi ở tại chung cư Lakeside, phường Nguyễn An Ninh, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đã dâm ô với con gái 8 tuổi của mình. Ngoài ra, bà còn cung cấp thêm thông tin của nhiều bé gái đã bị ông Thủy xâm hại tình dục.

Qua điều tra, công an Vũng Tàu đã làm rõ và xác định từ năm 2012-2014, ông Thủy đã có hành vi dâm ô đối với năm bé gái khác tại thành phố Vũng Tàu.

Tin cho biết, ngày 18 Tháng Tám, 2016, cơ quan Cảnh Sát Điều Tra đã khởi tố vụ án “xâm hại tình dục trẻ em” đối với ông Thủy để điều tra, nhưng sau một thời gian khá dài không khởi tố bị can dư luận bất bình, báo chí lên tiếng.

Tháng Ba, 2017, dưới áp lực của dư luận, Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang yêu cầu lãnh đạo Bộ Công an, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao ra lệnh các cơ quan tư pháp, điều tra sớm làm rõ và có kết luận về vụ việc này. Sau đó công an Vũng Tàu mới khởi tố ông Thủy để điều tra. (Tr.N)

Nghệ sĩ Hồng Vân và GS Ngô Bảo Châu đang bị bọn tuyên giáo viết bài chửi rủa te tua…

From facebook:  Christina Le
Nghệ sĩ Hồng Vân và GS Ngô Bảo Châu đang bị bọn tuyên giáo viết bài chửi rủa te tua…

Vì sao họ bị vậy? Tôi ví như việc họ làm giống như một người ko chịu tránh mà lại đi ngược chiều với một đàn Bò cực kì đông đúc đang hung hăng lao về phía trước. Nên họ bị đàn Bò húc phải, đạp phải, dẵm phải là chuyện quá bình thường.

Một người thì dám xây cái trường học to đẹp làm cho Đảng mất mặt vì ko thể tranh công, ko thể bắt nhân dân phải đội ơn nhờ Đảng mới có cái trường đẹp mà học

Một người dám khen Nhật, chê bai nước ta toàn đồ giả, phải dùng thuốc chữa bệnh giả. Thiên đường thì xài hàng mã là điều đương nhiên, ko những thuốc chữa bệnh giả đâu mà BS giả ( BS học giả bằng thật ), nhân viên y tế xài bằng giả, Cán bộ xài bằng giả, Giáo Sư giả ( Một số chức danh GS mà chỉ VN tự phong tự công nhận, cả thế giới họ ko công nhận ). Có gì to tát mà phải lên tiếng…

Cái kết của việc đi ngược chiều với lại Đàn Bò đông đúc nó là như vậy, ko bị nó dẵm đạp chết là may rồi

(Văn Hoàng)