Tổng thống Trump sẽ làm gì với Bắc Hàn?

Tổng thống Trump sẽ làm gì với Bắc Hàn?

 

Nguyễn Ngọc Sẵng (Danlambao) – Bắc Hàn, từ ba thế hệ dòng họ Kim, đều khẳng định rằng muốn tránh chiến tranh với Mỹ, hoặc bị thay thế thể chế bắt buộc phải có vũ khí nguyên tử và họ bắt đầu thực hiện việc nầy từ năm 1950. Họ luôn luôn tìm cách tăng cường sức mạnh quân sự cho dù phải trả giá rất đắt trong kinh tế và dân sinh. Với họ, vũ khí nguyên tử để ngăn chặn sự tấn công, để bảo vệ sự sống còn, ngăn ngừa sự thay đổi chế độ, theo nhận định của Kingstone Reif, giám đốc hiệp hội giải trừ quân bị và kiểm soát vũ khí.

 
Dòng họ Kim đã từng học bài học về Saddam Hussei năm 2003, Muammar Qaddafi năm 2011; cả hai nhà độc tài nầy đều có vũ khí nguyên tử và đều từ bỏ nó vì áp lực của quốc tế, và cả hai đều bị tiêu diệt bởi Mỹ khi những nhà làm chính sách Hoa Kỳ cho rằng vũ khí đó đe dọa Hoa Kỳ.
 
Trên tờ TIME ngày 8 tháng 9 năm 2017, nhà báo Ian Bremmer viết bài bình luận “These Are President Donald Trump’s Only Options for North Korea” (Những lựa chọn duy nhất của Tổng thống Trump cho vấn đề Bắc Hàn), nhà báo cho rằng, tạm thời cứ để mọi việc diễn tiến như vậy, nhưng vị Đại Sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, bà Nikki Haley cho rằng phải chấm dứt hành động nầy. Bremmer đưa ra năm lực chọn có thể thực hiện.
 
Lực chọn thứ nhất: tấn công để mặc cả
 
Bắt đầu với tinh thần hy vọng chiến thắng quân sự, Mỹ sắp xếp một cuộc thương lượng giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn có sự tham dự của các bên liên quan như Nam Hàn, Nhật Bản, Trung Cộng và Liên Sô. Mục tiêu chỉ loại trừ vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn và vẫn giữ chế độ của nhà Kim, nhưng hai mục tiêu nầy mâu thuẫn lẫn nhau vì ỦN (Kim Jong-un) cương quyết theo đuổi mục tiêu nguyên tử như là biện pháp duy nhất bảo đảm Hoa Kỳ không thể tấn công hay thay đổi chế độ ở Bắc Hàn. Ngược lại, nếu Bắc Hàn có bom nguyên tử thì đó là mối đe dọa cho Mỹ. Theo những nhà phân tích quân sự thì sự đe dọa có thể xảy đến trong vòng một năm tới. Không còn lựa chọn nào khác, mặc dù Liên Sô, Trung Cộng đưa đề nghị là tạm thời đóng băng (freeze) chương trình nguyên tử Bắc Hàn, để đổi lại Mỹ phải từng bước dừng thao diễn quân sự với Nam Hàn vì Bắc Hàn coi đây là sự thao dượt để tấn công họ. Mỹ không đáp ứng đề nghị nầy.
 
Lựa chọn thứ hai: tăng thêm cấm vận
 
Tuần qua, Tổng Thống Putin tuyên bố “cho dù ỦN và dân Bắc Hàn có ăn cỏ đi nữa họ vẫn tiếp tục chương trình nguyên tử, mọi cấm vận sẽ không làm thay đổi họ”. Liên Hiệp Quốc và Mỹ đã cấm vận Bắc Hàn từ năm 2006, khi Bắc Hàn thử nguyên tử lần đầu, nhưng cấm vận không mang lại hiệu quả mong đợi. Và chỉ có kết quả khi mục tiêu khiêm tốn và giới hạn. Một điều cần ghi nhận là kể từ năm 2006 đến nay, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc quyết định cấm vận Bắc Hàn chín (9) lần, nhưng giải pháp cấm vận để thương lượng với Bắc Hàn đều không đạt kết quả mong muốn.
 
Vả lại, cấm vận Bắc Hàn cũng là gián tiếp cấm vận Trung Cộng, nước cung ứng hơn 90 phần trăm thực phẩm, nhiên liệu và trao đổi mậu dịch với Bắc Hàn. Hoa Kỳ cũng không có nhiều khả năng dùng đòn bẩy mậu dịch để thúc ép Trung Cộng làm áp lực với Bắc Hàn vì có nguy cơ xảy ra chiến tranh kinh tế với Trung Cộng dù phần thắng nghiêng về phía Hoa Kỳ, nhưng với mức mậu dịch lên đến 650 tỷ Mỹ Kim hằng năm, Hoa Kỳ không thể tránh khỏi thiệt hại nặng.
 
Lực chọn thứ ba: tấn công vào kho vũ khí nguyên tử
 
Đây là chọn lựa hữu lý để tiêu hủy kho vũ khí nguyên tử Bắc Hàn mà tình báo Mỹ ước tính có khoảng 60 quả bom nguyên tử. Câu hỏi được đặt ra là điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ không tìm kiếm hết số lượng bom nguyên tử mà Bắc Hàn có? ỦN sẽ làm gì với số bom còn lại nầy? Nếu dùng bộ binh tấn công Bắc Hàn thì họ sẽ có đủ thì giờ dùng hỏa tiển, pháo binh tấn công Nam Hàn, quân Mỹ đang đồn trú tại Nam Hàn và cả Nhật Bổn, đó là chưa trù liệu việc Trung Cộng sẽ có hành động gì.
 
Nguy cơ to lớn nhất là có thể có khoảng 100 ngàn người dân Nam Hàn sẽ bị pháo binh Bắc Hàn tiêu diệt trong thời gian ngắn trong tầm 35 dặm từ nơi đặt súng đến mục tiêu.
 
Lực lượng chính trong cuộc tấn công có thể là quân đoàn 8 ở Nam Hàn do viên tư lệnh quân đoàn là Thiếu Tướng Lương Xuân Việt, người Việt đầu tiên mang cấp tướng trong quân lực Hoa Kỳ, ông tỏ ra rất tự tin trong tình thế.
 
Tổng hành dinh quân đoàn 8 nằm ở doanh trại Humphreys, nơi mới được tân trang tới trên 10 tỷ USD. Quân đoàn 8 có số lượng khoảng trên 2 vạn người là lực lượng nòng cốt của quân đội Mỹ tại bán đảo Nam Hàn.
 
 
Lựa chọn thứ tư: thay đổi thể chế
 
Nếu tấn công toàn diện thì Mỹ sẽ thắng cho dù Bắc Hàn đang có 1.1 triệu quân nhân, 4.300 xe tăng, 2.500 thiết giáp, 70 tàu ngầm, 300 trực thăng, hàng ngàn súng đại bác và hơn 1.300 phi cơ các loại. Dù chế độ thay đổi, nhưng sẽ có nhiều vấn nạn xuất hiện như chế độ cha truyền con nối của dòng họ Kim trị vì 70 năm, người dân Bắc Hàn không biết còn có những thể chế chính trị khác để tự chọn lựa; ước lượng 3 triệu người sẽ chạy sang Trung Cộng thay vì chạy sang Nam Hàn; những vũ khí nguyên tử sẽ lọt vào tay ai? Trung Cộng có làm ngơ cho việc nầy không? nếu không thì sao? rồi cả Bắc và Nam Hàn có thống nhất không?
 
Lựa chọn thứ năm: không làm gì cả
 
Hẳn chúng ta còn nhớ vào năm 1998, Pakistan thử vũ khí nguyên tử lần đầu tiên, cũng bị thế giới cấm vận, rồi từ từ dở bỏ cấm vận. Thế giới lần lần làm quen với thực tế mới (new reality), rồi vì sự an toan của những nước cùng có bom nguyên tử nên không nước nào dám ngang ngược, làm càn. Liệu trường họp nầy xảy ra cho Bắc Hàn không?
 
Hiện tại có chín nước có vũ khí nguyên tử: Mỹ, Liên Xô, Tàu, Anh, Pháp, Do Thái, Pakistan, Ấn Độ và Bắc Hàn. Mỗi nước đều có đồng minh, có quyền lợi đan chen vào nhau, nên hy vọng rằng không nước nào điên rồ để tự sát và đồng minh của họ cũng vì quyền lợi mà can thiệp.
 
Nhà báo Panos Mourdoukoutas của tờ Forbes, ngày 8 tháng 9 viết rằng: “không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Cộng có thể thuyết phục ỦN ngưng thử nghiệm vũ khí nguyên tử, đổi lại Mỹ phải ngừng can thiệp vào Biển Đông để Trung Cộng tự do viết luật hàng hải, khai thác tài nguyên thiên nhiên và để thoả mãn tinh thần tự tôn dân tộc mà họ nuôi dưỡng từ lâu”. Trung Cộng tận dụng mọi cơ hội cho tham vọng độc chiếm Biển Đông và lâm le vùng đất giàu có Hoa Kỳ mà chính Mao Trạch Đông không úp mở, nói thẳng rằng Trung Cộng muốn chiếm Hoa Kỳ để dân Trung Quốc có đủ chỗ sống trong tương lại.
 
Giải pháp mà Trung Cộng và Liên Xô luôn nằng nặc đòi là dùng đàm phán để Bắc Hàn ngừng (ngừng, không bỏ) phát triển vũ khí nguyên tử. Đây có thể là chiến lược mua thời gian để Bắc Hàn hoàn thành chương trình vũ khí nguyên tử. Và khi đó họ thực sự là một quốc gia thủ đắc nguyên tử thì tình hình thế giới sẽ khác hẳn. “Trục Ma Quỉ Iran, Liên Xô, Trung Quốc có thêm Bắc Hàn” sẽ đưa thế giới lại trở lại thế lưỡng cực, một bên là Tư Bản chỉ lo quyền lợi riêng mình, một bên là Trục Ma Quỉ với mưu đồ bá chủ thế giới, mà chủ bài là Trung Cộng ôm túi tham không đáy. Có chăng Thế Chiến Thứ Ba? Việt Nam sẽ đi về đâu nếu Trục Ma Quỉ thắng?
 
13/9/2017
 

23 tổ chức kêu gọi áp dụng Luật Magnitsky lên 15 quốc gia

23 tổ chức kêu gọi áp dụng Luật Magnitsky lên 15 quốc gia

  • Giới chức Việt Nam bị đề nghị trừng phạt: Giám Đốc Công An Tỉnh Gia Lai

Mạch Sống, ngày 13 tháng 9, 2017

http://machsongmedia.com

Hãng thông tấn Reuters hôm nay chạy tin về bức thư chung của 23 tổ chức nhân quyền hàng đầu của Hoa Kỳ, kêu gọi Hành Pháp Trump áp dụng các biện pháp trừng phạt của Luật Magnitsky Toàn Cầu lên 15 quốc gia. Xem: http://af.reuters.com/article/africaTech/idAFL2N1LS11A

“Là những tổ chức tập trung phát huy các quyền con người phổ cập và công cuộc chống tham nhũng, chúng tôi tán thán Quý Ngài về quyết tâm thực thi Luật Magnitsky Toàn Cầu (PL 114-­‐328, Subtitle F); luật này cho phép Tổng Thống áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế và hạn chế cấp visa cho các người ngoại quốc để đáp trả một số vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và hành vi tham nhũng lớn,” lá thư chung trình bày với Bộ Trưởng Ngoại Giao và Bộ Trưởng Ngân Khố Hoa Kỳ.

Tháng 4 vừa qua Tổng Thống Donald Trump đã gửi văn thư cho Quốc Hội, cam kết sẽ chấp hành một cách mạnh mẽ và triệt để Luật Magnitsky Toàn Cầu, được Quốc Hội thông qua vào cuối năm 2016 và Tổng Thống tiền nhiệm Barack Obama ký ban hành ngay trước Giáng Sinh.

Theo luật này, những giới chức chính quyền và kể cả các cộng tác viên ngoài chính quyền có thể bị Hoa Kỳ từ chối visa nhập cảnh, dù là đi công vụ, và đóng băng các tài sản ở hoặc đang trung chuyển qua Hoa Kỳ.

Bà Trần Thị Hồng sau một trận tra tấn, dưới sự chỉ huy của công an Tỉnh Gia Lai, ngày 14/04/2016 

“Các tổ chức đồng ký tên đã phối hợp chặt chẽ với nhau từ đầu năm nay để lọc ra 15 hồ sơ tiêu biểu cho 15 quốc gia và rồi cùng chung sức vận động,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, nói. “Đây cũng là các tổ chức đã cùng nhau vận động Quốc Hội thông qua Luật Magnitsky Toàn Cầu năm ngoái.”

Trong số 15 hồ sơ thì 10 hồ sơ liên quan đến vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở các quốc gia Azerbaijan, Bahrain, China, Egypt, Ethiopia, Mexico, Saudi Arabia, Tajikistan, Uzbekistan và Việt Nam.

Hồ sơ được chọn cho Việt Nam liên quan vụ tra tấn và khủng bố tinh thần Bà Trần Thị Hồng kéo dài suốt 2 tháng sau khi Bà tiếp xúc với phái đoàn Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vào cuối tháng 3 năm 2016.

Theo Ts. Thắng, trước khi đưa một người vào hồ sơ, các tổ chức đã cùng nhau nghiên cứu kỹ lưỡng để quy trách nhiệm. Trong trường hợp kể trên, BPSOS đã cùng với Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam gửi nhiều bản báo cáo liên tục đến các văn phòng đặc trách nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Khi chính quyền Việt Nam ở cấp quốc gia trả lời Hoa Kỳ và LHQ, thì có nghĩa là họ đã phải hội ý với cấp tỉnh. Song song, Liên Minh Bài Trừ Tra Tấn ở Việt Nam giúp Bà Hồng thảo đơn tố giác gửi các cấp chính quyền phường, huyện, tỉnh và trung ương với giấy báo phát.

“Với phương pháp quy chiếu tam giác từ nhiều hướng, điểm giao nhau chính là đầu mối trách nhiệm”, Ts. Thắng giải thích.

Số 5 hồ sơ liên quan đến tham nhũng đáng kể bao gồm các quốc gia Congo, Liberia, Panama, Nga và Ukraine.

Liên minh 23 tổ chức nhân quyền Hoa Kỳ này đã chia nhau đi vận động các văn phòng dân biểu và thượng nghị sĩ để đôn đốc Bộ Ngoại Giao và Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ thực thi nghiêm chỉnh và rốt ráo Luật Magnitsky Toàn Cầu. Hai Thượng Nghị Sĩ tác giả của Luật Magnitsky Toàn Cầu ở Thượng Viện cũng đã đưa ra một danh sách, phần lớn dựa vào danh sách của 23 tổ chức, để yêu cầu Hành Pháp Trump trừng phạt. Trong thời gian ngắn tới đây, các dân biểu đồng tác giả của Luật Magnitsky Toàn Cầu ở Hạ Viện cũng sẽ danh sách của họ cho Hành Pháp Trump.

“Chúng tôi sẽ tổ chức một buổi họp báo quy mô vào cuối tháng 10,” Ts. Thắng cho biết. “BPSOS đang thu xế để Ms. Nguyễn Công Chính và Bà Trần Thị Hồng hiện diện tại sự kiên quan trọng này.”  

Song song với nỗ lực chung với 22 tổ chức nhân quyền Hoa Kỳ, BPSOS thực hiện cuộc vận động nhắm riêng vào Việt Nam. Trong Ngày Vận Động Cho Việt Nam, ngày 29 tháng 6, vừa qua, hàng trăm người Mỹ gốc Việt đến từ 30 tiểu bang đã trao cho 70 văn phòng Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ danh sách gần 180 quan chức chính quyền Việt Nam với đề nghị trừng phạt.

Trong trường hợp vi phạm nhân quyền mang yếu tố tôn giáo thì biện pháp trừng phạt được bổ sung bởi Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế: vợ, chồng, con của đương sự cũng bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ; nếu đang ở Hoa Kỳ thì bị trục xuất.

Nhiều tờ báo lớn của Hoa Kỳ và quốc tế đã chạy bản tin của Reuters. 

Tài liệu liên quan:

Thư chung của 23 tổ chức nhân quyền Hoa Kỳ và danh sách đề nghị trừng phạt: http://www.humanrightsfirst.org/sites/default/files/Global-Magnitsky-2017.pdf

Đề nghị trừng phạt theo Luật Magnitsky Toàn Cầu: Thêm 1 bước tiến
http://machsongmedia.com/vietnam/danchu/1239-2017-08-12-00-41-24.html

Liệu chế độ độc tài có ngại Luật Magnitsky?
http://machsongmedia.com/vietnam/nhanquyen/1233-2017-07-19-22-48-31.html

Bảo tàng vắng như… chùa Bà Đanh, vẫn ‘đòi’ 11.000 tỉ xây mới

From facebook:   Nguyễn Thúy Hạnh‘s post.

Y tế có tiền thuốc giả, giao thông có BOT, giáo dục có tiền “cải cách”… bộ văn hoá ko xây tượng đài và bảo tàng thì cạp đất mà ăn à, thắc mắc gì?

TTO – Việc Bộ Xây dựng vừa gửi văn bản lên Thủ tướng xin tháo gỡ về vốn để tiếp tục triển khai dự án xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã vấp phải phản…
TUOITRE.VN

Steve Jobs CHẾT VÌ Y KHOA ĐÔNG Y !

Steve Jobs CHẾT VÌ Y KHOA ĐÔNG Y !

Mấy anh Chinese sang Mỹ mở trường Y Khoa Đông Y, bắt mạch cho thuốc và châm cứu. Điều kiện vào học ghi tên sau khi học hết 2 năm tổng quát ở trường community college, không có thi tuyển english hay biology (english and biology entrance examination). Thầy dạy là người Chinese, nói tiếng Anh còn ngập ngừng (broken English), nhập nhằng 2 năm ra trường mang danh Doctor of Oriental Medicine (ODM). Mấy anh ODM đâu có biết chữ hán (chinese character) để kê đơn cho bệnh nhận mua thuốc tàu về sắc uống, bổ túc thêm, mấy anh ODM bày trò châm cứu, bày trò châm sâu, châm nông, kéo dài thời gian châm cứu, đểu thu học phí hai năm. Thày chưa rành, làm sao học trò khá lên được. Toàn bố láo, bịp thiên hạ!  

Steve Jobs : CHẾT VÌ NGU

 Chữa ung thư bằng đông y làm tăng nguy cơ tử vong

Trong lãnh vực y học, tác giả Laurent Alexandre đặt câu hỏi trên tuần báoL’Obs : « Ai đã giết Steve Jobs ? » số ra tuần này. Nhà sáng lập tài ba của Apple đã gây ra cơn bão trong kỷ nguyên kỹ thuật số, là mộtcon người đầy nghịch lý. Ông là nạn nhân của sự “mê tín” đông y và các biện pháp thay thế tây y.

Tháng 10/2003, khi phát hiện một khối u ở tụy tạng có khả năng chữa khỏi, các bác sĩ đề nghị mổ khẩn cấp, nhưng Steve Jobs từ chối. Dù người thân phản đối, ông tự chữa trị bằng đông dược và các phương pháp khác như châm cứu, dùng thực phẩm sạch và các viên nang chứa tinh chất thực vật, thậm chí cầu viện cả thầy pháp. Đến 2004, khối u đã di căn. Jobs rốt cuộc chấp nhận phẫu thuật, nhưng đã quá trễ.

Ông mất khi mới 56 tuổi, không thể thấy được ngày nay chiếc điện thoại thông minh mà ông phát minh đóng vai trò quan trọng như thế nào trong y học thế kỷ 21. Chiếc iPhone  tương lai phụ trách liên lạc với bác sĩ  và trí thông minh nhân tạo sẽ phân tích những dữ liệu từ xa. Những phương pháp thay thế y khoa chính thống đã ngăn trở Steve Jobs tham gia vào cuộc cách mạng y học này.

Steve Jobs không phải là bệnh nhân ung thư duy nhất tử vong vì đông dược và những thứ tương tự. Một công trình nghiên cứu của giáo sư  Skyler Johnson, trường đại học Yale cho thấy những nguy hiểm của việc chỉ trông cậy vào khí công, yoga, châm cứu, ăn kiêng, ngồi thiền, thảo dược…thay cho những phương pháp điều trị đã được khoa học chứng minh (phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, miễn dịch học và hormone). Những bệnh nhân này chịu rủi ro tử vong cao gấp năm lần, trong vòng 5 năm kể từ khi phát hiện bệnh, so với những người được chữa trị bằng các phương pháp cổ điển.

Tuần báo The Economist cũng báo động mối nguy hiểm của đông y, đang được Trung Quốc rầm rộ quảng bá theo chỉ thị của Tập Cận Bình. Số bệnh viện đông y tại Trung Quốc từ 2.500 năm 2013 đã tăng lên 4.000 năm 2015, số lương y được cấp phép tăng 50%, lên trên 450.000 người. Chính quyền Trung Quốc còn lợi dụng mạng lưới các Viện Khổng Tử để xúc tiến đông y tại Anh, Mỹ và nhiều nước khác.

From Do Tan Hung & Nguyen Kim Bang

THI SĨ HỮU LOAN VÀ VỢ LÀ NHÂN CHỨNG, LÀ NẠN NHÂN TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

From facebook:    Tai Nguyen shared Quốc Trần‘s post.

Image may contain: 2 people, people sitting

Quốc Trần

 

Đạo đức Hồ Chí Minh trong thực hành

THI SĨ HỮU LOAN VÀ VỢ LÀ NHÂN CHỨNG, LÀ NẠN NHÂN TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

Hãy nghe ông kể:  

“Lúc đó còn là chính trị viên của tiểu đoàn, tôi thấy tận mắt những chuyện đấu tố. Là người có học, lại có tâm hồn nghệ sĩ nên tôi cảm thấy chán nản quá, không còn hăng hái nữa. Thú thật, lúc đó tôi thất vọng vô cùng.

Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá, cách xa nơi tôi ở 15 cây số, có một gia đình địa chủ rất giàu, nắm trong gần 500 mẫu tư điền. Trước đây, ông địa chủ đó giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước. Ông thấy bộ đội sư đoàn 304 của tôi thiếu ăn, nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chỗ đóng quân để ủng hộ. Tôi là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông.

Thế rồi, một hôm, tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu tố. Hai vợ chồng ông bị đem ra cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để hở hai cái đầu lên. Xong họ cho trâu kéo bừa đi qua đi lại 2 cái đầu đó, cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, cán bộ cấm đoán dân chúng cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng.

Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ tôi hằng nhớ ơn, tôi trở về xã đó xem cô con gái họ sinh sống ra sao vì trước kia tôi cũng biết mặt cô ta. Tôi vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh của một cô bé cứ buổi chiều lại lén lút đứng núp bên ngoài cửa sổ, nghe tôi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn.

Lúc gần tới xã, tôi gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc. Cô đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói. Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, tôi đến gần và hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc rưng rức và nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi; hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong chiếc miếu hoang, cô rất lo lắng, sợ bị làm bậy và không biết ngày mai còn sống hay bị chết đói.

Tôi suy nghĩ rất nhiều, bèn quyết định đem cô về làng tôi, và bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ.

Sự quyết định của tôi không lầm. Quê tôi nghèo, lúc đó tôi còn ở trong bộ đội nên không có tiền, nhưng cô chịu thương chịu khó, bữa đói bữa no … Cho đến bây giờ cô đã cho tôi 10 người con – 6 trai, 4 gái – và cháu nội ngoại hơn 30 đứa…”

Khi con mình đã chết !!!

From fgacebook:   Dang Van Tuan‘s post.

 
Image may contain: 1 person, sitting
Image may contain: one or more people
Image may contain: 1 person, text
Image may contain: one or more people and text

Dang Van Tuan added 4 photos and a video — with Lê Hữu Nghiệp 

Khi con mình đã chết !!!

Khi được báo , con mình đã chết
Mẹ bàng hoàng , không nghỉ đó là con
Con tôi đang mạnh khoẻ đó mà
Sao lại chết ? Hay là lầm ai đó
Mẹ bôn ba đến bệnh viện nhận con
Con nằm đó , ôi mình đầy thương tích
Ôi con tôi , ôi khúc ruột của tôi !
Mẹ lặng chết bên cạnh con lạnh giá
Đồn công an , mầy đã giết con tao
Trên đầu có một đường dài rạn nứt
Não nát nhừ , có còn ven nữa đâu
Hai buồng phổi cũng sưng phù trương nước
Con của tôi , ôi khúc ruột của tôi
Chúng gian ác , chúng đánh bằng roi điện
Thi thể nầy có trăm vết bầm thâm
Và dấu tích còng chân tay còn đó
Con của tôi , tội tình gì phải chết
Chết âm thầm trong đồn của công an
Điều tra chi mà đánh đập bạo tàn
Mang cái chết ức oan đầy ai oán ?
Xin thượng đế dùm thương cho dân chúng
Nước Việt Nam đầy rẩy những dân oan
Xin hãy xoá chế độ chuyên giết chóc
Chúng giết dân , rồi đổ lổi tại dân

Việt Nam trở thành thiên đường của sự giả dối

Việt Nam trở thành thiên đường của sự giả dối

 
Hải Âu (Danlambao)  Có thể nói Việt Nam là một thiên đường của những điều, những thứ giả tạo. Trong thiên đường xã nghĩa của đảng cộng sản, người ta có thể nhìn thấy con người đối xử với nhau bằng đạo đức giả, trao đổi với nhau bằng tiền giả, chữa trị cho nhau bằng thuốc giả… Những điều, những thứ giả dối ấy rồi cũng có ngày được phơi bày trước ánh sáng của sự thật và công lý. Nhưng trớ trêu thay, trong thiên đường của sự dối trá được đảng cộng sản định hướng xã hội chủ nghĩa thì ánh sáng của sự thật cũng bị che phủ bởi cái bằng giả của những kẻ cầm cán cân công lý.
Với một người có chức vụ thẩm phán nhưng lại sử dụng bằng giả thì quả thật là điều tồi tệ cho ngành toà án nói riêng và nền tư pháp Việt Nam nói chung. Đó cũng chính là điều khủng khiếp cho những người không may được phán xử bởi những kẻ sử dụng bằng giả như Nguyễn Thị Nga-Thẩm phán sơ cấp TAND Tp Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Nguyễn Thị Nga (SN 19/7/1976 tại Thái Nguyên), tốt nghiệp năm 1998 chuyên ngành Tư pháp, hạng Trung bình, số hiệu bằng B36704. Thẩm phán TAND thành phố Thái Nguyên bị tố cáo là sử dụng bằng tốt nghiệp cấp ba giả. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên khẳng định: “Kỳ thi tốt nghiệp PTTH diễn ra ngày 3/6/1994, thí sinh Nguyễn Thị Nga (học sinh Trường PTTH Đồng Hỷ, tỉnh Bắc Thái cũ) đạt 6 điểm môn Văn, 2 điểm môn Hoá học, 4 điểm môn Toán học và 5,5 điểm môn Nga văn. Tổng điểm thi của thí sinh Nguyễn Thị Nga là 17,5 điểm. “Với kết quả thi như vậy, thí sinh Nga không thể được cấp Bằng tốt nghiệp PTTH”.
“Việt Nam có cả rừng luật nhưng những kẻ cầm quyền chỉ xài luật rừng”. Một nhận định vừa mang tính châm biếm, vừa nói lên thực trạng của nền tư pháp dưới sự cai trị của đảng cộng sản. Không biết bao nhiêu công dân trở thành nạn nhân của những vụ án oan do những kẻ đại diện pháp luật gây ra. Cuộc sống của những tù nhân oan sai là sự chia cách tình thân, gia đình tan nát, làng xóm nguyền rủa, xã hội khinh bỉ cùng với những điều tồi tệ nơi chốn lao tù. Đó là tất cả những gì họ nhận được sau lời tuyên án được thẩm phán xướng lên trước khi kết thúc phiên toà.
Nguyễn Thanh Trấn, Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Minh Hùng, Hàn Đức Long, Trần Văn Chiến, Bùi Minh Hải… là những cái tên trong vô số những vụ án oan gây trấn động dư luận Việt Nam. Dù rằng họ đã may mắn được minh oan sau hàng năm trời chịu cảnh tù tội với những tội danh khủng khiếp: giết người, cướp của, hiếp dâm. Nhưng với những gì họ phải chịu đựng trong suốt quá trình tù tội oan thì không gì có thể bù đắp nổi.
Những kẻ nhân danh pháp luật với chức vụ thẩm phán đã vội vàng kết án khi tình tiết vụ việc còn uẩn khúc. Nhiều vụ án cho thấy có sự thông đồng giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát nhằm sớm kết thúc vụ án. Bên cạnh đó khả năng, trình độ cũng như tư cách đạo đức của thẩm phán cũng là một vấn nạn trong nền tư pháp tại Việt Nam.
Vụ việc Thẩm phán TAND thành phố Thái Nguyên sử dụng bằng cấp ba giả chỉ là một trong vô số điều bất cập của nền tư pháp. Ngành toà án đã để lại quá nhiều vết nhơ khi những kẻ cầm cán cân công lý nhưng lại bất chấp sự thật, sử dụng bằng giả để thực thi pháp luật. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ án oan. Chắc chắn nhân dân Việt Nam sẽ còn phải chứng kiến những vụ án oan khi nền tư pháp vốn dĩ chỉ là công cụ của một chế độ được hình thành từ sự dối trá. Để rồi những cái tên tử từ oan như Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng vẫn đang để lại dấu chấm hỏi lớn cho nền công lý bị điều khiển dưới ách của đảng cộng sản.
12/9/2017

Lịch sử nào, mà tha thứ cho ngày hôm nay? (*)

 
 
From facebook: Hoang Le Thanh

Lịch sử nào, mà tha thứ cho ngày hôm nay? (*)

Tuấn Khanh – 12-9-2017

Thật khó tưởng tượng được rằng, khi chứng kiến đồng loại với những dấu vết bị trói và đánh đập đến chết nhưng ông Nguyễn Tiến Hải, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Thuận lại nhanh chóng đưa ra một kết luận đơn giản rằng “đã xảy ra một vụ đánh nhau” tại nhà tạm giữ công an của TP Phan Thiết.

Hình ảnh: Anh Võ Tấn Minh bị đánh chết ở đồn công an. Ảnh: FB Châu Đoàn

Ông Hải nói rằng “trích xuất” qua camera an ninh của nhà giam (chứ không là nguyên bản), cho thấy. Nhưng nghe sao mà khó tin đến vậy. Một nghi phạm bị đưa đi vào nhà giam của công an, sau đó lại bất ngờ xảy ra một “vụ đánh nhau” không xác định – lời của ông Hải mô tả – khiến người ta rùng mình. Vì bởi nếu có một vụ đánh nhau như vậy, nạn nhân Võ Tấn Minh, 25 tuổi, chắc chắn đã bị không ít người tổ chức cùng đánh đến chết. Các dấu vết để lại cho thấy có từ phía sau đầu, đánh vào chân, ngực, tay đầy chủ đích… Đồn công an của nhà nước Việt Nam sao lại có sẳn một lực lượng “đánh nhau” sẳn sàng và chuyên nghiệp để kết liễu con người đến vậy?

Còn nếu trại giam không có “đánh nhau”, anh Võ Tấn Minh chỉ có thể bị trói và đánh đập đến chết. Vì qua video gia đình của anh quay lại vào ngày 10/9/2017, rất chi tiết, cho thấy hai cổ tay anh Minh bị xiết chặt và hằn đầy máu bầm của dây trói. Ông Nguyễn Tiến Hải nhân danh sự nghiệp của mình, hay bằng “lương tâm” loại gì để tuyên bố thật nhanh cho một nghi án mà bất kỳ người dân thường ít học, xem qua vẫn có được các suy đoán khác?

Mà bất luận là lý do gì đi nữa, cái chết của một công dân chưa bị kết án trong sự quản thúc của công an, là trách nhiệm và danh dự của ngành này. Giải thích như thế nào đi nữa, một khi đồn công an đưa người sống vào, trả xác chết ra là một dấu hiệu suy đồi và đen tối của ngành, mà cụ thể lúc này, trách nhiệm của công an tỉnh Ninh Thuận phải chia đủ cho từng người.

Tính từ đầu năm đến nay, ở Việt Nam, trung bình mỗi tháng có một vụ chết người đầy ẩn ức trong trại tạm giam. Nhưng riêng nhà tạm giam tạm giữ ở Phan Rang, Ninh Thuận gần đây đã tỏa sáng bất thường trên đất nước, trong việc góp 2 nạn nhân trong vòng 2 tháng. Nhắc lại cho rõ, đó là cái chết của anh Nguyễn Hồng Đê, 25 tuổi, vào tháng 7 vừa rồi. Và nay là đến anh Võ Tấn Minh, 25 tuổi, mà công an nói miệng là nghi can có chứa heroin trong người.

Cũng chưa có ai quên nổi chuyện cái chết rùng rợn đau thương của anh Nguyễn Hữu Tấn vào ngày 3/5/2017. Khi công an trả xác về, gia đình anh Tấn nhìn thấy trên cổ của anh chi chít những vết cắt bất thường không thuận tay. Dĩ nhiên, một kịch bản được dựng nên để diễn giải cho sự vô can, nhưng không ai tin nổi lời giải thích của các điều tra viên ở Vĩnh Long là anh Tấn chết do tự cắt cổ, từ dao rọc giấy của họ.

Tôi chỉ là dân thường. Thậm chí rất tầm thường. Nên tôi không bao giờ có thể đi qua nổi cảm giác đau đớn và tức giận khi nhìn thấy đồng loại của mình chết nghẹn ngào và oan khuất. Đặc biệt là nghẹn ngào và oan khuất từ chốn công quyền.

Lâu nay, những vụ chết người, khổ nạn như vậy nếu như không có tin tức từ cộng đồng mạng dấy lên, thì thường báo chí nhà nước cũng chỉ đưa tin qua loa lấy lệ. Các quan chức liên đới, đại biểu quốc hội… thì chỉ dám mở miệng bàn chuyện gái mại dâm hay quần bò, bất chấp những chuyện như bị thương nặng, chết người trong đồn công an diễn ra đều đặn, quặn căm lòng xã hội.

Tiếng khóc từ video của gia đình anh Võ Tấn Minh vang vọng, gào thét “anh thức dậy đi anh ơi” khiến tim tôi thắt lại. Không có loại âm nhạc nào mô tả được nỗi đau, kinh hoàng bằng tiếng khóc của mẹ, của vợ, của chị… Tiếng kêu gào của người dân tuyệt vọng tận đáy xã hội cứ nhắc tôi về những hình ảnh đẹp đẽ của các nhà lãnh đạo, quan chức cao cấp của Việt Nam, kể cả trong ngành công an, vẫn cung kính thắng nhang cúng chùa, xây đền, góp tiền cho tượng tháp… Mọi thứ đó trong thoáng chốc đã bật ra sự lố bịch, rẻ rúng. Đồng loại thì khốn khổ, trò mua hình bán dạng ấy, liệu có ích gì?

Tôi không tin rằng chuyện cái chết của anh Võ Tấn Minh, anh Nguyễn Hữu Tấn… hay còn nhiều người khác nữa sẽ sớm được minh bạch, oan hồn của người đã khuất khó mà sớm được thảnh thơi. Vì những lời nói dối vẫn luôn chực chờ đâu đó. Thậm chí, những hàng hàng dùi cui và khiên chắn vẫn luôn được chuẩn bị để bảo vệ cho những lời nói dối như thế.

Nhưng dù sao đi nữa, xin mọi người đừng quên ghi lại. Mọi sự kiện vẫn cần được ghi lại về ngày đen đúa, tuyệt vọng của đất. Xin đừng để mọi thứ bị lãng quên. Những học trò ở Hàm Dương truớc khi bị chôn sống, vẫn ghi lại mọi thứ, để triều đại cao ngất của Tần Hủy Hoàng mãi mãi không bao giờ thoát khỏi lời nguyền rủa của nhân loại về sau. Nỗi đau và oan khiên cũng cần được trở thành lịch sử. Kẻ ác có thể dựng nên những loại lịch sử để ca tụng và lừa dối. Nhưng nhân dân cũng có những phiên bản lịch sử của sự thật được ghi xuống và lưu truyền. Lịch sử truyền đời từ hôm nay, nhắc rằng nền văn minh nhân loại không bao giờ lãng quên, không bao giờ dung thứ cho kẻ ác.

Clip nạn nhân Võ Tấn Minh bị đánh chết trong đồn công an ở thành phố Phan Rang, Tháp Chàm từ FB Châu Đoàn:

(*) Mượn lời bài hát “Im lặng là đồng lõa” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang

Nguồn: http://baotiengdan.com/…/lich-su-nao-ma-tha-thu-cho-ngay-h…/

Image may contain: one or more people
 

Dư luận nói gì về việc giảng dạy nhân quyền trong học đường?

Dư luận nói gì về việc giảng dạy nhân quyền trong học đường?

Hòa Ái, phóng viên RFA
2017-09-08
 
Ảnh minh họa: Blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy tại phiên tòa phúc thẩm ở Hà Nội ngày 22/9/2016.

Ảnh minh họa: Blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy tại phiên tòa phúc thẩm ở Hà Nội ngày 22/9/2016.

Photo: AFP
 

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án giảng dạy nhân quyền trong trường học từ cấp mẫu giáo đến bậc đại học, sẽ được thực hiện từ năm 2025.

Dạy thí điểm từ 2017 đến 2020

Đề án giảng dạy nhân quyền trong học đường vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt sẽ được thí điểm ở ba tỉnh tại ba khu vực, giai đoạn 2017 đến 2020 và sẽ thực hiện đồng bộ trong hệ thống trường học phổ thông, các trường đại học và dạy nghề kể từ năm 2025.

Truyền thông trong nước nêu rõ nội dung của đề án bao gồm cấp mẫu giáo sẽ được học các yếu tố cơ bản về quyền và trách nhiệm; cấp tiểu học sẽ được dạy một số kiến thức căn bản liên quan các nguyên tắc cũng như giá trị về nhân quyền; cấp trung học cơ sở sẽ được học các chuẩn mực về công bằng, khoan dung và tôn trọng sự khác biệt và cấp trung học phổ thông sẽ học về các định chế bảo vệ nhân quyền. Các trường dạy nghề sẽ truyền bá kiến thức cho học viên liên quan nội dung cơ bản của các quyền con người và quyền dân sự, quyền và nghĩa vụ của nhà tuyển dụng lẫn nhân viên trong mối liên hệ lao động. Bên cạnh đó, sinh viên các trường đại học và cao đẳng sẽ phải học cách thức áp dụng nhân quyền cũng như chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong bảo vệ dân sự và nhân quyền.

Mừng là mình đi theo các nước tiến bộ, học hỏi những điều hay để áp dụng vào giáo dục cho học sinh từ bé như thế thì tốt. Nhưng bên cạnh đó, tôi cũng có sự lo lắng vì những người truyền đạt về nhân quyền có đúng theo tiêu chuẩn quốc tế hay không? Thế hệ mà từ trước đến giờ không biết nhân quyền là gì hay họ không được tiếp thu đúng nghĩa của nhân quyền mà bây giờ họ truyền dạy lại thì không rõ hai chữ ‘nhân quyền’ có bị méo mó hay không
-Một phụ huynh

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận hầu hết phụ huynh, những người chú trọng đến việc học hành của con em mình, mà chúng tôi tiếp xúc đều bày tỏ sự vui mừng. Có cả những phụ huynh cho biết họ trông đợi điều này đã từ lâu vì các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam được giảng dạy về bạo lực cách mạng, tôn sùng cá nhân đã và đang dẫn đến hậu quả không ít thành phần trẻ của đất nước sống một cách hiếu chiến, bạo lực, ích kỷ, thậm chí thờ ơ và vô trách nhiệm với cộng đồng…Một phụ huynh ở Sài Gòn nói rằng bà rất phấn khởi khi nghe được thông tin về đề án giảng dạy nhân quyền trong học đường. Phụ huynh này chia sẻ:

“Mừng là mình đi theo các nước tiến bộ, học hỏi những điều hay để áp dụng vào giáo dục cho học sinh từ bé như thế thì tốt. Nhưng bên cạnh đó, tôi cũng có sự lo lắng vì những người truyền đạt về nhân quyền có đúng theo tiêu chuẩn quốc tế hay không? Thế hệ mà từ trước đến giờ không biết nhân quyền là gì hay họ không được tiếp thu đúng nghĩa của nhân quyền mà bây giờ họ truyền dạy lại thì không rõ hai chữ ‘nhân quyền’ có bị méo mó hay không? Chương trình giảng dạy nhân quyền áp dụng từ cấp mẫu giáo cho đến bậc đại học, mà nếu không khéo thành ra vô tình ươm sự tai hại vào đầu con trẻ.”

Chúng tôi đặt vấn đề với Giáo sư Vũ Phương Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng và Bảo trợ Chất lượng Giáo dục về nỗi lo lắng của phụ huynh liên quan đề án giảng dạy nhân quyền trong học đường, được thực hiện vào năm 2025. Ý kiến của Giáo sư Vũ Phương Anh về nỗi lo lắng của phụ huynh là hợp lẽ và bà Giáo sư còn đưa ra nhận định đề án không mang lại hiệu quả, với lý do:

“Tôi chỉ lấy một ví dụ rất gần gũi là Việt Nam trong nhiều năm nói rằng phải đẩy mạnh việc giảng dạy cho sinh viên ‘kỹ năng mềm’. Nhưng thật ra nói như vậy theo chủ trương, mà thực hiện thì dạy ‘kỷ năng mềm’ một cách rất là ‘không mềm’. Rồi có một dạo thì giáo dục pháp luật vào học đường cũng vậy. Tức là mọi điều chủ trương được viết trên giấy thì nghe rất hay, nhưng lúc làm thì không đến đâu cả, mang tính hình thức, không thực sự có hiệu quả.”

Hiệu quả của đề án là gì?

e3798ae7-1e35-4720-9e1b-58dba07fa0f1.jpeg
Luật sư Nguyễn Văn Đài, người được Đức trao giải thưởng Nhân quyền năm 2017, tại Tòa án Nhân dân Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2007.Photo: AFP

Trong khi đó, những người cổ súy và ủng hộ phong trào dân chủ trong nước cho rằng đây là một bước ngoặc quan trọng của ngành giáo dục Việt Nam. Nhà báo tự do Võ Văn Tạo nói với RFA ông tin là những ai có thiện chí với xã hội, khi nghe thông tin về đề án dạy nhân quyền trong học đường cũng đều phấn khởi vì đề án này theo ông có thể nói mang ý nghĩa rất nhân văn và khai phóng. Với kinh nghiệm sống của một người ở độ tuổi ngoài lục tuần, nhà báo Võ Văn Tạo lý giải vì sao xã hội Việt Nam hiện thời tồn tại quá nhiều vấn nạn, mà trong đó nguyên nhân chủ yếu là do cách hành xử của con người:

“Tôi đã sống ở ngoài Bắc nhiều năm và sau này ở miền Nam thì tôi có cảm tưởng như nền giáo dục của Nhà nước Cộng Sản Việt Nam không đào tạo ra những con người theo hướng nhân bản và khai phóng, mà chỉ muốn đào tạo ra những robot, chứ không phải những con người thực sự. Bản chất của con người là tự do nhưng nền giáo dục trong các nhà nước cộng sản, trong đó có Nhà nước Cộng Sản Việt Nam chỉ muốn tạo ra các robot biết tuân lệnh thôi. Tức là họ không cho người dân tự do làm điều gì cả. Mọi điều là do họ nghĩ ra và ra lệnh, bắt buộc người dân làm. Bản chất của Cộng Sản là như thế.”

Nhà báo Võ Văn Tạo cùng một số nhà đấu tranh dân chủ nêu ra lập luận trong trường hợp giới chức lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam quyết tâm muốn cải thiện tình hình dân chủ của nước nhà thì việc giảng dạy nhân quyền trong học đường cũng khó mang lại kết quả trong một sớm một chiều. Nhà báo Võ Văn Tạo giải thích:

Nhà cầm quyền Việt Nam phải thực thi tòa án độc lập và nền báo chí tự do để người dân có thể được xét xử một cách công bằng, nếu như dính dáng đến tòa án cũng như họ được quyền lên tiếng khi họ bị oan sai. Chỉ khi nào hai điều kiện tối thiểu đó được đáp ứng thì mới có nhân quyền ở Việt Nam. Tôi nghĩ Nhà nước Việt Nam cần phải có lộ trình rõ ràng để thực thi từng bước cho hai điều kiện tối thiểu này
-Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung

“Bởi vì suốt bao nhiêu năm qua, miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 trở đi và miền Nam từ năm 1975 trở đi, tư duy của nền giáo dục hủy hoại toàn bộ văn hóa và phẩm chất của người Việt Nam. Thế thì việc dựng lại không hề dễ dàng, thậm chí một, hai thế hệ mà khôi phục được. Dù họ có thực lòng.”

Lên tiếng liên quan việc giảng dạy nhân quyền trong trường học, cựu tù nhân lương tâm-Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung cho biết thế hệ 8X của anh từng được học về tôn trọng nhân quyền. Nhưng đối với anh, đó cách dạy nhồi sọ và bóp méo, làm cho nhiều thế hệ hiểu sai ý nghĩa thực sự của nhân quyền. Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung nêu ra một ví dụ như học sinh được học khái niệm quốc gia đánh đồng với Đảng Cộng Sản và quyền con người phải đặt dưới quyền độc lập tự chủ của quốc gia.

Là một người bị kết án tù vì theo đuổi lý tưởng tự do-dân chủ cho Việt Nam, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Tiến Trung khẳng định đề án giảng dạy nhân quyền trong trường học, mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt, sẽ góp phần cải thiện tình hình nhân quyền Việt Nam một cách tích cực, chỉ khi nào nhà cầm quyền Hà Nội thực thi hai điều kiện chính yếu:

“Nhà cầm quyền Việt Nam phải thực thi tòa án độc lập và nền báo chí tự do để người dân có thể được xét xử một cách công bằng, nếu như dính dáng đến tòa án cũng như họ được quyền lên tiếng khi họ bị oan sai. Chỉ khi nào hai điều kiện tối thiểu đó được đáp ứng thì mới có nhân quyền ở Việt Nam. Tôi nghĩ Nhà nước Việt Nam cần phải có lộ trình rõ ràng để thực thi từng bước cho hai điều kiện tối thiểu này.”

Mặc dù dư luận trong nước bày tỏ niềm hân hoan đối với thông tin nhân quyền sẽ được đưa vào giáo trình giảng dạy trong trường học và bắt đầu thí điểm ngay trong năm nay; tuy nhiên theo ghi nhận của RFA thì cộng đồng cư dân mạng và những người quan tâm đến đề án này lại tỏ ra hoài nghi trước tin tức một cô giáo tại Ninh Bình bị công an đến trường áp giải ngay sau lễ Khai giảng năm học mới, vào ngày 6 tháng 9 để làm việc, do “phương hại đến an ninh chính trị” qua những chia sẻ trên mạng xã hội của cô về hiện tình đất nước liên quan giảm biên chế giáo viên, nợ công, thực phẩm bẩn…Một số người cho rằng Nhà nước Việt Nam muốn tỏ rõ thực tâm để dân chúng nâng cao sự hiểu biết và tôn trọng nhân quyền thì cần phải xóa tan định kiến của dư luận vẫn thường nói, như nhà báo tự do Võ Văn Tạo bảo với chúng tôi “Họ nói một đằng nhưng họ làm một nẻo.”

ĐỨC MẸ SẦU BI

ĐỨC MẸ SẦU BI

GB Bùi Tuần

Trong tháng 9 có lễ kính Đức Mẹ sầu bi (15/9).  Dịp này Hội Thánh nhắc cho chúng ta nhớ vai trò của đau khổ trong cuộc đời Đức Mẹ, để chúng ta cũng hiểu vai trò của đau khổ trong cuộc đời chúng ta.

  1. Vai trò của đau khổ trong cuộc đời Đức Mẹ

Đức Mẹ phải đau khổ.  Đau khổ vì con mình là Chúa Giêsu.  Đau khổ vì nhân loại là đàn chiên Chúa muốn cứu chuộc.

Thực vậy, Chúa Giêsu là Tin Mừng đặc biệt cho Đức Mẹ.  Nhưng Người cũng là nguyên nhân khiến Đức Mẹ phải đau đớn.  Đau đớn vì cảnh nghèo nàn thiếu thốn, khi sinh con trong hang đá Bêlem.  Đau đớn vì cảnh đi trốn nhọc nhằn, khi đem con lánh nạn sang Ai Cập.  Đau đớn vì cảnh lạc mất con, khi từ đền thánh trở về.  Đau đớn vì cảnh lao động lầm than mấy chục năm giữa xóm nghèo ở Nadarét.  Đau đớn vì cảnh Chúa Giêsu bị bắt bớ và bị tử hình trên thánh giá ở núi Golgôta.

Những đau đớn đó phải được cắt nghĩa vì lý do cứu chuộc nhân loại.  Nhân loại được Chúa đoái thương cứu chuộc.  Nhiều người đã đón nhận ơn đó.  Nhưng nhiều người đã từ chối ơn đó.  Không những thế, họ còn xỉ vả, bắt bớ và kết án chính Đấng Cứu chuộc.

Khi thấy như thế, Đức Mẹ rất đau lòng.  Mẹ nhận ra lời tiên tri Simêon xưa đã ứng nghiệm . Chúa Giêsu vừa là duyên cớ cho nhiều người được chỗi dậy, và cũng là duyên cớ cho nhiều người phải vấp ngã (x. Lc 2,34).

Đức Mẹ đã đau đớn thế nào?  Tiên tri Simêon tả đau đớn đó bằng một câu rất tượng hình: “Còn chính Bà, thì một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Bà” (Lc 2,35).

Khi trái tim bị gươm vật chất đâm thâu, người ta cảm thấy đau đớn như phải chết dữ dằn.  Khi tâm hồn bị gươm vô hình đâm thâu, người ta cảm thấy đau khổ cũng như một thứ chết khốn cực.

Để có một cái nhìn đúng đắn về đau khổ nơi Đức Mẹ, chúng ta nên nhớ mấy điều sau đây:

  1. a) Đau khổ của Đức Mẹ là tiếng nói sâu thẳm của tình yêu

Tâm hồn nào càng mến Chúa nhiều, càng cảm thấy đau nhiều, khi thấy tình yêu Chúa bị xúc phạm. Tâm hồn nào càng yêu người nhiều, càng cảm thấy khổ nhiều, khi thấy người khác rơi vào cõi khổ.  Đức Mẹ mến Chúa hết tâm hồn, và yêu thương nhân loại hết lòng.  Nên Đức Mẹ dễ nhạy cảm trước bất cứ sự gì xúc phạm đến Chúa và làm hại cho phần rỗi loài người.

Nhạy cảm, nhạy bén là đặc tính cao độ của trái tim Mẹ.  Lúc đó, đau khổ nơi Mẹ sầu bi là một tiếng nói sâu thẳm nhất của tình yêu.

Được mến yêu Chúa nhờ ơn Chúa ban, Đức Mẹ cảm thấy một thế giới mới.  Xưa thánh Phaolô quả quyết: “Những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Kitô, tôi cho là thiệt thòi.  Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi” (Pl 3,7-8).

Thánh Phaolô còn cảm thấy thế.  Phương chi Đức Mẹ.  Đức Mẹ được ơn hiểu thế nào là tình yêu thương xót Chúa, nên Đức Mẹ sẽ rất đau khổ, khi thấy tình yêu thương xót ấy bị người ta dửng dưng, xa tránh, chối từ, chống đối.

  1. b) Đau khổ của Đức Mẹ là tiếng nói của người được ơn hiểu biết ý nghĩa sự tội

Sẽ là ảo tưởng, nếu nghĩ rằng học hỏi giáo lý về tội, nghiên cứu các sứ điệp về sám hối của những lần Đức Mẹ hiện ra, là sẽ hiểu biết thấu đáo ý nghĩa sự tội.  Không đâu, ý nghĩa về tội sẽ chỉ hiểu được sâu sắc nhờ ơn Chúa ban, do cầu nguyện, tĩnh tâm, đổi mới tâm hồn thực sự.  Thánh Gioan Baotixita xưa đã dành cả đời rao giảng về sự sám hối.  Ngài nói: “Anh em hãy sinh những hoa quả xứng với lòng sám hối” (Lc 3,8).  Ngài đã răn đe những ai coi thường tội lỗi.  Vì Ngài hiểu biết rất rõ tội lỗi sẽ đưa con người xuống cõi khổ cực ghê gớm đời sau.

Chắc chắn Đức Mẹ còn hơn thánh Gioan Tiền Hô, nên Người phải rất đau đớn khi thấy bao người nhởn nhơ đi vào đàng tội.

  1. c) Đau khổ của Đức Mẹ là tiếng nói của người biết sự quan trọng trong tuyệt đối của phần rỗi

Xưa cũng như nay, nhân loại để sự tự do lôi kéo mình vào những gì nguy hiểm cho phần rỗi.  Phần rỗi không phải là một hạnh phúc trả bằng giá rẻ.  Nhưng thực tế cho thấy vô số người không quan tâm đủ đến phần rỗi.  Trước cảnh đó, Chúa Giêsu đã cảnh cáo: “Nếu người ta được cả thế gian, mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì?  Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?” (Mt 16,26).

Với cái nhìn đó, Chúa Giêsu khuyên người có trách nhiệm hãy cố gắng đi tìm một con chiên lạc, hơn là quây quần với 99 con chiên ngoan (x. Mt 16,12-14).

Đức Mẹ rất hiểu thế nào là thiệt mất phần rỗi, nên Người đã rất đau khổ trước cảnh bao người không quan tâm đến phần rỗi.

Như thế, nói chung, đau khổ nơi Đức Mẹ đã giữ một vai trò hết sức quan trọng, đó là làm chứng cho tình yêu xót thương của Chúa.  Đức Mẹ sầu bi vì thế sẽ là một an ủi lớn cho chúng ta, khi chính chúng ta cũng bị đau khổ trong cuộc đời.

  1. Vai trò của đau khổ trong cuộc đời chúng ta

Đời là bể khổ.  Riêng những người con Chúa sẽ gặp trong đời mình không thiếu nỗi đau như gươm đâm thấu tâm hồn mình.

Ở đây, tôi chi xin chia sẻ đôi chút kinh nghiệm.

Tiên vàn, chúng ta phải có một ý hướng tốt lành này về những đau khổ của ta.  Ý hướng tốt lành đó là muốn những đau khổ ta chịu sẽ có sức làm chứng cho tình yêu Chúa.

Để được như vậy, hằng ngày chúng ta dâng mọi thứ đau khổ của ta cho Đức Mẹ sầu bi, xin những đau khổ của Mẹ thanh luyện những đau khổ của ta.  Bởi vì rất nhiều đau khổ của ta phát xuất từ tính kiêu ngạo, ghen tương, ham hố và ích kỷ muốn theo ý riêng mình.

Khi đau khổ, chúng ta dễ có khuynh hướng đổ trách nhiệm cho người khác.  Nên coi đó là nghịch với đức ái khiêm nhường, tự nó lại gây đau khổ cho chính mình và cho người khác.  Ở đây xin phép nhắc lại ba lời khuyên của thánh Augustinô:

  1. a) Chớ tự coi mình là quan toà xét xử kẻ khác.
  2. b) Xét đoán tội người khác thì phải khiêm tốn và trọng sự thật.  Rất nhiều lần ta đổ cho người khác những lỗi lầm người ta thực sự không có.
  3. c) Nếu người ta có tội, thì cũng nên nhận người ta có thể có nhiều công phúc, công khai và âm thầm.

Để đào tạo thường xuyên trái tim ta, ta nên để ý xét mình về việc ta có chia sẻ những đau khổ đủ thứ xảy đến cho đồng bào xung quanh không?  Nhất là ta có hỏi Chúa về việc Chúa cùng đau khổ với bao người.  Chúa đau khổ với họ, mà ta không để ý.

Đức Mẹ sầu bi sẽ cho ta thấy: Thánh giá là duyên cớ của sự vấp ngã, nhưng cũng là căn nguyên của sự vinh quang.  Mẹ sầu bi sẽ làm cho những vết thương lòng của ta trở thành dòng sông thiêng liêng chuyển ơn cứu độ đến các linh hồn.

 GB Bùi Tuần

Langthangchieutim gởi

Các Tông đồ đã chết cách nào

  Xin hân hạnh kính chuyển đến quý Anh chị  và Thân hữu, 

  Những tâm tình sâu lắng qua bài viết duới đây, 

  Với lời đề nghị:

  Xin hãy dâng lời nguyện tha thiết cho nhau, 

  trong SỨ MẠNG TÔNG ĐỒ  hôm nay. 

  Xin chân thành quý mến trong TÌNH CHÚA XÓT THƯƠNG, 

Hoàng Tuấn.

XIN MỜI ĐỌC

 Các Tông đồ đã chết cách nào  

  1. Thánh Mattheu chịu tử đạo ở Ethiopia. Người ta đã dùng một thanh gươm để giết chết Ngài.
  2. Thánh Mac-cô chết ở Alexandria, Ai cập. Người ta đã dùng những con ngựa để kéo bừa Ngài qua các đường phố cho đến chết.
  3. Thánh Luca bị treo cổ ở Hy lạp vì Ngài đã giảng rất hùng hồn về sự Lầm Lạc, Hư mất.
  4. Thánh Gioan chịu tử đạo bởi hình phạt bị thiêu sống trong cái bồn khổng lồ chứa đầy dầu đang sôi, trong cuộc tàn sát ở Rôma. Tuy nhiên, Ngài đã đựơc cứu sống một cách nhiệm lạ. Rồi Ngài bị kết án đi đày trong các hầm mỏ ở nhà tù trên hòn đảo của Patmos (Island of Patmos). Thánh Gioan đã viết Sách Khải Huyền tại đảo này. Sau này, Tông đồ Gioan đựơc trả tự do và trở về thi hành sứ vụ Giám mục của Edessa, Thổ Nhĩ Kỳ. Ngài qua đời trong lúc tuổi già. Ngài là vị tông đồ duy nhất qua đời một cách bình an.
  5. Thánh Phê-rô bị đóng đinh quay đầu xuống đất trên thập giá hình chữ X. Theo truyền thống Giáo hội giải thích, bởi vì Ngài nói với những người xử tử là Ngài cảm thấy không xứng đáng để được đóng đinh giống Đức Chúa Giêsu Kitô.
  6. Thánh Giacobe là người lãnh đạo Giáo hội tại Giê-ru-sa-lem, đã bị ném xuống đất từ nóc đền thờ ở huớng đông nam, cách mặt đất gần cả trăm mét vì Ngài đã từ chối từ bỏ đức tin vào Chúa Kitô. Khi người ta phát hiện Ngài vẫn chưa chết, những kẻ thù đánh đập Ngài cho đến chết bằng gậy của thợ nhuộm vải.

Đỉnh đền thờ này cũng là nơi Satan đã dùng trong cơn Cám dỗ Đức Chúa Giêsu.

  1. Thánh Giacobe (tiền) là con ông Dêbeđê. Ngài là người làm nghề đánh cá. Khi được Đức Chúa Giêsu kêu gọi, Ngài đã theo từ đó để thi hành sứ vụ. Với tư cách là ngừơi lãnh đạo mạnh mẽ của Giáo hội, Giacobe đã bị chém đầu cuối cùng tại Giêrusalem. Tên lính La-mã canh giữ ngài đã rất ngạc nhiên khi ngài bảo vệ đức tin của mình trước toà án xét xử ngài. Sau đó, lính canh đi bên cạnh ngài đến nơi hành hình. Bỏ qua mọi sự thuyết phục, anh ta đã tuyên xưng niềm tin của mình và quỳ bên cạnh Thánh Giacobe để chấp nhận bị chém đầu như một Kitô hữu.
  2. Thánh Bathôlômêô, cũng đựơc gọi là Nathanael, đã truyền giáo ở Á châu. Ngài sống chứng nhân cho Chúa ở vùng Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Thánh nhân chịu tử vì đạo vì rao giảng Tin Mừng ở Armenia, tại đây ngài đã bị lột da cho đến chết bằng roi da.
  3. Thánh Anrê bị đóng đinh trên thánh giá hình chữ X ở Patras, Hy Lạp. Sau khi những tên lính đánh ngài bằng roi cách dã man, chúng cột (trói) thân xác ngài vào thập giá bằng những sợi dây thừng cho đến khi ngài hấp hối. Những môn đệ của thánh nhân kể lại rằng, khi ngài đựợc dẫn đến thập giá, ngài đã chào cây thập giá bằng những lời này: “Tôi đã ước ao và mong chờ giờ hạnh phúc này đã từ lâu”. Cây thập giá đã đựơc treo thân xác Đức Kitô và Người đã thánh hiến nó thành cây thánh giá. Thánh nhân tiếp tục giảng đạo cho những tên lính hành hình ngài trong hai ngày cho đến khi trút hơi thở cuối cùng.
  4. Thánh Tôma đã bị đâm bằng một cái giáo ở Ấn Độ vào một trong những chuyến đi truyền giáo của ngài để thành lập cộng đoàn Giáo hội tại lục địa nhỏ (subcontinent).
  5. Thánh Giuđa (Tađêô) bị giết chết bằng những mũi tên khi ngài kiên quyết bảo vệ niềm tin vào Chúa Kitô.
  6. Thánh Mat-thi-a, được chọn để thay thế chỗ cho tên phản bội Giuđa Iscariot, đã bị ném đá và rồi bị chặt đầu.
  7. Thánh Phaolo bị hành hạ và rồi bị chặt đầu vào năm 67 dứơi thời bạo chúa hoàng đế Nero ở Roma. Thánh Phaolo chịu đựng việc tống giam trong thời gian dài. Thời gian này đã giúp ngài viết nhiều lá thư mục vụ cho các giáo đoàn mà ngài đã thiết lập trên khắp đế chế La mã. Những lá thư này truyền dạy những đạo lý nền tảng của Kitô giáo và chiếm một phần lớn trong Bộ Tân Ước.

Có lẽ điều này là một sự nhắc nhở chúng ta rằng những đau khổ trong đời chúng ta, quả thật chỉ sánh với một phần nhỏ bé trong những bách hại dữ dội và sự tàn bạo kinh khiếp mà các tông đồ và các môn đệ đã trải qua vì sống và làm chứng cho niềm tin của mình. “Và anh em sẽ bị ngừơi ta ghét bỏ vì danh của Thầy. Nhưng ai bền chí đến cùng sẽ được cứu độ” (Tin mừng Thánh Mattheu).

Đức Tin không phải là tin vào những gì Chúa có thể. Đức Tin là nhận biết điều Chúa MUỐN! 

From anh chi Thu & Mai