httpv://www.youtube.com/watch?v=hgBat40m9Y8
NHÂN LOẠI RÙNG MÌNH TRƯỚC HAI BẢN ÁN: NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH 10 NĂM TÙ. TRẦN THỊ NGA 9 NĂM TÙ!
From facebook: hared Thư Hiên Vũ‘s post.


NHÂN LOẠI RÙNG MÌNH TRƯỚC HAI BẢN ÁN NGOÀI SỨC TƯỞNG TƯỢNG VỚI NHỮNG PHỤ NỮ CÓ CON NHỎ CHỈ VÌ LÊN TIẾNG BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ ĐÒI NHÂN QUYỀN:
NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH 10 NĂM TÙ. TRẦN THỊ NGA 9 NĂM TÙ!
NHÀ CẦM QUYỀN ĐÃ TRÚT BỎ LỐT NGƯỜI!
CON MẸ NGA QUÈ NÀY ĐANG CHỐNG GẬY DẮT 2 CON ĐI CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC XHCN.
From facebook: Mac Văn Trang‘s post.

CON MẸ NGA QUÈ NÀY ĐANG CHỐNG GẬY DẮT 2 CON ĐI CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC XHCN. LỰC LƯỢNG NÀY CỰC KỲ ĐÁNG SỢ, NÓ ĐE DỌA SỰ SỐNG CÒN CỦA NHÀ NƯỚC, PHẢI CHO TÙ 9 NĂM!
SỰ NHÂN TỪ BẮT ĐẦU BẰNG SỰ LẮNG NGHE
SỰ NHÂN TỪ BẮT ĐẦU BẰNG SỰ LẮNG NGHE
Mục Sư Rick Warren, Niềm Hy Vọng Cho Mỗi Ngày, 20 tháng 7, 2017
“Hãy mang lấy gánh nặng cho nhau, như vậy anh em sẽ làm trọn luật pháp của Đấng Christ” (Ga-la-ti 6:2).
Nếu sự nhạy cảm với những nhu cầu của người khác bắt đầu với đôi mắt của bạn, thì sự cảm thông với những tổn thương của họ bắt đầu với đôi tai của bạn. Bạn phải học cách lắng nghe! Bạn càng trở nên người biết lắng nghe chừng nào, bạn sẽ càng trở nên người biết thông cảm chừng nấy.
Chỉ nhìn thấy nhu cầu của người khác không thôi thì không đủ. Bạn cũng phải cảm nhận được những xúc cảm của người đó. Bạn phải cảm thông với nỗi đau của họ. Kinh thánh chép trong Lu-ca 10:33b rằng khi người Sa-ma-ri nhân lành thấy người bị cướp và bị đánh đập nằm bên đường, “ngó thấy thì động lòng thương.” Trước tiên, đôi mắt của ông ta nhìn thấy. Rồi thì đôi tai và tấm lòng của ông dự phần, và ông ta thông cảm với người đang cần giúp đở.
Đôi khi tất cả những điều cần thiết để bày tỏ lòng nhân từ là chỉ lắng nghe. Thật ra, cho những lời khuyên có thể có kết quả ngược lại với lòng nhân từ. Joe Bayly viết trong sách của ông về tiếc thương- đau khổ, Quang cảnh từ một xe tang, “Tôi đang ngồi, xé lòng với nổi tiếc thương, và có một người đến nói với tôi về những cách Chúa xử sự về lý do tại sao điều này xãy ra, về niềm hy vọng bên kia mộ phần.
Người đó cứ nói không thôi. Ông ta nói những điều tôi biết là đúng. Nhưng tôi không cảm động, ngoại trừ mong muốn ông ta sớm rời đi. Và cuối cùng ông ta đã đi. Rồi một người khác đến ngồi bên cạnh tôi, và anh ta không nói gì cả. Anh ta không hỏi tôi một câu hỏi khiến tôi phải trả lời nào. Anh ta cứ ngồi cạnh tôi suốt một tiếng đồng hồ hoặc lâu hơn nữa, lắng nghe khi tôi nói vài điều, trả lời ngắn gọn, câu nguyện đơn giản, rồi đi. Tôi thật cảm động. Tôi được an ủi. Tôi không vui thấy anh ra đi.”
Sự cảm thông dính líu đến đôi tai. Lắng nghe là một hình thức của lòng nhân từ.
Thông cảm đáp ứng được hai nhu cầu căn bản của bạn: nhu cầu cần được hiểu và nhu cầu cần cảm xúc của mình được công nhận. Khi bạn đang đau khổ, bạn được an ủi khi biết rằng mình không phải là điên khùng gì, những gì bạn cảm xúc là bình thường, và trước đây những người khác cũng đã từng cảm thấy giống như bạn.
Kinh Thánh chép: “Hãy mang lấy gánh nặng cho nhau, như vậy anh em sẽ làm trọn luật pháp của Đấng Christ” (Ga-la-ti 6:2).
Luật pháp của Đấng Christ là gì? Nó gọi là Đại Giới Răn: “Yêu Chúa với tất cả tấm lòng của bạn, và yêu kẻ lân cận như mình.” Bạn có thích người khác thông cảm với bạn khi bạn đang bị tổn thương về tình cảm, thể xác hay thuộc linh không? Dĩ nhiên là có. Kinh Thánh bảo bạn làm như vậy cho những người khác.
TÔI NHƯ VIÊN GẠCH LÓT ĐƯỜNG ĐỂ MÀ TIẾP BƯỚC CHO QÚY VỊ”
TRẦN THỊ NGA TÂM SỰ “NẾU NHƯ NGÀY HÔM NAY TÔI BỊ CÔNG AN BẮT, CÔNG AN GIẾT THÌ MỌI NGƯỜI CŨNG ĐỪNG LO LẮNG CHO TÔI MÀ HÃY LẤY TÔI NHƯ VIÊN GẠCH LÓT ĐƯỜNG ĐỂ MÀ TIẾP BƯỚC CHO QÚY VỊ”

Người phụ nữ can trường sẽ ra tòa vào ngày mai,
Xin các bạn hãy share rộng ủng hộ chị.
===================
Bà Trần Thị Nga đối mặt với bản án 12 năm tù
Ngày mai 25/7/2017, tòa án tỉnh Hà Nam đem nhà hoạt động Trần Thị Nga ra xét xử với cáo buộc tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN VN”.
Theo cáo trạng dài 19 trang của VKS tỉnh Hà Nam cho hay: “Bị can có quan hệ và trực tiếp trả lời phỏng vấn của các đài, báo phản động ngoài nước như Đài RFA… để cung cấp những thông tin, hình ảnh sai lệnh…”
Trong cáo trạng cũng tiết lộ, trong thời gian tạm giam tạm giữ bà Nga vẫn tiếp tục “tuyên truyền tư tưởng chống đối nhà nước CHXHCN Việt Nam đối với 1 số bị can khác.
Nguồn Video Clip: RFA
Những bàn tay đã nắm
Những bàn tay đã nắm
Một lần ông xã ngồi mân mê bàn tay tôi rồi hỏi: “Nói anh nghe, bàn tay này đã nắm bao nhiêu bàn tay rồi?” Một câu hỏi không hề dễ trả lời, thậm chí là không thể trả lời cho chính xác. Có những bàn tay ta nắm rồi buông, và chẳng bao giờ còn nhớ lại. Có những bàn tay, nắm rồi nhớ mãi dù năm tháng đi qua
Bàn tay tôi nắm đầu tiên là của ai, là bố hay là mẹ? Tôi chắc chắn không biết. Nhưng tôi biết đó là hai bàn tay tôi đã nắm nhiều nhất thuở ấu thơ. Những bàn tay to, thô ráp bởi cày cuốc ruộng đồng, những bàn tay như thần thánh có thể làm hết thảy mọi việc. Bàn tay bố dắt tôi chập chững bước đi. Bàn tay mẹ cầm tay tôi uốn từng nét chữ. Bất cứ khi nào tôi ngã, hay khi tôi buồn khóc, ốm đau, sẽ có bàn tay rộng lượng chìa ra cho tôi nắm vào để biết rằng mình đang được vỗ về an ủi. Sau này lớn lên, tôi lấy chồng xa, thỉnh thoảng đưa con về thăm nhà, ngủ chung với mẹ. Những đêm chờ mẹ ngủ say, tôi cầm bàn tay mẹ áp vào ngực mình. Bàn tay vẫn to, đầy những nốt chai sần và nay đã nhăn nheo gầy guộc. Và tôi khóc, cảm giác nhớ tiếc một cái gì đó.
Tôi nhớ bàn tay người con trai đầu tiên mà tôi gọi đó là mối tình đầu. Đôi bàn tay đẹp, dài với những chiếc móng được cắt gọt cẩn thận. Người ấy thường nhẹ nhàng nắm lấy tay tôi, dùng ngón tay mình vẽ vẽ vào lòng bàn tay tôi rồi hỏi: “Đố em biết anh vừa viết gì?”. Tôi lắc đầu. Anh cười nói anh viết rằng: “Anh muốn nắm tay em đi hết con đường đời dài rộng” .Nhưng rồi mọi lời hứa hẹn đều như gió thoảng mây bay. Bàn tay ấy đã buông lơi, thôi không còn nắm tay tôi mà tìm đến một bàn tay khác. Những lúc buồn, tôi vẫn vô thức tự vẽ vẽ lên lòng bàn tay mình. Rồi lại tự cười một mình khi nhận ra mình giống hệt một kẻ ngốc.
Ngày có người con trai cầm tay tôi nói lời cầu hôn, tôi cảm nhận rõ sự gai góc xù xì trong bàn tay ấy. Cảm giác ấy khiến tôi liên tưởng đến bàn tay mềm mại của mối tình đầu, rồi chợt thốt lên: “Sao bàn tay anh xấu thế?”. Anh nhìn tôi, bật cười giải thích, vì nó không được lớn lên trong mượt mà nhung lụa mà lớn lên bởi những gánh nặng mưu sinh, vì nó không được nâng niu mà đã bao phen trầy da chảy máu. Rồi anh nhìn vào mắt tôi, bàn tay siết chặt bàn tay: “Em cứ tin, nó không đẹp nhưng chẳng ngại khó khăn nào cả, hãy cứ vững tâm mà nắm lấy, được không?”.
Cuối cùng thì tôi đã nhận lời nắm lấy bàn tay ấy, để anh dắt lên xe hoa, để anh lồng vào ngón tay chiếc nhẫn cưới, để anh lau những giọt nước mắt ngày tôi về nhà chồng. Bàn tay ấy đã tự vào bếp nấu cho tôi bát cháo ngày tôi ốm, tự cắm hoa vào lọ những ngày kỉ niệm yêu đương. Bàn tay ấy đã dắt tôi đi qua bao nhiêu ngày tháng chông chênh đan xen những lo toan và niềm hạnh phúc. Đôi bàn tay xù xì nhưng cứng cáp và ấm áp vô ngần.
Ngày tôi đau tưởng chừng xé ruột để cho chào đời một sinh linh, đứa con gái bé bỏng của tôi sau khi được y tá tắm rửa sạch sẽ được đặt nằm cạnh mẹ. Hai bàn tay nhỏ xíu yếu ớt. Tôi nhẹ nhàng chạm vào bàn tay con, hạnh phúc đến ứa nước mắt. Đó là khi tôi biết rằng mình đã thực sự trưởng thành, và tin rằng mình sẽ mạnh mẽ hơn để có thể che chở cho con, để dắt con đi suốt những tháng năm thênh thang phía trước.
Những đêm nằm bên con, cầm lấy tay con đặt nhẹ lên môi hôn, chợt nghĩ rằng có lẽ ngày xưa mẹ mình cũng nâng niu và yêu thương mình nhiều đến thế. Rồi một ngày con gái mình sẽ lớn, sẽ lại đặt bàn tay vào một bàn tay khác mà con thương yêu. Chỉ mong con gặp đúng người để tin, và bàn tay không bị buông lơi trong nỗi đớn đau thất vọng.
Ngày ông nội mất, tôi nghẹn lòng nhìn bà nội cầm tay ông kể lể về những tháng ngày xưa cũ khi ông bà còn trẻ. Hai người đã cùng nhau sống chung hơn nửa thế kỉ với bao nhiêu yêu thương, giận hờn, khổ đau, hạnh phúc. Vậy mà nay tay bà còn ấm, tay ông đã lạnh ngắt rồi. Chẳng ai cưỡng được số mệnh, chẳng ai đâu. Ai rồi cũng sẽ một ngày về nằm trong lòng đất. Có người ra đi trong ồn ào khóc lóc, có người lìa khỏi thế gian trong lạnh lẽo cô đơn. Người ra đi bởi đã trả xong nợ cõi trần. Chỉ là người ở lại sẽ mang nhiều nuối tiếc xót xa khi biết rằng bao nhiêu yêu thương lúc này cũng không thể sưởi ấm cho người được nữa.
Thỉnh thoảng tôi vẫn đưa tay mình lên trước mặt rồi tự hỏi lại câu chồng mình đã hỏi: Bàn tay này đã nắm bao nhiêu bàn tay? Nhiều, nhiều lắm. Có những cái nắm tay khiến mình nhớ mãi, có những cái nắm tay buông rồi là quên ngay. Có những cái nắm tay thật chặt, cũng có cái nắm tay buông lơi hờ hững. Chợt nhận ra một bàn tay đẹp không phải là bàn tay thon dài mềm mại với những chiếc móng được tỉa tót sơn màu. Một bàn tay đẹp là chìa ra đúng lúc mình cần, nắm tay mình qua những đoạn đường đời chông chênh sỏi đá, dẫu mệt mỏi cũng không buông, dẫu xa xôi cũng không nản.
Nếu chúng ta đang có những bàn tay để nắm, xin hãy trân trọng từng phút giây. Đừng mơ mộng những bàn tay xinh đẹp của ai kia mà buông lơi bàn tay gần gũi ấm áp ở bên mình. Nắm lấy tay nhau, cử chỉ ấy ấm áp hơn mọi lời nói yêu thương đầu môi chót lưỡi.
Bởi cuộc đời nhiều bất trắc, ai biết được khi nào ai nhắm mắt xuôi tay. Ai biết được khi nào tay mình vẫn ấm áp đây mà bàn tay ai kia đã vô chừng lạnh lẽo. Vậy nên khi sống không đem đến cho nhau sự ấm áp, thì khi lìa khỏi nhân gian có bịn rịn tiếc thương cũng còn ý nghĩa gì?
Lê Giang ( Dân Trí)
Chị Nguyễn Kim Bằng gởi
Anh Ở Đây (Thục Vũ, – Vũ Đức Nghiêm ) Đoàn Chính
Để tưởng nhớ Nhạc Sĩ Vũ Đức Nghiêm
Nhạc Sĩ Vũ Đức Nghiêm đã qua đời hôm 24/7/2017 tại Bắc Cali
httpv://www.youtube.com/watch?v=fwPpIqQD7T4
Anh Ở Đây (Thục Vũ, – Vũ Đức Nghiêm ) Đoàn Chính
Bỏ đảng vì e tội “cõng rắn”!
Bỏ đảng vì e tội “cõng rắn”!
Hà Sĩ Phu
Đánh giá Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam cận-hiện đại là một vấn đề bức bách nhưng đến nay vẫn còn nan giải do có nhiều mảng tối chưa được rọi sáng bằng các tài liệu gốc hoặc khả tín. Mời bạn đọc tham khảo ý kiến của học giả Hà Sĩ Phu, người nung nấu từ nhiều năm nay về vấn đề này nhằm tìm một lời đáp khả dĩ quy tụ được đại bộ phận dân tộc Việt đi nhanh tới tự do, dân chủ và dứt khoát đứng vững trên quan điểm độc lập, tự chủ để xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc xa gần. Bauxite Việt Nam |
Một cụ già 92 tuổi từ Hà Nội vào Đà Lạt du lịch, tìm đến thăm tôi. Ông cụ 92 tuổi này là đảng viên (có lẽ cũng từ tiền khởi nghĩa) nói đã tự ý bỏ đảng (không tuyên bố) từ lâu, từ lúc cụ giật mình nhận ra mình đang ở trong đảng của một “thần tượng” cứu nước mà vô tình hóa ra… “cõng rắn cắn gà nhà”, hoặc ít ra cũng là “rước rắn vào nhà”, thì không có lí do gì một người Việt Nam yêu nước biết trọng danh dự lại còn ở trong đảng của ông ấy nữa! (Chứng tỏ từ lâu đã có những đảng viên nhận thức được như vậy).
Lời tâm sự mộc mạc của cụ tuy không phải điều phát hiện gì mới mẻ, vì nhiều người đã biết, nhưng gợi cho tôi nhiều suy nghĩ. Tôi thường được nghe một số đảng viên bỏ đảng vì thấy đảng bây giờ thoái hóa, không còn trung thành với Hồ Chí Minh, chứ bỏ đảng vì nghi ngờ tác dụng cứu nước của chính ngọn cờ Hồ Chí Minh thì quả thực còn hiếm.
Nghĩ kĩ mà xem, người đảng viên già này có lý. Trước hết phải hệ thống lại quá trình cố thủ của cộng sản Việt Nam trước cơn bão táp sụp đổ của cộng sản toàn thế giới và làn sóng dân chủ hóa đất nước.
– Đầu tiên, thấy Mác-Lê đã bị thế giới bóc trần tính ảo tưởng, phi lí, phi dân chủ và phản tiến hóa, “đảng ta” giảm nhẹ dần Mác-Lê để rút về với “Bác Hồ”. Nhân vật vĩ đại ắt phải có tư tưởng vĩ đại, nhưng cái pháo đài “tư tưởng Hồ Chí Minh” không vững vì chính Hồ Chí Minh đã nói “Tôi chẳng có tư tưởng gì ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê, các vị Stalin, Mao Trạch Đông đã viết hết cả rồi”, và thực tế tất cả giáo lí của Hồ Chí Minh không có gì ngoài những quan điểm chuyên chính vô sản đã được “Khổng-Mạnh hóa và nông dân hóa” (dễ hiểu thôi, vì Nho giáo và nông dân chính là mảnh đất lí tưởng để gieo rắc chủ nghĩa Mác-Lê).
– Sau đó chống chế rằng Hồ Chí Minh có tư tưởng chứ, đó là “kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa xã hội”, nhưng rồi cái đuôi “chủ nghĩa xã hội” cũng chẳng vững chắc gì, bèn tô đậm thêm cho Hồ Chí Minh chẳng những ưu việt về tư tưởng mà cả về “đạo đức, phong cách”. Nhưng “đạo đức và phong cách” của Hồ Chí Minh cũng không ít chuyện rắc rối.
– Chừng ấy thành trì đều lung lay nên những đảng viên thức thời nhất đã bỏ phắt cái đuôi Mác-Lê để cứu Hồ Chí Minh và cũng để cứu mình khỏi chết chùm với con tàu cộng sản thế giới. Họ lập luận “Hồ Chí Minh chỉ là người theo chủ nghĩa dân tộc chứ không phải người cộng sản, chỉ dùng cộng sản làm phương tiện”. Đã rút về một Hồ Chí Minh, lại thu gọn thêm về một “chủ nghĩa yêu nước”, bỏ tuốt tuột những yếu tố cộng sản, tư tưởng, với đạo đức vẫn thường gây rắc rối, thì sự cố thủ trong lô-cốt ấy tưởng vững như bàn thạch, vì cụ Hồ giương cao cờ đánh giặc cứu nước, giành độc lập cho dân tộc thì ai còn cãi được?
Nhưng không, ác hại là bọn giặc Tàu xâm lược không để cho cái lô-cốt ấy được yên. Chúng phải khai triển cái chương trình bành trướng đã hoạch định từ lúc ông Hồ còn sống, chúng cứ lấn từng bước, ngoạm từng mảng như tằm ăn dâu, miếng ngoạm nào cũng nhân danh “tình hữu nghị mà bác Hồ và bác Mao đã dày công xây đắp, đó là tài sản vô giá của hai dân tộc”! Thế là câu chuyện “cõng rắn” ngày càng vỡ lở.
(Nói rõ thêm: Thế là những gì trong trang sử quá khứ phải được lật ra xem lại. Là người Việt Nam đích thực, không ai có thể quên một nghìn năm Bắc thuộc do kẻ thù phương Bắc gây ra, các chế độ của Trung Quốc có thể thay đổi nhưng dã tâm ấy thì xuyên suốt, không hề phai nhạt. Vậy thì một người Việt Nam yêu nước có thể quên điều ấy hay không? Nếu còn nhớ mối nguy truyền kiếp là Tàu thì sao lại lập một chương trình cứu nước xuất phát từ Tàu, lấy căn cứ địa là Tàu, đi lính cho Tàu, lấy vợ Tàu, nhận viện trợ toàn diện của Tàu, nhận cố vấn Tàu, ốm đau chỉ sang Tàu chữa bệnh, khi ngồi với các lãnh tụ Tàu thì bộc lộ sự vui sướng hơn ngồi với những người ruột thịt…
Tóm lại một câu: Dù với động cơ muốn cứu nước chăng nữa nhưng những chuỗi ứng xử như thế dứt khoát mở đường cho Trung Cộng xâm nhập Việt Nam, trải thảm đỏ cho con chó sói đàng hoàng đặt cả 4 chân vào căn nhà Việt Nam. Gọi thế là “õng rắn cắn gà nhà” hay “rước voi giày mả tổ” chắc không có gì quá đáng. Những Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc ngày xưa mang danh phản quốc cũng chưa thực hiện được một phần trăm công việc giúp Tàu xâm nhập Việt Nam đến thế. Mục đích tốt nhưng cách đi sai lầm nên gây hiệu quả ngược. Kích thích dã tâm bành trướng của Trung Cộng còn vô tình làm ảnh hưởng xấu đến tình hữu nghị của nhân dân hai nước nữa.
Có thể giải thích rằng Hồ Chí Minh đã bị cái ảo tưởng “thế giới đại đồng” của cộng sản che mắt nên không nhìn ra kẻ thù, tưởng rằng Tàu Cộng là anh em trong gia đình xã hội chủ nghĩa thì khác hẳn Tàu phong kiến. Nếu thế thì ý thức cộng sản đã chiếm lĩnh cả tâm hồn Hồ Chí Minh, khiến Hồ Chí Minh quên cả chiến lược giữ nước của tổ tiên trước kẻ thù phương Bắc, sao lại bảo Hồ Chí Minh chỉ yêu nước chứ thực sự không phải người cộng sản? Và dù bị ý thức cộng sản che mắt nên mới mắc sai lầm thì hậu quả tai hại sẽ mất nước trước hết vẫn đặt lên vai người dẫn đường, sau đó là do “tầm” của cả dân tộc nói chung, không phải riêng một người hay một số người, đến khi nhận ra thì cái giá phải trả quá lớn.
Có thể bảo đó là sự hạn chế của lịch sử chăng? Sự cố lịch sử nào cũng do con người tiến hành, đều là sự hội tụ của những yếu tố chủ quan và khách quan, nhưng muốn chủ quan là yếu tố năng động có thể hành động tốt hơn thì phải tìm ra ưu điểm, khuyết điểm chủ quan, tìm đúng nguyên nhân thành công và thất bại để rút ra bài học cho những việc sắp tới. Một hiện tượng thường gặp, trước một quá khứ đã được đánh giá là sai lầm, người ta thường chốt lại một câu “bây giờ biết thế là sai nhưng lúc ấy tôi chọn con đường ấy là đúng, là tất yếu, nếu lịch sử lặp lại tôi vẫn đi con đường đó, vì đó là điều kiện khách quan của lịch sử, là sự hạn chế của lịch sử”. Thằng “lịch sử” luôn được lôi ra làm Lê Lai cứu chúa, nhưng xin hỏi: Lúc ấy đã xuất hiện nhiều con đường, đã có người khác, nơi khác chọn con đường khác và họ đã thành công kia mà? Sự chọn sai đường là do chủ quan mình có sai lầm về nhận thức hoặc tâm lí, là do trình độ. Đổ lỗi cho khách quan chẳng qua là để nhận sự sáng suốt về cho mình kiểu tự hào AQ. Tự cho mình là “sáng suốt” như vậy thì tất yếu sẽ tiếp tục đi từ “sáng suốt sai lầm” này đến những “sáng suốt sai lầm” khác mà thôi, sự hạn chế vẫn cứ do lịch sử chứ không phải do trình độ. Dù là trình độ chung của dân tộc, hay một vài dân tộc, của dân trí, không phải của một cá nhân riêng lẻ, cũng phải tự phê phán mới mong thoát khỏi nạn lạc hậu triền miên của một đất nước được suy tôn là bậc “không chịu phát triển”!
Nay trở lại quá khứ để xem xét, với nhận thức toàn cầu hôm nay, rõ ràng việc chọn con đường cộng sản để cứu nước và phát triển đất nước là sai lầm. Đi sai quy luật, phản khoa học nên xã hội không phát triển được đã đành, nhưng phải mượn sức mạnh của Liên Xô, nhất là Trung Quốc để cứu nước mới là sai lầm tai hại hơn, vì như Phan Chu Trinh đã nói mà Nguyễn Ái Quốc không chịu nghe lời: “Lực mình yếu mà muốn dùng bạo lực tất phải nhờ vả người khác, thế thì “thảng như cái phương pháp của ông Phan (Phan Bội Châu) mà thành công, thì quốc dân đồng bào vẫn nguyên là cái lưng con ngựa, chỉ thay người cưỡi mà thôi”. (thư Phan Chu Trinh gửi Nguyễn Ái Quốc).
Tàu muốn cưỡi lên lưng Việt Nam một lần nữa do tận dụng cơ hội Việt Nam đã thành đứa em nhỏ mắc nợ trong “đại gia đình cộng sản” và do những ràng buộc của cá nhân Hồ Chí Minh như trên đã nói. Kế hoạch bành trướng kiểu “tằm ăn dâu” của Trung Cộng cứ bám chặt vào “tình hữu nghị Việt – Trung quý báu mà bác Hồ và bác Mao đã dày công xây đắp”, đó là “tài sản quý báu của nhân dân hai nước”. Cứ trương cái “tình hữu nghị, tài sản quý báu” giả tạo mà nuốt dần, nuốt hết tài sản thật của người ta. Tàu xưa nay vẫn thâm, Tàu Cộng lại càng thâm hơn bao giờ hết. Dựa vào “Bác Hồ” để bàn kế thoát Trung là trúng kế của địch, là mở cửa thành cho bành trướng tiến vào. Vì thế, “muốn thoát Trung phải thoát Cộng, muốn toát Cộng phải thoát Hồ”, triết lí cuối cùng của sự nghiệp thoát Trung là như vậy, nhưng bước đi cụ thể thì không thể cứng nhắc mà phải từng bước phối hợp linh hoạt giữa 3 cuộc “thoát” nói trên. Người đảng viên cộng sản còn yêu nước cũng phải thoát khỏi “cái gông cộng sản” mới cứu được nước, tất nhiên thoát Cộng là thoát trong tư tưởng, trong ý thức (và điều này dễ dàng kiểm chứng) chứ không ở chỗ có tuyên bố thoát Cộng hay không.
Phương pháp, cách đi cụ thể thì có nhiều, mỗi người có thể tận dụng thế mạnh của mình để góp phần xứng đáng, nhưng nhận thức thì phải hiểu tận cùng bản chất, không nên mơ hồ, duy cảm hay tự biện hộ.
Trong cơn thoái trào cộng sản, để tự vệ, người cộng sản Việt Nam thường trút bỏ Mác-Lê, trụ lại với Hồ Chí Minh, trong Hồ Chí Minh thì trút bỏ chất cộng sản, giữ lại chất yêu nước như nơi cố thủ cuối cùng. Nhưng câu chuyện nhỏ của người đảng viên già bỏ đảng khiến tôi thấy rõ nơi cố thủ cuối cùng đó chính là nơi dễ đổ nhất. Yên tâm bám vào chút “hào quang le lói” đó khác nào bám vào sợi chỉ mành trước cơn giông bão của tri thức thời đại và nguy cơ Bắc thuộc mới.
Tôi không phải đảng viên cộng sản nhưng vẫn luôn được các đảng viên cộng sản chia sẻ tâm sự, từ Nguyễn Hộ, Trần Độ đến Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Minh Chính, Lê Hồng Hà, Nguyễn Kiến Giang, Lê Hiếu Đằng…và vô số đảng viên đang sống hôm nay, trong đó có những đảng viên bỏ đảng như cụ già 92 tuổi vẫn lặn lội vào Đà Lạt thăm tôi vừa kể trên. Vì thế, bỏ đảng hay ở lại trong đảng để đấu tranh tuy không phải việc của tôi, nhưng đã chung nhau một gánh nặng nước non thì cũng xin phép chia sẻ đôi lời bàn góp, nhân được sự thổ lộ chí tình của một đảng viên già bỏ đảng.
Hãy từ bỏ những điểm tựa sai lầm chỉ gây sự phân li để cùng nhau kết lại, cứu nước khỏi tình trạng “quốc gia không chịu phát triển” và thảm họa Bắc thuộc mới mỗi lúc một tới gần!
H.S.P
Tác giả gửi BVN
“Hãy lấy tôi như một viên gạch lót đường cho quý vị tiếp bước….”
“Hãy lấy tôi như một viên gạch lót đường cho quý vị tiếp bước….”
#GNsP (26.7.2017)- Đấu tranh cho quyền lợi của công nhân, biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, bảo vệ biển đảo và chống tội ác hủy hoại môi trường của Formosa là những việc làm khiến chị Trần Thị Nga bị Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam kết án 9 năm tù giam và 5 năm quản chế vào chiều ngày 25.07.2017.
Có lẽ dư luận xã hội không quá ngạc nhiên với hình phạt và cái tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” của những phiên tòa dành cho những người bất đồng chính kiến, những người đấu tranh cho một xã hội dân chủ, văn minh và công bằng. Và, chính bản thân chị Nga cũng bình thản đón nhận bản án bất công và bất nhân này. Theo tường trình từ facebook của luật sư Lê Văn Luân, khi “được dẫn ra thùng xe về trại tạm giam, bà Nga hát rất vang bài Trả Lại Cho Dân”. Tư thế của một anh hùng. Không phải của một tội nhân.
Và chỉ với khí chất của một anh hùng, chị Nga mới có thể có lời nói đầy tâm huyết và nghĩa khí rằng: “Nếu tôi bị bắt hay bị giết, đừng lo lắng cho tôi, nhưng hãy lấy tôi như một viên gạch lót đường để tiếp bước cho quý vị” .
Tôi trân trọng chị và những người như chị. Họ là những “viên gạch lót đường” cực kỳ quý giá cho con đường đi đến một tương lai tươi sáng cho đất nước. Tuy nhiên điều tôi băn khoăn là liệu mỗi một người trong chúng ta đã, đang và sẽ làm gì để con đường ấy được TIẾP BƯỚC ?
Mặc dù có thể nơi chị Nga sinh sống, nguồn hải sản vẫn chưa bị nhiễm độc, nhưng điều đó không có nghĩa chị cho phép mình bình thản và im lặng trước tội ác hủy diệt môi trường biển của Formosa. Chúng ta có thể TIẾP BƯỚC với sự VÔ CẢM, THỜ Ơ vì hàng ngày vẫn còn được ăn tôm, ăn cá?
Dù gặp nguy hiểm cho bản thân nhưng chị Nga vẫn không thôi đòi hỏi, khao khát một xây dựng một chính quyền thực sự do dân, vì dân. Có câu: “ Chúa Trời không tạo ra quyền lực, nhưng quyền lực được tạo ra từ sự tuân phục của người dân” . Chúng ta có thể TIẾP BƯỚC với sự TUÂN PHỤC, CHẤP NHẬN những gì bất công xã hội hiện tại như một “duyên phận”, như người con gái phải theo chồng dù lòng “không muốn yêu ai có được không?”
Chị Nga giúp những người công nhân đấu tranh đòi quyền lợi của họ, đã mạnh mẽ lên tiếng bảo vệ cho nhiều trường hợp dân oan từ Bắc chí Nam. Nghĩa là chị đã quan tâm đến giai cấp khốn cùng, thấp cổ bé họng trong xã hội. Chúng ta có thể TIẾP BƯỚC khi tỏ ra hài lòng khi thấy cuộc sống này thật bình yên và vui vẻ với rượu bia nhậu nhẹt, những game show, ca nhạc, với cuộc sống hào nhoáng của giới nghệ sĩ, với những TƯ LỢI kiếm được nhờ vào nền luật pháp vô minh này ?
Không thể kể hết những gian khó, những thiệt thòi mà chị Nga và gia đình gánh chịu trên con đường đấu tranh. Chị bị đánh gãy tay trái và vỡ xương bánh chè chân phải và những bước đi khập khiễng hiện nay là di chứng của những lần bị tấn công hèn hạ và dã man. Chị bị phá hoại tài sản, con cái bị bắt cóc, bị tạt mắm tôm giữa mùa Đông giá rét khi đi thắp hương cho bà về. Chị Nga cũng hiểu rất rõ rằng tù đày hay bị sát hại là những điều chị sẽ phải gặp.
Trong một clip, chị Nga từng chia sẻ rằng: “Công việc đấu tranh của tôi và của nhiều người khác như tôi đã mang lại những kết quả nhất định. Tuy nhiên kết quả chưa cao là do mỗi một người trong các bạn chưa lên tiếng, chưa hành động, các bạn còn sợ ảnh hưởng công ăn việc làm, còn sợ liên lụy gia đình, tôi không có gia đình, con cái sao ? Tôi hành động vì chính bản thân gia đình và con cái của tôi …” Vâng! Chúng ta liệu có thể TIẾP BƯỚC với tâm thế SỢ HÃI, HÈN NHÁT, chỉ muốn sống an thân ?
Chị Nga đã nhận ra nguyên nhân khiến đất nước đứng trước họa xâm lăng của Trung Quốc, khiến đạo đức xã hội suy tàn, bất công xã hội tràn lan là do có những lãnh đạo tha hóa, vô đức, vô tài, và chị đã dũng cảm lên tiếng phản đối. Chúng ta liệu có thể TIẾP BƯỚC nếu cứ mãi CUỒNG TÍN vào sự “quang minh, chính đại” của tầng lớp lãnh đạo và cứ hãy luôn tin vào “đường lối lãnh đạo đầy sáng suốt và tài tình” của họ?
“Hãy dùng tôi như viên gạch lót đường để quý vị tiếp bước”. Viên gạch lót đường này được kết dệt bằng cuộc đời hy sinh của một người phụ nữ yêu nước và đầy lòng quả cảm. Đừng để sự hy sinh của chị trở thành vô nghĩa, hãy là những viên gạch kế tiếp để xây dựng nên con đường dẫn đến một nước Việt văn minh, an bình và thịnh vượng.
Điền Phương Thảo
CHỨNG TỪ CỦA THẦY PHÊRÔ HỒ VĂN QUÂN, DCCT (Tu Hiệu Lêônard)
#GNsP – Tôi là Phêrô Hồ Văn Quân, sanh ngày 24-09-1937 tại ấp Long-An, Xã Long-Phú, Quận Long-Mỹ, Tỉnh Rạch Giá. Tôi lớn lên thời chiến tranh đầy lo âu sợ hãi. Hồi nhỏ tôi được đi học trường Họ Trà Lòng do các Nữ Tu Dòng Chúa Quan Phòng dạy. Tới năm 1951, vì muốn đi Chủng Viện, nên tôi phải trốn tránh rời khỏi quê và theo Cậu là Thầy Jean Dòng Thánh Gia Banam đi học nơi cậu dạy là Kon-Pong-Cham. Cũng tại đây tôi được chịu phép Thêm Sức ngày 22-04-1951 do ĐC Joseph Chapalier, GM Nam Vang. Từ năm 1952-1956, tôi về Banam học chuẩn bị vào Đệ Tử Dòng Thánh Gia. Nhưng bị đau bệnh quá nên phải trở về Việt-Nam. Khỏi bệnh, tôi muốn vào dòng khổ tu, nhưng nội tôi không cho vì thấy tôi yếu quá.
Sau đó tôi xin vào DCCT tại Sài-gòn. Khi vào DCCT, tôi lại rất khỏe, lao động tốt. Đến ngày 17-03-1958 tôi được đi Đàlạt vào Nhà Tập. Cha Giáo Tập là Cha Camille Dubé, Cha Phó là Cha Andrê Nguyễn Quang Kiêm. Trong năm Nhà Tập, nhiều lần chúng tôi được đi dạo vùng Blao và Phi-Yang. Có lần Cha Giáo Tập hỏi ai muốn đi Phi-Yang. Tôi dơ tay xung phong vì tôi thấy người Thượng thật đáng thương, tuy các Thầy Già nói ở đó rất nguy hiểm. Tôi khấn dòng ngày 19-03-1959 thì ngày 21-03-1959 tôi được phân công đi Phi-Yang. Tôi tới Phi-Yang ngày 22-03-1959 ở với Cha Antoine Lapointe và Thầy Nicôla Đền. Thầy Nicôla Đền lo tổng quát, còn tôi đi phá rừng với anh em dân tộc để học tiếng. Khi Cha Benoit thay thế Cha Lapointe đi nghỉ ở Canada, tôi xin ngài cho tôi tiếp tục học tiếng, thì ngài nói bắt buộc phải học tiếng. Sau đó tôi được phân công về trung-tâm vừa dạy tiếng Việt cho các em dân-tộc vừa làm giám thị.
Vào năm 1962, chiến trận lây lan, công việc mệt nhọc là di dân về chỗ an toàn. Tập trung về một điểm như ở Dà-Mpao thì lạixảy ra bệnh tật như ỉa chảy vàsởi nơi trẻ em. Người thượng lại không biết kiêng cữ. Cho nên tôi vừa phải đưa các em đi nhà thương vừa phải đưa các em đi chôn. Có ngày tôi phải chôn tới 10 em. Rất khổ tâm. Tôi chịu không nổi muốn xin nghỉ một chút, nhưng các cha nói: Thầy nghỉ, ai lo?
Chiến tranh càng ngày càng khốc liệt, chúng tôi càng ngày càng lao đao với dân. Một địa điểm tập trung lớn là Srê-Dờng (bao gồm dân Bơtong, Kềng-Dà, Ryông-Tô, Phi-Sur) trở thành bãi chiến trường và bị xóa sổ (1968). Cha Tài, từ 1960 ở Phi-Yang rồi Koya, Liên-Khương, Srê-Dờng, kiêm Dà-Mrac, Nreng, Kon-Pang, Kon-Phang, Atô, đến sau Phục-Sinh 1969, ngài rủ tôi đi tìm một chỗ mới cho đàn em sau này. Tôi đồng ý ngay. Những gì tiếp diễn sau đó, phần lớn anh em đã biết, tôi không kể lại chi tiết ở đây. Tôi chỉ có thể nói là tôi tin Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng tôi từng bước và Pleikly là Đất Hứa, vì Chúa đã “làm gấp ngàn lần điều chúng ta dám cầu xin hay dám nghĩ tới.” (Ep 3,20)
Tới Pleikly ngày 10-10-1969, chúng tôi cùng ở trong căn phòng dành cho dê vì không có chỗ ở trong nhà nào cả. Chúng tôi cùng đi làm và đi học tiếng với dân. Đến Giáng Sinh năm đó chúng tôi dọn qua một căn nhà sàn cất tạm xong trong Pleikly. Tôi và anh Tín thường cùng đi làm ruộng làm rẫy với dân. Năm 1970, Cha Tài mua một máy cày tay hiệu Kubota cho hai anh em tôi làm nông, mục đích thử nghiệm xem có thể sử dụng cho anh em Jarai không. Chúng tôi cày thử trên đất rẫy đến đầu năm 1971 thì thử nghiệm trên đất ruộng. Chúng tôi thấy cần phải cải tiến nhiều mới sử dụng được cái máy cày tay đó. Nhưng chưa kịp cải tiến thì xảy ra chiến sự tháng 3 năm 1971. Tôi chạy thoát còn Thầy Đàn, Mầu, Tín bị bắt đem vào rừng. Bề Trên cho tôi ở nhà Huế. Năm 1972 gặp “mùa hè đỏ lửa” lại chạy về Đà-Nẵng, rồi chạy vào Sài-Gòn và về Vĩnh Long giúp Đệ Tử.
Đến năm 1973, tôi trở lại với anh em ở Pleikly. Thời này theo sự hướng dẫn của Cha Phán, tôi cùng với anh em lập ra những tổ sản xuất. Riêng tôi phụ trách tổ các Bà Góa làm lò than. Khi lập các tổ sản xuất Jarai thì gặp sự tranh chấp đất đai với người Kinh. Lò than các bà góa chúng tôi bị người Kinh phá. Chúng tôi lại còn phải đấu tranh cho quyền lợi của bà con Jarai bị cướp xén đồ viện trợ, bị dồn vào những khu vực cằn cỗi thiếu thốn, bị xâm phạm tài sản. . . Chính Quyền lúc đó cuối cùng phải nhượng bộ và chính tôi đã đưa những người bị dồn dân trở về làng cũ.
Sau năm 1975, mọi đều như bế tắc và vô cùng khó khăn. Ai cũng sống trong lo âu. Điều đó khiến sức khoẻ tinh thần và thể xác tôi sa sút. Tôi tìm về quê Sóc Trăng trị bệnh và nương tựa lúc khó khăn vì ở quê tôi quen nhiều người hơn, hy vọng sống thanh thản và dễ dàng hơn. Nhưng rồi cũng nảy sinh nhiều khó khăn khác. Cha tôi tuy quen mà vẫn phải năn nỉ ông Chủ Tịch có việc chi cho tôi làm trong khoảng thời gian 3-4 tháng. Lúc đầu Ông cho tôi vào giúp anh kinh tài ấp. Ông cho tôi đi học khóa thống kê chỉnh lý bản đồ và đi các xã của Huyện Thạnh Trị để chỉnh lý bản đồ Huyện. Lúc đó tôi thấy nhẹ thở đôi chút. Xong việc trở về Xã thì họ phân công tôi làm tài chánh Xã. Lúc đó các linh-mục đi lại còn rất khó khăn. Trong khi tôi được tự do đi lại hơn, nên tôi đến được nhiều ấp Công Giáo củng cố đức tin cho họ. Cha tôi thấy ruộng đất họ chia ra hết nên tính lên miền Đông kiếm đất cao phá rừng làm vườn để dưỡng già. Năm 1982, gia đình lên Xã Phú Lý kiếm đất. Đất đồi sỏi đá chỉ trồng chuối và mì. Đất trũng khai phá làm ruộng. Đến năm 1983, Cha tôi mua được một cái nhà ở Phú Dòng để cho mẹ tôi và cháu Thịnh ở cho nó đi học. Phần đất ở Xã Phú Lý nhằm ngay lòng hồ Trị An, nên đến năm 1985 phải di tản. Trong thời gian đó, tôi vẫn ở lại làm việc ở Xã. Cơm ăn trộn mì tối đa. Mấy lần tôi cũng đấu tranh đòi quyền lợi cho dân nhưng không thành công. Tôi xin nghỉ việc. Họ không cho. Tôi cũng có liên lạc với anh em trong Dòng ở Vĩnh Long, Cái Tàu. Đến năm 1984, tôi đào nhiệm lên Phú Lý giúp cha mẹ. Ở dó có Thầy Hội đang phục vụ. Na7m 1985, tôi bị đau gan siêu vi B phải về Sàigòn nằm bệnh viện Chợ Quán có Cha Giám Tỉnh Thao giúp đỡ. Đến năm 1987, tôi lại phải vào bệnh viện Chợ Quán vì sốt rét. Sau khi ra viện thì cha tôi qua đời, Tôi về sống với mẹ và các em, đi bán sinh tố kiếm tiền để giỗ 100 ngày cho cha tôi.
Tôi thấy Chúa thương tôi vô cùng. Qua bao nhiêu năm tháng chỉ có hai bàn tay trắng, Chúa vẫn dưỡng nuôi chúng tôi. Sau khi cha tôi qua đời, Nhà Dòng bảo tôi dẫn anh em đi Pleikly thử. Tôi lên Pleikly thấy anh chị em Jarai ồ ạt trở lại trong lúc tình hình vẫn rất khó khăn. Tôi xin anh Tín gửi cho cha Bề Trên ít chữ cho tôi được trở lại Pleikly. Để chia sẻ gánh nặng với anh Tín nên ngày 29-11-1993 tôi nhận chức Phó Tế vĩnh viễn. Tôi vừa trông coi nhà cửa vừa hướng dẫn giáo lý dự tòng và hôn nhân cho cả Kinh lẫn Thượng. Tôi cũng tham gia thanh tẩy cho người lớn và trẻ em.
Tạ ơn Chúa và Nhà Dòng vô cùng, vì tôi học hành chẳng có gì, sức khoẻ chẳng được bao nhiêu mà Chúa lại ban cho tôi các ơn rất trọng đại, nhất là ơn được anh chị em dân tộc cho tôi được tin vào Chúa Quan Phòng.
Thời gian dư thừa chứ không phải vật chất giúp bạn hạnh phúc hơn
Thời gian dư thừa chứ không phải vật chất giúp bạn hạnh phúc hơn

Dùng tiền để giải phóng thời gian là nhân tố có liên quan tới mức gia tăng hạnh phúc, một nghiên cứu cho biết.
Những người tham gia một cuộc thử nghiệm cho biết họ rất vui nếu phải chi ra 30 bảng Anh (40 USD) để tiết kiệm thời gian – như thuê người giúp đỡ việc nhà – hơn là bỏ số tiền đó để mua các sản phẩm vật chất.
Các chuyên gia tâm lý nói căng thẳng do thiếu thời gian dẫn đến suy giảm sức khỏe tinh thần và thể lực và góp phần gây ra tâm lý lo lắng và chứng mất ngủ.
Thế nhưng họ cho biết giàu có cũng ít khi sẵn lòng chi tiền cho người khác để làm thay những công việc mà chính họ không thích làm.
“Sau một loạt các cuộc khảo sát, chúng tôi nhận thấy những người chi tiền để mua thời gian rảnh là những người hạnh phúc hơn – họ hài lòng với cuộc sống hơn,” tiến sỹ Elizabeth Dunn, giáo sư tâm lý học tại Đại học British Columbia, Canada, cho biết.
Mức độ hài lòng về cuộc sống
Thu nhập tăng tại nhiều quốc gia đã dẫn đến một hiện tượng mới. Từ Đức tới Mỹ, mọi người nói về sự “khan hiếm thời gian”, khi mà họ cảm thấy căng thẳng bởi những đòi hỏi về thời gian trong cuộc sống hàng ngày.
Các nhà tâm lý tại Mỹ, Canada và Hà Lan đã thực hiện một cuộc nghiên cứu để xem việc dùng tiền để giải phóng thời gian liệu có thể làm tăng mức độ hạnh phúc.
Hơn 6000 người lớn ở Mỹ, Canada, Đan Mạch và Hà Lan, trong đó bao gồm 800 triệu phú, được hỏi số tiền họ đã dùng để mua thời gian.
Các nhà nghiên cứu cho biết chưa tới 1/3 số người được hỏi đã dùng tiền để mua thời gian cho mình mỗi tháng.
Những người này nói họ có độ hài lòng về cuộc sống của mình cao hơn những người khác.
Sau đó, các nhà nghiên cứu làm một thử nghiệm trong vòng hai tuần với 60 người trưởng thành đang làm việc tại Vancouver, Canada.
Vào hai ngày cuối tuần, những người tham gia thử nghiệm được đề nghị chi 30 bảng Anh (40 USD) cho một việc có thể giúp họ tiết kiệm thời gian. Họ đã tiêu tiền vào những thứ như mua đồ ăn trưa được giao tới tận cơ quan, chi tiền cho trẻ con hàng xóm giúp làm việc vặt, hoặc chi tiền cho dịch vụ dọn dẹp.
Hai ngày cuối tuần còn lại, họ được đề nghị chi khoản tiền được cho không đó để các sản phẩm vật chất như rượu, quần áo và sách.
Kết quả của cuộc nghiên cứu, được đăng trên tạp chí chuyên ngành của Học viện Khoa học Quốc gia, cho thấy tiết kiệm thời gian làm tăng mức độ hạnh phúc cao hơn so với mua sắm vật chất do giúp giảm được cảm giác căng thẳng về thời gian.
‘Làm thêm ca’
“Trong thực tế, tiền có thể mua được thời gian. Và nó có thể mua thời gian một cách khá hiệu quả,” giáo sư Dunn, làm việc cùng các đồng nghiệp của Trường Kinh doanh Harvard và Đại học Maastricht, cho biết.
“Và thông điệp tôi muốn nói là, ‘hãy nghĩ mà xem, có điều gì bạn ghét đến mức cứ nghĩ đến đã sợ mà bạn có thể trả tiền cho người khác làm thay bạn hay không?’ Nếu có, thì khoa học đã chứng minh đây chính là một cách khá tốt để tiêu tiền.”
Các nhà tâm lý nói rằng nghiên cứu này có thể giúp những người vốn bị buộc phải “làm thêm ca” tức là công việc nội trợ sau khi đã từ công sở về nhà.
“Tôi nghĩ nghiên cứu của chúng tôi có lẽ sẽ tạo ra một lối thoát cho việc phải “làm thêm ca”,” giáo sư Dunn nói thêm.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy những người đặt thời gian lên trên tiền bạc có xu hướng hạnh phúc hơn những người coi trọng tiền bạc hơn thời gian.
Các tổ chức nhân quyền quốc tế phản đối bản án dành cho Trần Thị Nga
Các tổ chức nhân quyền quốc tế phản đối bản án dành cho Trần Thị Nga
Hai tổ chức gồm Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) và Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ), lên tiếng phản đối ngay sau khi có tin về bản án 9 năm tù và 5 năm quản chế mà tòa án tỉnh Hà Nam tuyên đối với nhà hoạt động nữ Trần Thị Nga.
Ân Xá Quốc Tế cho đó là một bản án vô nhân đạo và kêu gọi Việt Nam phải ngay lập tức hủy bỏ án đó vì tù nhân lương tâm Trần Thị Nga không làm gì khác ngoài việc ôn hòa bảo vệ quyền con người.
Phó giám đốc Chương trình Đông Nam Á- Thái Bình Dương của Ân Xá Quốc Tế, ông Josef Benedict, nói rằng bản án tuyên cho bà Trần Thị Nga vào ngày 25 tháng 7 là lần tuyên án thứ hai trong vòng không đầy một tháng đối với một nhà hoạt động nữ chuyên bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam.
Ông Josef Benedict cho rằng cơ quan chức năng Việt Nam đang tăng cường nổ lực bỏ tù những nhà hoạt động ôn hòa trong nước. Chính quyền Hà Nội đang tiêu diệt những cá nhân can trường cũng như gia đình họ chỉ để nhằm đe dọa những người khác lên tiếng.
Đại diện của CPJ tại khu vực Đông Nam Á, ông Shawn Crispin, cũng kêu gọi Việt Nam phải chấm dứt biện pháp đàn áp đối với những blogger can đảm như bà Trần Thị Nga.
CPJ nhắc lại việc nhà hoạt động Trần Thị Nga bị giam giữ hơn 6 tháng trời trước khi bị đưa ra xét xử. Còn trước khi bị bắt bà này từng lên tiếng về tình trạng bị sách nhiễu trong nhiều năm. Vào năm 2014 bà bị tấn công bằng tuýt sắt khiến bị thương ở tay trái và chân phải.
Theo Ân Xá Quốc Tế thì hiện có hơn 90 tù nhân lương tâm tại Việt Nam và con số này đang tăng lên.
Tổ chức này kêu gọi Việt Nam phải chấm dứt ngay những hạn chế hà khắc đối với những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền.
Còn theo CPJ thì Việt Nam hiện bỏ tù ít nhất 8 nhà báo kể từ năm 2016 đến nay khi mà tổ chức này tiến hành thống kê hằng năm về tình trạng nhà báo bị tù tội khắp thế giới.