Thư thông báo của Dòng Mân Côi, Chí Hòa:

From facebook: Tran Dat shared Đoan Tố Như‘s post.

Image may contain: 3 people, people smiling

Đoan Tố Như

Hãy share cho rộng. Bộ mặt gian dối của cộng sản

Ka ka ka…!

Hiện nay ở trên mạng Facebook, hàng ngàn người đã vô cùng phẫn nộ vì tấm hình 1 nữ tu công giáo cầm cờ đỏ đi tung hô bạo quyền cộng sản việt nam nhân dịp ăn mừng ngày vc cưỡng chiếm nam VN.

Nay thì nhà dòng Mân Côi, Chí Hòa đã điều tra ra tông tích của vị nữ tu này.
Để “chào mừng” ngày cưỡng chiếm, xâm lược miền Nam, bạo quyền CSVN đã cho 1 cô gái tên là Đỗ Thị Thuyết, giả dạng làm ma sơ, lúc thì nhận là thuộc tỉnh Dòng Hoa kỳ, lúc thì nhận tỉnh Dòng Việt Nam, hay Dòng Mân Côi Trung Linh.

Nữ tu này đã cầm cờ đỏ sao vàng tung hô “chuyện giải phóng” của nhà nước để người dân lầm tưởng là các sơ cũng ủng hộ chế độ cộng sản vô thần này !
Hôm nay, Dòng Mân Côi, Chí Hoà đã điều tra và tìm ra tung tích của “sơ giả mạo” này.

Những cái gì phát sinh từ CS đều là giả dối.

-Dưới đây là lá thư thông báo của Dòng Mân Côi, Chí Hòa:
http://bacaytruc.com/…/Tu_si_Gia_…/nu-tu-dong-man-coi-02.jpg

Nguồn Fb

Việt Nam rơi vào ‘thế kẹt’ với Đức

Việt Nam rơi vào ‘thế kẹt’ với Đức


Phía Đức cho rằng Việt Nam đã "bội tín". Trong ảnh là Thủ tướng Việt Nam và Đức gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20 hôm 6/7. Phía Đức tiết lộ rằng Hà Nội đã đưa đề nghị dẫn độ ông Thanh về nước trong lần gặp mặt này.

Phía Đức cho rằng Việt Nam đã “bội tín”. Trong ảnh là Thủ tướng Việt Nam và Đức gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20 hôm 6/7. Phía Đức tiết lộ rằng Hà Nội đã đưa đề nghị dẫn độ ông Thanh về nước trong lần gặp mặt này.

Chính quyền Hà Nội đang trong thế “tiến thoái lưỡng nan”, sau khi Berlin cáo buộc Việt Nam “bắt cóc” ông Trịnh Xuân Thanh trên đất của mình, và đòi đưa ông trở lại Đức, theo giới quan sát.

Trong thông cáo gửi cho VOA Việt Ngữ, Bộ ngoại giao Đức nói rằng vụ bắt này “chưa từng có tiền lệ và vi phạm trắng trợn luật pháp của Đức cũng như quốc tế”.

Việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức là điều chưa có tiền lệ và vi phạm trắng trợn luật pháp Đức và quốc tế.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, một người nghiên cứu về Việt Nam lâu năm ở Mỹ, nhận xét rằng Việt Nam đang ở trong “thế kẹt”.

Ông nói thêm: “Nếu đúng, nó tạo ra thế khó xử cho Việt Nam. Tạo thêm rắc rối. Đây là vấn đề ngoại giao khó xử. Nó tạo ra một tình huống tương đối là xấu”.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Đức nhấn mạnh rằng “không còn nghi ngờ” về chuyện “các cơ quan của Việt Nam cũng như Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin có liên quan” tới vụ này.

Thông báo của Bộ Công an Việt Nam về chuyện ông Trịnh Xuân Thanh ra "đầu thú" hôm 31/7.

Thông báo của Bộ Công an Việt Nam về chuyện ông Trịnh Xuân Thanh ra “đầu thú” hôm 31/7.

Tới tối ngày 2/8 (giờ Việt Nam), cơ quan đại diện ngoại giao của Hà Nội ở thủ đô Đức chưa trả lời yêu cầu bình luận từ VOA tiếng Việt. Bộ Công an Việt Nam trước đó ra thông cáo nói rằng ông Thanh đã “ra đầu thú”, nhưng không nói rõ chi tiết về việc này.

Đòi hỏi của ngoại giao Đức thì phải giải quyết. Tùy việc giải quyết nó ra sao. Và khi giải quyết thì Việt Nam có priority (ưu tiên) gì. Trong nội bộ có mâu thuẫn gì không? Người nào sẽ chịu trách nhiệm?

Về những diễn biến sắp tới, giáo sư Hùng nói rằng Việt Nam cần phải hồi đáp trước yêu cầu của chính quyền Berlin.

Ông nói tiếp: “Đòi hỏi của ngoại giao Đức thì phải giải quyết. Tùy việc giải quyết nó ra sao. Và khi giải quyết thì Việt Nam có priority (ưu tiên) gì. Trong nội bộ có mâu thuẫn gì không? Người nào sẽ chịu trách nhiệm? Người ta nói rằng làm cái gì phải biết cái giá mà ta phải trả”.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Đức nói rằng “sự việc kiểu này có nguy cơ gây tổn hại tới quan hệ giữa Đức và Việt Nam một cách hết sức bất lợi”.

Hôm 31/7, phát biểu tại một phiên họp về chống tham nhũng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập tới chuyện "lò" và "củi" trong chuyện chống tham nhũng.

Hôm 31/7, phát biểu tại một phiên họp về chống tham nhũng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập tới chuyện “lò” và “củi” trong chuyện chống tham nhũng.

Chính quyền Berlin cũng nói rằng Việt Nam đã “bội tín” sau khi từng yêu cầu dẫn độ ông Thanh về nước khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị G20 ở Đức hồi đầu tháng trước.

Bình luận trên trang Facebook cá nhân, tiến sĩ Nguyễn Quang A viết: “Lò Đức thiêu củi nào?”. Người từng tham dự nhiều cuộc gặp với các nhà ngoại giao phương Tây ở Hà Nội nhận xét rằng “chuyện tự nguyện về “đầu thú” là hoang đường” và rằng “hệ lụy ngoại giao không thể lường được”.

Hôm 31/7, phát biểu tại một phiên họp về chống tham nhũng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập tới chuyện “lò” và “củi” trong chuyện chống tham nhũng.

VietNamNet trích lời ông Trọng nói: “Khi tiếp xúc cử tri, tôi hay nói: Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới là thành công”.

Ông Thanh bỏ trốn năm ngoái trong bối cảnh Tổng bí thư Trọng đã giao cho các cơ quan liên quan “kiểm tra, xem xét, và kết luận” thông tin liên quan tới nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, nhất là vụ xe sang trị giá nhiều tỷ đồng.

Toàn văn tuyên bố của Bộ NG Đức vụ ông Thanh bị bắt cóc

Toàn văn tuyên bố của Bộ NG Đức vụ ông Thanh bị bắt cóc

Ảnh màn hình trang web Bộ Ngoại giao Đức
Bản quyền hình ảnh   GERMAN FOREIGN AFFAIRS

Toàn văn tuyên bố của Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức về quan hệ Việt Nam – Đức, được công bố hôm 2/8/2017:

“Sau khi có những bằng chứng ngày càng rõ ràng và không còn cơ sở để nghi ngờ gì về sự liên quan của các cơ quan của Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin trong vụ bắt cóc một công dân Việt Nam ở Berlin, Quốc vụ khanh Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức, ông Markus Ederer, ngày hôm qua đã triệu tập Đại sứ Việt Nam tại Đức.

Việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là hành động vi phạm luật pháp Đức và luật pháp quốc tế một cách trắng trợn và chưa từng có.

Vụ việc đã được phát giác nhờ sự nhanh nhạy của các cơ quan chức thực thi pháp luật của Đức. Giới chức thực thi luật pháp Đức nay cũng đang tiến hành điều tra.

Vụ việc như thế này có thể ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng tới quan hệ giữa Đức và nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Việc này cũng phá vỡ lòng tin một cách nghiêm trọng – bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20, các đại diện cao cấp của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nhắc lại yêu cầu dẫn độ công dân Việt Nam này từ Đức về Việt Nam.

Quốc vụ Khanh Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức Markus Ederer ngày hôm qua đã nói rất rõ quan điểm của Chính phủ Đức trong vấn đề này với Đại sứ Việt Nam. Ông cũng nêu rất rõ ràng với Đại sứ rằng Chính phủ Liên bang Đức đòi phải để ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức ngay lập tức để hồ sơ yêu cầu dẫn độ và đơn xin tỵ nạn được xem xét theo đúng trình tự pháp lý.

Do hệ quả của vụ việc hoàn toàn không chấp nhận được này, viên chức đại diện chính thức của cơ quan tình báo Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam ở Đức bị tuyên bố là người không được hoan nghênh (persona non grata) và có 48 tiếng để rời khỏi Đức.

Chúng tôi cũng bảo lưu quyền áp dụng thêm các hành động khác ở cấp độ chính trị, kinh tế và chính sách phát triển.”

Xem thêm: Đức phản đối Việt Nam bắt cóc cựu viên chức trốn ở Đức (RFA)

Ông Trịnh Xuân Thanh

Nữ thứ trưởng Công Thương có ‘tài sản khổng lồ’ có thể mất chức

Nữ thứ trưởng Công Thương có ‘tài sản khổng lồ’ có thể mất chức

Bà Thứ Trưởng Bộ Công Thương CSVN Hồ Thị Kim Thoa. (Hình: Tuổi Trẻ)

HÀ NỘI (NV) – Bà Hồ Thị Kim Thoa, thứ trưởng của Bộ Công Thương CSVN, người có khối tài sản khổng lồ đang đối diện với khả năng mất chức vì bị “Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương” cho là có “những vi phạm, khuyết điểm” nghiêm trọng.

Hôm 31 Tháng Bảy 2017, Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) đăng nội dung bản thông cáo của “Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương” đảng CSVN sau một phiên họp diễn ra cuối tuần qua, trong đó, liệt kê tội lỗi của một số cơ quan và cá nhân, phần lớn dính dáng tới các hoạt động kinh doanh và tổ chức nhân sự. Họ đã lợi dụng chức vụ, cơ hội để vun quén tài sản công thành của riêng bên cạnh việc cắt đặt người sai qui định mà hai cũng hiểu ngầm là có “bôi trơn” hay phe cánh.

Bà Hồ Thị Kim Thoa, 57 tuổi, hồi đầu năm đã bị Bộ Chính Trị “kỷ luật” sau tai tiếng bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh vào một số chức vụ tại Bộ Công Thương mà bà ta liên quan.

Từ vụ này, báo chí bới móc tiếp, phơi bày tài sản khổng lồ của bà và các thành viên trong gia đình tại công ty bóng đèn Ðiện Quang từ mẹ đến các con và em trai, tổng cộng khoảng 700 tỉ đồng (tức khoảng 30 triệu đô la), tương đương 35% trị giá của công ty Ðiện Quang trên sàn chứng khoán trong nước.

Trước các tai tiếng bị phơi bày trên báo, ông tổng bí thư đảng CSVN ra lệnh điều tra thì thấy bà ta đã phù phép để mua được nhiều cổ phần với giá rẻ bị coi là trái quy định. Bà bị cáo buộc là kê khai tài sản theo luật công chức “không trung thực.” Hai tội cộng lại, bây giờ thì bà bị Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương “quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo” và “kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm các chức vụ hiện nay.”

Bà Hồ Thị Kim Thoa là một số nhỏ trong số những viên chức, đảng viên cấp cao chỉ bị lộ tẩy khi bị bới móc nhân một vụ gì đó. Nếu không, chẳng có gì xảy ra đối với bà ta cũng như tất cả các kẻ quyền thế khác của chế độ, sẽ “hạ cánh an toàn.”

Hồi đầu tháng, ngày 3 Tháng Bảy 2017, sau khi mở cuộc điều tra, Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Ðảng ra thông cáo đề nghị kỷ luật bà Thoa, nay với bản thông cáo mới, đề nghị đẩy ra khỏi cái ghế thứ trưởng. Tuy nhiên, bà ta có bị loại ra khỏi guồng máy công quyền hay không, và khối tài sản khổng lồ bị cáo buộc thu vén nhờ mưu mẹo và quyền lực cá nhân sẽ bị xử như thế nào, chưa thấy ai nói gì.

Bà Hồ thị Kim Thoa là chủ tịch kiêm tổng giám đốc công ty cổ phần bóng đèn Ðiện Quang giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2010 trước khi được ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ Công thương vào năm 2010.

Bà bắt đầu vào làm cho công ty quốc doanh Diện Quang từ năm 1992, đến năm 2000 thì lên làm bí thư đảng ủy, tổng giám đốc công ty. Năm 2005 thì làm chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị. Thời gian này, công ty Ðiện Quang được “cổ phần hóa” và bà bắt đầu mua cổ phần, biến của công thành của bà.

Bản kết luận của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương cáo buộc bà Thoa “vi phạm trình tự, thủ tục trong việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp.” Bà ta đã “mua cổ phần vượt mức quy định; chuyển nhượng cổ phần không đúng quy định của điều lệ của công ty.”

Hàng năm, theo luật, bà Thoa cũng như các chức sắc khác có chức vụ đều phải kê khai tài sản. Tuy nhiên, bà bị cáo buộc là đã “nhiều lần kê khai tài sản, thu nhập không đúng, không đầy đủ theo quy định về kê khai tài sản, thu nhập, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm.” (TN)

Bảo vệ Tổ quốc: phạt nặng hơn tội giết người?!

Bảo vệ Tổ quốc: phạt nặng hơn tội giết người?!

RFA

Ủy ban Bảo vệ Nhà báo tại Washington (CPJ) thì nói “cách đối xử tàn nhẫn của Việt Nam với những nhà báo như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một nỗi xấu hổ cho các nhà cầm quyền.”

Quỳnh đáng ra không phải chịu một ngày nào sau song sắt. Tuyên án 10 năm tù chỉ vì những bài viết của cô là sự bất công đáng kinh tởm…”( http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40453463)

  • Xử nặng hơn tội giết người vì dám đụng đến Formosa và TQ?!

Tội giết người –tội ác ở mức độ tàn bạo nhất, tại  Điều 93 Bộ luật Hình sự VN quy định, nếu không thuộc trường hợp đặc biệt thì  chỉ bị phạt 7 năm tù.

Trên thực tế, những kẻ giết người tại VN, kể cả kẻ giết người hàng loạt, những kẻ tham nhũng gây tổn hại cho cả nền kinh tế… vẫn được quyền tiếp xúc, thăm nuôi bởi người thân. Họ được quyền xét xử và tranh tụng trong những phiên tòa công khai. Gia đình, bạn bè cùng những người quan tâm vẫn  được quyền tham dự phiên tòa theo quy định của pháp luật.

Nhưng trong hai phiên tòa vào 29 tháng  6 và 25 tháng 7 năm 2017,  VN đã xử hai nữ blogger hoàn toàn vô tội ở mức hình phạt còn cao hơn cả tội giết người!

Đó là ngón đòn thù tàn nhẫn giáng xuống bloger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh(bị tuyên án 10 năm tù giam). Sau đó chưa đầy một tháng, bloger Trần Thúy Nga cũng bị tuyên ở mức án 9 năm tù giam và 5 năm quản chế.  

Hai phiên tòa này đã vi phạm Hiến pháp và pháp luật VN cũng như những cam kết quốc tế, khi nhà cầm quyền  đã để cho các lực lượng công an công khai và công an trá hình côn đồ bao vây, hành hung, ngăn cấm, không cho ngay cả người ruột thịt, các phóng viên báo chí cũng như các nhà quan sát quốc tế tới tham dự và quan sát phiên tòa.

Hai bloger đó đã làm gì mà khiến cho nhà cầm quyền VN nổi giận tới mức bất chấp cả pháp luật để trả thù họ như vậy?

Theo các luật sư, cũng như đối chiếu với quy định trong các bộ luật VN, thì dù hai công dân này đã bị xử phạt theo quy định của điều 88 Bộ luật Hình sự, về tội “tuyên truyền chống nhà nước” . Sự kết tội này hoàn toàn bất công vì họ thực sự không phạm tội.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thúy Nga đã được các luật sư chứng minh là chỉ dùng những bài viết, biểu ngữ và phát ngôn ôn hòa. Nguyện vọng mà họ thể hiện chỉ là  để bảo vệ môi trường, sự toàn vẹn chủ quyền của Tổ quốc… Họ bảo vệ quyền làm người chính đáng của công dân.

Khi nhà cầm quyền không thể kiểm soát nổi những tham nhũng tiêu cực tràn lan trên khắp mọi lĩnh vực, đặc  biệt là hành pháp và tư pháp, hai phụ nữ ấy đã đứng lên bảo vệ dân oan bằng những biện pháp hợp lý hợp tình, thông qua con đường khiếu kiện, yêu cầu đối thoại để những cá nhân và cơ quan có trách nhiệm xem xét lại, sửa sai, ổn định trật tự xã hội.

Không chỉ vô tội,  họ còn là người có công lớn với đất nước khi trong nhiều năm nay đã dành tâm sức của mình cất lên tiếng nói để bảo vệ Tổ quốc, chống Trung quốc xâm lược và chống lại sự hủy diệt môi trường của Formosa, công ty được biết là dù dưới danh nghĩa Đài loan nhưng khoảng 90% vốn là của TQ…

Lý do nào khiến nhóm “quyền lực đen” đang thao túng nhà càm quyền VN ấy đã giáng đòn thù  lên hai nữ bloger đang nuôi con thơ, nhẫn tâm cướp đoạt tương lai của những trẻ em vô tội? Ai mà chẳng thấy cần phải cảm ơn, ủng hộ, ngợi khen hai blogger này khi khẩu hiệu của họ  là “Cá cần nước sạch, dân cần minh bạch”, “Đả đảo Trung quốc xâm lược”, “Formosa cút khỏi VN”…?

Nhận xét về mức án nói trên, luật sư Nguyễn Khả Thành nói: “Thông thường về tội 258 hoặc 88 người ta gọi là tội nhạy cảm, nên ai mà bị tội này thì bản án cao lắm là 5 năm tù thôi. Vụ án này với chị Quỳnh thì lại gấp đôi, tức là 10 năm , thì cao hơn cả tội phạm giết người nữa”…  (Theo https://www.voatiengviet.com/a/toa-tuyen-10-nam-tu-cho-blogger-me-nam/3920938.ht).

Hóa ra, sự căm thù của  nhóm “quyền lực đen” trong nhà cầm quyền VN đối với những người dám phát ngôn bảo vệ đất nước trước sự xâm lăng của TQ lại bùng nổ tới mức không kiềm chế nổi, đến mức họ bất chấp cả luật pháp và thể diện tối thiểu.

Hành động ấy của nhà cầm quyền VN, đương nhiên lại làm dấy lên những làn sóng phản đối dữ dội từ các công dân, các tổ chức xã hội dân sự trong nước, Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế.

Phải trả tự do ngay và vô điều kiện cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thúy Nga và những tù nhân lương tâm khác. Đó là yêu cầu nghiêm khắc của người VN và cộng đồng quốc tế!

Nhưng nhà cầm quyền VN, như mọi khi, vẫn không chịu trả lời hoặc tìm đủ mọi cách bôi nhọ nạn nhân, bao biện cho tội lỗi vi phạm nhân quyền của họ, tới mức bất chấp công lý và danh dự.

Nhiều người nhận định rằng  nhóm “quyền lực đen” mà quyền lợi của họ đồng nhất với quyền lợi của TQ xâm lược và của nhà đầu tư hủy diệt môi trường thì mới có thể hành xử hận thù như vậy với những công dân đang bảo vệ đất nước của mình.

Nhưng điều đáng ngạc nhiên là cả hệ thống tư pháp và lập pháp VN, đặc biệt là Quốc hội, các Liên đoàn luật sư, Hội Nhà báo, Hội Nhà văn, Hội Phụ nữ…cùng những cá nhân và tổ chức khác, vì sao thấy những phiên tòa trái luật pháp, nguy cơ đe dọa bất ổn xã hội diễn ra lâu nay, đặc biệt trong hai phiên tòa nói trên mà vẫn im lặng?

Thật hổ nhục cho thứ quyền lực đen ấy, khi công dân VN bày tỏ tiếng nói lương tâm của mình thì trở thành nạn nhân của đòn thù tàn bạo với những bản án còn nặng hơn cả nhiều kẻ giết người.

Vì sao tập đoàn tội phạm khổng lồ đã cấp phép cho Formosa, đã che giấu và tiếp tay cho chúng từ trung ương tới địa phương,  lại được dung dưỡng, bao che một cách bất chấp luật pháp và danh dự quốc gia?

Những thủ phạm đầu độc hủy diệt môi trường gây thảm họa lớn chưa từng có trên thế giới lại được chính nhà cầm quyền của đất nước nạn nhân bảo vệ tới mức ai dám nhắc đến tội lỗi của chúng là bị đàn áp, thậm chí còn kết án nặng hơn tội giết người!

Vì sao phản đối sự hủy diệt môi trường của Formosa – một công ty trên danh nghĩa là đầu tư kinh tế, cũng ở vị trí bình đẳng như muôn vàn công ty khác, lại là điều cấm kỵ và bị đàn áp tàn nhẫn đến thế ở ngay trên đất nước VN?

Tập đoàn hận thù những công dân bảo vệ Tổ quốc ấy, theo lệnh quan thầy, họ sẽ còn tàn hại dân VN đến mức nào đây?

  • Anh hùng thời bảo vệ nhân quyền:

Những phiên tòa phi pháp mang tính khủng bố ngày càng tăng đối với các tù nhân lương tâm VN, nhất là với hai bloger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thúy Nga vừa qua sẽ mãi mãi để lại trong  lịch sử như một vết nhục nhã không thể nào tẩy rửa của nhóm “quyền lực đen” trong số những nhà cầm quyền độc tài VN. Nhưng ngược lại, trong khắc nghiệt của độc tài, những phẩm chất dũng cảm của hai phụ nữ ấy đã càng tỏa sáng.

Sự đàn áp tàn nhẫn ngày càng tập trung vào phụ nữ và đặc biệt là những người trẻ tuổi. Nhưng sự điều đó thậm chí còn phản tác dụng, thậm chí như “lửa thử vàng” và qua gian nan càng làm rạng rỡ những hành vi cao đẹp.  

Thực sự anh hùng trong chiến tranh đã khó, nhưng anh hùng trong đời thường, anh hùng để chiến đấu dài lâu trong cuộc chiến chống lại sự vi phạm nhân quyền và tự do ngôn luận đòi hỏi sự hy sinh bền bỉ, trường kỳ và rất lớn, trong có  cả việc phải thường xuyên chống lại những cám dỗ bỏ cuộc hoặc phản bội để được hưởng lợi từ phía kẻ đàn áp.

Chúng ta đã chứng kiến, trước những bản án nặng nề, hai blogger Như Quỳnh và Trần Thị Nga đã không run sợ và từ bỏ lý tưởng chính nghĩa của mình. Cho đến nay, sự bạo tàn không khuất phục được họ, mà còn làm cho họ thêm bền chí trên con đường tranh đấu vì lợi ích cộng đồng.

Dù bị muôn vàn cấm đoán và nguy hiểm, nhưng tiếng nói phẫn nộ của nhiều công dân trên mạng xã hội và những nhà tranh đấu ôn hòa cho dân chủ và nhân quyền vẫn dám công khai đối diện với sự khủng bố,  đến tận nơi để ủng hộ hai blogger.

Dù bị o ép đủ bề, lại thêm quy định bất lương về việc luật sư phải có trách nhiệm tố cáo thân chủ nhưng các luật sư bảo vệ cho hai bloger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga vẫn  dũng cảm đưa ra những chứng cứ chắc chắn, không thể chối cãi về sự vô tội của hai bloger và yêu cầu họ phải được trả tự do ngay tại phiên tòa như quy định của pháp luật.

Trước sự bưng bít và cấm đoán của phiên tòa xử Trần Thị Nga, chúng ta đã không được nghe tiếng nói của chị, nhưng theo các luật sư thì chị đã rất bình tĩnh và dù bị đe dọa vẫn không nhận bất kỳ bản kết tội sai sự thật nào mà tòa đưa ra để được “khoan hồng do khai báo thành khẩn”. Thái độ hiên ngang đó là phẩm chất của một anh hùng, cũng như phẩm chất của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tại phiên tòa trước đó.

Phiên tòa đã kết thúc nhưng lời cuối của Quỳnh ngay sau khi chị vừa phải nhận bản án tàn bạo từ phía nhà cầm quyền:vẫn lay động tâm can và khiến cho người VN khâm phục và tự hào về chị:

” Con xin cảm ơn mẹ và các con, các luật sư đã cố gắng bảo vệ cho tôi. Mỗi người chỉ có một cuộc đời nhưng dù được làm lại con vẫn sẽ làm như vậy và con tin mẹ và các con sẽ không bao giờ phải hối hận mà sẽ tự hào vì con.

Tôi mong muốn xây dựng một xã hội và đất nước tốt đẹp. Một quốc gia chỉ tự cường khi nó luôn gắn liền với nền tảng một xã hội mà người dân có tự do và hạnh phúc. Người dân chỉ có tự do và hạnh phúc khi có tự do ngôn luận và quyền tự do biểu đạt những điều mình mong muốn. Tôi mong rằng mọi người sẽ lên tiếng và đấu tranh, vượt qua nỗi sợ hãi của chính bản thân mình để xây dựng một đất nước tươi đẹp hơn”.

Nhóm “quyền lực đen” những tưởng sự đàn áp tàn bạo sẽ giết chết sự phản khảng và lương tâm VN, cho VN tuyệt giống anh hùng để họ tha hồ cưỡng đoạt.

Nhưng VN không thể tuyệt giống anh hùng!/.

Những Kẻ Mở Đường- S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

 Những Kẻ Mở Đường- S.T.T.D Tưởng Năng Tiến 

RFA

Ảnh của tuongnangtien

Tôi biết là các anh Trội, Đài, Truyển, Đức, Tôn, em Hà và nhiều anh chị em cựu tù khác đều đã chuẩn bị tinh thần để đón nhận tù đày thêm lần nữa. Bởi đó là con đường để đi đến tự do.

Phạm Thanh Nghiên      

Tôi nghe nhà văn Phạm Thị Hoài luận về cách ăn mặc, và ăn nói, của qúi vị lãnh đạo chính phủ hiện hành mà không khỏi sinh lòng ái ngại:

“Song vấn đề của phần lớn các quan chức trong một chính quyền kiểu Việt Nam là họ không có một diện mạo riêng nào hết. Họ nhuộm tóc và rẽ ngôi giống nhau, phụ nữ thì đều uốn tóc.

Thân hình họ phát triển mạnh ở những an toàn khu như nhau. Họ đoàn kết trong những chiếc áo sơ mi trắng giắt trong quần màu đen và cả trong những chiếc quần tắm nhiều màu trên bãi biển, phụ nữ thì trong những chiếc áo dài râm ran hoa và kim tuyến…

Họ đọc những bài diễn văn trùng nhau và ra những chỉ đạo giống hệt nhau, cả tốc độ nói và cách ngắt câu của họ cũng y chang nhau.”

Nghe (thử) chơi thì quả nhiên là hoàn toàn không trật:

  • Nguyễn Minh Triết : “Ngày nay, chúng ta ngẩng cao đầu, sánh vai cùng cường quốc…”
  • Trương Tấn Sang :“Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của gần 30 năm đổi mới mà nhân dân ta đạt được khiến chúng ta hãnh diện và tự hào, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ.”
  • Nguyễn Thị Kim Ngân: “Đất nước này được như thế này, ngẩng mặt lên nhìn với bạn bè năm châu bốn biển như thế này, vai trò vị thế như thế này đó là do chúng ta duy trì được sự ổn định chính trị và trật tự an toàn trong cả nước.”

Sau lời của bà Ngân, blogger Kỳ Lâm liền góp ý:

“Hãy nhớ một điều, những người lãnh đạo mang danh Cộng sản bây giờ thường hay kể về những điều không có thực, hoặc mang tính trái ngược với thực tế xã hội…!”

Thế “thực tế xã hội” ra sao?

Blogger Hải Nguyễn tường thuật:

“Chưa đầy một tháng, kể từ ngày 29/6/2017, là ngày mà tòa án bất nhân Khánh hòa đã xử Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù, giờ lại đến Trần Thị Nga ở Phủ Lý- Hà Nam cũng bất nhân tương tự với mức án 9 năm mà tòa đã tuyên vào ngày 25/7/2017.”

Cũng vào ngày này, báo Giao Thông cho biết: “Công an tỉnh Nghệ An đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối tượng Lê Đình Lượng (SN 1965, trú tại xã Hợp Thành, huyện Yên Thành) về hành vi Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.”

Năm ngày sau, BBC loan tin:

“Hôm 30/7, Bộ Công An Việt Nam loan báo việc bắt tạm giam thêm bốn người trong vụ án ‘Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.

Trong số những người bị bắt có ba người trong ban điều hành của Hội Anh Em Dân Chủ: mục sư Nguyễn Trung Tôn, các ông Phạm Văn Trội và Trương Minh Đức. Ngoài ra là ông Nguyễn Bắc Truyển tại TP. Hồ Chí Minh.”

Ban biên tập Bauxite Việt Nam bèn có lời bàn: “Nếu đúng người, đúng tội thì ‘tiên trách kỷ hậu trách nhân’, ‘ chính quyền nhân dân’ cần tìm hiểu tại sao có lắm nhân dân muốn lật đổ mình đến thế.”

Chả “cần tìm hiểu” lâu la (hay sâu xa) gì ráo “vì không dấu đi đâu được” cả, theo như cách nói của T.S Nguyễn Đình Cống:

“Khi nhìn xã hội hiện tại nhiều người thấy rõ (vì không giấu đi đâu được) những tội ác như hủy hoại môi trường, nạn bạo hành, dân oan, hàng giả, hàng lậu, thực phẩm bẩn v.v.., những quốc nạn như tham nhũng, lãng phí, mua quan bán tước, giáo dục xuống cấp v.v…Đó chỉ là những thể hiện bề ngoài.

Tôi cho rằng tội ác lớn nhất nằm ở bên trong, phần nào bị che giấu, mang sắc thái vô hình. Đó là sự phá nát truyền thống đạo lý và văn hóa của dân tộc, là để cho việc gian dối trở thành phương châm xử thế từ quan đến dân, là sự hủy hoại thành phần tinh hoa của dân tộc để phải chấp nhận những kẻ vừa thiếu trí tuệ vừa kém đạo đức giữ những cương vị lãnh đạo và quản lý đất nước.”

Nếu thực sự đúng là “Nguyễn Văn Đài và cùng đồng bọn” có “âm mưu hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” chăng nữa thì đây là việc rất thuận lòng người và hợp ý trời. Chứ không lẽ dân tộc Việt cứ cúi đầu “chấp nhận những kẻ vừa thiếu trí tuệ vừa kém đạo đức giữ những cương vị lãnh đạo và quản lý đất nước” mãi sao?

Bị chính quyền xã chèn ép, chủ nhân phóng hoả thiêu rụi nhà hàng

Bị chính quyền xã chèn ép, chủ nhân phóng hoả thiêu rụi nhà hàng

Bị chính quyền xã chèn ép, chủ nhân phóng hoả thiêu rụi nhà hàng
Ảnh: Ngọc Thủy

Sau khi liên tục bị chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TPHCM- bà Nguyễn Thị Hương Thảo- dùng quyền lực để triệt hại việc kinh doanh, chủ quán ăn sân vườn Thala 2 (ấp 2, xã Tân Kiên) đã tự phóng hoả đốt quán ăn của mình.

Theo nguồn tin của phóng viên, quán ăn sân vườn Thala 2 được đầu tư hơn 1 tỷ đồng, hoạt động ổn định gần 6 năm nay. Bỗng dưng vài tháng trở lại đây, nhiều người làm trong chính quyền xã Tân Kiên tới quán Thala 2 ăn nhậu thiếu tiền và tỏ rõ hành vi muốn quỵt nợ. Không dừng lại đây, chính quyền xã Tân Kiên còn dày mặt cử người đến quán để xin tiền chủ quán, kèm những lời doạ nạt.

Khi không đạt được mục đích hèn hạ của mình, bà Hương Thảo- Chủ tịch Uỷ ban xã Tân Kiên đã huy động đội trật tự đô thị xã do bà này là chỉ huy, chỉ đạo Đội đến quán Thala 2 yêu cầu chủ quán phải tháo gỡ quán ngay trong đêm ngày 28/7/2017.

Chủ quán rất đau xót trước những tài sản mà mình đã bỏ công sức gây dựng nên, nhưng bất lực trước cách hành xử theo kiểu luật rừng của chính quyền xã Tân Kiên. Vào sáng ngày 29/07/2017, chủ quán Thala 2 đã phóng hoả, đốt 4 chòi kinh doanh của mình.

Người dân khu vực trên còn cho biết, bà Thảo Chủ tịch xã Tân Kiên được đánh giá là “bà vua”  của xã này. Khi nhiều người dân nghèo tại địa phương muốn sửa chữa căn nhà xuống cấp của mình, nếu không có tiền để hối lộ cho các quan chức trong xã thì không bao giờ được cấp giấy phép sửa chữa. Còn nếu có tiền để hối lộ cho quan chức xã thì muốn làm gì cũng được, kể cả xây dựng trái phép.

An Nhiên / SBTN

Giới ngoại giao nước ngoài ngày càng quan tâm đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Giới ngoại giao nước ngoài ngày càng quan tâm đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Người trong hình là ông Tổng Lãnh Sự Canada tại Sài Gòn và Ls. Định Công Lê

 
Image may contain: 2 people, people standing and indoor

Tổng lãnh sự quán Canada tại TP. Hồ Chí Minh

 

Cảm giác sẽ như thế nào nếu một ngày nào đó bạn bị bỏ tù vì nói ra những gì mình suy nghĩ?

Cảm giác sẽ ra sao nếu những suy nghĩ của bạn bị cầm tù vì bạn sợ đi tù?

Người Canada tin rằng những người thẳng thắn như luật sư Lê Công Định nên được xem như một lực lượng giúp làm cho chính phủ và xã hội của họ vận hành tốt hơn chứ không nên bị xem như vật cản đường sự tiến bộ.

—————^^^—————
How would it feel if one day you were imprisoned for speaking out about what you think?

How would it feel if your thoughts were imprisoned for fear of being imprisoned?

Canadians believe that outspoken people like lawyer Le Cong Dinh should be seen as a force that helps make their government and society work better rather than as an impediment to progress.

—————^^^—————
Comment vous sentiriez-vous si un jour vous étiez emprisonné pour parler de ce que vous pensez ?

Comment vous sentiriez-vous si vos pensées étaient emprisonnées à cause de la peur d’être emprisonné ?

Les Canadiens croient que les gens francs comme l’avocat Le Cong Dinh devraient être considérés comme une force qui contribue à améliorer leur gouvernement et leur société plutôt qu’un obstacle au progrès.

13 bị cáo lĩnh án tù “vụ gây rối” chống giàn khoan Trung Quốc.

From facebook: Hoang Le Thanh added 3 new photos — with Phan Thị Hồng.
13 bị cáo lĩnh án tù “vụ gây rối” chống giàn khoan Trung Quốc.

*

Khi Chính phủ Việt nam ra lệnh cho hãng Repsol ngừng việc khoan dầu ở vùng thềm lục địa đặc quyền kinh tế của Việt nam.

Trong khi Hãng Repsol đã bỏ ra hàng trăm triệu đô-la để khoan tìm khí ở địa điểm đó.

Ai sẽ trả cho những khoản chi phí đó?

Luận điểm đã thuyết phục tất cả mọi người (thành viên Bộ Chính trị, đảng cộng sản) là không thể tin cậy vào Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Donald Trump trong việc giúp Việt Nam trong tình hình này.

Do đó, Việt nam phải sớm… dâng biển đảo, đầu hàng Tàu cộng.

*

Trở lại vụ phản đối dàn khoan Hải Dương 981 năm 2014.

13 Án tù vì chống đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng biển đặc quyền của Việt nam.

Tòa phúc thẩm nhận định: Luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Quang Phi cho rằng, tại phiên tòa phúc thẩm hôm qua (11.11), các bị cáo đều thừa nhận phạm tội, do các bị cáo bức xúc tình hình Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng biển đặc quyền của VN, nên gây ra vụ gây rối …

Nguồn: http://m.laodong.com.vn/…/xu-phuc-tham-vu-gay-roi-chong-gia…

Image may contain: one or more people, people sitting and text
Image may contain: outdoor
Image may contain: 1 person, sitting
 
 

Nước Mỹ Buồn Vui

Nước Mỹ Buồn Vui

Tác giả: Vũ Đức Nghiêm
Bài số 5178-19-31022-vb7072917Việt Báo thành kính tưởng nhớ Nhạc Sĩ Vũ Đức Nghiêm, một tác giả huynh trưởng từng góp bài Viết Về Nước Mỹ. Ông sinh ngày 30-6-1930 tại làng Hoành Nha, Giao Thủy, Nam Định, vừa từ trần tại San Jose, Bắc California, vào sáng Thứ Hai, 24 Tháng Bảy 2017, hưởng thọ 87 tuổi. Theo gia đình, tang lễ sẽ được cử hành ngày Thứ Bảy 5 tháng 8, 2017, tại nghĩa trang Oak Hill, khu Oak Chapel, San Jose.

Bài viết về nước Mỹ từ 14 năm trước của nhạc sĩ đã được phổ biến ngày 11 tháng 9, 2003, đánh dấu 2 năm nước Mỹ bị khủng bố tấn công, hiện vẫn còn lưu trên Việt Báo Online, đã có 144,622 lượt người đọc.

Để tưởng nhớ người nhạc sĩ tài ba, trân trọng mời đọc lại.

* * *

blank

Người tù trở về, Saigon ngày 4 tháng 9, 1988. Trung tá VNCH Vũ Đức Nghiêm sau 13 năm tù và em gái Bạch Cúc.

Từ những ngày thơ ấu, tôi đã có dịp nhìn thấy người Mỹ qua gia đình một Mục sư Mỹ đến giảng đạo Tin Lành ở quê tôi, làng Hoành Nha, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Ông bà và cha mẹ tôi đã tin nhận Chúa từ những năm đầu của thập kỷ 1930, nên ông bà nội đã mời Mục sư Pruett đến quê tôi trong một kỳ giảng bố đạo. Ông bà Muc sư Pruett có mấy con nhỏ trạc tuổi tôi cùng đi theo. Tôi nhìn chúng một cách lạ lùng vì chúng có nước da trắng trẻo, mái tóc vàng như râu ngô, và đôi mắt xanh biếc như mắt mèo. Bọn chúng ăn mặc sạch sẽ, quần áo có mùi thơm nhẹ nhàng khi chúng chơi đùa gần tôi.

Tôi chỉ mới lên 5, 6 tuổi và bản tính nhút nhát nên chỉ dám đứng nhìn, lòng thầm mơ ước sẽ có ngày được như mấy đứa nhỏ ấy. Cho đến năm 1950, sau những ngày tháng tản cư, tôi trở về Hànội, học lớp đệ Nhị trường Chu văn An. Vốn liếng Anh ngữ của tôi, học sinh thi Tú tài Một cũng chỉ vỏn vẹn mấy bài học trong L’Anglais Vivant, tạm đủ khả năng dịch mấy bài tập từ Việt sang Anh và ngược lại, mà không có thực hành.

Khi tôi gặp Mục sư Taylor ở nhà thờ Tin Lành Hà nội, tôi chỉ nói được một câu chào và hỏi một câu thật vô duyên: “Are you busy” Tôi phát âm “busy” là ”biu-zi”, theo cách đọc của các thầy dạy tiếng Anh hồi đó. Mục sư Taylor mỉm cười trả lời nhỏ nhẹ: ”No, I’m not busy”, Ông phát âm tiếng busy thật rõ là ”bi-zi”như muốn giúp tôi phát âm cho chính xác. Tôi bị choáng ngợp đến nỗi hầu như lưỡi bị cứng đơ, bao nhiêu điều muốn nói dường như quên hết. Nếu hồi đó tôi can đảm hơn, bình tĩnh hơn, có lẽ tôi cũng đã nói cho mục sư Taylor biết nguyện vọng của tôi là tôi muốn học tiếng Anh, và biết đâu cuộc đời tôi đã chẳng có những khúc rẽ quan trọng.

Năm 1951, tôi nhập ngũ, học trường Sĩ quan Trừ bị tại Nam Định. Sau một thời gian đi tác chiến và ở các đơn vị trong quân đội, tôi được theo học một khoá Anh ngữ cấp tốc tại Trụ sở Hội Việt Mỹ Sài gòn. Ý thức được tầm quan trọng của Anh Ngữ, tôi cố gắng trau dồi môn sinh ngữ này, và sau khoá học ít lâu, tôi được về làm giảng viên Anh ngữ tại Trường Anh ngữ quân đi, Bộ Tổng Tham Mưu.

Tháng 9-1958, tôi được cử đi làm thông dịch viên tại Trường Bộ binh Fort Benning, Ga.

Được tiếp xúc thẳng với những sĩ quan Mỹ, tôi học hỏi nơi họ nhiều điều thiết thực giúp tôi nhìn xa hơn và tôi ước mơ sẽ có ngày trở thành công dân Mỹ và sống ở miền đất này như quê hương thứ hai của tôi.

Tháng Tư 1975, tình hình ở Sài gòn trở nên bi đát, Cộng quân đã vào sát thủ đô, tôi vội vã tìm đường di tản vợ con, nhưng không cách nào đi thoát.

Giặc Cộng cưỡng chiếm miền Nam, cũng như các bạn sĩ quan khác, tôi đi trình diện học tập, với niềm hy vọng mong manh là chỉ đi trong 30 ngày như thông cáo của Việt Cng. Rút cục, sau một năm bị giam ở các trại Long giao, Suối Máu, chúng tôi bị đưa ra Bắc, ở vùng rừng núi Hoàng Liên Sơn từ tháng 6-76.

Đây là giai đoạn bắt đầu những ngày lưu đày cực kỳ gian khổ vì chính sách dã man và tàn bạo của giặc Cộng. Phần lớn chúng tôi mang tâm trạng của người con gái nhà lành ngây thơ, bị người tình đẹp trai, giầu có dụ dỗ, những tưởng cuộc sống thanh bình no ấm, nhưng người tình đã phản bội, hèn nhát bỏ chạy khi giặc cướp tràn vào, bắt người con gái về làm tôi mọi cho chúng và bị chúng hành hạ tơi bời cho bõ ghét; tuy vậy nguời con gái đó vẫn chẳng bao giờ nguôi thương nhớ người xưa, vẫn mơ ngày người xưa trở lại cứu mình khỏi tay bọn giặc.

Tâm trạng đó ám ảnh chúng tôi, ngay cả khi đang cuốc đất, chặt cây phát hoang trên rừng, khi nghe tiếng trực thăng bay qua, tôi thầm mơ ước, và tưởng tượng đến lúc tiếng loa phóng thanh trên trực thăng kêu gọi các anh em tù tập hợp ở trảng ven rừng cho quân bạn đến bốc đi. Tôi mơ mộng hão huyền như vậy khi nhớ đến lần Mỹ đổ quân xuống Sơn Tây để giải cứu tù binh hồi trước 1975; nhưng khi tiếng trực thăng xa dần, tôi mới thở dài vì thất vọng.

blank

Chàng nhạc sĩ H.O.

Có lần, chúng tôi đang chở đá về xây thêm phòng giam ở trại tù Nghệ Tĩnh 6, chợt nghe tiếng còi xe hơi từ xa vang vọng lại; có tiếng một anh tù la to: “Tới rồi! Tới rồi!” Lập tức, những tiếng la hưởng ứng khác vang di: “Tới rồi! Tới rồi!” Tên võ trang tức điên lên gọi đội trưởng đến nạt: Các anh la Tới rồi có nghiã gì?” Đội trưởng ấp úng: Molotova tới rồi! Tên VC tức tối: Chứ không phải là Mỹ tới đón các anh ha?” Hoạt cảnh này hầu như xẩy ra ở nhiều trại, nói lên niềm khao khát của những người tù, tuy giận người tình phụ bạc, (Mỹ) nhưng ”giận mà thương!”

Khoảng giữa những năm 1980. có tin Tướng Vessey được cử sang Việt nam nói chuyện với VC về tù cải tạo, niềm hy vọng nhen nhúm trong lòng mọi người. Trong thời gian này, vợ tôi gửi vào trại một tờ đơn của cha mẹ tôi từ California bảo lãnh cho vợ con tôi sang Mỹ đoàn tụ, dặn tôi phải ký giấy chấp thuận cho vợ con đi trước, còn tôi sẽ đi sau. Tên cán bộ quản giáo nói rằng: “Anh là tù, anh không được quyền ký giấy cho vợ con anh đi đâu cả.” Trước lý luận ngu xuẩn cuả VC, tôi im lặng, vì biết có trình bày, giải thích với chúng cũng vô ích.

Tại trại Hàm Tân, một ngày đầu tháng 9-1981, VC gọi tên 13 người tù, trong đó có Duy Lam Nguyễn Kim Tuấn và tôi, đem theo mọi hành trang cá nhân để ”chuyển trại đến một nơi có điều kiện học tập tốt hơn”, theo lời chúng nói.

Một chiếc Molotova bít bùng kín mít đem chúng tôi đi. Duy Lam và tôi bị còng tay chung một còng số 8. Dọc đường, có anh nhìn qua khe hở của tấm vải bạt, loan báo là xe chạy về hướng Sài gòn; mọi người khẽ nói với nhau, ”không lẽ chúng cho mình về Sài gòn để trả tự do.”

Rút cục chúng đem chúng tôi giam ở khám Chí Hòa. Tôi bị nhốt một mình trong xà lim số 32, khu ED. Trong nỗi cô đơn mịt mùng của tù ngục, vì xà lim tối âm u, các cửa sổ đều bị bít kín, chỉ có một ngọn đèn hắt hiu, ngày đêm toả ánh sáng vàng vọt, tôi cảm thấy một nỗi chán chường và mất tinh thần ghê gớm. Sau khi lau chùi, quét dọn căn xà lim chừng 6m2, tôi quỳ xuống cầu nguyện, xin Thượng đế giúp tôi thêm can đảm và nhẫn nhục để vượt qua chặng đường gian khổ này.

Ngày tháng dần qua, tôi đã quen với bóng tối và nỗi cô đơn, và tôi giết thì giờ bằng cách sáng tác một vài giai điệu ghi lại những cảm xúc trong xà lim. Tôi hằng trông đợi sự giải cứu từ Thượng Đế và dụng cụ Ngài dùng sẽ là Mỹ để giải thoát chúng tôi! Âm thanh của bài hát The Star-Spangled Banner (Quốc ca Mỹ) làm lòng tôi phấn khởi vô cùng khi hát một mình trong bóng tối:

… ”And the rockets red glare, ”
”The bombs bursting in air”
”Gave proofs through the night”
”That our flag was still there! ”
”Our flag was still there!

Tôi ngậm ngùi, bâng khuâng nhớ đến ngày 30-4-75, tại Sài gòn, đại sứ Mỹ cuốn cờ tháo chạy. Tôi cứ tưởng rằng sẽ không bao giờ còn được thấy lá cờ đó nữa. Nhưng tôi tin rằng hình ảnh ”the flag was still there” đã làm Francis Scott Key nức lòng nhìn lá quốc kỳ Mỹ tung bay trên kỳ đài đồn Fort Sumter trong trận chiến giành độc lập của Mỹ năm 1812 để có cảm hứng viết lời ca ”The Star-Spangled Banner” bất hủ. Lá cờ đó còn tung bay mãi mãi trong tim tôi như một biểu tượng rực rỡ cho một ngày quê hương tôi sẽ không còn bóng cờ máu của giặc, khi lá cờ 50 ngôi sao sẽ góp phần trong sự nghiệp giải thoát hơn 70 triệu đồng bào và quê hương tôi khỏi tay giặc Cộng sản bạo tàn đang xéo dầy, phá nát quê hương tôi. Trong niềm cảm xúc ấy, tôi đã viết lời ca Việt theo điệu quốc ca Mỹ như sau:

”Ô kìa, bầu trời cao”
”Phất phới bay cờ sọc sao, ”
”Trời bừng sáng hay ban chiều,
”Nhìn cờ bay với bao tự hào.

”Giữa sa trường đầy gian lao,
”Vẫn tung bay cờ sọc sao.
”Lồng lộng gió trên chiến hào,
”Hồn non sông hiên ngang vẫy chào. ”
 
”Đầy trời rền vang trái phá,
”Tiếng bom gào như xé gió.
”Hãy vừng tin trong đêm dài”, ”
”Nhìn lên lá cờ còn đây. ”

”Này người ơi, hay chăng lá cờ hào hùng”
”Trong gió bay vẫy vùng”
”Miền trời tự do, lòng ta yêu dấu”
”Là quê hương những anh hùng”
(Chí Hòa, tháng 10-1981)

Bài hát này luôn vang vọng trong lòng tôi, giúp tôi vững tin là nước Mỹ dù có mang tiếng là kẻ bỏ rơi đồng minh, nhưng rút cục vẫn là chỗ dựa, ít ra là về tinh thần cho những kẻ bị đày đọa như chúng tôi.

Những tin tức về tướng Vessey và những thoả thuận giữa Mỹ và Việt cộng về tù cải tạo, dù không rõ rệt lắm cũng làm chúng tôi lên tinh thần và hy vọng nhiều hơn.

Tôi nhớ lại có lần đi thăm pho tượng thần Tự do, tôi đọc được những giòng chữ khắc trên bệ:

”Give me your tired, your poor”,
”Your huddled masses yearning to breathe free”,
”The wretched refugee of your teeming shore”
”Send these, the homeless, tempest-tossed to me”
”I lift my lamp beside the golden door! ”

Chuyển ngữ tiếng Việt của Tin Biển, San Jose:

”Hãy đem cho ta những kẻ nhọc nhằn, nghèo khó, ”
”Đám đông chen chúc, hỗn độn thèm khát được thở tự do”
”Những dân tỵ nạn bất hạnh tràn ngập cả bến bờ”
”Hãy đem cho ta những kẻ không nhà bị dập vùi vì bão tố”
”Ta giơ cao ngọn đuốc bên cánh cửa vàng! ”

Ôi ! sức mạnh của những lời tuyên ngôn hừng hực lửa thương yêu, vượt Thái bình Dương mênh mông, chiều nay tràn ngập trong tim người tù khốn khổ, đem lại niềm an ủi cho tâm hồn chán chường tuyệt vọng của tôi! Tôi nhẩm đọc những lời tuyên ngôn trên cho đến khi thuộc lòng và hết lòng cám ơn tác giả những lời tuyên ngôn vàng ngọc trên đây.

*

blank

Ông Bà Vũ Đức Nghiêm cùng con gái Vũ Thơ Trinh và Nhã Ca tại Việt Báo.

Rút cục, cũng đã đến ngày tôi được trả tự do và tôi đã được sang Mỹ đoàn tụ với gia đình tại San Jose, California, ngày 1-11-1990 theo chương trình đoàn tụ HO-04. Nghĩ về nước Mỹ với những kỷ niệm buồn vui, tôi nhớ đến câu mà người ta thường hay nhắc đến: 

”To be an enemy of the United States could be discomfort;

to be a friend, as Republic of Vietnam found to its sorrow, could prove fatal.”

Xin được tạm chuyển ngữ như sau, ”Là kẻ thù cuả Mỹ có thể khó chịu, nhưng là bạn của Mỹ, như Việt Nam Cộng Hòa đã cảm nhận trong niềm đau của họ, thì chỉ có ”từ chết tới bị thương”!

Lại có người cho rằng, “Yêu ai, xin đưa họ đến Mỹ, vì Mỹ là Thiên Đường. Ghét ai, xin đưa họ đến Mỹ, vì Mỹ là Địa ngục.”

Những suy nghĩ trái ngược nhau như vậy, có căn nguyên từ đâu? Tôi không muốn bàn đến vấn đề này vì nó rất phức tạp và nhức đầu. Trong phạm vi bài này, nói về nước Mỹ buồn, vui, tôi chỉ muốn nói lên lòng biết ơn của tôi đối với nước Mỹ và dân tộc Mỹ, là sứ giả của Thương đế, đã mở rộng vòng tay tiếp đón chúng tôi, cũng như hàng trăm ngàn gia đình Việt nam khốn cùng khác, từ vùng đất đọa đầy ngay trên quê hương mình đến một vùng đất trù phú, tự do, tương đối an ninh và thịnh vượng.

Trước ngày rời Việt nam, Việt cộng bắt chúng tôi ký giấy là không được phản bội và chống lại quê hương, tôi phải ký như một hình thức ”nín thở qua sông!”. Quê hương Việt nam yêu dấu của tôi, làm sao tôi có thể phản bội và chống lại quê hương. Có chăng là chống lại bọn giặc Cộng tham tàn bạo ngược đang ngự trị trên quê hương mà thôi. Trước sau, tôi chỉ là công dân của Việt nam Cộng Hòa, và không bao giờ là công dân của cái quái thai Công hoà xã hội chủ nghĩa mà giặc Cộng áp đặt lên Tổ quốc tôi.

Hiện giờ, tôi đã trở thành công dân Mỹ, tôi chia xẻ buồn, vui với người dân đất nước này. Sau biến cố 911, trong các buổi lễ đốt nến tưởng niệm và cầu nguyện cho nước Mỹ, tôi đã nghẹn ngào, âm thầm rơi nước mắt thương cho các nạn nhân của vụ khủng bố, cũng như tôi nức lòng chia xẻ nỗi vui mừng nhìn các cuộc diễn hành của quân đội trong ngày lễ Độc Lập của Mỹ.

Tôi yêu mến và biết ơn quê hương này, biết ơn các anh hùng cuả Mỹ đã trong hơn 200 năm qua anh dũng chiến đấu, xây dựng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Hoa kỳ.

Vũ Đức Nghiêm

*

Sau bài Viết Về Nước Mỹ mời đọc thêm thơ và chuyện tù của Trung Tá Vũ Đức Nghiêm, 51 tuổi, người tại trại tù cộng sản Nghệ Tĩnh 6.

51 Tự Trào

Tuổi trời cho ta năm mươi mốt,
Đau đớn thay, năm năm bị nhốt.
Sáng sáng đẩy xe vài chục xe,
Chiều chiều ngô hột dăm trăm hột.
Thi đua lao động chẳng cần hay,
Học tập tăng gia không mấy tốt.
Thơ thẩn loay hoay, ngày lại ngày,
Lòng son sắt trước sau như một.

Ta sinh ra biếng lười ngu dốt,
Chỉ thích lơ mơ ngồi dựa cột.
Mặc kẻ lên voi, ưa nói ngang,
Thương mình xuống chó, chẳng thưa thốt!
Gặp thời, ừ nhỉ, chúng khôn ngoan,
Lỡ vận, đành thôi, ta dại dột.
Say cuộc cờ, nghĩ mình pháo xe,
Hay đâu ta chỉ là con chốt!

Chốt đã qua sông liền thí chốt,
Ba năm kiếm củi, một giờ đốt.
Thảm thương thay, nghệ sĩ mang cùm,
Ngao ngán nhẽ, cáo cầy đội lốt.
Sông cạn khát khao vài trận mưa,
Núi cao chuyển mình từng cơn sốt.
Mơ ngày phục quốc, cứu quê hương,
Thù giặc Cộng, minh tâm khắc cốt.

Xà lim Trại tù Nghệ Tĩnh 6, (NT6); Tháng 1-1981

Vũ Đức Nghiêm

Lời bạt của tác giả:

Bài thơ này viết khi lao động tại Trại Tù Nghệ Tĩnh 6. Đang viết đến câu cuối: ”Thù Giặc Cộng minh tâm khắc cốt” thì chợt thấy một tên VC đi tới gần, mình vội vàng xóa chữ ”Cộng” thay bằng chữ ”Mỹ”. Tên VC bắt gặp mình đang viết, liền tịch thu tờ giấy, bắt đem lên Trưởng Trại. Tên này kết tội mình không chịu lao động, lại làm thơ phản động; nó hỏi vặn mình tại sao thù giặc Mỹ, mình nói là ”giặc Mỹ ném bom miền Bắc giết đồng bào tôi”, thì nó cười nói là: ”Anh nói vậy mà không phải vậy. Anh thích làm thơ, tôi cho anh vào cùng (nhà cùm) với anh Phạm Xuân Ninh (Hà Thượng Nhân) để làm thơ với nhau”. Ngày hôm đó, tôi bị đưa vào xà lim cùng với Hà Thượng Nhân.

CHÂM NGÔN NGƯỜI DO THÁI

CHÂM NGÔN NGƯỜI DO THÁI

Chỉ chiếm gần 0,2% dân số thế giới (khoảng 14,2 triệu người trên toàn thế giới tính đến năm 2014), nhưng người Do Thái và kiến thức  của họ đóng góp đến 50% tiến bộ của loài người.

Dân tộc luôn coi trọng trí tuệ, giáo dục, nghịch cảnh và thời gian này luôn có những “công trình” tri thức vượt bậc cho nhân loại. Vậy tư tưởng  nào giúp họ trở nên khác biệt,  được nhiều người ngưỡng mộ như thế?

Dưới đây là những câu nói sâu sắc và thâm thúy nhất người Do Thái đúc kết về cuộc đời có thể giúp con người sống khôn ngoan hơn.

  1. Nếu nhưkhông chịu trao dồi kiến thức thì cho dù có đi vạn dặm đường cũng chỉlà anh đưa thư.
  2. Trên đời có ba thứmà không ai có thểcướp mất : Một là thức ăn đã vào dạ dày; Hai là mơ ước ở trong lòng; Ba là kiến thức đã học ở trong đầu.
  3. Một giọt nước bẩnsẽlàm một ly nước trong vẩn đục, một ly nước vẩn đục không khó trở thành trong.
  4. Thời gian tốt nhất đểtrồng cây là vào 20 năm trước, thời gian tốt thứhai là ngay bây giờ.
  5. Bạn bè thật sựthì không chỉcùng nhau nói chuyện quên thời gian, mà ngay đến lúc không nói lời nào cũng không cảm thấy ngại ngùng.
  6. Nếu bạn thực sựtài năng, thì bạn sẽkhông bao giờ sợ thiếu may mắn.
  7. Luôn luôn nhìn vào mặt tươi sáng của sựvật. Nếu không thấy, hãy đánh bóng cho đến khi nó tỏa sáng.
  8. Đất mềm làm ngựa khụy chân, lời nói ngon ngọt dễlàm người khác té ngã.
  9. Nếu bạn bịvấp ngã, điều đó không có nghĩa là bạn đang đi sai đường.
  10. Ai cũng than vãn thiếu tiền, nhưng chẳng thấy ai than thiếu trí khôn cả.
  11. Trứng có thểtốt hơn vịt, nhưng trứng dễbị ung rất nhanh.
  12. Một người chỉra sai sót của bạn chưa chắc đã là kẻthù của bạn; một người luôn luôn ca ngợi bạn chưa hẳn đã là bạn của bạn.
  13. Cười là loại mĩ phẩm rẻnhất,vận động là loại y dược rẻ  nhất, chào hỏi là loại chi phí giao tiếp rẻ nhất.
  14. Khi bạn khóc vì không có giày đểđi, hãy nhìn vào những người không có chân.
  15. Khi còn trẻphải làm những việc bạn nên làm, thì khi về già mới có thể làm những việc bạn muốn làm.
  16. Khi chúng ta đem hoa tặng cho người khác,thì người ngửi được mùi hương đầu tiên là chính chúng ta. Khi chúngta ném bùn  vào người khác, thì người bị lấm bẩn đầu tiên là bàn tay chúng ta.

Theo Huy Hoàng