Nhiều người dân cũng bày tỏ không đồng thuận với việc đặt trạm thu phí Cai Lậy ngay trên Quốc lộ 1 (QL1).

From facebook:    Trần Bang

BOT tuyến tránh…, thì đặt trạm thu tiền tại tuyến tránh, không ngang nhiên xây trạm chặn QL thu ( cướp) tiền dân trên Quốc lộ mà dân đã đi lại tự do cả trăm năm nay!

TP: Nhiều người dân cũng bày tỏ không đồng thuận với việc đặt trạm thu phí Cai Lậy ngay trên Quốc lộ 1 (QL1).

Anh Huỳnh Bửu Long, một người kinh doanh vận tải trên địa bàn, nói: 
“Chủ trương ban đầu đã không hợp lý rồi, hằng năm tôi đã đóng phí bảo trì đường bộ cho xe, việc duy tu đường hay nâng cấp sửa chữa thì nằm trong Luật Bảo trì đường bộ. Bây giờ nhà đầu tư sử dụng từ “nâng cấp mặt đường” có phải dùng từ ngữ đánh tráo khái niệm để thu phí của người dân hay không?”.

Anh Long cũng không đồng thuận việc trạm thu phí Cai Lậy hoạt động trở lại chỉ giảm giá cước mà vẫn đặt trạm trên tuyến QL1 “Bản thân tôi không có nhu cầu sử dụng gói dịch vụ tuyến đường tránh đó. Việc đặt trạm thu phí sai tuyến chẳng khác nào chặn đường bắt dân nộp tiền. Nếu di dời vào tuyến đường tránh thì không ai ý kiến gì cả” – anh Long nói.

Ông Nguyễn Văn Hùng (ngụ xã Đức Nhuận), nói:
“Chúng tôi yêu cầu, các anh làm đường nào thì đặt trạm tại đường đó mà thu. Bây giờ hỏi người dân xung quanh trạm thu phí BOT Cai Lậy thì hầu như 100% người dân không đồng tình đặt trạm tại đây”.

… https://www.tienphong.vn/…/dan-tiep-tuc-kien-nghi-doi-tram-…

Image may contain: text and outdoor
 

 

Không có một dấu hiệu sự sống nào của Trịnh Xuân Thanh

From facebook :    Hoang Le Thanh is with Phan Thị Hồng.
 

Không có một dấu hiệu sự sống nào của Trịnh Xuân Thanh
TAZ 16.10.2017

– “Không những gia đình ông mà cả 4 luật sư được gia đình ủy nhiệm cũng không được tiếp cận với ông”,

Bà Petra Schlagenhauf luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin cho biết.

Không có một dấu hiệu sự sống nào của Trịnh Xuân Thanh

Ảnh: Bài báo đăng trên tờ nhật báo TAZ của Đức, số ra ngày 16.10.2017

Trên tờ nhật báo TAZ của Đức, số ra hôm nay ngày 16.10.2017 có đăng một bài báo về Trịnh Xuân Thanh với tựa đề „Con tốt trong ván cờ quyền lực ở Việt Nam“ của nữ ký giả Marina Mai. Sau đây là bản dịch bài báo:

Con tốt trong ván cờ quyền lực ở Việt Nam
Không có một dấu hiệu sự sống nào của cựu quan chức đảng CSVN Trịnh Xuân Thanh, người bị bắt cóc đem về Việt Nam, luật sư Đức của ông cho biết như vậy.

Sau khi bị bắt cóc ở Berlin về Việt Nam hồi tháng cuối tháng bảy, cựu chính trị gia và doanh nhân Trịnh Xuân Thanh kể từ đó bị giam giữ điều tra tại Hà Nội.
Bà Petra Schlagenhauf luật sư của ông ở Berlin nói với tờ TAZ.

– “Chúng tôi không biết tình hình sức khỏe của anh ấy như thế nào.”

Bà nói thêm:

– “Không những gia đình ông mà cả 4 luật sư được gia đình ủy nhiệm cũng không được tiếp cận với ông”.

Tham khảo: http://thoibao.de/…/khong-co-mot-dau-hieu-su-song-nao-cua-t…

Image may contain: 1 person, smiling, text
 
LikeShow more reactions

Comment

Từ “Cướp có văn hóa” đến “đê vỡ theo kế hoạch”: Người thanh, tiếng nói cũng thanh

nguyenhuuvinh's picture

Nếu có một con số thống kê cụ thể những câu nói của quan chức Việt Nam thì những câu nói ngớ ngẩn mà dân gian Việt Nam gọi là “Ngáo đá” trong thời đại rực rỡ nhất – “thời đại Hồ Chí Minh”, theo lời của Nguyễn Phú Trọng – chiếm một tỷ trọng lớn nhất.

Người thanh tiếng nói cũng thanh

Xưa nay, nghe khẩu khí, nội dung câu nói của một người, thiên hạ sẽ biết và đánh giá họ như thế nào về học lực trình độ, tư cách cũng như khả năng của họ. Do vậy, khi đề cử một người làm quan chức thời “phong kiến thối nát”, cha ông ta cũng lấy các tiêu chí về thi cử, văn phong và kết quả đó được đánh giá để bổ nhiệm họ giữ các chức việc phục vụ cộng đồng.

Chính vì vậy, nhiều khi những khoa thi cử, bài thi được đánh giá gắt gao và khắc nghiệt theo tiêu chuẩn của người xưa. Qua đó, người ta chọn ra những nhân tài lo việc dân, việc nước.

Điều đó cũng có cơ sở của nó, bởi lời nói, bài văn… của một người thể hiện về con người đó khá rõ nét. Cha ông đã đúc kết “Văn tức là người”. Chính vì thế, dân gian có câu ca dao rằng:
Người thanh, tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu, khẽ đánh bên thành cũng kêu.

Lời ăn, tiếng nói của quan chức lại càng được coi trọng và những phát ngôn của người có chức quyền, trách nhiệm càng phải cẩn trọng trong mọi trường hợp.

Có lẽ cũng vì vậy, người dân Việt Nam bao đời nay đã để lại những áng văn bất hủ không phải chỉ của các nhà văn, các danh nhân mà cả của các quan chức, vua chúa nhiều thời kỳ.

Những quan chức ngáo đá

Trong một bài viết trước đây, chúng tôi đã nói về “Hệ thống giáo dục và những quan chức ngáo đá”, chúng tôi đã nói về hiện tượng quan chức ngáo đá” liên quan đến hệ thống giáo dục “hoàn toàn Việt Nam” đã sản sinh ra những quan chức “ngáo đá” phát biểu vô tội vạ, bất chấp những điều tối thiểu là vận động trí não trước mỗi lời nói.

 Chẳng hạn bắt đầu từ ông Phạm Vũ Luận phát biểu: “Đã học kém thì không thể có đạo đức tốt được”, hoặc  “Quá trình dạy và học đã thay đổi, từ chỗ dạy cho số đông sang chú ý đến hình thành phát triển từng cháu. Trước đây giáo viên nói dạy 1 lớp 40 cháu nay chuyển sang dạy 40 cháu trong 1 lớp”.

Kế đến ông Bộ trưởng Quốc phòng phát biểu vô tư rằng: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc”. Hay tại đối thoại Shangri-la 13 tập trung vào vấn đề Trung Quốc đang xâm lấn biển đông, ông ta nói: “Thưa các quý vị! Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nên đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng”.

Sau đó, Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh cho rằng “tham nhũng ở Việt Nam trong 3 năm qua (2012-2014) có tính chất ổn định” để báo cáo thành tích chống tham nhũng…

Rất nhiều ví dụ khác nhau về những lời quan chức mà cứ mỗi lần họ mở miệng thì thần dân được dịp giải trí với những trận cười vỡ bụng trong những cuộc rượu hay tụ họp đâu đó được đưa ra làm mẫu mực.

Để biện minh cho phong trào “cả nhà làm quan”, “con vua thì lại làm vua” lan rộng khắp cả nước, Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND Tp HCM dõng dạc: “Con cái lãnh đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc cho dân tộc“. Và thực tế đã chứng minh cái hạnh phúc đó của dân tộc được trả giá bằng Nguyễn Xuân Anh (Đà Nẵng) mới đây.

Có thể kể đến vô vàn những mỹ từ, những sáng tác ngôn ngữ một cách quái gở của các lãnh đạo Việt Nam tại mọi ngành, mọi cấp trong thời kỳ “rực rỡ” này. Thậm chí đến mức trong dân gian hình thành một khẩu ngữ mới: “Ngu rực rỡ”.

Không chịu kém phần các Thủ tướng, Bộ trưởng khác, ông Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát phát biểu tại Quốc hội rằng: “Đa số thực phẩm của chúng ta là an toàn, nhưng nhân dân không biết nên có cảm giác là tất cả không an toàn”.

Bị phản ứng dữ dội, ông ta đã phải xin lỗi. Dù lời xin lỗi đã được ông ta đưa ra, song điều đó không làm giảm đi được sự đánh giá trình độ và khả năng, cũng như lương tâm đạo đức của ông Bộ trưởng đối với người dân.

Nhớ đến lời xin lỗi, hẳn người dân Hà Nội và cả nước không mấy ai quên lời của Phạm Quang Nghị khi là Bí thư Thành ủy Hà Nội. Suốt mấy ngày lo tổng kết kinh nghiệm cướp đất Thái Hà và Tòa Khâm sứ cho các vụ cướp sau đó, nên khi chui ra khỏi bàn thì được hỏi về nạn lụt chết cả vài chục người ở Hà Nội cuối năm 2008 rằng: “tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm”

Kể cả khi đó chưa có Facebook, thì hệ thống báo “không đihnhj hướng” và mạng Blog đã buộc Phạm Quang Nghị đưa ra lời xin lỗi cho  câu nói dở hơi nhất của mình và bị phản ứng dữ dội. Dù buộc phải đưa ra lời xin lỗi, nhưng có sao.

Thậm chí, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT  nói rằng: “Một số mặt hàng thủy sản như tôm nếu bị trả do vấn đề chỉ tiêu vi sinh thì chỉ cần luộc lên là có thể ăn được”. Cả thiên hạ cười ồ, thì ra ông ta tưởng rằng trứng cóc luộc lên không ăn được chăng? Thưa rằng là ăn được, nhưng rồi chết. Có điều khác là các thứ thực phẩm kia chết từ từ mà thôi.

Một trưởng ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã phát biểu về nạn xô đẩy, chen lấn cướp nhau trong lễ hội hàng năm rằng: “Đây là cướp có văn hóa”. Để phân tích điều này, chúng tôi đã có bài viết “Cướp có văn hóa và văn hóa cướp XHCN” để nêu lên bản chất của cái văn hóa Cướp XHCN quái gở.

Những tưởng với sự phản ứng dữ dội của dân chúng, báo chí… thì quan chức Việt Nam sẽ cẩn thận hơn, đỡ… nói ngu hơn.

Nhưng, như một căn bệnh không thể chữa, những lời “ngọc” lại tiếp tục được các miệng quan chức đưa ra giải trí cho thiên hạ.

Đê vỡ theo kế hoạch!

Mới những ngày gần đây, sau khi thiên tai đã mở ra cho cả thế giới biết rằng người dân Việt đang phải gánh chịu những “nhân tai” nặng nề của chế độ Cộng sản Việt Nam, một thể chế đã dẫn đến sự tàn phá không thương tiếc môi trường: từ môi trường sống tự nhiên đến môi trường xã hội.

Những trận lụt bão triền miên gây tai họa cho người dân Việt được phụ họa đắc lực của các chính sách, con người cộng sản đã lấy đi biết bao nhiêu sinh mạng người dân Việt Nam. Những nhà máy thủy điện chỉ biết lợi nhuận, ăn cắp và giá rẻ bao năm nay đã gây tai họa cho người dân Việt qua mỗi đợt xả lũ.

Những người dân Hà Tĩnh, Quảng Bình đã thấm cảnh sống ngâm da, chết ngâm xương, toàn bộ tài sản, tính mạng của người dân bị đe dọa và nhấn chìm trước những cơn xả lũ bất ngờ của các nhà máy thủy điện. Thế rồi tất cả đều hòa cả làng.

Nối tiếp miền trung, khắp cả nước từ Yên Bái cho đến Hòa Bình, Thanh Hóa, đâu đâu cũng thiên tai, lụt bão… đó là câu trả lời cho việc tàn phá rừng theo phương thức tận diệt.

Còn nhớ, cách đây từ rất lâu, 20 năm trước, chính phủ đổ không biết bao tiền của, công sức cho Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng hay dự án 661. Thế rồi thời gian qua đi, tiền của dân trôi đi nhưng rừng đâu chẳng thấy.

Một cán bộ kiểm lâm cho tôi biết: Khi thành lập nước VNDCCH, Việt Nam có 15 triệu ha rừng. Cho đến ngày nay, đến những vùng đất Tây Nguyên, nếu tìm kỹ, người ta thấy vẫn còn lại những dấu vết của rừng.

Đi đến đâu người ta cũng thấy nhan nhản câu khẩu hiệu lủng củng tối nghĩa được cho là của Hồ Chí Minh: “Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ và xây dựng thì rừng rất quý”.  Oái oăm thay, những câu khẩu hiệu này được đặt ở những nơi mà sau đó chỉ có dấu tích của rừng hoặc ngay ở bãi gỗ vừa chặt phá rừng xong.

Chính vì vậy, mà lũ lụt thiên tai hoành hành.

Và trong thiên tai, cái thể hiện rõ nhất lại là nhân tai. Nhân tai ở đây ngoài việc con người để lại hậu quả cho môi trường, người ta còn nhìn thấy một mối nguy “Nhân tai” khác, đó là trình độ, tâm thức của quan chức cộng sản.

Khi tuyến đê Hữu Bùi ở Chương Mỹ bị vỡ, nước ngập nhấn chìm hàng ngàn hộ dân và hàng ngàn ha lúa màu, cơ ngơi người dân. Cả nước ngóng chờ thông tin để mà đau xót với người dân đang sống trong cảnh cơ hàn của lũ lụt, thì chính khi đó Ông Đỗ Đức Thịnh – Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội cho rằng, đê Hữu Bùi tại xã Hoàng Văn Thụ (Chương Mỹ – Hà Nội) “vỡ… theo kế hoạch”!

Điều ông nói có nghĩa là việc vỡ đê theo đúng quy trình, kế hoạch của nhà nước? Việc nhấn chìm sinh mạng, tài sản của người dân là có kế hoạch mà nói theo ngôn ngữ của đám quan chức cộng sản là “Đã có đảng và nhà nước lo”?

Bên cạnh đó, GĐ Sở NN&PTNT TP Hà Nội Chu Phú Mỹ: “Đê vỡ nhưng không phải vỡ tách đôi như mọi người hiểu, mà vỡ bề mặt sau đó sạt dần dần. Tràn sau đó sạt dần dần. Cái đấy theo quy hoạch là cho tràn nước qua bờ đê. Cơ bản dân ở đây đã thu hoạch sản xuất xong rồi. Nhà cửa chưa đánh giá cụ thể, nước chỉ ngập vào nhà thôi chứ không sập được”.

Nghe những lời ráo hoảnh này khi tai họa đang ập lên người dân, người ta thấy ở đó sự vô cảm và né tránh trách nhiệm bằng những lời nói ngu xuẩn. Bởi vì dù có sạt dần hay tách đôi vỡ ba, thì đê vỡ vẫn là đê vỡ, vẫn là nước vào ngâm xác và tài sản người dân. Ông cho biết dân đã thu hoạch xong, nhưng nước ngập hết vào nhà thì nhấn chìm tất cả thì thà để ngoài đồng cho nó trôi đi chứ công sức người dân đều cuối cùng là đổ sông, đổ biển.

Người ta thấy lạ với những cách hành xử qua những lời “ngáo đá” nói trên.

Nguyên nhân

Có thể nói rằng, để xuất hiện những câu nói ngớ ngẩn, kiểu sáng tác ngôn ngữ như khi phóng viên bị công an đá vẹo sườn là “giơ chân hơi cao” và tát vặn mặt thì gọi là “gạt tay trúng má” này, tất cả bắt đầu bằng sự ngụy biện, che giấu và lấp liếm trước công luận mà không dám gọi tên sự thật.

Bởi những sự thật đáng xấu hổ đó nó quá mức bình thường mà bất cứ người nào trong xã hội có thể chấp nhận được. Do vậy mà người cộng sản không thể gọi đúng tên, chỉ đúng việc đã xảy ra. Vì thế cho nên người ta phải lấp liếm, che đậy bắt đầu từ ngôn từ, lời nói, những thông tin báo chí cho đến dùng công an, dùi cui, bắt bớ và nhà tù… Tất cả đều nhằm che đậy một sự thật là hệ thống công quyền Cộng sản đã hoàn toàn thối nát và trong cơn tan rã khó cứu chữa.

Cũng bởi trên hết, cả hệ thống này đang tôn thờ một thứ quái gở: Chủ nghĩa Mác – Lenin mà ở đó, sự dối trá được tôn thờ, bạo lực được lấy làm động lực xã hội.

Không chỉ sáng tác ngôn ngữ mà sự bệnh hoạn đó con thể hiện bằng những việc đánh tráo khái niệm rất… hài hước. hẳn chúng ta còn nhớ ông tướng ngành Cảnh sát giao thông đã nói rằng: “CSGT nhận dăm ba chục của lái xe đâu gọi là tham nhũng” – một câu nói để đời. Hay tối 28/9/2016, một CA thuộc Quận 3, Sài Gòn, đánh một người bán hàng rong toác đầu, máu me đầy mặt, đầy đầu, bàn tay công an còn dính cả máu. Nhưng đó được định nghĩa là hành động “vuốt tóc, xoa đầu khuyên nhủ.

Trước hiện tượng này, chúng tôi đã có bài viết: “Dự án Từ Điển Công an: Một yêu cầu khẩn cấp” nhằm giúp nhà nước có sự thống nhất trong bao biện, ngụy biện cho các hành động ngược đời của ngành công an.

Có thể nói rằng, ngoài vấn đề về trình độ cán bộ ngày càng lùn xuống bởi chính sách cả họ làm quan, con vua làm vua và đồng tiền đi trước, thì nguyên nhân cơ bản vẫn là sự băng hoại của một hệ thống công quyền lấy bạo lực, dối trá làm cơ sở tồn tại.

Vì thế mà người dân sẽ còn được nghe, được thấy những cán bộ từ lãnh đạo cao cấp cỡ Nguyễn Phú Trọng cho đến những cán bộ tép riu tuôn ra những lời hài hước.

Người xưa đã nói: 
Người thanh, tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu, khẽ đánh bên thành cũng kêu.

Với cả hệ thống đã như chiếc chuông vỡ, thì dù có nện bằng búa tạ, tiếng kêu vẫn cứ rè rè như trêu ngươi thiên hạ.

Do vậy mà kho tàng những câu nói ngáo đá sẽ còn dày thêm và ngày càng xuất hiện dày đặc trong thời đại “ngu rực rỡ” – Thời đại Hồ Chí Minh.

Ngày 15/10/2017
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Do sự đào tạo của CS, ở VN một số người đã trở nên mất tính người

 

 Do sự đào tạo của CS, ở VN một số người đã trở nên mất tính người

 

Nhà giáo Miền Nam (Danlambao)  Trong chế độ CS, chúng ta không thể gọi là “nền giáo dục”, vì giáo dục có nghĩa là dạy dỗ, tô bồi cho con người trở nên tốt lành, văn minh hơn, sống có đạo đức văn hóa, có đầy tình người, còn CS nếu nói đúng ra là nó chủ trương phản giáo dục, phá giáo dục, đi ngược với giáo dục, tạo ra những con người phi nhân tính, phi đạo đức, vì nếu có tâm hồn chân chính đạo đức thì không ai dám làm điều gian và ác như CS! Ngày xưa thay vì “kính già yêu trẻ”, thì ngày nay người ta “đánh già, giết trẻ”! Ngoài đường phố người già bị đám trẻ xúc phạm, hành hung, con nít bị bắt cóc lấy nội tạng! Người ta thoải mái xúc phạm đến các Đấng Thiêng Liêng, Trời Phật, thánh thần, cả trong lời nói lẫn chữ viết: “Thằng trời hãy tránh một bên, để cho bác đảng (CS) đứng lên làm trời”!

*

Nước VN chúng ta là một nước có 4000 năm văn hiến, với một nền nhân bản cao, một nền giáo dục dựa trên đạo đức và tình người. Vốn dân tộc VN sống với nhau có tình, có nghĩa, biết tôn trọng người trên, thương yêu nhường nhịn kẻ dưới, mọi người giữ sự hòa thuận, giúp đỡ tương trợ nhau theo truyền thống “chị ngã em nâng”, “anh em như thể tay chân”, “lá lành đùm lá rách” v.v…, trong cách cư xử lấy tình người làm nền tảng. Khi xã hội gặp cảnh nhiễu nhương, thì những người có điều kiện, có sức mạnh thường ra tay cứu khốn phò nguy, chống lại kẻ gây ra áp bức bất công, bảo vệ người thân cô thế yếu, trong sách sử cũng như trong đời sống xã hội thường ngày. Ai thấy người sa cơ thất thế mà không ra tay cứu giúp thì đã là kẻ bất nhân, chứ chưa nói đến kẻ hành ác. Trong học đường thì “tôn sư trọng đạo”, trong gia đình thì hiếu kính thương yêu, giữa vợ chồng thì thủy chung tôn trọng, giữa anh em, bằng hữu thì hiền hòa, thân thiện, chí tình. Đặc biệt với Trời, với các đấng thần linh thì tôn kính, kiêng dè, tuyệt đối không ai dám xúc phạm, chỉ trích, nhất là không hề dám bôi bác khinh thị, dù đối với các đấng thiêng liêng không phải tôn giáo của mình. Những kẻ nào cả gan dám xúc phạm, bỉ báng Thần Thánh liền bị coi là loài súc sinh vô nghì, bị gia đình họ hàng từ bỏ, xã hội tránh xa, họ thường nói rằng “đến Trời Phật Thánh Thần mà nó còn dám xúc phạm, thì nó còn coi ai ra gì”? Mọi người đều nghĩ loại người đó mà nếu gần gũi chỉ sinh họa, vì trời không dung, đất không tha những thứ vô đạo đó. Trong dòng họ nhà tôi, có một ông chỉ vì say rượu mà xúc phạm đến bàn thờ, liền bị thân nhân và mọi người xa tránh, khiến phải về một vùng quê xa xôi ẩn lánh sống một mình! Đó là căn bản của đạo đức, của văn hóa VN từ ngàn xưa để lại, tất cả được gọi là luân thường đạo lý.

Nhưng than ôi! Từ khi chủ thuyết CS xâm nhập vào VN, thì tất cả căn cơ nề nếp cao quý cũ của dân tộc chúng ta đã bị cái chủ nghĩa vô thần bất nhân này nó phá vỡ, đến độ giờ đây đất nước ta tan tành, đạo đức văn hóa bị suy đồi cùng cực: chúng ta đang sống trong một xã hội đồi trụy, bất nhân, vô đạo (chưa nói đến khía cạnh kinh tế, chính trị…), khiến nhiều người VN chúng ta bây giờ trở thành vô văn hoá giáo dục, mất tính người do sự đào tạo của chủ thuyết vô thần CS!

Trong chế độ CS, chúng ta không thể gọi là “nền giáo dục”, vì giáo dục có nghĩa là dạy dỗ, tô bồi cho con người trở nên tốt lành, văn minh hơn, sống có đạo đức văn hóa, có đầy tình người, còn CS nếu nói đúng ra là nó chủ trương phản giáo dục, phá giáo dục, đi ngược với giáo dục, tạo ra những con người phi nhân tính, phi đạo đức, vì nếu có tâm hồn chân chính đạo đức thì không ai dám làm điều gian và ác như CS! Ngày xưa thay vì “kính già yêu trẻ”, thì ngày nay người ta “đánh già, giết trẻ”! Ngoài đường phố người già bị đám trẻ xúc phạm, hành hung, con nít bị bắt cóc lấy nội tạng! Người ta thoải mái xúc phạm đến các Đấng Thiêng Liêng, Trời Phật, thánh thần, cả trong lời nói lẫn chữ viết: “Thằng trời hãy tránh một bên, để cho bác đảng (CS) đứng lên làm trời”! Sự xúc phạm Tôn Giáo điển hình nhất là màn trình diễn mới đây vào ngày 8/10/2017 ở một tụ điểm ăn chơi trác táng của những kẻ dư tiền rỗi giờ, mang tên là quán FAME ở Hà Nội, chủ quán nghe nói là một công an cấp cao, đã tổ chức một màn trình diễn sexy của các nam nữ ma cô đàng điếm, ăn mặc hở hang mà dám mang hình Thánh Giá và chuỗi hạt Mân Côi, là những biểu tượng vô cùng thiêng liêng tôn kính của đạo Công Giáo, trên những thân hình tục tĩu bẩn thỉu để nhảy múa, đã gây nên những trận sóng dư luận phản đối dữ dội cả ở trong và ngoài nước. Chính giám đốc sở văn hóa thể thao Hà Nội là Tô Văn Động đã xác nhận với báo chí là màn diễn này có xin phép và được cái sở “vô văn hóa” này cho phép, vào dịp bế mạc đại hội 6 của đảng CS VN, có lẽ là để mừng đảng quỷ sứ?

Chúng ta thấy gì qua màn diễn xấc xược và tội lỗi đó? Trước nhất, những nam nữ diễn viên này, không thể dùng từ ngữ gì để diễn tả chính xác hơn là bọn vô giáo dục, mất lương tri, vì nếu được giáo dục và có lương tri thì bọn chúng không thể, không dám đeo trên thân hình trần trụi dơ bẩn của chúng hình Thánh Giá, là biểu tượng vô cùng thiêng liêng cao quý của đạo Công Giáo, về ơn Cứu Chuộc của Thiên Chúa: Ngài đã chết treo trên Thánh Giá để cứu lấy muôn người phàm nhân; hay Chuỗi Mân Côi là lời kêu gọi nhân loại ăn năn sám hối để được Thiên Chúa thứ tha những lỗi lầm mà nhân loại đã làm, để được ơn cứu rỗi. Nếu những kẻ diễn trò khốn nạn này mà có được một chút giáo dục, hoặc có một chút lương tâm, chút văn hóa, thì bố bảo chúng cũng không dám đeo trên mình những biểu tượng bất khả xúc phạm, bất khả bôi bác đó mà làm các trò hề lố bịch để kiếm miếng ăn, dù có chết đói. Cũng không cha mẹ nào, gia đình nào mà dám cho con cái họ làm điều tội lỗi đó, e sẽ bị hậu quả khôn lường bởi Đấng Thiêng Liêng, dù họ có tôn thờ hay không. Mọi người chung quanh, bà con họ hàng của những gia đình có con cái làm trò vô giáo dục đó sẽ nhìn và nghĩ thế nào về những kẻ khốn kiếp ấy và những kẻ sinh ra chúng mà không biết dạy dỗ chúng thành người, để chúng thành lũ yêu ma quỷ quái?

Hãy trở lại với những đối tượng quái thai này, mà hình ảnh của chúng đang ngập tràn trên những trang mạng xã hội, với không biết bao nhiêu là lời chỉ trích, chửi bới, hỏi chúng nhận được bao nhiêu tiền cho một việc làm điên rồ đó thì mới cân xứng với những lời chỉ trích nặng nề mà chúng đang phải hứng chịu? Và cha mẹ, ông bà, cô bác anh chị em của chúng sẽ thấy nhục nhã thế nào khi có những cháu con là thành phần vô đạo, vô giáo dục như thế? Chúng ta hãy nhìn sâu để thấy rõ: bọn vô đạo, mất nhân tính đó, chính là sản phẩm đào tạo phản văn hóa và vô thần của CS mà có. Rồi với những con người đó, chúng lại sản sinh ra những đứa con, đứa cháu trong cái lò vô giáo dục của chúng, thì tương lai đất nước ta sẽ ra sao? Như thế sẽ thấy chế độ CS đã phá nát truyền thống văn hóa giáo dục và đạo đức của VN như thế nào!

Chắc chắn một điều, những thanh niên nam nữ tham gia màn diễn mất dạy đó, nếu không có kẻ cầm đầu, thì liệu chúng có tự bày trò yêu quỷ đó được không? Hẳn là Không. Vậy phải có kẻ chủ mưu đạo diễn, là chủ quán và những kẻ có quyền. Những chủ quán đó, nếu muốn yên ổn để làm ăn sinh sống, họ cũng không dám làm trò vô đạo xúc phạm đến các Đấng thiêng liêng, các Tôn Giáo như vậy, vì họ không ngu dại đâm đầu vào lửa, mà phải do những tên có âm mưu phá đạo, những kẻ vô thần, cụ thể là bọn lãnh đạo CS có quyền lực và có ý đồ xúc phạm tôn giáo rõ rệt! Cứ lần theo lời nói của tên Tô Văn Động nói trên, thì màn diễn này đã được cấp phép của cái gọi là sở văn hóa mà vô văn hóa tại Hà Nội. Như vậy đã quá rõ: đứng sau màn diễn này là bọn lãnh đạo ở Hà Nội, chưa rõ cấp cao đến mức nào, nhưng đây hẳn có mục đích chính trị rõ rệt: chúng muốn gây sự với người Công Giáo, gây sự với Tôn Giáo! Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng, gần đây bọn lãnh đạo CS VN đã có nhiều trò kích động xúc phạm nặng nề đến tôn giáo nói chung, và Công Giáo nói riêng: hết phá chùa Liên Trì ở Sài Gòn, đến đập phá Thánh Giá và trấn áp, gây thương tích nặng nề cho các tu sĩ của tu viện Thiên An ở Huế, rồi đưa côn đồ mang súng đạn, vũ khí đến xâm phạm giáo xứ Thọ Hòa ở Đồng Nai, toan hành hung cha xứ, bây giờ lại làm tay sai cho quỷ satan xúc phạm Thánh Giá Chúa! Bọn này quả là công cụ của quỷ sứ, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng đã đành, lại còn cả gan xúc phạm cả Đấng Tối Cao, liệu chúng bay có đủ sức chịu những sự trừng phạt nặng nề từ Thiên Chúa không hả bọn quỷ đỏ? Thật khốn cho chúng bay, những kẻ bán linh hồn cho quỷ dữ, phá nát nền văn hóa đạo đức của dân tộc VN, bán cả Tổ Quốc thiêng liêng của dân Việt, lại còn dám xúc phạm đến Thiên Chúa! Bọn bay hãy đợi chờ những hình phạt đích đáng đến với bay và con cháu bay không còn xa nữa! CS rất đáng bị trừng phạt nặng nề, vì chúng biết rất rõ việc chúng làm!

Cúi xin Thượng Đế nhân từ sớm đưa bọn quỷ đỏ về hỏa ngục, để cứu giúp con dân Việt là những nạn nhân của CS, để chúng con được sống xứng đáng là những tạo vật quý giá của Người đã tạo dựng nên mang nhân phẩm làm người!

15/10/2017

Nhà giáo Miền Nam

danlambaovn.blogspot.com

2 triệu lít xăng giả đã bán cho khách hàng dùng

From facebook:   Ngua O Chu
Baomoi.com

·

Chấp ông Nhật bổn chân thật và lễ phép để kiếm từng đồng tiền lời, bọn ta chỉ một phát là thu lãi to ngay !

Khi chiếc xe bồn chở 40.000 lít dung môi từ TP Cần Thơ về huyện Diễn Châu (Nghệ An) đổ vào bồn xăng pha 50% xăng 50% dung môi cộng bột tạo màu thành xăng A92, bán cho khách hàng thì bị bắt quả tang.
BAOMOI.COM

Bạn Đang Tìm Hạnh Phúc Ở Nơi Nào Xa Vậy?…

From facebook:   Van Pham
 

GÓC SUY GẪM….

Bạn Đang Tìm Hạnh Phúc Ở Nơi Nào Xa Vậy?…

Sống ở đời ai cũng có phiền muộn, hàng ngày đều có, quan trọng nhất là bạn đối đãi nó ra sao. Phiền não ở ngay đó, nhưng nếu ta không tự tay nhặt lên thì đâu phải u sầu nhiều đến vậy?
Buồn phiền, sầu não trong đời ai chẳng từng trải qua? Mỗi ngày đi qua có biết bao phiền não lưu lại trong lòng, chuyện hôm qua như nước chảy về đông không sao giữ lại được. Làm thế nào để tìm được khoảnh khắc bình yên giữa muôn trùng đêm đen giông tố?

Cuộc sống vội vã, kiếp người bé mọn, ngoảnh đầu lại đã hết nửa đời người. Thời gian trôi nhanh như bóng câu lướt ngoài cửa sổ. Hôm qua còn vui vầy cùng bè bạn mà hôm nay đã đôi ngả chia ly. Người cũ lâu không gặp, chuyện cũ lâu không bàn. Chớp mắt một cái, nhìn quanh mình chẳng còn lại mấy ai.

Có nhiều người cứ mãi ngập chìm buồn phiền trong vài chuyện nhỏ, thực là quá hoang phí thời gian sống của đời người. Thời gian không đợi một ai, một sớm soi gương thấy tóc mình điểm bạc, hồng trần có khác nào cõi mộng vậy thôi…

1. Cứ mãi muộn phiền là vì tâm chẳng chịu buông
Khi bạn buồn phiền, hãy nghĩ cuộc sống là phép trừ, gặp một lần bớt một lần, còn có gì phải khổ não đây. Không quên ơn người giúp mình, không trách móc quá khứ của người khác, không giữ mãi trong lòng hận thù với người khác, tự khắc bạn sẽ thấy cuộc đời sao mà an yên, bình lặng đến vậy!

Khi bạn gặp phải chuyện đau buồn, không như ý, hãy nghĩ rằng cuộc sống chính là một lần phải vượt qua. Kiếp người khi đến tay không, ra đi cũng tay không, không mang đến hạt cát mà cũng không mang đi một áng mây nào.

Khi bạn bất mãn, hãy nghĩ đến những người nghèo khổ, kém may mắn hơn mình, biết đủ mới là hạnh phúc. So với người bệnh, hạnh phúc của ta là sống khỏe mạnh. So với người đã khuất, hạnh phúc của ta là còn sống. Người ta muốn sống tốt thì tâm phải giản đơn, phải khờ khạo một chút.

Khi bạn cảm thấy không vui, hãy tự hỏi rằng mình còn lại bao nhiêu ngày để có thể dằn vặt. Nghĩ kỹ rồi, bạn sẽ không buồn nữa. Đồng hồ cát kia đâu có lúc nào ngừng rơi, thời gian vô tình chẳng biết chờ ai.

Khi bạn tức giận hãy nghĩ rằng liệu có cần phải khổ tâm vì một người không đáng hay không? Ăn ngon, ngủ ngon, chăm sóc tốt bản thân, biết cách tiêu tiền là được rồi.

Khi bạn muốn so đo tính toán, hãy nhớ lại rằng con người đến thế gian này đều là tay trắng, hà cớ gì phải tính toán thiệt hơn, không chịu nhường một bước? Nói nhiều sẽ làm tổn thương người khác, so đo nhiều lại tổn hại tinh thần, vừa hại người lại hại mình, kết quả là hao tâm tổn sức. Một đời người thực ra chỉ cần không làm chuyện hổ thẹn với lương tâm, tự tại an nhàn đã là quý lắm rồi!

Hãy sống sao cho thật vui vẻ. Có cơm thì ăn, buồn ngủ thì lên giường, có quần áo để mặc, có núi để leo, có nước để uống, có sách để xem, có việc để làm, có đường để đi, có người làm bạn là tốt nhất!

Sống vui vẻ thực ra không khó, hãy bỏ hết toan tính quyền cao chức trọng. Sau này già rồi, ai còn để ý chiếc mũ quan trên đầu bạn to bao nhiêu nữa đây?

Sống vui vẻ mới là tốt nhất, chẳng việc gì phải để ý tiền ít tiền nhiều. Sau này già rồi, chết đi ai còn để ý bạn là ăn mày hay là người giàu có? Ai cũng có phiền muộn, hàng ngày đều có buồn phiền, quan trọng nhất là bạn không để ý đến nó, sống vui vẻ thì buồn phiền sẽ tự nhiên tan mất. Phiền não ngày ngày đều có nhưng nếu không tự tay nhặt lên thì người ta đâu phải u sầu nhiều đến vậy?

2. Tài sản quý giá nhất là sức khỏe
Khi sinh mệnh của con người chấm dứt, đến lúc sự sống không thể cứu vãn được nữa thì tiền tài là gì, danh vọng là chi, thảy đều vô nghĩa. Truy cầu giàu có khiến người tham lam, biến thành ác quỷ. Trong mắt người sắp từ giã cõi đời, những gì gọi là danh phận, địa vị, tiền bạc, trang sức, mỹ nữ đều chỉ là một đống rác mà thôi.
Sức khỏe là số một, không có sức khỏe thì danh tiếng, địa vị, sĩ diện, xa hoa, xe sang, nhà cao cửa rộng… thảy đều là mây bay, gió cuốn, mong manh, hư ảo cả.

Một chiếc điện thoại thông minh cao cấp, 70% chức năng là không hề dùng tới. Một chiếc xe sang, 70% tốc độ là thừa. Một ngôi biệt thự nguy nga, 70% diện tích là bỏ trống. Hàng loạt chuyện đời, 70% là vô vị, hư không. Một đời nỗ lực kiếm tiền, 70% là để lại cho người khác tiêu. Hãy sống thật đơn giản, tận hưởng cuộc đời, giữ lấy 30% những gì vốn thuộc về mình mới mong thực sự có được hạnh phúc.

Đời người lại như một hiệp đấu. Nửa trước là học hành, quyền lực, chức tước, thành tích, tăng lương tăng chức. Còn nửa sau là huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, ung thư, cô đơn, sầu não. Nửa hiệp đầu là phấn đấu hết mình, nửa hiệp sau là chấp nhận, buông xuôi. Cớ sao kiếp người lại phải sống mỏi mệt như vậy?

Hãy nhớ không có bệnh cũng phải giữ gìn sức khỏe, không khát cũng phải uống nước, có phiền muộn cũng phải nghĩ cho thông, có lí cũng phải nhường người, có quyền cũng phải thấp giọng, không mệt cũng phải nghỉ ngơi, không giàu cũng phải biết đủ, bận mấy cũng phải luyện tập.

Bởi vì, một bộ quần áo giá 1 triệu, tờ phiếu nhỏ có thể chứng minh. Một chiếc xe giá 1 tỷ, hóa đơn có thể chứng minh. Một căn nhà giá 3 tỷ, hợp đồng mua bán có thể chứng minh. Nhưng một con người rốt cuộc trị giá bao nhiêu tiền, chỉ sức khỏe mới có thể chứng minh. Hãy nhớ, sức khỏe chính là bảo hiểm của bạn.

Vì vậy cũng đừng mang máy tính ra tính rằng bạn đã tiêu bao nhiêu tiền cho sức khỏe. Trên đời này bạn nhất định có một món tiền phải tiêu, hoặc là để chăm sóc trước, hoặc là để chữa trị bệnh tình về sau. Lựa chọn món nào là quyền của bạn. Có sức khỏe gọi là tài sản, không có sức khỏe thì chỉ còn là di sản mà thôi.

Chiếc giường đắt nhất trên thế giới chính là giường bệnh. Trên thế giới này có thể có người lái xe thay bạn, kiếm tiền thay bạn, nhưng không có ai mắc bệnh thay bạn được. Đồ mất rồi đều có thể tìm thấy lại nhưng có một thứ mất đi là vĩnh viễn không còn tìm thấy, đó chính là sinh mệnh.

Image may contain: sky and outdoor
 

Công an Hà Nội gửi thư kêu gọi người dân Đồng Tâm ‘tự thú và đầu thú’

Công an Hà Nội gửi thư kêu gọi người dân Đồng Tâm ‘tự thú và đầu thú’


Những nhân viên cảnh sát được người dân thả ra sau một khoảng thời gian bị câu lưu liên quan tới tranh chấp đất đai ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ngày 22 tháng 4, 2017.

Những nhân viên cảnh sát được người dân thả ra sau một khoảng thời gian bị câu lưu liên quan tới tranh chấp đất đai ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ngày 22 tháng 4, 2017.

Báo Công an Nhân dân đưa tin bức thư được cơ quan cảnh sát điều tra công bố vào ngày 13 tháng 10 và báo Tuổi Trẻ dẫn lời một phó trưởng thôn Hoành cho biết nội dung thư trên đã được đọc trên loa phát thanh của xã Đồng Tâm từ ngày 11 tháng 10.

“Trong cuộc sống, đôi khi vì sai lầm trong nhận thức, hành động có thể làm cho cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật thậm chí phạm tội,” bức thư nói trong lời mở đầu.

“Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội và Viện kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội viết Thư này, đề nghị các cá nhân đã tham gia vào việc hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, bắt, giam hoặc giữ người trái pháp luật trên địa bàn thôn Hoành, xã Đồng Tâm, TP Hà Nội, từ ngày 15 đến ngày 22 tháng 4 không bỏ lỡ cơ hội để được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật, hãy dũng cảm, đối mặt với sự thật, nhanh chóng đến Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội, Viện kiểm sát Nhân dân TPP Hà Nội… hoặc chính quyền, cơ quan Công an nơi gần nhất để tự thú, đầu thú, khai báo, góp phần khắc phục hậu quả đã gây ra.”

Bức thư cũng cảnh báo “người che giấu, cản trở người có hành vi vi phạm pháp luật tự thú, đầu thú sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật” và kết thúc với lời nhắc nhở người dân “cần bày tỏ thái độ ứng xử trên tinh thần thượng tôn pháp luật” nếu có bất đồng để tránh những vụ việc “đáng tiếc” như đã xảy ra.

Phản ứng về bức thứ này, ông Lê Đình Kình, 82 tuổi, một trong những gương mặt tiêu biểu nhất cho tiếng nói phản kháng của người dân Đồng Tâm, khẳng định trong một cuộc phỏng vấn với VTC hôm thứ Bảy và được một người dân phát trực tuyến qua Facebook rằng người dân Đồng Tâm không có tội và đất nông nghiệp của họ đã bị chiếm đoạt để giao cho tập đoàn viễn thông quân đội Viettel.

“Quan điểm của tôi là dân Đồng Tâm không sợ, chúng tôi sẵn sàng hy sinh để bảo vệ quyền lợi của mình,” ông Kình nói. “Chính là thành phố Hà Nội, chính là huyện Mỹ Đức, chính là ông chủ tịch xã Đồng Tâm gây nên cái bức xúc đó, đẩy người ta đến đường cùng.”

Hồi giữa tháng 4, khi chính quyền Hà Nội tìm cách thu hồi đất ở xã Đồng Tâm, người dân đã chống trả, giữ lại 20 nhân viên cảnh sát, và “đóng cửa” làng trong nhiều ngày. Sau một tuần, người dân xã đã thả số người bị cầm giữ khi chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cam kết bằng văn bản không truy tố người dân.

Tuy nhiên, đầu tháng 6, công an thành phố đã khởi tố vụ án hình sự về việc dân Đồng Tâm giữ người nhà nước. Ông Chung bị nhiều người lên án “phá vỡ cam kết.”

Vào tháng 8, công an Hà Nội đã gửi giấy triệu tập hơn 70 người dân xã Đồng Tâm, trong đó có ông Kình, để làm rõ về vụ “bắt người trái phép” và “gây rối trật tự công cộng” xảy ra ở xã hồi giữa tháng 4.

Ông Bùi Văn Kỷ, một người dân Đồng Tâm được VTC phỏng vấn hôm 14 tháng 10 nói rằng “nguyện vọng tha thiết” của người dân là được giải quyết tranh chấp về mặt hành chính và họ sẵn sàng làm việc với tất cả các cấp chính quyền để đạt được điều này.

“Chúng tôi không muốn cán bộ nào làm sai phải bị kỷ luật cả, không muốn truy tố bất cứ ai, chỉ mong muốn thiết tha rằng cái đất 59 hecta này của chúng tôi cứ trả lại cho chúng tôi canh tác để lấy bát cơm mà ăn thôi,” ông nói.

Cạnh tranh hay ‘chơi xấu’?

Cạnh tranh hay ‘chơi xấu’?

Tường trình từ Việt Nam
2017-10-13
Vinasun taxi với decal phản đối grab và uber.

Vinasun taxi với decal phản đối grab và uber.

 RFA
 

Hàng loạt những chiếc taxi Vinasun vào ngày 8 tháng 10 chạy trên đường phố Sài Gòn với decal nền đỏ chữ vàng kêu gọi chấm dứt hoạt động của Grab và Uber. Sự việc thu hút sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng.  Phóng viên RFA ghi nhận ý kiến của người dân tại Sài Gòn về vụ việc này.

Phản đối Uber và Grab – Lệnh từ cấp trên hay tự phát?

“Đề nghị dừng thí điểm Uber, Grab vì quá nhiều bất công về điều kiện kinh doanh”, “Yêu cầu Uber, Grab phải tuân thủ pháp luật Việt Nam” là nội dung của những decal dán trên xe taxi Vinasun.

Trả lời báo chí, ông Tạ Long Hỷ Phó Tổng Giám đốc Vinasun cho rằng đó là việc làm bộc phát từ các tài xế chứ không phải chủ trương của công ty. Ông còn nói, “Thậm chí, tài xế Uber, Grab cài vào công ty thiếu gì.”

Thế nhưng, khi chúng tôi tiếp xúc với một số tài xế taxi Vinasun tại trung tâm quận 1, Tp HCM, họ khẳng định đó là chính sách của hãng. Hôm đó khi họ nhận xe là decal đã được dán sẵn. Họ giải thích thêm, làm tài xế taxi cho hãng, không ai được thay đổi nhận dạng của xe, lấy đâu ra chuyện tự dán decal. Hơn nữa việc các tài xế tự phát dán decal giống nhau về hình dáng, nội dung và kích thước trên diện rộng như thế là chuyện không hợp lý.

Có gần 10 năm gắn bó với Vinasun trong vai trò tài xế, anh Nguyễn Ngọc Thành, hiện đang là đối tác taxi của Grab cảm thấy sự việc giải quyết theo hướng dán decal khẩu hiệu như vậy chưa thực sự hay.

“Nói chung là cạnh tranh trong vấn đề kinh doanh vận tải thì khá là nhạy cảm, nhưng cách này nói chung là cũng không hay lắm. Đại khái thì có nhiều cách khác hay hơn. Nhưng mà mình nêu đích danh tên doanh nghiệp người ta thì về mặt nào đó thì anh cho là nó không hay, vậy thôi”.

Theo nhận định của anh, có nhiều hướng đi tốt hơn để cạnh tranh trong kinh doanh. Trong mảng vận tải, cần nhất vẫn là thuận tiện cho khách hàng và thái độ phục vụ của tài xế.

“Nếu mà muốn cạnh tranh lành mạnh thì phía taxi truyền thống thì thứ nhất là phải về vấn đề giá cả, thứ hai là  phương tiện. Cái quan trọng nhất là thái độ phục vụ của anh em lái xe đối với hành khách, đó là điều quan trọng nhất. Tại vì khi mà phương tiện em có tốt, giá cả em có tốt, mà cái người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng là lái xe, mà thái độ em hoặc là cái gì đó không tốt thì đương nhiên khách hàng người ta sẽ không chọn dịch vụ đó. Tại nhu cầu của khách hàng bây giờ cao lắm. Người ta bỏ tiền ra, người ta muốn sử dụng dịch vụ tốt, chứ không ai người ta bỏ tiền ra mà sử dụng dịch vụ không như ý mình”.

Ông Lewis A. Hassell, một tình nguyện viên người nước ngoài sống tại Việt Nam hơn hai năm cho biết ông thường ưu tiên sử dụng Grab và Uber do có thể biết chính xác giá cước và địa chỉ đến, giảm thiểu tối đa rắc rối do khó khăn về ngôn ngữ.

“Tôi chọn đi Uber đơn giản vì tôi có thể biết được chính xác địa điểm và có thể giao dịch dễ dàng thông qua thẻ tín dụng credit card. Rất đơn giản. Nên tôi nghĩ là nó khá thuận tiện, ngoài ra thì tôi cũng có trải nghiệm rất tốt khi sử dụng dịch vụ với họ. Xe tốt, gặp được các tài xế thú vị nữa”.

Nếu mà muốn cạnh tranh lành mạnh thì thứ nhất là phải về vấn đề giá cả, thứ hai là phương tiện. quan trọng nhất là thái độ phục vụ của anh em lái xe đối với hành khách
– Nguyễn Ngọc Thành

 

Liêm, một bạn trẻ chạy Grab Bike chia sẻ về vấn đề nhận định, đây là hành động không hợp lý vì liên quan đến vấn đề cạnh tranh thì phải tùy thuộc vào độ thuận tiện, nhanh chóng của dịch vụ chứ không nên hành động như Vinasun.

“Nó không hợp lý ở chỗ giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ thì ở đâu người ta cần đến nhanh hay đến chậm thôi. Mà taxi truyền thống thì nhiều khi đến chậm hơn taxi thời buổi công nghệ, người ta cần thì có liền”.

Ý kiến của tài xế và người dân về vấn đề này

Anh Đặng Đông Khâm, một người lái xe riêng, cho rằng cách phản ứng của Vinasun có thể chịu nhiều tác động ngược.

“Đó không phải là đối sách. Mà anh thấy làm như vậy chắc là marketing cho Grab với lại Uber thêm. Chớ nhiều người, anh ví dụ như chú bảo vệ ở đây chú không biết Grab, Uber là cái gì đi, giờ chú đọc được cái dòng chữ của Vinasun dán như vậy, thì nếu vậy chú thắc mắc, chú đi hỏi người ta. Hỏi anh đi, thì anh nói ờ, Grab với Uber rẻ hơn. Thì chú đó phải dùng Grab với Uber chứ. Đâu có dùng Vinasun nữa, đúng không? Còn những người lớn tuổi hoặc những người ở vùng sâu vùng xa đi chăng nữa người ta đâu biết đến Grab và Uber, làm như vậy chẳng khác nào giới thiệu giùm người ta, marketing cho người ta”.

Hồng Thanh, hiện là sinh viên, tuy ít sử dụng các dịch vụ taxi vẫn cảm thấy việc làm của Vinasun khá phản cảm và cho rằng, bản thân Vinasun cần có những bước tiến về dịch vụ tốt hơn thay vì đi chỉ trích đối thủ.

“Theo mình thấy thì việc taxi Vinasun làm như vậy thì họ cũng vì lợi ích lợi nhuận của họ, nhưng mà dùng cái phương pháp đấu tranh như vậy thì cũng hơi phản cảm bởi vì là Uber hay Grab thì họ cũng kinh doanh như Vinasun nhưng phương thức của họ nó hay hơn, tốt hơn thì được nhiều người đón nhận hơn”.

Trong vai trò là một người gắn bó nhiều năm với Vinasun trước khi chuyển qua làm đối tác của Grab vì một số lí do về khung thời gian, bản thân anh Thành rất hài lòng với chính sách của Vinasun suốt gần 10 năm trời, và vẫn đang giữ thiện cảm về hãng. Anh Thành mong mỏi giữa taxi truyền thống, taxi công nghệ lẫn xe ôm và Grab Bike có thể hài hòa được giữa hai phía để mọi người có thể thoải mái làm việc lo cho cuộc sống gia đình.

“Tâm nguyện của anh là làm sao, bằng cách nào những người có trình độ, những người lãnh đạo hài hòa được anh em, taxi truyền thống và công nghệ. Không riêng gì taxi Grab Car đâu, Grab Bike với xe ôm truyền thống cũng vậy. Có cách nào đó để dung hòa giữa hai anh em hai bên để làm chi? Để người ta thoải mái làm việc, không căng thẳng trong công việc, kiếm tiền về lo cho gia đình, cho vợ con thôi, vậy là tốt rồi”.

Sáng ngày 10-10, các decal trên taxi Vinasun đã được gỡ bỏ theo chỉ thị của lãnh đạo hãng.

Cạnh tranh bình đẳng là điều mà những người tham gia kinh doanh lương thiện mong mỏi. Cơ quan chức năng có thể giúp họ thông qua hệ thống luật pháp cũng như giám sát, xử lý minh bạch…

KIM CỔ NGỤ NGÔN VÀ GIAI THOẠI

From facebook:  Thư Hiên Vũ
KIM CỔ NGỤ NGÔN VÀ GIAI THOẠI 

Lê Thanh Minh sưu tầm

Tuần này, quà của bạn Lê Thanh Minh đến chậm. Là lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng! Có lý do, nhưng không nên trình bày.
Một cuốn sách gồm những chuyện lặt vặt mà thâm thuý, đáng đọc, đáng để suy ngẫm. Chúng có ích hay không tùy nhân tâm người đọc. Nếu chúng không có ích thì cũng đủ cho sự mua vui một vài trống canh, như người xưa thường nói. 
Cảm ơn bạn của chúng ta đã hào phóng chia sẻ.

Image may contain: one or more people
 

Một đồng chí Đại biểu Quốc hội đã vào lò chung thân.

From facebook:  Trần Bang added 3 new photos.

Một đồng chí củi Đại biểu Quốc hội đã vào lò chung thân. Chắc củi ĐBQH này thất vọng tràn trề về nhân tình thế thái,…,vì mấy đồng chí x,y,z… (?) nhận tiền chạy dự án, chạy Đại biểu quốc hội của CỦI ngoảnh mặt làm ngơ, quất ngựa truy phong…?

Vài đồng chí củi Yên Bái, củi Trà Vinh không may bị lộ, mới đem nhập kho hôm nay.

Image may contain: one or more people and text
Image may contain: 3 people, people standing
Image may contain: one or more people and text