Ít nhất hơn 1000 hộ gia đình bị ngập nước chỉ riêng tại hai xã Tân Tiến và Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ.

From facebook:     BBC Vietnamese‘s video.
 

 
 
108,272 Views
 
BBC Vietnamese added a new video.

 

Ít nhất hơn 1000 hộ gia đình bị ngập nước chỉ riêng tại hai xã Tân Tiến và Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ.

Hàng trăm hecta hoa màu bị ngập và hàng ngàn gia súc, gia cầm bị chết.

Dân tại một số xã phải dùng thuyền tự chế hoặc mua thuyền làm bằng tôn để di chuyển.

Tp HCM xếp hạng 5 trong 10 TP nguy hiểm nhất thế giới.

From facebook:  Trần Bang‘s post.
 
Image may contain: text
Trần Bang

 

Đầu thế kỷ 20 Tp Sài Gòn là hòn Ngọc Viễn Đông.
Sau 100 năm, Tp HCM xếp hạng 5 trong 10 TP nguy hiểm nhất thế giới.

Trithuc VN : Báo cáo được thực hiện bởi Economist Intelligence Unit do Tập đoàn Công nghệ thông tin NEC của Nhật Bản tài trợ.

Các tiêu chí mà Economist Intelligence Unit dựa vào để cho điểm đánh giá mức độ an toàn của 60 thành phố gồm: An toàn kỹ thuật số, an toàn y tế, an toàn cơ hạ tầng và an toàn cá nhân.

Tiêu chí an toàn kỹ thuật số liên quan đến công nghệ thông minh của thành phố và cách thức nó được bảo vệ tốt thế nào. Báo cáo 2017 sử dụng ví dụ về thành phố San Fransisco (Hoa Kỳ) để minh họa cho mức độ an toàn kỹ thuật số.

Báo cáo cho biết vào tháng 11/2016, tin tặc đã tấn công và các máy tính hệ thống giao thông của thành phố San Fransisco và mã hóa tất cả các dữ liệu, sau đó chúng yêu cầu một khoản tiền chuộc để giải mã thông tin.

“Những sự cố loại này chắc chắn sẽ trở nên thường xuyên hơn. Khi ‘các thành phố thông minh’ kết nối cơ sở hạ tầng của họ với mạng lưới Internet rộng lớn, cảm biến kích hoạt không dây, dữ liệu và số liệu thống kê lớn, chúng càng trở nên dễ gặp phải các vụ tấn công mạng hơn nếu các biện pháp an ninh không được triển khai rộng rãi”, Báo cáo nhận định.

Tiêu chí an toàn y tế bao gồm việc xem xét việc tiếp cận đầy đủ tới hệ thống chăm sóc sức khoẻ và đánh giá liệu môi trường đô thị có lành mạnh không.

An ninh cơ sở hạ tầng là tính đến sự an toàn của các tòa nhà, đường sá, cầu và các cơ sở hạ tầng vật chất khác.

Tiêu chí về an toàn cá nhân đánh giá các vụ tội phạm ở thành thị, giết người và các cuộc tấn công khủng bố.

( Tin từ Trí thức Việt Nam )

 

Ông phải thức khuya dậy sớm, đi bộ vượt quãng đường 20 km, gánh trên vai khoảng 30kg củi.

From facebook:    Trần Bang‘s post.
 
 
Image may contain: 1 person, sitting and text
Image may contain: one or more people, people walking, outdoor and nature

Trần Bang added 2 new photos.

 Có người nói “ về phần tôi chỉ muốn làm tiều phu”, nhưng thực tế lại sống trong biệt phủ, mấy chục tay chân bộ hạ túc trực 24/24h hầu hạ. Người chỉ hút thuốc lá Tây, uống rượu Tàu… Nếu bị bệnh thì đi máy bay sang Tàu, sang Tây để chữa…

Cụ già tiểu phu thật thì chẳng nói gì… hì hì

Cụ già tiều phu thật đã học tập làm theo… và xây dựng CNXH được hơn 70 năm, cụ cố sống thêm 100 năm “biết đâu sẽ thấy thiên đường XHCN “ làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” !

“40 năm qua, để mưu sinh ông phải gắn liền với nghề bán củi dạo. Ông kể, hàng ngày ông lên rừng kiếm củi khô, tối về chẻ ra rồi dùng dây buộc chặt gọn gàng rồi đem ra chợ bán. Để hoàn thành một gánh củi ông phải mất một ngày rưỡi khi vừa tìm vừa bán.

Giá của một gánh củi chỉ khoảng 20.000 – 30.000 đồng nhưng để bán được gánh củi đó, ông phải thức khuya dậy sớm, đi bộ vượt quãng đường 20 km, gánh trên vai khoảng 30kg củi. Và không phải lúc nào củi cũng bán được…” ( Dantri.com.vn )

18-10-1989 Đông Đức và Hungary đã chuyển đổi sang dân chủ thế nào?

Image may contain: one or more people and text
From facebook:   Trần Bang

18-10-1989 Đông Đức và Hungary đã chuyển đổi sang dân chủ thế nào?

“Vào ngày này năm 1989, các quốc gia nằm dọc Bức màn Sắt, Đông Đức và Hungary, đã có những bước đi quan trọng trong việc chấm dứt sự thống trị của chủ nghĩa Cộng sản ở nước họ, thay thế nó bằng nền chính trị dân chủ hơn và kinh tế thị trường tự do.

Tại Hungary, Đảng Cộng sản đã tan rã vào ngày 07/10, theo sau đó là việc dỡ bỏ hàng rào thép gai vốn đã chia cắt Hungary và Áo bấy lâu nay. Hành động này đã chính thức đánh dấu sự kết thúc của Bức tường Berlin như là một chướng ngại vật ngăn cản di chuyển giữa Đông và Tây Đức. Giờ đây, người Đông Đức chỉ cần đơn giản đi đến Hungary, từ đó qua Áo và tiếp tục đi đến Tây Đức. Cũng chẳng mấy ngạc nhiên khi Bức tường Berlin sụp đổ không lâu sau đó.

Vào ngày 18/10, hiến pháp Hungary được sửa đổi để cho phép một hệ thống chính trị đa đảng và bầu cử tự do (diễn ra vào năm 1990). Nhiều biện pháp kiểm soát của nhà nước đối với nền kinh tế đã được loại bỏ và Hungary tiến tới một hệ thống thị trường tự do có giới hạn. Các cuộc biểu tình của công nhân, sinh viên, và nhiều nhóm người khác trên khắp cả nước đã ban hành tuyên bố tố cáo “tội ác” trong quá khứ của chế độ cộng sản.

Sự thay đổi có lẽ thậm chí còn kịch tính hơn ở Đông Đức, nơi mà vào ngày 18/10, sự cai trị kéo dài gần 20 năm của nhà cộng sản Erich Honecker đi đến hồi kết. Honecker giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Đức từ năm 1971, và trở thành người đứng đầu nhà nước từ năm 1976. Không còn sự ủng hộ từ Liên Xô, Bức tường Berlin thì sụp đổ (thông qua hành động của Hungary) và chính phủ của ông phải hứng chịu sự chỉ trích rất lớn từ người dân Đông Đức, Honecker đã trốn sang Liên Xô và bị thay thế bằng một chế độ cải cách hơn. Sau này, ông quay trở lại Đông Đức, và đã bị xét xử và kết tội giết người hàng loạt vì cái chết của những người tị nạn Đông Đức cố gắng vượt qua Bức Tường Berlin kể từ khi nó được dựng lên vào năm 1961. Tuy nhiên, ông đã được giảm án vì tình trạng sức khoẻ yếu.

Egon Krenz đã lên thay thế Honecker làm lãnh đạo Đảng Cộng sản. Krenz nhận được nhiều sự ủng hộ nhờ vai trò làm trung gian hòa giải trong các cuộc biểu tình hồi đầu tháng 10. Vào ngày 07/10, chỉ bốn tháng sau vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn tại Trung Quốc, Honecker đã ra lệnh cho quân đội bắn súng vào cuộc biểu tình ở Leipzig. May mắn thay, Krenz, khi đó đang phụ trách an ninh, đã đến Leipzig hai ngày sau để hủy bỏ mệnh lệnh của Honecker. Nỗ lực của Krenz để cứu hình ảnh của đảng bằng cách ngăn chặn bạo lực đã giúp cuộc cách mạng dân chủ được tiến hành một cách không bạo lực.

Các hành động ở Đông Đức và Hungary không chỉ phản ánh sự bất mãn ngày càng tăng của người dân đối với hơn 40 năm cai trị của chế độ cộng sản, mà còn cho thấy sự kiểm soát ngày càng suy yếu của Liên Xô đối với các nước vệ tinh Đông Âu của mình.”

( nguồn : nghiencuuquocte.org )

RỒI MÌNH HÒA GIẢI…

From facebo ok:   Dang Tuong‘s post.

 
 
No automatic alt text available.

Dang Tuong

 

RỒI MÌNH HÒA GIẢI…

Mày trả lại tao những gì mày giải phóng
Rồi chúng mình sẽ nói chuyện anh em
Trả lại tao những năm tháng êm đềm…
Tao đã hưởng trước ngày mày có mặt

Trả lại cái tên mày đã cướp mất
Nơi sinh ra tao, tên gọi Sài Gòn,
Cái tên tao thuộc lòng từ thuở bé con,
Không phải cái tên dài thòn khó đọc.

Mày trả tự do về cho dân tộc
Tự do thờ phượng tự do yêu thương
Mày trả giáo dân về với giáo đường
Trả phật tử về với chùa với tự

Trả quyền tự do bầu bán ứng cử
Để dân tao được kén chọn hiền tài
Trả lại tao quyền tự quyết tương lai
Quyền hạnh phúc tao cho con cho cháu

Trả trường học về cho thầy cô giáo
Trả em thơ về với tuổi hồn nhiên
Trả ánh mắt vui trả nụ cười hiền
Về với trẻ suốt ba miền đất nước

Trả ngây thơ về lại miền sơn cước
Trả bao dung trở lại với đồng bằng
Trả biển trả đầm về với ngư dân
Trả nông dân ruộng đồng mày cưỡng chế

Trả tam quyền về lại cho thể chế
Trả quan tòa quyền xét xử công minh
Trả luật sư quyền biện hộ chủ mình
Trả toà án quyền đứng riêng độc lập

Trả học sinh quyền tự do học tập
Không Mao Nhiều, Các Mác với Le Nin,
Không đảng quang vinh, vô sản, vô tình,
Trả chúng nó quyền tự do đọc sách.

Trả người cầm bút tự do viết lách
Trả mọi người quyền cất những lời ca
Trả nhạc vàng về các nẻo đường xa
Để mọi lúc mọi nhà cùng vui hát

Trả hết cho tao những gì tao đã mất
Còn tao sẽ trả mày một thứ đỉnh cao
Sẽ trả mày cái chủ nghĩa tào lao
Mày dùng nó đưa tao vào khổ ải

Trả hết cho nhau… rồi mình Hòa Giải.

Theo Thuc Tran.

Chương Mỹ: Ngàn hộ dân bị cô lập vì ngập lụt

Chương Mỹ: Ngàn hộ dân bị cô lập vì ngập lục

chương mỹ
Nước ngập trắng đồng Chương Mỹ

Chủ tịch Thành phố Hà Nội muốn “giải cứu” dân tại các thôn còn bị nước cô lập ở huyện Chương Mỹ.

Ông Nguyễn Đức Chung vào hôm thứ Hai đã tới hai xã được cho là bị ngập lụt nghiêm trọng nhất.

Ít nhất hơn 1000 hộ gia đình bị ngập nước chỉ riêng tại hai xã Tân Tiến và Nam Phương Tiến.

VN: mưa lũ làm hàng chục người chết và bị thương

Lũ lụt: Thủ tướng VN thăm Ninh Bình

Hàng trăm hecta hoa màu bị ngập và hàng ngàn ngàn gia súc gia cầm bị chết

 
Chương Mỹ: Ngập úng nặng sau ‘sự cố đê Bùi 2’

Phóng viên Nguyễn Hoàng của BBC tiếng Việt có mặt tại đây cho biết người dân phải dùng thuyền tự chế hoặc mua thuyền làm bằng tôn để di chuyển.

Dịch bệnh có thể bùng phát

Phóng viên chúng tôi cho biết một số hộ bị ngập lụt được phát nước uống và mì ăn liền.

Tuy nhiên một nhiều khu vực bị ngập lụt đã không có điện, thiếu củi đun và gần như toàn bộ khu vực thiếu nước sạch.

Ông Chung được truyền thông trong nước dẫn lời yêu cầu “dùng máy bơm hết công suất, sớm giải cứu người dân 8 thôn còn bị nước cô lập”.

Tuy nhiên với năng lực các máy bơm hiện tại, lãnh đạo Thành phố Hà Nội “dự kiến khoảng hơn 10 ngày nữa nước rút hết,” truyền thông trong nước đưa tin.

chương mỹ

Ông Chung cũng được dẫn lời nói rằng “về lâu dài phải di dời dân ở vùng trũng lên vị trí cao hơn tránh để người dân sinh sống, học tập ở khu vực này vì mỗi lần mưa lụt gây thiệt hại rất lớn”.

Hiện đã có một số máy móc được điều tới để gia cố lại một khu vực đê bị vỡ để gia cố đoạn bị sạt lở.

Đây là vụ ngập lụt lớn nhất kể từ năm 2008 khi người dân tại đây nói nhà cửa và ruộng đồng bị ngập hơn 40 ngày.

Hôm 17/07 đã tròn một tuần kể từ khi xảy ra mưa to và lũ lớn gây ảnh hưởng nhiều nơi tại miền bắc và miền trung Việt Nam.

Nhà chức trách địa phương được khuyến cáo tập trung vào công tác phòng dịch bệnh có thể bùng phát do nước bẩn sau ngập lụt.

Hà Tĩnh: Một người bị bắt vì Điều 79

Hà Tĩnh: Một người bị bắt vì Điều 79

BBC

xuan
Bản quyền hình ảnh  FB NGUYEN VAN HIEU
Bà Trần Thị Xuân được cho là tham gia các hoạt động xã hội cùng các linh mục ở miền Trung

Thông cáo của Công an tỉnh Hà Tĩnh nói bà Trần Thị Xuân bị bắt ngày 17/10 vì hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Theo văn bản của Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Hà Tĩnh, bà Trần Thị Xuân, 41 tuổi, “bị bắt khẩn cấp theo Điều 79, Bộ luật Hình sự.”

“Việc tổ chức và thi hành lệnh bắt khẩn cấp bà Xuân đảm bảo đúng trình tự, quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam.”

Khởi tố LS Đài theo hai điều là ‘chưa có tiền lệ’

Việt Nam: Thêm một người bị bắt vì Điều 88

Bà Trần Thị Xuân ít được biết đến ngay cả trong giới hoạt động.

Một nguồn tin của BBC cho hay bà Xuân thường tham gia hoạt động của các linh mục ở miền Trung và có tham gia vụ biểu tình hàng ngàn người tại Ủy Ban Nhân Dân huyện Lộc Hà ở Hà Tĩnh hôm 3/4.

Sức nóng?

Hôm 18/10, trả lời BBC, một người quan sát, luật gia Nguyễn Đình Hà, thừa nhận ông không biết bà Trần Thị Xuân.

Tuy vậy, ông Hà cho rằng: “Thời gian gần đây, nhiều người liên tiếp bị bắt cũng với cáo buộc tương tự. Tôi cảm nhận thấy sức nóng của cuộc trấn áp của chính quyền đối với giới đối lập ngày càng gia tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại.”

“Nếu bắt những cá nhân hay đè bẹp các hội, nhóm có tiếng nói đối lập, phản biện, thúc đẩy dân chủ – nhân quyền, hay chỉ vì họ thực hiện đúng quyền hiến định thì chính quyền Việt Nam tiếp tục đi ngược lại cam kết, công ước quốc tế và Hiến pháp Việt Nam.”

Hôm 17/10, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) phát đi thông cáo nói họ mở chiến dịch StopTheCrackdownVN (Chấm dứt đàn áp quyền tự do thông tin tại Việt Nam) cùng với chín nhóm nhân quyền quốc tế khác.

Văn bản của tổ chức này đề cập đến trường hợp của sinh viên Phan Kim Khánh, 24 tuổi – người phải ra tòa hôm 25/10 và phải đối mặt với bản án lên đến 20 năm tù, theo Điều 88. Ngoài ra, hai trường hợp khác bị bắt gần đây là blogger Bùi Hiếu Võ và Đào Quang Thực (theo Điều 79).

Daniel Bastard, trưởng ban Châu Á-Thái Bình Dương của RSF tuyên bố: “Tại một quốc gia mà chính phủ đưa ra các chính sách kiểm duyệt các cơ quan truyền thông nhà nước, thông tin do Khánh, Võ và Thực cung cấp rõ ràng là vì lợi ích công chúng.”

“Việc cố gắng điều tra tham nhũng hoặc sai phạm môi trường không có nghĩa là họ đang tìm cách lật đổ chính phủ. Bộ Chính trị cần nhận ra điều đó. Với việc truy tố những người kể trên, Việt Nam đang mất dần uy tín, cả trong mắt của xã hội dân sự và trên trường quốc tế. “

Hồi tháng 10/2016, Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính phủ Việt Nam xóa bỏ Điều 88, và các Điều 79, 87, 245 và 258 Bộ luật hình sự mà họ nói là “vi phạm tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế”.

Thông cáo của Cao ủy nhân quyền cũng yêu cầu Việt Nam trả tự do cho “toàn bộ các cá nhân bị giam giữ liên quan các điều luật này”.

LHQ: Việt Nam ‘cần bỏ điều 88, 79’

Công an Việt Nam bắt ‘Dũng Phi Hổ’

Vụ án Nguyễn Văn Đài: bắt thêm 4 người

Khởi tố vụ biểu tình Lộc Hà

Việt Nam vẫn không chặn được nạn phá rừng

Kính Hòa RFA
2017-10-16
 
Rừng bị phá tại tỉnh Đắc Lắc. Ảnh chụp tháng Ba, năm 2013.

Rừng bị phá tại tỉnh Đắc Lắc. Ảnh chụp tháng Ba, năm 2013.

 AFP
 

Sau những cơn lũ chết người mà báo chí Việt Nam gọi là lịch sử vào đầu tháng 10 năm nay, 2017, một viên chức đã về hưu của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn của tỉnh Hòa Bình nói với đài Á châu tự do rằng nạn phá rừng là một trong những nguyên nhân chủ yếu.

Nạn phá rừng tại Việt Nam hiện nay đang được kiểm soát ra sao?

Chỉ trong khoảng thời gian vài tháng của năm 2017, báo chí chính thống của nhà nước đã đưa tin về nhiều vụ phá rừng lớn.

Ngày 15 tháng Bảy, báo Vnexpress đưa tin về một vụ phá rừng gỗ quí pơ mu tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, trong đó có một phó đồn công an biên phòng bị khởi tố vì thông đồng với những người phá rừng (lâm tặc.)

Ngày 18 tháng Tám, báo mạng Pháp Luật plus đăng phóng sự điều tra về nạn phá rừng ở tỉnh Yên Bái, trong đó người dân có nói rằng lâm tặc sở dĩ hoành hành tại tỉnh Yên Bái vì họ có người chống lưng cho những hoạt động phá rừng.

Cũng trong tháng Tám, báo điện tử VTC news đăng bài về sự lo ngại của người dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình lo ngại vì rừng đầu nguồn bị phá, ảnh hưởng đến cuộc sống, nhất là nguồn nước của họ.

Chúng tôi có liên lạc với một số người có trách nhiệm tại Chi cục kiểm lâm tỉnh Hòa Bình để hỏi về việc phá rừng ở tỉnh này, cũng như ảnh hưởng của nạn phá rừng đến tác hại ngày càng lớn của lũ lụt, nhưng đều bị từ chối trả lời.

Ông Nguyễn Xuân Hồng, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam nói với chúng tôi rằng pháp luật cần phải rất nghiêm khắc để chống lại nạn lâm tặc:

“Đừng có theo đuôi lâm tặc, cứ theo pháp luật mà xử lý. Chổ nào vi phạm thì xử lý chổ nấy, không bao che nhau.”

Tuy nhiên khi được hỏi là với cung cách nghiêm khắc như vậy của pháp luật thì rừng ở Duy Xuyên hẳn là có thể được bảo tồn tốt, thì ông lại trả lời:

“Duy Xuyên còn rừng đâu mà phá. Phá từ xưa đến giờ rồi, giờ chỉ còn rừng trồng thôi.”

Ông Nguyễn Xuân Hồng nói là việc trồng rừng hiện nay để tăng diện tích rừng, là chủ trương chung của cả nước, gắn chặt với các hộ gia đình, sống nhờ vào những khoảng rừng mà họ trồng.

Tôi cho là tốc độ phủ diện tích rừng không bằng tốc độ rừng bị phá.
-Tiến sĩ Lê Anh Tuấn.

Theo số liệu được chính phủ Việt Nam đưa ra vào năm 2016 thì tính đến cuối năm 2015, diện tích rừng tại Việt Nam phủ lên 40,84% diện tích của quốc gia.

Tuy nhiên Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu ở Cần Thơ, nghi ngờ về con số này, ông nói:

“Tôi cho là tốc độ phủ diện tích rừng không bằng tốc độ rừng bị phá. Đâu phải mình trồng lên bao nhiêu là sống bấy nhiêu, tỉ lệ thất bại cũng nhiều. Tôi nghe báo cáo là trên 30%, tùy theo địa phương, có nơi báo cáo là 40%. Những người làm bên lâm nghiệp mà tôi tiếp xúc thì chỉ khoản hơn 20% thôi.”

Trong bức tranh khá ảm đạm về nạn phá rừng tại Việt Nam, có một khu rừng được xem là được bảo vệ tốt là rừng quốc gia Nam Cát Tiên. Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật, người từng làm việc cho cơ quan quản lý khu rừng quốc gia này, và hiện nay đang thành công trong việc điều hành một khu du lịch dựa vào thiên nhiên tại đây, nói với chúng tôi rằng phải làm cho người dân có ý thức bảo vệ nguồn lợi rừng:

Mình phải gắn quyền lợi của họ với rừng. Họ ngăn chận lâm tặc thì họ phải có nguồn lợi từ rừng. Họ có thể vào rừng hái măng, đọt mây, những sản phẩm không phải là gỗ, không phải thú rừng hay cây thuốc, thì cho họ hưởng lợi. Cái thứ hai là du lịch, cái thứ ba là vười quốc gia tạo công ăn việc làm cho họ. Người dân thấy được là phải giữ được rừng thì mới được lợi. Không có rừng thì họ không có lợi. Khi ý thức được như vậy thì lâm tặc không vào được.”

Bên cạnh đó ông cũng cho rằng việc kiểm soát nạn phá rừng từ phía các cơ quan pháp luật phải nghiêm khắc.

Ông Nguyễn Văn Diện, hiện  là Giám đốc rừng quốc gia Nam Cát Tiên nói về việc thực thi pháp luật tại tỉnh Đồng Nai, nơi có rừng quốc gia Nam Cát Tiên:

Ở Đồng Nai thì chúng tôi xử lý nghiêm những vụ vi phạm phá rừng.”

Tuy nhiên nạn phá rừng vẫn không thể tránh được hoàn toàn tại tỉnh Đồng Nai. Vào tháng Sáu năm nay, 2017, đài truyền hình Việt Nam đưa tin về vụ ba hectare rừng gỗ tek được trồng từ lâu tại Huyện La Ngà, tỉnh Đồng Nai bị phá. Và trong vụ này những người phá rừng làm đường vận chuyển gỗ đi ngay trước mặt trạm kiểm lâm tại đây.

Đứng trước nạn lâm tặc cấu kết với một số giới chức chính quyền, thậm chí là cơ quan kiểm lâm để phá rừng, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, nói với chúng tôi là ông không nhìn thấy một giải pháp nào, trừ việc nếu có vụ việc nào bị lộ, thì sẽ đem ra pháp luật, giống như việc chống nạn tham nhũng hiện nay.

Trở lại tỉnh Yên Bái, nơi người dân nghi ngờ rằng có những thế lực trong cơ quan chính quyền đứng đằng sau nạn phá rừng, liên tục trong nhiều tháng vừa qua dư luận trên mạng xã hội cũng như báo chí của nhà nước nói rất nhiều về chuyện ông Giám đốc sở Tài nguyên & Môi trường của tỉnh này xây cất nhà cửa rất nguy nga gọi là biệt phủ, và ông này là em của bí thư tỉnh ủy tỉnh Yên Bái, người có quyền lực cao nhất ở địa phương.

Cho đến nay, nhiều tháng sau khi chiến dịch chống tham nhũng của Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam được phát động, vẫn không có thông tin gì về vụ biệt phủ ở Yên Bái.

RẤT YÊN ỔN !

From facebook: …Lan Huynh

 

Fb Ngô Trường An

 

RẤT YÊN ỔN !

Thầy trò Tam Tạng đi thỉnh kinh ngược về phương nam. Ngồi trên lưng Ngựa ngắm nhìn 2 bên sườn núi mây khói lãng đãng trôi. Bất chợt Đường Tăng nhìn thấy 1 đống quan tài phía trước và một số người lao nhao khiêng từng thi thể bỏ vào quan tài, tiếng khóc, tiếng kêu gào thảm thiết. Đường Tăng hoảng hồn hét lên:

– Ngộ Không! Chúng ta quay lại tìm hướng khác mà đi thôi. Đất nước này có khủng bố, số người chết kia chắc là bị xả súng rồi!
Ngộ Không thưa: Bạch sư phụ! Con đã tìm hiểu rồi, đất nước này tuy nghèo nhưng yên ổn lắm ạ. Bát Giới, Sa Tăng đứng đây bảo vệ sư phụ để ta lại đằng kia xem sao.
Nói xong, Tề Thiên biến thành lão nông đến gần lân la, dò hỏi nên biết được sự tình số người chết kia là do mưa lớn, nước lũ đổ về và đê bị vỡ nên họ bị nước cuốn trôi.
Tề Thiên quay lại trình bày với sư phụ rồi trấn an để thầy trò tiếp tục lên đường. Đi khoảng vài canh giờ, Đường Tăng lại chỉ tay về phía trước la lớn:
– Ngộ Không! Ngươi xem có nhiều người chết được lôi ra từ những đống đất đá khổng lồ kìa. A di đà phật, có cả trẻ em nữa con ơi. Nơi đây cao ráo thì làm gì bị nước cuốn trôi? Chắc chắn là do khủng bố ném bom rồi!
Ngộ Không trấn an sư phụ rồi biến thành ông lão khoảng 73 tuổi, đầu tóc bạc trắng, đến gần tươi cười hỏi lý do thì bị chàng thanh niên chống cuốc chỉ vào mặt chửi:
Ông đui à? Ông mang kính mà đéo thấy gì à? Hàng chục người chết đây là do núi lỡ xuống lấp cả nhà họ đó, ông hiểu chưa thằng già lú?
Bị người dân phẫn nộ chửi rủa. Điên tiết, Ngộ Không bay qua chân núi rút thiết bảng dộng mạnh xuống đất, kêu Thổ Địa lên tra hỏi:
– Ngươi cai quản khu đất này sao để sinh linh kẻ chết trôi, người chết lấp thế hử?
– Dạ oan cho tôi Đại Thánh ơi! Tại lão Ngọc Hoàng cho mưa to quá nên sinh ra sự cố này. Hic!
Tề Thiên tức quá hét lên một tiếng rồi cân đẩu vân bay thẳng lên cung đình chỉ tay vào mặt Ngọc Hoàng la lớn:
– Ông già rững mỡ kia! Ông cứ lo hú hí với bọn Tiên non mà không nghĩ đến dân tình. Ông đổ nước ào ạt gây đại hoạ dưới Trần chết hết sinh linh rồi kìa!
– Con Khỉ kia chớ có nói càn! Nước thì ở đâu ta không đổ? Ngươi xem khắp năm châu có chỗ nào sinh linh chết như chỗ đó không mà trách ta. Hử?
– Thế nước đầu nguồn cuồn cuộn đổ xuống là do ai? Núi lỡ là do ai? Ông định phủi trách nhiệm à?
– Con Khỉ kia, ta chứ phải bọn quang vinh muôn năm đâu mà phủi trách nhiệm? Ta đã giao nhiệm vụ hết rồi. Nước dâng gây vỡ đê thì ngươi xuống hỏi Hà bá. Núi lỡ lấp người thì ngươi hỏi Sơn Thần. Hiểu chưa?
Tề Thiên bực quá bay xuống lấy gậy thọc vào lòng sông kêu Hà bá lên tra. Hà Bá khúm núm cuối đầu tâu:
– Dạ, Đại Thánh anh minh! Đê vỡ là do “Có kế hoạch” đấy ạ. Còn nước ầm ầm đổ xuống cũng là “đúng quy trình” luôn ạ. Thiệt tình không phải do tôi, mong Đại Thánh bớt giận.
– Tề Thiên mặt hằm hằm bỏ đi qua bên sườn núi rút cây thiết bảng ra đánh ầm 1 phát. Sơn Thần run rẩy đẩy hòn đá bước ra. Tề Thiên chỉ thiết bảng vào mặt quát:
– Trách nhiệm ngươi giữ núi sao ngươi lơ là để núi sạt lỡ chết hết sinh linh là sao?
– Thưa Đại Thánh! Núi thì có cả hàng triệu triệu năm nay rồi, nếu tôi không giữ thì nó lỡ mất hàng triệu năm trước rồi, nay còn đâu mà lỡ nữa?
– Thế tại sao hàng triệu năm trước ngươi giữ được, còn bây giờ thì không?
– Đấy là do bọn người tham lam, ngu dốt kia. Núi rừng được bảo vệ chống xói mòn, chống sạt lỡ bởi từ những cái rễ cây. Những rễ cây này đan xen với nhau tạo thành mảng liên kết níu kéo với nhau. Hơn nữa, nhờ những gốc cây nhô lên nên cản được nước mưa từ trên cao đổ xuống. Nay bọn tham đó chặt hết cây, rễ bị mục, hễ mưa xuống là thành bùn, không sạt lỡ sao được?
– À, như vậy là Ngươi hưởng hương khói của người chặt cây mà không lo giữ cây để bọn chúng phá hết chứ gì?
– Dạ, hưởng hương khói cái quần què gì đâu ạ?
– Sao ta nghe nói chặt cây thì thắp hương lạy cây? Mà thắp hương thì ngươi hưởng chứ cây gỗ đó bị chặt mẹ rồi nên nó đâu có hưởng được?
– Ối! Đại Thánh hơi đâu nghe bọn vô cảm đó nói. Đồng loại nó chết cả hàng trăm mà nó có thắp hương lạy đâu mà đi lạy cây gỗ??
Tế Thiên thở dài lủi thủi quay về nói với Đường Tăng:
– Thôi, ta quay lại hướng khác đi sư phụ.
– Ủa! Sao ngươi nói đất nước này yên ổn lắm mà?
– Bây giờ con mới hiểu ạ! Đó là chết một cách yên ổn! Chết lặng lẽ, chết âm thầm… Người chết không biết vì sao mình chết. Người sống cũng chẳng thắc mắc tại sao đồng bào mình chết. Mọi việc cứ diễn ra 1 cách êm ru, bình thường, không ồn ào, không tranh cãi… Như vậy là quá yên ổn rồi phải không Sư Phụ?
– Ngươi nói đúng! Rất yên cmn ổn!

YÊU THƯƠNG NHAU LÀ DẤU CHỈ NGƯỜI THUỘC VỀ CHÚA GIÊSU

YÊU THƯƠNG NHAU LÀ DẤU CHỈ NGƯỜI THUỘC VỀ CHÚA GIÊSU

+ Gm Gioan B BÙI TUẦN

  1. Khi được Tòa Thánh bổ nhiệm làm giám mục phó Giáo Phận Long Xuyên tháng 4 năm 1975, tôi đã chọn cho mình khẩu hiệu “Điều răn mới”. Điều răn mới là một Lời Chúa, trích từ câu Chúa phán trong buổi tiệc ly: “Thầy ban cho các con một điều răn mới là các con hãy yêu thương nhau, như Thầy yêu thương các con” (Ga 13, 34).

Từ đó, yêu thương trở thành tiếng Chúa gọi, gây thao thức trong suốt hành trình mục vụ, truyền giáo và tu đức của tôi.

  1. Ngay những ngày đầu cuộc đời giám mục, Chúa Giêsu đã đến với tôi, để dạy tôi yêu thương như Người đã yêu thương. Yêu thương đó đòi phải cụ thể và quảng đại.

Cụ thể là ưu tiên để ý đến những người đau khổ xác hồn.

Quảng đại là cho đi, bằng sự đồng cảm sâu sắc chân thành, bằng hy sinh, cầu nguyện và chia sẻ.

Tôi đã cố gắng thực hiện như vậy.

Nhờ vậy, mà tôi có cảm tưởng là đã thực hiện được phần nào nhiệm vụ làm chứng cho Chúa. Đúng như Lời Chúa phán: “Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là các con có lòng yêu thương nhau” (Ga 13, 35).

  1. Làm chứng cho Chúa bằng yêu thương nhau, đó là một niềm vui lớn lao. Được như vậy, trước hết là nhờ ơn Chúa, sau đó cũng phải nhờ đến cộng đoàn. Cộng đoàn được hiểu theo nghĩa rộng. Về cộng đoàn, tôi thấy thế này:
  2. Nhiều năm trước đây xem ra cộng đoàn làm chứng cho Chúa bằng yêu thương nhau hơn cộng đoàn hiện nay. Ngay gia đình là một loại cộng đoàn rất nhỏ, thế mà hiện nay số gia đình làm chứng cho Chúa bằng yêu thương nhau đâu còn nhiều. Thậm chí nhiều cộng đoàn những người đi tu cũng là một thứ gia đình, làm chứng cho Chúa, nay đâu còn bằng yêu thương nhau một cách dễ dàng như xưa nữa đâu. Thiết tưởng thực tế đau buồn đó cũng khiến chúng ta phải nhận ra điều này: Khủng hoảng lớn hiện nay cho Hội Thánh không phải chỉ về đức tin, mà cũng về yêu thương một cách trầm trọng.
  3. Cần nhận ra sự thực đó, để có những việc làm chân thật về sám hối, về mục vụ và về truyền giáo. Nếu không, sẽ là lừa dối mình và lừa dối kẻ khác.
  4. Sẽ là lừa dối, nếu tôi quả quyết yêu thương là việc dễ. Bởi vì yêu thương đích thực bao giờ cũng đòi phải hy sinh. Tình yêu không hy sinh là tình yêu giả. Hy sinh không tình yêu là hy sinh thừa. Nhưng hy sinh đâu là chuyện dễ.
  5. Sẽ là lừa dối, nếu tôi quả quyết yêu như Chúa yêu là việc dễ. Bởi vì Chúa Giêsu khi yêu chúng ta, đã hy sinh chính mạng sống mình. Người chịu rất nhiều đau đớn. Còn Đức Mẹ, thì khi yêu thương Chúa và loài người, đã như bị lưỡi đòng đâm thâu qua trái tim (Lc 2, 45).

Riêng tôi, xin thú thực là, để yêu như Chúa và Mẹ đã yêu, tôi phải phấn đấu rất nhiều.

  1. Cũng rất may là hiện nay đang xuất hiện những chứng nhân  mới, làm chứng cho Chúa bằng yêu thương một cách mạnh mẽ lạ lùng. Họ là những cộng đoàn, họ là những cá nhân. Tôi đang thấy họ là những dấu chỉ, mà Chúa Thánh Thần đào tạo nên, để được sai vào Hội Thánh tại Việt Nam. Họ đang hiện diện một cách âm thầm, mà lại tỏa sáng.
  2. Nhờ ơn Chúa Thánh Thần, những cá nhân và những cộng đoàn đang làm chứng cho Chúa bằng yêu thương nhau, đã đánh thức lương tâm tôi.

Tôi nhận ra rằng: Thực sự tôi đã cố gắng làm chứng cho Chúa bằng yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương. Nhưng tôi cũng phải thú nhận rằng: Nhiều khi tôi đã làm chứng không đúng, không đủ. Tôi sám hối về mọi lỗi lầm trong bổn phận làm chứng Chúa bằng yêu thương.

  1. Để sám hối, tôi thường cầu nguyện theo Thánh vịnh 50(51) của vua Đavid. Xin trích những đoạn mà tôi hay dừng lại lâu:

 “Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm.

 Xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy…

Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng, đổi mới tinh thần cho con nên chung thủy.

Xin đừng lỡ đuổi con, không cho gần Nhân Thánh, Đừng cất khỏi lòng con Thần Khí Thánh của Ngài.

Xin ban lại cho con niềm vui vì được Ngài cứu độ, và lấy tinh thần quảng đại đỡ nâng con”.

  1. Điều mà Thánh vịnh sám hối đã nhiều lần giúp tôi được vui, đó là tin, dù tôi yếu đuối, Chúa vẫn có quyền và lòng thương xót đổi tôi ra mới. Nhìn về quá khứ, tôi tin Chúa thứ tha, nhìn về tương lai, tôi tin Chúa đỡ nâng và cứu độ tôi.

Sám hối, như trên đây, đang giúp tôi lạc quan trên đường làm chứng cho Chúa bằng yêu thương.

  1. Một điều khác cũng đang giúp tôi lạc quan, để có những sáng kiến làm chứng cho Chúa bằng yêu thương. Điều đó là thế này:

Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ của Người rằng: “Các con gọi Thầy là Thầy, là Chúa, điều đó phải lắm. Vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho các con, để các con cũng làm như Thầy đã làm cho các con” (Ga 13, 13-15).

  1. Hiện nay, trong một số cộng đoàn những người tin theo Chúa, đang thực hiện Lời Chúa dạy trên đây. Họ yêu thương nhau, đến nỗi rửa chân cho nhau, nghĩa là họ có những sáng kiến rửa những lỗi lầm, những mặc cảm, những vết thương lòng của nhau bằng tình thương khiêm tốn tế nhị. Họ rất nhiệt thành lo cứu các linh hồn.
  2. Những người làm như thế đang còn là một thiểu số nhỏ, nhưng số nhỏ đó đang giới thiệu về những người tin theo Chúa nay vẫn có nhiều khả năng làm chứng cho Chúa bằng yêu thương.

Điều quan trọng đặt ra cho chúng ta là, chúng ta có đón nhận những giới thiệu đó không?

  1. Riêng tôi, tôi đã nhận được nhiều gương sáng, được chính Đức Mẹ Maria giới thiệu về cách làm chứng cho Chúa bằng yêu thương. Tôi không thể kể ra hết được. Qua đó, tôi tin việc Chúa Thánh Thần đang làm trong Hội Thánh là vô cùng lớn lao, và rất bất ngờ.

Sự chúng ta biết được chỉ là một phần rất nhỏ. Về vấn đề làm chứng cho Chúa bằng yêu thương, chúng ta cần khiêm tốn, rất khiêm tốn, luôn luôn khiêm tốn.

Long Xuyên, ngày 07.10.2017

+ Gm Gioan B BÙI TUẦN

From: Vongtaysongnguyen

Vậy sao dân miền Nam không kéo ra Bắc hưởng thành quả XHCN?

From facebook:  Dang Tuong
Hồi mấy năm trước học Lịch sử 12 có học
“BÀI 21 – XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẦU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 – 1965)”

Vậy sao dân miền Nam không kéo ra Bắc hưởng thành quả XHCN? Vậy thành quả XHCN trôi đi đâu rồi mà dân miền Bắc phải kéo vào Nam ăn “bơ thừa sữa cặn” của tụi “Mỹ Ngụy” là sao ta 😂😂😂

Ảnh *st

Image may contain: one or more people and text