Chúng tôi vẫn sống .

Chúng tôi vẫn sống .

Dưới đây là bài viết Chúng Tôi Vẫn Sống của Huỳnh Kỳ Anh Tú, người con của một cựu Sĩ Quan QLVNCH, một người trẻ rất đáng khâm phục.

Huỳnh Kỳ Anh Tú (Danlambao) – Tôi là một bác sĩ, sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn nhưng sau này tôi đi du học và đã định cư tại nước ngoài từ lâu.
 Nhân tháng 4 năm nay, tôi muốn viết một thông điệp cho gia đình, bạn bè tôi, cùng tất cả những người từng là công dân Việt Nam Cộng Hòa, con cháu của họ, nhất là những đứa trẻ cùng thế hệ 8X như tôi.. 

Cha tôi là một sĩ quan quân lực VNCH, cấp bậc Trung úy. Ông có may mắn hơn nhiều bạn bè, khi chỉ phải đi tù cải tạo một thời gian ngắn. Năm 1979 cha tôi ra tù và về sống ở Sài Gòn (xin lỗi vì tôi không thể viết tên của kẻ tội đồ dân tộc mình), một năm sau tôi sinh ra.

Từ khi tôi biết nhận thức thế giới xung quanh cho tới năm 18 tuổi, cha và mẹ KHÔNG BAO GIỜ nói với tôi bất cứ điều gì có liên quan đến chính trị hay nói xấu chế độ mới, cha tôi sống hiền lành, nhẫn nhục nuôi con cái, hòa đồng với tổ dân phố. Cha ghét chiến tranh và không bao giờ nhắc đến thời chiến đấu xa xưa của mình, đến mức không cho tôi chơi những món đồ chơi như súng, máy bay. Mẹ tôi thì cấm tôi nghe nhạc vàng hay những bài ca về lính, dù vậy sau này tôi vẫn lén nghe. Họ để cho tôi tự do lựa chọn con đường mình đi, ngay cả tôn giáo. Vì thế những gì tôi viết cho các bạn xem dưới đây là do CHÍNH BẢN THÂN tôi nhận thức được từ cuộc sống xung quanh mình. 

Với tính cách giang hồ lãng tử của cha tôi, trước 30-4 ông vốn đã không coi trọng tiền bạc, không nhà cửa, tiền vàng, chỉ có 2 bàn tay, chiếc xe máy cùng người vợ hiền nên sau 30-4 ông không mất gì cả về vật chất. Tuy nhiên, nỗi mất mát về tinh thần ám ảnh ông suốt đời như một vết thương không bao giờ lành được.

Nhà tôi rất nghèo, lại phải chịu bất công từ mọi phía, mẹ tôi bị ép phải nghỉ sớm do lý lịch của cha, bà phải đi buôn thuốc men, thực phẩm để nuôi tôi lớn.. Lúc tôi 3-4 tuổi cha tôi đi làm vắng nhà cả ngày, ông làm đủ thứ nghề, buôn bán hàng phế liệu, đạp xích lô, đến tối mịt mới về nhà. Ngày nghỉ ông chở tôi lang thang trên các con đường ở Sài Gòn bằng chiếc xe đạp. Đường phố Sài Gòn thập niên 80 còn hoang vắng, tôi để ý một điều là ông luôn gọi những con đường bằng tên cũ, chỉ cho tôi những tòa nhà và tên gọi của chúng, nhiều khi tôi thấy ông dừng rất lâu ở một nơi nào đó và khóc. 

Lớn lên một chút, ông luôn tìm cách hướng tôi về những điều chân thiện mỹ, thay vì phó mặc cho sự nhồi sọ của trường lớp, đội nhóm. Tôi còn nhớ ông mua sách báo cũ thời VNCH cho tôi đọc, nhất là Thiếu Nhi tuần báo. Ngày tôi được kết nạp đội, cha tôi ôm tôi vào lòng và ông rất buồn, nhưng ông dắt tôi đi xem phim Batman và đêm đó trước khi ngủ kể cho tôi nghe ông đã phải đi bộ hơn 5 cây số để mua sữa cho tôi uống như thế nào. 

Tôi nhìn ra rất sớm sự giả dối, bất công, ngay trong trường lớp của mình, những bài văn mẫu, những người thầy ép học sinh học thêm tại nhà, những bài học lịch sử dối trá.

Tôi muốn nói một điều với các bạn cùng lứa tuổi, rằng thế hệ sinh ra năm 78-80 tại Sài Gòn như chúng tôi PHẢI nhận thức rõ một điều rằng: Dù thể chế Việt Nam Cộng Hòa đã chết vào ngày 30/4/1975, nhưng nó vẫn tiếp tục cưu mang, nuôi dưỡng những đứa trẻ như tôi bằng tất cả máu thịt từ ngày còn sót lại. Bọn cộng sản KHÔNG góp một chút công ơn nào hết trong việc nuôi dưỡng, che chở và giáo dục chúng tôi, thậm chí ngược lại là khác, chính bọn chúng là nguyên nhân gây ra mọi đau khổ, bất công, rủi ro cho số phận những đứa trẻ sinh ra giai đoạn này. 

Tôi ra đời trong một nhà bảo sinh của VNCH, khi tôi đau ốm, các bác sĩ và nữ hộ sinh được đào tạo từ ngành y tế VNCH đã chăm sóc cho tôi, dù họ là những người bị ngược đãi, phải sống cực khổ ăn không đủ no vì chính sách nô dịch của cộng sản, nhưng vẫn giữ trọn y đức và trách nhiệm. Từ khi cắp sách đến trường tôi may mắn hơn những đứa trẻ miền Bắc, vì được che chở dưới những lớp học, mái trường do cha anh chúng tôi, công dân của VNCH xây nên, chúng tôi may mắn được xem phim trong những rạp ciné hiếm hoi còn sót lại ở Sài gòn của VNCH. 

Trong khi đó, bọn cộng sản Bắc Việt đã làm gì cho chúng tôi? Từ tuổi sơ sinh, toàn bộ trẻ em như tôi phải chịu cảnh suy dinh dưỡng, ăn không đủ no, không có sữa để uống. Cha mẹ chúng tôi phải chạy ăn từng bữa, hy sinh những gì tốt nhất cho chúng tôi trong khi họ phải ăn độn bobo, khoai mì. Khi đau ốm bệnh tật không có đủ thuốc men chữa trị, phải đi vay mượn, đi mua kháng sinh ngoài chợ đen. Chúng tôi lớn lên, đứa thì lùn đứa thì còi xương, tội lỗi đó là do ai gây ra?

Khi đi học chúng tôi bị nhồi sọ bằng những chuyện dối trá nhảm nhí, bị những cô giáo xã hội chủ nghĩa đánh đập không thương tiếc, phải đi nhặt lon, nhặt rác, dùng những cuốn sách giáo khoa cũ nát, đen thui, đêm về phải học bài dưới ánh đèn dầu tù mù, chịu nóng, muỗi đốt để mà kiếm cho được tấm giấy khen vô nghĩa.. Lớn lên một chút, chúng tôi lại bị những thầy cô giáo bóc lột đến tận cùng bằng những chiêu trò dạy thêm tại nhà, ai không đến nhà thầy học thêm thì bị đì, bị đối xử bất công trên lớp. Lúc trưởng thành ra đời thì tương lai u tối vì 2 chữ lý lịch gia đình, phải hối lộ đút lót khắp mọi nơi mới kiếm được miếng ăn. 

Tôi lại muốn nói điều này cho bọn cộng sản và con cháu của chúng: Việt Nam Cộng Hòa vẫn sống, và chưa bao giờ chịu khuất phục bởi bạo lực và sự đàn áp của cộng sản. Những người con của thế hệ VNCH vẫn sống, dù nhẫn nhục, nhưng không cúi đầu, không bao giờ chấp nhận đi chung đường với điều ác và dối trá… 

Bọn cộng sản không bao giờ khuất phục được ý chí và tinh thần của những công dân VNCH, chúng không bao giờ hiểu được tại sao cha mẹ chúng tôi đặt tên cho con cái mình là Nguyễn Đình Bảo, Nguyễn Khoa Nam hay Phan Nhật Nam (cha tôi đặt tên cho tôi là Huỳnh Kỳ Anh Tú, và tôi tự hào vì điều đó!). Tại sao mấy chục năm nay người ta vẫn thích nghe nhạc của Lam Phương, Trần Thiện Thanh, Trúc Phương và dòng nhạc này đang hồi sinh. 
Bọn cộng sản muốn trả thù hèn hạ con cháu của VNCH bằng cách xét lý lịch, thì chúng tôi, những công dân VNCH cũng dùng lý lịch, căn cước của cha anh mình như một dấu hiệu nhận diện nhau, đùm bọc nhau. Cuộc đời tôi đã trải nghiệm không biết bao nhiêu sự ưu đãi, giúp đỡ từ bạn bè của cha tôi, hay thậm chí những người xa lạ, mỗi khi họ tình cờ biết cha tôi từng là sĩ quan quân lực VNCH, một người thầy nổi danh đã nhận tôi vào lớp luyện thi đại học và miễn học phí (hơn 2 triệu đồng) vì tôi là con của lính VNCH, nhiều bác sĩ đã chữa bệnh cho tôi hồi nhỏ không nhận thù lao khi biết cha tôi từng đi lính, một linh mục tại nhà thờ Dòng chúa cứu thế dạy kèm tiếng Anh và tiếng Pháp cho tôi suốt 3 năm mà không lấy tiền. 

Bọn cộng sản cũng không bao giờ hiểu được tại sao bên cạnh chúng không bao giờ có mặt những người trí thức, nhân tài hậu duệ của VNCH, vì những cá nhân này không bao giờ chấp nhận vào đoàn thanh niên cộng sản, không bao giờ đi làm cho nhà nước, và một khi ra nước ngoài du học không bao giờ quay trở lại để phục vụ cho chúng, chúng có kêu gào 1000 năm nữa và dụ dỗ bằng tiền tài hay danh lợi, những người này cũng sẽ không bao giờ trở về cộng tác với chúng. Chúng chỉ tìm thấy những kẻ cơ hội, bợ đỡ, bất tài và ngu ngốc chấp nhận làm nô lệ cho chúng mà thôi. 

Đối với một số người, ngày 30-4 có thể là ngày đau buồn, họ cho đó là quốc hận, một số những kẻ ăn trên ngồi trước thì hoan hỉ ăn mừng, mừng cho việc họ đã giết, cướp chính anh, chị em một nhà của mình, nhưng tôi nhận rõ một điều là Việt Nam cộng hòa vẫn chưa chết, Sài gòn có thể bị chiếm đóng, chúng ta có thể bị đô hộ, nhưng công dân và hậu duệ của VNCH vẫn sống, vẫn vươn lên, vẫn đang giúp đỡ nhau, chúng tôi miễn dịch với mọi sự dối trá và độc ác của cộng sản, nhiều người vẫn đang đi tìm tự do, và sẽ có ngày chân lý sẽ chiến thắng.

Huỳnh Kỳ Anh Tú

 From: Cam Tuyet & Nguyễn Kim Bằng

Tín đồ yêu thương người Cộng sản ra sao???

Tín đồ yêu thương người Cộng sản ra sao???

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận – Đọc xong tiêu đề trên, có lẽ vài độc giả sẽ phẫn nộ thốt lên: “Yêu thương gì bọn chúng! Cả một lũ chỉ đạo lẫn thừa hành -do dối trá thản nhiên, tàn ác lạnh lùng, tham lam vô độ và ngu xuẩn cố chấp (chỉ thông minh trong việc cướp bóc và đàn áp)- đã và đang gây ra mọi tai họa cho nhân dân, đất nước từ hơn 70 năm trời. Chúng chỉ đáng tiêu diệt! Không nghe nhà văn Phạm Đình Trọng -một người từng ở trong lòng chế độ nhưng nay hoàn toàn phản tỉnh- mới tố cáo sao: “Đảng Cộng sản cầm quyền đã gây quá nhiều tội ác với người dân của mình… cho tất cả các tầng lớp nhân dân, từ những công thần cộng sản đến người nông dân, từ trí thức, văn nghệ sĩ đến nhà tư sản dân tộc. Những tội ác Cải cách ruộng đất, Xét lại, Nhân văn Giai phẩm, tiêu diệt, xóa sổ đội ngũ những nhà tư sản dân tộc và cướp đoạt, hủy hoại nền công nghiệp tư bản non trẻ và đầy tiềm năng là những món nợ lịch sử của đảng CS cầm quyền với dân tộc VN. Nhưng đảng CS cầm quyền vẫn đang vô cảm, thờ ơ, lảng tránh món nợ lịch sử đó, như không hề có món nợ máu đó” (Trích “Không thể có hòa giải khi cái ác còn ngự trị” 22-09-2017)?

Sự phẫn nộ ấy là chính đáng. Nhưng một ngày nào đó, khi Việt cộng sụp đổ như bên Đông Âu thập niên 80-90 thế kỷ trước, thì sẽ không có sự trả thù hàng loạt, giam giữ tràn lan, tước đoạt toàn diện, y như Lê Duẩn và đồng bọn đã đối xử với Việt Nam Cộng Hòa sau cái gọi là “giải phóng”. Lúc ấy, như tại các nước cựu cộng sản bây giờ, công lý sẽ được thực thi bằng pháp luật đàng hoàng, với tinh thần dân chủ, với ý thức tôn trọng sự thật, với sự chỉ đạo của lòng nhân ái.

Nhưng đó là chuyện tương lai. Trước mắt, các tín đồ thuộc mọi tôn giáo -vốn là nạn nhân hàng đầu của chế độ, đang thường xuyên gánh chịu bạo lực hành chánh (những luật lệ gông cổ, đè vai) và bạo lực vũ khí (những cú đánh vào mặt, xuống đầu; những còng sắt khóa tay, những nhà tù giam xác)-phải thực thi ra sao giới luật lớn nhất của đạo mình là từ bi hỉ xả, là bác ái tha thứ, nhất là đối với người CS, những kẻ luôn coi mọi tôn giáo là kẻ thù (chứ không phải ngược lại). Nghĩa là làm thế nào để yêu thương họ? (Xin nói rõ là yêu thương con người, chứ không phải yêu thương chủ nghĩa, chế độ và đảng CS!).

Trước hết, có những tín đồ (xin hiểu là chức sắc lẫn giáo dân) tỏ ra yêu thương những người CS bằng sự im lặng nhẫn nhục, để yên cho họ tung hoành, dù thấy bao thất bại, sai lầm và tội ác của chế độ, kể cả đối với đồng đạo ngay bên cạnh mình. Lý luận của hạng tín đồ ấy: Phải biết tha thứ! Cầu nguyện cho họ là đủ! Đó là chuyện chính trị, chớ nên xen vào! Lên tiếng chỉ chuốc lấy khó khăn và tai họa! Mở miệng ra hay can thiệp vào, không khéo lại chẳng tổ chức được lễ hội, đi ra được nước ngoài, xây dựng được cơ sở… Chẳng thấy bao chức sắc bị chặn tại phi trường chỉ vì đã cất lời phê phán nhà nước sao? Người ta kể rằng vào năm 2008, khi Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, đang cai quản giáo phận Hà Nội, kêu mời các giáo xứ đến cầu nguyện trước Tòa Khâm sứ để áp lực đòi lại cơ sở này, thì một quản xứ đã từ chối huy động giáo dân. Lý do: “Mất điểm thi đua”!

Có tín đồ tích cực hơn, rất biết cách lấy lòng các cán bộ hay đảng viên có quyền lực tại địa phương bằng cách biếu quà cáp, mời ăn nhậu, với hy vọng những kẻ này để cho họ yên lành hoạt động tôn giáo hay dễ dàng cấp giấy phép này nọ. Một chức sắc đại to đã từng biếu cả tỷ đồng (để gọi là hỗ trợ việc từ thiện) cho Mặt trận Tổ quốc tỉnh, cái ổ tham nhũng lừng tiếng. Có vị, dù biết các cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại VN chỉ là trò cưỡng bức và gian xảo, vẫn lấy uy tín của mình để kêu mời đồng đạo “tham gia bầu chọn người xứng đáng”! Trước tình trạng dân chúng, đặc biệt dân đạo, biểu tình rầm rộ nhưng ôn hòa nhiều nơi sau khi Formosa đầu độc biển, giết sạch cá, một vị khác ra thông báo có đoạn: “Vì thế, trong lúc này, xin quý cha và anh chị em giáo dân. khi diễn tả những lo lắng và bức xúc của mình, tránh những hành động quá khích, dẫn tới xung đột, ảnh hưởng tới sản xuất, giao thông, vi phạm pháp luật”. Ai bảo đó không phải là dấu chỉ lòng bác ái đối với cái lực lượng cai trị đang muốn “ổn định xã hội” dù đã làm điều bất chính?

Tích cực hơn nữa, có những tín đồ sẵn sàng trở thành cái loa cho chế độ, cây cảnh cho nhà nước qua việc đi vào những cơ chế, tổ chức mà họ biết tỏng chỉ là công cụ cho đảng, chẳng hạn Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, Ủy ban Đoàn kết, Hội đồng chưởng quản…. Thậm chí có vị còn nói: “Tôi là linh mục nhưng cũng là công dân. Là công dân tôi có quyền và có bổn phận tố cáo tất cả những ai phản động”, “Phần tôi, tôi nguyện suốt đời phục vụ cho sự nghiệp đại đoàn kết Dân tộc trên cơ sở yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, suốt đời làm nhịp cầu nối kết quần chúng Công giáo với đại gia đình VN, kiên quyết đập tan mọi âm mưu chia rẽ, đội lốt tôn giáo, lợi dụng tín ngưỡng của đế quốc và tay sai” (Thông tấn xã VN, 7-7-1977). Có chức sắc còn kết hợp “đạo pháp với xã hội chủ nghĩa”, còn tôn vinh Hồ Chí Minh như Bồ tát!

Thiết nghĩ rằng tình yêu đối với người CS -cũng như đối với mọi tha nhân- là cho họ cái mà họ không có. Yêu chẳng phải là có tâm tình tốt đẹp bên trong và cử chỉ trao tặng bên ngoài sao? Người CS hiện thiếu cái gì? Bị nhồi sọ một lý thuyết triết học sai lầm (vô thần duy vật) bằng một hệ thống tuyên giáo dối trá, được nắm lấy và duy trì quyền lực (độc tài chuyên chế) bằng một bộ máy cai trị cưỡng bức, người CS thiếu hai cái quan trọng nhất cho bản thân và xã hội: chân lý và công lý (hay sự thật và lẽ phải). Do đó mà dưới chế độ CS tràn ngập gian dối, điêu ngoa, tràn ngập bất công, đàn áp, vì thế cũng tràn ngập thảm trạng và tệ nạn. Điều này chẳng cần chứng minh gì!

Do đó tín đồ trước hết phải nói cho người CS (và cho những ai bị họ bịt mắt, bịt tai) biết sự thật. Những sự thật về con người, về xã hội, về lịch sử, về chế độ mà Việt cộng luôn tìm cách che giấu hoặc xuyên tạc. Rồi còn phải trình bày cho người CS biết thế nào là công lý là cái mà Việt cộng không ngừng chà đạp hoặc xóa bỏ. Như Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc, trong một lời tiên tri dài viết năm 1956, có cảnh báo: “Từ ngày Việt Minh CS hoạt động ráo riết, thâu thành nầy, đoạt ải nọ, bao nhiêu cặp mắt đều chăm chú vào họ, bao nhiêu tâm hồn đều nhìn vào họ, từ lao động, trí thức, công chức, cho đến thương gia, kỹ nghệ gia, tất cả đều mong mỏi có một điều là: Tự do độc lập, nên có cảm tình với kháng chiến mà họ được tha thứ những lỗi lầm đã qua. Vì quá tin tưởng nơi sự thắng lợi của Việt Minh, mà vô tình lại quên cái hại của dân là ở chỗ đó!”. Như Hòa thượng Thích Quảng Độ, ngày 19-8-1994, đã gởi cho tổng bí thư Đỗ Mười một bức thư kể cho ông nghe rằng đúng 49 năm trước (19-8-1945), máu của sư phụ mình, chân tu Thích Đức Hải đã chảy thấm tấm biển “Việt gian bán nước”, để khởi đầu cho cơn Pháp nạn do Việt cộng gây ra. Trong bức thư lịch sử đó, hòa thượng cũng tố cáo Việt cộng đã sát hại sư bá và sư tổ của mình. Như Giám mục Lê Đắc Trọng (Hà Nội) đã từng viết hồi ký “Những câu chuyện của một thời” để trình bày tình hình Công giáo tại miền Bắc sau năm 1954, trong đó nói cả ý đồ và bản chất cuộc Cải cách Ruộng đất. Như Đạo trưởng Lê Quang Liêm từng viết một loạt Bạch thư thẳng thắn và mạnh mẽ, gởi đảng và nhà cầm quyền Việt cộng vào năm 2014. Như Hội đồng Liên tôn, trong Kháng thư bác bỏ luật tín ngưỡng tôn giáo viết ngày 20-10-2016, đã nói thẳng: “Mọi văn kiện pháp lý của nhà cầm quyền CSVN từ xưa tới nay về Tôn giáo… đều không ngoài mục đích dùng bạo lực hành chánh -kết hợp với bạo lực vũ khí- để cướp đoạt mọi tài sản tinh thần và tài sản vật chất của các Giáo hội, để sách nhiễu, bắt bớ, cầm tù, thậm chí thủ tiêu nhiều chức sắc và tín đồ can đảm, nhằm làm cho các Thực thể Tinh thần vô cùng cần thiết và cực kỳ hữu ích cho xã hội này bị tê liệt hoạt động, bị cản trở sứ mạng, thậm chí bị biến đổi bản chất”. Như Hội đồng Giám mục VN, trong Nhận định về Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo gởi Quốc hội ngày 01-06-2017, đã tố cáo rằng nó “tiếp tục củng cố cơ chế xin-cho…. Cơ chế này cho thấy tự do tín ngưỡng tôn giáo không thật sự được coi là quyền của con người nhưng chỉ là ân huệ cần phải xin và được ban phát. Chính cơ chế đó hợp pháp hóa sự can thiệp của chính quyền vào sinh hoạt nội bộ và kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động tôn giáo”. Gần đây hơn, ngày 17-8-2017, Ms. Nguyễn Hồng Quang, trưởng Giáo hội Tin lành Mennonite VN, đã gởi cho công luận bài tường trình: “Giáo sở Hội thánh Tin lành Mennonite tại Giáo hạt Sài Gòn liên tiếp 7 thời kỳ bị nạn 1994-2017”.

Nói chưa đủ, còn phải hành động, nhất là hành động tập thể, bởi lẽ các tín đồ đều liên kết chặt chẽ với nhau trong một Giáo hội. Hành động tập thể này là đồng loạt lên tiếng, đồng loạt cầu nguyện cho một vấn đề nhân quyền, nhất là đồng loạt biểu tình để tỏ thái độ của tập thể tôn giáo trước những vụ việc liên quan tới quyền dân, quyền người, quyền xã hội… Điều này, các tôn giáo tại Đông Âu đã làm và đạt được hiệu quả là góp phần xóa sạch các chế độ CS tai ác. Điều này, các cộng đoàn, đặc biệt tại Giáo phận Vinh, đã làm từ ngày xảy ra thảm họa Hà Tĩnh. Và dĩ nhiên cần phải làm tiếp. Bởi lẽ nhà cầm quyền độc tài CS chỉ sợ sức mạnh quần chúng, quyền lực nhân dân, vốn dễ dàng tìm thấy và phát huy trong các cộng đồng tôn giáo. Người dân, và thậm chí cả những đảng viên đã chán đảng, đang đặt nhiều hy vọng vào loại xã hội dân sự đặc biệt là các Giáo hội, mong các tín đồ đủ lòng yêu thương để giải thoát người CS khỏi dối trá và bất công, sai lầm và tội ác, để từ đó giải thoát toàn thể Dân tộc khỏi hiểm họa độc tài toàn trị và tiêu vong lãnh thổ.

Dĩ nhiên, trình bày công lý và sự thật như thế cho người CS không phải là điều dễ dàng. Vô số đòn thù thâm hiểm, trả đũa bạo tàn, mưu hèn kế bẩn đã được tung ra hơn 70 năm rồi cho những tín đồ can đảm. Nào giết hại Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, đầu độc Giám mục Nguyễn Kim Điền, bỏ tù Hòa thượng Thích Không Tánh, giam cầm Mục sư Nguyễn Công Chính, xúc phạm nghĩa trang Cao Đài. Gần đây là tấn công trên truyền thông (vu khống, thóa mạ) lẫn thực tế (hành hung, đấu tố) các vị chức sắc Công giáo ở Giáo phận Vinh, từ Giám mục chủ chăn đến các linh mục và cả đến giáo dân của họ. Chịu gian khổ vì công lý và sự thật như thế cũng là một đòi hỏi của tình yêu. Tình yêu đích thật bao giờ cũng đi kèm với sự hy sinh bản thân mình. Nên trong hoàn cảnh VN hiện nay, yêu thương người CS mà không dám trình bày sự thật cho họ, đòi hỏi công lý từ họ và lãnh chịu gian khổ bởi họ thì đừng có nói là đã sống từ bi bác ái với họ, và cũng đừng nói mình đã thực sự và trọn vẹn sống bác ái từ bi!

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 276 (01-10-2017)

Ban Biên Tập

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận

CÁM ƠN CUỘC SỐNG

    CÁM  ƠN  CUỘC  SỐNG

Tác giả:  BS Phùng văn Hạnh

Nếu khó ngủ, bạn nên nghĩ đén

kẻ không  nhà, không nệm, không chăn

Găp tồi tệ nơi việc làm

nghĩ kẻ thất nghiệp, lo toan đêm ngày

Quan hệ bạn xấu đi, chán nãn

Hãy nghĩ kẻ không bạn, cô đơn

Buồn phiền, vô vị cuối tuần

Nghĩ nàng quần quật, lo ăn cả nhà

Hư xe đi bộ xa, mỏi mệt

Hãy nghĩ kẻ tê liệt đôi chân

Nhiều mất mát, lắm băn khoăn

cám ơn cuộc sống trui rèn thân tâm

Nghĩ đên kẻ không làm nên chuyện

để tuổi trẻ bình lặng trôi qua

không  trải nghiệm, phí tài hoa

Nếu đời đem lại xót xa đau buồn,

nạn nhân  những ghen tuông, đố kỵ

của những kẻ cạn nghĩ, nhỏ nhen 

Bạn tự an ủi nghĩ rằng

lắm chuyện tệ hại gấp trăm trên đời

Bạn hãy nhớ chuyển lời nhắn nhũ

đến người bạn ấp ủ, mến yêu

Lời khuyên sẽ giúp họ nhiều

để lòng thanh thản, phiêu diêu thoát trần

 

NẾU KHÔNG CÓ TÌNH YÊU

Trách nhiệm không có tình yêu

hành xử bất nhã, gây nhiều tổn thương

Công bằng mà lại không bác ái

hóa tàn nhẫn, gây hại mục tiêu

Ngôn luận không có tình yêu

hóa ra xoi mói, đặt điều, ghét ganh

Hiểu biết sẽ biến anh láu cá

nếu chủ đích không có tình yêu

Đon đả mời đón có chiều

giả dối, nếu vắng tình yêu mặn nồng

Tình yêu không đi cùng học tập

bạn sẽ thành cố chấp, hẹp hòi

Quyền lực hóa áp bức thôi

nếu yêu thương vắng tim người quyền năng

Không tình yêu biến anh kiêu ngạo

khi danh tiếng đang thổi anh lên

Anh sẽ tham lam, ham tiền,

nếu yêu thương không đi kèm giàu sang

Lòng tin sẽ biến thành cuồng tín

nếu yêu thương không chiếm cõi lòng

Nói chung đời không yêu thương

Bạn chỉ sẽ là số không khổng lồ

BS Phùng văn Hạnh

Người tài cũng cần gặp thời mới thành công?

Người tài cũng cần gặp thời mới thành công? ( BBC)

Bill Gates
Bản quyền hình ảnh  GETTY IMAGES

Bill Gates may mắn hơn nhiều so với bạn nghĩ. Ông là người tài giỏi, từ chỗ bỏ học đại học đi lên để trở thành người đứng đầu danh sách những người giàu nhất thế giới.

Tuy nhiên, thành công phi thường của ông có lẽ giúp cho chúng ta hiểu thêm về tầm quan trọng của hoàn cảnh vốn nằm ngoài sự kiểm soát của ông thay vì chỉ nhờ vào khả năng cá nhân và lòng kiên trì.

Cần gặp thời vận

Chúng ta thường có ý nghĩ rằng những con người phi thường là những người giỏi nhất, tài năng nhất. Nhưng đó là ý nghĩ sai lầm.

Những thành tích phi thường thường xảy ra ở những hoàn cảnh phi thường. Những người đạt được thành tích vượt trội thường là những người may mắn nhất – họ có mặt ở đúng chỗ vào đúng thời điểm. Họ là những người mà chúng ta gọi là “trường hợp cá biệt”. Thành công của họ là những ví dụ tách biệt hẳn ra khỏi môi trường mà tất cả những người khác phải phấn đấu.

Nhiều người xem Bill Gates và những người thành công vượt bậc khác là rất đáng để chúng ta quan tâm – đó là những tấm gương mà chúng ta có thể học hỏi rất nhiều nếu muốn thành công.

Tuy nhiên việc cho rằng chỉ cần nỗ lực làm việc tốt là đủ để được thành công như họ nhiều khả năng sẽ khiến bạn thất vọng. Ngay cả khi bạn làm theo tất cả những gì mà Bill Gates đã làm thì bạn cũng không thể nào đạt được thành tích như ông lúc ban đầu được.

Chẳng hạn, gia thế thượng lưu của Gates và việc ông được học ở trường tư giúp ông có điều kiện có thêm kinh nghiệm lập trình khi mà có chưa tới 0,01% những người trong thế hệ của ông được tiếp xúc với máy tính. Mối quan hệ quen biết của mẹ ông với chủ tịch tập đoàn IBM giúp ông giành được hợp đồng với hãng máy tính hàng đầu vào lúc đó vốn đóng vai trò rất quan trọng giúp ông tạo dựng được đế chế phần mềm.

Hoàn cảnh thuận lợi

Điều này là quan trọng bởi vì hầu hết những khách hàng sử dụng máy tính của hãng IBM đều buộc phải học cách sử dụng phần mềm đi kèm của hãng Microsoft.

Điều này đã tạo ra quán tính có lợi cho Microsoft. Phần mềm mới tiếp theo mà khách hàng chọn lựa ắt hẳn sẽ là của Microsoft, không nhất thiết bởi vì đó là phần mềm tốt nhất mà bởi đa phần người dùng quá bận rộn nên không có thời gian học cách sử dụng bất cứ phần mềm nào khác.

Thành công và thị phần của Microsoft có thể khác ở một số phương diện về quy mô so với phần còn lại trên thị trường. Tuy nhiên khác biệt đó có được thật sự là do những may mắn ban đầu của Gates – được củng cố bằng logic thành công sẽ đẻ ra thành công.

Dĩ nhiên, tài năng và nỗ lực của Bill Gates đóng vai trò quan trọng trong thành tích vượt bậc của Microsoft, nhưng điều đó là chưa đủ để tạo nên một trường hợp cá biệt như thế. Tài năng và nỗ lực nhiều khả năng không quan trọng bằng hoàn cảnh với cái nghĩa là Bill Gates có thể đã không thể có thành tích như vậy nếu không có hoàn cảnh thuận lợi.

Con số thần kỳ?

Có người có thể lập luận rằng những người thành công vượt bậc vẫn có thể đạt được những khả năng hơn người bằng con đường phấn đấu chăm chỉ, động cơ mãnh liệt hay bản lĩnh kiên cường.

Do đó, không thể chỉ dành cho họ những phần thưởng nhỏ nhoi hay những lời khen chưa đủ mức.

Một số người thậm chí còn cho rằng có một con số thần kỳ để vươn tới sự vĩ đại: đó là nguyên tắc mười năm hay 10.000 giờ.

Getty Images
Bản quyền hình ảnh      GETTY IMAGES

Nhiều chuyên gia và những người chuyên nghiệp quả thật đã đạt được thành công phi thường bằng cách làm việc kiên trì và quyết tâm. Thật vậy, 10.000 giờ học lập trình máy tính của Gates khi còn là thiếu niên đã được nhấn mạnh như là một trong những nguyên nhân chính giải thích cho thành công của ông.

Tuy nhiên, đi vào phân tích chi tiết các trường hợp thường cho thấy một số nhân tố tình huống nằm ngoài sự kiểm soát của con người cũng có vai trò rất quan trọng. Chẳng hạn, có ba nhà vô địch quốc gia môn bóng bàn đều sống trên cùng một con phố ở một vùng ngoại ô nhỏ ở một thị trấn ở nước Anh.

Đó không phải là sự trùng hợp hay bởi vì ba nhà vô địch đó không có việc gì để làm ngoài việc chơi bóng bàn.

Sau này mọi người mới hiểu ra là một huấn luyện viên bóng bàn nổi tiếng, Peter Charters, tình cờ về hưu ở ngay khu vực này. Nhiều đứa trẻ sống trên cùng khu phố với ông bị môn thể thao này hấp dẫn là nhờ vào ông và ba trong số những đứa trẻ đó đã có thành tích thật sự phi thường sau khi tuân theo nguyên tắc 10.000 giờ, bao gồm cả việc giành được chức vô địch quốc gia.

Tài năng và nỗ lực của chúng, đương nhiên, là yếu tố cần thiết để đạt được thành công ở mức đó.

Tuy nhiên nếu không có được may mắn ban đầu (có một huấn luyện viên chất lượng cao, đáng tin tưởng và sự ủng hộ của gia đình) thì chỉ tập luyện 10.000 giờ mà không có được phản hồi đầy đủ nhiều khả năng không thể nào đưa một đứa trẻ nào đó được lựa chọn ngẫu nhiên trở thành nhà vô địch quốc gia.

Không có cơ hội phát huy

Chúng ta cũng có thể hình dung một đứa trẻ có khả năng đánh bóng bàn siêu việt nhưng lại không gặp may mắn ngay từ đầu, ví dụ như không có một huấn luyện viên có năng lực ở một đất nước mà thi đấu thể thao không được xem là sự nghiệp có triển vọng. Trong trường hợp đó, đứa trẻ sẽ không có cơ hội thể hiện tiềm năng của mình.

Ý nghĩa của việc này là nếu một người có thành tích càng phi thường thì chúng ta càng có ít bài học ý nghĩa và thiết thực mà chúng ta có thể học hỏi từ người đó.

Trong trường hợp người có thành công vừa phải thì nhiều khả năng trực giác của chúng ta về thành công là chính xác.

Những kinh nghiệm mà dân gian đúc kết được, chẳng hạn như “tôi làm việc càng chăm chỉ thì tôi càng may mắn” hay “cơ hội đến với những người có chuẩn bị kỹ” hoàn toàn hợp lý khi chúng ta nói về những người đi từ nghèo khổ đến thành đạt. Nhưng đi từ thành đạt đến phi thường thì lại là chuyện khác.

Có mặt ở đúng chỗ (thành công trong hoàn cảnh mà kết quả ban đầu có tác động lâu dài) vào đúng lúc (có may mắn sớm) cũng quan trọng đến mức khả năng thiên phú cũng không bằng.

Nếu tính đến yếu tố này thì hoàn toàn có khả năng chúng ta không nên ca ngợi hay làm theo những người thành công vượt bậc với mong muốn chúng ta cũng làm được như họ.

Tuy nhiên, có một điểm mà chúng ta nên bắt chước là học theo Bill Gates làm từ thiện hay quan điểm của Warren Buffet cho rằng người giàu nên đóng thuế nhiều hơn – những người đã chọn cách sử dụng tài sản hay sự thành công của mình để làm việc tốt.

Những người thành đạt nào hiểu rằng mình cũng nhờ may mắn và không giành hết mọi thứ cho mình càng đáng để chúng ta kính trọng nhiều hơn.

Tổng thống Trump và phu nhân sẽ tới VN dự APEC

Tổng thống Trump và phu nhân sẽ tới VN dự APEC

BBC

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thăm 5 quốc gia châu Á trong tháng 11
Bản quyền hình ảnh  REUTERS
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thăm 5 quốc gia châu Á trong tháng 11

Tổng thống Mỹ Donald Trump loan báo thăm 5 quốc gia châu Á trong tháng 11, trong đó có chặng dừng tại Việt Nam dự hội nghị APEC.

Nhà Trắng cho hay hôm thứ Sáu rằng ông Trump sẽ thăm Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines từ 3 đến 14/11.

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thúc đẩy nghị trình thương mại của ông tại APEC ở Việt Nam và hội nghị ASEAN ở Philippines.

Hôm 31/5 khi thăm Nhà Trắng, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã mời Tổng thống Donald Trump và Phu nhân cùng gia đình thăm chính thức Việt Nam, dự Hội nghị Cấp cao APEC 2017.

Melania Trump
Bản quyền hình ảnh   BLOOMBERG
Các báo Mỹ nói đệ nhất phu nhân Melania Trump sẽ tới Việt Nam và các nước châu Á cùng chồng

Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện.

Giới chức Việt Nam cũng nói mối quan hệ dựa trên “tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau và thể chế chính trị của nhau”.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Donald Trump ở hội nghị G20 ngày 8/7 ở Đức
Bản quyền hình ảnh   GETTY IMAGES
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Donald Trump ở hội nghị G20 ngày 8/7 ở Đức

Sau hơn 20 năm bình thường hóa quan hệ, Việt Nam đang là đối tác thương mại thứ 12 về xuất khẩu hàng hóa và xếp thứ 27 về nhập khẩu hàng hóa của Mỹ.

Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã lên trên 38,46 tỷ USD năm 2016.

Hàng chục công ty phá sản vì ‘nhà biến thành hầm’

Hàng chục công ty phá sản vì ‘nhà biến thành hầm’

Mặt đường bị đổ đá nâng cao nửa năm vẫn chưa xong. (Hình: Báo VnExpress)

SÀI GÒN (NV) – Nhiều công ty, hàng quán, xưởng sản xuất nằm trên đường Kinh Dương Vương đã phải đóng cửa vì kinh doanh thua lỗ kéo dài suốt nhiều tháng liền do “nhà biến thành hầm.”

Nói với báo điện tử VnExpress, ngày 30 tháng 9, ông Trần Quang Phúc, chi cục trưởng Chi Cục Thuế quận Bình Tân cho biết, tính đến hết ngày 26 tháng 9, đã có 60 doanh nghiệp đủ ngành nghề làm đơn xin tạm ngưng kinh doanh vì ảnh hưởng từ dự án cải tạo hệ thống thoát nước trên tuyến đường Kinh Dương Vương. “Số tiền miễn thuế của các doanh nghiệp này từ tháng 6 đến nay khoảng 218 triệu đồng,” ông Phúc nói.

Cửa nhà bị che kín hơn phân nửa khiến không gian nóng bức. (Hình: Báo VnExpress)
Cửa nhà bị che kín hơn phân nửa khiến không gian nóng bức. (Hình: Báo VnExpress)

Ông Đặng Viết Hùng, chủ một cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe hơi cho biết, doanh thu giảm hơn 90% từ ngày dự án khởi công nên ông quyết định đóng cửa và xin miễn thuế 3 tháng. Hiện, doanh nghiệp này hoạt động cầm cự và giữ khách quen bằng hình thức bán hàng trực tuyến.

“Con đường này bụi mù mịt nên người ta đi theo đường tránh, nếu bất đắc dĩ chạy ngang đường này thì cũng ráng qua cho nhanh chứ không ai dừng lại mua hàng. Cửa hàng tôi cả tháng nay không có một khách vãng lai nào ghé xem hàng, doanh thu chỉ nhờ vào chuyển hàng cho các đại lý ở miền Tây,” bà Lê Thị Mỹ Lệ, chủ cơ sở trang trí nội thất Tiến Hòa cho biết.

Nhiều chủ tiệm tạp hóa cho biết, do việc kinh doanh ế ẩm nên đã nhiều tuần qua không ai lấy thêm hàng, cửa hiệu chỉ còn lưa thưa vài món đồ. Cửa nhà bị che kín hơn phân nửa khiến không gian nóng bức. Do thi công theo dạng cuốn chiếu nên xe cộ di chuyển tập trung ở phần đường cạnh giải phân cách, hiếm hoi mới có một vài người đi vào phần đường bên dưới để tìm mua hàng.

Ông Khang, chủ cửa hàng thiết bị nông cụ cho biết, dù bên ngoài nắng chói chang nhưng suốt ngày trong nhà phải mở đèn và bật quạt hết công suất. (Hình: Báo VnExpress)
Ông Khang, chủ cửa hàng thiết bị nông cụ cho biết, dù bên ngoài nắng chói chang nhưng suốt ngày trong nhà phải mở đèn và bật quạt hết công suất. (Hình: Báo VnExpress)

Ông Khang, chủ cửa hàng thiết bị nông cụ cho biết, dù bên ngoài nắng chói chang nhưng suốt ngày trong nhà phải mở đèn và bật quạt hết công suất.

Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Nhựt, phó chủ tịch quận Bình Tân cho biết, dự án chống ngập của trung tâm chống ngập Sài Gòn làm chủ đầu tư sau khi hoàn thành sẽ nâng cao độ mặt đường lên từ 0.4 đến 1.2 mét, khiến hàng trăm cơ sở kinh doanh bị biến thành hầm, thấp hơn vỉa hè từ 0.6 đến 1 mét. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành trong tháng 11 tới. (Tr.N)

Trăm học sinh chen chúc đi đò, dân tự xây cầu không được

From facebook:  Trần Bang shared Đài Á Châu Tự Do‘s post.
Trăm học sinh chen chúc đi đò, dân tự xây cầu không được

“Không áo phao, không thiết bị phòng hộ, trên thuyền chỉ có duy nhất một người lớn chính là người lái đò (những lần tôi đi qua bến đò này thường thấy một phụ nữ khoảng 45 tuổi lái đò), còn lại là đám học sinh nheo nhóc khoảng chừng gần trăm cháu chen chúc trên khoang thuyền chật hẹp, đong đưa…”

Linh mục Anton Nguyễn Thanh Tịnh mô tả đường đến trường của các em học sinh thôn Công Hoà, xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn đầy sự nguy hiểm.

Cũng theo linh mục Tịnh thì linh mục quản xứ Liên Hòa (thôn Công Hoà) Thân Văn Chính nhiều lần đề nghị nhà cầm quyền địa phương xây cầu nhưng bị từ chối.

Linh mục Chính vận động các nhà hảo tâm đóng góp tài chính với dân địa phương để xây cầu.

“Giải pháp đó đang tiến triển và có phần khả thi. Điều trớ trêu là, như cha Chính vừa cho biết: nhà cầm quyền thị xã Ba Đồn và xã Quảng Trung đã cấm dân xây cầu!”, linh mục Anton Nguyễn Thanh Tịnh cho hay.

 
Image may contain: one or more people, outdoor and water
Image may contain: one or more people, sky, outdoor, water and nature
Image may contain: one or more people, outdoor, water and nature
Image may contain: one or more people, ocean, outdoor, water and nature
+5
Đài Á Châu Tự Do added 8 new photos.

23 hrs · 

Trăm học sinh chen chúc đi đò, dân tự xây cầu không được

“Không áo phao, không thiết bị phòng hộ, trên thuyền chỉ có duy nhất một người lớn chính là người lái đò (những lần tôi đi qua bến đò này thường thấy một phụ nữ khoảng 45 tuổi lái đò), còn lại là đám học sinh nheo nhóc khoảng chừng gần trăm cháu chen chúc trên khoang thuyền chật hẹp, đong đưa…”

Linh mục Anton Nguyễn Thanh Tịnh mô tả đường đến trường của các em học sinh thôn Công Hoà, xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn đầy sự nguy hiểm.

Cũng theo linh mục Tịnh thì linh mục quản xứ Liên Hòa (thôn Công Hoà) Thân Văn Chính nhiều lần đề nghị nhà cầm quyền địa phương xây cầu nhưng bị từ chối.

Linh mục Chính vận động các nhà hảo tâm đóng góp tài chính với dân địa phương để xây cầu.

“Giải pháp đó đang tiến triển và có phần khả thi. Điều trớ trêu là, như cha Chính vừa cho biết: nhà cầm quyền thị xã Ba Đồn và xã Quảng Trung đã cấm dân xây cầu!”, linh mục Anton Nguyễn Thanh Tịnh cho hay.

Những triệu chứng ần lưu ý cho tuổi già

Những triệu chứng ần lưu ý cho tuổi già

1- Khi không (bỗng nhiên) thấy tức thở

Lý do: có thể là do nghẽn mạch phổi (pulmonary embolus).

Nhận xét: Cảm thấy khó thở sau khi tập thể dục hay đang ngồi có thể là do vận động hay do ưu tư lo lắng. Nhưng nếu đột nhiên bị khó thở có thể là do chứng nghẽn mạch phổi do cục đông máu làm nghẹt mạch máu trong phổi. Bệnh này có thể nguy hiểm tới tính mạng. Một lý do khác là tim lên cơn đau hoặc trụy tim. Cả hai tình huống trên đều làm cho bệnh nhân thở gấp hay khó chịu hoặc cảm thấy thiếu không khí . Cẩn đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

2- Tim đập rộn trong khi đang ngồi yên
Lý do: có thể là do lên cơn đau tim (heart attack).

Nhận xét: Đánh trống ngực (palpitations) có thể chỉ là vì ưu tư lo lắng, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của cơn đau tim hay chứng loạn nhịp tim (arrhythmia). Nên liên lạc với bác sĩ ngay.

3- Choáng váng chóng mặt khi ra khỏi giường
Lý do: có thể là do huyết áp thấp.

Nhận xét: Chóng mặt vào buổi sáng được gọi là “huyết áp thế đứng thấp” (orthostatic hypotension) gây ra bởi sự loại nước {dehydration), bệnh tiểu đường, bệnh Parkinson, bệnh trụy tim, hay thuốc men bao gồm cả thuốc lợi tiểu và thuốc huyết áp. Một lý do khác có thể là chứng “chóng mặt tư thế nhẹ ” (benign positional vertigo) gây ra bởi sự xáo trộn của các bộ phận cân bằng của tai trong. Nên đi gặp bác sĩ để chẩn đoán.

4- Nước tiểu rò rỉ
Lý do: có thể là do chứng són đái (urinary incontinence) mà nguyên
nhân không phải vì lão hoá, nhiểm khuẩn đường tiểu (urinary tract
infection-UTI) , bệnh tiền liệt tuyến, dây thẩn kinh bị ép. hoặc tiểu
đường Nhận xét: đi gặp bác sĩ để chẩn đóan

5- Đầu đau như búa bổ
Lý do: có thể là do xuất huyết não

Nhận xét: Trong phần lớn trường hợp đó là triệu chứng của chứng nhức nửa đầu (migraine) chỉ cần uống thuốc giảm đau và nghỉ ngơi là hết. Nhưng một vài trường hợp hiếm xẩy ra là chứng nhức đầu có thể là dấu hiệu có khối u hay xuất huyết trong não. Cẩn đặc biệt chú ý là khi bị đau nhiều nửa bên đầu một cách đột ngột và kéo dài mà lại kèm theo buồn nôn, ói mửa, và chảy nước mắt. Trong trư ờng hợp sau này phải đi bệnh viện gấp.

6- Mắt bị sưng vù

Lý do: có thể là do viêm dây thần kinh mắt (optic neuritis).

Nhận xét: Dây thần kinh mắt có thể bị nhiễm khuẩn hay bị dị ứng. Nếu chữa sớm thì không hại gì cho mắt vì vậy cần đi bác sĩ khẩn cấp.

7- Tai đau và mắt nhìn thấy hai hình (song thị)

Lý do: có thể do tai giữa bị nhiễm khuẩn

Nhận xét: Bệnh có thể trở thành nghiêm trọng bất ngờ vì vậy cần đi bác sĩ cấp thời nếu chứng đau không dứt và/hoặc có bị thêm chóng mặt lảo đảo, nhức đầu, ói mửa, song thị, nửa ngủ nửa thức, cổ cứng đơ, sưng ở sau tai, sốt nhiều và liệt mặt.

8- Tự nhiên giảm sút ký
Lý do: có thể là do ung thư.

Nhận xét: Nếu ăn uống vẫn bình thường như cũ mà đột nhiên bị sút cân thì có thể là bị bệnh ác tính. Một nguyên nhân khác cũng có thể là do sự bất bình thường nội tiết (endocrinic abnormality) như bệnh tuyến giáp trạng (thyroid disorder), trầm cảm hay tiểu đường. Nên đi gặp bác sĩ ngay để chẩn đoán.

9- Đột nhiên đau háng
Lý do: có thể là do tinh hoàn bị xoắn

Nhận xét: Đây là một khuyết tật bẩm sinh khá thông thường. Ống dẫn tinh trùng bị xoắn làm máu không chạy tới tinh hoàn. Cơn đau cũng giống như bị đá vào háng. Đôi khi ngoài cơn đau còn thấy bị sưng nữa. Trong vòng 4 hay 6 tiếng thì còn cứu đươc, chứ trễ từ 12 đến 24 tiếng thì coi như phải cắt bỏ. Một nguyên nhân khác có thể là nhiểm khuẩn mào tinh hoàn (epididymis) tức là bộ phận trữ tinh trùng. Trong trường hợp này có thể dùng trụ sinh để chữa trị.

10 – Đau nhói gan bàn chân
Lý do: có thể là do bệnh thần kinh (neuropathy) .

Nhận xét: Đau nhói cứ tái phát ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể có thể là do sự nén ép dây thần kinh, tăng thông khí phổi (hyperventilation) hoặc bệnh thần kinh. Liên lạc với bác sĩ càng sớm càng tốt.

11- Vết thâm tím mãi không tan, Điều gì xẩy ra:
Lý do: bệnh tiểu đường.

Nhận xét: Vết đứt hay thâm tím chậm lành có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường (dấu hiệu khác gồm có da bị ngứa hoặc đau nhói bàn tay hay bàn chân). Nên tìm cách giảm cân (giảm 10 phẩn trăm trọng lượng ảnh hưởng đáng kể lên mức đường trong máu), tập
thể dục và coi chừng thói quen ăn uống.

12 – Răng đau buốt khi ăn Sô-cô-la, Điều gì sẽ xẩy ra:
Lý do: viêm lợi.

Nhận xét: Một trong những dấu hiệu đầu tiên của sâu răng là nhạy cảm với đồ ngọt. Dấu hiệu đầu tiên khác là răng mất mầu và có mùi khi cà răng. Kỹ thuật laser có thể phát hiện sớm các ổ răng sâu và tiêu diệt các vi khuẩn trước khi làm sâu răng.

13 – Vòng eo rộng 42 inch, Điều gì sẽ xẩy ra:
Lý do: bất lực.

Nhận xét: Có thể bây giờ chưa có vấn đề nhưng trong tương lai bạn có thể bị loạn năng cường dương (erectile disfunction). Nguyên do là vì khi đàn ông quá mập các động mạch thường hay bị nghẹt nên dòng máu không đủ làm cho cương. Hãy tập thể dục đều cho đến khi eo thon lại, thắt vừa dây lưng 34 inch.

14 – Mắt thoáng không thấy gì – chỉ trong một giây
Lý do: có thể là do đột quỵ (stroke).

Nhận xét: Các yếu tố rủi ro chính của đột quỵ là cao huyết áp (trên 140/90) và cholesterol toàn phần cao hơn 200. Bị tê một bên người và tạm thời hai mắt không nhìn thấy gì là những dấu hiệu đáng chú ý nhất. Đột nhiên bị tê, nói liú lưỡi, hay mất thăng bằng có thể là bẳng chứng của một cơn đột quỵ nhẹ gọi là đột quỵ thiếu máu cục bộ đoản kỳ (transient ischemic attack- TIA). Đột quỵ nhẹ này thường báo trước một đột quỵ thật sự nên khi có
triệu chứng của TIA thì phải gặp bác sĩ ngay.

15 – Có cảm giác như bị ợ nóng (heartburn)
Lý do: có thể là do chứng đau thắt (angina). Nhận xét: Đau ngực cả
hàng giờ, lúc có lúc không, được bác sĩ gọi là “hội chứng mạch vành
không ổn định” (unstable coronary syndrome). Nguyên nhân là vì các cục
đông máu đươc tạo thành bên trong thành động mạch vành ngay tại chỗ
mảng (plaque) bị bể vỡ. Khoảng 50 phẩn trăm những người có hội chứng
trên đây sẽ bị lên cơn đau tim trong vòng 6 tháng sau. Mỗi khi thấy
đau thắt ngực, cần phải đi bệnh viện.

16 – Đau lưng nhiều
Lý do: có thể là do chứng phình mạch (aneurysm). Nhận xét: Đau cũng
tương tự như vừa dọn dep xong tủ quẩn áo bề bộn. Thế nhưng chườm nóng,
nghỉ ngơi, uống thuốc giảm đau thông thường lại không khỏi. Nếu không
phải vì tập thể dục thì đau lưng bất chợt như vậy có thể là dấu hiệu
của chứng phình mạch. Chứng đau này chỉ hết khi động mạch chủ bị bể.
Một nguyên nhân khác của chứng đau lưng này – kém phần nguy hiểm hơn –
là sạn thận. Bác sĩ cho chụp CT scan để xác định vị trí và hình dạng
của chỗ mạch phình, sau đó cho uống thuốc huyết áp hay giải phẫu ghép
nối nhân tạo.

17- Ngồi lâu trên ghế không yên
Lý do : có thể do các cơ lưng bị căng thẳng. Nhận xét : Nếu cứ phải
thay đổi vị thế ngồi luôn tức là có dấu hiệu các cơ lưng bị căng thẳng và điều này có thể dẫn đến đau lưng dưới. Cẩn phải lựa chọn ghế ngồi cho thoải mái, sao cho đầu ở vị trí ngay đối với cột sống để giảm tối thiểu sức căng thẳng trên cổ, vai và lưng dưới.

18 – Bạn mới biết thân phụ bị cao huyết áp
Điều gì sẽ xẩy ra: bạn cũng sẽ bị cao huyết áp luôn. Nhận xét: Vì bệnh cao huyết áp vừa phải không có dấu hiệu bên ngoài nên cẩn phải đo huyếp áp mỗi năm một lần, nhất là nếu trong gia đình có tiền sử bị cao huyết áp. Nghiên cứu cho thấy là những người bị căng thẳng tinh thần vì cha mẹ mắc bệnh cao huyết áp cũng có nhiểu rủi ro bị bệnh này luôn. Nếu số đo huyết áp cao hơn 140/90, bạn nên tập thể dục nhiều hơn, tìm cách sụt cân, giảm sodium trong chế độ ăn uống, ăn loại cá tốt cho tim, uống nhiều vitamin C.

19 – Tay bị run khi tập thể dục
Lý do: có thể là do cơ bắp bị mỏi mệt.

Nhận xét: Nếu bạn đã bỏ tập cả nhiều tháng thì cơ bắp bị run có thể là vì mệt mỏi. Vì vậy khi mới tập trở lại bạn nên tập vừa phải, đừng tập quá mệt. Bạn hãy ngưng tập khi cảm thấy các cơ bắp bắt đầu run.

20 – Trong bàn tiệc bạn thấy mọi thứ đều quay cuồng
Lý do: do bạn đã quá chén.

Nhận xét: Rượu làm suy yếu hệ thần kinh trung ương. Vì vậy nếu bạn uống quá nhiều, tất cả những gì trong cơ thể có liên quan tới hệ này sẽ đều bị suy yếu: trí phán đoán, khí sắc, khả năng phối hợp và quân bình, sự nhạy cảm với đau đớn, khả năng sinh dục… Bạn nên tránh đừng uống rươu nhiều. Bạn nên nhớ là nếu nồng độ rượu trong máu hơn 0.06 phần trăm là trên pháp lý bạn đã bị coi như là say rượu.

21- Đau dai dẳng ở bàn chân và cẳng chân
Lý do: nhiều triển vọng là do gẫy xương vì sức nén (stress fracture).
Nhận xét: Cũng giống như các mô khác trong cơ thể, xương tự tái tạo. Nhưng nếu bạn tập thể dục quá mạnh, xương không có cơ hội để lành trở lại nên một vết gẫy vì sức nén (stress fracture) sẽ có thể xuất hiện. Vì thế mu bàn chân và phiá trước cẳng chân sẽ đau dai dẳng. Bạn càng tập thể dục thì càng đau và ngay cả khi ngưng nghỉ cũng đau. Uống thuốc ibuprofen hay paracetamol không ăn thua gì. Thuốc mầu phóng xạ cho thấy chỗ xương gẫy qua hình chụp tia X, và bác sĩ sẽ bắt bạn phải nghỉ tập cho đến khi xương lành. Trường hợp xấu nhất là bạn phải bó bột vài tuần.

22 – Đau như cắt ở bụng
Lý do: Vì vùng giữa xương sườn và háng có kẹt đầy các bộ phận nên đau có thể là triệu chứng hoặc của viêm ruột thừa, viêm tụy tạng hoặc của túi mật bị sưng. Cả ba trường hợp đểu có cùng một nguyên nhân : vì một lý do nào đó các bộ phận này đã bị nhiễm khuẩn nguy hại đến tính mạng.

Nhận xét : Nếu để bộ phận nói trên bể vỡ ra thì bệnh nhân có thể bị
chết, vì vậy cẩn đi bệnh viện cấp thời.

23- Cẳng chân bị đau và sưng to
Lý do: có thể là do chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (deep vein
thrombosis –DVT).

Nhận xét: Chỉ cẩn ngổi một chỗ liền chừng 6 tiếng hay hơn là máu sẽ tụ ở cẳng chân dưới tạo thành cục đông máu (gọi là chứng huyết khối tĩnh mach sâu). Cục đông máu đủ lớn sẽ làm nghẹt tĩnh mạch bắp chân gây đau và sưng. Xoa cẳng chân là điểu đầu tiên bạn sẽ
làm nhưng cũng là điều tệ hại nhất vì cục đông máu lớn có thể chạy
ngược lên phổi, điều nầy gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn. Muốn chụp hình tia X để định bệnh DVT bác sĩ phải chích chất mẩu vào tĩnh mach. Bác sĩ sẽ cho thuốc làm tan cục đông máu hoặc đặt cái lọc vào tĩnh mạch để chặn cục đông máu không cho chạy lên phổi.

24 – Tiểu tiện bị đau
Lý do: có thể là do ung thư bàng quang (bọng đái).

Nhận xét: Rặn tiểu là cả một cực hình và nước tiểu lại có màu rỉ sắt. Đau và máu trong nước tiểu là hai triệu chứng của ung thư bàng quang. Hút thuốc là yếu tố rủi ro bị bệnh lớn nhất. Nếu khám phá sớm bệnh có 90 phẩn trăm triển vọng được chữa khỏi. Nhiễm khuẩn bàng quang cũng có cùng các triệu chứng như trên (Theo “24 warning signs you cannot afford to ignore”).

BK Nguyễn Hữu Thắng sưu tầm

From: Do Tan Hung  & Kim Bằng Nguyễn 

Cùng Chúa Đàn Guitar – Sr. HBTT – Diệu Hiền – Phạm Trung & Nhà Thờ Tắc Sậy

httpv://www.youtube.com/watch?v=yGf9YnY1wRw&feature=youtu.be

Cùng Chúa Đàn Guitar – Sr. HBTT – Diệu Hiền – Phạm Trung

httpv://www.youtube.com/watch?v=jVU8cV6f35I

Nhà Thờ Tắc Sậy (Nhà Thờ Cha Trương Bửu Diệp) – Cà Mau

Published on Jan 12, 2017

Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp sinh ngày 01-01-1897; rửa tội ngày 02-02-1897 tại Họ Đạo Cồn Phước, nay thuộc ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang; cha Ngài là Ông Micae Trương Văn Đặng và Ngài là Bà Lucia Lê Thị Thanh.
Năm 1904, lên 7 tuổi, mẹ mất, theo cha lên Băctambang – Campuchia.
Măm 1909, vào Tiểu Chủng Viện Cù Lao Giêng, mãn tiểu chủng viện, Ngài vào tu học tại Đại Chủng Viện Nam Vang, Campuchia vì lúc đó các họ đạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long trực thuộc giáo phận Phnom Penh, Campuchia.
Năm 1924, Ngài thụ phong Linh Mục tại Nam Vang.
Năm 1924-1927, Ngài làm Cha Phó Họ Đạo Hố Trư, một họ đạo Việt Nam tại tỉnh Kandal, Campuchia.
Năm 1927-1929, Ngài làm giáo sư Tiểu Chủng Viện Cù Lao Giêng.
Tháng 3-1930,Ngài nhận chức Cha Sở Họ Đạo Tắc Sậy. Ngài đã giúp đỡ thành lập nhiều họ đạo trong vùng như: Bà Đốc, Cam Bô, An Hải, Chủ Chí, Khúc Tréo, Rạch Rắn.
Năm 1945-1946, chiến tranh loạn lạc, bà con giáo dân di tản, Cha Bề Trên Địa Phận là Cha Trần Minh Ký và cả người Pháp khuyên Ngài lánh mặt, chờ khi nào yên ổn lại trở về Họ Đạo, nhưng Ngài trả lời: “Tôi sống giữa đoàn chiên, chết cũng giữa đoàn chiên, tôi không đi đâu hết”.
Ngày 12-3-1946, Ngài bị bắt cùng với trên 70 giáo dân họ đạo Tắc Sậy, bị lùa đi và giam chung với bổn đạo tại lẫm lúa của Ông giáo Sự ở Cây Gừa. Do tranh chấp giữa các giáo phái, và vì bênh vực quyền lợi giáo dân, Ngài đã chết thay cho những người bị bắt chung. Thi hài với vết chém sau ót ngang mang tai, bị vứt xuống ao nhà Ông giáo Sự, đã được giáo dân họ đạo Khúc Tréo vớt lên trong tư thế trần truồng như Chúa Giêsu trên thập giá và được đưa về chôn cất trong phòng thánh nhà thờ Khúc Tréo (họ lẻ của Ngài).
Đến năm 1969, hài cốt Ngài được di dời về nhà thờ Tắc Sậy là nhiệm sở Ngài thi hành chức vụ mục tử suốt 16 năm.

Năm 1977, sau khi chịu chức linh mục và chính thức làm Cha Sở Tắc Sậy, cha Antôn Vũ Xuân Vinh hay chạy đến cầu nguyện với vị tiền nhiệm của mình là Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp, hiện đang có phần mộ trong khuôn viên nhà thờ Tắc Sậy, để xin Ngài cầu thay nguyện giúp cho cha và họ đạo trong thời buổi khó khăn, và Ngài đã được toại nguyện nhiều. Từ đó cha Antôn cổ võ nhiều người gần xa đến khấn xin cùng Cha Phanxicô. Bao nhiêu ơn lành đã được Thiên Chúa ban xuống cho khách hành hương mỗi ngày một tăng, nhờ lời chuyển cầu của Cha Phanxicô. Mộ phần Cha Phanxico là nơi mà bao khách thập phương đến khấn xin kể cả người lương người giáo, trong nước cũng như hải ngoại. Cha Phanxicô trở thành vị cầu bầu thần thế trong tâm hồn nhiều người. Do đó khách thập phương tuôn đến mỗi ngày một đông đảo. Ngày lễ giỗ Cha Phanxicô trở thành ngày hẹn của bao tâm hồn và số khách mỗi năm đều gia tăng. Ơn lành qua lời bầu cử của Cha Phanxicô đã làm cho nhiều người được ơn Đức Tin, được trở thành con cái Thiên Chúa.
Chính vì vậy, ngày 21 – 01 – 1997, Đức Giám Mục Giáo Phận Cần Thơ đã chính thức đặt nhà thờ Tắc Sậy thành TRUNG TÂM TRUYỀN GIÁO PHANXICÔ của Giáo Phận Cần Thơ.
Kể từ đó, Trung Tâm Truyền Giáo mỗi ngày một phát triển về mọi mặt hầu đáp ứng nhu cầu hành hương của bà con xa gần, quốc nội cũng như hải ngoại. Trung tâm đã xây dựng các cơ sở vật chất và nhất là ngôi Thánh Đường dâng kính Cha Phanxicô đang được hoàn thành để đáp ứng nhu cầu tâm linh của khách hành hương mỗi năm mỗi gia tăng. Tiếng tăm của Trung Tâm hành hương Cha Phanxico Trương Bửu Diệp, đã vang khắp năm châu…

Nhật ký.. Xe bơi trong biển nước..

From facebook:  Linh Võ shared Hồng Thái‘s post.
 
Image may contain: one or more people, people sitting and outdoor
Image may contain: one or more people, people sitting, outdoor and water
Image may contain: 1 person, text
Hồng Thái added 3 new photos — feeling tired.

 

Nhật ký.. Xe bơi trong biển nước…😂

Dắt Xe đi chầm chậm giữa biển nước hòa cùng với đoàn người.. bị tắc đường không đi được.. thật sự không biết khóc chữ gì và khóc với ai.? bản thân đã tự vượt qua được mấy cây số giông bão.. sao thấy mình hôm nay thật sự mạnh mẽ quá.. quá mạnh mẽ!

Cơn mưa lớn chiều nay đổ xuống như Thác nước ào ạt khắp toànThành phố Sài Gòn.. khiến nhiều và rất là nhiều tuyến đường đều bị ngập nặng nề đến khó thở.. người người đành phải bì bõm lội trong nước.. dắt xe rồi cùng nhau vật lộn giữa Trời mưa to.. Gió lớn.. zui quá.. zui đến nỗi mặt ai cũng méo.. nước mắt hay nước mưa tuôn xuống nào có ai phân biệt được…

Trước tình trạng “cứ mưa là bị ngập” suy nghĩ mãi vẫn không tìm ra đáp án.. tại.. bởi.. vì sao..?.. các Quan ôi..!

Thật sự chưa từng thấy cơn mưa chiều hôm nay quá khủng khiếp như thế này.. bây giờ là phải dùng từ “bơi” về nhà chứ không phải là từ chạy hay là đi nữa…

Đường thì ngập sâu.. nước chảy quá mạnh.. giữa dòng người bì bủm.. ai ai cũng cố gắng nắm chặt xe.. giữ đồ đạc cùng sự an nguy của bản thân mình.. tất cả mọi người hiện bây giờ cùng một hoàn cảnh khốn đốn giống hệt nhau..

Trên đường về nhà.. mà nước nó ngập hết cái bánh xe.. cứ 10 xe thì.. chết máy hết 10.. không hiểu sao xe mình hên quá vẫn bơi được về đến đích.. thật là khâm phục mình quá.. cừ thật đấy…!
st…

NẾU LỊCH SỬ TÁI DIỄN !

From facebook:   Dang Tuong‘s post
 
 
 
Image may contain: sky

Dang Tuong

 

Tình hình Bán đảo Triều Tiên dạo này có vẻ căng thẳng, nên ad đăng lại bài :

NẾU LỊCH SỬ TÁI DIỄN !

(Các bạn trẻ nên đọc)

Nếu bây giờ Kim Jong Un qua bắt tay với Trung Cộng xin viện trợ lương thực, thuốc men, quân trang, vũ khí…. Rồi qua Nga xin viện trợ quân xa, trọng pháo, tên lửa, máy bay… Xong, sau đó xin Trung Cộng đem quân qua giữ an ninh cho Bắc Triều Tiên, còn mình thì dốc toàn bộ lực lượng quân đội Triều Tiên tiến xuống đánh chiếm Nam Đại Hàn với chiêu bài : “Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước”.

Bị Nam Đại Hàn chống lại nhưng Bắc Triều Tiên vẫn quyết dốc toàn lực tấn công với phương châm : “phải giải phóng cho bằng được Nam Đại Hàn dù phải hy sinh đến người Bắc Triều Tiên cuối cùng”. Thế là 2 bên giao tranh suốt 20 năm đến nổi xương chất thành núi, máu đổ thành sông, hàng triệu người 2 miền chết không toàn thây, hàng triệu trẻ em mồ côi. hàng triệu phụ nữ goá phụ, hàng triệu người mẹ mất con, người vợ mất chồng…. Đất nước bị bom đạn cày xới tan tành, thê thảm và cuối cùng Nam Đại Hàn thua và Bắc Triều Tiên đại thắng, thế là hai miền thống nhất.

Sau khi thắng cuộc chiến, việc đầu tiên là chính quyền Miền Bắc bắt toàn bộ quân dân cán chính của Miền Nam cho đi đày nơi rừng thiêng nước độc với cái gọi là “cải tạo”. Tiếp theo, họ bắt tất cả các ông chủ tập đoàn và những doanh nhân giàu có cùng toàn bộ gia quyến của họ đưa lên rừng bắt cuốc đất, trồng khoai với cái gọi là đi “kinh tế mới”. Họ ghép tội những ông chủ của các tập đoàn SamSung, Hyundai, LG… này là bọn tư bản bốc lột ngồi mát ăn bát vàng không chịu lao động sống trên mồ hôi nước mắt của công nhân. Sau đó chính quyền Miền Bắc đưa những người có thành tích chém giết trong cuộc chiến vô làm chủ tịch tập đoàn Samsung. Đưa những người đặt mìn giỏi đánh bom khủng bố giỏi vào làm giám đốc tập đoàn Hyundai. Đưa những người tải đạn xuất sắc vô làm chủ nhiệm tổng công ty LG. Đưa mấy anh chăn nuôi giỏi vô làm tỉnh trưởng, mấy anh trồng khoai tốt vô làm quận trưởng, mấy anh thiến heo xuất sắc vô làm xã trưởng v.v…… Họ tuyệt đối không cho con cái của sĩ quan, thương gia, tư sản Miền Nam đăng ký đi thi đại học hay làm việc cho nhà nước.

Tiếp đến với chiêu bài “quốc hữu hoá”, họ tịch thu tất cả đất đai, ruộng vườn, nhà máy, xí nghiệp…. Họ tịch thu toàn bộ sản phẩm dự trữ của Miền Nam. Xong, họ cấp lại cho mỗi hộ gia đình tờ phiếu. Phiếu: mua nước mắm mỗi tháng 1/2 lít; mua đường mỗi tháng 0,2 lạng; mua lương thực mỗi tháng 13kg (trong đó 70% gạo + 30% bo bo); bột ngọt 50gr; chất đốt (củi) 20kg; vải 1m/ năm v.v….. Họ ngăn sông, cấm chợ. Tuyệt đối không được mua bán tự do mà phải làm theo chỉ thị chính sách hợp tác xã của nhà nước. Tiếp theo là “đổi tiền”. Anh có bao nhiêu tiền (kệ mom anh). Nhà nước chỉ cho phép anh đổi tối đa 10.000 won. 10.000 won = 1.000 won tiền mới. Xong! Tài sản cuối cùng của anh chỉ còn có 1.000 won tiền mặt mà thôi. Chưa dừng lại ở đó. Họ mở chiến dịch “đánh tư sản mại bản”. Họ xông vào từng nhà lục tung đồ đạt của anh, họ tìm và tịch thu sạch sẽ những gì có giá trị như: vàng, kim cương, máy giặt, máy quạt, tủ lạnh, xe cộ…… Rồi sau đó một thời gian ngắn họ đổi tiền một lần nữa. Coi như anh trắng tay. (CSVN sau năm 1975 đã đổi tiền cả thẩy là 3 lần vào 1975, 1978, 1985).

Song song với vật chất là tinh thần. Các tác phẩm văn học, thơ ca, nhạc hoạ… đều bị thu sạch. Người Miền Nam chỉ được đọc sách báo Miền Bắc và hát nhạc cách mạng Miền Bắc. Bên cạnh đó, Kim Jong Un còn bắt mọi người ở cả 2 Miền phải biết ơn ông ta và biết ơn Kim Nhật Thành. Họ giáo dục cho học sinh, sinh viên là nếu không có Kim Nhật Thành thì không có chúng ta ngày hôm nay hoặc làm nô lệ cho Mỹ, họ bắt học sinh phải đời đời nhớ ơn bác Kim và đổi tên Seoul thành thành-phố Kim Nhật Thành.

Thế đấy ! Các bạn trẻ thế hệ 8X 9X suy nghĩ thử xem hành động của Kim Jong Un thế nào? ĐÚNG hay SAI? Và đây cũng là LỊCH SỬ VIỆT NAM sau 1954 ở Miền Bắc và 1975 ở Miền Nam.

Đất nước chúng ta đã từng được chia 2 Miền: VNCH – thủ đô Sài Gòn (Miền Nam) theo CNTB, VNDCCH – thủ đô Hà Nội (Miền Bắc) theo XHCN. Cả 2 nước đều được quốc tế công nhận, nó y chang như Bắc Triều Tiên và Nam Đại Hàn bây giờ. Nhưng sau đó thì…!

Ad thấy giới trẻ Việt Nam hiện nay rất mê xem phim Hàn, thần tượng nền âm nhạc Hàn, và thích ẩm thực Hàn… Các bạn có biết lúc Nam Đại Hàn chưa phát triển những cái đó thì Nam Việt Nam tức Việt Nam Cộng Hoà đã rất phát triển, nhưng sau cái gọi là “giải phóng” kẻ chiến thắng lại cho đó là những văn hoá phẩm phản động đồi truỵ nên đốt bỏ và tiêu diệt làm cho nó lụi tàn. Còn những bạn hay lên án Bắc Triều Tiên độc tài gia đình trị thì các bạn cũng nên xem lại đất nước Việt Nam của mình cũng chẳng khác gì, chẳng qua là 1 thằng 1 điểm, 1 thằng 1 điểm rưỡi trên thang điểm 10 thôi.

Về từ cõi kia

Về từ cõi kia

(Paris vẫn vững đứng)
Nguyễn Văn Sâm

 

1. Chưởng đưa tay cầm ly cam vắt trước mặt. Bàn tay run run nhè nhẹ làm sóng sánh ly nước chưa được nhấc lên khỏi bàn. Tôi biết Chưởng cố kiềm chế. Mặt anh biểu lộ sự cố gắng như không muốn người chung quanh thương hại khi nhận thấy nỗi ương yếu của mình. Giây phút kinh hoàng anh mới trải còn hằn sâu trong trí, hiện tại hình ảnh đó chắc chắn diễn ra bằng sự liên tưởng khi trước mặt có những gợn sóng lăn tăn. 

Tôi nói để kéo anh ra khỏi tâm trạng không có lợi, tuy thấy rằng hơi lý thuyết: 

‘Mừng anh thoát nạn! Nên ngó về tương lai để sống!’ 

‘Thoát chết nhưng thoát nỗi ám ảnh để sống bình thường là điều cần thiết.’ Tính chen vô: 

‘Tôi biết mình hư tổn tâm lý nhưng đã thấy ở đó bài học để sống tốt hơn khoảng đời còn lại.’ Chưởng chậm rãi nói sau khi uống một ngụm nước cam. Anh tiếp: ‘Thôi thì cái cảnh chết chóc không cần tả nhiều các bạn chắc đều đã tưởng tượng ra được. Mình chỉ muốn nói về sự phải làm gì trong giây phút thập tử nhứt sanh chờ phát súng kết liễu đời mình và câu chuyện năm phút tương thoa giữa cõi nầy và cõi nọ.’ 

Chưởng không nói là cõi tử sanh hay những từ ngữ tương tợ. Sự kiện đó làm cho chúng tôi đều sửa lại thế ngồi, chắc là tai mọi người đều đã vểnh ra… Chưởng điềm đạm đưa ly lên môi, thưởng thức chầm chậm từ hớp như để tận hưởng từng giây phút của cuộc đời. Chắc chắn anh mệt và khủng hoảng. Mấy ngày nay có thể bớt chút đỉnh nhưng vẫn còn tiềm ẩn trong từng động tác ngập ngừng. 

Trong khi chờ đợi, ai nấy đều ngó vô cánh tay băng bó anh treo trước ngực. Ngực cũng bị quấn ngang dọc, một chút máu tươm ra mờ mờ ở chỗ trên đầu trái tim. Thấy chúng tôi ngó vô vị trí bị đạn, anh đưa bàn tay mặt rờ rờ lớp băng, giọng tếu: 

‘Nhờ con chuột của cánh tay trái hơi lớn đở đòn nên đạn né trái tim khiến cho mình thắng thằng cha Thần Chết.’ Chưởng cười như mếu. Anh chàng nầy lúc nào cũng vậy, chuyện vui buồn, chuyện thắng thua anh nhảy tới nhảy lui, qua lại như con sóc đùa giởn với hột dẽ. 

‘Bốn năm ngày nằm trong bịnh viện, dây nhợ chằng chịt, khi nào hé mắt được thì ngắm mấy cô y tá trẻ để thấy cuộc đời thiệt là tươi đẹp. Hứng chí bèn moi lục trí nhớ một bài thơ tặng vợ thấy trên internet phù hợp với hoàn cảnh khóc ba tiếng cười ba tiếng, từ đó đến giờ thường đọc cho bả nghe mỗi ngày vài bận trả ơn mưa móc: 
 

Một mai rũ áo ra đi, 
Chỉ là quay gót trở về cố hương. 
Tạ ơn trăm nhớ ngàn thương, 
Buông tay chỉ những vô thường thế thôi. 

(Thơ Dương Kiền) 
Chị Chưởng trong bếp vui vẻ lên tiếng để che giấu thẹn thùng: 

‘Anh Chưởng khoe với bạn là mình yêu vợ đó. Bao nhiêu tuổi đầu mà còn muốn được tiếng khen.’ 

Chưởng gỏ ly leng keng để mọi người chú ý…. 

Ngoài kia tháp Eiffel danh tiếng trong bao nhiêu năm nay sáng rực mỗi khi hoàng hôn xuống, bây giờ trời đã bắt đầu nhá nhem, vẫn như mấy ngày trước, đèn đuốc tắt ngúm để tang cho Paris, để tang buồn cho lòng thù hận được lên ngôi. 

*
*  *

2. Tôi đương ở trong đám đông xếp hàng dọc, chờ đợi được nhích lên từng bước, bên trái tôi thì không có hàng nào nhưng bên phải thì có hai hàng người. Trước, sau tôi đều đầy người. Thiên hạ đương chờ đợi nhích lên từ từ để tới quầy order thức ăn. Bữa nay đặc biệt bên sân vận động có sự tranh tài của hai đội bóng tròn Pháp-Đức nên khách hàng tụ lại đây đông quá xá đông. Ai ai cũng ngó mông lung, chờ đợi trong kiên nhẫn phải phép của xứ văn minh, không có sự xen hàng hay nói năng ồn ào như ở mấy tiệm trong khu phố Tàu quận 13. 

Có tiếng của người nào đó, giọng Pháp Á Rập: 

‘Không biết có còn món mà mình ưa thích không, Khi tới phiên mình chỉ còn lại thứ thiên hạ chê thì tức chết.’ 

Tiếng cười của ai đó: 

‘Có thể lắm. Nhưng không chờ thì sẽ không có gì vô bụng, đêm còn dài!’ 

Người đứng ngang hàng với tôi lạc quan: 

‘Nếu hàng hết thì người ta đã báo cho chúng mình biết rồi.’ 

Tôi cũng chêm vô: 

‘Ở đời nên lạc quan. Như chúng mình đây, đã tới trước cửa tiệm, chắc ăn hơn người còn ở ngoài xa. Trời lại lạnh.’ 

Những tiếng cười vỡ vui và những cái nhúng vai. Tôi giết thời giờ bằng cách ngó chung quanh. Thiên hạ hồn nhiên như thiên nhiên sông núi. Cô gái trẻ đứng ngay sau lưng tôi nói tiếng Pháp giọng Mỹ: 

‘Chờ đợi cũng là cách thế tu dưỡng nội tâm và thể hiện sự thư thái.’ 

Tôi quay đầu lại cười thưởng câu nói thông minh của cô ta. Cô ta cười đáp lễ, nheo mắt thân thiện. 

Bỗng một tràng súng nổ, âm thanh chát chúa, người ta bắt đầu nhốn nháo, rã tan, tán loạn như sóng bạc đầu đánh mạnh vô ghềnh đá. Cái đuôi người phía sau cách tôi chừng năm sáu người đã biến mất trong hoảng loạn. Tôi rùng mình sợ hãi và ngơ ngác ngó chung quanh quên hai bàn tay ôm ngang hông mình của cô gái đứng phía sau. Một tràng chát chúa khác dài hơn rít xé tai. Tôi nghe tiếng thét của cô gái và cảm nhận một sự đau buốt vô cùng trên lồng ngực. Tôi té quỵ xuống ngay tại chỗ cùng với những người mới một phút trước còn trao đổi nầy nọ, cười đùa… Hai bắp vế tôi nghe lành lạnh, ướt mẹp. 

Đưa tay rờ trước ngực thấy máu chảy và cánh tay mình tê dại lần. Tôi cựa mình vì mặt và tóc quyện đầy máu của cô gái bây giờ úp trên cổ, trên má tôi. Nghe nho nhỏ như tiếng thì thào: ‘Tôi bị nặng lắm, chắc chết, nhưng anh phải nằm im.’ Một tràng súng nữa sau tiếng hô lớn như là Allahu Akbar. Allahu Akbar. Đạn bay sát bên cạnh tỏa ra hơi nóng xả tàn lửa vô đám người rên la lăn lộn. Tôi ngộ ra rằng mình phải giả chết và dùng cái đầu cô gái che chắn cho mình chút nào hay chút nấy. Những giây phút yên lặng chết chóc từng lúc từng lúc bị phá tan bằng tiếng hét lớn cuồng nộ Allahu Akbar, Allahu Akba, dẫn đường cho một tràng đạn và những tiếng thét đau đớn tiếp theo sau đó. 

Hình như là hung thủ đứng phía trái tôi cách không xa lắm, chừng 3, 4 thước là cùng, bắn rất dè xẻn đạn, đối tượng là những người rên la, giẩy dụa hay còn ngồi. 

Như một thần hộ mạng cho tôi, cô gái thều thào: ‘Nhắm mắt lại, nín thở!’ 

Tôi nhắm mắt lại, nín thở thiệt lâu để bụng mình khỏi nhấp nhô. Khi phải hít vô thì tôi hít từ từ và dùng thiệt ít không khí trong buồng phổi vì hít vô thì đau ít thôi nhưng thở ra thì sao mà đau thấu trời xanh. 

Tôi tưởng tượng Thần Chết cầm cái lưỡi liềm đi quần trong quán, thấy ai còn cục cựa thì cắt đứt hồn ra khỏi xác. Rồi tôi thấy hung thủ sao bận đồ trùm đầu giống Thần Chết quá đỗi. Cái liềm bây giờ thì biến thành cây súng máy ông cầm trên tay và thản nhiên nhả đạn như là làm một bổn phận nhàm chán. Thấy mình sẵn sàng theo ông ta khi nghe tiếng bước chưn của hung thủ bước nhầu trên những xác người. Chỉ có cách độc nhứt là khinh thường, ngạo nghễ thách thức với Thần Chết mới làm cho tôi khỏi run sợ. 

Nói ra xin quí bạn đừng cho là tôi ba xạo. Tôi nhắm mắt lại, kéo tâm trí ra khỏi hiện trường, tưởng tượng mình đương đứng sừng sưng trên mõm núi cao lộng gió. Tôi đã gieo vần, cấu tứ và đủ bình thản để chọn vần cũng như lẩm nhẩm trong trí để nhớ bài thơ trong trạng thái quên thực tại. Cuối cùng bài thơ cũng hoàn thành. Chắc không hay nhưng tác dụng của nó là giúp tôi thoát ra cái hiện tại kinh khủng của nửa giờ nằm chờ chết. 

Cho đến khi tôi tỉnh dậy ở trong nhà thương….. 

Anh chàng Tính không nhịn được, hỏi như gắt: 

‘Thế còn bài thơ kia đâu ông? Thi sĩ Chưởng như vậy ngon hơn Tào Thực nhiều.’ 

‘Làm gì mà nóng vậy ông? Đừng làm tôi quên nha. Nó đây!’ Rồi tác giả đọc với giọng hiên ngang: 

Ta nhổ toẹt vào mặt ngươi, Thần-Chết, 
Hiểu lẽ đời Ta ngán sợ chi ngươi. 
Liềm tận cổ, xá gì, lo thêm mệt, 
Về cõi ngươi Ta không mất nụ cười. 

(Thơ NVS) 
Không khí im lặng trầm lắng. Tiếng máy sưởi thì thầm nghe rõ ràng. Chừng mấy phút sau Chưởng tiếp tục câu chuyện. 

Tỉnh dậy trong nhà thương tôi hỏi cầu âu người y tá đứng gần về cô gái gác đầu trên mình tôi. Anh ta trả lời với bộ mặt đưa ma là cô gái dùng thân mình cứu mạng ông chết rồi, chết trước khi chúng tôi tới nơi. Có lẽ trước cả khi hung thủ bị hạ gục. 

Tôi như là muốn hét lên một tiếng lớn làm bùng vỡ căn phòng. Thiệt kỳ lạ, trong lúc mê sâu tôi thấy cô nàng rõ ràng mà. Trong chiêm bao hay trong cơn mê ngất hễ mình thấy ai rõ nét và đứng trong ánh sáng bình thường thì người đó còn đương sống. Trái lại người đã chết rồi thì hiện ra lờ mờ ở trong một không gian có vẽ âm u, hư hư thực thực. 

Xin anh Tính và quí bạn khác đừng ngắt lời. Để tôi kể tiếp. Giấc mơ nầy đặc biệt lắm. 

Tôi thấy mình nằm ngay đơ trên giường phủ vãi trắng. Những y tá bắt đầu tháo ra mấy dây nhợ trước kia gắn vô mạch máu tay tôi để truyền dịch. Ba, má tôi qua đời ba thập niên trước và thằng Tuấn người em chết trong tù cải tạo đã mười lăm năm nay đứng kế bên giường ngoắc tôi theo họ. Tôi nghe tiếng má tôi nói tôi nên về với người thân. Hình ảnh của ba người nầy tôi nhận ra nhưng hơi mờ và họ như đương đứng ở chỗ có ánh sáng hoàng hôn. Tôi nói là mình còn nhiều việc chưa làm xong, chưa thể đi được. Thằng Tuấn đưa tay nắm tay tôi biểu đi. Cái lạ là tay nó không đụng tay tôi nhưng lại xuyên qua tay tôi, mà lạnh buốt. Còn đương bở ngở thì thấy hiện ra ở bên kia giường cô gái Mỹ không quen đã ngã trên mình tôi và kêu tôi nằm im giả chết. Kế bên cô ta là đứa cháu ngoại gái bốn tuổi mà mỗi ngày tôi đều dắt cháu đến trường và đón cháu về nhà giữ cho đến chiều tối cha mẹ cháu lại rước. Cả hai nắm hai tay tôi dắt vô một cánh cửa sáng trưng. Tới cửa thì tôi đi xuyên qua, bên kia là một vùng sáng chói chang. Tôi chóa mắt và giựt mình thức dậy, dẫy dụa thiếu điều rớt xuống giường. 

Chuyện sau đó thì thường thôi. Các y tá đương gắn lại những dây nhợ. Hai ba bác sĩ lăng xăng… Tôi hỏi tin tức nầy nọ, an ủi vợ con, rờ đầu cảm ơn đứa cháu gái đương đứng bên giường ngó ông ngoại chăm chăm. Tôi không thể giải thích làm sao cháu lại có thể đi vào giấc mê của tôi. Cháu còn quá trẻ chưa nhuốm ô uế gì của cuộc đời chăng? 

Tôi nghĩ như vầy nè! Có một sự tranh giành giửa người cõi kia và người cõi nầy khi một bịnh nhơn nào đó tới tình trạng cuối cùng. Cháu gái tôi và cô gái Mỹ là người cõi nầy. Vậy tại sao cô ta lại phải ra đi? Không hiểu nỗi! Thôi thì coi như Bề Trên cần thêm một người tốt nữa cho công việc ở cõi kia. Tôi tự an ủi như vậy về sự lìa đời của thần hộ mạng mình. 

Còn về việc tại sao cô gái Mỹ kia lại là thần hộ mạng của tôi thì chịu thua, không thể giải thích được. 

Trầm, với bản tánh như cái tên của mình, nói trong tiếng thở dài mà tất cả chúng tôi đều cho là có ý nghĩa: ‘Những cái chết tức tưởi, dính dáng xa lắc xa lơ tới nguyên nhơn, suy nghĩ cách nào cũng thấy thiệt là vô lý. Nhưng những người còn sống, dầu ở đâu cũng vậy, phải sống đời mình sao cho có nghĩa lý.’ 

Tôi biết tánh Trầm nên không hỏi truy bức, nhưng với tôi đó là tùy theo quan niệm sống của từng người. Chuộng vật chất hay duy tinh thần mà thôi. 

Chưởng trở về từ cõi khác trên hình thể. Chúng ta, những người không có mặt ở sáu địa điểm bi kịch kia phải trở về từ cõi khác trong tâm hồn nhân sự kiện kinh hoàng vừa rồi. Câu nói của Đức mấy năm trước, khi chúng tôi bắt đầu thân nhau ù ù trong tai tôi: ‘Cái chết của hồn nước trong tâm thức mới thiệt sự ghê rợn. Nó làm chết một số đông không thể đếm được.’ Tôi lập lại câu đó trong bữa tiệc nhỏ hôm nay. 

Và hình như sau đó cả bốn người chúng tôi đều lặng thinh, mỗi người với những quyết định mới. 

Bỗng ở cửa sổ nhà có tiếng chị Chưởng kêu lên mừng rỡ: 

‘Coi kìa, tháp Eiffel đã đốt đèn lên trở lại. Mà đốt thành ba màu lá cờ của nước Pháp. Mừng quá! 

Ba người chúng tôi đều chạy ra phía cửa sổ để xem cảnh rực rỡ của Paris, trong đó có ngọn tháp oai hùng tỏa sáng trên nền trời đen đậm. Chỉ riêng có Trầm, anh giống như cái tên của mình, ngồi trầm ngâm trong tư tưởng.

*
*  *

3. Đức nói nhỏ với tôi là Chưởng thú nhận mình không biết tại sao lại có thần hộ mạng nhưng Đức biết. Đó là những hoạt động không mệt mõi của Chưởng khi theo con tàu Đảo Ánh Sáng cứu người vượt biển. Đó là sự tham dự trường kỳ những sinh hoạt cộng đồng dầu vẫn đi làm tuần 38 tiếng như mọi người. Và nhứt là lời tự hứa sẽ mời dẫn lần lượt một trăm người đi Genève thăm đài kỷ niệm thuyền nhân và giới thiệu căn phòng lịch sử trong trụ sở Liên Hiệp Quốc, nơi hơn sáu mươi năm trước những phe phái tranh quyền đã nhẫn tâm ký kết chia cắt nước Việt Nam. Con số một trăm anh đặt ra cho chính mình nhưng hai mươi mấy năm nay chỉ mới hoàn thành độ chừng một nửa… 

Tôi liếc nhìn Chưởng bằng cắp mắt xanh khi nghe Đức nói. Người bạn bị băng bó trước mặt tôi không còn là anh chàng hom hem tay run rẫy nữa mà biến hình thành một người hùng mạnh mẽ quyết đoán. 

Dọn tuần trà đãi khách trước khi chia tay, chị Chưởng vừa rót nước cho chồng vừa ca nho nhỏ ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi…. Tiếng người đàn bà đã tới tuổi bắt đầu xế chiều vẫn còn gợi cảm nhờ những nốt nhạc tài hoa của người nhạc sĩ mà tôi cảm phục. 

Vẫn vui tánh như lúc nào, Chưởng chọc vợ với giọng cười kéo dài, dòn tan: 

‘Bà nhà đương tôi sử dụng thứ khí giới độc đáo của mình để giết thời giờ!’ 

Không cần nhìn mặt hai người, tôi cũng biết rằng sau cơn mưa nước mắt của Paris, họ đã khắng khít càng khắng khít hơn, họ đã có một nhận thức tốt hơn về cuộc đời để bỏ qua những xấu xa nhìn chung chẳng qua là những rác rưỡi phù phiếm của cuộc đời, kể cả lòng thù hận ngút ngàn có tính cách chủng tộc đương ngự trị một phần thế giới nầy tôi cũng không nghe họ nhắc tới. Họ đương đứng thẳng dậy, tươi vui để trở thành người khác, thực hiện những gì có ý nghĩa cho chính họ, cho cuộc đời của người chung quanh.
 

Nguyễn Văn Sâm

(Victorville, CA, Oct., 20, 2015, một tuần sau vụ Thứ Sáu 13 ở Paris)