Bầu lãnh đạo UNESCO: Đại sứ Việt Nam chỉ được 5 phiếu

 Bầu lãnh đạo UNESCO: Đại sứ Việt Nam chỉ được 5 phiếu

Ông Phạm Sanh Châu. (Hình: unesco.org)

PARIS, Pháp (NV) – Sau hai vòng bầu cử vào chức tổng giám đốc Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) ngày 9 và 10 Tháng Mười, đại sứ Phạm Sanh Châu của Việt Nam chỉ được 5/58 phiếu bầu.

Theo AFP, số phiếu bầu của ông Phạm Sanh Châu cùng hạng với ông Qian Tang của Trung Quốc.

Cũng theo hãng tin này, sau hai vòng bỏ phiếu, ứng cử viên Hamad bin Abdulaziz al-Kawari của Qatar tiếp tục giành được số phiếu cao nhất, 20 phiếu (tăng 1 so với vòng đầu). Tiếp theo vẫn là ứng cử viên Pháp, bà Audrey Azoulay, với 13 phiếu. Kế đến là bà Moushira Khattab của Ai Cập với 12 phiếu (tăng 1). Cuối cùng là ứng cử viên Lebanon, bà Vera El Khoury Lacoeuilhe, với 3 phiếu (giảm 5). Riêng ứng cử viên Azerbaijan, ông Polad Bulbuloglu, đã bỏ cuộc.

Trước đó, ở vòng bầu cử đầu tiên hôm 9 Tháng Mười, ông Phạm Sanh Châu chỉ được 2 phiếu và số phiếu bầu của ông “thấp nhất cùng hạng với Azerbaijan,” theo BBC.

BBC cho hay, có bảy ứng cử viên từ các nước Ai Cập, Azerbaijan, Lebanon, Pháp, Qatar, Trung Quốc và Việt Nam ứng cử vào chức tổng giám đốc UNESCO.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam đề cử người tham gia tranh cử chức vụ này.

Với số phiếu này của ông Phạm Sanh Châu, bản tin Thông Tấn Xã Việt Nam viết: “Vòng bỏ phiếu đầu tiên bầu cử tổng giám đốc UNESCO đã diễn ra vào cuối buổi họp ngày 9 Tháng Mười của Hội Đồng Chấp Hành UNESCO, với kết quả bất ngờ ngoài dự đoán của dư luận quốc tế. Như vậy, không có ứng cử viên nào đạt được đa số quá bán (30/58 phiếu) và Hội Đồng Chấp Hành sẽ tiếp tục bỏ phiếu vòng 2.”

“Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, kết quả vòng 1 chưa phản ánh sát tình hình thực tế mà chỉ là vòng thăm dò giữa các nước. Cuộc cạnh tranh với kết quả rượt đuổi đến phút chót đã từng diễn ra trong cuộc bầu cử tổng giám đốc UNESCO nhiệm kỳ 2009-2013. Thời kỳ đó có chín ứng cử viên đến từ năm khu vực địa lý ra tranh cử. Cuộc tranh cử đã trải qua năm vòng và từ vòng 3 trở đi các ứng cử viên có ít phiếu hơn đã rút để đánh đổi phiếu với các ứng cử viên ở nhóm đầu,” hãng tin này cho biết.

“Bước sang vòng 4, ứng cử viên Áo rút và số phiếu được chia đều cho Ai Cập và Bulgaria là 29:29. Tại vòng 5, bà Irina Bokova, ứng cử viên Bulgaria, đã vượt qua ứng cử viên Ai Cập và giành 31 phiếu để trở thành tổng giám đốc UNESCO nhiệm kỳ 2009-2013,” hãng tin này cho hay.

Đại Sứ Phạm Sanh Châu (thứ ba, phải) tại buổi phỏng vấn cho vị trí tổng giám đốc UNESCO ngày 27 Tháng Tư. (Hình: Facebook SanhChau Pham)

Theo BBC, tổng giám đốc hiện tại, bà Irina Bokova sẽ nhượng chức sau khi hoàn thành hai nhiệm kỳ bốn năm vào Tháng Mười Một tới.

Từ khi thành lập cho đến nay, UNESCO đã có 10 tổng giám đốc.

Trong cuộc bầu cử lần thứ 11 nhằm lựa chọn người đứng đầu tổ chức này trong nhiệm kỳ bốn năm (Tháng Mười Một, 2017, đến Tháng Mười Một, 2021), đã có chín ứng cử viên nộp hồ sơ. Tuy nhiên, sau vòng phỏng vấn, hai ứng cử viên của Iraq và Guatemala xin rút.

Thông Tấn Xã Việt Nam cho hay, trong khuôn khổ Khóa Họp Hội Đồng Chấp Hành UNESCO 202 (từ 4 đến 18 Tháng Mười), 58 quốc gia thành viên sẽ bỏ phiếu kín bầu tổng giám đốc UNESCO.

Theo đó, bầu cử bắt đầu vào cuối ngày họp 9 Tháng Mười. Nếu không đạt được đa số quá bán (30/58) các vòng bầu cử sau sẽ diễn ra vào cuối ngày họp tiếp theo.

Tuy nhiên, bầu cử chỉ bỏ phiếu đến vòng thứ 5 để chọn ứng cử viên thắng cuộc. Nếu đến vòng thứ 4 mà chưa có ứng cử viên đạt quá bán thì chỉ hai ứng cử viên có số phiếu cao nhất sẽ được vào vòng 5 – vòng cuối cùng để chọn một người.

Trong trường hợp tại vòng 5 cả hai ứng cử viên có cùng số phiếu thì chủ tịch Hội Đồng Chấp Hành sẽ bốc thăm chọn ứng cử viên duy nhất. Đại Hội Đồng UNESCO sẽ xem xét thông qua ứng cử viên duy nhất được Hội Đồng Chấp Hành UNESCO giới thiệu vào khóa họp Tháng Mười Một, 2017.

Theo BBC, hồi Tháng Tư, báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin về Việt Nam có một ứng cử viên vào vị trí tổng giám đốc UNESCO. Truyền thông trong nước đánh giá cao phần trả lời của ông Phạm Sanh Châu trong phần phỏng vấn ứng tuyển.

Tuy nhiên, phần dự thi của ông được nhiều cư dân mạng chú ý hơn về chuyện có sản phẩm đồ uống của một doanh nghiệp Việt Nam được đặt trên bàn, bên cạnh chai nước mà ban tổ chức đã chuẩn bị sẵn cho các ứng viên.

Theo báo điện tử Dân Trí, ông Châu giải thích rằng ông “muốn giới thiệu cái gì đó của Việt Nam trong phần thi nhưng khó chọn quá.”

“Đầu tiên ông định chọn áo dài truyền thống nhưng không được phép vì ban tổ chức cho rằng nó sẽ tạo ra ấn tượng quá nổi bật. Cuối cùng ông chọn hai chai nước trà xanh và trà thanh nhiệt ông mang theo trong suốt chuyến công tác,” báo Dân Trí viết.

Theo báo Người Lao Động, ông Phạm Sanh Châu hiện là trợ lý bộ trưởng Bộ Ngoại Giao, đặc phái viên của thủ tướng Việt Nam về các vấn đề UNESCO, tổng thư ký Ủy Ban Quốc Gia UNESCO của Việt Nam.

Đại Sứ Phạm Sanh Châu sinh năm 1961 tại Miến Điện. Ông bắt đầu vào ngành ngoại giao từ năm 1983-1984, ông từng giữ cương vị đại sứ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg… Năm 1999-2003, ông là người trẻ tuổi nhất được bổ nhiệm làm đại sứ, trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO, Paris, Pháp. (Q.D.)

Nước ngập đến bàn thờ, dân điện ‘cầu cứu’ Chủ tịch không nhấc máy

Nước ngập đến bàn thờ, dân điện ‘cầu cứu’ Chủ tịch không nhấc máy

Thanh Tra |11/10/2017 

Hàng chục hộ dân ở khu phố Khánh Sơn, TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa bị ngập chìm trong nước sâu, tài sản bị thiệt hại nặng nề, cuộc sống bị cô lập, đảo lộn … Thế nhưng, nhiều lần người dân trực tiếp gọi điện ‘cầu cứu’ Chủ tịch TP Sầm Sơn trợ giúp nhưng ông này không nhấc máy.

 

 

 

 

 

 

 

 

Nuoc ngap den ban tho, dan dien ‘cau cuu’ Chu tich khong nhac may – Anh 1

Nước ngập sâu vào từng nhà, người dân chỉ biết đứng khóc nhìn tài sản bị nhấn chìm. Ảnh: Văn Thanh

TẠI SAO TÔI PHẢI NÓI SỰ THẬT ?

From facebook:  Đôn An Võ‘s post.

Sống dưới một chế độ dựa trên sự lọc lừa và gian xảo thì người ngay chính như anh không có đất sống. Ngay cả bác sĩ, giáo viên mà còn bán cả lương tâm vì đồng tiền thì nói gì đến các nghề khác.
 
Image may contain: 1 person, text

Đôn An VõFollow

TẠI SAO TÔI PHẢI NÓI SỰ THẬT ?

Ai sinh ra trên đời này cũng muốn mình có một việc làm cao quý, được người khác nể trọng. Không ai dại dột đến mức đi nói xấu nghề nghiệp mình đang làm. Nói xấu nghề nghiệp của mình nghĩa là nói xấu bản thân mình.

Việc tôi nói “Luật sư chỉ làm cảnh cho đẹp phiên tòa, để người khác nhìn vào tưởng phiên tòa có dân chủ. Sự thật thì luật sư Việt Nam chỉ có vai trò duy nhất là Cò chạy án, để lừa dân lấy tiền”.

Đây là sự thật phũ phàng mà mọi người sống trong xã hội này đều biết và nhận thấy. Tôi nói ra sự thật này với tấm lòng mong muốn cho nghề luật sư ở Việt Nam được tốt đẹp hơn, để công lý và công bằng đến với mọi người.

Sau khi tôi viết nhiều bài về đề tài luật sư chạy án, đồng nghiệp ở khắp nơi ném đá dữ dội, họ chửi, họ nguyền rủa, họ nói tôi là kẻ phản bội, nói xấu luật sư và bị Đoàn luật sư đưa ra kỷ luật.

Tôi biết trước việc này sẽ xảy ra nhưng phải nói, vì nếu tôi không nói thì lương tâm tôi cắn rứt không chịu được. Nếu tôi bị kỷ luật rút thẻ luật sư thì tôi vẫn không hối hận việc mình đã nói.

Đoàn luật sư phải hiểu rõ nói thật thì khác nói xấu: nói thật là nói ra những điều có thật mọi người đều biết, còn nói xấu là chuyện không nói có !

NHỮNG ĐẠI ÁN

NHỮNG ĐẠI ÁN

Ngày xưa, khi xem phim Tàu, hay có nội dung kể về những đại án, tức là những vụ án nghiêm trọng.  Những vụ đại án này có thể là lịch sử, có thể là hư cấu, nhằm giúp cho hậu thế rút ra những bài học thâm thúy.  Những đại án được kể lại trong phim, vừa cho thấy sự thanh liêm can đảm của một số vị thẩm phán, vừa cho thấy sự tham lam hiểm độc của con người.  Khái niệm về đại án tưởng chỉ có trong những bộ phim cổ, nay xuất hiện trong xã hội của chúng ta.  Báo chí đang thông tin rộng rãi về vụ đại án liên quan đến các lãnh đạo của Ngân hàng Đại dương (Ocean Bank), mà mức thiệt hại lên tới nhiều ngàn tỉ đồng.  Thế mới thấy lòng tham thời nào cũng có.  Con người luôn bị lôi kéo do ma lực của đồng tiền.  Họ tối mắt trước lợi lộc vật chất, táng tận lương tâm và sẵn sàng chiếm đoạt của công một cách bất chính.  Những vụ đại án này để lại hậu quả vô cùng tai hại cho xã hội, làm mất niềm tin của con người vào các tổ chức xã hội.

Những vụ đại án trước hết liên quan đến những “đại quan” của thời đại mới.  Những kẻ tham lam phải hầu tòa toàn là người có chức quyền.  Những người này là ai?  Họ là nguyên Phó thống đốc ngân hàng nhà nước (ông Phạm Thanh Bình), là cựu chủ tịch Hội đồng quản trị một ngân hàng lớn (ông Hà văn Thắm) và một số lớn những quan chức đã có thời “nói mọi người phải nghe và đe mọi người phải sợ.”  Con đường thăng quan tiến chức của họ được nhận định là “thần tốc” hoặc “thần kỳ”, vì có những người đứng đàng sau đỡ đầu.  Một điều nực cười là một số cán bộ được bổ nhiệm “thần tốc” không do khả năng mà là vì “hot girl”, như trường hợp bà Trần Vũ Quỳnh Anh ở Thanh Hóa.  Vì bổng lộc nhiều, nên những người này cũng rộng tay chi tiền để tạo mối quan hệ làm ăn.  Người dân nghe những con số trong vụ án mà ngỡ ngàng, bởi lẽ cán bộ tặng quà cho nhau vài tỉ đồng là chuyện thường tình.  Càng xét xử, vụ án càng phát hiện ra nhiều “vòi bạch tuộc” có liên quan đến nhiều ban ngành.  Một câu hỏi được đặt ra: liệu vụ án này có được xử cách rốt ráo, để người dân tin vào pháp lý nơi công đường?  Bà Trương Thị Minh Thơ, một luật sư trong vụ án, đã quả quyết hồ sơ của vụ án Ocean Bank đã bị đánh tráo (x. báo điện tử Vietstock ngày 29-8-2017).  Người dân nghèo quanh năm vất vả với đồng ruộng hoặc đồng lương còi trong các công ty nghe những con số mà giật mình.  Không biết những người đã nhận tiền của các bị cáo sẽ bị xét xử ra sao?  Liệu tiền bạc thất thoát có được thu hồi về cho công quỹ nhà nước?

Tính nghiêm trọng của những đại án thể hiện qua những “đại số.”  Con số thống kê về tài sản bị thất thoát càng ngày càng lớn.  Những vụ tham nhũng khám phá sau thường nghiêm trọng hơn các vụ tham nhũng trước về mức độ thiệt hại cũng như về cách thức tinh vi.  Số tiền thiệt hại thường được tính bằng ngàn tỉ đồng.  Một câu hỏi được đặt ra: tiền ở đâu ra mà sao người ta giàu có thế?  Trong vụ đại án Ocean Bank, Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn khai đem tiền tỉ đi chăm sóc các khách hàng lớn của Ocean Bank (x. Trang điện tử “Báo mới,” ngày 13-9-2017).  Số tiền vài tỉ người ta cho nhau dễ dàng như cho hộp bánh hộp kẹo.  Số lượng những người có liên quan cũng thuộc loại kỷ lục.  Cũng trên trang điện tử “Báo mới” ngày 14-9, chúng ta đọc thấy: “Đại án Ocean Bank có thể được xem là vụ án kinh tế lớn nhất từ trước tới nay với việc tòa án phải triệu tập hơn 700 đương sự bao gồm những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, các nguyên đơn dân sự, người làm chứng…  Đặc biệt, trong đó có một loạt các doanh nhân “khủng” là Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị, Tổng giám đốc Ocean Bank và nhiều tập đoàn kinh tế lớn như PVN (Tập đoàn dầu khí VN), BSR (Công ty lọc hoá dầu Bình Sơn).”  Chính vì số những người có liên quan đông như vậy, nên việc kiểm tra giấy chứng minh nhân dân theo nguyên tắc của tòa án được thực hiện từ 8 giờ mãi đến 14 giờ mới xong (!).

Những đại án này để lại những “đại họa.”  Lý do các bị cáo phải trình diện trước vành móng ngựa là: lợi dụng chức quyền, làm thiệt hại của nhà nước nhiều tỉ đồng.  Tiền của nhà nước là của dân, là công quỹ, do dân đóng thuế.  Tiền này phải được sử dụng để mang lại ích lợi cho dân, để xây dựng những công trình phúc lợi và giúp người nghèo vùng sâu vùng xa, vùng núi hay người thiểu số.  Tiếc thay, số tiền này đã bị một số “đại quan” thời hiện đại chiếm hữu làm của riêng.  Họ là những nhân tố làm nghèo đất nước.  Trong khi cán bộ giàu có, ăn chơi phung phí thì những em nhỏ vùng cao vẫn thiếu áo mặc, thiếu trường học và thiếu những nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống.  Một trong những “đại họa” đến từ những đại án này là người dân mất niềm tin.  Vì tiền công quỹ không được quản lý tốt, để thất thoát và rơi vào tay một số cá nhân, nên người dân không còn niềm tin vào bộ máy quản lý của chính quyền.  Hậu quả là người dân tìm cách luồn lách để trốn thuế.  Nạn tham nhũng đang làm mất niềm tin, vốn đã mỏng manh, nơi người dân vào hệ thống quản lý xã hội.  Ngày cuối năm 2016, trang điện tử Vietnamnet đã đưa ra một nhận định tổng kết như sau: “10 năm qua, thiệt hại do tham nhũng lên tới gần 60.000 tỉ đồng, nhưng chỉ thu hồi được hơn 4.600 tỉ (chưa được 10%), vậy nhưng nhà nước vẫn chưa có các biện pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng” (x.Vietnamnet 31-12-16).

Nguyên nhân dẫn đến những đại án này là “đại tham”, tức là lòng tham vô đáy của con người.  Khi được trao một nhiệm vụ trong xã hội, nhiều người đã tìm cách lợi dụng công quỹ để làm lợi cá nhân.  Họ như những con đỉa hút máu xã hội để vinh thân phì gia cho mình.  Nói về tham nhũng, một vị lãnh đạo của nhà nước ta đã so sánh những kẻ tham nhũng như lũ chuột đang ngày đêm đục khoét làm nghèo đất nước.  Sau đây là lời của Bà Nguyễn Thị Doan, khi còn làm Phó Chủ tịch nước: “Đến tiền của các cháu dân tộc thiểu số mà hiệu trưởng cùng với một số cán bộ còn biển thủ đến gần 3 tỉ, vừa rồi mới khởi tố.  Cái liều vacxin tiêm cho một cháu, nhưng lại san ra tiêm cho hai cháu ngay tại Hà Nội.  Tôi càng đi càng thấy buồn, ăn của dân không từ một cái gì” (x. Báo Tuổi trẻ Online, 11-9-2013).

“Chớ lấy của người; Chớ tham của người.”  Đó là hai trong mười lệnh truyền của Thiên Chúa, được ghi lại trong luật Giao ước Ngài đã ban cho dân Do Thái qua thủ lãnh Môisen.  Đó cũng là luật Chúa đã ghi khắc trong lương tâm mỗi người.  Lời giáo huấn này cũng được diễn tả trong mọi nền văn hóa.  Người Anh có câu ngạn ngữ: “Kẻ nào tham lam tài sản của người khác thì đáng phải mất tài sản của chính mình.”  Người Trung Hoa thì sâu sắc hơn: “Lòng dục không trừ, thì như con thiêu thân đâm vào lửa, cháy mạng mới thôi; lòng tham không bỏ, thì như con đười ươi thích uống rượu, đổ máu mới thôi.” Người Việt chúng ta thì so sánh: “Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế!”  Chúa Giêsu cảnh báo chúng ta: “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu” (Lc 12,15). Lòng tham của con người vẫn là một cám dỗ mạnh mẽ.  Nó làm cho người ta quên Chúa, quên tha nhân và tìm cách chiếm đoạt bằng mọi giá.  Hy vọng những đại án này là tiếng chuông cảnh tỉnh cho những ai có chức quyền.  Dư luận cũng mong muốn có những vị thẩm phán anh minh, những “bao công” của thời hiện đại, để góp phần trừ gian, ổn định và phát triển đất nước.  Mong thay!

Gm Giuse Vũ Văn Thiên

Hải Phòng, ngày 20 tháng 9 năm 2017 – Nguồn: WHĐGMVN

From: Langthangchieutim

Sống ở Đời…

From facebook:   Rose Nguyen
 

Sống ở Đời…

Tác giả: theo FB Nam Trần

“Hãy sống sao cho thật vui vẻ. Có cơm thì ăn, có bia thì uống, buồn ngủ thì lên giường, có quần áo để mặc, có núi để leo, có biển để ngắm, có internet để chơi Facebook, có xe để đi, có việc để làm, có thêm người bạn đời cùng chung suy nghĩ nữa là … tuyệt vời !“

———————-
Cuộc sống vội vã, kiếp người bé nhỏ, ngoảnh đầu lại đã hết nửa đời người. Thời gian trôi nhanh như bóng câu lướt ngoài cửa sổ. Hôm qua còn vui vầy cùng bè bạn mà hôm nay đã đôi ngả lìa tan. Người cũ lâu không gặp, chuyện cũ lâu không bàn.. Chớp mắt một cái, nhìn quanh mình chẳng còn lại mấy ai. Thời gian không đợi một ai, một sớm soi gương thấy tóc Ta điểm bạc, hồng trần có khác nào cõi mộng vậy thôi…

(Ảnh theo FB Xuân Thủy)

Đôi khi buồn phiền, hãy nghĩ cuộc sống là phép trừ, gặp một lần bớt một lần, còn có gì phải khổ não đây. Không quên ơn người giúp mình, không trách móc người xử tệ với mình, không giữ mãi trong lòng hận thù người khác, tự khắc Ta sẽ thấy cuộc đời sao mà an nhiên, bình lặng đến vậy!

Khi gặp phải chuyện đau buồn, không như ý, hãy nghĩ rằng cuộc sống chính là một lần phải vượt qua. Kiếp người khi đến tay không, ra đi cũng tay không, không mang đến hạt cát mà cũng không mang đi một áng mây nào.

Khi Ta bất mãn, hãy nghĩ đến những người nghèo khổ, kém may mắn hơn Ta, biết đủ mới là hạnh phúc. So với người bệnh, hạnh phúc của Ta là sống khỏe mạnh. So với người đã khuất, hạnh phúc của Ta là còn sống. Người ta muốn sống tốt thì tâm phải đơn giản, phải bớt hồ đồ một chút. 

Khi Ta cảm thấy không vui, hãy tự hỏi rằng mình còn lại bao nhiêu ngày để có thể dằn vặt. Nghĩ kỹ rồi, Ta sẽ không buồn nữa. Khi Ta tức giận hãy nghĩ rằng liệu có cần phải khổ tâm vì một người không đáng hay không, ăn ngon, ngủ ngon, chăm sóc tốt, biết cách tiêu tiền là được rồi. Khi Ta muốn so đo tính toán, hãy nhớ lại rằng con người đến thế gian này là tay không, hà cớ gì phải tính toán thiệt hơn, tại sao không chịu nhường một bước ? Nói nhiều sẽ làm tổn thương người khác, so đo nhiều lại tổn hại tinh thần, vừa hại người lại hại mình, kết quả là hao tâm tổn sức. Một đời người thực ra chỉ cần không làm chuyện phải hổ thẹn với lương tâm, tự tại an nhàn đã là quý lắm rồi !

Hãy sống sao cho thật vui vẻ. Có cơm thì ăn, có bia thì uống, buồn ngủ thì lên giường, có quần áo để mặc, có núi để leo, có biển để ngắm, có internet để chơi Facebook, có xe để đi, có việc để làm, có thêm người bạn đời cùng chung suy nghĩ nữa là … tuyệt vời !

Sống an nhiên vui vẻ mới là tốt nhất, chẳng việc gì phải để ý đến tiền ít tiền nhiều. Sau này già rồi, chết đi ai còn để ý Ta là ăn mày hay là người giàu có? Ai cũng có phiền muộn, hàng ngày đều có buồn phiền, quan trọng nhất là Ta không để ý đến nó, sống vui vẻ thì buồn phiền sẽ tự nhiên tan mất. Phiền não ngày ngày đều có nhưng nếu không tự tay nhặt lên thì người ta đâu phải u sầu nhiều đến vậy? 

“Tài sản quý giá nhất là sức khỏe„

Khi sinh mệnh của con người chấm dứt, đến lúc sự sống không thể cứu vãn được nữa thì tiền tài là gì, danh vọng là chi, tất cả đều vô nghĩa. Truy cầu giàu có khiến người tham lam, biến thành ác quỷ. Trong mắt người sắp từ giã cõi đời, những gì gọi là danh phận, địa vị, tiền bạc, trang sức, mỹ nữ…. đều chỉ là một đống rác mà thôi.

Sức khỏe là số một, không có sức khỏe thì danh tiếng, địa vị, sĩ diện, xa hoa, xe sang, nhà cao cửa rộng… thảy đều là mây bay, gió cuốn, mong manh, hư ảo cả.

Hãy luôn nhớ rằng : chiếc điện thoại thông minh cao cấp, 70% chức năng là không hề dùng tới. Một chiếc xe sang, 70% tốc độ là thừa. Một ngôi biệt thự nguy nga, 70% diện tích là bỏ trống. Hàng loạt chuyện đời, 70% là vô vị, hư không. Một đời nỗ lực kiếm tiền, 70% là để lại cho người khác tiêu. Hãy sống thật đơn giản, tận hưởng cuộc đời, giữ lấy 30% những gì vốn thuộc về mình mới mong thực sự có được hạnh phúc.

Đời người lại như một hiệp đấu. Nửa trước là học hành, quyền lực, chức tước, thành tích, tăng lương tăng chức. Còn nửa sau là huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, ung thư, cô đơn, sầu não. Nửa hiệp đầu là phấn đấu hết mình, nửa hiệp sau là chấp nhận, buông xuôi. Cớ sao kiếp người phải mỏi mệt lắm vậy?

Hãy nhớ không có bệnh cũng phải giữ gìn sức khỏe, không khát cũng phải uống nước, có phiền muộn cũng phải nghĩ cho thông, có lý cũng phải nhường người, có quyền cũng phải thấp giọng, không mệt cũng phải nghỉ ngơi, không giàu cũng phải biết đủ, bận mấy cũng phải luyện tập.

Bởi vì, một bộ quần áo giá $1000, tờ chi phiếu nhỏ có thể chứng minh. Một chiếc xe giá $100 000 hóa đơn có thể chứng minh. Một căn nhà giá $1 000 000 hợp đồng mua bán có thể chứng minh. Nhưng một con người rốt cuộc trị giá bao nhiêu tiền, chỉ sức khỏe mới có thể chứng minh. Hãy nhớ, sức khỏe chính là “giá trị” nhất !

Vì vậy cũng đừng bao giờ mang máy ra tính rằng Ta đã tiêu bao nhiêu tiền cho sức khỏe. Trên đời này Ta nhất định có một món tiền phải tiêu, hoặc là để chăm sóc trước, hoặc là để chữa trị bệnh tình về sau. Lựa chọn món nào là quyền của Ta. Có sức khỏe gọi là tài sản, không có sức khỏe thì chỉ còn là di sản mà thôi.

Chiếc giường đắt nhất trên thế giới chính là giường bệnh. Trên thế giới này có thể có người lái xe thay Ta, kiếm tiền thay Ta… nhưng không có ai mắc bệnh thay Ta được. Đồ mất rồi đều có thể tìm thấy lại nhưng có một thứ mất đi là vĩnh viễn không còn tìm thấy, đó chính là “sinh mệnh„.

KINH MÂN CÔI – LỜI KINH KỲ DIỆU

KINH MÂN CÔI – LỜI KINH KỲ DIỆU

ĐGM Giuse Vũ Duy Thống

Ngày 16 tháng 10 năm 1978, trong lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng sau khi đắc cử Giáo Hoàng, Đức Gioan Phaolô II đã ký thác sứ vụ của ngài cho Đức Mẹ Maria và giới thiệu lại Kinh Mân Côi cho toàn thế giới như là “lời kinh diệu kỳ.”

Sau hai mươi lăm năm, tức là vào dịp mừng Ngân khánh Giáo Hoàng, trong Tông thư “Kinh Mân Côi,” một lần nữa ngài ân cần nhắc lại kỷ niệm xưa mà nay đã trở thành xác tín: Kinh Mân Côi là lời kinh kỳ diệu.  Đơn giản trong hình thức, đơn sơ trong nội dung, nhưng không đơn thuần là một kinh dành cho giới bình dân như có thời người ta nghĩ, nhất là sau Vatican II khi Phụng Vụ tìm lại được vị thế đỉnh cao và trung tâm.

Vâng, Kinh Mân Côi là kinh phổ quát cho hết mọi người, phổ cập cho mọi trình độ và phổ biến trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhưng đâu là nét kỳ diệu của Kinh Mân Côi?

1)      Kinh Mân Côi hệ tại việc gặp gỡ Đức Maria trong tình mẫu tử

Đành rằng lời kinh nào dâng lên Đức Maria cũng là dâng lên trong tình mẫu tử, như được thể hiện qua truyền thống cầu nguyện Việt Nam, nhất là trong lãnh vực ca nguyện.  Cứ thử làm một bảng liệt kê những ca khúc hát dâng Đức Mẹ ắt sẽ rõ.  Nhiều lắm.  Chỉ những ca khúc bắt đầu bằng chữ “Mẹ ơi” từ nốt bậc năm về nốt bậc một không phân biệt trưởng thứ cũng có thể làm thành một cuốn sưu tập không mỏng.  Nhưng vượt lên tất cả, riêng Kinh Mân Côi đã đẩy tình mẫu tử ấy lên một cung bậc diệu kỳ.

Phần đầu Kinh Kính Mừng dựa trên Phúc Âm là lời chào của sứ thần Gabriel phối hợp với lời mừng của bà Êlisabet làm thành lời xưng tụng Đức Maria là Mẹ Chúa Giêsu, Đấng từ trời cao xuống thế làm người.  Phần sau Kinh Kính Mừng là lời xin ơn trợ giúp qua đó tín hữu xưng hô Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.  Và tổng hợp cả hai phần ngắn ngủi đọc lên chỉ trong mười lăm giây đồng hồ là cả một lời kinh kỳ diệu nối kết tâm tình con thảo vào với mầu nhiệm Đức Maria trên đỉnh vị thế là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ con người; Mẹ Chúa Giêsu và Mẹ của mỗi người chúng ta.

Nếu “nải chuối buồng cau, đường mía lau xôi nếp một” là ca dao tình mẹ ngọt ngào trong văn học dân gian Việt Nam, thì Kinh Kính Mừng quả là lời kinh tuyệt diệu ngọt ngào tình mẫu tử thiêng liêng giúp ta gặp được Đức Maria cao xa là Mẹ Chúa Trời, nhưng vẫn cứ luôn gần gũi với người dương thế cho dẫu phận người hôm nay không đẹp đẽ gì, vì xét cho cùng chỉ là kẻ có tội “khi nay và trong giờ lâm tử.”  Chính vì thế Kinh Kính Mừng đã trở thành lời nguyện tắt mọi lúc mọi nơi.

2)      Kinh Mân Côi: Qua Mẹ để tới Chúa Kitô

Thật vậy, hình thức lời kinh trực tiếp dâng lên Đức Mẹ, nhưng nội dung chiêm niệm lại là mầu nhiệm cuộc đời Chúa Giêsu trải ra theo mười lăm ngắm truyền thống Vui Thương Mừng và năm mầu nhiệm sự Sáng do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đề nghị.  Chả thế mà Đức Phaolô VI trong Tông huấn Marialis Cultus đã gọi Kinh Mân Côi là “cuốn Phúc Âm rút gọn”,  rất gọn không còn cách nào gọn hơn được nữa, để có thể ghi vào trong bộ nhớ sống, sẵn sàng bung ra làm việc trên màn hình máy tính cuộc đời.  Từ việc Chúa Giêsu sinh ra trong Máng cỏ đến việc Người biến hình trên Núi Tabor, rồi qua việc Người như bị Chúa Cha ruồng bỏ, để hiện hình sáng tỏ trong mùa Phục Sinh.

Tất nhiên người ta có thể đến với Chúa Giêsu bằng nhiều cách khác nhau như đọc Phúc Âm, rước Thánh Thể, thương giúp người…, nhưng đến với Chúa Giêsu bằng cung cách của Kinh Mân Côi thì quả là độc đáo; không phải là bí tích nhưng hiệu quả dọn đường cho bí tích; không phải là Phụng Vụ nhưng tâm tình rất cận kề Phụng Vụ; và nhất là được cùng với Đức Mẹ trên từng cây số cuộc đời Chúa Giêsu và theo phong cách của Đức Mẹ là “lưu giữ và suy niệm trong lòng”, tức là “khẩu tụng” đều đều lời kinh Đức Mẹ và “tâm suy” dài dài cuộc đời Đấng Cứu Thế.

“Ad Jesum per Mariam” chính là đây, bằng phương thức tụng niệm tức là vừa đọc vừa suy niệm của Kinh Mân Côi.  Đó là kết cấu tinh thần.  Ngay trong kết cấu vật thể của tràng hạt Mân Côi, người ta cũng thấy rõ dụng ý này: năm mươi Kinh Kính Mừng kết thành tràng hạt, nhưng cả tràng hạt chỉ được kết thúc bằng tượng Chúa Giêsu chịu chết treo trên Thánh Giá.  Thật diệu kỳ được Đức Mẹ dẫn tới Chúa Giêsu.

3)      Kinh Mân Côi là phương thế giúp người người vững bước trên đường nên thánh

Khi nêu lên hiệu quả thánh hóa của Kinh Mân Côi trong nhịp sống Giáo Hội, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã không quên gợi lại những chứng tích lịch sử, những khuôn mặt tiền nhiệm, những lời kêu gọi của Đức Mẹ trong những lần hiện ra tại Lộ Đức và Fatima, và nhất là chính kinh nghiệm bản thân gắn bó với chuỗi Mân Côi, ngày xưa còn bé cũng như trong sứ vụ hiện nay, và cách riêng qua biến cố ngài bị ám sát hụt ngày 13 tháng 05 năm 1981 kỷ niệm dịp Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên tại Fatima.  Kinh Mân Côi, như kiểu nói bình dân, chính là vũ khí giúp ta chống lại ba thù “ma quỷ, thế gian, xác thịt”, và là sinh tố tăng cường ba việc “nên thánh, mến Chúa, yêu người.”

Nếu nhân đức là việc tốt lành được tập tành lặp đi lặp lại thành thói quen phản xạ tự nhiên, thì Kinh Mân Côi chính là một bửu bối không thể thiếu được cho người tu thân luyện đức theo gương Đức Mẹ và theo chân Chúa Giêsu từ Máng Cỏ ấp ủ qua Thập Giá, trui rèn tới Nhà Tạm chiêm ngưỡng.  Mỗi một mầu nhiệm xướng lên là một nhân đức khơi gợi để theo lời kinh thả nhẹ và dưới tác động của ơn thánh, lòng người được bớt bất xứng hơn, tạo điều kiện thuận lợi dần dần cho việc nên thánh.

Những nhà thông thái có sách vở chữ nghĩa, những nhà cai trị có sức mạnh quyền hành, những nhà tu trì có bầu khí ổn định làm phương tiện, còn hầu hết chúng ta là những nhà “tu hành” nghĩa là tu thân bằng việc hành đạo như người giáo dân, hay đi tu mà vẫn phải đi tới đi lui, đi xuôi đi ngược ở giữa cuộc đời như các giáo sĩ triều, thì Kinh Mân Côi chính là một hành trang và phương tiện “bỏ túi” (hoặc đeo tay đeo cổ) gọn nhẹ giúp thánh hóa bản thân, gia đình và xã hội.  Theo định nghĩa này, Kinh Mân Côi không khác gì điện thoại di động hòa đời ta vào mạng sự sống thiêng liêng.

Tóm lại, Kinh Mân Côi, đúng như kiểu nói của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, chính là lời kinh diệu kỳ dâng qua Đức Mẹ tới Chúa Giêsu để người đọc được vững bước đi trên đường thánh hóa.  Chúng ta quyết tâm đọc Kinh Mân Côi với nhiều xác tín hơn, để tâm hồn được bình an hơn, và nhất là từng người được nỗ lực sống thánh đức hơn.

ĐGM Giuse Vũ Duy Thống (trích trong “Từng Bước Một Thôi”)

Anh chị Thụ & Mai gởi

ĐỨC THÁNH TRẦN – MỘT TẤM LÒNG SON CHIẾU SỬ XANH

From facebơk: Phan Thị Hồng shared Nguyễn Xuân Diện‘s post 
 
 
Image may contain: 1 person
Nguyễn Xuân Diện

 

ĐỨC THÁNH TRẦN – MỘT TẤM LÒNG SON CHIẾU SỬ XANH

Bài của Lê Phước 
(Nguồn: RFI Việt ngữ)

Tài năng và đức độ của Trần Hưng Đạo đã đi vào thanh sử, được dân chúng bao thế hệ nay tôn thờ gọi ông là “Đức Thánh Trần”. Sử gia Nguyễn Khắc Thuần tóm lược:

“Bởi tấm lòng ấy, bởi tài năng ấy, Trần Hưng Đạo khiến cho muôn đời cảm phục. Vũ Phạm Hàm (từng đỗ tam nguyên thời nhà Nguyễn-LP) đã có đôi câu đối để ở đền thờ Vạn Kiếp rằng:

“Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí
Bạch Đằng vô thủy bất thu thanh”.

Nghĩa là:

Núi Vạn Kiếp chẳng nơi đâu là không có kiếm khí
Sông Bạch Đằng không có ngọn song nào không có hơi vũ khí,

Tức ca ngợi võ ông oanh liệt của Trần Hưng Đạo.

Và tôi đã đọc được những câu đối, kể cả những câu đối của người Trung Quốc đã ca ngợi Trần Hưng Đạo hết lời. Xin chọn một câu làm ví dụ:

“Địa chuyển ngã Việt chủng cư Bắc phương, Âu châu cảnh nội vô Mông kỵ tung hoành thiên vạn lý.

Thiên sinh thử lương tài ư Tống thất, Trung Quốc sử tiền miễn Nguyên triều đô hộ nhất bách thiên”

Nghĩa là: Đất mà hoán chuyển cho người Việt lên ở phương Bắc, thì ngựa Mông Cổ không thể nào tung hoành ngàn vạn dặm đất Châu Âu – Trời mà sinh đấng lương tài này (tức Trần Hưng Đạo-LP) trên đất Tống thì lịch sử Trung Quốc không có chuyện bị Nguyên triều cai trị 100 năm.

Lời ca ngợi như thế là tột đỉnh của sự ca ngợi, và Trần Hưng Đạo xứng đáng nhận được những lời ca ngợi đó, không phải của người đương thời mà là của người hậu thế.

Đến hôm nay, tượng Trần Hưng Đạo được dựng lên ở khắp nơi, đền thờ Trần Hưng Đạo được dựng lên ở khắp nơi, và những bức tượng ấy, đền thờ ấy là kết tinh của sự sự kính trọng của người Việt Nam đối với Trần Hưng Đạo. Tên tuổi của Trần Hưng Đạo còn được dùng để đặt cho nhiều đường phố, trường học và công sở khác. Tên ông còn sống mãi với non sông này, đất nước này”.
———-
Tranh thờ Đức Thánh Trần, đời Nguyễn.

Phó phòng T.Q.H qua Nhật công tác đi ăn cắp ở siêu bị bắt tại trân

From facebook: Thuc Tran
 

Phó phòng T.Q.H qua Nhật công tác đi ăn cắp ở siêu bị bắt tại trân

***********************************************************************

Phương Trạch (Danlambao) – Mấy hôm nay, các báo lề đảng đồng loạt đưa tin: “Phó phòng gặp sự cố ở siêu thị Nhật”. Theo đó: “Thông tin từ Cục An toàn bức xạ nhiệt (Bộ KHCN), một cán bộ của Cục này “gặp sự cố” khi mua hàng trong một siêu thị của Nhật Bản. Cán bộ này sau khi gặp sự cố đã được cảnh sát địa phương của Nhật mời lên làm việc.”

“Sau khi cán bộ này báo cáo, giải trình, cảnh sát địa phương Nhật Bản đã cho cán bộ này về và đang tiếp tục công tác”.

“PGS-TS Nguyễn Tuấn Khải (Cục trưởng Cục An toàn và bức xạ hạt nhân, Bộ KHCN) hôm qua thông tin với báo chí, Cục này đang phối hợp với phía cảnh sát địa phương Nhật Bản để làm rõ thông tin liên quan đối với cán bộ của mình”.

“Ông T.Q.H, hiện là phó phòng một đơn vị của Cục bị giữ lại tại Nhật Bản vì nghi vấn liên quan đến trộm cắp ở một siêu thị của nước này.

Được biết, khi “gặp sự cố”, ông T.Q.H sang Nhật để tham dự một hội thảo”(1).

Điều thú vị là các báo gần như sao chép một nội dung, tuy tựa đề có thay đổi đôi chút cho có chút nét riêng của minh. Nhưng nội dung thì là một. Tất cả đều dùng từ “sự cố” để lấp liếm, che đậy cho hành vi xấu xa của vị Phó phòng này, mà không dám nói thẳng ra là… ăn cắp.

Có thể nói rằng, ở Việt Nam hiện có 845 tờ báo các loại (tính đến đầu năm 2014). Nhưng chỉ có một Tổng Biên tập, đó là Ban Tuyên giáo TƯ, quả không sai.

Điều này làm người ta nhớ lại vụ nhân bản xét nghiệm máu ở BV Đa khoa Hoài Đức năm 2013 vậy. Chỉ với một kết quả xét nghiệm, người ta sáng tạo ra rất nhiều kết quả khác, nhằm “ăn cắp” tiền ngân sách.

Có lẽ từ nay, các nhà làm Từ điển Việt Nam phải thêm một định nghĩa nữa, để bổ sung cho định nghĩa về “sự cố” trước đây.

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Sự cố”(danh từ): Điều bất thường và không hay xả ra trong suốt một quá trình hoạt động nào đó: Máy móc gặp sự cố, có sự cố trên đường đi v.v…”(2).

Có thể gọi đây là Định nghĩa A

Nay cần bổ sung Định nghĩa B: “Sự cố là cán bộ nhà nước, đi nước ngoài, ăn cắp và bị bắt”.

Nói về truyền thống ăn cắp của một số cán bộ nhà nước khi đi nước ngoài, không ai giàu “thành tích” bằng cô Biên tập viên của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) Kiều Trinh. Cô này được dư luận phong hàm ăn cắp đạt đẳng cấp quốc tế. Nhờ tài ăn cắp hai lần ở nước ngoài, mà cô này sau đó đã được ưu ái lên chức Trưởng phòng Văn hóa dân tộc, Ban Thời sự của VTV.

Không biết ở những siêu thị trong nước, “bàn tay sáu ngón” của cô này đã “thi thố” được bao nhiêu lần nữa?

Dân mạng không còn lạ gì Kiều Trinh, là con gái nguyên Uỷ viên trung ương Đảng, Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam Vũ Văn Hiến.

Năm 2001, Kiều Trinh được cử sang Thụy Điển 3 tuần. Ngay tuần đầu, ngày 11-2-2001, cô đã bị cảnh sát thành phố Kalmar bắt vì tội ăn cắp hàng trong siêu thị. Lúc đầu cô nàng chối bai bải, nhưng khi mở băng ghi hình thì phải cúi đầu nhận tội. Cô nàng đã ăn cắp số mỹ phẩm trị giá 400 đô la. Số tiền đó không lớn, nhưng ở Thụy Điển người ta trị ăn cắp, tham nhũng rất nghiêm, nên theo luật Kiều Trinh phải ngồi tù.

Vì Kiều Trinh là con của Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), nên Đại sứ quán Việt Nam ở Thụy Điển phải ra tay. Và sau một tuần bị giam, ngày 16-2-2001, cô nàng được tha, sau khi có giấy của bác sỹ xác nhận nhận Kiều Trinh bị “bệnh tâm thần” từ Việt Nam gửi sang.

Ngày 18-2-2001, Kiều Trinh bị trục xuất về nước. Đón cô ở sân bay, diễn viên điện ảnh Trần Lực đã tặng một cái tát, chấm dứt quan hệ vợ chồng từ đó.

Năm 2006, Kiều Trinh được sang nước Anh công tác. “Bệnh tâm thần” lại tái phát và cô nàng đã thó chiếc máy ảnh kỹ thuật số trong shop. Một lần nữa ông Hiến lại phải cứu con gái bằng việc nhờ Đại sứ quán can thiệp và tờ giấy của bác sỹ chứng nhận bệnh tâm thần lại đưa ra sử dụng!

Năm 2009, Kiều Trinh được kết nạp đảng và được đề bạt làm Trưởng phòng Văn hóa dân tộc, Ban thời sự. Chả trách gì mà một số báo lề đảng ca ngợi cô này là BTB đa tài.

Thật là mỉa mai khi nữ BTV “tài ba” này vẫn đang trực tiếp lên sóng rất nhiều chương trình mang tính nhân văn, triết lý cao cả, để rao giảng về đạo đức cho mọi người(3).

Trở lại vụ ông Phó phòng của Cục An toàn bức xạ nhiệt (Bộ KHCN) đang gặp “sự cố”. Ông này bị cảnh sát Nhật “hỏi thăm” vì bị nghi ăn cắp khi mua hàng trong một siêu thị của Nhật. Được biết, vị cán bộ này cùng đoàn Việt Nam sang Nhật để hội thảo. Hiện cảnh sát Nhật đã thả nhân vật này, nhưng phía Việt Nam nói sẽ “làm rõ” vụ việc với cảnh sát địa phương.

Mặc dù báo chí trong nước chỉ ghi tên tắt nhân vật này là T.Q.H, nhưng vào website của Cục An toàn Bức xạ nhiệt, thuộc Bộ KHCN, thì có tên Thạc sĩ Trần Quốc Hùng, giống như mô tả của báo chí. Đây là chân dung và quá trình công tác của ông Trần Quốc Hùng, Phó trưởng phòng Pháp chế và chính sách của Cục An toàn Bức xạ nhiệt như sau:

Thạc sỹ Trần Quốc Hùng, Phó trưởng phòng Pháp chế và Chính sách. Sinh ngày 18/11/1975. Số điện thoại: 04.32321042 (4).

Xin mời mọi người “chiêm ngưỡng” những hình ảnh vị Phó phòng này đang “trổ tài” tại siêu thị Nhật, đã được trang mạng “Trần Đại Quang.org” ghi lại theo đường dẫn sau đây: (5).

Với việc nở rộ các lò ấp Tiến sỹ như hiện nay tại VN, cứ mỗi ngày sòn sòn cho ra lò vài vị TS, thì có thể sau chuyến công du này về, có thêm tiền để lo lót, chi phí, thì cái bằng TS coi như ông Phó phòng này cầm chắc trong tay. Vậy thì việc cố tình “cầm nhầm” này của ông Trần Quốc Hùng có thể nói là “vì đại nghĩa”. Vì ông này thấy rằng, cái bằng TS của cựu Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh xài bấy lâu nay, bỗng dưng nay bị khui ra là “không đúng quy định”. Vậy muốn bằng cấp “đúng quy đinh” thì phải thêm tiền. Trong xã hội này, cái gì cũng có giá của nó cả.

Xin giới thiệu “chân dung” của ngài phó phòng gặp “sự cố”. “Thân thế và sự nghiệp” của vị này cũng đã được trang “Trần Đại Quang. Org” giới thiệu theo đường dẫn trên (5)…

Có thể nói rằng, ăn cắp đã trở thành truyền thống của hàng ngũ cán bộ hiện nay của nhà nước CSVN. Tất cả mọi ngành từ thấp đến cao đều cố gắng ăn cắp theo từng mức độ và cách thức khác nhau. Những người có chức quyền và địa vị càng cao thì ăn cắp càng lớn. Số tiền chui vào túi họ không phải là dăm ba trăm triệu, mà hàng chục hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn tỷ. Như Trịnh Xuân Thanh hay Đinh La Thăng, Trần Văn Truyền v.v…

Việc ăn cắp cũng rất bài bản và rất “đúng quy trình”. Như Tập đoàn BOT, hàng ngày ăn cắp một cách hợp pháp biết bao mồ hôi xương máu của nhân dân. Những mặt hàng nhà nước nắm độc quyền như điện, xăng dầu…thì họ cần tiền là cứ việc tăng giá vô tội vạ. Người dân biết đó là hình thức ăn cắp trắng trợn mà không làm gì được. Vì xe muốn chạy thì phải đổ xăng. Muốn nấu cơn, bơm nước thì phải dùng đến điện.

Việc nhà nước liên tục tăng các loại thuế, phí là kiểu móc túi theo chủ trương “vặt long vịt mà không cho vịt kêu”, là một “nghệ thuật” ăn cắp rất đẳng cấp thời nhà sản.

Những Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Thị Kim Tiến, Võ Kim Cự v.v… là những kẻ ăn cắp bậc thầy. Tại sao không thấy nhóm đốt lò của phe ông Trọng làm đến nơi đến chốn? Hay là vì vướng số tiền 3.200 tỷ thâm lạm ngân sách của Hà Nội thời ông Trọng còn làm Bí thư, mà đến nay không giải trình được, coi như “để lâu cứt trâu hóa bùn”?

Có người nói rằng, từ “Ăn cắp” là những kẻ nó lấy của người ta nhưng không dám chường mặt ra, chờ người ta sơ hở, mất cảnh giác… Nạn nhân bị mất nhưng không biết hoặc là không bắt được thủ phạm. Còn đây không phải như vậy. Nói ăn cắp là oan cho họ.”

Vậy xin thưa: Có thể dùng từ “móc túi” để nói về những người này được không? Loại không dám “chường mặt ra” chỉ là loại ăn cắp vặt. Còn loại người đường đường chính chính, dùng các “chủ trương, chính sách” để “móc túi” một cách hợp pháp và “đúng quy trình” là loại ăn cắp cao cấp. Loại này còn nguy hiểm gấp ngàn lần loại ăn cắp vặt kia. Chống đối họ có khi còn bị quy chụp tội nọ tội kia, và nhiều khi phải trả giá. Đúng. Nói ăn cắp là oan cho họ. Phải gọi là ăn cướp mới đúng bản chất của sự việc. Vì họ đâu có cần rình mò, ẩn nấp. Mà họ là những người ‘mũ cao áo rộng”, hành động giữa “thanh thiên bạch nhật”, mà không ai dám động đến họ.

Tục ngữ VN có câu:

“Chân mình lấm cứt tèm lem

Lại cầm bó đuốc soi xem chân người”…

Quả là rất đúng với ngài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện nay.

Và ai dám chắc những tập đoàn lớn đã và đang ăn cắp hàng ngàn tỷ kia qua hàng chục công trình đang “đắp chiếu” trên khắp đất nước hiện nay, không có “dấu vân tay” của ngài Tổng Bí thư?

9/10/2017

Image may contain: 1 person, standing and text
 
LikeShow more reactions

Comment

BIẾT ƠN

BIẾT ƠN

Huỳnh Huệ dịch

Một thanh niên học tập xuất sắc đến xin ứng tuyển vào một chức vụ quản lý ở một công ty lớn.

Anh ta qua được vòng phỏng vấn thứ nhất; vào vòng 2 giám đốc công ty  sẽ phỏng vấn anh ta và là người quyết định.  Qua lý lịch của người thanh niên, vị giám đốc biết được thành tích học tập ưu tú  của anh ta, từ bậc trung học đến sau đại học, chưa từng có một năm nào kết quả không đạt xuất sắc.

Người giám đốc hỏi:

– Khi đi học ở trường, cậu  có được học bổng nào không?

Cậu thanh niên trả lời  không

Ông ta hỏi tiếp: “Vậy là cha của cậu trả học phí cho cậu phải không?”

Cậu ta đáp:  “Cha tôi mất năm tôi mới  lên một; chính mẹ tôi là người trang trải tiền học cho tôi.”

– Mẹ cậu làm việc ở đâu?

– Mẹ tôi làm nghề giặt quần áo.

Ông ta bảo cậu cho ông xem tay của cậu. Chàng thanh niên đưa ra 2 bàn tay trắng trẻo mịn màng.

Người giám đốc lại hỏi : “ Cậu có bao giờ giúp mẹ giặt quần áo không?

Cậu ta trả lời : “ Không thưa ông, Mẹ tôi chỉ muốn tôi đọc nhiều sách và lo học. Với lại mẹ tôi có thể giặt đồ nhanh hơn tôi.

– Tôi có 1 yêu cầu. Hôm nay cậu đi về gặp mẹ và rửa tay cho bà , sáng mai quay lại đây gặp tôi.

Người thanh niên thấy  có nhiều  khả năng được tuyển dụng nên về đến nhà  cậu vui vẻ bảo mẹ để cậu rửa tay cho bà. Bà mẹ tuy thấy đề nghị của con rất lạ kỳ nhưng  bà  cảm động và hạnh phúc để cho con trai rửa tay cho mình.

Trong khi cậu chậm rãi  rửa 2 bàn tay của mẹ, nước mắt cậu tuôn ra. Đó là lần đầu tiên trong đời cậu nhận thấy đôi bàn tay của mẹ đầy những vết nhăn, vết sẹo thâm đen. Một số chỗ bầm tím mới khiến bà đau và rùng mình khi  cậu rửa tay của bà trong nước.

Đó cũng chính là lần đầu trong đời cậu nhận ra chính dôi tay của mẹ đã giặt bao nhiêu là đống quần áo để có tiền đóng học phí cho mình. Những vết sẹo, chỗ bầm trên  hai bàn tay mẹ,  những nỗi nhọc nhằn, vất vả là cái giá mẹ phải trả cho cậu được học hành xuất sắc, tốt nghiệp  ra trường và cả tương lai của cậu.

Sau khi rửa tay cho mẹ, cậu lặng lẽ giặt hết đống quần áo còn lại.  Đêm đó hai mẹ con nói chuyện rất lâu.  Sáng hôm sau, cậu thanh niên trở lại văn phòng của vị giám đốc.

Người giám đốc thấy đôi mắt rướm lệ của cậu đã hỏi :

– Cậu  nói xem ngày hôm qua ở nhà cậu đã làm gì và học được điều gì?

Cậu trả lời :

–  Tôi đã rửa tay cho mẹ và đã giặt nốt số quần áo còn lại

–  Hãy cho tôi biết  cảm tưởng của cậu.

–  Một là, bây giờ tôi đã hiểu thế nào là biết ơn. Nếu không có mẹ, tôi dã không được học hành như hôm nay. Hai là, nhờ cùng làm việc giúp mẹ, đến bây giờ tôi mới biết làm được một việc gì đều gian khó, vất vả. Ba là tôi đã nhận biết giá trịvà tầm quan trọng của quan hệ  trong gia đình, với người thân.

Người giám đốc nói: Đó là những điều mà tôi muốn người quản lý của tôi phải có. Tôi muốn tuyển dụng một người biết ơn người khác giúp đỡ, một người  thấu hiểu những chịu đựng hy sinh của người khác để hoàn thành công việc, và một người sẽkhông xem tiền là mục tiêu duy nhất trong đời. Cậu đã trúng tuyển vào chức vụ này.

Sau này, chàng thanh niên làm việc rất miệt mài và được cấp dưới kính trọng. Nhân viên của cậu cũng làm việc cần mẫn và là một nhóm đoàn kết tốt. Công việc kinh doanh của công ty tiến triển rất tốt.

Một đứa trẻ quen được che chở và nhận được mọi thứ nó muốn, sẽ phát triển tính cách “muốn là được”, sẽ thành đứa trẻ ích kỷ xem mình là số 1, và không đếm xỉa gì đến nỗ lực của cha mẹ.

Khi lớn lên đi làm việc, người này sẽ cho rằng ai cũng phải nghe theo lời mình. Khi thành quản lý, anh ta sẽ chẳng bao giờbiết được những cố gắng, vất vả của nhân viên và sẽ luôn đổ lỗi cho người khác. Với loại người này, họ có thể học giỏi, có thể một thời thành đạt, nhưng cuối cùng vẫn không thấy hài lòng, thỏa mãn. Họ sẽ càu nhàu, trong lòng luôn bực bội, tức tối  và lao vào chiến đấu tranh giành để có nhiều hơn. Nếu chúng ta là những bố mẹ luôn bao bọc con mình, liệu chúng ta có đang thực sự thể hiện yêu thương con đúng cách, hay là  ta đang làm hại con cái?

Bạn có thể cho con cái sống trong một ngôi nhà to, ăn ngon, học đàn piano, xem TV màn hình rộng. Nhưng khi bạn cắt cỏ, hãy để cho chúng cùng làm và trải nghiệm.. Sau bữa ăn, cứ để chúng rửa bát với nhau. Làm như vậy không phải vì bạn không có tiền thuê người giúp việc, mà là vì bạn yêu thương con cái một cách đúng đắn. Bạn muốn chúng hiểu rằng dù cha mẹ có giàu đến đâu, một ngày kia cha mẹ cũng yếu già như mẹ của cậu thanh niên trong câu chuyện kể trên.

Điều quan trọng nhất là con cái của bạn học biết ơn , biết trân trọng những nỗ lực và có thể trải nghiệm những khó khăn và học được kỹ năng hợp tác với người khác để hoàn thành công việc.Con cái cũng phải biết trân quý, biết ơn những gì cha mẹ đã làm và yêu cha mẹ.

Có lẽ bạn sẽ chuyển tiếp thư này đến nhiều người. Biết đâu câu chuyện này có thể thay đổi số phận của ai đó.

From anh chị Thụ & Mai

Phó phòng gặp “sự cố” hay ăn cắp?

Phó phòng gặp “sự cố” hay ăn cắp?

 
Phương Trạch (Danlambao) – Mấy hôm nay, các báo lề đảng đồng loạt đưa tin: “Phó phòng gặp sự cố ở siêu thị Nhật”. Theo đó: “Thông tin từ Cục An toàn bức xạ nhiệt (Bộ KHCN), một cán bộ của Cục này “gặp sự cố” khi mua hàng trong một siêu thị của Nhật Bản. Cán bộ này sau khi gặp sự cố đã được cảnh sát địa phương của Nhật mời lên làm việc.”
 
“Sau khi cán bộ này báo cáo, giải trình, cảnh sát địa phương Nhật Bản đã cho cán bộ này về và đang tiếp tục công tác”.
 
“PGS-TS Nguyễn Tuấn Khải (Cục trưởng Cục An toàn và bức xạ hạt nhân, Bộ KHCN) hôm qua thông tin với báo chí, Cục này đang phối hợp với phía cảnh sát địa phương Nhật Bản để làm rõ thông tin liên quan đối với cán bộ của mình”.
“Ông T.Q.H, hiện là phó phòng một đơn vị của Cục bị giữ lại tại Nhật Bản vì nghi vấn liên quan đến trộm cắp ở một siêu thị của nước này.
 
Được biết, khi “gặp sự cố”, ông T.Q.H sang Nhật để tham dự một hội thảo”(1).
Điều thú vị là các báo gần như sao chép một nội dung, tuy tựa đề có thay đổi đôi chút cho có chút nét riêng của minh. Nhưng nội dung thì là một. Tất cả đều dùng từ “sự cố” để lấp liếm, che đậy cho hành vi xấu xa của vị Phó phòng này, mà không dám nói thẳng ra là… ăn cắp.
Có thể nói rằng, ở Việt Nam hiện có 845 tờ báo các loại (tính đến đầu năm 2014). Nhưng chỉ có một Tổng Biên tập, đó là Ban Tuyên giáo TƯ, quả không sai.
Điều này làm người ta nhớ lại vụ nhân bản xét nghiệm máu ở BV Đa khoa Hoài Đức năm 2013 vậy. Chỉ với một kết quả xét nghiệm, người ta sáng tạo ra rất nhiều kết quả khác, nhằm “ăn cắp” tiền ngân sách.
Có lẽ từ nay, các nhà làm Từ điển Việt Nam phải thêm một định nghĩa nữa, để bổ sung cho định nghĩa về “sự cố” trước đây.
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Sự cố”(danh từ): Điều bất thường và không hay xả ra trong suốt một quá trình hoạt động nào đó: Máy móc gặp sự cố, có sự cố trên đường đi v.v…”(2).
Có thể gọi đây là Định nghĩa A
Nay cần bổ sung Định nghĩa B: “Sự cố là cán bộ nhà nước, đi nước ngoài, ăn cắp và bị bắt”.
Nói về truyền thống ăn cắp của một số cán bộ nhà nước khi đi nước ngoài, không ai giàu “thành tích” bằng cô Biên tập viên của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) Kiều Trinh. Cô này được dư luận phong hàm ăn cắp đạt đẳng cấp quốc tế. Nhờ tài ăn cắp hai lần ở nước ngoài, mà cô này sau đó đã được ưu ái lên chức Trưởng phòng Văn hóa dân tộc, Ban Thời sự của VTV.
Không biết ở những siêu thị trong nước, “bàn tay sáu ngón” của cô này đã “thi thố” được bao nhiêu lần nữa?
Dân mạng không còn lạ gì Kiều Trinh, là con gái nguyên Uỷ viên trung ương Đảng, Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam Vũ Văn Hiến.
Năm 2001, Kiều Trinh được cử sang Thụy Điển 3 tuần. Ngay tuần đầu, ngày 11-2-2001, cô đã bị cảnh sát thành phố Kalmar bắt vì tội ăn cắp hàng trong siêu thị. Lúc đầu cô nàng chối bai bải, nhưng khi mở băng ghi hình thì phải cúi đầu nhận tội. Cô nàng đã ăn cắp số mỹ phẩm trị giá 400 đô la. Số tiền đó không lớn, nhưng ở Thụy Điển người ta trị ăn cắp, tham nhũng rất nghiêm, nên theo luật Kiều Trinh phải ngồi tù.
Vì Kiều Trinh là con của Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), nên Đại sứ quán Việt Nam ở Thụy Điển phải ra tay. Và sau một tuần bị giam, ngày 16-2-2001, cô nàng được tha, sau khi có giấy của bác sỹ xác nhận nhận Kiều Trinh bị “bệnh tâm thần” từ Việt Nam gửi sang.
Ngày 18-2-2001, Kiều Trinh bị trục xuất về nước. Đón cô ở sân bay, diễn viên điện ảnh Trần Lực đã tặng một cái tát, chấm dứt quan hệ vợ chồng từ đó.
Năm 2006, Kiều Trinh được sang nước Anh công tác. “Bệnh tâm thần” lại tái phát và cô nàng đã thó chiếc máy ảnh kỹ thuật số trong shop. Một lần nữa ông Hiến lại phải cứu con gái bằng việc nhờ Đại sứ quán can thiệp và tờ giấy của bác sỹ chứng nhận bệnh tâm thần lại đưa ra sử dụng!
Năm 2009, Kiều Trinh được kết nạp đảng và được đề bạt làm Trưởng phòng Văn hóa dân tộc, Ban thời sự. Chả trách gì mà một số báo lề đảng ca ngợi cô này là BTB đa tài.
Thật là mỉa mai khi nữ BTV “tài ba” này vẫn đang trực tiếp lên sóng rất nhiều chương trình mang tính nhân văn, triết lý cao cả, để rao giảng về đạo đức cho mọi người(3). 
Trở lại vụ ông Phó phòng của Cục An toàn bức xạ nhiệt (Bộ KHCN) đang gặp “sự cố”. Ông này bị cảnh sát Nhật “hỏi thăm” vì bị nghi ăn cắp khi mua hàng trong một siêu thị của Nhật. Được biết, vị cán bộ này cùng đoàn Việt Nam sang Nhật để hội thảo. Hiện cảnh sát Nhật đã thả nhân vật này, nhưng phía Việt Nam nói sẽ “làm rõ” vụ việc với cảnh sát địa phương.
Mặc dù báo chí trong nước chỉ ghi tên tắt nhân vật này là T.Q.H, nhưng vào website của Cục An toàn Bức xạ nhiệt, thuộc Bộ KHCN, thì có tên Thạc sĩ Trần Quốc Hùng, giống như mô tả của báo chí. Đây là chân dung và quá trình công tác của ông Trần Quốc Hùng, Phó trưởng phòng Pháp chế và chính sách của Cục An toàn Bức xạ nhiệt như sau:
Thạc sỹ Trần Quốc Hùng, Phó trưởng phòng Pháp chế và Chính sách. Sinh ngày 18/11/1975. Số điện thoại: 04.32321042 (4).
Xin mời mọi người “chiêm ngưỡng” những hình ảnh vị Phó phòng này đang “trổ tài” tại siêu thị Nhật, đã được trang mạng “Trần Đại Quang.org” ghi lại theo đường dẫn sau đây: (5).
Với việc nở rộ các lò ấp Tiến sỹ như hiện nay tại VN, cứ mỗi ngày sòn sòn cho ra lò vài vị TS, thì có thể sau chuyến công du này về, có thêm tiền để lo lót, chi phí, thì cái bằng TS coi như ông Phó phòng này cầm chắc trong tay. Vậy thì việc cố tình “cầm nhầm” này của ông Trần Quốc Hùng có thể nói là “vì đại nghĩa”. Vì ông này thấy rằng, cái bằng TS của cựu Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh xài bấy lâu nay, bỗng dưng nay bị khui ra là “không đúng quy định”. Vậy muốn bằng cấp “đúng quy đinh” thì phải thêm tiền. Trong xã hội này, cái gì cũng có giá của nó cả.
Xin giới thiệu “chân dung” của ngài phó phòng gặp “sự cố”. “Thân thế và sự nghiệp” của vị này cũng đã được trang “Trần Đại Quang. Org” giới thiệu theo đường dẫn trên (5)…
Có thể nói rằng, ăn cắp đã trở thành truyền thống của hàng ngũ cán bộ hiện nay của nhà nước CSVN. Tất cả mọi ngành từ thấp đến cao đều cố gắng ăn cắp theo từng mức độ và cách thức khác nhau. Những người có chức quyền và địa vị càng cao thì ăn cắp càng lớn. Số tiền chui vào túi họ không phải là dăm ba trăm triệu, mà hàng chục hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn tỷ. Như Trịnh Xuân Thanh hay Đinh La Thăng, Trần Văn Truyền v.v…
Việc ăn cắp cũng rất bài bản và rất “đúng quy trình”. Như Tập đoàn BOT, hàng ngày ăn cắp một cách hợp pháp biết bao mồ hôi xương máu của nhân dân. Những mặt hàng nhà nước nắm độc quyền như điện, xăng dầu…thì họ cần tiền là cứ việc tăng giá vô tội vạ. Người dân biết đó là hình thức ăn cắp trắng trợn mà không làm gì được. Vì xe muốn chạy thì phải đổ xăng. Muốn nấu cơn, bơm nước thì phải dùng đến điện.
Việc nhà nước liên tục tăng các loại thuế, phí là kiểu móc túi theo chủ trương “vặt long vịt mà không cho vịt kêu”, là một “nghệ thuật” ăn cắp rất đẳng cấp thời nhà sản.
Những Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Thị Kim Tiến, Võ Kim Cự v.v… là những kẻ ăn cắp bậc thầy. Tại sao không thấy nhóm đốt lò của phe ông Trọng làm đến nơi đến chốn? Hay là vì vướng số tiền 3.200 tỷ thâm lạm ngân sách của Hà Nội thời ông Trọng còn làm Bí thư, mà đến nay không giải trình được, coi như “để lâu cứt trâu hóa bùn”?
Có người nói rằng, từ “Ăn cắp” là những kẻ nó lấy của người ta nhưng không dám chường mặt ra, chờ người ta sơ hở, mất cảnh giác… Nạn nhân bị mất nhưng không biết hoặc là không bắt được thủ phạm. Còn đây không phải như vậy. Nói ăn cắp là oan cho họ.”
Vậy xin thưa: Có thể dùng từ “móc túi” để nói về những người này được không? Loại không dám “chường mặt ra” chỉ là loại ăn cắp vặt. Còn loại người đường đường chính chính, dùng các “chủ trương, chính sách” để “móc túi” một cách hợp pháp và “đúng quy trình” là loại ăn cắp cao cấp. Loại này còn nguy hiểm gấp ngàn lần loại ăn cắp vặt kia. Chống đối họ có khi còn bị quy chụp tội nọ tội kia, và nhiều khi phải trả giá. Đúng. Nói ăn cắp là oan cho họ. Phải gọi là ăn cướp mới đúng bản chất của sự việc. Vì họ đâu có cần rình mò, ẩn nấp. Mà họ là những người ‘mũ cao áo rộng”, hành động giữa “thanh thiên bạch nhật”, mà không ai dám động đến họ.
Tục ngữ VN có câu:
 
“Chân mình lấm cứt tèm lem
Lại cầm bó đuốc soi xem chân người”…
Quả là rất đúng với ngài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện nay.
Và ai dám chắc những tập đoàn lớn đã và đang ăn cắp hàng ngàn tỷ kia qua hàng chục công trình đang “đắp chiếu” trên khắp đất nước hiện nay, không có “dấu vân tay” của ngài Tổng Bí thư?
9/10/2017

Đằng sau thảm kịch gia đình: Chồng đâm, chém chết mẹ vợ và vợ ở Houston

Đằng sau thảm kịch gia đình: Chồng đâm, chém chết mẹ vợ và vợ ở Houston

Ngọc Lan/Người Việt

Phát Lê, 47 tuổi, người đâm mẹ vợ và chém vợ đến chết vì những uất hận bị dồn nén (Hình: ABC13)

Sổ tay phóng viên

HOUSTON, Taxas (NV) – Cách đây 6 năm, sự kiện một người đàn ông gốc Việt ở Dallas tiểu bang Texas, ngay trong tiệc sinh nhật của con trai mình, dùng súng bắn chết vợ cùng 4 người em vợ, sau đó quay súng tự sát, được xem là vụ án chấn động không chỉ trong cộng đồng người Việt tại đây mà cả người dân Mỹ.

Cách đây hơn 3 tuần, một thảm kịch gia đình khác ở Houston, cũng tiểu bang Texas, lại xảy ra khi người chồng đâm mẹ vợ, chém vợ đến chết, lại một lần nữa làm dấy lên những câu hỏi, những hoang mang: điều gì đưa người ta đến những hành động kinh khủng như thế khi xung đột dẫn đến án mạng không chỉ xảy ra với người phối ngẫu, mà ghê gớm hơn, là sự kéo theo của những người thân khác trong gia đình, từ cha mẹ đến anh chị em ruột?

Câu chuyện dưới đây từ góc nhìn của ông Tài Lê (49 tuổi), anh trai của Phát Lê (47 tuổi), hung thủ giết vợ, cô Thanh Nguyễn và mẹ vợ, bà Đẹp Nguyễn, vừa rồi ở Houston. Cái nhìn của ông Tài Lê dẫu có phiến diện, một chiều, nhưng phần nào cũng là một bài học đáng giá để tất cả mọi người suy ngẫm.

***

Có thể bắt đầu câu chuyện ngay trong ngày xảy ra án mạng, Thứ Tư, ngày 13 Tháng Chín, 2017, tại khu chung cư trên dãy phố 6100 đường West Mount Houston Road, khu vực phía Bắc thành phố.

“Hôm đó tôi nghỉ làm để sửa lại mái nhà bị hư sau trận bão Harvey, rồi qua nhà người bạn chơi. Khoảng 6-7 giờ chiều Phát chở hai đứa con gái 11 tuổi và 9 tuổi xuống kiếm tôi không thấy nên gửi hai đứa nhỏ lại cho con gái tôi, rồi đi đâu không biết. Đến hơn 8 giờ, không thấy Phát đón hai đứa nhỏ về, tôi gọi điện cho Phát nhiều lần không thấy trả lời. Gọi cho vợ Phát cũng không thấy trả lời. Nghĩ không biết vợ chồng Phát có cãi lộn gì không nên tôi cùng vợ tôi và người dì chạy lên nhà Phát,” ông Tài Lê nhớ lại.

Theo lời ông Tài, người mà Phát thường tâm sự nhiều nhất, thì nhà em trai ông cách nơi ông ở khoảng 20 phút lái xe.

Khi đến nơi, gõ cửa không ai mở, ông Tài cầm nắm tay cửa vặn thử thì thấy cửa không khóa.

Cô Thanh Nguyễn (trái) và bà Đẹp Nguyễn, vợ cũ và má vợ của Phát Lê (Hình: Facebook Andy Nguyen)

Trong khi vợ và người dì đứng bên ngoài, ông Tài bước vào căn nhà tối thui, và “vừa đi vừa tìm công tắc đèn mở lên vừa kêu ‘dì Sáu ơi,’ “Trúc ơi” (tên của mẹ vợ và vợ Phát) nhưng không nghe tiếng ai trả lời.

“Đi đến phòng cuối cùng là phòng dì Sáu cũng không thấy ai, tôi vừa quay đầu định đi ra thì thấy có cái mền cuốn lại ở kế bên giường của dì Sáu. Tưởng cái mền dì Sáu bị rớt nên tôi bước vô phòng định lượm để lên giường,” ông Tài kể. “Nhưng khi tôi vừa nắm vô cái mền thì đụng phải cái gì cứng cứng. Tôi rờ rờ thấy giống cái đầu người, tôi nghĩ ngay trong đầu ‘dì Sáu bị ai giết,’ thế là tôi vụt chạy ra ngoài la lên rồi gọi cảnh sát tới.”

Ngay lúc ông Tài chạy ra gọi cảnh sát, thì cũng là lúc có hai người làm cùng tiệm nail với vợ Phát cũng xuất hiện. Hai người này cho ông Tài biết rằng trưa hôm đó, trong khi Trúc đang làm ở tiệm thì có ai đó gọi điện thoại, rồi Trúc nói phải chạy về nhà, đến chiều tối cũng không thấy quay trở lại tiệm nên họ đến xem thử có chuyện gì không.

Tại thời điểm ấy, không ai liên lạc được với Trúc và Phát.

Sau khi cảnh sát vào lục soát, kiểm tra và lấy lời khai của Tài, họ cho ông biết thêm rằng, ngoài xác mà ông Tài phát giác trong phòng má vợ của Phát, còn có một xác phụ nữ khác ở đằng sau chiếc sofa nơi phòng khách.

Vì là người đầu tiên có mặt tại hiện trường, ông Tài bị đưa về sở cảnh sát để điều tra.

“Đến 4 giờ sáng tôi mới được họ thả cho về, sau khi bắt thử máu, lấy dấu vân tay, và lời khai. Vợ tôi đi đón tôi và cho biết Phát đã gọi cho dì tôi nói rằng Phát chính là người giết Trúc và dì Sáu,” ông Tài tiếp tục câu chuyện. “Phát nói với dì tôi là nó rất buồn ngủ. Hãy để cho nó được ngủ một giấc rồi khi thức dậy sẽ đi đầu thú.”

Khi về đến nhà, ông Tài nhìn thấy xe Phát đậu trong parking khu nhà ông ở. Bên trong xe, Phát đang ngủ say sưa, “em tôi vẫn thường hay ngủ trong xe như vậy kể từ khi má vợ nó sang.”

“Tôi để em tôi ngủ thêm một chút, tôi biết nó thiếu ngủ trong suốt thời gian dài. Đến hơn 6 giờ sáng, tôi gọi điện thoại kêu cảnh sát đến,” ông Tài nói.

Quay ngược quá khứ

Tài và Phát là những người con lai Philippines. “Ngay trước 30 Tháng Tư, 75, má tôi dẫn hai chị tôi đi nước ngoài chơi, rồi bị kẹt lại bên đó. Chính vì vậy, khi biến cố 30 Tháng Tư xảy ra, anh em tôi bỗng trở thành những đứa không cha không mẹ. Tụi tôi ở với người dì ở khu Ngã ba Ông Tạ, không được học hành, sống như những đứa trẻ bụi đời, đi ‘móc bịch’ lượm ve chai kiếm sống,” anh trai của hung thủ kể.

‘Đến giờ anh em tôi đều mù chữ, nhất là Phát, nó hoàn toàn không biết chữ, tiếng Việt cũng như tiếng Anh.”

Bà Đẹp Nguyễn, còn gọi là dì Sáu Kiểu, má vợ của Phát, cũng là người cùng xóm, là người thu hàng phế liệu giàu nổi tiếng ở khu Ông Tạ thời đó.

Năm 1995, Phát, khi đó còn độc thân, được mẹ bảo lãnh sang Mỹ. Tài có vợ con thì sang Mỹ cuối năm 1996.

Sau vài tháng sống cùng người em gái ở California, Phát được người quen giới thiệu đi làm cho “hãng heo” ở Iowa.

Khi Tài qua Mỹ, kiếm được việc làm ở hãng bò ở North Texas thì rủ Phát qua làm chung cho có anh có em, có lúc Phát ở chung nhà với vợ chồng Tài.

Theo lời ông Tài, “Qua Mỹ làm được bao nhiêu tiền Phát cứ gửi hết về Việt Nam để lo cho bà dì, từ con đến cháu. Nó không biết lo cho bản thân nó, đến xe tôi cũng phải đưa xe tôi cho nó đi.”

“Khoảng năm 2003-2004 gì đó, Phát về Việt Nam chơi. Khi đó dì tôi nói dì Sáu còn đứa con gái út chưa có chồng, là Trúc (tên giấy tờ là Thanh Nguyễn). Dì muốn Phát làm quen cưới mang qua Mỹ để nó có cơ hội giúp đỡ gia đình, vì khi đó dì Sáu làm ăn thất bại, suy sụp lắm rồi,” ông Tài kể.

Sau đó đám cưới của Phát và Trúc (Thanh Nguyễn) diễn ra. Trúc có bầu trước khi Phát trở sang Mỹ, và dọn qua sống trong nhà người dì của Phát ở Sài Gòn.

Trở về Mỹ, Phát lo đi làm kiếm tiền để làm thủ tục bảo lãnh vợ con sang, nên không quay trở lại Việt Nam thêm lần nào nữa.

Năm 2007, theo lời ông Tài, vợ Phát sang Mỹ định cư, mang theo cô con gái nhỏ, và… “một cái bầu hai tháng rưỡi.”

“Mặc dù biết chắc đó không phải là con của mình, nhưng Phát vẫn chấp nhận, và thương đứa nhỏ đó rất nhiều,” ông Tài nói.

Ông Tài nhận xét, “vợ chồng Phát sống chung với nhau cũng hạnh phúc lắm, Phát đi làm hãng, Trúc làm nail, cho đến khi má vợ của Phát sang định cư năm 2015, và sống chung trong căn nhà mà Phát mướn ở từ cả chục năm qua cho đến ngày gây án.”

Lời hứa, tiếng chửi và tờ đơn ly dị

“Tôi nghĩ em tôi bị vướng vào một lời hứa khi ra đón vợ nó ở sân bay. Đại loại Phát có nói với vợ là ’em qua đây làm thì cứ lấy tiền đó lo cho gia đình em, còn mọi chuyện bên đây anh lo hết,’ và Phát giữ đúng lời nói đó, tiền nhà cửa, chợ búa, học hành con cái… tất cả Phát đều lo, còn vợ đi làm bao nhiêu cứ giữ và gửi về Việt Nam, Phát không có để ý tới,” ông Tài kể tiếp.

Đến khi má vợ Phát sang thì Phát bị thất nghiệp. Thế nhưng “vợ và má vợ Phát cứ vin vào câu nói hồi đó của em tôi mà hạnh họe nó hoài.”

Ông cho biết, “Từ khi má vợ Phát sang Mỹ vào năm 2015 đến nay, sống chung một nhà, là hai vợ chồng Phát bắt đầu lấn cấn hoài. Cách đây một năm rưỡi, Phát bị thất nghiệp, nhưng mỗi tháng Phát phải chạy đến tôi, xin anh, xin em, xin cháu, xin dì cho nó tiền để trả tiền nhà. Hỏi tại sao vợ không đóng thì Phát nói nó hứa lo từ hồi nào giờ rồi, giờ không lo được thì vợ chửi, má vợ chửi.”

“Tôi cho Phát tiền đóng tiền xe, tiền nhà cũng 5-6 tháng liền chứ không ít. Rồi em tôi kiếm có việc, làm được ít lâu rồi lại mất việc, cứ hoài như vậy,” người anh nói.

Cũng theo ông Tài, “hơn một năm nay Phát tiều tụy vì không ăn không uống được. Công việc thì kiếm được vài bữa lại thất nghiệp, nhảy qua hãng khác, cứ vậy hoài. Từ ngày má vợ sang, Phát không được ăn uống, ngủ nghê ngon giấc. Vì nhà có hai phòng, má vợ chiếm một phòng, vợ và con Phát ở một phòng. Phát ra sofa ngoài phòng khách ngủ. Mà má vợ tối ngày cứ ra phòng khách mở TV coi. Phát nói bả không được. Tôi và cả dì tôi sang nói nhiều lần cũng không ăn thua gì.”

Ông kể thêm, “Tôi đi làm ca từ 4 giờ chiều đến 4 giờ sáng. Phát làm ca từ 6 giờ chiều đến 6 giờ sáng. Nhưng khi tôi đi làm thì đã thấy Phát đậu xe ở parking lot rồi, hỏi sao đi sớm vậy, thì Phát nói đến đó nằm ngủ chứ ở nhà không ngủ được vì má vợ cứ kiếm chuyện chửi hoài. Phát ở nhà tôi, ở nhà dì tôi nhiều hơn ở nhà nó. Có khi nó ngủ trong nhà dì, có khi nó ngủ ngoài xe.”

“Nó bị ức chế riết rồi đâm ra con người nó cũng bị gì đó,” ông Tài phán đoán.

Không chỉ vậy, theo ông Tài, có lẽ do biết nhau từ ngày Phát còn là “một thằng bụi đời, đi móc bịch, lượm ve chai,” lại thêm nhìn thấy con rể thất nghiệp nên má vợ Phát tỏ vẻ khinh miệt không cần che giấu.

“Nó xuống nhà kể tôi nghe là má vợ nó cứ chửi nó hoài. Bả nói ‘may là mày ở Mỹ về mới cưới được con tao, chứ mày mà ở Việt Nam thì không xách dép được cho con tao đâu,” người anh kể lại bằng giọng cay đắng.

Khoảng cuối năm 2016 vợ Phát làm đơn ly thân. Và không khí có thể trở nên nặng nề hơn khi một ngày Phát bủn rủn khi nghe được má vợ “xúi”: “Mày bỏ nó đi. Tao nghe người ta nói ở Mỹ này khi có con mà ly dị mà nó có đi làm thì mày lấy được tiền trợ cấp mỗi tháng hai đứa cũng được mấy trăm. Mày lấy mấy trăm đó gửi về Việt Nam lo nhà lo cửa.”

Vài tháng sau, vợ Phát cầm một tờ giấy về nói là “đơn ly dị” và kêu Phát ký. Phát không ký. Vợ Phát nói không ký thì cũng làm đơn ly dị đơn phương.

“Chuyện Phát ly thân hay ly dị thì tôi cũng chỉ nghe nói chứ không thấy giấy tờ gì, cả Phát cũng vậy, vì Phát không biết chữ, nên vợ nó cầm giấy gì về đưa cho nó, nó cũng không biết giấy gì,” ông Tài nói thêm.

Ông nhớ lại, “Hồi Tháng Hai này, vợ Phát đưa tờ giấy nói tòa bắt Phát phải trả tiền ‘child support,’ mỗi tháng $500, nhân 5 tháng kể từ khi ly dị. Những người biết chữ nói đó không phải giấy tòa. Con tôi thì nói ‘nếu chú Phát muốn trả tiền này thì về nói cô Trúc là chú sẽ đi thử DNA coi có đúng là con của chú không. Nếu không phải thì chú bắt cô trả lại tiền chú đã nuôi nó bao nhiêu năm qua. Phát về nói vậy thì vợ nó giật giấy lại cất luôn.”

Chị Hiền Lê, em gái ông Phát, là người ở nhà đối diện với nhà Phát từ nhiều năm qua, cũng góp lời, “Tôi ở đó tôi chứng kiến đủ hết, tôi thấy vợ và má vợ anh Phát chửi ảnh như chó mà sao ảnh không chịu bỏ đi. Tôi nói đã ly thân ly dị rồi mà sao không đi, cứ ở chung đó làm gì, thì ảnh nói căn nhà đó ảnh mướn và trả tiền nhà hồi nào giờ chứ có ai trả đâu. Tôi không muốn nói hoài vì nghĩ ai cũng lớn và biết lo cho chuyện của mình.”

Chuyện đến, đã đến

Theo lời ông Tài, xung đột trong gia đình em trai ông dường như chỉ xoay quanh chuyện tiền bạc, nào là tiền nhà, tiền học hành cho con, cả chuyện mang con đi khai thuế, lại thêm chuyện “châm dầu vào lửa” của người má vợ từ khi Phát thất nghiệp lẫn không có được việc làm thường xuyên.

“Tôi nghĩ Phát bị uất ức nhiều quá nên quẫn lên làm bậy thôi. Thử nghĩ ngày nào cũng đi kiếm việc làm, rồi bước chân vô nhà là bị nghe chửi hoài thì sao chịu nổi. Trước đó chưa bao giờ tôi nghe Phát nói gì về ý định giết ai hết. Nó chỉ nói nó giận vợ nó thế này thế này kia thôi chứ không bao giờ nghe nó hăm he gì hết.”

Theo lời ông Tài, sáng hôm xảy ra vụ án, Phát còn gọi điện thoại sang nhà người dì nhờ gọi lên DMV hỏi về chuyện đóng phạt một ticket cho xe của Phát.

“Sau đó, Phát nằm trong phòng của con để nghỉ ngơi thì má vợ Phát cứ cầm cái chày gõ vô cửa và chửi ‘Sao mày không chết đi?…’ Có lẽ do tích tụ quá nhiều uất ức bấy lâu, đến lúc không thể chịu nổi nữa, nó mở cửa đi ra bếp cầm con dao đến trước mặt má vợ. Bà má vợ còn thách ‘mày dám giết tao không?’ Nó nói sau đó nó không nhớ gì nữa, không nhớ đã đâm chết má vợ nó như thế nào.” Đó là những gì ông Tài nghe Phát kể khi vào tù thăm em trai.

Ông kể tiếp, “Phát nói khi đó má vợ có nhận giữ một đứa nhỏ trong nhà. Phát bồng đứa nhỏ ra, nhìn thấy có ông đưa thư nên đưa đứa nhỏ và địa chỉ nhà của nó, nhờ ông đưa thư đưa đứa bé về nhà dùm vì người giữ nó bị bệnh bất ngờ.”

Có lẽ chính vì thấy điều bất thường này mà ba má đứa bé gọi cho vợ Phát hay. Và vợ Phát đã chạy về nhà xem chuyện gì xảy ra.

Phát vẫn còn ở trong nhà khi vợ Phát trở về và hỏi “Má tôi đâu?” và lao vào chửi rủa, phang ném vào Phát những thứ mà vợ Phát vớ được khi nghe Phát nói “Tôi giết má cô rồi.”

“Phát nói không muốn đâm, không muốn giết vợ nó. Giờ hỏi thì nó nói không nhớ gì hết, kêu kể lại cách nó làm nó nói không nhớ,” ông Tài tiếp tục câu chuyện.

Thư của Linh Lê, 11 tuổi, con gái Phát Lê (Hình: Tài Lê cung cấp)

Sau đó, Phát đứng chờ hai con đi học về, chở xuống gửi nơi nhà con gái của ông Tài, như đã kể ở trên.

“Tôi vào thăm em tôi gần như mỗi ngày, chở hai đứa nhỏ vào nữa. Không nghe Phát nói ân hận hay nuối tiếc gì, Phát chỉ nhờ tôi nuôi hai đứa nhỏ ăn học, dặn tôi thói quen ăn uống của con nó, như đi học về chở ghé cây xăng mua gói chip và chai nước, sáng thì chiên trứng đánh nhuyễn lên ăn bánh mì, dặn là con nó thích ăn nui nấu với xương heo…” người anh cho biết.

Sau gần hai tiếng chuyện trò, ông Tài nói thêm, “Nếu ngày xưa ở Sài Gòn sống như những đứa bụi đời, tôi còn bị bắt ở tù vì làm điều này điều khác, chứ em tôi chưa bao giờ bị tiền án gì. Tôi chỉ biết khuyên em tôi cứ yên tâm sống tốt những ngày còn lại, con cái nó tôi lo. Con của Phát có viết lá thư, mọi người đọc sẽ hiểu hơn về Phát.”

Tháng Chín vào Thu tiết trời se sắt. Cũng là lúc người ta cần hơn hơi ấm gia đình. Nhưng liệu có phải ai cũng biết cách thổi lửa cho ngôi nhà được ấm hay không?

—-

Liên lạc tác giả: [email protected]

Con kiến leo cành đa

Con kiến leo cành đa

Nguyễn Tường Thụy
2017-10-09
 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại lễ khai mạc đại hội Đảng 12 ở Hà Nội hôm 21/1/2016.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại lễ khai mạc đại hội Đảng 12 ở Hà Nội hôm 21/1/2016.

 AFP
 

Cứ mỗi khi tình hình kinh tế, xã hội trở nên tồi tệ, các mâu thuẫn nội tại chuyển hóa thành gay gắt thì ĐCSVN (đảng Cộng sản Việt Nam) lại tìm cách đổi mới, cải cách, ra nghị quyết và kêu gọi tinh thần quyết tâm. Những cải cách ấy dù có chút tác dụng tích cực nhưng cũng chỉ là nửa vời.

Năm 1986, trước cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đất nước đến bên bờ vực thẳm, VN (Việt Nam) đã phát động đổi mới (mà thực chất là sửa sai). Cuộc đổi mới này tuy “đã thu được kết quả ban đầu, về sau ngày càng đuối sức, trở về cảnh trì trệ kéo dài, ngày càng nặng nề, để càng đổi mới càng tụt hậu và khủng hoảng nặng nề thêm mà vẫn không sao tìm ra lối thoát” (VOA). Nền kinh tế vẫn yếu kém và bế tắc như chúng ta đều thấy bởi đã kinh tế thị trường lại còn mang theo cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa”; bởi kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo và đặc biệt là bởi cải cách kinh tế nhưng không cải cách chính trị, chế độ vẫn là chế độ độc tài.

Cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 thế kỷ trước, hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ hàng loạt ở Liên Xô và Đông Âu, đồng thời khủng hoảng ngoại giao dẫn đến VN bị cô lập trên trường quốc tế. Để vớt vát phần nhỏ nhoi còn lại của khối xã hội chủ nghĩa (XHCN) và để cứu đảng, ĐCSVN phải xin bình thường hóa với TQ (Trung Quốc). Sự kiện này được đánh dấu bắt đầu bởi Hội nghị Thành Đô. Kết quả Hội nghị này ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị, kinh tế của VN. Việc bình thường hóa quan hệ với TQ tuy khắc phục được một số hậu quả của quá khứ nhưng từ đó VN phụ thuộc ngày càng nặng nề vào TQ về chính trị, kinh tế, mất thêm biển đảo và đất liền.

Và bây giờ, bức tranh về VN là một màu đen tối ở tất cả các mặt của đời sống xã hội. Kinh tế trì trệ, tham nhũng len lỏi vào từng con ốc trong guồng máy vận hành đất nước, quan chức tham lam hống hách và trơ trẽn, đạo đức xã hội suy đồi, cái ác lên ngôi, mọi giá trị bị đảo lộn, nỗi oan ức thống khổ của nhân dân ở đâu cũng nhìn thấy bởi sự khốn nạn của hệ thống tư pháp và quan chức.

Hệ thống chính trị như một ngôi nhà đã mục ruỗng và vì vậy, Hội nghị Trung ương 6 (khóa 12) lại đặt ra vấn đề đổi mới chính trị nhưng chỉ là sắp xếp tổ chức lại bộ máy sao cho tinh gọn để “hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Vấn đề tinh giản bộ máy cũng như chống tham nhũng không phải đến bây giờ mới nhắc tới mà đặt ra đã từ lâu, từ năm mươi hay sáu mươi năm có lẽ ít ai còn nhớ.  Cũng nghị quyết, cũng  hô hào, cũng quyết tâm, nhưng mỗi lần quyết tâm, thi đua đem lại kết quả thế nào thì… như đã biết.

Nguyên nhân của tình trạng này là mỗi lần cải cách, đổi mới ĐCSVN chỉ đưa ra được những biện pháp tình thế nhằm cứu vãn đảng. Cải cách nhưng vẫn phải giữ mục tiêu chủ nghĩa xã hội – thứ mà không ai hình dung được nó như thế nào, đã kinh tế thị trường lại phải định hướng XHCN, kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn phải kinh tế nhà nước là chủ đạo và cuối cùng là cải cách, đổi mới kiểu gì thì ĐCSVN vẫn phải độc quyền lãnh đạo. Đây là những mâu thuẫn mà ĐCSVN không muốn nhìn thấy. Nguyên nhân của sự nửa vời là ở chỗ ấy.

Thiết nghĩ khoảng thời gian đã quá dài, kể từ khi điều hành đất nước năm 1954 đủ cho ĐCSVN loay hoay, thử nghiệm với những thất bại đau đớn để thấy cần phải cải tổ chứ không chỉ cải cách nửa vời. Làm điều đó phải chấp nhận vứt bỏ quyền lợi ích kỷ, phi lý của cá nhân, của một nhóm lợi ích hay của một đảng phái để đi tới một nền chính trị dân chủ đa nguyên, xây dựng một nhà nước pháp quyền với mô hình tam quyền phân lập. Tiếc rằng, cho đến bây giờ, mấy chữ đa nguyên, dân chủ, nhân quyền vẫn còn là kỵ húy, “nhạy cảm” trong đảng CSVN và trong xã hội. Những người mạnh dạn nhất cũng mới chỉ manh nha đề cập đến việc tách đảng, đổi tên nước mà thôi. Nhiều người hoạt động dân chủ bị tống vào tù nhằm bịt tiếng nói của họ và xu hướng bắt bớ ngày càng gia tăng. Chỉ tính từ đầu năm 2017 đến nay đã có 24 người hoạt động bị bắt hoặc bị truy nã.

Hiện nay, giới dân chủ chưa ai đặt ra vấn đề phải xóa đảng cộng sản bằng bạo lực cho dù muốn hay không. Nói thẳng ra là việc này không làm được và không phù hợp với xu thế của thời đại. Mục tiêu của giới dân chủ hướng tới là dân chủ đa nguyên với chủ trương bất bạo động. Đa đảng là để cạnh tranh chính trị, kiểm soát quyền lực, tập trung trí tuệ và tâm huyết để đưa đất nước phát triển. Thế nhưng, người ta luôn mang vấn đề đa đảng ra làm con ngáo ộp để hù dọa nhân dân, bất chấp đa số nhân loại đi theo mô hình dân chủ đã chứng minh là không có con ngáo ộp ấy.

Sẽ chẳng có ai đòi loại trừ đảng CSVN nếu thực hiện đa đảng. Họ tha hồ thể hiện mình trong cạnh tranh. Họ vẫn tranh cử và tham gia điều hành đất nước như các đảng phái khác. Có điều số phiếu của họ phụ thuộc vào tín nhiệm của cử tri trong những cuộc bầu cử tự do mà thôi. Nếu họ làm không tốt, vẫn thể hiện như trước đó, nhân dân sẽ quay lưng lại với họ.

Loay hoay cải cách với đổi mới sẽ chẳng bao giờ đi đến đâu. Cái sự luẩn quẩn ấy giống như con kiến leo cành đa (leo phải cành cụt leo ra leo vào). Thử nghiệm mãi thì sức dân đã mệt mỏi, tinh thần đã chán chường, lòng tin đã cạn. Kinh tế thị trường vì có cạnh tranh thì mới thúc đẩy được sản xuất phát triển. Vì vậy không có lý do gì để chính trị không có đa đảng, trừ khi bị cưỡng ép. Một chế độ chính trị đa nguyên ở VN lúc này là lối thoát duy nhất cho đất nước, cho dân tộc. Nếu ĐCSVN tự tin ở mình thì sợ gì mà không dám cạnh tranh với các đảng phái khác?