Trại giam công an Thanh Hóa: 700 tù nhân mắc kẹt, 4,000 heo chết đuối trong lũ

 

Trại giam công an Thanh Hóa: 700 tù nhân mắc kẹt, 4,000 heo chết đuối trong lũ

Trại giam công an Thanh Hóa: 700 tù nhân mắc kẹt, 4,000 heo chết đuối trong lũẢnh: Dân Việt

Khi mưa lũ kéo đến, một trại giam của công an Thanh Hóa đã không hề có kế hoạch di tản tù nhân và gia súc do tù nhân nuôi. Kết quả là 700 tù nhân bị mắc kẹt trong những buồng giam ngập nước, và hơn 4,000 con heo chết đuối ngay trong chuồng.

Truyền thông Việt Nam mấy hôm nay hầu như chỉ đăng tải tin tức và hình ảnh về 4,000 con heo chết nổi lềnh bềnh trong một gian chuồng, mà hầu như không nhắc đến các tù nhân. Một số báo đài nhắc đến 700 tù nhân qua hành động đưa cơm của đội ngũ nhân viên cai tù. Hai sự việc trên báo chí được mô tả tách rời như thể chúng xảy ra ở hai nơi riêng biệt.

Nay mặc dù mưa đã tạnh, nhưng nước vẫn còn ngập sâu. Báo chí trong nước xác nhận quang cảnh rùng rợn nơi 4,000 con heo chết đuối và 700 phạm nhân mắc kẹt chỉ là một nơi duy nhất: Trại giam số 5 của Tổng cục 8 tại thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Tình hình tại đây được giữ nguyên trong mấy ngày qua và dự trù sẽ không sớm thay đổi trong những ngày tới. Nhân viên cai tù tiếp tục dùng ca nô đưa cơm cho 700 tù nhân đang mắc kẹt, mà công an gọi là “đang được quản lý”.

Theo báo Dân Việt hôm Thứ Sáu 13/10, mức lũ được ghi nhận là “rất cao”, và kế hoạch của công an Tổng cục 8 là tiếp tục “quản lý” chặt chẽ tù nhân tại đây thay vì đưa họ đi nơi khác. Tù nhân bị giam một cách áp đặt bởi công an, và một cách tự nhiên bởi nước lụt, bên cạnh hàng ngàn xác heo chết trong chuồng tiếp tục sình thối và phân rã. Đến nay truyền thông trong nước chỉ đăng tải hình ảnh 4,000 con heo, nhưng không một báo đài nào được phép đăng tải hình ảnh của 700 tù nhân, cho nên người dân trong và ngoài nước không biết thảm cảnh của những con người này ra sao.

Những hình ảnh tang thương của đợt lũ tháng Mười năm 2017.

From facebook:   Chú Tễu‘s post.
 
 
 
Image may contain: outdoor
Image may contain: one or more people and people sitting
Image may contain: one or more people and outdoor
Image may contain: one or more people and people sitting
Image may contain: one or more people, people sitting and outdoor
+7

Chú Tễu added 11 new photos.Follow

 

Những hình ảnh tang thương của đợt lũ tháng Mười năm 2017. 

Xin đề nghị các nhà tu hành, các pháp sư, không phân biệt tôn giáo và môn phái nào, cùng tất cả các anh chị em bằng bất cứ hình thức, nghi lễ nào, hãy cầu nguyện cho vong hồn những người xấu số được siêu thoát. A Di Đà Phật!

Bao giờ Dân ta mới thức tỉnh được…

Ôi việt nam… khi nó đã bảo thủ về chính trị, lại còn bàn giao tiền vào tay những thằng Dốt về kinh tế.. nợ nần bao nhiêu cũng là dân đen chịu trách nhiệm. Bao giờ Dân ta mới thức tỉnh được… hay vân mãi khúc quân hành.. đảng csvn quang vinh.

Tuyến tàu điện ngầm Seoul Sin-Bundang làm năm 2005. Kinh phí 1.169 tỉ won cho 18 km. Trung bình 87 triệu đô la cho 1 km. Hoàn toàn đi ngầm dưới đất.

Tàu điện ngầm Bangalore xây 2006-2011. 93 triệu đô la/1km. 1/5 tuyến đường đi ngầm.
Tuyến tàu điện ngầm số 9 Seoul khánh thánh năm 2009. Kinh phí 900 tỉ won, độ dài 27 km. Trung bình 43 triệu đô la cho 1 km. Hoàn toàn đi ngầm dưới đất.
Tàu điện ngầm Barcelona tuyến Sants-La Sagrera xây 2008-2011. Kinh phí 179 triệu Euro cho 5,8km. Trung bình 39 triệu đô la cho 1 km. Hoàn toàn đi ngầm dưới đất.
(Đi ngầm dưới đất sẽ đảm bảo mỹ quan cho thành phố nhưng kinh phí sẽ đắt hơn làm đường trên cao.)
Hà Nội!

Hà Đông – Cát Linh: Năm 2016, tổng mức đầu tư tăng vốn lên 868,04 triệu USD (tăng 315,18 triệu USD). Trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là 669,62 triệu USD (tăng 250,62 triệu USD); vốn đối ứng Việt Nam là 198,42 triệu USD (tăng 64,56 triệu USD).

Tức là 67 triệu đô la cho 1 km hoàn toàn ĐI NỔI TRÊN MẶT ĐẤT
(Fb Trần Minh Tú)

Image may contain: outdoor
 
 

Việt Nam nhận viện trợ từ TQ ( năm 2000 – 2013) là 4,3 tỷ đô la.

From facebook:   Trần Bang added 2 new photos.
 

Việt Nam nhận viện trợ từ TQ ( năm 2000 – 2013) là 4,3 tỷ đô la.

Cùng thời gian trên TQ viện trợ cho Lào là 12 tỷ đô; Campuchia là 8,7 tỷ đô; Indonesia là 9,3 tỷ đô; Myanmar là 2 tỷ; Thái Lan là 14 tỷ.

Có người định nghĩa “Viện trợ là cho tay phải lấy ra tay trái” thông qua điều kiện nhà thầu TQ trúng thầu xây dựng và bán thiết bị công nghệ ( lạc hậu), khai thác khoáng sản…,và nuôi dưỡng một số tay chân (bằng cách lại quả trong các hợp đồng ).

“Trong một bài trên BBC News, có mô tả dòng tiền từ Trung Quốc viện trợ hoặc tài trợ cho nước ngoài.

Từ 2000 đến 2014, Trung Quốc tài trợ 4.300 dự án ở 140 nước, trị giá 354 tỉ đôla, so với tổng viện trợ của Mỹ là 394 tỉ đôla trong cùng thời gian.

Số liệu AidData cho thấy Mỹ và Trung Quốc phân phát số tiền gần bằng nhau trong giai đoạn 2000-2014 nhưng theo cách khác nhau.

Chừng 93% viện trợ của Mỹ theo đúng định nghĩa truyền thống về viện trợ. Số tiền có mục đích giúp phát triển kinh tế và phúc lợi. Ít nhất một phần tư số tiền là cho không chứ không phải tiền cho vay.

Còn với Trung Quốc, chỉ có 21% có thể xem là viện trợ truyền thống.
Đa số còn lại là các khoản vay thương mại mà sau này phải trả lại cho Bắc Kinh cùng lãi suất.

Đây là sự thay đổi trong cách cấp viện của Trung Quốc, cả về số lượng và tỷ lệ viện trợ không hoàn lại và tiền cho vai có lãi suất.

Trong một bài hồi 2015 trên Huffington Post, Daniel Wagner, CEO của công ty Country Risk Solutions ở Mỹ nêu con số rằng Trung Quốc viện trợ ra nước ngoài 39 tỷ USD trong sáu thập niên, từ 1950 đến 2009.

Trong khoản này, có 40% là viện trợ, và 60% còn lại là tiền cho vay không lãi suất và cho vay có lãi suất.”

Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41587784

Image may contain: text
Image may contain: text

NHỮNG MỘ PHẦN TƯƠNG LAI

From facebook:   Hoang Le Thanh added 2 new photos — with Phan Thị Hồng.
 

NHỮNG MỘ PHẦN TƯƠNG LAI

Tác giả: Luân Lê

Ở trên xứ thiên đường này, không cần quá nhiều góc ảnh và mất quá nhiều thời gian để có thể chộp lấy được những khoảnh khắc rất đỗi bi thương của những thân phận người. Và cũng không thiếu cảnh những kẻ giàu sang trên sự hoang tàn và kiệt quệ của quê hương.

Những mảnh đời vất vưởng và bi ai thì nhiều vô số, những đứa trẻ không quần, không áo, không trường, không lớp. Những hình hài lớn lên trong sự bỏ mặc của những bàn tay tàn phá chính đất nước mình. Những gia đình nghèo nàn, thiếu chất sống, cả tinh thần và vật chất.

Bao nhiêu dự án, tài nguyên, bấy nhiêu rủi ro và nguy cơ đẩy con người tới tai hoạ trong những mưu tính đầu tư và khai thác, một cách bất chấp.

Bao nhiêu kẻ thao túng và vơ vét tài sản rồi rời bỏ đất nước tìm kiếm cuộc sống sung túc và an toàn nơi khác, bỏ lại tổ quốc ô nhiễm, nghèo nàn dần đi và con người sống trong cảnh giành giật nhau từng chút lợi ích mà không chịu bồi đắp lại cho con người và quê hương.

Không phải chỉ vài trận mưa, lũ, sạt lở mới khiến chúng ta lao đao và khốn đốn, mà nhờ nó ta mới biết con người chúng ta là những kẻ yếu thế thế nào trước thiên nhiên và trước những biến động, sự cố mà thực ra chính chúng ta là một phần đóng góp vào đó hậu quả mà mình phải đối diện một cách liên tiếp.

Chúng ta là những kẻ không có phương cách vì sống nay đây mai đó, tạm bợ, được ngày nào hay ngày đó, không có kế hoạch cho tương lai và những tai ương. Chúng ta vui vẻ qua ngày đoạn tháng, vơ vét tiền bạc tài nguyên làm mục đích sống, phô bày sự xa hoa và lấy sự đẳng cấp để phân hạng người trong xã hội. Chúng ta chẳng để lại gì cho con cái và mai sau, chúng ta sống rất tàn ác với nhau và với các thế hệ con cháu mình. Chúng ta cứ an nhiên sống và tìm kiếm lợi ích ngắn hạn và tìm cách chạy trốn khi xã hội trở nên suy cấp và bất an.

Chúng ta đã sản sinh ra những thế hệ người đáng thương, vị kỷ và hèn nhát, chỉ có né tránh và trốn chạy làm phương cách sống an lành. Và nếu có, sẽ đổ vấy việc xây dựng hoặc trách nhiệm kiến thiết “cho người khác”.

Và mỗi khi thiên tai, hay nhân tai ập đến, chúng ta chết chìm trong nó và hoảng sợ mà không có thiết sách đối phó và làm nó trở nên an hoà.

Rừng bị cạo trọc, nhà máy thuỷ điện mọc lên khắp các thượng nguồn, các nhà máy công nghiệp vô tư xả thải ra khắp các nguồn nước, đất và không khí trong lòng tổ quốc chúng ta. Ngay cả môi trường giáo dục và thông tin cũng trở nên hỗn loạn vô phương cách cứu chữa. Văn hoá, tâm linh và tôn giáo đều nhuốm màu thương mại hoặc bị lợi dụng làm những trò lố bịch hại người, khiến dân chúng u mê vào thần thánh, tâm linh, chẳng màng tới luật pháp mà hành xử. Những con người tụ tập rượu bia hô hào khắp các quán nhậu, trên những đau thương chết chóc của những người khác.

Nếu cứ sống trong sự bỏ mặc cho những kẻ tham lam hoành hành và chúng ta vô tư sống bên cạnh rất nhiều những bi ai, mất mát và khổ nạn của đồng loại thì chúng ta như những kẻ vô loài, tự sát hại tương lai và cuộc sống của chính mình.

Không phải là chuyện của cơn lũ, mà là chuyện gây nên bởi sự ngu dốt và tham lam của con người. Tham lam một cách tàn ác, không trừ bất kể ai và bất kể thứ gì để chiếm đoạt lợi ích, cả con người và tự nhiên, cả hiện tại và tương lai.

Những nén hương thắp cho từng cây rừng, cũng là những nén hương dành cho những mộ phần của tương lai thế hệ sau.

Ảnh 1: Hai mẹ con vùi thây tại xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.

Ảnh 2: Báo Lao Động: 104 người tử vong và mất tích do mưa lũ ở miền Bắc.

No automatic alt text available.
No automatic alt text available.
 

Các ông nên xem đây là những ngày tang thương của dân tộc này.

From facebook:    Báu Hoàng‘s post.
 
 
 
Image may contain: one or more people and outdoor
Image may contain: nature and outdoor
Image may contain: outdoor
Image may contain: one or more people and outdoor
Image may contain: one or more people and people sitting
+7

Báu Hoàng added 11 new photos.

 

Hơn 100 sinh mạng ra đi… dù thân phận họ là gì đi nữa thì Họ vẫn là người Việt, mang dòng máu Việt. Họ đã từng đóng thuế xây dựng quê hương VN này và thậm chí gián tiếp nuôi bộ máy lãnh đạo như các Ông.

Các ông nên xem đây là những ngày tang thương của dân tộc này. Và thậm chí phải tổ chức một ngày Quốc Tang để tưởng nhớ Họ.

Phá rừng là tự sát !

From facebook:   Ngua O Chu‘s post.
 
Image may contain: 1 person, outdoor
Ngua O Chu

 

Rừng mà đốn phá thế này thì hỏi sao không lũ lụt !!!??? Đúng là cả lũ chưa từng có nhiều tiền, bằng mọi giá để có thể làm giàu nhanh nhất kể cả biết trước là làm như thế sẽ hại dân hại nước !

Phá rừng là tự sát ! “… Rừng điêu tàn là tổ quốc suy vong” không tránh khỏi !!!! Đừng đỗ thừa do thiên tai nhá !

Các bậc tiền bối có câu “nhất phá sơn lâm, nhì đâm Hà bá”. 
Làm những việc này mau giàu lắm nhưng không ai dám làm. Vì họ biết rằng hành vi làm mất sự cân bằng sinh thái mà tạo hóa đã sắp đặt cho các loài sinh vật trong tự nhiên sẽ dẫn tới hậu quả thảm khốc cho tất cả các loài sống trên mặt đất ! Lương tâm và đạo lý không cho phép vì tư túi mà gây hại cho đồng loại và cả những loài sinh vật đang hiện diện trong thiên nhiên.

“Chúng tôi đưa ra hơn 100 phương án hướng di chuyển của bão số 11”

From facebook: Phan Thị Hồng‘s post.
 
No automatic alt text available.
Phan Thị Hồng is with Hoang Le Thanh.

 

“Chúng tôi đưa ra hơn 100 phương án hướng di chuyển của bão số 11”

Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương tuyên bố trong cuộc họp Phòng chống Bão lụt cấp trung ương.

Các trung tâm dự báo Khí tượng của Hãi quân Hoa kỳ, Nhật bản, Hông Kông, Đài loan,…chưa bao giờ đưa ra quá 3 dự đoán về hướng đi của cơn bão.

Những cái đầu “thông thái” của nước ta quả là đại diện cho đỉnh cao của đảng.

Chỉ có người dân trong vùng bão lụt mới thấp thỏm lo âu từng giây, từng phút: tài sản, nhà cửa của mình sẽ cuốn bay theo cơn bão hay bị cuốn trôi theo dòng nước lũ.

Cả một cuộc đời lao động nhọc nhằn, vất vã lại trắng tay !!!

Nếu dững dưng trước thảm họa, nhạo báng và không cư xử đúng mức trước nỗi lo toan sầu khổ, nỗi đau đớn mất mát khủng khiếp của người dân, đồng bào ruột thịt của mình ? Người lãnh đạo cao nhất chuyên nghiệp về ứng phó thiên tai có còn xứng đáng không ?

Chỉ trong vài ngày qua, đã có đến 102 người chết và mất tích do mưa lũ, đó là
thống kê của Ban chỉ đạo Trung ương Phòng chống lụt bão công bố: Số người chết do đợt mưa lũ từ ngày 10-12/10 tiếp tục tăng. Tính đến cuối ngày 14/10, đã có 68 người chết, 34 người mất tích, chưa kể số người bị thương, mất mát sinh mạng, tài sản, nhà cữa, đang sống cảnh màn trời chiếu đất, …!!!

Tại sao lãnh đạo cấp cao của đảng cộng sản vẫn thản nhiên trước nỗi xót xa, đau khổ của người dân !?

LỄ THÁNH TERESA AVILA 15-10

From facebook:   Hoa Kim Ngo added 2 new photos — with Anhhong Laithi and 4 others.

LỄ THÁNH TERESA AVILA 15-10 

Hôm nay là ngày lễ Thánh Teresa Avila, thánh bổn mạng của Sương Quỳnh. Năm nào vào ngày này mình cũng về Dòng Cát Minh đi lễ. 
Tên Thánh Teresa Avila là do cha Giuse Đặng Chí San – cha đỡ đầu của mình đặt. Khi mình ra gặp Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, ngài hỏi tên thánh của mình, mình kể cho Đức Cha nghe, ngài khen cha San khéo chọn tên cho mình. Một người nữa là cha Giuse Thoai Huu Dinh cũng rất thích tên Thánh của mình khi mình nói với ngài xin đặt tên Thánh là Teresa Avila – ngài và cha San là những người đầu tiên mình thổ lộ ước nguyện xin được rửa tội. Sương Quỳnh vinh hạnh được hai cha bề trên là cha Vincent Phạm Trung Thành và cha Giuse Hồ Đắc Tâm ban Bí Tích Thánh Tẩy và Thêm Sức trong đêm Vọng Phục Sinh năm 2015.
Thánh Teresa Avila viết nhiều sách, bà được phong làTiến Sĩ Giáo Hội. Sách của bà đã ảnh hưởng đến các nhà thần học, các thi hào và các nhà tư tưởng như Pascal, Malebranche, Leibnitz, cả Voltaire.
Hôm nay mình mua mấy cuốn sách do bà viết, để tìm hiểu thêm tư tường của bà.
Nguyện xin Thánh Teresa Avila luôn sáng soi và dẫn dắt con đi trên con đường YÊU THƯƠNG – THIÊN CHÚA.
Con xin làm nô lệ của Tình yêu
Con xin làm khí cụ của Tình Yêu
Để cho mọi người nhận biết Chúa yêu thương..
* Trích trong bài “Lậy đấng tình quân con tôn thờ…” của TG Ân Đức
Teresa Avila Sương Quỳnh

Image may contain: 2 people, text
Image may contain: 4 people, text
 
 

Ngành giáo dục đang suy thoái cực kỳ nguy hiểm như gieo cỏ dại!

From facebook:   Phan Thị Hồng is with Hoang Le Thanh and Đào Nguyên.
 

Ngành giáo dục đang suy thoái cực kỳ nguy hiểm như gieo cỏ dại!
15/10/2017

Nhà giáo Phạm Toàn trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Xã hội Việt Nam đang khủng hoảng toàn diện, ngành nào cũng suy thoái, nhưng suy thoái về giáo dục là cực kỳ nguy hiểm, như gieo cỏ dại.

Nguyên nhân cơ bản đưa đến thảm trạng đất nước hiện nay đó là do sự độc tài thống trị của đảng cộng sản với học thuyết Mác – Lênin

Từ Hà Nội, nhà giáo Phạm Toàn đã nói lên những trăn trở của mình về những suy thoái của ngành giáo dục hiện nay qua nội dung trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe.

Youtube PV nhà giáo Phạm Toàn:
httpv://www.youtube.com/watch?v=u6DqHswHXvE

Nguồn: https://boxitvn.blogspot.fr/…/nganh-giao-duc-ang-suy-thoai-…

Image may contain: 1 person, text

Y PHỤC XỨNG KỲ ĐỨC

 Y PHỤC XỨNG KỲ ĐỨC

Tin mừng hôm nay là sự nối kết của hai dụ ngôn “hai người con” và “các tá điền sát nhân” thành một đề tài giáo huấn về tính phổ quát của ơn cứu độ, con người cần phải thống hối, ăn năn, hoán cải, phục thiện, phải cố gắng không những vào số những người được gọi, mà còn phải vào số những người được chọn nữa, bởi lẽ gọi thì nhiều mà chọn thì ít.

  1. Tính phổ quát của ơn cứu độ

Câu chuyện Tin mừng gồm hai phần rõ rệt.  Nhà vua mời thực khách dự tiệc cưới của hoàng tử (câu 1-10) và người khách không mặc y phục lễ cưới (câu 11-14).

  1. Điều khó hiểu

– Thái độ của khách mời: Bình thường khi được các bậc vị vọng mời dự tiệc, khách được mời sẽ rất hãnh diện.  Ở đây nhà vua mời dự tiệc cưới của hoàng tử.  Vậy mà các khách được mời đều từ chối.  Thánh Mátthêu ghi lại hai lý do: “người thì đi thăm trại, người thì đi buôn bán.”  Họ khước từ vì lo làm ăn và hưởng thụ cá nhân.  Họ bận rộn, mải mê kiếm sống, không còn giờ cho tình người.  Một số khách được mời nóng nảy quá khích, đã không dự tiệc vua mời còn bắt đầy tớ của vua, đánh đập, sỉ nhục và giết chết.

– Hành động của ông vua: Ông mời khách đến mấy lần, mời đi mời lại, năn nỉ họ tham dự.  Ông còn tỏ ra hào phóng là thu nạp mọi người, bất luận tốt xấu, giàu nghèo.  Thế nhưng, khi thấy một thực khách không mặc y phục lễ cưới ông ra lệnh trói chân tay, bỏ vào nơi tối tăm bên ngoài mà khóc lóc nghiến răng.  Người đọc cảm thấy thật khó hiểu: những người đang ở ngoài đường đột nhiên được mời vào dự tiệc cưới thì làm sao có sẵn áo lễ mà mặc?

  1. Ý nghĩa dụ ngôn

Nên nhớ, đây là một dụ ngôn nằm trong chuỗi ba dụ ngôn theo cùng một chủ đề mà Chúa Giêsu kể cho các thượng tế, và kỳ mục Do thái khi họ đến chất vấn Người về thẩm quyền của Người (x. Mt 21,23). Hai Chúa Nhật trước qua hai dụ ngôn “hai người con” (21,28-32) và “các tá điền sát nhân” (21,33-43). Dụ ngôn “tiệc cưới” (22,1-14) là câu trả lời cho những thái độ của các thượng tế và Pharisiêu.  Thiên Chúa ban hạnh phúc Nước Trời trước tiên cho dân Do Thái, nhưng họ đã từ chối vì chuộng những giá trị trần gian hơn; Thiên Chúa lại ban hạnh phúc ấy cho muôn dân.  Tuy nhiên, cũng như người dự tiệc cưới phải mặc áo cưới, tượng trưng cho cách sống.  Những người được mời gia nhập Nước Trời cũng phải có một nếp sống mới phù hợp với Tin Mừng.

  1. Được mời dự tiệc là niềm vinh dự và là hạnh phúc

Người Do Thái được Thiên Chúa tuyển chọn làm dân riêng của Ngài để chuẩn bị ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại.  Thế nhưng họ đã từ chối đặc ân.  Họ thờ ơ, không đếm xỉa gì đến lời mời gọi dự tiệc cưới: người thì đi thăm trại, kẻ thì đi buôn, người khác thì bắt đầy tớ nhục mạ và giết đi…

Con người có thái độ thờ ơ, lãnh đạm và coi thường như thế bởi vì họ không yêu mến Thiên Chúa, không cần Thiên Chúa.  Nếu yêu thương, tôn trọng người chủ tiệc thì chắc chắn cho dù có vướng bận đến đâu họ cũng sẵn sàng sắp xếp công việc, thời gian để đi dự tiệc.  Được mời là một vinh dự, nhưng đáp lời mời là biểu lộ tình cảm của bản thân dành cho gia chủ.  Cũng thế, Thiên Chúa mời gọi con người vào hưởng hạnh phúc Nước Trời là do tình yêu của Ngài dành cho nhân loại, còn đáp lời mời này để hân hoan tiến vào Nước Chúa là lời đáp trả tình yêu của con người với Thiên Chúa.

Thiên Chúa mời con người đến tham dự tiệc cưới.  Tiệc cưới là tiệc vui tươi, chúc mừng tình yêu của cô dâu chú rể.  Chúa Giêsu là chàng rể, Giáo hội là cô dâu.  Thiên Chúa đã mời gọi các Kitô hữu đến bàn tiệc để chia sẽ niềm vui và hạnh phúc vĩnh cửu với Ngài (GLCG # 1384).

Được mời và đón nhận lời mời là một biểu lộ của tình yêu từ hai phía, Thiên Chúa và con người dành cho nhau.  Thế nhưng, trong cuộc sống Kitô hữu ngày hôm nay, thái độ từ chối Thiên Chúa, thờ ơ với lời mời gọi của Ngài vẫn còn tiếp diễn nơi nhiều người.

Dụ ngôn tiệc cưới luôn mang tính thời sự.  Những người từ chối dự tiệc cưới đã viện dẫn nhiều lý do chỉ vì họ không muốn đến.  Những người không tham dự Thánh Lễ ngày Chúa nhật cũng có rất nhiều lý do để biện minh.  Người ta có trăm ngàn lý do để từ chối lời mời tha thiết của Chúa đến dự bàn tiệc Thánh Thể, bàn tiệc Lời Chúa.  Nào là chuyện gia đình, bạn bè, chuyện làm ăn, chuyện học hành, chuyện giải trí, chuyện tương lai… nào là quá bận rộn không có thời gian.  Có khi chỉ là một cuốn phim đang xem, một trận đá bóng trên tivi, một bữa nhậu… nhiều người đã bỏ lễ Chúa nhật.

Người ta nại vào rất nhiều lý do từ công ăn việc làm đến những lý do bận rộn với những sinh hoạt xã hội để từ chối các sinh hoạt đạo đức, từ chối tham dự Thánh Lễ.  Người ta nại đến nhiều lý do, nhiều hoàn cảnh khó khăn để từ chối gặp gỡ, đón nhận Chúa qua anh chị em chung quanh, để khước từ sống giới răn yêu thương của Chúa.

Là Kitô hữu, chúng ta cần xét mình về thái độ của bản thân trước những lời mời gọi dấn thân vì Nước Trời, vì tha nhân của Chúa.  Đừng lấy lý do tôi quá bận rộn với công việc làm, với gia đình mà không dành giờ cho Thiên Chúa, không dành giờ cho Nước Trời, không dành giờ lo đến linh hồn mình.  Bận rộn chỉ là bình phong che đậy những lười biếng, những ích kỷ.  Đừng hỏi tôi có bận hay không, nhưng hãy hỏi tôi có muốn hay không?  Vì lòng muốn sẽ thắng vượt mọi trở ngại, mọi toan tính.

Thánh lễ chính là tiệc cưới Nước Trời mà Thiên Chúa thiết đãi cho chúng ta hưởng nếm trước hạnh phúc, vinh quang và sự sống thần linh.  Vậy chúng ta hãy dẹp bỏ đi mọi lo toan của công việc, mọi vướng bận của cuộc sống đời thường để hân hoan tiến đến tham dự bàn tiệc Thánh Thể.  Sau khi đã vui hưởng Tiệc Thánh, mỗi người sẽ thêm nghị lực, thêm niềm tin, thêm tình yêu.

  1. Đến dự tiệc cưới phải mặc áo cưới.

Muốn tham dự tiệc cưới, vào bàn tiệc chưa đủ mà còn phải mặc y phục cho thích hợp.  Y phục đó tượng trưng cung cách sống đạo, trang phục bằng những đức tính và tinh thần của Đức Kitô.  Là người Kitô hữu, cần sống cho xứng đáng với danh hiệu Kitô hữu mới được vào Nước Trời.  Ân sủng không chỉ là một quà tặng mà còn là một trách nhiệm phải chu toàn.

Chiếc áo cưới vào dự tiệc Nước Trời chính là ơn Thánh tẩy của Bí tích Rửa Tội.  Ngày chịu phép rửa tội, tất cả mọi Kitô hữu được nhắn nhủ: “Con đã trở nên tạo vật mới và đã mặc lấy Đức Ktiô.  Chiếc áo trắng này là dấu chỉ tước vị của con.  Nhờ lời chỉ bảo và gương lành của thân nhân giúp đỡ, con hãy mang nó tinh tuyền mãi cho đến cõi trường sinh.”

Mỗi một Kitô hữu đều có một bộ y phục lễ cưới, đó là chiếc áo tắng ngày chịu phép Rửa tội.  Chiếc áo trắng ấy là tâm hồn thanh khiết của những người con cái Chúa đã được tẩy trắng trong máu Con Chiên.  Chiếc áo trắng ấy được dệt bằng sợi tơ Lời Chúa mà người tín hữu phải nâng niu, gìn giữ suốt cuộc đời.  Chiếc áo trắng ấy phải tinh tuyền cho đến ngày bước vào dự tiệc cưới trong Nước Trời.

Có người đã vào phòng tiệc mà vẫn bị mời ra, vì không mang y phục lễ cưới.  Có người theo đạo mà vẫn không được vào Nước Trời vì họ đánh mất chiếc áo trắng ngày Rửa tội.  Theo ý kiến của một số giáo phụ, chiếc áo cưới ám chỉ đức ái, tối thiểu là cuộc sống ăn ngay ở lành.  Còn theo ý kiến của các nhà chú giải Kinh Thánh hiện đại, thì chiếc áo cưới ám chỉ sự hoán cải hay sự trở về, tức là tinh thần sám hối chân thật.  Như thế, chiếc áo cưới ám chỉ sự hoán cải tâm hồn, một tâm hồn trong sạch, một tấm lòng bác ái yêu thương và một đức tin vững mạnh.

Đành rằng “chiếc áo dòng không làm nên thầy tu”, nhưng qua cách ăn mặc cũng chứng tỏ cho người khác thấy phần nào con người của mình.  Khi đến thăm gia đình của người bạn với quần áo lịch sự, chứng tỏ rằng chúng ta kính trọng người bạn đó.  Khi đến nhà thờ dâng thánh lễ ngày Chúa nhật, chúng ta mặc y phục đẹp nhất của mình, chứng tỏ mình kính trọng Thiên Chúa, tôn trọng anh chị trong cộng đoàn, và biểu lộ sự tự trọng đối với chính bản thân mình.

Quần áo bề ngoài xã hội như vậy, nhưng còn y phục của tinh thần và linh hồn nữa.  Mỗi lần đến tham dự bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta cũng phải mặc lấy y phục phẩm hạnh của bàn tiệc mà Chúa Giêsu đòi hỏi.  Y phục của lòng tin, cậy, mến.  Y phục của lòng ăn năn sám hối và sự kính trọng đối với Thiên Chúa.

Y phục phải xứng với kỳ đức.  Chiếc áo cưới của Kitô hữu không được dệt bằng lụa là gấm vóc, không được mua từ hàng hiệu đắt tiền nhưng chính là lòng khiêm hạ, lòng tin, lòng cậy, lòng mến Chúa, lòng mến đối với mọi người.

****************************** *******

Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết con, xin cho con biết Chúa.  Xin cho con chỉ khao khát một mình Chúa, quên đi chính bản thân, yêu mến Chúa và làm mọi sự vì Chúa.  Xin cho con biết tự hạ, biết tán dương Chúa và chỉ nghĩ đến Chúa.  Ước gì con biết hãm mình và sống trong Chúa.  Ước gì con biết nhận từ Chúa tất cả những gì xảy đến cho con và biết chọn theo chân Chúa luôn.

Xin đừng để điều gì quyến rũ con, ngoài Chúa.

Xin Chúa hãy nhìn con, để con yêu mến Chúa.

Xin Chúa hãy gọi con, để con được thấy Chúa.

Và để con hưởng nhan Chúa đời đời.  Amen!  (Thánh Augustinô)

Lm Giuse Nguyễn Hữu An