“HÃY TRẢ LỜI TÔI ĐI. HÃY TRẢ LỜI TÔI ĐI!”

From facebook:  Huỳnh Phi Long shared 明 ミン‘s post.
 
Image may contain: 1 person, standing and outdoor

明 ミン added a new photo to the album: Bịnh-viện Saigon — with Tran Cam Minh and Kate Tran.

Tại sao bác sĩ sinh ra lớn lên, học hành ở miền Bắc nhưng bây giờ lại nói người Bắc chúng tôi làm hỏng hết, rồi lại thích miền Nam, lại thích luôn cái chế độ miền Nam trước 1975 nữa… Nhàn Lê đã ăn cháo, đái bát”… nói chung là phụ bạc nơi nuôi mình khôn lớn. Và tại sao bác sĩ yêu miền Nam?

– Vậy BS Nhàn Lê trả lời sao ?

– Thưa các anh chị! Thưa các bạn và các em!
Chính vì tôi đã nhìn quá rõ, tôi hiểu quá thấu nên tôi biết nó hỏng, và tôi nói ra sự thật là nó hỏng.

1. Tại sao tôi làm bác sĩ?

Mẹ tôi nói “Con ạ, bây giờ đi bệnh viện mà không có tiền thì họ không chữa cho mình đâu”.

Tôi đã nói “Mẹ cố gắng mẹ nhé, lớn lên con sẽ làm bác sĩ, con chữa bệnh cho mẹ khi ấy mẹ sẽ không phải mất tiền nữa, còn bây giờ mẹ phải tìm mọi cách để giữ lấy mạng sống của mình”.

Vì lời hứa của đứa trẻ 8 tuổi khi ấy đã thôi thúc tôi vượt qua rất nhiều khó khăn mà không thể kể hết của một đứa con nhà nghèo, đến ăn còn không đủ no, ăn 2 bữa cơm độn khoai cho no đã là quá sức của cha mẹ nó, bữa sáng là một điều xa xỉ.

Tôi hỏi ngược lại, nếu một xã hội tốt đẹp thì một đứa bé 8 tuổi nó có phải nghĩ tới vấn đề nhức nhối đó không? Hay nó được lớn lên với một tuổi thơ trong sáng, êm đềm và mơ mộng?

Cha mẹ tôi đã phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để có được hạt gạo mà nuôi chị em tôi trong khốn khó, vậy:

TÔI PHẢI BIẾT ƠN AI?

– Vì đất nước phải bước vào thời kỳ quá độ để đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội, cho nên đảng và chính phủ đã tập trung xây dựng nên những con người mới XHCN.

Ở nông thôn, ông bà cha mẹ chúng tôi bị ép buộc vào hợp tác xã, nhưng hậu quả của nó như thế nào thì ai cũng thấy rõ, một ngày lao động (một công) được tính bằng 800 gr. thóc, toàn dân đói rã họng nhưng không ai được đi ngược lại chủ trương của đảng và nhà nước.

Không ai được trồng thêm củ sắn, củ khoai để cứu đói cho đàn con đang tuổi ăn, tuổi lớn của mình.

Chị em chúng tôi phải đi vớt bèo dưới cái lạnh cắt da, cắt thịt để nuôi lợn, con lợn ấy lớn lên phải bán nghĩa vụ cho hợp tác xã, nhìn họ cướp đi công sức của mình mà nước mắt lưng tròng, chúng tôi thèm nhỏ dãi miếng thịt nhưng không có ăn, đến tết thì hợp tác mới chia cho được mấy lạng… Để hậu quả kéo dài cho tới tận bây giờ cứ có mùi nhang là tôi lại thèm ăn thịt luộc (bởi hồi đó Tết thắp nhang cúng ông bà thì mới có thịt ăn một bữa liếm mép).

Ai đã nuôi tôi khôn lớn? Cha mẹ tôi hay đảng và chính phủ?
Ai đã cướp con lợn, ai đã cướp miếng thịt của chị em chúng tôi để giờ đây nói tôi đái bát?

Dưới cái lạnh cắt da cắt thịt của mùa đông, chúng tôi sống hoang dã như những đứa trẻ mà Giáo Sư Ngô Bảo Châu đã nhìn thấy và mô tả. Có ai cho tôi manh áo ấm không? Chúng tôi đi chân trần trên băng giá, có ai cho tôi đôi dép không hay chỉ biết đến cướp đi thành quả lao động của chúng tôi?
Và nếu hồi đó không có cái chủ trương vào hợp tác xã chết tiệt ấy thì chiều cao của tôi có lẽ hơn bây giờ ít nhất là 5 cm, khi đi ra quốc tế tôi có thể nhìn ngang chứ không phải như bây giờ là phải ngước lên và tự hỏi rằng “cao như thế có mát hơn không”.

Thời ấy muốn thịt con gà cũng phải giấu giếm đừng để nó kêu, bởi ăn thịt là có tội, mình nuôi nó lớn nhưng không được phép ăn mà phải bán cho nhà nước … để làm gì?

“Mỗi người làm việc bằng hai để cho cán bộ mua đài mua xe.
Mỗi người làm việc bằng ba để cho cán bộ xây nhà xây sân”

Như vậy phải hỏi tôi có hận hay không chứ? Tại sao tôi phải biết ơn, ơn ai? Ơn cái đứa chết tiệt nào nó đẻ ra cái chính sách vận hành ngu xuẩn và dốt nát thể? Để một thế hệ người Việt thấp còi và đần độn vì thiếu dinh dưỡng?

Ai nuôi tôi lớn kiểu điên rồ như thế để bắt tôi phải biết ơn?

2. Tại sao tôi yêu miền Nam?
Khi tôi nửa ăn, nửa nhịn để cố gắng lê lết cho hết 6 năm đại học, có những hôm đi phụ mổ bị té xỉu … nói lời hay ý đẹp là kiệt sức, nhưng thực ra là ĐÓI ĂN.

Tôi đói ăn suốt 6 năm đại học, chất dinh dưỡng nào để cho tuổi này cạnh tranh tầm vóc với thế giới? Có ai cho tôi xu nào để tôi ăn cho đỡ đói không hay chính mẹ tôi, đến cái bánh cũng không dám ăn mà phải để dành tiền cho tôi, cho dù chỉ là 500 đồng?

Và sau khi ra trường, tôi long đong lận đận đến 3 năm, cầm tấm bằng mà bao nhiêu lần bật khóc.

Bố tôi đã nói:

“Con ạ, mình không có chức, không có quyền cũng không có tiền nên xin việc khó lắm, có lẽ bố mẹ đã bất lực, con hãy tự tìm đường đi cho mình. Xã hội này không có chỗ nào công bằng để đấu sức bằng trí tuệ của mình đâu con.

Tất cả đều được đo đếm bằng tiền cho dù tiền đó là tiền tham nhũng, cho dù tiền đó là tiền hối lộ. Cho dù đó là tiền tham ô mồ hôi và nước mắt của người dân để họ đút vào túi riêng, cái túi tham vô độ làm cho cuộc sống của người dân trở nên khốn cùng.

Cha mẹ nuôi 6 năm ăn học đã kiệt sức lắm rồi con”.

Nhắc lại lần thứ ba là đã có lúc tôi tính đến việc đi vận chuyển ma túy thuê để có tiền xin việc, nhưng may thay chợt nhớ tới câu của nhà Phật rằng “Phàm làm việc gì cũng phải nghĩ đến hậu quả của nó” và tôi đã giật mình tỉnh thức. Nếu không thì có lẽ thân xác này đã trở về với cát bụi hoặc giờ này tôi đang cải tạo với cái án chung thân trong một nhà tù nào đó.

Có ai và có bao giờ rơi vào tình cảnh tuyệt vọng như thế không?

Chỉ vì không có tiền xin việc, cho nên tôi hỏi lại đứa nào ăn cháo, đứa nào đái vào bát?

Nếu không có mảnh đất Sài Gòn cho tôi lưu lạc thì giờ này có tôi đang ngồi gõ phím không?

Nếu không có con người Miền Nam hiền hòa thì tôi có sống được?

Nếu họ lưu manh lừa lọc khi tôi mới chân ướt chân ráo đến đây thì cuộc đời tôi sẽ khốn nạn ra sao?

Vì sao họ lại hiền hòa như vậy?

Đó là vì cha ông của họ sống có nhân, có nghĩa và chính lớp người đi trước đã dạy con cháu họ như vậy, chứ không phải cái thứ lưu manh, lừa đảo.

Và tôi biết qua những người bạn thì Sài Gòn cũng không còn được như xưa nữa, vì sao?

Ai đã làm nó trở nên hoang tàn như thế? Ai đã làm cho nó mất tình người như thế?

“HÃY TRẢ LỜI TÔI ĐI. HÃY TRẢ LỜI TÔI ĐI!”

~Lê Nguyễn Thanh Nhàn~
(Nguồn: ttvn.org)

Công trình không phép sao không cưỡng chế tháo dở mà nộp phạt rồi cho tồn tại là sao ??

Dien Hong Tran and 3 others shared a link.
UBND tỉnh Yên Bái cho biết đã xử phạt hành chính số tiền trên 500 triệu đồng đối với những vi phạm tại “biệt phủ” của gia đình ông Phạm Sỹ Quý, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh này.
THANHNIEN.VN
 
 

Công trình không phép sao không cưỡng chế tháo dở mà nộp phạt rồi cho tôn tại là sao ??

Còn nguồn gốc tài sản do đâu mà có chưa thấy cơ quan nào nhắc tới, phải chăng bán chổi đót, chạy xe ôm…mà có ?
————————
Nguồn tin Thanh Niên cho biết, UBND tỉnh Yên Bái vừa có văn bản số 222 báo cáo Thủ tướng và Thanh tra Chính phủ về kết quả xử lý sau thanh tra việc quản lý đất đai, cấp phép xây dựng trên khu đất tại tổ 42 và tổ 52 phường Minh Tân (thành phố Yên Bái) và việc chấp hành pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập của ông Phạm Sỹ Quý, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Yên Bái.

Theo đó, cơ quan chức năng tỉnh Yên Bái đã xử phạt hành chính gia đình ông Phạm Sỹ Quý số tiền trên 507 triệu đồng do xây dựng một số công trình vượt phép và không phép.

Tuy nhiên, sau khi xử phạt, các công trình trái phép tại ”biệt phủ” này vẫn được cho tồn tại.!!??

Ngoài ra, gia đình ông Phạm Sỹ Quý cũng bị phạt hành chính số tiền 51 triệu đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất.

 
 
 

BOT Cai Lậy ghê thật đấy

From:  Hoa Kim Ngo shared Chí Thảo‘s post.
 

NB Chí Thảo : Tôi nói: Dầu 5 năm, 10 năm hay lâu hơn nữa, chiến thắng luôn thuộc về NHÂN DÂN. Nhất định như vậy.

Các người hãy nghiền ngẫm cho thấu tâm can, đọc cho kỹ nhé: Trong Từ điển đấu tranh, không hề có từ LẬT ĐỔ NHÂN DÂN đâu. Chỉ có thể lật đổ những thế lực phản lại nhân dân. Xem cho kỹ đi trước khi quá muộn…

Cố lên BÁC TÀI. Nhân dân cả nước luôn đứng sau lưng các bạn. Cuộc đấu tranh này có thể gay go, trường kỳ. Nhưng nhất định chiến thắng thuộc về chúng ta – NHÂN DÂN !!!

 
No automatic alt text available.
Image may contain: 6 people, people standing, people walking and outdoor
Chí Thảo added 2 new photos.

 

GAY GO RỒI ĐÂY. CỐ LÊN BÁC TÀI, CHIẾN THẮNG LUÔN THUỘC VỀ NHÂN DÂN…

BOT Cai Lậy ghê thật đấy. Đêm qua xe chở tiền loại 100 đồng từ HN đã về đến Tiền Giang chi viện cho BOT Cai Lậy. Chúng quyết… ăn thua đủ với cánh tài xế.

Hết Công An, CSCĐ, các loại xe chuyên dụng…, nay Ngân hàng cũng sốt sắng vào cuộc để bảo vệ biên giới, hải đảo… Ồ không. Nói lộn, để bảo vệ BOT “hút máu” dân.

Từ nay, đừng gọi ‘lợi ích nhóm” nữa. Gọi đúng bản chất của nó là: LỢI ÍCH BẦY ĐÀN !!!

Còn ai nghi ngờ về sức mạnh của đồng tiền nữa không? Những đồng tiền bất chính, vấy máu…

Tôi nói: Dầu 5 năm, 10 năm hay lâu hơn nữa, chiến thắng luôn thuộc về NHÂN DÂN. Nhất định như vậy.

Các người hãy nghiền ngẫm cho thấu tâm can, đọc cho kỹ nhé: Trong Từ điển đấu tranh, không hề có từ LẬT ĐỔ NHÂN DÂN đâu. Chỉ có thể lật đổ những thế lực phản lại nhân dân. Xem cho kỹ đi trước khi quá muộn…

Cố lên BÁC TÀI. Nhân dân cả nước luôn đứng sau lưng các bạn. Cuộc đấu tranh này có thể gay go, trường kỳ. Nhưng nhất định chiến thắng thuộc về chúng ta – NHÂN DÂN !!! 

 

VÀI ĐIỀU TRONG PHIÊN TÒA PHÚC THẨM XỬ MẸ NẤM

From:  Phan Thị Hồng shared Ls Nguyễn Khả Thành‘s post.
Lời nói sau cùng của MẸ NẤM.

Luật sư Nguyễn Khả Thành – một trong ba Ls. bào chữa cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – kể lại:

Lời nói sau cùng của MẸ NẤM – Quỳnh tại tòa (trưa 30.11.2017, tại Khánh Hòa):

– Những việc làm của tôi hoàn toàn phù hợp với pháp luật.

– Tôi không chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Sự cường thịnh mỗi quốc gia chỉ được xây dựng trên nền tảng tự do và tôn trọng quyền con người.

– Việt Nam sẽ không thay đổi được khi nhiều người bất đồng chính kiến bị bắt giữ.

– Nếu có cơ hội lựa chọn lần nữa tôi sẽ chọn con đường đã chọn và tôi vô tội.

 
Image may contain: ocean, sky, outdoor, nature and water
Ls Nguyễn Khả Thành

 VÀI ĐIỀU TRONG PHIÊN TÒA PHÚC THẨM XỬ MẸ NẤM

Phiên tòa khai mạc lúc 8 giờ 30-11-2017 ( có 3 ls tham gia bào chữa cho Quỳnh là ls Nguyễn Hà Luân, ls Hà Huy Sơn và ls Nguyễn Khả Thành)

Chứng cứ cốt lõi để kết tội Quỳnh là 04 bản kết luận giám định về tư tưởng của bị cáo

Để làm sáng tỏ vụ án, trước phiên xử, Quỳnh cũng như Ls đã có đơn đề nghị triệu tập 3 giám định viên tham dự phiên tòa để đối chất về những nội dung kết luận. Nhưng cả 3 Giám định viên đều vắng mặt với lý do bị bệnh và đi công tác xa

Về hình thức bản giám định, phía Luật sư chỉ ra những bằng chứng vi phạm nghiêm trọng với Luật Giám định tư Pháp 2012 Kiểm sát viên không tranh luận lại

Theo qui định tại điều 88 Bộ luật hình sự Bị cáo chỉ có tội khi các cơ quan tiến hành tối tụng chứng minh những các hành vi tuyên truyền, tang trữ, ban hành các tài liệu của bị cáo có mục đích chống lại nhà nước. Không chứng minh được động cơ mục đích chống lại Nhà nước thì bị cáo không phạm tội này. Rất tiếc kiểm sát viên cũng tranh luận nhỏ giọt rồi thôi

Tại tòa Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thừa nhận các hành vi mình thực hiện, nhưng cho rằng mục đích động cơ của mình không phải chống lại Nhà nước mà chỉ thực hiện các quyền công dân đã được qui định trong Hiến pháp và các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập. Với mong muốn cái xấu phảỉ được ngăn chặn để đất nước phát triển.

Lời nói sau cùng của Quỳnh tại tòa:

-Những việc làm của tôi hoàn toàn phù hợp với pháp luật 
– Tôi không chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
-Sự cường thịnh mỗi quốc gia chỉ được xây dựng trên nền tảng tự do và tôn trọng quyền con người
-Việt Nam sẽ không thay đổi được khi nhiều người bất đồng chính kiến bị bắt giữ
-Nếu có cơ hội lựa chọn lần nữa tôi sẽ chọn con đường đã chọn và tôi vô tội.

Hội đồng xét xử phúc thẩm Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng cho rằng các hành vi của Quỳnh nhằm chống Nhà nước và giữ nguyên bản án sơ thẩm tuyên phạt Quỳnh 10 năm tù giam Phiên tòa kết thúc vào lúc 11g 30 cùng ngày (thời gian xét xử 2 giờ, nghị án 30 phút) .,.

7 loại tâm ảnh hưởng xấu đến thọ mệnh và hoàn cảnh sống của một người

7 loại tâm ảnh hưởng xấu đến thọ mệnh và hoàn cảnh sống của một người

TRITHUCVN

Cổ nhân giảng: “Tướng do tâm sinh”. Kỳ thực, tướng ở đây không chỉ là “tướng mạo” mà còn là hoàn cảnh xung quanh của một người. Nếu một người mà trong tâm luôn chứa đựng ý nghĩ xấu thì hoàn cảnh xung quanh của người ấy cũng trở nên không tốt, rất nhiều mâu thuẫn sẽ nối gót nhau mà đến. Trái lại, nếu một người mà trong tâm luôn vui vẻ và tràn đầy ý nghĩ tốt đẹp thì hoàn cảnh liền lập tức chuyển biến thành tốt.

(Hình minh họa: Qua gujjurocks.in)

Một người sống khỏe mạnh, hạnh phúc hay không phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố bên trong, những yếu tố thuộc về tâm tính. Nếu tâm tính của một người xuất hiện vấn đề thì không chỉ ảnh hưởng đến tâm thái mà còn có thể gây nguy hại đến thân thể của người ấy, khiến cho các loại bệnh tật xuất hiện. Bởi vậy tâm tính tốt đẹp, tâm lý khỏe mạnh là một yếu tố vô cùng quan trọng. Dưới đây là 7 loại tâm ảnh hưởng xấu đến thọ mệnh và hoàn cảnh sống của một người, nhất định cần buông bỏ:

1. Tư tâm quá nặng

Người luôn tính toán chi li, luôn đặt mình làm trung tâm, những điều gì tốt đẹp trên đời thì đều mong muốn có được, nếu không thì oán trời trách người đó là người có tư tâm rất nặng. Người có loại tâm lý này thì sẽ phí sức, hao tổn tinh thần, ăn không ngon ngủ không yên, làm nguy hại đến sự khỏe mạnh cả về tinh thần và thể xác.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp phải không ít người ích kỷ, khi không được như ý thì luôn có tâm oán trách. Họ oán trách cha mẹ không công bằng, oán trách công việc quá nhiều, oán trách bạn bè không hiểu mình, thậm chí trời mưa hay trời nắng cũng oán trách…

Họ không biết được rằng, oán trách là một loại cảm xúc xấu nhất khiến mối quan hệ căng thẳng và mâu thuẫn trở nên kịch liệt hơn. Nó không chỉ khiến cho sức khỏe của chính bản thân người ấy xấu đi mà còn khiến người thân bạn bè dần dần xa lánh họ.

2. Tâm ghen tỵ, tật đố

Cổ ngữ có câu: “Nhân bỉ nhân, khí tử nhân” (so người với người chỉ thấy tức điên người). Người hay ganh tỵ với người khác, thấy người ta có cái gì đẹp, cái gì tốt thì đều ghen tức mà không nghĩ xem người ta làm sao mới có được cái đó, là loại người chỉ biết kết quả mà không biết đến quá trình.

Người ghen tức tật đố ở bất kỳ phương diện nào cũng không muốn người khác hơn mình. Hành vi do loại tâm lý này sinh ra không những làm xung đột đến đồng sự, người thân, bạn bè mà còn khiến chính bản thân mình bị bủa vây bởi lo âu phiền toái, thương tâm tổn sức, nguy hại đến sức khỏe. Người có tính ghen tức, tật đố quá nặng thì vẻ mặt cũng luôn không vui tươi, rạng rỡ.

3. Tâm tham lam

Đối với con người mà nói, đứng trước dục vọng thì đều vô cùng yếu ớt. Rất khó để ngăn cản các chủng hấp dẫn của thế gian đối với một người. Nhưng, nếu như dục vọng về tiền bạc, của cải của con người không có điểm dừng, mãi cứ mở rộng ra thì sẽ khiến người ấy bị mê lạc, đánh mất lương tâm của bản thân.

Người tham lam rất coi trọng của cải và lợi ích, lòng tham lam và ham muốn của họ là vô độ. Loại tâm lý này sẽ khiến họ lao tâm tổn thương nội tạng, bách bệnh cũng theo đó mà đến. Cuộc đời người ấy cũng lại không thoải mái, tự do tự tại.

4. Tâm hẹp hòi

Lòng dạ hẹp hòi, tâm trí nham hiểm, lấy việc gây khó cho người khác làm vui. Tâm lượng của một người lớn hay nhỏ sẽ quyết định người đó sống vui hay buồn. Chỉ một ý niệm của con người có thể khiến cho lòng dạ của họ to lớn như vũ trụ, cũng có thể khiến nó nhỏ như một hạt bụi.

Tâm lượng, lòng dạ càng rộng mở thì phiền não càng nhẹ, tâm lượng càng nhỏ, lòng dạ càng hẹp thì phiền não càng nặng. Người có tâm lượng nhỏ hẹp thông thường sẽ không bao dung được, không yêu thương và cũng không tiếp nhận được khuyết điểm của người khác.

5. Tâm bi thương, u buồn

Người có tâm lý u buồn thường tối ngày uất ức, hậm hực không vui. Họ suy nghĩ nhiều, than vãn cũng nhiều.

Người ta nói, ở nơi thế gian này có 2 nỗi khổ lớn, một là nỗi khổ về được và mất, hai là nỗi khổ về tình. Con người thường cố gắng bằng mọi cách để được sở hữu những thứ mình muốn. Nhưng, suy cho cùng nó lại giống như đang đánh bạc vậy. Khi thắng thì cảm thấy vui vẻ, còn khi thua thì lại cảm thấy buồn khổ.

Trong tình yêu, được thì hạnh phúc, mất thì than trách số phận, oán hận người khác. Loại tâm này không buông bỏ thì bách bệnh sẽ quấn thân.

6. Tâm hoài nghi

Người có tâm lý hoài nghi khi kết thân với bạn bè hay đồng sự thì thường khuyết thiếu sự tin tưởng và tôn trọng. Nhưng tâm lý hoài nghi quá nặng là cách dễ dàng khiến gia đình bất hòa. Nó cũng là nguyên nhân quan trọng khiến các mối quan hệ bị căng thẳng và rạn nứt.

Rất nhiều khi, tâm lý hoài nghi suy cho cùng cũng là xuất phát từ tư tâm, từ lòng dạ hẹp hòi mà ra. Người luôn nghi ngờ thì sẽ không thể sống được vui vẻ và cũng khiến người khác xa lánh dần.

7. Tâm tiếc nuối

Đừng canh cánh trong lòng những chuyện quá khứ không đáng nhớ. Những chuyện quá khứ là những chuyện đã xảy ra, không thể thay đổi được, hãy để nó qua đi, như vậy mới có thể giảm thiểu được rất nhiều sự phiền não, trong lòng mới có thể nhẹ nhàng, thoải mái.

Bởi vậy có thể thấy, đối với bất kỳ ai, tâm tính tốt đẹp hay không, tâm lý khỏe mạnh hay không là vô cùng trọng yếu. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta khó tránh khỏi việc gặp những sự tình không như ý, nếu không có một tâm tính tốt đẹp sẽ rất khó duy trì được sự khỏe mạnh cả về thể xác và tinh thần.

An Hòa (dịch và t/h)

Khi cái ác trở nên phổ biến – Liều thuốc nào cho người Việt?

Khi cái ác trở nên phổ biến – Liều thuốc nào cho người Việt?

 

Aleksandr Solzhenitsyn – nhà văn của lương tâm Nga ắt hẳn đã trải qua nhiều giằng xé nội tâm để viết ra một câu ứa máu: “Đường biên thiện – ác chạy qua trái tim mỗi người. Và ai sẵn sàng phá hủy một phần trái tim của chính mình?”

Cần chấm dứt bạo hành trẻ em (Ảnh: trongtre.net)

Hơn 20 năm làm báo cho tôi những trải nghiệm đủ để có cái nhìn bình thản, khách quan trước nhiều biến cố khó tin, vậy mà bây giờ nhiều lúc, để giữ tâm bình an, tôi không dám mở báo ra đọc nữa. Có cảm tưởng chưa khi nào mà cái ác hiển lộ mạnh mẽ đến thế, được dung dưỡng dễ dàng hồn nhiên đến thế, đến nỗi chúng ta phải hỏi liệu đã tới ngưỡng chưa và ngày tận thế còn bao nhiêu canh giờ nữa?

Ẩn ức tâm lý và những cái ác tinh vi

Bên cạnh những sự ác độc hồn nhiên do thiếu hiểu biết hoặc kém ý thức, có điều ác tinh vi khởi sinh từ mặc cảm thua kém, tự ti.

Những cơn mưa đá, những chiến dịch bóc mẽ, dìm hàng, trolling tập thể và những ngôn từ hằn học, tai ác ngày càng phổ biến trên mạng xã hội là minh chứng sinh động.

Trong gia đình, không hiếm ông bố ngược đãi con cái chỉ vì mặc cảm thua kém trước bà vợ quá giỏi giang, mọi ấm ức không thể đối thoại với người kia được trút hết vào đứa trẻ. Cũng dễ gặp nhiều bà mẹ ép con đạt thành tích cao trong học hành, thể thao, nghệ thuật chỉ để trả thù người chồng bội bạc.

Nhiều cặp vợ chồng đã cạn tình với nhau nhưng nhất quyết không ly dị chỉ vì không muốn kẻ kia tìm được hạnh phúc mới trước mình.

Ngoài xã hội, không hiếm người nghiện cảm giác thỏa mãn khi phô bày ưu thế trước người bất hạnh. Không khó tìm một nhà từ thiện chưa giải hết mặc cảm thiếu thốn trong quá khứ, kẻ giơ tay cứu giúp để trả thù chính những kẻ từng khinh khi mình, kẻ hào phóng trao tặng lời  khuyên đồng thời gây chia rẽ, lấy đi toàn bộ lòng tự tôn, kẻ rộng rãi ban phát chút ít ân huệ, nhưng để trói người nhận chung thân trong nhà tù hàm ơn. Không ít người tìm thấy niềm sướng khoái khi có cơ hội khiến ai đó hoàn toàn lệ thuộc vào mình rồi bỏ mặc, hoặc chôn vùi kẻ từng làm đau mình trong mặc cảm tội lỗi vĩnh viễn.

Điều tệ hơn cả là họ đang làm điều đó với người thân, nhân viên, cộng sự, học trò – những đối tượng mà lẽ ra sẽ cùng cộng hưởng để tạo nên giá trị nhân văn bền vững.

Hậu quả là những đứa trẻ lớn lên trong những cái “tổ lạnh” – một môi trường thiếu vắng tình yêu thương như thế, sẽ tiếp tục (một cách vô thức), lặp lại hành vi ngược đãi ấy với người khác và con cái mình.

Những học sinh bị thầy cô ngược đãi sẽ tiếp tục ngược đãi học trò nếu có cơ hội làm thầy. Những nhân viên bị đối xử thiếu công bằng sẽ ra đi, tiếp tục tạo ra những doanh nghiệp cạnh tranh bởi động cơ “phục hận”, và “win – win” sẽ vẫn mãi là một khái niệm xa lạ.

Mặc cảm tự ti khiến con người tự giam mình trong hoài nghi, đóng lại khả năng thụ cảm điều đẹp đẽ.

Mới đây vợ chồng một doanh nhân nhặt được chiếc ví có vài chục triệu trong đó, đã nhờ cộng đồng Facebook tìm ra khổ chủ và gửi trả. Thật tiếc, anh chị đã bị không ít người trong cộng mạng chế nhạo là khoe mẽ.

“Khôn ngoan” hơn,  cháu gái tôi, một cô bé 12 tuổi sau buổi học thêm tiếng Anh đã thấy một chiếc iPhone nằm trong balo, nhanh chóng tìm người mất để  trả lại. Nhưng dù đã được mẹ thuyết phục, cô bé vẫn nhất quyết không nói với giáo viên, vì sợ… bị tuyên dương, sợ mọi người xúm vào bình phẩm, sợ bị chê ngu, bị mỉa mai là “ham thể hiện”…

Thời đại nào mà người tử tế, việc thiện lành đã hiếm nay lại trở nên cô độc đến thế? Trở ngại nào đã khiến một đứa trẻ không dám hồn nhiên phô bày một việc tốt lẽ ra rất đáng biểu dương? Phải chăng nó cảm thấy quá đơn độc lẻ loi giữa những miệng lưỡi nhân gian độc địa bởi lòng đố kị mà người lớn hàng ngày trưng ra trước nó?

Tôi muốn hạnh phúc. Và chắc bạn cũng thế. Bạn khao khát hạnh phúc và bình yên, bạn yêu con trẻ, yêu các thiên thần, yêu điều đẹp đẽ, bạn ghét cái ác như tôi thậm chí hơn tôi. Tuổi nhi đồng, bạn từng sướng run khi người hùng trừ gian diệt ác thắng thế, thời thanh niên, bạn từng ước ao lớn lên trở thành một trong số họ, ngay cả khi đã chai sại vì đời va đập, bạn vẫn có thể giận run lên khi chứng kiến những điều phi nhân phi nghĩa.

Vậy tại sao chúng ta vẫn phải sống chung với nó?

 

Đường biên thiện – ác vắt ngang tim

Có lúc chúng ta ngỡ ngàng bật dậy giữa đêm, vã mồ hôi khi nhận ra cổng cửa quên khoá, lật đậy dật thay ổ khoá bự hơn, bật vội hệ thống báo trộm rồi  run rẩy cầm con dao đi dò khắp nhà, mắt liếc sang nhà hàng xóm đầy nghi  ngờ. Để rồi sáng thức dậy, nhìn qua ban-công nhà đối diện, bắt gặp nụ cười nhẹ như mây cùng với một chùm hoa thơm chĩa sang dụi đầu vào ô cửa kính, ta dụi mắt chưa dám tin.

Ta có chút hối hận vì trót nghi ngờ cánh tay khoẻ khoắn từng chìa ra xách đỡ đồ cho ta lúc lên cầu thang, nhưng rồi mỗi khi nỗi bất an nghi kị trào lên, ta lại quên.

Ta sẵn sàng nổi quạu khi thấy trước cửa nhà một bịch rác vô chủ còn nhà hàng xóm kín cổng cao tường sạch sẽ đến khả nghi.

Từ chỗ ta sẵn sàng mở nhạc cổ điển thật to vào giữa trưa nắng, lúc vợ chồng gã hàng xóm bắt đầu chợp mắt để trả thù cái tội họ luôn luôn tọng “Còn thương rau đắng sau hè” hết cỡ vào tai ta sáng sớm, đến chỗ muốn gõ vào đầu gã say nhà ấy mấy búa, khi hắn khoan tường vào giờ nhạy cảm.

Bạn hơi chạnh lòng khi công sức của bạn không được ghi nhận xứng đáng, cơn ấm ức của tôi cũng tăng dần đến ứa gan khi đồng nghiệp xấu xí hơn, kém cỏi hơn nhưng lại được sếp đẹp trai giàu có để mắt và đang có nguy cơ trở thành bà chủ?

Tôi từng nổi cơn khó chịu, bạn rất muốn bóc mẽ, dìm hàng khi người trước mặt thể hiện giàu có giỏi giang hơn những gì hắn thực có? Và nếu kẻ đó nổi điên gây hấn với ta, điều gì đảm bảo là ta không tham chiến?

Tôi gay gắt lên án bảo mẫu bạo hành trẻ em nhưng quên mất mình cũng có lúc nổi điên muốn đét đít con một cái cho bõ tức. Bạn phê phán đàn ông vũ phu nhưng ai dám chắc chưa từng có giây phút bạn ước ao mụ vợ lắm điều bỗng dưng trúng gió cấm khẩu, ước con chó hàng xóm hay sủa một ngày ra đường rồi mãi mãi không trở về?

Sự khác biệt giữa bạn – tôi và họ là rất không đáng kể. Ranh giới để ta trở thành họ thật ra hết sức mong manh.

Chúng ta may mắn vì nhận thức tốt hơn, tự chủ tốt hơn hoặc chưa rơi vào môi trường/điều kiện thuận lợi đủ để kích nổ cái quả bom sân hận vốn tiềm ẩn trong mình. Thế nhưng liệu chúng ta còn giữ mình được bao lâu, khi môi trường tinh thần và các giá trị nhân văn đang bị cái ác xâm thực mạnh mẽ?

Có người (như tôi) chọn giải pháp không đọc báo, không xem tivi, đóng cửa trước thông tin tiêu cực. Nhưng đâu cần mở báo hay click chuột, chỉ cần hé cửa ra là bạn đã có thể lãnh trọn tiếng loé xoé của hàng xóm, vào chợ nghe người bán chửi người mua, vô quán bắt gặp người phục vụ trả thù khách khó tính bằng thọc nguyên ngón tay cái đen thui vào bát phở, đến công sở bắt quả tang đồng nghiệp chơi khăm nhau, đón con về nơm nớp sợ kẻ xấu vờ đụng xe cướp con khỏi tay mình, vô bệnh viện thì đau lòng nhìn người thân bị y tá chọc kim rõ đau để “nhắc” tiền bồi dưỡng…

Rồi tôi sớm nhận ra rằng mình có thể mua nhà nhưng không mua được hàng xóm, có thể chọn bạn bè, nhưng không chọn được họ hàng, đồng nghiệp, có thể bảo bọc con nhưng không thể làm thế với tất cả bạn bè và môi trường xã hội của mà chúng sẽ gặp trong đời.

 

Loại bỏ, đào thoát hay chung sống hoà bình?

Nếu nhìn vào lịch sử, kinh nghiệm Tần Thuỷ Hoàng, Lê Ngoạ Triều, Mao, Nazi, Pol Pot… cho thấy dưới một thể chế mà việc làm ác chẳng những không bị ngăn cản mà còn được khen thưởng thì dân chúng sẽ càng ngày trở nên tàn ác và hiệu ứng ngược lại ở những xã hội đề cao giá trị nhân văn, trân quý con người. Nước Đức từng được chọn là nơi tốt nhất để sinh sống làm việc, chỉ vài chục năm sau khi Nazi bị hủy diệt. Hà Lan đứng trước khả năng dỡ bỏ nhà tù vì không còn tội phạm.

Vậy liều thuốc nào dành cho cho người Việt?

Con trai tôi – một teenager mê sáng chế robot – fan trung thành của Marvel và thế giới siêu anh hùng  kiểu Mỹ trả lời câu hỏi này như sau: “Nếu không suy nghĩ chín chắn lắm, con sẽ chọn biện pháp loại bỏ/ cách ly hết kẻ xấu, kẻ ác  ra khỏi xã hội. Cách thứ hai là bỏ đi, đến nơi nào mà ta thấy con người văn minh nhân ái hơn. Nhưng mẹ biết đấy, cả hai cách này đều không khả thi.”

Về giải pháp, sau một thời kỳ “ngâm cứu” các nhân vật phản diện có tâm lý phức tạp (những đối thủ nặng ký của các siêu anh hùng nhiều sức mạnh và tâm hồn ngây thơ), lý luận chàng trai tuổi teen ưa thích môn tâm lý học này là: “Ác là một dạng bệnh lý.” Chuỗi nhân vật phản diện của Marvel là những  thí dụ sinh động về những cái ác khởi sinh từ tổn thương thời ấu thơ, các dạng thái nhân cách do các cú sang chấn tâm lý vị thành niên đã kích hoạt “kíp nổ” được gài sẵn trong tiềm thức. Các siêu anh hùng có mạnh đến đâu, cũng không thể nào diệt ác trừ gian tận gốc, nếu thiếu giải pháp tổng thế: “mỗi cá thể tự nhận ra cái kíp nổ đó trong mình, tháo gỡ và vô hiệu hoá nó”- Đây cũng là cách các ông lớn ngành giải trí phương Tây cài đặt triết lý thiện – ác vào công chúng nhỏ tuổi của mình, để đánh thức những giấc mơ, nuôi dưỡng chủ nghĩa anh hùng trong một thế giới mà con người ngày càng trở nên vô cảm, vị kỷ.

Dễ hiểu vì sao người phương tây nói chung có ý thức cao về vai trò và trách nhiệm cá nhân, ít tiểu xảo hay ác vặt.

Thật ra, từ hơn 2500 trước, ông Phật đã chẩn bệnh: ác hạnh là bởi vô minh, còn khái niệm “kíp nổ” hay “mầm ác” này được gói gọn trong 3 từ: tham – sân – si.

Hơi khó để đề cập sâu hơn trong giới hạn một bài viết nhỏ. Nhưng theo tôi, ở cấp độ đơn giản, người Việt muốn giải được tham (hám lợi bất chấp đạo lý), việc đầu tiên là phải gỡ bỏ hết những ẩn ức do thiếu thốn đói nghèo, từ đó từng bước minh định lại các chuẩn giá trị.

Chừng nào tâm con người bớt bị thiêu đốt bởi các giá trị ảo, có nhiều lựa chọn hơn cho mỗi người, cuộc sống cũng sẽ bớt điên cuồng.

Muốn giảm thiểu sân (hằn học, ganh ghen đố kị) phải xoá hết mặc cảm tự ti, thành thật với chính mình để bớt hoang tưởng, biết điểm mạnh yếu của mình để bớt hẹp hòi, đố kị trước thành quả lao động của người khác, chấp nhận sự khác biệt. Muốn bớt si (mù quáng, a dua, nghiện ngập) thì sự hiểu biết là loại kháng thể mạnh giúp ta ý thức được giới hạn, tự điều chỉnh trong từng ý nghĩ và hành động, tránh bị bản năng dẫn dắt.

>> 7 loại tâm ảnh hưởng xấu đến thọ mệnh và hoàn cảnh sống của một người

Like và share có ý thức

Tôi cũng nghĩ rằng mùa xuân chỉ đến khi nào người Việt nhận thức lại, xây dựng lại chuẩn giá trị từ trong gia đình. Chừng nào cha mẹ nhận thức đúng đắn hơn nữa việc giáo dục con cái, thay vì biến con thành công cụ thoả mãn mong muốn ích kỷ của chính mình. Chừng nào mỗi người biết tư duy tích cực, biết tìm ưu điểm của nhau để phối hợp thay vì tìm điểm yếu để triệt hạ. Chừng nào giá trị bền vững là điểm kết nối giữa các thành viên trong gia đình, công sở, cơ chế để những khác biệt cùng tồn tại được thiết lập, thì chừng đó cách biệt sẽ được rút ngắn, tổn thương sẽ sớm được chữa lành, xung đột sẽ được hoá giải.

“Lưỡi luôn tìm đến những nơi có răng đau” – Tin xấu luôn có sức hấp dẫn và lan toả hơn tin tốt. Để tránh bị “ám thị”, mỗi người hãy cùng nhau tạo ra một trường thông tin tích cực, văn minh trên các tương tác với thế giới mạng. Trước khi làm một việc đơn giản như bấm like, nhấn nút share, hãy ý thức mỗi một niệm (ý nghĩ, lời nói) tiêu cực cũng có sức công phá chẳng khác nào trái bom, để tự hỏi mình vì sao làm thế, điều gì đang hối thúc từ bên trong: mong cầu hàn gắn, yêu thương hay phá huỷ?

Tâm lý học hiện đại đã chỉ ra: ngôn từ không chỉ là sản phẩm (một chiều) của tư duy mà nó cũng có khả năng tương tác, tạo ra khung mẫu tư duy. Chiến tranh đã qua hơn 40 năm, trong môi trường công việc, học tập và đời sống hàng ngày của chúng ta vẫn còn đầy rẫy những ngôn từ mang sắc thái ăn thua như: “đánh”, “chiến”, “giết”… hãy loại bỏ khỏi trường từ vựng của mình để cùng kiến tạo một hệ sinh thái ngôn từ organic.

Ngoài ra, cũng đã đến lúc giã biệt các câu chuyện dân gian ngợi ca tiểu xảo kiểu như trạng lừa chúa, đầy tớ chơi khăm chủ, anh em ruột thịt chơi nhau sát ván, mẹ kế con chồng trả thù tàn bạo. Những sản phẩm văn hoá có triết lý cay nghiệt, “thâm nho”, loại ca dao gieo rắc nghi kỵ “mấy đời bánh đúc có xương/mấy đời mẹ ghẻ có thương con chồng”, tục ngữ nuôi lòng thù hận như “quân tử báo thù mười năm chưa muộn” nên liệt vào dạng những “di sản” phản văn minh, cần được vĩnh viễn đóng lại.

Bởi tâm trí chúng ta đáng được nâng niu, trân trọng.

Bởi con cái chúng ta xứng đáng được sống trong một thế giới nhân ái, bình yên và hạnh phúc.

Và bởi bạn, những kẻ làm bạn tổn thương hay những người từng bị bạn làm cho thương tổn, đều khao khát yêu thương và xứng đáng được chữa lành.

Nhà văn Phạm Tường Vân

COI DÂN LÀ GIẶC – ĐẶC THÙ CỦA TÀ QUYỀN

COI DÂN LÀ GIẶC – ĐẶC THÙ CỦA TÀ QUYỀN
Pham Doan Trang

Sau năm 1975, chinh quyền cộng sản giành được nửa còn lại của đất nước, và ngay sau đó là cả một thời kỳ dài những ông mãnh tốt nghiệp từ bưng biền, chiến tranh, nhà tù… tha hồ vẫy vùng, bơi lội trong quyền lực tuyệt đối mà họ có được. Những cơ sở kinh tế ở miền Nam cũ bị xóa bỏ, tịch thu, quốc hữu hóa; dân chúng bị đưa đi vùng kinh tế mới để học tập thông qua lao động. 2 triệu người vượt biên, hàng trăm nghìn người bỏ xác trên biển, trong rừng núi nơi biên giới… Kệ, “Đảng và Nhà nước” vẫn hồn nhiên, cái gì mình thích thì mình làm thôi.

Sử gia kinh tế Đặng Phong (1939-2010) ghi lại lời ông Tư Tâm, cựu bí thư tỉnh ủy Long An, khi nói về phong trào đưa dân đi vùng kinh tế mới: “Mỗi người được cấp một lô đất. Nhưng nhìn ra chỉ thấy cỏ mọc dày đặc. Máy ủi, máy cày không có. Phải cuốc bằng tay, chặt bằng dao. Làm sao họ sản xuất được? Có một ông người Hoa nhìn tôi rưng rức nước mắt và kêu trời: Tôi là giống người, tôi không phải giống trâu bò, tôi không ăn cỏ được!…” (“Tư duy kinh tế Việt Nam 1975-1989”, NXB Tri Thức, 2008)

Kệ. Cái gì nhà nước thích thì nhà nước làm thôi.

Song song với đó là chinh sách bắt người đi “học tập cải tạo”, tức là đi tù. Lại thêm hàng nghìn người miền Nam vào tù để “trả nợ máu với cách mạng”, hàng trăm người “đền tội” – tức là chết.

Kệ. Cái gì nhà nước thích thì nhà nước làm thôi.

Tuy thế, dù sao ta cũng có thể có cảm giác rằng hồi đó (những năm sát sau 1975), nhà nước cộng sản chủ yếu “chơi rắn”, đàn áp mạnh tay người dân miền Nam để đề phòng “lũ phản động ngóc dậy”, chứ nhà nước chưa đến nỗi coi dân miền Bắc, miền Trung là giặc. (Thật ra, chinh cái tư duy và đường lối, chinh sách này của nhà nước cộng sản cũng là nguyên nhân rất quan trọng dẫn đến sự phân biệt, kỳ thị vùng miền sau này và hiện nay trên toàn quốc, nhất là giữa miền Nam và miền Bắc).

Còn bây giờ thì… chính quyền cộng sản coi dân cả nước là giặc rồi.

Bắc, Trung, Nam, dân ở đâu nhà nước cũng đè ra làm thịt hết, dân ở đâu bướng nhà nước cũng còng đầu hết.

Cựu chiến binh, đảng viên cộng sản cựu trào mà vớ vẩn “phản tỉnh”, dư luận viên cũng chửi cho mục mả, an ninh cũng “dự án hóa”, canh nhà hết.

Trí thức hàng đầu mà vớ vẩn “phản biện”, “hô hào vận động quần chúng”, an ninh, tuyên giáo cũng đánh hết. Tài năng đến như Ngô Bảo Châu thì cũng thành “con trâu làm toán” mà thôi. Nói lắm, ông cấm nhập cảnh cho hết đường về Việt Nam là mày khóc ra tiếng mán.

Cứ nhìn cái cách chính quyền bố trí dư luận viên nghiến răng chửi bốc mả những người bất đồng chính kiến lên kìa. Nhìn cách chính quyền còng tay thanh niên, phụ nữ trẻ lôi ra tòa, xử án thật nặng chỉ vì họ dám chống lại chủ trương nịnh hót nhóm lợi ích của Đảng kìa. Nhìn cách chính quyền xử người ta 10 năm tù, rồi đánh mẹ người ta trước cổng tòa kìa. Nhìn cách chính quyền suỵt cả đàn cảnh sát cơ động ra canh BOT, nhe răng gầm gừ, cắn xé những lái xe tay không tấc sắt kìa.

Chính quyền này coi dân cả nước là giặc rồi. Đây quả là một bước tiến mới so với giai đoạn sau năm 1975.

Và một khi đã coi dân là giặc hay là “thế lực thù địch” tiềm ẩn, nó đã trở thành tà quyền.

Chân Giá Trị Của Cái Gọi Là Từ Thiện!

Chân Giá Trị Của Cái Gọi Là Từ Thiện! 

Trái dừa có một chút mặn của mồ hôi, một chút cay cay của nước mắt…

Một cô gái hỏi: ” Bao nhiêu tiền 1 trái dừa vậy ông? “
Ông già bán dừa trả lời cô ta, ” Thưa cô 10 ngàn 1 trái! “
Cô gái nói, ” Bán cho tôi 2 trái 15 ngàn được chứ ? Không được, tôi đi chỗ khác! “

Người bán hàng trả lời: ” Cô lấy đi, 15 ngàn 2 trái. Tôi nghĩ như vậy cũng tốt rồi bởi vì cả ngày nay tôi chưa bán được cho ai cả! “Cô gái lấy 2 trái dừa và bỏ đi với cảm giác của một người chiến thắng. Cô ấy bước vào xe hơi và đi đón cô bạn, cả 2 cùng tới một quán ăn sang trọng…

2 cô gái ngồi xuống bàn và gọi những thứ họ thích. Họ chỉ ăn một ít và để lại rất nhiều thứ mà họ gọi ra.

Sau đó cô ta thanh toán hóa đơn. Hóa đơn là 850k, cô gái đưa 900 k và nói với ông chủ quán: ” Khỏi thối! “

_____

Sự việc này có vẻ rất bình thường đối với ông chủ quán giàu có. Nhưng nó rất đau đớn cho người bán dừa tội nghiệp.

Tại sao chúng ta thể hiện sự tính toán chi li khi chúng ta mua hàng của những người nghèo khổ tội nghiệp? Và tại sao chúng ta lại quá hào phóng với những người không cần sự hào phóng của chúng ta?

Mỗi lần một đứa trẻ nghèo đến với tôi để bán một cái gì đó đơn giản, tôi lại nhớ về ba tôi. Ba tôi thường mua những món đồ lặt vặt từ những người nghèo khó với giá cao, mặc dù ông không thực sự cần đến chúng. Có lần tôi thắc mắc hỏi ba về hành động “kỳ quặc” đó thì ba tôi nói: ” Đó chính là chân giá trị của cái gọi là từ thin! “

From: Vuisongtrendoi gởi

Anh là ai?

Anh là ai?

 
Trịnh Kim Tiến – Tựa không chỉ lời bài hát cũng không phải tôi hát trong đồn sau khi bị đánh, “anh là ai?” là câu nói được lặp nhiều nhất trong đoạn đối thoại giữa tôi và an ninh tỉnh Khánh Hòa ngày hôm qua.
 
Kỳ 1: Buổi trưa sau khi phiên tòa kết thúc
 
Quá phẫn uất trước bản án đối với blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tôi đã không thể nhẫn nhịn thêm. “Mẹ Nấm vô tội”, “đả đảo phiên tòa bất công”… tôi vừa đi vừa lấy hơi từ cổ họng, hô vang nhất mà tôi có thể. Tôi thấy, xung quanh tôi, một bầy bịt mặt.
 
Tôi biết chúng tôi sẽ bị đánh, sẽ bị cướp, nhưng tôi không nghĩ đến người mẹ già đang đi kêu gào công lý cho con bọn chúng cũng không chịu nương tình. Bọn chúng tôi trẻ, bọn chúng tôi khỏe, bọn chúng tôi chấp nhận chịu đòn để được nói điều chúng tôi muốn nói. Thế nhưng cô ấy, người phụ nữ già đầu tóc đã bạc trắng, có người con gái nhỏ đang phải chịu oan sai, hai đứa cháu thơ đang bơ vơ mất mẹ, cô ấy cũng không thể thoát khỏi cơn khát máu của những con thú hoang.
 
Trong khi chúng lao vào tôi một cách đầy dữ tợn, bằng mọi cách cướp lấy điện thoại trên tay tôi. Trong khi tôi chẳng còn biết mình bị đánh vào những đâu và bao nhiêu người đánh, trước mắt tôi là những đôi tay to khỏe đang nện từng nện vào đầu và ngực một bà già.
 
Tôi muốn lao đến đỡ cho cô những cú đòn tàn độc nhưng không thể, liên tục có tay ai đó kẹp vào cổ tôi, siết thật mạnh cho tôi không thể thở, những phát đấm khiến cho tôi không thể lại gần. Tôi thấy một người đàn ông già lao đến đỡ đòn cho mình, là cậu của Quỳnh, chú ấy lao vào giằng tôi ra khỏi sự tàn bạo, nhưng không thể, bầy thú tiếp tục lao vào một đông hơn, tôi muốn đẩy chú ra và hét lớn, “chú đi đi, mặc kệ con” vì tôi không thể chịu đựng khi nhìn chú bị đòn. Tôi chẳng thể nói được điều ấy vì chúng lại kẹp cổ tôi mất rồi. Tôi nhớ đến bố tôi, người đã bị chúng giết, ông chết vì cổ bị chúng đánh trật xương. Tôi trào dâng sự căm phẫn tột cùng. Lúc ấy tôi biết chúng muốn giết tôi như đã từng làm điều đó với bố mình.
 
Tôi lả đi, nhưng biết rằng có đến năm, sáu tên đàn ông to khỏe đang bốc vác tôi lên xe sau khi đã kéo tôi ra khỏi bạn bè. Một lúc sau khi lên xe, tôi thấy chúng lôi chú Hùng cậu Quỳnh, đánh gáy anh Thanh, đẩy nốt vào xe. Và sau này khi ra khỏi hang ổ lũ bất nhân thì tôi biết thêm đã có nhiều người bị đánh nặng vì đỡ đòn cho tôi. Cô Dương Thị Tân vì không thể chịu nổi khi chúng đấm và đầu tôi đã lao từ vỉa hè xuống, chúng đã chẳng ngại ngần đấm liên tục vào ngực người phụ nữ trung niên. Chị Nguyệt bị bọn chúng đấm và giữ tại đồn Xương Huân. Em Ngân lao vào ôm tôi, bị chúng phang liên tiếp lên đầu và Peng vì đăng hình lúc đó mà bị cướp sạch tiền bạc, điện thoại và giấy tờ. Anh Đôn cũng bị cướp mất điện thoại khi đưa lên chụp hình nhưng may mắn hơn Peng là anh không bị chúng tung cước liên hoàn.
Kỳ 2: Trong các trụ sở
 
Tại công an xã Vĩnh Lương
 
Tôi, chú Hùng và anh Thanh bị đưa về công an xã Vĩnh Lương, một nơi rất xa trung tâm thành phố. Chúng yêu cầu tôi ngồi riêng một buồng, còn chú và anh ngồi riêng.
 
Tại đây tôi mệt, rất mệt, tôi kéo lấy cái ghế và gác chân. Nằm ra ghế và nhắm mắt lại định tâm cho mình. Những người được lệnh “tháp tùng” chúng tôi đến đều mặc thường phục. Chẳng có chức vụ rõ ràng nhưng lại có chức năng giam giữ người dân.
 
Khi vừa đến, bị giam lỏng một mình trong phòng bởi những kẻ chẳng có quyền ấy, để biểu thị sự phản đối của mình nên tôi vớ lấy chai dầu gió đã hết trên mặt bàn ném mạnh xuống đất. Những mảnh thủy tinh vương vãi trên sàn nhà, tôi chẳng nghĩ đến việc tự thương hay tự tử đâu, tôi không phải là người như thế. Tôi chỉ muốn cho họ biết, tôi đang phản kháng đến cùng với bạo quyền.
 
Sau một lúc thì có hai người mặc sắc phục an ninh đến và đi vào phòng, lúc này tôi mệt và tôi tiếp tục nhắm mắt nằm im trên ghế.
 
Có lẽ do địa chỉ bắt cóc chúng tôi bị phát hiện nên sau đó họ buộc phải yêu cầu tôi ra ngoài để đi sang một nơi khác. Tôi nói không muốn đi, một người mặc thường phục đi theo từ nơi đánh người lớn giọng và kéo tay tôi: “Đi không? Đi hay muốn bị lôi đi?” Tôi cười nhìn anh ta và nói “không đi, thích thì lôi đi”.
 
Một người khác gàn lại, đó là một trong hai an ninh mặc cảnh phục, tên của anh ta là Ngô Xuân Phong, “người quen cũ” từng phải nhận nhiệm vụ làm việc với tôi năm 2014 tại phường Lộc Thọ, Nha Trang. Anh gạt người xô đẩy tôi sang một bên và dụ ngọt: “Em nghe anh đi sang nơi khác làm việc, rồi anh trả em điện thoại”. Nếu tôi còn là cô gái đôi mươi thì có khi sẽ tin là thật, nhưng năm nay con tôi cũng đã lên bốn rồi. Tôi đồng ý đi chẳng qua là vì không muốn để mình bị khiêng như một con heo nữa, tôi có gì đâu ngoài cái xác mang theo, còn họ có dư đủ công cụ và xác thịt để đối xử khốn nạn với tôi.
 
Tôi nói với anh ta “ừ, thì đi! Nhưng mà xách giầy cho tôi ra”. Khi ngồi trong đó vì những cú đá nên chân tôi đau, tay tôi cũng đau, lại lỡ tháo ra rồi không thể vứt giầy lại.
 
Tôi đi chân trần đằng trước, người thanh niên mặc thường phục đòi quăng tôi lên xe lúc nãy xách đôi dép tôi theo sau.
 
Trịnh Kim Tiến

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Oh My Dak Nong

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Oh My Dak Nong

RFA

Ảnh của tuongnangtien

 tuongnangtien

 

Rừng Dak Nong 5/2017

Oh my Darling, Oh my Darling
Oh my Darling Clementine
You are lost and gone forever

Dreadful sorry, Clementine 

Percy Montrose

Miền Nam là một vùng đất mới nên nhiều địa phương được gọi theo ngôn từ của người dân bản địa: Phan Rí, Phan Rang, Nha Trang, Tha La, Bưng Môn, Cà Bây Ngọp, Chắc Cà Đao, Mặc Cần Dưng, Lấp Vò, Sa Đéc, Cà Mau, Kon Tum, Pleiku, Da Lat

Với thời gian, một số địa danh “bị” Việt hóa và trở nên quen thuộc hơn tên gốc: B’lao/ Bảo Lộc, Langbiang/Lâm Viên, Dak Nong/Gia Nghĩa …

Tôi sống hơi nhiều năm ở Cao Nguyên Lâm Viên, và bị giam rất nhiều tháng ở trại Tân Rai (Bảo Lộc) nhưng chưa bao giờ có dịp đặt chân đến Gia Nghĩa cả – chỉ được nghe nhà văn Võ Phiến nói qua thôi nhưng cũng thấy … thương quá xá rồi:

“Về hơn một phương diện, Đà Lạt với Gia Nghĩa là hai đô thị anh em: Gia Nghĩa cũng đồi cũng dốc, cũng khí hậu mát, cũng phong cảnh đẹp, cũng muốn là một thành phố du lịch như Đà Lạt. Nhưng Gia Nghĩa muốn mà chưa thành.

Một người địa phương tiết lộ, đầy hãnh diện:

– Hồi đó, khu này đâu được phép cất nhà? Cả cái thung lũng này tính biến thành một cảnh hồ đó, ông ơi. Xây cái đập chận ngang quãng sông Dak Nong này lại, thế là có một hồ nước lớn ở giữa thành phố. Lớn và sâu hơn hồ Vịt bên kia nhiều, ông tưởng tượng coi, đẹp chớ: trên hồ thì du thuyền, quanh bờ hồ cho cất mấy cái khách sạn, sớm chiều sương tỏa…

– Thế thì đẹp lắm.

– Ấy, đâu phải chỉ có vậy? Ông đã đi thác Bukhol chưa? Chưa hả? Phải, đáng tiếc, bây giờ không mấy an ninh. Hồi đó, thác Bukhol cũng có chương trình chỉnh trang. Thác Bukhol, tôi cam đoan với ông không thua bất cứ thác nào khác…

– Tôi tin.

– Vả lại ở nơi nào giữa thành phố có được mấy chục mẫu cam, quýt, nhãn, xoài như ở đây? Hả? Toàn giống chọn lọc. Vườn Ương bên kia con suối Dak Ut đó. Bây giờ tan hoang, nhưng hồi đó…

– Hồi đó là?

– Hồi ông Ngô Đình Diệm. Ông Ngô hứa hẹn sẽ xây dựng Gia Nghĩa thành ra một trung tâm du lịch. Như Đà Lạt.

– Như Đà Lạt?

– Nghĩa là đại khái thế, nhưng không hẳn thế. Đà Lạt dành cho du khách tư bản, ngoại quốc; Gia Nghĩa dành cho khách trung lưu, quốc nội. Công tư chức chẳng hạn, mỗi kỳ nghỉ phép có thể lên đây chơi. Khí hậu dễ chịu lắm ông ơi…

Gia Nghĩa bây giờ chỉ là cái phần nổi lên trước mắt của một băng sơn. Đừng chê là nhỏ đấy nhé: phần lớn nhất của nó, khối mênh mông đó nằm trong… dự ước. Nằm nguyên trong dự ước, trong những câu chuyện trò nhắc nhở hàng ngày của dân chúng địa phương từ, ‘hồi đó’ đến giờ, nằm nguyên không hao mòn suy suyển.”

Ông Diệm từ trần vào năm 1963. Hơn nửa thế kỷ đã qua. Cái “dự ước hồi đó” của người dân Gia Nghĩa (ngó bộ) đã “hao mòn” và “suy suyển” nặng. Bây giờ, chỉ cần lướt qua mấy cái tiêu đề của những bản tin – nhan nhản hằng ngày trên báo chí – cũng đủ khiến cho độc giả phải lấy làm ái ngại:

Giữa “thâm sơn cùng cốc” mà có “biệt phủ của trùm ma túy,” cùng đĩ điếm tụ tập từng đoàn, và “sát thủ thanh toán theo hợp đồng” thì cái “dự ước hồi đó” (về một Gia Nghĩa thơ mộng với “du thuyền” và “sớm chiều sương tỏa) coi như là tiêu tán thoòng!

Niềm hy vọng duy nhất của Dak Nong về công nghiệp bô xít cũng thế, cũng kể như “rồi” – theo bản tin của báo Công An Nhân Dân, số ra ngày 13 tháng 3 năm 2017:

“Kết luận thanh tra về việc thanh tra tài chính Tập đoàn Than, Khoáng sản Việt Nam mới được công bố đã cho thấy một bức tranh không hề tươi sáng về tập đoàn này khi có 48 dự án với tổng vốn đầu tư gần 100.000 tỷ đồng đang chậm tiến độ. Cùng với đó là lỗ vượt dự kiến hàng nghìn tỷ đồng cũng như chậm tiến độ nhiều năm của các dự án bauxit.”

Tờ Đất Việt, số ra ngày 21 tháng 11 năm 2017, còn thêm: “Số tiền đã đầu tư vào dự án coi như mất trắng, đó là chưa kể chi phí hoàn nguyên môi trường và thu dọn nhà xưởng nói trên.”

Gia Nghĩa vốn đã nghèo, nay lại “mắc” cái eo nên cơ hàn thê thảm:

 

 

 

 

 

 

 

 

Học sinh nội trú ở Dak Nong. Ảnh: Dân Trí

Ở một địa phương mà Giám Đốc Lâm Nghiệp, Phó Thanh Tra Giao Thông, Phó Công An Thị Xã … đều bị bắt tuốt luốt vì “ăn  không từ một thứ gì” mà dân không đói thì mới là chuyện lạ. Điều khiến thiên hạ lạ lùng hơn nữa là “đề xuất với Thủ Tướng xin 900 tỉ đồng xây quảng trường” của ông Nguyễn Bốn (Chủ Tịch UBND tỉnh Dak Nong) theo tin như bản tin của báo Tuổi Trẻ, phát hành hôm 14 tháng 11 năm 2017:

“Hiện nay cả Gia Nghĩa không có chỗ nào để vui chơi, khi có lễ hội hay mittinh cũng không có chỗ nào để tổ chức. Vì vậy tỉnh xin Chính phủ đồng ý, hỗ trợ vốn để xây dựng quảng trường.”

Chưa biết Thủ Tướng & Chính Phủ sẽ trả lời sao nhưng dư luận thì xem chừng không được đồng tình gì cho lắm:

     – Nhân Thế Hoàng Xây cái mả mệ tụi bây chứ xây, mới lũ lụt xong đồng bào đang đói khát, dân khổ lắm chứ không sung sướng gì đâu mà suốt ngày tượng đài với quảng trường.

     – Mui Tep “Xây cái mả mệ tụi bây” haha

     – Đặng Phước Daknong quyết tâm xây quảng trường bởi trong dự án to có hiệu quả nhỏ, hiệu quả nhỏ thì phong bì to…. vậy thôi!

     – Le Van Quy Xây quảng trường để tế ông nội tụi mày hay sao ? Người dân khổ sở, học sinh không có cầu để đi, không có trường để học, không có bệnh viện để chữa bệnh…tại sao không làm!

     – Nguyễn Văn Hiền Cho đi mà, có 900 chứ mấy. Cho luôn 9000 để nhanh về đích. Ta lại làm lại từ đầu, kkk

     – Nguyễn Phương Xây mả cha tụi bây chớ 900 tỷ

Tôi tận tình chia sẻ sự bất bình của công luận nhưng vẫn không khỏi có đôi chút băn khoăn vì sự phẫn nộ (hơi quá mức cần thiết) của khá nhiều người. Ông Chủ Tịch UBND tỉnh Dak Nong, nói nào ngay, đâu có đòi hỏi gì quá đáng.

Những năm qua, giới lãnh đạo cấp cao ở trung ương đã “tiêu” rất nhiều tỷ Mỹ Kim cho những dự án Vinashin, Vinaline, Vinacomin, PVN, TKV … Mãi đến nay địa phương Gia Nghĩa mới đề xuất có vài chục triệu đô la  để xây quảng trường mà chả lẽ lại bị chối từ? Không thể ăn đồng, chia đều (đã đành) nhưng cũng phải san sẻ qua lại – ít nhiều – chớ bộ, đúng không?

Liên quan đến sự kiện này, tác giả Phương Trạch có nhận xét như sau:

“Ngày nay, việc ra giá cho các chức vụ từ trung ương đến địa phương diễn ra hầu như công khai. Chức càng lớn thì giá càng cao. Một khi đã phải bỏ tiền ra mua để có chức quyền địa vị, thì việc tiếp theo là phải tìm mọi cách để thu hồi vốn, và sau đó là tìm mọi cách vơ vét để ‘tái đầu tư’. Một cái ghế Chủ tich tỉnh, Bí thư tỉnh lên đến ghế Thứ trưởng và Bộ trưởng có giá vài trăm tỷ…”

Bởi vậy, ông Nguyễn Văn Bốn có “đề xuất” để tìm cách “thu hồi vốn” và “tái đầu tư”  thì cũng là chuyện bình thường – hoàn toàn không có gì sai quấy, và rất đúng qui trình – thôi. Vả lại, đây là chuyện nội bộ (chuyện riêng của Đảng) chả liên quan gì đến chuyện dân sinh, như dư luận ngộ nhận. Chợ đã chiều. Tuồng sắp vãn. Ai cũng phải có phần, và lo cho phần của mình chớ.