Cầu tiền tỉ đắp chiếu tại miền núi Thanh Hóa |

 

75 tỉ đâu phải là lá đa !? Giỡn chơi hoài vậy mấy cha !

An ninh     Cầu tiền tỉ đắp chiếu tại miền núi Thanh Hóa Loading… Dự án xây cầu bến Kẹm được khởi công xây dựng vào tháng 3/2011. Nhưng đến nay đã gần 6 năm, công trình 75 tỉ đồng này vẫn chưa hoàn thành và đang bị tạm dừng thi…
CANHBAOVN.COM
 

Mặc cả mức án trước phiên tòa

Ngua O Chu

Chuyện này không lạ đối với nhiều vụ án ở Việt Nam ! 

Càng kêu oan, dù là có chứng cứ rõ ràng, càng có nhiều luật sư tham gia bào chữa thì càng bị tòa gây khó và đè đầu tuyên án cao hơn !!! 
Pháp lật của tà ta là thế đấy !

TTO – “Tôi không biết phải làm thế nào bây giờ, khuyên con kêu oan hay làm đơn xin giảm nhẹ hình phạt để được sớm về như lời khuyên của thẩm phán”.
TUOITRE.VN
 

FREE AT LAST! DÙ RÁCH NÁT, TẢ TƠI!

FREE AT LAST! DÙ RÁCH NÁT, TẢ TƠI!

Nam Lộc

Vâng thưa quý vị, cuối cùng thì con thuyền bé nhỏ mang tên Tuyết Nga, dù trong rách nát, tả tơi, nhưng cũng đã đến được bến bờ tự do sau 37 năm sóng gió, trải qua bao cơn phong ba, bão tố cùng những vùi dập của “thế nhân”! Hay nói một cách khác là tội ác của con người!

 


Free at last!

 

Nhưng ngược lại, vào lúc 5 giờ 30 chiều ngày Thứ Năm 30 tháng 11, 2017 vừa qua, cả hai chị Nguyễn Thị Tuyết Nga và Trần Thị Thu Hương đã được hàng chục người tử tế ra tận cửa phi trường quốc tế Houston đón tiếp trong tình thương, với những tấm lòng bao dung, che chở. Bởi sự tế nhị của trường hợp cùng tình trạng định cư hai người tỵ nạn đặc biệt này cho nến cơ quan trách nhiệm giúp đỡ họ là YMCA đã yêu cầu cộng đồng người Việt tại Houston giữ kín tin tức và đừng đến đón hai chị quá đông tại phi trường. Tôn trọng lời yêu cầu đó cho nên chỉ có đại diện của các tổ chức cộng đồng, một số hội đoàn cùng nhân viên định cư và những thiện nguyện viên có trách nhiệm liên quan đến cuộc sống tương lai của họ hiện diện trong buổi tiếp đón hai chị Tuyết Nga và Thu Hương mà thôi.

 


Welcome to America

Có những bó hoa nhỏ, nhưng thật tươi và rực rỡ tình yêu của mùa lễ tạ ơn. Có người bảo, hoa đẹp đấy, nhưng Tuyết Nga bị mù thì làm sao mà nhìn thấy được? Người tặng hoa là cô Minh Tâm trả lời: Dạ em biết, nhưng em tin rằng dù không ngắm được nhưng chị Tuyết Nga chắc chắn sẽ ngửi được mùi thơm của tự do và nhân ái từ trong những cánh hoa này. Có những lá cờ nhỏ, nhưng lại là những biểu tượng vĩ đại của tình người, của tự do và dân chủ! Và đây chính là những giá trị tuyệt đối mà Tuyết Nga đã phải đánh đổi bằng 37 năm đoạn trường đầy bi thương và khổ hạnh.

 


Những cánh hoa nhân ái

Tôi nghe chị Thu Hương nói nhỏ vào bên tai còn nghe được của Tuyết Nga: Em đang cầm trong tay là cờ vàng ba sọc đỏ mà bố em đã hy sinh để bảo vệ đó em biết không? Tuyết Nga chỉ biết nghẹn ngào trong nước mắt, nhưng vì những giọt lệ trào dâng khiến cô đã phải gỡ cặp kính mát che đôi mắt mù lòa để lau mặt. Bất chợt nhìn thấy đôi mắt thật “không có con ngươi” của Tuyết Nga, cả đám thiện nguyện viên trẻ người Mỹ bỗng òa lên khóc, họ ôm Tuyết Nga vào lòng và nghẹn ngào an ủi chị. Hình ảnh đó đã mang lại cho tôi cả một trời kỷ niệm mà cách đây gần 43 năm về trước, khi những người tỵ nạn VN đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ, họ cũng đã được những vị bảo trợ người Mỹ đối xử y hệt như vậy. Ai bảo người Mỹ kỳ thị? Ai bảo nước Mỹ đã ngoảnh mặt làm ngơ trước những khổ đau của nhân loại? Và đó cũng chính là lý do tại sao  những người Việt tỵ nạn chân chính vẫn thường nói câu “Thanh You America” hay “Thanh You Australia, “Thanh You Canada” v..v…

 

 

Thank you America

Hai tiếng đồng hồ chờ đợi để được hàn huyên với nhau trong 30 phút ngắn ngủi ở phi trường! Tôi may mắn được xem như là “người thân” duy nhất có mặt tại buổi tiếp đón hai cô ngày hôm nay, chả là vì hơn 1 tuần trước đây, anh em chúng tôi đã gặp nhau trong buổi hội ngộ tại nhà giam di trú ở Bangkok, Thái Lan. Nhưng cũng có thể vì vậy mà đêm nay tôi cứ trằn trọc mãi không ngủ được vì câu trả lời của Tuyết Nga khi tôi hỏi thăm về hai người tỵ nạn cũng đang bị giam cùng trại, đó là anh Bé và anh Sĩ. Một là cưu quân nhân QLVNCH, còn một là người tranh đấu cho VN tự do. Hai cô bảo, tụi em âm thầm rời trại vào lúc nửa đêm để ra phi trường mà không dám chào từ giã vì chỉ sợ các anh ấy tủi thân và buồn thêm cho số phận hẩm hiu của mình. Nhất là anh Bé đang bệnh nặng, hầu như liệt cả nửa thân người, không biết khi nghe tin tụi em được đi Mỹ rồi, anh ấy còn nghị lực để sống nữa hay không?

 

 

Những thuyền nhân còn lại

 

Nghĩ đến 2 anh, nghĩ đến số phận của gần 2000 người tỵ nạn vì chính trị, vì tôn giáo, vì sự đàn áp nhân quyền ở trong nước hiện nay đang sống vất vưởng tại Thai Lan. Nghĩ đến khuôn mặt méo xệch của linh mục Peter Namwong, vị “bồ tát” của người tỵ nạn VN trên đất Thái từ 42 năm qua. Nhất là nghĩ đến những sắc lệnh đán áp và trục xuất người Việt tỵ nạn tại Thái Lan sắp được chính phủ quân đội, lãnh đạo Vương quốc này đem ra áp dụng, tôi không thể nào viết được nữa! Câu hát của anh Trầm Tử Thiêng lại vang vọng bên tôi vào lúc nửa đêm về sáng: “Người vì tự do cứ đi, đi hoài dù không hề tới…”! 

 

Bao giờ thì Việt Nam mới hết khổ hả anh Thiêng?

 

Nam Lộc

Tháng Chạp, 2017

KHÁT VỌNG KIẾP NGƯỜI

KHÁT VỌNG KIẾP NGƯỜI

Đến hẹn lại lên như một chu kỳ tất yếu, Mùa Vọng lại về.  Đó là khoảng thời gian thế gian mong đợi Đấng Cứu Thế giáng sinh làm người.  Đấng ấy là “Ngôi Lời trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1:14), là Đấng Thiên Sai mang tôn danh Giêsu Kitô.

Con người như đất khô cằn vì “hạn bà chằn” lâu ngày, thế nên luôn khao khát Cơn-Mưa-Giêsu.  Và chỉ có Mưa Giêsu mới khả dĩ làm chúng ta “đã” cơn khát.

Trong kiệt tác “Cung Oán Ngâm Khúc” (chữ Hán: 宮怨吟曲) của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều (1741-1798), câu 103 và 104 có nói tới kiếp người:

Trăm năm nào có gì đâu
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì

Còn Thiên Chúa nói với mỗi chúng ta: “Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất” (St 3:19).  Thân phận phàm nhân chỉ là cát bụi mà thôi.  Xét ra chẳng có giá trị gì.  Đồ càng cũ càng có giá trị, gọi là đồ cổ; người càng cũ càng bị người ta xa tránh, chẳng ai muốn quan tâm “người cổ”, thậm chí còn bị chê là lỗi thời và lạc hậu.

Nói vậy nghe chừng bi quan quá.  Nhưng không phải thế, người ta cần biết vậy để mà bớt tham-sân-si, để cố gắng ngày càng sống tốt hơn, ích lợi hơn không chỉ cho chính mình mà còn cho tha nhân.

Thân phận quá nhỏ nhoi, con người quá yếu đuối, quá bất túc và bất trác, vì vậy mà người ta càng khát vọng, có những khát vọng vô cùng cháy bỏng, tưởng chừng có thể “chết” đi nếu không đạt được.  Ước mơ nhiều mà chẳng được bao nhiêu.  Nhưng chính nhờ vậy mà người ta giảm bớt kiêu ngạo, chứ muốn gì được nấy thì người ta sẽ chẳng coi ai ra gì, và chắc hẳn người ta không còn tin vào bất cứ thần linh nào nữa.  Cuộc đời không là vườn hồng, bước đời không đi trên thảm lụa, có vậy mới thành nhân.

Càng sống lâu người ta càng thấy mình kém cỏi về đủ mọi lĩnh vực, thế nên người ta phải kêu cầu Thiên Chúa: “Thân phận con khốn khổ nghèo hèn, xin mau đến cùng con, lạy Thiên Chúa!  Ngài là Đấng phù trợ, là Đấng giải thoát con, muôn lạy Chúa, xin đừng trì hoãn” (Tv 70:6).  Hằng ngày, người ta vẫn không ngừng sáng nguyện, trưa cầu, tối khấn: “Xin dủ lòng thương mau đến giúp, vì chúng con đã khổ quá nhiều” (Tv 79:8).

Có thể có người nghĩ rằng Chúa không nghe hoặc làm ngơ, vì họ cầu xin quá nhiều mà chẳng thấy động tĩnh gì, cũng có thể có người sẽ thối chí nản lòng.  Thực ra Chúa biết hết, Ngài muốn chúng ta “đừng lải nhải” (Mt 6:7), mà Ngài tập cho chúng ta đức kiên trì.  Thánh Thomas Tiến sĩ nói:“Công hiệu của năng lực cầu nguyện là do đức ái, nhưng năng lực để cầu nguyện cho được hiệu quả vẫn là do đức tin và đức cậy của mình.” Thánh Sibyllina giải thích: “Mong đợi, giống như một đồ đựng, đồ đựng càng lớn thì chứa được càng nhiều, đồ đựng càng nhỏ thì chứa được càng ít.  Mong đợi lớn thì được ân điển nhiều, mong đợi nhỏ thì được ân điển ít.”

Quả thật, khi cầu nguyện mà không thấy động tĩnh gì, không thấy cảm giác gì, đó mới là cách cầu nguyện đẹp lòng Thiên Chúa.  Người ta có thể rưng rưng mắt lệ hoặc bật khóc khi cầu nguyện, nhưng có thể đó chỉ là cảm giác nhất thời, vì “bức xúc” cá nhân điều gì đó, chứ chưa hẳn là vì say Men Tình Giêsu.

Cuộc sống có biết bao thứ để chờ đợi, ước mong, hoài vọng, nhưng điều cần là phải biết lắng nghe. Nghe cũng phải có phương pháp, lắng nghe chứ không nghe bình thường, lắng nghe cả những điều trái ý mình chứ không chỉ lắng nghe điều hợp ý mình với cả tấm lòng.  Khó lắm!  Vả lại, Thiên Chúa chỉ thì thầm với chúng ta khi chúng ta vui mừng, nhưng Ngài nói to trong lương tâm của chúng ta khi chúng ta giãy giụa trong bể khổ trần ai.  Chính lúc chúng ta “đầu hàng vô điều kiện” thì Ngài sẽ kịp thời ra tay: “Đức Chúa là Đấng cầm quyền sinh tử, đẩy xuống âm phủ rồi lại kéo lên” (1 S 2:6).

Lắng nghe mà chưa hiểu thì lắng nghe tiếp, và tâm sự với Chúa: “Xin Ngài lắng nghe con rên rỉ: có ai thèm an ủi con đâu!  Mọi kẻ thù con vui mừng hớn hở khi biết chính Ngài gây khổ cực cho con.  Ngày Ngài hứa, xin cho mau đến để chúng cùng số phận với con” (Ac 1:21).  Mà thật đấy: “Ngài có đó khi con tưởng mình đơn côi, Ngài nghe con khi chẳng ai thèm đáp lại, Ngài thương con khi tất cả đều hững hờ” (Thánh Augustinô).

Chúng ta thực sự cần Chúa, vì chỉ có Ngài mới là Cứu Cánh: “Lạy Chúa, xin Ngài nhớ đến con bởi lòng thương dân Ngài, xin ngự đến viếng thăm mà ban ơn cứu độ” (Tv 106:4).  Có yêu Chúa mới cần Chúa, mong Chúa: “Lạy Chúa, con kêu lên cùng Chúa, xin Ngài mau đến phù trợ con.  Xin lắng nghe lời con, khi con kêu lên Ngài” (Tv 141:1).  Khoảng mong chờ nào cũng là khoảng thời gian dài nhất, dù chỉ phải chờ 5 phút cũng thấy thời gian sao quá lâu!

Chờ mong, nhưng có thành khẩn?  Nếu thật lòng mong chờ thì Thiên Chúa không nỡ để chúng ta phải chờ lâu, vì Đấng làm chứng về những điều đó phán: “Phải, chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến” (Kh 22:20a).  Chắc chắn như vậy, nhưng bổn phận của mỗi chúng ta vẫn phải cầu nguyện liên lỉ: “Amen, lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến” (Kh 22:20b).

Mùa Vọng cứ đến rồi qua, càng lớn tuổi càng trải qua nhiều Mùa Vọng, nhưng vấn đề không phải sống qua nhiều Mùa Vọng mà là còn “đọng” lại chút gì ý nghĩa thánh đức hay không.  Đó mới là điều Chúa muốn!

Chúa Giêsu đã đến thế gian lần thứ nhất để trao ban Ơn Cứu Độ cho nhân loại.  Đó là “lần đầu.”  Ngài sẽ đến thế gian lần thứ hai để hoàn tất công cuộc cứu độ, gọi là Tận Thế hoặc Cánh Chung.  Đó là “lần cuối.”  Nhưng còn một lần Ngài đến riêng với từng người: Lúc chúng ta chết.  Đó là “lần giữa.”

Lần nào cũng quan trọng, nhưng “lần giữa” là lần tối quan trọng với từng người, vì chúng ta không được chứng kiến Chúa Giêsu đến “lần đầu” trong nghèo hèn và đau khổ, và không biết chúng ta có diễm phúc chứng kiến Ngài đến “lần cuối” trong vinh quang hay không, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ chứng kiến Ngài đến “lần giữa”.

Lạy Chúa, xin đổ xuống Sương-Giêsu và Mưa-Giêsu để giải khát chúng con. Amen.

Viễn Dzu Tử
Mùa Vọng – 2012

From Langthangchieutim

Tấm gương sáng để ngưỡng mộ !

 
 
Van Pham added 2 new photos.
Tấm gương sáng để ngưỡng mộ !

Sự cao thượng tâm hồn nằm trong tấm lòng mà không phải ở quần áo bên ngoài.

Một ông lão mới thoạt nhìn trông nghèo khó và keo kiệt. Ông đã 76 tuổi, ở cùng vợ trong một căn hộ cho thuê ở thành phố San Francisco nước Mỹ. Ông chưa từng mặc qua quần áo hàng hiệu, kính mắt rất cũ kỹ, đồng hồ đeo tay cũng không hợp thời. Ông không thích món ăn ngon, thích nhất là sữa hâm nóng và bánh sandwich cà chua giá rẻ. Ông cũng không có xe hiệu riêng, ra ngoài thường đều đi bằng xe buýt, túi xách mà ông từng dùng để đi làm là túi vải.

Mặt khác, nếu bạn cùng ông đến một quán rượu nhỏ uống bia, ông nhất định sẽ cẩn thận kiểm tra đối chiếu hóa đơn; nếu bạn ở lại nhà ông ấy, trước khi ngủ ông ấy nhất định sẽ nhắc bạn tắt đèn.

Một ông già “nghèo khó” như vậy, bạn có biết trước 76 tuổi ông đã làm được những việc gì chăng?.

Ông đã từng cống hiến cho đại học Cornell 588 triệu đô la Mỹ, cho đại học California 125 triệu đô la Mỹ, cho đại học Stanford 60 triệu đô la Mỹ. Ông từng bỏ vốn 1 tỷ đô la cải tạo và xây mới 7 trường đại học ở New Ireland và hai trường đại học ở Northern Ireland. Ông từng thành lập quỹ từ thiện để phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch cho trẻ em ở các nước đang phát triển… Cho đến nay, ông đã quyên 4 tỷ đô la, còn 4 tỷ nữa đang chuẩn bị quyên góp.

Ông là người sáng lập tập đoàn được miễn thuế toàn cầu DFS. Keo kiệt với chính mình, hào phóng với mọi người, thích kiếm tiền lại không thích được tiền – ông là Chuck Feeney.

Trước mắt, Chuck Feeney còn ba nguyện vọng: Một là trước năm 2016 quyên hết 4 tỷ đô la còn lại. Hiện tại, từ số tiền kia mỗi năm đều có hơn 400 triệu đô la chảy về các nơi cần trên thế giới.

Ông đã dựng nên một tấm gương cho những người giàu có: “Trong khi hưởng thụ cuộc sống đồng thời quyên góp cho mọi người”. Bill Gates và Warren Buffett đều chịu ảnh hưởng nhiều từ ông mà đã thay đổi hành động của mình.

Sau khi việc thiện của Chuck Feeney bị tiết lộ ra, rất nhiều phóng viên muốn tiếp xúc với ông. Trong tâm ai cũng đều có một nghi vấn: Làm sao Chuck Feeney có thể dửng dưng trước gia tài hàng tỷ đô la kia chứ?. Đối với nghi vấn của mọi người, Chuck Feeney mỉm cười kể cho mọi người một câu chuyện:
“Một con hồ ly thấy bồ đào trong vườn kết trái đầy, muốn vào trong ăn một chầu no bụng, nhưng giờ nó mập quá, không chui vào được. Thế là ba ngày ba đêm nó không ăn không uống để thân thể gầy xuống, cuối cùng cũng chui vào được! Ăn no nê, cảm thấy thỏa mãn, nhưng khi nó muốn rời đi, lại không chui ra được. Bất đắc dĩ đành phải giở trò cũ, lại ba ngày ba đêm không ăn uống. Kết quả, lúc nó đi ra, bụng vẫn giống như lúc đi vào.”.

Kể xong câu chuyện, Chuck Feeney nói:
“Mỗi người đều là trần trụi sinh ra, cuối cùng cũng đơn độc ra đi, không ai có thể mang theo tài phú và danh tiếng mà bản thân đã đau khổ tìm kiếm cả đời.”.

Truyền thông hỏi Chuck Feeney, vì sao ông lại quyên góp hết gia tài của mình?. Câu trả lời của ông đơn giản và ngoài dự đoán của mọi người. Ông nói: “Bởi vì tấm vải che tử thi không có túi đựng.”
*****************

Thế mà vẫn có kẻ còn ngu muội, vì “danh hão”, vì “tham quyền cố vị” mà bán rẻ lương tâm, ra tay ám hại kẻ khác, đan tâm làm những điều bất nhân, thất đức rồi đây cũng sẽ nhận hậu quả thê thảm ở cuối đời.

Image may contain: 1 person, cloud, sky, closeup and outdoor
No automatic alt text available.
 
 

“HÃY TRẢ LỜI TÔI ĐI. HÃY TRẢ LỜI TÔI ĐI!”

From facebook:  Huỳnh Phi Long shared 明 ミン‘s post.
 
Image may contain: 1 person, standing and outdoor

明 ミン added a new photo to the album: Bịnh-viện Saigon — with Tran Cam Minh and Kate Tran.

Tại sao bác sĩ sinh ra lớn lên, học hành ở miền Bắc nhưng bây giờ lại nói người Bắc chúng tôi làm hỏng hết, rồi lại thích miền Nam, lại thích luôn cái chế độ miền Nam trước 1975 nữa… Nhàn Lê đã ăn cháo, đái bát”… nói chung là phụ bạc nơi nuôi mình khôn lớn. Và tại sao bác sĩ yêu miền Nam?

– Vậy BS Nhàn Lê trả lời sao ?

– Thưa các anh chị! Thưa các bạn và các em!
Chính vì tôi đã nhìn quá rõ, tôi hiểu quá thấu nên tôi biết nó hỏng, và tôi nói ra sự thật là nó hỏng.

1. Tại sao tôi làm bác sĩ?

Mẹ tôi nói “Con ạ, bây giờ đi bệnh viện mà không có tiền thì họ không chữa cho mình đâu”.

Tôi đã nói “Mẹ cố gắng mẹ nhé, lớn lên con sẽ làm bác sĩ, con chữa bệnh cho mẹ khi ấy mẹ sẽ không phải mất tiền nữa, còn bây giờ mẹ phải tìm mọi cách để giữ lấy mạng sống của mình”.

Vì lời hứa của đứa trẻ 8 tuổi khi ấy đã thôi thúc tôi vượt qua rất nhiều khó khăn mà không thể kể hết của một đứa con nhà nghèo, đến ăn còn không đủ no, ăn 2 bữa cơm độn khoai cho no đã là quá sức của cha mẹ nó, bữa sáng là một điều xa xỉ.

Tôi hỏi ngược lại, nếu một xã hội tốt đẹp thì một đứa bé 8 tuổi nó có phải nghĩ tới vấn đề nhức nhối đó không? Hay nó được lớn lên với một tuổi thơ trong sáng, êm đềm và mơ mộng?

Cha mẹ tôi đã phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để có được hạt gạo mà nuôi chị em tôi trong khốn khó, vậy:

TÔI PHẢI BIẾT ƠN AI?

– Vì đất nước phải bước vào thời kỳ quá độ để đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội, cho nên đảng và chính phủ đã tập trung xây dựng nên những con người mới XHCN.

Ở nông thôn, ông bà cha mẹ chúng tôi bị ép buộc vào hợp tác xã, nhưng hậu quả của nó như thế nào thì ai cũng thấy rõ, một ngày lao động (một công) được tính bằng 800 gr. thóc, toàn dân đói rã họng nhưng không ai được đi ngược lại chủ trương của đảng và nhà nước.

Không ai được trồng thêm củ sắn, củ khoai để cứu đói cho đàn con đang tuổi ăn, tuổi lớn của mình.

Chị em chúng tôi phải đi vớt bèo dưới cái lạnh cắt da, cắt thịt để nuôi lợn, con lợn ấy lớn lên phải bán nghĩa vụ cho hợp tác xã, nhìn họ cướp đi công sức của mình mà nước mắt lưng tròng, chúng tôi thèm nhỏ dãi miếng thịt nhưng không có ăn, đến tết thì hợp tác mới chia cho được mấy lạng… Để hậu quả kéo dài cho tới tận bây giờ cứ có mùi nhang là tôi lại thèm ăn thịt luộc (bởi hồi đó Tết thắp nhang cúng ông bà thì mới có thịt ăn một bữa liếm mép).

Ai đã nuôi tôi khôn lớn? Cha mẹ tôi hay đảng và chính phủ?
Ai đã cướp con lợn, ai đã cướp miếng thịt của chị em chúng tôi để giờ đây nói tôi đái bát?

Dưới cái lạnh cắt da cắt thịt của mùa đông, chúng tôi sống hoang dã như những đứa trẻ mà Giáo Sư Ngô Bảo Châu đã nhìn thấy và mô tả. Có ai cho tôi manh áo ấm không? Chúng tôi đi chân trần trên băng giá, có ai cho tôi đôi dép không hay chỉ biết đến cướp đi thành quả lao động của chúng tôi?
Và nếu hồi đó không có cái chủ trương vào hợp tác xã chết tiệt ấy thì chiều cao của tôi có lẽ hơn bây giờ ít nhất là 5 cm, khi đi ra quốc tế tôi có thể nhìn ngang chứ không phải như bây giờ là phải ngước lên và tự hỏi rằng “cao như thế có mát hơn không”.

Thời ấy muốn thịt con gà cũng phải giấu giếm đừng để nó kêu, bởi ăn thịt là có tội, mình nuôi nó lớn nhưng không được phép ăn mà phải bán cho nhà nước … để làm gì?

“Mỗi người làm việc bằng hai để cho cán bộ mua đài mua xe.
Mỗi người làm việc bằng ba để cho cán bộ xây nhà xây sân”

Như vậy phải hỏi tôi có hận hay không chứ? Tại sao tôi phải biết ơn, ơn ai? Ơn cái đứa chết tiệt nào nó đẻ ra cái chính sách vận hành ngu xuẩn và dốt nát thể? Để một thế hệ người Việt thấp còi và đần độn vì thiếu dinh dưỡng?

Ai nuôi tôi lớn kiểu điên rồ như thế để bắt tôi phải biết ơn?

2. Tại sao tôi yêu miền Nam?
Khi tôi nửa ăn, nửa nhịn để cố gắng lê lết cho hết 6 năm đại học, có những hôm đi phụ mổ bị té xỉu … nói lời hay ý đẹp là kiệt sức, nhưng thực ra là ĐÓI ĂN.

Tôi đói ăn suốt 6 năm đại học, chất dinh dưỡng nào để cho tuổi này cạnh tranh tầm vóc với thế giới? Có ai cho tôi xu nào để tôi ăn cho đỡ đói không hay chính mẹ tôi, đến cái bánh cũng không dám ăn mà phải để dành tiền cho tôi, cho dù chỉ là 500 đồng?

Và sau khi ra trường, tôi long đong lận đận đến 3 năm, cầm tấm bằng mà bao nhiêu lần bật khóc.

Bố tôi đã nói:

“Con ạ, mình không có chức, không có quyền cũng không có tiền nên xin việc khó lắm, có lẽ bố mẹ đã bất lực, con hãy tự tìm đường đi cho mình. Xã hội này không có chỗ nào công bằng để đấu sức bằng trí tuệ của mình đâu con.

Tất cả đều được đo đếm bằng tiền cho dù tiền đó là tiền tham nhũng, cho dù tiền đó là tiền hối lộ. Cho dù đó là tiền tham ô mồ hôi và nước mắt của người dân để họ đút vào túi riêng, cái túi tham vô độ làm cho cuộc sống của người dân trở nên khốn cùng.

Cha mẹ nuôi 6 năm ăn học đã kiệt sức lắm rồi con”.

Nhắc lại lần thứ ba là đã có lúc tôi tính đến việc đi vận chuyển ma túy thuê để có tiền xin việc, nhưng may thay chợt nhớ tới câu của nhà Phật rằng “Phàm làm việc gì cũng phải nghĩ đến hậu quả của nó” và tôi đã giật mình tỉnh thức. Nếu không thì có lẽ thân xác này đã trở về với cát bụi hoặc giờ này tôi đang cải tạo với cái án chung thân trong một nhà tù nào đó.

Có ai và có bao giờ rơi vào tình cảnh tuyệt vọng như thế không?

Chỉ vì không có tiền xin việc, cho nên tôi hỏi lại đứa nào ăn cháo, đứa nào đái vào bát?

Nếu không có mảnh đất Sài Gòn cho tôi lưu lạc thì giờ này có tôi đang ngồi gõ phím không?

Nếu không có con người Miền Nam hiền hòa thì tôi có sống được?

Nếu họ lưu manh lừa lọc khi tôi mới chân ướt chân ráo đến đây thì cuộc đời tôi sẽ khốn nạn ra sao?

Vì sao họ lại hiền hòa như vậy?

Đó là vì cha ông của họ sống có nhân, có nghĩa và chính lớp người đi trước đã dạy con cháu họ như vậy, chứ không phải cái thứ lưu manh, lừa đảo.

Và tôi biết qua những người bạn thì Sài Gòn cũng không còn được như xưa nữa, vì sao?

Ai đã làm nó trở nên hoang tàn như thế? Ai đã làm cho nó mất tình người như thế?

“HÃY TRẢ LỜI TÔI ĐI. HÃY TRẢ LỜI TÔI ĐI!”

~Lê Nguyễn Thanh Nhàn~
(Nguồn: ttvn.org)

Công trình không phép sao không cưỡng chế tháo dở mà nộp phạt rồi cho tồn tại là sao ??

Dien Hong Tran and 3 others shared a link.
UBND tỉnh Yên Bái cho biết đã xử phạt hành chính số tiền trên 500 triệu đồng đối với những vi phạm tại “biệt phủ” của gia đình ông Phạm Sỹ Quý, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh này.
THANHNIEN.VN
 
 

Công trình không phép sao không cưỡng chế tháo dở mà nộp phạt rồi cho tôn tại là sao ??

Còn nguồn gốc tài sản do đâu mà có chưa thấy cơ quan nào nhắc tới, phải chăng bán chổi đót, chạy xe ôm…mà có ?
————————
Nguồn tin Thanh Niên cho biết, UBND tỉnh Yên Bái vừa có văn bản số 222 báo cáo Thủ tướng và Thanh tra Chính phủ về kết quả xử lý sau thanh tra việc quản lý đất đai, cấp phép xây dựng trên khu đất tại tổ 42 và tổ 52 phường Minh Tân (thành phố Yên Bái) và việc chấp hành pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập của ông Phạm Sỹ Quý, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Yên Bái.

Theo đó, cơ quan chức năng tỉnh Yên Bái đã xử phạt hành chính gia đình ông Phạm Sỹ Quý số tiền trên 507 triệu đồng do xây dựng một số công trình vượt phép và không phép.

Tuy nhiên, sau khi xử phạt, các công trình trái phép tại ”biệt phủ” này vẫn được cho tồn tại.!!??

Ngoài ra, gia đình ông Phạm Sỹ Quý cũng bị phạt hành chính số tiền 51 triệu đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất.

 
 
 

BOT Cai Lậy ghê thật đấy

From:  Hoa Kim Ngo shared Chí Thảo‘s post.
 

NB Chí Thảo : Tôi nói: Dầu 5 năm, 10 năm hay lâu hơn nữa, chiến thắng luôn thuộc về NHÂN DÂN. Nhất định như vậy.

Các người hãy nghiền ngẫm cho thấu tâm can, đọc cho kỹ nhé: Trong Từ điển đấu tranh, không hề có từ LẬT ĐỔ NHÂN DÂN đâu. Chỉ có thể lật đổ những thế lực phản lại nhân dân. Xem cho kỹ đi trước khi quá muộn…

Cố lên BÁC TÀI. Nhân dân cả nước luôn đứng sau lưng các bạn. Cuộc đấu tranh này có thể gay go, trường kỳ. Nhưng nhất định chiến thắng thuộc về chúng ta – NHÂN DÂN !!!

 
No automatic alt text available.
Image may contain: 6 people, people standing, people walking and outdoor
Chí Thảo added 2 new photos.

 

GAY GO RỒI ĐÂY. CỐ LÊN BÁC TÀI, CHIẾN THẮNG LUÔN THUỘC VỀ NHÂN DÂN…

BOT Cai Lậy ghê thật đấy. Đêm qua xe chở tiền loại 100 đồng từ HN đã về đến Tiền Giang chi viện cho BOT Cai Lậy. Chúng quyết… ăn thua đủ với cánh tài xế.

Hết Công An, CSCĐ, các loại xe chuyên dụng…, nay Ngân hàng cũng sốt sắng vào cuộc để bảo vệ biên giới, hải đảo… Ồ không. Nói lộn, để bảo vệ BOT “hút máu” dân.

Từ nay, đừng gọi ‘lợi ích nhóm” nữa. Gọi đúng bản chất của nó là: LỢI ÍCH BẦY ĐÀN !!!

Còn ai nghi ngờ về sức mạnh của đồng tiền nữa không? Những đồng tiền bất chính, vấy máu…

Tôi nói: Dầu 5 năm, 10 năm hay lâu hơn nữa, chiến thắng luôn thuộc về NHÂN DÂN. Nhất định như vậy.

Các người hãy nghiền ngẫm cho thấu tâm can, đọc cho kỹ nhé: Trong Từ điển đấu tranh, không hề có từ LẬT ĐỔ NHÂN DÂN đâu. Chỉ có thể lật đổ những thế lực phản lại nhân dân. Xem cho kỹ đi trước khi quá muộn…

Cố lên BÁC TÀI. Nhân dân cả nước luôn đứng sau lưng các bạn. Cuộc đấu tranh này có thể gay go, trường kỳ. Nhưng nhất định chiến thắng thuộc về chúng ta – NHÂN DÂN !!! 

 

VÀI ĐIỀU TRONG PHIÊN TÒA PHÚC THẨM XỬ MẸ NẤM

From:  Phan Thị Hồng shared Ls Nguyễn Khả Thành‘s post.
Lời nói sau cùng của MẸ NẤM.

Luật sư Nguyễn Khả Thành – một trong ba Ls. bào chữa cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – kể lại:

Lời nói sau cùng của MẸ NẤM – Quỳnh tại tòa (trưa 30.11.2017, tại Khánh Hòa):

– Những việc làm của tôi hoàn toàn phù hợp với pháp luật.

– Tôi không chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Sự cường thịnh mỗi quốc gia chỉ được xây dựng trên nền tảng tự do và tôn trọng quyền con người.

– Việt Nam sẽ không thay đổi được khi nhiều người bất đồng chính kiến bị bắt giữ.

– Nếu có cơ hội lựa chọn lần nữa tôi sẽ chọn con đường đã chọn và tôi vô tội.

 
Image may contain: ocean, sky, outdoor, nature and water
Ls Nguyễn Khả Thành

 VÀI ĐIỀU TRONG PHIÊN TÒA PHÚC THẨM XỬ MẸ NẤM

Phiên tòa khai mạc lúc 8 giờ 30-11-2017 ( có 3 ls tham gia bào chữa cho Quỳnh là ls Nguyễn Hà Luân, ls Hà Huy Sơn và ls Nguyễn Khả Thành)

Chứng cứ cốt lõi để kết tội Quỳnh là 04 bản kết luận giám định về tư tưởng của bị cáo

Để làm sáng tỏ vụ án, trước phiên xử, Quỳnh cũng như Ls đã có đơn đề nghị triệu tập 3 giám định viên tham dự phiên tòa để đối chất về những nội dung kết luận. Nhưng cả 3 Giám định viên đều vắng mặt với lý do bị bệnh và đi công tác xa

Về hình thức bản giám định, phía Luật sư chỉ ra những bằng chứng vi phạm nghiêm trọng với Luật Giám định tư Pháp 2012 Kiểm sát viên không tranh luận lại

Theo qui định tại điều 88 Bộ luật hình sự Bị cáo chỉ có tội khi các cơ quan tiến hành tối tụng chứng minh những các hành vi tuyên truyền, tang trữ, ban hành các tài liệu của bị cáo có mục đích chống lại nhà nước. Không chứng minh được động cơ mục đích chống lại Nhà nước thì bị cáo không phạm tội này. Rất tiếc kiểm sát viên cũng tranh luận nhỏ giọt rồi thôi

Tại tòa Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thừa nhận các hành vi mình thực hiện, nhưng cho rằng mục đích động cơ của mình không phải chống lại Nhà nước mà chỉ thực hiện các quyền công dân đã được qui định trong Hiến pháp và các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập. Với mong muốn cái xấu phảỉ được ngăn chặn để đất nước phát triển.

Lời nói sau cùng của Quỳnh tại tòa:

-Những việc làm của tôi hoàn toàn phù hợp với pháp luật 
– Tôi không chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
-Sự cường thịnh mỗi quốc gia chỉ được xây dựng trên nền tảng tự do và tôn trọng quyền con người
-Việt Nam sẽ không thay đổi được khi nhiều người bất đồng chính kiến bị bắt giữ
-Nếu có cơ hội lựa chọn lần nữa tôi sẽ chọn con đường đã chọn và tôi vô tội.

Hội đồng xét xử phúc thẩm Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng cho rằng các hành vi của Quỳnh nhằm chống Nhà nước và giữ nguyên bản án sơ thẩm tuyên phạt Quỳnh 10 năm tù giam Phiên tòa kết thúc vào lúc 11g 30 cùng ngày (thời gian xét xử 2 giờ, nghị án 30 phút) .,.

7 loại tâm ảnh hưởng xấu đến thọ mệnh và hoàn cảnh sống của một người

7 loại tâm ảnh hưởng xấu đến thọ mệnh và hoàn cảnh sống của một người

TRITHUCVN

Cổ nhân giảng: “Tướng do tâm sinh”. Kỳ thực, tướng ở đây không chỉ là “tướng mạo” mà còn là hoàn cảnh xung quanh của một người. Nếu một người mà trong tâm luôn chứa đựng ý nghĩ xấu thì hoàn cảnh xung quanh của người ấy cũng trở nên không tốt, rất nhiều mâu thuẫn sẽ nối gót nhau mà đến. Trái lại, nếu một người mà trong tâm luôn vui vẻ và tràn đầy ý nghĩ tốt đẹp thì hoàn cảnh liền lập tức chuyển biến thành tốt.

(Hình minh họa: Qua gujjurocks.in)

Một người sống khỏe mạnh, hạnh phúc hay không phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố bên trong, những yếu tố thuộc về tâm tính. Nếu tâm tính của một người xuất hiện vấn đề thì không chỉ ảnh hưởng đến tâm thái mà còn có thể gây nguy hại đến thân thể của người ấy, khiến cho các loại bệnh tật xuất hiện. Bởi vậy tâm tính tốt đẹp, tâm lý khỏe mạnh là một yếu tố vô cùng quan trọng. Dưới đây là 7 loại tâm ảnh hưởng xấu đến thọ mệnh và hoàn cảnh sống của một người, nhất định cần buông bỏ:

1. Tư tâm quá nặng

Người luôn tính toán chi li, luôn đặt mình làm trung tâm, những điều gì tốt đẹp trên đời thì đều mong muốn có được, nếu không thì oán trời trách người đó là người có tư tâm rất nặng. Người có loại tâm lý này thì sẽ phí sức, hao tổn tinh thần, ăn không ngon ngủ không yên, làm nguy hại đến sự khỏe mạnh cả về tinh thần và thể xác.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp phải không ít người ích kỷ, khi không được như ý thì luôn có tâm oán trách. Họ oán trách cha mẹ không công bằng, oán trách công việc quá nhiều, oán trách bạn bè không hiểu mình, thậm chí trời mưa hay trời nắng cũng oán trách…

Họ không biết được rằng, oán trách là một loại cảm xúc xấu nhất khiến mối quan hệ căng thẳng và mâu thuẫn trở nên kịch liệt hơn. Nó không chỉ khiến cho sức khỏe của chính bản thân người ấy xấu đi mà còn khiến người thân bạn bè dần dần xa lánh họ.

2. Tâm ghen tỵ, tật đố

Cổ ngữ có câu: “Nhân bỉ nhân, khí tử nhân” (so người với người chỉ thấy tức điên người). Người hay ganh tỵ với người khác, thấy người ta có cái gì đẹp, cái gì tốt thì đều ghen tức mà không nghĩ xem người ta làm sao mới có được cái đó, là loại người chỉ biết kết quả mà không biết đến quá trình.

Người ghen tức tật đố ở bất kỳ phương diện nào cũng không muốn người khác hơn mình. Hành vi do loại tâm lý này sinh ra không những làm xung đột đến đồng sự, người thân, bạn bè mà còn khiến chính bản thân mình bị bủa vây bởi lo âu phiền toái, thương tâm tổn sức, nguy hại đến sức khỏe. Người có tính ghen tức, tật đố quá nặng thì vẻ mặt cũng luôn không vui tươi, rạng rỡ.

3. Tâm tham lam

Đối với con người mà nói, đứng trước dục vọng thì đều vô cùng yếu ớt. Rất khó để ngăn cản các chủng hấp dẫn của thế gian đối với một người. Nhưng, nếu như dục vọng về tiền bạc, của cải của con người không có điểm dừng, mãi cứ mở rộng ra thì sẽ khiến người ấy bị mê lạc, đánh mất lương tâm của bản thân.

Người tham lam rất coi trọng của cải và lợi ích, lòng tham lam và ham muốn của họ là vô độ. Loại tâm lý này sẽ khiến họ lao tâm tổn thương nội tạng, bách bệnh cũng theo đó mà đến. Cuộc đời người ấy cũng lại không thoải mái, tự do tự tại.

4. Tâm hẹp hòi

Lòng dạ hẹp hòi, tâm trí nham hiểm, lấy việc gây khó cho người khác làm vui. Tâm lượng của một người lớn hay nhỏ sẽ quyết định người đó sống vui hay buồn. Chỉ một ý niệm của con người có thể khiến cho lòng dạ của họ to lớn như vũ trụ, cũng có thể khiến nó nhỏ như một hạt bụi.

Tâm lượng, lòng dạ càng rộng mở thì phiền não càng nhẹ, tâm lượng càng nhỏ, lòng dạ càng hẹp thì phiền não càng nặng. Người có tâm lượng nhỏ hẹp thông thường sẽ không bao dung được, không yêu thương và cũng không tiếp nhận được khuyết điểm của người khác.

5. Tâm bi thương, u buồn

Người có tâm lý u buồn thường tối ngày uất ức, hậm hực không vui. Họ suy nghĩ nhiều, than vãn cũng nhiều.

Người ta nói, ở nơi thế gian này có 2 nỗi khổ lớn, một là nỗi khổ về được và mất, hai là nỗi khổ về tình. Con người thường cố gắng bằng mọi cách để được sở hữu những thứ mình muốn. Nhưng, suy cho cùng nó lại giống như đang đánh bạc vậy. Khi thắng thì cảm thấy vui vẻ, còn khi thua thì lại cảm thấy buồn khổ.

Trong tình yêu, được thì hạnh phúc, mất thì than trách số phận, oán hận người khác. Loại tâm này không buông bỏ thì bách bệnh sẽ quấn thân.

6. Tâm hoài nghi

Người có tâm lý hoài nghi khi kết thân với bạn bè hay đồng sự thì thường khuyết thiếu sự tin tưởng và tôn trọng. Nhưng tâm lý hoài nghi quá nặng là cách dễ dàng khiến gia đình bất hòa. Nó cũng là nguyên nhân quan trọng khiến các mối quan hệ bị căng thẳng và rạn nứt.

Rất nhiều khi, tâm lý hoài nghi suy cho cùng cũng là xuất phát từ tư tâm, từ lòng dạ hẹp hòi mà ra. Người luôn nghi ngờ thì sẽ không thể sống được vui vẻ và cũng khiến người khác xa lánh dần.

7. Tâm tiếc nuối

Đừng canh cánh trong lòng những chuyện quá khứ không đáng nhớ. Những chuyện quá khứ là những chuyện đã xảy ra, không thể thay đổi được, hãy để nó qua đi, như vậy mới có thể giảm thiểu được rất nhiều sự phiền não, trong lòng mới có thể nhẹ nhàng, thoải mái.

Bởi vậy có thể thấy, đối với bất kỳ ai, tâm tính tốt đẹp hay không, tâm lý khỏe mạnh hay không là vô cùng trọng yếu. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta khó tránh khỏi việc gặp những sự tình không như ý, nếu không có một tâm tính tốt đẹp sẽ rất khó duy trì được sự khỏe mạnh cả về thể xác và tinh thần.

An Hòa (dịch và t/h)