BBC viết về BOT Cai Lậy

From facebook:  Trần Bang added 3 new photos.
 

BBC viết về BOT Cai Lậy

‘Bất công’
Trả lời BBC hôm 4/12, luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp ở TPHCM, nói: “Các phản ứng của người dân đối với Trạm BOT Cai Lậy nói riêng và một số trạm BOT khác trong thời gian vừa qua đều có chung một nguyên nhân đó là sự bất công và có chung một hệ quả là ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến túi tiền của người dân.”

“Do đó, để giải quyết triệt để các “ồn ào” tại trạm BOT Cai Lậy cũng như các trạm BOT khác thì cần có một giải pháp có thể đem đến sự công bằng và hợp lý cho người dân.”

“Đối với BOT Cai Lậy, nguyên nhân khiến người dân bức xúc là do vị trí đặt trạm BOT không hợp lý dẫn đến việc bất công là người dân không sử dụng tuyến tránh vẫn phải trả phí cho tuyến tránh. Điều này hoàn toàn đi ngược lại nền tảng để một xã hội phát triển bền vững: lẽ công bằng. Nhà nước cũng như chủ đầu tư không thể bắt người dân đóng phí cho những thứ mà họ không hề sử dụng.”

‘Hợp đồng dịch vụ’
Ông Sơn phân tích: “Nếu chủ đầu tư cho rằng ngoài việc đầu tư tuyến tránh, họ còn đầu tư để tăng cường mặt đường với chiều dài 26 km trên Quốc lộ 1 nên họ có quyền đặt trạm BOT trên Quốc lộ 1 thì cũng không công bằng. Bởi người dân đã đóng phí bảo trì đường bộ hàng năm rồi thì tại sao phải bắt người dân đóng thêm phí để “làm đẹp” mặt đường trong khi đây là nghĩa vụ đương nhiên của nhà nước.”
Để không gây ra bất công cho người dân thì không còn cách nào khác là phải di dời trạm BOT vào tuyến tránh, nhà nước hoàn trả chi phí tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 cho chủ đầu tư.

Luật sư Phùng Thanh Sơn
“Hoặc giả sử cho rằng người dân có nghĩa vụ trả phí cho phần gia cố mặt đường quốc lộ 1 cho chủ đầu tư BOT đi chăng nữa thì việc bắt người dân đóng phí cho cả phần tuyến tránh thì cũng là bất công. Bởi bản chất giao dịch giữa người dân và chủ đầu tư là hợp đồng dịch vụ. Mà theo quy định của pháp luật, người dân sử dụng dịch vụ đến đâu thì trả tiền đến đó.”

“Do đó, để không gây ra bất công cho người dân thì không còn cách nào khác là phải di dời trạm BOT vào tuyến tránh, nhà nước hoàn trả chi phí tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 cho chủ đầu tư. Trong trường hợp buộc phải cho chủ đầu tư thu phí cho “dự án” tăng cường mặt đường, để công bằng cho người dân thì phải buộc chủ đầu tư đặt hai trạm BOT.”

“Một trạm BOT ở tuyến tránh để thu phí cho dự án xây dựng tuyến tránh và một trạm BOT ở quốc lộ 1 để thu cho “dự án” tăng cường mặt đường quốc lộ 1. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm phải xem xét ấn định mức phí và thời hạn thu phí tương ứng với số tiền mà chủ đầu tư bỏ ra cho từng dự án. Nếu người dân nào muốn đi nhanh thì đi tuyến tránh và chịu phí cao hơn. Những người dân đã đóng phí cầu đường hàng năm thì được quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bồi hoàn lại số phí BOT đã trả cho “dự án” gia cố mặt đường.”

Trích từ http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42212946

No automatic alt text available.
No automatic alt text available.
Image may contain: text

NGHỆ AN: LẠI BIỂU TÌNH Ở CẦU BẾN THỦY CHỐNG TRẠM THU PHÍ CƯỚP GIẬT

Thuong Phan and 5 others shared JB Nguyễn Hữu Vinh‘s post.
 
Image may contain: outdoor
Image may contain: car and outdoor
Image may contain: 2 people, crowd and outdoor
JB Nguyễn Hữu Vinh added 3 photos and a video.Follow

 

NGHỆ AN: LẠI BIỂU TÌNH Ở CẦU BẾN THỦY CHỐNG TRẠM THU PHÍ CƯỚP GIẬT

Sáng nay, người dân Nghệ An, Hà Tĩnh lại tiếp tục đến Trạm thu phí Cầu Bến Thủy để tập trung biểu tình phản đối việc thu phí qua cầu dù họ không đi trên công trình BOT do Tổng Cty Cienco 4 đầu tư.
Đây là ngày thứ 2 liên tiếp, người dân liên tục phản đối việc thu phí bất hợp lý tại Cầu Bến Thủy 1 mà chúng tôi đã nói trong stt ngày hôm qua.
Tuy nhiên, đến nay, nhà cầm quyền Nghệ An vẫn chỉ là huy động công an và nhiều lực lượng để giải tán và bảo vệ cho bên đầu tư cứ vậy chặn đường trấn tiền của người dân.
Thậm chí, họ còn đe dọa “xử lý những người gây rối loạn giao thông” – Một hình thức luật rừng. Kẻ trấn lột được bảo vệ bằng chính lực lượng được nuôi bởi tiền của của nạn nhân!
Người dân cho biết, họ sẽ còn tiếp tục đấu tranh bằng hình thức biểu tình cho đến khi Trạm thu phí này được dỡ bỏ.

Thiết nghĩ, hầu hết mọi người dân không chỉ vùng Nghi Xuân, Tp Vinh hay Hà Tĩnh mới chịu hệ quả của việc thu phí vô lý ở đây, mà hầu hết mọi người đi qua đều bị trấn lột tương tự.

Do vậy, việc này không phải chỉ riêng trách nhiệm đấu tranh của những người dân ở đó, mà mọi người khắp nơi cần phải ủng hộ họ. Không làm được điều nhỏ, ắt sẽ chẳng bao giờ làm được chuyện gì lớn.

Không chấp nhận trạm thu phí đặt sai vị trí, ba vấn đề pháp lý được đặt ra

Luật sư Lê Công Định :

Liên quan đến trạm thu phí BOT, nếu các tài xế dùng giải pháp mới không chấp nhận trả phí, chứ không phải trả phí bằng tiền lẻ, vì lý do không chấp nhận trạm thu phí đặt sai vị trí, thì có ít nhất ba vấn đề pháp lý được đặt ra:

1) Các tài xế có vi phạm luật hay không?

2) Các tài xế có vi phạm giao dịch dân sự với nhà đầu tư BOT và/hoặc ban quản lý trạm thu phí hay không?

3) Nếu không chịu lái xe đi khỏi trạm thì có bị xem là hành vi “gây rối trật tự công cộng” hoặc “chống người thi hành công vụ” hay không?

Câu trả lời của từng vấn đề trên như sau:

1) Không trả phí không đồng nghĩa với việc không nộp thuế, nên không thể bị xem là vi phạm luật. Đó đơn thuần chỉ là giao dịch dân sự, chứ không phải quan hệ pháp lý hành chính.

2) Nếu một bên không chấp nhận thực hiện giao dịch dân sự được đề nghị, thì giao dịch đó không tồn tại, nên không thể bị xem là vi phạm “giao dịch dân sự”. Nếu nhà đầu tư BOT thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm, họ có quyền khởi kiện từng tài xế và/hoặc chủ xe không chịu thanh toán phí. (Nếu bị kiện, tài xế và/hoặc chủ xe cứ hầu tòa, để xem ai mệt mỏi vì kiện tụng).

3) Nếu tài xế bị chặn lại không cho đi tiếp vì không trả phí, thì chính bên chặn lại (có thể là ban quản lý trạm thu phí hoặc có thể là công an) đã gây ngưng trệ giao thông và phải tự chịu trách nhiệm về hành vi “gây rối trật tự công cộng” này, chứ không phải tài xế. Tài xế muốn đi tiếp mà bị chặn không cho đi, nên càng không thể bị suy diễn thành “chống người thi hành công vụ”.

Chúc các bác tài đủ lý lẽ đấu đến cùng sự việc này!

(Bài Copy từ FB LS Lê Công Định )

(Ảnh chụp báo TNO và TTO chỉ để minh họa. )

Image may contain: one or more people
Image may contain: text
 
 

TÀI XẾ NÓI QUÁ CHUẨN KHIẾN TRẠM BOT CÁI LẬY PHẢI XẢ TRẠM

Trần Bang shared Tin Nhanh 24h‘s post.
 

Xả trạm thì đi không thì thôi, không đi tuyến tránh không trả tiền phí , không mua vé!
Tài xế phản ứng đúng luật dân sự…

 

 
 
-8:27
 

 

Click for more
 
 
 
 
262,642 Views
 
Tin Nhanh 24h

 

TÀI XẾ NÓI QUÁ CHUẨN KHIẾN TRẠM BOT CÁI LẬY PHẢI XẢ TRẠM
Xe anh không đi tuyến tránh vị trí anh đang đi là quốc lộ 1 mà QL1 anh đã đóng phí đường bộ rồi nên được đi. Nếu nhân viên ở đây sửa đường QL1 thì đơn vị đó kiếm nhà nước đòi tiền. Nhà nước thu tiền anh thì nhà nước phải có trách nhiệm để đường cho anh đi.
Kết nhất câu: ” Bây giờ xả trạm chưa, nếu xả trạm thì anh đi không thì thôi 😀
Nguồn: Linh Quốc

100đ và sự ti tiện nhỏ nhen

From:  Loc Ngo shared Minh Pham‘s post.
 
No automatic alt text available.
Minh Pham

 

100đ và sự ti tiện nhỏ nhen

Tưởng nói chơi ai dè Vietcongbank làm thiệt, cho in và chuyển cấp tốc 1500 tờ 100đ vào “ứng cứu” BOT Cai Lậy. 100đ thời buổi này quá nhỏ nhoi, chi phí in 1 tờ 100đ chắc còn nhiều hơn giá trị của nó. Giá trị của tờ tiền đã rẻ mạt, nhưng giá trị của giải pháp này còn rẻ rúng và ti tiện, nhỏ nhen hơn thế! Một giải pháp tình thế ngu ngốc, vô giá trị!

Nó chỉ cho thấy sự bất chấp lý lẽ, đạp trên dư luận, không chịu cầu thị thừa nhận sai trái mà chỉ muốn ăn thua tới cùng, chơi sát ván với dân của những kẻ cầm quyền, vốn dĩ đã quen thói bóc hốt dễ dàng xưa nay! Không và sẽ không đời nào chúng xuống nước lùi bước, vì như vậy sẽ tạo tiền lệ rất xấu cho những cuộc “khởi nghĩa BOT” tương tự. Các cuộc biểu tình phản đối Formosa của người dân Sài Gòn và giáo dân Hà Tĩnh, Nghệ An đã cho thấy điều đó. Nhà cầm quyền có thể “thất thủ” ở 1-2 cuộc biểu tình đầu nhưng bằng mọi giá, chúng phải dập tắt cho bằng được!
Nhưng dù kết cuộc của BOT Cai Lậy có như thế nào thì lịch sử VN hậu cộng sản sẽ ghi nhớ sự kiện này như một dấu ấn quan trọng, góp phần cổ vũ việc lên tiếng đấu tranh đòi lại những quyền lợi cơ bản hiển nhiên!

 

Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui

  Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui

Tác giả: Nguyễn Diệu Anh Trinh
 
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.

 ***
  Tôi thức dậy khi tiếng chim hót ríu rít thật vui tai trên rặng cây cao ở khu rừng thông bên cạnh nhà. Sáng thứ sáu, ngày cuối tuần vui vẻ, tôi mang tâm trạng vui tươi đó khi diện chiếc quần jean và cái áo trắng model hết cở để đi làm. Trong tuần, chỉ có ngày thứ sáu là được tự do mặc jean thoải mái, khác với những ngày đầu tuần, lúc nào cũng phải dress up nghiêm túc, lịch sự để gặp gỡ, làm việc với khách hàng. Khách hàng là … thượng đế nên mình không được ăn mặc lè phè.

Tôi thật may mắn được làm việc với ông Sếp rất dễ thương, không hề biết làm khó dễ nhân viên là gì.

Kể từ dạo công ty tôi làm mở mang thêm mấy dãy lầu, sân bãi đậu xe cũng được nới rộng ra. May quá, văn phòng của Sếp phải dời sang building khác để thuận tiện cho ông trong việc họp hành, giao tiếp với khách hàng hay gặp gỡ các Sếp lớn. Tôi được đưa sang làm ở phòng film, cách văn phòng của Sếp một dãy cơ xưởng lớn. Một mình một cõi, cả tháng chưa thấy mặt Sếp, khi có chuyện gì cần dặn dò, trao đổi thì Sếp điều khiển từ xa, qua mấy cái email là xong.

Công việc trôi chảy nhịp nhàng như thế, tính ra cũng xấp xỉ hai mươi năm rồi, tôi chưa hề bị khiển trách, thỉnh thoảng còn được khen thưởng. Là người phụ nữ da vàng duy nhất của bộ phận Proof- Reading (Đọc bản vẽ) tôi nhận được khá nhiều ưu tiên từ Sếp so với các đồng nghiệp khác màu da, khác màu mắt. Thích nhất là giờ giấc làm việc thật thoải mái. Thay vì mỗi ngày làm tám tiếng, năm ngày một tuần đi đi về về, tôi đã xin làm rút gọn trong bốn ngày, mười tiếng một ngày với lý do nhà xa, mà thật ra là để đở “hao xăng” và lại có thêm được một ngày nghĩ, tha hồ mà lang thang lên trang web … buôn dưa leo với mấy “bà tám”. Giờ có mặt ở bàn làm việc của tôi cũng chẳng bó buộc, tôi không sợ bị đi trễ, không bị áp lực trong công việc và giờ giấc. Tôi biết đó là những ưu đãi trong nghề nghiệp mà không phải ai ước là cũng có được. Đường công danh của tôi, tuy không đạt đến đỉnh như bao người với quyền cao chức trọng, nhưng đó là một công việc tôi yêu thích, với đồng lương xứng đáng so với khả năng và tuổi tác của mình.

Lòng hân hoan, thơ thới, tôi lái xe đi qua con đường quen thuộc mà tôi đã đi lại nhiều năm. Buổi sáng sớm, đường phố chưa tấp nập lắm, sương mai còn phủ lờ mờ khiến cảnh vật thật huyền ảo, mùi cỏ mới cắt dịu dàng, thoang thoảng làm tôi ngất ngây. Tôi vặn lớn volume của CD trong xe, lắng nghe âm thanh tiếng nhạc dạo … “… Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, chọn những bông hoa và những nụ cười …”(TCS) …nghe có lý lắm! Bỗng nhìn lên kiếng chiếu hậu, ánh đèn màu xanh biếc đang chớp chớp, xoay xoay … Chết cha rồi, cảnh sát! Tôi bình tĩnh đưa tay tắt nhạc, cẩn thận lái xe thêm một đoạn, tìm cách tấp vào một khu shopping bên phải, tắt máy xe và chờ đợi. Chiếc xe cảnh sát nối đuôi tôi, cũng tấp vào phía sau. Mấy phút sau, một viên cảnh sát người Mỹ trắng cao to với hàm râu xồm xoàm làm khuôn mặt thêm phần oai vệ, nếu tôi không muốn nói là dữ tợn:

– Chào bà buổi sáng, vui lòng cho tôi xem bằng lái xe và giấy bảo hiểm.

Tôi lấy bằng lái xe ra trình. Hắn lịch sự:

– Cám ơn quí bà

Rồi đi về phía xe của hắn, đang còn chớp đèn đàng sau. Tôi ngồi yên trong xe mình, cũng chưa rõ mình bị stop vì lý do gì… có lẻ chạy quá tốc độ cho phép?

… Không, tôi đâu có nôn nóng gì trên đường đi làm, bao nhiêu năm lái xe tôi chưa hề bị phạt về vụ này mà! Đang toan tính kiếm vài câu xã giao năn nỉ nếu bị hắn phạt quá nặng vì một tội vô cớ nào đó. Cảnh sát mà, họ làm tiền cho ngân sách chính phủ nên tôi đành chấp nhận một cách … lạc quan! Viên cảnh sát trở lại, hỏi tôi:

– Xin bà vui lòng cho tôi biết, tốc độ cho phép của đoạn đường bà đang lái xe, thưa bà!

Trời ơi, gì chớ bài học này, con số 45 miles nằm chình ình trên tấm bản nhỏ phía lề phải, dựng rải rác trên lề đường, có nhắm mắt tôi cũng nằm lòng mà, tuy vậy tôi cũng nhỏ nhẻ, lịch sự:

– Thưa ông, tốc độ cho phép là 45 miles một giờ.

Viên cảnh sát hỏi tiếp:

– Thưa bà, vậy vừa rồi bà đang chạy với tốc độ là bao nhiêu?

Tôi e dè:

– Tốc độ của tôi lúc nãy chừng 50 miles (tôi biết chắc, đây là con số … có thể tha thứ)

Viên cảnh sát nhìn tôi:

– Thưa bà, bà đã chạy với tốc độ 70 miles một giờ …

Tôi xây xẩm mặt mày, không lắng nghe hắn nói lải nhải gì thêm về luật giao thông … Tôi biết, một khi cảnh sát đã phán là y như tòa án phán, không kiện thưa làm gì cho tốn công mà còn phải trả lệ phí toà án. Nó nói mình chạy 70 miles? Cũng có thể lắm, khi vừa lái xe mà vừa nghe nhạc xập xình, có thể đầu óc hưng phấn nên lở trớn … Tôi thầm tính toán, với tốc độ vượt mức cao nghệu như thế, tôi phải chi ra bao nhiêu tiền để đóng phạt cho lần này, chi phí này chúng tôi vẫn gọi đùa là…tiền ngu!

Viên cảnh sát lải nhải một hồi, ông ta trả lại tôi cái bằng lái xe và tấm thẻ bảo hiểm xe. Tôi nhìn đôi mắt màu xanh lá cây biêng biếc của hắn và nghĩ đến những tờ đô la cũng màu xanh như thế phải chi ra một cách oan uổng. Vẫn chưa thấy tờ biên lai phạt màu vàng, không biết hắn xác định tội trạng của mình như thế nào đây, tôi nghe ông tiếp:

– Bà đã chạy quá nhanh trên đoạn đường vắng vẻ này, rất nguy hiểm cho bà.

– Vâng, thưa ông, tôi biết!

– Bà nên luôn nhớ rằng, lúc nào tôi cũng chạy xe sau lưng bà, cẩn thận nhé!

Tôi rủa thầm trong bụng, quái, hắn muốn gì đây mà lên giọng hăm dọa phụ nữ? Cảm giác bực bội len lỏi vào tâm trí.

– Tạm biệt bà, chúc bà một ngày tốt lành!

Ôngta nói xong, đưa bàn tay lông lá ra bắt tay tôi rồi quay lưng đi, không kịp nhận ở tôi một lời cám ơn… giả dối!

Tôi kiểm soát lại một lần nữa giấy tờ của mình, nhìn quanh chỗ ngồi trong xe, không có gì rơi rớt. Tôi mở cửa xe bước ra ngoài cẩn thận xem xét, mọi thứ đều OK. Tôi nổ máy xe, lái khỏang năm phút là đến cổng công ty, tâm trạng vẫn còn hoang mang.

Lấy chìa khóa mở cửa phòng, việc đầu tiên tôi làm là lục bóp xem lại giấy tờ. Vẫn không thấy tờ giấy phạt ở đâu để biết ngày nào là hết hạn đóng phạt. Có một người đồng sự mang hồ sơ đến giao, hắn hỏi bâng quơ vài câu, tôi vui miệng kể cho hắn nghe sự việc xảy ra sáng nay. Hắn cười lớn:

– Vậy là chị được tha rồi. Hôm nay chị diện đẹp quá, một ngày may mắn cho chị đó!

Tôi nghe và vẫn không tin đó là sự thật, dễ gì tên cảnh sát râu xồm lại bỏ qua một cách vô lý khi hắn đã ngăm nghe là tôi chạy quá tốc độ khủng khiếp như thế.

Khoảng chín giờ sáng, Sếp tôi đi họp, tiện đường ông đem một số dụng cụ văn phòng đến giao cho tay thư ký trong phòng tôi. Có lẻ khuôn mặt tôi đang còn băn khoăn nên Sếp hỏi:

– Chào cô, mọi chuyện đều tốt chứ, tôi có thể giúp gì cho cô hôm nay không?

Tôi kể lại chuyện gặp cảnh sát sáng nay và chờ ở Sếp một lời an ủi vì mới sáng sớm đã bị … hao tài. Ông Sếp hỏi tới hỏi lui:

– Cô chắc là ông ta chỉ trả lại giấy tờ chứ không bắt cô ký giấy phạt chứ?

– Tôi chắc, không ký giấy gì cả.

Vậy là cô được tha rồi, may mắn quá! Nếu không, giá chót là cô phải tốn hai trăm đồng cho lần phạt này. Hôm nay chắc tên cảnh sát đó có chuyện vui nên dễ dãi đó, lấn sau cẩn thận nhé!

Tôi vẫn còn bán tin bán nghi, không thể nào tin vào vận đỏ hôm nay. Cho đến ngày hôm sau …

…Trưa thứ bảy, tôi được phép đi ra ngoài ăn trưa vì căng tin đóng cửa. Vốn không thích những thức ăn nhanh của Mỹ nên bất đắc dĩ lắm tôi đành phải ghé vào một cửa hàng ăn vội đỉa salad. Trong khi đang chờ lấy order…

– Xin lỗi bà, cho phép tôi ngồi ghế này được không?

Tôi ngước mắt nhìn, một ông Mỹ đang đứng cạnh bàn tôi và … chính xác là hắn đang hỏi tôi.

Tôi trả lời như một cái máy:

– Được, xin ông cứ tự nhiên

Người đàn ông ngồi xuống, rất thân thiện:

– Chào bà, khỏe chứ!

– Cám ơn ông, tôi cũng thường. Ông khỏe không?

– Cám ơn bà. Nhà bà ở gần đây sao?

– Công ty tôi làm cách đây chừng 5 phút, thưa ông.

Tôi trả lời rất thờ ơ, người đàn ông vẫn nhìn tôi:

– Bà thật không nhận ra tôi hay sao, bà Nguyễn?

Câu hỏi của người đàn ông làm tôi giật mình. Tôi hơi sửng sốt rồi tự hỏi mình, quái, quen biết ở đâu? Sao hắn biết mình họ Nguyễn? Có thể quen mặt vì gặp nhau trong công ty hàng ngày. Tôi dò hỏi:

– Xin lỗi, ông cũng làm ở SGI Inc, phải không?

  Người đàn ông cười:

– Bà không nhớ chúng ta mới gặp nhau hôm qua hay sao?

Lúc này tôi mới mở to mắt nhìn, Ah, đôi mắt “màu xanh đô la” và … hàm râu ….  Thì ra hôm nay viên cảnh sát mặc thường phục nên tôi không thể nào nhìn ra được người đã stop tôi sáng hôm qua. Tôi tỏ vẻ ân hận:

– À, thật đáng tiếc, chào ông …

Có tiếng người phục vụ gọi tôi lấy thức ăn, người đàn ông đứng lên đi theo:

– Để tôi giúp bà.

Người đàn ông đến quày giúp tôi lấy thức ăn và nhận luôn phần ăn của ông ta bưng về bàn. Chúng tôi cùng ngồi ăn trưa. Tôi vừa dùng đĩa salad của mình vừa lắng nghe. Nét mặt người đàn ông có vẻ bùi ngùi, ông ta nói thật chậm, giọng kể lể, câu chuyện của ông đưa tôi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác:

  – … Ba tôi là một sĩ quan quân đội Hoa Kỳ, đã từng tham dự cuộc chiến tranh ở Việt Nam nhiều năm. Mẹ tôi nói Việt Nam ở xa lắm, bên kia bờ đại dương.  Ngày Ba tôi rời gia đình thì tôi mới năm tuổi, ông đi … và đi mãi không về. Mẹ tôi vật vả, oán hờn cái đất nước bên kia bờ đại dương đã nuốt trọn hình hài của ba tôi. Vì sau nhiều đợt kiếm tìm đều trở về trong thất vọng, thân xác ba tôi vẫn còn nằm lại đâu đó, trong một khu rừng già nhiệt đới hay đã tan tành dưới đạn bom vô tình năm xưa.. Từ đó, mẹ tôi ghét cay đắng những con người từ cái xứ sở đã cướp đi người bà yêu thương. Khi những đoàn người Việt Nam di dân sang đây ồ ạt, bà dạy tôi không được giao tiếp với những đứa bạn mang dòng họ Nguyễn. Theo sự tìm hiểu của bà, đó là dòng họ lớn nhất của người Việt Nam. Tôi không biết mẹ tôi đúng hay sai, nhưng tôi hiểu là tôi nên làm mẹ vui lòng. Cho đến một ngày … năm năm trước đây, mẹ tôi bị đau thận, cả hai quả thận của bà đều không còn hoạt động được bao lâu nữa. Bà mỏi mòn chờ một trái thận “từ thiện” thích hợp để kéo dài đời sống. Và … như một định mệnh, hay nói đúng ra là một sự đền bù được Thượng Đế sắp đặt, một phụ nữ bị tai nạn xe hơi qua đời, trong bằng lái xe có dấu hiệu sẵn lòng hiến dâng cả hai trái thận. Mẹ tôi may mắn được ghép một trái thận từ người phụ nữ nào đó, mang họ Nguyễn, cái họ khắc nghiệt mà bà căm ghét từ lâu. Chúng tôi không được phép biết tên vị ân nhân đó, chỉ biết đó là một bà họ Nguyễn … Thưa bà … mẹ tôi nay sống khỏe mạnh phần đời còn lại với một trái thận mang họ Nguyễn, … như họ của bà đây.

Người đàn ông có đôi mắt xanh biếc ngưng một lát, ông ta nhìn tôi … và tiếp:

– …Sáng hôm qua tôi đã nhìn thấy trong bằng lái xe của bà dòng chữ màu đỏ ORGAN DONOR (Hiến Dâng Nội Tạng), bà Nguyễn … thật cám ơn bà. Xin thay mặt mẹ tôi, thật cám ơn những trái tim nhân ái đến từ bên kia bờ đại dương.

… Nước mắt ướt nhoè khuôn mặt khi tôi nghe lời cám ơn rất trân trọng của người đàn ông. Trong khi thân xác bao người như cha anh và đồng đội của ông đang còn nằm lại trên quê hương tôi. Mấy mươi năm qua rồi, tôi làm sao dám nhận ở anh lời cám ơn hôm nay. Nhưng qua câu chuyện của người đàn ông vừa kể, quả thận được hiến dâng của người phụ nữ họ Nguyễn nào đã cứu được mạng sống của mẹ anh, người đàn bà khác chủng tộc, không quen biết cũng là một hóa giải cho bao ưu phiền bấy lâu. Tôi nghe mà mừng.

Chia tay người đàn ông, tôi nhận được thêm ở ông lời cầu chúc:

– Chúa sẽ ban phước lành cho bà!

– Cám ơn ông!

Tôi chào ông trở về nơi làm việc. Giữa trưa, bầu trời xanh thẫm, vài cụm mây trắng lang thang trên cao, tia nắng mùa hè xuyên qua cành lá, rơi xuống sân bãi đậu xe. Gió đưa nhẹ cành cây làm bóng nắng lung linh nhảy múa. Tôi bước vào công ty, những bước chân như reo vui.

… Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, chọn những bông hoa và những nụ cười …*

  * Ca từ của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Nguyễn Diệu Anh Trinh

Lucie 1937 gởi

Kính Thánh Phanxicô Xaviê

3 Tháng Mười Hai

 Kính Thánh Phanxicô Xaviê

(1506-1552)

Kính  Mừng Thánh Phanxico Xavie ngày 3-12,

Thánh Quan Thầy  của các xứ Truyền Đạo

cũng là Quan Thầy của Cha Phanxico Xavie Trần Gia Điền ,  Cha Điền là một trong các Cha Linh Hướng  Đạo Binh Hồn Nhỏ Dòng Chúa Cứu Thế và Vùng Phụ Cận Houston , Texas

  *Đạo Binh Hồn nhỏ chúng con trước tiên xin cảm tạ CHÚA MẸ muôn vàn và xin cảm ơn rất nhiều tới Tất cả Quý Cha đã Linh Hướng chúng con sống trong Thánh Ý CHÚA. Chúng con cầu xin THIÊN CHÚA  ban cho Cha Phanxico-Xavie Trần Gia Điền cũng như Quý Cha :

Xin CHÚA  giáng phúc như hoa

Tuôn xuống trần thế cho Cha khắp miền 

Tin Mừng loan báo triền miên

Làm vinh danh CHÚA  , mang chiên lạc về

Bổn Mạng Truyền Giáo (Thánh Phanxicô Xaviê) chẳng nề

Cầu các Ngài được tràn trề Ơn Thiêng

Bước theo Thập Tự trung kiên

Đạo CHÚA khắp chốn…..triều thiên Nước Trời.

Kính Mừng

Các Hồn Nhỏ

……………………………………………………………………………………………………..

Phanxicô Xaviê – Vị Thánh Say Mê Chinh Phục Các Linh Hồn

Posted by: fx.hongan

Được mệnh danh là Phaolô của thế kỷ XVI, thánh Phanxicô Xaviê luôn luôn thao thức về số phận của những linh hồn chưa bao giờ được nghe Tin Mừng. Lời Chúa Giêsu:

Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít” (Lc 10, 20) luôn vang vọng và thôi thúc trong tâm trí thánh nhân. Thánh nhân đã xúc động cực độ khi thấy có rất nhiều người không được làm Kitô hữu chỉ vì không có ai làm cho họ trở thành Kitô hữu.

Phanxicô chào đời ngày 07/04/1506 tại lâu đài Javier (Javier Castillo) gần thành phố Pamplona, miền Navarra, Tây Ban Nha, trong một gia đình danh giá và giàu có. Ngài là con út trong gia đình có năm người con. Năm lên 19 tuổi, Phanxicô được gửi đến Paris học tại học viện Sainte – Barbe thuộc đại học Paris. Sau khi tốt nghiệp văn chương và triết lý, Phanxicô được bổ nhiệm làm giáo sư triết lý tại đại học Paris. Vị giáo sư trẻ Phanxicô sớm nổi tiếng và được ca tụng trong giới sinh viên đại học thời bấy giờ.

Những tưởng vị giáo sư trẻ Phanxicô sẽ còn tiến xa hơn trên con đường công danh và sự nghiệp, thế nhưng, qua trung gian của một người bạn chí thân – thánh Inhaxiô, câu Lời Chúa:

nếu được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào có ích gì?” (Mt 16,16) đã chinh phục và làm thay đổi hoàn toàn nơi vị giáo sư trẻ vốn thông minh và đầy tham vọng. Kể từ đó, Phanxicô đã tùy thuộc hoàn toàn vào kế hoạch nhiệm mầu của Chúa và trở nên khí cụ đắc lực của Tin Mừng.

Ngày 15/08/1534, cùng với Inhaxiô và năm anh em khác, Phanxicô đã dâng lời khấn khó nghèo, trinh khiết và sống cộng đoàn để “cùng nhau phục vụ Chúa”, khai nguyên Dòng Tên (Société de Jésus). Ngày lễ thánh Gioan Tẩy Giả 24/06/1537, tại Venise, Phanxicô được chịu chức linh mục. Kể từ đó, ngài gia tăng việc ăn chay, hãm mình, suy niệm và thực hành bác ái nhằm không ngừng thánh hóa bản thân và chuẩn bị hành trang cho sứ vụ mà Chúa sắp trao phó cho ngài.

Được thúc đẩy và hun nóng bởi khát vọng và lòng say mê cho Danh Chúa được cả sáng (Ad majorem gloriam Dei) và cho nhiều linh hồn được cứu rỗi (Ad salutem aminarum), vị linh mục trẻ Phanxicô Xaviê đã khao khát được đến với khắp mọi nơi để đem Chúa đến cho mọi người. Với con tim rực cháy lửa mến Chúa và cháy bỏng khát khao thu phục các linh hồn đã đưa Phanxicô Xaviê vượt đại dương đến với miền Viễn Đông xa xôi, đầy khó khăn và nhiều khác biệt. Cũng nhờ lòng nhiệt thành truyền giáo đó, Phanxicô Xaviê đã can đảm gặp gỡ các vị lãnh chúa miền Á Đông, tiếp xúc với các tôn giáo truyền thống như Ấn giáo, Hồi giáo, Phật giáo và Khổng giáo. Trên tất cả, ngài luôn trăn trở làm sao đem Chúa Giêsu và Tin Mừng tình yêu của Người đến với tất cả những ai chưa có cơ hội nhận biết Người.

Ngày 07/07/1543, thánh Phanxicô Xaviê lần đầu tiên đặt chân lên thành phố Goa, miền tây nam Ấn Độ – một vùng đất hoàn toàn xa lạ đối với ngài, nhưng thánh nhân đã ngày đêm thăm viếng và nâng đỡ đức tin cho những người nghèo, giúp đỡ những người thuộc đẳng cấp thấp nhất trong xã hội Ấn thời bấy giờ. Ngài dành nhiều thời gian để di đến các làng mạc thăm viếng, khích lệ những người ốm đau bệnh tật, rửa tội cho trẻ em, dạy giáo lý cho người lớn và tổ chức các giờ kinh lễ. Trong một lá thư viết từ Ấn Độ gửi cho thánh Inhaxio ở Rôma, thánh Phanxicô viết rằng: “Tại các miền ấy, có nhiều người không được làm Kitô hữu chỉ vì không có ai làm cho họ trở thành Kitô hữu. Nhiều lần tôi đã có ý định đi tới các đại học Châu Âu, trước hết là đại học Paris, mà kêu gào khắp nơi như một kẻ mất trí và thúc đẩy những người chỉ nghiên cứu học thuyết hơn là thực hành bác ái rằng: tiếc thay, chỉ vì lỗi của các ông mà biết bao linh hồn không được cứu rỗi!” [1]

Nhờ sức mạnh của lòng mến, thánh Phanxicô Xaviê đã ngày đêm hăng say chinh phục các linh hồn, mặc dù ngài luôn bị những người theo Ấn giáo và Hồi giáo chống đối. Trong thư gửi về Rôma cho các anh em Dòng Tên, ngài viết: Tôi tin rằng, ai thực lòng yêu mến thánh giá Chúa Kitô sẽ tìm thấy an bình khi đương đầu với những thử thách” [2] . Trong một thư khác, thánh nhân viết: “Xin Chúa ban cho chúng ta được biết và nhận ra ý muốn rất thánh của Chúa, và khi đã nhận ra, xin Chúa ban dồi dào sức lực và ân sủng, để với đức mến, chúng ta chu toàn thánh ý Chúa ngay ở đời này” [3]. Và để sức mạnh của lòng mến sinh hiệu quả, theo thánh Phanxicô, lòng mến phải được cụ thể trong hành động ngay ở đời này, và sẵn sàng “đi đến bất cứ nơi đâu để có thể phục vụ Chúa” [4] .

Là một nhà truyền giáo Tây phương, bị đặt vào thế lưỡng nan, hoặc phải bảo vệ quyền lợi của thực dân Bồ Đào Nha hay bênh vực cho người bản xứ Ấn Độ, nhưng nhờ ơn Chúa, thánh Phanxicô đã chọn con đường khác: liên kết ý muốn của con người theo ý muốn của Thiên Chúa, kết hợp phương tiện với mục tiêu hướng đến tình yêu đích thực và nhắm lợi ích các linh hồn. Trọn vẹn ý muốn của thánh nhân để chỉ hoàn toàn phục vụ thánh ý Chúa và mưu ích cho các linh hồn, như trong lá thư gửi về Rôma đề ngày 20/09/1542, ngài viết: “xin Chúa ban sức mạnh cho chúng ta ở đời này để chúng ta phục vụ Chúa trong mọi sự như Chúa truyền dạy, và chu toàn thánh ý Chúa ở đời này” [5] .

Niềm đam mê các linh hồn đã dẫn đưa thánh nhân mạo hiểm dấn thân vào những hoàn cảnh tối tăm bao trùm và dường như bị Chúa bỏ rơi, nhưng sau khi trải qua kinh nghiệm về “sự thing lặng của Thánh Thần” đó, thánh nhân đã đạt đến điểm tận cùng của ý Chúa và khám phá ra niềm an ủi thiêng liêng lớn lao từ bên trong tâm hồn nhờ chu toàn ý muốn rất thánh của Người. Khi đến quần đảo Môrô ở Nam Dương (Indonesia ngày nay), ngài đã viết thư cho các anh em Dòng Tên ở Rôma đề ngày 20/01/1548, rằng: “Tôi nhớ ngày xưa chưa từng được an ủi thiên liêng lớn lao và liên tiếp như trên đảo này, lại ít cảm thấy phải cực nhọc về phần xác […]. Thay vì gọi đó là Các Đảo Môrô, có lẽ nên gọi là Các Đảo Hi Vọng Vào Chúa thì hơn” [6].

Hăng say dấn thân vì đức tin nơi các vùng đất xa lạ và khắc nghiệt, thánh nhân luôn ước ao nên giống Đức Kitô nhằm phục vụ các linh hồn được nhiều hơn. Trong tâm trí thánh nhân, điều làm ngài thao thức mãnh liệt và thường trực nhất là những vùng đất và những con người chưa được nhận biết Đức Kitô. Dù nhận thấy đầy dẫy những hiểm nguy phía trước, như ngài viết: “những nỗi sợ, những hiểm nguy, những đau khổ mà bạn bè nói tới, tôi kể là số không; tôi chỉ còn sợ Thiên Chúa” [7], nhưng thánh nhân vẫn một lòng tận hiến cho kế hoạch của Chúa qua những thúc bách trong chính tâm hồn ngài. Trong một lá thư viết cho thánh Inhaxiô, đề ngày 01/02/1549, ngài viết: “Con thấy tâm hồn rất phấn khởi. Con không ngại đi Nhật Bản, vì con cảm nhận trong tâm hồn mình cái gì đó dạt dào, mặc dầu con hầu như chắc chắn sẽ gặp nhiều hiểm nguy lớn lao hơn những gì con từng gặp xưa nay” [8].

Chuyện kể lại rằng, một đêm kia, trong lúc ngủ, thánh Phanxicô đã kêu lên: “mas, mas, mas”. Và sau này, chính ngài giải thích: “Tôi thấy công việc truyền giáo quá mênh mông, nhiều mệt nhọc và nhiều ưu phiền gây nên bởi đói khát, giá lạnh, các chuyến ra đi, những vụ đắm tàu, những cuộc bách hại, những phản bội và nhiều hiểm nguy khác… được gửi đến cho tôi; vì lòng yêu mến mà chính Chúa ban cho tôi và với ơn trợ giúp của Người, tôi chịu đựng được. Vì thấy chưa đủ, tôi xin Người ban thêm và luôn luôn thêm mãi; nên tôi đã thốt lên những lời ‘mas, mas, mas’, có nghĩa là: ‘nhiều hơn nữa, nhiều hơn nữa, nhiều hơn nữa’”. Những lời “nhiều hơn nữa” của Thánh Phanxicô dường như là những thúc đẩy thần bí làm cho thánh nhân hoàn toàn tận hiến cho Chúa Kitô để ơn cứu độ của Người đến được với các linh hồn.

Lòng say mê các linh hồn không bao giờ vơi cạn nơi thánh Phanxicô, với ý Chúa nhiệm mầu, thánh nhân đã phải nhìn về đại lục Trung Hoa mênh mông với tình yêu lai láng và ước nguyện lớn lao, nhưng chưa thành hiện thực. Rạng sáng ngày 03/12/1552, thánh nhân qua đời tại đảo Shanchuan (Trường Xuyên) nơi cửa ngõ của đất Trung Hoa. Tháng 03/1553, xác ngài được đưa về Malacca (Malaysia) trong tình trạng vẫn tươi nguyên. Và mùa Chay năm 1554, xác ngài được đưa về Goa (Ấn Độ), một lần nữa, quan tài được mở ra và xác ngài vẫn tươi nguyên như đang ngủ.

Ngày 25/10/1619 Phanxicô Xaviê được Đức Phaolô V phong chân phước, và đến ngày 12/03/1622, Đức Grêgôriô XV nâng ngài lên bậc hiển thánh. Năm 1748, thánh nhân được tôn phong làm Bổn Mạng của Phương Đông; và đến năm 1904, ngài được tôn phong làm Bổn Mạng công cuộc truyền bá Đức Tin. Năm 1927, Đức Piô XI tôn phong ngài làm Bổn Mạng các xứ truyền giáo.

Chỉ với 46 năm tuổi đời, 15 năm linh mục, thánh Phanxicô Xaviê dù không sống lâu, nhưng ngài đã sống nhiều, sống hết và sống hoàn toàn cho Chúa và vì các linh hồn. Cũng chỉ có hơn 10 năm ra đi truyền giáo, nhưng thánh nhân đã đi tới hơn 100 ngàn cây số, rửa tội cho khoảng 30 ngàn người tại Á Châu.

Thánh Phanxicô Xaviê là một Phaolô mới – một Ðại Tông Ðồ, là mẫu gương cho những người trẻ, đặc biệt cho các chủng sinh, linh mục và tu sĩ trong thời đại hôm nay về lòng khao khát đem Tin Mừng đến cho những người chưa nhận biết Đức Kitô. Đã có rất nhiều nhà truyền giáo can đảm lên đường nhờ gương sáng và lời chuyển cầu của thánh Phanxicô Xaviê. Trong chuyến viếng thăm mục vụ tại Ấn Ðộ tháng 02/1986, khi huấn từ cho các linh mục và nam nữ tu sĩ tại nhà thờ chính tòa Goa, nơi giữ xác không bị hư nát của Thánh Phanxicô Xaviê, sau khi thuật lại những chặng đường truyền giáo của thánh nhân, vị tông đồ không biết mỏi mệt của miền duyên hải Ấn Ðộ, của quần đảo Maluku (Indonesia), của Nhật Bản và của Trường Xuyên (đảo Shanchuan, Trung Hoa), Đức Gioan Phaolô II nói: “Ngày nay, các tông đồ của Tin Mừng phải theo bước chân của Nhà Truyền Giáo thời danh và nhiệt thành này để chiếu dọi ánh sáng Chúa Kitô cho mọi người dân của Lục Ðịa Á Châu này”.

Fx. Hồng Ân

From: hnkimnga & Anh chi Thu & Mai

Từ BOT Cai Lậy, hiểu về ‘cánh tài xế’. Họ là ai?

Từ BOT Cai Lậy, hiểu về ‘cánh tài xế’. Họ là ai?

Cát Linh, RFA
2017-12-01

Các tài xế và người dân tập trung ở BOT Cai Lậy ngày 1 tháng 12.

Các tài xế và người dân tập trung ở BOT Cai Lậy ngày 1 tháng 12.

 Vietnamnet
 

Câu chuyện trạm thu phí BOT và việc tài xế dùng tiền lẻ để trả phí qua trạm càng trở nên sống động hơn và thu hút sự quan tâm của người dân trong nước nhiều hơn. Đặc biệt là hình thức họ bày tỏ sự phản đối việc thu phí ở các trạm BOT. Sự phản đối ở BOT Cai Lậy đã chứng tỏ mức độ ngày càng “đa dạng” hơn khi họ thay đổi “chiến thuật” trả tiền chẵn và chờ thối tiền lẻ.

Dư luận trong nước gọi đó là “mẫu mực về đấu tranh dân sự”.

Các cánh tài xế, họ là ai?

Hiểu pháp luật

Chiều tối ngày 1 tháng 12, từ Long An, tài xế Đỗ Coca, người có mặt trong diễn biến ở BOT Cai Lậy kể lại tình hình trong ngày đầu tiên trạm thu phí trở lại sau 3 tháng xả trạm, anh nói:

“Trong ngày đầu tiên thu phí trở lại, cánh tài xế phản đối rất dữ dằn. trong đó có anh Phương Tour đã bị anh cảnh sát giao thông thu bằng lái và không trả lại, yêu cầu ảnh leo lên xe để di chuyển nhưng ảnh không đồng ý và nói phải trả lại bằng lái ảnh mới di chuyển chứ nếu không ảnh lên xe di chuyển ra chỗ khác thì sẽ nói ảnh lái xe không bằng lái thì sao?”

Tình hình diễn ra sau đó đã được lan truyền khắp mạng xã hội và báo chí trong nước. Tài xế Đỗ Coca cho chúng tôi biết thêm.

“Họ điều xe tới và bắt anh Phương về công an huyện Cai Lậy thì cánh tài xế có kéo đến và đòi công an Cai Lậy phải thả người. Đến 11 giờ đêm thì anh Phương được thả ra.”

Anh Phuong Tour
Anh Trịnh Hồng Phương bị cảnh sát trấn áp về trụ sở công an. Courtesy photo

Anh Phương Tour có tên Trịnh Hồng Phương, ở Bình Dương, là một trong hai người bị công an trấn áp tại trạm BOT Cai Lậy và đưa về trụ sở làm việc tối 30 tháng 11.

Trả lời phỏng vấn của Vietnamnet ngay sau khi rời trụ sở công an, cho anh Trịnh Hồng Phương cho biết lý do anh bị trấn áp cùng 1 người nữa là anh Nguyễn Minh Trung, Sóc Trăng.

“Bên cảnh sát giao thông “ghép” tôi vô hai lỗi. Thứ nhất là cản trở giao thông. Thứ hai, không chấp hành hiệu lệnh. Một bên lấy bằng lái tôi, một bên không thối tiền cho tôi. Tôi đưa tiền dư thì phải trả lại tiền cho tôi, tôi mới đi.”

Chi tiết “chờ thối tiền dư” được anh Trịnh Hồng Phương đề cập với báo chính là một sự kiện thú vị đang được những người quan tâm BOT và các tài xế hưởng ứng. Lý do họ ủng hộ và hưởng ứng vì việc yêu cầu thối lại tờ 100 đồng là không trái với pháp luật.

Theo anh Phương kể lại, giá vé qua trạm của anh là 25.000 đồng. Anh Phương đưa 24.000 đồng, 1 tờ tiền mệnh giá 500 đồng và 3 tờ mệnh giá 200 đồng.  Tính ra tổng số tiền Phương sử dụng mua vé qua trạm là 25.100 đồng.

Do đó anh cần phải lấy lại số tiền thối là 100 đồng.

Tài xế Huỳnh Long, người đã vào trạm thu phí Cai Lậy ngồi chờ chỉ để lấy lại tờ 100 đồng tiền thối đã có lời giải thích với một lãnh đạo của BOT Cai Lậy khi vị này nói rằng trạm không có tờ 100 đồng và tờ 100 đồng cũng không còn tồn tại trong giao dịch tiền tệ ở Việt Nam.

Năm 2016, ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành tờ 100 đồng với số lượng cực kỳ lớn. Để làm chi? Để cho những giao dịch dân sự như thế này? Đảng và Nhà nước rất quant âm đến đời sống của nhân dân nên họ làm ra tất cả những gì thuận lợi cho nhân dân, như cách phát hành ra tờ 100 đồng. Anh đang nhầm lẫn vấn đề hay anh đang đưa 1 thông tin ảo trước năm 2016? – Anh Huỳnh Long

Sự việc này đã tạo ra một làn sóng phấn khích và hưởng ứng từ dân luận. Tiến sĩ Nguyễn Quang A bày tỏ ý kiến trên trang cá nhân của ông rằng:

“Nếu có 5% dân Việt Nam hiểu đúng quyền của mình như anh bạn trẻ lái xe này thì Việt Nam chả mấy lúc sẽ bằng Hàn Quốc, Đài Loan.

Các ông trong Ban Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ, Quốc hội, các Bộ và các chính quyền địa phương hãy nghe anh bạn trẻ này dạy cho quý vị về pháp luật.”

Cùng ngày 1 tháng 12,  Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Tiền Giang, bà Nguyễn Thị Đậm trả lời VnExpress, khẳng định các loại tiền mệnh giá nhỏ 100, 200 đồng vẫn đang được lưu hành bình thường và luôn được cung ứng đầy đủ cho nền kinh tế.

Hiểu ‘luật chơi’

Thế nhưng, một lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) trả lời báo trong nước vào chiều ngày 1 tháng 12 cho biết trạm thu phí BOT Cai Lậy, Tiền Giang sẽ không vì sự phản đối của các tài xế mà ngừng việc thu phí và sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng, UBND tỉnh Tiền Giang để lên kế hoạch xử lý.

Thông tin này được tài xế Đỗ Coca đón nhận với 1 suy nghĩ cá nhân và anh chia sẻ với chúng tôi:

“Nếu như bây giờ họ chấp nhận phương án của tài xế là dời trạm thì họ chấp nhận họ sai hoàn toàn và không chỉ có 1 BOT Cai Lậy là sai, mà tất cả BOT trên đất nước Việt Nam đều có dấu hiệu sai phạm. Tôi nghĩ chuyện cánh tài xế đòi di dời BOT Cai Lậy vào đường chánh là chuyện không thể.”

Anh Đỗ Coca khẳng định những hành động của cánh tài xế trong sự việc ở BOT Cai Lậy cũng như những BOT khác không gì khác ngoài mục đích phản đối giá thu phí quá cao và trạm đặt sai vị trí.

“Hiện tại giảm xuống 25 ngàn, nhưng 1 người đưa con đi học, đưa con qua, rước con về, rồi chiều đi chợ qua rồi về cũng hết 100 ngàn. Ở đây cánh tài xế phản đối là cái trạm đăt sai vị trí. Tức là khi làm đường tránh Cai Lậy thì phải đặt trạm thu phí ở đường chánh Cai Lậy, mắc mớ gì đem ra quốc lộ đặt? Trong khi mỗi người mua 1 cái xe ở Việt Nam là đã có phí đường bộ trong đó rồi.”

Lên tiếng với báo chí hôm 1 tháng 12, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật khẳng định trạm BOT Cai Lậy về thủ tục đầu tư không sai với quy định của pháp luật và vị trí đặt trạm đã nhận sự đồng thuận của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, được Thủ tướng chính phủ chấp thuận.

Nếu để đề ra phương án giải quyết thì chỉ có 1 cách là vẫn để trạm này tại quốc lộ 1, nhưng xây thêm 1 trạm bên phía đường tránh. Giá tối thiểu 25 ngàn cho 1 chiếc 4 chỗ thì bây giờ thu 10 ngàn ở ngoài đường quốc lộ như phí tu sửa, còn ai sử dụng thêm đường tránh thì trả 15 ngàn. – Đỗ Coca

Theo anh Đỗ Coca, anh và những người đang làm công việc gọi nôm na là “ngồi sau vô lăng’ hoàn toàn không được biết gì về sự đồng thuận của các vị lãnh đạo chính phủ. Bày tỏ niềm hãnh diện về công việc của mình và các đồng nghiệp, anh Đỗ Coca nói rằng cánh tài xế không phải là những dân trí thấp kém. Họ biết họ làm gì để không trái qui định pháp luật. Họ phản đối ôn hoà và không chọn những phương pháp chống phá, bạo lực.

Họ sẵn sàng đưa ra cách giải quyết ‘thuận mua vừa bán’, đóng góp cho xã hội bằng những bài toán hợp tình hợp lý. Kể lại cho chúng tôi phương cách mà các tài xế nghĩ đến, Đỗ Coca nói;

“Nếu để đề ra phương án giải quyết thì chỉ có 1 cách là vẫn để trạm này tại quốc lộ 1, nhưng xây thêm 1 trạm bên phía đường tránh. Giá tối thiểu 25 ngàn cho 1 chiếc 4 chỗ thì bây giờ thu 10 ngàn ở ngoài đường quốc lộ như phí tu sửa, còn ai sử dụng thêm đường tránh thì trả 15 ngàn.”

Thực tế ở Việt Nam cho thấy rằng, hiện tại, để mua 1 viên kẹo, người dân phải mất ít nhất 500 đồng.

Đã đủ yếu tố xử lý hình sự Phó Giám đốc Sở Giáo dục Phạm Ngọc Thanh nhận hối lộ từ HUTECH

From : Van Pham‘s post.

Phải chăng ông Thanh nhận tiền hối lộ, tài trợ từ tình báo Hoa Nam để đưa chương trình “Tiếng Việt Cải Cách” vào các trường tại địa bàn TP.HCM. Nhắm mục đích xóa bỏ văn hóa,lịch sử của dân tộc VN… Chí có vậy, mới lý giải tài sản của ông ta từ đâu ra mà giàu khủng khiếp?
***************

Phải xử lí hình sự Phó Giám Đốc Sở GD – ĐT nhận hối lộ từ HUTECH.

Chỉ trong vòng mấy ngày, khi dư luận còn chưa hết xôn xao vì án kỉ luật “có phần nhẹ nhàng” dành cho ông Phạm Sỹ Quý – Cựu Giám đốc Sở TN-MT Yên Bái, thì lại có 1 quan chức họ Phạm khác bị báo mạng phanh phui việc nhận hối lộ hàng trăm ngàn USD và hiện đang có dấu hiệu tẩu tán tài sản ra nước ngoài, các nguồn tin đều đi kèm những bằng chứng rất đáng tin cậy.

Người bị chỉ đích danh là ông Phạm Ngọc Thanh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, ông Thanh còn là 1 trong những thành viên HĐQT của trường Đại học Công nghệ Sài Gòn – HUTECH.

Được biết, ông Thanh có 3 người con, hiện đều đang đi du học ở nước ngoài. Người con trai đầu là giảng viên HUTECH (được cho là sở hữu ngàn hecta đất Long Thành) đang du học tiến sĩ ở Pháp; người con trai thứ đang du học RMIT ở Úc và cô con gái út đang du học ở New Zealand. Lâu nay dư luận vẫn thắc mắc quan chức Việt Nam lấy tiền đâu ra để cho con cái đi học ở nước ngoài, thì với 3 hóa đơn chuyển tiền mới bị lộ ra trên mạng, người ta lại ngã ngửa khi thấy ông Thanh chuyển cho người con gái đang học ở NewZealand sơ sơ con số là trên 110.000 USD, khoảng cách giữa 2 lần gửi chỉ có 20 ngày. Và cho con thứ là 25.000 USD.

Chưa vội bàn đến chuyện khác, riêng việc ông Thanh chuyển số ngoại tệ lớn như vậy ra khỏi biên giới thì đã đúng pháp luật hay chưa? Vì công dân theo quy định chỉ được gửi tối đa 5.000 USD cho thân nhân đi học ở nước ngoài, còn nếu chuyển nhiều hơn thì phải có hóa đơn chứng từ chứng minh và chuyển trực tiếp vào tài khoản của nhà trường. Đằng này ông Thanh gửi thẳng vào số tài khoản cá nhân của con gái, thông qua 1 ngân hàng của nước ngoài.

Vì ông là quan chức nên tiền được gửi cách “đặc biệt” hơn, hay đây thực chất là động tác rửa tiền, tẩu tán tài sản núp dưới danh nghĩa trợ cấp thân nhân đi học?

Và ông Thanh lấy số tài sản này từ đâu ra, khi ông chỉ là 1 phó Giám đốc của 1 Sở, và có xuất thân từ nghề giáo viên đi lên?

Các thông tin được đưa ra cho thấy ông Thanh sở hữu nhiều bất động sản trị giá vài chục tỷ đồng và đặc biệt là số lượng lớn cổ phiếu của trường HUTECH. Vậy lí do nào làm cho ông Thanh dù được Sở giao đứng tên trong HĐQT HUTECH để giám sát hoạt động của trường, việc giám sát thì chưa thấy kết quả đâu nhưng đã thấy tên ông trên hàng chục tỷ đồng cổ phiếu của HUTECH?.

Và các bằng chứng lại cho thấy, số cổ phiếu này là của ông Kiều Xuân Hùng (chủ của Trường Đại học HUTECH và Trường Đại học Kinh Tế Tài Chính – UEF) “biếu” ông Thanh và cho cả người thân của ông.

Đến đây thì xin nói thẳng đó là 1 hình thức hối lộ tài sản vô cùng tinh vi.

Bởi vì việc công và việc tư có còn phân minh được không, khi trách nhiệm và lương tâm của người quản lý đã bị tiền bạc che lấp? Và những hoạt động của nhà trường khi xảy ra sai phạm gì thì sẽ xử lí thế nào khi mà người giám sát lại có quyền lợi gắn bó quá chặt chẽ với nhà trường như vậy?

Mà không riêng gì là cổ phiếu, có cả việc ông Kiều Xuân Hùng chuyển hàng chục tỷ đồng cho ông Thanh để mua sang tay đất nền dự án Dương Hồng tại Khu Đô thị mới Nam Thành phố ở xã Bình Hưng, Bình Chánh của Cty Xây Dựng và Kinh doanh nhà Dương Hồng.

Và cũng phải nhắc đến chuyện con trai cả của ông Thanh được nhận vào làm việc tại HUTECH và sau đó được cử đi học tiến sĩ tại Pháp theo đề án 911 của Chính phủ, thế nhưng lạ ở chỗ là anh này vào trường từ giữa năm 2015, nhưng đến tháng 1/2016 đã được đi học, và còn chưa hề giảng dạy bất cứ 1 ngày nào. Vậy thì đây có thể gọi là gì ngoài trắng trợn lấy tài sản nhà nước ra để đưa hối lộ nhằm phục vụ mưu đồ bất chính.

Mọi việc không còn là tin đồn như cách lãnh đạo TP Hồ Chí Minh mới phát biểu thời gian gần đây. Mà nó đã mang đầy đủ dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự khi ông Thanh có hành vi lợi dụng chức trách, nhiệm vụ của mình để nhận hối lộ theo quy định tại Điều 279 BLHS 1999 (Điều 354 Bộ luật hình sự 2015), không những vậy mà còn vi phạm hết sức nghiêm trọng, với nhiều tình tiết cho thấy ông Thanh không chỉ nhận một lần mà là rất nhiều lần, với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Và một khi đã xét tới cá nhân nhận hối lộ, thì phải xét tới việc người đưa hối lộ theo điều 289 BLHS 1999 (Điều 364, BLHS 2015), mà ở đây chủ thể của tội phạm, đó là lãnh đạo của HUTECH, trực tiếp là ông Kiều Xuân Hùng, với việc đưa hối lộ núp dưới nhiều hình thức vô cùng tinh vi, hòng phục vụ mưu đồ của mình.

Không biết liệu rằng có bao nhiêu đơn vị, cá nhân đã phải chu cấp tiền cho ông Thanh để ông này bỏ vào túi tư lợi cho bản thân mình. Với những thông tin chứng cứ đã hết sức rõ ràng, ông Thanh đã vi phạm nghiêm trọng điều lệ Đảng, vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật, vậy thì tư cách nào cho ông còn có thể tại vị, tư cách nào cho ông còn có thể lên tiếng cho rằng lãnh đạo và nhân dân “tin tưởng” ông là trong sạch.

Đề nghị nhà chức trách và cơ quan chức năng vào cuộc, không thể để những con sâu mọt đục khoét này làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thành phố, biến môi trường giáo dục thành chỗ cho những tư lợi cá nhân, thành nơi kinh doanh bằng cấp một cách dơ bẩn như vậy.

http://redvn.info/phai-xu-li-hinh-su-pho-giam-doc-gd-dt-nha…

https://vietfact.com/da-du-yeu-xu-ly-hinh-su-pho-giam-doc-…/

Chỉ trong vòng mấy ngày, khi dư luận còn chưa hết xôn xao vì án kỉ luật “có phần nhẹ nhàng” dành cho ông Phạm Sỹ Quý – Cựu Giám đốc Sở TN-MT Yên Bái,…
VIETFACT.COM
 
 

Cầu tiền tỉ đắp chiếu tại miền núi Thanh Hóa |

 

75 tỉ đâu phải là lá đa !? Giỡn chơi hoài vậy mấy cha !

An ninh     Cầu tiền tỉ đắp chiếu tại miền núi Thanh Hóa Loading… Dự án xây cầu bến Kẹm được khởi công xây dựng vào tháng 3/2011. Nhưng đến nay đã gần 6 năm, công trình 75 tỉ đồng này vẫn chưa hoàn thành và đang bị tạm dừng thi…
CANHBAOVN.COM
 

Mặc cả mức án trước phiên tòa

Ngua O Chu

Chuyện này không lạ đối với nhiều vụ án ở Việt Nam ! 

Càng kêu oan, dù là có chứng cứ rõ ràng, càng có nhiều luật sư tham gia bào chữa thì càng bị tòa gây khó và đè đầu tuyên án cao hơn !!! 
Pháp lật của tà ta là thế đấy !

TTO – “Tôi không biết phải làm thế nào bây giờ, khuyên con kêu oan hay làm đơn xin giảm nhẹ hình phạt để được sớm về như lời khuyên của thẩm phán”.
TUOITRE.VN