Từ buổi con lên đường xa mẹ

 
Từ buổi con lên đường xa mẹ

Bài thơ sau đây được nhặt từ túi áo một chiến binh miền Bắc tử trận tại chiến trường miền Nam những năm 1969.

Trong hồi ký của tử sĩ nầy, người ta còn biết anh là con của bà Trần Thị Phấn ở Hải Dương.

Bài thơ nầy được đăng trên báo chí VNCH thời đó.

 Bài thơ không ghi tên tác giả, được một thường dân miền Nam mến thương cảnh ngộ và ghi lại :

 

Từ buổi con lên đường xa mẹ

“Từ buổi con lên đường xa mẹ
Theo anh em sang Lào rồi dấn bước vào Trung.

Non xanh núi biếc chập chùng
Sớm nắng biển, chiều mưa rừng gian khổ .

Tuổi thanh xuân cuộc đời như hoa nở
Vì hòa bình đâu ngại bước gian nguy .


Mấy tháng trời, ngày nghỉ đêm đi
Giày vẹt gót áo sờn vai thấm lạnh.

Có những chiều Trường Sơn núi rừng cô quạnh
Mẹ hiền ơi con nhợt nhớ quê mình .


Khói lam chiều, giàn mướp lá lên xanh
Con bướm nhỏ mái đình xưa, ôi nhớ quá!

Vào nơi đây tuy đất người xa lạ
Nhưng miền Nam vẫn cùng một quê hương.


Vẫn hàng dừa xanh, vẫn những con đường
Vẫn hương lúa ngọt ngào .

Tiếng tiêu gợi nhớ
Con trâu về chuồng

Ðã qua buổi ban đầu bỡ ngỡ .

Con nhìn ra nào giải phóng gì đâu?

Buổi chợ đông vui, đồng lúa xanh màu
Mái chùa cong buông hồi chuông tín mộ.

Lớp học tưng bừng những đàn trẻ nhỏ
Ðang nhịp nhàng vui hát bản đồng ca.

Và sau vườn luống cải đã vàng hoa
Ðàn bướm nhỏ rủ nhau về hút mật .

Xóm dưới làng trên niềm vui ngây ngất
Sao người ta bắt con phải đốt xóm phá làng.

Phải gài mìn gieo tang tóc thương đau
Ðã nhiều lần tay con run rẩy .
Khi gài mìn để phút sau bỗng thấy
Xác người tung và máu đổ chan hoà .

Máu của ai
Máu của bà con ta
Máu của người như con như mẹ .

Ðêm hôm ấy mắt con tràn lệ
Ác mộng về, con trằn trọc thâu canh.”

THÁNH NICHOLAS – GIÁM MỤC (Khoảng +350)

Ngày 6/12: Thánh Ni-co-la – Giám mục (khoảng +350)

 Ghi nhận lịch sử – phụng vụ

Tất cả các Giáo Hội phương Đông đều mừng lễ thánh Nicholas, giám mục thành Myre (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), vào ngày 6 tháng 12.  Ở Rôma, việc sùng kính ngài đã được chứng thực từ thế kỷ IX, trước khi hài cốt ngài được di dời từ Myre về Paris (miền nam nước Ý), và được đặt trong vương cung thánh đường Thánh Nicholas từ năm1087.  Tại Myre, từ thế kỷ IV, đã có một thánh đường được dựng lên trên mộ của ngài.

Có ít vị thánh được biết đến nhiều trên khắp thế giới như thánh Nicholas.  Ban đầu ngài được tôn kính ở phương Đông, sau đó lòng sùng kính ngài mở rộng sang phương Tây: Ý (Paris), Tây Ban Nha (Montserrat), Normandie, Lorraine (Saint-Nicholas-de Port), Đức, Anh, Nga, các nước Bắc Âu và châu Mỹ.  Ngài là bổn mạng nước Nga và Lorraine.  Ngài cũng được nhận làm bổn mạng của các luật sư, các nhà hàng hải, các tù nhân và trẻ em, đặc biệt trong những nước ở phương Bắc mà mỗi dịp lễ của ngài là một ngày hội cho trẻ em (Ông già Nô-en, Santa Claus, Sinter-Klaes, Saint Nicholas).

Thế nhưng, tuy thánh Nicholas được biết đến nhiều như thế, chúng ta hầu như không biết gì về tiểu sử của ngài, ngoại trừ việc ngài là giám mục thành Myre (nay là Dembrê, trên bờ biển phía nam Thổ Nhĩ Kỳ), vào nửa đầu thế kỷ IV.  Theo truyền thống, có thể ngài đã tham dự Công đồng Nicêa (325), là công đồng đã kết án lạc giáo Arius và tuyên bố Ngôi lời “được sinh ra mà không phải tạo thành, đồng bản tính với Đức Chúa Cha.”  Có lẽ ngài mất khoảng năm 350, thọ ngoài sáu mươi tuổi.

Enzo Lodi

CÔNG AN XÃ VĨNH THANH, KIỂM TRA NHÀ TẠM LÁNH CHO NHỮNG NGƯỜI BẦU VÀ CON NHỎ

Nguồn:   Nguyễn Văn Tịch‘s post.
 
No automatic alt text available.
Image may contain: tree, plant and outdoor
Image may contain: 1 person, sitting and baby
Image may contain: 3 people, people smiling, people sitting
Image may contain: house, tree and outdoor
+5
Nguyễn Văn Tịch added 9 new photos.Follow

 

CÔNG AN XÃ VĨNH THANH HUYỆN NHƠN TRẠCH ĐỒNG NAI 
NỬA ĐÊM (23g30 ngày 01/11/2017) KIỂM TRA NHÀ TẠM LÁNH CHO NHỮNG NGƯỜI BẦU VÀ CON NHỎ

Chúng tôi được anh Dũng có đất và căn nhà tại ấp Ông Kèo, xã Vĩnh Thanh, Nhơn Trạch, Đồng Nai, do ông Quốc (ông ngoại của anh đứng tên), anh giao lại cho chúng tôi làm nhà cho những chị em thai phụ vô gia cư và những người mẹ đơn thân tạm lánh khi họ gặp cảnh khó khăn nhất. Tấm lòng của anh rất tốt lành, chỉ muốn làm gì đó cho sự đau thương của người đời.

Mặc dù tôi có về tận địa phương trình bày vấn đề này và được hứa giúp đỡ, đồng thời tôi làm đúng thủ tục là uỷ quyền cho anh Nguyễn Văn Sâm (sinh năm 1963) lo các thủ tục đúng theo pháp luật.

Vào lúc 13g30 đêm khuya ngày 01/11/2017 anh Nguyễn Thanh Trung (phó công an xã Vĩnh Thanh) và một số ÔNG khác ập vào lập biên bản kiểm tra đột xuất! Kết quả có 8 người mẹ đơn thân và 2 người có thai đang ngủ bị dựng đầu dậy hỏi thăm CMND, có 2 chị em không có giấy CMND vì tôi đang đi mua bảo hiểm y tế cho họ. Nhưng trong đó có 6 babies rất nhỏ mà sao họ lại không ghi vào biên bản 6 em này. Các em nhỏ không biết gì khóc thét lên vì sự lộn xộn của Công An vào tận giường các mẹ và con đang ngủ kiểm tra! (Thật hách dịch, đáng xấu hổ và chẳng có chúc nào thương dân). Các anh không biết rằng chính sự bỏ rơi của cánh đàn ÔNG mà các em trở nên vô gia cư sao?

Điều đáng nói hơn, họ có gọi anh Sâm lên làm việc và bảo sẽ trả lại giấy CMND. Anh Sâm có lên nhưng họ lại bận nên không giải quyết và họ hẹn ngày khác lên trả. Đã 3 lần anh Sâm lên mà vẫn không lấy được giấy CMND. Đến nay sau hơn 1 tháng chúng tôi vẫn chưa nhận được giấy CMND như họ đã hứa. Một số chị em cần việc làm thì lại không có giấy CMND đi làm. Công an xã Vĩnh Thanh đang làm khó các chị em, hay họ bận đi khám đột xuất những địa điểm khác rồi!?

Tôi đang tham gia hội Chữ Thập Đỏ của tỉnh Đồng Nai, và trong giáo phận Xuân Lộc mỗi mình tôi là linh mục tham gia việc này và cũng đang làm phó trưởng Uỷ Ban Đoàn Kết tp Biên Hoà.

Anh Vũ, trưởng ban tôn giáo tỉnh Đồng Nai có vào thăm tôi và lại mời tôi tiếp tục tham gia Uỷ Ban Đoàn Kết Công Giáo, tôi có nói rằng : Vào chẳng được ơn ích gì, tôi chỉ làm việc bác ái cho sự sống và những người phụ nữ cơ nhỡ vậy mà lại vào tận giường để kiểm tra họ, lấy giấy CMND đến giờ vẫn chưa đưa lại, gây biết bao khó khăn và hoang mang cho họ.

Ông Vũ bảo tôi rằng được ưu ái chứ. Anh sẽ có tiếng nói với họ để làm việc tốt Đạo đẹp đời!?

Hôm nay ngày 4/12/2017 sau 1 tháng 3 ngày vẫn chưa làm việc và trả giấy, tôi gọi điện thoại, ông cũng chăngr nghe máy. Đúng như tôi đã nói rằng chẳng được ơn ích gì thì làm cái quái gì, chỉ xong việc của họ là được, còn việc cứu người của tôi mặc tôi xoay sở. Tôi phải xem lại lời mời của ông trưởng ban tôn giáo tỉnh Đồng Nai như thế nào vốn tôi đã chằng muốn tham gia.

Sau 7 năm làm việc âm thầm nhưng rất hài hoà với mọi thành phần tại Hố Nai, và tôi vẫn được cho rằng tôi chung tay với xã hội lo lắng cho những phận người này, các bao chí ngay cả đài truyền hình tỉnh Đồng Nai, VTV 3 cũng làm phóng sự về chương trình Bảo Vệ Sự Sống của tôi.

Nay giáo phận Xuân Lộc đã lập ban Bảo Vệ Sự Sống và đặt tôi làm trưởng ban, tôi xin nghỉ công việc trông coi giáo xứ để đi làm việc cho sự sống và nhân phẩm con người. Tôi được thánh hiến để lo cho công việc này, tôi luôn mong muốn được tồn tại cho sự sống và nhân phẩm con người vậy mà không được tạo điều kiên thực hiện sứ mệnh này.

Nhiều người luôn hỏi tôi rằng “Cha có gặp khó khăn gì không với chính quyền khi làm việc bảo vệ sự sống?” Bây giờ thì khó khăn đến rồi và đây là lần đầu tiên tôi bị làm khó dễ như vậy. Có lẽ tôi sẽ đưa những người mẹ đơn thân cùng con nhỏ của họ và những người bầu đang ở đây lên trên xã Vĩnh Thanh để xã lo cho những người này.

Mong công an xã Vĩnh Thanh cho tôi ý kiến về việc kiểm tra đột xuất và lý do gì lại kiểm tra đột xuất nhà của chúng tôi. Có phải quý vị đang nghi ngờ tôi làm từ thiện không đúng? Vậy xin hãy hỏi lại bên Hội Chữ Thập Đỏ tỉnh Đồng Nai, hỏi lại UBĐK Đồng Nai và hỏi lại xem anh Vũ xem tôi đã làm những gì và tại sao tỉnh Đồng Nai lại cứ muốn tôi tiếp tục làm việc cho UBĐK. Còn nếu không muốn tôi làm, xin cho tôi một văn bản để tôi khỏi phải nhận căn nhà này làm từ thiện cứu người. Nếu được vậy, tôi đâu phải tốn công sức cho việc này nữa. Tôi không muốn nói và muốn cho mọi người cùng tôi suy nghĩ, bình luận việc làm của quý vị và việc làm của ban Bảo Vệ Sự Sống của tôi.
Lm Giuse Nguyễn Văn Tịch 
TB BVSS giáo phận Xuân Lộc

Sự Thăng Trầm Của Tuổi Già – BS. Nguyễn Ý Đức

From:    Kimtrong Lam‘s post.

Image may contain: one or more people, people standing and outdoor

Sự Thăng Trầm Của Tuổi Già – BS. Nguyễn Ý Đức

Á Đông ta có quan niệm “đa thọ, đa nhục”.
Chateaubriand ví tuổi già như con tầu đắm.
Horace than phiền : tuổi già buồn nản đang đến, giã từ những nụ cười vui, những tình yêu nồng nàn và những giấc ngủ an lành.
Còn Hippocrate thì so sánh tuổi đời với bốn mùa mà già là mùa đông băng giá.

Có lẽ là khi về già, con người, giống như mọi sinh vật khác , đều trải qua những thay đổi về cấu tạo, về chức năng, có thể đưa tới đau yếu, bệnh hoạn. Nên người già quan niệm sống lâu mà suy yếu, thiếu thốn, chẳng qua cũng chỉ như cây tầm gửi, là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Rõ thực là ” Khi vui thì muốn sống lâu, Khi buồn lại muốn thác mau cho rồi”!

Nhân dịp xuân sắp về, tuổi thọ sắp tăng thêm một đơn vị, chẳng biết mình nên buồn hay nên vui. Thôi thì để biết người, biết mình, chúng tôi xin cùng quý vị ôn lại vài nét thăng trầm tuổi thọ của con người, lướt qua một phần phong tục tập quán của vài thời đại đã qua.

Phong tục Việt Nam.
Phong tục Việt Nam vốn trọng người già. Ta thường có câu nói:”Triều đình thượng tước, Hương đảng thượng xỉ” có ý nói là ở nơi triều đình thì chức tước cao được ngồi trên, còn tại chốn đình trung hương đảng thì người cao tuổi được coi trọng hơn. Vì được quý trọng nên dân ta đã có nhiều tục lệ tốt đối với người già.

Trong gia đình, Tết đến, con cháu tụ họp trước là để cúng gia tiên, sau là chúc tuổi thọ ông bà cha mẹ.Tăng thêm một tuổi là thêm thọ, một điều mà ai cũng mừng, cũng nhắc nhở chờ đợi: ” Bà lão nằm tính tuổi sắp thêm năm”- Anh Thơ. Trẻ con cũng sốt ruột chờ đợi để được mừng tuổi, bằng tiền mặt phong bao, bằng những lời khen tặng ăn no chóng lớn.

Ngoài xã hội, nhất là nơi thôn ấp, các vị cao niên từ 50 tuổi trở lên thì được xếp vào hạng bô lão, trên cả các hương chức quyền thế tại địa phương. Trong số bô lão, cụ nào cao tuổi hơn cả thì được tôn vinh là các Cụ Thượng, thường là trên 80. Tuổi 40 được mở tiệc tứ tuần đại khánh; 60 tuổi trở lên thì các cụ đã ăn mừng thọ, từ tiểu thọ, trung thọ rồi đại thọ ở tuổi ngoài 80.

Vì quan niệm tuổi thọ là tuổi Trời ban cho, nên các vị cao tuổi đều được kính trọng. Ra đường, gặp người già là mọi người phải cúi đầu chào hỏi cho lễ phép, phải nhường bước, phải nhường chỗ ngồi, phải đứng lên khi bô lão xuất hiện, không được ngắt lời bô lão khi thảo luận. Chương trình giáo dục từ lớp Đồng Ấu đã có những bài học Luân Lý chỉ dạy học trò cung cách đối xử với người lớn tuổi.

Trong làng xã thì có những tục rước lão, tiệc yến lão. Người già mặc quần áo đẹp, con cháu ôm cơi trầu, điếu ống theo hầu, được dân làng mang cờ quạt, võng cáng với trống chiêng tới đón mời lên Đình để hương chức và dân chúng chiêm ngưỡng, chúc tụng rồi dự yến tiệc. Mà yến tiệc thì các cụ chỉ dùng một ít, còn lại lấy phần về chia cho người trong tộc họ, hàng xóm để cùng hưởng lộc nhân dân.

Các cụ Ông cụ Bà đều được rước đón, nhưng tại nhiều địa phương, cụ bà không tham dự vì các cụ vẫn theo lời dậy từ ngàn xưa là đàn bà con gái không dính líu vào việc làng, việc nước. Các bà mẹ Việt Nam bao giờ cũng khéo lo xa.

Ngoài ra các cụ còn được làng xã dành cho một số quyền lợi về công điền, địa thổ, được miễn trừ hết sưu dịch. Quan niệm ” kính già , già để tuổi cho ” rất phổ biến. Vả lại, kính lão đắc thọ, mọi người cũng mong là khi mình đạt tơí tuổi thọ đó sẽ được hưởng những vinh dự tương tự.

Cũng như người Trung Hoa, xã hội ta vẫn coi gia đình là một đơn vị nền tảng với tôn ti trật tự rõ rệt. Chủ gia đình là người cao tuổi nhất, có toàn quyền quyết định về mọi sinh hoạt của thành viên. Con phải tuân theo lời bố, vợ phục tùng chồng, em phải nghe lời anh, và nàng dâu mới về là người chịu nhiều thiệt thòi, hành hạ từ nhà chồng. Nhưng khi đã tới tuổi cao thì uy quyền của bà ta cũng tăng đối với con cháu và có cơ hội hành hạ nàng dâu như bà đã bị đối xử khắt khe khi xưa.

Việc dựng vợ gả chồng hoàn toàn do người cao tuổi sắp đặt: cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Khi bố mẹ thất lộc thì người trai trưởng nắm quyền hành: quyền huynh thế phụ.

Nhờ con cái thấm nhuần tư tưởng ” Công Cha như núi Thái Sơn, Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chẩy ra”, nên người già Việt Nam đều sống với gia đình và được thân nhân chăm sóc, phụng dưỡng cho tơí khi mãn phần. Chỉ khi nào vì quá nghèo lại không có thân nhân thì họ mới phải vào trong các nhà dưỡng lão do chính quyền hay các hội từ thiện tư nhân tài trợ. Việt Nam chưa có hệ thống nhà Điều Dưỡng người già với y tá túc trực (nursing home) như ở các nước Âu Mỹ hay Nhật Bản.

Phong tục Tây phương

Ở phương Tây, số phận và vai trò cuả người cao tuổi được ghi nhận đầy đủ hơn trong các sinh hoạt xã hội, văn hóa…
Vào thuở bán khai con số người cao tuổi không nhiều lắm. Những người trên 65 tuổi chiếm không quá 3% dân số. Tùy từng địa phương, quốc gia, họ được đối xử khác nhau. Nhưng nói chung thì họ được chăm sóc, nuôi dưỡng cho tới khi chết.

Người trẻ dành cho họ một niềm kính trọng và dành cho họ một số biệt đãi như được uống rượu cho tới khi say, vì họ cần rượu để sưởi ấm cơ thể, được ăn những thức ăn hiếm như tim , phổi, gan, tủy sống của súc vật. Tại vài bộ lạc bên Úc, con cháu còn dâng hiến máu của mình cho ông bà cha mẹ để tăng cường sức lực, bằng cách vẩy máu lên người hay uống tươi. Ruộng vườn của họ cũng được người trẻ giúp cầy luống, trồng trọt trước.

Dù vậy, để bảo đảm an toàn về tài chánh, người già cũng kiếm cách gây dựng một số tư hữu bằng cách bán những kinh nghiệm, kiến thức của mình như làm người phân xử tranh chấp, chữa bệnh, cúng tế thần linh.

Nhưng tới khi họ già, bệnh hoạn lại không có tư hữu thì bị bỏ rơi, nhiều khi phải lựa chọn sự tự kết liễu đời mình.
Thuở xưa, dân chúng vài bộ lạc Châu Phi, và Nhật Bản cô lập người già bệnh họan vào những túp lều ở trong rừng, cung cấp thức ăn vừa đủ một thời gian và người già chết lần mòn. Lều và người chết được đốt để linh hồn người đó lên thiên đàng.

Một số người Eskimo già khi không còn khả năng sản xuất, tự có bổn phận đi vào vùng bão tuyết, để rồi tan biến đi. Có người được dự một yến tiệc linh đình, ca hát, nhẩy múa để rồi bất chợt ngã bất tỉnh nhân sự sau một cái đập của một người trẻ được chỉ định trước. Sự đối xử này được người già chấp nhận nên con cháu cũng không băn khoăn, ân hận. Vả lại, mai đây cũng đến lượt mình.

Dân Do Thái xưa cũng tôn trọng người cao tuổi, nhất là trong chế độ tộc trưởng đa thê. Vị tộc trưởng phải nuôi dưỡng cung cấp cho cả một bầy vợ với một đàn con và người phụ việc, nên vai trò của người già này rất quan trọng. Ngay trong Thánh Kinh cũng có điều răn con cái là không được khinh thường cha mẹ già mà phải trân trọng họ. Luật cổ Do Thái cũng nhắc nhở người trẻ phải đứng lên khi người cao tuổi tới và phải tỏ lòng kính trọng khi gặp người cao tuổi.

Nhưng, cũng như mọi sự việc khác trên đời, hung cát, cát hung theo nhau, sự kính trọng đó sói mòn dần, vì hoàn cảnh sinh sống, đòi hỏi kinh tế. Đã có người trẻ đặt vấn đề với người già và yêu cầu họ chuyển nhượng quyền hành. Tranh chấp giữa hai lớp tuổi mỗi ngày một căng thẳng và đời sống người già trở nên khó khăn, khổ sở khiến có người đã nghĩ là chỉ có chết đi mới khỏi nhục.

Người già còn bị cáo buộc là không còn ích lợi gì, trái lại suốt ngày chỉ ngồi nói chuyện tầm phào, gây mâu thuẫn khó chịu. Họ yêu cầu người già giới hạn xuất hiện trước công chúng để mọi người khỏi phải mất công đứng lên ngồi xuống chào hỏi.
Trong các xã hội cổ Hy Lạp, La Mã, người già cũng có số phận thăng trầm tương tự. Theo luật pháp La-Hy thì khi người con không nuôi dưỡng cha mẹ già yếu sẽ bị mất quyền công dân; mà khi hành hạ cha mẹ sẽ bị tù tội.

Sau đó thì vai trò của người già xuống thang đến nỗi đã bị diễu cợt là lão già vừa bất lực nhưng lại dâm đãng. Vào thời Đế quốc La Mã xưa, sinh mạng của người già quá rẻ so với lớp trẻ: khi sát hại một người già trên 65 tuổi thì kẻ sát nhân phải đền mạng có 100 quan vàng, trong khi đó với người 45 tuổi thì phải đền gấp ba lần; giết một nữ nhân còn sung sức lại mang thai thì bị bị phạt 250 quan, mà chẳng may ám hại một lão nữ trên 60 tuổi thì chẳng phải đền đồng nào.

Đến thời kỳ cận đại và các thế kỷ gần đây, vai trò, vóc dáng của người cao tuổi trải qua nhiều tang thương dâu biển hơn .
Với sự kỹ nghệ hóa, dân chúng bỏ thôn quê về thành thị tạo ra tầng lớp công nhân vô sản, chế độ gia đình tộc trưởng tan biến; đơn vị gia đình được thay thế bằng cộng đồng dân chúng; quyền bính nằm trong tay giới trẻ và người già đa số chỉ giữ vai trò tượng trưng, đại diện.

Người già thường được gán cho những hư cấu, những một nửa sự thật có dụng ý kỳ thị, phân chia. Họ được xếp vào một nhóm người nom ai cũng giống ai, suy yếu, kém sức khỏe, không tự lo liệu được, phụ thuộc con cái, không thích nghi với hoàn cảnh, chỉ nghĩ tới quá khứ, sống cô đơn xa lánh mọi người để mỗi ngày một hao mòn. Người già nhiều khi còn bị khai thác, lợi dụng, bỏ rơi không khác gì trong thời tiền sử.

Chính quyền và vấn đề người già

Trong thế kỷ vừa qua, vấn đề người già đã là mối ưu tư lớn của mọi người. Sự gia tăng dân số kèm theo nhiều khó khăn của lớp người này trên thế giới đã được các quốc gia và tổ chức Liên Hiệp Quốc đặc biệt lưu tâm tìm biện pháp giải quyết giúp đỡ. Số người trên 60 tuổi đã mau chóng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số dân cư trên thế giới, mà nhóm người trên 80 tuổi lại tăng lên mau nhất. Điều đáng ngại là sự gia tăng này lại xẩy ra nhiều hơn ở các quốc gia đang mở mang, chưa đủ phương tiện ứng phó.

Hiên nay số người cao tuổi trên toàn thế giới là gần sáu trăm triệu. Tới năm 2020, số này ước lượng có thể sẽ tăng lên một tỷ. Lý do sự gia tăng này gồm có việc giảm số tử vong do các bệnh truyền nhiễm, cải thiện điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng, nhà ở, các phương pháp phòng ngừa bệnh, khám phá ra thuốc kháng sinh. Sự gia tăng tuổi thọ là dấu hiệu của sự tiến bộ cũng như sự hoàn tất sinh học quan trọng trong thế kỷ 20.

Người cao tuổi phải được coi như một nguồn lợi quý giá chứ không phải là gánh nặng cho xã hội, vì họ sẽ còn đóng góp nhiều cho đất nước bằng những kiến thức, kinh nghiệm của họ. Căn cứ trên quan niệm đó, Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi toàn thế giới lưu tâm tới những khó khăn đang ám ảnh người cao tuổi, đồng thời cũng đề nghị nhiều chương trình để bảo đảm sự an toàn về kinh tế, xã hội của khối người quan trọng và cần thiết này, cũng như tạo cơ hội cho họ đóng góp vào sự phát triển của mỗi quốc gia.

Liên Hiệp Quốc đề nghị một số nguyên tắc để giúp đỡ người cao tuổi như: Họ phải có cơ hội được xử dụng dễ dàng về thực phẩm, nước uống, nhà ở, chăm sóc y tế, việc làm và có một đời sống an toàn; họ phải được xử dụng các dịch vụ pháp lý, các phương tiện giáo dục, văn hóa, giải trí để phát triển mọi tiềm lực; phải được sống trong vinh dự, không bị khai thác, lợi dụng và được đối xử bình đẳng.

Ngoài ra, các quốc gia cũng cần tạo môi trường thuận lợi để khích lệ dân chúng dành dụm tiền cho tuổi về già; khuyến khích mọi lứa tuổi tham dự vào các chương trình, cũng như các cơ cấu đầu não có quyền quyết định chính sách chung; tăng cường các biện pháp và cơ chế để bảo đảm là người về hưu không rơi vào tình trạng nghèo khó, vì họ đã có công đóng góp nhiều cho sự phát triển quốc gia khi trước.
Kết luận

Về phần mình, người cao tuổi có lẽ cũng cần hành xử làm sao để sống cuộc đời cuối với nhiều tích cực hơn.
Trong một dịp luận đàm với vị Thượng Bô Lão 86 tuổi ở thành phố Houston, người viết có hỏi thăm cụ là với bí quyết gì mà cụ nom vẫn phong độ cả về thể xác lẫn tâm hồn; lại mỗi ngày vẫn lái xe đưa người này người khác đi công việc, vẫn tham dự các sinh hoạt chung, đôi khi lại còn đi múa đôi mỗi cuối tuần.

Thì cụ trả lời: ” Nào có bí quyết gì đâu. Ông cứ chịu khó về dở lại những trang sách của cuốn Luân Lý Giáo Khoa Thư , in cách đây nửa thế kỷ, đọc hết chương “Bổn phận đối với bổn thân” là có hết. Nào các bài học về biết trọng linh hồn, phải quý thân thể, về vệ sinh cơ thể, gìn giữ sức khỏe, ăn uống điều độ, vận động cơ thể, tới những cách đối xử với nhân quần xã hội để sao cho có tâm thân an lạc. Nếu có thiếu họa chăng chỉ thiếu những chỉ dẫn thực tế về nhu cầu sinh lý, tình dục”
Người viết vâng lời đi tìm đọc cuốn sách. Rồi thắc mắc : chả lẽ ngày xưa thiên hạ không có nhu cầu sinh lý. Hay là các cụ biết cả rồi, nên chẳng cần viết ra.

(1) Phúc, Lộc, Thọ – Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh

BS. Nguyễn Ý Đức

Ngày tàn của chủ nghĩa cộng sản.

Hoang Le Thanh shared his post.
 

Ngày tàn của chủ nghĩa cộng sản.

Ảnh: Chiếc xe tang chủ nghĩa cộng sản !!!

Hình ảnh này do hãng thông tấn uy tín thế giới AP/Rodrigo Abd chụp, đã mô tả đầy đủ bản chất “xã hội chủ nghĩa vinh quang” ở đất nước Cu Ba và “thiên tài” Fidel Castro.

60 năm cai trị Cuba, di sản Fidel để lại chỉ là nỗi khốn cùng, thê thảm.

Tấm ảnh có giá trị như lời cáo buộc một chủ nghĩa không tưởng.

Mới đây, nhân ngày 7/11 năm 2017 đánh dấu tròn 100 năm cuộc Cách mạng tháng Mười Nga do cố lãnh tụ V. Lenin cầm đầu

Tổng thống Nga – Ông Putin – lên án chính quyền cộng sản của Lenin “tàn bạo”.
https://www.voatiengviet.com/a/ong-putin-len-a…/3162085.html

Ông Putin nhấn mạnh: “Đàn áp chính trị là bi kịch cho tất cả nhân dân, cho toàn xã hội, đòn tàn nhẫn với đất nước chúng ta, đến tận gốc rễ, văn hóa, ý thức, khiến chúng ta còn chịu ảnh hưởng cho đến bây giờ”.

Chính phủ cộng sản hãy cố mà ghi nhớ: Ngày tàn tạ của đảng cộng sản như chiếc xe tang chết máy trong tang lễ chở hòm tro thi hài lãnh tụ Fidel Castro.

Bức ảnh do nhà nhiếp ảnh của hảng tin AP chụp. Tuy thời gian ngắn, nhưng nhà nhiếp ảnh đã (may mắn) chụp được khoảnh khắc quan trọng cần thiết.

Tấm ảnh có giá trị như lời cáo buộc một chủ nghĩa không tưởng.

 
Image may contain: one or more people
Image may contain: 5 people, text
Image may contain: one or more people and text
Hoang Le Thanh added 3 new photos — with Hoa Kim Ngo and 11 others.

Chiếc xe tang chủ nghĩa cộng sản !!!

Thành tựu ấn tượng của Cuba dưới thời Fidel Castro.

Báo Dân trí giật cái tít: 
“Những thành tựu ấn tượng của Cuba dưới thời Fidel Castro”.

Bây giờ đã rõ … thành tựu ấn tượng nhất của Cuba dưới thời Fidel Castro chính là chiếc xe tang chở hòm tro thi hài lãnh tụ Fidel Castro bị chết máy!

Cả nước Cuba cũng không thể nào tìm ra được một chiếc xe tốt hơn để kéo hòm tro thi hài Fidel Castro – Cha già dân tộc – cựu Chủ tịch nước Cu Ba!

Trong buổi lể Quốc tang, ở một địa điểm gần Moncada Fort ở vùng Santiago de Cu Ba, những người lính danh dự phải xúm nhau đẩy chiếc xe tang chở hòm tro của vị cựu Chủ tịch nước do xe bị hỏng máy, không chạy được (Photo by AP/Rodrigo Abd).

Hình ảnh này do hãng thông tấn uy tín thế giới AP/Rodrigo Abd chụp, đã mô tả đầy đủ bản chất “xã hội chủ nghĩa vinh quang” ở đất nước Cu Ba và “thiên tài” Fidel Castro.

60 năm cai trị Cuba, di sản Fidel để lại chỉ là nỗi khốn cùng, thê thảm.

Chiếc xe tang Fidel Castro y hệt như chiếc xe Chủ nghĩa Cộng sản Không tưởng, đó là sự dối trá trơ trẽn và triết lý chủ nghĩa cộng sản đã chết từ khi mới hình thành nhưng người cộng sản Cu Ba vẫn cứ cố đẩy cho đến chốn thiên đường hoang tưởng.

Một hình ảnh nói lên ngàn lời sự thật phũ phàng.

http://dantri.com.vn/…/nhung-thanh-tuu-an-tuong-cua-cuba-du…

P/s: Ba người lính danh dự đang đẩy xe, vị trí của họ là họ phải ngồi hết sức trang nghiêm (để tăng phần long trọng) ở hàng ghế danh dự phía sau của xe U-oat.

Khi xe bị hỏng máy bất ngờ, họ phải nhảy xuống đẩy xe (động tác nầy làm mất vẻ tôn nghiêm).

Bản dịch này có ý thiên về trình trạng xe U-oát (xe Liên xô đời cũ) bị hỏng máy đột ngột, đó là sự kiện không mong muốn, nằm ngoài dự kiến của Ban Tổ chức chương trình tang lễ và là trạng thái bất ngờ đối với những người lính đang thi hành nhiệm vụ là lái xe và những người lính trong vị trí danh dự và trang nghiêm.

Vì yếu tố tôn nghiêm của lể tang quốc gia, bản dịch này có ý thiên về trình trạng xe bị hỏng máy đột ngột, (briefly stopped working: xe bị ngưng hoạt động trong một thời gian ngắn khi đang thực thi nhiệm vụ).

Cái điều may mắn cho nhà nhiếp ảnh của hảng tin AP là tuy thời gian ngắn, nhưng nhà nhiếp ảnh đã (hết sức may mắn) chụp được khoảnh khắc quan trọng cần thiết.

Tấm ảnh có giá trị như lời cáo buộc một chủ nghĩa không tưởng.

Nguồn: Fox News World http://www.foxnews.com/…/fidel-castros-ashes-interred-in-pr…

 

Xoá bỏ dần tận giệt lũ tham quan!

Kim Tran shared Nguyễn Đạt‘s post.
 
 
No automatic alt text available.
Nguyễn Đạt to Thích BBC Vietnamese

 

Miền nam ta luôn đi trước đánh đầu 
Đập cho đám BOT quay cuồng tâm thế 
Lũ tham quan cùng bè lợi ích nhóm 
Đã bắt đầu run sợ trước lòng dân 
Để tiếp sức dân ta hãy đoàn kết
Bắc Trung Nam ta chung sức một lòng
Đánh cho BOT bẩn sạch đường hút máu
Cho dân ta tự do đi lại ba miền
Cùng chung sức xây nước non giàu đẹp
Xoá bỏ dần tận giệt lũ tham quan!

Thủ phạm của đại họa BOT Cai Lậy là bộ trưởng giao thông CSVN

 

Thủ phạm của đại họa BOT Cai Lậy là bộ trưởng giao thông CSVN

Bộ Trưởng Giao Thông CSVN Nguyễn Văn Thể. (Hình: TinTM)

TIỀN GIANG, Việt Nam (NV) – Bộ trưởng Giao Thông Vận Tải CSVN, ông Nguyễn Văn Thể, là đầu mối “gợi ý” cho tỉnh Tiền Giang đồng ý đặt trạm thu phí trên quốc lộ 1A, thay vì trên đường tránh, đang gây đại họa cho chế độ vì bị người dân chống đối kịch liệt.

Ngay sau khi ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ thị dừng thu phí tại BOT Cai Lậy, một số báo tại Việt Nam thấy có chỗ dựa, nhảy vào viết một só bài phân tích, đề nghị cách giải quyết cái cục xương gà BOT Cai Lậy đang mắc ngang cổ họng của các ông bà “lợi ích nhóm.”

Người ta không rõ đây là sáng kiến của các tờ báo lề phải hay có một chỉ thị “ở trên” bật đèn xanh cho cả dàn báo chí chính thống khua chiêng gõ trống cho một lối thoát an toàn theo kiểu ông thủ tướng “chính phủ kiến tạo” đã biết nghe theo ý kiến quần chúng.

Báo Tuổi Trẻ cùng một ngày 4 Tháng Mười Hai, 2017, có bài “Tuổi Trẻ đề xuất dời BOT Cai Lậy vào đường tránh!” thì còn có bài viết quy trách nhiệm cho bộ trưởng Giao Thông Vận Tải “Trạm BOT Cai Lậy nhầm chỗ: Bộ Trưởng Nguyễn Văn Thể cần sửa sai!”

Tờ Thanh Niên thì có bài “Phải di dời trạm BOT Cai Lậy” trong khi tờ Pháp Luật thành Hồ viết kiểu hô khẩu hiệu “BOT Cai Lậy: Phải dời ngay!”

Còn tờ VietNamNet có bài với tựa đề “Trạm thu phí BOT Cai Lậy: Dũng cảm nhận sai để sửa sai.”

Đáng để ý nhất, bài viết “Trạm BOT Cai Lậy nhầm chỗ: Bộ Trưởng Nguyễn Văn Thể cần sửa sai!” của tờ Tuổi Trẻ trưng dẫn một số tài liệu, văn bản do ông Bộ Trưởng GTVT Nguyễn Văn Thế khi còn là thứ trưởng Bộ GTVT, từ “gợi ý” cho nhà cầm quyền tỉnh Tiền Giang chấp nhận đặt trạm thu phí trên quốc lộ 1A, rồi sau đó ký quyết định hợp thức hóa vấn đề.

“Năm 2013, ông Nguyễn Văn Thể – khi đó là thứ trưởng Bộ GT-VT – đã gửi văn bản ‘gợi ý’ đặt trạm thu phí BOT Cai Lậy trên quốc lộ 1, tức nằm ngoài tuyến tránh, đề nghị tỉnh Tiền Giang thống nhất để hợp thức hóa thủ tục. Ông cũng là người ký quyết định phê duyệt dự án này. Các tài liệu, hồ sơ dự án cho thấy tỉnh Tiền Giang làm theo trong tình thế đã rồi,” báo Tuổi Trẻ viết.

Đồ họa của báo Tuổi Trẻ đoạn BOT Cai Lậy. (Hình: Ðồ họa của Tuổi Trẻ)

Tờ Tuổi Trẻ viết tiếp rằng: “Theo tài liệu chúng tôi có được, vào ngày 28 Tháng Mười, 2013, ông Nguyễn Văn Thể – thứ trưởng Bộ GT-VT – ký cùng lúc ba công văn hỏa tốc gửi HĐND, UBND và đoàn đại biểu Quốc Hội tỉnh Tiền Giang về việc ‘thống nhất vị trí đặt trạm thu phí hoàn vốn dự án đầu tư xây dựng quốc lộ đoạn tránh qua thị trấn Cai Lậy theo hình thức BOT.’ Tại văn bản này, Bộ GT-VT cho biết đã nghiên cứu một số vị trí và đề nghị thẳng với tỉnh ‘có ý kiến thống nhất vị trí đặt trạm thu phí tại km1999+900 trên quốc lộ 1.’ Vị trí này hoàn toàn nằm ngoài tuyến tránh quốc lộ 1 qua thị trấn (nay là thị xã) Cai Lậy.”

Ngay sau đó “ngày 4 Tháng Mười Một, 2013, HĐND, UBND đã có văn bản phản hồi, thống nhất đặt trạm thu phí tại km1999+900 theo gợi ý của Bộ GT-VT. Hai ngày sau, đoàn đại biểu Quốc Hội tỉnh Tiền Giang cũng có văn bản phản hồi thống nhất. Đến ngày 19 Tháng Mười Hai, 2013, ông Thể ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình quốc lộ 1 đoạn tránh thị trấn Cai Lậy và tăng cường mặt đường đoạn km1987+560 đến km2014, tỉnh Tiền Giang theo hợp đồng BOT.”

Dự án BOT Cai Lậy có trạm thu phí đặt trên quốc lộ 1A, không phải tuyến tránh, là một dự án “chỉ định thầu” giống như tất cả hơn 80 dự án BOT khác trên cả nước.

Cho phép “chỉ định thầu” là một cách để các quan chức Bộ GTVT chọn một nhà thầu là “sân sau” của ai đó, hoặc người nhà của ai đó, thông thường được gọi là “lợi ích nhóm” với những số tiền “lại quả” phải “xứng đáng” với giá trị của dự án.

Riêng dự án BOT Cai Lậy, tìm hiểu thử xem chủ đầu tư dự án này 2 ngàn tỉ đồng là ai thì có thể hình dung ra được phần nào vấn đề.

Theo bản tin VTC ngày 4 Tháng Mười Hai, 2017, “ông chủ” thực sự của BOT Cai Lậy (Tiền Giang) không phải là người sở hữu lượng cổ phần lớn nhất mà có thể là một doanh nhân trẻ sinh năm 1992,” tức là mới 25 tuổi. “Đơn vị sở hữu tới 65% dự án BOT Cai Lậy là công ty CP Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ái. Với tỷ lệ góp vốn lên tới 65%, Bắc Ái được coi là ‘ông chủ’ của trạm thu phí BOT Cai Lậy.”

VTC cho hay: “Ngày 10 Tháng Ba, 2017, công ty CP Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ái đã tiến hành thay đổi chức danh quan trọng nhất của lãnh đạo công ty. Cụ thể, ông Nguyễn Tiến An đã thay ông Lê Tiến Thắng làm chủ tịch Hội Đồng Quản Trị công ty Bắc Ái. Ông Nguyễn Tiến An là một doanh nhân trẻ, sinh ngày 5 Tháng Giêng 1992. Ông An có hộ khẩu thường trú tại Khu 3, xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Sau khi thay đổi nhân sự, ông Nguyễn Tiến An chính thức là chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Bắc Ái tính đến thời điểm hiện tại.”

Nguyễn Tiến An mới 25 tuổi, lại ở tỉnh Vĩnh Phúc, chủ một dự án đầu tư ở tuốt miền Nam, có thật là chủ thật sự hay chỉ là cái bình phong cho ai đó, nhóm lợi ích nào đó? Số tiền hàng trăm tỉ đồng làm sao đương sự có được ở cái tuổi đó?

Mấy ngày trước, người ta thấy ông thủ tướng ra lệnh không để “lợi ích nhóm” chi phối các dự án BOT vẫn được coi là “chủ trương đứng đắn” của nhà nước, nếu có một cuộc điều tra công khai minh bạch và đến nơi đến chốn, sẽ thấy tất cả đều là “đại án” như ý kiến của Luật Sư Trần Quốc Thuận nói trong một cuộc thảo luận bàn tròn của đài BBC. (TN)

Giám đốc Sở Giao Thông ở Sài Gòn: ‘Đường hỏng do không có xe chạy’

Giám đốc Sở Giao Thông ở Sài Gòn: ‘Đường hỏng do không có xe chạy’

Ông Bùi Xuân Cường tại kỳ họp thứ 6 Hội Đồng Nhân Dân ở Sài Gòn sáng 5 Tháng Mười Hai. (Hình: Người Lao Động)

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Lý do theo giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải ở Sài Gòn là đường không có xe chạy, nhựa không nổi lên dẫn đến hư hỏng.

Sáng 5 Tháng Mười Hai, tại kỳ họp thứ 6 Hội Đồng Nhân Dân ở Sài Gòn khóa IX, đại biểu Nguyễn Thị Tố Trâm, trưởng ban Thời Sự báo Người Lao Động, phản ánh hàng loạt công trình giao thông của thành phố vừa cho xe chạy đã xuống cấp trầm trọng, bong tróc…

Bà Trâm dẫn chứng các đường như Trần Văn Giàu, đường dẫn vào cao tốc Sài Gòn-Trung Lương hư hỏng dù thời gian đưa vào sử dụng chưa lâu.

“Đường hỏng là do trình độ thi công của nhà thầu, giám sát lỏng lẻo hay bị ‘rút ruột’ công trình trong quá trình thi công?” báo Thanh Niên dẫn lời chất vấn của bà Trâm.

Theo báo Người Lao Động, trả lời đại biểu, ông Bùi Xuân Cường, giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải, thừa nhận phẩm chất công trình giao thông ở cửa ngõ thành phố kết nối các khu công nghiệp, khu chế xuất, cảng biển “đang có hiện tượng xuống cấp.”

Ông Cường cho biết những đường này mới nhưng được xây dựng trên nền đất yếu. Đường dẫn vào cao tốc Sài Gòn-Trung Lương là dự án do Bộ Giao Thông Vận Tải thực hiện. Do yêu cầu về tiến độ và quan điểm thiết kế nên dự án này chấp nhận thực hiện trên nền đất yếu, nếu sử dụng bị lún thì sẽ sửa chữa.

Nguyên nhân khác được ông Cường đưa ra là, ngay từ đầu những đường này không được thảm nhựa mà chỉ láng nhựa. Khi khai thác, lưu lượng xe tăng cao thì đường lún. Ngoài ra, các công trình thoát nước không đồng bộ gây ngập úng cũng dẫn đến hỏng đường.

Cá biệt, theo ông Cường, những đường không được sử dụng cũng đứng trước nguy cơ hư hỏng cao. Cụ thể như đường Trần Văn Giàu được thiết kế để kết nối với cầu nhưng do giải tỏa mặt bằng chậm nên đoạn đường này không cho xe chạy.

“Đường đã hoàn thành nhưng không có xe chạy, nhựa không nổi lên dẫn đến hư hỏng,” ông Cường nói và cho biết “hiện chưa phát hiện chuyện rút ruột công trình ở các dự án này.”

Theo báo Thanh Niên, liên quan đến tình trạng phẩm chất tuyến đường dẫn lên cao tốc Sài Gòn-Trung Lương, đại diện Khu Quản Lý Giao Thông Đô Thị Số 4 thuộc Sở Giao Thông Vận Tải ở Sài Gòn cho biết sau một thời gian khai thác, đường dẫn này bị lún, nứt… và đã nhiều lần sửa chữa bằng nguồn vốn duy tu bảo dưỡng và các nguồn vốn khác. Tuy nhiên, để sửa chữa toàn tuyến hiệu quả, nguồn vốn có thể lên 200 tỷ đồng đến 300 tỷ đồng (hơn $8.8 triệu đến $13.2 triệu). (Tr.N)

Nguyên nhân xảy ra nhiều vụ tai nạn liên tiếp là do đường QL1A) quá xấu .

 
 
Image may contain: outdoor
Bình Định Quê Tôi

 

Tai; chân dóc Đèo Nhông – huyện Phù Mỹ)
Vào lúc 17h ngày 3/12/2017) một chiếc xe bị lật chưa kịp kéo lên, thì vào lúc sáng hôm nay, ngày 4/12/2017) lại thêm một chiếc nữa lại phải nằm xuống chỗ này!!
Nguyên nhân xảy ra nhiều vụ tai nạn liên tiếp là do đường QL1A) quá xấu .
Nguồn: Nguyễn Thành Tiền.

Chưa nơi nào nhiều trạm thu phí BOT như ở Việt Nam!

Ngua O Chu
Kỷ lục gu nét rồi còn gì ! Hoan hô !!!
(Dân trí) – “Tôi cũng đi khắp nơi trên thế giới, tôi không thấy chỗ nào cũng trạm thu phí BOT như ở Việt Nam. Trạm thu phí của họ cũng rất thấp, chứ không phải nhiều như ở Việt Nam”, Chuyên gia kinh tế, GS.TS Võ Đại Lược quan ngại.
 
DANTRI.COM.VN
 
 

Dư luận viên (Phạm Đình Trọng)

From:   Tony Ton‘s post.
 

Dư luận viên

Phạm Đình Trọng

1. Đàn áp người dân yêu nước biểu tình lên án Tàu Cộng xâm lược cướp biển cướp đảo của ta, chống phá người dân làm lễ tưởng niệm những anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh trong cuộc chiến đấu chống giặc Tàu Cộng xâm lược, nhà nước cộng sản Việt Nam còn tập hợp những người trẻ tuổi ngộ độc ảo thuyết cộng sản, trang bị cho họ chiếc áo đỏ lòm màu máu và lá cờ lênh láng màu máu, đẩy họ ra đối mặt với người dân, gây sự, xung đột với tình cảm yêu nước thương nòi thiêng liêng của người dân, biến họ thành những kẻ vô loài hung hăng điên cuồng khiêu khích, ngăn cản, chống phá cuộc biểu tình, lễ tưởng niệm của lòng yêu nước, chống phá chính giống nòi của họ, bôi bẩn lên trang sử vàng oanh liệt của cha ông mà họ vừa học ở nhà trường.

Nhà nước cộng sản Việt Nam đã nướng nhiều thế hệ trẻ Việt Nam trên ngọn lửa chiến tranh Nam – Bắc điêu tàn, nay lại biến nhiều người trẻ thành những kẻ lạc loài, những đứa con hoang của giống nòi Việt Nam. Biên chế những kẻ lạc loài đó trong tổ chức có tên là Dư Luận Viên, những người cộng sản cầm quyền đã rút ruột tiền thuế nghèo của dân trợ cấp cho những hoạt động gây rối của đám dư luận viên khá đông đúc và hôn mê sâu học thuyết máu đấu tranh giai cấp.

Đội ngũ dư luận viên hôn mê học thuyết máu đấu tranh giai cấp như những kẻ ngáo đá điên cuồng chống phá cuộc xuống đường, chống phá lễ tưởng niệm của lòng yêu nước thì mọi người đều dễ dàng nhận ra và nhiều người còn biết rõ mặt, rõ tên những dư luận viên đầu trò. Những Trần Nhật Quang, Hoàng Nhật Lệ, Đỗ Anh Minh…, toàn những cái tên đẹp như ánh sáng và những gương mặt trẻ ngời ngời như tia nắng ban mai mà tâm hồn bị đầu độc, bị bưng bít trở nên tối tăm như đêm dài nô lệ.

Nhưng còn có những dư luận viên không xuất trận bầy đàn, không xuất hiện ở quảng trường, đường phố, không mang áo máu, cờ máu thì không phải ai cũng nhận ra.

2. Chức bự, quyền to nhưng não bé, nghĩ cạn, lại muốn phô trương quyền uy với thiên hạ, ông cục trưởng cục nghệ thuật biểu diễn của bộ lớn mang tên Văn hóa liền ban lệnh cấm năm nhạc phẩm ra đời ở miền Nam trước năm 1975 đã được người tiền nhiệm của ông cho phép sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội.

Bài hát là sản phẩm của tâm hồn, tình cảm, là sáng tạo nghệ thuật. Sức sống, sức lan tỏa của tác phẩm nghệ thuật chỉ phụ thuộc vào chất lượng nghệ thuật của nó và sự cảm thụ, đồng cảm của công chúng. Câu ca dao về con cò, con vạc, bài dân ca bèo dạt mây trôi chẳng cần quyền uy nào cho phép, chẳng cần quyền lực nào bảo lãnh vẫn sống bền bỉ trong hồn người Việt từ thế hệ này sang thế hệ khác và nó sẽ tồn tại mãi mãi cùng sự tồn tại của dân tộc Việt Nam. Một bạo chúa, một quyền lực độc tài nào muốn giết chết câu ca dao về con cò, con vạc trong tâm hồn người Việt Nam, muốn cấm bài dân ca về những thân phận, những cuộc tình bèo dạt mây trôi cũng không thể giết được, không thể cấm được.

Dùng quyền lực hành chính cho phép sự tồn tại của một bài hát đã là sự vô lối. Càng vô lối hơn khi dùng quyền lực hành chính cấm đoán một sản phẩm của tâm hồn, tình cảm.

Sự vô lối, vô văn hóa của ông cục trưởng ở bộ mang tên Văn hóa gây kinh ngạc và phẫn nộ cho đông đảo người dân. Cả những người không hề biết những bài hát bị cấm giai điệu như thế nào, lời ca ra sao cũng bất bình. Vì hát hay không hát những bài hát đó là lí tưởng thẩm mĩ của họ, là quyền của trái tim họ, quyền của tâm hồn họ chứ không phải quyền của ông cục trưởng, ông bộ trưởng.

Dù vô lối nhưng lệnh cấm năm bài hát của ông cục trưởng là quyền uy của nhà nước cộng sản. Bảo vệ lệnh cấm vô lối của ông cục trưởng là bảo vệ quyền uy nhà nước cộng sản. Cả bộ máy truyền thông nhà nước cộng sản vội vã vào cuộc và những cái tên vẫn thường xuất hiện trên mặt báo lề đảng, những khuôn mặt vẫn thường xuất hiện trên truyền hình nhà nước cộng sản với danh xưng nhà báo, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà lí luận phê bình âm nhạc như nhà báo Nguyễn L, nhà thơ, nhạc sĩ, “nhà lí luận phê bình âm nhạc” Nguyễn T. K. lại có bài trên báo lề đảng, lại có mặt trên truyền hình nhà nước cộng sản.

Trước đây họ xuất hiện trên mặt báo, trên màn hình televisions, mỗi người một giọng tạo thành dàn hợp xướng tụng ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tụng ca cuộc chiến tranh Nam – Bắc điêu tàn, tụng ca con người mang lí tưởng cộng sản và tụng ca thành tựu rực rỡ của nền văn hóa nghệ thuật xã hội chủ nghĩa. Nay họ đồng loạt ỉ ôi phê phán, gay gắt lên án năm bài hát vừa bị cấm.

Không mặc áo máu, không mang cờ máu nhưng những người như nhà báo Nguyễn L, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà “lí luận phê bình âm nhạc” Nguyễn T. K. chính là những dư luận viên của nhà nước cộng sản ở lãnh địa văn hóa tư tưởng.

3. Mấy hôm nay người dân quan tâm đến đời sống văn hóa đất nước lại xôn xao bất bình về một sự việc do một cụ già 83 tuổi có khuôn mặt rất lão nông gây ra. Khuôn mặt lão nông vốn xuất thân trong gia đình có người tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Cuối cuộc kháng chiến chống Pháp là thời trai trẻ của khuôn mặt lão nông hôm nay. Tuổi trẻ đó được tổ chức đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chín năm đưa sang nước Tàu cộng sản học tiếng Tàu, học văn hóa Tàu.

Cùng với việc viện trợ súng đạn cho những người cộng sản Việt Nam đánh Pháp ở Điện Biên Phủ, viện trợ cho hiện tại, nước Tàu Cộng sản còn viện trợ cả văn hóa Tàu Cộng, cả chữ nghĩa Tàu Cộng cho con em những người cầm súng Tàu Cộng chiến đấu chống Pháp nữa, viện trợ cả cho tương lai. Ngày nay với học hàm phó giáo sư, với vốn liếng chữ nghĩa có được trên chặng đường ngàn dặm xa nước đi nhận viện trợ văn hóa, cụ phó giáo sư 83 tuổi đề xuất việc “cải tiến” chữ viết đương đại của người Việt. Làm cho chữ Việt “cải tiến” xa lạ với chính người Việt. Làm cho thế hệ người Việt của tương lai học thứ chữ Việt “cải tiến” phải đoạn tuyệt với chữ viết của thế hệ cha anh, đoạn tuyệt với kho tàng văn hóa đồ sộ của của chữ Việt truyền thống để lại. Làm cho ngữ âm của thứ chữ viết “cải tiến” đơn điệu, thô thiển và xa lạ với ngữ âm tiếng Việt vốn vô cùng phong phú, uyển chuyển, tinh tế và có sức bao dung chấp nhận, nâng niu ngữ âm của mọi miền đất nước. Ngữ âm của thứ chữ Việt “cải tiến” xa lạ với ngữ âm tiếng Việt nhưng lại khá gần gũi, đồng điệu với ngữ âm tiếng Tàu!

Bài dân ca Bèo Dạt Mây Trôi không phải chỉ là khúc cảm thán của con người về thiên nhiên, về cuộc đời trôi nổi vô định. Bèo Dạt Mây Trôi là nỗi niềm, là thân phận những thảo dân vô danh nhỏ bé, mỏng manh trước thiên tai, giặc giã, trước bạo quyền hà khắc, trước biến thiên lịch sử. Bèo Dạt Mây Trôi tuy buồn man mác nhưng có sức sống mãnh liệt vì đó là hồn dân dã Việt Nam. Không thể vì nỗi buồn man mác đó mà phải cải biên, cải tiến, cải tổ, cải táng để bài dân ca Bèo Dạt Mây Trôi cũng có giai điệu hùng tráng như bài Quốc Tế Ca vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian.

Chữ Việt truyền thống tồn tại mấy trăm năm đã mang hồn vía của người Việt, là tài sản của mọi người Việt. Đó là tài sản của những nhà khoa học ở những tháp ngà chữ nghĩa. Nhưng đó cũng là tài sản của bác xe ôm ngồi chờ khách trong nắng bụi vỉa hè mở tờ báo ra đọc. Không thể vì chi tiết nhỏ chưa thật toàn bích, chưa thật hoàn thiện của chữ Việt mà đè ngửa nó ra giải phẫu thẩm mĩ, cắt bỏ chỗ nọ, thêm thắt chỗ kia, biến chữ Việt truyền thống đã mang hồn vía người Việt thành thứ chữ Việt dao kéo, lai căng, đầu Ngô, mình Sở, vô hồn.

Chữ viết đã mang hồn của người Việt bị “cải tiến” thành thứ chữ Việt vô hồn làm sao những người mang hồn Việt có thể thờ ơ, bình thản im lặng. Những đợt sóng lừng của sự bất bình ào ạt dâng lên chặn đứng bàn tay cầm dao bầu chọc tiết heo lăm le muốn giải phẫu thẩm mĩ chữ Việt, biến chữ Việt thấm đẫm hồn Việt thành thứ chữ Việt chết khô, vô hồn.

4. Nhưng cần bình tĩnh để nhận ra người đề xuất “cải tiến” chữ Việt có phải chỉ là một kẻ đốt đền hay là một người lính lĩnh ấn tiên phong đi mở một mũi xung kích mới đánh vào tâm linh, hồn cốt người Việt, đánh vào đời sống văn hóa tinh thần đất Việt, sau lần nổ phát súng thăm dò: Đưa chương trình giáo dục chữ Tàu và văn hóa Tàu vào bậc tiểu học.

Trước sự bất bình, phẫn nộ của người dân về ý đồ giết chết hồn Việt Nam trong chữ viết của người Việt Nam, kênh truyền hình chính thống của nhà nước cộng sản Việt Nam liền mau mắn cho xuất trận một dư luận viên quen thuộc có học vị tiến sĩ văn chương ra chống trả làn sóng phẫn nộ, bảo vệ người lĩnh ấn tiên phong đi mở mũi xung kích mới đánh vào một mảng hồn Việt.

Dư luận viên quen thuộc vì dù là nữ dư luận viên mà cả thanh và sắc đều là dấu trừ, lại đã luống tuổi, là tiến sĩ văn chương, tiến sĩ của văn hay chữ tốt mà nói năng cũng thiếu vắng ý đẹp lời hay nhưng lại xuất hiện khá thường xuyên trên kênh văn hóa nghệ thuật truyền hình nhà nước.

Nữ chiến binh dư luận viên này thường bắn thẳng những loạt đạn ngôn từ chát chúa như người lính trên chốt tiền tiêu quất những loạt AK quyết liệt. Mới cách đây chưa lâu, với giọng khàn khàn, rè rè, nữ chiến binh dư luận viên luống tuổi này đã quất loạt đạn ngôn từ thẳng căng vào những facebooker khi bà cay nghiệt và hồ đồ kết tội: Năm mươi phần trăm facebooker là những kẻ vô công rồi nghề!

Vì sao bà tiến sĩ dư luận viên lại hằn học nã đạn ngôn từ vào facebooker như vậy? Trước đây công việc cứu trợ những thân phận hẩm hiu, thiệt thòi đều do các tổ chức nhà nước đảm nhiệm. Dân ta vốn giàu lòng yêu nước thương nòi. Trong những tai họa của đất nước, người dân mở lòng đổ của ra cứu trợ rất lớn. Nhưng chiến dịch cứu trợ chỉ rầm rộ, ồn ào, thừa thãi ngôn từ về sự đùm bọc chia sẻ trên hệ thống truyền thông nhà nước. Còn của cải vất chất của những tấm lòng từ thiện đến với những người khổ hạnh là một ẩn số không thể nào biết được. Đồng tiền xóa đói giảm nghèo từ ngân sách quốc gia, có sự giám sát của cả bộ máy nhà nước còn đổ thẳng vào nhà quan tham. Đồng tiền cứu trợ của dân đi theo con đường nhà nước làm sao thoát được những quan tham đó. Những tấm lòng trắc ẩn trong dân đành phải trực tiếp tự đứng ra làm từ thiện.

Một tiến sĩ truyền thông hết năm này sang năm khác lặng lẽ, bền bỉ mang quần áo, sách bút, gạo tiền đến những bản làng xơ xác trên núi cao heo hút để những đứa trẻ quần áo tả tơi phong phanh trong gió rét, bữa cơm hàng ngày chỉ có lỏng chỏng vài hạt ngô chưa ăn đã hết từ nay có được manh áo ấm và có được bữa “cơm có thịt”. Tin tưởng ở những nhân cách, những con người cụ thể, người dân đã hồ hởi giao cho một nhà báo trẻ hàng chục ngàn tỉ đồng để anh trực tiếp mang đồng tiền thơm thảo tình người đó đến trao tận tay người dân vùng bão lũ miền Trung.

Nhưng việc làm từ thiện cao cả, kịp thời, hiệu quả và vô tư đó đã bị một chương trình truyền hình 60 phút của đài truyền hình nhà nước cộng sản cật vấn, nghi ngờ, dè bỉu “làm từ thiện với động cơ gì”. Trả lời sự cật vấn, dè bỉu xấc xược đó, facebookers đã lên tiếng. Lập tức, nữ chiến binh dư luận viên thiện chiến, có ý chí chiến đấu cao liền được kênh truyền hình kia đưa ra nghênh chiến và nữ chiến binh dư luận viên đã nghiến răng xả băng đạn ngôn từ vào facebooker: hạng vô công rồi nghề!

Lần này nữ chiến binh dư luận viên lạnh lùng ngạo mạn: Việc cải tiếng chữ viết là việc của các nhà khoa học, không phải việc của đám quần chúng không biết gì!

5. Đài truyền hình nhà nước cộng sản Việt Nam mau mắn đưa dư luận viên gạo cội ra bênh vực người đề xuất “cải tiến” chữ Việt đã xác nhận rằng ý đồ “cải tiến” chữ Việt nhằm làm cho chữ Việt xa lạ với người Việt, xa lạ với cội nguồn văn hóa Việt Nam không phải chỉ là ý đồ riêng của cụ phó giáo sư 83 tuổi.

Điểm mặt vài dư luận viên để xót xa nhận ra rằng với nhà nước cộng sản Việt Nam, tiến sĩ, nhà báo, nhà thơ, nhạc sĩ cũng chỉ là những dư luận viên, công cụ tuyên truyền, công cụ đàn áp dân của nhà nước cộng sản. Nhà nước như vậy không thể có những trí thức, những nghệ sĩ đích thực, chân chính.