Tham luận Về Cái Tật Nói Láo Của Đảng Cộng Sản Việt Nam: Nói Láo Từ Trong Bụng Mẹ – Ts. Phan Văn Song….

Nguồn:    Van Pham
Tham luận Về Cái Tật Nói Láo Của Đảng Cộng Sản Việt Nam: Nói Láo Từ Trong Bụng Mẹ – Ts. Phan Văn Song….

Mấy ngày qua nghe anh em bạn bè trong nước bàn tới bàn lui về những tin tức láo của Nhà cầm quyền Cộng sản Hà nội, chúng tôi bổng nhớ lại trước đây chúng tôi đã phản ứng một debate giữa hai người về một nhận định về cái tật cố hữu của Đảng Cầm quyền nước ta.

Nay xin gởi lại quý độc giả gọi là góp phần cái nhìn của chúng tôi vào việc ấy.

Nhơn tình cờ đọc tờ Việt Today Vancouver số 21, tuần lễ từ 8 đến 14 tháng 8 năm 2007, tôi chú ý đọc bài viết của ông Nguyễn Anh Minh chất vấn ông Nguyễn Văn Trần về một câu trong một bài viết của ông ấy: “Việt Cộng nói dối từ trong bụng mẹ”.

Câu nói nầy rất dao to búa lớn, để cắt nghĩa cái tại sao của một chế độ mà “ Nói láo” được đặt lên hàng quốc sách của Đảng Cộng sản đang cầm quyền ở Việt Nam.

Khi ông Lê Duẩn lúc bấy giờ là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, người đứng đầu cả nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, quyền năng chức vụ to hơn cả một ông vua, phán một câu xanh dờn là “Nhân Dân Việt Nam là Anh hùng, là Đỉnh cao trí tuệ loài người”. Khi nói câu đó, ông có nói sự thật không ?

– Anh hùng cái gì, cả nước đi đánh giặc mướn (mercenaires – soldiers of fortune) cho phe Cộng sản Chủ nghĩa Nga Tàu để Cộng sản hóa thế giới.

– Đỉnh cao trí tuệ cái gì mà không biết dùng cơ giới, máy cày không chế tạo được phải dùng sức người, sức súc vật. Và “Ruộng cao ta tát gàu dai, ruộng thấp ta tát gàu sòng.”.

– Văn hóa cái gì mà thế kỷ thứ 21 vẫn em bé cỡi trâu, chồng cầm cày, vợ kéo cày. Cả chế độ được huấn luyện tuyên truyền trên sự “Nói láo”. “Nói láo” để cường điệu, “nói láo” để mỵ dân, lúc nào cũng phấn đấu, lúc nào cũng chỉ tiêu, lúc nào cũng sửa sai, trong khi dân đói dài dài thì Đảng ta cứ bỏ tiền liên hoan, Đại hội, họp hành, học tập. Nói láo biến thành quốc sách, nói láo mãi thành bẩm sanh, bẩm tánh, nói láo luôn với cả mình nữa. Nếu không được huấn luyện từ trong bụng mẹ thì làm sao có đời sống đàng hoàng được. Phải con của đảng viên, mẹ Đảng nhé, Cha Đảng nhé, dối tượng Đoàn nhé, Đoàn viên, rồi Đảng viên. Có phải nói dối từ trong bụng mẹ không ? Cá nhơn ông Lê Đức Anh, lý lịch thế nào, nhờ nói dối lên chức thế nào. Có phải nhờ nói láo không ?

“ Nói láo từ trong bụng mẹ”, phải, đúng vậy, khi mẹ có đứa con trong bào thai, phải tập suy nghĩ nói láo rồi để con sanh ra trong “bầu không khí nói láo”. Vì chỉ có nói láo mới có thể sống được, sanh tồn được. Ông Nguyễn Anh Minh cũng nói rằng vì ông không phải thành phần nói láo nên ông không được học lên cắp Đại học, và vì vậy, ngày nay ông mới là người tỵ nạn ở Canada.

Ông Nguyễn Anh Minh đang tỵ “ nạn ”tại Canada . Vậy thì nạn của ông là nạn gì ? Có phải là nạn “ nói láo ” không ? Ông đã đi trốn cái nạn nói láo để ngày nay ông làm người nói thật.

Lạ nhỉ? Khi ông so sánh hai anh em ông Phan Huy Quát. Ông Quát vào Nam, thành người miền Nam, hưởng không khí nói thật của người miền Nam, đứng đắn, đàng hoàng nên được trọng dụng, làm đến chức Thủ Tướng mà không cần phải vào Đảng cầm quyền. (Ông Phan Huy Quát đã bị đi cải tạo – ông là người nói thật không cải tạo thành người nói láo được nên phải chết).

Ông em ông Phan Huy Quát ở miền Bắc thành công to trong chế độ mà ông Nguyễn Anh Minh đã chứng minh rằng “vì không biết nói láo nên không học được đến bằng đại học ”. Thế mà ông Phan Huy Lê thành công, chắc chắn ông Phan Huy Lê nói láo hay lắm. Chế độ nói láo !. Chế độ nói ngọng !. Tôi được ông bạn cựu cán bộ to của Hà nội, biểu diển cho tôi xem một tấn tuồng: trước mặt người khác thì ông cứ nói ngọng l thành n, và ngược lại. Nhưng sau khi quen thân với tôi thì ông không nói ngọng nữa và thú thiệt với tôi rằng anh là dân Hà nội chánh hiệu con nai. Nhưng ông bảo “ tao phải nói ngọng vì nói ngọng là vấn đề giai cấp”. Lúc ấy là thời gian vừa sau tháng tư 1975, thời gian của cái thuở xa xưa, chưa có tỵ nạn chánh trị, chưa có vượt biển, vượt biên gì cả, chưa có thuyền nhơn, cũng chẳng có HO, chì có “ nói láo” và “ thành thật khai báo ” thôi. Nhưng các bạn cũng biết “thành thật khai báo” là bỏ mạng Sa trường, là “mút mùa Lệ Thủy”.

Ngày nay, đã có những người tỵ nạn chánh trị, nghĩa là từ bỏ một chế độ “nói láo ”để được ra ngoài này ở với Tây, đi tìm cái gọi là tự do, nhưng vẫn cứ thắc mắc về cái tự do. Vậy thì Tự Do là gì ? Hồ Chí Minh vẫn nói “Không gì quý hơn Độc lập và TỰ DO”, và Hồ Chí Minh cùng đàn em đệ tử đã “giải phóng ” ( lại láo nữa – xâm chiếm mới đúng nghĩa) đất nước Việt Nam “ đem lại tự do” cơ mà !.

Thế sao Ông Nguyễn Anh Minh phải Dzọt ? Vậy phải chăng cái Tự do của HCM là “Tự do láo” rồi?

Nói láo phải từ trong bụng mẹ ra. Đó là phương cách duy nhứt để sống còn ở Việt Nam.

Không thì, cũng như Ông Nguyễn Anh Minh, Ông Nguyễn Văn Trần, cũng như cá nhơn chúng tôi, và gần 3 triệu đồng bào Việt Nam đâu phải nhảy xuống thuyền một ngày đẹp trời, hay một đêm tối trời? Cứ trong số bốn người đi, có một người chết, để đi tìm “ cái quyền ” từ nay “nói thiệt ” và cái quyền “ các bà mẹ không phải suy nghĩ láo trong lúc mang thai để “ luyện cho con mình thành người nói dối như thiệt vậy ”!

Câu viết của ông Nguyễn Văn Trần có một tác dụng lớn là đã làm sáng sủa cái câu hỏi lẫn quẫn “tại sao Hà nội phải nói dối với dân chúng mình mãi ?” Nói thật với dân, quản lý dân trong một tinh thần trong sáng có phải dân chủ hơn không? Nhưng không được. Vì nói láo là một bản chất bẩm sanh của người cầm quyền Cộng sản.

Ông Nguyễn Văn Trần viết “ Việt Cộng nói láo tư trong bụng mẹ.” Ông Nguyễn Anh Minh việc gì phải thắc mắc. Ông Nguyễn Anh Minh đâu có phải Việt Cộng. Ông Nguyễn Anh Minh là người tỵ nạn Chánh trị “nói láo” cơ mà!
***************

TỔ CHA THẰNG VIỆN NÓI LÁO… LÁO TỪ BỤNG ME….

Giám đốc Sở Giao thông Hà Nội: Người dân ủng hộ tăng giá trông giữ xe

Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, cho biết đã lấy ý kiến người dân về phương án tăng giá trông giữ ôtô, xe máy và đa số ủng hộ.
BAOMOI.COM
 
 
 

Haha

 

Like

 

Love

 

Haha

 

Wow

 

Sad

 

Angry
 

Comment

 

NHÌN THẤY TẬN MẮT VÀ ĐAU ĐỚN???!!!

From:    Thuong Phan shared Hiệp Khách Hành‘s post 
 
Image may contain: one or more people, people standing, people walking and outdoor
+11
Hiệp Khách Hành added 11 photos and 4 videos — with Hoa Kim Ngo and 42 others.

 

NHÌN THẤY TẬN MẮT VÀ ĐAU ĐỚN???!!!

KHI LỰC LƯỢNG QUAN SAI NHA CỦA HÀ THÀNH. NGĂN CHẶN KHỐNG CHẾ ĐƯỢC DÂN OAN LÊN XE BUS. 

Các Quan Sai Nha Cùng Nhau Vui Vẻ… Cười Chiến Thắng Trên Nỗi Đau Của Dân Oan 3 Miền…

Chiều nay 7-12-2017 Gần 30 chục Dân oan các tỉnh Đồng Nai, Bình Định, Hà Nội, Bạc Liêu. Đến kêu oan, kêu cứu trước các phủ quan:
1- phủ chủ tịch nước- Trần Đại Quang.
2- Trụ sở TW đảng csvn- Nguyễn Phú Trọng.
3- phủ thủ tướng-Nguyễn Xuân Phúc.

Dân oan yêu cầu: Trung ương giải quyết KN-TC việc đất đai bị quan tham nhũng địa phương CƯỚP SẠCH BANH. Dân oan không còn con đường sống…

Đang kêu cứu, kêu oan trước cổng phủ thủ tướng CP. Dân oan bị lực lượng an ninh, công an, dân phòng ngăn chặn, khống chế lên xe xong. Các Quan Sai Nha đứng dưới cùng vui vẻ mỉm cười sung sướng trên nỗi đau của người dân oan thấp cổ, bé họng…
(Hà Nội 7-12-2017).

BOT CAI LẬY – ĐỪNG VỘI NHÌN VÀO TIỀN.

From:    Thuong Phan and Son Dang shared Nguyễn Tuấn Anh‘s post.

 
 
-0:38
 

 

 
1 

 

BOT CAI LẬY – ĐỪNG VỘI NHÌN VÀO TIỀN.

Ai đã từng đá bóng chắc chắn biết chơi đá banh ma. BOT Cai Lậy hiện tại đang diễn ra đúng như vậy. Quả bóng BOT được đá từ Bộ GTVT qua tỉnh Tiền Giang, các cơ quan thanh tra, lên văn phòng Chính phủ rồi lại được đá về bộ chủ quản. Người dân là kẻ đuổi theo, uất ức, hoang mang và kiệt quệ.

Các giải pháp giảm nhiệt cho Cai Lậy được bộ GTVT đưa ra mấy ngày nay không có giải pháp nào hợp lý. Cũng phải thôi, họ chưa bao giờ nghĩ cho dân. Họ luôn coi dân là kẻ phải chạy theo quả bóng ấy.

Trở lại BOT Cai Lậy, có một phương án hiệu quả hơn là làm 14km tuyến tránh sẽ không phải đi tới 17km trên QL1 qua TX Cai Lậy. Vừa gần hơn 3km lại vừa đỡ bị kẹt xe. Nếu phương án này được triển khai, chắc chắn sẽ có nhiều tài xế chọn để đi và Cai Lậy đã không trở thành điểm nóng như hôm nay. (xem clip)

Thay vào đó, họ lại chọn phương án ít hiệu quả hơn. Phương án hiện tại là 12km tuyến tránh và 10km đi qua Cai Lậy. Chính vì đường tránh xa hơn 2km, thêm vào đó là sự bất hợp lý của trạm thu phí nên các tài xế đã nhất quyết không chọn con đường này.

Không phải chủ đầu tư không nhìn ra nhưng dường như họ đã cố tình làm như vậy. Tuyến đường tránh họ đã làm là tuyến đường có chi phí thấp nhất bởi họ đã bớt được cả về chiều dài (2km) lẫn chiều rộng. Dự án ban đầu đường tránh có 4 làn xe. Vậy mà thực tế hiện tại chỉ còn 2 làn. Rất khó hiểu.

Như vậy, cả phần thảm nhựa mặt đường quốc lộ 1(380 tỷ) lẫn phần đường tránh xây mới (1.100 tỷ) chỉ làm để cho có. Không được tính toán kỹ lưỡng về mặt kỹ thuật và công năng sử dụng. 1.500 tỷ của dân đổ xuống, coi như chẳng hiệu quả được bao nhiêu.

Vậy mà rất nhiều đơn vị thanh, kiểm tra vẫn một mực khẳng định BOT Cai Lậy không có gì sai phạm. Cũng chẳng hiểu họ đã kiểm tra điều gì trong mấy tháng qua nhưng một sai phạm căn bản ngay từ khâu khảo sát, thiết kế họ lại chẳng hay. Có lẽ, họ chỉ kiểm tiền xem thu được nhiều ít còn dự án thiết kế đúng sai, họ mặc kệ không cần quan tâm. Nếu điều này diễn ra ở các nước phát triển, chủ đầu tư, đơn vị thiết kế và các bộ ngành có liên quan sẽ phải đối mặt với cơ quan điều tra và toà án.

Chủ đầu tư dự án Cai Lậy và bộ trưởng bộ GTVT Nguyễn Văn Thể – người đã ký duyệt cho dự án này nên trả lời rõ ràng tại sao lại có một phương án cẩu thả, lãng phí tiền của người dân khủng khiếp đến như vậy. Với lưu lượng xe lớn nhất cả nước trên con đường độc đạo qua Cai Lậy này, rút ngắn được 3km mỗi lượt với hàng trăm triệu lượt xe/năm là tiết kiệm cho người dân biết bao nhiêu xăng dầu, công sức và tiền bạc. Nếu bộ GTVT trả lời thuyết phục về mặt kỹ thuật, lúc ấy, tính tới các giải pháp tài chính để cứu dự án cũng vẫn là chưa muộn.

Dân có lợi thì doanh nghiệp mới tồn tại. Làm ăn kiểu gian manh, chi thì ít nhưng thu lại muốn cao. Có kết quả không mấy tốt đẹp ngày hôm nay, âu cũng là do tham lam mà ra cả.

  •  
     
     

Dân bức xúc về BOT đã lâu, Đại biểu Quốc hội đã làm gì?

From:  Trần Bang
 

Dân bức xúc về BOT đã lâu, Đại biểu Quốc hội đã làm gì?

Trao đổi với BBC Tiếng Việt hôm 06/12/2017 về câu chuyện liên quan tới các dự án BOT đang gây ra tranh luận và bức xúc trong công luận, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Luật pháp và Phát triển (PLD) từ Hà Nội nói:

“Về vai trò giám sát của Quốc hội hay các đoàn đại biểu của Quốc hội ở các tỉnh, một lôgíc thông thường thôi là Quốc hội thực hiện các giám sát và giám sát chuyên đề rất nhiều năm nay, nhưng có một tình trạng, nếu chúng ta đọc các báo cáo giám sát, thì chúng ta thấy những kết luận trong báo cáo giám sát rất là chung chung, rất né tránh, sợ đụng chạm.”

Và ông Hoàng Ngọc Giao đưa ra giải thích:
“Điều đó rất dễ hiểu vì mấy lý do. Lý do thứ nhất, Đại biểu Quốc hội không phải là đại biểu chuyên trách; tính chuyên môn, tính chuyên gia của Đại biểu Quốc hội trong các lĩnh vực cụ thể cũng không có.

“Thứ ba, bản thân rất nhiều Đại biểu Quốc hội hiện nay là ở một vị thế xin phép dùng từ là ‘vừa đá bóng, vừa thổi còi’, tức là anh vừa làm bên hành pháp, vừa làm bên ủy ban và đồng thời anh lại nằm trong đoàn đại biểu Quốc hội.

“Do đó cho nên tiếng nói của các vị đại biểu vừa làm bên hành pháp, vừa làm bên Quốc hội, rất khoát là nó yếu ớt, nếu như không nói là ngại va chạm, sợ đụng độ và do đó chất lượng giám sát của Quốc hội chưa đáp ứng được yêu cầu.

“Như vậy, dù có nhiều đoàn giám sát chăng nữa, thì nhiều hiện tượng bất cập về kinh tế, xã hội cho đến nay không được phát hiện kịp thời, mà nếu có phát hiện kịp thời thì những kết luận giám sát đó cũng chưa có tác dụng gì nhiều trong việc giải quyết những bất cập về kinh tế, xã hội phát sinh trong xã hội chúng ta [Việt Nam],” PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao nói với BBC hôm thứ Tư.

Image may contain: 1 person

Tài xế lại dùng tiền lẻ trả phí ở BOT Biên Hòa

Tài xế lại dùng tiền lẻ trả phí ở BOT Biên Hòa

RFA
2017-12-07
 
Các tài xế trả tiền xu khi qua BOT Biên Hoà

Các tài xế trả tiền xu khi qua BOT Biên Hoà

 Courtesy vietnammoi.vn
 

Tại trạm thu phí BOT Biên Hoà vào sáng ngày 7 tháng 12 xảy ra tình trạng các tài xế tiếp tục dùng tiền lẻ mệnh giá 200 đồng và 500 đồng để trả 40.100 đồng phí qua trạm. Tuy nhiên tình trạng ùn tắt giao thông đã không xảy ra và trạm này không phải xả trạm như BOT Cai Lậy.

Lý do được báo chí cho biết là nhân viên BOT Biên Hoà đã chuẩn bị sẵn tiền 100 đồng để thối lại.

Đây là dự án BOT tuyến tránh Biên Hoà còn gọi là đường Võ Nguyên Giáp và nâng cấp cải tạo quốc lộ 1. Nhưng trạm thu phí lại đặt ở quốc lộ 1A.  Vào tháng 9 và tháng 10 năm nay, các tài xế đã từng dùng tiền lẻ để mua vé qua trạm để phản đối BOT đặt sai vị trí,  khiến cho giao thông bị ùn tắc trên quốc lộ 1.

Một sự việc khác liên quan đến điểm nóng BOT Cai Lậy vừa qua là việc người phụ nữ mang nước với khăn lạnh để tiếp sức cho các tài xế và người dân trong 4 ngày căng thẳng tại trạm thu phí này nhận giấy mời làm việc với Công an huyện Cai Lậy vào chiều 7 tháng 12.

Đó là bà Nguyễn Thị Mỹ Tỉnh, 49 tuổi, ngụ tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, chủ quán có tên Bà Tám BOT Cai Lậy. Quán của bà Mỹ Tỉnh là nơi các tài xế ghé uống nước, nghỉ ngơi trong thời điểm BOT Cai Lậy phải xả – đóng trạm nhiều lần do mọi người phản đối trạm này đặt sai vị trí.

Trong lần trả lời RFA, bà Mỹ Tỉnh có nói rằng bà và người dân xung quanh trạm ủng hộ các tài xế yêu cầu di dời BOT về đúng tuyến tránh để tránh tình trạng ùn tắt giao thông. Theo bà, đường này là đường huyết mạch của ông cha ta từ xưa để lại. BOT Cai Lậy chỉ mượn mặt bằng rồi tráng nhựa lên để thu gom tiền. Những người không qua tuyến đường tránh vẫn phải trả phí.

Khi chúng tôi liên lạc với  bà Mỹ Tỉnh vào chiều ngày 7 tháng 12 thì được biết bà vẫn chưa về.

Hình ảnh Hồ Chí Minh và những biểu ngữ tuyên truyền cộng sản trong những cuộc biểu tình dân sinh

Kính Hòa RFA
2017-12-06
Một cuộc biểu tình chống Trung Quốc năm 2014, với hình ảnh ông Hồ Chí Minh.

Một cuộc biểu tình chống Trung Quốc năm 2014, với hình ảnh ông Hồ Chí Minh.

 AFP
 

Sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ra lệnh dừng việc thu phí tại Cai Lậy trong vòng 1 đến 2 tháng, nhiều người dân đã ăn mừng với những hình ảnh ông Hồ Chí Minh và những bài hát ca ngợi ông cũng như ca ngợi Đảng Cộng sản.

Sự việc tương tự cũng hay được nhận thấy trong các đoàn biểu tình đòi đất của nông dân, hay của những người dân đô thị chống Trung Quốc.

Thói quen và tuyên truyền

Việc đem ảnh ông Hồ Chí Minh ra trưng bày, kèm theo quốc kỳ Việt Nam, có khi cả cờ Đảng cộng sản nữa, được một số ý kiến cho là một thói quen của nước Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản cai trị cho đến nay. Một trong những ý kiến đó là của Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội sống ở Hà Nội.

Họ đã quen với cái cách ăn mừng như thế rồi, 40 chục năm qua họ được dạy dỗ rằng khi vui thì làm như vậy, và nó gần như là một chuyện nghi thức, không có nhiều ý nghĩa lắm. Câu hát ấy nó có nghĩa gì không? Nó thuần túy là chuyện thói quen.”

Những hình ảnh này người ta cũng dễ dàng nhìn thấy ở các đám đông ăn mừng trên các đường phố Sài Gòn hay Hà Nội, mỗi khi đội tuyển bóng đá Việt Nam thắng một trận nào đó.

Người ta hiểu, và đó là một cách để người ta bảo vệ chính người ta, trong một cuộc thực sự là sống mái.
-Tiến sĩ Nguyễn Quang A.

Bà Bùi Thị Minh Hằng, một cựu tù nhân chính trị, từng tham gia vào nhiều cuộc biểu tình đòi đất của nông dân, lại cho rằng những hình ảnh đó được nhiều người dân Việt Nam coi trọng thực sự chứ không phải hoàn toàn là hình thức:

“Con người, nhất là người Việt Nam mình có tư duy bị ăn vào quá sâu, thì rất là khó trong một ngày một giờ. Trong cái đất nước Việt Nam này, dưới chế độ cộng sản thì toàn bộ lịch sử bị bưng bít, những sự thật bị xuyên tạc. Từ chổ đó hình ảnh ông Hồ được phong thánh trong lòng người dân rồi. Không phải chỉ có những chổ ấy đâu, mình lên đền lên chùa thấy họ để ảnh họ thờ. Sự thật là như vậy.”

Theo thống kê dân số mới nhất hiện nay thì tổng số dân Việt Nam hơn gấp đôi tổng số dân Việt Nam cả hai miền Nam Bắc vào năm 1975 khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, tức là có hơn phân nửa người Việt Nam sinh ra sau năm 1975 trên cả nước, cộng với số người ở miền Bắc sinh ra sau năm 1954 khi đảng cộng sản lên cầm quyền, thì có thể nói rằng số người Việt Nam sinh ra và lớn lên dưới chế độ hiện nay rất lớn. Những người này được học hành và tuyên truyền hoàn toàn bởi bộ máy của nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Cái vỏ bảo vệ

Tuy nhiên Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng cho rằng trong những cuộc đấu tranh cho dân sinh, như là đòi đất, chống trạm thu phí lạm thu, bảo vệ môi trường, nhiều người cũng hiểu là những hình ảnh và biểu ngữ theo kiểu tuyên truyền của chế độ không có liên quan gì đến việc họ đang làm:

Họ hiểu những nội dung đó chứ không phải không. Họ trương cái nội dung đảng thế này đảng thế nọ, người ta hiểu, và đó là một cách để người ta bảo vệ chính người ta, trong một cuộc thực sự là sống mái, bởi vì nếu người ta dùng những lời lẽ nặng nề khác chẳng hạn, thì có thể bị đàn áp, hoặc qui là thế này thế kia.”

Một nhà quan sát từ nước ngoài là ông Nguyễn Đình Hùng, Chủ tịch phong trào Lao động Việt cũng đồng ý với Tiến sĩ Nguyễn Quang A. Ông trả lời chúng tôi từ Úc, sau khi xem những hình ảnh ăn mừng của giới lái xe trong sự kiện BOT Cai Lậy:

Những người dân của mình đang vẫn còn ở trong cái vòng gọi là đàn áp. Họ không có điểm tựa nào khác hết. Thay vì dựa vào nhau, đoàn kết nhau, thì họ dùng đó như một tấm chắn để bảo vệ cho họ thôi. Những tấm chắn này không bảo vệ được họ lâu dài bằng lòng người, bởi sự đoàn kết của con người với nhau.

Họ không hiểu, họ vẫn nghĩ rằng Đảng tốt đẹp, Đảng quang vinh, Đảng không tham nhũng, cấp trên không tham nhũng mà chỉ có cấp dưới thôi.
-Anh Trịnh Bá Phương.

Cũng có ý kiến cho là khi những người nông dân đòi đất kèm với những biểu ngữ, hình ảnh ca ngợi những lãnh tụ cộng sản, cờ đảng, là có suy nghĩ rằng với những hình ảnh đó họ sẽ dễ dàng được hồi đáp từ các cấp chính quyền hơn. Anh Trịnh Bá Phương, một nông dân hay tham gia vào những cuộc biểu tình đòi đất cho biết:

“Họ không hiểu, họ vẫn nghĩ rằng Đảng tốt đẹp, Đảng quang vinh, Đảng không tham nhũng, cấp trên không tham nhũng mà chỉ có cấp dưới thôi, có những người cũng hiểu được nguyên nhân sâu xa, họ sử dụng những hình ảnh đó để tránh bị đàn áp, nhưng mà thời gian qua đã có quá nhiều người bị đàn áp rồi. Có đeo đầy huy chương, mặc áo lính, áo quân đội thì cũng bị bắt về đồn công an, vẫn bị cướp đoạt tài sản đất đai.”

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, trong một đám đông ở Việt Nam đang biểu tình, có thể bao gồm đến ba nhóm người. Nhóm thứ nhất là tung hô những biểu ngữ, hát những bài hát tuyên truyền của đảng theo thói quen. Nhóm thứ hai là những người hiểu rõ họ đang làm gì và dùng các biểu ngữ đó để bảo vệ mình. Nhóm thứ ba là những người vẫn tin tưởng ở đảng cộng sản.

Theo ông tỉ lệ những nhóm người này trong một cuộc biểu tình có thể thay đổi theo sự việc cụ thể mà họ đang biểu tình, ông lấy ví dụ là trong những người biểu tình đòi đất ở Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội, đã từng bắt giữ hàng chục nhân viên công an làm con tin, thì những người ở nhóm thứ ba rất ít.

Trở lại với cuộc khủng hoảng Cai Lậy, anh Trịnh Bá Phương cho rằng có thể những biểu ngữ ca ngợi đảng, hình ảnh ông Hồ Chí Minh là được những nhóm người của nhà nước đưa ra:

Có giả thiết cho rằng là một số người thuộc lực lượng dư luận viên, an ninh chìm nổi cài cắm trong những người có mặt ở Cai Lậy, họ muốn sử dung luôn cái cơ hội đó, hát cái bài đó, họ muốn tuyên truyền nhồi sọ người dân. Bởi vì hiện nay Đảng đang mất lòng dân quá rồi, lực lượng phản tuyên truyền họ đang cài cắm khắp nơi để tiếp tục lòe bịp nhân dân.

Dư luận viên là tên gọi chỉ những người thường xuyên lên tiếng ủng hộ những chính sách hay hành động của đảng cộng sản. Có ý kiến cho rằng những người này lĩnh lương của Đảng Cộng sản để làm việc tuyên truyền, nhưng một số người được cho là Dư luận viên phủ nhận điều này.

Một lái xe có tham gia vào việc phản kháng ở Cai Lậy là anh Đỗ Coca cho biết nhận xét của anh về những hình ảnh vui mừng với các biểu ngữ của đảng:

“Các bạn làm cái ngày hôm đó ý nghĩa ra sao mình cũng không hiểu. Cái việc đem ảnh Bác Hồ ra trong “trận chiến” BOT Cai Lậy nó không thực tế. Có cái gì ghê gớm đâu mà như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng.”

Khi được hỏi là có phải những người biểu tình đưa hình ảnh ông Hồ Chí Minh, hay những khẩu hiệu ca ngợi đảng ra để tránh bị đàn áp, thì anh trả lời rằng anh biểu tình một cách ôn hòa, không vi phạm pháp luật thì không có việc gì phải sợ đàn áp.

Nói về những người hay trưng hình ảnh ông Hồ Chí Minh, hay những biểu ngữ ủng hộ Đảng Cộng sản trong những cuộc biểu tình đòi dân sinh, Bà Bùi Thị Minh Hằng cho biết:

Mình không nên lên án. Cá nhân mình phản đối những ai lên án cái việc đó. Hãy nhìn vào việc làm. Những tài xế và những người dân đã khá thành công trong việc đòi hỏi quyền lợi sát sườn của họ.”

Tiến sĩ Nguyễn Quang A thì nói rằng nếu nhìn từ bên ngoài Việt Nam có thể sẽ có nhận định rằng người dân Việt Nam chịu ảnh hưởng quá lâu của sự tuyên truyền cộng sản, nhưng theo ông “phải sống trong nước Việt Nam thì mới hiểu rõ những khó khăn của những cuộc biểu tình đòi dân sinh đó như thế nào.”

SỬA ĐƯỜNG NỘI TÂM

SỬA ĐƯỜNG NỘI TÂM

Thư HĐGMVN 2006 đã khẳng định: “Đời sống đạo vừa cần gắn bó với Thiên Chúa, vừa phải đi đến với anh em”.

Chúa nhật II Mùa vọng, Giáo hội giới thiệu cho chúng ta khuôn mặt Gioan Tiền hô, một ngôn sứ luôn gắn bó với Thiên Chúa, rất gần gũi với con người.  Lời Chúa Gioan chiêm niệm trong hoang địa qua nhiều năm tháng đã giúp ông tiếp xúc, gặp gỡ với nhiều hạng người qua những vùng ven sông Giođan. Lời Chúa Gioan nghe đã trở thành lời Chúa ông công bố.  Tiếng Chúa gọi Gioan đã trở thành tiếng ông mời gọi mọi người.  Gioan trở nên trung gian làm người dọn con đường tâm hồn cho anh chị em mình đến với Chúa Cứu Thế.

Gioan là vị ngôn sứ cuối cùng của Cựu ước.  Sau 5 thế kỷ vắng bóng ngôn sứ, nay Gioan xuất hiện với sứ mạng Tiền hô.  Ông đáp lại tiếng Chúa gọi, ra đi rao giảng về Nước Trời, dọn đường cho Chúa Giêsu, Đấng Cứu Tinh nhân loại đến trần gian. Ông đã chu toàn ơn gọi cách nhiệt thành và đã chết anh hùng cho sứ vụ (x. Mt 14,3012; Mc 6,17-19).  Cuộc đời Gioan là một thiên anh hùng ca, bất khuất trước cường quyền, bao dung với tội nhân.

Gioan có một cuộc sinh ra kỳ lạ, một lối sống khác thường.  Gioan chọn con đường tu khổ chế: ăn châu chấu và mật ong rừng, uống nước lã và mặc áo da thú.  Sống trong hoang địa trơ trụi, vắng người, thiếu sự sống.  Nhưng chính ở đó mà Gioan đã lớn lên và trưởng thành trong sự gặp gỡ thâm trầm với thiên Chúa.

Gioan nhắc lại lời tiên tri Isaia: “Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm phải san cho phẳng” (Lc 3,5).  Gioan mời dân chúng sám hối.  Không thể tiếp tục sống như xưa nữa.  Đã đến lúc phải đổi đời, đổi lối nhìn, đổi lối nghĩ.  Như thế, Gioan kêu gọi hãy dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến.  Phải lấp cho đầy những hố sâu tham lam ích kỷ hẹp hòi.  Phải uốn cho ngay những lối nghĩ quanh co, những tính toán lệch lạc.  Phải san cho phẳng những đồi núi kiêu căng tự mãn.  Phải bạt cho thấp những gồ ghề của bất công bất chính.

Đạo là con đường dẫn đến Thiên Chúa.  Đạo là ngón tay chỉ mặt trăng.  Nếu không có đường thì không đi đến đâu cả.  Một đất nước có văn minh hay không là do hệ thống đường sá.  Đạo từ nguyên thuỷ luôn mang ý nghĩa trong sáng, ngay thẳng, công minh.  Đạo dẫn đưa con người đến chân thiện mỹ.

Đạo là đường nên có thể nói sống đạo là sống ngoài đường, sống với người khác, sống với cuộc đời.  Abraham khởi đầu cuộc sống thật bằng việc lên đường từ giã thành U-rơ để sang đất hứa.  Và lịch sử Do thái là những chuyến xuất hành di cư, lang thang trong sa mạc, lưu đầy và mất quê hương trong một thời gian dài.  Gioan rao giảng và làm phép rửa khắp mọi nẻo đường.  Chúa Giêsu sống ở thế gian bằng những cuộc lên đường sang Ai cập, về Nazareth, lên sa mạc, vào đền thánh và trở lại Galilêa.  Cuộc sống công khai của Chúa ít là có ba cuộc hành trình lên Giêrusalem.  Và sau cùng Ngài lên đường về nhà cha.

Vì là đường nên nên đạo luôn mở ra nối kết và đón nhận cuộc sống, đón nhận mọi người, không phân biệt ai với tinh thần yêu thương của Thiên Chúa.  Tin mừng chính là đạo, là con đường mà Chúa Giêsu vạch ra cho chúng ta đi theo ngài.

Đường quan trọng nhất là đường vào cõi lòng.  Gioan đã chỉ cho thấy rằng, mỗi con người đều có ít nhiều đồi núi kiêu ngạo, thung lũng ích kỷ, ghồ ghề khúc khuỷu trong các mối quan hệ.  Có bao lối nghĩ quanh co, có bao tính toán lệch lạc, có những lũng sâu tăm tối thiếu vằng ánh sáng tình yêu.  Sửa đường theo Gioan là sám hối.  Nhìn lại con đường mình đã đi qua, sửa lại những sai lệch nếu có.  Những gì cong queo san cho thẳng.  Những gì cao cần bạt xuống. Lúc đó mới nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa.  Sửa cho thẳng, lấp cho đầy, uốn cho ngay, san cho phẳng, bạt cho thấp.  Đó là sứ điệp Gioan gởi tới chúng ta trong Mùa Vọng này, để chúng ta dọn lòng mình thành đại lộ thênh thang mở ra với Chúa Cứu Thế.

Con đường mà Gioan nói tới đây chính là đường vào cõi lòng.  Con đường nội tâm của mọi người.  Sửa con đường nội tâm là thay đổi cõi lòng, thay đổi cuộc sống để xứng đáng đón tiếp Chúa Cứu Thế.  Sửa đường cho Chúa đến là cần thiết và hợp lý.  Khi đón tiếp một vị khách quý, người ta thường sửa sang đường sá, làm sạch đẹp nơi vị khách sẽ đến.  Như thế là biểu lộ lòng kính trọng đối với vị khách.  Thiên Chúa là vị khách cao trọng nhất.  Người hạ mình đến thăm và ở lại cùng sống với thân dân của Người.  Đó là hạnh phúc tuyệt vời nên cần phải dọn tâm hồn xứng đáng.  Như con đường cho Chúa đi qua.  Như căn nhà cho Chúa ngự tới.  Chúa đứng ngoài cửa lòng và gõ cửa, ai mở thì Ngài đi vào.  Con đường có thể có chông gai tội lỗi, có sự đam mê tiền lợi danh, có những tính hư nết xấu.  Cho nên trong cõi lòng đó phải có im lặng như cõi lòng Mẹ Maria ghi nhớ, suy niệm và không nói gì.  Chỉ nói những lời để giúp đỡ người khác.  Và tâm hồn ấy bình an nên nghe rõ tiếng Chúa và chỉ nghe được tiếng Chúa mà thôi.  Như thế dọn đường chính là tạo im lặng cho tâm hồn để nghe được tiếng Chúa và chỉ nghe được tiếng Chúa mà thôi.

Dọn đường còn là tỉnh thức đợi chờ Chúa đi xa trở về.  Như năm cô khôn ngoan có sẵn dầu đèn.  Như những đầy tớ làm lợi những nén vàng cho chủ.  Như tên lính canh thành luôn chú ý những biến chuyển chung quanh.  Mỗi cá nhân, ai cũng có những tật xấu, những khuyết điểm, vị kỷ kiêu căng tham lam đố kỵ ghen ghét lười biếng hèn nhát…  Xã hội nào cũng có bất công, những lạm dụng quyền bính, những hủ tục, những tệ đoan, những điều ấy làm cho con người đau khổ, trì trệ, không phát triển.

Dọn đường căn bản là ở trong nội tâm, sám hối để canh tân, sửa đổi để trở nên tốt lành thánh thiện hơn.  Những con đường thường được làm bằng đất đá nhựa bê tông.  Những con đường trên mặt đất, trên sông trên biển trên bầu trời là những con đường vật lý.  Những con đường tâm lý, con đường tinh thần, con đuờng lòng người mới quan trọng hơn.  Nguyễn Bá Học đã nói: đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà chỉ vì lòng người ngại núi e sông.

Sống đạo luôn là một thách đố đầy quyết liệt và phong phú.  Hiểu đạo, tin đạo, giữ đạo xem ra khá dễ dàng vì thuộc lãnh vực cá nhân.  Còn sống đạo thường khó khăn hơn vì liên quan đến tha nhân, đòi hỏi một sự quên mình, vượt thắng bản thân.  Cũng như thực hiện việc dọn đường qua nghi thức sám hối bên ngoài như rửa tội, xưng tội khá dễ dàng, nhưng nếu mà trong lòng không thật tâm sám hối đưa đến canh tân bản thân, thì hành vi sám hối chỉ là việc làm lấy lệ hình thức mà thôi.

Sống đạo bao giờ cũng đòi hỏi nhiều cố gắng và tỉnh thức.  Mùa Vọng, Giáo hội cho chúng ta chiêm ngắm mẫu gương của Gioan.  Sống gắn bó với Thiên Chúa và gần gũi với con người.  Như thế mỗi người sẽ sống đạo hôm nay với tất cả niềm vui hạnh phúc cho bản thân và cho tha nhân.

Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

From: Langthangchieutim

Điểm mặt phái đoàn XHDS quốc doanh tại Hội Nghị XHDS/Diễn Đàn Người Dân ASEAN

Điểm mặt phái đoàn XHDS quốc doanh tại Hội Nghị XHDS/Diễn Đàn Người Dân ASEAN

Xem kết quả: / 1 
Bình thườngTuyệt vời 

Mỹ Hạnh Nguyễn

Ngày 06 tháng 12, 2017

Trong nhiều năm trước đây, phái đoàn xã hội dân sự (XHDS) quốc doanh (GONGO, hay Government-Organized Non-Governmental Organization) đã hoàn toàn lũng đoạn các hội nghị quốc tế và trong khu vực bằng cách loại bỏ các tổ chức XHDS độc lập ra khỏi cái gọi là “quy trình quốc gia” (national process) và cử đi thành viên một số tổ chức quốc doanh hoặc chịu sự chi phối và chỉ đạo của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam với nhiệm vụ “chào hàng” với thế giới bên ngoài bằng một bộ mặt “Việt Nam không hề có vấn đề về nhân quyền; các tổ chức XHDS vẫn hoạt động tự do công khai và nhận được sự hỗ trợ giúp đỡ của nhà nước, …”. Dẫn lời chính những “người trong cuộc” này tuyên bố với chúng tôi, “Chúng em sang đây chỉ là để kết nối và xin cấp khoản thôi. Chuyện nhân quyền gì đó chúng em không biết đâu.” Các “đại diện” của XHDS do nhà nước Việt nam gửi đi hình như đã đi lộn diễn đàn khi họ tuyên bố “Chúng em sang đây chỉ là để kết nối và xin cấp khoản thôi. Chuyện nhân quyền gì đó chúng em không biết đâu.” Trong khi chủ đề lớn của hội nghị là nhân quyền và đi đến đâu cũng nhìn thấy các biểu ngữ, hình ảnh về nhân quyền.

 

Tại hội nghị đi đến đâu cũng nhìn thấy các biểu ngữ, hình ảnh về nhân quyền (ảnh BPSOS)

Các thành viên của những tổ chức này luôn được đi kèm bằng một lực lượng an ninh và một số nhân vật lãnh đạo thuần túy “hồng hơn chuyên”, trình độ ngoại ngữ chỉ vỏ vẽ nhưng thường hay được chính thức đại diện cho Việt Nam ngồi vào vị trí của ban tổ chức. Do đó họ đã có thể làm chủ tình hình, lũng đoạn nghị trình các cuộc hội nghị và loại bỏ những thành phần tham dự hoặc chủ đề mà họ cho là gây hại đến uy tín của chính phủ Việt nam cũng như tính chính danh của các tổ chức XHDS “cuội”.

Trong vòng 3 năm trở lại đây họ đã tức tối vì bị lâm vào tình thế khó xử khi bất ngờ có sự hiện diện của một vài tổ chức XHDS độc lập và các cộng đồng tôn giáo tại Hội Nghị XHDS/Diễn Đàn Người Dân ASEAN. Sự có mặt của những anh chị em này đã góp phần vạch trần nỗ lực cố tô son trét phấn cho chế độ độc tài và lột bỏ mặt nạ của những kẻ mạo danh XHDS nhưng lại chỉ lo cho quyền lợi cũng như làm lộ diện lực lượng bảo vệ đảng luôn điên cuồng bằng mọi giá, bằng mọi thủ đoạn cố che đậy, bào chữa cho nhà cầm quyền ngay tại một hội nghị được tổ chức nhằm mục tiêu tạo một diễn đàn để các tổ chức XHDS và người dân có cơ hội lên tiếng về các vấn đề xã hội nhằm cân bằng cán cân quyền lực giữa chính quyền và công dân.

 

Phái đoàn XHDS quốc doanh đã cương quyết phản đối đưa điều này vào bản tuyên bố chung của Hội Nghị (ảnh BPSOS)

Càng dở ra nhiều chiêu trò thì họ lại càng “vạch áo cho người xem lưng”. Càng lớn giọng biện bạch cho chế độ, càng tìm thủ đoạn hèn hạ để ngăn chặn tiếng nói của những người công chính thì thế giới bên ngoài lại càng hiểu thêm về thảm trạng nhân quyền và sự đàn áp khốc liệt đối với các tổ chức XHDS thực sự.

Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, họ giận dữ căm tức cũng phải thôi vì tiếng nói của những người công chính đã làm ảnh hưởng đến miếng ăn của họ. Cho dù là an ninh được gửi đi làm nhiệm vụ giám sát hay thành viên của các tổ chức GONGOs thì mục tiêu tối thượng của họ chỉ là miếng cơm manh áo đi xin được từ những hội nghị quốc tế và khu vực. Khi họ đang cố tô điểm cho chế độ, cố vẽ ra bức tranh xã hội ổn định để tìm các mối quan hệ ngoại giao với những tổ chức phi chính phủ nước ngoài có ngân quỹ hỗ trợ có thể giúp duy trì chế độ độc tài đang cạn kiệt nguồn tài chính và nuôi sống chính họ và gia đình thì vạch mặt chỉ tên những kẻ vi phạm, nêu ra những vấn nạn hơn 80 triệu người dân trong nước đang ngày đêm phải gánh chịu thì chẳng khác nào đá đổ nồi cơm của họ. “Đồng tiền liền khúc ruột”, ông bà ta bảo vậy.

Hãy điểm mặt hai gương mặt tiêu biểu của phái đoàn XHDS quốc doanh. Chuyên môn công tác của họ là đi tìm các nguồn viện trợ từ nước ngoài.

1) Phan Anh Sơn: người đại diện cho Việt Nam trong ủy ban tổ chức Hội Nghị XHDS/Diễn Đàn Người Dân ASEAN. Theo thông tin từ trang mạng của “ỦY BAN CÔNG TÁC VỀ CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI” thì ông Phan Anh Sơn là Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Trưởng ban Ban Điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM), Viện trưởng Viện nghiên cứu quốc tế và Đối ngoại nhân dân thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và đã từng được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Ông Phan Anh Sơn, đứng bên phải trong hình, đang nhận bằng khen của bộ trưởng Bộ Ngoại Giao

 

Thông tin của ông Phan Anh Sơn trên trang mạng của Liên Hiệp Các Tổ Chức Hữu Nghị Việt Nam: http://vufo.org.vn

2) Bùi Bá Bình: người có tên trong ủy ban soạn thảo tuyên bố chung (Drafting Committee) của hội nghị. Ông Bình là Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ Trợ Chương Trình, Dự Án An Sinh Xã Hội Việt Nam (AFV).

Theo thông tin được đăng tải trên trang mạng này thì “Quỹ hỗ trợ chương trình dự án, an sinh xã hội Việt Nam (AFV) là Quỹ xã hội hoạt động phi lợi nhuận nhằm thực hiện hỗ trợ các chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển cộng đồng và tài trợ, hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn theo quy định của pháp luật.
Quỹ được hình thành từ nguồn vốn đóng góp ban đầu của các thành viên sáng lập, góp tài sản thành lập và tự tạo vốn trên cơ sở vận động tài trợ, ủng hộ tự nguyện của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ.” (hết trích)

 

Thông tin về ông Bùi Bá Bình trên trang mạng AFV

Chắc là nguồn tài trợ nhận được rất phong phú nên trong một Youtube video thấy quỹ báo cáo đã ủng hộ tủ lạnh cho các em học sinh đồng bào thiểu số ở miền núi tỉnh Cao Bằng. Không nghe nói chính quyền tỉnh có ưu tiên dẫn điện về cho các em dùng tủ lạnh hoặc là quỹ có sẵn đó tài trợ luôn máy phát điện hay không. Cũng không rõ bên các nhà tài trợ (chắc là nước ngoài) có nêu thắc mắc về tính thực tế của việc tặng tủ lạnh cho các trẻ em người sắc tộc ở vùng sâu vùng xa hay không.

Hai nhân vật này đã dùng ảnh hưởng của mình để kiên quyết phản đối việc nêu đích danh chính phủ Việt nam và các vi phạm về nhân quyền tại hội nghị nhưng trớ trêu thay trong vai trò đại diện chính thức của Việt Nam, ông Sơn đã không thể từ chối đứng dưới các biểu ngữ cổ súy cho quyền con người. Thật mỉa mai, trong khi ông Sơn cùng đồng bọn luôn cố gạt bỏ các tổ chức XHDS độc lập ở Việt Nam ra khỏi hội nghị này thì chính ông lại bị ban tổ chức giao cho cầm tấm biểu ngữ: “ASEAN: hãy liên hiệp với người dân trước”.

 

Ông Phan Anh Sơn, mặc áo trắng đứng thứ ba từ bên phải trong hình, với tấm biểu ngữ “Hãy liên hiệp với người dân trước”

Chính ông Phan Anh Sơn đã phải trân mình ngồi vào vị trí đại diện Việt Nam cùng với đại biểu của các quốc gia ASEAN trong cuộc họp báo công bố chính thức các khuyến nghị do hội nghị đưa ra cho chính phủ các nước ASEAN. Trong đó có các điều như: “Tôn trọng nhân quyền và pháp quyền”, “Thực thi các luật và chính sách quốc tế tuân thủ những tiêu chuẩn về nhân quyền, luật lao động, và luật tị nạn, “Mở rộng không gian cho sự tham gia của người dân”, ….

 

Ông Phan Anh Sơn, mặc áo trắng ngồi thứ ba từ bên phải trong hình (ảnh trên trang FB của ACSC/APF)

Thiết nghĩ cho dù các kẻ thừa sai có cố gắng che đậy, có dùng mánh khóe chiêu trò gì để mong bảo vệ cho chế độ độc tài toàn trị thì cũng không thể nào cưỡng lại trào lưu của thế kỷ khi mà “nhân quyền” đang dần trở thành tiếng nói chung của nhân loại tiến bộ. Tự bọn họ đang phải đón nhận những ánh nhìn khinh bỉ, những lời phản bác mạnh mẽ của thành viên các tổ chức XHDS thực sự ở các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Thật là đáng tội nghiệp cho họ.

Chiến thắng của bên thứ ba?!

From:   Trần Bang
Chiến thắng của bên thứ ba?!

Hàng loạt dự án BOT giao thông sẽ bị kiểm toán vào năm 2018, theo kế hoạch vừa được Kiểm toán Nhà nước công bố hôm 5/12, một ngày sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ra lệnh tạm ngừng thu phí ở trạm BOT Cai Lậy vì cuộc “biểu tình” bằng tiền lẻ của các tài xế.

Bên thứ ba đang cầm lái?

Những ngày qua, cuộc chiến ở BOT Cai Lậy có vẻ như đã trở thành cuộc chiến chung khi những tin tức về vụ này được cập nhật và chia sẻ chóng mặt trên cả truyền thông chính thống lẫn mạng xã hội. Đọc bình luận của người dân, ai cũng có thể hiểu họ đang ủng hộ và đứng về phía nào.

Luật sư Phạm Công Út, Đoàn Luật sư TPHCM, cho rằng cuộc chiến này nhận được sự ủng hộ của công chúng một phần còn là vì cách đấu tranh rất “dí dỏm” và “sáng tạo” của các anh tài xế “lầy”.

“Người dân miền Tây Nam Bộ thứ nhất là người khí khái, thứ hai họ cũng có những cái láu cá của họ. Khi gặp những sự cố này, họ cũng có cách để họ tồn tại được. Ở đây, người ta dùng từ mới gọi họ là những tài xế ‘lầy’, nhưng ‘lầy’ dễ thương vì cách cư xử không gay gắt nhưng lại khiến phía bên kia lúng túng. Với cách xử lý rất linh hoạt, dí dỏm, hiệu quả của mấy anh nông dân Hai Lúa này thì không một thế lực cường quyền, thế lực tài phiệt nào có thể bóp chết được họ”.

Người dân là một bên thứ ba trong hợp đồng của bất kỳ dự án BOT nào vì họ là người chi trả trực tiếp khoản phí đấy, nhưng họ lại bị loại ra ngoài.
TS. Nguyễn Quang A
…. Trích nguồn https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-kiem-t…/4150128.html

“Tâm sự của một dư luận viên” nhé !

Nguồn:   Trần Bang

06.12.2017
Một bạn dư luận viên vừa mới inbox gửi đường link này cho Hồng Ly và nhờ chia sẻ. Mời cả nhà cùng đọc “Tâm sự của một dư luận viên” nhé !
————–
Trước tiên, tôi xin khẳng định với các bạn, tôi là một con người. Một con người bình thường về đầu óc, có học thức và tương đối thành đạt trong cuộc sống. Vậy tại sao tôi lại tự xỉ vả mình là “con vật”? Xin các bạn đọc tiếp để biết căn nguyên.

Tôi viết những dòng này chia sẻ với đọc giả sau một đêm trằn trọc suy tư về nhân tình thế thái. Số là sáng nay tôi có việc phải đến nhà riêng của cấp trên-Bí thư tỉnh X. Tỉnh tôi là một tỉnh nghèo nhưng tư gia của sếp không hề thua kém những tư gia của các đại gia hay siêu sao mà báo chí vẫn thường đưa tin. Nếu so với tư gia của vị đồng nghiệp ở Hà Giang vừa bị bãi chức, nó có thể không thua mặc dù nó nằm ở thành phố tất đất tất vàng chứ không phải nơi hẻo lánh.

Tôi xin giới thiệu về mình. Tôi là một thanh niên trẻ vào đảng tầm 10 năm, tốt nghiệp học viện báo chí tuyên truyền, công việc là tuyên giáo. Một nghề mà chỉ có ở những nước XHCN mới có. Tuy là công việc đặc thù nhưng hiện nay, chúng tôi là những đứa con cưng của đảng. Các bạn đọc bài báo “Xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 – 2015, tầm nhìn 2020″, để thấy công tác tuyên giáo được đảng trọng dụng thế nào. Một tỉnh nghèo và thưa dân như Lào Cai mà cần đến 3.000 người làm công tác tuyên giáo chuyên nghiệp-chưa kể số lượng cộng tác viên-ở cấp xã đã có từ 8-13 tuyên giáo. Tôi tính trung bình mỗi tuyên giáo nhận lương 5 triệu/tháng thì cái tỉnh nghèo này mỗi tháng mất 15 tỷ, mỗi năm tốn 180 tỷ (nếu nhân ra cả nước sẽ có con số khủng khiếp-11.520 tỷ-đây chỉ là con số nhỏ nhất vì cơ số lấy từ tỉnh nghèo nhất). Tôi nghĩ chắc có lẽ tiền thuế thu mỗi năm ở tỉnh này đủ dùng để nuôi đội quân tuyên giáo là cùng.

Hiện nay lương của tôi gấp đôi số lương bình quân trên (tầm 10tr/tháng), công việc thường ngày của tôi là đọc các bài viết trên các blog lề trái để tìm ra xu hướng dư luận, tổng hợp tin tức báo cáo lãnh đạo. Nghiên cứu các bài viết thật kỹ để tìm ra sơ hở rồi nhằm vào đó mà đánh phá, gây nghi kỵ, bôi nhọ uy tín tác giả. Thỉnh thoảng tôi đi gặp một số nhân vật được cho là hoạt động dân chủ trên địa bàn mình đảm trách để nắm được gia cảnh cũng như tâm tư của họ. Công việc nhàn hạ, lương cao và nhiều cơ hội kiếm thêm nhờ biết thông tin các dự án sắp được chính quyền thực hiện. Nếu tôi bằng lòng với cuộc sống, lương tâm không cắn rứt thì tôi không viết những dòng này.

Hôm nay, tôi thấy mình không còn là con người, mà là một con chó không hơn không kém. Ngay khi bước chân vào tòa nhà uy nghi của sếp, hai con chó Becgie to giống Đức hung dữ nhào ra như muốn xé xác tôi, may mà có sợi xích quanh cổ nó níu lại. Sếp tôi người trắng núc, la lớn “bi, ngoan nào” và hai con chó ngoan ngoãn quay về chỗ cũ. Tôi hoàn hồn, còn sếp thì như đắc ý điều gì. Ông nói “giống chó dữ tợn vậy nhưng luôn phải nghe lời chủ, người cho nó ăn. Con nào khó trị tao bỏ đói cho biết điều”. Nói rồi hắn ta có vẻ mãn nguyện với uy quyền của mình trong nụ cười đầy thâm ý.

Trao đổi của chúng tôi cũng xoay quanh vấn đề không khí chính trị hiện tại: Chuyện hiến pháp, chuyện Đoàn Văn Vươn, chuyện khủng hoảng kinh tế, chuyện xu hướng của các nhà hoạt động dân chủ,… Phải nói rằng những người cộng sản như sếp tôi rất thực tế và khôn ngoan. Nói cho dân thì khác: yêu nước, ổn định, hy sinh, đảng chỉ có quyền lợi với dân tộc,… nhưng khi nói với nội bộ thì đơn giản là quyền lợi mình và đối phương. Họ biết ai có cùng quyền lợi, ai đang đi cùng thuyền, ai không thể bỏ thuyền được. Quyền lợi luôn là con bài mang ra mặc cả và đánh giá tình hình.

Sau buổi nói chuyện, tôi ra về mà lòng nặng trĩu. Trên đường về hình ảnh những người dân khốn khổ đang cùng nhau đẩy xe gạch, từng tốp công nhân nam nữ đi làm phu hồ đang trên đường về, hàng quán thúng, mẹt của các bà các mẹ buôn bán lấn chiếm lề đường, vỉa vè bẩn thỉu,… đập vào mắt tôi. Tôi thấy mình như một con chó không hơn không kém, con chó được ông chủ nó cho ăn uống tốt để sủa. Sủa để nó vinh thân, sếp nó phì gia trong cảnh dân tình đói rách. Cái đám người khốn khổ kia họ đâu nghe được những lời thực dụng từ người lãnh đạo cao nhất của họ. Hàng ngày họ phải vất vả sớm hôm, nắng cháy cũng như mưa phùn để làm và làm. Họ chỉ có được miếng cơm qua ngày, phần thặng dư thì chảy đều từ chủ công ty đến sếp và một phần là nuôi tôi. Tôi thấy mình khốn nạn quá. Tôi đang nói láo, tôi phải nối dối người dân để có miếng ăn.

Tôi khâm phục những người như nhà báo Đắc Kiên, nhưng tôi không thể làm như anh. Sau lưng tôi còn có gia đình với hai con dại, bố mẹ,… Tôi biết nếu có lên tiếng thì cũng chỉ là người hùng trong giây lát, không giải quyết được vấn đề gì. Anh Kiên là một trong 7.000 nhà báo còn tôi là 1 trong vài trăm ngàn người. Luôn luôn không thiếu người làm công việc tôi làm.

Đảng hiện nay luôn biết nuôi hậu hĩnh những ai và bỏ đói những ai. Những người như chúng tôi luôn có mức lương cao kèm những ưu đãi như mua chung cư (mua có thể ở hoặc cho thuê), rồi đến công an, quân đội. Tôi giật mình xót xa khi biết lương giáo viên, bác sĩ hiện nay thâm niên gần 10 năm chỉ tầm 3,5 triệu, trong khi lương chúng tôi ít nhất là gấp hai lần số đó.

Lãnh đạo đảng luôn thực dụng: Bên ngoài thì nói đạo lý còn bên trong luôn đánh vào quyền lợi, dùng quyền lợi để buộc sự trung thành. Tôi thật sự phát tởm trong các cuộc họp kín nội bộ, lãnh đạo không cần che dấu mà nói toạc ra là chúng tôi phải làm hết mình để giữ vững chế độ vì chỉ có chế độ này mới trọng dụng người như chúng tôi. Nếu chế độ sụp đổ thì nghề tuyên giáo cũng mất, từ sống trong nhung lụa chúng tôi có thể phải đi ăn mày. Còn gì thâm hiểm hơn tình thế này?

Tôi thấy cuộc chiến cho dân chủ không cân sức, một bên nhỏ bé với vài cá nhân dùng tiền túi mình hoặc nếu có được hải ngoại giúp đỡ thì cũng không bao nhiêu vì an ninh luôn chú ý đến chuyện tiền bạc. Họ theo dõi và đánh phá ngay đường dây chuyển tiền. Người cộng sản luôn thực dụng về tiền. Một bên là nắm quyền lực nhà nước, dùng tiền thuế nuôi bộ máy tuyên giáo khổng lồ với ngân sách hàng chục ngàn tỷ như con số tạm tính trên.

Tôi viết ra đây để mọi người hiểu được tình thế mà anh em tuyên giáo chúng tôi mắc phải. Không có sự chọn lựa khác, chúng tôi buộc phải ra sức chống đỡ cật lực con thuyền XHCN vì nếu nó chìm thì chúng tôi cũng chết. Những người như chúng tôi đã nằm vào thế buộc phải im, không thể không nói được.

Những nhà đấu tranh dân chủ ngoài việc tuyên dương lý tưởng cao đẹp: Tự do, dân chủ,… hãy bắt tay tìm kiếm giải pháp nào để dung hòa quyền lợi những người như chúng tôi với sự thay đổi. Con người thấy một cái bè mới tốt hơn thì không ai ngu dại ra sức chống đỡ một chiếc bè sắp chìm.
————
Nguồn :

HOISINHVIENNHANQUYEN.ORG   

Chấm dứt ngay việc tra tấn, đánh đập nghi can và tù nhân!

Nguồn:  Trần Bang added 2 new videos.
 

Chấm dứt ngay việc tra tấn, đánh đập nghi can và tù nhân!

Nguyễn Trung Linh (con ông Nguyễn Trung Tài cũng bị tù cùng vụ) bị án 3 năm 6 tháng tù vì “ chống người thi hành công vụ” trong vụ 13 người chống cưỡng chế nhà đất của họ ở Thạnh Hoá, Long An tháng 4/2015

Linh là người ra tù muộn nhất ( trong 9 người bị tù giam, 4 người tù treo), anh cho biết anh bị cán bộ trại đánh, chích điện… như trong clip trả lời phỏng vấn!

Ông Tài cho biết “ họ đền bù một mét vuông đất nhà ở (đối diện trung tâm thương mại Thạnh Hoá) có 300 ngàn, chưa bằng 1 ngày lương của Trung tá công an (400 ngàn ₫), trong khi đất gần đó giá hơn 20 triệu ₫/m2… chả lẽ nhịn không chống lại, khi họ đến cướp nhà đất của mình?…

Hai bố con ông Tài sau khi ra tù đã không có nhà ở, họ phải đi ở đậu.”

“Việt Nam tham gia công ước chống tra tấn của LHQ
Ngày 7/11/2013 tại trụ sở chính của LHQ ở New York (Mỹ), ông Lê Hoài Trung, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực nước ta tại LHQ, đã thay mặt Chính phủ ký Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá khác (gọi tắt là Công ước chống tra tấn).

Phó Thủ tướng: Ép cung là trái pháp luật

Đây là văn kiện quốc tế quan trọng về quyền con người, nhằm ngăn ngừa các hành vi tra tấn, đồng thời tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, thúc đẩy xây dựng các cơ chế bảo vệ nạn nhân và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

Phát biểu sau lễ ký, Đại sứ Lê Hoài Trung nhấn mạnh việc ký Công ước thể hiện cam kết mạnh mẽ của Nhà nước Việt Nam chống lại mọi hành vi tra tấn và đối xử tàn bạo, bảo đảm ngày càng tốt hơn tất cả các quyền cơ bản của con người.

Việc ký Công ước cũng là bước đi cụ thể trong quá trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam, khẳng định Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Đại sứ cho rằng việc tham gia Công ước chống tra tấn sẽ tạo thêm điều kiện để các cơ quan chức năng của nước ta tiếp tục nâng cao nhận thức, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, góp phần bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người tại Việt Nam.

Công ước chống tra tấn được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 10/12/1984 và có hiệu lực từ ngày 26/6/1987.

Công ước quy định các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp cụ thể về lập pháp, hành pháp, tư pháp hoặc các biện pháp hiệu quả khác nhằm ngăn chặn mọi hành vi tra tấn, thông qua các biện pháp phổ biến thông tin, đào tạo các lực lượng thực thi pháp luật, thường xuyên rà soát các quy định về thẩm vấn và giam giữ.

Các quốc gia tham gia Công ước có nghĩa vụ trừng trị những hành vi tra tấn bằng các hình phạt thích đáng, đồng thời có các biện pháp hỗ trợ nạn nhân. Công ước cũng khuyến khích các quốc gia thành viên hỗ trợ lẫn nhau về thủ tục tố tụng hình sự đối với những hành vi phạm tội nói trên, kể cả việc cung cấp các bằng chứng cần thiết nếu có.

Đến nay đã có 154 quốc gia phê chuẩn Công ước này.
(Theo TTXVN )