ĐẤU TRANH BÀN PHÍM KHÔNG ĐƯỢC GÌ MÀ SAO CHÚNG SỢ???

Nguồn:   Van Pham shared Ngoc Nhi Nguyen‘s post.
 

Khai dân trí là việc làm chậm chạp nhưng hiệu quả to lớn và lâu dài . Nếu hỏi rằng giờ anh đã có thành tích gì để trưng ra khoe khoang là tôi đấu tranh có hiệu quả , có số má , thì những người làm truyền thông và khai dân trí chẳng có cái gì để đưa ra cả . Nhưng ích lợi của việc họ làm , về lâu về dài sẽ thấy rõ .

ĐẤU TRANH BÀN PHÍM KHÔNG ĐƯỢC GÌ MÀ SAO CHÚNG SỢ???

 
Image may contain: 5 people, car and outdoor
Ngoc Nhi NguyenFollow

 

*** Ngon thì về nước mà đấu tranh , ngồi ở nước ngoài mà viết bài thì được ích lợi gì ?

Câu nói miệt thị , khiêu khích này Nhi đã được nghe rất nhiều , không chỉ từ cửa miệng của những tên dư luận viên , mà ngay cả từ 1 vài người có tiếng là đấu tranh cho dân chủ , nhân quyền tại VN .

Cũng có lúc , Nhi tự hỏi , không về được , mà có về cũng sẽ bị rút visa trục xuất nhanh chóng , nếu là về đấu tranh chứ không phải chỉ về đi chơi hưởng thụ , thì ngồi ở nước ngoài viết bài , dịch bài , đưa thông tin , chuyển tải hình ảnh … như thế này có ích lợi gì không ?

Mấy hôm nay , theo dõi các tài xế trong nước đấu tranh ôn hòa dân sự để đòi quyền lợi chính đáng của mình , chống BOT đặt sai vị trí , sai quy định , mà thấy trong lòng rất vui mừng .

Vui mừng vì thấy các tài xế , đa số là người lao động , không phải là trí thức luật sư , ấy vậy mà họ hiểu luật , hiểu phương pháp đấu tranh bất bạo động , hiểu rõ luôn các chiêu trò của công an và an ninh nhằm gài bẫy họ ngoài đời lẫn trên mạng . Họ bình tĩnh đối đáp với công an . Họ tranh luận rõ ràng trên pháp lý . Nhờ đâu mà họ biết được những điều này ? Chắc chắn là nhờ họ đọc trên Facebook , trên internet ! Vì những điều này thì báo đài và trường lớp của đảng , chẳng bao giờ dạy .

Họ có thể không tỏ vẻ quan tâm chính trị , không lên tiếng chửi bới chống bất công đòi nhân quyền dân chủ này kia , cũng không tham gia các phong trào biểu tình hay xuống đường , không gia nhập các đảng phái tổ chức , nhưng chắc chắn là họ đọc và họ nghe nhiều . Họ vào FB âm thầm đọc , vào Youtube âm thầm xem , và họ học hỏi kinh nghiệm từ đấy . Họ đi nhiều , thấy nhiều , trải nghiệm thực tế cuộc sống nhiều , nên họ càng dễ dàng nhận thức được những gì bọn ” phản động ” truyền tải là đúng , là sự thật .

Qua đó , chúng ta có thể nói rằng vai trò truyền thông trên mạng là rất quan trọng và hữu ích . Tất cả chúng ta , mỗi người có 1 hoàn cảnh riêng , ai ra mặt đấu tranh trực diện được thì là đầu tàu , là tiên phong , nhưng số đông không ra mặt được hay không về nước được để đấu tranh trực diện thì bền bỉ , kiên trì đưa thông tin , làm hậu phương tiếp sức ủng hộ , cũng có tác dụng rất lớn .

Khai dân trí là việc làm chậm chạp nhưng hiệu quả to lớn và lâu dài . Nếu hỏi rằng giờ anh đã có thành tích gì để trưng ra khoe khoang là tôi đấu tranh có hiệu quả , có số má , thì những người làm truyền thông và khai dân trí chẳng có cái gì để đưa ra cả . Nhưng ích lợi của việc họ làm , về lâu về dài sẽ thấy rõ .

Vì vậy bạn đừng buồn , đừng nản , đừng bực mình cáu gắt với những ai hỏi bạn những câu xóc óc như thế . Hữu xạ tự nhiên hương , cứ kiên nhẫn gieo hạt đi và tưới nước đều đặn mỗi ngày đi , sẽ có ngày bạn có được 1 khu rừng xanh thắm !

Nên đọc lúc về già

Nên đọc lúc về già (Già : bắt đầu từ 50 nhé) 
Bài viết của BS Đức

1- Lúc về già mình sẽ tuyệt đối không được chủ quan nghĩ rằng còn khoẻ, còn sung sức để nghĩ và làm những việc như hồi thanh niên.
Lúc về già mình sẽ không tham gia hội đoàn hay bất cứ công việc gì liên quan đến chính quyền. Không phải mình thiếu trách nhiệm, chỉ đơn giản vì thời điểm đó sức khỏe, trí tuệ xuống dốc rồi, tụi trẻ nó làm giỏi hơn. Đầu hai thứ tóc đi tranh việc với một đứa nó làm tốt hơn mình là sao?

2- Lúc về già mình sẽ không bao giờ đến cơ quan cũ nếu như chưa nhận được một lời mời trân trọng, vào những dịp đặc biệt…
Nếu đến mình cũng chỉ cúi đầu lễ phép chào lớp trẻ rồi chuyện phiếm với đồng niên, đồng nghiệp. Mình phải tự dặn mình rằng có nói gì chúng cũng chẳng nghe, vì mọi điều mình nói đã lỗi thời, cho dù bên dưới chúng chăm chú nhìn, đầu gật gật, rồi vỗ tay rất dài. Và dĩ nhiên chúng nó có báo cáo báo cò mình cũng chẳng nên quan tâm, tò mò tìm hiểu, vì đã lâu mình không cập nhật hay update, đâu còn hiểu được thời thế.

3- Lúc về già mình sẽ không sống chung với bất cứ đứa nào, chỉ sống với…vợ. Nếu cứ thương con cái, sống với chúng nó thể nào cũng đến lúc mình ở trọ trong chính ngôi nhà của mình. Con không có tiền mua nhà thì thuê, không đủ tiền thuê mình hỗ trợ, quyet không ở chung, trai gái dâu rể gì cũng vậy hết, một tuần đến thăm nhau 1 lần vào ngày cuối tuần là đủ.

4- Lúc về già… rất già, mình sẽ phải đặt chỗ ở một trung tâm dưỡng lão nào đó. Tiền ít ở chỗ xoàng, tiền nhiều ở chỗ tươm. Chọn Trung tâm có chăm sóc y tế tốt để không bắt con cháu phục dịch lúc yếu đau. Chúng nó còn phải đi làm. Lúc đi về phía bên kia mặt trời cũng tại Trung Tâm luôn. Con cháu chỉ cần đến nhà tang lễ làm thủ tục theo nghi thức, không khóc cũng không sao, vui càng tốt. Chẳng có lý do gì để khóc. Đó là quy luật của tạo hoá. Bất cứ cái gì tồn tại nguyên vẹn lâu quá chỉ tổ làm cho xã hội trì trệ.

5- Lúc về già mình sẽ chỉ nói hai chữ “ngày xưa” (đúng hơn là những câu chuyện hoài niệm) với bạn đồng niên, tuyệt đối không nói với lũ trẻ, vì chúng sẽ cho mình bị dở hơi. Với tụi trẻ chỉ nói “ngày mai” và chỉ trả lời khi chúng hỏi. Kinh nghiệm và vốn sống (mà nhiều người cho là báu vật) đối với mình khi đó chỉ để chiêm nghiệm. Cùng lắm là biến nó thành những câu chuyện trào phúng để tự cười cợt mình, cũng chẳng làm ai bực mình.

6-Lúc về già, mình sẽ cố không nghĩ khác những điều mình đã nghĩ như ở trên. Chẳng biết có làm được không?

Càng lớn tuổi chúng ta càng nhận ra:

* Mang một chiếc đồng hồ $30 hay $300 cũng cùng chỉ một giờ

* Mang một chiếc túi/bóp $30 hay $300 cũng cùng đựng bấy nhiêu tiền

* Uống một chai rượu $15 hay $300 cũng say giống nhau

* Ở trong căn nhà 100 mét vuông hay 1000 mét vuông nỗi cô đơn cũng giống nhau

* Lái chiếc xe $8000 hay $80,000 cũng phục vụ ta cùng mục đích chuyên chở

* Hạnh phúc nội tâm không đến từ vật chất trong thế gian này

* Có những bạn bè, anh chị em, những người nói chuyện, cười đùa, hát xướng tán gẫu với ta đó mới là hạnh phúc …

6 vị Bác sĩ tốt nhất trong đời:

* Ánh nắng mặt trời
* Nghỉ ngơi
* Thể dục
* Ăn uống điều độ
* Tự tin
* Bạn bè

Hãy giữ 6 vị này cho mọi thời điểm trong đời để tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh

Càng có tuổi chúng ta càng thấy ít đi những điều đáng phải sắp hàng chờ đợi …

TÌM MẸ

Nguồn:   Hà Ái Thy‘s post.
 
Image may contain: 1 person, text, outdoor and water

 
 
Hà Ái Thy added a photo and a video.

 

Amy Nguyen: Have you seen my Mom?

Con gái lên Facebook tìm mẹ bị hải tặc bắt cóc năm 1984 trên đường vượt biển 
12/7/2017

“I lost my mom in 1984 when pirates kidnapped all the women on the boat we escaped on from Communist Vietnam. My mom’s name is Nguyen thi Le Hoa , she was born in 1955 in Vinh Long Vietnam. We tried to escape from Vietnam in 1984 at Ca Mau Vietnam. I’ve had the negative thought that she’s up in heaven looking down on me. But recently a medium told me that she believes she’s alive. So I’m using social media to try to reach as many people in as many different countries as possible to find my mom. Please share so I can find my mom. This is the only picture I have of her. Thanks a million in advance for helping to find my mom.

TÌM MẸ

Tôi lạc mất Mẹ năm 1984 trong một chuyến vượt biên, tàu chúng tôi bi hải tặc cướp và Mẹ tôi và những người phụ nữ khác bị đều bị chúng bắt cóc đi mất.

Mẹ tôi tên là NGUYỄN THỊ LỆ HOA, sinh năm 1955 tại Vĩnh Long, Việt Nam. Tàu chúng tôi rời khỏi Việt nam tại Mũi Cà Mau năm 1984.

Trong một thời gian dài, Tôi đã từng sống trong suy nghĩ Mẹ tôi đã chết và Mẹ vẫn luôn bên tôi, dõi nhìn theo tôi từ cõi Thiên đàng.

Nhưng gần đây, một người thầy nói với tôi rằng MẸ TÔI VẪN CÒN SỐNG 😢 TÔI MUỐN TIN VÀ TÔI RẤT TIN MẸ VẪN CÒN ĐÂU ĐÓ QUANH TÔI …

Cách duy nhất tôi có thể hy vọng tìm lại được Mẹ là qua Mạng lưới xã hội.

XIN HÃY GIÚP TÔI CHIA SẼ VÀ LAN RỘNG TIN NHẮN NÀY ĐẾN KHẮP NƠI TRÊN THẾ GIỚI .. đến mọi nơi, mọi chốn bởi vì …MẸ ƠI .. CON RẤT NHỚ MẸ dù đã hơn 30 năm qua..

Xin hãy giúp tôi
Xin cảm ơn rất nhiều

🙏🙏🙏

Ps. Đây là tấm hình duy nhất tôi còn lại được của Mẹ tôi”
https://www.facebook.com/amy.nguyen.188
*********
Con gái của một người tị nạn Việt Nam từng cố gắng trốn chạy sự cai trị của cộng sản 33 năm về trước, vừa đưa ra lời cầu xin khẩn thiết trên mạng xã hội để giúp bà tìm ra mẹ mình.

Trong một đoạn tin Facebook vào hôm Thứ Ba 5 tháng 12, bà Amy Nguyễn viết bà hy vọng tìm được mẹ của bà là Nguyễn Thị Lệ Hoa, người bị hải tặc bắt đi cùng với nhiều phụ nữ khác khi họ vượt biên bằng thuyền hơn ba thập niên trước.

Là cư dân tỉnh Vĩnh Long, bà Amy và mẹ lên đường vượt biển tại Cà Mau năm 1984. Bà Amy lạc mất mẹ khi hải tặc tấn công và bắt đi tất cả phụ nữ trưởng thành trên thuyền.

Trong đoạn tin, bà Amy cho biết bà cảm thấy có hy vọng tìm thấy mẹ mình, sau khi một thầy bói nói với bà rằng, mẹ của bà có thể vẫn còn sống.

Bà Hoa sinh năm 1955 tại Vĩnh Long, như vậy năm nay bà 62 tuổi.

Khoảng 2 triệu người đã rời khỏi Việt Nam để trốn chạy chủ nghĩa cộng sản bằng thuyền từ năm 1978 mãi tới đầu thập niên 1990. Số người đến được một đất nước khác an toàn chỉ lên tới gần 800,000.

Huy Lam / SBTN

http://www.sbtn.tv/con-gai-len-facebook-tim-me-bi-hai-tac-…/

Tôi rỏ nước mắt cho Đinh La Thăng và cho dân tộc tôi, đất nước tôi.

Nguồn:   Tho Nguyen shared Phạm Thành‘s post.
 
 
 
Image may contain: 3 people, text
Image may contain: 4 people, people smiling, people standing
Image may contain: 1 person, sitting

Phạm Thành added 3 new photos — with Minh Tuan Nguyen and 9 others.

 

Tôi rỏ nước mắt cho Đinh La Thăng và cho dân tộc tôi, đất nước tôi.

Vở hài kịch trên sân khấu chính trị thượng tầng của nhà sản vừa bắt con chuột bự Đinh La Thăng bởi một con cáo già đứng đầu tập đoàn liếm đít Tàu Cộng có tên là Trọng lú. Đinh La Thăng sẽ đối mặt với mức án công khai có thể chỉ chung thân, nhưng phải lại đối mặt với mức án bị giết khi nằm trong trại giam.

O Sin Huy Đức, kẻ phục vụ mẫn cán cho tập đoàn Nguyễn Phú Trọng, từ nay sẽ nhàn hạ hơn khi, kẻ tham nhũng, có tư tưởng thoát Tàu Cộng, còn lại duy nhất hiện nay chỉ là nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Buồn cho một dân tộc, khi náo nhiệt cỗ vũ cho kẻ tham nhũng nhưng muốn thoát Tàu Cộng bị giết bởi kẻ tham nhũng khác nhưng lại giỏi nghề liếm đít Tàu Cộng, muốm nhập nước Việt Nam vào nước của Tàu Cộng.

Thân mẫu anh Ba Nguyễn Tấn Dũng tạ thế, báo chí không một dòng tin, đồng chí không một lời thăm hỏi chia buồn, không phải trong lòng đồng chí không có nỗi niềm mà ý chí liếm đít Tầu cộng để hy vọng có chức có quyền còn mạnh hơn tình người, tình đồng chí giữa người Việt với người Việt.

Đó cũng là lý do, kẻ có chức có quyền đều tham nhũng như nhau. Nhưng tham nhũng mà không thân Tàu đều bị giết sạch, tham nhũng mà thân Tàu, không những không hề hấn gì mà còn cứ thế tiến lên giữ những vị trí trọng yếu của đất nước.

Đó là lý do tôi xin rỏ một giọt nước mắt cho Đinh La Thăng và rỏ ngàn vạn giọt nước mắt cho dân tộc tôi, đất nước tôi. Mất nước cho Tàu không còn lý do gì phải nghi ngờ nữa cả.   

Một học sinh lớp 10 ở Gia Lai bị côn đồ ‘nhí’ bắn gục

Một học sinh lớp 10 ở Gia Lai bị côn đồ ‘nhí’ bắn gục

Nghi can Huỳnh Văn Dũng. (Hình: Lao Động)

GIA LAI, Việt Nam (NV) – Chỉ mâu thuẫn vu vơ với bạn cùng trang lứa trên Facebook, đang ngồi uống nước gần trường, một nam sinh lớp 10 ở thành phố Pleiku bị thiếu niên 16 tuổi dùng súng bắn vào đầu gục tại chỗ.

Ngày 8 Tháng Mười Hai, nói với báo Lao Động, ông Phạm Văn Căn, trưởng Phòng Chính Trị Tư Tưởng, Sở Giáo Dục-Đào Tạo tỉnh Gia Lai, cho biết sức khỏe em Đinh Hoàng Long (16 tuổi, học sinh lớp 10B6, trường Trung Học Phổ Thông Nguyễn Chí Thanh, phường Trà Bá, thành phố Pleiku) bị Huỳnh Văn Dũng (16 tuổi, phường Hội Phú, thành phố Pleiku) bắn hiện vẫn đang nguy kịch.

“Bác sĩ nói phải chờ sức khỏe hồi phục lên mới mổ lấy đầu đạn ở đầu ra được do hiện tại em rất yếu,” ông Căn cho hay.

Theo báo Lao Động, sự việc xảy ra lúc 12 giờ 30 phút trưa 6 Tháng Mười Hai, khi em Đinh Hoàng Long đang ngồi uống nước cùng nhóm bạn ở quán nước phía trước xí nghiệp Quốc Cường (phường Trà Bá, thành phố Pleiku), cách trường Nguyễn Chí Thanh khoảng 200 mét, thì hai thiếu niên đi xe gắn máy, một đứng ở ngoài, một bước vào quán hỏi: “Ai là Đinh Hoàng Long.”

Long đứng dậy trả lời: “Dạ, em đây anh,” thanh niên này bước đến, bắn một phát sượt vào đầu, tiếp đó, rượt theo bắn phát thứ hai ở cự ly gần vào đầu khiến Long gục tại chỗ. Ngay sau đó, người đi đường cùng một số học sinh đã gọi taxi đưa Long vào bệnh viện cấp cứu.

Bà Đặng Thị Liễu (55 tuổi, chủ quán nước, cho biết sự việc diễn ra rất nhanh, đến nỗi bà không thấy khẩu súng, không thấy mặt người nổ súng như thế nào.

“Lúc đấy, tôi đang bán hàng, thanh niên vào rồi rút súng ra bắn liền, nhưng bắn sượt qua đầu em học sinh đó, đạn bay vào khuôn viên trụ sở xí nghiệp Quốc Cường. Em học sinh bỏ chạy khoảng 4-5 mét thì bị đuổi theo bắn phát thứ hai rất gần, chưa đến 1 mét, thấy em học sinh ngã gục, máu ở tai tràn ra rất nhiều,” bà kể lại.

“Lúc nghe tiếng súng, tôi mất hồn, nép vào tủ đựng bánh, nước ngọt. Tĩnh tâm lại thì người đó đã rời đi, chỉ thấy em học sinh nằm gục, máu trào ra,” bà kể.

Chồng bà Liễu, ông Trần Văn Thuận (62 tuổi) cho hay, vợ chồng ông mở quán nước, ăn vặt buôn bán từ năm 2011. “Cháu Long rất lịch sự, nói chuyện, đối đáp với người lớn rất lễ phép,” ông Thuận nhận xét.

Vụ nổ súng chỉ cách trường Trung Học Phổ Thông Nguyễn Chí Thanh khoảng 200 mét. (Hình: Lao Động)

Theo báo Zing, 8 giờ tối 6 Tháng Mười Hai, Công An tỉnh Gia Lai đã bắt giữ hai nghi can Huỳnh Văn Dũng (16 tuổi, trú tổ 13, phường Hội Phú) và Cao Văn Mạnh (14 tuổi, trú tổ 1, phường Hội Thương, cùng thành phố Pleiku) khi đang trốn tại tỉnh Kon Tum.

Báo này cho hay, trước đó, do có mâu thuẫn trên Facebook nên Dũng mang theo súng tự chế và rủ thêm Mạnh đi tìm Long giải quyết.

Nói với báo Lao Động, ông Trần Trọng Sơn, trưởng Phòng Cảnh Sát Điều Tra Tội Phạm Về Trật Tự Xã Hội (PC 45), Công An tỉnh Gia Lai, cho biết: “Nguyên nhân là ‘em trai’ ngoài xã hội của Huỳnh Văn Dũng có mâu thuẫn với học sinh Long, từ đó Dũng mang súng đến đánh, bắn trả thù.”

“Chỉ vì nghe ‘em trai’ ngoài xã hội kể lại ‘vu vơ’ có mâu thuẫn với Long trên Facebook, Dũng tự tìm đến quán nước cách trường 200 mét tìm Long rồi rút súng bắn vào đầu. Huỳnh Văn Dũng chưa gặp, cũng không biết mặt mũi em Long là thế nào,” ông Sơn nói.

Báo Zing cho hay, đến nay học sinh Đinh Hoàng Long vẫn hôn mê sâu và đang thở bằng máy, huyết áp tụt, tiên lượng rất xấu. Theo báo này, cha mẹ và ông nội của Long đều là bác sĩ Đông y nổi tiếng tại Gia Lai. (Tr.N)

Liệu có phải khai trừ đồng chí Mác và đồng chí Ăng-ghen?

Liệu có phải khai trừ đồng chí Mác và đồng chí Ăng-ghen?

8-12-2017

Hai ông tổ Các Mác và Ang Ghen này cần bị lãnh đạo đảng CSVN khai trừ? Ảnh: internet

Karl Mark: Theo tôi biết thì cụ Mác, ban đầu viết tên như thế, sau này có người viết là Marx, và cụ chấp nhận như vậy. Bây giờ ai cũng nghĩ tên cụ có nghĩa là thần chiến tranh. Nhưng điều quan trọng hơn, cụ là tổ sư của các Đảng Cộng sản. Các Đảng Cộng sản trên thế giới, kể cả cái hội nghị gì ở “Pẩy chinh” vừa qua cũng không nói gì khác. Như thế vẫn phải công nhận cụ là tổ sư của đảng.

Thế nhưng đồng chí Karl Marx đang bị lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đưa vào danh sách những đảng viên phạm kỹ luật có thể khai trừ, theo cái quy định trong quyết định số 102 QĐ/TW do một ủy viên Bộ Chính trị, trưởng ban tổ chức ký, nhằm xử lý kỷ luật đảng viên.

 

Nguyên văn mà báo Tuổi trẻ (thường) số ra ngày thứ sáu 8-12-2017 đưa tin: Khai trừ Đảng nếu bôi nhọ lãnh tụ và Đảng, cụ thể là: Đảng viên sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ nếu đòi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”, “xã hội dân sự”, “đa nguyên đa đảng”, bôi nhọ lãnh tụ, lãnh đạo đảng… hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của đảng.

Thế thì cả ông Mác, cả ông Ăng ghen là hai vị tổ sư, như tôi biết đều từng vi pham mấy điều cấm kỵ đó của đảng Cọng sản Việt Nam. Đồng chí Mác từng nói và Ăng Ghen đã cho công bố trong Lời tựa tác phẩm của Mác: Cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp rằng, không có lý tưởng Cộng sản cao đẹp nào cả, chẳng qua đó chỉ là một mệnh đề “trẻ con” (enfantine), của người sáng lập chủ nghĩa Mác lúc thiếu thời, và đã vứt bỏ trong cuối đời.

Dám vứt bỏ lý tưởng Cộng sản của đảng thì to gan thật. Tội chắc không thể tha. Điều thứ hai, đồng chí Mác lại còn cả gan nêu lên như một nguyên lý: Nhà nước có cở sở (base, nền tảng) tự nhiên là gia đình, có nền tảng nhân tạo là xã hội dân sự (civil société). Mác còn cho rằng tự do chính là biến Nhà nước cơ quan đặt trên xã hội thành cơ quan hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội! Ông không nói tào lao mà coi xã hội dân sự là nền tảng. Rõ ràng đồng chí Mác đã bác bỏ tư tưởng coi đảng là nền tảng của Nhà nước và xã hội.

Về tư tưởng đa nguyên đa đảng thì cả hai đồng chí ấy đã đưa thành nguyên tắc trong Tuyên Ngôn Cộng Sản, không chỉ nói mà bằng văn bản hẳn hoi, không chối cải được: “Các Đảng Cộng sản phải phấn đấu (xin nhấn mạnh hai chữ phấn đấu mà không biết PGS Bùi Hiền đề nghị viết thế nào), để đoàn kết và hợp tác với các đảng dân chủ, dân tộc trong mỗi quốc gia. Hai đồng chí ấy khẳng định phải phấn đấu (nỗ lực, cố gắng) để vừa hợp tác lại vừa đoàn kết, chứ không hề nói phải xóa bỏ, thủ tiêu. Nói rõ là không những phải tôn trọng mà phải thực hành đa đảng lại ghi trong cương lĩnh như đã biết.

Riêng cái tội “hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng” thì đồng chí Ăng ghen có tội khi cho rằng: Cuối cùng cũng phải làm sao để mọi người chấm dứt kiểu cư xử với các quan chức của đảng – những người đầy tớ của mình – luôn luôn bằng sự tế nhị đặc biệt và thay cho sự phê bình lại ngoan ngoãn vâng lời họ như những-kẻ-quan-liêu-không-bao-giờ-mắc-sai-lầm. Cớ sao các đảng viên không coi các quan chức của mình là đầy tớ (serviteur), để bảo ban, phê bình, mà lại quay ra coi họ như một đám-quan-liêu-không-bao-giờ-mắc-sai-lầm? (Xin nhấn mạnh, ông không hề gọi là lãnh đạo (leader). Dám coi vai trò lãnh đạo là đầy tớ, kẻ giúp việc mà thôi. (trích trong bài “Chúng tôi đã vạch trần”).

Đúng hai đồng chí này đã nói và làm trái với quan điểm, với quy định của đảng. Nhưng cái khó là nếu khai trừ họ, thì còn đâu là chính danh, chính thống nữa, mà không, thì chả nhẽ lại cho rằng quan điểm hiện nay của đảng là xét lại, là phản bội các tổ sư Mác Ăng Ghen.

Hay là phải bỏ đi cái văn bản, bởi dù sao văn bản không thể cao hơn nguyên lý mà hai vị Tổ sư đã vạch ra. Nan giải thật đấy.

Thu phí BOT: Khác gì ép ‘mãi lộ’?

Nguồn:   BBC Vietnamese‘s post.
 
 

Chủ trương xây dựng và triển khai thu phí BOT giao thông đường bộ hiện nay là ‘sai lè lè’ về mặt chủ trương và cách thu phí chẳng khác gì ép người tham gia giao thông phải ‘trả tiền mãi lộ’, theo một cựu quan chức ban lãnh đạo Văn phòng Quốc hội Việt Nam và luật sư từ Sài Gòn.

Bình luận với Bàn tròn của BBC hôm thứ Năm 07/12/2017 về các dự án BOT đang gây tranh cãi ở trong nước, trong đó có BOT thu phí giao thông đường bộ ở Cai Lậy, Tiền Giang, luật sư Trần Quốc Thuận nói:

“Đây là một vụ mà cách bức xúc của người dân cũng hao hao như vụ Đồng Tâm ở Hà Nội trước đây về đất đai hiện bây giờ vẫn chưa giải quyết được. Tại vì, người dân, đẩy họ vào con đường cùng mà trong khi đó chủ trương của mình [Việt Nam] nói thế nào đó là sai lè lè.

“Mà cái sai điển hình nhất là vụ xảy ra người ta đã phản ánh từ tháng 8/2017 thì đình, thì Thường vụ Quốc hội vào ngày 21/10 vừa qua đã ra Nghị quyết 437 nêu rõ hình thức hợp đồng BOT áp dụng với các tuyến đường mới để đảm bảo quyền lựa chọn cho người dân, không đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường độc đạo hiện nay.

“Như vậy thì làm BOT để người ta chọn lựa để người ta muốn đi BOT thì người ta trả tiền, còn đi trên độc đạo quốc lộ thì không phải trả tiền, vì cái đó người ta đã đóng thuế bảo dưỡng đường bộ này, kia rồi.

“Ví dụ bây giờ như Đèo Cả giữa Khánh Hòa với Phú Yên có đường hầm, thì ai muốn đi đường hầm phải trả tiền, còn ai muốn đi đường đèo thì không phải trả tiền, thì đó có một sự chọn lựa…”

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42271417

Một luật sư nói về về chuyện thu phí BOT đang gây nhiều tranh cãi tại Việt Nam.
 
BBC.COM

Lương của Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội là bao nhiêu?

V Phung Phung shared a link.
35 mins · 

 
 
Loading… Chủ tịch nước được hưởng hệ số lương 13.00, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng được hưởng hệ số lương là 12.50, khoảng hơn 15 triệu đồng một tháng.…
61PHUT.NET
 

Bắt và khởi tố Đinh La Thăng: ‘Chưa phải là hồi kết’

Cát Linh, RFA
2017-12-08
 
Ảnh ghép Bí thư thành Ủy thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng (trái) và cựu Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (phải).

Ảnh ghép Bí thư thành Ủy thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng (trái) và cựu Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (phải).

AFP
 

Phiên họp bất thường của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XIV diễn ra vào chiều tối ngày 8 tháng 12 với kết quả ông Đinh La Thăng bị thôi chức Đại biểu Quốc hội.

Chỉ vài giờ sau đó, những lời đồn đoán lẫn thắc mắc về số phận của ông Đinh La Thăng, Phó trưởng Ban Kinh tế trung ương, nguyên Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam PVN trong suốt 1 thời gian dài đã được sáng tỏ.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an chiều ngày 8 tháng 12 ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam ông Đinh La Thăng với Lý do để điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Ông Đinh La Thăng có phải là ngọn lửa cao trào thổi bùng lò chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hay không?

Không ngạc nhiên

Tin tức được đưa ra theo hình thức “nhỏ giọt” từng diễn biến một. Trước tiên là kết quả phiên họp bất thường của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Tất cả ủy viên có mặt đồng thuận với nghị quyết cho thôi chức đại biểu quốc hội đối với ông Đinh La Thăng.

Vài giờ đồng hồ sau đó, báo chí trong nước đồng loạt đăng tải ngay quyết định của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an về việc khởi tố lệnh bắt tạm giam đối với ông Đinh La Thăng và có hiệu lực ngay lập tức.

Những sự việc này, tuy diễn ra cùng một lúc, mang tính chất rất đột ngột, nhưng với những người quan sát tình hình chính trị Việt Nam, thì họ không có nhiều ngạc nhiên.

Đưa ra đánh giá đầu tiên về sự việc này, Tiến sĩ kinh tế, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, từ Sài Gòn nói với chúng tôi rằng “Đây là nguyên uỷ viên Bộ Chính trị đầu tiên của Việt Nam bị bắt.”

… khi đã bắt Trịnh Xuân Thanh thì phải lôi đến tận gốc rễ của vấn đề. Mà khi đã lôi tận gốc rễ của vấn đề thì sẽ ra đến việc của ông Đinh La Thăng.
– Nguyễn Vũ Bình

Nhận định thứ hai theo ông, tuy đã từng có 1 luồng dư luận đề cập đến việc Đinh La Thăng bị bắt giam, nhưng ngay chính cá nhân ông trước đây cũng chưa thể khẳng định về hình thức kỷ luật mà Đinh La Thăng sẽ nhận lãnh. Do đó, “1 nửa ngạc nhiên, 1 nửa không” là trạng thái ông đón nhận sự việc này.

“Tôi có phần ngạc nhiên. Đây là một kịch bản lặp lại của sự việc tháng 4 năm 2017. Cuối tháng 4 trong bối cảnh lúc đó có thông tin ông Thăng không bị hề hấn gì bởi cái vụ Tập đoàn dầu khí quốc gia. Đột ngột sau đó Uỷ ban Kiểm tra Trung ương công bố kết quả kiểm tra đối với Đinh La Thăng về những sai phạm được coi là hết sức nghiêm trọng. Chỉ 2 tuần sau đó tại Hội nghị Trung ương 5, Đinh La Thăng chính thức mất ghế Uỷ viên Bộ Chính trị.

Kỳ này kịch bản lặp lại, cũng 2 tuần. Ngày 25 tháng 11 ông Nguyễn Phú Trọng chủ trì 1 cuộc họp quan trọng của Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương, đưa ra 1 thông tin công khai, là trong tháng Giêng và tháng Hai sẽ đưa ra xử 2 vụ, 1 là vụ Trịnh Xuân Thanh, 2 là vụ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia. Nhưng không đề cập đến ông Đinh La Thăng mà đề cập trực tiếp đến ông Trịnh Xuân Thanh.

Cho nên lúc đó có dư luận cho là Đinh La Thăng thoát.”

Cũng “không ngạc nhiên lắm” là phản ứng của nhà báo tự do Nguyễn Vũ Bình. Theo phân tích của ông, nếu so sánh lại với sự việc của Trịnh Xuân Thanh từng làm ồn ào báo chí thời gian qua thì sẽ thấy ngay “việc gì đến sẽ đến”.

“Tôi không ngạc nhiên lắm. Chỉ có chút thôi. Vì chuyện bắt ông Trịnh Xuân Thanh là nó rất là lớn, phải chịu hy sinh lợi ích bang giao quốc tế. Cho nên khi đã bắt Trịnh Xuân Thanh thì phải lôi đến tận gốc rễ của vấn đề. Mà khi đã lôi tận gốc rễ của vấn đề thì sẽ ra đến việc của ông Đinh La Thăng.”

Ông Trịnh Xuân Thanh mà nhà báo Vũ Bình vừa nhắc đến là nguyên là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty xây lắp dầu khí, trực thuộc Tập đoàn dầu khi quốc gia Việt Nam. Trong thời gian làm việc tại đó từ 2011 đến 2013 ông bị cho là đã làm lỗ và thất thoát một số tiền lên đến 3200 tỉ đồng.

Sau đó ông lại được rút về Bộ Công thương rồi lại được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch tỉnh Hậu giang. Đó là chức vụ cuối cùng của ông trước khi bỏ trốn sang Châu Âu và bị Chính phủ Việt Nam truy nã quốc tế vào tháng 9 năm 2016.

Ngày 31 tháng 7 năm 2017, báo chí trong nước đưa tin ông về nước đầu thú ở Bộ Công an Việt Nam, xuất hiện trên đài truyền hình nhà nước Việt Nam nói rằng ông đã phạm sai lầm và quyết định về nước đầu thú.

Tuy nhiên báo chí tiếng Việt và tiếng Đức tại Đức cho biết ông Trịnh Xuân Thanh đã bị nhân viên an ninh Việt Nam sang Đức bắt cóc đưa về nước qua đường Cộng hòa Czech. Nước Đức sau đó nói rằng ông Thanh bị bắt cóc trên lãnh thổ Đức và yêu cầu trả lại ông Thanh cho phía Đức. Yêu cầu này không được đáp ứng và Đức đã đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.

Cho đến nay Việt Nam vẫn không lên tiếng xác nhận hay phủ nhận việc có bắt cóc ông Thanh trên đất Đức hay không.

Cũng không khác với những nhận định trên, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, cho rằng sự việc này đối với ông là hoàn toàn nằm trong “đường đi có thể suy đoán được”. Từ Hà Nội, ông nói với chúng tôi ông không hề ngạc nhiên.

“Không có gì ngạc nhiên vì bản chất của cuộc đấu đá phe phái, logic của nó phải là như vậy.”

Chưa phải là hồi kết

Lý do bắt giam và khởi tố ông Đinh La Thăng được cho biết là vì có những vi phạm nghiêm trọng trong việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) góp vốn 800 tỉ đồng vào Ngân hàng Cổ phần Đại dương (OceanBank) và mất trắng số tiền này.

Cả PVN và Oceanbank đều là những cái tên “nặng ký” trong chiến dịch chống tham nhũng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề xướng và làm “Tổng tư lệnh”.

Thế nhưng, Đinh La Thăng liệu có phải là cội rễ cuối cùng của 1 trong những đại án tham nhũng hay không? Câu trả lời của nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng là “chưa phải”. Và ông cũng cho rằng việc bắt giam khởi tố Đinh La Thăng “chưa phải là cao trào của “Bản Giao hưởng Chống Tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.”

Ông Phạm Chí Dũng nói tiếp.

“Vấn đề Đinh La Thăng chỉ là tiền đề của 1 cuộc chiến sinh tử của ông Nguyễn Phú Trọng, của cá nhân ông Nguyễn Phú Trọng, thể diện ông Nguyễn Phú Trọng và cũng là sự nghiệp chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng.”

Tương tự với quan nhận định này là quan điểm của nhà báo Vũ Bình khi cho rằng Đinh La Thăng chưa phải là nhân tố kết thúc câu chuyện chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng.

Như vậy thì đường đi của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng rất có khả năng sẽ dẫn thẳng đến cửa nhà của ông Nguyễn Tấn Dũng, là cựu Thủ tướng.
– Phạm Chí Dũng

“Theo tôi thì nó chưa kết thúc. Và nếu như logic của vấn đề phát triển, thì suy nghĩ của tôi là sẽ động đến cấp cao hơn ông Đinh La Thăng, chúng ta biết là người đã về hưu rồi. Đây là cuộc chiến có lẽ không khoan nhượng chứ không đơn thuần là đánh từ vai đánh xuống.”

Thêm vào đó, nhà báo Vũ Bình không cho rằng đây là cuộc chiến chống tham nhũng. Vì theo ông, gốc rễ của tham nhũng là cơ chế, khi chưa thay đổi, giải quyết được cơ chế tất cả việc chống và đánh tham nhũng chỉ là tranh giành phe phái.

Tuy rằng theo nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, rất khó để đưa ra dự đoán về bước kế tiếp, nhưng theo quan điểm cá nhân ông, rất có thể hồi kế tiếp của việc này là con đường dẫn đến cửa nhà của “cấp cao hơn Đinh La Thăng và đã về hưu”

“Như vậy thì đường đi của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng rất có khả năng sẽ dẫn thẳng đến cửa nhà của ông Nguyễn Tấn Dũng, là cựu Thủ tướng.”

Thế nhưng, ông nhấn mạnh suy nghĩ này “chỉ là 50/50”. Phân tích rõ hơn, nhà báo Phạm Chí Dũng nói rằng “Việt Nam không phải là Trung Quốc, Nguyễn Phú Trọng không phải là Tập Cận Bình”

“Muốn làm việc lớn thì phải có cái đầu lớn, lá gan lớn và những cánh tay mạnh mẽ. Trong suốt gần 2 năm vừa qua, có thể nói thành tích chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng được coi là quá nhỏ bé, khiêm tốn so với Trung Quốc. Cho nên chuyện ông muốn làm 1 việc gì đó lớn phải đòi hỏi bản lĩnh ghê gớm lắm. Riêng đối với cá nhân tôi là sự nghi ngờ.”

Chính vì vậy, tuy nói rằng sau Đinh La Thăng, con đường đi tiếp theo của ông Nguyễn Phú Trọng có thể sẽ dẫn đến trước cửa nhà của ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng ông Phạm Chí Dũng cũng nhấn mạnh là sẽ không dễ dàng như dư luận đồn đoán.

Qua tất cả những quan sát và phân tích của những người quan tâm đến tình hình chính trị Việt Nam hiện nay, câu hỏi “Sau Trịnh XuânThanh, sau Đinh La Thăng sẽ là ai?” vẫn còn là một câu hỏi lớn.

Domino suy sụp quyền lực, nhìn đâu cũng thấy cửa tử

Viết từ Sài Gòn
2017-12-07
 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (phải) vẫy tay trong lễ đón tại phủ Chủ tịch ở Hà Nội hôm 12/11/2017

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (phải) vẫy tay trong lễ đón tại phủ Chủ tịch ở Hà Nội hôm 12/11/2017

 AFP
 

Có thể nói rằng sau gần 50 năm nắm quyền lãnh đạo toàn đất nước Việt Nam, chưa bao giờ đảng Cộng sản Việt Nam gặp tình huống khó xử như hiện nay. Và đáng sợ hơn cho họ là họ đang gặp thế chân vạc ngoại giao, một trong những thế khó phá nhất của người độc tài bởi họ cũng là một trong những phần tử nằm trong thế chân vạc này.

Thế chân vạc ngoại giao gồm nhiều thành tố nhưng trong đó, ba yếu tố quan trọng: Đối ngoại Hoa Kỳ; Đối ngoại Trung Quốc và; Sự tồn tại của đảng Cộng sản Việt Nam làm nên thế chân vạc này, và nó không phải là một chân vạc vững chãi mà là một loại chân vạc không đồng chất, các chân vạc có thể trụ không nổi và đổ sầm, dẫn đến đổ vạc, đổ bể mọi thứ…

Có một thực tế dễ nhìn thấy nhất là nếu đảng Cộng sản Việt Nam chọn Hoa Kỳ thì bất cứ giá nào cũng phải có sự chuyển hóa dân chủ; Nếu chọn Trung Quốc thì giữ được đảng Cộng sản nhưng không phải là hệ thống cầm quyền hiện tại. Và sự tồn vong của đảng Cộng sản Việt Nam trong lúc này theo nghĩa lãnh đạo độc tài bị xáo động hơn bao giờ hết.

Nếu Việt Nam chọn Hoa Kỳ làm đối tác quan trọng nhất, thì chắc chắn một điều là Việt Nam sẽ có thêm hai đồng minh quan trọng trong khu vực châu Á gồm Hàn Quốc và Nhật Bản. Đây là hai cầu nối mạnh và thông thoáng nhất để đảng Cộng sản Việt Nam tiếp cận với nền dân chủ đích thực, để đi đến kinh tế tư bản và chuyển hóa, chia đều quyền lực lãnh đạo trong sự giám sát, điều tiết hợp lý nhằm tránh nội loạn và tránh lật đổ chính quyền, dẫn đến hỗn loạn, khủng hoảng khu vực.

Đương nhiên, lựa chọn đối tác Hoa Kỳ, đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không mất quyền lực lãnh đạo bởi họ đã có hàng loạt các thái tử đỏ để chuẩn bị cho một cuộc tổng tuyển cử cần thiết. Hơn nữa, tiềm lực kinh tế của người Cộng sản không nhỏ chút nào trong các cuộc tranh cử. Hiện tại là thời cơ tốt nhất để họ hợp thức hóa tính chính danh của họ bằng một cuộc bầu cử tự do. Trong đó, sự thay đổi tên đảng hoặc thiết lập một loại Tân Cộng sản bằng một cái tên khác không phải là điều nằm ngoài dự tính của người Cộng sản.

Với lựa chọn đối tác Hoa Kỳ, người Cộng sản không mất đi sự giàu có sẵn có nhưng sẽ mất đi khả năng độc tài, bưng bít thông tin và con cháu họ phải chấp nhận một luật chơi mới có tính minh bạch hơn, khó tham nhũng hơn.

Ngược lại, nếu chọn Trung Quốc làm đối tác, đảng Cộng sản Việt Nam sẽ hoàn toàn bị tiêu diệt sau ba năm chuyển giao. Bởi lẽ, mộng bá chủ thế giới, mà đích ngắm đầu tiên là thâu tóm Việt Nam vốn là giấc mộng chưa bao giờ nguôi của Trung Hoa Đại Hán.

Vì hiện tại, vấn đề nội loạn, thanh trừng phe nhóm chính trị và đại bộ phận nhân dân nghèo khổ tại đất nước được xem là cường quốc thứ nhì thế giới này đang trong tình trạng dầu sôi lửa bỏng. Đề cao chủ nghĩa dân tộc, hứa hẹn kinh tế bằng những cuộc chinh phạt các nước nhỏ vốn là chiêu bài chính trị của nhà nước Trung Quốc nhằm giảm nhiệt trong nước.

Một khi nắm được Việt Nam trong tay, đương nhiên, Cộng sản Trung Quốc sẽ ổn định vùng đất mới và bắt tay vào công cuộc thanh trừng mới nhằm thống nhất Tân Trung Hoa. Chiêu bài chống tham nhũng vốn là sở trường của người Trung Quốc. Hơn ai hết, các quan hệ kinh tế Việt – Trung đã giúp cho đảng Cộng sản Trung Quốc nắm khá nhiều bằng chứng tham nhũng của giới chức Cộng sản Việt Nam.

Khi thời cơ đến, họ sẽ dùng chiêu bài chống tham nhũng để loại bỏ toàn bộ hệ thống thái thú người Việt và thay thế bằng hệ thống quan lại người Hoa. Đến lúc đó, Việt Nam mới chính thức thuộc về Trung Hoa. Bởi thanh trừng bằng chiêu bài chống tham nhũng là cách mị dân tốt nhất để người dân mơ hồ tin rằng Trung Hoa đại lục xứng đáng để mình làm công dân.

Và đây là điều không thể tránh khỏi khi Việt Nam trở thành một tỉnh của Trung Quốc, quân đội, an ninh Việt Nam vốn dĩ là “trung với đảng, phục vụ đảng, còn đảng còn mình” sẽ trở thành thuộc cấp của an ninh, quân đội Trung Quốc. Lúc đó, dù trung ương đảng Cộng sản Việt Nam có cố cựa quậy kiểu gì cũng không thoát được vòng kim cô trung ương Cộng sản Trung Quốc.

Chơi với Trung Quốc thì duy trì được chế độ Cộng sản độc tài nhưng phải chấp nhận mất trắng quyền cầm trịch. Chơi với Hoa Kỳ thì cũng sẽ mất độc tài và tự chuyển hóa bằng mọi giá, thậm chí phải thay đổi tên gọi để giữ chân trong lãnh đạo quốc gia là điều không thể tránh. Có lẽ đây là bài toán khó cho sự tồn vong của đảng Cộng sản, nó khó đến mức người cầm đầu đảng Cộng sản có thể bị đột quị, tai biến bất kì giờ nào khi nghĩ đến quyền độc tài của Cộng sản Việt Nam trong tương lai!

Hiện nay, các thành phần dân tộc Việt Nam hướng về phía dân chủ Hoa Kỳ đã hiện rõ, có thể nói rằng con số hướng về phía dân chủ Hoa Kỳ quá lớn, quá áp đảo! Các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam mặc dù bị đàn áp, bắt bớ nhưng hiệu ứng của họ trong nhân dân lại quá mạnh. Từ biểu tình chống Trung Quốc, biểu tình kêu gọi bảo vệ môi trường, biểu tình bằng tiền lẻ qua BOT… Tất cả đều nhằm đánh xé tấm màn bí mật tham nhũng và lợi ích nhóm, bán đứng tổ quốc, bạch hóa mọi thứ.

Trong khi đó, Hoa Kỳ bắt đầu siết chặt thuế quan cũng như một số thứ có liên quan đến Trung Quốc núp danh nghĩa Việt Nam. Và một khi Hoa Kỳ siết chặt thuế quan, sẽ dẫn đến hiệu ứng domino trong khối kinh tế phương Tây vì họ chẳng dại gì không siết thuế với thứ hàng Trung Quốc giả danh Việt Nam. Nếu không siết thuế, hóa ra họ phải hứng thứ hàng Trung Quốc mà Hoa Kỳ đã bỏ đi.

Với nền kinh tế gần như phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc, bất kì đòn siết chặt thuế quan nào của các nền kinh tế lớn cũng đều dẫn đến khủng hoảng cho kinh tế Việt Nam và đặc biệt là khủng hoảng của đảng Cộng sản. Trong khi đó, khả năng huy động vốn từ nhân dân của đảng Cộng sản hiện nay là con số zero tròn trĩnh. Họ chỉ còn một cách là tiếp tục nâng thuế để tồn tại. Nhưng nâng thuế là con dao hai lưỡi, nó nhanh chóng đẩy nhân dân đến chỗ bất mãn, thậm chí thù hận đảng cầm quyền.

Có thể nói rằng, hiện nay, đảng Cộng sản Việt Nam đang đứng trong thế chân vạc mà nếu lựa chọn vì quốc gia, dân tộc thịnh vượng thì Hoa Kỳ sẽ là đối tác sâu rộng. Nhưng người Cộng sản buộc phải tự chuyển hóa để đuổi kịp tiến trình phát triển thế giới.

Nếu chọn Trung Quốc, họ sẽ giữ được đảng Cộng sản nhưng lúc đó không phải là đảng Cộng sản Việt Nam nữa. Quyền lực độc tài của họ hoàn toàn bị lấy đi bởi hệ thống trung ương lớn hơn. Ở hướng này, tính quốc tế Cộng sản nghe ra có vẻ khả thể! Nghiệt nổi, Cộng sản Việt Nam lún quá sâu vào cái bẫy của Cộng sản Trung Quốc nên muốn thoát ra được hệ thống quan thầy Trung Quốc là cả một vấn đề sống còn.

Làm sao để giữ đảng độc tài? Làm sao để phát triển và chuyển hóa? Làm sao để thoát Trung vì chơi với Trung Cộng là đang tự ăn thịt bản thân, đang chết chậm, chết từ từ…? Chọn dân tộc, quốc gia tiến bộ hay chọn quốc tế Cộng sản? Tất cả những câu hỏi này có thể khiến cho người lãnh đạo tối cao của đảng Cộng sản Việt Nam vỡ mạch máu não, lăn đùng ra, giật tay giật chân, trào bọt mép bất kì giờ nào! Vì muốn giữ độc tài lãnh đạo thì nhìn đâu cũng thấy cửa tử!

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: “Bắt Đinh La Thăng, vẫn là chuyện thanh trừng nội bộ”

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: “Bắt Đinh La Thăng, vẫn là chuyện thanh trừng nội bộ”

Kính Hòa RFA
2017-12-08
 
Ông Đinh La Thăng, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, viên chức cao cấp nhất của Đảng Cộng sản bị bắt giữ. Ảnh chụp tại một phiên họp Quốc hội, 30/10/2017.

Ông Đinh La Thăng, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, viên chức cao cấp nhất của Đảng Cộng sản bị bắt giữ. Ảnh chụp tại một phiên họp Quốc hội, 30/10/2017.

 AFP
 

Ngày 8 tháng 12 năm 2017, ông Đinh La Thăng, nguyên Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, nguyên Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bị bắt tạm giam để điều tra về việc làm thất thoát tài sản tại Tổng công ty dầu khí Việt Nam.

Đây là một viên chức cao cấp nhất của Đảng Cộng sản và chính phủ Việt Nam bị bắt một cách công khai trong lịch sử của Đảng.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự tại Hà Nội trao đổi với Kính Hòa của Đài RFA quan điểm của ông qua sự kiện này.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Người ta viện cái cớ là ông ấy là mất 800 tỉ, và chuyện liên quan đến một cái công ty gì đấy của ông Trịnh Xuân Thanh. Những thông tin như thế thì người ta đã đồn ở Hà Nội này từ trước khi Đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản. Cho nên là theo tôi thì nó vẫn là tiếp tục của sự thanh trừng các bè phái. Cái chuyện tham nhũng, theo tôi thì nếu chống tham nhũng thật sự thì tất cả các ông ấy bị tù hết nếu làm nghiêm túc.

Kính Hòa: Nhưng chuyện bắt ông Thăng, từ chuyện truất phế ông ấy ra khỏi Quốc hội, rồi ông Phạm Minh Chính ký đình sinh hoạt đảng của ông Thăng, đều xảy ra trong một ngày, chuyện đó có gì đặc biệt không?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Chẳng có gì đặc biệt cả. Đây là Đảng Cộng sản Việt Nam trị ông Thăng chứ không phải là tư pháp hay gì cả, bởi vì tất cả các lệnh đều từ đó mà ra. Quốc hội hay cho thôi Quốc hội đều do các ông ấy cả. Quyết định cho (ông Thăng) ứng cử Quốc hội mới có tháng Năm năm ngoái chứ đâu có gì là xa lắm.

Kính Hòa: Ông Thăng từng phụ trách Bộ Giao thông vận tải. Vừa rồi là chuyện BOT được truyền thông rộng rãi đưa tin, vậy liệu đó có phải là chuẩn bị dư luận cho việc bắt bớ này không?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Có thể hiểu như vậy cũng được. Thời ông Đinh La Thăng là thời nở rộ các BOT kiểu Cai Lậy. Nhưng tôi cũng phải nhấn mạnh là cái BOT còn nghiêm trọng hơn cái ở Cai Lậy vì nó rất là rõ ràng thì đã xảy ra hồi 20 năm trước, vào cái thời mà ông Thăng vẫn còn là kế toán trưởng hay giám đốc gì đó ở Tổng công ty Sông Đà.

Những chuyện như thế, những chuyện thanh trừng bè phái chắc chắn còn có nữa.Nếu mà tương quan lực lượng giữa các bên nghiêng hẳn về một phía, thì tại sao không chặt đầu rắn cho nó xong.
-Tiến sĩ Nguyễn Quang A.

Nhưng mà đúng là ông ấy dính đến chuyện rầm rộ BOT, mà BOT thì toàn bộ báo chí chính thống rồi trên mạng, đều phản đối, vậy tạo nên cái lý là bắt ông này là chính xác rồi, không có vấn đề gì cả.

Kính Hòa: Sau ông Đinh La Thăng thì ông nghĩ là có người nào nữa cao cấp hơn không?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Tôi không dám đoán. Tôi nghĩ hoàn toàn có thể, mà cũng có thể là không. Những chuyện như thế, những chuyện thanh trừng bè phái chắc chắn còn có nữa.

Nếu mà tương quan lực lượng giữa các bên nghiêng hẳn về một phía, thì tại sao không chặt đầu rắn cho nó xong.

Kính Hòa: Có nghĩa là có khả năng ông Nguyễn Tấn Dũng dính dáng đến tòa án?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ là có thể nếu cán cân lực lượng xoay chuyển như vậy.

Kính Hòa: Có phải ông Đinh La Thăng là quan chức đảng cao cấp nhất bị bắt một cách hình sự như vậy trong lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian gần đây?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: 20 năm trở lại đây thì đúng đây là trường hợp đầu tiên.

Kính Hòa: Trước đó có những quan chức cao cấp bị bắt, bị thanh trừng nhưng không có dư luận rộng rãi phải không ạ?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Đúng rồi. Trước kia thì đến quan chức cao cấp như vậy, bị bắt thì không có, mà là bị vô hiệu hóa, rồi về nhà ngồi chơi xơi nước, bị quản thúc tại gia thì có, chứ bị bắt một cách công khai thì không.

Kính Hòa: Ông vừa nói đến chuyện cán cân lực lượng có thể đưa đến truy đến cấp trên của ông Thăng là ông Nguyễn Tấn Dũng, như vậy có phải chuyện này sẽ phá một dư luận làm tiền lệ nói rằng các cấp cỡ đó, cỡ tứ trụ triều đình, thì không bị đụng chạm đến?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Vấn đề là họ thỏa hiệp với nhau đến mức nào. Vì quyền lợi chung thì họ có thể thỏa hiệp, và lúc đó thì xề xòa hết cả. Nhưng nếu tương quan lực lượng áp đảo hẳn về một phía thì lúc đó có thể diễn ra.

Kính Hòa: Dù sao đi nữa thì ông Đinh La Thăng trong dư luận Việt Nam là hình ảnh của một vụ tham nhũng rất là lớn. Thì với sự bắt bớ này, ông Nguyễn Phú Trọng cũng đạt được một thành công là gầy dựng lại hình ảnh của đảng trong việc chống tham nhũng?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ rằng chắc chắn nó làm cho nhiều người tin rằng đây là một cuộc chống tham nhũng thật, mà Đảng Cộng sản Việt Nam có thể làm được chuyện ấy. Cái cách tuyên truyền của người ta là như vậy.

Nhưng nếu nhìn ở khía cạnh khác thì đó là cuộc thanh trừng giữa các bên.

Ông (Trần Quốc) Vượng mấy ngày trước vừa ký một quyết định về việc khai trừ các thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông ấy nêu hàng loạt các thứ để củng cố sự độc quyền của Đảng. Không nói đến tam quyền phân lập, không nói đến dân chủ, không nói đến xã hội dân sự. Cái việc đó chỉ củng cố sự tập trung quyền lực vào trong ban lãnh đạo của đảng hiện thời.

Càng tập trung như thế thì càng nảy ra tham nhũng. Chống tham nhũng là không thể ở một nơi không có pháp quyền, không có nền pháp trị. Bản thân các vị ấy ngồi trên pháp luật thì làm sao chống tham nhũng được. Từ khía cạnh ấy thì sự thành công cũng không có gì.

Kính Hòa: Xin cám ơn ông.