Mỹ từ chối các dự án BOT ở Việt Nam vì tham nhũng

 

Mỹ từ chối các dự án BOT ở Việt Nam vì tham nhũng

Ông Adam Sitkoff, giám đốc điều hành Phòng Thương Mại Mỹ (AmCham) tại Hà Nội. (Hình: nhadautu)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Các nhà đầu tư Mỹ từ chối tham gia các dự án BOT tại Việt Nam vì đòi hỏi “lại quả” của giới quan chức nhà cầm quyền Việt Nam.

Đó là tiết lộ của ông Adam Sitkoff, giám đốc điều hành Phòng Thương Mại Mỹ  (Amcham) tại Hà Nội, để giải thích tại sao đến nay người ta không thấy giới đầu tư Mỹ đầu tư vào các dự án BOT giao thông tại Việt Nam dù kỹ thuật xây dựng cầu đường, cao ốc của Mỹ vốn nổi tiếng trên thế giới.

BOT là từ viết tắt tiếng Anh “Build -Operate-Transfer” nay đã quen thuộc tại Việt Nam cho các dự án công ích nhưng được giao cho nhà thầu tư nhân tự bỏ tiền xây dựng (Build) rồi vận hành và lấy lệ phí sử dụng (Operate) rồi chuyển giao lại cho nhà nước (Transfer).

Ông Adam Sitkoff được thuật lời trên báo điện tử Nhà Đầu Tư hôm Thứ Hai, 11 Tháng Mười Hai, 2017, nói rằng, “thứ nhất là tình trạng tham nhũng tại các dự án trước đó.” Và, “trước khi tham gia bất kỳ lĩnh vực nào, dự án nào, chúng tôi cũng sẽ tìm hiểu thông qua các nhà đầu tư trong nước trước.”

“Hiện có rất nhiều dự án xây dựng sân bay, tàu điện ngầm tại Trung Quốc, Nhật Bản mà chính phủ Mỹ rất muốn hợp tác. Chính phủ Mỹ không hứng thú với việc đầu tư lớn vào những dự án như BOT,” ông Sitkoff nói thêm.

Ông cũng cho rằng, đối với Việt Nam, năng lượng là tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội như năng lượng điện gió và năng lượng mặt trời. “Đây là một lĩnh vực mới của Việt Nam mà Mỹ rất quan tâm,” lãnh đạo Amcham khẳng định, theo Nhà Đầu Tư.

Theo tờ Nhà Đầu Tư, hiện nay, mới có dự án BOT tuyến tránh thành phố Phủ Lý là dự án BOT giao thông đầu tiên mà doanh nghiệp nước ngoài nhận quyền khai thác. Phải mất hơn 1 năm nghiên cứu, hai công ty Nhật Bản là NEXCO và JEXWAY mới hoàn thành đàm phán mua lại 20% cổ phần của công ty cổ phần FECON Việt Nam tại dự án BOT tuyến tránh thành phố Phủ Lý.

Dù vậy, “Nhà đầu tư Nhật Bản mới dừng ở việc mua lại cổ phần của dự án BOT đã hoàn thành. Gần 10 năm trước, một trong 2 doanh nghiệp Nhật Bản này đã từng có ý định đầu tư mới dự án BOT tại Việt Nam nhưng rồi lại bỏ cuộc.”

BOT, món mồi béo bở cho tham nhũng và ‘tư bản đỏ’

Dư luận cả nước tại Việt Nam đang đặc biệt theo dõi xem nhà cầm quyền Việt Nam giải quyết thế nào về vấn đề thu phí tại quốc lộ 1A ngang qua thị trấn Cai Lậy. Một đường tránh dài khoảng 12km được làm mới, “chỉ định thầu” cho tư nhân bỏ tiền ra làm nhằm giảm áp lực xe cộ qua thị trấn này, nhưng trạm thu phí lại đặt trên QL 1A làm giới tài xế phản ứng bằng cách “trả tiền lẻ,” tức mệnh giá nhỏ nhất cho những số tiền phí hàng chục ngàn hay hơn một trăm ngàn, kéo dài thời gian thu phí cho một xe, dẫn đến kẹt đường. Đích thân ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải loan báo “xả trạm” một hai tháng để tìm cách giải quyết dứt khoát.

Giới tài xế liên tục dùng tiền lẻ để trả phí dẫn đến tranh cãi và kẹt xe tại BOT Cai Lậy thời gian qua. (Hình: Báo Lao Động)

Từ năm ngoái đến nay, người sử dụng đường bộ tại Việt Nam phản ứng chống lại các trạm thu phí tại rất nhiều trạm dọc theo quốc lộ 1A và các trục lộ giao thông khác. Một số bài báo trên các tờ báo chính thống trong nước hé lộ những “liên minh ma quỷ” giữa các ông quan tham tại Bộ Giao Thông Vận Tải và những tay tư bản đỏ nằm tại các công ty “sân sau” trong những dự án BOT.

Thay vì cho đấu thầu công khai, tất cả các dự án đó đề được “chỉ định thầu” và được giữ bí mật.

Trong cuộc phỏng vấn trên tờ Người Lao Động hôm 17 Tháng Chín, 2017, ông Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện Quản Lý Kinh Tế Trung Ương, cho rằng nếu áp đặt mức lợi nhuận cố định cho nhà đầu tư dự án BOT là “trấn lột.”

Tờ Người Lao Động phỏng vấn ông Doanh khi có tin bị xì ra cho biết, Bộ Giao Thông Vận Tải “kiến nghị chính phủ cho phép nâng mức lợi nhuận của nhà đầu tư vào các dự án BOT hiện ở mức 11%-12%/năm lên 14%/năm.”

Ông Lê Đăng Doanh là người thứ hai lên án các dự án BOT tại Việt Nam là “trấn lột” người dân. Ngày 8 Tháng Chín, 2017, ông Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội, cũng đã phát biểu như vậy tại buổi hội thảo “Dự án BOT – Chính sách và giải pháp” do Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với Viện Nghiên Cứu Chính Sách, Pháp Luật và Phát Triển (Viện PLD) tổ chức.

Thống kê của nhà cầm quyền nhìn nhận rằng, trên cả nước có 88 trạm thu phí thì một số nơi đã có các trạm thu phí gần nhau hơn quy định phải cách nhau 70km.

Một cuộc thanh tra hồi Tháng Tám, 2017, thấy loan báo trên báo chí, nói không ít các trạm thu phí đã khai gian số tiền thu được hàng ngày. Số lượng xe đi qua và phải trả phí nhiều gấp bội so với con số được báo cáo. Nếu nhà thầu vẫn cứ thu phí theo đúng thời hạn ấn định trong hợp đồng, tiền họ thu được nhờ khai gian, không phải chỉ giúp họ lời 11-12% như quy định mà nhiều gấp bội, thành siêu lợi nhuận.

“Cách làm BOT hiện nay là theo kiểu, tôi thấy anh và giao cho anh, cứ có quan hệ là duyệt hết và nhận xét rất chung chung. Tính toán chi phí đầu vào, dù tăng gấp đôi, cũng không có con số chứng minh. Rồi để được thu nhiều hơn thì hạ lưu lượng xe xuống, tù mù về đếm xe, sau đưa ra mức thu phí cao nhất, với thời gian dài nhất.”

Đó là lời tiết lộ với báo Tuổi Trẻ của ông Thứ Trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Đặng Huy Đông bên lề buổi hội thảo “Giảm gánh nặng chi phí, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển” do Cổng Thông Tin Điện Tử Chính Phủ tổ chức sáng ngày 23 Tháng Tám, 2017.

Trên một số tờ báo, người ta thấy phanh phui ra dự án BOT “Pháp Vân-Cầu Giẽ” mới chỉ sửa chữa đoạn đường 30% nhưng lại thu phí rất cao như phí của con đường làm mới. Ai là chủ đầu tư? Báo chí tiết lộ, chủ đầu tư dính dáng tới ông anh vợ kế của cựu Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh.

Theo một facebooker tiết lộ trên mạng xã hội, có nhiều chỉ dấu cho thấy chủ nhân thật sự của dự án BOT Cai Lậy là con trai ông Ngô Văn Dụ, ủy viên Bộ Chính Trị nay đã nghỉ hưu. Địa chỉ trụ sở công ty Bắc Ái (chủ đầu tư góp vốn 65% trong dự án BOT Cai Lậy) đặt tại số nhà 215, đường Mê Linh, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, là nhà con trai ông Dụ tên Ngô Hồng Thắng. Lê Tiến An, 25 tuổi, người mới được loan báo làm ông chủ mới của Bắc Ái cũng chỉ là bình phong cho ông chủ thật hiện giấu mặt.

Ông Ngô Văn Dụ, nguyên ủy viên Bộ Chính Trị khóa XI, nguyên bí thư Trung Ương Đảng, nguyên chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương, nguyên chánh Văn Phòng Trung Ương Đảng, nguyên đại biểu Quốc Hội Việt Nam khóa XII.

Người ta từng thấy có những lời tố cáo dự án BOT qua tỉnh Đồng Nai đứng tên chủ đầu tư là của người nhà một ông công an cấp cao tại địa phương.

Trong phiên họp cuối Tháng Tám của chính phủ, ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc ra lệnh “không để lợi ích nhóm trong dự án BOT.” Những gì báo chí trong nước nêu ra đầy dẫy những dấu hiệu “lợi ích nhóm.” Chúng là một thứ liên minh ma quỷ giữa đám quan chức tại Bộ Giao Thông Vận Tải và các công ty sân sau của các ông. (TN)

CHUYỆN BÀ TÁM TRÀ ĐÁ ĐI HẦU CÔNG AN

Dien Hong Tran and Namha Pham shared Mai Chiêu Sương‘s post.
Image may contain: one or more people
Mai Chiêu Sương

 

CHUYỆN BÀ TÁM TRÀ ĐÁ ĐI HẦU CÔNG AN

Bà Tám trà đá bị công an Cai Lậy “mời” lên làm việc. Tại đồn công an, tên công an điều tra hỏi:
“Bà có biết lý do tại sao chúng tôi mời bà lên đây không?”

Bà Tám xẳng giọng:
“Mấy chú không nói làm sao tui biết! Mà theo tui biết thì mấy chú đâu cần lý do; mà dí dù muốn có lý do thì mấy chú bịa ra trăm cái lý do cũng được, ai cấm!”

Tên công an nhìn bà Tám trừng trừng:
“Bà không được vu khống, nói xấu các cơ quan chức năng….”
Bà Tám đỏ mặt đứng dậy, nói lớn:
“Tui du khống, nói xấu cái gì? Tui đang bán trà đá, làm ăn lương thiện, không trộm cắp, cướp bóc của ai, không tham nhũng hối lộ, không giựt chồng của ai… tự nhiên mấy chú kêu tui lên đây làm diệc, làm diệc là làm diệc gì? Lại còn dặn dẹo tui có biết lên đây dì lý do gì không? Ông cố nội tui sống dậy cũng không biết nữa là…”

Tên công an có vẻ hơi bất ngờ với thái độ cứng rắn của bà Tám, nên dịu giọng:
“Chúng tôi mời bà lên đây là vì bà nhận 10 triệu của Việt Tân để kích động gây rối ở trạm BOT Cai Lậy….”
Bà Tám lại đứng lên sừng sộ:
“Diệt Tân là thằng chó đẻ nào?”
Tên công an quơ tay:
“Việt Tân là một tổ chức phản động từ nước ngoài chuyên dùng tiền để mua chuộc người trong nước để gây rối, đánh phá nhằm lật đổ nhà nước ta…,”
“Dậy à? Dậy mấy chú bắt cái thằng Diệt Tân cho tui 10 triệu đó chưa? Tui không biết nó là đứa nào, tự nhiên đến đưa cho tui 10 triệu. Tui nghèo đi bán trà đá sống qua ngày thấy 10 triệu cũng ham, nhưng sau tui nghĩ lại sao có đứa tự nhiên đem cho mình món tiền lớn thế này, chắc là nó gài bẫy mình, nên đã trả lại cho nó rồi. Mấy chú nói tui nhận tiền của Diệt Tân, dị mấy chú bắt nó chưa? Nó là Diệt Tân đó mà…”

Tên công an cắt ngang:
“Bà không cần biết việc làm của chúng tôi. Chúng tôi hỏi bà, tại sao bà phát trà đá, phát cháo miễn phí, ủng hộ cái bọn gây gối, cản trở lưu thông ở bot Cai Lậy? Bà có biết đó là hành động tiếp tay cho bọn phá hoại đánh phá nhà nước, có thể bị bắt đi tù không?”

Bà Tám lại đứng lên la:
“Tui không được quyền cho ai, tặng ai nước trà của tui à? Mà tui thấy mấy chú tài xế đó làm đúng chứ có phá hoại gì đâu. Mấy chú tài xế qua trạm trả tiền đàng hoàng, mà bởi người ta không có tiền chẵn nên trả bằng tiền lẻ, tiền lẻ cũng là tiền của nhà nước in ra phát cho dân xài, thì có gì là sai? Mẩy chú ấy trả dư 100 đồng, người ta thối lại 200 đồng, mấy chú ấy không chịu lấy quá 100 đồng thì sai chỗ nào? Ai biết nếu mấy chú ấy bị gài lấy hai trăm rồi bị quy cho tội cướp tiền của trạm, giống như tui bị gài nhận tiền của Diệt Tân rồi bị bắt đi tù thì sao?”

Tên công an lại chận ngang:
“Bà không được suy diễn lung tung…”
Bà Tám vừa đặt đít ngồi xuống ghế lại đứng bật dậy nói lớn:
“Tui suy diễn lung tung chỗ nào? Tui nói thiệt dí mấy chú, cái trạm thu tiền đó đặt không đúng chỗ bị dân chúng phản đối là đúng. Đường làm một nơi lại đi đặt trạm thu tiền một chỗ, chẳng ăn nhậu gì tới con đường nhà thầu làm, hỏi sao dân không tức. Tui hỏi mấy chú, nếu tui xây một con đường bên hông nhà mấy chú, rồi đặt trạm thu tiền trên con đường đi dô nhà mấy chú, thu tiền con đường mà mấy chú không dùng, mấy chú có tức không?”

Tên công an khoát tay:
“Nhà nước biết phải làm gì. Nhân dân thấy cái gì sai thì phản ảnh lên rồi nhà nước sẽ xem xét, chứ không được lợi dụng gây rối, phá hoại trật tự công cộng…”
Bà Tám cười khẩy:

“Nhân dân phản ảnh bao nhiêu năm rồi mà nhà nước đã giải quyết chưa? Thiệt dễ như ăn cháo mà sao bao nhiêu lâu nay nhà nước không chịu làm? Chỉ cần dời cái trạm đó đem đặt trên con đường nhà thầu xây nên để hễ ai đi qua thì thu tiền là xong, cần gì phải đổ thừa Diệt Tân Diệt Téo chi cho gây quang mang trong quần chúng….”

Tên công an kéo ghế đứng dậy nói:
“Buổi làm việc hôm nay đến đây là tạm kết thúc. Bà ký vào biên bản đây rồi có thể đi về, và phải nhớ đề cao cảnh giác với những thế lực thù địch.”
Bà Tám cũng đứng dậy vừa quay đít đi ra vừa nói:
“Tui không ký cái gì sất. Mấy chú diết ra rồi biểu tui ký, tui biết mấy chú diết cái gì trong đó mà ký. Mà mấy chú cũng không cần lo; tui mà không cảnh giác thì bị Diệt Tân nó gài cho dô tù rồi….”

Nguồn fb Ngo Du Trung

Lời Cầu Nguyện Qua Giọng Hát Jackie Evancho Làm Tan Chảy Trái Tim Hàng Nghìn Người

Lời Cầu Nguyện Qua Giọng Hát Jackie Evancho Làm Tan Chảy Trái Tim Hàng Nghìn Người

co-be-hat

Bé Jackie Evancho 10 tuổi trong video dưới đây đã khiến cả khán phòng America’s Got Talent quá ấn tượng vì giọng ca như thiên thần và màn trình diễn tuyệt vời của em. Hàng nghìn khán giả phải rơi lệ vì thông điệp sâu sắc từ bài hát này.

Trong cuộc thi tìm kiếm tài năng nước Mỹ năm 2010, cô bé Jackie đã biểu diễn tiết mục “To Believe” (Tin tưởng) trước sự chờ đợi của hàng nghìn khán giả. Bài hát đầy tình cảm này được sáng tác bởi chú của cô bé là Matthew David. Bài hát là lời nguyện cầu của những con người có cuộc sống sung túc dành cho những số phận kém may mắn không đủ cơm ăn áo mặc, mong muốn cho họ có một cuộc đời no ấm hơn. Mỗi con người đều được ban phước lành và che chở bởi Chúa nếu không ngừng hướng thiện và tin tưởng vào những điều tốt đẹp. Khi chúng ta có niềm tin, mọi khó khăn thử thách chỉ là một cơn gió đến rồi sẽ đi…

Trước những lời chân thành đầy xúc động của Jackie, người dẫn chương trình đã phải thốt lên: “Bác cũng biết chắc rằng bố mẹ của con đã nuôi nấng con nên người, và dạy con những giá trị cuộc sống. Bác rất vui vì có những người trẻ hiểu chuyện như con…”

2

Khi cô bé cất những tiếng hát đầu tiên, người nghe có thể cảm nhận được thanh âm trong trẻo như dòng suối mát lành từ một tâm hồn trong sáng, lương thiện đang lan tỏa…

4-1

Từng nốt nhạc cao vút, ngân vang hòa trong sự hùng tráng của giàn giao hưởng như muốn nhắn nhủ tất cả chúng ta rằng: Hãy tin tưởng vào một ngày chiến tranh, nghèo đói, và đau khổ sẽ không tồn tại, chỉ còn hòa bình và niềm vui đọng lại. Hi vọng sẽ thế chỗ cho nỗi đau và mất mát, mỗi sáng tiếng chim vẫn hót ca và loài người chìm trong tiếng cười hạnh phúc. Mỗi chúng ta cần thấu hiểu sự khó nhọc của những người nghèo, và mở rộng vòng tay yêu thương, che chở cho đồng loại.

3

Cô bé đã dùng cả trái tim mình để truyền tải thông điệp đầy tình người này tới thế giới…

5

Lời tâm sự của cô bé với Chúa: “Con chỉ là một đứa trẻ và có rất nhiều chuyện mà con chưa thể hiểu hết được. Nhưng nếu Người nghe lời thỉnh cầu của con và ban ân huệ cho họ, con sẽ cố gắng sống tốt nhất có thể…để tin tưởng… vào một ngày chiến tranh và nghèo đói sẽ đi qua…và chúng con sẽ nhìn thấy trong mỗi người là hình ảnh từ bi vĩ đại của Ngài.”

1-1

Kết thúc màn biểu diễn là tràng pháo tay rầm rộ của khán giả và nụ cười rạng ngời trên khuôn mặt ngây thơ của Jackie. Những điều tốt đẹp em để lại trong lòng mọi người là vô giá, không của cải vật chất nào có thể sánh bằng…

Hãy cùng thưởng thức tiết mục khó quên, làm tan chảy trái tim hàng nghìn người của ‘thiên thần áo trắng’ này nhé!

BS Phùng Văn Hạnh gởi

Đứa bé sống sót sau ca phá thai và hành trình 20 năm tìm lại mẹ ruột

Đứa bé sống sót sau ca phá thai và hành trình 20 năm tìm lại mẹ ruột

Đứa bé thoát chết sau ca phá thai 20 năm trước đang cố gắng tìm lại mẹ ruột, hành trình tìm kiếm người mẹ chưa hề một lần thấy mặt ấy khiến bao người cảm động.

20 năm trước, một đứa trẻ đã sống sót thần kỳ sau khi người mẹ đã cố tình phá thai vứt bỏ đi đứa con. Khi đó, đứa bé được sinh ra khoảng 1,3 kg, tại phòng sinh vào ngày 29/8/1997. Bên cạnh đứa bé sơ sinh chẳng có bà mẹ nào cả, cũng chẳng có bàn tay nào âu yếm nắm lấy đôi tay nhỏ xíu, lạnh ngắt của em. Ở đây, chỉ có em đang hấp hối, tuyệt vọng giữa cuộc sống này.

Đứa bé sống sót sau ca phá thai và hành trình 20 năm tìm lại mẹ ruột - Ảnh 1

Đứa bé sống sót sau ca phá thai và hành trình 20 năm tìm lại mẹ ruột - Ảnh 2

Ngay từ đầu đứa trẻ này đã không nhận được sự chào đón.

Đứa trẻ ấy được một y tá cứu sống, em là Melissa Ohden. Quá trình tìm lại mẹ của mình được Melissa viết lại trong cuốn tự truyện You carried me, lúc này cô đã 36 tuổi. Melissa nói rằng, sở dĩ cô còn thở đến ngày này là nhờ một nữ y tá tại bệnh viện. Cô khi ấy là một đứa trẻ sinh non bị vứt vào thùng rác y tế, một nữ y tá đã nghe thấy tiếng khóc yếu ớt, những cử động nhẹ nhàng và hơi thở hổn hển của cô. Y tá đã lập tức đưa cô bé vào phòng chăm sóc đặc biệt. Đứa trẻ bị vàng da, suy hô hấp và động kinh. Các bác sĩ cho rằng, dù cho em bé khi đó sống sót được cũng sẽ bị những vấn đề về thị lực, thính lực và chậm phát triển.

Đứa bé sống sót sau ca phá thai và hành trình 20 năm tìm lại mẹ ruột - Ảnh 3

Malissa quyết định tìm lại người đã ‘vứt bỏ’ mình.

Cuối cùng, Melissa đã sống. Ba tuần sau đó, Melissa được chuyển đến Bệnh viện Đại học Y ở thành phố Iowa. Các y tá đã may cho cô bé những bộ quần áo nhỏ xíu và cả những chiếc bỉm đầy màu sắc. Melissa được y tá Mary đặt tên là Katie Rose. Ba tháng tuổi, Melissa được vợ chồng Linda và Ron Ohden nhận làm con nuôi. Cô bé xuất viện, cùng bố mẹ nuôi về nơi ở mới cùng với chị Tammy – cô bé lớn hơn Melissa 4 tuổi, cũng được vợ chồng Linda nhận làm con nuôi.

Đứa bé sống sót sau ca phá thai và hành trình 20 năm tìm lại mẹ ruột - Ảnh 4

Malissa và Tammy.

Sau khi được nhận làm con nuôi, vài năm đầu Melissa luôn đau ốm, khi được 5 tuổi, chính nghị lực của bản thân đã giúp cô bé sống khỏe mạnh hơn, phát triển như những đứa trẻ bình thường khác. Khi cô bé 6 tuổi, bố mẹ nuôi chào đón cậu con trai ruột tên Dustin. Melissa và chị gái Tammy ngay từ khi còn bé đã được bố mẹ nuôi cho biết rằng họ đã nhận nuôi hai em. “Tammy và tôi cãi nhau suốt, hệt như các cặp chị em khác. Trong một lần tranh cãi nảy lửa khi tôi 14 tuổi, Tammy đã hét lên: ‘Ít nhất thì bố mẹ chị vẫn muốn chị'”, Melissa kể lại.

Đứa bé sống sót sau ca phá thai và hành trình 20 năm tìm lại mẹ ruột - Ảnh 5

Sau trận tranh cãi với Tammy (bên phải), Malissa mới biết được câu chuyện đáng buồn của mình.

Câu nói của Tammy khiến cô bé băn khoăn về sự ra đời của mình. Cũng kể từ đó, Melissa đã bắt đầu cho hành trình tìm kiếm mẹ ruột của mình, dù cô biết mình là đứa trẻ bị bỏ rơi ngay từ khi ra đời, thậm chí cô còn chấp nhận bản thân mình là đứa trẻ không được chào đón trên cuộc đời này.

Trước khi đưa ra quyết định tìm lại mẹ ruột, tìm hiểu về gốc tích của mình, đã có một thời gian dài Melissa chìm đắm trong rượu. Sau dó cô tự nhủ lòng mình “Chắc chắn mẹ mình có uẩn khúc gì, và đây chỉ là một sự hiểu lầm”. Cô sau đó đã thi vào trường Đại học South Dakota, theo học ngành Khoa học Chính trị. Tại đây, Melissa biết rằng mẹ ruột mình cũng từng học ở đây, bà ngoại của cô là một giáo sư giảng dạy ở nơi này. Cô gái đáng thương này vẫn nuôi hi vọng một ngày không xa sẽ tình cơ gặp được mẹ hay bà ngoại mình ở nơi này.

Đứa bé sống sót sau ca phá thai và hành trình 20 năm tìm lại mẹ ruột - Ảnh 6

Ngay từ đầu Malissa đã biết mình chỉ là con nuôi, nhưng cô không ngờ mình lại có quá khứ tệ đến vậy.

Ở tuổi 19, khao khát lớn nhất của Melissa là biết rõ về nguồn gốc của mình. Thế nhưng, gần như không có một giấy tờ nào ghi chép về bản thân cô, sự ra đời hay đại loại là thế.

Melissa sau đó chuyển đến thành phố Sioux sinh sống – nơi cô chào đời. Cô cố gắng tìm kiếm người thân, kể cả việc ngồi cả ngày trên thư viện tra cứu thông tin, xem báo ảnh… hi vọng thấy ai đó có gương mặt giống mình. Melissa cũng đăng tin tìm người thân trên báo đài. Nhưng mọi thứ đều vô ích.

Thời gian trôi đi, năm 30 tuổi, Melissa bất ngờ tìm được thông tin về ông bà ngoại mình thông qua một bức ảnh. Nhưng không ngờ khi cô viết thư đến địa chỉ đó thì chỉ có người ông trả lời, và thật hụt hẫng khi người ông nói chính họ không muốn có sự ra đời của cô, và hiện tại họ cũng không có tin tức liên lạc của mẹ cô, bà ngoại cô đã mất.

Đứa bé sống sót sau ca phá thai và hành trình 20 năm tìm lại mẹ ruột - Ảnh 7

Cô luôn hi vọng tìm được một thông tin nào đó về người mẹ ruột của mình.

Cùng năm đó, Melissa yêu cầu bệnh viện cho xem hồ sơ bệnh án của mình. Cô gái phát hiện mình đang ở cùng thành phố với bố ruột. Nhưng người bố cũng đã qua đời sau khi nhận được bức thư của cô một thời gian ngắn. Ông không hồi đáp cho cô chỉ vì cảm thấy xấu hổ khi đã không can ngăn mẹ cô phá bỏ cái thai – điều này được em trai của bố cô kể lại khi ông ấy phát hiện được bức thư cô gửi cho bố ruột của mình.

Melissa từ bỏ việc tìm kiếm và kết hôn với Ryan, một nhân viên IT và sinh hai con gái Olivia, Ava. Cô bé Olivia sinh ra cùng bệnh viện nơi cô chào đời.

Đứa bé sống sót sau ca phá thai và hành trình 20 năm tìm lại mẹ ruột - Ảnh 8

Melissa từ bỏ việc tìm kiếm và kết hôn với Ryan.

Melissa 36 tuổi, người em họ của mẹ ruột cô bất ngờ gửi email liên lạc sau khi biết cô đang tìm mẹ. Từ đây, Melissa hiểu rõ hơn về bố mẹ mình. Họ là bạn tâm giao từ khi còn thơ ấu, đến khi vào đại học, cả hai đính hôn và mẹ cô đã mang thai. Cô biết mẹ rất khỏe mạnh nhưng kinh nguyệt lại không đều. Do đó, bà không biết mình mang thai, cho đến tận ba tháng cuối thai kỳ. Mẹ không muốn phá thai nhưng ông bà ngoại lại không đồng ý mối quan hệ của mẹ và bố. Phát hiện này là một cú sốc lớn bởi nhiều năm cô không ngừng suy nghĩ rằng mẹ không hề muốn sự tồn tại của cô. Bà ngoại đã sắp xếp cho mẹ đi phá thai chỉ trong vòng vài ngày sau khi biết đến sự tồn tại của cái thai.

Đứa bé sống sót sau ca phá thai và hành trình 20 năm tìm lại mẹ ruột - Ảnh 9

Malisa sinh con, và bé Olivia sinh ra cùng bệnh viện nơi cô chào đời.

Cuối cùng, sau ngần ấy năm tìm kiếm, Melissa đã tìm thấy mẹ. Tháng 5 năm ngoái, mẹ con tôi gặp nhau. “Thật dài phải không mẹ”, Melissa nói với mẹ lúc gặp gỡ. Còn mẹ cô bảo: “Mẹ đã bị cướp con đi”. “Bà nói đã mang rất nhiều cảm giác tội lỗi và sống với sự ân hận. Tôi an ủi và nói không trách mẹ. Trong trái tim tôi chỉ có sự tha thứ, cho bố và cho cả bà ngoại”, Melissa tâm sự.

Melissa giờ đây là một diễn giả, nhà văn. Cô sáng lập ra Abortion Survivors Network để hỗ trợ những người gặp phải tình huống tương tự. “Tôi liên lạc với 223 trường hợp sống sót sau phá thai, hầu hết đến từ Mỹ nhưng ở những quốc gia khác cũng nhiều”, Melissa kể lại.

Đứa bé sống sót sau ca phá thai và hành trình 20 năm tìm lại mẹ ruột - Ảnh 10

Cô nói, cô còn nợ nữ y tá năm đó một ân tình.

Hành trình tìm kiếm mẹ ruột suốt 2 thập kỷ của Melissa là một hành trình dài, có cả những giọt mồ hôi và vị mặn của nước mắt. Nhưng cuối cùng cô lựa chọn sự tha thứ thay vì hận thù. Cuộc sống hãy chỉ nên bao dung thôi, đừng cố giận hờn, hận thù nhau, vì chỉ khi nào đủ yêu thương, hạnh phúc mới ắt đong đầy.

Mỹ An (Theo Daily mail)

Vì sao người Trung Quốc nhất định phải chen lấn mà không muốn xếp hàng?

 

Vì sao người Trung Quốc nhất định phải chen lấn mà không muốn xếp hàng?

 

Những người sinh ra và lớn lên tại phương Tây, khi mới đến Trung Quốc hay Việt Nam, đều không thốt lên lời khi chứng kiến cảnh chen chúc lên xe buýt của người dân ở hai quốc gia này. Rõ ràng là từng người có thể xếp hàng và lần lượt đi lên, nhưng họ lại cứ chen lấn, xô đẩy, ai cũng muốn chen lên đi trước, khiến tình cảnh trở nên hỗn loạn và cánh cửa xe buýt vốn đã hẹp liền trở nên kẹt cứng. Nhìn cảnh tượng người người vội vã chen lấn này, người phương Tây quả là đã được ‘đại khai nhãn giới’.

Tại sao lại phải chen lấn? Vấn đề này không thể tách khỏi hoàn cảnh chung của xã hội Trung Quốc. Một người dân bình thường phải đối mặt với đủ các vấn đề: tiền thuê nhà cao, tiền lương thấp, vật giá cao, trong cuộc sống hay công việc đều phải chịu áp lực trùng trùng, từ đó khiến cho tâm thái vội vàng gấp áp, bồn chồn nóng nảy trở nên phổ biến. Đứng trước một vấn đề liên quan đến lợi ích thiết thân, họ luôn sợ sẽ bị thiệt, nên khó mà giữ được tâm khí bình hòa. Việc xếp hàng lần lượt từng người từng người lên xe, với đa số người Trung Quốc mà nói thì xem ra rất khó làm được.

Người Trung Quốc thường xuyên chen lấn khi lên xe buýt? (Ảnh chụp màn hình Youtube)

Tại Việt Nam, tình hình cũng không có nhiều khác biệt. Hễ đến giờ cao điểm là tại các trạm xe buýt, người ta đã chuẩn bị sẵn tinh thần để “lao lên xe”, không quản cửa dành cho hành khách lên hay xuống xe. Nhiều câu chuyện bi hài đã xảy ra khi có hành khách đến trạm cần xuống mà không thể xuống được bởi người ta không ngừng chen lên từ bên dưới, và phải tiếp tục đi đến trạm kế tiếp. Đó là chuyện ở trên xe buýt, phía dưới lòng đường tình trạng giao thông cũng không khả quan hơn, ai cũng chuẩn bị sẵn tinh thần chen lấn, đi vào làn đường của phương tiện khác để có thể đi nhanh, đi trước.

Không chỉ riêng chuyện lên xe buýt, nếu như khi một thương hiệu hoặc nhãn hàng nào đó giảm giá bán sản phẩm, thì tình trạng người dân chen lấn vào mua hàng cũng không kém phần hỗn loạn. Vì vậy, không ít người cảm thấy kinh ngạc khi chứng kiến hình ảnh từ trẻ nhỏ đến người già tại Nhật Bản đứng yên lặng xếp hàng sau trận động đất sóng thần, hay hình ảnh dòng xe ô tô tuần tự nối đuôi nhau rời thành phố sau cơn bão tại Mỹ.

Người dân Nhật Bản xếp hàng nhận viện trợ sau trận động đất sóng thần

Ở các nước phương Tây, nếu nhìn bên ngoài có thể sẽ không thấy họ đứng xếp hàng tuần tự. Nhưng dù đông người hay ít người, mọi người đều lịch sự và tuyệt đối không có chuyện tranh nhau chen lên trước. Tất nhiên, ở Trung Quốc một số nơi cũng có thể thấy người ta xếp hàng, nhưng nguyên nhân là bởi khi đó sẽ có người đảm nhiệm vai trò duy trì trật tự cho hành khách lên xe. Còn ở phương Tây, cho dù ở thành phố lớn hay thị trấn nhỏ, người ta đều tự động tự giác lần lượt lên xe, không cần phải có người chuyên duy trì trật tự.

Người Trung Quốc tranh nhau lên xe, cử chỉ và hành vi thô tục quả thực không có chút văn minh nào, chứ chưa nói đến sự khiêm nhường lễ nghĩa ở đây. Họ không hề để ý đến hình tượng bản thân, cố gắng hết sức làm sao chen nhanh chân lên được xe buýt và chiếm lấy chỗ ngồi tốt nhất, vậy thì việc cản trở người khác nào có xá gì? Ai cũng sợ không có chỗ ngồi, hoặc còn muốn chỗ ngồi tốt nhất. Nếu xe đông mà không lên nhanh thì hết chỗ, sẽ phải đứng. Do đó thường những người thanh niên khỏe mạnh, thường sẽ chen chân lên ngồi trước. Còn những người bệnh tật yếu ớt, phụ nữ hay người già thường phải lên sau và không còn chỗ ngồi. Vấn đề ở đây là, không phải vốn dĩ những người bệnh tật hay già cả cần phải được ngồi nhất hay sao?

Để được lên xe nhanh, người ta thậm chí còn kéo nhau leo qua cửa sổ (Ảnh chụp màn hình Youtube)

Điều này dường như còn phản ánh một hiện tượng khác của xã hội, đó chính là phân phối bất công, “yếu thì bị thịt, mạnh thì ăn”. Những người có tiền có quyền chiếm hết đa số tài nguyên xã hội. Đối với những người yếu thế và nghèo khó vốn không dễ để có thể sinh tồn trong xã hội Trung Quốc, thì họ nhắm mắt làm ngơ, thậm chí thấy phiền toái. Họ còn muốn đuổi những người lao động này đi thông qua sự kiện trục xuất người lao động nhập cưkhỏi Bắc Kinh vừa qua.

Tại phương Tây, từng người một lên xe một cách lịch sự (Nguồn: Wikipedia)

Vậy tại sao ở phương Tây không có loại tranh giành xô lấn này? Từ xã hội phương Tây mà nói, thu nhập và phân phối tương đối công bằng, những người già hay bệnh tật đều được hưởng an sinh xã hội, việc thực thi chế độ phúc lợi xã hội cũng hết sức tôn nghiêm, người ta không cần phải tranh giành gì cả. Người ta lại càng chú trọng đến văn minh lễ nghi và khiêm nhường bao nhiêu thì hiện tượng tranh giành chen lấn này lại càng ít bấy nhiêu.

Đinh La Thăng từng giật điện thoại của Thứ trưởng ném vào nồi lẩu vì dám nghe Nguyễn Sinh Hùng gọi

 

Còn nhớ cách đây gần chục năm, khi vụ án Bùi Tiến Dũng đổ bể, An ninh thế giới đã có bài điều tra công phu về thói ăn chơi của “ông trùm” PMU 18, một trong những chủ dự án giao thông do Bộ Giao thông lập ra; có một vài đúc kết về nhân vật cộm cán này, vốn xuất thân là tay buôn gà vịt và đánh tiết canh thuê bỏ quán: “Nói có người nghe; Đe có người sợ; Vợ có người chăm; Nằm có người bóp…”

Hống hách và sa đọa là thuộc tính của không ít quan chức cộng sản khi gặp thời thế, nhảy lên được chức vị lớn, nắm đại quyền; Đó là lúc họ thật sự hiện…
VIETFACT.COM
 

Kimberly Đặng một cô bé Việt Nam xinh đẹp nhỏ nhắn vừa được chính Thiếu Tướng Lương Xuân Việt làm lễ vinh thăng lên cấp bậc Trung Uý

From:    Destiny Nguyen‘s post.
 
 
 
Image may contain: 2 people, people smiling
Image may contain: 1 person, standing
Image may contain: 3 people
Image may contain: 3 people, people smiling
Destiny Nguyen added 4 new photos.Follow

 

Nhận được tin từ chiến trường Nam Hàn tại Camp Casey , đúng một năm sau khi tốt nghiệp tại học viện Võ Bị Quốc Gia West Point Hoa Kỳ . Kimberly Đặng một cô bé Việt Nam xinh đẹp nhỏ nhắn nhưng kiên cường chọn đi vào con đường binh nghiệp của binh chủng Pháo Binh vừa được chính Thiếu Tướng Lương Xuân Việt làm lễ vinh thăng lên cấp bậc Trung Uý . Đây là một tấm gương sáng là niềm hãnh diện cho cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản rằng hậu duệ VNCH dù ở thế hệ nào vẫn mang trong mình dòng máu hào hùng của quân lực VNCH . Nếu chúng ta đang sống trong chăn êm nệm ấm xin 1 phút cầu nguyện cho họ được bình an khi đang ở ngoài chiến trường bảo vệ hoà bình cho nhân loại .

Sốc: Liên minh ma quỷ Quyết – Chiến “lập mưu” bắt Tổng giám đốc Yamanaka để “thâu tóm” Lọc hóa dầu Nghi Sơn

From:    Quoc Vo

 
 

Tư sản đỏ chưa biết thế nào về cách hoạt động và những quy ước không văn bản của tư bản thế giới.

Thế giới đã có không ít những trường hợp quốc hữu hoá của một số quốc gia, mà kết quả làm hư hỏng nền kinh tế, nhưng những trường hợp gian lận kiểu này thì sự tàn phá còn lớn hơn.

KHỐN NẠN VÔ CÙNG

KHỐN NẠN VÔ CÙNG

Bùi Bảo Trúc

 

Giữa thế kỷ 19 Trung Hoa dưới triều nhà Thanh đã trải qua hai cuộc chiến tranh với đế quốc Anh. Trận Nha Phiến Chiến Tranh thứ nhất diễn ra từ năm 1840 đến 1843 và trận thứ nhì từ 1856 đến 1860. Trong trận thứ nhì, Anh còn được Hoa Kỳ, Pháp và Nga trợ chiến. Triều đình Thanh thua nặng nên đã phải ký với Anh một số hiệp ước bất bình đẳng, phải nhường một số đất đai cho Anh, phải mở cửa khẩu cho các nước ngoài tiến vào buôn bán và phải chấp thuận nhiều đòi hỏi phi lý ngay trên đất nước Trung Hoa.

Nguyên do đưa tới hai cuộc binh biến này là vì Anh muốn đem nha phiến do công ty Đông Ấn của họ sản xuất để bán tại Trung Quốc kiếm lời. Nhưng việc đưa nha phiến vào cũng khiến cho đông đảo người Trung Hoa mắc vào                  vòng nghiện ngập. Triều đình nhà Thanh nhìn ra những nguy hiểm này của nha phiến nhưng cũng không làm được gì. Nếu tình trạng nghiện nha phiến kéo dài và lan rộng khắp trong nước thì người dân Trung Hoa sẽ trở thành một dân tộc bạc nhược, yếu hèn. Họa diệt vong nhất định sẽ tới với nước Trung Hoa.

Người Nhật nhìn ra điều đó và thấy ngay người Hoa đang trên đường trở thành một dân tộc bạc nhược, bệnh hoạn, ươn hèn. Các võ sĩ Nhật thách đấu với võ sĩ Trung Quốc và đã thắng lớn trong nhiều cuộc tỉ thí nên người Nhật càng tin là Trung Hoa đang trên đường hủy diệt. Điều này được nhắc lại trong cuốn phim nhan đề “Tinh Võ Môn.” Trong phim, võ đường của Hoắc Nguyên Giáp, một võ sư tìm cách dấy lên phong trào dùng võ thuật để lành mạnh hóa đất nước Trung Hoa, bị một võ đường của người Nhật ở Thượng Hải hạ nhục bằng cách tặng cho bốn chữ “Đông Á Bệnh Phu,” người bệnh của Đông Á châu. Một võ sinh thuộc võ đường Tinh Võ Môn là Trần Chân (do Lý Tiểu Long thủ diễn) đã đến tận võ đường Nhật bản quăng trả lại bức hoành phi có nội dung nhục mạ người Hoa đó.

“Đông Á Bệnh Phu” là chữ Hán. Các quốc gia Tây phương thì gọi nước Trung Hoa là “the sick man of Asia.” Việc hạ nhục nước Trung Hoa như thế phần nào đã là nguyên do đưa tới cuộc nổi dậy phò Thanh diệt dương, đánh ngoại quốc giúp nhà Thanh, lôi kéo Trung Hoa vào                  những cuộc chiến khác.

Thực ra người Anh khi đưa nha phiến vào Trung Hoa là chỉ cốt làm tiền chứ cũng không nghĩ tới việc làm suy yếu đất nước và dân tộc Trung Hoa. Nhưng nha phiến thì lại tạo ra một thảm họa khác cho nước Trung Hoa. Chuyện nghiện ngập tạo ra những tác hại về sức khỏe, cho thể lực và tinh thần, ý chí của người dân Trung Hoa chỉ là cái phó sản của nha phiến. Người Anh khi đi chiếm thuộc địa thì cũng độc ác lắm nhưng trong trường hợp đưa nha phiến vào Trung Hoa thì họ không có chủ đích độc địa là muốn biến nước này thành một quốc gia có những người dân bệnh hoạn, bạc nhược cả thể xác lẫn tinh thần.

Tuy thế, nếu nha phiến đưa tới những hậu quả như thế thì cũng… chẳng sao.

Ngày nay những “bệnh phu,” những người bệnh ở Đông Á đang thấy dần dần xuất hiện.

Lần này, người Anh không phải là thủ phạm tạo ra những người bệnh này. Thế giới đã trải qua nhiều thay đổi. Thế giới không còn nước nào có những hành xử                  độc ác như cố tình gây ra những tai họa khủng khiếp cho những dân tộc, những quốc gia như hồi thế kỷ thứ 19 nữa.

Thì chúng ta vẫn tin tưởng như thế. Nhưng sự thực không đúng như vậy. Nếu chúng ta nhìn vào Việt Nam thì sẽ thấy ngay là người Việt đang trở thành những “Đông Á Bệnh Phu” của thế kỷ 21. Thủ phạm tìm cách biến người Việt thành “Đông Á Bệnh Phu” mới này là nước láng giềng với chủ trương đối với ViệtNam bằng 16 chữ vàng 4 chữ tốt, dựa trên tình đồng chí anh em, môi hở răng lạnh… Trung Quốc đang làm tất cả những gì làm được để đẩy Việt                  Nam vào tình trạng diệt vong. Các “Đông Á Bệnh Phu” mới này sẽ lôi đất nước và dân tộc đến chỗ hủy diệt trong một thời gian rất ngắn. Vào năm 2020, con số người Việt mắc bệnh ung thư sẽ là con số cao nhất thế giới.

Trung Quốc đang làm mọi                  việc để đưa tới thảm họa đó. Trung Quốc đầu độc người Việt bằng các sản phẩm mà họ bán sang Việt Nam và tràn ngập Việt Nam bằng các loại hàng hóa gây ung thư và nhiều thứ bệnh nan y khác cho người tiêu thụ Việt Nam, cho đó là những loại quần áo, đồ chơi trẻ em hay những nịt vú của phụ nữ… Tại sao những hàng hóa do Trung Quốc bán sang Việt Nam đều chứa những độc chất gây ung thư cho người dùng thì không ai có thể hiểu được. Gần như tất cả các sản phẩm Trung Quốc bán sang Việt Nam đều có các chất gây các bệnh độc địa mà nhiều nhất là bệnh ung thư.

Các loại thực phẩm mà Trung Quốc bán sang Việt Nam cũng chứa các độc chất gây ung thư. Từ trái cây đến các loại thịt đều được tẩm ướp các hóa chất mà quốc tế đã cấm dùng trong kỹ nghệ                  chế biến thực phẩm đều được Trung Quốc đưa sang ViệtNam. Những loại hàng không nhập cảng từ Trung Quốc và được sản xuất ở Việt Nam thì đều dùng các loại                  hóa chất sản xuất tại Trung Quốc bán đầy ở Việt Nam để chế biến, giữ cho tươi, không bị hư hỏng. Tất cả đều là những hóa chất độc hại có thể tạo hậu quả nguy hiểm cho người tiêu thụ ViệtNam. Luôn cả các thuốc Tây y cũng như các loại dược thảo do họ bán sang ViệtNam cũng có những tác hại nguy hiểm cho người dùng vì có thể là sản phẩm giả mạo hay cố tình bào chế                  bằng các loại chất độc. Tại một số thành phố, ngay cả Hà Nội và Sài Gòn cũng có các y sĩ giả Trung Quốc mở phòng mạch chữa bệnh “chui” cho bệnh nhân người Việt và kết quả ra sao thì ai cũng có                  thể đoán được.

Trung Quốc còn tung ra những hoạt động khác để giết cho bằng được dân tộc ViệtNam, trong đủ mọi lãnh vực nông nghiệp, kinh tế, xã hội…

Những trò thu mua chân bò, chân trâu, lông đuôi voi, ốc bươu vàng, đỉa… hay đặt mua hột điều, dưa hấu, thịt heo… rồi thình lình không mua nữa làm cho                  nông dân điêu đứng sống dở chết dở. Kỹ nghệ sản xuất cà phê của                  Việt Nam đang bị đe dọa trầm trọng vì một số khu vực trồng cà phê đang bị dẹp để trồng các loại cây khác qua kế hoạch độc hại của bọn thương lái Trung Quốc. Đó là trên cạn, trên đất liền còn ở ngoài biển thì tầu đánh cá của ngư dân Việt bị tầu Trung Quốc tấn công, cấm đánh cá ngay trong hải phận Việt Nam. Gần đây hơn là việc nhà máy thépFormosa thả độc chất xuống biển khiến cá chết ở khắp 4 tỉnh miền Trung. Đó là chưa kể những tàn phá tạo ra cho môi trường sống ở cao nguyên và nhiều nơi khác của Việt Nam. Và luôn cả vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng đang bị bức tử vì những đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong do Trung Quốc xây dựng. Nhiều diện tích trồng lúa và cây trái của Việt                  Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng. Sản lượng lúa gạo sẽ giảm sút nặng.

Đất đai bị mất vào tay Trung Quốc bằng nhiều cách như ngụy trang bằng những bề ngoài hợp pháp hay bất hợp pháp. Nhiều khu vực chiến lược đã bị bán cho Trung Quốc. Người Hoa có mặt khắp nơi ở ViệtNam. Những khu phố Tầu mọc lên ở nhiều tỉnh, các bảng hiệu toàn viết bằng chữ Tầu, nhiều cơ sở thương mại không tiếp người Việt, chỉ nhận nhân dân tệ. Một vài nơi đã trở thành những tô giới hay nhượng địa tuy chưa chính thức trên giấy tờ. Những nơi ấy người Việt bị cấm ra vào. Cảnh sát cũng không được phép xâm nhập.

Người Việt đang trở thành những “Đông Á Bệnh Phu” mới về đủ mọi mặt cả về sức khỏe cũng như đời sống kinh tế. Nhưng khác với “Đông Á Bệnh Phu” ở Trung Hoa thời thế kỷ 19, các “Đông Á Bệnh Phu” ở Việt Nam đang được sự tiếp tay của chính nhà nước Việt Nam. Nhà nước không làm bất cứ gì để ngăn chặn các việc làm giết người Việt của Trung Quốc, để mặc và khuyến khích, tiếp tay với Trung Quốc kệ cho người Việt trở hành “Đông Á Bệnh Phu” của thế kỷ 21.

Khốn nạn vô cùng!

Bùi Bảo Trúc

Anh Lê Trưởng gởi

Chống tham nhũng chẳng qua chỉ là đánh trận giả

Chuong Tieng shared Nhi Nguyễn‘s post.
 
 
 
Image may contain: 1 person, eyeglasses and text

Nhi NguyễnFollow

 

Cựu Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang từ Hà Nội nhận định:

“Cá nhân tôi cho rằng có một một nghịch lý rất lớn, lãnh đạo Đảng càng hô hào chống tham nhũng, càng ra nhiều nghị quyết, chỉ thị chống tham nhũng, thì tham nhũng này lại càng khỏe ra càng mạnh lên.

Thế cho nên tôi cho rằng trong lĩnh vực này đánh tham nhũng chống tham nhũng chẳng qua chỉ là đánh trận giả bắn chỉ thiên là chính thôi, chứ thực chất không phải chống tham nhũng

thttp://www.tintuchangngayonline.com/2016/12/tong-bi-thu-ang-suy-thoai-nhung-cam-boi.html?m=1