“Côn đồ” tấn công giáo xứ Đông Kiều, bắn bị thương một thầy giáo

Tiến Thiện
2017-12-14
 

Thánh lễ tại giáo xứ Đông Kiều ngày 14/12/2017

Thánh lễ tại giáo xứ Đông Kiều ngày 14/12/2017

 Courtesy FB Thanh Niên Công Giáo
 

Từ Nghệ An, người dân giáo xứ Đông Kiều lên tiếng tố cáo bị một số “côn đồ” hành hung vì trang trí hang đá Noel. Một thầy giáo đã bị bắn vào đầu gây thương tích đang phải điều trị.

Sự việc xảy ra tại giáo xứ Đông Kiều, thuộc xã Diễn Mỹ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An vào khoảng 8 giờ tối ngày 13/12/2017.

Chị Trần Thị Oanh, người tại địa phương, chứng kiến sự việc cho biết có mấy nhóm người lạ mặt xông vào khu vực gần nhà thờ giáo xứ Đông Kiều chặt phá các dàn bóng đèn trang trí Noel và tấn công người dân nơi đây.

Nạn nhân bị họ chém là anh Thuận.

Chị Oanh kể lại: “Anh ấy vừa đến ngõ nhà em thì phát hiện hai người đang chặt chém các dàn bóng nháy. Anh ấy dừng xe lại và nói họ thì bị chúng dùng dao chém vào tay anh bị thương, bị chảy máu. Côn đồ còn dùng dao chém vào xe máy của anh ấy. Xe bị bể đèn và bể đàng trước xe. Anh liền chạy vào nhà em khi đó con nít đang tập múa nơi sân gây nên cảnh náo loạn. Anh ấy nói với bố em, khi em chạy ra thì chúng bỏ chạy rồi.”

Không chỉ đập phá, những người này còn sử dụng vũ khí gây sát thương và cả súng để hành sự.

Thầy giáo Liên là nạn nhân tiếp theo khi bị bắn vào đầu.

Chị Oanh tường thuật: “Thầy Liên chỗ làng em, vừa nghe tin chúng chặt đèn liền chạy ra. Thầy bị chúng cầm súng hơi tự chế, bắn vào đầu chảy máu. Hiện tại thì đang ở trạm y tế để băng bó vết thương.”

Những diễn biến này xảy ra khi người dân đang đọc kinh liên gia. Khi trở về thì họ phát hiện ra sự việc. Người dân đã hô hoán lên khi chứng kiến sự việc và gây chấn động xứ đạo trong đêm.

Người dân cũng cho biết những thanh niên này vào khoảng 7:30 đã đến khu vực gần nhà thờ, đòi vào một nhà có đạo để uống rượu. Nhưng vì nhà chỉ có trẻ con nên chủ không cho vào.

Vụ tấn công này được giáo dân Đông Kiều cho là có liên quan việc sáng cùng ngày công an xã Diễn Mỹ và huyện Diễn Châu đã đến ngăn cản các giáo dân ngưng không được dựng hang đá đón Giáng Sinh nơi khuôn viên nhà thờ xứ.

Chị Trần Thị Oanh nói có khoảng 20 công an mặc sắc phục và thường phục đến đọc biên bản và yêu cầu trong vòng 24 giờ nếu không tháo dỡ thì họ sẽ cưỡng chế thi hành.

Chị nói: “Khoảng 20 người cả trai lẫn gái đến. Họ đọc cái giấy nói trong 24 giờ nếu giáo xứ Đông Kiều không gỡ hang đá ra thì sẽ lập biên bản. Và cho rằng giáo xứ Đông Kiều xây dựng trái phép. Người đọc là anh Nguyễn Công Tứ, trưởng đoàn ở xã Diễn Mỹ hay huyện gì đó.”

Người dân đã phản ứng lại việc làm này của nhà cầm quyền vì đây là đất đã được người dân hiến cho giáo xứ và việc làm hang đá Noel thì không vi phạm điều nào cả.

Người dân cho biết công an đã to tiếng quát nạt và giơ súng lên dọa người dân.

Một cư  dân địa phương khác giấu tên kể lại: “Khi chúng em đang tập múa, thấy họ lên tiếp thì chúng em hét lên: vơ làng nước ơi. Chúng em tính chạy đi lên để kêu người dân thì hắn (công an) giơ súng lên để dọa.”

Chúng tôi đã liên hệ điện thoại với anh Thuận và thầy giáo Liên, cũng như công an xã Diễn Mỹ nhưng không có ai trả lời máy.

Cư dân địa phương cũng cho biết liên tiếp thời gian gần đây giáo xứ Đông Kiều và cả linh mục quản xứ bị một nhóm người được cho là thuộc Hội Cờ Đỏ sách nhiễu, đe dọa.

Từ ngày 1 đến 20 tháng 9 vừa qua, tư gia và cơ sở kinh doanh của nhiều gia đình bị côn đồ ném đá, phá hoại tài sản, dùng súng tấn công.

Ngày 20 tháng 9, Linh mục quản xứ Nguyễn Ngọc Ngữ và linh mục Ngô Xuân Kế đã bị hàng trăm người lạ mặt vây lại và xông vào đòi đánh ngay trước cổng ủy ban nhân dân huyện.

Vào ngày 20 tháng 9, những đoàn thể tại xã Diễn Mỹ còn mang cờ đỏ sao vàng, băng rôn, khẩu hiệu đi vào khu vực quanh nhà thờ Đông Kiều gây rối và đòi trục xuất linh mục quản xứ Nguyễn Ngọc Ngữ ra khỏi xã Diễn Mỹ. Những người này còn có nhiều hành vi báng bổ tôn giáo. Họ dùng gạch đá, gậy gộc đạp phá ảnh tượng thánh, đập tượng Đức Mẹ Maria và dùng súng bắn vào bàn thờ của người dân.

Ngay sau những diễn biến này, trên một số trang báo điện tử và mạng xã hội có bài cho rằng những hành động này là phản ứng tự phát của người dân chứ không phải là do nhà cầm quyền chủ ý gây ra.

Trang Thông Tin Chống Phản Động viết “Linh mục Nguyễn Ngọc Ngữ, chánh xứ Đông Kiều thường xuyên có những hành động kích động giáo dân dựng biểu ngữ, lấn chiếm đất công xây dựng trái phép, phát ngôn tục tĩu… đã bị người dân nơi đây dạy cho một bài học.”

Linh mục đoàn giáo hạt Đông Tháp nơi có giáo xứ Đông Kiều đã ra thông cáo phản đối những hành vi vi phạm pháp luật và quyền tự do tôn giáo của người dân và linh mục nơi đây.

Những ước mơ Mỹ và lời chia sẻ từ cô bạn việt Kiều

Những ước mơ Mỹ và lời chia sẻ từ cô bạn việt Kiều

  

 

Tôi đã định cư Mỹ hơn 20 năm. Với khoảng thời gian như vậy, tôi muốn viết vài dòng chia sẻ cho các bạn dựa vào kinh nghiệm của bản thân tôi. Tôi viết có chữ đôi khi bị sai chính tả thì mong các bạn thông cảm cho. Điều mà tôi muốn chia sẻ là về những sự thật về những người việt Kiều bên Mỹ về cuộc sống, cuộc việc hay gia đình, lối sống…

Có câu này mà tôi thấy rất đúng. Ỡ Mỹ, người ta đi làm rất hăng say để trả tiền nhà, bảo hiểm, ăn uống và các thứ sinh hoạt khác. Nhiều người khác thì dành hầu hết thời gian rãnh cũng chỉ để làm việc kiếm thêm tiền. Vì có nhiều cơ sở mở cửa 24 giờ mỗi ngày, ví dụ như chợ Walmart, McDonald, etc. Đa số người Việt Nam đều mua cho mình một căn nhà bằng cách trả góp. Có nghĩa là mình có thể trả trước từ 3% cho đến 99%, sau đó hàng tháng mình trả cho ngân hàng, cho đến 15 hay 30 năm. Những khoản phí cho tiền ăn uống và bảo hiểm thì không là bao. Hơn nữa, tôi cũng nói thêm, nếu bạn nào có ý định định cư tại Mỹ thì khi qua đây bạn nên mua bảo hiểm vì tiền nhà thương bên đây rất đắt đỏ.

Giáo Dục và Đại Học

Ở Mỹ thì học sinh được miễn giảm hoàn toàn tiền học phí từ năm học mẫu giáo đến năm lớp 12. Học sinh chỉ tốn chi phí cho các khoản ăn uống hằng ngày, trường hợp học sinh nghèo thì nhà trường sẽ miễn phí luôn tiền ăn uống, còn ngoài ra thì không còn tốn thêm bất cứ khoản phí nào. Cũng có nhiều cha mẹ tự đưa con cái đi học. Hoặc có thể đi xe bus, xe bus sẽ lại 1 khu tập trung rất gần nhà của mỗi học sinh và chở đến trường và đưa về ngay chỗ cũ. Vài tháng thì trường sẽ cho học sinh đi tìm thực tế(field trip) để quan sát những gì mà chúng đã học trong trường 1 cách thực tế và trung thực nhất, ví dụ như đi tham quan viện bảo tàng, tòa bạch ốc, các nông trại, etc. Học sinh kém môn nào thì sẽ được giáo viên kèm thêm môn đó. Ngoài ra, bên Mỹ không có dạy thêm như ở Việt Nam.

Và khi lên đến bậc đại học, nếu không có tiền trang trải việc học thì học sinh có thể vay của chính phủ với lãi suất rất thấp. Và khi học xong thì có thể đi làm và trả sau.

Công Việc Làm Và Thu Nhập

Tùy thuộc và những tiểu bang khác nhau mà lương của bạn kiếm được cũng sẽ khác nhau. Nơi có mức sống thấp thì đồng tiền kiếm ra ít. Thống kê trong năm 2010 cho thấy 3 tiểu bang có người Việt Kiều định cư nhiều nhất là California($8.00), Washington ($9.04) và Texas($7.25). Có nghĩa là nếu bạn định cư Mỹ hay rõ hơn là có ý định sinh sống ở bang Cali thì dù công việc thấp thế nào đi chăng nữa,thì công ty cũng phải trả cho bạn $8.00 đô la mỗi giờ làm việc. Vì đây là mức lương tối thiểu do chính phủ đã quy định. Và mỗi năm chính phủ sẽ tăng mức lương cho phù hợp với sự thay đổi chi phí mỗi năm.

Và một sinh viên khi ra trường thì cũng tùy vào khả năng của ngừoi đó mà có thể có mức lương khác nhau. Trung bình vào năm 2012, mức lương của kế toán khoãng $40,000 1 năm($3,500 mỗi tháng) va lập trình viên là khoãng $50,000 1 năm($4,200 mổi tháng). Mổi năm, nhân viên dược tăng khoãng 2 đến 10%.

Chi tiêu cuộc sống (cost of living)

Ở Mỹ thì giá cả rất đắt đỏ, một tô phở lớn tốn khoảng $8.00, mỗi bữa ăn trong tiệm đồ ăn nhanh (McDonald, Bugerking, etc) tốn khoảng $5 (60 ngàn đồng). Nếu thuê nhà để sống thì mỗi tháng phải trả khoảng từ $750 đến $2,000 (1 triệu 600 ngàn đến 4 triệu 200 ngàn đồng) tùy thuộc vào loại nhà nào. Nhà Vila thì mắc hơn nhà Townhouse hay căn hộ chung cư. Nhà kiểu Vila thì có 3 hay 4 phòng và 2 hay 3 phòng, vừa đủ cho một gia đình có 2 hay 3 con. Có nhiều người độc thân thì họ thuê phòng để tiết kiệm, mỗi tháng chỉ trả khoảng $400 (8 triệu 400 ngàn đồng).

Ví dụ như một người đi cắt cỏ mướn, mỗi ngày chủ trả 2 triệu, nếu làm 30 ngày trong tháng thì kiếm được 60 triệu đồng VN. Với khoảng tiền này thì người đó phải chi ra rất nhiều khoản phí tiền ăn, tiền nhà, bảo hiểm, và các thứ khác. Theo tôi nghĩ thì trung bình, mỗi tháng, một người phải trả 50% số lương của mình cho mọi thứ tiêu xài. Ví dụ như anh làm cắt cỏ này dư khoảng 30 triệu mỗi tháng. Có nghỉa là anh ta chi tiêu 30 triệu mổi tháng. Cho nên khi định cư ở Mỹ hay sống ở đây người ta rất sợ thất nghiệp vì chi tiêu quá nhiều. Người VN chúng ta có một điễm hay là biết dành dụm và tiết kiệm, đề phòng nhừng lúc thất nghiệp.

Đây là giá cả ở California. Có một số tiểu bang Mỹ giá cả rất rẻ, khoảng chừng phân nữa hay 1/3 chi tiêu tại Cali thôi, như Georgia, Texas, Florida, etc.

Cuộc sống và sinh hoạt

Bên Mỹ thì sẽ là cơ hội tốt cho những ai có nghị lực có ước mơ hoài bão muốn vươn lên trong cuộc sống. Ở đây người ta cạnh tranh rất công bằng, bạn có tài ở lĩnh vực nào thì sẽ đều có cơ hội phát triển bản thân hoặc được đề cử.

Khi đi xin việc làm, bạn có thể lên các website hay đọc trong báo tìm việc làm. Các công việc chân tay như làm cu li thì bạn cũng cần điền đơn và nộp cho người quản lý, nếu đơn của bạn làm cho người kiểm duyệt thích thú vì hội đủ điều kiện, thì họ sẻ gọi cho bạn để đi phỏng vấn. Nếu người ta không gọi cho bạn, thì bạn cũng có thể gọi cho họ và hỏi xem. Nhưng bạn không cần phải đến nơi đó để gặp người quản lý, vì có thể họ sẽ không tiếp bạn đâu.

Còn đối với những gia đình có con nhỏ thì họ gửi nhà trẻ hoặc thuê người về trông coi con của họ. Đến tối khi họ đi làm về thì họ đón con. Nhưng có ít người muốn làm công việc này vì lương không cao, hoặc chỉ những người yêu thích con nít thì họ mới làm. Và đây không phải là Osin phải làm việc nhà, nấu ăn, dọn dẹp, mà người giữ trẻ chỉ giữ con cái và cho con cái của quí vị ăn uống thôi. Trường hợp có một số người tốt thì họ có thể nấu ăn giúp bạn luôn

Hơn nữa, bên Mỹ thì bạn tuyệt đối không được BẠO LỰC trong gia đình hay ngoài xã hội. Nếu bạn đánh chồng, đánh vợ, hay đánh con cái của bạn, thì cảnh sát sẽ bắt bạn. Cho dù bạn đi làm hay đang ở trong gia đình thì đều không được sử dụng bạo lực. Phong tục người Vietnam chúng ta hay đánh con cái để dạy cho chúng, nhưng khi bạn định cư ở Mỹ này thì họ không cho phép làm như thế.

Không dùng bạo lực, đặc biệt là với trẻ em

Cuộc sống bên Mỹ nói chung thì người ta rất bình đẳng. Họ không phân biệt giàu nghèo giống Việt nam. Nhưng nói thật với các bạn bên này cuộc sống rất cơ cực, bạn phải làm việc rất vất vả. Nếu có ý định định cư Mỹ thì bạn hãy suy nghĩ thật kĩ nhé. Hơn nữa, có một điều nữa là rất khó quí vị có thể nhận biết ai giàu và ai nghèo vì mọi người đều ăn mặt bảnh toản và lái xe hơi láng bóng. Làn da thì ai cũng trắng trẻo và sạch sẽ vì họ sống trong thời tiết lạnh và trong nhà thì luôn có máy điều hòa.

Theo visahoaki       

So với 800 tỷ của anh Thăng thì bỏ bẻm với anh chàng này nhé !

 
 

So với 800 tỷ của anh Thăng thì bỏ bẻm với anh chàng này nhé !
——————
– Từ năm 2006-2011, Tập đoàn Cao su VN (VRG) và một số đơn vị thành viên đã đầu tư nhiều khoản kiểu “đốt tiền” vào các lĩnh vực ngoài ngành nghề chính và công ty “sân sau” của một số lãnh đạo tập đoàn; cụ thể họ đã đốt 8.300 tỉ đồng.

TTO – Từ năm 2006-2011, Tập đoàn Cao su VN (VRG) và một số đơn vị thành viên đã đầu tư nhiều khoản kiểu “đốt tiền” vào các lĩnh vực ngoài ngành nghề chính và công ty “sân sau” của một số lãnh đạo tập đoàn; cụ thể họ đã đ�…
TUOITRE.VN
 

CHÂN DUNG “KẺ XÂM LƯỢC”

 Mac Văn Trang‘s post.
 
 
Image may contain: 1 person, hat

Mac Văn Trang

 

Lịch sử thật trớ trêu nhưng công bằng. Thì ra giá trị của “Bên thắng cuộc” là sau chiến thắng họ đem lại gì cho Nhân dân?

CHÂN DUNG “KẺ XÂM LƯỢC”
(Copy 03/08/2017anle20)
Tướng MacArthur.
Bùi Đức Thịnh

MacArthur đến Nhật vơi đôi bàn tay đẫm máu người Nhật. Khi MacArthur rời Nhật về Mỹ, từ nơi dinh phủ ông ở đến Sân bay Atsugi có hàng triệu người Nhật đứng hai bên đường đưa tiễn. Đoàn xe hộ tống đi qua những hàng nước mắt cùng tiếng hô vang dậy của người dân Nhật: Đại nguyên soái! MacArthur được người Nhật vinh danh là 1 trong 12 danh nhân nước Nhật mọi thời đại.

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật lại cúi đầu kính trọng tướng Mỹ?

Năm 1942 tướng MacArthur dẫn đại quân tấn công Nhật Bản, từ Melbourne đánh thẳng đến Tokyo, hai tay nhuộm máu người Nhật Bản. Vì thế người Nhật hận ông thấu xương.

Chiều ngày 30/8/1945, tướng quân MacArthur ra khỏi máy bay và đặt chân lên đất Nhật, cho dù ông không mặc quân phục và không mang theo vũ khí gì, cũng không có người tổ chức duyệt binh, nhưng thời khắc đó với 70 triệu người Nhật Bản là thời khắc kinh hoàng mà họ không thể quên, trong tâm trí mọi người chỉ còn nghĩ được hai chữ “mất nước”.

Nhưng tướng MacArthur mang quân đến hòa bình, chính nghĩa, khoan dung và dân chủ.

Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh rơi vào suy sụp, đến bữa trưa của Nghị viên Quốc hội cũng phải ăn cơm trộn khoai lang, cái đói bao phủ khắp nơi. Lúc này tướng MacArthur gây áp lực khiến chính phủ Mỹ phải hỗ trợ Nhật Bản, thế là 3,5 triệu tấn lương thực và 2 tỷ Mỹ kim tức tốc được gửi đến Nhật. Ông không chỉ giữ lại chính quyền Nhật Bản mà còn đặc xá cho Thiên hoàng, thậm chí còn quan tâm đến số phận của từng người lính bình thường của Nhật Bản, giúp họ tìm con đường sống.

Theo sau ông, 400 nghìn lính Mỹ đã dùng thiện ý và tinh thần hy sinh để chinh phục người Nhật Bản. Khi đó các con hẻm trong thành phố của Nhật rất chật hẹp, một người Nhật bình thường và một người lính Mỹ to lớn nếu gặp nhau cũng khó để đi qua, vì thế thường thì người lính Mỹ sẽ nép vào một bên cho người Nhật đi trước. Người Nhật không thể không băn khoăn tự hỏi, nếu mình là kẻ chiến thắng thì có làm được như thế không?

Sau khi tướng MacArthur đến Nhật Bản, ông lập tức ra lệnh thả tội phạm chính trị, trong đó có rất nhiều Đảng viên Cộng sản, bị chính phủ Nhật bắt giam trong thời gian dài.

Ngày 25/8/1945, quân chiếm đóng của Mỹ cho phép phụ nữ Nhật thiết lập tổ chức của mình; tháng 9 cho công bố Dự luật về vai trò trong bầu cử của phụ nữ Nhật Bản; đây là lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, phụ nữ được quyền bầu cử và ứng cử.

Lúc này tại Tokyo có cô kỹ nữ được chọn làm Nghị viên thành phố, nhiều thị dân cảm thấy khó chấp nhận. Nhưng tướng MacArthur nói, mọi người chọn cô ấy để cô ấy phục vụ mọi người, đừng vì cô ấy là kỹ nữ mà kỳ thị bỏ qua. Khi đó mọi người chợt hiểu người được chọn trong bầu cử dân chủ phải là người thay mặt để vì mình làm việc, thế là sau khi hiểu ý nghĩa vấn đề họ đã quyết định chọn bầu cô kỹ nữ kia. Kết quả sau khi trở thành Nghị viên, cô đã không phụ lòng mọi người, làm được rất nhiều việc có ý nghĩa.

Vào ngày 11/10/1945, tướng MacArthur tuyên bố bỏ lệnh cấm báo chí, Nhật Bản được tự do thông tin và tự do ngôn luận.

Ngày 22/12/1945, ban hành “Luật Công hội”, giai cấp công nhân thực sự có tổ chức của mình. Ngày 1/9/1947, ban hành “Luật lao động”, quy định tiêu chuẩn tiền lương thấp nhất và thời gian làm việc nhiều nhất.

Ngày 3/2/1946, tướng MacArthur chỉ thị cho Tổng bộ Liên minh khởi thảo Hiến pháp Nhật Bản. Chính phủ Mỹ truyền đạt nguyên tắc chế định Hiến pháp cho tướng MacArthur là: Chính phủ Nhật Bản phải do toàn thể cử tri trao quyền và phải chịu trách nhiệm trước toàn thể cử tri. Ngày 3/5, quân liên minh giao ra Bản dự thảo Hiến pháp. Ngày 7/10, Quốc hội Nhật Bản thông qua Hiến pháp. Ngày 3/11, Thiên hoàng cho ban hành Tân Hiến pháp.

Đây là Hiến pháp do kẻ chiếm lĩnh chiếu theo giá trị quan phương Tây áp đặt cho kẻ bị chiếm lĩnh, nhưng lại là bản Hiến pháp đem lại phúc lợi cho nhân dân quốc gia bị chiếm lĩnh. Bản Hiến pháp nhấn mạnh quyền lợi công dân cơ bản của người Nhật Bản, xem những quyền lợi này là “quyền lợi trời cho mà không ai có quyền tước đoạt”. Những quyền này bao gồm: quyền bầu cử, lập hội và tự do xuất bản; không có sự tham gia của luật sư thì không được định tội; bảo đảm quyền cư trú an toàn cho dân, cấm kiểm tra và tước đoạt vô cớ.

Ngày 21/10/1946, Quốc hội đã thông qua “Luật Cải cách ruộng đất”. Chính phủ Nhật Bản mua lại đất đai dư thừa của giới địa chủ, sau đó bán đất lại cho nông dân không có ruộng. Với những nông dân không có tiền mua đất, chính phủ cho vay thế chấp. Tất cả diễn ra không đổ một giọt máu, một mạng người, những người nông dân ai nấy đều có được một phần đất cho mình.

Ngày 31/3/1947, ban hành “Luật Giáo dục”. Theo đó mục tiêu hàng đầu của giáo dục là “tôn trọng sự tôn nghiêm của cá nhân, bồi dưỡng cho mọi người có lòng nhiệt huyết vì chân lý và hòa bình”. Trường học của Nhật Bản không còn nằm trong kiểm soát của chính phủ mà là do Ủy ban Giáo dục do dân chúng bầu ra quản lý. Việc chọn lựa nhà giáo, sách học và bố trí chương trình hoàn toàn do người dân tự chủ quyết định.

Năm 1952, quân chiếm đóng Mỹ trả chính quyền về cho chính phủ Nhật Bản. Sau 7 năm chiếm đóng, người Mỹ cải cách triệt để con đường phát triển của Nhật Bản, chủ quyền quốc gia từ trong tay kẻ chuyên chế trao lại cho người dân Nhật Bản, những tiền đề tiến bộ đầu tiên này giúp người Nhật bước vào con đường thênh thang.

Hơn 10 năm sau, Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, quốc gia phồn vinh, nhân dân giàu có, xã hội ổn định. Có thể nói thêm một câu, quân chiếm đóng của Mỹ không chi một đồng tiền thuế nào của người dân Nhật Bản, chi phí của họ là lấy từ tiền thuế của người Mỹ.

Trong thời gian chiếm đóng Nhật Bản, rất nhiều người Nhật đã viết thư gửi cho tướng MacArthur yêu cầu biếu tặng đất đai của họ. Nhiều phụ nữ can đảm viết thư đề nghị được hiến thân cho tướng MacArthur, nhiều người còn viết “xin hãy cho tôi được sinh con cho ngài.”

Sáng ngày 16/4/1951, Tổng thống Harry Truman phế bỏ chức Tư lệnh quân chiếm đóng và buộc tướng MacArthur phải về nước, sự kiện này chỉ thông báo cho một số quan chức cấp cao người Nhật biết. Nhưng khi ông ngồi lên ô tô thì mới phát hiện, từ nơi dinh phủ ông ở đến Sân bay Atsugi có hàng triệu người Nhật Bản đứng hai bên đường đưa tiễn. Đoàn xe hộ tống đi qua những hàng nước mắt cùng tiếng hô vang dậy của người dân Nhật Bản: Đại nguyên soái!

Người dân Tokyo đứng chật kín hai bên đường, ai nấy rơi nước mắt, họ như hoàn toàn quên chuyện tướng MacArthur là kẻ chiếm đóng đã đánh bại quân đội quốc gia mình. Thiên hoàng đích thân đến sứ quán đưa tiễn MacArthur, tướng MacArthur cũng xúc động rơi nước mắt, nắm chặt hai tay của Thiên hoàng Hirohito.

Khi đưa tiễn, Thủ tướng Yoshida của Nhật nói: “Tướng quân MacArthur đã cứu chúng tôi ra khỏi nỗi sợ hãi, lo lắng và hỗn loạn của thất bại để đưa chúng tôi vào con đường mới do ông xây dựng, chính Ngài đã gieo trồng hạt giống dân chủ trên đất nước chúng tôi để chúng tôi bước trên con đường hòa bình, tình cảm ly biệt mà nhân dân chúng tôi dành cho Ngài không lời nào có thể diễn tả được.”

Uy lực quả bom nguyên tử của Mỹ tàn phá thành phố và nền kinh tế của Nhật Bản, nhưng về phương diện tinh thần, nước Mỹ đã hoàn toàn chinh phục được người Nhật Bản.     

Gần nửa dân số Việt Nam mang vi khuẩn lao

Gần nửa dân số Việt Nam mang vi khuẩn lao


Việt Nam đứng thứ 15 trong số các quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất toàn cầu, theo Tổ chức Y tế Thế giới.
Việt Nam đứng thứ 15 trong số các quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất toàn cầu, theo Tổ chức Y tế Thế giới.

Khoảng 44% dân số Việt Nam mang vi khuẩn lao trong cơ thể. Trong số này, ước lượng 126.000 người mắc bệnh lao mỗi năm, theo một phúc trình mới được đưa ra hôm 13/12.

Trang mạng zing.vn dẫn lời Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương Nguyễn Viết Nhung, cho biết trong số những ca mắc lao hàng năm, có khoảng 105.000 – 106.000 người bệnh, 20.000 người khác không được phát hiện vì nhiều lý do, trong đó có nguyên nhân giấu bệnh vì tâm lý xã hội và nhu cầu kiếm sống.

Việt Nam đặt mục tiêu giảm 30% tỷ lệ mắc lao và giảm 40% tỷ lệ tử vong do bệnh lao trong giai đoạn từ năm 2015 – 2020.

Theo Bệnh viện Phổi trung ương, hiện số người người mắc bệnh lao tại Việt Nam đang giảm từ 5%-6% mỗi năm. Từ năm 2015-2016, số người chết vì bệnh lao giảm 3.000 người nhờ phát hiện sớm và điều trị. Trước đó, trung bình mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 17.000 người chết vì bệnh lao.

Năm 2009, Việt Nam bắt đầu chương trình điều trị lao đa kháng thuốc. Tính đến nay đã có khoảng 11.000 ca bệnh lao đa kháng thuốc được điều trị, đạt tỷ lệ thành công hơn 70%, cao hơn tỷ lệ 54% của thế giới.

Hiện Việt Nam đang đặt mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030. Tuy nhiên theo Bệnh viện Phổi Trung ương, để đạt mục tiêu này, Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động y tế tuyến cơ sở để phát hiện lao sớm, đồng thời phải có nguồn tài chính ổn định để hỗ trợ bệnh nhân lao.

Trong khi việc chẩn đoán và điều trị được bảo hiểm y tế chi trả, bệnh nhân mắc lao vẫn phải mất các khoản phí tổn khác như nằm viện, bổ sung dưỡng chất trong thời gian điều trị… tổng cộng có thể lên tới khoản phí tương đương một năm thu nhập bình quân tại Việt Nam, theo Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ.

Đi tìm 3 người thầy vĩ đại nhất mảnh đất hình chữ S

Đi tìm 3 người thầy vĩ đại nhất mảnh đất hình chữ S


Nổi tiếng với đủ ba yếu tố: Tâm, tầm và tài, những “người chèo đò” vĩ đại này mãi mãi được sử sách Việt Nam lưu danh.

  1. Thầy giáo Chu Văn An (1292-1370)

Ngược dòng thời gian trở về hơn 600 năm trước để cùng tìm hiểu về một người thầy lỗi lạc mà nhân dân đời đời ngưỡng mộ – thầy Chu Văn An, người đã có công lớn trong việc xây dựng Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Cả cuộc đời thầy đã “làm thầy giỏi của một thời đại, để đạt tới thầy giỏi của muôn đời”, dạy dỗ Vua Trần Hiển Tông và đào tạo ra những vị quan có tài và thanh liêm cho triều đình nhà Trần.

Trong thời gian đứng đầu Quốc Tử Giám, thầy Chu Văn An có nhiều đóng góp trong việc hoàn thiện chương trình truyền dạy tư tưởng Nho giáo vào Việt Nam và được lưu danh là “ông tổ của đạo Nho ở Việt Nam”. Thầy là người tài cao đức trọng, giữ chức Tư nghiệp đầu tiên và trong một thời gian dài, cũng là người đầu tiên được đưa vào thờ tại Văn Miếu.

Thầy Chu Văn An từng thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở quê nhà (làng Huỳnh Cung bên sông Tô Lịch (Hà Nội). Thầy nổi tiếng có học vấn sâu rộng, tư cách thanh cao, không cầu danh lợi, danh tiếng lan xa, học trò theo học rất đông.

Thầy Chu Văn An luôn đối xử bình đẳng và công bằng với các lứa học trò từ bậc cao nhất cho đến lớp học trò bình thường ở nông thôn. Thầy cũng rất nghiêm nghị và gương mẫu. Những học trò cũ đã làm quan to như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát lúc về thăm thầy vẫn phải khép nép giữ gìn, và nếu có điều gì chưa đúng phép, thầy vẫn nghiêm khắc dạy bảo. Điều này càng khiến thầy được học trò kính mến hơn.

Thầy Chu Văn An được tôn là Vạn thế sư biểu – người thầy chuẩn mực của Việt Nam muôn đời

Thầy được tôn là Vạn thế sư biểu – người thầy chuẩn mực của Việt Nam muôn đời. Trần Nguyên Đán đã đánh giá về những đóng góp của thầy như sau: Nhờ có Chu Văn An mà “bể học xoay làn sóng, phong tục trở lại thuần hậu”.

Sự liêm khiết, chính trực và công tâm của Thầy giáo Chu Văn An cũng nhắc nhở những thế hệ nhà giáo luôn vì sự tiến bộ của giáo dục, sự nâng cao dân trí mà không ngừng phấn đấu để làm phong phú và dồi dào nguồn nguyên khí quốc gia. Không phải chỉ 6 thế kỷ qua, mà hàng thiên niên kỷ sau, có lẽ người ta vẫn không thôi nhớ đến người thầy vĩ đại đã dành cả cuộc đời chở đạo, những công lao và tiếng thơm về thầy đã khắc sâu trong tâm tưởng mỗi con dân Việt từ thủa ấu thơ.

  1. Thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585)

Một cây đại thụ tỏa rợp bóng ở thế kỷ XVI – Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ là một danh nhân văn hóa, một nhà thơ lớn, một bậc hiền triết, một nhà tiên tri đại tài mà còn là một nhà giáo vĩ đại, một bậc sư biểu được người đời tôn vinh, ngưỡng mộ.

Thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm thi đỗ Giải Nguyên đời nhà Mạc (1527-1592). Làm quan được 8 năm, năm 1542, thầy dâng sớ hạch tội 18 lộng thần nhưng không được vua nghe nên xin cáo quan về ở ẩn lập Am gọi Bạch Vân Am và hiệu Bạch Vân Cư Sĩ mở trường dạy học.

Hơn 40 năm lui về Bạch Vân am dạy học là hơn 40 năm thầy dồn hết tâm huyết đào tạo nhiều tri thức lớn cho đất nước. Học trò của thầy đều là những nhân tài xuất chúng, văn võ song toàn như Phùng Khắc Khoan, Lý Hữu Khánh, Nguyễn Quyện… Danh tiếng và tài năng của thầy và trường Bạch vân bên dòng Tuyết Giang vang dội khắp nơi. Thầy được các môn sinh tôn là “Tuyết Giang phu tử”  – Một danh xưng tôn kính cho những bậc sư biểu đức độ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

“Tuyết Giang phu tử” – Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên tri số 1 Việt Nam.

Đồn rằng, do được truyền cho quyển “Thái ất thần kinh” nên thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm tinh thông về lý học, tướng số, có thể tiên đoán được biến cố trước và sau 500 năm. Với những câu “sấm truyền”, thầy được người đời suy tôn là “nhà tiên tri” số một của Việt Nam. Giai thoại cùng với những lời sấm tiên tri của thầy vẫn còn được truyền tụng tận đến ngày hôm nay và ứng nghiệm đến bất ngờ.

Lúc sinh thời, thầy đã dùng tài lý số của mình “cứu vãn” cho triều nhà Mạc tồn tại được một thời gian khá dài. Tương truyền rằng, lúc nhà Mạc sắp mất liền sai người đến hỏi thầy. Thầy đã đưa ra lời sấm cho nhà Mạc rằng: “Cao Bằng tàng tại, tam đại tồn cô”. Nghĩa là nếu chạy lên Cao Bằng thì sẽ tồn tại được 3 đời. Quả nhiên, nhà Mạc lên Cao Bằng thì tồn tại được thêm 3 đời..

Thầy cũng đưa ra lời sấm cho nhà Nguyễn, mà nhờ đó nhà Nguyễn mới tiến vào Nam mở rộng bờ cõi để đất nước ta có hình thái như ngày hôm nay.

Còn với triều đại thứ 3 cùng tồn tại khi ấy là nhà Trịnh, thời điểm vua Lê Trung Tông mất không có người nối dõi, Trịnh Kiểm định soán ngôi nhà Lê nhưng chưa dám quyết nên đã sai người tới hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thầy cũng chỉ nói: “Giữ chùa thờ phật thì ăn oản”, ý nói giữ là bề tôi của các vua Lê thì lợi hơn. Trịnh Kiểm nghe theo liền sai người đi tìm tôn thất nhà Lê đưa lên ngôi. Họ Trịnh mượn tiếng nhà Lê nhưng thực chất nắm quyền điều hành chính sự, hai bên cùng tồn tại tới hơn 200 năm. Vì thế mà có câu: Lê tồn, Trịnh tại..

Có đôi câu đối ở đền thờ Bạch Vân am “Kế tuyệt, phù suy Chư Cát Lượng/ Tri lai, tàng vãng Thiệu Nghiên Phu” (Nối được cái đã đứt, đỡ được cái đã suy như Chư Cát Lượng/Tìm hiểu việc đã qua, dự đoán việc mai sau như Thiệu Nghiên Phu).. Tiếng tăm của thầy không chỉ nổi ở trong nước mà còn vang đến tận Trung Hoa, khiến giới học giả ở đó cũng ngưỡng mộ xưng tụng: “An Nam lý số hữu Trình Tuyền”.

  1. Thầy giáo Lê Quý Đôn (1726-1784)

Lê Quý Đôn nguyên là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng; cha là tiến sĩ Lê Trọng Thứ, quê ở Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ, nay là thôn Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Ngay từ nhỏ thầy đã nổi tiếng thông minh, chăm học. Năm 14 tuổi, thầy theo cha lên học ở kinh đô Thăng Long. Lúc ấy thầy đã học xong toàn bộ sách kinh, sử của Nho gia. 18 tuổi, thầy thi Hương đỗ Giải Nguyên. 27 tuổi đỗ Hội Nguyên, rồi đỗ Đình Nguyên Bảng nhãn.

Sau khi đã đỗ đạt, thầy được bổ làm quan và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều Lê – Trịnh. Thầy là người học rộng, tài cao, am thông nhiều lĩnh vực như: khoa học tự nhiên, địa lý, khoa học xã hội, văn chương, sử học,… luôn được vua, quan và nhân dân kính nể.

Thầy Lê Quý Đôn không chỉ là một nhà bác học mà còn là người thầy xuất sắc ở nước ta hồi thế kỷ XVIII. Thầy từng mở trường dạy học, có nhiều học trò theo học, và còn lưu được ân tình đằm thắm đối với học sinh. Thầy phụ trách các kỳ thi, lo lắng quan tâm tới việc đào tạo và tuyển dụng các nhân tài.

 

 

 

 

 

 

 

 

Thầy Lê Quý Đôn không chỉ là một nhà bác học mà còn là người thầy xuất sắc ở nước ta hồi thế kỷ XVIII

Trái với những nho sĩ chỉ biết nhồi nhét những lý luận kinh điển xa xôi mà coi thường, thậm chí không biết gì đến các môn học khác thì thầy cho rằng cần phải học tập toàn diện. Thầy cũng đã nêu lên một số ý kiến về phương châmhọc tập, chủ trương học phải biết nắm lấy cái chính: “Không thể vu vơ theo việc ngọn ở ngoài mà không tìm tòi đến chỗ gốc ở trong. Nếu không thể mà cứ vật gì cũng xét cho đến cùng, cho đủ cả thì chẳng hoá ra vì đường có nhiều lối rẽ mà đến nỗi lạc mất dê ư?”

Thầy cũng căn dặn rằng học hành phải có óc suy luận, không chỉ phụ thuộc vào sách vở: “Sách không hết lời, lời không hết ý… Phải hiểu ngầm ý của thánh nhân ở ngoài lời sách mới được”. (Dịch kinh phu thuyết).

Thầy còn khuyên: “Dù ngu dốt đến đâu, cũng nên kính giấy, tiếc chữ, dù keo bẩn đến đâu cũng tìm mua sách vở”. Thầy cho rằng biết học thì không thể biện lẽ thiếu thì giờ.

Hình ảnh thầy Lê Quý Đôn tận tụy truyền dạy phương pháp học tập tiến bộ và kiến thức cho học trò đã là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ noi theo. Thầy giáo Lê Quý Đôn thực sự xứng đáng với danh hiệu Người thầy mẫu mực và luôn được người đời tôn kính.

Hiểu Minh

From : TRUONG LE

HÃY VUI LÊN

HÃY VUI LÊN

 

Theo truyền thống dân tộc Do Thái, năm đại xá của Đức Chúa, là năm đại phúc cho người nghèo, cho người bị tù đầy.  Năm đó, có nợ ai bao nhiêu, cũng được xóa; có đang bị ở tù, cũng được trả tự do.  Đức Yêsu là Đấng đến để công bố năm toàn xá cho toàn thể nhân loại.  Vì thế, hãy vui lên, hỡi nhân trần.

 

1. Tin Mừng Cho Người Nghèo

Con người sống trên trần gian này cảm nghiệm bao nhiêu nỗi khổ: nỗi khổ vật chất và tinh thần.  Ai càng coi trọng tiền bạc và vật chất, càng cảm thấy khổ nhiều.  Tuy nhiên, đôi khi người nghèo không cảm thấy khổ, mà những người đặt nặng giá trị vật chất lại cho rằng họ khổ.

 

Người nghèo cũng có niềm vui riêng của họ, trời xanh, khí mát trong lành, đất trời đẹp tuyệt vời và vô tận.  Tuy vậy, nếu người nghèo không thanh thoát vượt lên được cái bình thường, thì cái nghèo, và đặc biệt là tình trạng bần cùng, ảnh hưởng thê thảm trên con người.  Nàng Kiều bán mình chuộc cha cũng là một thí dụ.  Và từ cái khổ này dẫn tới cái khổ khác; đến độ người ta thấy “đời là bể khổ.”   Nghèo, tù, tội, là những điều gây cho bao người đau khổ dằn vặt.

 

Hôm nay, tin mừng đã được công bố: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi vì Đức Chúa đã xức dầu cho tôi. Ngài sai tôi đem tin mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn tan vỡ, loan báo ơn giải thoát cho những kẻ bị bắt, tự do cho kẻ tù đày, và loan báo năm hồng ân của Thiên Chúa.”  Chính Thiên Chúa giải phóng con người, cho con người tìm được sự giải phóng, tự do, niềm vui và hạnh phúc.

 

2. Đấng Đến Sau Tôi

Cái nghèo vẫn còn tiếp tục.  Cái nghèo như gắn chặt với cuộc đời của một số người như hình với bóng.  Con người vẫn khổ, vẫn miệt mài đi tìm miếng cơm manh áo.  Những người đã có miếng cơm áo thì lại muốn có nhiều hơn nữa.  Con người vẫn không thoát khỏi cảnh khổ.  Nỗi khổ do nghèo vật chất dường như giúp con người thấy nỗi khổ của nghèo tinh thần.  Dường như khổ vật chất không làm con người khổ, mà nghèo tinh thần làm con người khổ.

 

Yoan Tẩy Giả sống đơn sơ trong cảnh nghèo.  Ngài như một lời chứng cho nỗi khổ vì nghèo tinh thần, vì không thấy được ánh sáng sự thật, chứ không phải vì nghèo vật chất.  Hơn nữa, Yoan Tẩy Giả còn làm chứng cho một Đấng khác nữa: “Đấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, và tôi không đáng cởi dây giầy cho Ngài.  Tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, nhưng Đấng đó sẽ làm phép rửa cho anh em với Thánh Thần và lửa.”  Đấng đó là Đấng mà mọi người phải mong chờ, cho dù lúc đó người ta và cả Yoan Tẩy Giả cũng chưa biết người đó là ai.

 

Đức Yêsu như tất cả mọi người đã sống cái nghèo đến tận cùng: sinh trong hang chiên cừu, ăn uống mặc như người nghèo, làm nghề của những người nghèo, ngay cả khi đi rao giảng vẫn nghèo, có lúc đi tìm trái vả ăn cho đỡ đói cũng không có (Mt.21, 18-19).  Tuy vậy, Đức Yêsu là người làm trọn lời tiên tri trong sách Isaya, Ngài công bố năm hồng ân của Thiên Chúa, Ngài tới để làm cho người mù được thấy, người tù được trả tự do, băng bó những tâm hồn tan vỡ.  Đức Yêsu mang lại cho người ta thấu hiểu sự thật, và sự thật sẽ giải phóng con người khỏi mọi phiền não, tù tội ràng buộc tinh thần.  Ngài giúp con người vươn lên, vươn lên tới Thiên Chúa là đỉnh bình an hạnh phúc.  Hãy vui lên vì với Đức Yêsu, chúng ta biết con đường giải thoát và hạnh phúc đích thực.

 

3. Hãy Vui Mọi Lúc

Như một người đã được giải phóng, thánh Phaolô viết cho dân thành Thessalônica:“hãy vui hạnh phúc mọi lúc.”  Một người rao giảng tin mừng Đức Yêsu phục sinh, luôn bị phản đối, rượt đuổi và bắt bớ, mà khuyên người ta hãy sống vui và hạnh phúc được sao? Nếu đúng, người đó phải sống vui và hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh, trong mọi thời điểm.

 

Tại sao Phaolô lại được như vậy?  Vì Ngài đã đạt đạo, đã chọn Thiên Chúa trên hết, đã chấp nhận Đức Yêsu như lý tưởng và Chúa của mình.  Ngài đã thấy được trần gian chóng qua, chỉ có thực tại bền vững là chính Thiên Chúa, và cũng là bình an và hạnh phúc của Ngài.  Với quan niệm sống và chọn lựa như vậy, Ngài sống vui và hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh, trong mọi thời điểm.

 

Chỉ khi nào con người chọn Thiên Chúa trên hết, phó thác tất cả cho Thiên Chúa, thì con người mới sống chấp nhận thực tại và thanh thản trước mọi biến cố và nghịch cảnh.  Thiên Chúa đang thực hiện việc giải phóng con người qua Đức Yêsu, qua việc cho con người thấy cách sống giúp con người bình an hạnh phúc.  Cách sống đó chính là cách sống của Đức Yêsu.  Đức Yêsu cũng không được miễn trừ khỏi bao cám dỗ, nhưng Ngài đã vượt qua và vẫn trông cậy vào Thiên Chúa ngay cả khi không thấy dấu chỉ cho thấy như vậy.  Biến cố Đức Yêsu kêu trời “lạy Cha, lạy Cha, sao Cha nỡ bỏ con” là một bằng chứng.  Ngay cả như vậy, chúng ta tin rằng, Ngài vẫn bình an và phó thác.

 

Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm

From:   Langthangchieutim

Cha chúc con ‘bất hạnh và đau khổ’ trong lễ tốt nghiệp, vô số bà mẹ tán dương

 

Cha chúc con ‘bất hạnh và đau khổ’ trong lễ tốt nghiệp, vô số bà mẹ tán dương

Trên thế gian này, các đấng sinh thành đều mong muốn con cái được hạnh phúc và vui vẻ. Tuy nhiên có một người cha trong ngày vui của con, lại chúc con trai mình bất hạnh và đau khổ. Vì sao bài diễn thuyết này của ông được cộng đồng mạng tán thưởng và lan tỏa nhanh chóng như vậy?

Mọi người đừng vội cho rằng đây là người cha “máu lạnh” và “độc ác”. Có khi nào đó là cách thể hiện tình yêu thương khác biệt của một người cha thông minh dành tặng cho con mình?

Vậy người cha có những lời chúc đặc biệt ấy là ai?

Ông chính là John Roberts – Chánh án Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Ông được mời tham gia đọc bài diễn văn tại buổi lễ tốt nghiệp của trường trung học Cardigan, nhưng không phải với tư cách là một chánh án mà là một người cha. Và lời chúc “chúc con bất hạnh và đau khổ” được cả thế giới tán dương .

John Roberts là chánh án thứ 17 và là Chánh án đương nhiệm của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Ông đảm đương chức vụ này từ năm 2005, được tổng thống George W. Bush bổ nhiệm sau khi Chánh án William Rehnquist đột ngột qua đời.

John Glover Roberts, Jr. (sinh ngày 27 tháng 1 năm 1955) là Chánh án thứ 17 và là Chánh án đương nhiệm của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. (Ảnh: wikipedia.org)

Thông thường các bài diễn thuyết trong các buổi lễ tốt nghiệp, là dịp các phụ huynh nói lên những lời cảm kích với nhà trường, với thầy cô giáo và khuyến khích trẻ chào đón một tương lai tốt đẹp hơn, dẫn dắt con mình hướng đến những điều tươi sáng. Tuy nhiên khi tham dự buổi lễ tốt nghiệp trung học của Jake, cậu con trai 16 tuổi của mình, vị chánh án này lại vào đề với những lời lẽ như một nhát kiếm sắc nhọn đối với bọn trẻ:

“Ta rất lấy làm tiếc phải nói với các con một điều rằng, thời khắc vui vẻ nhất và thoải mái nhất trong cuộc đời của các con sắp trở thành quá khứ rồi…”.

Khi ông nói ra những lời này, những cô cậu học trò phía dưới khán đài đều ngỡ ngàng, bởi từ trước tới nay mọi người đều nói với chúng rằng “Cuộc sống tương lai sẽ càng trở nên tốt đẹp và càng có nhiều hy vọng hơn”. Còn vị chánh án này thì ngược lại, ông đang diễn thuyết trên khán đài và nói với chúng: “Những ngày tháng tốt đẹp đã chấm dứt rồi”.

Tiếp theo đó, bằng những lời nói mang đầy ngữ khí “khó nghe”, vị chánh án bắt đầu bài diễn thuyết của mình:

“Ta hy vọng con có thể gặp phải một chút đối xử không công bằng, bởi chỉ có như vậy con mới có thể cảm nhận được giá trị của sự công bằng.

Ta hy vọng con có thể nếm trải một chút mùi vị của sự phản bội, bởi chỉ có như vậy con mới có thể lĩnh hội được tầm quan trọng của sự chân thành.

Ta hy vọng con thường xuyên cảm nhận được sự cô đơn, bởi chỉ có như vậy con mới hiểu được rằng bạn bè đối xử tốt với mình không phải là chuyện đương nhiên, người ta không thiếu nợ con.

Ta hy vọng con có thể gặp xui xẻo một vài lần, bởi chỉ có như vậy con mới hiểu được ý nghĩa của cơ hội và vận may, con mới có thể hiểu được sự thành công mình có lẽ chỉ là bởi vận may, và sự thất bại của người khác cũng không phải là đáng đời. 

Ta hy vọng khi con gặp thất bại, đối thủ của con có thể châm chọc và cười nhạo trên sự đau khổ của con. Bởi như vậy con mới hiểu có phong độ rốt cuộc quan trọng như thế nào. 

Ta hy vọng thi thoảng con bị người khác coi thường, chỉ có như vậy con mới hiểu được học cách tôn trọng và lắng nghe là quan trọng tới mức nào. 

Ta nói những điều này với con, bởi thật ra sớm muộn gì nó cũng sẽ xảy ra trong cuộc sống của con. Con có thể tiếp thụ giáo huấn hoặc thu hoạch được gì trong đó hay không, đều dựa vào việc con có hiểu những điều ta nói hay không”.

Bằng những lời nói mang đầy ngữ khí “khó nghe”, vị chánh án đã cho bọn trẻ một bài học quý giá khi đối diện với một xã hội phức tạp. (Ảnh: wikipedia.org)

Cộng đồng mạng sau khi nghe được những lời diễn thuyết này đã vô cùng khen ngợi và đồng thuận.

Những đứa trẻ 15, 16 tuổi đang hồn nhiên vô tư chuẩn bị tốt nghiệp trung học, đã bắt đầu có nhân sinh quan và thế giới quan của bản thân mình, đầy hăng hái nhiệt tình. Tuy nhiên, khi đối diện với một xã hội phức tạp, ngoài bầu nhiệt huyết hăng hái thì không hề có bất kỳ sự chuẩn bị gì.

Cá nhân tôi cho rằng cho rằng đoạn diễn thuyết này rất tuyệt vời, những đứa trẻ nghe được đoạn diễn thuyết này sẽ học được nhiều điều mới lạ.

Những lời “khó nghe” này giống như gậy cảnh tỉnh, là những điều tinh túy nhất được chắt lọc lại. Tuy từ ngữ không mỹ miều nhưng được nói lên từ tận đáy lòng của một người cha, mong muốn con mình học cách đối mặt với một xã hội phức tạp với tâm thái cân bằng, ứng xử đúng đắn trước những gian nan gập ghềnh trong cuộc sống.

Ngay cả các bậc làm cha làm mẹ, cũng rút ra được nhiều bài học quý giá:

1. Đừng nên luôn biến con trở thành trung tâm của thế giới, đôi khi hãy học cách lơ là với chúng

Bạn không nên chăm sóc thái quá hay quá chú ý tới trẻ. Bởi vì khi con trẻ bước vào trường học, gia nhập cộng đồng xã hội, chúng sẽ phát hiện trên thế giới này, không phải ai cũng yêu mến chúng, có người thương thì sẽ có kẻ ghét. Bởi vậy cần rèn luyện cho chúng có đủ năng lực chịu đựng để đối diện với tất cả những điều không như ý trong cuộc sống này.

Hãy dám “buông tay” cho con mình trải nghiệm những “gian khổ” trong cuộc sống ngoài xã hội. Nơi mà trẻ sẽ ý thức được các giá trị sống trong tinh thần tập thể, cùng làm, cùng chơi và biết xây dựng ý thức trách nhiệm cho bản thân mình.

2. Khi con bạn bị bạn bè bỏ rơi, đừng nên vội vàng tới bên an ủi vỗ về chúng

Khi nhìn thấy con ngồi đơn độc trong một góc, còn nhóm bạn của chúng đang cười nói vui vẻ, điều bạn cần làm là không nên kéo con đi tìm người bạn khác hay bắt nhóm bạn kia cho con chơi cùng. Hãy để con bạn tự hiểu rằng thế nào là sự cô độc, thế nào gọi là bạn bè.

Một người từng nếm trải sự cô độc, mới có thể hiểu được tầm quan trọng của tình bạn. Khi rời xa khỏi sự che chở của gia đình, con bạn sẽ phải tự học cách hòa nhập với cuộc sống.

Khi rời xa khỏi sự che chở của gia đình, con bạn sẽ phải tự học cách hòa nhập với cuộc sống. (Ảnh: time.com)

3. Khi con bạn gặp phải những điều đen tối trong xã hội, đừng tìm cách che mắt chúng

Mỗi bậc cha mẹ đều hy vọng con cái mình có môi trường sinh hoạt trong sáng và tốt đẹp, không phải đối diện với mặt xấu tối tăm của xã hội, nhưng liệu điều này có thể xảy ra?

Chúng ta luôn hy vọng con cái có sự thiện lương, lại càng hy vọng chúng có năng lực phân biệt thị phi đen trắng. Khi xã hội ngày càng biến động, những việc tốt càng vơi đi, việc xấu thì xuất hiện tràn lan, liệu con bạn có tránh được tất cả những điều xấu ảnh hưởng không? Điều cần làm là bạn nên dạy con cách đối diện chứ không phải là trốn tránh. Hãy cố gắng gieo vào trái tim bé nhỏ của con trẻ hạt giống của sự thiện lương. Có hạt giống ấy nảy mầm và tươi tốt, trẻ sẽ biết cách xử trí thế nào trước những rối ren.

4. Khi con bạn phát hiện những gian nan vất vả trên đường đời, đừng nên rót những giọt mật ngọt ngào cho chúng

Đời người vốn có rất nhiều nỗi khổ, khi con nói với bạn “học hành rất khổ”, “tập đàn rất khổ”, hãy giúp chúng hiểu được “khổ” là một việc tất yếu trong thế gian này. Trẻ con cần đi học, người lớn cần đi làm.. đây chính là trách nhiệm và gánh vác mà con người cần thực hiện khi sống trong thế gian này.

Tóm lại ngay từ khi trẻ còn nhỏ, đừng nên sợ cho con chịu một chút khổ, chịu một chút khó khăn. Những đứa trẻ từ bé chưa từng chịu khổ, tương lai khi sẽ phải chịu càng nhiều nỗi khổ hơn, thì liệu lúc đó chúng sẽ đối diện ra sao?

Theo soundofhope.org Bình Nhi biên dịch

Hồ Duy Hải phải chết thay cho cháu của Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó chủ tịch nước?

 

Hồ Duy Hải phải chết thay cho cháu của Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó chủ tịch nước?

Ngoc Nhi Nguyen(facebook) – Qua 2 bài viết trước về Viện trưởng Viện kiểm sát và Thẩm phán tòa án Long An , hẳn mọi người đã thấy vụ án không chỉ là oan sai , mà còn là 1 vụ thí mạng người chết thế cho 1 tên sát nhân con ông cháu cha nữa !Vậy tên sát nhân con ông cháu cha đó là ai vậy ? Xin thưa theo thông tin của 1 số phóng viên đi theo điều tra vụ án , thì đó chính là cháu của bà Trương Mỹ Hoa , nguyên Phó chủ tịch nước , người đứng đầu gia tộc giàu có nhất Việt Nam , gia tộc họ Trương ở Tiền Giang , cũng là sở hữu chủ của tập đoàn khủng nhất và cũng bí hiểm nhất Việt Nam đó là Vạn Thịnh Phát !

Gia tộc này có 3 anh em là bà Trương Mỹ Hoa , Trương Mỹ Lan và Trương Chí Trung . Bà Trương Mỹ Hoa là lá chắn đứng trong bộ chính trị cao chót vót ở chức vụ Phó chủ tịch nước , 1 tay che trời bao che cho em gái và em trai làm giàu qua tập đoàn Vạn Thịnh Phát này . Không ai biết rõ tổng số tài sản của gia tộc họ Trương là bao nhiêu nhưng chỉ nhìn cô cháu gái của bà Hoa , con gái ông Trung là Trương Huệ Vân là đã đủ chóng mặt ! Cô cháu gái Huệ Vân có tài sản 500 tỷ , mẹ cô có tài sản 700 tỷ , riêng 2 mẹ con thôi đã có 1200 tỷ đồng !!

Kể sơ sơ MỘT tài sản của gia tộc này là tòa nhà chọc trời Times Squares ở ngay trung tâm Saigon , đã đáng giá 2.600 tỷ rồi !! Trị giá và độ siêu hoành tráng của tòa nhà này đã khiến cho các công ty xây dựng của Mỹ phải sửng sốt ! Bà Trương Mỹ Lan từng dính líu vào vụ án tham nhũng của Dương Chí Dũng , kết cục là Dũng bị xử tử hình , còn bà Lan thì tiếp tục phây phây !

Còn thêm cậu cháu quý tử của gia tộc này lại là 1 tên sát nhân giết người cắt cổ 2 cô gái không gớm tay !!!

Sau khi 2 cô gái xinh đẹp ở Cầu Voi bị giết , 23 người bị công an bắt câu lưu điều tra , nhưng sau đó đã thả hết mà không lưu bất cứ 1 cung từ nào . Theo Nhi suy đoán , thì 23 người này đã khai ra rằng 2 cô gái xấu số đó quen biết và có qua lại tình cảm với cậu quý tử của gia tộc họ Trương . Nhà báo Thủy Cúc , cựu phóng viên báo Tuổi Trẻ , phóng viên Hữu Danh của báo Lao Động và 1 số phóng viên của báo Công an , dò tìm theo manh mối quan hệ tình cảm của 2 cô gái này thì đã dò ra tông tích của kẻ sát nhân thật sự . Nhưng ngay sau đó các phóng viên này bị kỷ luật , bị đuổi việc hoặc bị đe dọa phải im miệng !!

Bây giờ thì các bạn đã hiểu tại sao LS Trần Văn Tạo , nguyên là phó giám đốc công an thành phố HCM , lại hết lòng đứng ra bào chữa cho Hồ Duy Hải , khiến cho Nguyễn Hòa Bình phải chùn tay ký giấy tạm hoãn tử hình Hải vào tháng 12 năm ngoái rồi chứ ? Đó là vì chính phóng viên của báo Công an đã biết sự thật ai là hung thủ và báo cáo lại cho ông nghe !

Thế nhưng thế lực và tiền của của gia tộc này quá lớn . LS Tạo cũng không cứu nổi , nên 2 ông Trương Hòa Bình và Nguyễn Hòa Bình vẫn lại thản nhiên tuyên bố Hải có tội phải bị tử hình , và còn gấp rút muốn thi hành án mau mau để bịt mọi đầu mối và cho chìm xuồng , để bịt luôn miệng của dư luận !!

Nhưng lưới trời lồng lộng , hồn oan của 2 cô gái chắc chắn không muốn thấy kẻ giết mình 1 cách tàn nhẫn lại có thể ung dung tiêu diêu ngoài vòng pháp luật , nên dư luận lại 1 lần nữa dậy lên , bà Trần Thị Nga , ủy viên ban Tư Pháp lại 1 lần nữa cố gắng cứu người bị oan , và cho cơ hội đem thân thế kẻ sát nhân ra ánh sáng .

Nếu phen này vẫn không cứu được Hải , thì còn 1 nhân vật có thể cứu được , đó chính là Tổng thống Obama của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ !!

Ngoc Nhi Nguyen

đây chính là lý do vì sao thân nhân của Hồ Duy Hải 8 năm trời dòng dã đi khiếu kiện kêu oan cho Hải từ bắc chí Nam mà bọn quan tham độc ác chúng không dám điều tra xét xử lại theo thủ tục Giám đốc thẩm vụ án oan này.

 

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam trao giải Nhân Quyền 2017

 

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam trao giải Nhân Quyền 2017

Bà Đinh Ngọc Thu (phải) thay mặt nhà báo Nguyễn Hữu Vinh-Blogger Anh Ba Sàm-nhận giải Nhãn Quyền Việt Nam 2017 do nhà báo Huỳnh Việt Lang (trái) trao. (Hình: Uyên Nguyễn/Người Việt)

Uyên Nguyễn/ Người Việt

WESTMINSTER, California (NV) – Lễ trao giải Nhân Quyền Việt Nam 2017 vừa được Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam tổ chức tại hội trường thành phố Westminster vào chiều Chủ Nhật 10 Tháng Mười Hai, cũng là Ngày Nhân Quyền Quốc Tế.

Năm nay có ba cá nhân và một tổ chức được chọn để trao giải Nhân Quyền do Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam tổ chức từ trên 20 năm nay. Đó là Mục Sư Y Yich, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, ông Nguyễn Hữu Vinh, tức nhà báo-blogger Ba Sàm và tổ chức Anh Em Dân Chủ gồm có 6 người là luật sư Nguyễn Văn Đài, ông Nguyễn Trung Tôn, ông Phạm Văn Trội, ông Nguyễn Bắc Truyền, ông Trương Minh Đức và cô Lê Thu Hà.

Đến dự buổi trao giải có ông Ngụy Kinh Sinh, nhà tranh đấu nhân quyền Trung Hoa nổi tiếng thế giới. Phát biểu trong dịp này, ông cho rằng tranh đấu cho nhân quyền là bổn phận của mọi người, là trách nhiệm của chúng ta đối với nhân quần xã hội. Đòi hỏi nhân quyền là tiếng nói cần phải được cất lên, cần phải được chuyển cho mọi giới truyền thông để quyền sống của con người phải được các nhà cầm quyền tôn trọng, nhất ở những nơi mà chế độ độc tài đang nắm quyền.

Trong phần trao giải thì tất cả những đối tượng được giải đều không có mặt được vì họ còn đang bị nhà cầm quyền CSVN giam giữ. Và, dù có không bị giam giữ thì cũng chẳng thể nào ra khỏi nước được.

Đại diện để nhận giải cho blogger Mẹ Nấm là cô Nguyên Dung được bà Jacky Bông, phó trưởng ban Phối Hợp Mạng Lưới Nhân Quyền chuyển giao. Trong phần giới thiệu về blogger Mẹ Nấm, bà Jacky có nhắc Mẹ Nấm là người từng được Đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ Melanie vinh danh trong số những phụ nữ thế giới đã can trường trong những cuộc tranh đấu cho quyền lợi và sự sống của con người.

Ông Ngụy Kinh Sinh (trái), nhà tranh đấu nhân quyền Trung Hoa nổi tiếng, đọc diễn văn tại lễ trao giải Nhân Quyền Việt Nam 2017 (Hình: Uyên Nguyễn/Người Việt)

Trao giải cho Nhóm Anh Em Dân Chủ, Tiến Sĩ Lê Minh Nguyên trong Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đã cho biết chi tiết về 6 anh em trong Nhóm này. Nhóm được chủ trương thành lập từ Luật Sư Nguyễn Văn Đài. Sáu anh em là chủ chốt nhưng thành viên ở khắp nơi lại rất đông nên hoạt động của Nhóm đã rộng khắp vì có một địa bàn hoạt động lớn nên đã được coi như một tổ chức xã hội dân sự hàng đầu ở trong nước. Nhóm đã tham gia hoặc hoạt động vào hầu như tất cả các sự kiện tranh đấu như tham gia các cuộc biểu tình dân sinh, dân oan, nhân quyền, chống Trung Cộng… trong nhiều năm qua. Hiện nay Nhóm đang có 12 anh chị em thành viên bị khởi tố, tạm giam, điều tra và có thể bị đem ra xét xử có án ghép vào điều 79 và 88 của bộ Luật Hình Sự của nhà nước CSVN, mặc dầu họ chỉ hoạt động xã hội dân sự, vận động dân sinh, dân quyền và nhân quyền một cách hòa bình bất bạo động. Ông Lê Minh Nguyên cũng cho biết nhiều anh chị em trong Nhóm cũng đang phải trốn tránh, đào tị để tránh những sự truy nã, sách nhiễu của nhà cầm quyền Hà Nội.

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam là một tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận được thành lập vào Tháng 11 năm 1997 tại Little Saigon, tập hợp một số cá nhân và đoàn thể tranh đấu và bảo vệ nhân quyền cho người dân Việt Nam dựa trên tinh thần của bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền và các văn kiện quốc tế nhân quyền khác. Những thành viên ban đầu là ông Nguyễn Thanh Trang, ông Lê Minh Nguyên, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, ông Ngô Văn Hiếu, ông Nguyễn Bá Tùng, ông Đoàn Việt Trung, cô Lâm Thu Vân, cô Nguyễn Thị Hồng Liên… Chỉ một thời gian ngắn sau, cộng đồng người Việt hải ngoại khắp nơi trên thế giới đã biết đến và tham gia khá đông, đặc biệt là tuổi trẻ mà hiện nay tuổi trẻ đang thay thế lớp đàn anh để điều hợp mạng lưới đi khắp thế giới.

Hoạt động của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đã khiến nhà cầm quyền Hà Nội căm thù và tuyên bố “Đó là một tổ chức của những tên lưu vong, phản động hoạt động gây chia rẽ người dân trong nước hòng lật đổ chính quyền cách mạng.”

Hình các nhà tranh đấu nhân quyền được Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam chọn trao giải từ năm 2002 đến nay. (Hình: Uyên Nguyễn/ Người Việt)

Theo ông Nguyễn Thanh Trang, thành viên sáng lập thì tổ chức Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam không phải là một hội đoàn hay một tổ chức chính trị mà thuần túy chỉ là một mạng lưới kết hợp toàn thế giới những người Việt Nam mong ước người dân Việt ở trong nước được sống với quyền làm người mà nhà nước cộng sản đã tước đoạt. Những thành viên của Mạng Lưới có mặt khắp nơi trên thế giới nhưng cùng kết hợp với nhau chặt chẽ trong công việc chọn các đối tượng để Mạng Lưới trao giải hàng năm, đồng thời cũng đóng góp chi tiết vào bản Báo Cáo Nhân Quyền hàng năm ở Việt Nam để gửi đến Quốc Hội Âu châu, Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền quốc tế. Ngoài ra các thành viên còn in ấn phát hành các tài liệu nhân quyền về trong nước cũng như hợp tác với các tổ chức nhân quyền quốc tế như Văn Phòng Cao Ủy Liên Hiệp Quốc, Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, Ân Xá Quốc Tế, Quan Sát Nhân Quyền, Human Rights Watch, Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới để tiếng nói đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam được loan tải rộng rãi.

Quý độc giả muốn liên lạc với Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam có thể gọi (714) 988-6448, (714) 823-3784.