NGƯỜI KITÔ HỮU CHUẨN BỊ ĐÓN NOEL

NGƯỜI KITÔ HỮU CHUẨN BỊ ĐÓN NOEL       

    Người Kitô hữu có hai ngày đáng ghi nhớ nhất: đó là lễ Giáng Sinh và lễ Phục sinh.  Trước hai ngày lễ trọng đại đó có Mùa Vọng và Mùa Chay để chuẩn bị.  Người Kitô hữu Việt Nam chuẩn bị thật rốt ráo.  Chẳng hạn như chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh, thì bên ngoài lăng xăng lo làm hang đá, đèn đóm, tượng ảnh, cây thông, băng nhạc, băng video….  Bên trong lo quét dọn chùi bóng: xưng tội.  Vậy là có cả bên trong và bên ngoài, tốt quá đi chứ, còn chê vào đâu được.

            Thế nhưng, nếu cứ như thế năm này qua năm khác và chỉ có thế thôi, thì lối sống đạo như vậy đã an tâm được chăng ?

            Vấn đề xưng tội có vẻ như chỉ chờ đến ngày này mới ào ào đổ xô đi xưng tội.  Chen lấn, xô đẩy, giành giật, cãi vã, la mắng nhau om sòm, chạy sang tòa này chạy tới tòa kia lạch bạch như… vịt.  Bởi thế, nên có cả tội mới toanh vì vừa mới phạm: đó là tội chen lấn chửi nhau trước khi vô tòa.  Đúng là tội còn nóng hổi vừa thổi vừa xưng.

            Tôi nhận định thấy là tất cả đều vội vàng, từ cha đến con, từ già đến trẻ, ai ai cũng sốt ruột, ai ai cũng muốn cho mau, cho xong, cho yên cái lương tâm sún răng… nên cần dốc hết dốc cạn ra.

            Phần linh mục cũng muốn giải quyết số lượng chồng chất quá tải đó nên cần vắn tắt, đúng công thức thuộc lòng, nhanh nhanh một chút cho nhẹ gánh bởi vừa giải tội vừa lo giữ trật tự, đôi khi phải có bộ mặt hình sự, đôi khi phải quát.  Tội gì thì cũng phải tha và cho việc đền tội chẳng biết bao nhiêu cho đủ, nhiều lúc cũng muốn nói ít lời, khuyên nhủ đôi câu, nâng đỡ đôi điều nhưng cứ thấy cái đuôi rồng rắn dài cả cây số mà nghẹn cả cổ, cố làm sao cho các toa tầu lửa mau rút ngắn lại, mà cái đầu tầu càng sốt ruột thì lại càng thấy lần lần được chắp nối thêm toa.  Các toa chắp nối vào rất từ từ nhưng lại rất khốc liệt.

            Phần tín hữu thì bá nhân bá tánh, đủ mọi kiểu xưng tội, đủ mọi thứ kể lể, đủ thứ mở đầu và kết thúc.  Tội to tội bé, tội nặng tội nhẹ tội trên trời tội dưới đất, tội địa ngục… chờ đến ngày này mới “xả” ra.  Người vài tháng, người ít năm, người lâu năm.  Người kể lể tỉ mỉ, người kể đại khái, người nói ít lần, người nói nhiều lần, người không nhớ ít hay nhiều nữa.  Người kề cà xin lời khuyên lời răn, người nhấp nhổm chưa xong đã chạy, người nín hơi kể một lèo tuồn tuột, người ngâm nga ê a thưa gửi.  Người kể tội người khác, người chưa kể đã biện hộ.  Người thở hơi rượu, người thở hơi thuốc lào, người thở hơi hôi thối, người thở hơi ngai ngái.  Người giọng Bắc, giọng Nam, giọng Trung, trầm bổng đủ mọi thứ giọng…  Cả là một bi kịch diễn ra trong vội vàng, ai cũng muốn cho xong cho qua.  Cũng trong ngày này cũng có người thích xưng tội ngoài giờ, ngoài luồng không biết có phải ngại xếp hàng, ngại chen lấn, sợ mất thời giờ  không?  Họ có những lý do như con bệnh, nhà xa, mới đi làm về, mai phải đi xa, xếp hàng suốt sáng đến giờ mà chưa được xưng…?  Ra nhưng không xưng tội được là không xong, không nhẹ mình, không mừng lễ?  Ôi!  Mừng lễ Giáng Sinh mà như sắp tận thế?

            Giáo Hội xếp đặt những lễ quan trọng, nhắc nhở những biến cố trọng đại đó có ý nghĩa gì, muốn dậy dỗ khuyên nhủ tín hữu điều gì?  Nếu chỉ có kiểu sống đạo niềm tin như tín hữu có thói quen “tốt lành” giữ xưa nay thì có đánh mất ý nghĩa chính của những biến cố trọng đại ấy không?  Và chỉ dừng ở đó là đủ sao?  Là đạt phần rỗi, là tót vào nước trời thẳng cẳng ru?

            Có thắc mắc hỏi tại sao để đến ngày này mới tẩy uế linh hồn cách dồn dập như thế?  Họ trả lời Giáo Hội làm những “cái cột mốc” để tín hữu có thời gian tính sổ trả nợ.  Có bày ra như thế mới tạo dịp nhắc nhớ cho họ, kêu gọi họ, bắt ép họ.  Mùa Thường Niên là mùa thoải mái, mùa thênh thang tự do, mùa tối tăm mắt mũi vào công ăn việc làm, sô bồ giành giật, lọc lừa, dối gian… chơi bời thỏa thuê.  Tội lỗi xếp đấy chẳng áy náy, chẳng buồn nghĩ, chẳng hơi sức đâu mà lo nghĩ đến đạo.  Chờ đến ngày tính sổ “nộp thuế” thì dồn dập ào ào như thế mới bớt sợ, bớt run vì mình chỉ là phần tử nhỏ nhoi trong cái khối khổng lồ ấy, chẳng ai thèm để ý đến mình, chẳng linh mục nào muốn bắt bẻ mình, chẳng vị nào biết tông tích gốc rễ đời mình dù tội mình có tầy trời.

            Người mục tử và đoàn chiên, sao mà kỳ quặc dễ sợ?  Sao không có những phút giây thanh thản bình an bên nhau để sửa đổi, để chia sẻ, để hướng dẫn trong thân tình mặn mà, nồng ấm đạt tới một đời sống đức tin chân thật?  Đi vào cuộc gặp gỡ, sống mối tương quan, sự gắn bó kết hiệp mật thiết với Chúa trong cái thường ngày để chan hòa vào đời sống cho cuộc sống mình và tha nhân tốt đẹp, sạch sẽ, lành mạnh hơn.  Như thế đâu có phải là chuyện trên mây trên gió?  Đâu có phải là chuyện viễn vông không tưởng?  Sống với một thế giới vật chất dồn dập, đời sống tâm linh cũng chẳng khá hơn.  Do đó, ra như giữa chủ chăn và con chiên, ai cũng bận rộn, hoặc còn ái ngại hoặc có một khoảng cách nào đó nên không có thì giờ để gặp gỡ để chia sẻ niềm tin.

            Với nếp sống đạo như thế đó, Nước Trời vẫn xa lắc xa lơ, thiêng liêng và trần thế vẫn cứ tách rời nhau, nhà thờ và gia đình không có dính dáng, đọc kinh và việc làm chẳng ăn nhập.  Chung cuộc, mong gặp được linh mục ở giây phút cuối cùng của cuộc đời này là may mắn, là số hên, là trúng độc đắc, đúng không?

           Tấm lòng ở đâu?  Tình yêu ở đâu?  Lòng xót thương của Chúa ở đâu?  Hẳn còn xa tít mù khơi chăng?  Để những ngày Mùa Vọng Chúa vất vả lo giải quyết, thanh toán, còn Mùa Thường Niên ngồi chơi xơi nước, khỏe re.  Sống đạo theo mùa, theo thời tiết, có mùa nghỉ chơi với Chúa, có mùa phải tính sổ.  Nhìn cảnh sống đạo đang diễn ra cũng là cái chúng ta thấy được chúng ta đang nhào nặn lên một ông thiên chúa cho kiểu sống đạo của chúng ta.  Thế đấy!  Tôi viết ra đây cũng chẳng phải ngon lành gì hơn ai.  Nhưng chúng ta can đảm nhìn lại, đặt lại cách sống đạo để Thiên Chúa, Người còn có cơ hội dậy chúng ta khám phá nhiều điều mới mẻ, sâu rộng hơn…

            Trong đời sống âm thầm trầm lặng mỗi ngày, Chúa vẫn sinh ra và lớn lên trong tâm hồn.  Ngài đã sinh ra nơi cánh đồng hoang vu thanh vắng, trong hang đá bò lừa tối tăm hôi hám, Ngài đã không bịt mũi xua tay, thì tâm hồn rách nát mỗi người Ngài cũng không ngần ngại mà hiện diện ở đó.  Nếu nhận thức được như thế thì phải chăng ngày nào cũng là ngày lễ Giáng Sinh vui vẻ và mùa nào cũng là mùa xưng tội.  Yêu thương và tha thứ.

Mong Manh

From Langthangchieutim

Hoan nghênh những Luật Sư công chính không vô cảm trước bất công!

From:  Trần Bang added 2 new photos — with Đôn An Võ and 2 others.
 

Hoan nghênh những Luật Sư công chính không vô cảm trước bất công!

DANH SÁCH LUẬT SƯ KÝ TÊN, ỦNG HỘ “KIẾN NGHỊ XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT ĐỐI VỚI LUẬT SƯ VÕ AN ĐÔN” ĐỀ NGÀY 10/12/2017 GỬI BAN THƯỜNG VỤ LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM:

1. LS Trịnh Vĩnh Phúc – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
2. LS Trần Quang Thắng – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
3. LS Đặng Trọng Dũng – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
4. LS Trần Bá Học – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
5. LS Nguyễn Văn Miếng – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
6. LS Phạm Tất Thắng – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
7. LS Đặng Đình Mạnh – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
8. LS Trần Hồng Phong – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
9. LS Nguyễn Thị Dạ Thảo – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
10. LS Đồng Hữu Pháp – Đoàn Luật sư tỉnh Thừa Thiên – Huế
11. LS Lê Văn Luân – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
12. LS Ngô Anh Tuấn – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
13. LS Nguyễn Hà Luân – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
14. LS Lưu Vũ Anh – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
15. LS Lê Văn Hòa – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
16. LS Hoàng Ngọc Giao – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
17. LS Trần Vũ Hải – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
18. LS Phan Thị Lan Anh – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
19. LS Nguyễn Hoàng Trung – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
20. LS Hà Huy Sơn – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
21. LS Ngô Ngọc Trai – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
22. LS Trần Anh Tùng – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
23. LS Nguyễn Phan Long – Đoàn Luật sư TP. Cần Thơ
24. LS Nguyễn Hòa – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
25. LS Trần Văn Sỹ – Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Long
26. LS Trương Công Cường – Đoàn Luật sư tỉnh Kiên Giang
27. LS Nguyễn Khả Thành – Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên
28. LS Phạm Văn Tuyên – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
29. LS Nguyễn Văn Kỷ – Đoàn Luật sư tỉnh Thừa Thiên – Huế
30. LS Lê Mạnh Hùng – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
31. LS Nguyễn Thạch Thảo – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
32. LS Trần Minh Hùng – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
33. LS Nguyễn Văn Từ – Đoàn Luật sư tỉnh Tây Ninh
34. LS Trần Hà Xuân Phong – Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Tháp
35. LS Lê Quang Hiến – Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
36. LS Trần Văn Đức – Đoàn Luật sư TP. Đà Nẵng
37. LS Khương Đình Tiến – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
38. LS Nguyễn Hữu Trung – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
39. LS Lê Xuân Hậu – Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương
40. LS Nguyễn Minh Anh – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
41. LS Nguyễn Trần Chiêu Dương – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
42. LS Lê Quang Vũ – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
43. LS Trần Đăng Sỹ – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
44. LS Nguyễn Ngọc Tuấn – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
45. LS Trần Trung Thuận – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
46. LS Man Đức Vương – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
47. LS Hồ Minh Kính – Đoàn Luật sư tỉnh Bình Định
48. LS Nguyễn Tiến Dũng – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
49. LS Trần Dũng – Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau
50. LS Nguyễn Văn Đồng – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
51. LS Phạm Dũng – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
52. LS Dương Vĩnh Tuyến – Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước
53. LS Đinh Quốc Dũng – Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai
54. LS Đỗ Xuân Hiệu – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
55. LS Cao Tiến Đạt – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
56. LS Phạm Xuân Thọ – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
57. LS Lê Văn Hồi – ĐoànLuật sư TP. Hà Nội
58. LS Phan Thị Sánh – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
59. LS Nguyễn Vượng Hải – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
60. LS Nguyễn Hữu Phúc – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
61. LS Bùi Thanh Bình – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
62. LS Ngụy Thành Thắng – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
63. LS Phạm Thùy Dung – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
64. LS Trần Thùy Chi – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
65. LS Nguyễn Thị Mỹ Uyên – Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
66. LS Văn Minh Nam – Đoàn Luật sư tỉnh Lào Cai
67. LS Trần Văn Đạt – Đoàn Luật sư tỉnh Bình Thuận
68. LS Nguyễn Anh Vân – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
69. LS Lê Thanh Tuấn – Đoàn Luật sư tỉnh Nghệ An
70. LS Đỗ Phú Kim – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
71. LS Đào Thị Lan Anh – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
72. LS Lê Ngọc Luân – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
73. LS Hoàng Xuân Sơn – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
74. LS Nguyễn Văn Thành – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
75. LS Nguyễn Văn Kiệm – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
76. LS Trần Đình Dũng – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
77. LS Đỗ Thành Nhân – Đoàn Luật sư TP. Đà Nẵng
78. LS Lương Tống Thi – Đoàn Luật sư tỉnh An Giang
79. LS Trần Việt Hùng – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
80. LS Nguyễn Duy Bình – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
81. LS Phạm Văn Tuấn – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
82. LS Trần Hữu Kiển – Đoàn Luật sư tỉnh Bến Tre
83. LS Nguyễn Thanh Sơn – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội 
84. LS Nguyễn Ngọc Bảo Chi – Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk
85. LS Trần Đình Đại – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
86. LS Phạm Văn Thọ – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
87. LS Phạm Thanh Tùng – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
88. LS Ngô Đình Thuần – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
89. LS Bùi Minh Bằng – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
90. LS Nguyễn Thị Ninh Hòa – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
91. LS Lê Minh Châu – Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau
92. LS Giã Hoàng Nhựt – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
93. LS Hoàng Cao Sang – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
94. LS Trần Công Ly Tao – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
95. LS Đinh Văn Thảo – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
96. LS Hoàng Nguyên Bình – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội 
97. LS Nguyễn Hồng Lĩnh – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
98. LS Lê Văn Hoan – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
99. LS Nguyễn Minh Thuận – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
100. LS Phạm Công Út – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
(Gồm 100 luật sư tham gia ký tên và ủng hộ – Đợt 1)

Stt của LS Trịnh Vĩnh Phúc

P/s ảnh chụp LS Võ An Đôn và LS Nguyễn Khả Thành, ngày4/ 3/2016, khi 2 LS đi bào chữa miễn phí cho Dân oan Nguyễn Văn Thông ở Tòa án huyện Gò Dầu, Tỉnh Tây Ninh (vì ông Thông đi khiếu kiện đòi tiền bồi thường đất từ Tây Ninh ra Hà Nội nhiều năm , và bị quy cho là phạm Điều 258 BLHS…)

Image may contain: 5 people, people smiling, people standing and outdoor
Image may contain: 3 people, people smiling, people standing
 
 

Khổng Tử giảng: “Vua quan mất tín thì nước suy vong”. Vậy “tín” là gì? Người xưa “tín” như thế nào?

Khổng Tử giảng: “Vua quan mất tín thì nước suy vong”. Vậy “tín” là gì? Người xưa “tín” như thế nào?

Trong quan niệm truyền thống, Đạo gia giảng làm người phải “chân”, cuối cùng tu thành chân nhân. Phật gia cũng dạy con người không được nói dối. Nho gia giảng “tín”, lời một khi nói ra phải có sự thủy chung trước sau như một.

 

 

 

 

 

 

 

 

(Hình minh họa: Qua caroki.com)

Vậy thế nào là “tín”? Vì sao con người phải có “tín”? Và người xưa coi trọng “tín” như thế nào?

Thế nào là “tín”?

Xét theo chữ Hán thì “Tín” (信) là chữ Hội ý. Nó được cấu tạo bởi chữ “Nhân” (人) và chữ “Ngôn” (言). Ý nghĩa nguyên gốc của chữ “Tín” là thật lòng thật ý, trước sau như một, không thay đổi. Lời nói của con người phải là thành thật, trung thực, không hư hão, giả dối.

“Ngôn” ((言) là chữ Chỉ sự (một trong 6 cách tạo chữ Hán). Trong thể chữ Giáp Cốt, bên dưới của chữ “Ngôn” là hình cái lưỡi, biểu thị rằng lời nói là theo lưỡi mà xuất ra.

Trong “Thuyết văn giải tự” viết: “Trực ngôn viết ngôn, luận nan viết ngữ”, ý nói rằng trong tâm mà nghĩ cái gì thì trực tiếp nói rõ ra, như thế mới được gọi là ngôn. Còn những lời suy luận, biện luận, chất vấn… thì được gọi là “ngữ”.

Trong “Pháp ngôn nghĩa sơ” viết: “Ngôn, tâm thanh dã”, tức lời là tiếng nói của tâm. Nếu một người “nghĩ một đằng nói một nẻo”, nói lời giả dối thì khẳng định là sẽ không có uy tín.

Trong “Thi. Vệ phong. Manh” cũng viết: “Tín thệ đán đán” (lời thề son sắt). Thời cổ đại, người ta một khi nói ra lời thề quyết sẽ giữ lời, nên mới có câu “lời nói gói vàng”.

Vì sao con người phải có “tín”?

 

 

 

 

 

 

 

(Hình minh họa: Qua kknews.cc)

“Tín” không chỉ là thước đo của tu dưỡng mà còn là tiêu chuẩn của chính nhân quân tử, là nguyên tắc xử thế cần phải có của người cổ đại. Người có thể thủ tín thì mới được người khác kính trọng.

Khổng Tử đem “Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” làm ngũ thường (năm đạo thường của con người lúc nào cũng phải có, không thể thiếu được). Trong đó, giữa người với người nhất định phải có “thành tín”. Đây cũng là một trong những đạo đức tốt đẹp của con người.

Khổng Tử giảng: “Nhân nhi vô tín, bất tri kì khả”, ý nói người mà không có “tín” thì không làm nổi việc gì. Đối với một cá nhân “tín” quan trọng như vậy, còn đạo lý cai trị đất nước thực ra cũng tương tự như thế.

Học trò của Khổng Tử là Tử Cống từng hỏi rằng: “Thưa thầy, thầy chỉ giáo cho con về biện pháp trị quốc”.

Khổng Tử nói: “Một là làm cho dân chúng được cơm no áo ấm. Hai là đất nước có quân đội cường mạnh. Ba là lấy được tín nhiệm của thần dân”.

Tử Cống hỏi: “Thưa thầy! Nếu bất đắc dĩ phải bỏ đi một điều kiện trong ấy, thì nên bỏ điều kiện nào trước ạ?”

Khổng Tử nói: “Xóa bỏ quân đội!”

Tử Cống lại hỏi: “Thưa thầy! Nếu như phải bỏ thêm một điều kiện nữa…?”

Khổng Tử trả lời: “Bỏ đi ăn no mặc ấm. Thà rằng không được ‘ăn no mặc ấm’, chứ nhất định phải bảo trì chữ tín. Bởi vì, nếu không được dân chúng tín nhiệm thì đất nước sớm hay muộn cũng sẽ tiêu vong.”

Bởi vậy, có thể nói “tín” là cái gốc để lập thân, lập nước. Người mất “tín” thì không làm nổi việc gì, dân chúng mất “tín” vào người cai trị thì đất nước suy vong.

Người xưa “tín” như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

(Hình minh họa: Qua kknews.cc)

Có một câu chuyện nổi tiếng về giữ chữ tín trong lịch sử như thế này:

Quý Trát tên thật là Cơ Trát, là con út của vua Ngô vương Thọ Mộng, là người mà Khổng Tử ngưỡng mộ nhất.

Năm 544 trước Công nguyên, Quý Trát phụng mệnh triều đình đi viếng thăm nước Lỗ. Ông có mang theo một đoàn tùy tùng và xuất phát từ thủ phủ của nước Ngô. Lúc họ đến nước Từ, chứng kiến cảnh dân chúng an cư lạc nghiệp, cuộc sống giàu có thì trong lòng họ rất ngưỡng mộ.

Quý Trát nói: “Vua nước Từ trước nay nổi tiếng là dùng nhân nghĩa đối đãi với dân chúng, hôm nay được chứng kiến điều này, quả là danh bất hư truyền!”

Vì thế, Quý Trát liền nảy sinh ý muốn tới thăm hỏi vua nước Từ một chút để bày tỏ lòng ngưỡng mộ của mình. Vua nước Từ sớm đã được nghe danh tiếng về tài đức của Quý Trát. Hôm nay lại đặc biệt được Quý Trát ghé thăm nên trong lòng ông rất vui mừng phấn khởi. Ông vội vàng sai tôi tớ tổ chức yến tiệc để chiêu đãi. Hai người họ nói chuyện thật vui vẻ. Vua nước Từ rất thích thanh bảo kiếm mà Quý Trát đeo trên người, mấy lần ông muốn nói nhưng lại không tiện mở miệng.

Quý Trát là người thông minh nên chỉ liếc mắt đã hiểu thấu lòng vua nước Từ. Trong lòng Quý Trát cũng muốn tặng lại thanh bảo kiếm cho vua nước Từ. Nhưng đột nhiên ông lại nghĩ: “Mình mang theo bảo kiếm đi sứ nước khác, là một sự tôn trọng lại càng là lễ tiết. Nếu bây giờ đem bảo kiếm tặng lại cho vua nước Từ thì chẳng phải là bất kính với vua nước Lỗ sao?” Nghĩ như vậy nên Quý Trát đã từ bỏ ý nghĩ tặng bảo kiếm cho vua nước Từ. Nhưng ông cũng đã tự hứa hẹn với lòng mình rằng: “Đợi lúc đi nước Lỗ trở về, nhất định ta sẽ tặng lại thanh bảo kiếm này cho vua nước Từ.”

Từ biệt vua nước Từ, Quý Trát lại dẫn đoàn người hướng về nước Lỗ. Sau khi tới nước Lỗ, ông cũng được quốc vương nước Lỗ nhiệt tình đón tiếp và chiêu đãi. Quý Trát cũng dựa vào tài hoa và trí tuệ của mình khiến cho người dân nước Lỗ bội phục và yêu kính.

Sau khi nán lại ở nước Lỗ hơn một năm, Quý Trát bắt đầu trở về nước. Ông cũng không quên lời hứa tặng thanh bảo kiếm cho vua Từ mà ông đã giữ trong lòng hơn một năm qua. Lúc đi ngang qua biên giới nước Từ, ông quyết định vào thăm vua Từ để thực hiện lời hứa của mình. Nhưng, khi đến nơi ông lại nhận được một tin tức bất hạnh, đó là vua nước Từ đã tạ thế.

Lúc này, Quý Trát cảm thấy vô cùng hối hận và đau khổ. Ông cởi thanh bảo kiếm ra và tặng lại cho người kế thừa của vua Từ. Đoàn người tùy tùng đi theo ông vội ngăn cản và nói: “Thanh bảo kiếm là quốc bảo của nước Ngô. Sao ngài có thể tùy tiện đem tặng cho người khác? Huống hồ bây giờ vua Từ cũng đã qua đời, thì cần gì phải tặng cho người thừa kế?”

Quý Trát nghe mọi người nói vậy liền trả lời: “Lần trước trong lúc nói chuyện cùng với vua Từ, ta không tặng bảo kiếm cho ngài là vì ta còn phải có nhiệm vụ đi sứ nước Lỗ. Nhưng trong lòng ta sớm đã hứa sẽ tặng nó cho vua Từ rồi. Đã hứa rồi, sao có thể vì vua Từ đã mất mà lừa gạt lương tâm của mình đây? Hơn nữa, ta là công tử và sứ giả mà lại không coi trọng chữ tín. Nếu như điều này truyền đi thì đâu còn mặt mũi nào mà đối mặt với mọi người? Người khác sẽ nhìn chúng ta như thế nào?”

Lúc ấy, người kế thừa của vua Từ cũng từ chối không nhận mà nói: “Ta không có di mệnh của người đã mất, nên không dám tiếp nhận thanh bảo kiếm này.”

Thế là, Quý Trát liền đem thanh bảo kiếm treo trên cây liễu trước mộ của vua Từ. Hành động này của ông khiến thần dân nước Từ ai ai cũng ngợi ca. Họ còn sáng tác một ca khúc để ca tụng về ông. Cũng từ đó câu chuyện “Quý Trát treo kiếm” được lưu truyền cho đến nay như một bài học về giữ chữ tín của người xưa.

An Hòa

Trung Quốc có truyền thống “nói một đằng làm một nẻo và vừa ăn cắp vừa la”!

From: Trần Bang
 

Trung Quốc có truyền thống “nói một đằng làm một nẻo và vừa ăn cắp vừa la”!

Hải quân Trung Quốc liên tiếp tổ chức các cuộc tập trận trong thời gian qua.

* Trong khi cả châu Á bị cuốn vào vòng xoáy căng thẳng Triều Tiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục triển khai các hệ thống radar tần số cao và nhiều cơ sở quân sự khác ra các hòn đảo nhân tạo xây dựng trái phép ở Biển Đông.

* Hải quân Trung Quốc đang tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật ngay gần bán đảo Triều Tiên trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh cũng đang diễn tập ở khu vực này.

* Truyền thông Ấn Độ cho hay, Trung Quốc bắt đầu tăng cường các lực lượng quân sự gần cao nguyên Doklam, nơi từng chứng kiến tình trạng đối đầu căng thẳng giữa binh sĩ Trung – Ấn trong hơn 2 tháng hồi đầu năm nay.

* Trung Quốc cho rằng hoạt động của Australia trên Biển Đông trong năm qua “đi ngược lại xu hướng hòa bình và ổn định”.

“Một loạt hành động của quân đội Australia trên Biển Đông trong năm qua đã đi ngược với xu hướng hòa bình và ổn định chung”, Reuters hôm nay dẫn tuyên bố của Tư lệnh hải quân Trung Quốc Thẩm Kim Long.

Trong cuộc gặp với Phó đô đốc hải quân Australia Tim Barrett tại Bắc Kinh ông Thẩm cho rằng tình hình Biển Đông nói chung “ổn định và tốt đẹp”, tuy nhiên hành động của Canberra “không phù hợp với sự đồng thuận đã đạt được giữa lãnh đạo hai nước hay xu hướng hợp tác trong tất cả lĩnh vực giữa hai bên”.
….
https://m.baomoi.com/tin-the-gioi-15-12-trun…/c/24307074.epi

Image may contain: ocean and text
 

PHẢI HIỂU NGƯỢC!

From:   Ngô Trường An‘s post.
 
Image may contain: 1 person, eyeglasses and text
Ngô Trường AnFollow

 

PHẢI HIỂU NGƯỢC!

Diêm Vương đi tuần quanh địa phủ, thấy 2 đứa bé gái ôm nhau khóc lóc thảm thiết, Ngài vội lại gần tra hỏi:
– Các cháu kia, có chuyện gì oan ức mà khóc tức tưởi như thế? Nào, con bé này, nói ta nghe.
– Dạ con bị họ hiếp dâm, vì quá uất ức nên con tự tử chết ạ.
– Úi chà! Khổ thân cháu! Thế còn cháu kia, cháu cũng tự tử à?
– Dạ không ạ, con bị họ hiếp dâm xong rồi giết luôn ạ.
– Thế con được mấy tuổi rồi?
– Dạ 7 tuổi ạ.
– Ối ,Thiên la địa võng ơi! Mới 7 tuổi mà bị hiếp dâm à?
Qủy sứ đứng bên vòng tay thưa:
– Dạ bẩm ngài! 7 tuổi là lớn rồi đó ạ. Con nghe nói trên đó các cháu 1-2 tuổi cũng bị hiếp dâm nhiều lắm ạ.
– Hừm! Sao ta nghe ông quan nào trên đó nói: «Không đâu chăm lo mầm non tốt như nước ta?»
– Dạ, nếu ngài nghi ngờ thì con xin đọc bài báo TN ra ngày 26.7.2017 đây ạ: « trong 5 năm từ 2012-2016 cả nước có 8100 vụ xâm hại trẻ em, trong đó có hàng trăm trẻ em dưới 6 tuổi. Và riêng 6 tháng đầu năm 2017 đã xảy ra 805 vụ xâm hại trẻ em. Bình quân 2 ngày thì có 9 vụ xâm hại tình dục trẻ em».
Đây chỉ mới nói về xâm hại tình dục chứ chưa thống kê về bạo hành đâu ạ.
– Bạo hành là sao?
– Dạ, đó là đánh đập, tra tấn, bỏ đói, bóp cổ, nhận nước, xát ớt vô miệng….. Nhiều kiểu lắm. Nếu ngài muốn hiểu rõ hơn thì hỏi các bảo mẫu giữ trẻ đấy ạ.
– Quái! Xâm hại, bạo hành như rươi thế sao tên quan đó nói chăm lo tốt là sao?
– Dạ, bọn quan lại trên đó từ thằng nhỏ đến thằng to. Chúng nó nói cái gì thì ngài chỉ cần hiểu ngược lại là đúng thôi ạ.
– À! Thì ra là vậy!

Sinh thường phong bì 500 ngàn, sinh mổ 1 triệu, ai cũng vậy.

Sinh thường phong bì 500 ngàn, sinh mổ 1 triệu, ai cũng vậy.

(NLĐO)- “Đẻ thường phong bì 500 ngàn, đẻ mổ 1 triệu đồng, ai cũng như vậy”- thông tin trên được bà Vũ Thị Minh Hạnh, Phó viện trưởng Viện chiến lược và chính sách y tế, Bộ Y tế, chia sẻ ngày 15-12.

Nhiều người chọn cách “lót tay” nhân viên y tế để không phải chờ khám quá lâu – Ảnh minh họa (từ báo Người Lao Động)

Tại hội nghị trực tuyến tập huấn tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện cho hơn 2.200 cán bộ y tế 63 tỉnh, thành phố tại Hà Nội sáng 15-12, bà Hạnh chia sẻ câu chuyện của chính bản thân bà tại một bệnh viện phụ sản. Tại đây bà hỏi người nhà bệnh nhân có đưa phong bì không, người dân cho biết: “Đẻ thường phong bì 500.000 đồng, đẻ mổ 1 triệu, ai cũng như vậy, cô không tin tôi thì lên khoa hỏi mọi người mà xem”. 

http://nld.com.vn/suc-khoe/sinh-thuong-phong-bi-500-ngan-sinh-mo-1-trieu-ai-cung-vay-20171215151716274.htm

Bài học đau đớn, cần xử lý trách nhiệm

From:   Quoc Vo

 

Ngoài chuyện bắt ông Thăng, Thanh, ông Trọng có muốn bắt những tay này nếu xử lý trách nhiệm theo như ông Thuỷ đề nghị không?

Ông Trọng hãy nhớ, đây không chỉ là việc làm thua lỗ mà còn là việc làm làm mất lòng tin của dân chúng vào đảng CSVN lớn nhất, giống như vụ ống nước Hà nội bị bể 21 lần mà đảng CSVN đã không dám đụng tới

TP – Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông lại vỡ tiến độ và đang xin gia hạn thêm gần 1 năm. Điều này khiến bức xúc của dư luận về dự án vốn trì trệ, nhiều tai tiếng này ngày một tăng.
TIENPHONG.VN
 

Hai Bà Trưng đánh giặc nào?

From: Dang Tuong

 Lối giáo dục cho thế hệ con cháu người Việt đã bị bọn CỘNG SẢN nhồi sọ đã dần mòn phá hoại ý chí quật cường chống giặc ngoại xâm Hán nô Trung quốc của dân tộc việt nam có chiều dài lịch sử 4000 năm xây dựng và giữ nước…Nước Việt đang đứng trước nguy cơ bị nô lệ, trở thành thuộc địa của giặc phương bắc thêm một lần nữa…..!!!!

Trước ngày nhập học, cháu gái tôi hầu như không rời mấy cuốn SGK còn thơm mùi giấy mới. Đang đọc say sưa bỗng nó chạy đến bên tôi, chỉ vào bài tập đọc Hai Bà Trưng.
 
VIETNAMNET.VN
 

Phe nào thắng thì Nhân Dân vẫn trắng tay – thienducpoet.com

From:   Thiên Đức‘s post.
Csvn thanh trừng nhau, đấu đá nhau dứt khoát không vì Tổ Quốc giang san, vì lợi ích nhân dân mà vì sự vinh thân phì gia của cá nhân, gia đình dòng họ, bè nhóm của chúng. Giang san Tổ Quốc chỉ là món hàng để chúng bán buôn. Nhân dân chỉ là miếng đất để chúng khai thác, là con vịt để chúng “vặt lông” mà thôi. Nhân dân Việt Nam sống trong chế độ cộng sản như con ếch trong nồi luộc và nước nóng từ từ…đến khi sôi và bị luộc chín lúc nào không biết! Khổ thân nhưng vẫn nói “đảng quang vinh”!
 
David Thiên Ngọc (Danlambao) – Sự đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ chóp bu đảng CSVN đã đến hồi quyết liệt và công khai. Những diễn biến đã râm ran và sôi sục từ mấy năm về trước… khi những lưỡi búa, nhác dao chém vào nha…
SITES.GOOGLE.COM
 

Petition · Vietnam Human Rights – Mr. HO DUY HAI must be released immediately and unconditionally

Petition · Vietnam Human Rights – Mr. HO DUY HAI must be released immediately and unconditionally · Change.org

https://www.change.org/p/vietnam-human-rights-mr-ho-duy-hai-must-be-released-immediately-and-unconditionally

Petition · Vietnam Human Rights – Mr. HO DUY HAI must be released immediately and unconditionally · Change.org

Petition for Ho Duy Hai (xem bản tiếng Việt ở dưới)

Vietnamese authorities must stop the wrongful death penalty of Mr. Ho Duy Hai because he is innocent!

To

International Human Rights Organizations
Embassies, Consulates in Vietnam
Bloggers of Social Media

December 12th 2017,

Dear Sir, Madam,

On December 25, 2014, a group of people who support peace and justice have signed a petition, urging Human Rights organizations and Embassies to denounce and oppose the wrongful death penalty of prisoner Mr. Ho Duy Hai, please see attached petition.

Facing the angry reactions of the international communities and the human rights organizations who expressed concern regarding the wrongful death penalty of Mr. Ho Duy Hai, the Vietnamese authorities have postponed the case, supposedly to review it.

Three years have since passed, we have learned that the Long An People’s Court has been unable to provide any conclusive evidence to support Mr Hai’s conviction. Nevertheless, we have recently received information that Ho Duy Hai’s execution will be carried out within a few days.

For those of us who believe in justice and human rights this is:

  1. A naked contempt for the rule of law;
    2. A blatant violation of the Universal Declaration of Human Rights;
    3. A total disregard for role of the United Nations Human Rights Commission;
    4. A challenge to the conscience of everyone who believes in justice.

We therefore once again urgently call upon human rights organizations, representatives of the embassies, the consulates in Vietnam and the bloggers of social media to condemn strongly the Vietnamese authorities and demand for the release of the prisoner Ho Duy Hai immediately and unconditionally.

We, who believe in justice, just can not sit and do nothing, therefore allowing the Vietnamese authorities to kill innocent people. We are going to take action today to protect human rights. Please act now!

All signed

Respecfully yours,
Vietnam Human Rights Foundation

****
Kiến nghị thư cho Hồ Duy Hải

Nhà cầm quyền Việt Nam phải thả ông Hồ Duy Hải ngay lập tức và vô điều kiện!

Kính gởi

Các cơ quan Nhân Quyền Quốc Tế
Các tòa Đại sứ, Lãnh sự quán tại Việt Nam
Các Bloggers Cộng Đồng mạng xã hội

12 tháng 12 2017

Kính thưa Ông Bà,

Vào ngày 25 tháng 12 năm 2014 một nhóm người yêu chuộng hòa bình và công lý, đã đồng ký tên trên một thỉnh nguyện thư, kêu gọi các cơ quan Nhân quyền và các tòa Đại Sứ quan tâm đến án tử hình của tù nhân Hồ Duy Hải. Lá thư đó chúng tôi xin được đính kèm theo đây.

Trước làn sóng phẫn nộ của dư luận, kèm theo sự quan tâm của các cơ quan Nhân quyền và cộng đồng quốc tế trong vụ án tử hình của HDH, chính phủ Việt Nam đã ra lệnh tạm hoãn án lệnh trong thời gian tái xét.

Ba năm đã trôi qua, chúng tôi được biết Tòa Án Nhân Dân Long An đã không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào thuyết phục để kết án Hồ Duy Hải. Tuy nhiên trong những ngày vừa qua, chúng tôi nhận tin bản án tử hình Hồ Duy Hải sẽ được thực thi trong một ngày gần đây.

Đối với chúng tôi đây là:

  1. Một hành vi sỉ nhục công lý;
    2. Một hành vi xâm phạm bản tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền;
    3. Một hành vi miệt thị vai trò của Ủy Ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc;
    4. Một hành vi thách thức lương tâm của mọi người yêu công lý.

Do đó chúng tôi một lần nữa, khẩn thiết kêu gọi các cơ quan Nhân quyền, các vị đại diện tòa Đại sứ, Lãnh sự quán tại Việt Nam và các bloggers cộng đồng mạng xã hội cùng chúng tôi lên án và gây áp lực mạnh mẽ đến nhà cầm quyền Việt Nam: tử tù Hồ Duy Hải phải được thả ngay lập tức và vô điều kiện.

Chúng ta, những người yêu công lý, không thể khoanh tay nhìn nhà cầm quyền Việt Nam giết người vô tội. Xin cùng nhau hành động!

Trân trọng và đồng ký tên
Hội Bảo Vệ Nhân Quyền Việt Nam

Hiện tại Giáo xứ Đông Kiều đang gặp nạn

From :  Nhỏ Bé Thôi‘s post.
 
 
 
Image may contain: one or more people, people walking, people standing, sky, shoes and outdoor
Image may contain: one or more people, people standing, people walking and outdoor
Image may contain: one or more people, people walking, people standing and outdoor
Nhỏ Bé Thôi added 3 new photos.Follow 

 

SOS

Hiện tại Giáo xứ Đông Kiều đang gặp nạni
Sáng nay nhà cầm quyền cho công an, cscđ đến tại xã Diễn Mỹ tập trận và sẽ kéo quân đến phá dỡ công trình của Giáo xứ.
Hiện tạ các ngã đường đến Giáo xứ đã bị bao vây.
Mong cộng đồng quan tâm giúp đỡ.