VIỆT NAM – 2017 – VẤN NẠN ĂN CẮP Ở NƯỚC NGOÀI!

From:   Van Pham shared Đoàn Thị Thùy Dương‘s post.

VIỆT NAM – 2017 – VẤN NẠN ĂN CẮP Ở NƯỚC NGOÀI!

Nhục ko? Vì sao đi đến đâu ăn cắp đến đó, thiếu thốn quá ư? Nổi tiếng gì ko nổi, nổi tiếng vì gian lận, ăn cắp, thủ đoạn.

 
Image may contain: text
Đoàn Thị Thùy DươngFollow

VIỆT NAM – 2017 – VẤN NẠN ĂN CẮP Ở NƯỚC NGOÀI!

Nhục ko? Vì sao đi đến đâu ăn cắp đến đó, thiếu thốn quá ư? Nổi tiếng gì ko nổi, nổi tiếng vì gian lận, ăn cắp, thủ đoạn.

Các bạn ko tưởng tưởng nỗi sự ê chề khi chúng ta bước ra thế giới đâu, ở trong nước nhiều năm nghĩ nó ko đáng để nói, ko quan trọng, bình thường. Nhưng thử bước chân ra khỏi VN đi, sẽ biết liền. Lo kiếm cái quần “*” đội lên đầu cho bớt nhục.

Vậy mà vẫn ra rả đảng ta quang vinh lắm lắm, giáo dục để các thế hệ sau đi ăn cắp mà vẫn ko ngớt tuyên truyền “dóc tổ”.

Ai ko sợ luận điệu của Bắc cộng chứ tui, tui sợ đến chết khiếp, ngán tới cổ họng luôn đó.

Việt Nam một thuở, giờ hết rồi. Đi tới đâu người ta tránh như tránh hủi, sợ còn hơn sợ người bệnh ho lao nữa.

Làm ơn bớt bớt cái mồm nói dóc lại dùm, cho chúng tôi nhờ với.

Những tiết lộ kinh khiếp.

From:  Kimtrong Lam

Những tiết lộ kinh khiếp.

Tỷ phú Quách Văn Quý: Máy bay MH370 mất tích là một vụ giết người diệt khẩu

Doanh nhân Quách Văn Quý hiện đang trốn tại Mỹ, trong thời gian vừa qua đã liên tiếp đăng những video vạch trần sự hủ bại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đồng thời tiết lộ nội tình vụ mất tích của máy bay MH370.

mổ cướp nội tạng, MH370, Giang Trạch Dân,
Doanh nhân Quách Văn Quý. (Ảnh: Twitter)

Từ đầu tháng Chín, ông Quách Văn Quý đã tiết lộ nội tình bên trong vụ “mổ sống lấy nội tạng, giết người theo nhu cầu” của ĐCSTQ. Theo đó, con trai của cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân là ông Giang Miên Hằng nhiều lần vì thay thận mà giết người lấy nội tạng, đồng thời vì diệt khẩu nên đã tạo ra sự kiện máy bay MH370 của Hãng Hàng không Malaysia mất tích năm 2014, đương nhiệm Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương Mạnh Kiến Trụ cũng nhúng tay sâu vào việc này.

Ông Quách Văn Quý nói, trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến 2008, ông Giang Miên Hằng đã từng 3 lần thay thận tại Bệnh viện Quân khu Nam Kinh, ông Mạnh Kiến Trụ và một số quan chức trong Ủy ban Chính trị Pháp luật Thượng Hải, quan chức trong quân đội cùng nhau tiến hành lựa chọn người để lấy thận ghép cho ông Giang Miên Hằng. Theo ông Quách Văn Quý, do hai lần phát hiện nguồn cung nội tạng không phù hợp, nên trong 3 lần thay thận của ông Giang Miên Hằng, đã có tổng cộng 5 người bị giết chết.

Bên cạnh đó, mẹ của ông Mạnh Kiến Trụ cũng từng nhiều lần thay thận. Để tìm nguồn thận từ người sống, tâm phúc của ông Mạnh là Tôn Lập Quân đã tìm đến phạm nhân trong tù, giết người để lấy nội tạng, và cũng đã từng giết nhầm người.. Vì để che giấu sự thật, họ đã giết người diệt khẩu đối với những bác sỹ phẫu thuật cho mẹ của ông Mạnh và người nào biết được việc này.
Doanh nhân Quách Văn Quý còn lấy ví dụ để nói rõ ĐCSTQ làm thế nào để “mổ sống lấy nội tạng, giết người theo nhu cầu”: “Một thanh niên 21 tuổi người Tân Cương, vì dùng chứng minh thư giả để trọ trong khách sạn nên bị bắt, sau đó bị xét nghiệm thấy thận phù hợp để ghép cho người nhà của lãnh đạo, cuối cùng bị phán tội tử hình do ‘liên quan tới chủ nghĩa khủng bố và muốn đánh bom’. Thận của người này đã bị lấy đi, gan cũng bị lấy để ghép cho người nhà của một lãnh đạo khác! Họ giết người theo nhu cầu!”.

Ngày 6/9, ông Quách Văn Quý lại đăng video tiết lộ nội tình giết người diệt khẩu liên quan đến việc ông Giang Miên Hằng thay thận. Theo đó, ngày 8/3/2014 xảy ra sự kiện chuyến bay MH370 của Hãng Hàng không Malaysia mất liên lạc, đây là “sự kiện ám sát chính trị”. Trên chuyến bay MH370 có người của Bộ Công an Trung Quốc và người liên hệ giúp ông Giang Miên Hằng thay thận, họ là người của chính quyền, nhưng sau khi chết thân phận lại bị biến thành thường dân.

Ông Quách Văn Quý tiết lộ sự thật về chuyến bay MH370 bị mất tích rằng, người nhà của những bác sĩ tham gia phẫu thuật thay thận cho ông Giang Miên Hằng và người thân của ông Mạnh Kiến Trụ cùng những người nắm được tình hình có nhiều người chạy sang Malaysia, nhân viên thụ lý vụ án của phía cảnh sát đến Malaysia để khuyên họ quay về, sau đó họ bị mất tích trong chuyến bay trở về Trung Quốc.

Ông Quách còn cho biết, ông Mạnh từng chính thức nói: “Tôi khống chế 100% Malaysia và Philippines!” Ông Quách Văn Quý nghi ngờ, ông Mạnh nhiều lần phái người đến Malaysia để thương lượng, nhưng chưa từng công bố kết quả của những cuộc thương lượng đó, người nhà của những người tử nạn đi kháng nghị khiếu nại cũng bị chính quyền bắt giữ với lý do an ninh và lợi ích của quốc gia.
mổ cướp nội tạng, MH370, Giang Trạch Dân,

“Mổ sống lấy nội tạng” bị coi là tội ác chưa từng có trên thế giới; báo cáo điều tra độc lập của luật sư nhân quyền David Kilgour và ông David Matas cho thấy, ĐCSTQ đã tiến hành mổ lấy nội tạng người sống một cách có hệ thống, trong đó rất nhiều người 
tập Pháp Luân Công đã trở thành nạn nhân. (Ảnh: Epoch Times)

Ngoài ra, ông Quách Văn Quý còn nhắc đến hai chuyên gia nổi tiếng của Trung Quốc về bệnh thận đã “nhảy lầu tự tử”, hai vị này được cho là liên quan tới “mổ sống lấy nội tạng” nên bị diệt khẩu.

Trong đó, một người tên Lê Lỗi Thạch, là phó Viện trưởng Bệnh viện Đa khoa Quân khu Nam Kinh, Viện sĩ Viện Công trình Trung Quốc, chuyên gia nổi tiếng quốc tế về bệnh thận; một người nữa tên Lý Bảo Xuân, ông là Chủ nhiệm nội khoa thận của Bệnh viện Trường Hải (thành phố Thượng Hải), giáo sư, hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ.

Theo thông tin được công bố công khai, ngày 16/4/2010, ông Lê Lỗi Thạch “nhảy lầu” tử tử tại nhà riêng. Còn ông Lý Bảo Xuân nhảy lầu từ tầng 13 của khu nhà cao tầng ở Bệnh viện Trường Hải, vào buổi chiều ngày 4/5/2007

Image may contain: 1 person
Image may contain: 2 people, people standing

Lối thoát cho Việt Nam – Bất Tuân Dân Sự

Lối thoát cho Việt Nam – Bất Tuân Dân Sự

Mai Thanh Truyết (Danlambao) – Theo định nghĩa thông thường, Bất tuân (Disobedience) là sự từ chối hay phủ nhận, hay không vâng lời (một mệnh lệnh nào đó). Còn Bất tuân dân sự (civil disobedience) là từ chối tuân thủ các luật lệ do chính phủ áp đặt và gián tiếp buộc họ phải làm hoặc thay đổi (một chính sách hay luật lệ gì đó). Một thí dụ cụ thể trong đại học là Hội sinh viên của trường có thể thực hiện bất tuân dân sự để gây áp lực với Hội đồng Khoa để đòi thay đổi học phí hay chính sách thi cử v.v…

  1. Người hệ thống hóa chính sách bất bạo động: Gene Sharp
 
Gene Sharp

Gene Sharp (sinh ngày 21 tháng 1 năm 1928) là người sáng lập Viện Albert Einstein, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu hành động bất bạo động và là giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Massachusetts Dartmouth. Ông được biết đến với nhiều bài viết về cuộc đấu tranh bất bạo động, đã ảnh hưởng đến rất nhiều phong trào phản kháng của chính phủ trên toàn thế giới. Các nguồn tin không chính thức cho rằng Sharp đã được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2015 và trước đó đã được đề cử ba lần trong năm 2009, 2012 và 2013. Năm 2011, ông được trao Giải thưởng Giáo dục Hòa bình El-Hibri (El-Hibri Peace Education). Năm 2012, ông được nhận giải Right Livelihood Award, cũng như giải thưởng về “Dân chủ xuất sắc Trọn đời” (Distinguished Lifetime Democracy Award).

Ông đã soạn thảo và hệ thống hóa cung cách bất bạo động bằng cách tiếp cận các cuộc kháng chiến dân sự bất bạo động dựa trên các bài học của Gandhi, Luther King, Havel và nhiều người khác. Lý thuyết về quyền lực của Sharp nhấn mạnh rằng chủ nghĩa độc đoán đặt căn bản trên sự vâng lời của dân chúng và sự hợp tác của các cá nhân với những người cầm quyền. Quan niệm rốt ráo của ông là sự chống đối bất bạo động có thể lật đổ quyền lực chính trị và tinh thần của một chế độ độc tài.

Bản tóm lược của ông về 198 Phương pháp Hành động Bất bạo động (Nonviolent Action) trình bày một loạt các kỹ thuật:

– Tẩy chay, đình công, tọa kháng (sit-ins);

– Ngăn chặn và làm chậm lại (blockades and slowdowns);

– Phân phối tờ rơi (leaflets) và các buổi nói chuyện công cộng.

Tất cả điều trên, bất cứ một công dân nào cũng có thể dùng để từ chối một quyền lực bất hợp pháp của chế độ độc tài. Một khi kết hợp được với các hình thức phản kháng truyền thống nói trên người dân có thể gây ra áp lực to lớn cho các nhà độc tài tùy theo từng giai đoạn.

Một khi nhận thức về tính bất khả chiến bại của chính sách bất bạo động qua hình thức “chấm dứt sự vâng lời” (đối với chế độ CSBV), sẽ đưa tới sự tan rã của chế độ một cách nhanh chóng.

  1. 198 Phương cách Bất tuân của Gene Sharp

Ông đã phân chia nhiều loại bất tuân, trong đó từ phương cách 193 đến 198 được Ông xếp vào loại “Can thiệp chính trị” (political intervention) như sau:

– 193. Sự quá tải của các hệ thống hành chính;

– 194. Tiết lộ danh tính của các điệp viên bí mật;

– 195. Tìm cách giam cầm các nhà độc tài (seeking imprisonment);

– 196. Sự bất tuân dân sự;

– 197. Làm việc mà không cần cộng tác với chính quyền độc tài;

– 198. Thiết lập Chủ quyền kép (Dual sovereignty) và thành lập Chính phủ Song hành. 

Không nghi ngờ gì nữa, vẫn còn một số lượng lớn các phương pháp bổ túc đã được sử dụng nhưng chưa được phân loại, và sẽ có nhiều phương pháp bổ túc khác sẽ được khơi sáng trong tương lai có đặc điểm của ba loại phương pháp: a- phản đối bất bạo động và thuyết phục, b- bất hợp tác và c- can thiệp bất bạo động (non-violent protest and persuasion, non-cooperation and non-violent intervention).

  1. Tại sao người dân vâng lời 

Sharp đưa ra bảy (7) lý do khiến cho người dân “phải” nghe lời.

– Thói quen: Theo thói quen, đó là lý do chính khiến mọi người không đặt câu hỏi của “thượng cấp” muốn họ làm. Sự vâng lời (theo thói quen) đã được nhen nhúm trong hầu hết các nền văn hóa (nhứt là văn hóa Việt Nam);

– Nỗi sợ hãi bị trừng phạt: Đó là nỗi sợ hãi của các hình thức trừng phạt, chứ không phải chính sự hình phạt; điều đó có hiệu quả nhất trong việc áp đặt sự vâng lời;

 Nghĩa vụ đạo đức: “Sự hạn chế nội lực” (inner constraining power) là sản phẩm của chương trình văn hóa và giáo dục nhồi sọ có chủ ý do chính quyền độc tài qua tôn giáo và truyền thông theo chế độ;

– Lợi ích cá nhân: Khả năng có được lợi ích về uy tín và tài chánh được nâng cao, có thể thu hút nhiều người tuân theo để hưởng lợi ích kể trên;

– Nhận diện tâm lý với người cai trị: Mọi người có thể cảm thấy có mối liên hệ cảm tính và có cảm tình với người lãnh đạo hoặc hệ thống lãnh đạo. Các biểu hiện phổ biến nhất của điều này là cung cách biện minh bằng lòng yêu nước và chủ nghĩa dân tộc;

– Các trí não không ý thức: Mọi người thường tuân theo lệnh mà không có ý thức để đặt câu hỏi về tính hợp pháp của một chính thể độc tài;

– Sự vắng bóng của niềm tự tin: Một số người thích “chuyển” sự kiểm soát cuộc sống của họ cho lớp cầm quyền, vì họ không đủ tự tin để tự quyết định.

  1. Làm thế nào để lật đổ độc tài?
 

9.3.2011. Belgrade – Portrait of Slobodan Djinovic (left) and Srdja Popovic (right), representatives of Canvas organisation. Between them is a poster of OTPOR organisation, which they lead during the resistance against Slobodan Milosevic’s regime.photo: Sanja Knezevic
Slobodan Djinovic, Srdja Popovic

Hai nhà giáo Slobodan Djinovic, Srdja Popovic, lãnh đạo Otpor, một phong trào học sinh ở Serbia đã từng nổi lên để lật đổ Tổng thống độc tài Slobodan Milosevic năm 2000. Sau đó, họ giúp đỡ các phong trào dân chủ thành công ở Gruzia và Ukraine. Tiếp theo, hai người thành lập Trung tâm Ứng dụng Chính sách và Hành động Bất bạo động (Center for Applied Nonviolent Action and Strategies – Canvas) và đã đi khắp thế giới, đào tạo các nhà hoạt động dân chủ từ 46 quốc gia theo phương pháp của Otpor.

Hai nhà giáo Serbia trên bắt đầu với những khái niệm của học giả người Mỹ Gene Sharp về phong trào bất bạo động. Nhưng họ đã tinh chế và thêm vào những ý tưởng. Popovic kể lại sách lược của Canvas và cách mọi người sử dụng chúng như thế nào trong một cuốn sách mới “Bản Thiết kế cho Cách mạng” (Blueprint for Revolution).

– Huyền thoại: Bất bạo động là đồng nghĩa với tính thụ động. Không đúng. Cuộc đấu tranh bất bạo động là một sách lược buộc một nhà độc tài phải trả lại (cede) quyền lực bằng cách tách rời ông ta rời khỏi các tay chân trụ cột của ông ta;

– Huyền thoại: Những phong trào bất bạo động thành công nhất nảy sinh và tiến triển từ sự tự phát. Không đúng. Sự chiến đấu bất bạo động là một cuộc vận động chiến lược để ép nhà độc tài phải rời khỏi quyền lực;

– Huyền thoại: Chiến thuật chính của đấu tranh bất bạo động là tập trung nhiều người. Ý tưởng này phổ biến rộng rãi vì những cuộc biểu tình lớn giống như đầu của tảng băng trôi và điều quan trọng duy nhất là có thể nhìn thấy tảng băng từ xa;

– Huyền thoại: Bất bạo động có thể là hình thức đạo đức cao, nhưng áp dụng hình thức nầy sẽ vô ích đối với một nhà độc tài dã man. Bất bạo động không chỉ là sự lựa chọn đạo đức; nhưng nó luôn luôn là sự lựa chọn có chiến lược;

– Huyền thoại: Chính trị là chuyện kinh doanh nghiêm chỉnh. Theo triết gia James P. Sullivan, tiếng cười mạnh hơn 10 lần so với tiếng la hét. Không có gì phá vỡ sự sợ hãi của mọi người bằng cách nhạo báng lãnh đạo độc tài;

– Huyền thoại: Bạn khuyến khích mọi người bằng cách vạch trần các vi phạm nhân quyền. Hầu hết mọi người không quan tâm đến nhân quyền. Người dân quan tâm và ủng hộ một người/phe đối lập với một tầm nhìn về tương lai với hứa hẹn là sẽ làm cho cuộc sống của họ tốt hơn và có nhiều phúc lợi hơn nhà cầm quyền hiện có;

– Huyền thoại: Các phong trào bất bạo động đòi hỏi những nhà lãnh đạo có sức thu hút và có cách thức nói chuyện gây hứng khởi cho người nghe;

– Huyền thoại: Xem cảnh sát, lực lượng an ninh và các nhóm lợi ích, đồng minh của nhà độc tài là kẻ thù. Có thể, nhưng đừng đẩy tất cả nhân sự trong những nhóm vào chân tường mà có thể đối xử trong chừng mực nào đó với những người “cảnh tỉnh”.

Trên đây là 8 bổ túc trong cuộc tranh đấu bất bạo động nằm trong chiêu thức 196 của Gene Sharp qua chiến lược “Bất tuân dân sự”. Các bổ túc nầy góp phần xóa tan bảy yếu tố khiến cho người dân bắt buộc phải “vâng lời” sau một thời gian dài bị sự áp đặt, kềm kẹp, đàn áp không khoan nhượng của độc tài.

Việt Nam, với CSVN và qua cơ chế chuyên chính vô sản, đã hội tụ đủ 7 yếu tố “vâng lời” từ đó biến cải người dân phải tùng phục…vô điều kiện. Vì vậy, người dân trong và ngoài nước cần phải chiêm nghiệm, động não nhiều hơn 8 huyền thoại kể trên để có thể xóa tan bức màn “vô minh” mà CSVN áp đặt lên mọi người dân.

  1. Có cuộc cách mạng bất tuân dân sự ở Việt Nam hiện tại hay không?

Trong khoảng thời gian ba năm trở lại đây, ở Việt Nam có rất nhiều tai nạn “cháy” nhà máy, kho bãi chứa hóa chất, và nguyên vật liệu v.v… mà đa số nhà máy đều do người Tàu làm chủ hay của các công ty quốc doanh. Nhưng hầu hết những vụ cháy trên đều không truy tìm được hung thủ hay nguyên nhân.

Chuyện gì đã và đang xảy ra đây?

Chúng ta thử duyệt qua một số “tai nạn” điển hình trong năm 2017 sau đây:

  1. Cảnh sát PCCC kém hiệu quả trong vụ cháy ở Cần Thơ ngày 25/3/2017?

Theo công điện, trong các ngày 23, 24 và sáng ngày 27-3, tại Khu Công nghiệp Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, đã xảy ra vụ cháy liên tiếp tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Kwong Lung – Meko, gây thiệt hại lớn về tài sản.

Dư luận đang rất quan tâm đến nguồn tin cho rằng, việc cảnh sát PCCC hoạt động kém hiệu quả khiến đám cháy tại công ty TNHH Kwong Lung – Meko (Khu công nghiệp Trà Nóc 1, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) kéo dài, gây thiệt hại lớn…

Đặc biệt, trên 1 tờ báo, ông Lê Thành Dũng – Phó giám đốc công ty Kwong Lung – Meko, cũng cho rằng cảnh sát PCCC chữa cháy không hiệu quả. Ông Dũng cho biết, ban đầu cháy tại xưởng may mền, tầng 5 nhưng cháy nhỏ do chữa cháy chậm dẫn đến cháy hết xưởng.

  1. Cháy lớn ở Khu công nghiệp Hoàng Gia

(NLĐO)- Sau hơn 3 giờ chữa cháy tại khu công nghiệp tại huyện Đức Hòa, Long An, đám cháy vẫn chưa được khống chế hoàn toàn.

Trưa 16-6, trung tá Nguyễn Văn Tợn, Đội trưởng, phụ trách lực lượng chữa cháy khu vực huyện Đức Hòa, Đức Huệ (Long An) cho biết hơn 100 chiến sĩ chữa cháy cùng dân phòng, bảo vệ khu công nghiệp vẫn đang tích cực tham gia chữa cháy tại Công ty TNHH Sơn Hiệp Phát (đóng tại Khu công nghiệp Hoàng Gia, ấp Mới Hai, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa).

Theo báo cáo ban đầu, lúc 6 giờ sáng 16-6, một tiếng nổ lớn phát ra sau đó là ngọn lửa bốc lên cao cùng khói đen bao trùm cả công ty rồi lan nhanh ra khu vực. Nhận được tin báo, 10 xe chữa cháy chuyên nghiệp của tỉnh, huyện Đức Hòa và các khu công nghiệp cùng 100 cán bộ chiến sĩ có mặt hiện trường dập lửa. Do ngọn lửa cháy quá lớn nên Cảnh sát PCCC TP. HCM có mặt chi viện.

  1. Vụ cháy tối ngày 16/9/2017 xảy ra tại kho vải của TCM

Tuy không gây thiệt hại về người. Tuy nhiên, số vải mộc trong kho đã bị cháy, ước tính giá trị khoảng 1,4-1,5 triệu USD. Như tin đã đưa trước đó, kho vải của CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (mã TCM-HoSE) tại số 2 đường Tây Thạnh, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú (TPHCM) đã gặp lửa và bốc cháy lớn chiều tối ngày hôm qua 16/9.

  1. Cháy lớn tại nhà máy Hoa Sen Nghệ An, ước tính thiệt hại hàng tỷ đồng

Một vụ cháy lớn vừa xảy ra tại Công ty TNHH MTV Hoa Sen Nghệ An, đóng tại khu công nghiệp Đông Hồi, xã Quỳnh Lập, TX. Hoàng Mai, ước tính thiệt hại hàng tỉ đồng.

Khoảng 2h40 phút sáng 15/10/2017, bảo vệ và công nhân Công ty TNHH MTV Hoa Sen phát hiện đám khói và ngọn lửa bốc lên từ hệ thống máy phun sơn. Đám cháy bùng phát mạnh và sau đó có tiếng nổ lớn tại hệ thống buồng sấy.

  1. Hà Nội: Nổ, cháy tại khu công nghiệp của Bộ Công an

Sau nhiều tiếng nổ lớn liên tiếp, ngọn lửa bốc lên dữ dội, cột khói đen nghi ngút bao trùm một xưởng của Khu công nghiệp an ninh thuộc Bộ Công an. Vào khoảng 16 giờ 30 phút chiều 14-11, một vụ cháy nổ lớn đã xảy ra tại Khu công nghiệp an ninh (thuộc Bộ Công an) thuộc địa bàn xã An Khánh, huyện Hoài Đức (Hà Nội).

Theo một số người dân có mặt gần hiện trường, vào thời điểm trên, sau nhiều tiếng nổ lớn liên tiếp suốt một khoảng thời gian khá dài, ngọn lửa bắt đầu bùng cháy, khói đen bao trùm cả khu công nghiệp. Cùng lúc đó, nhiều tiếng la hét của hàng chục công nhân chạy từ trong xưởng bị cháy ra ngoài. Lúc này, gió lớn khiến ngọn lửa bốc cháy càng cao.

Do công ty kinh doanh vật liệu dễ cháy như: hóa chất, sơn, dầu nên lửa cháy lan nhanh, nhiều lính cứu hỏa không thể tiếp cận cứu chữa mà phải phun nước từ xa để chữa cháy và phòng cháy lan.

  1. Cháy công ty gỗ mỹ nghệ ở Bình Dương thiệt hại hàng tỷ đồng.

Sau tiếng nổ lớn từ khu chứa sơn của công ty gỗ mỹ nghệ, ngọn lửa bốc cao và nhanh chóng bao trùm hàng nghìn m2 nhà xưởng. Hỏa hoạn xảy ra vào 15:00 giờ ngày 28/11/2017, tại Công ty gỗ mỹ nghệ Nam Hải 2 (đường Lý Thường Kiệt, phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, Bình Dương). Thời gian này, nhiều công nhân đang làm việc thì giật mình nghe tiếng nổ lớn ở khu xưởng. Họ chạy ra ngoài thấy lửa bốc cao ở khu vực chứa sơn của công ty. Nhiều người bỏ chạy ra ngoài thoát thân. Đội bảo vệ và một số công nhân sử dụng bình chữa cháy và phun nước dập lửa nhưng bất thành.

  1. Khống chế đám cháy tại Bình Dương sau một đêm cháy lớn.

Nhiều thùng phuy chứa sơn và hóa chất bị lửa nổ. Đến sáng 27/4/2015, lực lượng cảnh sát PCCC tỉnh Bình Dương vẫn đang nỗ lực khống chế ngọn lửa tại kho hàng chứa sơn và hóa chất của Công ty TNHH thương mại dịch vụ Vân Trúc, Bình Dương.

  • 20-04-2015 Thái Bình: Cháy lớn tại cửa hàng xăng dầu, 1 người tử vong
  • 01-04-2015 Cháy lớn tại xưởng sản xuất nệm mút ở Thành phố Hồ Chí Minh
  • 07-03-2015 Cháy lớn tại Công ty Việt Nam SamHo
  1. Công ty dệt may Thành Công ở Sài Gòn cháy ngùn ngụt

Chia sẻ với phóng viên NDH, ông Trần Như Tùng, Thành viên HĐQT của TCM cho biết kho bãi bị cháy không gây thiệt hại về người, còn thiệt hại về tài sản không lớn. Công ty cũng đã có bảo hiểm 100%. Theo đại diện của TCM, số vải trong kho bị cháy khoảng vài trăm nghìn mét vải. Giá trị ước tính khoảng 1,4-1,5 triệu USD. Được biết, đây chỉ một trong các kho vải của Dệt May Thành Công. Đám cháy xảy ra tại kho vải mộc này có thể ảnh hưởng tới một số đơn hàng xuất sang Nhật Bản sắp tới của Công ty.

Qua bao nhiêu đám cháy xảy ra từ Bắc chí Nam nhưng không tìm ra thủ phạm. Hiện tượng nầy cho thấy tính bất ổn định trong xã hội “xã hội chủ nghĩa” ngày hôm nay. Với hàng triệu công an, hàng bao nhiêu “công dân áo đỏ”, đủ loại cảnh sát bảo vệ (hay kiểm soát) mọi sinh hoạt của từng người dân trên toàn lãnh thổ … nhưng không có khả năng điều tra chỉ một tai nạn “cháy”.

Vì vậy, nhìn chung những “vụ cháy” trên có thể được xem như không phải là “tai nạn” mà đã xảy ra có “chủ ý”.

Nếu đúng như vậy thì đó là “chủ ý” của ai?

Phải chăng “hiện tượng bất lực” trong việc chữa cháy của nhân viên phòng cháy và chữa cháy có thể là một chỉ dấu cho thấy một hành động bất tuân dân sự…kín đáo?

Phải chăng các sự kiện trên chính là sự biểu lộ của một thái độ và hành động bất tuân dân sự trong lòng người dân sau hơn 42 năm chịu sự đàn áp, bóc lột của cường quyền, một hình thức độc tài “tập thể”?

  1. Thay lời kết

Gần đây nhất, ngày 3/12, TT CS phải quyết định ngừng thu phí BOT ở Cai Lậy nói lên hiện tượng “bất tuân dân sự” của người dân trong nước. Ông Phạm Chí Dũng nhận định về vấn đề nầy với bài viết:”Cai Lậy và làn sóng bất tuân dân sự” như sau:

“Bất chấp chính quyền Tiền Giang và chủ đầu tư BOT Cai Lậy lập “phương án tác chiến” rất chi tiết với mũi chủ công trấn áp là hàng trăm cảnh sát cơ động và công an giao thông, bất chấp việc bị lực lượng “tay sai bảo kê” này răn đe và đàn áp, bắt bớ, cánh lái xe đã không chỉ tiếp tục yêu sách đòi BOT Cai Lậy phải hủy bỏ tình trạng “quy hoạch một nơi, thu phí nơi khác”, duy trì chiến thuật trả tiền lẻ mà còn dũng cảm đối mặt với công an, thậm chí còn tổ chức tập hợp kéo đến đồn công an đòi người khi 2 người lái xe bị công an bắt giữ”.

Ký giả Ngàn Hương cũng có phóng sự sau đó ngày 4/12 như sau: “Sau mấy ngày sôi sục khí thế tổng tấn công của nhân dân Nam Bộ, của người dân Tiền Giang, của các tài xế, và được sự cổ võ hết mình của báo chí lề đảng, nhằm đánh thẳng vào nhóm lợi ích BOT Cai Lậy (Tiền Giang), đã làm cho con quái vật này choáng váng, quằn quại và lăn lóc trong vở kịch “xả-thu xả- thu” liên tục. Nhờ các kiểu tấn công vừa trực tiếp, vừa gián tiếp liên miên và bền bỉ như vậy, đã làm cho trạm BOT này chỉ trong 4 ngày vừa qua (từ 30/11 đến 01, 02 và 03/12), đã “vỡ trận” đến 24 lần. Câu hỏi đặt ra là, ai đứng đằng sau trạm BOT Cai Lậy để ‘hà hơi tiếp sức” cho nhóm lợi ích này ‘ngóc đầu dậy,” và vùng vẫy mạnh hơn trước?”

Hai bài phóng sự tại chỗ về BOT Cai Lậy trên đây chứng minh một cách hùng hồn rằng hành động bất tuân dân sự thực sự đã được người dân Cai Lậy và ở nhiều BOT khác từ Bắc chí Nam đã hiểu và áp dụng một cách hết sức sáng tạo qua việc trả lộ phí, và cũng có nghĩa là hiện tượng trên đã đi vào lòng đại chúng.

Tại BOT Cai Lậy, lộ phí là 25.000 Đồng Việt Nam. Và họ đóng lộ phí qua trạm bằng cách trả giấy bạc 500.000 Đồng và chờ tiền thối lại; hoặc trả 2×10.000 Đồng, 4×1.000 Đồng, 1×500 Đồng và 3×200 Đồng. Tổng cộng 25.100 Đồng và người dân nhứt định chờ Trạm thu lộ phí phải thối lại 100 Đồng …mới chịu chạy qua khỏi trạm với mục đích đình trệ việc lưu thông vì tiền thối 100 Đồng không còn lưu dụng nữa.

Qua các sự kiện kể trên và sự phân tích cuộc tranh đấu bất bạo động qua hình thức bất tuân dân sự của Gene Sharp đã nói lên một thực trạng rõ ràng của xã hội Việt Nam hiện nay:

– Người dân không còn gì để sợ hãi nữa vì đã bị đẩy vào tận chân tường rồi;

– Chủng tử sợ đó đã được chuyển tải qua những cán bộ, đảng viên tư bản đỏ và các nhóm lợi ích cùng tập đoàn “thực dân mới” Trung Cộng đang hiện diện trên 49 địa điểm chiến lược quan trọng từ Bắc chí Nam.

Vì vậy, người con Việt ngày nay không còn gì để mất nữa. Mỗi người trong chúng ta chỉ còn quyết tâm đứng lên áp dụng những chiêu thức trong cuộc cách mạng bất tuân dân sự nêu trên.

Về cá nhân – Mỗi người trong 95 triệu dân, chúng ta có thể làm những việc sau đây:

– Để đuổi Tàu đang ngự trị trên lãnh thổ Việt Nam, chúng ta phá hoại bằng cách ĐỐT những cơ sở làm ăn của chúng, từ tiệm chạp phô, tiệm hủ tiếu, hay một nhà máy sản xuất v.v…Vì bây giờ họ rất sợ. Kinh nghiệm vụ đốt phá Đông Đô Đại Phố ở Bình Dương cho thấy các chủ nhân ông Tàu đã chạy mau về Tàu rồi. Thậm chí TC cho tàu qua rước công nhân của họ ở Vũng Áng, Hà Tĩnh về Tàu nữa;

– Đề diệt Việt Cộng và các nhóm lợi ích, áp dụng cùng chính sách như trên, phục kích, đốt phá bằng mọi cách các cơ ngơi được xây dựng trên xương máu của dân tộc. Trong giai đoạn “gần như tuyệt vọng” của đất nước như ngày hôm nay, phương châm “cứu cánh biện minh cho phương tiện” cần áp dụng triệt để. Vì chính cá nhân và gia đình họ cũng đã và đang chuẩn bị “hạ cánh an toàn” ở ngoại quốc.

Về các tập đoàn xã hội dân sự và đại chúng – Những đề nghị dưới đây có thể triệt tiêu và xóa tan cơ chế chuyên chính vô sản của CSBV trong hỗn loạn. Chúng ta hãy thử hình dung những hoạt cảnh sau đây:

– Công nhân sở Rác ở Sai Gòn và Hà Nội ngưng hốt rác trong 2 ngày, thì hai thành phố hơn 7 triệu dân mỗi nơi cũng đủ để biến thái với trên 40.000 tấn rác phủ ngập thành phố.

– Công nhân ở các công ty cung cấp nước uống, nhà máy điện, nhà máy khí đốt và xăng dầu v.v… đồng loạt đình công không đi làm việc trong một ngày mà thôi cũng đủ để biến loạn Xã hội.

– Người dân buôn thúng bán bưng đình công không nhóm chợ. Chuyện gì sẽ xảy ra?

– Nhân viên y tế, bác sĩ, nhà bảo sinh… ngưng không làm việc, thì sẽ ra sao?

– Sinh viên và học sinh đồng loạt bãi khóa thì ngòi nổ sau cùng sẽ chấm dứt chế độ độc tài tập thể cộng sả.n

Ngần ấy sự việc và câu hỏi nêu trên có rất nhiều xác xuất xảy ra trong giai đoạn nầy.

Chắc chắn cường quyền sẽ đàn áp dã man.

Chắc chắn máu con Rồng cháu Tiên sẽ tuôn rơi ngập tràn.

Và chắc chắn cơ chế chuyên chính vô sản sẽ bị triệt tiêu vĩnh viễn.

Sau cùng “Lối thoát cho Việt Nam” chính là Cuộc Cách Mạng Bất Tuân Dân Sự.

Hãy làm theo lời dặn dò của vua Duy Tân: “Nước dơ phải lấy máu mà rửa”.

Phụ chú:

Bự án BOT

Hương Khê (Danlambao) – Sau hơn mười năm thực hiện trót lọt kế hoạch ăn cướp trắng trợn nhất, thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ, nhưng lại ít tốn phí, ít gây ra hệ lụy nhất. Đó là chủ trương đầu tư xây dựng các công trình BOT trên cả nước. Nói BOT là công trình dễ hút máu dân và mau đem lại lợi nhuận kếch xù là vì, qua vụ Công ty Minh Tâm Group của bà Đỗ Thị Huyền Tâm thì biết.

Trước khi chuyển vế từ “con nuôi” thành “vợ hai” của cựu Tổng bí “răng chắc”, bà Đỗ Thị Huyền Tâm đã có lúc lao đao về những món nợ khổng lồ với ngân hàng.

Trước năm 2013, Công ty Minh Tâm Group của bà Đỗ Thị Huyền Tâm ở trong tình trạng thua lỗ, nợ nần tới mức bị Ngân hàng Nông nghiệp liệt vào danh sách kiểm soát đặc biệt. Có tin nói suýt chút nữa thì bà Tâm đã phải “tra tay vào còng.” Thế nhưng, sau khi trở thành vợ sau của cựu tổng bí, và nhờ cái “vỗ vai” của ông này, Công ty Minh Tâm của bà này được giao hai dự án BOT: Nâng cấp sửa chữa đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và Đầu tư cải tạo, nâng cấp QL1 Hà Nội – Bắc Giang.

Từ chỗ nợ như chúa chổm, tay đã chạm tới hơi lạnh của còng, chỉ cần nhận được hai dự án BOT, các khoản nợ “nghìn tỷ” trở thành tiền lẻ. Bà ấy chẳng những đã trả hết nợ, còn thu lãi hàng ngàn tỷ, và có tiền xây “biệt phủ” và trang trí nội thất dát vàng khảm ngọc, còn hơn cung vua phủ chúa thời xưa.

Hay như BOT Cai Lậy (Tiền Giang) cũng vậy.

Công ty Bắc Ái nắm 65% cổ phần tại BOT Cai Lậy có trụ sở tại Số nhà 215 đường Mê Linh, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, là địa chỉ nhà riêng của Ngô Hồng Thắng, là con trai của ông Ngô Văn Dụ, nguyên Ủy viên Bộ CT khóa XI, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban KTTƯ.

Trạm BOT Biên Hòa là của Trung tướng Nguyễn Văn Thành nguyên là Phó Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông này có người con rể là Thượng tá Võ Đình Thường. Cách nay 14 năm, từ một tay đại úy trạm trưởng CSGT Dầu Dây, do ăn bẩn, đã bị đuổi việc chuyển đi chỗ khác chơi. Nhưng nhờ bố vợ cứu vớt, đã được thăng chức thăng hàm. Lên thượng tá, Phó phòng CSGT tỉnh Đồng Nai.

Tóm lại, tất cả những công trình BOT trên cả nước đều là của những ông lớn của các bộ, ngành trung ương. Các địa phương chỉ có đi “Theo voi hít bã mía”, làm công cụ hợp thức hóa hồ sơ và và làm kẻ sai bảo cho các nhóm lợi ích mà thôi.

Những tưởng kế hoạch hút máu này cứ tiếp tục diễn ra “đúng quy trình”. Tiền bạc cứ tiếp tục đều đều chảy vào túi các quan tham như nước Hồng Hà, Cửu Long… Thì đến nay, qua các vụ dân phản đối kịch liệt vì chẳng những vị trí đặt trạm bất hợp lý, làm cho người không đi qua đoạn đường BOT cũng phải đóng phí, và giá phí quá cao, bắt đâu từ trạm BOT Bến Thủy (giữa hai tỉnh Nghệ An-Hà Tĩnh), rồi đến BOT Biên Hòa, và nay là BOT Cai Lậy (Tiền Giang), đang là miếng gân gà nhùng nhằng khó nuốt, làm cho nhà cầm quyền ‘khạc chẳng ra cho, nuốt chẳng vào”. Thật là khó xử.

Cái khó của nhà cầm quyền khi muốn dùng lực lượng để trấn áp trong những vụ kẹt xe gây ách tắc tại các trạm BOT là, đây là các hợp đồng kinh tế. Là giao dịch dân sự giữa các nhà đầu tư BOT, là người cung cấp dịch vụ, và kẻ thụ hưởng là người dân lưu thông qua trạm BOT.

Nếu như ở các cuộc cướp đất của dân để cho bọn quan tham chia chác làm giàu, được khoác cái áo là “xây dựng công trình phục vụ dân sinh”, thì nhà cầm quyền còn chụp mũ người dân phản kháng bằng cụm từ “chống người thi hành công vụ”. Và họ huy động lực lượng công an, quân đội, CSCĐ, chó nghiệp vụ v.v… để đàn áp dân và ăn cướp cho bằng được. Như vụ Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, hay tại dự án Ecopark ở Văn Giang, Hưng Yên..

Nay với các chiến thuật dùng tiền lẻ theo công thức 25+1, hay tiền 500.000đ, hoặc các hình thức bất tuân dân sự khác, thì nhà cầm quyền khó kết tội, vì các tài xế rất ôn hòa, không gây rối.

Nhưng vì những ông chủ thực sự của các trạm BOT là những ông lớn, có nhiều ảnh hưởng trong giới chóp bu, do đó, việc tạm dừng thu phí 1 tháng do TT Nguyễn Xuân Phúc đưa ra chỉ là kế “hoãn binh”, để có thời gian cho nhà cầm quyền vắt óc nghĩ ra những “mưu hèn kế bẩn”, nhằm đối phó với dân.

Vì đối với những người cs, với thói kiêu ngạo, và bản chất “độc quyền chân lý”, họ luôn tự cho mình là đúng, và không bao giờ chịu thua dân.

Ví dụ như BOT Cai Lậy: Vẫn biết Ngô Hồng Thắng là con ông Ngô Văn Dụ, cưu UVBCT. Nhưng sau lưng Ngô Văn Dụ là ai? Ngô Văn Dụ là đệ tử ruột của Nông Đức Mạnh. Năm 1996, Nông Đức Mạnh vào Ủy viên Bộ Chính trị, liền kéo Ngô Văn Dụ vào chức Phó Chánh Văn phòng TW. Vì Nông Đức Mạnh, vốn xuất phát là anh công nhân ngành lâm nghiệp, mà dân ta hay gọi là anh chàng đốn củi, chú “tiều phu”, là kẻ “Tài Nông Đức cạn”. Nên Mạnh luôn lôi kéo kẻ có học và đa mưu theo hỗ trợ mình. Năm 2001, Mạnh giành được chức Tổng Bí thư, liền cho Dụ cái ghế Chánh Văn phòng TW. Năm 2009, Mạnh cho Dụ vào ban Bí thư TW. Năm 2011, Mạnh về hưu và để trả công phò tá của Dụ, Mạnh tiến cử Dụ lên chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TW.

Nay nếu ông Trọng muốn dẹp cái BOT Cai Lậy, tức là đụng chạm đến quyền lợi của Ngô Văn Dụ, thì phải dò xét thái độ của Nông Đức Mạnh, kẻ bảo kê cho Ngô Văn Dụ nữa.

Trong các trạm BOT đã có từ trước đến nay, thì BOT Cai Lậy là mới nhất. Vì mới bắt đầu thu phí đầu tháng 8/2017.

Lúc đầu tư xây dựng trạm này, nhà cầm quyền chỉ nghĩ đến lợi ích của nhóm này là chính. Vì đây là con đường độc đạo của các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Việc đặt trạm ở đây chẳng khác gì đờm đó chặn ngay cổ họng. Dân không có lối thoát, nên nhà cầm quyền chỉ việc hứng bao đựng tiền.

Vì họ nghĩ rằng, dân Nam Bộ vốn hiền lành, dễ bảo, dễ bắt nạt. Nếu như người dân huyện Nghi Xuân-Hà Tĩnh dám chống BOT Bến Thủy là vì họ có Chủ tịch Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh chống lưng.

Nhưng với dân Tiền Giang nói riêng, và các tỉnh Nam Bộ nói chung, tuy có một số vị ở trung ương, nhưng “ốc chỉ biết lo thân ốc”. Bằng chứng là ông Nguyễn Văn Thể, vào năm 2013, khi còn làm Thứ trưởng Bộ GTVT, đã “vâng vâng dạ dạ” hối hả ký vào các công văn và quyết định quyết đặt cho được trạm BOT Cai Lậy nằm ngay trên Quốc lộ I. Mặc dù ông biết như vậy là sai, và thiệt thòi cho dân miền Tây. Nhưng không dám trái ý cấp trên.

Kể cả dàn lãnh đạo tỉnh Tiền Giang lúc ấy, cũng chỉ là một đám bưng bô. Tuy không bằng lòng với việc đặt trạm BOT trên Quốc lộ I, nhưng không dám chống.

Qua đây chứng tỏ các cơ quan chức năng có trách nhiệm trong việc kiểm tra, thẩm định các dự án BOT, như Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn Giám sát của Quốc hội v.v… Ngoài ra tất cả các bộ như GTVT, Xây dựng, Kế hoạch&ĐT, và các tỉnh, đều có cơ quan Thanh tra rất hung hậu. Vậy những ông bà này làm gì trước những sai phạm động trời của các trạm BOT trong cả nước trong hơn chục năm qua?

Tất cả chỉ là một lũ ăn hại, vô công rồi nghề. Chỉ đến khi các sự việc bị người dân hoặc báo chí phát giác, thì những ông bà này mới cuống cuồng nhảy vào. Nhưng chủ yếu cũng chỉ là đi…làm tiền.

Nhưng sau những đợt xả trạm vào giữa tháng 8 vừa qua, nhất là chỉ sau 4 ngày cuối tháng 11, đầu tháng 12 này, mọi toan tính của nhà cầm quyền đã bị đảo lộn.

Và hiện tượng BOT Cai Lậy đã có hiệu ứng trước mắt.

“Chủ tịch UBND TP Thái Nguyễn Vũ Hồng Bắc cho biết, UBND tỉnh Thái Nguyên đã đề xuất rằng, để tránh gây bức xúc dư luận, tiềm ẩn việc mất an ninh trật địa bàn, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã chủ động đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải bỏ trạm thu phí BOT Bờ Đậu trên tuyến quốc lộ 3 cũ; cho phép nhà đầu tư mở rộng, hoàn thiện đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên và đặt trạm thu phí ở đó.

Vì người dân TP Thái Nguyên và các huyện Phú Lương, Định Hóa, Đại Từ, Đồng Hỷ, Sông Công, Phổ Yên cũng như từ các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn… phản đối việc đầu tư trên đường cũ để thu phí (kể cả có giảm phí cho một số đối tượng) do họ đã đóng phí bảo trì đường bộ hàng năm. Và trạm BOT Bờ Đậu đang chờ ngày “khai tử”(1).

Để xoa dịu dư luận, vừa qua Kiểm toán Nhà nước hứa sẽ tập trung kiểm toán các dự án trọng điểm ngành giao thông đầu tư bằng vốn ngân sách. Bên cạnh đó, một loạt dự án BOT giao thông cũng được kiểm toán trong năm sau.

“Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra những sai phạm. Đó là hầu hết dự án BOT đều áp dụng hình thức chỉ định thầu nhà đầu tư và nhà thầu thi công thay vì đấu thầu, xác định tổng mức đầu tư của dự án còn sai sót…

Và một số dự án BOT đã bị “rút” năm thu phí:

+ Dự án công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km 1488-Km1525, tỉnh Khánh Hòa giảm 13 năm 1 tháng 12 ngày;

+ Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) đoạn Km1793+600 (Km734+600 QL14) đến Km1824+00 (Km1765+00 Quốc lộ 14), tỉnh Đắk Nông giảm 12 năm 3 tháng 22 ngày;

+ Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) đoạn từ cầu 38 đến thị xã Đồng Xoài (Km921+025-Km926+331 Quốc lộ 14), tỉnh Bình Phước giảm 7 năm 9 tháng 21 ngày;

+ Dự án công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 19 đoạn Km17+027-Km50+00 trên địa phận tỉnh Bình Định và đoạn Km108+00-Km131+300 trên địa phận tỉnh Gia Lai giảm 7 năm 6 tháng 27 ngày;

+ Dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) đoạn Pleiku Km1610 đến cầu 110 (Km1667+570), tỉnh Gia Lai giảm 7 năm 2 tháng 27 ngày;

+ Dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) đoạn Km 1738+148-Km1763+610, tỉnh Đắk Lắk giảm 6 năm 10 tháng 22 ngày;

+ Dự án đầu tư xây dựng Cầu Cổ Chiên giảm 5 năm 24 ngày”.

Tổng cộng: 7 dự án nay bị rút ngắn 60 năm 17 ngày (2).

Trước đó, trạm thu phí Tào Xuyên được dựng trên Quốc lộ số 1, thu phí cho đường tránh thành phố Thanh Hóa. Mặc du thời gian thu phí dự kiến hơn 20 năm, mới thu 7 năm, nhà đầu tư đã có lãi khủng, nên Tổng cục Đường bộ đã yêu cầu nhà đầu tư ngừng thu kể từ ngày 10 tháng 8 /2017 vừa qua. Nếu tính cả thời gian rút ngắn của trạm BOT Tào Xuyên (Thanh Hóa) này nữa, thì thời gian rút ngắn thu phí tổng cộng là hơn 73 năm.

Trên đây chỉ mới là 8 dự án trong tổng số 88 BOT hiện đang hút máu dân trên cả nước. Thử hỏi với thời gian như trên, đủ biết nhà cầm quyền đã góp phần “làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân” biết chừng nào?

Câu hỏi đặt ra là, sau 1 tháng tạm dừng thu phí tại BOT Cai Lậy, nhà cầm quyền sẽ làm gì?

Ngày 05/12/2017, bộ GTVT đưa ra 3 phương án để giải quyết vụ BOT Cai Lậy như sau:

Theo đó, “kịch bản thứ nhất là vẫn giữ nguyên trạm thu phí ở vị trí hiện tại, nhưng tăng cường vận động, cải thiện việc thu phí và phục vụ các nhu cầu của người tham gia giao thông. Ví dụ có chỗ cho lái xe dừng lại khi họ thắc mắc và nội dung thắc mắc sẽ được giải thích”.

Đây lộ rõ ý đồ dùng các thủ đoạn, biện pháp mạnh để tiếp tục trấn áp người dân. Chúng ta không lạ gì các kiểu vận động xưa nay. Họ dùng việc “giải thích” làm mất thời gian của tài xế. Vậy là muốn đi không có cách nào khác là các bác tài phải mua vé qua trạm.

“Kịch bản thứ hai là di dời trạm thu phí về tuyến tránh theo yêu cầu, tức là phá phương án tài chính cũ và tính toán lại. Kịch bản này phải thương thảo với nhà đầu tư vì liên quan đến thời gian thu phí Đồng thời, theo tính toán thì phương án này không khả thi ”.

Đây là mẹo đưa ra cho có. Chưa thương lượng mà Bộ GTVT đã nói là không khả thi, chứng tỏ đây chỉ là động tác giả nhằm lừa mị dân. Hơn nữa nếu dời trạm vào đường tránh, thì nhà cầm quyền rất sợ hiệu ứng dây chuyền. Nếu trạm này di dời được thì tại sao những trạm khác không thể di dời? Đây là cái xương gà đang đâm vào cổ họng của nhà cầm quyền.

“Kịch bản thứ ba, Bộ Giao thông Vận tải đưa ra là đặt hai trạm thu phí, một trạm đặt trên quốc lộ cũ để thu phí phần nhà đầu tư bỏ ra đầu tư trên quốc lộ; một trạm được đặt trên tuyến tránh để thu phí phần nhà đầu tư đã đầu tư xây dựng tuyến đường này”.

Phương án này, người dân có quyền khiếu kiện nhà nước. vì khi đầu tư 26km trên QLI, nhà nước không hỏi ý kiến dân. Hơn nữa việc tu sửa nâng cấp trên đường cũ là trách nhiệm của nhà nước, vốn lấy từ phí bảo trì đường bộ mà người dân đóng hàng năm.

Chứng tỏ tất cả 3 phương án này đều nhằm mục đích cuối cùng là bóp dân bằng được (3).

Điều đáng nói là Bộ GTVT vẫn nhai đi nhai lại câu cửa miệng, là “BOT Cai Lậy được đầu tư đúng quy định”.

Tóm lại, tất cả những động thái trên của nhà cầm quyền, chỉ là động tác giả, dùng kế hoãn binh để lừa mị dân.

Vì không bao giờ con chó chịu nhả miếng thịt nó đang ngậm.

Kêu gọi lòng nhân đạo của quân kẻ cướp chỉ là hão huyền.

Cuối cùng người dân vẫn là nạn nhân của chế độ độc tài độc đảng có thừa thủ đoạn gian manh và tàn bạo này.

Chúng luôn tìm mọi cách để vơ vét, hút máu dân, và chúng “ăn không từ một thứ gì của dân”.

16.12.2017

Mai Thanh Truyết

danlambaovn.blogspot.com

Phản ứng về nghị quyết của Quốc Hội Liên Minh Châu Âu lên án đàn áp nhân quyền tại Việt Nam

Tiến Thiện, thông tín viên RFA
2017-12-15
 
Phòng họp của Hội Đồng Liên Minh Châu Âu tại Brussels vào ngày 14 tháng 12 năm 2017.

Phòng họp của Hội Đồng Liên Minh Châu Âu tại Brussels vào ngày 14 tháng 12 năm 2017.

 AFP
 

Một bản nghị quyết lên án hành động đàn áp quyền tự do thông tin của nhà cầm quyền Việt Nam vừa được Quốc hội Liên minh Châu Âu biểu quyết thông qua hôm 14 tháng 12. Quốc hội Châu Âu kêu gọi Việt Nam trả tự do cho blogger Nguyễn Văn Hóa và các nhà báo công dân, cũng như ngưng các hành động trấn áp nhắm vào các nhà bảo vệ nhân quyền.

Một bước tiến tích cực

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với các nhà hoạt động trong và ngoài nước về phản ứng của họ trước bước tiến mới này.

Ông Ngô Duy Quyền thuộc Hội Bầu Bí Tương Thân ở Hà Nội chia sẻ:

“Đây là một điều khá đặc biệt. Ở vị thế đối tác của một quốc gia thì có lẽ đây là lần biểu thị có thái độ có tính cách cao nhất phản đối phiên tòa bất công. Điều này chứng tỏ rằng dù nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không ngần ngại dùng mọi thủ đoạn kể cả dối trá để bưng bít che đậy thảm họa Formosa nhưng có lẽ họ đã không thành công.”

Nhà hoạt động này nói rằng ngay từ khi thảm họa môi trường biển Miền Trung xảy ra vào tháng 4 năm 2016, toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam đã được huy động để thực hiện điều ông Quyền gọi là “bịt miệng những nỗ lực minh bạch hóa thông tin”. Và các phóng viên, nhà báo là đối tượng bị đàn áp mạnh tay nhất. Trường hợp blogger Nguyễn Văn Hóa là một điển hình.

Bà Julie Majerczak, người đứng đầu Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới văn phòng ở Brussels, Thụy Sỹ cũng bày tỏ sự tán đồng với nghị quyết mới của Liên Minh Châu Âu.

Bà nói: “Chúng tôi hoan nghênh hành động này của các nghị sĩ quốc hội. Trong năm qua, nhà cầm quyền Hà Nội đã hình sự hóa cách hệ có hệ thống những ai thực hành quyền tự do thông tin. Ít nhất 25 blogger đã bị bắt hoặc trục xuất khỏi đất nước họ.”

Một người bạn của Nguyễn Văn Hóa và cũng là một phóng viên tự do hiện đang sống tại Hà Tĩnh, anh Nguyễn Hồng Ân tỏ ra ấm lòng về nghị quyết này.

Nguyễn Hồng Ân bày tỏ:

“Cảm nhận của tôi là một người bạn của Hóa thì tôi ủng hộ quốc hội Châu Âu đã nói lên tiếng nói và ra nghị quyết này. Hiện tại Hóa đang ở trong tù mà nghe tin này thì chắc chắn sẽ nỗ lực hơn để vượt qua những thử thách mà nhà cầm quyền Việt Nam đặc biệt là Hà Tĩnh đã kết án 7 năm tù giam đối với nhà hoạt động trẻ Nguyễn Văn Hóa.”

Người ở trong nước còn bất ngờ với những chiêu trò, những thủ đoạn của cộng sản,  thì người ở nước ngoài đôi khi họ bị cộng sản Việt Nam “qua mặt lần này đến lần khác.
– Ngô Duy Quyền

Không lừa được Liên Minh Châu Âu

Trong các vụ án mang tính chính trị, báo chí Việt Nam thường đồng loạt đưa tin rằng phiên tòa diễn ra đúng trình tự thủ tục tố tụng, đúng người đúng tội.

Nhà hoạt động Ngô Duy Quyền cũng mô tả những điều mà ông gọi là “thủ đoạn” đối với phóng viên Nguyễn Văn Hóa cũng là tình trạng tương tự của các nhà đấu tranh khác. Qua bản nghị quyết thấy rằng Liên Minh Châu Âu nay không còn “mơ hồ” về Việt Nam nữa, nhà hoạt động này suy nghĩ.

“Nhiều khi người ở trong nước còn bất ngờ với những chiêu trò, những thủ đoạn của cộng sản,  thì người ở nước ngoài đôi khi họ bị cộng sản Việt Nam “qua mặt lần này đến lần khác. Sau khi mà có sự kiện không chỉ là sự kiện Formosa, mà sự kiện gần đây nhất là việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở bên Đức càng làm cho cái nhìn về bản chất của cái nhà nước này càng ngày càng rõ hơn nữa.”

Từ Paris, Pháp – Anh Trần Đức Tuấn Sơn, một thành viên trong đoàn vận động Quốc hội Liên Âu thông qua nghị quyết, cho biết chính phiên tòa bất ngờ xử Nguyễn Văn Hóa càng làm cho các dân biểu Châu Âu nhanh chóng có phản ứng.

“Trước khi các dân biểu họ đệ nạp nghị quyết này thì họ cũng đã biết khá nhiều về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Nhưng mà việc anh Hóa nhận 7 năm tù là quá bất công, thành ra họ đẩy mạnh hơn nữa cái nghị quyết. Kết quả là ngày hôm qua nghị quyết được quốc hội Âu Châu chấp thuận và kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cấp bách cho anh Hóa và kêu gọi ngưng ngay đàn áp tự do ngôn luận và những người tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam.”, anh Tuấn Sơn chia sẻ.

Hiện nay Quốc Hội Châu Âu có 751 dân biểu và 8 liên đảng. Các dân biểu không được sắp xếp theo quốc gia mà theo quan điểm chính trị. Nghị quyết này được sự bảo trợ và thúc đẩy của 6 liên đảng lớn nhất trong Quốc Hội Châu Âu.

Để có được sự bảo trợ của 6 liên đảng trên là thành quả của những cuộc vận động liên tục từ cuối tháng 10 tới nay trong chiến dịch #StopTheCrackdownVn (#NgưngNgayĐànÁp) do Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) và Luật Sư Vì Luật Sư (LawyerForLawyer) cùng với Đảng Việt Tân và vài NGOs khác khởi xướng.

Còn nhiều việc phải làm

Nghị quyết được thông qua sau Đối thoại Nhân Quyền Châu Âu – Việt Nam hôm 02 tháng 12 vừa qua. Cũng đồng thời xuất hiện ở những giai đoạn cuối của tiến trình đàm phán gia nhập Hiệp định Thương mại Tự do giữa Châu Âu và Việt Nam (EVFTA).

Ở buổi làm việc với đại sứ Bruno Angele, Trưởng Phái Đoàn Liên Minh Châu Âu vào ngày 21 tháng 11 vừa qua,  Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Đại diện Chính phủ Việt Nam đề nghị không nên đưa nhân quyền vào nội dung chỉnh sửa của EVFTA.

Bàn về điều này anh Trần Đức Tuấn Sơn cho rằng Việt Nam “dù là một thể chế độc tài nhưng vẫn sợ mang tiếng xấu”. Để khỏi bất lợi cho mình, Việt Nam đã đề nghị loại bỏ nhân quyền ra khỏi nội dung hiệp định quan trọng này.

Dù là một thể chế độc tài nhưng vẫn sợ mang tiếng xấu.
– Trần Đức Tuấn Sơn

Anh Tuấn Sơn tin rằng: “bên phía Việt Nam có thể đòi hỏi một số điều nhưng không có nghĩa là bên phía Châu Âu phải hoàn toàn chấp nhận những điều đó”.

Dù vậy, vẫn theo lời anh Tuấn Sơn: “Xác suất mang nhân quyền vào hiệp định này là không cao. Nhưng không vì vậy mà chúng ta bỏ rơi. Chúng ta có thể vận động các dân biểu Châu Âu trước khi phê chuẩn hiệp định này có thể nêu lên vấn đề nhân quyền.”

Anh cũng cho biết nghị quyết của Quốc Hội Châu Âu không mang tính chế tài ràng buộc. Tuy vậy, việc bị điểm mặt trong danh sách những quốc gia có thành tích nhân quyền tồi tệ thì chẳng chính quyền nào mơ ước cả.

Sự kiện Quốc Hội Châu Âu ra nghị quyết về trường hợp của phóng viên Nguyễn Văn Hóa là một minh chứng rằng các nhà hoạt động vẫn còn có những kênh khác để tác động lên chính sách của nhà cầm quyền Việt Nam và cũng còn nhiều việc ở phía trước để làm.

Lừa gạt tiền qua Facebook – chiêu trò không mới nhưng dân Việt vẫn mắc bẫy

Lừa gạt tiền qua Facebook – chiêu trò không mới nhưng dân Việt vẫn mắc bẫy

Facebook có nickname Oliver Johnny, kẻ làm quen và dùng chiêu trò lừa gạt nạn nhân gửi tiền (Hình chụp qua Facebook)

Ngọc Lan/Người Việt

BAN MÊ THUỘT, Việt Nam (NV) – Thời đại công nghệ thông tin phát triển, kéo theo nhiều thứ phát triển, kể cả sự lường gạt đủ mọi hình thức, kiểu cách. Đặc biệt là sự lừa gạt qua Facebook, mạng xã hội được số người sử dụng đứng đầu thế giới.

Mặc dù đã có nhiều cảnh báo, nhắc nhở, thậm chí có nhiều bài báo đi kèm những câu chuyện đau thương xảy ra từ những sự lừa gạt này, thế nhưng số người nhẹ dạ, cả tin để mắc bẫy vẫn hãy còn nhiều. Vì thế, sự lên tiếng chia sẻ câu chuyện “dại dột làm con thiêu thân” của các nạn nhân vẫn rất cần thiết để cảnh tỉnh những “con nai ngơ ngác.”

Lời ‘kêu cứu’ từ một độc giả xa xôi

“Xin nêu sự việc này lên để cho nhiều người khác không bị như mình” là lời nhắn của một độc giả người dân tộc có nick name J.N ở tận Đắk Lắk gửi vào trang Facebook Người Việt.

Một cách vắn tắt, chị J.N cho biết chị vừa bị một nhóm người ở Mỹ và Việt Nam gạt mất 170 triệu đồng (khoảng $7,500), một số tiền lớn đối với người lao động nơi “vùng sâu vùng xa,” với lý do “tiền đóng thuế, đóng phạt để lãnh một thùng quà trong đó có chứa rất nhiều tiền đô la Mỹ.”

“Tôi như người bị thôi miên, con tôi thì đang nằm bệnh viện để mổ, vừa phải xoay sở tiền để đóng viện phí, rồi lại bị nhóm người kia thúc hối nộp tiền phạt nếu không sẽ bị công an điều tra vì thùng hàng gửi tên tôi. Tôi sợ quá, không nghĩ được gì sáng suốt, nên đi vay ‘nóng’ để đóng tiền, lên tới 170 triệu. Khi nhận ra mình bị lừa, thì bọn người kia biến mất, người thì đóng facebook tôi không liên lạc được, người thì tôi không gọi điện thoại được,” người phụ nữ cho biết.

Chị nói trong đau khổ, “Giờ tôi chỉ muốn chết thôi, vì không biết kiếm đâu ra tiền để trả nợ. Tôi không dám nói với ai trong nhà, sợ mẹ tôi biết sẽ lên máu.”

Facebook của người làm quen với nạn nhân J.N ở Đắk Lắk (Hình chụp qua Facebook)

Bắt đầu từ sự làm quen trên Facebook

Bằng sự bàng hoàng, thảng thốt như người vừa qua cơn mê, chị J.N kể, “Đầu Tháng Mười Một vừa qua, có một ông từ Mỹ vào làm quen với tôi qua Facebook, nói rằng ông ta làm việc cho chính phủ.”

Người đàn ông này có nick name là Oliver Johnny. Theo những gì ghi trên Facebook, ông ta hiện sống ở San Francisco, tiểu bang California.

Dĩ nhiên, chị N.J không hề biết trò chuyện bằng tiếng Anh và thắc mắc sao ông Mỹ kia lại có thể “chat” bằng tiếng Việt. Câu trả lời rất đơn giản, “ông ta nói dùng Google để dịch,” chị N.J cho biết.

Chỉ sau một tuần quen biết, thấy chị J.N đăng trên Facebook hình ảnh đứa con trai đang học đại học năm thứ ba bị tai nạn khi chơi thể thao ở trường, giờ phải nằm bệnh viện chờ mổ, “ông ta hỏi thăm, rồi tỏ lòng thương tôi và con trai tôi. Ông ta nói những lời ngon ngọt khiến tôi cảm thấy xiêu lòng. Ông ta hỏi tiền viện phí nộp mổ bao nhiêu. Tôi trả lời, xong ông ta nói sẽ gửi tiền cho tôi để lo chi phí cho con tôi. Tôi nửa tin nửa ngờ, nhưng lại giống như bị thu hút vì lời của ông ta,” chị J.N kể.

Một, hai ngày sau, ông Oliver nhắn tin nói với chị J.N rằng “đã gửi tiền rồi.”

Chị J.N còn chưa kịp ngạc nhiên thì “sáng hôm sau có một phụ nữ gọi điện thoại cho tôi, xưng là nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất chi nhánh Hà Nội. Cô ta bảo tôi có hàng nước ngoài gửi về và yêu cầu tôi cho địa chỉ rõ ràng để gửi hàng đến nhà.”

Theo lời chị J.N, ngày hôm sau, cũng người phụ nữ xưng là “nhân viên Tân Sơn Nhất” gọi điện thoại trở lại cho biết “bưu kiện của chị đang được kiểm tra, khi xong sẽ gửi.”

Thùng hàng nhiều tiền ‘đô,’ phải đóng cước phí, đóng tiền phạt”

Tuy nhiên, chỉ một lúc sau, “nhân viên Tân Sơn Nhất” lại gọi cho chị J.N nói rằng “thùng hàng có rất nhiều tiền bên trong, cho nên phải nộp tiền cước phí thì họ mới gửi hàng đi.”

Số tiền chị J.N phải nộp ngay trong ngày 13 Tháng 11 là 19 triệu, vào tài khoản của một người tên Lê Tấn Đạt ở ngân hàng ACB Hà Nội.

Tin vào lời nói của “nhân viên Tân Sơn Nhất” rằng “nộp tiền là hàng gửi đi liền,” nhưng chờ qua ngày hôm sau cũng không nghe thấy tin tức gì, chị J.N chưa kịp sốt ruột thì “nhân viên Tân Sơn Nhất” lại gọi đến báo tin “công an kiểm tra hàng thấy có rất nhiều tiền đô bên trong nên họ phạt thêm 90 triệu.”

“Tôi đâu có tiền để nộp như vậy, ngày hôm trước có được 19 triệu để dành đóng tiền bệnh viện cho con, đã mang đi đóng cước phí, giờ tiền đâu mà đóng tiếp. Tôi năn nỉ nhờ cô ấy giúp,” chị J.N  tiếp tục kể.

Đồng thời lúc đó, ông Oliver lại nhắn tin cho chị J.N, đại loại “nếu không nộp thì họ sẽ điều tra địa chỉ và số điện thoại của tôi và công an sẽ bắt tôi. Tôi nghe vậy sợ quá, sợ không có người chăm nom con, mà bệnh viện thì lại cách xa nhà. Ông ta bảo cứ vay mượn của anh chị em, bạn bè, rồi khi nhận được thùng hàng, lấy tiền trong đó trả nợ.”

“Như người bị thôi miên, tâm lý vừa lo vừa sợ, nhưng tôi vẫn đi vay 90 triệu đồng để gửi tiếp, cũng vào tài khoản của Lê Tấn Đạt ở ngân hàng ACB Hà Nội hôm 14 Tháng 11,” chị J.N tiếp tục.

Trước khi gửi, chị J.N cũng “cẩn thận” hỏi “cô nhân viên Tân Sơn Nhất” và được trả lời là nộp tiền xong thì thùng hàng sẽ gửi đi liền.

Nhưng rồi chị lại cứ chờ trong sự lo lắng, thùng quà không thấy đâu, chỉ thấy “nhân viên Tân Sơn Nhất” tiếp tục gọi cho chị, rằng “tiền trong thùng nhiều quá, phải đóng thêm 70 triệu nữa.”

Một trong những tin nhắn được “Google dịch” của nickname Oliver Johnny gửi cho chị J.N (Hình: J.N cung cấp)

Chị chưa biết xoay sở thế nào thì ông bạn Oliver Johnny của chị cũng liên tục gửi tin nhắn, thúc hối chị “Bây giờ bạn đang ở đâu? bạn đã mượn tiền chưa? Bạn có thể gửi đến công tay sáng mai.”

Không chỉ vậy, ông ta còn tỏ ra lo lắng về số tiền rất lớn của mình. Ông ta gửi tin cho chị J.N “Tôi rất lo lắng và tức giận. Tôi không có niềm vui hay sự yên tâm một lần nữa. Kể từ khi tôi gửi tiền cho bạn của tôi $1.5 triệu đô la Mỹ, tôi không có hạnh phúc một lần nữa, tôi nghĩ nhiều và rất buồn. Tôi không ngủ và bệnh rất nặng.”

Như con thiêu thân lỡ phóng lao thì theo lao, chị lại đóng tiền thêm 10 triệu vào ngày 22 Tháng 11, và 50 triệu vào ngày 27 Tháng 11, cũng cùng lên người nhận là Lê Tấn Đạt, chi nhánh ngân hàng ACB Hà Nội.

“Mỗi lần nộp tiền là ông ta đều nói tôi chụp hình phiếu chuyển tiền gửi ông ta xem,” chị cho biết.

Không chỉ vậy, ông ta còn nói khi nào nhận được thùng hàng nhớ chụp hình gửi cho ông ta luôn.

Theo lời chị J.N, trong thời gian này, chị có thấy nhiều cuộc gọi nhỡ của Oliver Johnny qua Facebook, nhưng máy chị không nghe được.

“Chỉ duy nhất một lần ông ta gọi qua video call, cũng bằng Facebook, thì tôi có nhìn thấy mặt ông ta, chính là gương mặt đại diện trên Facebook. Nhưng ông ta chỉ nói một vài câu bằng tiếng Anh, rồi sau đó nhắn tin cho biết đang lái xe,” chị J.N nhớ lại.

Tiền gửi đi, mãi vẫn không thấy hàng họ đâu, chị J.N nhắn tin than thở, ông Oliver cũng tỏ vẻ lo lắng, tức giận, vì cho rằng trong thùng đó có đến 1.5 triệu đô la của ông ta.

“Khi tôi nhắn cho ông ta hỏi có phải ông ta lừa tôi không, ông ta bảo không bao giờ lừa ai, chỉ vì thương hoàn cảnh của tôi nên mới gửi tiền lo cho con, số tiền còn lại thì tôi giữ đó khi nào ông ta sang Việt Nam sẽ lấy để mua đất mở công ty,” chị cho biết.

Thùng hàng chưa thấy, nhân viên Tân Sơn Nhất lại gọi báo cho chị biết số tiền bên trong thùng lên đến 1.5 triệu đô la nên chị phải đóng 2 tỉ đồng Việt Nam (khoảng hơn $90,000) thì mới lấy được thùng tiền ra. Chị nói không có tiền, chị không thể vay mượn thêm nữa thì ông Oliver Johnny nói để ông ta sẽ đích thân về Việt Nam lấy, chị không cần đóng nữa.

Chị J.N kể tiếp, “Ông ta nói sẽ thuê luật sư cùng về Việt Nam kiện để lấy lại thùng hàng trả tiền cho tôi, đưa tôi $100,000. Tuy nhiên, tôi phải mua vé máy bay cho ông ta, vì toàn bộ tiền của ông đã nằm hết trong thùng hàng kia rồi.”

Khi nghe nói chị không còn tiền nữa, ông ta lại thuyết phục “Honey bạn có thể trở lại nơi bạn đã mượn tiền hôm qua để hỏi mượn thêm lần nữa. Tôi có thể mượn mẹ tôi $3,000. Bạn hãy đi mượn $4,000.”

Sau đó, ông ta lại nói ông đã kiếm được $3,500, giờ chị chỉ cần gửi thêm $800 nữa là đủ chi phí để ông về lấy lại số tiền đã gửi. Dĩ nhiên là chị J.N đã không thực hiện lời đề nghị này vì “tôi không còn vay mượn được nữa.”

Một trong những tin nhắn của người tên Oliver Johnny gửi thuyết phục chị J.N đi mượn tiền. (Hình: J.N cung cấp)

Mất trắng

Những ngày sau đó, ông và chị J.N vẫn nhắn tin qua lại, người nào cũng bày tỏ sự lo lắng về số tiền mình bị mất. Tuy nhiên, đến khi chị J.N nói với ông ta rằng chị cảm thấy chị đã bị lừa, chị sẽ cố gắng nhờ cảnh sát Mỹ hoặc báo công an tìm ra những kẻ chuyên lừa đảo để bắt họ ngồi tù và bồi thường cho chị thì ông ta chặn luôn Facebook của chị, không liên lạc được nữa. Đó là ngày Chủ Nhật đầu Tháng 12.

Chị J.N cũng nhiều lần thử gọi lại vào ba số máy mà “nhân viên Tân Sơn Nhất” đã gọi cũng không liên lạc được.

Theo số điện thoại của người tên Oliver Johnny từng gửi cho chị J.N, phóng viên Người Việt thử tìm trên Google thì ra một nơi cho thuê nhà kho chứa hàng. Tuy nhiên, khi gọi vào số đó, một người đàn ông đã nhấc phone “alo.” Khi Người Việt hỏi “Tôi muốn nói chuyện với Oliver Johnny thì người đàn ông kia ậm ừ ậm ừ rồi tắt máy.”

Với ba số điện thoại của “nhân viên Tân Sơn Nhất,” khi chúng tôi gọi đến thì số 01658448960 đã khóa máy, hai số còn lại 01626922089 và 841628990381 có tiếng chuông nhưng không có người trả lời.

Với người nhận tiền chuyển khoản tên Lê Tấn Đạt, qua tìm hiểu, đó là một người đàn ông sanh năm 1983, hiện đang có địa chỉ trú ngụ tại Hóc Môn, Sài Gòn.

Chị J.N thật sự tin rằng mình đã bị lừa, và như chị nói “tôi sợ nhưng tôi sẽ đi báo công an.”

Tình tiết câu chuyện của chị J.N rất giống với vụ án mà báo Tuổi Trẻ từng nêu lên cách đây hơn một năm, trong đó kẻ chủ mưu là một người Nigieria, dùng Facebook giả làm doanh nhân thành đạt để làm quen với hàng trăm phụ nữ Việt Nam, sau đó lừa đảo trên 20 tỉ đồng. Cùng tham gia lừa đảo với tên này là một nhóm những phụ nữ Việt Nam sống tại Sài Gòn.

Những người theo dõi câu chuyện này, ngay từ đầu chắc cũng thốt lên “Bị lừa rồi!” Vâng, biết rồi, nhưng vẫn có người đã “cắn câu” một cách dễ dàng. Và sẽ còn nhiều người nữa sa bẫy của kẻ bất lương nếu như chúng ta không nhắc nhở, cảnh giác cho nhau về những chiêu trò tương tự.


Liên lạc tác giả: ngoclan@nguoi-viet.com

SUY TƯ GIÁNG SINH

SUY TƯ GIÁNG SINH

Trầm Thiên Thu

 Lễ Giáng Sinh có nhiều điều khiến phải “động não,” xét mình, suy tư, chấn chỉnh, quyết tâm… để chính tâm hồn trở thành “hang đá” cho Đấng Cứu Thế giáng sinh – chứ không phải hang đá vật chất.

Giáng Sinh cứ đến rồi đi như chiếc xe buýt chạy qua trên đường, tôi thấy kiểu nào và rút được bài học gì không?  Đây chỉ là suy tư riêng, xin được chia sẻ…

  1. Đơn Sơ

Lễ Giáng Sinh nhắc nhở tôi về tính Đơn Sơ – đơn sơ trong lời nói, cử chỉ, thái độ, hành động, ánh mắt, nụ cười, tín thác, yêu mến…

Chúa Giêsu sinh ra là một trẻ thơ.  Trẻ thơ luôn đơn sơ, hoàn toàn tin tưởng vào cha mẹ, không so đo, không tính toán.  Như vậy, sống đơn sơ cũng là sống khiêm nhường: “Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 18, 3).  Chính Đức Kitô cũng đã căn dặn và “mách nước” để sống giữa thế gian: “Hãy khôn như con rắn và đơn sơ như chim bồ câu” (Mt 10, 16).  Còn Thánh Phaolô đã nhắc nhở: “Tôi sợ rằng như xưa con rắn đã dùng mưu chước mà lừa dối bà Eva thế nào, thì nay trí lòng anh em cũng dần dần đâm ra hư hỏng, mất sự đơn sơ đối với Đức Kitô như vậy” (2Cr 11, 3).

  1. Mau Mắn

Lễ Giáng Sinh nhắc nhở tôi về sự mau mắn – mau mắn trong mọi việc, tâm linh hoặc đời thường.  Sự mau mắn liên quan sự dứt khoát.  Không dứt khoát thì không thể mau mắn, và không mau mắn thì không thể dứt khoát.  Thiên Chúa không thích thái độ lừng khừng, chần chừ, lần lữa.  Chính Ngài đã thẳng thắn và dứt khoát: “Ngươi hâm hẩm, chẳng nóng chẳng lạnh, Ta sẽ mửa ngươi ra khỏi miệng Ta” (Kh 3, 16).  Tôi phải bắt chước các mục đồng mau mắn đến với Chúa: “Nào chúng ta sang Bêlem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết” (Lc 2, 15).

  1. Khó Nghèo

Lễ Giáng Sinh nhắc nhở tôi về Đức Khó Nghèo – khó nghèo trong lối sống, sinh hoạt, tiêu xài, ý nghĩ.  Mầu nhiệm Mai Khôi thứ Năm của Mùa Vui: “Đức Mẹ sinh Chúa Giêsu nơi hang đá. Ta hãy xin cho được lòng khó khăn.”  Khó khăn ở đây là “sống Đức Khó Nghèo” chứ không phải là “khó chịu”, “khó tính”, “khó ưa”,…  Can đảm chấp nhận cảnh sống khó khăn là một nhân đức, vì chính Chúa Giêsu tự nguyện trở thành Đệ Nhất Hàn Vương – từ Bêlem tới Canvê.

Theo Việt ngữ, “nghèo khó” cũng như “khó nghèo”.  Vâng, hãy sống “khó nghèo” thực sự chứ đừng sống “KHÓ (mà) NGHÈO”, tức là chỉ nói suông, vẫn ung dung tự tại, “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.”

Dụ ngôn Phú Hộ và Ladarô nghèo khổ (Lc 16, 19-31) cho thấy cái Phúc của sự khó nghèo, và Chúa Giêsu cũng bảo người ta đãi tiệc thì mời những người nghèo (Lc 14, 12-14).  Cố gắng đừng nao núng như lời kể của Thánh Phaolô: “Trải qua bao nỗi gian truân, họ vẫn được chan chứa niềm vui; giữa cảnh khó nghèo cùng cực, họ lại trở nên những người giàu lòng quảng đại” (2Cr 8, 2).  Một trong Tám Mối Phúc cũng nhắc đến đức khó nghèo: Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5, 3; Lc 6, 20).

  1. Vâng Phục

Lễ Giáng Sinh nhắc nhở tôi về đức Vâng Phục – vâng phục trong sự khiêm nhường và vui vẻ.

Thánh Phaolô nói: “Trước kia anh em đã không vâng phục Thiên Chúa, nhưng nay anh em đã được thương xót, vì họ không vâng phục; họ cũng thế: nay họ không vâng phục Thiên Chúa, vì Người thương xót anh em, nhưng đó là để chính họ cũng được thương xót.  Quả thế, Thiên Chúa đã giam hãm mọi người trong tội không vâng phục, để thương xót mọi người” (Rm 11, 30-32).

Vâng lời trọng hơn của lễ (1Sm 15, 22 và Tv 50, 8-9).  Thật vậy, Thiên Chúa luôn đề cao đức Vâng Lời.  Về việc con cái vâng lời cha mẹ, Thánh Phaolô nói: “Vâng phục cha mẹ là làm đẹp lòng Chúa” (Cl 3, 20).  Thật vậy, dù là Ngôi Hai Thiên Chúa, Đức Kitô vẫn giữ trọn đạo làm con đối với cha mẹ: “Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài” (Lc 2, 51).

  1. Bảo Vệ Sự Sống

Lễ Giáng Sinh nhắc nhở tôi về việc Bảo Vệ Sự Sống – bảo vệ thai nhi, giúp đỡ bệnh nhân, người hoạn nạn…  Tại nơi hang chiên lừa ở Bêlem, Chúa Giêsu đã giáng sinh trong hình hài một trẻ thơ.  Trẻ thơ cũng là một con người với đầy đủ nhân vị, nhân phẩm và nhân quyền.

Bảo Vệ Sự Sống là trách nhiệm của mọi người.  Sự sống là Thiên Chúa, như chính Đức Kitô đã định nghĩa về Ngài: “Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14, 6a).  Rồi Ngài xác định: “Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14, 6b).

  1. Chia Sẻ

Lễ Giáng Sinh nhắc nhở tôi về Đức Ái – mến Chúa và yêu người, thậm chí là yêu loài vật, yêu thiên nhiên… vì Thiên Chúa là Tình yêu (1Ga 4, 8).  Yêu thương liên quan việc chia sẻ.  Chia sẻ tinh thần hoặc vật chất.  Chia sẻ là “trả nợ.”  Chia sẻ là yêu thương, tức là thực hành Luật Yêu của Thiên Chúa.  Chia sẻ là yêu người, yêu người là mến Chúa; không yêu người là không mến Chúa: “Nếu ai không yêu mến Chúa thì là đồ khốn kiếp!” (1Cr 16, 22).  Thánh Phaolô xác định: “Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái; vì ai yêu người thì đã chu toàn Lề Luật” (Rm 13, 8).  Dù là phàm nhân, cổ nhân cũng đã minh định rạch ròi: “Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu – Lưới trời lồng lộng, không ai thoát được”.

  1. Tạ Ơn

Tất cả là hồng ân, vì không có Chúa thì tôi chẳng làm được trò trống gì, chỉ là vô tích sự: “Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15, 5).  Tạ ơn là bổn phận và trách nhiệm của thụ tạo đối với Thiên Chúa, Đấng tác sinh muôn loài hữu hình và vô hình.  Lễ Giáng Sinh là hồng ân cao cả, vì Con Chúa đến không chỉ để đồng cam cộng khổ với tôi trong thân phận kiếp người, mà Ngài còn cho tôi “được sống và sống dồi dào” (Ga 10, 10).

Lạy Thiên Chúa, xin giúp con biết can đảm sống theo gương của Con Một Ngài.  Xin Chúa giúp con viết những gì con sống, và sống những gì con viết.  Xin Chúa thương soi sáng, gợi ý và hướng dẫn con mỗi khi con viết lách về bất cứ điều gì hoặc ở dạng nào.  Xin Chúa giúp con thành tâm chia sẻ chính Ngài với tha nhân, để làm vinh danh Ngài chứ không vì danh giá riêng con.

 Lạy Đấng là Chân Lý, nếu con có gì lệch lạc, xin Ngài dập tắt ngay từ khi manh nha.  Xin Ngài cho bất kỳ ai gặp con thì cũng đều gặp được Ngài, và con cũng nhân thấy Ngài nơi họ. Con cũng chỉ xin Ngài như bổn mạng của con là Thánh Thomas Aquino: “Con chỉ muốn Chúa mà thôi.”  Con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng Cứu Độ của con.  Amen.

 Trầm Thiên Thu

From Langthangchieutim

ĐIỂM MẶT CHẤT LƯỢNG VÀI CÔNG TRÌNH CỦA TÌNH HỮU NGHỊ DÀI LÂU TRUNG QUỐC – VIỆT NAM, XƯA NAY

From: Hoa Kim Ngo shared BNùi Quang Minh‘s post.
Image may contain: sky and cloud

Bùi Quang MinhFollow

 

 

ĐIỂM MẶT CHẤT LƯỢNG VÀI CÔNG TRÌNH CỦA TÌNH HỮU NGHỊ DÀI LÂU TRUNG QUỐC – VIỆT NAM, XƯA NAY:

Qua những gì mình nghe được thì đây là những công trình, dự án lớn biểu tượng của tình hữu nghị dài lâu giữa quốc gia và nhân dân hai nước:

1. Khu gang thép Thái Nguyên: chỉ làm ra gang, không làm ra thép

2. Phân đạm Hà Bắc: ra đạm nước không ra đạm hạt, đất đai quanh vùng ô nhiễm, lúa ra bông nhưng không ra hạt

3. Cầu Thăng Long: do Trung Quốc thi công lấy thiết kế cầu Trường Giang do Nga làm, làm từ 1976 đến 1978 được 9 trụ cầu thì bỏ, rút công nhân về nước.

4. Nhà máy điện Ninh Bình chạy bằng than, khói tạt khu dân cư

5. Nhà máy đạm Ninh Bình mỗi năm thua lỗ 30 – 50 tỷ VNĐ

6. Khu liên hiệp công nghiệp giấy Việt Trì: chỉ làm được giấy bổi bao bì, không làm được giấy kẻ ca rô học sinh, càng không làm được giấy báo.

7. Nhà máy mì chính miến Việt Trì: chỉ lên được mầm đậu xanh, không ra được miến dong, không sản xuất được mì chính

8. Nhà máy sơ sợi Đình Vũ (Trung Quốc thực hiện) nay đã đặp chiếu, không có công nghệ xơ sợi tiên tiến nào được thực chuyển giao. Gần 8000 tỷ đồng đã bay theo mưa gió (tương đương khoảng 400 triệu đô).

9. Dự án Nhôm Boxit Tây Nguyên: đã được nhân sĩ trí thức các nhà khoa phản đối, mọi thông số đều không khả thi và thiệt hại lâu dài nhãn tiền. Và đến nay mọi hậu quả đã thấy rõ ràng, ngắn gọn là về kinh tế thì tính toán ban đầu sai bét, lỗ vốn 3.700 tỷ, sập bẫy nhà thầu Trung Quốc và “âm mưu” nhiều bề về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng.

10. Cụm nhà máy nhiệt điện Bình Thuận (5 nhà máy dùng than) chủ thầu Trung Quốc, sử dụng công nghệ lạc hậu của Trung Quốc mà chính thế giới và Trung Quốc đã không sử dụng. Vấn đề xả thải, ô nhiễm môi trường biển hết sức nghiêm trọng

11. Dự án đường sắt trên cao Hà Nội: chậm kinh niên, vay thêm 250 triệu đôla, đội tiền vay mỗi tháng hơn 30 tỷ đồng mà ngày nào xong thì vẫn mịt mùng như “đêm đen chị Dậu”…

12. Trụ sở Bộ Công An, đường Phạm Văn Đồng: lắm rệp bọ nghe trộm, bỏ thì thương, vương thì tội…

13. Dự án liên hợp Gang thép và cảng nước sâu Formosa (đăng ký dự án là chi nhánh của Tập đoàn nhựa Formosa, Đài Loan, nghi ngờ có mối liên hệ với Trung Quốc): nay đã rõ là khối ung thu di căn, có ảnh hưởng cực kỳ xấu đến môi trường biển, đời sống kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của mảnh đất miền Trung. 1000 năm tù cho các kẻ có liên quan không cứu vớt được tội ác đã gây ra từ trước đến nay.

(các bạn tự liệt kê thêm)

Tôi cho rằng, chả dự án gì ra cái gì, có những dự án để lại những hậu quả không gì bù đắp được. Dự án chậm thì Việt Nam còn bị phạt ngược, tính lãi.

Ảnh: Cảnh Formosa Hà Tĩnh

“CHẠY ÁN” HAY “CHẠY MÁNH, LÀM CHIM CÒ MỒI”?!!!

From:  Van Pham shared Hồ Liên Thành‘s post.
“CHẠY ÁN” HAY “CHẠY MÁNH, LÀM CHIM CÒ MỒI”?!!!

Nếu nói cho đúng với vai trò của số đông Luật sư trong chế độ XHCNVN như nhiều bạn học đã tốt nghiệp LS trước 1975 ( đa số đã về hưu, số ít còn lại vẫn đang làm việc) tiết lộ:

“Thực sự làm dell gi có nghề Luật sư đúng nghĩa trong cái xã hội này, mà nó chỉ là ‘chạy mánh, làm cò’ thôi….”

Xin lỗi qúy vị Luật sư, không phải tôi nói hay bịa ra…. chả là trước đây thỉnh thoảng tôi về chơi & đến thăm các bạn. Trong lúc tâm tình tôi có hỏi thẳng mấy tên bạn đã làm gì trong một số vụ án :’nổi cộm’, mà vụ nào nạn nhân cũng thua và bị kết án khá nặng nề. Thì được họ chua chát cho biết như trên…

Trở lại với lời nhận xét của Ls Võ An Đôn về việc “chạy án” của giới Luật sư. Qua nhận xét của Ls Hồ Liên Thành tôi hoàn toàn tán đồng là Ls Võ An Đôn nhận xét rất đúng về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, mà không có một chút mỉa mai hay khinh bạc.

Trong khi một số Luật sư can đảm đứng lên đi tìm công lý cho những vụ án oan, các vụ án hình sự để “chạy án” cho những người tù lương tâm như Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh v.v…NhỮng gia đình vượt biển tìm tự do bị trả về và bị chế độ bắt đưa ra tòa rồi tù tội. Dù chế độ đã ký cam kết với chính phủ Úc là không truy tố, xử tội!!!

Thì Luật sư Trần Đình Triển, Ls Lê Văn Thiệp nhất quyết không “chạy án” cho những “loại thân chủ” này. Vậy Ls Triền & Ls Thiệp chỉ còn 1 con đường duy nhất là: “chạy Mánh & làm Cò/Chim mồi” trong mọi vụ án khác đã qua và trong tương lai???!!!!!!!!

 
Image may contain: 1 person, eyeglasses

Hồ Liên Thành is with Trịnh Vĩnh Phúc.

NÓI LUẬT SƯ “CHẠY ÁN” CÓ GÌ LÀ SAI?

“CHẠY ÁN”, là ngôn từ rất sáng tạo của dân gian, có nội hàm vừa bao quát, vừa mang tính mơ hồ, không định lượng, vừa mang ẩn ý, lại có tính gợi mở, phản ánh đúng thực trạng nền tư pháp Việt.

Nhắc đến từ chạy án, chúng ta liên tưởng ngay đến nhận xét của Luật sư VÕ AN ĐÔN về thực trạng luật sư tham gia chạy án và đó cũng là một trong các lý do chính khiến vị luật sư này bị kỷ luật xóa tên khỏi danh sách Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên và bị đề nghị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Nhiều luật sư đã ký tên vào bản KIẾN NGHỊ XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT ĐỐI VỚI LUẬT SƯ VÕ AN ĐÔN. Song cũng có một số luật sư tỏ vẻ hả hê trước quyết định kỷ luật đồng nghiệp mình. Cá biệt có luật sư “khả kinh” viết status trên FB phản đối việc kiến nghị với một thái độ hằn học và đưa ra nhận xét thiếu thiện chí về việc làm của đồng nghiệp mình, thậm chí gọi đồng nghiệp là “ngáo đá”…

Vậy, xin đặt ra câu hỏi: Nói luật sư chạy án, có gì sai?

Chạy án chứa đựng nhiều hành vi: chống lại bản án mà mình cho là bất công, trốn, né khỏi chế tài mà bản án mang lại, tìm cách giữ y bản án có lợi hoặc sửa, hủy bản án gây bất lợi, bao gồm từ vụ án hình sự, hành chính, dân sự, thương mại, hôn nhân gia đình…

Chạy án không chỉ “chạy” với bản án mà còn “chạy” với vụ án, nhằm để không bị khởi tố, không bị truy tố, không bị xét xử; để được đình chỉ, tạm đình chỉ, được tách vụ án, được nhập vụ án, được di lý vụ án, được ủy thác điều tra vụ án, được ủy thác tư pháp đối với vụ án có yếu tố nước ngoài…

Chạy án còn là “chạy” việc chấp hành bản án phạt tù, để được chuyển đến trại gần, trại sang, trại xét giảm án mạnh…; chạy việc thi hành bản án dân sự trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, khôi phục lại tình trạng ban đầu…; chạy việc áp dụng hoặc chống lại việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như cấm chuyển dịch tài sản, cấm xuất nhập cảnh…; chạy việc giảm án tù có thời hạn, chạy ân xá, đặc xá, chạy án tử thành án chung thân; chạy giấy chứng nhận có bệnh tâm thần để miễn trách nhiệm hình sự; chạy giấy chứng nhận mất năng lực hành vi dân sự để xù nợ…

Trong chạy án, còn có loại “chạy” danh giá hơn đó là chạy nhằm giải cứu người bị oan sai, tức phải bỏ tiền ra để mua công lý!

Thường nhiều người cứ nghĩ chạy án là chạy bằng tiền, bằng vàng, là đưa hối lộ nhưng ít ai để ý là nhiều khi chạy án mà không cần đến tiền, vàng; đó là chạy bằng chân, bằng miệng, bằng ngòi bút, bằng báo chí, truyền thông và bằng mối quan hệ. Chạy bằng chân, tức là bỏ sức lực ra để đi lại, tới lui, lên xuống các nơi có thẩm quyền để đệ đơn. Chạy bằng miệng là dùng 3 tấc lưỡi để thuyết phục hay kêu gào. Chạy bằng ngòi bút là dùng khả năng viết văn bản để làm rõ vụ án, gửi đơn yêu cầu, đơn khiếu nại, đơn xin cứu xét, đơn tường trình, đơn kiến nghị, đơn tố cáo… để giải cứu cho người cần chạy. Chạy bằng báo chí, truyền thông là cung cấp thông tin và nhờ cơ quan báo chí hay đưa lên mạng xã hội các câu chuyện đầy bi kịch và xung đột pháp lý để đánh thức và gây áp lực đối với các cơ quan chức năng. Chạy bằng mối quan hệ thì hơi khó nói, mỗi người bằng mối quan hệ riêng có của mình với giới chức thẩm quyền và các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước để cung cấp thông tin nóng, để vận động, thuyết phục họ quan tâm can thiệp giải quyết công việc theo mong muốn của mình…

Theo cách hiểu như trên, thì người tham gia chạy án không chỉ có luật sư mà có thể là tất cả những người có chức danh tư pháp khác và bất cứ ai có khả năng.

Theo cách hiểu đó thì chạy án không có nghĩa là đưa hối lộ hay môi giới hối lộ.

Trong môi trường đời sống pháp luật Việt Nam khi mà thực trạng án bỏ túi là phổ biến, “án dân sự xử sao cũng được” như lời ông Chánh án Tòa án nhân dân tối cao từng trả lời chất vấn trước Quốc hội và án xử “sáng đúng, chiều sai, đến mai lại đúng” như dân gian truyền tụng, thì việc “chạy án” không hoàn toàn là hành vi xấu.

Cũng theo cách hiểu đó, thú thật tôi cũng đã từng tham gia “chạy án”.

Liên Thành.

TỪ CHUYỆN ÔNG TRỌNG TRỰC TIẾP THAM GIA HỌP CHÍNH PHỦ

From:     Hoa Kim Ngo shared Huynh Ngoc Chenh‘s post.
Huynh Ngoc Chenh

 

 

TỪ CHUYỆN ÔNG TRỌNG TRỰC TIẾP THAM GIA HỌP CHÍNH PHỦ 

Chẳng có gì sai khi ông tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng tham gia vào cuộc họp chính phủ thường niên bất chấp chuyện pháp luật không hề quy định chức năng cụ thể của tổng bí thư đảng trong guồng máy nhà nước.
Cũng chẳng có gì sai khi TBT trực tiếp nắm luôn quốc hội, quân đội, công an, tòa án, viện kiểm sát, báo chí và tất cả các đoàn thể xã hội mà đảng gọi là tổ chức quần chúng của đảng.

Chế độ độc đảng thì đảng nắm hết, lãnh đạo toàn diện. Cơ quan, tổ chức nào quan trọng như mặt trận, quốc hội, chính phủ, quân đội, ngoại giao, công an thì đảng cử ủy viên bộ chính trị xuống nắm, ban ngành tổ chức nào ít quan trọng thì cử một trung ương ủy viên xuống nắm như các bộ, các đoàn thể.

Các đoàn thể quần chúng quan trọng như đoàn thanh niên, công đoàn, hội phụ nữ, hội nông dân…phải là một trung ương ủy viên nắm đã đành mà ngay cả hội nghề nghiệp như hội nhà báo cũng phải là một trung ương ủy viên nắm chứ chẳng chơi.

Tất cả các cơ quan, ban ngành, đoàn thể đều nằm dưới quyền của tổng bí thư nên ông Trọng muốn tham gia trực tiếp chỉ đạo và ngay cả điều hành bất cứ tổ chức nào không được. Dĩ nhiên các tồng bí thư trước “tế nhị” chỉ đạo gián tiếp thông qua cuộc họp bộ chính trị. Còn ông Trọng thấy không cần thiết tế nhị nữa và hơn nữa có thể ông cũng không tin vào các ông bộ chính trị dưới quyền nên phải tham gia trực tiếp vào là vậy.

Ông Trọng có toàn quyền tham gia trực tiếp vào bất kỳ cơ quan tổ chức nào vì tất cả các cơ quan, ban ngành, đoàn thể đều là của đảng, được lập ra nhằm để phục vụ và bảo vệ đảng.

Dưới slogan “mất đảng là mất tất cả” hay “còn đảng còn mình”, quốc hội (làm ra pháp luật) để bảo vệ đảng, quân đội bảo vệ đảng, công an bảo vệ đảng, tòa án bảo vệ đảng, chính phủ (quản lý tài sản, tài nguyên, đất đai và ngườ dân) để bảo vệ đảng, báo chí cũng bảo vệ đảng, các đoàn thể cũng tổ chức ra lấp kín hết xã hội cũng nhằm bảo vệ đảng (do vậy đừng thắc mắc tại sao thấy công đoàn không bảo vệ công nhân, hội nông dân không bảo vệ nông dân, hội phụ nữ không bảo vệ phụ nữ và trẻ em, đoàn thanh niên không bảo vệ thanh niên, hội nhà báo không bảo vệ nhà báo, hội luât sư không bảo vệ luật sư…)

Đảng lập ra toàn bộ các cơ quan, tổ chức nhằm bảo vệ đảng kín bưng, từ vòng trong ra vòng ngoài, thành nhiều tầng nhiều lớp, không còn chút kẻ hở nào cho đến con kiến cũng không thể lọt vào cắn được vào mông đảng.
Điều đó có vẻ như là đúng hết, nhưng rồi vẫn thấy có gì đó sai sai.

Cái sai thứ nhất là tất cả các cơ quan tổ chức ấy đều là của đảng, tồn tại nhằm bảo vệ và phục vụ đảng nhưng lại dùng tài nguyên của quốc gia do cha ông để lại và tài sản của người dân làm ra trang trải chi phí. Chi phí ấy lớn lắm vì bộ máy rất to lớn và cồng kềnh. Do vậy thuế càng ngày càng tăng cao và tài nguyên ngày càng cạn kiệt là điều tất yếu.

Cái sai thứ hai là khi được bảo vệ tuyệt đối như vậy thì liệu đảng có còn mạnh khỏe để trường tồn không? Thuyết Darwin và thực tế cho thấy cái gì được bảo vệ tuyệt đối không theo quy luật thì có thể trước mắt chống đỡ được sự tấn công từ bên ngoài nhưng tự nó sẽ phát bệnh từ bên trong, rồi tự suy thoái, tự diễn biến và đi đến tiêu vong. 

Thực tế lịch sử cho thấy đảng CS Liên Xô có đến 20 triệu đảng viên được tổ chức bảo vệ còn kín bưng và kinh hồn hơn, nhưng rồi tự đổ bệnh lăn ra chết chứ chẳng có ai hại. Ông Trọng hiểu điều đó, nhưng không nghĩ ra cach nào khác để bảo vệ đảng của ông hữu hiệu hơn cách đã có theo bài bản của Liên Xô nên suốt ngày cứ kêu gọi chống suy thoái, chống diễn biến, chống tham nhũng- mà thực chất là “chống vài người để cứu vạn người”…và quan ngại “suy thoái là mất đảng, mất đảng là mất tất cả”. 

Thực tế thì đảng ông cũng đang lâm bệnh, dù có rút kinh nghiệm từ sụp đỗ của Liên Xô, Đông Âu thì cũng kéo dài thêm vài năm hay vài chục năm nữa thôi rồi cũng đến lúc tự diệt vong, chẳng có chi trường tồn mãi mãi.

Ông Trọng là người có học, lại cũng tỏ ra có hiểu biết và yêu nước, không hiểu tại sao lại cứ chăm chăm vào chuyện bảo vệ đảng của ông mà không nghĩ đến cái gì đó sâu xa và tốt đẹp hơn nhỉ?

Chiều cuối năm: thăm tác giả ‘Áo Mơ Phai’

Chiều cuối năm: thăm tác giả ‘Áo Mơ Phai’

https://baomai.blogspot.com/
Nguyễn Đình Toàn
“Tình ca, những tiếng nói thiết tha và tuyệt vời nhất của một đời người bao giờ cũng bắt đầu từ một nơi chốn nào đó: một quê hương, một thành phố, nơi người ta đã yêu nhau. Tất cả mùa màng, thời tiết, hoa lá, cỏ cây của cái vùng đất thần tiên đó, kết hợp lại làm nên hạnh phúc, làm nên nỗi tiếc thương của chúng ta. Em đâu ngờ, anh còn nghe vang tiếng em trong tất cả những tiếng động ngù ngờ nhất của những ngày sung sướng đó. Tiếng gió may thổi trên những cành liễu nhỏ, tiếng những giọt sương rơi trên mặt hồ, tiếng guốc khua trên hè phố, ngần ấy thứ tiếng động ngân nga trong trí tưởng anh một thửa thanh bình nào, bây giờ đã gần im hơi, nhưng một đôi khi vẫn còn đủ sức làm ran lên trong ký ức một mùa Hè háo hức, một đêm mưa bỗng trở về. Gió cuốn từng cơn nhớ, anh bỗng nhận ra, anh vẫn còn yêu em, dù chúng ta đã xa nhau như hai thành phố.”
Nhà văn Nguyễn Đình Toàn mở đầu như thế, trong chương trình “Nhạc Chủ Đề Tình Ca Quê Hương” do anh phụ trách hàng tuần vào mỗi tối Thứ Năm trên làn sóng Đài Phát Thanh Sài Gòn trước năm 1975.
Giọng Bắc, sang, trầm, buồn, tác giả “Áo Mơ Phai” đã làm say đắm lòng người với hàng trăm buổi tối “Nhạc Chủ Đề”. Thuở ấy, nhiều người, bận gì thì bận, tối Thứ Năm cũng phải về để bắt kịp Nguyễn Đình Toàn:“Chiều đang xuống trên đường về, mệt mỏi giăng mắc quanh tôi, như vòng tay của tình yêu quyến rũ. Sương lam buông kín trên ngọn cây như khói của buổi chiều đang thắp hương cầu nguyện. Tôi yêu em như con ong say mật ngã vào lòng bông hoa. Tình yêu giống như cái chết nuốt trôi tất cả. Trong đám cỏ may, tiếng gió nào đang khóc và trên trời, những đám mây bay giống như những kẻ bại vong. Chiều trở về trong nỗi tiếc thương. Lòng ta ta không hiểu nữa là ai thấu hiểu. Hỡi em, tình yêu giống như cái chết, nuốt trôi tất cả. Đêm bắt đầu trải dài dưới bước chân đi, sao trên cao nín thở đếm thời gian, trăng ẻo lả bơi trong đêm chìm lặng. Hỡi em, tình yêu giống như cái chết, nuốt trôi tất cả.”
***
Một buổi chiều cuối năm, đến thăm tác giả “Áo Mơ Phai”.
Bước ra khỏi xe, ngước nhìn lên căn nhà trọ, đã thấy bóng anh hắt qua khung cửa sổ. Anh nhìn xuống, tôi đoan chắc là anh chỉ thấy thấp thoáng bóng người từ xa. Mắt anh đã mờ, vì khói bụi cuộc đời – và cả tình người – kể từ ngày thoát khỏi những năm tháng nghiệt ngã trong nhà tù; rồi đặt chân đến Mỹ.
Căn nhà trọ một phòng u ám, anh đứng dậy mở cửa, lưng như trĩu xuống vì sức nặng cuộc đời, lao chao như vừa thoát ra khỏi cái bóng của ngọn đèn vàng vọt trên trần chiếu xuống bàn ăn.
Trở lại chỗ ngồi cố hữu nơi cửa sổ, giọng anh yếu, nhưng vẫn còn hơi hướng Nguyễn Đình Toàn vào mỗi tối Thứ Năm ngày nào. Anh bảo, chán thật, thế mà đã ngoài “tám bó.” Nghe mà giật mình, thoáng chốc anh đã bước vào tuổi 82.
Nhớ những buổi tối Thứ Sáu vừa ra khỏi tù năm 1984, trên căn gác nhà bác Dzoãn Quốc Sĩ, bác gái cho ăn bữa cơm đạm bạc, có anh Nguyễn Đình Toàn, anh Thanh Tâm Tuyền và anh Duy Trác. Chỉ là kẻ hậu bối hàng con cháu, tôi ngồi hóng chuyện những tên tuổi lẫy lừng của làng văn, và học được vô số điều trân quý. Giá lúc ấy anh Toàn đồng ý cùng tôi đào thoát và may mắn như chuyến đi của tôi ít tháng sau đó, anh đã có thể chữa được bệnh mắt. Hỏi anh sao nhất quyết ở lại, anh bảo, nghệ sĩ như cái nhau của thai nhi và quê hương như bà mẹ, một khi cái nhau bị cắt rời khỏi cuống là lúc nguồn nuôi dưỡng trực tiếp đứa bé không còn nữa.
Ngày chia tay anh ở Sài Gòn, thoắt cái đã hơn 30 năm. Rốt cuộc anh cũng đành phải ra đi. Hỏi anh, quê hương trong anh bây giờ ra sao, anh nói “tận cùng của tình yêu chính là nỗi nhớ quê nhà; đôi lứa là quê nhà; hạnh phúc lẫn khổ đau cũng là quê nhà,” rồi anh cho nghe một đoạn anh từng đọc năm nào nơi quê hương giờ đây đã cách xa nửa vòng trái đất: “Ngày đã tàn nhưng mưa chẳng chịu ngừng giây lát, chiều âm u như giấc ngủ không yên. Những cành tre nào lạ ngọt dưới những giọt nước u sầu. Quê hương ở phương nào trong bốn phương mù mịt. Tiếng chim kêu buồn trên những cành cây khô. Ngày sắp tàn cùng với cuộc tình đã rũ áo ra đi. Tình yêu rực sáng như trân châu trong bóng mờ của trái tim ẩn kín đã tắt cùng với ánh sáng thảm thương của một ngày Thu buồn nhưng cũng đủ làm vọng lên trong ta những giây phút hoan lạc của một thời nơi quê nhà yêu dấu. Bên bếp đỏ tro than, em hãy hơ nóng hai bàn tay rét mướt. Ngày gần nhau đã vĩnh viễn xa rồi. Liệu có kiếp nào mai sau cho chúng ta những ngày đầm ấm?”
Hỏi anh giờ này anh mong gì, anh nói, chả biết mình mong gì nữa, “ngày hai bữa nấu cơm cho vợ ăn là đủ hết ngày rồi”, còn mong gì nữa.
Chị Hồng, vợ anh đau bệnh. Mà chính bản thân anh cũng nào khá hơn, anh cũng đã “làm bạn” với tật bệnh từ nhiều năm nay.
Tôi gợi lại anh về “Nhạc Chủ Đề Nguyễn Đình Toàn”, anh nói, chắc chẳng còn bao người nhớ đến; thế hệ trẻ bây giờ, khó cho họ để cảm được cái cảm của một thời vang bóng đó. Tôi nói với anh, dù thế nào chăng nữa thì vẫn phải “gìn vàng giữ ngọc”, vì đó là dấu ấn trong lòng nhiều người trong một giai đoạn tan nát nhất của đất nước.
Hai anh em ngồi với nhau, có những lúc thinh lặng không một lời. Tôi cảm được nỗi cô quạnh đang bủa vây anh. 
Tôi nói, anh cho em nghe thêm đi, những lời thì thầm anh vẫn cất lên vào những tối Thứ Năm xưa cũ.
“Tình chúng ta bắt đầu vào một Thu rất xa xôi, khi những chùm Hoa Thạch Thảo ngát hương trên những lối đi quanh. Mùa Thu bắt đầu trên giòng sông bát ngát. Mùa Thu nhuộm vàng những cách rừng. Mùa Thu với áo mơ phai, chiều võ vàng, với xác hoa trên mình bướm. Em đã đến với anh như đám mây Tháng Bảy nặng mưa rào. 
Em hãy đừng quên, dù bây giờ mùa Thu đã chết. Những mùa Thu khác có thể trở về nhưng mùa Thu của chúng ta đã chết. Anh không bào giờ quên những ngày sung sướng, hạnh phúc đó. Đừng quên nhau, dù đôi chúng ta chẳng còn tao phùng được nữa.”
“Hãy cầu nguyện cho tình ta dù một ngày tình đã vỡ tan. Cầu nguyện cho sự yên vui hằng cửu của mỗi người. Cầu nguyện cho sự tình cờ sầu hận đã đưa chúng ta đến với nhau. Khi em bước ra khỏi đời, anh chỉ còn hai bàn tay không với những chuỗi ngày cô quạnh. Đời có người khôn ngoan, có kẻ dại khờ. Có những đôi mắt cười, có những đôi mắt khóc. Riêng trong mắt anh, có điều gì như đang tan trong lòng. Em làm sao hiểu được từ ngày em bỏ đi, anh đã rã mục dưới gánh nặng của trái tim. Có những người tiến xa trên đường đi, có những kẻ lẽo đẽo theo sau. Có người tự do, có người tù túng. Riêng anh đứng lại rã rời dưới gánh nặng u buồn của trái tim mình.”
“Em có nhìn thấy mây giăng kín buổi chiều, nhìn thấy giòng sông trôi. Ngày đã muộn và con thuyền đã theo sóng trôi xa. Em có nhìn thấy mây giăng kín bầu trời, nhớ lại những ngày chúng ta còn gần nhau. Những trận gió từ phương Nam thổi về lòng anh đầy nỗi nhớ nhung. Anh không thể nào nhớ chúng ta đã xa nhau giữa mùa Xuân hay mùa Hè. Bởi vì mắt anh đã tràn ngập sương lam mỗi lần nhớ tới em, mỗi lần anh dõi theo chân trời nơi anh tưởng rằng có em. Ôi! ngôi mộ của bình minh nơi em cư ngụ. Anh muốn tan thành giòng nước cuốn trôi đến nơi mênh mông cô quạnh ấy. Anh muốn được cùng em tan trong ánh sáng rạng rỡ của ngày bắt đầu, và được cùng em, hòa trong ánh chiêu dương khi chiều trở lại.”
Khói thuốc tỏa ra từ cái tẩu, anh chìm trong hoài niệm và như đang bềnh bồng trên đôi cánh chim bay về cố hương. Anh bảo, để anh đọc cho chú nghe bài thơ anh viết ở Sài Gòn năm 1984. Bài “Tro Tàn”:
https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/ 
https://baomai.blogspot.com/ 
https://baomai.blogspot.com/
Nhìn những thùng sách chất chồng trong căn phòng hẹp của anh, tôi hỏi, “Nguyễn Đình Toàn tiểu thuyết 1 và 2” có được độc giả chú tâm không, anh cười nhưng không dấu được chua chát: “cứ xem đây là lần in cuối cùng dành tặng bằng hữu”.
Ngồi chơi với anh rồi cũng phải về. Anh đóng cánh cửa sau lưng tôi và nói vói theo: “Đã thấy ta gần với cái xa.”
Câu thơ này, anh đã đọc cho tôi nghe hôm đám tang Nhạc sĩ Nhật Ngân buổi sáng Mùng Sáu Tết năm nào.
Theo đoàn người sau quan tài, đi ngang nơi an nghỉ của Nhà báo Đỗ Ngọc Yến, anh Toàn ngồi xuống bãi cỏ trước mộ phần anh Yến, đọc cho nghe trọn bài thơ “Đã Nghe”:
https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/
Rời căn phòng trọ của tác giả “Áo Mơ Phai”, ngoái lại nhìn thấy dáng anh xiêu đổ.
Đêm California se lạnh, trong đầu bỗng vang lên câu cuối của bài thơ: “Hay tự lòng ta lấp lối về”.
***
https://baomai.blogspot.com/
Nguyễn Đình Toàn sinh ngày 6 tháng 9 năm 1936 tại huyện Gia Lâm, bên bờ sông Hồng, ngoại thành Hà Nội. Di cư vào Nam 1954, Nguyễn Đình Toàn bắt đầu viết văn làm thơ, viết kịch, viết nhạc, cộng tác với các tạp chí Văn, Văn Học (trong nhiều năm, Nguyễn Đình Toàn phụ giúp Trần Phong Giao tuyển chọn thơ và truyện cho báo Văn); Nguyễn Đình Toàn cũng viết feuilleton cho các nhật báo Tự Do, Chính Luận, Xây Dựng, Tiền Tuyến; biên tập viên đài phát thanh Sài Gòn, nổi tiếng với chương trình Nhạc Chủ Đề trong những năm 1970s. Sau 1975, cùng chung số phận như mọi văn nghệ sĩ Miền Nam, Nguyễn Đình Toàn bị bắt hai lần và đi tù cải tạo một thời gian gần sáu năm. Sang Mỹ định cư từ cuối năm 1998, Nguyễn Đình Toàn và vợ, chị Thu Hồng cùng phụ trách chương trình Đọc Sách cho đài phát thanh VOA, Nguyễn Đình Toàn còn viết cho tuần báo Việt Tide mục Văn Học Nghệ Thuật của nhà văn Nhật Tiến cho tới khi nghỉ hưu. Gia đình Nguyễn Đình Toàn hiện sống tại Nam California.
Tác phẩm đã xuất bản:
https://baomai.blogspot.com/
Văn: Chị Em Hải (truyện, Nxb Tự Do 1961); Những Kẻ Đứng Bên Lề(truyện, Nxb Giao Điểm 1974); Con Đường (truyện, Nxb Giao Điểm 1965); Ngày Tháng (truyện, Nxb An Tiêm 1968); Phía Ngoài (tập truyện, viết chung với Huỳnh Phan Anh, Nxb Hồng Đức 1969); Đêm Hè (truyện, Nxb Hiện Đại 1970); Giờ Ra Chơi (truyện, Nxb Khai Phóng 1970); Đêm Lãng Quên (Nxb Tân Văn 1970); Không Một Ai (truyện, Nxb Hiện Đại 1971); Thành Phố (truyện, Nxb Kẻ Sĩ 1971); Đám Cháy (tập truyện, Nxb Tân Văn 1971); Tro Than (truyện, Nxb Đồng Nai 1972); Áo Mơ Phai (truyện, Nxb Nguyễn Đình Vượng 1972); Đồng Cỏ (truyện, Nxb Đồng Dao/ Úc châu 1994).
Thơ: Mật Đắng (thơ, Nxb Huyền Trân 1962).
Kịch: các vở kịch của Nguyễn Đình Toàn đều là kịch truyền thanh, trừ Cơn Mưa được trích đăng trong bộ môn Kịch Văn Học Miền Nam của Võ Phiến, những bản thảo khác đều thất lạc.
Nhạc: Hiên Cúc Vàng (tập nhạc, 1999); Tôi Muốn Nói Với Em (tập nhạc, 2001); Mưa Trên Cây Hoàng Lan (tập nhạc, 2002).
Ký: Bông Hồng Tạ Ơn I & II (Nxb Đêm Trắng 2006, 2012).
Áo Mơ Phai đoạt giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật 1973.
Đinh Quang Anh Thái
Phó Nhòm U Minh gởi

NGƯỜI KITÔ HỮU CHUẨN BỊ ĐÓN NOEL

NGƯỜI KITÔ HỮU CHUẨN BỊ ĐÓN NOEL       

    Người Kitô hữu có hai ngày đáng ghi nhớ nhất: đó là lễ Giáng Sinh và lễ Phục sinh.  Trước hai ngày lễ trọng đại đó có Mùa Vọng và Mùa Chay để chuẩn bị.  Người Kitô hữu Việt Nam chuẩn bị thật rốt ráo.  Chẳng hạn như chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh, thì bên ngoài lăng xăng lo làm hang đá, đèn đóm, tượng ảnh, cây thông, băng nhạc, băng video….  Bên trong lo quét dọn chùi bóng: xưng tội.  Vậy là có cả bên trong và bên ngoài, tốt quá đi chứ, còn chê vào đâu được.

            Thế nhưng, nếu cứ như thế năm này qua năm khác và chỉ có thế thôi, thì lối sống đạo như vậy đã an tâm được chăng ?

            Vấn đề xưng tội có vẻ như chỉ chờ đến ngày này mới ào ào đổ xô đi xưng tội.  Chen lấn, xô đẩy, giành giật, cãi vã, la mắng nhau om sòm, chạy sang tòa này chạy tới tòa kia lạch bạch như… vịt.  Bởi thế, nên có cả tội mới toanh vì vừa mới phạm: đó là tội chen lấn chửi nhau trước khi vô tòa.  Đúng là tội còn nóng hổi vừa thổi vừa xưng.

            Tôi nhận định thấy là tất cả đều vội vàng, từ cha đến con, từ già đến trẻ, ai ai cũng sốt ruột, ai ai cũng muốn cho mau, cho xong, cho yên cái lương tâm sún răng… nên cần dốc hết dốc cạn ra.

            Phần linh mục cũng muốn giải quyết số lượng chồng chất quá tải đó nên cần vắn tắt, đúng công thức thuộc lòng, nhanh nhanh một chút cho nhẹ gánh bởi vừa giải tội vừa lo giữ trật tự, đôi khi phải có bộ mặt hình sự, đôi khi phải quát.  Tội gì thì cũng phải tha và cho việc đền tội chẳng biết bao nhiêu cho đủ, nhiều lúc cũng muốn nói ít lời, khuyên nhủ đôi câu, nâng đỡ đôi điều nhưng cứ thấy cái đuôi rồng rắn dài cả cây số mà nghẹn cả cổ, cố làm sao cho các toa tầu lửa mau rút ngắn lại, mà cái đầu tầu càng sốt ruột thì lại càng thấy lần lần được chắp nối thêm toa.  Các toa chắp nối vào rất từ từ nhưng lại rất khốc liệt.

            Phần tín hữu thì bá nhân bá tánh, đủ mọi kiểu xưng tội, đủ mọi thứ kể lể, đủ thứ mở đầu và kết thúc.  Tội to tội bé, tội nặng tội nhẹ tội trên trời tội dưới đất, tội địa ngục… chờ đến ngày này mới “xả” ra.  Người vài tháng, người ít năm, người lâu năm.  Người kể lể tỉ mỉ, người kể đại khái, người nói ít lần, người nói nhiều lần, người không nhớ ít hay nhiều nữa.  Người kề cà xin lời khuyên lời răn, người nhấp nhổm chưa xong đã chạy, người nín hơi kể một lèo tuồn tuột, người ngâm nga ê a thưa gửi.  Người kể tội người khác, người chưa kể đã biện hộ.  Người thở hơi rượu, người thở hơi thuốc lào, người thở hơi hôi thối, người thở hơi ngai ngái.  Người giọng Bắc, giọng Nam, giọng Trung, trầm bổng đủ mọi thứ giọng…  Cả là một bi kịch diễn ra trong vội vàng, ai cũng muốn cho xong cho qua.  Cũng trong ngày này cũng có người thích xưng tội ngoài giờ, ngoài luồng không biết có phải ngại xếp hàng, ngại chen lấn, sợ mất thời giờ  không?  Họ có những lý do như con bệnh, nhà xa, mới đi làm về, mai phải đi xa, xếp hàng suốt sáng đến giờ mà chưa được xưng…?  Ra nhưng không xưng tội được là không xong, không nhẹ mình, không mừng lễ?  Ôi!  Mừng lễ Giáng Sinh mà như sắp tận thế?

            Giáo Hội xếp đặt những lễ quan trọng, nhắc nhở những biến cố trọng đại đó có ý nghĩa gì, muốn dậy dỗ khuyên nhủ tín hữu điều gì?  Nếu chỉ có kiểu sống đạo niềm tin như tín hữu có thói quen “tốt lành” giữ xưa nay thì có đánh mất ý nghĩa chính của những biến cố trọng đại ấy không?  Và chỉ dừng ở đó là đủ sao?  Là đạt phần rỗi, là tót vào nước trời thẳng cẳng ru?

            Có thắc mắc hỏi tại sao để đến ngày này mới tẩy uế linh hồn cách dồn dập như thế?  Họ trả lời Giáo Hội làm những “cái cột mốc” để tín hữu có thời gian tính sổ trả nợ.  Có bày ra như thế mới tạo dịp nhắc nhớ cho họ, kêu gọi họ, bắt ép họ.  Mùa Thường Niên là mùa thoải mái, mùa thênh thang tự do, mùa tối tăm mắt mũi vào công ăn việc làm, sô bồ giành giật, lọc lừa, dối gian… chơi bời thỏa thuê.  Tội lỗi xếp đấy chẳng áy náy, chẳng buồn nghĩ, chẳng hơi sức đâu mà lo nghĩ đến đạo.  Chờ đến ngày tính sổ “nộp thuế” thì dồn dập ào ào như thế mới bớt sợ, bớt run vì mình chỉ là phần tử nhỏ nhoi trong cái khối khổng lồ ấy, chẳng ai thèm để ý đến mình, chẳng linh mục nào muốn bắt bẻ mình, chẳng vị nào biết tông tích gốc rễ đời mình dù tội mình có tầy trời.

            Người mục tử và đoàn chiên, sao mà kỳ quặc dễ sợ?  Sao không có những phút giây thanh thản bình an bên nhau để sửa đổi, để chia sẻ, để hướng dẫn trong thân tình mặn mà, nồng ấm đạt tới một đời sống đức tin chân thật?  Đi vào cuộc gặp gỡ, sống mối tương quan, sự gắn bó kết hiệp mật thiết với Chúa trong cái thường ngày để chan hòa vào đời sống cho cuộc sống mình và tha nhân tốt đẹp, sạch sẽ, lành mạnh hơn.  Như thế đâu có phải là chuyện trên mây trên gió?  Đâu có phải là chuyện viễn vông không tưởng?  Sống với một thế giới vật chất dồn dập, đời sống tâm linh cũng chẳng khá hơn.  Do đó, ra như giữa chủ chăn và con chiên, ai cũng bận rộn, hoặc còn ái ngại hoặc có một khoảng cách nào đó nên không có thì giờ để gặp gỡ để chia sẻ niềm tin.

            Với nếp sống đạo như thế đó, Nước Trời vẫn xa lắc xa lơ, thiêng liêng và trần thế vẫn cứ tách rời nhau, nhà thờ và gia đình không có dính dáng, đọc kinh và việc làm chẳng ăn nhập.  Chung cuộc, mong gặp được linh mục ở giây phút cuối cùng của cuộc đời này là may mắn, là số hên, là trúng độc đắc, đúng không?

           Tấm lòng ở đâu?  Tình yêu ở đâu?  Lòng xót thương của Chúa ở đâu?  Hẳn còn xa tít mù khơi chăng?  Để những ngày Mùa Vọng Chúa vất vả lo giải quyết, thanh toán, còn Mùa Thường Niên ngồi chơi xơi nước, khỏe re.  Sống đạo theo mùa, theo thời tiết, có mùa nghỉ chơi với Chúa, có mùa phải tính sổ.  Nhìn cảnh sống đạo đang diễn ra cũng là cái chúng ta thấy được chúng ta đang nhào nặn lên một ông thiên chúa cho kiểu sống đạo của chúng ta.  Thế đấy!  Tôi viết ra đây cũng chẳng phải ngon lành gì hơn ai.  Nhưng chúng ta can đảm nhìn lại, đặt lại cách sống đạo để Thiên Chúa, Người còn có cơ hội dậy chúng ta khám phá nhiều điều mới mẻ, sâu rộng hơn…

            Trong đời sống âm thầm trầm lặng mỗi ngày, Chúa vẫn sinh ra và lớn lên trong tâm hồn.  Ngài đã sinh ra nơi cánh đồng hoang vu thanh vắng, trong hang đá bò lừa tối tăm hôi hám, Ngài đã không bịt mũi xua tay, thì tâm hồn rách nát mỗi người Ngài cũng không ngần ngại mà hiện diện ở đó.  Nếu nhận thức được như thế thì phải chăng ngày nào cũng là ngày lễ Giáng Sinh vui vẻ và mùa nào cũng là mùa xưng tội.  Yêu thương và tha thứ.

Mong Manh

From Langthangchieutim