Đỗ Ngà: TRÊN NĂM CAM

From:   Hoa Kim Ngo
 

Đỗ Ngà: TRÊN NĂM CAM

Ngày trước, khi mà chính quyền bắt băng nhóm Năm Cam, dân Sài Gòn háo hức reo mừng vì chính quyền đã trừng trị thích đáng một trùm xã hội đen. Các cuộc vây bắt được dân chào đón vỗ tay reo mừng. Cho đến nay, nhân vật Năm Cam đã thành một huyền thoại.

Nhớ cách đây khoảng 10 năm, có lần cao hứng tôi nói “Năm Cam là một trùm xã hội đen, chính quyền tiêu diệt hắn là đáng”. Lúc đó có một anh lớn tuổi đã đáp lại “Theo chú em thì Năm Cam hại được được bao nhiêu người trong gần 90 triệu dân Việt Nam? Cùng lắm hắn chỉ hại được những kẻ dây mơ rễ má má với hắn, tức là những kẻ ít nhiều có dính đến xã hội đen. Thực ra chưa có bằng chứng nào để kết luận Năm Cam hại người lương thiện. Ông ta đã hạ xác Dung Hà, chuyện đó là chuyện trong giới giang hồ của họ với nhau chẳng liên quan gì đến người lương thiện”. Anh ta lại nói tiếp “Thực ra kẻ nhân danh công lý ở xứ này mới đáng sợ chứ kẻ tội phạm chưa chắc gì đáng sợ với dân lương thiện”. Thật sự câu nói của anh ta đã đã làm tôi nghĩ lại, kẻ nhân danh công lý ở Việt Nam đã bao trùm lên toàn bộ cuộc sống của mọi người dân.

Thực ra để bắt được Năm Cam thì phải có thời gian dài trước đó chính quyền nuôi lớn ông này thành trùm. Chính những kẻ cầm trong tay quyền lực nhà nước đã nuôi Năm Cam chứ không ai khác. Người ta nói Năm Cam mua được cả công an và các uỷ viên Trung ương, nhưng theo tôi, những tên này tham lam nuôi Năm Cam lớn mạnh để Năm Cam mang lại tiền tài cho chúng. Khi đó chưa có những dự án ngàn tỷ, trăm triệu đô hay tỷ đô thì phải nuôi xã hội đen để chúng mang tiền đến cung phụng.

Ngày nay vốn ODA rót vào tay nhiều, đám uỷ viên Trung ương và uỷ viên BCT có nhiều lựa chọn hơn, mốt nuôi xã hội đen không còn hợp thời nữa, thay vào đó là lợi ích nhóm hình thành để tham nhũng chính sách, quyền làm chính sách, tiền dựa quyền để cướp rồi chia nhau sự giàu có, tất cả đều được bao che lẫn nhau rất an toàn. Thực ra những con người CS luôn có lòng tham và dã tâm tà ác nên khi có điều kiện thích hợp thì chúng hình thành ngay các dạng liên minh để làm giàu.

Khi báo chí đồng loạt thông báo và cả truyền hình trực tiếp chiến dịch đánh Năm Cam thì lúc đó dân Việt Nam mới biết đến Năm Cam nhờ truyền thông nhà nước. Nghĩa là chỉ một tỉ lệ rất ít người biết Năm Cam, và đa phần dân Việt Nam cũng chẳng nghèo đi khi Năm Cam bị bắt và cũng chẳng giàu lên khi Năm Cam bị bắt. Nói thế không có nghĩa là ủng hộ tội ác Năm Cam mà tôi chỉ muốn nói một điều rằng, xã hội đen hay mafia ảnh hưởng đến dân sinh không lớn bằng sự bất chính của một chính quyền. Năm Cam bị bắt, chẳng ai bênh vực cho hắn, nhưng khi các quan chức bị dân phanh phui thì cả hệ thống báo chí hùa nhau bảo vệ dù tội rành rành ra đó.

Nay Nguyễn Phú Trọng bắt hàng loạt người của nhóm chính trị đối thủ để cố mà sờ được cái gáy của Nguyễn Tấn Dũng. Đây là màn đấu đá quyền lực, tên nào bị bắt và bị trừng trị thì cũng chả sạch được bộ máy chính quyền này. Cứ trừng trị được đứa nào hay đứa đấy, việc này cũng xem như làm cho dân phấn khích một chút vì sự khổ bị đè nén quá lâu mà thôi.

Nguyễn Phú Trọng đang lấy mục đích biện minh cho phương tiện. Ông ta làm việc này vì mục đích chống tham nhũng? Không sai, vì những tên bị bắt đều là những tên tham nhũng gộc. Nhưng nghĩ đi cũng phải nghĩ lại, khi người CS ra tay một vấn đề gì họ cũng nhân danh một điều tốt đẹp để thi hành một âm mưu, CS luôn là vậy. Cải Cách Ruộng Đất, nghe tiêu đề như là vì nhân dân, nhưng kỳ thực đấy là mục đích ảo để biện minh cho phương tiện hành động thi hành tội ác trên đồng bào vô tội để biến Việt Nam thành đất nước không còn trí lực nhằm dễ cai trị. Hay họ dùng chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” để biện minh cho cuộc chiến tương tàn đồng bào mà chính họ là nguyên nhân. Hay chính Lenin cũng đã lấy mục đích XHCN “cao đẹp” để biện minh cho công cụ bạo lực cách mạng rất tàn khốc của ông ta.

Thực ra hôm nay dân cũng ít ngu hơn thời bắt Năm Cam, rất nhiều người hiểu ra bản chất vấn đề nên họ cũng chẳng háo hức gì mấy. Họ biết đánh Đinh La Thăng này thì sẽ mọc ra một La Thăng khác mà thôi. Ngày trước vụ án Minh Phụng – Epco trị giá đến 300 triệu USD lớn nhất thời đó, rồi sau đó mấy năm vụ án Tân Trường Sanh cũng gần trăm triệu USD, những quan chức hải quan TP. HCM cũng dính, nhưng nay đến uỷ viên BCT Đinh La Thăng cũng nhúng tay vào những vụ nếu cộng lại hàng tỷ USD chứ không ít, đấy là sự “phát triển” mạnh nhất của chính quyền này mà ta có thể thấy được. Đinh La Thăng được sinh ra từ thể chế này thì không lý do gì thể chế này lại không sinh ra vô số Đinh La Thăng khác. Đối với tôi, trừng trị Thăng chỉ là một tin thời sự chứ chẳng làm sạch được tí gì cái bộ máy chính quyền vốn vô cùng thối nát như thế này. Vậy thôi.
Đỗ Ngà.

Image may contain: 5 people, people smiling, people standing

TRẦN THỊ NGA 9 NĂM TÙ, 5 NĂM QUẢN CHẾ

Hoa Kim Ngo shared Từ Thức‘s post.
 

Từ Thức· 

Hôm nay, cái gọi là tòa án lại lôi TRẦN THỊ NGA ra xử. Hôm trước 5 người trẻ ( 2 người mới 23 tuổi ) lãnh tổng cộng 19 năm tù về tội chống phá nhà nước. Phường chèo lố lăng, trò hề rẻ tiền ( đúng ra là miễn phí ) nhưng không cười được, vì đằng sau là những phụ nữ, những người trẻ sẽ bỏ cả tuổi thanh xuân trong tù. Vì tội không muốn đất nước rơi vào tay Trung Quốc
‘’Nhà nước ’’ ( tao là nhà nước, nhà nước là tao ) chùi chân lên nhân quyền, tát vào mặt dân. Đa số dân Việt thờ ơ, để sống qua ngày. Nhưng chúng tát vào mặt mỗi ngày, đến một lúc nào đó cũng phải tỉnh, không lẽ tiếp tục nhìn nơi khác ?

 
Image may contain: 4 people, people standing, hat and outdoor
Từ Thức

 

TRẦN THỊ NGA 9 NĂM TÙ, 5 NĂM QUẢN CHẾ 
Hôm nay, cái gọi là tòa án lại lôi TRẦN THỊ NGA ra xử. 9 NĂM TÙ + 5 năm quản chế. Hôm trước 5 người trẻ ( 2 người mới 23 tuổi ) lãnh tổng cộng 19 năm tù về tội chống phá nhà nước.

Phường chèo lố lăng, trò hề rẻ tiền ( đúng ra là miễn phí ) nhưng không cười được, vì đằng sau là những phụ nữ, những người trẻ sẽ bỏ cả tuổi thanh xuân trong tù. Vì tội không muốn đất nước rơi vào tay Trung Quốc
‘’Nhà nước ’’ ( tao là nhà nước, nhà nước là tao ) chùi chân lên nhân quyền, tát vào mặt dân. Đa số dân Việt thờ ơ, để sống qua ngày. Nhưng chúng tát vào mặt mỗi ngày, đến một lúc nào đó cũng phải tỉnh, không lẽ tiếp tục nhìn nơi khác ?

AI GIÚP VŨ “NHÔM” BIẾN MẤT?

From:   Nguyen Anh Duc shared Nguyễn Hồng‘s post.
 

AI GIÚP VŨ “NHÔM” BIẾN MẤT?

 
Image may contain: 1 person
Image may contain: 3 people, outdoor
No automatic alt text available.
Image may contain: 4 people, people smiling, people standing
Nguyễn Hồng added 4 new photos  

 

VŨ NHÔM ĐÃ TRỐN. ĐÃ CÓ QUYẾT ĐỊNH TRUY NÃ. VẤN ĐỀ LÀ: AI Ở VIỆT NAM CÓ THỂ GIÚP NHÔM BIẾN MẤT? CÔNG AN VIỆT NAM “THUỘC HÀNG GIỎI NHẤT THẾ GIỚI” CƠ MÀ?

– Vũ nhôm đã kịp tẩu tán tài sản, rút hết vốn ra khỏi các công ty của hắn từ…mấy tháng trước??? “Vũ ‘nhôm’ đã thoái hết vốn khỏi hàng loạt công ty”: http://soha.vn/ong-vu-nhom-da-thoai-het-von-khoi-hang-loat-…

+ Phát lệnh truy nã Vũ ‘nhôm’ vì tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước:
– https://tuoitre.vn/phat-lenh-truy-na-vu-nhom-vi-toi-co-y-la… 
+ Khởi tố, phát lệnh truy nã Vũ “nhôm”:
– http://dantri.com.vn/…/khoi-to-phat-lenh-truy-na-ong-vu-nho… 
+ Khởi tố, truy nã Vũ “nhôm” vì “cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước”:
– http://nld.com.vn/…/phat-lenh-truy-na-vu-nhom-2017122222231… 
+ Đà Nẵng: Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) phát lệnh truy nã Vũ “nhôm”:
– http://infonet.vn/da-nang-co-quan-an-ninh-dieu-tra-bo-cong-… 
+ Phát lệnh truy nã Vũ “nhôm” về tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước:
– https://vov.vn/…/phat-lenh-truy-na-vu-nhom-ve-toi-co-y-lam-… 
+ Khởi tố tội lộ bí mật và phát lệnh truy nã Vũ “nhôm”:
– http://plo.vn/…/khoi-to-toi-lo-bi-mat-va-phat-lenh-truy-na-…

Treo cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa được suy diễn thành tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN.

From:  Lê Công Định‘s post.
Treo cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa được suy diễn thành tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN. Gạt bỏ nguyên tắc suy đoán vô tội theo luật hiện hành của chính mình và theo chuẩn mực văn minh của nhân loại, nhà cầm quyền ngày càng tỏ ra đuối lý và hóa rồ.
Ngày 21/12, Tòa án Nhân dân tỉnh An Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 5 bị cáo lợi dụng tự do, dân chủ hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã…
BAOMOI.COM

Chính quyền quản lí lỏng lẻo hay chính quyền cũng tiếp tay cho lâm tặc???

From:  Lê Hữu Thế‘s post.
Chính quyền quản lí lỏng lẻo hay chính quyền cũng tiếp tay cho lâm tặc???

Để chứng tỏ mình vô can trong vụ này thì chính quyền tỉnh Gia Lai phải cho tiến hành điều tra và truy tố ngay những cá nhân và tổ chức phá rừng, với mức độ tàn phá rừng như vậy đủ để khởi tố vụ án rồi đó.

Chỉ cách TP.Pleiku chừng 25km, lâm tặc mở tuyến đường xuyên rừng khai thác gỗ với quy mô rất lớn, mức độ tàn phá kinh hoàng. Gỗ ngày ngày mất đi nhưng ngành chức năng dường như còn yên lặng.
BAOMOI.COM

Ông Vũ ‘nhôm’ bất ngờ thoái sạch vốn khỏi hàng loạt công ty – VTC News

From:  Son Dang‘s post.

Ông Vũ ‘nhôm’ bất ngờ thoái sạch vốn khỏi hàng loạt công ty từ tháng 4/2017 !? Vậy số tiền khổng lồ này đang cất ở đâu ?
———————————–

Theo tìm hiểu của PV, sau lùm xùm tại dự án Khu đô thị Đa Phước vào đầu tháng 4, ông Vũ ‘nhôm’ đã đồng loạt thoái vốn tại những công ty do ông làm chủ.

Cụ thể, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 sửa đổi ngày 26/4/2017 cho thấy ông Phan Văn Anh Vũ đã rút toàn bộ 650 tỷ đồng, tương đương 92,86% vốn.

Tại Công ty TNHH Minh Hưng Phát (nay đổi tên thành Công ty TNHH Phú Gia Compound) – thể hiện ông Phan Văn Anh Vũ đã rút toàn bộ 40 tỷ đồng, tương đương 80% vốn điều lệ của doanh nghiệp trên.

Với siêu dự án Vầng Trăng Khuyết (The Sunrise Bay), 2 pháp nhân liên quan đến ông Vũ ‘nhôm’ là Công ty CP Xây dựng 79 và Công ty CP Nova Bắc Nam 79 từ ngày 19/4/2017 – 28/6/2017 đã rút 100% vốn tại dự án trên.

Bản thân Công ty CP Nova Bắc Nam 79 hiện cũng không còn cổ phần của ông Phan Văn Anh Vũ và đổi tên thành Công ty CP Đầu tư và Phát triển Chấn Phong.

Ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm) đồng loạt thoái vốn bắt đầu từ tháng 4/2017.
 
VTC.VN
 

Mỹ chế tài những đối tượng vi phạm nhân quyền, tham nhũng

Mỹ chế tài những đối tượng vi phạm nhân quyền, tham nhũng


Tướng Maung Maung Soe cầm đầu cuộc đàn áp tàn bạo trong năm nay nhắm vào người thiểu số Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine của Myanmar.

Tướng Maung Maung Soe cầm đầu cuộc đàn áp tàn bạo trong năm nay nhắm vào người thiểu số Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine của Myanmar.

Chính phủ Mỹ, áp dụng những hình phạt này lần đầu tiên theo một luật thông qua vào năm ngoái, cũng nhắm mục tiêu vào 39 cá nhân và thực thể khác bằng những chế tài phong tỏa tài sản của họ thuộc thẩm quyền pháp lý của Mỹ, cấm hầu hết người Mỹ giao dịch với họ và phần lớn cô lập họ khỏi hệ thống tài chính toàn cầu.

Bộ Tài chính Mỹ cho biết những người bị chế tài bao gồm Benjamin Bol Mel, người từng làm cố vấn cho Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir và bị nghi là được biệt đãi trong các hợp đồng chính phủ. Danh sách này cũng bao gồm cựu lãnh đạo Gambia Yahya Jammeh, bị cáo buộc vi phạm nhân quyền và tham nhũng, và tỉ phú Israel Dan Gertler, bị cáo buộc sử dụng mối quan hệ bằng hữu của ông ta với Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo Joseph Kabila để giành những những thỏa thuận khai khoáng được ưu đãi.

“Chúng ta phải lãnh đạo bằng hành động của chính mình, và loan báo chế tài hôm nay chứng tỏ Mỹ sẽ tiếp tục theo đuổi những hậu quả hữu hình và đáng kể đối với những người vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và dính líu tới tham nhũng,” Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói trong một tuyên bố.

Đây là những chế tài đầu tiên được áp đặt theo luật của Mỹ gọi là Đạo luật Giải trình Trách nhiệm Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu.

Reuters cho biết phát ngôn viên của chính phủ Myanmar không hồi đáp ngay lập tức yêu cầu bình luận về chế tài của Mỹ nhắm vào ông Maung Maung Soe.

Quân đội Myanmar trấn áp người Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine sau những vụ tấn công ngày 25 tháng 8 của những phần tử chủ chiến người Rohingya nhắm vào một căn cứ quân sự và các đồn cảnh sát. Ông Maung Maung Soe phụ trách một chiến dịch quân sự đã khiến hơn 650.000 người Rohingya tháo chạy sang Bangladesh.

Ngày 22 tháng 11, Mỹ gọi chiến dịch quân sự của Myanmar nhắm vào người Rohingya là “thanh lọc sắc tộc” và đe dọa áp đặt những chế tài nhắm mục tiêu vào những người chịu trách nhiệm.

Bộ Ngoại giao Mỹ nói Mỹ đã “kiểm tra các bằng chứng đáng tin cậy về các hoạt động của Maung Maung Soe, bao gồm các cáo buộc đối với lực lượng an ninh Miến Điện về các vụ giết người ngoài vòng pháp luật, bạo lực tình dục và bắt giữ tùy tiện cũng như việc phóng hỏa làng mạc ở khắp nơi.”

Quân đội Myanmar tháng trước công bố một báo cáo phủ nhận mọi cáo buộc hãm hiếp và giết người do lực lượng an ninh gây ra. Ông Maung Maung Soe được thuyên chuyển công tác vài ngày trước đó và không có lý do nào được đưa ra.

ĐÊM ÁNH SÁNG

ĐÊM ÁNH SÁNG

Đêm Giáng Sinh chìm trong lớp bóng tối dày đặc.

Bóng tối tự nhiên của một đêm mùa đông ảm đạm.  Bóng tối cay đắng của đêm dài nô lệ khi đất nước chìm trong ách thống trị ngoại bang.  Bóng tối âm thầm nhẫn nhục của những kiếp người nghèo hèn lam lũ.  Bóng tối âm u trong túp lều lúc nhúc súc vật hôi tanh.  Bóng tối u mê của tội lỗi nhơ nhớp.

Giữa màn đêm dày đặc, Hài nhi Giêsu xuất hiện như một làn ánh sáng rực rỡ.

Đó là ánh sáng tình yêu.

Tình yêu vốn là một ngọn lửa vừa chiếu sáng vừa sưởi ấm.  Hài nhi Giêsu là kết tinh tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại.  Tình yêu đã đi đến tận cùng vì đã trao ban cho nhân loại món quà cao quí nhất không gì có thể so sánh được.  Trao ban Đức Giêsu là cho tất cả, không còn có thể cho thêm gì nữa.  Đức Giêsu là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa đi tìm con người.  Thiên Chúa đã hạ mình thẳm sâu để xuống gặp con người.  Thiên Chúa đã tìm thấy con người trong những khốn cùng tột độ của nó.  Thật lạ lùng, Thiên Chúa quá yêu thương đến độ kết hợp với sự khốn cùng của nhân loại.  Thiên Chúa đã cưới lấy bản tính nhân loại.  Bóng đêm nhân loại nhận được ánh sáng của Thiên Chúa.  Bóng đêm khổ đau nhận được ánh sáng yêu thương.  Ánh sáng Thiên Chúa soi sáng kiếp người tăm tối.  Ánh sáng Thiên Chúa sưởi ấm cho nhân loại lạnh lẽo.

Đó là ánh sáng niềm tin.

Ánh sáng Giáng Sinh chiếu toả trên những tâm hồn thiện chí.  Đêm nhân gian vẫn còn mê đắm, nhưng vẫn có những tâm hồn thiện chí tỉnh thức.  Đó là những tâm hồn bé nhỏ nghèo hèn.  Đó là những cuộc đời khiêm tốn sống âm thầm trong bóng tối.  Đó là những người nghèo của Thiên Chúa.  Đó là thánh Giuse, Đức Maria.  Đó là Ba Vua.  Đó là các mục đồng.  Khiêm nhường nên các ngài sẵn sàng đón nhận thánh ý Thiên Chúa.  Tỉnh thức nên các ngài nhạy bén đón nhận những dấu chỉ Thiên Chúa gửi đến.  Thiện chí nên các ngài hăng hái lên đường ngay khi nhận được tín hiệu.  Đơn sơ nên các ngài nhận được ánh sáng.  Hê rô đê và Giêrusalem chìm trong mê đắm nên ngôi sao đã tắt.  Trái lại “vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh các mục đồng.”  Và ngôi sao xuất hiện dẫn đường cho Ba Vua.  Ánh sáng đã bao phủ các ngài.  Ánh sáng đã dẫn đưa các ngài đến bên máng cỏ.  Ánh sáng đã khiến các ngài nhìn thấy “một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ” và các ngài đã tin.

Đó là ánh sáng hy vọng.

Hài nhi Giêsu là hạt giống bé bỏng Thiên Chúa gieo vào thế giới.  Những tâm hồn thiện chí là mảnh đất phì nhiêu.  Những người nghèo của Thiên Chúa âm thầm kiên trì chờ đợi.  Những tâm hồn thiện chí như Ba Vua ngước mắt lên trời tìm kiếm.  Niềm khao khát đã được đáp ứng.  Đã đến mùa Thiên Chúa gieo hạt.  Hạt mầm thần linh gieo vào xác phàm sẽ thần hoá cả nhân loại.  Hạt giống Giêsu sẽ triển nở thành cây cao bóng cả cho muôn loài trú ngụ.  Mặt trời bé nhỏ Giêsu sẽ trở thành mặt trời chính ngọ soi chiếu đêm tối nhân gian.  Ánh bình minh Giêsu hứa hẹn một ngày mới chan hoà ánh sáng.  Với Hài nhi Giêsu, một thời đại mới khởi đầu: những người bé nhỏ được nâng lên, những người nghèo hèn được kính trọng.  Giêsu chính là hạt mầm hy vọng Thiên Chúa gieo vào thế giới.

Đó là ánh sáng Tin Mừng.

Được thắp lửa, những tâm hồn thiện chí trở thành những ngọn đuốc, không chỉ sáng lên niềm vui, niềm tin, niềm hy vọng, mà còn chia sẻ ánh sáng với những người chung quanh.  “Họ kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này.”  Tin Mừng được loan đi.  Niềm vui lan tới mọi tâm hồn.  Ánh sáng bừng lên phá tan đêm tối.

Hài nhi Giêsu như mầm cây vừa nhú.  Mầm cây cần bàn tay ân cần chăm bón để vươn thành cổ thụ cành lá xum xuê.  Hài nhi Giêsu như ngọn nến đem ánh sáng vào đêm tối.  Ngọn nến cần được nhiều bàn tay liên đới chuyền nhau cho ánh sáng lan rộng.

Xin cho con được trái tim của các mục đồng biết mở lòng ra đón nhận ánh sáng và biết đem ánh sáng của Chúa đi khắp nơi, để đêm tối trần gian được ngập tràn ánh sáng huy hoàng của Chúa.

ĐTGM Ngô Quang Kiệt

From Langthangchieutim

Thêm một lính Bắc Hàn đào thoát sang Nam Hàn

 

Thêm một lính Bắc Hàn đào thoát sang Nam Hàn

Lính Nam và Bắc Hàn đối đầu ở lằn ranh ngưng bắn. (Hình: AP)

SEOUL, Nam Hàn (NV) – Một lính Bắc Hàn vừa trốn sang được phía Nam Hàn hôm Thứ Năm, vượt qua khu vực đình chiến được canh phòng cẩn mật, khiến gây ra nổ súng từ cả hai phía.

Người lính Bắc Hàn có cấp bậc thấp này đã được lính Nam Hàn điều khiển các máy quan sát nhìn thấy khi anh ta vượt qua khu vực phía Tây của biên giới trong màn sương mù dày đặc và tiến tới gần một trạm canh của phía Nam Hàn, theo lời một phát ngôn viên quốc phòng Seoul, bản tin AFP cho hay.

Hai bên không nổ súng ngay lúc đó, phát ngôn viên cho hay. Tuy nhiên, khoảng 90 phút sau, lính Nam Hàn bắn khoảng 20 viên đạn từ một khẩu đại liên K-3 để cảnh cáo khi thấy lính Bắc Hàn tới gần, rõ ràng để lùng kiếm người bỏ trốn.

Vụ này xảy ra khoảng một tháng sau khi có vụ đào thoát ly kỳ của một người lính Bắc Hàn khác, dưới lằn đạn của phía đồng đội của người này tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm. (V.Giang)

Nghe trong cõi nhớ, niềm xa xót,

Suy Tư Tin Mừng tuần thứ 4 mùa Vọng năm B 24/12/2017

Tin Mừng (Mc 1: 26-38)

Bà Êlisabét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gabriel đến một thành miền Galilê, gọi là Nadarét, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi vua Đavít. Trinh nữ ấy tên là Maria.

Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.” Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.

Sứ thần liền nói: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.”

Bà Maria thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!”

Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Êlisabét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.”

Bấy giờ bà Maria nói:”Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” Rồi sứ thần từ biệt ra đi.

&  &  &

“Nghe trong cõi nhớ, niềm xa xót,”

“Chợt thoáng hiện về, dấu yêu ơi.”

(dẫn từ thơ Miên Thuỵ)

Chợt thoáng hiện về”, là lời thơ cho thấy một “hiện về” cũng rất thoáng như sứ thần Gabriel đã hiện về với Đức Maria để báo cho Mẹ biết tin vui ngày Chúa đến. Với mọi người.

Tin vui ngày Chúa về đến, là tin rất sớm về ơn cứu độ đã mạc khải cho Maria, người nữ trẻ ở Trung Đông, để Mẹ sẵn sàng mà nhận lãnh. Là thiếu nữ Trung Đông còn rất trẻ, nên trông Mẹ không giống hình hài mà mọi người Công giáo có trong đầu, từ thơ ấu. Hình hài ấy, là hình rất tưởng tượng về một Maria có dáng dấp của thiếu nữ rất Châu Âu. Thành thử ra, phần đông giáo dân ở trời Tây lâu nay không mấy thích khi thấy Mẹ chẳng giống họ, về hình hài. Tuy là thế, Mẹ vẫn mang bản chất Trung Đông chân phương, hiền hoà, dễ mến.  

Tính chân chất hài hoà của thiếu nữ Trung Đông trong đó có Maria rất thiếu nữ, là sự rất thật về tính khiêm nhu, độ lượng của dân làng Nadarét. Mẹ không thuộc hoàng phái hoặc giòng dõi quý tộc nhưng Mẹ vẫn nhu mì, hiền dịu quyết chấp nhận bất cứ điều gì Chúa bảo ban. Bằng vào tính ngoan hiền và kiên định, Mẹ có khả năng thực hiện điều mình chọn để sẽ sống hết mình, với lựa chọn ấy.

Mang thai Đức Giêsu, vào lúc có thể Mẹ chỉ mới 13 tuổi đời, tức ở tuổi còn rất trẻ, lại nhỏ bé nhưng Maria vẫn có dáng dấp dẻo dai, bước đi thoăn thoắt theo tư thái của người cao ráo biết học cách bưng vại nước hoặc các bó đồ ở trên đầu. Mẹ phục sức tựa các thiếu nữ khác, cũng áo thụng đen vào buổi đầu, sau đổi sang thành mầu xám nhẹ. Tên của Mẹ theo tiếng Aram, là Maryam. Nhưng lại chuyển sang thành Myriam theo tiếng Hipri Do thái, là quốc ngữ mà Mẹ không hề sử dụng. Maryam còn là tên của một trong ba nữ phụ ở trong làng, người người đều biết đến.

Tin Mừng, nay thánh sử vẽ lên bối cảnh của sứ vụ “truyền tin”. Ở đây, thấy rõ văn phong sáng tạo của thánh Luca rất thi sĩ khi thánh nhân viết đối thoại giữa Đức Maryam và thần sứ Gabriel qua đó khi Mẹ đáp trả sứ mệnh Chúa giao phó. Bối cảnh “truyền tin”, tuy không xác thực như sử học nhất là khi thần sứ dùng ngôn từ khá lạ kỳ đối với Mẹ. Thần sứ Gabriel cũng đâu có mang tính xác thực một bản thể, để có thể nói tiếng Aram như ai khác. Thế nên, ngôn từ ở trình thuật là ngôn và từ của thánh sử. Và, kinh nghiệm ở trình thuật, là kinh nghiệm từng trải của Maria, rất thiếu nữ.

Lời nói đầu của thần sứ chỉ mỗi chữ: “Mừng vui lên!” bên tiếng Hy Lạp, người ta chào hỏi nhau bằng chữ “chaire”. Trong khi đó, người Do thái chào nhau lại dùng cụm từ “rani” hoặc “gili” rút từ lời ngôn sứ Sôphônia khi nói với dân con Israel: “Vui lên, hỡi thiếu nữ Xion, hò vang đi nào, nhà Israel hỡi! Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy nức lòng phấn khởi” (Sô 3: 14). Cụm từ “Vui lên” không giống lời chào buổi sáng ở tiếng Anh/tiếng Pháp, nhưng tiếng Hip-ri mang ý nghĩa: “Hãy vui mừng trổi dậy mà nhẩy múa”. Đây là lời chúc bất thường. Bởi, đó là lời Chúa mời Maria hãy cùng Ngài múa nhảy vũ điệu trọng đại.

“Hỡi Đấng đầy ơn phúc!” tiếng Hy Lạp là checharitomene”, đại ý chỉ người nữ duyên dáng và đầy phúc lành vì được quà tặng biến đổi mà Chúa đặc biệt phú ban cho riêng Maria. Hiểu theo ý chữ thì điều này có nghĩa là: Maria được Chúa công nhận là người khiêu vũ có duyên, và rất diễm tuyệt. Duyên dáng và diễm tuyệt, là bởi Maria biết chuyển động nhanh vòng quanh với niềm vui cao độ của Chúa, Đấng từng nhẩy múa với Mẹ. Và, Mẹ biết thêm thắt vào với vẻ đẹp của vũ điệu mà Chúa nhảy múa bằng cung cách Mẹ đảm trách khi cùng nhảy điệu vũ của công cuộc cứu rỗi.  

“Chúa ở cùng người”, là chỉ về bạn nhảy hiện diện nơi bản ngã rất xác thể mà ngôn sứ Sôphônia diễn tả qua cụm từ “nức lòng”. Lúc ấy, là lúc Đức Maria được đề nghị nên có động thái của ngôn sứ, như lời khuyên: “Maria đừng sợ! vì người đã đắc sủng nơi Thiên Chúa.” Thật ra, Maria là Mẹ đâu có gì phải hãi sợ khi đón nhận thông điệp do thần sứ mang đến, bởi đó chính là niềm vui trọn vẹn. Và, Mẹ vui với niềm vui của thiếu nữ đoan trang, mạnh mẽ, tự do. Tự do, biết rằng mình sẽ có em bé, là Con Chúa.

Và tiếp đến, là câu hỏi mang dáng vẻ trần thế: “Điều ấy sẽ làm sao được?”Tức: làm sao có thể ra như thế? Bởi, tôi đây đâu tính chuyện xác thịt. Hoặc, nói như bản dịch kinh thánh nào khác: “Tôi nào biết đến nam nhân”, tức có nghĩa: “tôi, một thiếu nữ trinh trong”. Câu này không thấy ghi ở bản Kinh thánh gốc Aram, mà chỉ là thuật ngữ để nói lên rằng: Maria chưa từng nghĩ chuyện ăn nằm xác thịt, vì tuổi của Mẹ còn quá nhỏ để được phép.

Kinh thánh không ám chỉ việc Mẹ quyết ở độc thân, mà chỉ mô tả cảnh tình của Mẹ vào lúc đó, thôi. Sử học Do thái cũng không đưa ra nền tảng nào để ta có thể nghĩ rằng Đức Nữ Trinh Maria đã thành thân với thánh Giuse với ý định sẽ lập “con đàn cháu đống”, tức: cũng sẽ ăn nằm xác thịt hầu có con, như mọi gia đình ở Do thái. Độc thân, theo người Do thái, là chuyện hãn hữu chẳng bao giờ được đề cao, ngoại trừ trường hợp rất hi hữu. Chí ít, là với thiếu nữ trẻ sống ở thôn làng thuộc đất miền rất Galilê.

“Thánh Thần sẽ đến trên người”, điều này cốt ý nói sự việc sẽ nên hiện thực. Thánh Thần nói ở đây, khi ấy không hẳn là Ngôi Thứ Ba trong Ba Ngôi Đức Chúa, mà chỉ là nhiệm tích thánh thiêng của “Thần Khí” (Ruah). “Và, Quyền năng (dynamis) Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên ngườiVà, trẻ sắp sinh sẽ được gọi là thánh, là Con Thiên Chúa”. Lời đối đáp ở đây mang tính cách mật thiết với Chúa.

Đáp lại, là câu nói của Maria rất thiếu nữ: “Này đây!” Với Kinh thánh, cụm từ “Này đây!” cho người đọc thấy: ta sắp được Chúa mạc khải một điều hệ trọng. Mạc khải, là công thức biểu lộ điều gì đó ta chưa hề biết đến. “Này tôi là tôi tá Chúa, xin hãy thành sự cho tôi theo lời Ngài.” (Lc 1: 38). Câu nói của Maria thiếu nữ nghe vừa nhu mì, hiền dịu, lại rất ngoan. Vừa cung kính, dễ bảo, lại mang tính thụ động như ở phần đông các bản dịch ta nghe biết. Như từ lâu, truyền thống tu đức Giáo hội vẫn hiểu theo nghĩa này. Để rồi sẽ cho rằng: điều Maria nói có nghĩa: Mẹ là thiếu nữ trinh trong, hiểu theo nghĩa thụ động, thuần thục. Không hề biết đến “dục vọng”.

Nhưng bản Kinh Hy Lạp lại khác. Bản này không bao hàm ý nghĩa như thế. “Xin hãy thành sự cho tôi”, là dịch từ tiếng Hy Lạp “genoito”, như chọn lựa sâu sắc. Thánh Luca là người rất giỏi tiếng Hy Lạp, nên khi thánh nhân dùng cụm từ “genoito” là có ý bảo: “Vâng! Xin vâng. Vì đây là ý tưởng tuyệt vời mà mọi người đợi mong”. Tuyệt vời, còn là ngôn từ chỉ sự mừng vui trên mức trọn hảo. Và như thế, thần sứ chúc mừng Maria thiếu nữ bằng cách mời Mẹ “hãy đứng lên mà múa nhảy và ăn mừng” với Chúa. Và, lời Mẹ đáp trả cho thấy là Mẹ đang làm điều đó.

Các nhà chú giải kinh thánh, chuyên gia tiếng Hy-Lạp, như Ignace de la Potterie năm 1988 và Christopher Evans năm 1990 suy tư nhiều về sắc thái này nên cho rằng các nhà chú giải xưa như thánh Bernard thành Clairvaus cũng đã hiểu điều đó.

Quả thật cũng buồn, khi một số các dịch giả đã thay đổi ý nghĩa của điều mà Đức Maria từng nói đến. Các vị vẫn nghĩ rằng lời đáp trả của Mẹ đượm tính cách từ tốn và nguyện cầu nên đã chấp nhận sự việc xảy đến, như cụm từ “fiat” tiếng La-tinh có nghĩa là: “Cứ để việc ấy xảy đến với tôi, nếu như thế”.

Giả như người đọc sách thánh là giáo dân nữ có lòng đạo hạnh từng coi Đức Maria như thần tượng của mình, chắc chắn sẽ cảm nghiệm được niềm vui khi được biết là thánh Luca viết ra trình thuật này là để diễn tả kinh nghiệm riêng của Đức Mẹ “xin vâng” trong tình huống xảy đến vào lúc ấy.

Hiểu đúng nghĩa câu Mẹ nói, hẳn rằng người người sẽ thấy bản năng mình cảm nhận về nỗi mừng vui cũng đúng và thực tiễn. Với Hội thánh, có lẽ cũng nên tìm hiểu và liên tưởng đến các hành xử khác biệt. Hiểu theo nghĩa đích thực của lời Mẹ đáp thay cho thánh hội, thì Hội thánh ắt sẽ tung tăng mừng vui mà nhảy múa với mọi người.                  

Trong tinh thần mừng vui cảm kích, cũng nên ngâm tiếp cũng một lời thơ, mà rằng: 

                        “Con đường Phượng tím chiều nay đổ,

Bóng lá che nghiêng một góc đời.

                        Nghe trong cõi nhớ niềm xa xót,

                        Chợt thoáng hiện về, “dấu yêu ơi”.

                        (Miên Thuỵ – Con Đường Phượng Tím

Phượng tím, có là con đường của đợi chờ cũng vẫn là “cõi nhớ”, nhiều yêu dấu. Nhưng dấu yêu chợt về chào mời mọi người hãy vui lên mà nhảy múa. Nhảy và múa, hầu chào đón Đấng Cứu Tinh nay lại về. Ngài về đến trong mừng vui hoan lạc, đầy nhung nhớ. Ở mọi thời. Rất con người. 

Lm Kevin O’Shea CSsR biên-soạn –  

Mai Tá lược dịch. 

From Vuisongtrendoi

Gió nhớ gì ngẩn ngơ ngoài hiên

Một Mình: Hồng Nhung  Sáng tác: Thanh Tùng

httpv://www.youtube.com/watch?v=A69ZUnHlB4I

Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ 4 mùa Vọng năm B 24/12/2017

“Gió nhớ gì ngẩn ngơ ngoài hiên”

Mưa nhớ gì thì thầm ngoài hiên

Bao đêm tôi đã một mình nhớ em

Ðêm nay tôi lại một mình.”

(Thanh Tùng – Một Mình)

(Mt 14: 26)  

Có lẽ, chính vì bạn cứ hát những câu như: “Bao đêm tôi đã một mình”, rồi còn thêm: “Đêm nay tôi lại một mình”, thế nên mới xảy ra những cảnh tượng một mình ngồi thấy ghê ghê, đến rợn người.

Thế đó, là tâm-trạng của rất nhiều người từng thắc mắc và hỏi han đấng bậc nhà Đạo những chuyện tréo cẳng ngỗng như sau, thì làm sao cố Đạo biết đâu mà trả lời/trả vốn cho ra nhẽ. Quả là, cố Đạo người Tây ở Sydney cũng từng nghe hỏi rất nhiều những câu hỏi khá là vẩn vơ, khiến đức ngài ơ thờ bèn trả lời/trả vốn rất huề vốn như câu chuyện hỏi đáp. Thế nhưng, trước khi nghe kể, tưởng cũng nên nghe người nghệ-sĩ hát thêm đôi ca-từ thấm-thía, như sau:

“Nhớ em vội vàng trong nắng trưa.

Áo phơi trời đổ cơn mưa.

Bâng khuâng khi con đang còn nhỏ.

Tan ca bố có đón đưa.

Nhớ em giọt mồ hôi tóc mai.

Gió sương mòn cả hai vai.

Ðôi chân chênh vênh con đường nhỏ.

Nghiêng nghiêng bóng em gầy.

Vắng em còn lại tôi với tôi.

Lá khô mùa này lại rơi.

Thương em mênh mông chân trời lạ.

Bơ vơ chốn xa xôi.

Vắng em đời còn ai với ai.

Ngất ngây men rượu say.

Ðêm đêm liêu xiêu con đường nhỏ.

Cô đơn, cùng với tôi về…..”

(Thanh Tùng – bđd)

“Cô đơn”, nhung nhớ và gì gì nữa, vẫn là và sẽ là những tình-tự ở đời, còn nhớ mãi khôn nguôi. Nói về chuyện “nhớ”, thì bần đạo bầy tôi đây là cũng nhớ đôi giòng hỏi đáp giữa thày/trò, cha/con trong Đạo có nhiều nỗi nhớ, rất như sau:

“Thưa Cha,

Nhiều năm qua, con đây vẫn thường nghe nhiều truyện kể về những người từng thấy “ma”, và có cả những vị bảo rằng mình từng nghe nhiều âm-thanh “lạ tai” thậm chí còn nói: họ thấy cả đồ vật di-chuyển tuỳ hứng mà chẳng có duyên-do, cớ sự gì hết. Vậy, người Công giáo nhìn sự việc này như thế nào? (câu hỏi nghe quen quen từ một giáo-dân ở huyện nhà, là giáo-xứ).

Và đây, lại một trả lời cũng rất quen từ một đấng bậc cũng quen thuộc ở Sydney, như sau:

“Cả tôi nữa, cũng nghe nhiều truyện từ những người tôi quen biết lại là những người từng nhất quyết bảo rằng họ đã thấy “ma” ở đây đó; hoặc từng nghe nhiều âm thanh lạ, kể cả giọng nói của những người không xuất hiện vào lúc ấy. Hiện tượng về những “căn nhà ma” vì thế có lẽ cũng có một vài nền-tảng, trên thực-tế. Đây thực sự là vụ/việc khi hơn một người đều thấy hoặc nghe/biết cùng một chuyện.

Hỏi rằng: từ câu chuyện ấy ta làm được điều gì? Thì, theo thiển ý, Giáo-hội ta cũng từng có những tuyên-bố chính-thức về vấn-đề này, nên tôi cũng chẳng thấy cần để đưa ra câu trả lời dứt khoát cho vấn đề này. Ta cũng từ đó nên rút ra điều mà mọi người biết được do kinh-nghiệm và do từ niềm tin của người Công-giáo.

Tác giả Peter Kreedt có viết trong cuốn sách có nhan-đề là “Tất cả những gì mọi người cần biết về thiên-dàng, lại đã đề-cập đến chuyện “ma quái” rất kinh-hoàng. Ông công-nhận rằng có ba chứng cứ đáng kể về ma quái gặp thấy trong hầu hết mọi nền văn-hoá. Ông phân-biệt ba loại ma từng xứng-hợp với kinh-nghiệm chung của nhiều người mà tôi từng nói đến.

Thứ nhất, có loại ma được qui về câu hỏi mà anh/chị đưa ra, đó là: các hồn ma thấy được nhưng khá mờ mịt lại không có thân-xác thể-chất đột nhiên xuất-hiện hoặc biến mất. Có lúc, hồn ma ấy được bảo là có dáng dấp đàn ông hoặc phụ nữ, và có độ tuổi nào đó khá đặc biệt, kể cả con nít.

Tác giả Kreeft nghĩ rằng: có thể là, thần-hồn của người phàm xác thịt vẫn còn tồn tại nơi luyện ngục và vẫn còn một số công việc chưa hoàn tất trên trái đất. Có thể là, những thần hồn ấy đã sống hoặc chết ngay tại địa-điểm chúng xuất-hiện. Chẳng có gì gọi được là ác-thần/sự dữ khi ta nói về các “thần hồn” ấy, dù có làm cho người chứng kiến cảnh-tượng này, thấy hãi sợ.

Thật ta không thể cắt-nghĩa được tại sao các “hồn” ấy lại được phép xuất-hiện trên cõi trần này, nhưng có quá nhiều truyện kể để xua đuổi chúng để đầu óc con người khỏi bận tâm. Cũng có thể, Thiên-Chúa có lý do nào đó cho phép các “thần hồn” này được xuất-hiện. Một trong các lý-do có thể hiểu được, đó là: việc cho phép như thế cố để làm người bắt gặp thấy mủi lòng rồi còn biết đường mà cầu-nguyện cho họ, hoặc dạy cho họ một vài bài học.

Thứ hai nữa, là: các hồn ma mang dáng dữ-tợn có thể xuất tự hoả-ngục, cũng không chừng. Tôi có nghe một số người bảo rằng họ từng thấy đám quỉ dữ mang hình-hài rất khác biệt và tôi không có lý-do gì để nghi ngờ sự thật mà nói ra.

Cùng một loại như thế, có thể gộp chung vào đó các thần hồn được hiện lên trong các buổi lễ hoặc nghi-thức nào khác rất ngoại thường. Bởi, Satan có thể dính-dự vào các buổi ấy, nên Giáo-hội từng dựa vào Kinh thánh (như ở sách Đệ Nhị Luật đoạn 18 câu 9-13) từng cảnh giác các tín-hữu mình đừng nên dính-dấp vào buổi ấy.

Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo có dạy rằng: “Mọi hình-thức bói toán nói tiên-tri đều phải được loại bỏ: chạy đến với Satan hoặc ma quái, quỉ thần để nhờ cậy, hoặc gọi hồn người chết hoặc “cầu cơ” này khác để bảo rằng “sức mạnh thần-kỳ ấy có phép thần thông đoán được tương lai con người” luôn là chuyện sai trái, đầy dối trá.

Lại nữa, tra-cứu, đoán ý tử vi đẩu số, chiêm-tinh, coi chỉ tay, giải-đoán điềm thiêng dấu lạ, cùng các hiện-tượng giải-đoán tương lai mai ngày, rồi chạy đến với môi-giới tất cả đều che đậy một khát-vọng có quyền-phép trên cả thời-gian, lịch-sử để phân tách kết cuộc những người khác, cùng thu-phục các quyền-uy thế-lực tiềm ẩm ở bên dưới. Tất cả những thứ như thế đều trái với niềm vinh-dự, sự tôn-trọng và kính sợ những gì ta mắc nợ chỉ mình Thiên-Chúa, thôi.” (X. GLHTCG đoạn 2116)

Trường hợp có sự việc các đồ vật di chuyển gây tiếng động hoặc tiếng ồn lạ lùng mà không có nguyên nhân rõ ràng dứt khoát do hồn ma phối hợp với Satan tạo ra. Thánh Gioan Vianney, Cha xứ họ Ars, thường nghe thấy tiếng động của tủ giường/bàn ghế và tiếng động lạ kỳ trong nhà về đêm, và thánh-nhân biết chắc chắn rằng quỉ dữ đang làm việc để ngài lo ra chia trí trong công-cuộc thừa-tác đầy kết quả ở toà giải tội.

Nếu ai trải-nghiệm cũng một hiện-tượng như thế trong nhà mình, thì tốt nhất nên tìm một linh-mục hoặc ngay đến đấng trừ tà ở giáo-phận mình mà xin chúc lành hoặc làm phép trừ tà cho căn nhà của mình.

Thứ ba là, có những truyện kể về sự xuất-hiện của các bậc hiển-thánh hoặc người thân đã chết, thông thường là các thành-viên trong gia-đình mình từng được công-nhận là các vị này có biệt-tài như thế. Nhưng, các ngài không làm ai hãi sợ, đúng ra là tạo sự ủi-an và hy-vọng cho người thân của mình, thôi. Đôi lúc, thành-viên gia-đình đã quá cố, các thiên thần hoặc các bậc hiển-thánh có thể cũng xuất-hiện khi có người thân yêu khác trong gia đình đang đi dần vào chỗ chết, có lẽ để an ủi người sắp chết hoặc tháp-tùng họ đi vào cuộc sống đời sau. Đây, lại là vấn-đề của linh-hồn hoặc những vị đang ở chốn thiên cung.

Nói chung thì, khi các trải-nghiệm của con người đưa ra quá nhiều truyện kể về bóng mờ của các bản-thể linh-thiêng xuất-hiện, một số trong đó được gọi là “hồn ma”, thì cũng không có lý-do gì để ngờ-vực tính chân-thực của các vị này.

Do bởi các sự việc như thế thỉnh thoảng mới xảy ra, thì cũng không nên sợ họ. Giả như có ai trong chúng ta lần đầu thấy loại “hồn ma” nói trên xuất-hiện, thì cũng nên cầu-nguyện cho linh-hồn của người vừa hiện hình và cũng lẽ cũng nên lấy nước thánh rảy lên nơi chỗ vị ấy xuất hiện, thật mới đúng.” (X. Lm John Flader, Church and ghosts, The Catholic Weekly 18/01/2009, Question Time, tr.10)

“Thần hồn” hiện ra, lại cũng giông giống lời ca hôm nào, những hát rằng: “Cô đơn, cùng với tôi về”, và cũng có thể là lời đề-nghị tôi và bạn, ta quay về với vùng trời câu truyện kể khá đáng kể về tâm-trạng cô đơn nhưng không diệu vợi của cuộc đời, cũng rất người.

“Cô đơn, cùng với tôi về” còn gợi nhớ câu truyện kể về “Ông Lão Kỳ Lạ” đọc được ở trên mạng thấy có nghĩa, bèn trích lại đây để bạn và tôi cùng thưởng-thức rồi sẽ tính. Câu truyện được kể như sau:

“Lần đầu tiên tôi nghe về lão là mùa Giáng Sinh 1990. Chiều 24 tháng 12 năm ấy, tôi lên thăm bạn ở thành phố Lausanne. Chúng tôi rủ nhau đi phố sắm sửa vài món quà cho bữa tiệc thân hữu gặp nhau. Phố xá lạnh lẽo và vắng lặng lắm vì đa số mọi người đã đều đi về đoàn tụ với gia đình. Trời lất phất đổ tuyết, gợi cho lữ khách, tùy tâm trạng, mà cảm thấy lãng mạn hay cô đơn kinh khiếp.

Với tôi, năm ấy thật buồn, vì ba mẹ tôi đi Hoa Kỳ thăm bạn, còn tôi vì phải lo học thi cho học kỳ mùa Đông, nên không đi theo được. Ở lại xứ cao nguyên sương mù, gió lạnh trong mùa Giáng Sinh lê thê quả là một chuyện cô đơn khó chịu. May mà còn có bạn bè dễ thương. Họ làm tiệc mời tôi và qua đó cũng ấm lòng người viễn xứ! 

Khi ở phố về, chúng tôi chọn đường tắt nên đi ngang qua một chiếc cầu rất dài, bắc lắt lẻo trên ghềnh đá, đứng trên thành cầu nhìn xuống dưới người yếu bóng vía dễ bị xây xẩm vì chiều sâu hun hút hiểm trở. Người bạn đi chung chợt giật tay tôi chỉ một túp lều vải được dựng ngay bên cạnh đầu cầu. Tôi hơi ngạc nhiên, vì mùa này không phải là mùa để người ta cắm trại nơi đây! Bạn tôi kể rằng từ 20 năm nay, mỗi năm cứ đến mùa Giáng Sinh lại có ông già đến đây cắm trại.

Tôi ngạc nhiên hỏi lý do. Bạn tôi cho biết chiếc cầu này là nơi quyến rũ nhiều người cứ đến mùa Giáng Sinh ra nhảy cầu tự tử. Vì mùa Giáng Sinh ở Thụy Sĩ buồn quá, những người sống cô đơn thường bị cơn trầm cảm (Depression) hành hạ nên dễ tìm cái chết. 20 năm qua, người đàn ông đã cắm trại ở đầu cầu, nếu thấy ai một mình đứng trên cầu, lập tức ông bước tới nói chuyện khuyên nhủ. Trong lều của ông thường có rượu chát, chocolade và vài món quà nho nhỏ. Người có ý định tự tử thường được ông mời vào lều cho uống rượu tâm tình, cho đến khi người đó bỏ ý định quyên sinh.

Trước khi rời khỏi lều, thể nào họ cũng được ông cho món quà có ý nghĩa, với số điện thoại để sau đó cần người nói chuyện thì tìm ông. Ông làm việc âm thầm và không nhờ bất cứ hội đoàn nào giúp sức. Nghe lời kể của bạn tôi, tôi xúc động lắm, thật không ngờ giữa cuộc sống có quá nhiều bon chen, tranh giật lại có Tâm Bồ Tát hiện hành. Tôi kéo bạn tôi đi về phía lều của ông lão và tỏ ý muốn nói chuyện. Ông lão mở cửa lều, mời chúng tôi vào. Đó là một người đàn ông có dáng người khắc khổ, tuổi khoảng trên dưới 70 tuổi, gương mặt đầy từ ái. Trong căn lều thiết trí rất đơn giản, có tấm thảm trải cho ấm và một lò than nho nhỏ bên cạnh để sưởi, nấu trà, cafê và thức ăn. 

Ông lão hỏi chúng tôi sao lại đứng trên cầu bàn luận lâu vậy, giữa thời tiết giá lạnh trong buổi chiều Noël? Tôi kể ông nghe về cảm nhận của mình khi biết chuyện và vô cùng tán thán hạnh nguyện của ông. Ông lão mỉm cười:

-Thì sống trong đời, ta có thể làm được việc gì tốt cho người khác thì phải cố gắng thôi!“ Ông cũng cho biết thêm: có nhiều người oán trách tôi vì tôi bắt họ tiếp tục sống để chịu khổ!

Chúng tôi nói chuyện với nhau khoảng 1 giờ đồng hồ về nhiều đề tài rất tương đắc, ông lão rất thông thái, rất tế nhị và khi nói chuyện có sức thuyết phục rất cao. Sau đó chúng tôi từ giã ông để trở về lo bữa tiệc buổi tối.

Từ đó, thỉnh thoảng tôi gọi điện thoại nói chuyện với ông. Tình bạn giữa chúng tôi nảy nở và trở nên thân thiết. Ông tên Peter Dupont, tuổi đã 72 và sống một mình cô độc. Tôi cũng ngạc nhiên không hiểu tại sao ông không có gia đình. Ông bảo:

-Khi trước tôi cũng có bà mẹ nữa, vì phụng dưỡng mẹ nên tôi chẳng lập gia đình, ngày tháng qua đi, trở thành người già khi nào không biết.”

Ông làm việc tại ngân hàng X với nhiệm vụ chuyển thư từ tài liệu từ văn phòng này tới văn phòng khác. Ông không bao giờ nghỉ, trong suốt 40 năm làm việc tại đây. Khi mẹ ông qua đời trong đêm, ông đến xin phép ban giám đốc cho ông được nghỉ nửa ngày. Ông giám đốc ngạc nhiên thấy ông xin nghỉ, hỏi lý do mới biết đêm qua mẹ ông qua đời. Ông giám đốc kêu trời và bắt ông nghỉ 1 tuần ở nhà lo mọi chuyện. Sau 3 ngày, ông gọi điện thoại xin cho ông đi làm lại kẻo không ông cũng sẽ „chết“ như bà mẹ của ông mất, nếu người ta còn bắt ông ở nhà! 

Quả thật tôi không thể hiểu được tại sao có người ham mê công việc đến thế, ông lão trả lời những thắc mắc của tôi rằng:

-Ta được sống trong xã hội đầy đủ thế này, ta nợ biết bao nhiêu người, nếu không làm việc để trả lại những ân nghĩa ta vay, thời ta nợ đến bao giờ mới trả nổi!?“ Tôi giật mình vì lý luận của ông rất gần với tư tưởng Bồ Tát Đạo của Phật Giáo đại thừa, trong khi ông là KiTô-Hữu.

Với thời gian, chúng tôi khám phá ra ông Dupont cũng chính là khách hàng ở nhà bank nơi bạn tôi làm việc, mặc dù cũng làm việc cho nhà bank, song nhà bank nơi ông làm việc thuộc nhà ngành quản trị gia tài, trong khi ông chưa giàu có để có trương mục tại ngân hàng đó. 

Ông biết bạn tôi và rất tin tưởng khi có chuyện gì có liên quan đến ngân hàng tiền bạc. 

Thời gian trôi đi, đã 14 năm kể từ ngày tôi quen ông Dupont. Hàng năm ông vẫn đến cắm trại bên cầu, dù rằng tuổi ông đã quá cao và yếu nhiều. Rất nhiều người biết về ông, có những bài phóng sự hay chương trình truyền hình nói về ông, song chưa bao giờ những thứ ấy khiến ông để ý! Ông thường tỏ ra khó chịu khi người ta tới quay phim, phỏng vấn ông. 

Hôm qua, tôi nhận được điện thoại của bạn tôi, tôi đã lặng người đi khi nghe tin ông đã vừa giã biệt cõi đời! Cảm động nhất là trước ngày ông mất, ông nhờ người đẩy xe lăn cho ông tới ngân hàng gặp bạn tôi (sau cơn bệnh cách đây 3 tháng, ông không đi lại được nữa, mà phải ngồi xe lăn), ông mang tất cả các hoá đơn thuế nhà, thuế đất, bill điện nước theo và yêu cầu bạn tôi thanh toán giúp ông. Ông bảo:

-Ta biết ta sắp ra đi, nay nhờ anh giúp trang trải hết những nợ nần còn sót lại này, ta không muốn còn phải nợ nần gì khi giã biệt cõi trần.”

Ông không có nhiều tiền trong trương mục, nhưng sau khi thanh toán còn lại một chút, bạn tôi hỏi ông muốn làm gì, ông bảo làm gì cũng được, song ông có người cháu họ xa, hiện cũng đã 70 tuổi, nếu số tiền còn lại đó sau khi ông qua đời, được chuyển cho người cháu với lời nhắn nhủ là: “Giáng Sinh năm nay, ráng thay ông, một năm cũng được ra cầu Lausanne cắm trại cứu người, thì ông sẽ mỉm cười thanh thản ở bên kia thế giới“ 

Chỉ vậy, hai ngày sau đó ông ra đi thanh thản tại bệnh viện gần nhà. 

Một vị Bồ Tát bằng xương bằng thịt đã âm thầm đến và đi, không để lại dấu vết! Tôi không đi dự tang lễ của ông được, nhưng nghe đâu rất đông người tham dự! Có nhiều người được ông cứu từ 30 năm về trước cũng mang gia đình con cháu tới tiễn ông. 

Mùa thu … vắng lặng và buồn quá! Chiếc lá vàng rơi để trở về với cát bụi … tăng thêm chất màu mỡ cho đất. Một đóng góp cuối cùng! Ông lão kỳ lạ kia cũng vậy!” (Quảng Diệu Trần Bảo Toàn – Mùa Vu Lan 2548) 

Với tác giả truyện kể, thì: “mùa thu… vắng lặng và buồn quá!…” nhưng như thế vẫn chưa hẳn là chuyện ma quái hay ma quỉ, rất buồn tênh. Lại cũng có những chuyện buồn tênh, nhưng chẳng là ma quỉ hay ma mãnh gì hết, vẫn nên nghe:

“Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi.

Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba…

Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi:

– “Có dư đồng nào không con?”.

Tôi đáp:

– “Còn dư bốn ngàn ba ạ”.

Ba nói tiếp:

– “Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa”.

Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng.” (Truyện về Ba, do người viết không ký tên là tác giả)

Và một truyện kể khác, về “má” cũng không tên người viết như sau:

“Ba hay má, vẫn cứ là những ma và quái âm thầm sống trong đời người làm gì có ma quỉ. Chi có ma, khi “Ba” và “Má” không chịu sống thân phận của mà, của Ba của con người nhiều phận buồn.

Má hay Ba, vẫn không là “Ma” hay “quái quỉ” gì, chỉ là con người đích-thực sống cuộc đời buồn như “ma” mà thôi.”

Thế đó, là chuyện đời cũng nên phiếm hoài, phiếm mãi để rồi sẽ nhận ra rằng: đời người, chỉ một chuyện phiếm rất sương sương nhưng không “vô thường”, rất xưa nay.

Thế đó, là câu chuyện “phiếm” đời người nói mãi không nguôi. Và không hết. Nói gì thì nói, chớ nên nói chuyện ma quái hoặc quỉ mà để rồi tất cả cũng trở-thành quái quỉ đến độ “trẻ không tha, già không thương”, là như thế.

Nói hoài nói mãi một chuyện phiếm, rồi cũng đến lúc ta nên dừng lại để về với ngôi vườn thượng uyển có những lời vàng rồi theo đó mà sống cùng, sống với nhau, cho nhau hạnh phúc mien trường, không sợ hãi. Lời rằng:

“Vào khoảng canh tư,

Ngài đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ.

Thấy Ngài đi trên mặt biển,

các ông hoảng hốt bảo nhau:

“Ma đấy!”,

và sợ hãi la lên.

Đức Giêsu liền bảo các ông:

“Hãy yên tâm,

chính Thầy đây,

đừng sợ!”

(Mt 14: 26)  

Thế đấy là Ngài, vậy mà môn đệ cứ tưởng là “Ma!” Thế còn, ma kia, quỉ nọ mà người người lại cứ nghĩ là người. Người hay ma, ma hay người, vẫn chỉ là quan-niệm mà nhiều người còn nghĩ đến, mãi hôm nay.

Và, hôm nay xin trở về với đời thường để còn sống những chuỗi ngày còn lại cũng rất người, như người người, ở trong đời.

Trần Ngọc Mười Hai

Chưa từng gặp thứ ma mãnh

hoặc quỉ ma nào hết.

mà chỉ là

những người không thuộc loại

“quỉ tha ma bắt”,

mà thôi. 

From Vuisongtrendoi