Chúc Mừng Lễ Giáng Sinh và Năm Mới

 Nhân Mùa Giáng Sinh và Năm Mới  2018

Ba ngày nữa là lễ Giáng Sinh rồi,

Kính chúc quý anh chị em, bà con, thân bằng quyến thuộc, quý đọc giả thân thương luôn Bình An, nhiều  Hạnh Phúc, tràn  đầy Niềm Vui và luôn luôn HY VỌNG

Vinh Danh Thiên Chúa Trên Trời

Bình An Dưới Thế Cho Người Thiện Tâm

Ban Biên Tập “Kẻ Đi Tìm”

Kính chúc

Mời nghe nhạc.

httpv://www.youtube.com/watch?v=cKOSQ-OESfQ

LIÊN KHÚC GIÁNG SINH

TRUNG CỘNG, MỘT CƯỜNG QUỐC HÈN MỌN (Trần Trung Đạo)

TRUNG CỘNG, MỘT CƯỜNG QUỐC HÈN MỌN (Trần Trung Đạo)

TRUNG CỘNG, MỘT CƯỜNG QUỐC HÈN MỌN

Trần Trung Đạo

Giới thiệu: Bài này trước đây có tựa “Trung Cộng, Cường Quốc Trị Giá 100 Ngàn Dollar” được viết sau trận bão Yolanda tại Philippines gây thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sử thiên tai của quốc gia này với mười ngàn người bị chết và vô số thiệt hại về vật chất. Nhân loại ở khắp nơi đã góp phần xoa dịu nỗi đau của đồng loại. Không chỉ Mỹ, Anh, Úc, những quốc gia giàu có mà những nước xếp vào hạng nghèo nhất như Bangladesh cũng đóng góp một triệu Dollar bằng với số hiện kim mà quốc gia này đã giúp cho nạn nhân bão Katrina xảy ra ở New Orleans, Mỹ năm 2005. Nhưng giới cầm quyền Trung Cộng, những kẻ đã từng chi 40 tỉ Dollar trong Thế Vận Hội 2008 để khoe khoang “sức mạnh Trung Hoa”, chỉ viện trợ vỏn vẹn một trăm ngàn Dollar.

Điều đó nói lên (1) bản chất văn hóa hèn mọn của chế độ CS Trung Quốc, (2) chính trị hóa mọi hoạt động dù đó là một cuộc chiến tranh hay là một thiên tai (thời điểm đó TT Phi Benigno Aquino III đang tố cáo Trung Cộng xâm phạm biển đảo Phi.) Kết quả thống kê của Pew Research Center năm 2015 cho biết chỉ có 38 phần trăm người Mỹ có cái nhìn thiện cảm đối với Trung Cộng. Điều đó cho thấy, chính sách đối ngoại hèn mọn, thù vặt, thù dai của Trung Cộng chỉ đem về sự khinh rẻ của nhân loại dành cho chế độ, bởi vì giá trị của một quốc gia không phải được xác định bằng của cải mà bằng các tiêu chuẩn đạo đức, dân chủ, văn minh và văn hóa.

*

Bangladesh là quốc gia có dân số 147 triệu ở vùng Nam Á. Sau cuộc chiến tạm gọi là nội chiến Pakistan dài phát xuất từ các lý do văn hóa, tôn giáo, địa lý, quốc gia Bangladesh được thành lập vào năm 1971. Về kinh tế, Bangladesh được xếp vào hạng thứ 151 trên thế giới, nghĩa là rất nghèo. Nhiều triệu trẻ em Bangladesh vẫn còn thiếu dinh dưỡng. Chẳng những thế, các nước chung quanh cũng là những nước nghèo không thua kém nên các quan hệ kinh tế thương mại trong khu vực chẳng phát triển gì nhiều.

Nhưng khi trận bão lụt Katrina xảy ra ở New Orleans, Mỹ, tháng 8 2005, Bangladesh là một trong những quốc gia đầu tiên đáp ứng về cả nhân lực lẫn tài chánh. Chính phủ Bangladesh đã tặng nạn nhân Katrina 1 triệu Dollar và sẵn sàng đưa chuyên viên sang giúp xây dựng các đê điều ở New Orleans mà họ vốn có nhiều kinh nghiệm.

Có người cho rằng việc Bangladesh tặng một triệu Dollar cho Mỹ chẳng khác gì “gánh củi về rừng” và cũng có người cho rằng đó là một cách đầu tư lòng nhân đạo. Một nước nghèo như Bangladesh, số tiền một triệu đó sớm muộn cũng được Mỹ viện trợ trở lại, có thể với cả vốn lẫn lời.

Nhưng đại đa số các nhà bình luận đều đồng ý, trên tất cả những khía cạnh chính trị, kinh tế, nghĩa cử của chính phủ Bangladesh đã nói lên tấm lòng nhân ái của những người cùng cảnh ngộ. Năm 1974, Bangladesh vừa mới thành lập đã phải chịu một trong những cơn lụt lớn nhất trong lịch sử nhân loại với gần 30 ngàn người chết. Những cơn mưa mùa kéo dài suốt tháng đã làm xứ sở này sống với lũ lụt thường xuyên như chúng ta thấy trên các phóng sự truyền hình. Không ai hiểu được nỗi lòng của người chịu đựng lũ lụt hơn những người phải than thở “trời hành cơn lụt mỗi năm” như người dân Bangladesh.

Ngày 4 tháng 11, bão Haiyan hay Yolanda theo cách gọi của Philippines được cảnh báo và ngày 7 tháng 11, Tổng thống Phi Benigno Aquino III kêu gọi dân chúng trong vùng bão sẽ đi qua di tản tức khắc. Nhưng nhiều khu vực không biết tin tức và dù có nhận được lịnh cũng không biết đi đâu. Và vài giờ sau, lúc 6 giờ sáng cơn bão với sức gió 275 kilomet giờ vào đất liền.

Theo ước lượng của các cơ quan thiện nguyện quốc tế nhiều chục ngàn người dân Phi tại các đảo miền trung Philippines đã chết do cơn bão Haiyan gây ra. Chỉ riêng đảo Leyte Island đã có 10 ngàn người chết. Theo ước lượng của cơ quan National Disaster Risk Reduction and Management Council (NDRRMC) thuộc chính phủ Phi, khoảng 9.5 triệu người bị ảnh hưởng và 630 ngàn người đang lâm cảnh màn trời chiếu đất. Theo phóng viên CNN có mặt tại chỗ trong những ngày đầu, nhiều làng đã trở thành ngôi mộ tập thể và nạn nhân sống sót phải uống nước dừa để sống. Với sức gió 275 kilomet một giờ số thiệt hại nhân mạng và tài sản cuối cùng sẽ còn cao hơn ước tính rất nhiều.

Trong điêu tàn đổ nát do siêu bão Haiyan gây ra những hạt giống tình thương đang được gieo trồng. Hàng trăm quốc gia, hàng ngàn tổ chức từ thiện khắp thế giới đang đổ về Philippines không chỉ với thuốc men, áo quần, thực phẩm mà cả nhân lực để góp phần hàn gắn vết thương. Chính phủ Mỹ chỉ vài giờ sau cơn bão đã thông báo viện trợ khẩn cấp 20 triệu Dollar, Anh tặng 16 triệu Dollar, Nhật Bản tặng 10 triệu Dollar. Đó chỉ là tiền mặt, ngoài ra, các hàng không mẫu hạm HMS Illustrious của Anh, USS George Washington của Mỹ chuyên chở thuốc men và vật dụng cần thiết đến Phi.

Và Trung Cộng, quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới đã viện trợ 100 ngàn Dollar.

Đừng nói gì các công ty như IKEA cam kết 2.7 triệu Dollar, Coco-Cola cam kết 2.5 triệu Dollar, số tiền viện trợ của cường quốc thứ hai trên thế giới có thể còn thấp hơn số tiền do các cựu thuyền nhân và đồng hương Việt Nam tại hải ngoại đóng góp.

Báo Times bình luận 100 ngàn Dollar là một sỉ nhục đối với Philippines.

Trước phản ứng của dư luận thế giới mới đây Trung Cộng đã gia tăng viện trợ lên đến 1.64 triệu Dollar nhưng không phải tiền mặt mà là mùng mền, chăn chiếu. Những món “Made in China” này nghe qua là đã sợ.

Nhiều nhà bình luận dù phê bình Trung Cộng đã yểm trợ chỉ bằng sáu phần trăm số tiền New Zealand đã hứa nhưng không ai hiểu tại sao các lãnh đạo Trung Cộng lại có thể làm như thế, chẳng lẽ chúng không biết thế nào là xấu hổ hay sao. Ngay cả tờ Global Times có khuynh hướng dân tộc cực đoan cũng viết trong phần bình luận ngày 12 tháng 11, 2013 “Trung Quốc như một cường quốc có trách nhiệm nên tham gia vào các hoạt động cứu trợ để giúp đỡ nạn nhân của quốc gia láng giềng. Nếu Trung Cộng làm nhục Philippines lần này, Trung Quốc sẽ chịu tổn thất lớn lao.”

Lãnh đạo Trung Cộng không phải là không nhận ra điều đó nhưng Trung Cộng ngày nay không phải là một Trung Cộng mà Chu Ân Lai từng thề nguyền sát cánh cùng các nước nghèo, bị trị láng giềng tại hội nghị Bandung ở Nam Dương 1955. Trung Cộng ngày nay cũng không phải là một Trung Cộng mà Đặng Tiểu Bình đã hứa chia ngọt sẻ bùi với các quốc gia Đông Nam Á bằng những lời đường mật trong chuyến viếng thăm của y năm 1978. Cơn bĩ cực đã qua, thời thái lai đang tới, lãnh đạo Trung Cộng ngày nay là một đám kiêu căng đang giương cao ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc Đại Hán và chủ nghĩa này sẽ là chảo dầu của chiến tranh thế giới lần thứ ba phát xuất tại Á Châu.

Hơn ai hết, lãnh đạo Trung Cộng biết 3 trong số 20 cơn lụt lớn nhất nhân loại đều xảy ra tại Trung Hoa với khoảng 3 triệu người chết trong cơn lụt 1931, hai triệu người chết trong cơn lụt 1887 và khoảng bảy trăm ngàn người chết trong cơn lụt 1938, nhưng bản chất ti tiện, kiêu căng của giới lãnh đạo CS đã giết chết đặc tính “nhân chi sơ tính bổn thiện” của con người, che khuất tình “đồng cảnh tương thân”, bôi một lớp tro đen lên trên mấy ngàn năm văn hóa Trung Hoa và hủy hoại thể diện một của một quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.

Trung Cộng là một trong những nước có nguồn dự trữ vàng lớn nhất thế giới, là nước chủ nợ lớn nhất thế giới và GDP có khả năng sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2020 với ước lượng khoảng 24 ngàn tỉ Dollar. Trung Cộng có rất nhiều cái nhất nhưng những điều đó không làm nên giá trị của một quốc gia, không làm cho nhân loại kính trọng Trung Cộng hơn Bangladesh, bởi vì giá trị của một quốc gia không phải được xác định bằng của cải mà bằng các tiêu chuẩn đạo đức, dân chủ, văn minh và văn hóa.

Khi bàn về những phẩm chất để làm một quốc gia trở nên vĩ đại và được kính trọng, nhà văn Thomas Fann, trong một tiểu luận xuất sắc đã nêu ra 10 yếu tố gồm tự do, công lý, danh dự, đạo đức, lòng thương cảm, thành thật, giá trị cuộc sống, sáng tạo, vượt trội, bảo vệ môi trường cho các thế hệ tương lai. Thomas Fann nhấn mạnh đến việc nghĩ đến các thế hệ tương lại khi nhắc câu chuyện Disney Land. Ông Walt Disney chết năm năm trước ngày Disney World ở Florida, Mỹ, khai mạc. Trong lễ khai mạc, có người than phải chi ông còn sống để thấy những khu chơi dành cho cho thiếu nhi huy hoàng tráng lệ như ngày nay. Thật ra, với tầm nhìn xa và tư duy khai phóng, ông Walt Disney đã thấy những nụ cười rạng rở, những ánh mắt vui tươi của trẻ em từ lâu trước ngày khai mạc Disney Land.

Trung Cộng không đạt bất cứ một phẩm chất nào trong mười phẩm chất nêu trên. Nhưng nếu phải xếp hạng, có lẽ nên được xếp Trung Cộng cùng thời đại với các nhóm dân bộ lạc bán khai ăn thịt người còn sống tản mát trong các khu rừng ở Congo, vùng West Indies và khu vực Amazon hoang dã.

Tại sao?

Cách đây không lâu Trung Cộng là một trong số ít quốc gia mà cha mẹ đã làm thịt con đẻ của mình để sống qua ngày. Cách đây không lâu đã có hơn ba chục triệu người dân Trung Cộng phải chết đói, ăn thịt nhau một cách công khai trong thời kỳ Bước tiến nhảy vọt và Công xã nhân dân, tức giai đoạn người dân phải đem nồi niêu xoong chảo ra các “nhà luyện kim sau vườn” để “đúc thép” theo chủ trương của Mao Trạch Đông. Và không chỉ trong 40 năm trước, mà ngay cả ngày nay cũng thế, trong lúc đại đa số nhân loại đã qua khỏi thời kỳ dã man cả ngàn năm nhưng tại Trung Cộng việc ăn thịt người là một thức ăn sang trọng. Tờ Next Magazine phát hành tại Hong Kong cho rằng tại Trung Cộng, thai nhi là thức ăn phổ biến.

Tháng Năm, 2012, trên tờ Washington Times, nhà văn và nhà nghiên cứu Youngbee Dale cho biết sở quan thuế Nam Hàn đã tịch thu 17 ngàn viên thuốc chế bằng thai nhi sản xuất tại Trung Cộng. Chính sách một con đã buộc các cặp vợ chồng chọn phá thai dù ở giai đoạn nào khi biết đứa bé sắp chào đời là con gái. Đài truyền hình Nam Hàn chiếu một phóng sự kinh hoàng, trong đó, các bác sĩ người Hoa thực hiện các ca phá thai và ăn bào thai ngay tại chỗ. Một bác sĩ người Hoa khác để dành bào thai trong tủ lạnh như để dành tôm cá. Việc ăn thịt người xảy ra nhiều nơi ở các bộ lạc bán khai Phi Châu, Nam Mỹ nhưng ăn thịt người được nhà nước cho phép chỉ xảy ra tại quê hương của Tập Cận Bình.

Trung Cộng như một cường quốc kinh tế và theo thông lệ chính trị quốc tế, phải hành xử đúng tư cách của một cường quốc dù đối với bạn hay thù. Nhưng không, lãnh đạo Trung Cộng không có trái tim và lòng nhân đạo và cũng không quan tâm đến sĩ diện của quốc gia. Đối với chúng tiền bạc là vũ khí, là cây gậy. Philippines là quốc gia tranh chấp với Trung Cộng về chủ quyền biển Đông nên những đứa bé Philippines đang hấp hối ở Tacloban phải chết thay cho chính phủ của các em.

Lãnh đạo Trung Cộng là những kẻ nói như Bá Dương nhận xét về nước của ông ta “Người Tây phương có thể đánh nhau vỡ đầu rồi vẫn lại bắt tay nhau, nhưng người Trung Quốc đã đánh nhau rồi thì cừu hận một đời, thậm chí có khi báo thù đến ba đời cũng chưa hết.”

Tại sao người Nhật không ghét Mỹ dù Mỹ đã ném hai trái bom nguyên tử giết 240 ngàn người Nhật tại hai đảo Hiroshima và Nagasaki? Bởi vì đó là lịch sử. Con người cũng như quốc gia, không ai có thể quay ngược lại bánh xe thời gian và chỉ có thể vượt qua nỗi đau quá khứ bằng cách xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho các thế hệ mai sau. Trung Cộng thì khác. Mối nhục một trăm năm được ghi đậm ngay trong phần mở đầu của hiến pháp và lòng thù hận nước ngoài đã được đảng CS khai thác tận tình.

Từ cơn bão lụt Katrina đến nay, mỗi khi cần phải tìm một ví dụ để nhắc đến tình người, để biểu dương tinh thần “đồng cảnh tương thân”, Bangladesh lại được ca ngợi trong hầu hết bài viết, bài diễn văn, từ tổng thống Mỹ cho đến một học sinh trung học và xem đó như “tấm gương Bangladesh”. Từ cơn bão Haiyan về sau, Trung Cộng cũng sẽ được nhắc nhở nhưng hoàn toàn phản nghĩa với Bangladesh. Trung Cộng sẽ đồng nghĩa với bản chất ti tiện, dã man, kiêu căng, thù vặt và thù dai. Bản chất đó là “sự kết hợp hài hòa và nhuần nhuyễn” của dòng máu bành trướng Đại Hán và đặc tính Cộng Sản độc tài.

Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, Trung Cộng là quốc gia có tổng sản lượng nội địa năm 2012 hơn bảy ngàn tỉ Dollar nhưng trong mắt của phần lớn nhân loại, trị giá của cường quốc này chỉ đáng 100 ngàn.

Trần Trung Đạo

Anh Phong là chồng của Trần Thị Nga cũng không được vào phòng xử.

From: Nguyễn Thúy Hạnh‘s post.
 
 
 
Image may contain: one or more people, people walking, tree, sky and outdoor
Image may contain: 4 people, people standing and outdoor

Nguyễn Thúy Hạnh added 2 new photos — with Hoa TD at Toà Án Nhân Dân Tỉnh Hà Nam.

 Phu Ly, Vietnam · 

 

Chúng tôi đang ở gần khu vực xử án. Xung quanh đây đông đặc CA mật vụ, đường vào gần Toà án bị chăng dây ko thể ai qua được. Không khí căng thẳng hơn phiên xử sơ thẩm. Anh Phong là chồng của Trần Thị Nga cũng ko được vào phòng xử.

Đỗ Ngà: TRÊN NĂM CAM

From:    Hoa Kim Ngo‘s post.
 
 
 
Image may contain: 5 people, people smiling, people standing
Hoa Kim Ngo

 

Đỗ Ngà: TRÊN NĂM CAM
Ngày trước, khi mà chính quyền bắt băng nhóm Năm Cam, dân Sài Gòn háo hức reo mừng vì chính quyền đã trừng trị thích đáng một trùm xã hội đen. Các cuộc vây bắt được dân chào đón vỗ tay reo mừng. Cho đến nay, nhân vật Năm Cam đã thành một huyền thoại.

Nhớ cách đây khoảng 10 năm, có lần cao hứng tôi nói “Năm Cam là một trùm xã hội đen, chính quyền tiêu diệt hắn là đáng”. Lúc đó có một anh lớn tuổi đã đáp lại “Theo chú em thì Năm Cam hại được được bao nhiêu người trong gần 90 triệu dân Việt Nam? Cùng lắm hắn chỉ hại được những kẻ dây mơ rễ má má với hắn, tức là những kẻ ít nhiều có dính đến xã hội đen. Thực ra chưa có bằng chứng nào để kết luận Năm Cam hại người lương thiện. Ông ta đã hạ xác Dung Hà, chuyện đó là chuyện trong giới giang hồ của họ với nhau chẳng liên quan gì đến người lương thiện”. Anh ta lại nói tiếp “Thực ra kẻ nhân danh công lý ở xứ này mới đáng sợ chứ kẻ tội phạm chưa chắc gì đáng sợ với dân lương thiện”. Thật sự câu nói của anh ta đã đã làm tôi nghĩ lại, kẻ nhân danh công lý ở Việt Nam đã bao trùm lên toàn bộ cuộc sống của mọi người dân.

Thực ra để bắt được Năm Cam thì phải có thời gian dài trước đó chính quyền nuôi lớn ông này thành trùm. Chính những kẻ cầm trong tay quyền lực nhà nước đã nuôi Năm Cam chứ không ai khác. Người ta nói Năm Cam mua được cả công an và các uỷ viên Trung ương, nhưng theo tôi, những tên này tham lam nuôi Năm Cam lớn mạnh để Năm Cam mang lại tiền tài cho chúng. Khi đó chưa có những dự án ngàn tỷ, trăm triệu đô hay tỷ đô thì phải nuôi xã hội đen để chúng mang tiền đến cung phụng.

Ngày nay vốn ODA rót vào tay nhiều, đám uỷ viên Trung ương và uỷ viên BCT có nhiều lựa chọn hơn, mốt nuôi xã hội đen không còn hợp thời nữa, thay vào đó là lợi ích nhóm hình thành để tham nhũng chính sách, quyền làm chính sách, tiền dựa quyền để cướp rồi chia nhau sự giàu có, tất cả đều được bao che lẫn nhau rất an toàn. Thực ra những con người CS luôn có lòng tham và dã tâm tà ác nên khi có điều kiện thích hợp thì chúng hình thành ngay các dạng liên minh để làm giàu.

Khi báo chí đồng loạt thông báo và cả truyền hình trực tiếp chiến dịch đánh Năm Cam thì lúc đó dân Việt Nam mới biết đến Năm Cam nhờ truyền thông nhà nước. Nghĩa là chỉ một tỉ lệ rất ít người biết Năm Cam, và đa phần dân Việt Nam cũng chẳng nghèo đi khi Năm Cam bị bắt và cũng chẳng giàu lên khi Năm Cam bị bắt. Nói thế không có nghĩa là ủng hộ tội ác Năm Cam mà tôi chỉ muốn nói một điều rằng, xã hội đen hay mafia ảnh hưởng đến dân sinh không lớn bằng sự bất chính của một chính quyền. Năm Cam bị bắt, chẳng ai bênh vực cho hắn, nhưng khi các quan chức bị dân phanh phui thì cả hệ thống báo chí hùa nhau bảo vệ dù tội rành rành ra đó.

Nay Nguyễn Phú Trọng bắt hàng loạt người của nhóm chính trị đối thủ để cố mà sờ được cái gáy của Nguyễn Tấn Dũng. Đây là màn đấu đá quyền lực, tên nào bị bắt và bị trừng trị thì cũng chả sạch được bộ máy chính quyền này. Cứ trừng trị được đứa nào hay đứa đấy, việc này cũng xem như làm cho dân phấn khích một chút vì sự khổ bị đè nén quá lâu mà thôi.

Nguyễn Phú Trọng đang lấy mục đích biện minh cho phương tiện. Ông ta làm việc này vì mục đích chống tham nhũng? Không sai, vì những tên bị bắt đều là những tên tham nhũng gộc. Nhưng nghĩ đi cũng phải nghĩ lại, khi người CS ra tay một vấn đề gì họ cũng nhân danh một điều tốt đẹp để thi hành một âm mưu, CS luôn là vậy. Cải Cách Ruộng Đất, nghe tiêu đề như là vì nhân dân, nhưng kỳ thực đấy là mục đích ảo để biện minh cho phương tiện hành động thi hành tội ác trên đồng bào vô tội để biến Việt Nam thành đất nước không còn trí lực nhằm dễ cai trị. Hay họ dùng chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” để biện minh cho cuộc chiến tương tàn đồng bào mà chính họ là nguyên nhân. Hay chính Lenin cũng đã lấy mục đích XHCN “cao đẹp” để biện minh cho công cụ bạo lực cách mạng rất tàn khốc của ông ta.

Thực ra hôm nay dân cũng ít ngu hơn thời bắt Năm Cam, rất nhiều người hiểu ra bản chất vấn đề nên họ cũng chẳng háo hức gì mấy. Họ biết đánh Đinh La Thăng này thì sẽ mọc ra một La Thăng khác mà thôi. Ngày trước vụ án Minh Phụng – Epco trị giá đến 300 triệu USD lớn nhất thời đó, rồi sau đó mấy năm vụ án Tân Trường Sanh cũng gần trăm triệu USD, những quan chức hải quan TP. HCM cũng dính, nhưng nay đến uỷ viên BCT Đinh La Thăng cũng nhúng tay vào những vụ nếu cộng lại hàng tỷ USD chứ không ít, đấy là sự “phát triển” mạnh nhất của chính quyền này mà ta có thể thấy được. Đinh La Thăng được sinh ra từ thể chế này thì không lý do gì thể chế này lại không sinh ra vô số Đinh La Thăng khác. Đối với tôi, trừng trị Thăng chỉ là một tin thời sự chứ chẳng làm sạch được tí gì cái bộ máy chính quyền vốn vô cùng thối nát như thế này. Vậy thôi.

Đỗ Ngà.

Nhà máy soda 2.300 tỉ nguy cơ thành sắt vụn

From: Trần Bang‘s post.
Nhà máy soda đầu tư trên 2.300 tỉ đồng đặt tại Chu Lai, Quảng Nam đã phải trùm mền sau ít tháng hoạt động và đứng trước nguy cơ thành đống sắt vụn.

Lý do là : “một trong những mục đích làm nhà máy soda là có ý đồ để bán thiết bị công nghệ từ Trung Quốc”

“Đã cản nhưng không được”

Một nguyên lãnh đạo Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Quảng Nam nói rằng thời điểm đặt vấn đề làm nhà máy soda ở Chu Lai, ông đã có góp ý với lãnh đạo tỉnh là không nên chấp thuận bởi sẽ có nhiều hệ luỵ về sau.

Theo vị này, chủ đầu tư đã đi tới ba tỉnh khác xin làm soda nhưng không được rồi mới vào Quảng Nam.

Chất thải của nhà máy soda rất độc hại, trong khi đó vị trí làm nhà máy lại trên hướng các hồ nuôi tôm của dân.

Hơn nữa, thời điểm nhà máy khởi công thì hệ thống xử lý thải tập trung của Khu kinh tế Chu Lai chưa động thổ, trong khi đó lượng thải của riêng nhà máy soda đã gấp nhiều lần năng lực xử lý.

“Vì những lẽ đó, tôi đã góp ý là không nên cho triển khai nhưng lãnh đạo tỉnh vẫn quyết”, vị này nói.

Ông cũng khẳng định rằng “một trong những mục đích làm nhà máy soda là có ý đồ để bán thiết bị công nghệ từ Trung Quốc”.

TTO – Nhà máy soda đầu tư trên 2.300 tỉ đồng đặt tại Chu Lai, Quảng Nam đã phải trùm mền sau ít tháng hoạt động và đứng trước nguy cơ thành đống sắt vụn.
TUOITRE.VN

Nhiều người Việt giành cái lợi về mình, không nghĩ đến ai!

Nhiều người Việt giành cái lợi về mình, không nghĩ đến ai!

  

Xung quanh việc gây ra tiếng ồn “hành hạ” người khác, một số người nước ngoài sống ở VN nhận định rằng: “Nhiều người Việt chỉ làm những gì mình thích, giành cái lợi về mình mà không hề nghĩ ảnh hưởng đối với cộng đồng”.

Một cửa hàng đặt cặp loa trước quán để phát nhạc trên đường Trần Não, Q.2, TP.HCM – Ảnh: XUÂN HƯNG

Chị Olivia Taylor nói: Một đất nước phát triển không chỉ cần mạnh về kinh tế mà ở nơi đó, người dân cần phải hành xử đúng mực, văn minh, tôn trọng luật pháp nhằm xây dựng một cộng đồng có văn hóa

* Chị Olivia Taylor (người Anh):

Sống trong đô thị như ở nơi không người

Lúc mới sang Việt Nam, tôi sống trong một căn phòng thuê ở Q.4 (TP.HCM). Hằng ngày, từ sáng sớm tinh mơ tôi đã bị làm phiền bởi những tiếng còi xe inh ỏi. Buổi chiều tối sau khi đi làm về, tôi lại tiếp tục bị “hành hạ” bởi các quán nhậu, quán karaoke gần đó đến tận nửa đêm, có lúc đến 1h-2h sáng.

Đó là chưa kể những ngày quán nhậu xảy ra cãi vã, ẩu đả, tôi ngồi trong nhà nghe tiếng la hét, chửi bới, đập phá đồ đạc và cảm thấy rất sợ hãi.

Một lần nọ, chịu hết nổi, tôi nhờ người bạn sang quán karaoke nhắc nhở khéo thì nhận được thái độ hết sức khó chịu từ chủ quán. Người này nói rằng cả khu phố không ai phàn nàn, vì sao một người nước ngoài mới đến như tôi lại có ý kiến và đề nghị nếu tôi thấy phiền thì hãy… dọn đi nơi khác.

Người chủ quán còn nói ở Việt Nam, chuyện hát karaoke ồn ào là điều hết sức bình thường (?!). Không thể tiếp tục chịu đựng nên hai tháng sau tôi đành phải chuyển nhà sang Q.7, ở một khu vực yên tĩnh hơn hẳn.

Tôi cho rằng chính quyền nên nghiêm khắc hơn trong việc xử phạt các hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn, ảnh hưởng đến cộng đồng, hoặc quy hoạch những khu vực dành riêng cho buôn bán. Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển rất nhanh nên thu hút nhiều người nước ngoài sang sinh sống và làm việc trong thời gian gần đây.

Song song với việc phát triển kinh tế, du lịch, Chính phủ nên có kế hoạch cải thiện và giữ gìn môi trường sống lành mạnh, văn minh. Những vấn đề tưởng chừng nhỏ nhặt như tiếng ồn, vệ sinh công cộng, ý thức tham gia giao thông… đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung trong mắt bạn bè quốc tế.

* Anh Paul Smith (người Anh):

Sao lại bóp còi xe vô tôi vạ thế nhỉ?

Ấn tượng đầu tiên của tôi về Việt Nam là tình hình giao thông quá hỗn loạn, mà biểu hiện rõ nhất chính là cách bóp còi xe vô tội vạ của người dân. Tại Anh, chúng tôi chỉ bóp còi khi muốn cảnh báo nguy hiểm cho các tài xế khác, hoặc xin đường trong một số trường hợp thực sự cấp thiết.

Bóp còi ở các khu vực dân cư, bệnh viện hoặc trong khoảng từ nửa đêm đến 7 giờ sáng bị xem là hành vi thiếu văn hóa và có thể khiến bạn bị phạt nặng.

Trong khi đó, tại Việt Nam, tôi nhận thấy người dân có xu hướng bóp còi để… giành đường và làm điều này bất cứ khi nào họ muốn, gây ra khung cảnh giao thông rất hỗn loạn, đặc biệt là trong giờ cao điểm.

Ngoài ra, nhiều cửa hàng tại Việt Nam, đặc biệt là cửa hàng quần áo, thường xuyên dùng loa phát nhạc để thu hút sự chú ý của người đi đường. Thậm chí một số cửa hàng nằm gần nhau đã cạnh tranh bằng cách thi xem bên nào mở nhạc to hơn.

Điều này cực kỳ gây khó chịu vì tiếng nhạc rất chát chúa. Có lần, tôi mắc kẹt trong đám kẹt xe, trong khi ngay gần đó là một cửa hàng bán quần áo đang mở nhạc inh ỏi. Ngay cả trong khung cảnh hỗn loạn với đầy tiếng còi, chủ cửa hàng cũng không tắt nhạc.

Ở Anh, ngay từ nhỏ trẻ em đã được dạy dỗ rất kỹ về việc không gây ra các tiếng ồn khi không cần thiết.

Bên cạnh đó, chính phủ cũng có quy định rất rõ ràng về các mức phạt dành cho tài xế bóp còi không đúng mục đích, cho những người gây tiếng ồn làm ảnh hưởng đến người khác, đặc biệt là trong khoảng từ nửa đêm đến sáng. Đồng thời quy hoạch những khu phố dành riêng cho cửa hàng, nhà hàng, quán bar…

* Anh Andrew James Carmichael (người Úc):

Lái xe theo kiểu “Tôi đi ngay – tôi đi trước”

Tôi đã sống ở Việt Nam 10 năm và hiện đang sống tại Nha Trang. Từ những gì chứng kiến, tôi rút ra bài học ngắn gọn là cần lòng khoan dung và thấu hiểu về văn hóa để chấp nhận và tránh những cảm giác tiêu cực mà sự ồn ào của những người hàng xóm có thể mang lại.

Rất nhiều người Việt thường hay tụm năm tụm bảy gây ồn ào hàng xóm láng giềng. Người nước ngoài ở Việt Nam biết khoan dung sẽ không chấp nhất những người hàng xóm của mình.

Tuy nhiên, điều mà tôi trăn trở nhất là đa số người cầm lái ở Việt Nam tư duy theo kiểu: “Tôi đi ngay – Tôi đi trước”. Tư duy này có thể không nguy hiểm khi đi xe đạp, nhưng với xe máy thì lại khác. Nếu bạn muốn giúp người thân của mình tránh xa bệnh viện, hãy bắt đầu bằng việc giúp họ lái xe có trách nhiệm.

Cái thiếu đầu tiên trong giao thông ở Việt Nam là thiếu lịch sự. Hãy học về luật giao thông – bạn sẽ biết ai có quyền được đi trước và ai phải nhường đường. Hãy để dòng xe cộ chuyển động trong trật tự và như thế sẽ giúp việc lưu thông nhanh hơn.

Tư duy “Tôi đi ngay – Tôi đi trước” rồi bất chấp đi vào đường cấm, rẽ tạt đầu xe người khác mà không thèm xinhan hoặc vừa bật xinhan là một kiểu tự khoác lên mình hậu quả nguy hiểm, chưa kể là gây họa cho người khác.

Đối với tôi – người thường xuyên đi xe máy ở Việt Nam – điều tệ nhất là việc dùng đèn pha mà người lái xe còn không thèm biết mình đang dùng chế độ đèn này. Đèn pha không chỉ đơn giản là tín hiệu đèn màu xanh mờ mờ ở đầu xe máy của bạn. Đèn pha sẽ khóa tầm nhìn của người chạy xe chiều ngược lại, khiến họ không thấy được rõ ai, cái gì ở phía trước.

Ngoài ra, còn kể đến nỗi phiền toái khi chạy xe máy ở Việt Nam là học sinh chạy hàng hai hàng ba, những người vừa chạy xe vừa nghe điện thoại, hay hai xe máy chạy song song và hai người lái xe thì vô tư tám chuyện với nhau.

* Ông Wayne Jordan (người Anh):

Ông Wayne Jordan – Ảnh: NVCC

Ở Anh, gây ồn có thể bị phạt tù

Tôi đã sống ở Việt Nam được hơn 2 năm. Dường như ngày nào tôi cũng thấy phiền vì tiếng ồn ở đây. Tôi không hiểu vì sao người ta lại có thể nghĩ là mình muốn mở loa to cỡ nào cũng được? Có lẽ là vì họ không quan tâm hay tôn trọng những người xung quanh.

Tôi thấy người ta cũng không sợ công an, chẳng ai bị bỏ tù vì tiếng ồn cả, nên dù có bị chính quyền địa phương nhắc nhở thì ngay sau khi lực lượng chức năng đi khỏi là họ lại tiếp tục mở loa to.

Tôi nghĩ nếu người ta bị bỏ tù khi tái phạm sẽ có sự thay đổi. Chúng ta nên nâng cao nhận thức của mọi người trong chuyện này, cụ thể là tăng cường giáo dục về tác hại của tiếng ồn lên người khác.

Một điều khác khiến tôi khá bực mình ở Việt Nam là có nhiều người hay… tiểu bậy ngoài đường. Hành vi đó cực kỳ bất lịch sự. Ở nước tôi, mọi người đều hiểu rằng phải tôn trọng những người xung quanh mình.

Tất nhiên là cũng có trường hợp người ta tiệc tùng ồn ào quá đà, nhưng thường là cảnh sát và lực lượng chức năng địa phương sẽ nhắc nhở. Nếu sau ba lần nhắc nhở mà vẫn tái phạm thì người vi phạm có khả năng sẽ bị bỏ tù hoặc bị buộc phải dọn đi nơi khác nếu đó là nhà họ thuê.

NHỮNG NGƯỜI GẠT NƯỚC MẮT MÀ ĐI

From:   Hoa Kim Ngo shared Nguyen Anh Tuan‘s post.
 

Nguyen Anh Tuan: NHỮNG NGƯỜI GẠT NƯỚC MẮT MÀ ĐI

Nhật báo lớn thứ ba Đài Loan UDN đã đăng tải bức hình này của chị Trần Thị Nga một ngày sau khi tòa sơ thẩm tuyên chị 9 năm tù giam cho tội “tuyên truyền chống nhà nước” trong bản tin về những người hoạt động Việt Nam bị tù đày vì lên tiếng chống lại tập đoàn Formosa.

Nhưng đây là hình ảnh chị Nga của 10 năm về trước, trong một cuộc họp báo ở Đài Loan về tình trạng của người lao động nhập cư. Giọt nước mắt của chị khi ấy là khóc cho thân phận của chính mình – một người lao động Việt Nam gặp nạn trên đất Đài, bị cả chủ người Đài lẫn môi giới người Việt lừa đảo và phó mặc.

Giọt nước mắt ấy đã hòa chung trong biển nỗ lực của các tổ chức và người hoạt động cả Đài lẫn Việt trên đất Đài hàng chục năm qua, giúp công luận và chính giới Đài Loan nhận thức rõ hơn vấn đề của người lao động nhập cư, từ đó có những chính sách tiến bộ hơn để người lao động nhập cư được sống ‘người’ hơn.

Tuy nhiên, từ khi chị về nước và dần trở thành một người tranh đấu cho dân oan mất đất, cho nạn nhân ô nhiễm môi trường và những cảnh đời oan trái trên đường tìm công lý, hiếm khi thấy chị rơi nước mắt nữa, ít nhất là trước mặt người khác.

Có thể vì chị thấy cuộc sống vui hơn, nhiều ý nghĩa hơn, hoặc có thể đơn giản chỉ vì tiếp xúc với quá nhiều những phận đời cùng khổ, con người ta thấy những gì mình đã từng chịu chẳng bõ bèn gì. Cũng có thể là tất cả những lý do đó.

Cuộc đời của những người hoạt động như chị Nga, và nhiều người khác nữa, có những lúc rất đáng khóc cho bản thân. Nhưng còn có nhiều lúc hơn thế nữa – những lúc đứng trước những phận người ở tận cùng khổ đau – họ hiểu rằng họ phải gạt nước mắt để bước tiếp.

Ngay lúc này đây, chị Nga đang đứng trước vành móng ngựa cho những điều chị ấy tin là đúng. Và cho cả những giọt nước mắt chị ấy đã gạt đi, hoặc nuốt vào trong, để bước tiếp trên con đường chị ấy đã chọn.


Hiểu về Thúy Nga trong 5 phút
https://www.luatkhoa.org/…/12/hieu-ve-thuy-nga-trong-5-phut/

Bài trên báo Đài Loan UDN: https://global.udn.com/global_vision/story/8662/2605072

 
Image may contain: one or more people and closeup

Nguyen Anh TuanFollow

 

NHỮNG NGƯỜI GẠT NƯỚC MẮT MÀ ĐI

Nhật báo lớn thứ ba Đài Loan UDN đã đăng tải bức hình này của chị Trần Thị Nga một ngày sau khi tòa sơ thẩm tuyên chị 9 năm tù giam cho tội “tuyên truyền chống nhà nước” trong bản tin về những người hoạt động Việt Nam bị tù đày vì lên tiếng chống lại tập đoàn Formosa.

Nhưng đây là hình ảnh chị Nga của 10 năm về trước, trong một cuộc họp báo ở Đài Loan về tình trạng của người lao động nhập cư. Giọt nước mắt của chị khi ấy là khóc cho thân phận của chính mình – một người lao động Việt Nam gặp nạn trên đất Đài, bị cả chủ người Đài lẫn môi giới người Việt lừa đảo và phó mặc.

Giọt nước mắt ấy đã hòa chung trong biển nỗ lực của các tổ chức và người hoạt động cả Đài lẫn Việt trên đất Đài hàng chục năm qua, giúp công luận và chính giới Đài Loan nhận thức rõ hơn vấn đề của người lao động nhập cư, từ đó có những chính sách tiến bộ hơn để người lao động nhập cư được sống ‘người’ hơn.

Tuy nhiên, từ khi chị về nước và dần trở thành một người tranh đấu cho dân oan mất đất, cho nạn nhân ô nhiễm môi trường và những cảnh đời oan trái trên đường tìm công lý, hiếm khi thấy chị rơi nước mắt nữa, ít nhất là trước mặt người khác.

Có thể vì chị thấy cuộc sống vui hơn, nhiều ý nghĩa hơn, hoặc có thể đơn giản chỉ vì tiếp xúc với quá nhiều những phận đời cùng khổ, con người ta thấy những gì mình đã từng chịu chẳng bõ bèn gì. Cũng có thể là tất cả những lý do đó.

Cuộc đời của những người hoạt động như chị Nga, và nhiều người khác nữa, có những lúc rất đáng khóc cho bản thân. Nhưng còn có nhiều lúc hơn thế nữa – những lúc đứng trước những phận người ở tận cùng khổ đau – họ hiểu rằng họ phải gạt nước mắt để bước tiếp.

Ngay lúc này đây, chị Nga đang đứng trước vành móng ngựa cho những điều chị ấy tin là đúng. Và cho cả những giọt nước mắt chị ấy đã gạt đi, hoặc nuốt vào trong, để bước tiếp trên con đường chị ấy đã chọn.


Hiểu về Thúy Nga trong 5 phút
https://www.luatkhoa.org/…/12/hieu-ve-thuy-nga-trong-5-phut/

Bài trên báo Đài Loan UDN: https://global.udn.com/global_vision/story/8662/2605072

 

Rồi xong Đức đã cắt hết từ ngoại giao đến kinh tế lẫn quân sự !

Thuong Phan and 2 others shared a link.
Ngoại trừ những dự án cũ và những hợp đồng cũ, Bộ Quốc phòng Đức đã đình chỉ tất cả, không thỏa thuận một dự án nào mới, không ký kết bất cứ một hợp đồng nào mới với …
 
THOIBAO.DE
 
 
  • Thuong Phan shared Son Dang‘s post.
     

    Rồi xong Đức đã cắt hết từ ngoại giao đến kinh tế lẫn quân sự !
    ——————

    Hôm 20.12.2017, tại Berlin. Người Phát ngôn Bộ Quốc phòng Đức đã cho thoibao.de biết ´´Ngày 22/9/2017, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức ra thông báo về việc Chính phủ CHLB Đức đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Quyết định này tác động tới Bộ Quốc phòng Đức, liên quan tới các cuộc hội đàm và chuyến thăm từ cấp vụ trưởng, cục trưởng trở lên và kể từ đó cho tới thời gian tiếp theo, các cuộc hội đàm và chuyến thăm như vậy cũng bị đình chỉ“.
    Sĩ quan cấp cao của Bộ Quốc phòng Đức cũng cho biết thêm ´´Những biện pháp đã được thỏa thuận từ trước trong khuôn khổ chương trình song phương mỗi năm vẫn được tiếp tục tiến hành ở cấp chuyên viên làm việc“ .
    Điều này có nghĩa rằng, ngoại trừ những dự án cũ và những hợp đồng cũ, Bộ Quốc phòng Đức đã đình chỉ tất cả, không thỏa thuận một dự án nào mới, không ký kết bất cứ một hợp đồng nào mới với Việt Nam.
    Được biết, từ nhiều năm nay giữa Đức và Việt Nam đang tích cực hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, đặc biệt là về lãnh vực hải quân nhằm giúp Việt Nam bớt phụ thuộc dần vào các phương tiện vũ khí từ Nga, củng cố khả năng bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước này tại Biển Đông.

    Việc Bộ Quốc phòng Đức đình chỉ các tiếp xúc với Quân đội Việt Nam từ cấp Cục, Vụ trở lên sẽ làm suy yếu tiến trình từng bước tự hiện đại hóa và duy trì hiện diện của lực lượng hải quân nước này trong việc để bảo vệ chủ quyền trên Biển, vốn đang bị Trung Quốc xâm chiếm từ những năm 1974 cho đến nay.

    Nếu Quân đội Nhân dân Việt Nam không kịp thời ngăn chặn các hành động bắt người vô pháp của kẻ chủ mưu, dẫn tới sự hỗn loạn nội bộ cũng như làm mất lòng tin với các đối tác quốc tế, sẽ còn xẩy ra nhiều diễn biến khó lường, gây ra lỗ hổng lớn cho việc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam.
    Nguy cơ khủng hoảng về an ninh quốc phòng có lẽ sẽ là một món quà mà ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng thời là Bí thư Quân ủy Trung ương dâng tặng người bạn “ 4 tốt “ phương Bắc đang chiếm đóng và liên tục xây lấn tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Nhà máy soda 2.300 tỉ nguy cơ thành sắt vụn

Trần Bang
Nhà máy soda đầu tư trên 2.300 tỉ đồng đặt tại Chu Lai, Quảng Nam đã phải trùm mền sau ít tháng hoạt động và đứng trước nguy cơ thành đống sắt vụn.

Lý do là : “một trong những mục đích làm nhà máy soda là có ý đồ để bán thiết bị công nghệ từ Trung Quốc”

“Đã cản nhưng không được”

Một nguyên lãnh đạo Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Quảng Nam nói rằng thời điểm đặt vấn đề làm nhà máy soda ở Chu Lai, ông đã có góp ý với lãnh đạo tỉnh là không nên chấp thuận bởi sẽ có nhiều hệ luỵ về sau.

Theo vị này, chủ đầu tư đã đi tới ba tỉnh khác xin làm soda nhưng không được rồi mới vào Quảng Nam.

Chất thải của nhà máy soda rất độc hại, trong khi đó vị trí làm nhà máy lại trên hướng các hồ nuôi tôm của dân.

Hơn nữa, thời điểm nhà máy khởi công thì hệ thống xử lý thải tập trung của Khu kinh tế Chu Lai chưa động thổ, trong khi đó lượng thải của riêng nhà máy soda đã gấp nhiều lần năng lực xử lý.

“Vì những lẽ đó, tôi đã góp ý là không nên cho triển khai nhưng lãnh đạo tỉnh vẫn quyết”, vị này nói.

Ông cũng khẳng định rằng “một trong những mục đích làm nhà máy soda là có ý đồ để bán thiết bị công nghệ từ Trung Quốc”.

TTO – Nhà máy soda đầu tư trên 2.300 tỉ đồng đặt tại Chu Lai, Quảng Nam đã phải trùm mền sau ít tháng hoạt động và đứng trước nguy cơ thành đống sắt vụn.
TUOITRE.VN
 

Đỗ Ngà: TRÊN NĂM CAM

From:   Hoa Kim Ngo
 

Đỗ Ngà: TRÊN NĂM CAM

Ngày trước, khi mà chính quyền bắt băng nhóm Năm Cam, dân Sài Gòn háo hức reo mừng vì chính quyền đã trừng trị thích đáng một trùm xã hội đen. Các cuộc vây bắt được dân chào đón vỗ tay reo mừng. Cho đến nay, nhân vật Năm Cam đã thành một huyền thoại.

Nhớ cách đây khoảng 10 năm, có lần cao hứng tôi nói “Năm Cam là một trùm xã hội đen, chính quyền tiêu diệt hắn là đáng”. Lúc đó có một anh lớn tuổi đã đáp lại “Theo chú em thì Năm Cam hại được được bao nhiêu người trong gần 90 triệu dân Việt Nam? Cùng lắm hắn chỉ hại được những kẻ dây mơ rễ má má với hắn, tức là những kẻ ít nhiều có dính đến xã hội đen. Thực ra chưa có bằng chứng nào để kết luận Năm Cam hại người lương thiện. Ông ta đã hạ xác Dung Hà, chuyện đó là chuyện trong giới giang hồ của họ với nhau chẳng liên quan gì đến người lương thiện”. Anh ta lại nói tiếp “Thực ra kẻ nhân danh công lý ở xứ này mới đáng sợ chứ kẻ tội phạm chưa chắc gì đáng sợ với dân lương thiện”. Thật sự câu nói của anh ta đã đã làm tôi nghĩ lại, kẻ nhân danh công lý ở Việt Nam đã bao trùm lên toàn bộ cuộc sống của mọi người dân.

Thực ra để bắt được Năm Cam thì phải có thời gian dài trước đó chính quyền nuôi lớn ông này thành trùm. Chính những kẻ cầm trong tay quyền lực nhà nước đã nuôi Năm Cam chứ không ai khác. Người ta nói Năm Cam mua được cả công an và các uỷ viên Trung ương, nhưng theo tôi, những tên này tham lam nuôi Năm Cam lớn mạnh để Năm Cam mang lại tiền tài cho chúng. Khi đó chưa có những dự án ngàn tỷ, trăm triệu đô hay tỷ đô thì phải nuôi xã hội đen để chúng mang tiền đến cung phụng.

Ngày nay vốn ODA rót vào tay nhiều, đám uỷ viên Trung ương và uỷ viên BCT có nhiều lựa chọn hơn, mốt nuôi xã hội đen không còn hợp thời nữa, thay vào đó là lợi ích nhóm hình thành để tham nhũng chính sách, quyền làm chính sách, tiền dựa quyền để cướp rồi chia nhau sự giàu có, tất cả đều được bao che lẫn nhau rất an toàn. Thực ra những con người CS luôn có lòng tham và dã tâm tà ác nên khi có điều kiện thích hợp thì chúng hình thành ngay các dạng liên minh để làm giàu.

Khi báo chí đồng loạt thông báo và cả truyền hình trực tiếp chiến dịch đánh Năm Cam thì lúc đó dân Việt Nam mới biết đến Năm Cam nhờ truyền thông nhà nước. Nghĩa là chỉ một tỉ lệ rất ít người biết Năm Cam, và đa phần dân Việt Nam cũng chẳng nghèo đi khi Năm Cam bị bắt và cũng chẳng giàu lên khi Năm Cam bị bắt. Nói thế không có nghĩa là ủng hộ tội ác Năm Cam mà tôi chỉ muốn nói một điều rằng, xã hội đen hay mafia ảnh hưởng đến dân sinh không lớn bằng sự bất chính của một chính quyền. Năm Cam bị bắt, chẳng ai bênh vực cho hắn, nhưng khi các quan chức bị dân phanh phui thì cả hệ thống báo chí hùa nhau bảo vệ dù tội rành rành ra đó.

Nay Nguyễn Phú Trọng bắt hàng loạt người của nhóm chính trị đối thủ để cố mà sờ được cái gáy của Nguyễn Tấn Dũng. Đây là màn đấu đá quyền lực, tên nào bị bắt và bị trừng trị thì cũng chả sạch được bộ máy chính quyền này. Cứ trừng trị được đứa nào hay đứa đấy, việc này cũng xem như làm cho dân phấn khích một chút vì sự khổ bị đè nén quá lâu mà thôi.

Nguyễn Phú Trọng đang lấy mục đích biện minh cho phương tiện. Ông ta làm việc này vì mục đích chống tham nhũng? Không sai, vì những tên bị bắt đều là những tên tham nhũng gộc. Nhưng nghĩ đi cũng phải nghĩ lại, khi người CS ra tay một vấn đề gì họ cũng nhân danh một điều tốt đẹp để thi hành một âm mưu, CS luôn là vậy. Cải Cách Ruộng Đất, nghe tiêu đề như là vì nhân dân, nhưng kỳ thực đấy là mục đích ảo để biện minh cho phương tiện hành động thi hành tội ác trên đồng bào vô tội để biến Việt Nam thành đất nước không còn trí lực nhằm dễ cai trị. Hay họ dùng chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” để biện minh cho cuộc chiến tương tàn đồng bào mà chính họ là nguyên nhân. Hay chính Lenin cũng đã lấy mục đích XHCN “cao đẹp” để biện minh cho công cụ bạo lực cách mạng rất tàn khốc của ông ta.

Thực ra hôm nay dân cũng ít ngu hơn thời bắt Năm Cam, rất nhiều người hiểu ra bản chất vấn đề nên họ cũng chẳng háo hức gì mấy. Họ biết đánh Đinh La Thăng này thì sẽ mọc ra một La Thăng khác mà thôi. Ngày trước vụ án Minh Phụng – Epco trị giá đến 300 triệu USD lớn nhất thời đó, rồi sau đó mấy năm vụ án Tân Trường Sanh cũng gần trăm triệu USD, những quan chức hải quan TP. HCM cũng dính, nhưng nay đến uỷ viên BCT Đinh La Thăng cũng nhúng tay vào những vụ nếu cộng lại hàng tỷ USD chứ không ít, đấy là sự “phát triển” mạnh nhất của chính quyền này mà ta có thể thấy được. Đinh La Thăng được sinh ra từ thể chế này thì không lý do gì thể chế này lại không sinh ra vô số Đinh La Thăng khác. Đối với tôi, trừng trị Thăng chỉ là một tin thời sự chứ chẳng làm sạch được tí gì cái bộ máy chính quyền vốn vô cùng thối nát như thế này. Vậy thôi.
Đỗ Ngà.

Image may contain: 5 people, people smiling, people standing

TRẦN THỊ NGA 9 NĂM TÙ, 5 NĂM QUẢN CHẾ

Hoa Kim Ngo shared Từ Thức‘s post.
 

Từ Thức· 

Hôm nay, cái gọi là tòa án lại lôi TRẦN THỊ NGA ra xử. Hôm trước 5 người trẻ ( 2 người mới 23 tuổi ) lãnh tổng cộng 19 năm tù về tội chống phá nhà nước. Phường chèo lố lăng, trò hề rẻ tiền ( đúng ra là miễn phí ) nhưng không cười được, vì đằng sau là những phụ nữ, những người trẻ sẽ bỏ cả tuổi thanh xuân trong tù. Vì tội không muốn đất nước rơi vào tay Trung Quốc
‘’Nhà nước ’’ ( tao là nhà nước, nhà nước là tao ) chùi chân lên nhân quyền, tát vào mặt dân. Đa số dân Việt thờ ơ, để sống qua ngày. Nhưng chúng tát vào mặt mỗi ngày, đến một lúc nào đó cũng phải tỉnh, không lẽ tiếp tục nhìn nơi khác ?

 
Image may contain: 4 people, people standing, hat and outdoor
Từ Thức

 

TRẦN THỊ NGA 9 NĂM TÙ, 5 NĂM QUẢN CHẾ 
Hôm nay, cái gọi là tòa án lại lôi TRẦN THỊ NGA ra xử. 9 NĂM TÙ + 5 năm quản chế. Hôm trước 5 người trẻ ( 2 người mới 23 tuổi ) lãnh tổng cộng 19 năm tù về tội chống phá nhà nước.

Phường chèo lố lăng, trò hề rẻ tiền ( đúng ra là miễn phí ) nhưng không cười được, vì đằng sau là những phụ nữ, những người trẻ sẽ bỏ cả tuổi thanh xuân trong tù. Vì tội không muốn đất nước rơi vào tay Trung Quốc
‘’Nhà nước ’’ ( tao là nhà nước, nhà nước là tao ) chùi chân lên nhân quyền, tát vào mặt dân. Đa số dân Việt thờ ơ, để sống qua ngày. Nhưng chúng tát vào mặt mỗi ngày, đến một lúc nào đó cũng phải tỉnh, không lẽ tiếp tục nhìn nơi khác ?