Nóng giận là ngọn lửa đốt cháy phúc báo, người càng tài giỏi càng bình thản

Nóng giận là ngọn lửa đốt cháy phúc báo, người càng tài giỏi càng bình thản

Bạn đã bao giờ nổi giận? Có khi nào bạn nhận thấy hậu quả khôn lường do cơn giận mình gây ra?

By Annie On Dec 23, 2017

Bạn đã bao giờ nổi giận? Có khi nào bạn nhận thấy hậu quả khôn lường do cơn giận mình gây ra?

Giận dữ là cơn lốc cuốn đi mọi sự thành công, khiến chúng ta đánh mất nhiều thứ khác.

Bạn cứ thử nghĩ xem, mình đã mất đi bao nhiêu yêu thương, làm tổn thương bao nhiêu trái tim, bỏ lỡ bao nhiêu việc sau mỗi lần tức giận?

Khi nổi giận, bạn không thể xử lý công việc với người khác, càng không thể làm việc bình thường. Bởi khi đó, toàn thân bạn bị bao trùm bởi tâm trạng bất ổn.

Có một câu chuyện về cụ bà rất hay giận dữ.

Một bà cụ có tính tình nóng nảy, thường xuyên nổi giận vì những sự việc nhỏ nhặt, hơn nữa mỗi khi tức giận hay dùng lời lẽ ác độc, vô tình đã làm tổn thương nhiều người, vì vậy chẳng mấy ai dám gần gũi, tất cả đều lánh xa bà cụ.

Bà ta cũng biết khuyết điểm của mình, nhiều lần quyết tâm cải sửa lại lỗi lầm thành tật này. Nhưng mỗi khi hỏa khí bốc lên thì chính bà ta cũng không thể khống chế được tâm mình.

Một hôm, có người hàng xóm đã nói với bà :“Gần đây có một vị thiền sư, sao bà không đến xin lời chỉ dạy, biết đâu thiền sư có thể giúp được cho bà”.

Bà ta nghe thấy thế liền đến tham vấn với thiền sư.

Khi bà ta nói ra tâm nguyện muốn cải sửa tính nóng giận của mình và rất mong muốn có được một vài lời khai thị từ vị thiền sư, sau khi nghe bà cụ kể lể thì thiền sư chỉ im lặng, và dẫn bà ta vào một thiền phòng, sau đó khóa cửa thiền phòng và rời khỏi đó.

Bà ta một lòng muốn có được lời chỉ dạy của thiền sư, nhưng không ngờ thiền sư đã nhốt bà ta vào trong một thiền phòng vừa lạnh vừa u tối. Bà ta tức tối hét lên, không còn giữ được sự bình tĩnh nữa, và buông những lời nhục mạ không ngừng chửi rủa. Nhưng cho dù bà ta có la hét cách nào, thiền sư vẫn im lặng.

Khi không còn chịu đựng được nữa, thì bà ta thay đổi thái độ cầu xin thiền sư thả mình ra, nhưng thiền sư vẫn im lặng.

Qua một hồi rất lâu, thiền sư hỏi:“Bà còn giận không ?”.

Bà ta quát lên:“Tôi chỉ giận tôi, tôi hối hận sao phải nghe lời người khác, tìm đến cái nơi quỷ quái này để xin ý kiến của ông”.

Thiền sư ôn tồn nói: “Kể cả chính mình bà cũng không chịu buông tha, thì bà làm sao có thể tha lỗi cho người khác chứ ?”. Nói xong thiền sư lại im lặng.

Một lúc sau, thiền sư lại hỏi:“Bà còn giận không?”

Bà ta trả lời:“Hết giận rồi!”

Thiền sư lại hỏi:“Tại sao hết giận?”

Bà ta bực bội trả lời: “Tôi giận thì có ích gì? Không phải vẫn bị ông nhốt tôi trong cái phòng vừa u tối vừa lạnh lẽo này hay sao?”

Thiền sư nói:“Bây giờ bà đang đè nén cơn tức giận của mình vào một chỗ, một khi nó bộc phát ra thì càng mãnh liệt hơn”. Nói xong, thiền sư lại quay đi.

Lần thứ 3 thiền sư quay lại hỏi bà ta, bà ta trả lời:“Tôi không giận nữa, ông không xứng đáng để tôi giận!”.

Thiền sư nói:“Cái gốc tức giận của bà vẫn còn, bà cần phải thoát ra khỏi vòng xoáy của tức giận trước đã”.

Sau một hồi lâu, bà ta đã chủ động hỏi thiền sư:“Bạch thiền sư, ngài có thể nói cho con biết tức giận là cái gì không?”

Thiền sư bước vào, vẫn không nói chuyện, chỉ có động tác như vô tình đổ đi ly nước trong cái ly trên tay.

Lúc này thì bà ta hình như đã hiểu.

Thì ra trong tâm không bực tức, thì làm gì có cơn giận? Tâm địa trống không, không có một vật gì, thì hỏa khí sao có dịp bùng phát?

Cho nên, đừng bao giờ nghĩ rằng tức giận là chuyện nhỏ. Cơn giận có thể phản ánh con người bạn. Đừng bao giờ dung túng bản thân bằng những lần nổi giận để người khác đánh giá bạn là một người ích kỷ.

Chân Tâm

Thông tin ngày bão:

Thông tin ngày bão:

Ngày 24/12/2017, ông Đoàn Văn Diên, ba của nhà hoạt động bảo vệ người lao động Đoàn Huy Chương bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt tại Lâm Đồng. 
Hiện nay, ông bị tạm giam tại trại B5 Đồng Nai.

Phía công an Thông báo cho gia đình biết ông Diên bị bắt giam và yêu cầu gia đình gửi đồ dùng cho ông Diên. Tuy nhiên, gia đình vẫn không nhận được thông báo cũng như thông tin miệng từ phía công an là ông Diên bị bắt với cáo buộc gì.

Ông Đoàn Văn Diên từng bị kết án 4,5 năm tù về Điều 258 BLHS nước CHXHCN VN.

Trong một diễn biến khác. Sau khi ông Diên bị bắt, nhà cầm quyền CSVN tiếp tục truy lùng Đoàn Huy Chương.

Lâm Đồng muốn có 3.900 tỉ làm đường sắt Đà Lạt – Tháp Chàm

Truc Ly
TUOITRE.VN

 Vậy đó.

Bán cái đầu máy được 650.000 USD, ga Đà Lạt hoang vắng từ đó, bây giờ cần một đống tiền và nhiều năm để khôi phục.

TTO – Lâm Đồng kêu gọi đầu tư cấp quốc gia Dự án khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt – Tháp Chàm (thành phố Phan Rang) với kinh phí dự kiến 3.900 tỉ đồng.
TUOITRE.VN
 

Làm đường không bồi hoàn thỏa đáng, không tái định cư còn cho côn đồ bịt mặt cướp nhà cướp đất của dân

Hoa Kim Ngo and Dien Hong Tran shared Cộng Hòa Thời Báo – Trang Phụ‘s live video.

 LIVE
166
Cộng Hòa Thời Báo – Trang Phụ is live now.Follow

 

Làm đường không bồi hoàn thỏa đáng, không tái định cư còn cho côn đồ bịt mặt cướp nhà cướp đất của dân

Xã Sơn Quang, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh 26/12/2017

Nguồn Ai Nguyenthi

‘Người Tị Nạn’ đến Việt Nam

 

‘Người Tị Nạn’ đến Việt Nam

Nguyễn An Nam/Người Việt

Người tị nạn (tựa gốc: The Refugees), do Phạm Viêm Phương dịch, Phương Nam Book & Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn ấn hành Tháng Mười Hai, 2017. (Hình: Phương Nam Book)

Tác giả Viet Thanh Nguyen, nhà văn Mỹ gốc Việt chiếm giải Pulitzer 2016 dành cho văn xuôi với tiểu thuyết The Sympathizer (Cảm Tình Viên) vừa có một tác phẩm dịch sang tiếng Việt và phát hành tại Việt Nam. Nhưng tác phẩm mới trình làng này không phải là Cảm Tình Viên. Vì một công ty xuất bản tại Hà Nội đã mua bản quyền cuốn Cảm Tình Viên từ khi sách mới được giải Pulitzer, nhưng người đọc trong nước chưa thể đọc bản dịch. Có tin nói rằng cuốn tiểu thuyết này khó lọt qua lưới kiểm duyệt khắt khe.

Trong tình hình Việt Nam hiện nay, các công ty xuất bản tư nhân lo có bản thảo và nội dung, nhưng vẫn phải xin nhà xuất bản nhà nước cấp phép thì sách của họ mới có thể công khai ra thị trường “hợp pháp.” Các nhà xuất bản kiểm duyệt khắt khe mặt chính trị. Trong số nội dung chính trị cấm kỵ, có vấn đề người Việt miền Nam tị nạn sau 1975. Sẽ khó qua khỏi “ải kiểm duyệt” nếu vấn đề này được “giải phẫu” từ quan điểm của chính cộng đồng tị nạn. Cảm tình viên là cuốn tiểu thuyết có thể đã nằm trong “khoang vùng” đó.

Cuốn sách của Viet Thanh Nguyen, có tựa Người tị nạn (tựa gốc: The Refugees), do Phạm Viêm Phương dịch, Phương Nam Book & Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn ấn hành Tháng Mười Hai, 2017 xuất hiện tại Việt Nam gây bất ngờ cho nhiều độc giả am hiểu văn chương trong nước. Nhà báo Trương Huy San viết trên Facebook tỏ ra thích thú với tập truyện này ngay từ khi sách mới ra. Ông đánh giá cao sự “cởi mở” của bên quản lý xuất bản. Ông viết: “Nhà xuất bản Hội Nhà Văn đã rất cởi mở khi cho phép Phương Nam phát hành cuốn sách này. Theo tôi, thì đó là một quyết định đúng đắn, người Việt trong nước cũng cần phải được đọc những cuốn sách như thế để hiểu nỗi đau của những đồng bào xa xứ của mình.”

Tuy nhiên, trong phiên bản tiếng Việt, The Refugees đã bị lưỡi kéo kiểm duyệt của Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn cắt một truyện khá hay, có tựa War Years (Những Năm Chiến Tranh). Truyện này trong nguyên bản tiếng Anh dài 25 trang; tác giả dẫn người đọc vào một trong những sinh hoạt chính trị thường diễn ra trong cộng đồng người Việt ở New Saigon, đó là hoạt động kêu gọi quyên góp chống cộng. Truyện lấy bối cảnh mùa Hè năm 1983, người đàn bà tên Hoa “xông vào cuộc sống” của một gia đình Việt kiều làm nghề buôn bán nhỏ, làm cho mọi thứ xáo trộn cả lên, khi bà kêu gọi họ góp tiền tổ chức chống cộng. Hành động kêu gọi có lúc giống như áp đặt, nhưng đằng sau là nhu cầu tâm lý giải thoát cho một hoàn cảnh riêng đầy bi kịch. Bà Hoa sống với những ký ức mất mát lớn lao trong chính gia đình mình (chồng, con đều bị chết trong cuộc chiến); bà mang theo vết thương từ một Sài Gòn cũ sang một Sài Gòn mới trên đất Mỹ. Những cuộc kêu gọi chống cộng đôi khi biến thành chụp mũ người khác… cũng chỉ là cách giải tỏa những bi kịch quá khứ.

War Years bị giới kiểm duyệt lược khỏi cuốn sách ở phiên bản tiếng Việt. Trong lời giới thiệu của Nhà Xuất Bản Hội nhà văn, có thông tin vỏn vẹn hai câu: “Truyện ngắn War Years trong bản gốc tập truyện The Refugees không xuất hiện trong phiên bản tiếng Việt mà độc giả đang cầm trên tay. Điều này đã được sự đồng ý của tác giả.”

Cho dù bị cắt bớt như vậy, Người tị nạn với 7 truyện ngắn còn lại cũng đang tạo ra cơn sốt trên thị trường sách Việt Nam vào tháng cuối năm; nhanh chóng xếp ở top 5 sách bán chạy của nhiều nhà sách online.

Với một lối viết hiện thực khá lạnh lùng, một cái nhìn hài hước có được từ một thế hệ đủ độ lùi thời gian, độ cách biệt văn hoá và lịch sử, Viet Thanh Nguyen nhìn về những bi kịch cộng đồng bằng một thái độ đầy cảm thông và khá trung lập.

Truyện Những Người Đàn Bà Mắt Đen (Black-Eyed Women), truyện ngắn xuất sắc trong tập này có thể xem thể hiện đầy đủ nhất bi kịch của người tị nạn. Truyện ngắn là những hồi ức của một nhà văn viết thuê những bi kịch, thảm hoạ của người khác nhưng bị bế tắc trong những bi kịch bản thân, gia đình, cộng đồng. Ký ức mất mát đau thương từ cuộc hải trình đi tìm đất sống cứ ở lại trong tâm tưởng cô, mẹ cô và những người trong gia đình, cộng đồng nhỏ bé, đó là những hồn ma, bóng ma ám ảnh suốt cuộc đời: “Họ đang ở đó trong bếp với chúng tôi, hồn ma của những người tị nạn và hồn ma của những tay cướp biển, hồn ma của con thuyền nhìn chúng tôi bằng hai con mắt không bao giờ khép lại, kể cả hồn ma của đứa con gái vốn là tôi trước đây, nhóm hồn ma duy nhất mà má tôi sợ.”

Và một thế giới bị “khoá miệng” khi không tìm thấy ngôn ngữ nào đủ sức chuyển tải nỗi đau đớn: “Thế giới bị khóa miệng, theo kiểu nó sẽ bị bịt mãi sau đó với má tôi, ba tôi và tôi, không ai trong chúng tôi thốt ra một tiếng nào về chuyện này. Sự im lặng của họ và của chính tôi sẽ cứa đi cứa lại vào tôi.”

Trước The Refugees của Thanh Viet Nguyen, thì một tập truyện ngắn khác khá nổi tiếng của Nam Le (nhà văn Úc gốc Việt) có tựa The Boat (Con thuyền), cũng đề cập đến những bi kịch thuyền nhân Việt Nam nhìn từ chính cộng đồng tị nạn, được dịch và xuất bản tại Việt Nam vào năm 2011. Những tác phẩm văn chương hư cấu nhưng đầy tính phản tư, như thể gói trong đó một sứ mệnh bộc bạch về những nỗi bi thương riêng tư và phổ quát của cộng đồng bằng một ngôn ngữ toàn cầu, có một sức sống, sức lan toả giá trị mạnh mẽ trong một thế giới mà con người còn bị lưu đày khỏi quê hương xứ sở bởi chiến tranh, bạo tàn và chính trị độc đoán.

Viet Thanh Nguyen ghi lời đề từ cho cuốn sách của mình: “Tặng những người tị nạn, ở bất cứ đâu.”


The Refugees là tác phẩm văn chương thứ hai của Viet Thanh Nguyen sau The Sympathizer, đã được viết và đăng báo trong khoảng từ 2007 đến 2011.

Viet Thanh Nguyen sinh năm 1971 tại Ban Mê Thuột; cùng gia đình di tản sang Mỹ vào mùa Hè năm 1975.

Ông lấy bằng cử nhân ở University of California, Berkeley và sau đó học tiếp tiến sĩ Anh ngữ đến 1997. Ông giảng dạy tại khoa Anh ngữ và khoa sắc tộc, Hoa Kỳ, học tại University of Southern California. Là cây bút bình luận, điểm sách cho nhiều tờ báo: Los Angeles Times, New York Times, Time, Guardian…

Phụ nữ bị bắn chết, chồng cũ định tự tử nhưng sống sót

 

Phụ nữ bị bắn chết, chồng cũ định tự tử nhưng sống sót

(Hình minh họa: City of Bellflower)

BELLFLOWER, California (NV) – Một phụ nữ bị bắn chết và người chồng cũ, kẻ bị giới hữu trách coi là nghi can, bị thương trong vụ nổ súng hôm Thứ Hai ở thành phố Bellflower, vùng Nam California, gần Long Beach, và các điều tra viên vẫn còn đang tìm hiểu sự việc.

Vụ nổ súng xảy ra vào lúc khoảng 3 giờ 15  ở khu nhà trên đường Rosecrans Avenue, theo một phát ngôn viên sở cảnh sát, Guillermina Saldana, bản tin của tờ báo Long Beach Press Telegram cho biết.

Khi cảnh sát tới hiện trường thì thấy một phụ nữ bị trúng đạn vào ngực và chết tại chỗ.

Giới chức công lực cũng tìm thấy một người đàn ông bị vết đạn vào ngực, có vẻ là tự mình gây ra. Ông ta được đưa vào bệnh viện và chưa biết rõ tình trạng sức khỏe.

Điều tra sơ khởi cho thấy hai người từng là vợ chồng với nhau nhưng nay đã ly dị, theo cảnh sát viên Charles Moore, cho tờ LB Press Telegram hay.

Cảnh sát biết rằng người chồng cũ đến nhà kiếm nạn nhân, và trong khi nói chuyện, ông ta rút khẩu súng lục bắn chết bà này. Sau đó ông ta quay súng tự bắn mình. Hiện chưa rõ chuyện gì xảy ra trước khi súng nổ.

Hai người có hai đứa con, một con trai 6 tuổi và một con gái 8 tuổi. Cả hai đứa nhỏ đều ở trong nhà khi có nổ súng. (V.Giang)

SÚNG ĐẠN Ở MỸ

SÚNG ĐẠN Ở MỸ

Tôi có hứa với bạn bè sẽ viết một bài về súng ở Mỹ. Đã có vài bạn nhắc. Đành phải giữ lời, vì sim bị đổi họ Trần thành họ Hứa, và tên cúng cơm thành Lèo! Kêu bằng cụ Hứa Lèo, quê chết!

Tôi không phải chuyên gia súng đạn, cũng không phải “lái súng”, cho nên kiến thức có giới hạn. Biết cái gì viết cái nấy, viết về súng cá nhân, chớ không động tới vũ khí chiến lược của Mỹ. Viết để chia sẻ hơn là một bài sưu tầm. Cứ coi như tôi viết chơi, cho bạn bè đọc chơi đỡ buồn vậy.

Trước khi viết về súng ống ở Mỹ, tôi muốn đưa ra một vài thống kê, lượm từ trang americangunfacts.com, để người đọc có khái niệm tại sao dân Mỹ có quyền trang bị súng, và đó là quyền hiến định, không dễ gì có một đảng phái, hay một chính phủ nào, có thể thay đổi được:

+ Dân số Mỹ khoảng 300 triệu, nhưng hiện có từ 270 đến 310 triệu khẩu súng đủ loại trong nhà người dân Mỹ. Điều này không có nghĩa là mỗi người dân Mỹ từ cụ già đến bé sơ sinh, đàn ông hay đàn bà, đều có súng. Tỷ lệ dân Mỹ có súng chỉ trên dưới 30%, nghĩa là có rất nhiều người có hơn một khẩu súng trong nhà (tôi có 3 cây).

+ Người Mỹ dùng súng để bảo vệ mạng sống 80 lần nhiều hơn là để giết người.

+ Phụ nữ Mỹ dùng súng để chống lại tội phạm tấn công tình dục 200.000 lần/năm.

+ Tỉ lệ súng tính theo dân số: Mỹ 88.8%, Yemen 54.8%, Switzerland 45.7%, Finland 45.3%

+ Số người chết vì súng tính trên mỗi 100.000 người: số zách là Honduras với 91.6 người, thứ 2 là El Salvador 69.2 người, thứ 3 là Côte D’ivore 56.9 người, thứ 4 là Jamaica 52.2 người,…. USA xếp hạng thứ 103 lận, chỉ có 4.8 người chết vì súng đạn trên mỗi 100.000 dân.

+ Nước Anh cấm súng, nhưng có tới 2034 tội phạm hình sự trên 100.000 dân, và hơn phân nửa là dùng dao trong nhà bếp để gây án. Trong khi Mỹ cho xài súng thả dàn, chỉ có 466 trường hợp xảy ra trên 100.000 dân.. Từ khi cấm súng năm 1997, ở Anh, tội phạm tăng 77%, trung bình mỗi phút có 2 vụ tấn công.

+ Trong 9 nước Âu Châu cấm súng, thì tỉ lệ tội phạm cao gấp 3 lần, so với 9 nước cho xài súng.

+ FBI thống kê tội phạm giảm đáng kể khi cho xài súng: Giết người giảm 8.5%, hiếp dâm giảm 5%, tấn công giảm 7%, cướp giảm 3%.

+ Mỗi vụ nổ súng giết người hàng loạt ở Mỹ, đều xảy ra ở những địa phương cấm sử dụng súng!

+ In 1982, Kennesaw, Georgia ra luật: bắt buộc chủ gia đình phải có ít nhất một cây súng. Tội phạm đột nhập gia cư, trộm cướp, giảm 89%! Đến thời điểm hiện tại, tỉ lệ này vẫn là 85% thấp hơn so với trước năm 1982.

Đó là một vài thống kê đọc cho biết. Những thống kê tương tự, và những tư liệu khác, đã khiến nước Mỹ kiên quyết không huỷ bỏ Tu Chánh Án Số 2: Quyền sở hữu súng.

Second Amendment (Tu Chánh Án Số Hai) ban hành Dec 15, 1791, cho phép người dân sử dụng súng. Mọi công dân trưởng thành, đều có quyền mua súng (trừ những kẻ có tiền án tội phạm, hay bịnh tâm thần). Muốn mua mấy trăm cây súng cũng được! Luật lệ về súng đạn rất khác nhau, tuỳ theo từng Tiểu Bang. California tương đối gắt gao, so với Texas chẳng hạn. Alabama cho phép mang súng nơi công cộng mà không cần giấy phép. Có cả chục Tiểu Bang, như North Dakota, New Hampshire, West Virginia, Missouri, Idaho,… cũng dễ dãi như vậy, và khuynh hướng tự do mang súng ngày càng gia tăng ở Mỹ.

Một số người lo sợ là khi cho mang súng tự do, sẽ đem nước Mỹ trở lại thời kỳ các anh chàng cao bồi 3508, “ba nem không tém”: hôi ình, thúi quắc, cỡi ngựa, rút súng bằng bằng trong quán bar hay đường phố, hoặc thách đấu để thanh toán ân oán giang hồ với nhau. Quá lo xa! Luật lệ Mỹ chằng chịt như rễ của cánh rừng mắm Cà Mau, nhưng vô cùng nghiêm minh, cộng thêm trình độ dân trí rất cao, thì chuyện xã hội loạn như thời đó, là chuyện không bao giờ xảy ra.

Nếu thằng cu Ủn nổi cơn điên, dự tính đem quân “giải phóng” nước Mỹ khỏi sự kềm kẹp, bóc lột, của bọn tư bản “giãy hoài hỏng chịu chết”, thì ngoài chuyện sợ ăn bom nguyên tử, sợ Trump gởi tặng vài chục quả Tomahawk, bay là là, chui ngay vào gầm giường lãnh tụ, thì thế nào hắn cũng không khỏi lạnh cẳng, khi nghĩ đến con số 300 triệu, 300 triệu chớ hỏng phải 300 khẩu súng dài ngắn, nằm trong nhà dân. Mỗi người dân Mỹ sẽ trở thành một chiến binh mà không cần bắt “nghĩa vụ quân sự”! Anh nào cũng lái Hummer H2 (Humvee), hay Jeep mui trần, đeo kiếng râm đen đậm, loại đặc trị “nhìn lén người nghèo thiếu vải”, một tay cầm AR 16, một tay AK 47, lưng quảy thêm khẩu shotgun, lầm lầm lì lì như Arnald Schwarzenegger trong phim Terminator. Sau khi đùng, đùng, đùng, đến hết đạn, thì chào vĩnh biệt bằng một câu rất cool: “Hasta la vista, baby!” (See you later, Ủn! Hẹn gặp chú Ủn kiếp sau!)

Phe ủng hộ súng (đương nhiên dẫn đầu bởi những tên tài phiệt sản xuất súng) và phe chống xài súng, luôn cãi nhau ỏm tỏi, cả trăm năm qua, mà chưa ngả ngũ.. Chuyện ban hành nhiều luật lệ để kềm chế, kiểm soát việc sử dụng súng, thì mỗi Tiểu Bang đều có, và đương nhiên là khác nhau rất xa. Nhưng chuyện cấm súng thì chắc chắn sẽ không bao giờ xảy ra..

Một lý do hiển nhiên khác mà người Mỹ quan tâm: Khi cấm dân xài súng, thì chẳng khác nào để súng lọt vào tay kẻ xấu, trong khi người lương thiện bị tước vũ khí, vì kẻ xấu sẽ có trăm ngàn cách để có súng. Người dân lương thiện chừng đó sẽ làm bia cho chúng bắn. Người dân Mỹ không đời nào chịu bị tước vũ khí. Đó là quyền hiến định.

Những năm 1990, và cao điểm là khoảng 1995, bọn choai choai tội phạm gốc Việt lộng hành. Chúng đột nhập vào nhà, cơ sở làm ăn, thậm chí những buổi tiệc tùng đông người, dùng súng huy hiếp, khảo của, tàn ác như bọn cường sơn thảo cấu Lương Sơn Bạc.

Đột nhập lúc nhà vắng, chỉ là trộm. Đột nhập khi có người ở nhà, là cướp. Bọn này rất đáng sợ. Mua súng là để trị bọn chúng.

Người Việt có thói quen xài tiền mặt, cất giữ tiền, nữ trang quí giá trong nhà, và rất thích đeo hột xoàn vàng vòng đến những nơi tiệc tùng. Người Mỹ ngược lại, gần như không xài tiền mặt, mà chỉ sử dụng chi phiếu hay thẻ tín dụng thôi. Người Mỹ cũng không cất giữ của cải trong nhà, vì sợ ho hoạn, sợ trộm cướp. Họ thường mướn safe box ở ngân hàng để cất giữ giấy tờ quan trọng và nữ trang. Đàn bà Mỹ thích đeo nữ trang giả hơn là vàng vòng hột xoàn như đàn bà Á Châu. Cho nên người Việt là mục tiêu béo bỡ của bọn chúng thời đó. Người Việt chỉ cướp người Việt thôi.

Chúng có trăm mưu ngàn kế để đột nhập gia cư. Thí dụ, bạn đi làm về, quẹo vào garage thì thấy một cái thùng giấy hay một vật gì đó để trên driveway. Phản ứng tự nhiên là bạn ngừng xe, mở cửa bước xuống, dẹp chướng ngại vật để lái xe vào. Vừa bước xuống xe thì có đứa kè bên hong, chỉa súng vô be sườn, buộc bạn mở cửa cho đồng bọn vô nhà.

Khi đột nhập vào nhà, chúng trói gô cả nhà. Chúng dở banh thảm, cạy sàn nhà, rọc hết nệm giường, lật tung tủ lạnh,… không chừa chỗ nào! Tìm không ra của chìm, thì bắt đầu màn tra khảo. Đánh đấm nạn nhân hộc máu mồm là chuyện thường. Cắt tai, xẻo thịt cũng thường! Chúng dám đem cả con nít bỏ vào lò nướng và mở lửa. Tôi còn nghe kể, bọn nó khảo cách gì cũng không khai, chúng bèn lột quần áo bà vợ để hiếp dâm, và không quên thông báo cho hai vợ chồng biết: chúng đang mắc bệnh AIDS! Mạng quí hay của quí? Phải khai thôi! Khi nói đến sự tàn ác, người Việt cũng có hạng lắm! Gia chủ thua chúng là cái chắc!

Tôi có người khách Mỹ, và sau này trở thành bạn. Anh ta là cảnh sát. Tôi cũng có một người bạn Việt làm cảnh sát. Họ biết luật pháp, nên chỉ dẫn và khuyên tôi nhiều thứ:

+ Đầu tiên họ khuyên mua súng, và nuôi chó. Lảng vảng trước nhà, mà nghe tiếng chó sủa rân trời, nhứt định chúng lùi bước tìm mục tiêu khác dễ ăn hơn. Không có tên cướp nào dù đang cầm súng trong tay, mà không nao núng khi biết mục tiêu đột nhập cũng có đồ chơi lại. Chúng ngu gì kiếm chuyện khó, nên chúng sẽ tháo lui.

+ Chúng sợ đàn bà cầm súng, vì các bà nhát, run, bóp cò sản, đạn có khi ghim vào mình chúng như chơi! Các bà nên có súng và học bắn súng.

+ Chúng sợ nhất là shotgun. Một, khi nghe tiếng lên đạn cái rốp, dòn dã, khô khan đến lạnh xương sống, thì ba hồn chín vía chúng cũng lên mây! Hai, đạn chài shotgun gồm rất nhiều viên bi nhỏ bên trong. Khi bắn sẽ túa ra, chắc chắn chạy đàng trời cũng dính chấu. Chết chắc.

+ Handgun hay súng trường, đạn chỉ có một đầu đạn bay ra khỏi nòng. Xác suất trúng mục tiêu rất thấp, nhất là hand gun, rất khó bắn trúng mục tiêu. Trừ súng liên thanh (machine guns), xả nguyên một băng vài chục viên trong nháy mắt, thế nào cũng có vài viên trúng mục tiêu.

Nói về luật pháp, họ khuyên rất nhiều điều:

+ Không bắn thì thôi, hễ quyết định bắn thì phải bắn cố sát, bắn cho tử ẹo, chớ không bắn què giò.. Xác chết thì câm, thằng què còn miệng, nên còn ra toà nói ngược nói ngạo. Có khi nạn nhân như mày lại thành tội phạm, còn tội phạm như nó lại thành nạn nhân! Nên nhớ, nó đáng chết, chớ mày không đáng đi tù!

+ No mercy! Just destroy him before he kills you! Nó xâm nhập vô nhà mày, nhứt là nó có vũ khí, thì cái rủi ro mày và người thân bị nó sát hại vô cùng cao. Phải tự vệ, và bảo vệ người thân. Không thương xót! Hãy tiêu diệt nó trước khi nó diệt mình!

+ Khi bắn phải bắn từ phí trước. Bắn từ lưng là tù, bởi vì toà nói rằng: Mầy cố sát chớ không phải tự vệ! Nó đã bỏ chạy, đâu còn nguy hiểm tới mày, mà mày cố tình giết nó? Cho dù nó đã đột nhập vô nhà, có vũ khí, thậm chí đã gây thương tích cho mày, một khi nó quay lưng bỏ chạy, thì không được bắn nó.

+ Sau khi hạ gục nó, mày nhớ bắn một viên lên trần nhà.Toà không biết mày bắn viên đó trước hay bắn sau đâu. Cứ nói rằng mày đã bắn một phát chỉ thiên để doạ nó trước rồi, nhưng nó vẫn nhào tới, buộc lòng mày phải hạ gục nó để tự vệ.

+ Nếu nó uy hiếp, khống chế được người thân của mày, mày có buông súng đầu hàng theo lệnh của nó không? Cái đó tuỳ theo quyết định của mày, nhưng nếu là cảnh sát, tụi tao không bao giờ buông súng đầu hàng, ngay cả khi nó chỉa súng vào đầu đồng đội. Rất dễ hiểu: Khi mày buông súng thì đồng đội mày, và chính mày sẽ bị nó giết. Chết gọn cả hai. Mày bắn giỏi, bắn chính xác, có thể mày hạ được nó mà cứu đồng đội trước khi nó bóp cò, để cả hai cùng sống. Worst case là nó nhanh tay hơn, nổ súng giết đồng đội mày, thì ít nhất mày cũng giết được nó, trừ đi một kẻ xấu cho xã hội, trả được thù cho đồng đội, và cứu được mạng mày luôn. Lời hơn, đúng không? Chọn nổ súng, chỉ có lời ít hay lời nhiều, chớ không có lỗ. Buông súng, lỗ cạn tàu ráu máng!

Nghe họ nói tôi mới hiểu tại sao khi cảnh sát bắn là bắn vô tử huyêt để tiêu diệt mục tiêu. Nghe họ nói mới biết thêm nhiều thứ, và tôi dạy các con tôi y như vậy. Vì tự vệ, nên buộc lòng phải bóp cò.. Không bắn nó, nó sẽ giết mình và người thân. Không tội tình gì trước pháp luật. Cũng không tội tình gì trước lương tâm và Thượng Đế.

Tôi cũng dạy các con: Nếu bị bắt cóc, nhứt định phải chống cự, vừa chạy vừa la. Chạy có thể bị nó giết, nhưng có cơ hội thoát hiểm, sống sót, dù chỉ vài phần trăm. Còn không chạy, không chống cự, để nó bắt đi, thì chết chắc 100%. Chọn vài phần trăm sống, hay chọn 100% chết? Đó là chọn lựa vô cùng khó khăn, đòi hỏi tháo vát, can trường, vì sống và chết chỉ là đường tơ kẽ tóc..

Tôi chưa từng cầm súng. Nhưng tôi có cơ sở kinh doanh, mua bán ì xèo, đương nhiên là có tiền mặt, buộc lòng tôi phải tìm cách bảo vệ gia đình và cơ sở làm ăn của mình. Mua súng, xài súng, là chuyện bất đắc dĩ, nhưng phải làm ở thời điểm đó.

Tôi sắm 3 khẩu súng, hai súng ngắn (handguns) và một khẩu súng săn shotguns (xem hình gởi kèm). Các con tôi chưa xong high school, nhưng đứa nào cũng sử dụng súng thành thạo. Tôi và cậu con trai không cần nói. Nhưng ba cô con gái ốm yếu, nhát hít, vẫn bồng shotgun lên, nạp đạn, bắn đùng đùng. Ban đầu sợ. Bắn vài phát, không những hết sợ, mà còn thấy thích. Handguns nhẹ, ít giựt, nhưng bắn khó trúng bia hơn shotgun. Hằng tuần tôi chỡ các cháu đến trường bắn. Ai không có súng thì họ cho mướn súng, chỉ cần mua đạn, mua bia, rồi bắn bao nhiêu cũng được. Ai có súng thì đem tới, chỉ cần mua đạn, bắn tới chán thì thôi.

Ở Mỹ, tiệm bán súng công khai, đầy dẫy, khắp nơi. Mua súng dễ như mua con cá, bó rau. Ở Cali, chỉ cần chọn súng, đặt cọc, điền một mẫu đơn rất ngắn gọn, để tiệm súng gởi cho chính quyền điều tra lý lịch. Nếu không có thành tích bất hão, hay bịnh tâm thần, thì từ hai tuần cho tới một tháng, bạn có thể đến trả nốt phần tiền còn lại, và mang súng về nhà.

Thời gian chờ đợi ngoài việc để chính quyền rà soát lý lịch hình sự, nó còn là thời gian giải nhiệt (cooling period). Tại sao gọi là thời gian giải nhiệt? Thí dụ, có một anh chàng bị con vợ nó cắm cho cái sừng nhọn hoắc, dài một sãi, lủng xuyên sọ đầu. Hận người tình, hận thằng tình địch, hận đời, hận lung tung,… Phen này ông sắm súng để tiễn chúng bay vô địa ngục. Trong hai tuần hay một tháng chờ đợi, anh ta suy nghĩ miên man: Nó không còn yêu thương mình, ép uổng gì? Giữ người ở, ai giữ người đi? Tại nó lăng loàn trắc nết theo trai, chớ một bàn tay làm sao vỗ thành tiếng, giết thằng kia chi cho thêm nghiệp chướng? Còn đàn con, giết vợ rồi vô tù, ai lo cho chúng?… Cooling down, đổi ý. Đem súng về cất đó phòng thân trộm cướp, chớ không phải thanh toán đôi gian phu dâm phụ nữa. Xã hội bớt đi một thãm cảnh.

Súng cũng rẻ mạt. Từ vài trăm cho tới vài ngàn đều có. Ngày xưa mua AK 47 hay AR 16 cũng được.. Từ ngày có những vụ dùng súng tự động bắn giết ở trường học, sở làm, thì Cali và nhiều Tiểu bang cấm..

Để tôi viết sơ qua về ba cây súng tôi có, thuộc ba loại khác nhau – revolver, piston, và shotgun – cho người chưa từng đụng tới súng, biết khái quát. Ngoài ra còn nhiều loại khác như súng trường đi săn, súng liên thanh,… thuộc loại quá dữ, không cần thiết cho phòng thân, nên tôi không nghĩ tới. Chỉ viết rất khái quát, ai muốn tìm hiểu thì hỏi thằng Google nó tả tỉ mỉ hơn.

+ Cây revolver là súng có ổ đạn tròn, thường gọi trái khế, chứa 5 hay 6 viên đạn. Đây là loại súng mà các tay cao bồi Mỹ thường xài, ai coi phim cũng biết. Trong phim thường thấy cái trò chơi quay trái khế: nhét chỉ 1 viên vô trái khế, quay cái rẹt, kê súng vô màng tang, nín thở bóp cò, coi thằng nào tới số?

Revolver có hai loại. Loại single action, khi bắn phải dùng tay trái, hay ngón tay cái của tay cầm súng, bật ngược cò mổ ra sau, mới bóp cò. Double action, chỉ cần bóp cò, thì cò mổ bật ra sau, sau đó giã vô viên đạn. Loại này con cò bóp rất nặng, nhưng tiện dụng, khá nguy hiểm, và ai cũng có thể bắn mà không cần biết phải lên đạn cách nào. Cứ bóp cò là nổ. Cây tôi sở hữu là double action, của hảng Smith & Wesson, dáng rất đẹp, giá hơn $400 (năm 1996). Cây này thuộc thứ dữ, Magnum, công phá rất mạnh, mua để ở nhà.. Bắn giật khá mạnh. Chỉ sáu viên đạn. Đạn to, nhưng giá rất rẻ, khoảng 25 cents/viên. Các con tôi đều biết sử dụng thành thạo, trừ bà xã nhất định không muốn đụng tới súng đạn.

+ Cây Pistol mini, của hảng Beretta, giá cũng khoảng $400 USD. Có lẽ hảng Colt đầu tiên làm ra loại súng pistol này, nên người ta lấy tên của nó mà đặt. Colt 45 là loại trang bị cho sĩ quan VNCH. Còn phe kia thì thông dụng với K54. Khi bắn phải dùng tay kia kéo phần trên của nòng súng ra sau, rồi buông ra, để nó đẩy viên đạn lên nòng, mới bóp cò. Gọi là lên đạn. Nó có khoá an toàn, nên loại này khá an toàn nếu nhà có con nít.

Tôi chọn khẩu súng này vì nó rất nhỏ, gọn, với mục đích sẽ bỏ nó trong túi quần khi làm việc ở tiệm. Đạn bé tí tẹo, nhưng giá cả 50 cents/viên. Nó nhỏ gọn như đồ chơi con nít, bắn như không bắn, vì nó nổ nhỏ, và giựt rất nhẹ. Đàn bà Mỹ thích nó, vì nó gọn nhẹ, bỏ trong xách tay được. Cây này có 8 viên chớ không phải 6, như “súng lục” ở VN xưa kia: Một viên lên nòng, 7 viên trong băng đạn. Tôi thường nhét sẵn một viên lên nòng, và 7 viên trong băng. Như vậy khi bắn, khỏi cần lên đạn, chỉ bật khoá an toàn trong nháy mắt. Băng đạn nhỏ bằng hai ngón tay. Một băng nạp vô súng, một băng để sơ cua, thì cũng có 15 viên để ứng chiến!

Hễ gặp khách có vẻ dân chơi, nhất là buổi tối, thì tay trái tôi cầm phone, sẵn sàng ấn 911, còn tay phải thọt vô túi, ngón trỏ nằm sẵn ngay cò súng. Khi cần, không thèm móc ra, ngón cái nâng nhẹ lên mở khoá an toàn, và ngón trỏ bóp cò dễ dàng. Nếu là dân chuyên xài súng, thấy tôi thủ kiểu đó là nó biết ngay. Đương nhiên là chuồn lẹ, nếu không muốn ăn trọn 15 cục kẹo đồng!

+ Shotgun, giá chỉ trên hai trăm một chút. Dài như súng trường. Nặng. Đạn chài khoảng 70 cents/viên. Ỗ chứa được bốn viên đạn. Không tự động. Bắn một viên xong phải kéo phần tbên dưới nòng súng cho văng vỏ đạn ra, sau đó đẩy ngược lên để lên đạn viên kế tiếp. Tiếng lên đạn rất to, nghe thót ruột. Còn một loại bẻ cúp nòng súng xuống để nhét đạn vào, không tiện dụng và có vẻ lỗi thời. Shotgun bắn cũng không giựt mạnh lắm. Súng này luôn để trong nhà. Thằng nào có gan cạy cửa, chỉ nghe lên đạn cái rốp là chạy không kịp quay đầu ngó lại.

Chính vì cướp bóc lộng hành, tui phải thủ rất kỹ.. Ngoài việc mua súng, mỗi tối lái xe về, phải coi có đứa nào chạy theo không? Về tới nhà, nhìn xung quanh coi có xe lạ đậu gần nhà mình không? Coi có thằng nào lảng vảng trước cửa? Trước khi tới nhà vài block đường, phải ngừng xe lại, mở cốp xe lấy đạn nạp vào súng. Biết là trái luật, nhưng vẫn làm. Luật Cali buộc khi chuyên chỡ súng, thì súng phải bỏ trong hộp có khoá. Súng và đạn không được để gần nhau. Súng trong xe, thì đạn phải trong trunk sau xe.

Người Việt hải ngoại đã trãi qua một giai đoạn hãi hùng. Cảnh sát và FBI vô cùng vất vả để tiêu trừ đám cặn bã này, nhưng dường như bó tay, vì chúng quá đông, quá dữ, và quá liều mạng. Khi con ma nghiện nó hành, thì chuyện gì chúng cũng làm để có tiền đi hút. Sau cùng, chính quyền đã tìm ra giải pháp: Trục xuất!

Đúng vậy! Trục xuất! Họ deal với VN, mỗi thằng du đãng tội phạm, bị trục xuất, họ trả cho vài chục ngàn đô (hay cả trăm ngàn, đại khái là rất nhiều tiền).

Đối với Mỹ, điều này lợi trăm bề. Một, dẹp được tệ nạn. Hai, chỉ tốn một số tiền nhỏ, tốn một lần cho VN, hơn là nhốt bọn chúng vào tù, nuôi dai dẳng, nuôi tốn gấp nhiều lần con số tiền trả cho VN.

Đối với VN họ cũng lợi trăm bề. Nhận một thằng, họ bỏ túi bộn bạc. Bỏ gọn lỏn vào túi! Đem nhốt chúng, đâu có tốn đồng xu nào, vì bắt chúng làm khổ sai, bỏ đói xanh xương, sinh lợi nhiều gấp mấy lần tiền lẻ bỏ ra nuôi chúng.

Còn đối với mấy thằng du đãng tội phạm, sợ té đái! Trục xuất là mất cơ hội vô quốc tịch, hay bị thu hồi quốc tịch. Muôn đời trâu ngựa ở bển! Phải nói, chúng sợ tù VN hơn là sợ bị bọn tù Mỹ đen đánh đập hay hiếp dâm chúng!

Trên thế giới có lẽ chưa có tù nào khủng khiếp bằng tù VN. Hỏi mấy ông tù HO, hay những người từng ăn cơm tù thì biết. Người viết đâu có nói thêm, hay xuyên tạc chút nào. Đừng ném đá, tôi ném lại đó nghen!

Từ ngày đó, cướp có súng không phải chỉ bị phạt tù vài năm, mà là trục xuất cho nếm mùi tù thật sự của CS. Thằng nào thằng nấy sợ teo, bu gi còn bằng hột đậu phộng lép! Cướp có súng từ bọn du đãng Việt, coi như tuyệt nọc!

Cám ơn chánh phủ Mỹ vô cùng sáng suốt, biết đường binh! Cám ơn “đảng ta”, “chính phủ ta”, có thuốc trị được cơn bịnh hiểm nghèo, giúp cho hàng triệu khúc ruột ngàn dậm thân yêu, được an cư lạc nghiệp! Chúng tôi yên tâm kinh doanh, mới có tiền gởi về bển chớ. Cũng rất công bình. Người Việt hải ngoại thật sự có được những năm tháng bình yên từ ngày đó đến nay.

Mua súng cũng giống như bạn phải sắm bình chữa lửa và cái thang dây để trong nhà, phòng khi có hoả hoạn. Dù để hoài không xài tới, cũng đừng tiếc tiền mua. Bạn không bao giờ trông cho nhà cháy để có cơ hội dùng tới bình chữa lửa, hay dùng cái thang dây cho cả nhà leo xuống từ lầu hai, phải không? Nhưng nếu bạn không cụ bị những thứ đó, khi hữu sự, bạn chỉ có đứng nhìn thần hoả thiêu rụi cơ ngơi mồ hôi và nước mắt của mình một cách vô vọng, hay bạn và người thân phải liều mạng nhảy lầu, tránh chết cháy, vì không có thang dây.

Đâu có ai trông cho kẻ xấu đột nhập vô nhà mình để đem súng ra phơ chúng! Nhưng cũng đâu có ai muốn kẻ xấu đột nhập vô nhà mình, mà trong tay không một tấc sắt? Súng là giải pháp bảo vệ an toàn cho mình và gia đình. Dù mình không mong có dịp xài tới nó, nhưng không có thì không được. Tuy nhiên, nếu một xã hội vô pháp vô cương, và không có trình độ dân trí cao (đi đường lỡ cọ quẹt một chút cũng xách mã tấu ra thanh toán), thì súng sẽ là một hiểm hoạ không biết tới đâu mà lường!

Peter Chánh Trần

From: Do Tan Hung & Nguyễn Kim Bằng

Chết vì “chú phỉnh” Đào Minh Quân

 

Chết vì “chú phỉnh” Đào Minh Quân

B Phạm Đoan Trang

26-12-2017

“Chú phỉnh” Đào Minh Quân. Ảnh: internet

15 người, trong đó có người sinh năm 1990, 1992, 1993, ra trước Tòa án Nhân dân TP.HCM ngày hôm nay (26/12) với cáo buộc “phạm tội khủng bố chống chính quyền nhân dân”, trong một vụ án nhằm vào “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” của Đào Minh Quân

Theo phản ánh của một số nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền ở Sài Gòn thì nhiều bị cáo rất trẻ và đều “hâm hâm, ảo ảo”, hay theo dõi livestream của một vài nhân vật “đấu tranh” ở hải ngoại và cực kỳ tin tưởng các “nhà đấu tranh” đó. Trong khi ấy, chính những người đang hoạt động trong nước khuyên can, thuyết phục thì họ lại không nghe.

 

Qua câu chuyện này, có thể thấy rõ một điều rằng: Khi không hiểu biết về chính trị, bạn trẻ rất dễ sa vào một trong các thái cực sau:

1. Chấp nhận sống như một con cừu để nhà nước (và các nhóm lợi ích cấu kết với nhà nước) vặt lông, đứng trước cơ quan công quyền thì run lập cập, gặp công an thì… tè ra quần. Điều này có thể hiểu được và cũng không có gì xấu xa, nhưng bạn thử nghĩ xem, sống ở trên đời mà cứ phải sợ một thế lực nào đó – mà thế lực này là những con người giống như mình chứ không phải thần thánh ma quỷ gì – thì có bõ sống không?

2. Tham gia những nhóm hội, những hoạt động nghe có vẻ rất sang, như “khai dân trí”, “đấu tranh cho tự do”… nhưng thật ra là vô bổ, không chiến lược đường lối, không chiến thuật, không tổ chức, và nhất là không đem lại lợi ích gì cho chính bạn, cả về kiến thức lẫn kỹ năng, tiền bạc lẫn vốn xã hội, tài chính lẫn danh tiếng. Bạn chịu nhiều thiệt thòi, nhưng cái thiệt lớn nhất mà những nhóm hội, những hoạt động đó gây ra cho bạn là mất thời gian: Bạn mất đi những năm tháng của tuổi trẻ quý báu trong khi chẳng tạo ra mấy giá trị cho xã hội, cũng không thu được gì cho mình.

3. Ảo tưởng sức mạnh (nặng hơn nữa thì thành tâm thần hoang tưởng): Bạn lúc nào cũng ở trong một màn sương, đầu óc quay cuồng với những thuyết âm mưu, chiến lược, kế hoạch, quyết định, ý tưởng, sáng kiến, v.v. Cùng với đó, bạn chẳng làm được việc gì mà còn bị cô lập dần khỏi những người xung quanh. Có vẻ như chính trị là một trong những lĩnh vực có nhiều người dễ mắc chứng hoang tưởng nhất.

4. Trở thành công cụ, con rối trong tay những kẻ cơ hội chính trị, để chúng giật dây bạn vào những mưu đồ mà lợi nhuận thì chúng hưởng, tổn thất thì bạn chịu, mà vụ “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” của Đào Minh Quân là một ví dụ mới nhất. Chế tạo bom xăng, bom gas, súng, đốt bãi xe và mưu tính đánh bom sân bay Tân Sơn Nhất, theo kế hoạch do các ông trùm, bà trùm ở hải ngoại vạch ra sau bàn phím – các bạn định làm gì vậy?

Nếu âm mưu thành công và có người thiệt mạng trên sân bay Tân Sơn Nhất hôm đó, bạn nghĩ số phận của họ có khác gì những người Việt chết trong khu cư xá Brinks mà biệt động Sài Gòn đánh bom vào ngày 24/12/1964?

Ở một quốc gia dân chủ, công dân hoạt động chính trị là điều quá đỗi bình thường. Ở xứ độc tài như Việt Nam, muốn hoạt động chính trị, đấu tranh cho tự do, trước hết bạn cần phải hiểu biết đã, dù ít dù nhiều.

100.000 chiến sỹ tuyên truyền chống lại ai?

100.000 chiến sỹ tuyên truyền chống lại ai?

 

26-12-2017

Ảnh: internet

Không còn kẻ thù ngoại bang nữa nên quân đội rảnh quá chuyển qua đấu tranh tuyên truyền trên không gian ảo. Lực lượng10 ngàn chiến sĩ dư luận “vừa hồng vừa chuyên” được thành lập để tung vào chiến trong thế giới mạng, tướng Nguyễn Trọng Nghĩa tiết lộ.

Phía ban tuyên huấn cách đây vài năm cũng cho biết cả nước có đến 80.000 tuyên truyền viên mà thế giới mạng quen gọi là dư luận viên nhăm hoạt động tuyên truyền đường lối của đảng và chiến đấu lại các luận điệu của các thế lực thù địch ở mọi nơi kể cả trên không gian mạng.

Rồi chắc chắn bên công an cũng có một lực lượng chiến sĩ như vậy không thua kém quân đội.

Tính chung lại cũng có khoảng 100.000 người chuyên nghề tuyên truyền cho đảng, chống lại các ý kiến khác đường lối của đảng được cho là của thế lực thù địch để bảo vệ đảng, bên cạnh lực lượng chính quy vô cùng hùng hậu mà đảng nắm chặt cứng là hệ thống 800 cơ quan báo đài gọi là cách mạng phủ kín tất cả các tầng số sóng, các loại hình báo chí để không còn một khe hở nào cho thế lực thù địch chen vào.

Như ban đầu đã nói quân đội không còn kẻ thù ngoại bang nữa bởi lẽ quân đội buộc phải trung thành với đảng nghĩa là có nhiệm vụ bảo vệ đảng, mà hiện nay không thấy có bất kỳ quốc gia ngoại bang nào muốn tấn cống tiêu diệt đảng CSVN.

Nhà cầm quyền của đảng CSVN hiện nay bang giao thân thiện với hầu hết các quốc gia trên thế giới, kể cả những quốc gia được cho là thù địch trước đây như Mỹ, Pháp, Nhật. Các quốc gia đó và bạn bè của họ bây giờ trở thành thế lực giúp đỡ tài chính và phương tiện làm ăn lớn nhất và hiệu quả nhất cho VN. hàng trăm tỉ đô la ODA, FDI cùng với phương tiện và cung cách làm làm ăn tiên tiến đổ vào VN trong vòng 20 năm trở lại đây đã giúp VN thay đổi hẳn bộ mặt vốn tối tăm lạc hậu và giúp đảng cầm quyền vững chắc hơn nhờ nắm được nhiều tiền của.

Kẻ thù đáng sợ nhất của dân tộc VN hiện nay là đại cường phương Bắc, nhưng họ không những không thù địch với đảng CSVN mà còn ra sức bào vệ giúp đỡ nữa. Thông cáo chung mới đây nhất về hợp tác toàn diện giữa hai đảng và hai nước được đẩy lên mức cao nhất, để vận mệnh của cả hai không thể tách rời ra, được ký bởi TBT Nguyễn Phú Trọng và TBT Tập Cận Bình đã nói lên điều đó.

Cũng chẳng cần vào các văn bản cam kết, thực tế cho thấy sự tồn tại lớn mạnh của đảng CSVN là lợi ích thiết thân của Trung cộng nên chẳng bao giờ họ làm tổn hại đến đảng CSVN.

Vậy thì đảng xây dựng một lực lượng tuyên truyền viên đông đúc và hùng hậu gần 100 ngàn người bên cạnh đội quân chính quy báo đài nhằm chống lại thế lực thù địch nào?

Theo khảo sát quốc tế vào năm 2015, VN đã có trên 45 triệu người sử dụng internet và cũng gần con số đó sử dụng mạng xã hội.

Mạng xã hội ngoài việc giúp người dân VN truy cập thông tin, kiến thức, trau dồi hiểu biết, giao dịch, mua bán, giải trí… mà còn là nơi biểu đạt suy nghĩ, ý kiến, nguyện vọng cũng như bày tỏ thái độ chính trị của mình một cách tự do mà không bị kiểm duyệt.

Ý kiến và tư duy của người dân thì dứt khoát phải đa nguyên, đa dạng, chín người mười ý, ông bà ta từ xa xưa đã hiểu điều đó. Những ý kiến đó phần lớn là phản biện các chính sách đường lối của đảng và nhà nước, góp ý nhà cầm quyền, góp ý các quan chức, vạch trần các vi phạm, chống tệ nạn xã hội và tham nhũng, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ nhân quyền, bảo vệ môi trường và bảo vệ chính bản thân người dân trước áp bức bất công.

Qua các vụ việc nổi cộm gần đây cho thấy mạng xã hội đã đóng góp tích cực cho người dân và cho cả bộ máy cầm quyền nữa.

Cũng không ngoại trừ một số cá nhân sử dụng mạng xã hội để đưa thông tin sai trái bậy bạ, bôi nhọ và vu không tổ chức và cá nhân khác. Nhưng những thông tin đó nhanh chóng bị đào thải do sự sáng suốt của số đông, các cá nhân đó bị ngăn chặn rất nhiều do sự điều chỉnh của pháp luật. Hơn nữa họ có số lượng không nhiều, còn phải lo mưu sinh, lo sợ bị bắt tù, không nhiều thời gian để lên mạng, nên không đủ lực để bôi bẩn được không gian mạng.

Lực lượng đủ sức bôi bẩn không gian mạng là lực lượng đông đảo, chuyên nghiệp, có nhiều thời gian ôm máy, và quan trọng lên đó ném đầy “mắm tôm” vào bất cứ cá nhân hay tổ chức nào không phải của đảng mà không sợ bị pháp luật trừng trị giống như bọn đội lốt côn đồ trên đời thực, ném mắm tôm vào nhà những người hoạt động dân sự mà chưa hề bị bắt để xử lý.

Lực lượng nào có đủ điều kiện để làm những việc đó?

Từ năm 2008 đến hiện nay, cá nhân tôi đã có cả ngàn bài viết lớn nhỏ đưa lên mạng nhằm phản biện đường lối chủ trương của đảng, góp ý phê phán những biểu hiện sai trái của quan chức, của xã hội, ủng hộ những quan điểm tiến bộ, ủng hộ những người đấu tranh cho môi trường, cho nhân quyền, cho dân chủ…

Tôi chưa hề thấy có bài viết nào của từ 100 ngàn cái gọi là chiến sĩ tuyên truyền đó phản biện lại các bài viết của tôi một cách đàng hoàng.

Thay vào đó, từ gần 10 năm qua tôi thấy xuất hiện trên mạng hàng trăm bài viết bậy bạ bôi nhọ, vu khống, hăm dọa, chửi bới tục tĩu cá nhân tôi đủ điều. Những bài viết mà bất cứ người bình thường nào đọc vào cũng phải phát ói vì độ tục tĩu trơ trẽn của nó. Chưa hết, trong phần rác của email và messenger của tôi có đến cả hàng ngàn những tin nhắn hăm dọa, chửi mắng tục tĩu đến phát tởm.

Từ tôi suy ra, và thực tế ai cũng biết, hầu như tất cả những blogger, những người hoạt động dân sự, những người tham gia đấu tranh cho nhân quyền, cho môi trường, kể cả những văn nghệ sĩ tiến bộ lên tiếng vì chủ quyền đất nước, vì sự tiến bộ xã hội… đều bị chửi bới, bôi nhọ và hăm dọa trên không gian mạng.

Những trang mạng đen nặc danh như Quan làm báo, Chân dung quyền lực, Tre làng, Loa phường, Hồ sơ dân chủ… chứa đầy những thứ bẩn thỉu để nhục mạ con người mà không hề bị chặn tường lửa là sản phẩm của lực lượng nào?

Lực lượng nào quá chuyên nghiệp và quá rảnh để ngày đêm lên mạng làm những việc bẩn thỉu nầy?

Để chứng minh tất cả những thứ dơ bẩn tanh tưởi đó không do các chiến sĩ tuyên truyền làm ra thì hãy cho biết sản phẩm của họ là gì?

Cả 100 ngàn “chiền sĩ” tuyên truyền, từ lâu nay, làm việc cho đảng, cho rằng là làm việc chính nghĩa quang minh thì sao không cho thấy các sản phẩẫm của họ? Không thấy công khai tên tuổi họ ra, ít nhất là những cá nhân có thành tích nổi bật, để xã hội ghi nhận và học tập làm theo?

Những con người đó chiến đấu cho ai và chống lại cái gì mà phải để họ chui rúc trong bóng tối khổ sở như vậy?  

Việt Nam xét xử 16 người với cáo buộc tội khủng bố

RFA

 
 
 

Phiên tòa xét xử 16 người hôm 26/12/2017

Phiên tòa xét xử 16 người hôm 26/12/2017

 Ảnh chụp qua màn hình
 

Tòa Án Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 26 tháng 12 bắt đầu phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với Nguyễn Đức Sinh (33 tuổi), Đặng Hoàng Thiện (26 tuổi) cùng 14 người khác với các cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, khủng bố chống chính quyền nhân dân, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.

Các báo trong nước đồng loạt loan tin rằng đây là một nhóm ‘phản động’ câu kết với Đào Minh Quân (ngụ tại California, Hoa Kỳ) và Phạm Lisa (đang sống ở nước ngoài), cùng nhiều đối tượng khác thông qua mạng xã hội nhằm lôi kéo nhiều người trong nước thành lập các ‘nhóm hành động’, thực hiện các vụ khủng bố với chủ trương ‘giết sạch, đốt sạch, phá sạch’.

Cáo trạng cho rằng bà Phạm Lisa đã chỉ đạo Đặng Hoàng Thiện cùng các đồng phạm nghiên cứu mua vật liệu chế tạo bom xăng, kích nổ bằng điều khiển từ xa nhằm đánh bom sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 30/4 và 1/5. Ngày 22/4, thùng bom xăng đặt ở cột số 9 ga đến quốc tế phát nổ làm hành khách bỏ chạy và an ninh sân bay đã phong tỏa hiện trường.

Bà Phạm Lisa bác bỏ những điều được nêu ra trong cáo trạng :

“Vấn đề là tôi không biết. Nhà cầm quyền cộng sản họ chụp mũ như vậy thôi chứ tôi hoàn toàn không biết mấy người. Tôi không biết họ là ai cả…. Những người này nghe nói là họ chỉ có lên trên mạng coi các thông tin nhưng vấn đề là nhà cầm quyền cộng sản ghép tội như vậy. Họ nói họ khủng bố mà khủng bố gì họ.”

Bà này còn nói sẽ kiện ra tòa quốc tế về những điều mà bà cho là cáo buộc sai trái từ phía Việt Nam:

“Vấn đề là nếu họ muốn làm thì tôi sẽ kiện họ ra tòa thế giới, tòa quốc tế thôi, chứ họ dựa vào đâu mà nói những lời nói xằng bậy như vậy.”

Trong khi đó cáo trạng còn nêu thêm là  Nguyễn Đức Sinh cùng 5 đồng phạm đã thực hiện vụ phóng hỏa đốt kho tạm giữ xe vi phạm giao thông của Công an Thành Phố Biên Hòa, Đồng Nai vào ngày 8/4, khiến toàn bộ kho xe và 320 xe các loại bị thiêu rụi, tổng thiệt hại 1,3 tỷ đồng.

Nhà chức trách cũng cáo buộc bà Phạm Lisa đã lôi kéo thành lập nhiều nhóm khác để thực hiện các vụ khủng bố tại Nhà máy giấy Lee&Man ở Hậu Giang, khủng bố cán bộ, đảng viên và hệ thống siêu thị Big C ở Sài Gòn.

Các đối tượng cũng bị cho là đã soạn thảo kế hoạch tạo bom xăng, bom khói tấn công lượng lượng công an, làm quả nổ đánh vào đồn biên phòng, và tham gia vào các cuộc biểu tình tại khu vực nhà thờ Đức Bà.

Ngoài ra, nhóm này cũng bị cáo buộc đã sang Campuchia mua và tàng trữ một khẩu súng K59 và chín viên đạn.

Các tờ báo trong nước loan tin ông Đào Minh Quân và bà Phạm Lisa chủ mưu nhưng hiện đang ở nước ngoài nên cơ quan chức năng sẽ xử lý khi bắt được.

Phiên tòa dự kiến kéo dài trong vòng 4 ngày, đến 29/12.