Cảm Nghiệm đời mình

Cảm Nghiệm đời mình

Năm nay (2017), chúng tôi lại được có dip thăm Đức Mẹ Fatima – 100 năm và một việc khác được đi qua Roma gặp Đức Giáo Hoàng Phanxico với 5,000 người trong Công Trường và được Đức Giáo Hoàng Phanxico ban phép ….Rất là special….. Xin Tạ ơn Thiên Chúa.

Mười ba năm (13) về trước, vào ngày 24/12/2004 tại Northern Virginia, tôi bị stroke vào nhà thương cấp cứu, ICU/hospital.  Hôm đó, tôi đi công tác ở Vancouver, Canada và Seattle, WA về đến Washington D.C trời xuống -36 độ lạnh.  Lúc tôi đi trời ấm như mùa xuân, lúc về buốt lạnh mùa đông. Từ terminal xe bus đưa tôi ra parking lot, không ngờ xe bus đưa tôi ra lộn parking lot.  Một tiếng rưỡi lội bộ đi tìm xe dưới nhiệt độ 36 trừ độ âm nhưng tôi không có áo lạnh.  Kết quả, tôi bị stroke sau 1-2 với cái shock bất ngờ đó. Một cái stroke rất là nặng tưởng chết, nhưng Chúa và Đức Mẹ đã cứu tôi và cho tôi sống lại một cuộc sống gần gũi với Chúa và Đức Mẹ hơn và được làm nhân chứng cho Chúa.

Biến cố đó, gia đình và người thân và bạn bè đã đến thăm và care cho tôi nhiều lắm.  Bố Mẹ và một số người thân  26 người đã hũy bỏ chuyến đi đến Indonesia/Malaysia/Thailand để chăm sóc cho tôi.  Một ngày rưỡi sau, là biến có Tsunami làm đến 330,000 người đã bỏ mạng ở vùng Indonesia/Malaysia/Thailand, nhưng gia đình tôi đã được Chúa và Đức Mẹ cứu sống và tôi từ dạo đó tôi sống gần gũi Chúa và Đức Mẹ.

Tạ ơn Chúa và Đức Mẹ, tôi bị câm không nói được vài tháng, nhưng rồi trong mội buổi sang, Mai đã cùng tôi cầu nguyện để xin Sáng Danh Chúa,  xin Chúa cho tôi được nói lời ca ngợi Chúa.  Và Chúa đã nhận lời, cho tôi lần đầu tiên bật lại tiếng là Kinh Lạy Cha và Kính Kính Mừng và tôi đã ca ngợi Chúa và Đức Mẹ đọc hết Chuỗi Mân Côi trong buổi sáng đó, và mỗi ngày từ đó về sau. 40 ngày nằm nhà thương như là mầu nhiệm được vào sa mạc 40 ngày với Chúa.

Ba tháng sau khi bị stroke, tôi đã lập ra một đường dây để thông đạt với các Cha, các Soeurs, các Thầy, các Bác và các Anh Chị thân mến….bây giờ gần 13 năm rồi  Ngọc Nga, Lang Thang Chiều Tim, Cha Vũ Tiến Đạt (Linh Xuân Thôn), Kim Hà, Chị  Kim Nga, A Roger Phụng, A Phạm Trung, Tien Khuat và các Cha, các Thầy  các Sơ và Anh Chị Em….)

Xin các Đức Giám Mục, các Cha, Thầy, các Soeurs, các Bác va Bố Mẹ, gia đình, người thân và tất cả mọi người cho chúng con/tôi được cám ơn, nhầm ngày kỷ niệm 13 năm tôi bị stroke, tận đáy lòng chúng tôi…một tình yêu mà Thiên Chúa cho kết hiệp.
 

Xin chúc các Đức Giám Mục, các Cha, các Thầy, các Soeurs, các Bác và các Anh Chị một Mùa Giáng Sinh tràn đầy Hồng Ân  Chúa Cứu Thế và tiếp tục hành trình sống với Chúa.

Bảo Trọng,

Thụ & Mai

Ngộ ra tất cả đều chết.

Ngộ ra tất cả đều chết.

Tối đến giờ ngồi trao đổi. Thiện Hạnh kể câu chuyện về sản phẩm tẩm thuốc ở Việt Nam. 
Nhân chuyến về thăm nhà, gia đình trồng Cây quả. Lúc thu hoạch, thấy có một vài cây không xịt thuốc. Còn bao nhiêu xịt thuốc tăng trưởng. Thiện Hạnh hỏi:
– Sao anh không xịt đều lại để vài cây như vậy.
– À. Những cây không xịt dành cho Nhà dùng còn kia đem bán. Người Nhà trả lời.
– Vậy anh bán ra cho người ta ăn chết dần dần à.
– Anh có biết làm vậy hại người không? Anh để vài cây cho Nhà ăn còn bao nhiêu người khác ăn để bệnh tật. Anh có lương tâm không?
Phút tư lự…
– Anh biết đấy. Mình để dành cho mình ăn thì tốt người ta ăn thì sẽ bị hại. Vậy anh có ăn rau, ăn thịt, ăn cá và các loại khác không?
– Sao không có?
– Người ta cũng vậy. Họ kinh doanh họ cũng bỏ thuốc để lời. Anh tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa. Người ta cũng có tư tưởng như anh. Vậy người ta ăn của anh người ta chết. Anh ăn của người ta anh cũng chết. Cả hai đều chết. Vậy sống thế nào?

ĐỨC TIN SANH KIÊN CƯỜNG

From:    Thang Chu‘s post.

Thang Chu

ĐỨC TIN SANH KIÊN CƯỜNG

By Rick Warren – Dec 28, 2017

“Chúng tôi bị ép đủ bề bởi hoạn nạn, nhưng chúng tôi không bị đè bẹp. Chúng tôi bị bối rối, nhưng không bị đẩy vào tuyệt vọng. Chúng tôi bị săn đuổi, nhưng chưa từng bị God bỏ rơi. Chúng tôi bị đo ván, nhưng chúng tôi không bị hủy diệt” (2 Cô-rinh-tô 4:8-9 NLT).

Đức tin mở khóa những lời hứa của God, nó tỏ cho chúng ta quyền năng God, nó biến ước mơ thành hiện thực, và nó cho chúng ta quyền năng bám trụ những lúc khó khăn.

God không luôn đưa bạn ra khỏi vấn nạn. Ngài giương ra đức tin bạn bằng cách đưa bạn xuyên qua vấn nạn đó. Ngài không luôn cất đi đau đớn. Ngài ban cho bạn khả năng được đổ đầy đức tin để đối phó nỗi đau. Và God không luôn đưa bạn ra khỏi bão tố vì Ngài muốn bạn tin cậy Ngài giữa phong ba.

Tôi nhớ có đọc những chuyện về Corrie ten Boom, một Cơ-đốc-nhân trẻ người Hòa Lan đã giúp nhiều người Do Thái thoát diệt chủng Holocaust trước khi bị tống vào những trại tập trung Nazi. Sau khi Thế Chiến II chấm dứt, bà nói rằng người sống qua những trại tập trung là những người có đức tin sâu sắc nhất. Tại sao? Vì đức tin cho bạn quyền năng để bám trụ lúc khó khăn. Nó sanh ra kiên cường.

Nghiên cứu này sau nghiên cứu kia cho thấy rằng có lẽ đức tính quan trọng nhất bạn có thể dạy con (và bạn cần nó trong chính đời bạn) là sức bật. Nó là khả năng bật dậy. Nó là khả năng đế tiếp tục đi. Không ai trải qua cuộc đời với một chuỗi thành công không bị gãy đổ. Mọi người đều gặp thất bại và lầm lỗi. Tất cả chúng ta tự làm khó mình. Tất cả chúng ta gặp đau đớn. Tất cả chúng ta gặp vấn nạn. Tất cả chúng ta gặp áp lực. Người vượt qua chúng trong đời phải có sức bật.

Bạn có biết bao nhiêu lần tôi muốn từ chức làm mục sư tại Hội Thánh Saddleback không? Cứ mỗi sáng thứ Hai! Tôi nói, “God ôi, thật lớn quá. Thật nhiều người quá, thật nhiều trách nhiệm quá. Con không thông minh đủ. Điều gì con phải nói với số nhiều người như vậy? Xin đưa ai đó khác có thể làm việc tốt hơn con.”

Tuy nhiên God nói, “Cứ tiếp tục.”

Nơi đâu bạn có được sức bật đó để tiếp tục đi? Đức tin. Đó là tin God có thể làm việc gì đó vào lúc nào đó mà có thể thay đổi hướng đi đời bạn, và bạn không muốn bỏ lỡ nó, vậy cứ tiếp tục tiến tới. Đó là tin rằng God sẽ ban cho bạn chính xác điều bạn cần khi bạn cần nó để bạn học nương cậy vào Ngài để hoàn thành mục đích Ngài nơi bạn.

Đây là lời chứng của Phao-lô, một người vĩ đại của đức tin: “Chúng tôi bị ép đủ bề bởi hoạn nạn, nhưng chúng tôi không bị đè bẹp. Chúng tôi bị bối rối, nhưng không bị đẩy vào tuyệt vọng. Chúng tôi bị săn đuổi, nhưng chưa từng bị God bỏ rơi. Chúng tôi bị đo ván, nhưng chúng tôi không bị hủy diệt” (2 Cô-rinh-tô 4:8-9 NLT).

THẢO LUẬN
• Điều gì là mục đích tai ương của God trong đời bạn?
• Thế nào đức tin giúp bạn kiên cường qua suốt lúc khó khăn trong đời bạn?
• “Đức tin không luôn đem bạn ra khỏi vấn nạn. Đức tin thường đem bạn xuyên qua vấn nạn.” Thể nào chân lý này uốn nắn cách bạn đáp ứng lại những vấn nạn mà bạn đối diện ngay phút này?

“We are pressed on every side by troubles, but we are not crushed. We are perplexed, but not driven to despair. We are hunted down, but never abandoned by God. We get knocked down, but we are not destroyed” (2 Corinthians 4:8-9 NLT).
PASTORRICK.COM   

Câu Chuyện Thật trong Mùa GIÁNG SINH: 57 XU

 Câu Chuyện Thật trong Mùa GIÁNG SINH: 57 XU
Một cô bé đang đứng thổn thức bên cạnh một nhà thờ nhỏ sau khi đã chạy vòng vòng mà không vào được bên trong vì “nhà thờ chật cứng”. 

“Con không vào được lớp học Chủ Nhật” (Sunday School: lớp học mà nhà thờ thường mở vào ngày chủ nhật để dạy giáo lý và chữ cho trẻ em là chính nhà thờ), cô bé nức nở nói với vị linh mục vừa đi tới. Nhìn bộ dạng tiều tụy, nhếch nhác của cô bé, vị linh mục hiểu ngay ra nguyên do, và cầm tay cô bé dẫn vào trong, tìm cho cô một chỗ trong lớp học.

Đêm hôm đó, cô bé lên giường ngủ mà đầu chỉ nghĩ tới những đứa trẻ không có chỗ để thể hiện lòng tôn kính đối với Chúa. Khoảng 2 năm sau đó, cô bé đã chết trong một chung cư tồi tàn. Cha mẹ của cô bé gọi điện cho vị linh mục – người đã trở nên rất thân thiết với cô bé, đến để chủ trì buổi lễ tang.

Khi di chuyển thi hài của cô bé nghèo, người ta đã tìm thấy một chiếc ví rách nát và bẩn thỉu tựa như được moi ra từ đống rác, trong đó có 57 xu và một tờ giấy xé nham nhở viết trên đó vài dòng chữ nghoệch ngoạc của đứa trẻ: “Để giúp đỡ xây dựng một nhà thờ lớn hơn cho nhiều đứa trẻ có thể đến Lớp học ngày Chủ nhật”. Đó là kết quả trong 2 năm trời dành dụm với cả tấm lòng hy sinh không chút vụ lợi của cô bé. Khi đọc những dòng chữ này, vị linh mục đã không thể cầm được nước mắt.

Mang theo mảnh giấy và chiếc ví rách nát trong những buổi lễ, vị linh mục kể cho mọi người câu chuyện về tấm lòng hy sinh cao cả của đứa bé. Ông đã bỏ ra rất nhiều công sức để kêu gọi, quyên góp tiền xây dựng một nhà thờ rộng hơn. Nhưng câu chuyện này không chỉ dừng lại ở đó.

Một tờ báo có uy tín đăng câu chuyện về cô bé, và có một nhà kinh doanh bất động sản đã đọc được nó. Ông ta đề nghị nhượng bán cho nhà thờ một mảnh đất rộng, mà giá trị hồi đó lên tới nhiều ngàn đô la, với giá chỉ có… 57 xu. Các tín đồ đã tổ chức một đợt quyên góp quy mô rộng và lớn chưa từng có, chỉ chưa đầy 5 năm số tiền đã lên tới 250.000 đô la – một số tiền rất lớn thời bấy giờ (cách đây gần một thế kỷ). Tấm lòng nhân hậu cao cả của cô bé đã được đền đáp một cách xứng đáng.

Nếu có dịp qua thành phố Philadelphia, mời bạn ghé thăm Nhà thờ Temple Baptist (Nhà thờ Thánh rửa tội) với sức chứa 3.300 người; và trường đại học Temple, nơi mà hàng trăm sinh viên đang theo học. Và bạn cũng nên ghé thăm Bệnh viện Good Samaritan (Bệnh viện hội bác ái) cùng với Trường học ngày Chủ nhật, nơi dành cho hàng trăm đứa trẻ tham dự Lớp học ngày Chủ nhật, và sẽ không còn đứa trẻ nào trong vùng phải đứng bên ngoài vào ngày chủ nhật nữa.

Trong một căn phòng của toà nhà, bạn có thể tìm thấy một tấm hình với khuôn mặt dễ thương của cô bé gái, người với 57 xu và sự hy sinh của mình, đã làm nên một câu chuyện thần thoại.

Ngay bên cạnh đó, tấm hình của vị linh mục – Dr.Russell H.Conwell, tác giả của cuốn sách “Cánh đồng Kim cương”. 

Đó là một câu chuyện có thật, hoàn toàn thật, minh chứng cho những gì mà một tâm hồn cao thượng và tấm lòng hy sinh cao cả có thể làm được, chỉ với 57 xu. 

(Quickinspirations)
Phạm Minh

Nguồn: Ngọn nến nhỏ 

From LUCIE 1937

Tại sao ở Việt Nam có nhiều tiền mà vẫn muốn sang Mỹ để làm việc

From:   Giấc Mơ Mỹ

Có nhiều tiền bạn sẽ chọn làm vua ở Việt Nam hay định cư ở Mỹ

Không dùng những bài học tư tưởng chính trị để giáo dục người dân yêu nước; cũng không dùng súng ống và tay sai để cưỡng ép người dân yêu nước. Trái lại,…
TAPCHIHOAKY.INFO

Mỗi ngày Việt Nam có 260 người chết vì ung thư

From:   Hoàng Tuấn Bạch‘s post.
 

HTB kính thĩnh cầu dân trong Nước hảy Tỉnh giấc lại đi ……?

260 người chết/ ngày x 365 ngày = 94.900 người Việt chết / năm
94.900 người tương đương với quân số hơn 9 sư đoàn .

Đây là con số do báo Tuổi Trẻ đưa ra , trong khi đó báo Zing lại cho con số cao hơn 315 người chết / ngày …

Hiện nay số người bệnh ung thư đang điều trị trên cả nước là bao nhiêu ?
(Trong bao nhiêu năm nửa dân tộc Việt Nam bị xóa sổ )

TTO – Báo cáo này được đưa ra tại buổi khởi động chiến dịch dự phòng bệnh không lây nhiễm, tổ chức hôm nay 25-12.
 
TUOITRE.VN
 

Xem được mất của người như được mất của mình’ là đức hạnh cao thượng

Xem được mất của người như được mất của mình’ là đức hạnh cao thượng

Những người có đạo đức cao thượng thời xưa đều xem được mất của người như chính được mất của mình. Vô luận là trong phạm vi nhỏ như gia đình, bạn bè hay lớn hơn là một quốc gia, nếu ai ai cũng làm được điều đó thì dân giàu, nước mạnh mà thái bình yên vui.

“Khang Hy gia huấn” là tác phẩm giáo dục gia đình mà Khang Hy dùng để dạy dỗ các hoàng tử. Trong đó hàm chứa những lời răn đầy trí tuệ và đạo lý vô cùng sâu sắc.

Trong “Khang Hy gia huấn” có đoạn viết: “Trong đối nhân xử thế của mỗi người, nên biết khoan dung tha thứ. Khi thấy người khác đắc được thì nên cảm thấy vui vẻ. Khi thấy người khác bị mất mát thì nên cảm thông. Những điều này đều có lợi cho mình. Nếu ghen tức với thành công của người khác, vui vẻ trên thất bại của họ thì sao có thể có quan hệ với người? Cổ ngữ có câu: ‘Thấy người khác được thì giống như mình được, thấy người khác mất thì giống như bản thân mình mất, người mà trong tâm có ý niệm này thì Trời tất sẽ bảo hộ.”

Ý tứ của lời giáo huấn này chính là: Một người khi đối nhân xử thế, lúc nào cũng nên giữ lòng khoan dung, nhường nhịn. Thấy người khác có chuyện vui, vừa ý đẹp lòng thì nên cảm thấy vui vẻ, mừng cho họ. Khi người khác gặp phải những chuyện không vừa ý thì nên cảm thông, đồng cảm với họ và giúp đỡ họ. Cái tâm này lúc nào cũng có ích cho bản thân mình.

Nếu một người luôn ghen tị với thành công của người khác, vui vẻ khi thấy thất bại của họ thì làm sao có thể sống cùng mọi người được? Làm như vậy tuy rằng có thể không gây tổn hại đến người khác, nhưng trước tiên nó khiến cho đạo đức của chính bản thân mình trở nên bại hoại. Người xưa cũng nói: “Thấy người khác đắc được thì giống như thấy chính mình đắc được. Thấy người khác mất mát thì giống như chính mình mất mát.” Những người biết suy nghĩ như thế này nhất định sẽ được trời cao ban phúc, phù hộ.

Hoàng đế Khang Hy được mệnh danh là một vị hoàng đế vĩ đại của Trung Hoa. Ông lên ngôi năm 8 tuổi, tại vị suốt 61 năm, ông đã xây dựng được rất nhiều thành tựu to lớn. Những lời trong gia huấn được xem là sự tổng kết cuộc đời của chính ông, đây cũng là lời nhắc nhở đối với Hoàng đế tương lai.

Là Hoàng đế của một đất nước, nắm trong tay tứ hải, đất đai bãi bờ và hoàng cung. Hoàng đế Khang Hy hy vọng hy vọng người dân trong thiên hạ đều hạnh phúc, sung túc. Bởi vì dân yếu hay mạnh quyết định sự mạnh yếu của đất nước. Dân nghèo thì nước yếu, dân giàu thì nước mạnh. Cho nên, khi người dân có việc vui, đương nhiên người làm vua cũng nên vui vẻ, khi dân chúng gặp phải tai họa, sống trong khổ cực, đương nhiên vua cũng sẽ lo buồn, cảm thông với người dân, cố gắng tìm cách giúp người dân vượt qua khó khăn, có vậy lòng dân và đất nước mới ổn định được. Đây chẳng phải là điều có ích nhất đối với người làm Hoàng đế hay sao?

Ngược lại, nếu làm Hoàng đế mà luôn đi ngược lại ý dân, ghen ghét khi dân chúng có việc mừng, vui sướng trên những mất mát của họ thì e là sớm muộn người dân cũng sẽ vùng lên. Đây không chỉ là thất bại về đức hạnh của bậc quân vương mà còn làm đất nước hỗn loạn, quả thật rất đáng sợ. Vì vậy, nếu các vị Hoàng đế luôn có thể vui với niềm vui của dân, buồn với nỗi khổ của họ thì lẽ nào trời cao lại không bảo vệ vị Hoàng đế tốt như vậy chứ?

Mặc dù gia huấn này là những lời để giáo dục các Hoàng tử, nhưng cũng có tác dụng tối với các đại thần trong triều. Bởi vì trước khi trở thành Hoàng đế, các Hoàng tử và đại thần đều có nhiệm vụ an dân phò quốc. Giữa các triều thần khó mà tránh được tranh chấp, ghen ghét lẫn nhau, thậm chí là xung đột với nhau.

Nếu có thể hành động theo gia huấn, thì sẽ xóa bỏ được lòng đố kỵ, người được cũng như ta được, người mất thì cũng như ta mất. Đối xử chân thành với người khác ắt sẽ có nhiều bạn bè, dần dần tâm lý tranh đấu cũng sẽ mất đi. Điều này rất có ích cho việc tu thân dưỡng tính. Hơn nữa tâm lý làm tổn hại lẫn nhau giữa các triều thần cũng sẽ được giảm xuống mức thấp nhất, thậm chí hoàn toàn không còn.

Khi chúng ta có thể xem điểm mạnh của người khác là thế mạnh của mình, những gì chúng ta thể hiện ra đều là khen ngợi ưu điểm của người khác, sẽ không có ai ghét điều này, mà ngược lại sẽ cảm thấy người này vô cùng rộng lượng, có thể đảm đương trọng trách. Đây chẳng phải là để xây dựng nên một triều đình chính trực ngay thẳng, yêu người như chính mình sao? Vì nước vì dân, đây quả thật là một việc vô cùng tốt. Những người làm theo gia huấn này cũng nhất định sẽ nhận được tình yêu thương của trời cao.

Là một người dân bình thường không quyền thế không tài sản mà nói, gia huấn này thật sự là phương hướng đối nhân xử thế, là liều thuốc cứu thế an dân. Tục ngữ có câu: “Thêm một người bạn thêm một con đường, thêm một kẻ thù thêm một ngõ cụt.” Bạn bè từ đâu đến, kẻ thù từ đâu ra? Nói chung đều xuất phát từ lòng phân biệt của chúng ta với họ quá mạnh mẽ, cố chấp, đặt nặng cái tôi, khiến bạn thì ít mà thù thì nhiều.

Nếu một người có thể bỏ qua thành kiến, bỏ qua cái tôi, vui với niềm vui của người khác, xem điểm mạnh của họ như điểm mạnh của mình, nhìn nguy nan của họ cũng như nguy nan của chính bản thân, như vậy thì trong lòng ắt có thần linh phù trợ, giống như cổ nhân thường giảng: “Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân” (đạo của trời không phân biệt thân thích, thường đứng về phía người lương thiện). Quy luật của thiên đạo là yêu thích người lương thiện, khi chúng ta phù hợp với quy luật của thiên đạo, bỏ qua cái tôi, bao dung ưu khuyết điểm của người khác, đây chẳng phải là cách tốt nhất để được thần linh phù hộ sao?

Đạo gia giảng rằng: “Thiên nhân hợp nhất” (Trời và người hòa làm một), khi lòng chúng ta đến gần với đạo, phù hợp với lẽ trời, luân lý làm người và đặc tính của vũ trụ, thì chúng ta thật sự nhận được lợi ích. Ngọn nguồn của đạo đức tốt đẹp xuất phát từ tấm lòng rộng mở, ý nghĩa của gia huấn này rất sâu xa, khiến nhiều người phải suy ngẫm, tỉnh ngộ. Khi chúng ta mở rộng tấm lòng để đối xử với mọi sự mọi vật, xem niềm vui của trời đất như niềm vui của mình, lo buồn vì nỗi lo của trời đất thì khoảng cách của chúng ta đến với đạo cũng không còn xa nữa.

An Hòa (dịch và t/h)

NS Ngọc Đan Thanh bị đột quỵ

(NLĐO) Nghệ sĩ Tú Trinh từ Mỹ gọi về cho biết, nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh bị đột quỵ, vẫn còn hôn mê dù đã được cấp cứu tại một bệnh viện tại quận Cam – miền Nam…
NLD.COM.VN
Dang Tuong

Cùng cầu nguyện cho cô được bình an. Cô Ngọc Đan Thanh là một nghệ sĩ đa tài của miền Nam, từ cải lương đến phim ảnh, từ ca kịch đến xướng ngôn viên, cô đều có chỗ đứng trong lòng khán giả.

Đặc biệt, với xuất thân từ QLVNCH cô Ngọc Đan Thanh là một trong những nghệ sĩ chống cộng hàng đầu hải ngoại. Cô là người dẫn chương trình cho nhiều kỳ Đại nhạc hội ASIA, đại nhạc hội Cảm ơn anh, Theo vận nước nổi trôi, các phim tài liệu về chiến tranh và tỵ nạn của đài truyền hình SBTN. Cô đã truyền ngọn lửa đấu tranh yêu nước cho nhiều thế hệ Việt Nam qua giọng đọc hào hùng, bi tráng nhưng đầy tình cảm.

Cầu mong cô sớm tĩnh lại và bình phục để tiếp tục phục vụ cho người hâm mộ ở khắp nơi trên thế giới.

Ad vô cùng hụt hẫng vì mới vừa xem cuộc trò chuyện của cô trên chương trình Jimmy Show mà giờ nghe tin cô đột quỵ bất tĩnh và đang nằm trong một bệnh viện ở quận Cam, California, Mỹ. 

 

DÂN CHỦ THEO NGHĨA CỐT LÕI

From: Thư Hiên Vũ
 

DÂN CHỦ THEO NGHĨA CỐT LÕI

Vladimir Nabokov – Phạm Thị Hoài dịch
December 22, 2017

Năm 2017, chính quyền Việt Nam đã kết án 5 nhà bất đồng chính kiến tổng cộng 37 năm tù và 16 năm quản chế, trong đó có hai phụ nữ và hai thanh niên còn rất trẻ:

29.6.2017 – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 1979, Khánh Hòa, 10 năm tù

25.7.2017 – Trần Thị Nga, 1977, Hà Nam, 9 năm tù, 5 năm quản chế

18.9.2017 – Nguyễn Văn Oai, 1981, Nghệ An, 5 năm tù, 4 năm quản chế

25.10.2017 – Phan Kim Khánh, 1993, Thái Nguyên, 6 năm tù, 4 năm quản chế BLHS.

27.11.2017 – Nguyễn Văn Hóa, 1995, Hà Tĩnh, 7 năm tù, 3 năm quản chế

và bắt 15 người khác:

02.3.2017 – Nguyễn Văn Điển, 1983, Hà Nội

02.3.2017 – Vũ Quang Thuận, 1966, Hà Nội

17.3.2017 – Bùi Hiếu Võ, 1962, Sài Gòn

15.5.2017 – Hoàng Đức Bình, Nghệ An

01.7.2017 – Trần Hoàng Phúc, 1994, Hà Nội

24.7.2017 – Lê Đình Lượng, 1965, Nghệ An

30.7.2017 – Nguyễn Trung Tôn, 1972, Thanh Hóa

30.7.2017 – Trương Minh Đức, 1960, Sài Gòn

30.7.2017 – Phạm Văn Trội, 1972, Hà Nội

30.7.2017 – Nguyễn Bắc Truyển, 1968, Sài Gòn

04.8.2017 – Nguyễn Trung Trực, 1974, Quảng Bình

01.9.2017 – Nguyễn Văn Túc, 1964, Thái Bình

27.9.2017 – Nguyễn Viết Dũng, 1986, Nghệ An

05.10.2017 – Đào Quang Thực, 1960, Hòa Bình

17.10.2017 – Trần Thị Xuân, 1976, Hà Tĩnh

Song Việt Nam không cô đơn trong chuyên chế mà đứng cùng hàng ngũ với 51 quốc gia khác, chiếm một phần ba dân số thế giới, dẫn đầu bởi một siêu cường mới, với mô hình tư bản độc tài châu Á đầy quyến rũ made in China, trong khi mô hình dân chủ phương Tây chỉ còn hiện diện đầy đủ ở 19 nước, với không đầy 5% dân số thế giới. Hoa Kỳ, biểu tượng của mô hình ấy, năm 2016 đã rơi xuống hạng dân chủ khiếm khuyết, theo bảng xếp hạng nổi tiếng của The Economist. Dân chủ có còn đủ hấp dẫn?

Tôi dịch bài sau đây như một khích lệ cho bản thân. Nguyên là phát biểu trong một buổi thảo luận ngày 6 tháng Hai 1942 tại Wellesley College, nơi ông là giảng viên Văn học Nga khi một lần nữa lưu vong, từ châu Âu sang Mỹ, Vladimir Nabokov nói về dân chủ, khi nền độc tài nâu của Hitler đã thanh toán gần hết châu Âu và đang đọ sức với nền độc tài đỏ của Stalin.

Người dịch

Một học giả nọ ở một nước nọ sau một biến động xã hội nọ, khi chính thức được hỏi, ông thấy chế độ mới thế nào, đã trả lời: “Thấy ngạc nhiên”. Một con người bình thường ắt ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng trí óc của riêng mình là một thứ có thể và buộc phải quốc hữu hóa và phân phối bởi chính quyền, và đó là toàn bộ những gì có thể nói về các chế độ độc tài hiện đại. Chúng tự thân đã quá xấu xí và ù lì và kinh tởm để có thể khêu gợi một điều gì ngoài sự khinh bỉ. Nhưng có một ngạc nhiên kiểu khác khi ta thử định nghĩa, trạng huống bình thường của sự vật chính xác là thế nào. Dân chủ hóa ra là định nghĩa tốt nhất, và điều đó khiến ta sửng sốt không khác gì Monsieur Jourdain của Molière khi biết mình nói bằng văn xuôi.

Nghịch lý xán lạn của dân chủ nằm ở chỗ, nó nhấn mạnh quyền lực của chung tất cả và sự bình quyền phổ quát, nhưng mặt khác, chính cá nhân lại thụ hưởng lợi ích đặc biệt và riêng biệt của mình từ đó. Về mặt đạo đức, mọi thành viên của chế độ dân chủ đều bình đẳng; về mặt tinh thần, mỗi người đều có quyền khác với hàng xóm của mình tùy thích; và nhìn tổng thể, có lẽ khi nói đến “dân chủ”, thực ra ta không nghĩ đến một tổ chức, một chính quyền hay một cộng đồng, mà nghĩ đến sự cân bằng tinh tế giữa một bên là những đặc quyền vô hạn của mỗi cá nhân và bên kia là các quyền bình đẳng triệt để của mọi người.

Cuộc sống là trạng huống của điều hòa – và vì lẽ đó tôi cho rằng tinh thần của dân chủ là trạng thái tự nhiên nhất của nhân quần. Đây chính là chỗ rắc rối cho những ai tìm cách thể hiện dân chủ bằng cờ quạt và khẩu hiệu để chống lại cờ quạt và khẩu hiệu của những tín điều chính trị ghê tởm. Bởi dân chủ thực ra không phải là một hiện tượng chính trị – vì thế không có gì là lạ khi những người có thiện chí bảo vệ dân chủ lúng túng khi bước vào đẳng cấp của kẻ thù dân chủ để đối mặt. Tín điều chủng tộc của Đức có thể tuyệt đối đê tiện và tởm lợm, nhưng về mặt chính trị thì nó vận hành hoàn hảo, và cách tốt nhất để đập lại nó về mặt chính trị may ra là hét chói ráy một cách khá bất lực, rằng chế độ dân chủ này hay nọ cũng hoàn hảo về mặt chính trị đấy thôi; nhưng làm như vậy là hạ thấp trạng thái dân chủ của chúng ta bằng việc sử dụng những thuật ngữ mà những não trạng man khai có thể hiểu được.

Dân chủ theo nghĩa cốt lõi không phải là chính trị hay đảng phái cầm quyền hay một thứ gì đó tương tự. Bất chấp những hình thức khác nhau của chính quyền ở từng nước, một nhà dân chủ Nga thời đã qua, và một nhà dân chủ Mỹ hay Anh có thể hoàn toàn dễ dàng tương hợp trên một nền tảng tự nhiên tương đồng – cái nền tảng quá đương nhiên với những người dân chủ, tới mức nó gần như vuột khỏi tầm định nghĩa.

Dân chủ là nhân tính ở thể tốt đẹp nhất, không phải vì chúng ta ngẫu nhiên cho rằng một nền cộng hòa thì tốt hơn một ông vua và một ông vua thì tốt hơn một số không và một số không thì tốt hơn một nhà độc tài, mà bởi nó là trạng thái tự nhiên của mỗi người, kể từ khi trí óc con người biết ý thức không chỉ về thế giới mà về chính mình.

Về mặt đạo đức, dân chủ là bất khả chiến bại. Về mặt thể chất, súng bên nào tốt hơn, bên đó thắng. Niềm tin và lòng tự hào thì hai bên đều có thừa. Niềm tin của chúng ta và lòng tự hào của chúng ta là một dạng hoàn toàn khác, nhưng điều đó không có ý nghĩa gì với một kẻ thù chỉ tin vào đổ máu và chỉ kiêu hãnh về dòng máu của bản thân. Linh cẩu tin vào xác chết, – nói với chúng về sự sống là vô ích, – và một cơn bão tuyết truyền đơn đổ vào Đức không hiệu quả bằng một chút tuyết rơi thật ở Nga!

Phạm Thị Hoài dịch
_______________________________________

Nguồn: Dịch từ bản tiếng Anh, in trong Wellesley Magazine, số ra ngày 26 tháng Tư 1942, tr. 212, là Phụ lục 3 trong cuốn The Tender Friendship and the Charm of Perfect Accord: Nabokov and His Father của Gavriel Shapiro, tr. 263-264, University of Michigan Press, 2014.

Trong vở hài kịch của Molière, nhân vật chính, nhà tư sản Jourdain khao khát gia nhập giới quý tộc, thuê một gia sư để dạy cách ăn nói quý phái. Khi giúp Monsieur Jourdain thảo thư tình cho một góa phụ hầu tước, gia sư hỏi, ông muốn thư viết bằng thơ hay bằng văn xuôi. Monsieur Jourdain không hiểu. Gia sư giải thích, thơ là có vần điệu, văn xuôi thì như ông vẫn nói hàng ngày. Monsieur Jourdain ngỡ ngàng reo lên: “Trời ơi! Tôi nói bằng văn xuôi! Thế mà tôi không biết là mình nói được bằng văn xuôi!”
Trong Chiến tranh Sô-Đức, sau những chiến thắng chớp nhoáng mùa Hè 1941, quân đội Đức Quốc xã bắt đầu sa lầy trong mùa Đông băng giá của nước Nga. Thời tiết khắc nghiệt ở Nga góp phần đáng kể trong thảm bại của Đức tại Liên Sô.

Image may contain: 1 person, closeup and text

Cụ bà 75 tuổi hơn 40 năm nhặt ve chai giúp người nghèo

 

Cụ bà 75 tuổi hơn 40 năm nhặt ve chai giúp người nghèo

Con heo đất bà Cúc (trái) “nuôi” hằng ngày luôn được nhiều người trong xóm thường xuyên góp tiền. (Hình: Thanh Niên)

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Một bà cụ 75 tuổi một thân bán bánh mì, nhặt ve chai, gồng gánh nuôi năm người con mà còn dành tiền nuôi heo đất để làm từ thiện suốt 40 năm qua.

Đến hẻm 60 Lý Chính Thắng, quận 3, Sài Gòn, hỏi “bà Cúc ve chai” thì đến đứa bé 5 tuổi cũng biết. Bởi vì cái tên đó là họ đã đặt cho bà Nguyễn Thị Bạch Cúc (75 tuổi), theo báo Thanh Niên.

Suốt hơn 40 năm qua, sáng bà Cúc bán bánh mì nuôi năm người con ăn học, chiều lặng thầm mon men khắp các con hẻm nhặt từng vỏ chai, lon bia… ky cóp từng đồng tiền lẻ “nuôi heo đất” để giúp người nghèo.

Sinh ra trong một gia đình lao động nghèo vì mồ côi cha từ sớm, nhà lại đông anh em, nên bà Cúc phải sớm lang bạt khắp nơi kiếm sống, vì thế mà bà thấu hiểu và cảm thông cho những phận đời nghèo khổ, bất hạnh như bà. Bà coi việc từ thiện như một thói quen mà không thể bỏ được.

Nói về những năm tháng làm từ thiện thì có ngồi “cả ngày” nghe bà kể cũng chưa hết chuyện. Vì hơn 40 năm qua, có ngày nào bà ngừng công việc đó đâu. Bà Cúc cũng không nhớ chính xác đã bắt đầu làm từ thiện từ khi nào, vì thời còn chật vật tìm kế sinh nhai, bà đã nhặt ve chai lấy tiền mua mì gói cho người lang thang rồi.

Thời điểm ấy, gia đình bà cũng nghèo chứ không giàu có hơn ai, nhưng cái tính “thương người” của bà thì chưa bao giờ “nghèo” cả, bà vẫn đều đặn bỏ tiền lẻ nuôi heo đất. Số tiền đó không nhiều nhưng cũng đủ để mua các thứ cần thiết tặng cho những người già neo đơn trong xóm.

Kể về nơi có nhiều kỷ niệm nhất, thì bà nghĩ ngay đến trại cai nghiện Nhị Xuân, huyện Hóc Môn. Đó không phải là tình cờ, mà là cái duyên của bà với những người trẻ tuổi đang cai nghiện ma túy tại đây. Bà Cúc kể: “Trong một lần theo đoàn từ thiện đến đây, tôi được tiếp xúc với rất nhiều bạn trẻ, có những bạn còn rất nhỏ mà đã bị nhiễm HIV, nghĩ đến thôi đã thấy xót xa.”

Bà Cúc (phải) bán ve chai gom tiền lẻ để “nuôi heo đất” giúp người nghèo. (Hình: Thanh Niên)

Cũng trong lần đó, bà nghe nhiều bạn trẻ than thèm trứng luộc. Nghĩ là làm, về nhà bà gom tiền bán ve chai cộng thêm tiền túi, mua ngay 200 quả trứng rồi luộc sẵn, sáng hôm sau bắt xe lên trại phát cho từng người. Kể từ đó, cứ vài ba tháng là bà lại bắt xe lên trại: “Riết rồi chúng nó gọi tôi là má Cúc luôn,” bà cười nhớ lại.

Không dừng ở đó, số tiền từ quỹ heo đất của bà Cúc cũng được trích ra cho nhiều người trong khu phố vay vốn làm ăn, học nghề; đồng thời, tặng học bổng cho ba em học sinh trong xóm có hoàn cảnh khó khăn mỗi tháng 300,000 đồng (hơn $13).

“Người dân trong xóm rất tin tưởng bà Cúc, ai cũng đồng lòng ủng hộ, kể cả tôi cũng dành một số tiền trợ cấp người cao tuổi của mình để ủng hộ quỹ heo đất, để góp phần giúp đỡ được nhiều người hơn,” bà Trịnh Thị Mười (86 tuổi), hàng xóm của bà Cúc, cho biết.

Hiện tại, bà Cúc không còn bán bánh mì nữa Nay các con bà đã trưởng thành và thành đạt, bà mừng vì từ giờ bà không còn lo nghĩ gì nữa. Thế nhưng thói quen mỗi chiều, lọ mọ khắp các hẻm phố, gom nhặt ve chai làm từ thiện thì bà vẫn làm vì bà coi đó là niềm vui tuổi già.

“Riết rồi thành quen, cứ chiều tối khi nhiều người trong xóm đem rác ra để trước cổng là tôi đến đó nhặt chai nhựa, lon bia, giấy… tất cả những thứ gì bán được, tôi đều đem về nhà chất đống, ai vào nhà cũng tưởng là vựa ve chai,” bà Cúc dí dỏm nói. (Tr.N)

8 ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG THANH NIÊN VIỆT NAM DƯỚI CHẾ ĐỘ XHCN

Kim Tran shared Nguyễn Quang Thái‘s post.
 
Image may contain: 1 person, text
Nguyễn Quang Thái to Thích BBC Vietnamese

 

8 ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG THANH NIÊN VIỆT NAM DƯỚI CHẾ ĐỘ XHCN

1. Ít kiến thức vì không chịu đọc sách báo, dốt về chính trị – lịch sử nhưng hễ ai nói sự thật về “Đảng & Bác” là sẵn sàng chửi bới bênh vực mù quáng. Thích nói leo – nói hùa những đề tài nhảm nhí – vô bổ.

2. Hèn nhát, lảng tránh trước những bất công trong xã hội. Ngược lại rất hung hăng với đồng loại và tàn bạo đến đổ máu vì những lý do vớ vẩn khi tranh luận về gái, xe cộ, bóng đá, game online…

3. Sống không có lý tưởng, lười lao động nhưng lại thích ăn ngon mặc đẹp, đánh mẹ chửi cha đòi tiền mua điện thoại xịn, tay ga đời mới.

4. Tư tưởng bệnh hoạn, hay nghĩ chuyện dâm dục, sống trụy lạc, hay đi nhà nghỉ, hay bàn luận về mông ngực phụ nữ. Có vợ con rồi nhưng vẫn thích đi tìm “của lạ”.

5. Lười vận động – thể thao. Ăn mặc theo phong cách của đám ca sĩ ẻo lả thiếu nam tính. Chỉ luôn cúi mặt bấm điện thoại với vẻ mặt bạc nhược, thiếu sự linh hoạt.

6. Nói chuyện vô ý tứ, thô lỗ, hỗn láo không kiêng nể một ai. Câu cửa miệng luôn dùng những ngôn ngữ kiểu chợ búa như: đ.m, bó tay, tự sướng, đỉnh, vãi, clgt …

7. Ham ăn tục uống, nghiện ngập. Đám cưới, đám ma, giỗ ông – bà, vui – buồn gì cũng phải có nhậu nhẹt – hát hò.

8. Sống bẩn thỉu, ăn uống thiếu vệ sinh, xả rác – khạc nhổ bừa bãi…

Tóm lại: Phần lớn thanh niên VN ngày nay là 1 loại người ngu dốt dễ bị sai khiến – xúi giục, yêu tiền – dại gái, thích khoe khoang. Trai làm tài lanh thì tỏ vẻ anh hùng – háo thắng, gái ngu dốt (có chút nhan sắc) thì tỏ ra vẻ hiểu biết…