CÔ DƯƠNG NÉM DÉP
CÔ DƯƠNG NÉM DÉP
Hôm nay “cô gái ném dép” Nguyễn Thùy Dương bị xe tông từ phía sau. May mà cô chỉ bị chấn thương phần mềm. “Cô gái ném dép”, “chiếc giày Thủ Thiêm”, hay “Tomadep” là những từ xuất hiện sau khi Dương ném thẳng một chiếc giày về phía bà Quyết Tâm, trong một cuộc tiếp xúc cử tri.
Gia đình Nguyễn Thùy Dương là nông dân gộc, có vài chục ngàn mét vuông đất ở xung quanh Thủ Thiêm. Rồi 41.000m2 bị cán bộ lấy, bây giờ là khu dân cư Cát Lái. Thích thì lấy, lấy mà không trả xu nào.
Nhà Dương lại có 9.135m2 ở Thạnh Mỹ Lợi, năm 2006 bị lấy làm trụ sở UBND quận 2 – trụ sở đẹp nhứt TPHCM – làm chỗ cho Tất Thành Cang và nhiều anh khác ngồi. Cũng không đền xu nào. Đúng ra là có đền. Nhưng người nhận là cán bộ, chứ không phải gia đình Dương.
Ba mẹ Dương nông dân học thấp, chỉ hết cấp 1, nên kêu Dương ráng học, cho đỡ bị ăn hiếp. Năm 2010 Dương đi học ở Singapore, với dự định học Luật, về tranh luật với Cang.
Cuối năm 2010, Dương về thăm nhà, rồi qua Ủy ban Quận 2 xin gặp Cang. Hai cán bộ bảo vệ nắm lấy cô bé 20 tuổi quăng thẳng ra cổng. Đau điếng.
Thấy cha mẹ bị ức hiếp, Dương… nghỉ học luôn.
Giờ nhà Dương vẫn còn 4.500m2 ở Bình Trưng Đông, chính quyền… không cho làm giấy tờ. Ở lậu cả nhà.
Họp dân, thấy bà Quyết Tâm nói nói, Dương chơi luôn quả TomaDep.
Hôm làm biên bản trả dép, anh cán bộ hỏi: “Cô đi du học, sao khai chỉ lớp 5?” Dương trả lời tỉnh rụi: “Đất bị lấy hết nên giờ tui mất trí nhớ. Hổng nhớ mình lớp mấy nữa…”.
Nhờ hồng phúc cán bộ, Dương thành dân oan. Nếu không bị lấy đất, có lẽ giờ Dương đã học xong và đang làm việc ở một xứ giãy chết nào đó…
Ở những cuộc tiếp xúc cử tri gần đây, cán bộ quận 2 luôn cố gắng để Dương không thể phát biểu. Nhưng không vì thế mà cô và những bà con mất đất ở quận 2 im lặng.
Họ đã đấu tranh suốt 20 năm qua. Và họ vẫn đang tiếp tục cuộc chiến đòi lại mái ấm của mình.
TRƯƠNG CHÂU HỮU DANH


‘Sư quốc doanh’ phán xét Alexandre de Rhodes ‘có tội nhiều hơn công với dân tộc Việt Nam’
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hôm 23 Tháng Mười Một, Thượng Tọa Thích Nhật Từ đã gỡ bỏ một Facebook post trên trang cá nhân được xác nhận là của ông khiến mạng xã hội dấy lên chỉ trích: “Tin vui cho Việt Nam: Thành phố Đà Nẵng đã tiếp thu ý kiến, ngưng đặt tên đường cho hai Linh Mục Alexandre de Rhodes và Francisco de Pina. Khi Ủy Ban Nhân Dân thành phố Đà Nẵng lên kế hoạch đặt tên đường cho hai vị giáo sĩ Alexandre de Rhodes và Francisco de Pina, các nhà nghiên cứu đã gửi thư kiến nghị đến thành phố Đà Nẵng, yêu cầu ngừng đặt tên đường mang tên hai giáo sĩ có tội nhiều hơn công đối với dân tộc Việt Nam…”
Công luận cho rằng ông Thích Nhật Từ là nhân vật tiêu biểu của “sư quốc doanh” thời XHCN, không có đủ tư cách để buông lời phán xét nhà truyền giáo Dòng Tên Alexandre de Rhodes thuộc thế hệ tiền nhân, là người đã góp phần quan trọng vào quá trình truyền bá đạo Công Giáo tại Việt Nam và việc hình thành chữ Quốc ngữ.
Thích Nhật Từ được ghi nhận trụ trì tại chùa Giác Ngộ từ năm 1992, du học tại Ấn Độ năm 1994 và tốt nghiệp tiến sĩ triết học năm 2001.
Hiện ông ta trụ trì tại các chùa Giác Ngộ ở Sài Gòn và Vĩnh Long, chùa Vô Ưu ở Thủ Đức, chùa Tượng Sơn ở Hà Tĩnh và chùa Linh Xứng ở tỉnh Thanh Hóa.
Hồi năm 2010, Thích Nhật Từ được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) tấn phong lên hàng giáo phẩm thượng tọa sớm hơn ba năm so với quy định của hiến chương Giáo Hội Phật Giáo. Trong vô số các danh hiệu, bằng “tiến sĩ danh dự” của các trường đại học Thái Lan và Mỹ mà ông Thích Nhật Từ ghi trong lý lịch, người ta thấy có bằng khen do nguyên Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng trao tặng hồi năm 2008.

Cũng cần nhắc lại là tại quận 1, Sài Gòn hiện có đường Alexandre de Rhodes nằm cạnh Dinh Độc Lập và Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn. Tên đường này đã có từ trước 1975, nhưng sau đó bị nhà cầm quyền CSVN đổi thành Thái Văn Lung một thời gian. Theo tiết lộ của nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc trên trang cá nhân, cố Thủ Tướng CSVN Võ Văn Kiệt là người ra lệnh khôi phục tên đường Alexandre de Rhodes theo đề nghị của học giả Hoàng Xuân Hãn mà ông Kiệt có dịp gặp trong một chuyến thăm Pháp. (T.K.)
Đức Thánh Cha Phanxicô thăm 1 số bạn trẻ khuyết tật
https://www.facebook.com/chinhtransj/videos/483679162245774/?t=31
Mẹ Việt Nam gặp lại con gái lai Mỹ sau 44 năm
https://www.facebook.com/RFAVietnam/videos/2393800814079684/?t=9
Sau 30/4/1975, Bà Nguyễn Thị Đẹp đã gửi con gái lai 3 tuổi tên Mai tới Mỹ qua Chiến dịch Không vận Trẻ em và mất liên lạc từ đó. Ngày 17/11/2019, bà Đẹp lần đầu tiên gặp lại con gái mình sau 44 năm chia cắt.
Ad mời quý vị theo dõi cuộc hội ngộ của họ nhé.
Lễ Tạ Ơn Thanksgiving 2019
HAPPY THANKSGIVING !
Thưa quý vị:
Thế kỷ 16, người di dân Pilgrims từ con tàu Mayflower đã đặt chân đến miền giá lạnh Đông Bắc Châu Mỹ. Nơi đây họ đã được thổ dân da đỏ giúp đỡ và chỉ cách sinh tồn. Khi người Pilgrims đã có thể tự lo cho bản thân được, họ tổ chức một buổi tiệc để tạ ơn Chúa Trời<https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn_Ch%C3%BAa> đã cho họ có thể sống đến ngày hôm nay, và họ mời những người da đỏ và cùng nhau ăn uống vui vẻ. Theo tài liệu, buổi lễ tạ ơn đầu tiên tại Hoa Kỳ, do người Pilgrims tổ chức, là vào năm 1621 tại Thuộc địa Plymouth, ngày nay thuộc Massachusetts<https://vi.wikipedia.org/wiki/Massachusetts>.
Và từ đó qua nhiều thời đại, lễ Tạ Ơn Thanksgiving đã được tổ chức tạ Hoa Kỳ mỗi năm vào thứ năm cuối cùng của tháng 11 Dương Lịch. (Riêng tại Canada lễ Thanksgiving vào ngày Monday thứ nhì của tháng 10)
Người Việt tỵ nạn chúng ta cũng gần như thế: Cuộc di tản bằng máu và nước mắt qua biển cả và đưởng rừng để trốn chạy chế độ Cộng Sản sau 30 tháng 4 1975 đi tìm tự do. Chúng ta đã được Hoa Kỳ và các QG đồng minh dang vòng tay nhân ái đón nhận.
Hôm nay, Lễ Tạ Ơn Thanksgiving 2019, xin kính mời quý vị thưởng thức nhạc phẩm “Lời Cám Ơn” của NS Ngô Thụy Miên & Hạ Đỏ Bích Phượng. Phần hòa âm do PBN 114 thực hiện hợp ca. Trần Ngọc thực hiện hình ảnh minh họa (2015).
Xin bấm LINK : https://www.youtube.com/watch?v=ujp2aLN6udw
<https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:The_First_Thanksgiving_Jean_Louis_Gerome_Ferris.png>
Cám ơn quý vị
. TN.
“Em Nguyễn Thùy Dương vừa bị xe tông từ phí sau và hiện tại em đang cấp cứu tại BV Quận 2.
Hoa Kim Ngo and 2 others shared a post.


Võ Hồng Ly is with Võ Hồng Ly
26.11.2019
17h45 : Nhà báo Trương Châu Hữu Danh vừa thông báo : “Em Nguyễn Thùy Dương vừa bị xe tông từ phí sau và hiện tại em đang cấp cứu tại BV Quận 2. Mấy tháng nay, các anh cán bộ ở quận 2 canh Dương như hình với bóng, chắc sẽ nhìn thấy thủ phạm…”
Mong cộng đồng quan tâm đến em. Xin cảm ơn ạ !
Xem Livestream của em Thuỳ Dương vừa làm lúc 18h45 tại đây :
https://www.facebook.com/ThuyDuongNguyen28/videos/2783790141641529?d=n&sfns=mo
Lộ tài liệu Trung Quốc ‘tẩy não’ người Uighur
Trần Bang
“Học viên nên có một vị trí giường cố định, vị trí xếp hàng cố định, chỗ ngồi trong lớp học cố định và trạm làm việc cố định, và nghiêm cấm thay đổi,” tài liệu vừa bị rò rỉ cho biết.
“Đối với những người vẫn còn hiểu biết mơ hồ, thái độ tiêu cực hoặc thậm chí có tâm lý kháng cự … tiếp tục thực hiện giáo dục chuyển đổi cho tới đạt được kết quả.”
TÂM TÌNH CỦA MỘT NGƯỜI MỸ TRONG NGÀY LỄ TẠ ƠN
TÂM TÌNH CỦA MỘT NGƯỜI MỸ TRONG NGÀY LỄ TẠ ƠN
Hồng Thủy – Vatican
Tâm tình tạ ơn không chỉ có trong những lúc chúng ta nhận được các phúc lành nhưng cả trong những khi gặp khó khăn thử thách. Trong ngày lễ Tạ ơn năm nay, dù cho chúng ta đang sống trong hoàn cảnh nào, hãy tạ ơn tình yêu, sự tốt lành và quảng đại của Chúa Giêsu Kitô, Vua của chúng ta.
Hàng năm, vào ngày thứ Năm trong tuần thứ tư của tháng 11, người Mỹ lại mừng lễ Thanksgiving, Lễ Tạ Ơn. Đó là ngày lễ nghỉ và các gia đình Mỹ và bạn bè thường tụ họp để mừng lễ với nhau. Đó là ngày người ta tạ ơn về những gì mình có. Ngày nay ý nghĩa tạ ơn của ngày lễ dường như bị quên lãng và người ta chú ý hơn đến vui chơi, ăn uống, đặc biệt là mua sắm, với những quảng cáo giảm giá không tin nổi trong ngày thứ sáu Black Friday sau đó. Một người Mỹ đã chia sẻ về ý nghĩa tạ ơn mà chúng ta cần có trong ngày lễ Tạ ơn hàng năm.
Thời gian khó khăn thử thách cũng là thời gian của lòng biết ơn chân thành
Ngày lễ ý nghĩa nhất mà gia đình chúng tôi từng trải qua chính là ngày lễ Giáng sinh cách đây 4 năm, trong một căn phòng ở bệnh viện. Khi đó, con gái của chúng tôi đang được điều trị bệnh ung thư máu và vợ tôi sống trong bệnh viện cùng với con bé. Con trai tôi và tôi mang đến bệnh viện các thứ cần thiết cho một cuộc cắm trại dã chiến và 4 người chúng tôi đã cùng trải qua buổi chiều lễ Giáng sinh với nhau, trong tâm tình tạ ơn về món quà là sự hiện diện của mỗi người đối với người khác.
Con gái chúng tôi đã được điều trị ung thư gần một năm và hầu như trong suốt thời gian đó, vợ tôi cùng với con gái ở trong khoa ung thư của một bệnh viện, cách xa đây một giờ đồng hồ lái xe. Đó là thời gian khó khăn, khi chúng tôi gặp những thánh giá vì bệnh tật của con gái và gia đình thường bị phân ly. Tuy thế, lúc đó, cũng như bây giờ, chúng tôi ý thức rằng đó thật là thời gian ân phúc cho gia đình chúng tôi. Chúng tôi đã ý thức về bao điều Chúa đang làm cho chúng tôi. Chúng tôi có thể nhìn thấy Ngài giúp đỡ cho chúng tôi nhiều như thế nào. Tóm lại, chúng tôi ý thức chúng tôi phải biết ơn Ngài nhiều thế nào. Khi chúng tôi nhận ra mình cậy dựa vào Thiên Chúa thật nhiều để vượt qua thời gian thử thách và đau khổ, chúng tôi ý thức được về bao nhiêu tình yêu Ngài chan đổ trong cuộc sống của chúng tôi. Khi chúng tôi không thể làm ngơ rằng chúng tôi cần Chúa như thế nào, chúng tôi thấy rõ ràng điều Ngài đang làm cho chúng tôi. Đó là lý do tại sao thời gian thử thách, thường cũng là thời gian của lòng biết ơn sâu sắc và chân thành.
Khó khăn giúp thêm cậy dựa vào sự quan phòng của Chúa
Tôi thường ngạc nhiên khi nói chuyện với các nhà truyền giáo, đang sống trong những tình cảnh thật khó khăn, những người dường như cũng sống với cảm nghiệm thật sự về điều Chúa ban cho họ và biết ơn thật sự về việc Ngài yêu họ như thế nào. Cuộc sống của họ, thường là không thể dự đoán và không tiện nghi thoải mái, có vẻ như giúp hiểu được thế nào là cậy dựa vào sự quan phòng của Chúa và thái độ biết ơn về những điều nhỏ bé mà Chúa ban cho họ. Khi chúng ta được sống tiện nghi sung sướng, đủ để bảo đảm những ảo ảnh về sự tự lo liệu của mình, hay chỉ quan tâm đến những ý muốn tầm thường và nhỏ nhoi của chúng ta, thì thật khó mà biết ơn thật sự.
Thành công hay an toàn dễ khiến chúng ta ảo tưởng về sức mạnh của mình
Đây là một nhắc nhở rằng các môn đệ của Chúa Giêsu nên tránh thứ tiện nghi thoải mái mà thế giới thường gọi là thành công hay sự an toàn. Những ảo ảnh về sự an toàn và tự bảo đảm đang lớn lên và ngăn cản mối liên hệ mật thiết với Chúa, hay thái độ biết ơn về ân phúc của Ngài. Tóm lại, khi cuộc sống của chúng ta đòi những hy sinh hay gặp những khó khăn, chúng ta có nhiều khả năng nhìn thấy sức mạnh của sự tốt lành của Chúa và biết ơn về cách thức mà Chúa yêu chúng ta. Nếu chúng ta muốn có sự kết hiệp sâu xa hơn với Chúa, chúng ta nên xem những cách thế mà Chúa mời gọi chúng ta chối từ chính mình vì tình yêu và chúng ta vác lấy thánh giá. Nếu chúng ta muốn cảm nghiệm lòng biết ơn đến từ kinh nghiệm thật và quyền năng về sự quan phòng của Chúa, chúng ta cần từ bỏ ý nghĩ rằng cuộc sống chúng ta là của chính chúng ta và để dâng nó cho Chúa cách hoàn toàn và tự do. …
Tạ ơn Chúa về thánh giá trong cuộc đời vì qua đó Ngài mặc khải tình yêu cho chúng ta
Trong ngày lễ Tạ Ơn, chúng ta nên cám ơn về những thánh giá mà Chúa đã đặt trong cuộc đời chúng ta – bệnh tật hay khó khăn mà qua đó Chúa Kitô mặc khải tình yêu sâu xa và vững bền của Ngài dành cho chúng ta. Chúng ta nên xin Chúa tỏ cho chúng ta cách Ngài gọi chúng ta dâng tặng chính mình để yêu thương cách cụ thể hơn và cám ơn Chúa về cơ hội được lớn lên trong ngạc nhiên và cảm kích sự quan phòng của Chúa. Và chúng ta nên cám ơn Chúa về những thử thách có thể đang ở phía trước chúng ta, có thể giúp đào sâu đức tin của chúng ta và niềm tin cậy vào ơn sủng của Chúa. Thánh Phaolô đã viết: “Trong mọi lúc, anh em hãy tạ ơn Chúa, vì đây là ý Chúa dành cho anh em trong Chúa Giêsu Kitô.”
Ngày lễ Tạ ơn năm nay, dù cho chúng ta đang sống trong hoàn cảnh nào, hãy tạ ơn tình yêu, sự tốt lành và quảng đại của Chúa Giêsu Kitô, Vua của chúng ta.
Hồng Thủy – Vatican
*******************************************
Tạ ơn Cha vì những gì Ngài đã trao ban,
Tạ ơn Cha vì những gì Ngài đã chối từ,
Tạ ơn Cha vì những gì Ngài đã lấy đi,
Tạ ơn Cha vì những gì Ngài đã cho phép,
Tạ ơn Cha vì những gì Ngài đã bảo vệ con,
Tạ ơn Cha vì những gì Ngài đã tha thứ cho con,
Tạ ơn Cha vì những gì Ngài đã chuẩn bị cho con,
Tạ ơn Cha vì cái chết Ngài đã chọn sẵn cho con,
Tạ ơn Cha vì một nơi Ngài đã dành sẵn cho con trên Thiên Quốc,
Tạ ơn Cha vì đã sáng tạo nên con để yêu Cha mãi mãi,
Tạ ơn Cha vì tất cả!
SỐNG ĐỨC TIN LÀ LÀM CHỨNG
SỐNG ĐỨC TIN LÀ LÀM CHỨNG
Jos. Vinc. Ngọc Biển
Hôm nay, chúng ta hân hoan, tự hào và hãnh diện khi mừng kính trọng thể lễ các thánh tử đạo Việt Nam. Với con số 118 đấng đã được Giáo Hội tuyên phong và tôn kính, đây là con số đông đảo nơi sổ bộ các thánh trong Giáo Hội hoàn vũ. Tuy nhiên, còn hàng trăm ngàn đấng chưa được tuyên phong, nhưng các ngài đều mang một mẫu số chung, đó là chết vì Chúa để làm chứng cho đạo của Chúa là đạo thật.
Như vậy, mỗi khi mừng lễ các thánh tử đạo Việt Nam, thiết tưởng chúng ta nên gợi lại những gương sáng của các ngài để như một lời nhắc nhớ chúng ta về tấm gương anh dũng qua đời sống chứng tá của các thánh, đồng thời như một lời mời gọi mỗi chúng ta hãy noi gương các bậc tiền nhân qua đời sống đức tin hiện nay.
- Các ngài là những người đã sống Tin Mừng yêu thương
Trong rất nhiều nhân đức cao đẹp của các thánh tử đạo Việt Nam, thì nhân đức yêu thương, tha thứ của các ngài là nhân đức đi đầu, tiên phong trong hàng loạt các nhân đức. Các ngài đã noi gương Chúa Giêsu để yêu và yêu cho đến cùng, yêu đến nỗi chấp nhận chết để chứng tỏ tình yêu của mình vào Thầy Chí Thánh mà các ngài đã tin theo (x. Ga 15,13).
Khi sống và diễn tả tình yêu ấy, chúng ta thấy có thánh y sĩ Phan Đắc Hòa. Ngài đã sẵn sàng chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, sẵn lòng cứu giúp những người túng thiếu. Hay thấy được nỗi đau khổ của cái nghèo hoành hành nơi dân làng, các ngài đã không chịu ngồi yên trong khi nhìn thấy cảnh người anh em đau khổ, đói khát, nên đã chấp nhận vất vả, tăng gia thêm để có của dư giả nhằm giúp anh chị em đang lâm cảnh nghèo túng, trong số đó, phải kể đến thánh Martinô Thọ, ngài sẵn sàng trồng thêm vườn dâu để có thêm thu nhập giúp người nghèo. Cụ trùm Đích thì thường xuyên góp nhặt tiền bạc để đi thăm viếng trại cùi và nuôi nấng những người dịch tả trong vùng. Còn với quan Hồ Đình Hy, ngài luôn giúp đỡ những người bơ vơ, mồ côi ngay ở trong nhà, và khi họ qua đời thì lo an táng đàng hoàng như một người bình thường.
Đỉnh cao của tình thương ấy nơi các ngài là yêu luôn cả những người thù ghét mình. Tình yêu của các ngài là một tình yêu không biên giới. Lời của Chúa Giêsu trên thập giá: “Lạy Cha, xin tha cho họ; vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 43) luôn thường trực trong suy nghĩ, hành động của các thánh. Về điểm này, chúng ta thấy toát lên chân dung của cha thánh Hoàng Khanh, ngài đã sẵn lòng chữa bệnh cho cả những viên cai ngục trong tù…
Các ngài bỏ qua tất cả, không nghĩ cho riêng mình, không còn lằn ranh giữa bạn và thù, bởi vì: “tận cùng của tình yêu là yêu không giới hạn.”
- Các ngài là những người sống và chết vì sự thật
Có nhiều cái chết và cách chết. Những giá trị của cái chết cũng hoàn toàn khác nhau nhờ vào thái độ của mỗi người. Nhưng chấp nhận cái chết vì sự thật, vì công lý thì thật là điều cao thượng.
Trong Cựu Ước, có cụ Eleazaro, cụ là người cương trực, không chấp nhận giả vờ ăn thịt cúng để được tha (x. 2 Mac 6, 18-31). Lời dụ dỗ giả vờ bỏ đạo để được tha và thăng quan tiến chức là những chiêu bài mà nhà cầm quyền thời bấy giờ thường xuyên dùng để khuyên dụ các ngài. Có những đấng nếu chỉ khai mình là lương y chứ không phải là linh mục thì sẽ được tha ngay. Trong số đó, phải kể đến thánh Lê Tùy, Đỗ Yến, Hoàng Khanh, Nguyễn Văn Hưởng, Lê Bảo Tịnh… Các ngài đã chấp nhận cái chết để chứng minh cho chân lý và sứ vụ của mình.
Rồi có những đấng các quan chỉ yêu cầu nhắm mắt, giả bộ bước qua thập giá là sẽ được tha như thầy giảng Nguyễn Cần chẳng hạn, thầy đã được quan gợi ý như thế, nhưng ngài đã nói: “Thưa quan, mắt thì nhắm được, chứ lòng và trí khôn không thể nhắm được, nên tôi chẳng làm.” Thua keo này, các quan đã bày keo khác! Có những đấng, họ chỉ yêu cầu đi vòng quanh thánh giá và các quan sẵn sàng tha cho vì coi đây như là hình thức bỏ đạo. Nhưng các ngài đã khẳng khái khước từ. Trong số này có thánh Phan Văn Minh, các thầy giảng Hà Trọng Mậu, Bùi Văn Úy và các anh Nguyễn Văn Mới, Nguyễn Văn Đệ, Nguyễn Văn Vinh.
Như vậy, mặc cho những lời đường mật hứa hẹn. Các ngài đã cương quyết không thỏa hiệp. Các ngài sẵn sàng chấp nhận cái chết, không bước qua thập giá, hoặc bất cứ hình thức nào được trưng ra dưới chiêu bài “đánh lận con đen.” Các ngài đã chấp nhận cái chết để làm chứng cho sự thật, công lý.
- Các ngài là người sống niềm hy vọng Phục Sinh
Chúng ta nhớ lại trong thư gửi tín hữu Côrintô, thánh Phaolô đã viết: “Nếu chết là hết, thì quả thực chúng ta là những kẻ khốn nạn nhất trong cả thiên hạ” (x. Cr 15,19). Thật vậy, vì tin vào Đức Kitô, Đấng đã được “Thiên Chúa làm cho […] sống lại; chính Người cũng sẽ dùng quyền năng của mình mà làm cho chúng ta sống lại” (1 Cr 6,14). Vì thế, các thánh tử đạo Việt Nam luôn coi cái chết như là hy lễ cuối cùng và đẹp nhất dâng lên cho Thiên Chúa để được hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc Trên Trời. Niềm tin này đã được thày giảng Hà Trọng Mậu đại diện cho những người bị bắt thưa với quan rằng: “Thưa quan, chúng tôi mong ước về bên Chúa như nai mong tìm thấy suối vậy”; hay như quan Án Khảm, ngài đã hé mở cho mọi người đang đứng chung quanh mình về một cuộc sống hạnh phúc trên Thiên Quốc khi nói: “Cha con chúng tôi hôm nay vào Nước Thiên Đàng đây”; hoặc như thánh linh mục Nguyễn Văn Hạnh thì nói: “Anh em ở lại, chúng tôi đi về Thiên Đàng nhé”; còn thầy giảng Nguyễn Đình Uyển thì đã bình tĩnh và dõng dạc tuyên xưng niềm tin tuyệt đối vào mầu nhiệm phục sinh khi nghe quan quát lớn: “Mày không bước qua, tao sẽ chém đầu mày” thầy điềm tĩnh trả lời: “Thưa quan, nếu tôi bị chém chết, thì tôi mới hy vọng được phục sinh với Chúa Kitô.” Khi phải lựa chọn giữa sự sống trần gian và cuộc sống vĩnh cửu, cha thánh Nguyễn Văn Xuyên đã nói một cách xác tín rằng: “Thưa quan, tôi chọn cái chết để được sống đời đời, hơn là nghe quan sống thêm ít lâu rồi muôn đời bị tiêu diệt.” Rồi như hạt lúa gieo vào lòng đất, chấp nhận mục nát đi để trổ sinh một mùa lúa bội thu, cha thánh Lê Bảo Tịnh đã nói: “Thân xác tôi đây, các ông muốn làm gì thì làm, tôi sẵn sàng không oán than, nó chết đi, nhưng mai này sẽ sống lại vinh quang.” Quả thật, không có gì tách các ngài ra khỏi tình yêu Đức Kitô. Mặc cho đòn vọt, gông cùm và ngay cả cái chết.
- Cái chết của các ngài là lời tạ ơn
Cuối cùng, cuộc đời, sứ vụ và cái chết của các ngài là một bài ca tạ ơn. Tạ ơn Thiên Chúa đã tác tạo nên mình, cám ơn những bậc sinh thành đã dày công dưỡng dục và như một gương sáng cho giáo dân noi theo. Tâm tình này đã được thánh Giám Mục Giuse Diaz Sanjurjo An diễn tả khi tới giờ hành xử đã đến, ngài nói: “Tôi xin gửi quan 30 đồng tiền để xin quan một ân huệ: xin quan đừng cho chém tôi một nhát. Nhưng tôi xin chém tôi 3 nhát: Nhát thứ nhất tôi tạ ơn Chúa đã dựng nên tôi, và đưa tôi đến Việt Nam giảng đạo. Nhát thứ hai để nhớ ơn cha mẹ đã sinh thành ra tôi. Còn nhát thứ ba như lời di chúc cho các bổn đạo của tôi, để họ bền chí dù có phải chết cho đức tin, theo gương vị chủ chăn của mình. Và như thế họ đáng lãnh phần hạnh phúc cùng các thánh trên Trời.” Với các thánh Phạm Khắc Khoan và hai thày Nguyễn Văn Hiếu và Đinh Văn Thanh, các ngài đã chia bè và hát kinh Tạ Ơn “TE DEUM” bằng tiếng Latinh ngay trong nhà giam. Rồi khi ra pháp trường để chịu tử hình, cha Khoan xướng ba lần lời ALLÊLUIA, mỗi lần với cung giọng cao hơn. Hai thày cũng lập lại ALLÊLUIA, ALLÊLUIA, ALLÊLUIA ba lần như đêm vọng phục sinh vậy.
Có được tâm tình đó là vì các ngài đều xác tín rằng: “Đối với các ngài, sống là Đức Kitô, và chết là một mối lợi”, vì thế “Trong mọi thử thách, các ngài đã toàn thắng nhờ Đấng yêu mến các ngài” (x. Rm 8, 37). Và, giờ chết của các ngài là một bằng chứng hùng hồn về tình yêu tuyệt đối mà cha ông chúng ta đã dâng lên Thiên Chúa như của lễ tinh tuyền thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa. Thật vậy: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, gươm giáo? […] sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, dù hiện tại hay tương lai, hay bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ tạo vật nào khác, không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 8, 35-39).
Cuộc tử đạo của các ngài được ví như người nông dân đã vất vả ra đi gieo giống, để rồi hôm nay hân hoan vì thấy một vụ mùa bội thu: “Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau sẽ khấp khởi mừng. Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo. Lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng” (Tv 125,6-7).
Như vậy, khi mừng lễ các thánh tử đạo Việt Nam, chúng ta hãy cùng với các ngài tạ ơn Thiên Chúa vì Thiên Chúa đã yêu thương các ngài đặc biệt. Chúng ta cũng ngước lên các ngài để chiêm ngưỡng, noi theo những nhân đức anh hùng, can trường của các ngài để lại hầu mai sau cũng được hưởng hạnh phúc với các ngài trong Cõi Trường Sinh.
Bài học cao quý nhất của các ngài để lại không phải là bài học hận thù, chia rẽ, không phải là ích kỷ nhỏ nhen, không phải là tự phụ kiêu căng, nhưng là bài học của tình yêu, của bao dung, vị tha và khiêm nhường. Sống được như thế là chúng ta đang làm chứng cho Chúa và đang sống niềm hy vọng phục sinh một cách rõ nét nhất.
Mong thay, mỗi khi mừng lễ các thánh tử đạo Việt Nam, chúng ta cùng với các ngài hát lên bài ca Tạ Ơn “TE DEUM” ngay trong cuộc sống hiện tại của mình.
Lạy Chúa, khi mừng lễ các thánh tử đạo Việt Nam, xin Chúa cho chúng con xác tín rằng: quê hương của chúng con ở Trên Trời, vì thế chúng con chỉ có một điều duy nhất là làm mọi việc vì Chúa và vì phần rỗi của mình cũng như tha nhân, qua đó biết khước từ những điều bất chính, để sau này chúng con được chung hưởng phúc vinh quang với các thánh trên Thiên Quốc. Amen!
Jos. Vinc. Ngọc Biển
QUỐC HỘI: CÒN BAO NHIÊU BẰNG GIẢ CHƯA BỊ LỘ?
QUỐC HỘI: CÒN BAO NHIÊU BẰNG GIẢ CHƯA BỊ LỘ?
Đại biểu Quốc hội cho biết, càng ngày càng lộ ra nhiều đồng chí sử dụng bằng giả, trong đó có cán bộ cao cấp. Cần phải kiểm tra toàn diện bằng cấp của công chức, viên chức. Còn bao nhiêu đồng chí chưa bị lộ?
Tôi khẳng định còn cả làng. Sự vụ ở cơ quan tỉnh ủy Đăk Lăk là một điển hình. Từ một em Ái Sa, lộ ra cả loạt cán bộ và không chừng cái cô gái gội đầu đó có trình độ cao nhất trong số những người dùng bằng giả.
Theo tôi biết, hiện nay có các loại giả liên quan đến trình độ của công chức:
1) Mượn bằng của người khác để nộp hồ sơ học đại học tại chức rồi leo lên thạc sĩ, tiến sĩ. Loại này sẽ không nhiều. Như trường hợp em Ái Sa là hy hữu và rất dễ bị lộ.
2) Mua bằng giả từ các dịch vụ (đang quảng bá công khai trên mạng và trên điện thoại di động, cứ search Google thì rõ). Đủ các trình độ nhưng chủ yếu là bằng phổ thông. Loại này sẽ rất phổ biến để hợp thức hóa cho cán bộ đã có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ nhưng thiều bằng tốt nghiệp phổ thông.
Cần đặt câu hỏi vì sao mấy chục năm nay tỉ lệ đỗ tốt nghiệp phổ thông từ 90 đến 99% mà các dịch vụ này vẫn rôm rả. Không phải quan chức mua loại bằng này thì ai mua?
3) Học giả, tức không đi học hoặc thuê người đi học thay, nhưng có bằng thật. Báo đăng có trường hợp Trung tâm bồi dưỡng thường xuyên trình Sở ký khống hàng trăm bằng thì chắc chắn là bằng thật để cấp cho những người không cần học. Loại này cũng sẽ rất đông, vì an toàn đến mức đã được bảo kê. Loại này cũng chủ yếu để hợp thức hóa cho bằng đại học, thạc sĩ hay tiến sĩ mà chưa tốt nghiệp phổ thông.
Sẽ thú vị khi có nhiều quan lấy bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ trước rồi mới lấy bằng phổ thông sau. Trường hợp bà thẩm phán Tòa án Thái Nguyên chẳng hạn.
Đại biểu Quốc hội đặt vấn đề mà không đưa ra giải pháp thì chỉ làm màu. Tôi đề nghị:
– Rà soát bắt đầu từ trong Quốc hội. Chỉ cần rà soát những người có bằng đại học tại chức để làm gương, hóa giải sự tai tiếng khi thông qua điều luật “không phân biệt bằng chính quy và ngoài chính quy”.
– Rà soát rộng ra các cấp lãnh đạo, tập trung vào những ông bà ăn nói, viết lách có vấn đề về hiểu biết. Đến lúc không chỉ kiểm tra bằng cấp mà còn sát hạch năng lực như các nước vẫn làm.
– Điều tra, tóm cổ tất cả bọn làm và bán bằng giả, bằng khống, bắt chúng khai ra đã bán bao nhiêu văn bằng, cho ai. Tổng bán ra bao nhiêu thì được sử dụng bấy nhiêu. Không có chuyện có bán mà không có mua.
Chưa cần kiểm tra toàn bộ công chức, viên chức. Chỉ cần kiểm tra lãnh đạo là đủ làm gương. Hiểm họa cho đất nước là do vấn đề nhân sự. Những người yếu kém năng lực, không có trình độ nhưng tìm mọi cơ hội leo cao, chui sâu là hiểm họa của đất nước và sự tồn vong của chế độ. Loại này không chỉ gây mất lòng tin của dân mà còn có thể bán nước hại dân, vì ngu sẽ sinh lòng tham và cái ác. Nói như bị cáo Nguyễn Thanh Hóa: “Tạo hóa cho tôi bộ não quá bé nhưng lòng tham thì quá lớn”, tức trí khôn tỉ lệ nghịch với lòng tham và tội ác.
Xử lý hiện tượng sử dụng bằng giả, học giả không chỉ dừng lại ở kỷ luật hay đuổi việc như vừa rồi. Kỷ luật hay đuổi việc thì ai sợ gì mà không sử dụng bằng giả vì lợi ích được hưởng quá lớn so với hình phạt. Phải truy tố hình sự, truy thu toàn bộ tiền lương, phụ cấp trong thời gian sử dụng bằng giả.
Xử lý nghiêm, thậm chí đóng cửa những trường đại học đã đào tạo ra loại cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ học vượt cấp khi chưa có trình độ phổ thông.
Cách đào tạo và cấp văn bằng, chứng chỉ tràn lan, chỉ vì tiền, không vì chất lượng, cũng là một hình thức mua bán bằng cấp, cần ngăn chặn triệt để.
Gốc gác của vấn đề nhân sự nằm ở đào tạo chứ không phải chuyện chạy ghế, mua ghế. Mua bằng, chạy bằng mới là cái gốc của mua ghế, chạy ghế. Cụ Tổng thực tâm muốn tạo ra một đội ngũ nhân sự tốt hãy mở lò nhổ sạch, đốt sạch cái gốc này.
Công bằng mà nói, Quốc hội thời chị Ngân xuất hiện nhiều điểm sáng, dám nói thẳng nói thật. Cần phát huy và nhân rộng ra thì chất lượng đại biểu mới được nâng cao.
CHU MỘNG LONG



Ngu Toàn Diện
Hoang Le Thanh
— Tác giả Cóc Tía
Thấy mọi người cứ tâng bốc lão Trump quá chừng, còn lãnh đạo thiên tài của nhà mình thì dè bỉu, chê bai đủ thứ, tui thấy bực mình. Bực thì tui phải phân tích cho mọi người thấy chớ nhịn quài không chịu được.
Trước hết, lão Trump không phải dạng con ông, cháu cha, chắc nội, chít ngoại của thằng tổ tiên là quan triều đình chó nào cả. Nên ko thể liệt vào loại tinh hoa quý xờ tộc, là hồng phúc của dân tộc khi được làm Tổng thống.
Thứ hai:
Lão cũng éo phải gs, ts, thạc sĩ…con mịe gì hết. Cũng chưa qua lớp ný nuận chính trị trung cấp hay cao cấp nào. Triết học Mác Lê chưa chắc đọc quá 5 trang.
Thứ ba:
Lão chưa từng được đảng đưa vào diện quy hoạch cán bộ nguồn hay cán cuốc cấp chiến lược một lần nào cả nhé.
Thứ tư:
Lão cũng chưa hề cống hiến cc gì cho đất nước như đi nghĩa vụ quân sự hay một lần được làm cán bộ cấp xã hoặc cấp quận, huyện. Thậm chí đến chuyện làm tà lọt cho CA phường chuyên đi bắt, tịch thu hàng của mấy người mua gánh bán bưng, lấn chiếm vỉa hè, hoặc đi cưỡng chế nhà dân, … như đám dân phòng, DQTV, … lão cũng chưa từng tham gia một lần nào. Cho nên chuyện được luân chuyển cán bộ để trau dồi kỹ năng, học hỏi kinh nghiệm lãnh đạo … thì thành tích của lão là con số 0 to tướng.
Thứ năm:
Tui dám chắc rằng Bằng A, B, C, … ngoại ngữ lão cũng không có. Bằng cấp PTTH hoặc ĐH giả lão cũng không dùng. Đoàn, Đảng gì cũng không chịu tham gia.
Thứ sáu:
Ăn hông dám ăn, uống hông dám uống. Rượu nhấp một giọt sợ say. Thuốc lá rít một hơi sợ sặc. Ma tuý hít một phát sợ nghiện. Không đàn đúm, phe cánh, móc ngoặc với ai… Vậy thì rõ ràng lão không có một chút bản lĩnh của thằng đàn ông.
Vậy mà hông hiểu cách gì lão ta lại leo tọt lên được tới chức Tổng Thống Hợp Chủng Quốc Huê Kỳ phát một mới ghê chứ. Không chừng lão lại dùng tiền lo lót, hối lộ cũng nên ?
Khi làm được TT Mỹ rồi thì nói năng, phát biểu huyên thuyên trước công chúng. Thậm chí không soạn nổi một bài diễn văn cho ra hồn rồi cầm ê a đọc giống như ngừ ta.
Đã vậy, khi lên nắm quyền chưa hết nhiệm kỳ đã gây gổ tá lả, làm mấy thằng trùm khủng bố trên TG như Syria, Iran… mặt xanh như đít nhái. Còn mấy thằng độc tài cs phải lao đao lận đận sắp đi ăn mày cả đám như TQ, Bắc Hàn, Cuba, Vê nê… Gieo rắc kẻ thù khắp nơi sướng ích gì hông ?
Vợ đẹp, con ngoan hông chịu ở nhà mà hưởng. Tuổi cao sức yếu hông chịu nghĩ ngơi giữ sức phẻ… lại đâm đầu vô đi làm chính chị, chính em… để mấy thằng đảng dân chủ với cs chửi rủa suốt ngày. Hỏi như vậy thì có ngon lành gì đâu ?
Còn nữa, cái dzụ này mới ngu nhất nè.
Làm Tổng thống một đại cường quốc mà ngay cả mấy đồng tiền lương cũng hông dám nhận. Vậy thì có cửa nào dám tham nhũng, tơ hào một đồng nào của dân Mỹ. Con cái thì không dám đưa sang VN du học. Tiền thì ko dám gửi nhà băng uy tín ở Venezuela. Không dám qua xứ thiên đường Bắc Hàn mua cái nhà để nghỉ mát, … Thế thì làm TT để làm cái gì ?
Kết luận: Nói chung, lão Trump là ngu toàn diện ngoại trừ việc lão chỉ giỏi cái chiện làm ăn đàng quàng nên thành tỷ phú đô la khi chưa làm TT. Mà cái này cũng chưa chắc đâu nha. Biết đâu lão giàu cũng nhờ chạy xe ôm, nuôi lợn, buôn chổi đít, lá chót, … hoặc làm đến thối cả mồm cả mũi thì sao nhễ. Vụ này lẽ ra phải thanh tra nè!
Còn khi lão thành TT rồi thì chỉ được mỗi một việc là làm cho nước Mỹ hùng mạnh thiêm. Dân Mỹ bớt thất nghiệp và kinh tế Mỹ có phát triển hơn xưa thôi. Còn ngoài ra hông làm nên cái tích sự gì !
Lời thật mất lòng. Tui thấy lão Trump là khùng nặng hết thuốc chữa rầu. Dzẩy á ! Đứa nào còn đu càng, đem lão khùng này ra so sánh với lãnh đạo thiên tài của tui, tui block luôn.
— Cóc Tía
Nguồn: