Nếu người Việt mà thông minh thì …

“Tưởng thú” nói bậy rồi. Nếu người Việt mà thông minh thì làm gì lập kỷ lục là nước để cho chế độ cộng sản tồn tại lâu nhất thế giới (74 năm).

Trên thế giới này không hề có dân tộc nào thông minh mà khổ cả. Ngay cả dân tộc Do Thái dù bị họa diệt chủng của phát xít, mất nước 2000 năm vẫn trở thành một quốc gia dân chủ Israel hùng mạnh . Người Do Thái ở Mỹ chiếm 30% giải thưởng Nobel toàn cầu. Và là dân nhập cư ảnh hưởng nhất đến nền dân chủ Hoa Kỳ.Người Do Thái hiện tại không hề khổ nhé!

Người Do Thái ở Mỹ chỉ chiếm 2,5% dân số Mỹ nhưng là cộng đồng dân thiểu số thành công nhất trên hầu hết các mặt của đời sống nước này, khiến các cộng đồng khác đều phải vì nể. Họ có mức thu nhập cao hơn mức trung bình toàn dân Mỹ, người Do Thái chiếm khoảng một nửa trong số 200 danh nhân văn hóa nước Mỹ, cũng chiếm tỷ lệ tương tự trong số các nhà khoa học được tặng giải Nobel và chiếm khoảng một phần ba số giáo sư và sinh viên đại học Mỹ (56% sinh viên ĐH Brandeis, 30% sinh viên ĐH Harvard, Columbia ….). Một phần tư số luật sư ở Mỹ và rất nhiều nghệ sĩ, nhân vật giới khoa học tự nhiên và xã hội nhân văn là người Do Thái, nổi tiếng nhất là các nhạc sĩ Irving Berlin, hai anh em George và Ira Gershwin, nhà bác học Albert Einstein, nhà sáng chế vắc-xin bệnh viêm tủy xám Jonas E. Salk, giải Nobel văn học 1978 Isaac Bashevis Singer…

Đặc biệt cộng đồng Do Thái giữ vai trò quan trọng trong giới truyền thông Mỹ. Họ sáng lập và kiểm soát mấy tờ báo lớn như New York Times, Washington Post, Newsweek, các mạng truyền hình quan trọng như ABC, CBS, NBC, Bloomberg và 3 công ty điện ảnh lớn Warner, Paramount, Metro-Goldwin-Mayer. Nhiều nhà báo, nghệ sĩ và đạo diễn điện ảnh là người Do Thái, như đạo diễn lừng danh Steven Spielberg …

Người Do Thái ở Mỹ thành công nhất trên lĩnh vực kinh tế, tài chính. Họ chiếm khoảng một nửa số doanh nhân giàu có nhất và chiếm một phần ba số tỷ phú Mỹ. 21/40 nhà giàu đứng đầu bảng xếp hạng của tạp chí Forbes (trong đó có Paul Allen …) cùng rất nhiều nhà kinh tế học nổi tiếng và khoảng 50% giới tinh anh của phố Wall là người Do Thái. Nổi danh hơn cả có lẽ là Alan Greenspan 17 năm làm Chủ tịch Cơ quan Dự trữ Liên bang FED quyền lực lớn nhất trong giới tài chính Mỹ, trùm tài chính George Soros, chủ tịch Ngân hàng Thế giới Paul Wolfowitz cùng người tiền nhiệm James D. Wolfensohn, các chủ nhân giải Nobel kinh tế Paul Samuelson (1970), Milton Friedman (1976), Paul Krugman (2008) …

Ảnh hưởng to lớn của cộng đồng Do Thái đối với đời sống chính trị Mỹ thể hiện trên nhiều mặt. Thứ nhất là việc tham gia bầu cử Tổng thống và hai viện Quốc hội. Nhìn chung chỉ có khoảng một nửa dân Mỹ đi bầu, trong khi đó tỷ lệ người Do Thái đi bỏ phiếu cao tới 90%, cao nhất trong các cộng đồng ở Mỹ. Hơn nữa họ lại sống tập trung tại các bang có tiếng nói quyết định kết quả bầu cử, như New York, California, Pennsylvania …

Do nắm nhiều cơ quan truyền thông xuất bản nên tiếng nói của người Do Thái rất lớn, mỗi khi xảy ra sự việc nào liên quan tới quyền lợi của người Do Thái hoặc Israel thì các cơ quan này đều rầm rộ lên tiếng nhất trí bênh vực.

Thứ hai là quyên góp tiền cho ứng viên tranh cử. Các cuộc bầu cử ở Mỹ ngốn hàng chục hàng trăm triệu USD, đều do dân tự nguyện quyên góp cho các quỹ tranh cử của ứng viên.

Người Do Thái tuy nổi tiếng căn cơ tiết kiệm nhưng khi quyên góp vì mục đích chính trị thì họ rất hào phóng, vả lại họ rất giàu. 4 trong 5 người quyên góp nhiều nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2000 là người Do Thái. Các ứng viên chức Tổng thống, Thống đốc bang hoặc nghị sĩ dựa vào tiền đóng góp của ai thì phải biết lấy lòng người ấy. Cho nên khi đã trúng cử, họ đều bênh vực lợi ích người Do Thái.

Mặt khác, người Do Thái làm việc gì cũng có tổ chức và đoàn kết nhất trí. Họ lập ra rất nhiều quỹ quyên góp bầu cử, gọi là “Ủy ban hành động chính trị”. Hiện nay nước Mỹ có khoảng 80 ủy ban như vậy, trong khi người A Rập ở Mỹ chỉ có 10 tổ chức tương tự. Các Ủy ban ấy đã quyên góp được hàng tỷ USD ủng hộ Israel. Năm xưa, khi nổ ra chiến tranh với các nước Ả Rập, bà Golda Meir Thủ tướng Israel sang Mỹ quyên góp tiền mua vũ khí, ngay lập tức quyên được 70 triệu USD (số tiền rất lớn hồi đó).

Nếu dân Việt mà thông minh thì không có một thủ tướng nói tiếng Anh “cờ, lờ, mờ, vờ”, làm trò cười khi ra nước ngoài…

Bộ cụ Tản Đà nói sai sao ?

Fb Hoai Linh Duong Ngoc

Image may contain: 1 person, text

Tiến sĩ Rupert Neudeck, ân nhân của thuyền nhân Việt, qua đời tại Đức

RFA.ORG

Trên trang sử tị nạn cũng như trong lòng bao thuyền nhân Việt đi tìm tự do sau 30 tháng Tư 1975, hình ảnh  tiến sĩ Rupert Neudeck và hình ảnh những chiếc tàu cứu mạng Cap Anamur không bao giờ có thể phai mờ trong ký ức.

Ngày 31 tháng Năm vừa qua, tiến sĩ Rupert Neudeck, người đã vận động với chính phủ Đức để có được 4 chiếc tàu mang tên Cap Anamur lướt sóng ra khơi cứu người vượt biển Việt Nam trong thập niên 75 cho đến 85, đã qua đời tại thành phố quê nhà của ông ở Troisdorf nước Đức, hưởng thọ 77 tuổi.

Trái tim nhân ái

Có thể xuôi tay nhắm mắt ở tuổi 77 là hãy còn quá sớm, thế nhưng với rất nhiều người Việt thì con người phi thường ấy, tiến sĩ Rupert Neudeck, dù đã lìa đời nhưng khoảng trống để lại thì quá đầy, bởi nhờ ông mà từ 1979 đến 1986 đã có 11.300 người già trẻ lớn bé được những chiếc tàu của Ủy Ban Cap Anamur vớt từ biển cả mênh mông đưa về bến bờ an toàn hạnh phúc.

Tôi rất cảm phục ông Neudeck, một người sống rất giản dị và sống rất bình thường. Từ hồi còn trẻ, ông bị ám ảnh nhất là trong thời gian ông mới năm hay sáu tuổi thì đã phải đi lánh nạn cộng sản Nga. Thông cảm được nỗi đau khổ của người tị nạn, những nạn nhân của chiến tranh, nghèo đói hay chủng tộc mà ông xả thân ra làm. Khó có thể tưởng tượng được một con người đã hy sinh toàn bộ cuộc sống của mình cho tha nhân.

Là người Công Giáo thuần thành, ông lấy tấm gương một người Samaritain nhân hậu trong Thánh  kinh là xả thân cứu người. Khi cứu người thoạt đầu ông bị biết bao nhiêu chống đối, thậm chí có những người quá khích đã ném phân vào nhà ông, nhưng ông vẫn chịu đựng và làm đủ mọi cách. Đầu tiên ông thành  lập ủy ban có tên là Ủy Ban Một Con Tàu Cho Việt Nam, chỉ để chuyên cứu với những thuyền nhân Việt Nam đang thập tử nhất sinh trên biển cả. Cuối cùng ông đã cứu được 11.300 sinh mạng thuyền nhân Việt Nam. Từ đó ông tiếp tục cho đến ngày ông mất.

Những người mời ông đi thuyết trình hay đi nói chuyện đều đề nghị trả tiền vé máy bay hay tiền khách sạn thì ông đều từ chối hết, ông yêu cầu lấy tiền đó để vào quĩ cứu giúp người nghèo. Tôi tin chắc rằng đại đa số người tị nạn, không được tàu Cap Anamur vớt hay được tàu Cap Anamur vớt, khi biết về ông đều tỏ ra kính phục.

Bên Công Giáo nhiều người gọi ông là Thiên Thần của Chúa gởi đến cho nhân loại, người bên Phật Giáo thì gọi ông là một vị Bồ Tát đã xả thân cứu người không phân biệt chủng tộc, màu da, xu hướng chính trị.

Bên Công Giáo nhiều người gọi ông là Thiên Thần của Chúa gởi đến cho nhân loại, người bên Phật Giáo thì gọi ông là một vị Bồ Tát đã xả thân cứu người không phân biệt chủng tộc, màu da, xu hướng chính trị.
– Ông Nguyễn Hữu Huấn

Những nơi nguy hiểm nhất mà không người nào thèm đến để cứu giúp thì ông đến một mình. Thí dụ cuộc kháng chiến của Afghanistan chống lại sự xâm lăng của Liên Xô trong thập niên 80 thì ông tự một thân một mình ra đi, hòa nhập vào đoàn người tị nạn ở Afghanistan để cứu những người Afghanistan đó. Ông đã một lần bị máy bay trực thăng của Nga bắn nhưng rất may ông thoát chết.

Đó là lời ông Nguyễn Hữu Huấn, thành viên trong Ủy Ban Cap Anamur ở Hamburg,  từng được tàu Cap Anamur vớt, sau trở lại làm việc trên những chuyến tàu ra khơi cứu người mà tiến sĩ Rupert Nudeck vận động thành lập:

Đầu năm 1980 tôi đi vượt biển lần thứ ba, ghe của tôi bị hải tặc cướp 2 lần. Khi ghe lênh đênh ngoài biển và không còn dầu nhớt nữa, máy đã bị hư thì chúng tôi được tàu Cap Anamur cứu. Lúc đó cảm giác như là được sống lại. Nhìn thấy con tàu đồ sộ còn cái ghe của mình quá nhỏ thì chúng tôi rất bàng hoàng, có thể nói là được một lần nữa tái sinh. Tôi được chính phủ của tiểu bang Hamburg cho đi học tiếng Đức trong vòng 11 tháng. Cuối năm 81 tôi bắt đầu trở thành thành viên của Ủy Ban Cap Anamur, tôi đi liên tục trong 5 năm rưỡi.

Ông Nguyễn Đình Phúc, có người anh cả được tàu Cap Anamur vớt hồi năm 1980:

Ngày 9 tháng  Tám năm 1979, con tàu Cap Anamur bắt đầu khởi hành từ Hamburg. Chuyến cuối cùng thì tàu cũng cập cảng Hamburg tháng Tám năm 1986. Cộng đồng người Việt tị nạn toàn nước Đức nói chung và tại Hamburg nói riêng chân thành cảm ơn ông Neudeck và dân tộc Đức đã mở lòng nhân đạo, cứu vớt và nhận cho thuyền nhân Việt Nam được cư ngụ tại nước Đức.

Theo cựu thuyền nhân Lê Ngọc Tùng, đang sinh sống tại Hamburg, nếu không có tiến sĩ Rupert Neudeck và những chiếc tàu Cap Anamur đi vớt người vượt biển từ 1979 đến 1986 thì:

Thống kê cho biết khoảng 200.000 người Việt Nam đã đi tìm tự do đã chết giữa biển. Nếu không có con tàu Cap Anamur thì chắc chắn số người chết giữa biển vì hải tặc, bị sóng cuốn, bị thiếu lương thực … sẽ là rất nhiều. Cap Amamur là con tàu tình thương đã vớt tổng cộng 11.300 người tất cả. Và 11.300 người người này sau đó còn bảo lãnh thân nhân từ Việt Nam sang nữa để có cuộc sống tự do.

Vì được tài trợ bởi chính phủ và người dân Tây Đức lúc bấy giờ, 4  chiếc tàu của Ủy Ban Cap Anamur được trang bị như một bệnh xá di động, hoàn tất ngoạn mục sứ mạng vớt người trên biển cho đến khi chấm dứt năm 1987:

Ủy Ban Cap Anamur lấy mỗi con tàu đều là tên Cap Anamur hết. Bốn con tàu đi liên tiếp nhau chứ không phải đi vớt một lần 4 chiếc. Tôi được chuyến Cap Anamur số 1 vớt.  Tàu Cap Anamur số 1 từ 1979 đến 1982 chia thành 29 chuyến thì đã vớt được 199 chiếc ghe. Cho đến khi chấm dứt vào năm 1987 là tàu Cap Anamur số 4.

Sau khi các trại tị nạn tại các nước Đông Nam Á loan báo đóng cửa và không nhận thuyền nhân vào nữa, những con tàu Cap Anamur 5 và Cap Anamur 6 đã không vớt người mà chỉ dẫn dắt và cứu hộ những chiếc ghe vượt biển, tìm cách đưa họ an toàn vào trại tị nạn mà thôi.

Tang lễ đơn giản

Các linh mục người Việt ở Đức chuẩn bị lễ đồng tế. Hình do ông Nguyễn Hữu Huấn cung cấp RFA.
Các linh mục người Việt ở Đức chuẩn bị lễ đồng tế. Hình do ông Nguyễn Hữu Huấn cung cấp RFA. Các linh mục người Việt ở Đức chuẩn bị lễ đồng tế. Hình do ông Nguyễn Hữu Huấn cung cấp RFA.

Ngày 8 tháng  Sáu 2016 vừa qua, tang lễ chỉ được cử hành đơn giản trong vòng gia tộc thể theo ý nguyện của người quá cố. Là người thân thiết với gia đình qua nhiều năm làm việc cùng tiến sĩ Rupert Neudeck và Ủy Ban Cap Anamur, cũng là người Việt duy nhất có mặt tại  ngày vĩnh biệt, ông Nguyễn Hữu Huấn chia sẻ:

Gia đình từ vợ đến con cháu chỉ muốn mai táng ông một cách âm thầm thì vợ chồng tôi may mắn được tham dự. Tôi chưa thấy tang lễ nào đơn sơ như vậy bởi vì bà  làm theo ý nguyện của ông là không hoa, không nến, không kèn không trống và chính những người con người thân khiêng quan tài của ông đến nơi an nghỉ cuối cùng. Hiện tại ngày hôm nay trước mộ của ông chỉ vỏn vẹn có cây Thánh giá và vái ba cây cỏ dại và chính ông bà muốn như vậy.

Trái với vẻ bình lặng đơn sơ của tang lễ ở Troisdorf, lễ tưởng niệm tiến sĩ Rupert Neudeck, cha đẻ những con tàu tình thương Cap Anamur, hàng ngàn người Việt đã đổ về thành phố Koln để chào kính vị ân nhân, vị anh hùng không cùng máu mủ ruột thịt với mình:

Buổi tưởng niệm ngày 14 tháng Sáu vừa qua là Tòa Tổng Giám Mục ở Giáo phận Koln( Cologne)  tổ chức và Đức Hồng Y đúng chủ lễ. Trong ngày đó chỉ có một bức hình thật lớn để trên Cung Thánh và một bó hoa của nhà thờ.

Bà Neudeck nói bà không mời bất cứ một chính trị gia hay là những người nổi tiếng trên nước Đức mà riêng người Việt Nam thì bà mời đến. Đó là ý nguyện của bà và gia đình.  
– Ông Nguyễn Hữu Huấn

Bà Neudeck nói bà không mời bất cứ một chính trị gia hay là những người nổi tiếng trên nước Đức mà riêng người Việt Nam thì bà mời đến. Đó là ý nguyện của bà và gia đình.

Đó là một buổi lễ tưởng niệm long trọng, cảm động, ngập tràn nước mắt của thuyền nhân. Chủ lễ buổi tưởng niệm  là Đức Hồng Y Giáo Phân Koln cùng 12 linh mục người Đức gốc Việt:

Mười hai linh mục Việt Nam là những người được tàu Cao Anamur cứu vớt hồi trước, được phép làm lễ đồng tế chung với Đức Hồng Y trên bàn thờ.

Trong khi đó thì người Việt Nam kéo đến, theo báo chí là đến khoảng hơn một ngàn rưỡi người đến nỗi không còn chỗ ngồi. Thật tình ngày đó tôi thấy người Việt Nam người ta sụt sùi người ta khóc. Thậm chí trong khi làm lễ và sau khi làm lễ người Việt Nam mình kéo nhau đến tạ ơn ông Neudeck, cứ xếp hàng mà quì lạy trước chân dung ông Neudeck. Người ta cứ hỏi là muốn viếng mộ ông rồi muốn thắp nhang ở đó. Nhiều người theo kiểu Việt Nam mình là muốn đưa phong bì cho tang gia nhưng bà Neudeck không nhận, nói là xin chuyển vô hai hội thiện nguyện đi giúp người của ông Neudeck.

Điều bất ngờ là không chỉ người Việt mà người bản xứ cũng đến quá đông, ông Nguyễn Hữu Huấn nói:

Không ngờ người Đức đến quá đông, kể cả những người nổi tiếng, mặc dù bà Neudeck không chính thức mời. Thí dụ cựu thống đốc tiểu bang rồi cựu phó thủ tướng, cựu chủ tịch quốc hội rồi một số chủ tịch những đảng chính trị cũng đến nữa. Chúng tôi là người tổ chức chung với gia đình cho nên cái khó khăn là không biết làm sao mà sắp xếp chỗ ngồi cho họ cho đàng hoàng thì cũng chỉ biết cách xin những người Việt Nam nhường chỗ cho họ mà thôi.

Rồi lại còn thêm hầu hết những người đã từng ở trên tàu để đi vớt người thời thập niên 80, những người thiện nguyện của Ủy Ban Cap Anamur  hồi trước là bác sĩ, là y tá  đều đến hết.

Cũng nên nhắc lại hồi tháng Tám 2014,  đại hội  35 năm tàu Cap Anamur, thay vì vẫn diễn ra tại quê nhà Troisdorf của tiến sĩ Rupert Neudeck, nơi một chiếc ghe của người vượt biển được kéo về trưng bày tại đó, thì lần tổ chức 35 năm Cap Anamur này được dời qua cảng Hamburg với cả ngàn người Việt khắp nơi trên nước Đức về tham dự:

Có hai lý do giải thích sự thay đổi này, thứ nhất là tại cảng Hamburg cách đây 5 năm một tấm bia biểu tượng người tị nạn đã được dựng lên nhằm đánh dấu nơi xuất phát mà cũng là nơi trở về của các con tàu định mệnh Cap Anamur.

Thứ hai chính là yêu cầu của tiến sĩ Rupert Neudeck, người sang lập Ủy Ban Cap Anamur, nói rằng sức khỏe của ông ngày một kém vì thế đây có thể là lần cuối cùng và ông mong muốn tổ chức ngày kỷ niệm 35 Cap Anamur tại Hamburg.

Không ai ngờ đến lần kỷ niệm 37 năm Cap Anamur thì tiến sĩ Rupert Neudeck đã  lặng lẽ và  thanh thản  bay vào đại dương mênh mông trong sự nuối tiếc nghẹn ngào của những thuyền nhân vì ông mà được sống.

Một nén hương lòng thắp muộn cho vị đại ân nhân của người vượt biển Việt Nam.

Vì sao Hà Nội chê công nghệ của Nhật?

Đài Á Châu Tự Do
“Qua theo dõi tôi thấy những khuất tất bất thường mà người dân mình ai cũng thấy. Phía Nhật Bản có kết quả khẳng định thành công mà phía mình lại bảo rằng không thành công.

Phía Việt Nam mấy ông bà lãnh đạo liên quan muốn dành khoảng tiền để họ làm, không muốn số tiền đầu tư cho công ty nước ngoài, nhất là Nhật vì nếu Nhật làm thì hầu như họ không sơ múi được, không hưởng được lợi nhuận nào nên họ nghĩ ra cách để chiếm bằng được dự án,” Thầy giáo Đỗ Việt Khoa hiện đang sinh sống tại Hà Nội nhận định.

RFA.ORG
Tổ chức Xúc tiến Thương mại – Môi trường Nhật Bản (JEBO) thông báo cho biết sẽ đầu tư 100% chi phí xây dựng hệ thống xử lý ban đầu cho toàn bộ sông Tô Lịch, Hồ Tây. Tuy nhiên Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội trước đó lại có phát b…

MẠNG NGƯỜI VÀ CÔNG LÝ KHÔNG BAO GIỜ LÀ LOẠI THỨC ĂN NHANH!…

Image may contain: 1 person, smiling, sitting and text
Image may contain: 1 person, text
Image may contain: 1 person, text
Image may contain: 1 person
+4
8 SÀI GÒN

MẠNG NGƯỜI VÀ CÔNG LÝ KHÔNG BAO GIỜ LÀ LOẠI THỨC ĂN NHANH!…

Vào sáng 14/1/2008, cả nước bàng hoàng trước thông tin 2 nữ nhân viên của Bưu điện Cầu Voi (ấp 5, xã Nhị Thành, H.Thủ Thừa, tỉnh Long An) bị sát hại dã man ngay tại nơi làm việc.

Số tiền 1,4 triệu đồng, một số điện thoại, sim card và nữ trang cũng biến mất khỏi hiện trường.

– Ngày 21/3/2008: CQĐT khởi tố và bắt tạm giam Hồ Duy Hải (23 tuổi, ngụ tại ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) với tội danh giết người, cướp tài sản.

– Ngày 22/3/2008: VKSND tỉnh Long An ra quyết định phê chuẩn lệnh bắt số 03, ngày 21/3/2008 của CQĐT (nhưng trong quyết định này, tên người bị bắt là Nguyễn Duy Hải chứ không phải Hồ Duy Hải).

– Ngày 1/12/2008: TAND tỉnh Long An tuyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải về hai tội giết người và cướp tài sản, đồng thời buộc bị cáo bồi thường cho gia đình nạn nhân gần 60 triệu đồng. Hồ Duy Hải đã làm đơn kháng cáo ngay sau đó.

– Ngày 28/4/2009: Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM bác đơn kháng cáo của Hồ Duy Hải, tuyên y án sơ thẩm. Ngay sau đó, Hồ Duy Hải đã làm đơn xin ân giảm gửi cho Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.

– Ngày 24/5/2011: Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình có quyết định không kháng nghị và có Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của Hồ Duy Hải.

– Ngày 24/10/2011: Viện trưởng VKS NDTC Nguyễn Hòa Bình ban hành quyết định không kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải do không có tình tiết mới.

– Ngày 17/5/2012: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có quyết định bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình đối với Hồ Duy Hải.

– Ngày 23/11/2014, bà Nguyễn Thị Loan mẹ Hồ Duy Hải gọi điện cho Luật sư Trần Hồng Phong cho biết con bà sẽ bị xử tử trong vài ngày tới. Luật sư Trần Hồng Phong gọi điện thoại nhờ sự hỗ trợ từ Luật sư Trần Văn Tạo, nguyên Phó GĐ CA TPHCM.

– Ngày 25/11/2014,Tòa án ND tỉnh Long An thông báo với gia đình về Quyết định thi hành án tử hình, theo đó, Hồ Duy Hải sẽ bị xử tử hình vào ngày 5/12/2014 (bằng cách tiêm thuốc độc).

– Biết được con trai sẽ bị tiêm thuốc độc vào ngày 5/12, gia đình bà Nguyễn Thị Loan sau vài phút hội ý trong nước mắt, người mẹ quyết định đặt vé bay ra Hà Nội ngay trong ngày để kêu cứu cho Hải.

– LS Trần Văn Tạo: Vào một ngày cuối năm 2014, có một số LS, nhà báo, nhà văn điện thoại cho tôi nói: Nếu bữa nay anh không tham gia thì Hồ Duy Hải sẽ chết (ngày mai là thi hành án từ hình); anh em hiện đã hết cách. Tôi nghe vậy nên đã điện thoại cho anh Tư Sang (Chủ tịch Nước) để trình bày và xin tạm hoãn thi hành án.

– Ngày 4/12/2014: VP Chủ tịch nước (Trương Tấn Sang) gửi công văn cho Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC thông báo đã nhận được đơn kêu oan của mẹ bị án Hồ Duy Hải và đề nghị chỉ đạo cho tạm dừng thi hành hình phạt tử hình đối với Hồ Duy Hải.

– Đầu giờ chiều ngày 4/12/2014: Ông Lê Quang Hùng, Phó Chánh án TAND tỉnh Long An, Chủ tịch Hội đồng thi hành án, viết bút phê xác nhận với gia đình Hồ Duy Hải về việc tạm dừng thi hành án tử hình.

– Ngày 24/12/2014: Bà Lê Thị Nga, Phó Chủ tịch Ủy ban Tư pháp QH, làm việc với gia đình Hồ Duy Hải theo chương trình giám sát của Ủy ban TVQH.

– Ngày 05/3/2015: Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ của Hồ Duy Hải, và bà Nguyễn Thị Rưỡi, dì ruột của Hải, gặp gỡ đại diện phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Hà Nội, tìm cách nhờ EU giúp đỡ, can thiệp kêu oan cho Hải.

– Ngày 13/3/2015: UBTVQH chất vấn Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình về tình hình oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự. Liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải, Chánh án Trương Hòa Bình đáp: “Quá trình điều tra tuy có sai sót nhưng không làm thay đổi vụ án, vì vậy Tòa vẫn giữ nguyên bản án tử hình”, “Bây giờ bản án đã có hiệu lực pháp luật. Chưa phát hiện ra căn cứ để kháng nghị”.

– Ngày 20/3/2015: Tại phiên họp của UBTVQH, Bà Lê Thị Nga cho biết đã đủ căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải theo điều 273 của Bộ Luật Tố tụng hình sự.

Bà nói: “Cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án đều lựa chọn, sử dụng những chứng cứ có lợi trong việc buộc tội nhưng không trung thực, khách quan đối với chứng cứ có lợi cho việc gỡ tội. Đây là vụ án rất nghiêm trọng và tước đoạt mạng sống của một con người. Vì vậy, cần xem xét lại một cách thật thận trọng”.

– Ngày 18/04/2015, LS Trần Văn Tạo đã viết thư trình bày với Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang (trích):…”Nếu bản án tử hình Hồ Duy Hải được thi hành ngay như ý kiến của các anh bên Tòa án tối cao thì tình hình diễn biến sẽ hết sức phức tạp, khó lường. Với tư cách là một đồng chí, là người đã từng công tác nhiều năm với anh trong ban lãnh đạo thành phố, tôi tha thiết kính đề nghị anh có ý kiến thu hồi lại quyết định bác đơn xin ân xá mà anh đã ký trước đây và chỉ đạo để Tòa và Viện xem xét lại vụ án khách quan thận trọng hơn.

Tôi biết anh là một người luôn tận tụy phục vụ đất nước lo cho dân và yêu thương con người. Trong thâm tâm tôi không hề nghĩ anh sẽ có quyết định để chấm dứt mạng sống của Hồ Duy Hải trong tình trạng chưa thật rõ ràng như tôi đã trình bày ở trên.
Kính thư.
LS. Trần Văn Tạo”

– 5 năm kể từ khi quyết định tạm hoãn thi hành án với tử tù Hồ Duy Hải, số phận của Hải cứ “treo” lơ lửng như vậy-Không có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm cũng không có quyết định thi hành án tử hình được đưa ra.

– Ngày 22/11/2019, Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Minh Trí đã kháng nghị giám đốc thẩm. Đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy toàn bộ bản án sơ thẩm năm 2008 của TAND tỉnh Long An và bản án phúc thẩm năm 2009 của tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM liên quan đến tử tù Hồ Duy Hải.

Mạng người, công lý, cũng như chân lý, đều không phải là đồ ăn có sẵn.

Nó chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là thứ dễ dàng!

*Chú thích ảnh: Những gương mặt có thể sẽ thay đổi cuộc đời của Hồ Duy Hải và gia đình.

TRƯƠNG QUANG VĨNH

11 người Bắc Hàn tìm cách tránh bị trục xuất từ Việt Nam về nước

Nguoi-Viet
Mười một người Bắc Hàn đào tị tìm cách đến Nam Hàn hiện đang bị giữ tại Việt Nam từ ngày 23/11/2019 đang tìm các sự giúp đỡ để tránh bị trả về Bắc Hàn.

 

NGUOI-VIET.COM

SEOUL (NV) – Mười một người Bắc Hàn đào tị tìm cách đến Nam Hàn hiện đang bị giữ tại Việt Nam từ ngày 23 Tháng Mười Một, 2019, đang tìm các sự giúp đỡ để tránh bị trả về Bắc Hàn, theo bản tin Reuters.

Một nhóm vận động có tên là có tên Công Lý cho Bắc Hàn trụ sở tại Seoul cho hay hôm Thứ Hai là nhóm người Bắc Hàn gồm 8 phụ nữ và 3 người đàn ông bị Lực lượng Biên Phòng CSVN bắt giữ ở biên giới sau khi họ từ Trung Quốc sang. Hiện họ đang bị giữ ở thành phố Lạng Sơn, tổ chức Công Lý cho Bắc Hàn phổ biến thông tin qua một bản tuyên bố.

Peter Jung, trưởng nhóm Công Lý nêu trên hậu thuẫn cho các người Bắc Hàn tìm cách sang Nam Hàn tị nạn Cộng Sản, nói rằng những người đào tị này đã xin Tòa Ðại Sứ Nam Hàn ở Hà Nội giúp đỡ nhưng không nghe thấy tin tức gì từ ngày Thứ Sáu vừa qua.

Ông Jung nói sự nín lặng của Tòa Ðại Sứ Nam Hàn đã thúc đẩy ông phải công khai hóa sự việc vì sợ rằng nhóm đào tị này sẽ bị cưỡng bách trục xuất về Bắc Hàn.

Theo ông cho biết, vào Thứ Năm tuần trước, nhà cầm quyền CSVN đã phải hủy bỏ việc trục xuất họ khi bị những người đào tị phản đối quyết liệt đến bị xỉu. Bộ Ngoại Giao CSVN không thấy trả lời khi hãng thông tấn Reuters yêu cầu bình luận về vụ việc.

Bộ Ngoại Giao Nam Hàn cho hay họ biết vụ này và đang tiếp xúc với nhà cầm quyền Hà Nội để ngăn cản chuyện trả các người Bắc Hàn đào tị về nước.

“Chính phủ chúng tôi làm hết tất cả các nỗ lực để bảo đảm rằng các người Bắc Hàn đào tị có mặt ở những nước khác và có cơ hội sống ở những nơi họ mong muốn, không bị cưỡng bách trục xuất.” Bộ Ngoại Giao Nam Hàn cho hay trong một bản tuyên bố.

Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in từng có những nỗ lực để đạt tiến bộ ngoại giao với Bắc Hàn trong khi ông bị những tổ chức như của ông Jung đả kích vì đã không giúp đỡ đủ để những người Bắc Hàn đào tị có cơ hội thoát ách Cộng Sản những tháng gần đây.

Tháng trước, Nam Hàn trục xuất hai ngư dân Bắc Hàn về nước vì tình nghi họ giết 16 ngư dân khác trước khi băng qua biên giới sang phía Nam Hàn. Vụ này dẫn đến những lời chỉ trích và làm nhiều người Bắc Hàn đào tị mất tinh thần. Theo họ, nếu hai người đó có tội thì nên được xét xử ở Nam Hàn vì nếu trả về Bắc Hàn, nhiều phần họ sẽ bị tra tấn và hành quyết.

Tính tới Tháng Chín vừa qua, ít nhất 771 người Bắc Hàn đào tị đã đến được Nam Hàn trong năm nay, theo Bộ Thống Nhất của Nam Hàn, cơ quan phụ trách quan hệ với Bắc Hàn. Thống kê cho thấy từ trước đến nay đã có tới 33,000 người Bắc Hàn đào tị đang sống ở Nam Hàn. (T.Ng)

LỄ ĐẶT BIA TRI ÂN NGƯỜI SÁNG LẬP CHỮ QUỐC NGỮ

Image may contain: 3 people, people standing, tree, suit, flower and outdoor
Image may contain: 3 people, people standing, sky and outdoor
Image may contain: flower, plant, table and outdoor
Image may contain: 8 people, people smiling, people standing, tree, outdoor and nature

Phong SươngFollow

LỄ ĐẶT BIA TRI ÂN NGƯỜI SÁNG LẬP CHỮ QUỐC NGỮ

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2019

Chữ quốc ngữ, bộ chữ Việt với mẫu tự La tinh, theo đánh giá của các nhà khoa học, “đã đưa người Việt Nam đi trước hơn ba thế kỷ” so với các nước lân cận có ảnh hưởng văn hoá và dùng mẫu tự tượng hình Trung Hoa. Quan trọng hơn cả, chữ Quốc ngữ đã giúp Việt Nam thoát dần văn hoá Trung Hoa.

Hơn 300 năm qua, đã có nhiều việc làm ghi ơn người có công sáng tạo chữ Quốc ngữ cho dân tộc Việt, linh mục Alexandre de Rhodes, con đường mang tên ngài ở Sài Gòn, bia vinh danh ngài bên Hồ Gươm Hà Nội (đã bị thất lạc), nhiều sách vỡ ghi nhận công lao của ngài và các thừa sai Tây phương vẫn còn lưu truyền đến nay.

Gần đây, người Việt trong nước đặt vấn đề củng cố và làm trong sáng tiếng Việt, chữ Quốc ngữ, gợi lên tình cảm biết ơn người đã ban tặng bộ chữ Quốc ngữ. Nhiều người đã tìm đến viếng mộ linh mục Alexandre de Rhodes ở Isfahan – Iran để tỏ lòng tri ân.

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, một nhà khoa học 40 năm giảng dạy đại học Liège – Bỉ, với ý thức và trách nhiệm một người dân Việt yêu nước, đồng thời là Viện Trưởng Viện Vinh Danh Chữ Quốc Ngữ và Bảo tồn Tiếng Việt – Đại học Duy Tân Đà Nẵng, đã làm một việc ghi dấu ấn tri ân. Tháng 5/2018 khi tìm đến viếng mộ ở Isfahan, giáo sư có ý định đặt bia tri ân. Chức trách sở tại các cấp quản lý mộ cổ rất nghiêm nhặt, giáo sư bằng uy tín cá nhân đã được cấp giấy phép đặt bia bên mộ.

Nhân ngày giỗ thứ 358 của cha Alexandre de Rhodes, giáo sư Hưng đã tổ chức một cuộc hành hương đến nghĩa trang Công giáo Armenia ở thành phố Isfahan – Iran để làm lễ tưởng niệm và khánh thành bia. Đoàn 20 người Việt Nam bao gồm nhà khoa học, nhà văn, nhà báo, nhà sử học, doanh nhân và nhiếp ảnh đi từ Việt Nam. Buổi lễ có sự hiện diện của các nhà chức trách địa phương, ông Mazahenri đại diện cộng đồng Hồi giáo, ông Gestabian đại diện cộng đồng Cơ Đốc thành phố Isfahan, bà Gukasian Trưởng phòng quan hệ cộng đồng Nhà Thờ Vank thành phố Isfahan và gia đình ông Hojat, người trợ giúp giáo sư Hưng trong suốt quá trình làm việc.

Buổi lễ tưởng niệm và khánh thành bia tri ân đã diễn ra long trọng, trang nghiêm. Không khí thành kính và cảm động bao trùm buổi lễ khi giáo sư Nguyễn Đăng Hưng đọc khai mạc với những lời lẽ mạnh mẽ và dâng trào cảm xúc. Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu phát biểu nhìn nhận công lao của người sáng lập chữ Quốc ngữ. Nhà văn Hoàng Minh Tường cũng nói lên tình cảm tri ân nồng ấm. Các khách mời từng người đáp lời đón chào hoan hỷ, ủng hộ việc làm của đoàn Việt Nam.

Sau khi tấm lụa in hình trống đồng được các thành viên nữ trân trọng dở ra khỏi mộ và bia, tiếng hợp ca của cả đoàn vang lên: Tôi yêu tiếng nước tôi…., giáo sư Hưng dâng hương trầm, hoa, bản in lại sách Phép Giảng Tám Ngày” và lần lượt từng người đặt một cành hoa hồng lên mộ. Cuối cùng các thành viên Công giáo trong đoàn cùng đọc kinh viếng mộ.
Sau buổi lễ chính thức hơn một giờ đồng hồ, từng người đều muốn ghi lại hình ảnh kỷ niệm để lưu lại cảm xúc của mình.

Nhân dịp, nghĩ cũng nên có đôi dòng sơ lược về hoàn cảnh ra đời chữ Quốc ngữ và cha Alexandre de Rhodes:

Từ năm 1615, thời Chúa Sãi, các thừa sai dòng Tên đến Đàng Trong để truyền đạo Kitô, những người đầu tiên được ghi nhận có linh mục Buzomi, linh mục Pina, linh mục Borri và tu huynh Diza thuộc dòng Tên Bồ Đào Nha. Các ngài học tiếng Việt và ký âm bằng mẫu tự La Tinh. Các ngài đã dịch sách giáo lý sang tiếng Việt bằng chữ Nôm với phiên âm bằng mẫu tự La Tinh. Năm 1624 linh mục Alexandre de Rhodes đến Đàng Trong, học tiếng Việt với các nhà thừa sai nói trên và thầy giảng Andre Phú Yên.

Linh mục Alexandre de Rhodes từ công trình của các thừa sai đi trước, đã cho ra đời cuốn tự điển Việt – Bồ – La và sách Phép Giảng Tám Ngày song ngữ La Tinh và chữ Việt mới – chữ Quốc ngữ. Hai quyển này ngài hoàn thành và in ở Roma năm 1651, sau khi bị trục xuất khỏi Việt Nam năm 1645 do lệnh cấm đạo của chúa Nguyễn. Hai quyển sách này chắc chắn phải theo chân các thừa sai đến Việt Nam truyền đạo sau này. Chữ Quốc ngữ từ đó được phổ biến tại Việt Nam ta.

Dù rất muốn trở lại Việt Nam, nhưng vì án tử cho ngài còn treo ở Đàng Trong, Vatican không cho ngài trở lại. Năm 1654 ngài được đưa sang truyền đạo ở Iran (Ba Tư), năm 1660 ngài mất và được an táng ở nghĩa trang Công giáo Armenia, Isfahan Iran.

Phụ lục:

BÀI PHÁT BIỂU CỦA GS NGUYỄN ĐĂNG HƯNG

Thưa các bạn,

Vẫn biết lúc ban đầu các giáo sỹ cơ đốc chỉ muốn tạo dựng một phương tiện hữu hiệu để truyền đạo, nhưng tính cách nghiêm túc và khoa học của công trình của họ đã cho ra đời một sản phẩm văn hóa tuyệt vời giúp cho người Việt có cơ hội nhanh chóng hòa nhập với thế giới văn minh, giúp các trẻ em Việt Nam có thể nhanh chóng biết đọc và biết viết, thoát ra những rối rắm của cách viết tượng hình vay mượn từ Trung Hoa.

Các chí sỹ yêu nước của các phong trào canh tân đất nước như Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục… đã sớm ý thức được lợi thế này và đã chọn chữ quốc ngữ làm phương tiện truyền bá những tư tưởng dân chủ tiến bộ, mưu cầu giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp.

Sự ra đời và phổ biến của chữ quốc có công sức của nhiều người: Các giáo sỹ Bồ Đào Nha, Pháp, Ý, các cộng tác viên người Việt, các học giả người Việt: Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục…, các chí sỹ của phong trào Duy Tân và Đông Kinh Nghĩa Thục: Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Trần Quý Cáp, Trần Cao Vân, Lương văn Can, Nguyễn Quyền, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng… các thành viên chủ chốt của Hội Truyền Bá Chữ Quốc Ngữ: Nguyễn Văn Tố, Hoàng Xuân Hãn, Bùi Kỷ, Vũ Đình Hòe, Nguyễn Hữu Đang…. Họ đã là những nhân tố tích cực cho việc mở mang dân trí, phổ biến các tư tưởng tiến bộ cho toàn dân dẫn đến độc lập dân tộc và thông nhất đất nước Việt Nam.

Nhưng công đầu có lẽ thuộc về cha Alexandre de Rhodes.

Năm 1651 sau khi bổ sung và hoàn thiện các công trình tiếng Việt khởi đầu từ các công trình của các giáo sỹ Bồ Đào Nha (Francisco De Pina , Gaspar De Amaral, Antonio Barbosa) ngài cho ra đời tại Roma, quyển tự điển Từ điển Việt–Bồ–La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum), công bố khoa học đầu tiên về Tiếng Việt và cách viết dùng ký tự La Tinh.

Đây là cả một nỗ lực, khổ luyện cá nhân hiếm có. Cha Alexandre de Rhodes đã ghi lại:
“Khi tôi vừa đến đàng trong VN và nghe người dân bản xứ nói, đặc biệt là phụ nữ, tôi có cảm tưởng mình đang nghe chim hót líu lo, và tôi đâm ra ngã lòng, vì nghĩ rằng, có lẽ không bao giờ mình học nói được một ngôn ngữ như thế. Thêm vào đó, tôi thấy hai cha Emmanuel Fernandez và Buzomi, khi giảng, phải có người thông dịch lại. Chỉ có cha Francois Pina là hiểu và nói được tiếng Việt, nên các bài giảng của cha Pina thường đem lại nhiều lợi ích hơn là của hai cha Fernandez và Buzomi. Do đó tôi tự ép buộc mình phải dồn mọi khả năng để học cho được tiếng Việt. Mỗi ngày tôi chăm chỉ học tiếng Việt y như ngày xưa tôi học môn thần học ở Roma. Và nhờ ơn Chúa giúp, chỉ trong vòng 4 tháng, tôi học biết đủ tiếng Việt để có thể giải tội và sau 6 tháng, tôi có thể giảng được bằng tiếng Việt. ..”

Cha Alexandre de Rhodes đã góp phần to lớn, giúp cho dân tộc Việt Nam hòa nhập với thế giới văn minh trước hơn 350 năm so với các nước khác tại Á Châu!
Đây cũng là thành quả giao lưu văn hóa u-Á trong sáng và trường tồn vào bậc nhất của nhân loại. Có công trình giao lưu văn hóa nào ngay thế kỷ 17 mà đã có hợp tác của đông đảo các quốc tịch: Bồ Đào Nha, Ý, Tây Ban Nha, Nhật, Trung Hoa, Pháp và Việt Nam… đế sáng tạo, hình thành và đạt kết quả mỹ mãn như Chữ Quốc Ngữ mà ta có ngày nay?

Hôm nay, chúng tôi, những người dân từ Việt Nam xa xôi, là hướng dẫn viên du lịch, là chuyên gia nhiếp ảnh, là nhà báo, nhà thơ, nhà văn, nhà sử học, giáo sư đại học, đến từ Nam, Trung, Bắc, có người định cư ở nước ngoài hồi hương, chúng tôi vượt không gian trên 6000 km tụ tập về đây, nhân ngày giỗ thứ 358 của ngài.
Chúng tôi kính cẩn đặt bia tri ân, với tư cách là người Việt Nam, nói tiếng Việt và sử dụng mỗi ngày Chữ Quốc Ngữ.

Chúng tôi ghi rõ lòng biết ơn của chúng tôi lên bia đá:

“Tri ân Cha Alexandre de Rhodes đã đóng góp to lớn trong việc tạo tác Chữ Quốc Ngữ – chữ Việt viết theo ký tự Latinh” (We are very grateful to Father Alexandre de Rhodes who contributed greatly to the creation of Chữ Quốc Ngữ, Vietnamese script using the Latin alphabet).

Chúng tôi cũng mang sang đây một tấm bia ngắn, cho khắc in chân dung ngài và hình ảnh cuốn từ điển trứ danh của ngài.

Chúng tôi tin tưởng rằng từ nay, tấm bia đá lấy từ Quảng Nam này, nơi ngài lần dầu đặt chân đến học tiếng Việt, sẽ mãi mãi đứng dưới chân ngài, đem đến cho ngài hơi ấm của lòng biết ơn sâu sắc của người Việt chúng tôi!

Thật vậy, Chữ Quốc Ngữ đã quyện cùng tiếng Việt, thấm vào hồn người Việt và trong giai đoạn khó khăn đầy bất trắc hôm nay của đất nước, chúng tôi tin tưởng không gì có thể lay chuyển được được là Vinh danh Chữ Quốc Ngữ chính là bảo tồn tiếng Việt, chính là bảo vệ đất nước Việt Nam!
Xin cám ơn quý vị…

Sepas gozaram

GS Nguyễn Đăng Hưng

Viện Trưởng Viện Vinh Danh Chữ Quốc Ngữ và Bảo tồn Tiếng Việt
Đại học Duy Tân Đà Nẵng

BÀI PHÁT BIỂU CỦA NHÀ VĂN HOÀNG MINH TƯỜNG

Thưa Cha.

Ở Việt Nam có một đường phố mang tên Ngài, đường Alexandre de Rhodes, ở trung tâm Sài Gòn, tức thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Trước đó cả thế kỷ, ở trung tâm Hà Nội, thủ đô của nước Việt, có một tấm bia vinh danh Ngài bên Hồ Gươm, tiếc rằng, do giặc giã, đã bị thất lạc.

Điều đó nói rằng, hơn ba trăm năm qua, người Việt Nam không quên Ngài, vẫn luôn nhớ Ngài như thuở Ngài sống và cùng các giáo sỹ Emmaanuel Fernades, Buzomi, Francois de Pina…cùng các con chiên người Việt góp phần sáng tạo nên chữ Quốc ngữ.
Và sự hiện diện của chúng tôi hôm nay, một nhóm người Việt nặng lòng với tiếng Việt, chữ Việt, tại nơi yên nghỉ của Ngài, đúng ngày giỗ lần thứ 358 của Ngài ( 5/11/1660 – 5/11/2018) nói rằng Ngài vẫn luôn sống trong tâm tưởng mọi thế hệ người Việt.

Có muộn quá không, đã 372 năm kể từ ngày Ngài xa nước Việt, nơi mà Ngài đã gắn bó suốt 20 năm, từ 1625 đến 1645, đã luồn rừng lội suối, cùng ăn cùng ở với người dân, nói thứ ngôn ngữ thuần Việt với con chiên, với Chúa, để rồi kết tinh nên bộ sách khai sáng Dictionarium Annamitium Lusitanum ed Latinum ( Từ điển Việt Nam – Bồ Đào Nha – La Tinh, gọi tắt là từ điển Việt – Bồ – La) , in tại Roma, 1651.

Không quên, cũng có thể hiểu là không muộn, và có thể được thể tất, được xá lỗi, thưa Ngài.

Là một người gắn với nghiệp cầm bút, chúng tôi luôn coi Ngài và các cha Francois de Pina, Buzomi, Emmanuel Fernandes như những người Thầy khai sáng. Tôi nghĩ, rồi đến một lúc, các thế hệ hậu sinh nước Việt sẽ rước Ngài vào Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở Hà Nội, Thánh đường của đạo học Việt Nam để phối thờ cùng các đại sư biểu Khổng Tử , Chu Văn An… Người Việt chúng tôi từng có câu tục ngữ : Uống nước nhớ nguồn, chắc ngài đã biết từ ngày ở giáo đường Thanh Chiêm, xứ Quảng?

Nói vậy để thấy rằng, kể từ khi bộ Từ điển Việt – Bồ – La ra đời, và đặc biệt từ tháng 12 năm 1918, khi triều đình nhà Nguyễn chính thức quy định dạy chữ Quốc ngữ trong các trường học cả nước, thì không chỉ giáo dục, báo chí, văn hóa, mà tất các các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, đời sống của nước Việt đã đột biến phát triển lên một bước mới. Trong những thành tựu vượt trội, phải kể đến văn chương Quốc ngữ. Cùng với sự nở rộ của báo chí, bắt đầu từ Gia Định báo ra đời năm 1865 ở Sài Gòn, cùng với phong trào Truyền bá Quốc ngữ, phong trào Đông Kinh Nghĩa thục, một dòng văn xuôi tự sự Quốc ngữ Nam Bộ đã gợi mở và đặt nền móng cho những trào lưu văn học Tự lực Văn đoàn, Thơ Mới sau này. Và tiếp theo là dòng văn học Hiện thực và văn học Hiện đại hôm nay… Nói không ngoa, một trăm năm qua là cuộc đại hợp thành của nền văn học hiện đại Việt Nam, là cuộc vật vã khai mở vào ngôn ngữ tiếng Việt của những phu chữ ( theo cách nói của nhà thơ Lê Đạt), để khởi sinh và phát triển một dòng văn học chữ Việt, ào ạt tuôn chảy, nhanh chóng chiếm lĩnh những đỉnh cao và sự toàn bích, đưa ngôn ngữ Việt, văn hóa Việt trở thành vi diệu , có khả năng giao hòa, khuếch tán vào nhân loại…

Xưa nay kẻ sĩ thường không thích nói về mình. Hẳn Ngài cũng như Đại thi hào Nguyễn Du, những người làm ra sản phẩm tinh thần, thường luôn nghĩ mình mong manh, luôn mặc cảm sợ người đời không hiểu mình, dễ lãng quên mình. “ Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?” ( Không biết rằng ba trăm sau, Có ai là người khóc Tố Như (ta) không?)

Thưa Cha Alexandre des Rhodes, người Việt Nam chúng tôi không bao giờ quên những người tạo lập công đức và kiến tạo văn hóa, những Hai Bà Trưng, Ngô Quyền , Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… Và cả Ngài nữa. Ngài đã trở thành một người Việt viết hoa. Ngài đã tạo dựng Công đức, kiến lập Văn hóa với nước Việt.
Và hôm nay, tại đây, chúng tôi xin kính cẩn thắp hương tưởng niệm Ngài, xin tri ân với bạn bè nơi ngài an nghỉ, đã giành cho chúng tôi một chốn hành hương, như về với cội nguồn.

Hoàng Minh Tường
(Nhà văn)

BÀI PHÁT BIỂU CỦA TS NGUYỄN THỊ HẬU

Chữ quốc ngữ là chữ viết chung của cả nước. Trải qua gần một ngàn năm bị phương Bắc đô hộ nhưng người Việt vẫn nói tiếng Việt. Từ khi giành được độc lập vào thế kỷ thứ X, các triều đại phong kiến nước ta đã mượn chữ Hán (còn gọi là chữ Nho) để sử dụng trong hành chánh, học thuật nhưng chữ Nho chưa bao giờ có vai trò là chữ quốc ngữ.

Từ thế kỷ XIII người Việt dựa trên chữ Nho để ra chữ Nôm nên muốn học chữ Nôm thì phải biết chữ Hán. Vì vậy cả chữ Hán và chữ Nôm đều không thể phổ biến trong dân chúng, do đó ít được sử dụng.

Từ thế kỷ XVI, các giáo sĩ phương Tây bắt đầu đến truyền giáo tại nước ta. Khi truyền đạo, các giáo sĩ không phải chỉ nói, mà còn dùng kinh sách để giảng giải. Vì vậy, để truyền đạo cho người Việt, các giáo sĩ phải học tiếng Việt và viết kinh sách bằng tiếng Việt. Từ nhu cầu đó nhiều giáo sĩ đã ký âm thẳng tiếng Việt bằng mẫu tự la-tinh, rồi dùng thứ chữ mới ký âm nầy để viết sách giáo lý bằng tiếng Việt. Sau đó tổ chức biên soạn từ điển và in kinh thánh, giáo lý bằng loại chữ mới này.

Từ thế kỷ XVII trở đi, nhờ dễ sử dụng bằng cách ghép chữ thành vần nên thứ chữ mới bằng mẫu tự Latin phổ biến hơn. Chữ quốc ngữ phát triển được là nhờ dựa trên nền tảng tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu và đẹp, phong phú, linh hoạt và biểu cảm. Từ góc độ lịch sử văn hóa, sáng tạo ra chữ quốc ngữ là công trình của nhiều giáo sĩ phương Tây đặc biệt là vai trò của Ngài Alexandre de Rhodes. Bên cạnh đó không thể không nói đến sự đóng góp của nhiều nhà văn hóa, trí thức người Việt, đặc biệt giai đoạn từ nửa sau thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ XX.

Từ đầu thế kỷ XX, cùng với sự xuất hiện nhiều thành tố văn hóa mới: báo chí, các thể loại văn học nghệ thuật, in ấn và xuất bản… chữ quốc ngữ càng có điều kiện phát triển rộng khắp, đồng thời tác động trở lại làm cho “văn viết” và “văn nói” của tiếng Việt có sự phân biệt. Từ sau 1945 có thể nói, bằng phong trào “bình dân học vụ” phần lớn dân chúng trước đây “mù chữ” đã biết đọc biết viết. Ngôn ngữ, văn hóa nhiều vùng miền đi vào chữ viết càng làm cho chữ quốc ngữ phong phú và tinh tế, nhiều sắc thái và giàu đẹp hơn.

Chữ quốc ngữ là một thành tựu văn hóa lớn, có ý nghĩa thúc đẩy văn hóa phát triển (văn chương, giáo dục, khoa học kỹ thuật…). Vì vậy, từ buổi lễ trang trọng hôm nay tại đây, chúng ta hy vọng rằng ngoài việc tôn vinh những ngươi có công lao sáng tạo và hoàn thiện chữ quốc ngữ – tiêu biểu là Ngài Alexandre de Rhodes – chúng ta sẽ đánh giá đúng vai trò của những nhà văn hóa Việt Nam, giá trị những địa điểm ghi lại dấu ấn hình thành và phát triển chữ quốc ngữ tại nước ta vì đó là xứng đáng trở thành di tích lịch sử – văn hóa của đất nước.

Trân trọng cám ơn giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, người khởi xướng và tổ chức hoạt động văn hóa rất có ý nghĩa này. Chân thành cám ơn các vị khách quý đã tham dự buổi lễ. Xin cám ơn tất cả anh chị em trong đoàn!

Chúc tất cả quý vị sức khỏe và thành công!

Ts kc Nguyễn Thị Hậu.

(https://thanhlab24.blogspot.com/…/le-at-bia-tri-nguoi-sang-…)

KHÔNG PHẢI TỔNG THỐNG NÀO CŨNG LÀM ĐƯỢC ĐIỀU NÀY – PHÉP LẠ TẠ ƠN (TRÁI TIM TỔNG THỐNG).

Image may contain: 1 person, closeup

Nghia Do

KHÔNG PHẢI TỔNG THỐNG NÀO CŨNG LÀM ĐƯỢC ĐIỀU NÀY – PHÉP LẠ TẠ ƠN (TRÁI TIM TỔNG THỐNG).

Đừng bao giờ để người ta nói rằng Tổng Thống Trump không có trái tim.

Ông ấy ở Afghanistan hôm nay, thăm quân đội trong một chuyến viếng thăm bất ngờ, tất cả đều vui mừng khi thấy ông ấy.

Nhưng qua cả biển người với những khuôn mặt tươi cười, vui vẻ, phấn khích. TT Trump phát hiện ra một người lính với nét mặt ưu tư, không được vui .

Điều này rõ ràng liên quan đến Tổng thống, vì vậy ông đã sắp xếp một cuộc gặp riêng với người lính buồn bã đó để tìm hiểu vấn đề là gì?

Những gì được nghe, đã làm tan nát trái tim ông!

Có vẻ như “PFC – Hạ sĩ “Joe Barron gặp rắc rối ở nhà.

‘Bill – Hoá đơn’ y tế cho con trai ông đã tăng vọt trong thời gian gần đây, khiến vợ chồng ông không thể thanh toán các loại khác, sức khỏe của con ông quan trọng hơn bất cứ điều gì khác…

Món khác là tiền nợ nhà. Họ đã không thể trả tiền và ngân hàng đã quyết định tịch thu. Gia đình Barron sắp trở thành vô gia cư.

Tổng thống Trump, ngay lập tức thu xếp không chỉ trả các khoản thanh toán quá hạn của gia đình Barron bằng tiền riêng cá nhân của Tổng Thống, mà còn trả luôn toàn bộ số tiền còn nợ căn nhà của gia đình Barron.

Đây là kích thước của trái tim TT Trump. Như ông đã nói:

“Những thanh niên này ở đây, chiến đấu cho đất nước của họ. Tôi có trách nhiệm đảm bảo họ có thể làm tốt công việc của mình, mà không phải lo lắng về gia đình của họ ở quê nhà”.

Khi được hỏi rằng; tình huống của Barron không phải là hiếm và hỏi liệu TT Trump cũng sẽ làm gì đó để đảm bảo rằng điều này sẽ không xảy ra với người khác bằng cách sắp xếp chi phí y tế gia đình …

TT đã trả lời với một tiếng cười ròn rã:

“Haha! Haha! Tất nhiên là không! Đó sẽ là chủ nghĩa xã hội!”

Đó là Tổng Thống của chúng tôi, giúp đỡ binh lính và giữ gìn quê hương của Mỹ./-

By: ROD GOZINYA

Nhật bắt người Việt bị nghi đưa hối lộ – Tạp Chí Hoa Kỳ

Ở đâu cũng có…hay là chỗ đó…Made in Vi Na mà…

INS.TAPCHIHOAKY.COM
Duong Thi The, 34 tuổi, bị bắt hôm 2/12 với cáo buộc hối lộ nhân viên Tổng lãnh sự quán Việt Nam ở thành phố Fukuoka để làm giấy tờ cư trú. Duong Thi The, sống tại thành phố Kobe, bị cáo buộc trả tổng cộng 150.000 yen (1.370 USD) để nhân…

CUỘC SỐNG TẠI AUSTRALIA  


CUỘC SỐNG TẠI AUSTRALIA  

Đinh Tấn Khương

Nếu bạn chọn Mỹ để định cư thì có nghĩa là bạn đang đi tìm một “cơ hội”. Bởi vì nước Mỹ được gọi là vùng đất của cơ hội.

Sống và làm việc tại Mỹ, bạn có thể đạt được những địa vị cao trong xã hội. Nhưng để đạt được giấc mơ đó thì bạn cần phải luôn học hỏi, tư duy và phấn đấu liên tục.

Nếu bạn đứng yên thì có nghĩa là bạn đang bị thụt lùi. Chính vì vậy mà bạn phải “đấu tranh” cho đến khi mà bạn không còn sức lực nữa.

Nếu bạn chọn Úc để định cư thì có nghĩa là bạn đang đi tìm một sự “an nhàn”.

Sống và làm việc tại Úc không phải bon chen nhiều . Vì cho dù bạn có muốn bon chen đi nữa thì cũng không có cơ hội để đạt được những chức vị cao .

Nước Úc bảo thủ hơn nước Mỹ nhiều. Nước Mỹ không cần biết bạn đến từ đâu và thuộc thành phần giai cấp nào cũng như không quan tâm đến màu da của bạn, miễn là bạn phục vụ cho nước Mỹ. Chính vì thế mà nước Mỹ biết quí trọng và sẵn sàng cất nhắc những người có thực tài.

Nói như thế không có nghĩa là ở Úc bạn sẽ không đạt được học vị cao !

Người Việt tại Úc có tỷ lệ tốt nghiệp đại học khá cao. Trong số đó có rất nhiều bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, luật sư, kinh tế, kế toán, kỷ sư … Nhiều gia đình Việt Nam tại Úc có một vài bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ … thì không phải là hiếm.

Tại Úc bạn vẩn có nhiều cơ hội thành công. Nhưng so với nước Mỹ thì người Việt tại Úc ít có điều kiện tiến xa và nổi danh hơn.

Người dân Úc bản xứ chuộng cuộc sống an nhàn (đồng nghĩa với lè phè).

Nước Úc đất rộng người thưa (nguyên một châu lớn mà chỉ có chừng 22 triệu dân) 

Nước Úc được đãi ngộ với nhiều tài nguyên thiên nhiên và khí hậu không mấy khắc nghiệt.

Úc được đánh giá là một trong những quốc gia có cuộc sống “hạnh phúc” nhất so với những quốc gia khác trên toàn thế giới.

Giáo dục, y tế và an sinh xã hội là những điểm nổi bật của nước Úc.

GIÁO DỤC:

Giáo dục tại Úc, từ mẫu giáo đến hết bậc trung học đều được miễn phí ( ngoại trừ trường tư, nhưng chính phủ cũng phải phụ cấp cho các trường tư thục).

Riêng đại học thì phải vay một phần tiền học phí (chừng vài ngàn dollars mỗi năm, nhiều ít là tùy theo ngành học). Số tiền vay mượn nầy sẽ bị đòi lại một khi đã đi làm có mức lương quy định.

Sau khi ra trường mà không tìm được việc làm hay là làm việc với một mức lương thấp thì sẽ không bị đòi lại một xu nào cả.

Y TẾ:

1- Thẻ Medicare:

Tất cả mọi người dân Úc đều được cấp một tấm thẻ, gọi là Medicare. Thẻ này được cấp cho mỗi gia đình hay là cho từng cá nhân riêng lẻ.

Khi bị bệnh thì chỉ cần đưa thẻ Medicare là được bác sĩ gia đình khám bệnh miễn phí.

Có một vài nơi và một số bác sĩ gia đình tính tiền khám bệnh cao hơn số tiền qui định được trả bằng thẻ Medicare. Trong trường hợp nầy thì người bệnh phải trả số tiền sai biệt. Vùng có nhiều người Việt sinh sống thì bác sĩ thường chỉ thu khám phí qua thẻ Medicare mà thôi.

Nếu cần gặp bác sĩ chuyên khoa thì phần lớn người bệnh phải trả một lệ phí sai biệt.

Thường thì những người nghỉ hưu sẽ không phải trả số tiền sai biệt đó hoặc là được trả ít hơn so với những bệnh nhân thuộc các diện khác.

Tuy nhiên chính phủ có chương trình giúp đỡ qua “mạng lưới an toàn” :

Nếu tất cả mọi thành viên trong gia đình đã trả đủ 500 dollars cho số tiền sai biệt, thì kể từ đó Medicare sẽ bồi hoàn toàn bộ số tiền mà mình sẽ trả cho bác sĩ chuyên khoa trong những lần gặp sau đó.

Sự bồi hoàn nầy chỉ kéo dài cho đến ngày cuối của năm đó mà thôi. Qua năm sau thì được lập lại như cũ. 

  1. Thẻ mua thuốc giảm giá (Health Care Card, Pension Card) :

Những người thất nghiệp hay nghỉ hưu hoặc là những người có nguồn thu nhập thấp thì sẽ được cấp một thẻ mua thuốc giảm giá.

Người có thẻ mua thuốc giảm giá nầy, sau khi gặp bác sĩ và được ghi toa thuốc. Người nầy sẽ đến tiệm thuốc tây (tùy mình chọn) để mua thuốc.

Những món thuốc được trợ giá thì người có thẻ giảm giá chỉ phải trả có $5.90 cho mỗi món thuốc, cho dù giá thực của nó có thể lên đến từ vài chục hay vài trăm dollars (cũng có những món thuốc với giá bán vài ngàn dollars, chẳng hạn như những món thuốc trị bệnh ung thư). Số tiền chênh lệch sẽ được chính phủ bồi hoàn cho tiệm thuốc sau.

Những người không có thẻ giảm giá thì chỉ phải trả tối đa cho mỗi món thuốc là $30.00 (có nghĩa là những người nầy vẫn được trợ giá nhưng phải trả nhiều hơn so với những người có thẻ giảm giá).

Chính vì vậy mà có một số than phiền là tại Úc, những người có thu nhập thấp thì được ưu đãi hơn là những người có thu nhập cao !?

  1. Mạng lưới an toàn (Safety Net):

Khi mua thuốc người bệnh yêu cầu pharmacy lập thẻ “mạng lưới an toàn” cho gia đình mình.  Mỗi món thuốc trợ giá có toa bác sĩ thì được lưu giữ trong thẻ “Safty Net”.

Một khi tổng số tiền mua thuốc có trợ giá của tất cả mọi thành viên trong gia đình đã vượt quá 52 món cho những gia đình có thẻ giảm giá (Health Care Card, Pension Card).

Hoặc là vượt quá $500.00 đối với những gia đình có lợi tức cao, thì kể từ đó những người trong cùng gia đình này sẽ không phải trả một xu nào nữa cho những món thuốc có trợ giá mà được bác sĩ ghi toa.

Chương trình miễn giá nầy (khi đạt đỉnh mạng lưới an toàn) sẽ chấm dứt vào ngày cuối của năm đó. Năm sau thì lại bắt đầu như cũ.

Nếu phải nhập bệnh viên (công lập) thì tất cả mọi chi phí khám bệnh, xét nghiệm, điều trị… đều được miễn cho tất cả mọi người dân Úc.

AN SINH XÃ HỘI:

Những người không kiếm được việc làm hay là đang có việc làm mà bị cho nghỉ việc thì sẽ được lãnh tiền phụ cấp an sinh (chừng 300.00 dollars mỗi tuần cho mỗi người lớn cùng gia đình, con nít thì ít hơn).

Tiền phụ cấp nầy sẽ bị cắt một khi đã tìm được việc làm. Nếu chưa có việc làm thì vẫn được lãnh tiếp cho đến tuổi về hưu (chừng đó sẽ chuyển qua lĩnh tiền hưu, tiền hưu sẽ cao hơn tiền thất nghiệp).

Những người bị bệnh kinh niên mà không làm việc được hay là đang đi làm mà bị bệnh phải nghỉ việc thì sẽ được phụ cấp tiền bệnh. Tiền phụ cấp nầy cao hơn là tiền thất nghiệp và được lãnh suốt đời.

Nếu đến tuổi già mà không có quỹ hưu trí cao theo quy định thì được lãnh tiền hưu trí của bộ An Sinh Xã Hội ( khoảng 350 dollars mỗi tuần cho một người ) và nhiều thứ tiền phụ cấp về điện, nước, phụ phí di chuyển … khác nữa.

Những người thất nghiệp còn được trợ giúp thêm tiền để thuê nhà ở. Cũng còn được xét cấp nhà chính phủ với giá thuê rất thấp.

Có nhiều thứ phụ cấp khác dành cho người khuyết tật, bệnh kinh niên, người già …

Phụ cấp chăm sóc người bệnh, người khuyết tật … khá cao.

Bạn sẽ nhận được 5 ngàn dollars cho mỗi đứa con mà bạn mới sanh ra. Nếu bạn thất nghiệp thì sẽ được lãnh tiền phụ cấp an sinh xã hội cho đứa con ngay sau khi sanh, cùng với nhiều phụ cấp khác dành cho cha mẹ nuôi con.

Người ta thường nói, ở Úc khó có cơ hội làm giàu nhưng cũng khó bị đói khổ.

Đinh Tấn Khương (Australia)

From: TU-PHUNG

Đảng cộng sản Trung quốc ĐÃ ĐẾN ĐƯỜNG CÙNG.

Image may contain: 1 person, sitting and eyeglasses

Hoang Le Thanh

Đảng cộng sản Trung quốc ĐÃ ĐẾN ĐƯỜNG CÙNG.

Chia sẻ từ nội bộ ĐCSTQ: “Chúng tôi đã đến đường cùng”

Trí Thức VN 02/12/2019 •

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, chuyên gia Arthur Waldron về vấn đề quan hệ Mỹ – Trung tiết lộ, một nhân viên trợ tá cấp cao thân cận với lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã chia sẻ rằng: Chúng tôi đã đi đến đường cùng. Ông Arthur Waldron kiến nghị Ngoại trưởng Mỹ Pompeo và đội ngũ của ông ấy cần xem xét chuẩn bị cách ứng phó với vấn đề ĐCSTQ sụp đổ cùng việc quy hàng của những thế lực nội bộ ĐCSTQ.

Ảnh: Ông Arthur Waldon – Giáo sư Quan hệ Quốc tế và Lịch sử Trung Quốc tại Đại học Pennsylvania (Ảnh cắt từ video)

Hôm 29/11, trang Twitter GlobalHimalaya đã tweet một video phỏng vấn của “Kênh lãnh đạo tư tưởng Mỹ” (American Thought Leaders). Theo đó trong bài phỏng vấn chuyên gia Arthur Waldron – Giáo sư Quan hệ Quốc tế và Lịch sử Trung Quốc tại Đại học Pennsylvania (Mỹ), đã nhận định tình hình hiện tại của Trung Quốc: “Tôi nghĩ rằng Trung Quốc đang bước vào thời kỳ tương tự như sự tan rã của Liên Xô trước đây. Vấn đề không phải một khi chế độ ĐCSTQ sụp đổ là đồng nghĩa sụp đổ của Trung Quốc, mà ĐCSTQ sụp đổ thì nước Trung Quốc vẫn còn đó, nhưng hệ thống chính trị thay đổi mà thôi.”

Chuyên gia Arthur Waldron cho rằng, vì thiếu hiểu biết đúng đắn thực tế, về cơ bản không biết gì về tình hình thực tế của người dân nên Chính phủ ĐCSTQ làm việc theo kiểu nghĩ đâu làm đó, rất tùy tiện và vô lối.

Ông nhận định rằng Chính phủ của ĐCSTQ hiểu rất rõ rằng ngày hấp hối đã cận kề. Ông tiết lộ thông tin một trợ tá cấp cao thân cận của ông Tập Cận Bình đã thẳng thắn chia sẻ với ông: “Arthur Waldron, chúng tôi đã đi đến đường cùng. Mọi người đều biết rằng thể chế này đã kết thúc. Những bước đi tiếp theo chúng tôi không biết phải đi như thế nào, vì giống như có mìn ở khắp nơi, bước sai một bước là có thể tan xương nát thịt.”

Ông chỉ ra vấn đề đau đầu thực sự là làm thế nào để thoát ra khỏi vũng lầy của chủ nghĩa cộng sản, qua đó đề nghị Ngoại trưởng Mỹ Pompeo và đội ngũ của ông ấy nên nghiên cứu cách đối phó khi ĐCSTQ sụp đổ, vấn đề quy hàng của các thế lực trong ĐCSTQ và chuyện chuyển đổi thể chế chính trị tại Trung Quốc

Nguồn: Trí Thức VN
https://m.trithucvn.net/…/chia-se-tu-noi-bo-dcstq-chung-toi…