MÙA LOAN BÁO

MÙA LOAN BÁO

Mùa Vọng là mùa của những lời loan báo. Loan báo Chúa Giêsu sinh ra, loan báo thời gian cứu độ, loan báo ngày trở lại của Chúa Kitô. Những lời loan báo này được công bố rõ ràng trong các bài đọc Sách Thánh ngày Chúa Nhật.

     Bài đọc 1, trích trong sách Isaia, đó là những lời tiên tri về Đấng Cứu Thế mà đỉnh cao là Chúa nhật IV, loan báo một trinh nữ sẽ sinh hạ tại Bêlem, một Hài Nhi thuộc chi tộc Đavit và Ngài sẽ được gọi là Emmanuel.

 Bài Phúc Âm: Chúa nhật I Mùa Vọng nói lên niềm mong đợi ngày Chúa Kitô trở lại với lời nhắn nhủ: Hãy tỉnh thức; Chúa nhật II, III dành cho Gioan tiền Hô với lời mời gọi: Dọn đường cho Chúa; Chúa nhật IV là Chúa nhật Truyền tin cho Đức Mẹ và Thánh Giuse.

 Các bài đọc 2 là các bài Thánh thư Phaolô, Giacôbê, Phêrô, đặc biệt làm cho Mùa Vọng trở thành một mùa loan báo việc Chúa Kitô trở lại lần thứ hai.

 Với Chúa Nhật II, chúng ta bước vào lịch sử: những loan báo trong Cựu Ước bắt đầu thực hiện và giấc mơ của nhân loại trở thành hiện thực. Người loan báo Tin Vui này là Gioan Tẩy Giả, một ngôn sứ đầy tràn ơn Thánh Linh. Gioan mời gọi: “Hãy hối cải vì nước trời đã cận kề.” Giống như các Ngôn sứ tiền bối, Gioan tố giác một nếp sống đạo giả hình, chỉ hoàn toàn ở bên ngoài (x. Am 5,21-27; Is 1,10-20; Gr 7,1–8,3…), dần dần đưa tới một tình trạng cứng cỏi. Ba bài Tin Mừng từ Nhất Lãm (Mt 3, 1-12; Mc 1, 1-8; Lc 3, 1-6), thuật lại niềm hăng say rao giảng của Đấng Tiền Hô, kêu mời hối cải và loan báo sẽ có một đấng quyền năng hơn, Ngài sẽ rửa tội trong Chúa Thánh Thần.

 Gioan Tiền Hô, một ngôn sứ luôn gắn bó với Thiên Chúa và cũng rất gần gũi với con người.  Lời Chúa, Gioan chiêm niệm trong hoang địa qua nhiều năm tháng đã giúp ông tiếp xúc, gặp gỡ với nhiều hạng người qua những vùng ven sông Giođan.  Lời Chúa, Gioan nghe đã trở thành Lời Chúa ông công bố. Tiếng Chúa gọi Gioan đã trở thành tiếng ông mời gọi mọi người. Gioan trở nên trung gian làm người dọn con đường tâm hồn cho anh chị em mình đến với Chúa Cứu Thế.

 Gioan là vị ngôn sứ cuối cùng của Cựu ước. Sau 5 thế kỷ vắng bóng ngôn sứ, nay Gioan xuất hiện với sứ mạng Tiền hô. Ông đáp lại tiếng Chúa gọi, ra đi rao giảng về Nước Trời, dọn đường cho Chúa Giêsu, Đấng Cứu Tinh nhân loại đến trần gian.  Ông đã chu toàn ơn gọi cách nhiệt thành và đã chết anh hùng cho sứ vụ (x. Mt 14,3-12; Mc 6,17-19).  Cuộc đời Gioan là một thiên anh hùng ca, bất khuất trước cường quyền, bao dung với tội nhân.

 Gioan có một cuộc sinh ra kỳ lạ, một lối sống khác thường. Gioan chọn con đường tu khổ chế: ăn châu chấu và mật ong rừng, uống nước lã và mặc áo da thú. Sống trong hoang địa trơ trụi, vắng người, thiếu sự sống. Nhưng chính ở đó mà Gioan đã lớn lên và trưởng thành trong sự gặp gỡ thâm trầm với thiên Chúa.

 Gioan nhắc lại lời tiên tri Isaia: “Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm phải san cho phẳng” (Lc 3,5). Gioan mời dân chúng sám hối. Không thể tiếp tục sống như xưa nữa. Đã đến lúc phải đổi đời, đổi lối nhìn, đổi lối nghĩ. Như thế, Gioan kêu gọi hãy dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến. Phải lấp cho đầy những hố sâu tham lam ích kỷ hẹp hòi. Phải uốn cho ngay những lối nghĩ quanh co, những tính toán lệch lạc. Phải san cho phẳng những đồi núi kiêu căng tự mãn. Phải bạt cho thấp những gồ ghề của bất công bất chính.

Đạo là con đường dẫn đến Thiên Chúa. Đạo là ngón tay chỉ mặt trăng. Nếu không có đường thì không đi đến đâu cả. Một đất nước có văn minh hay không là do hệ thống đường sá. Đạo từ nguyên thuỷ luôn mang ý nghĩa trong sáng, ngay thẳng, công minh. Đạo dẫn đưa con người đến chân thiện mỹ.

 Đạo là đường nên có thể nói sống đạo là sống ngoài đường, sống với người khác, sống với cuộc đời. Abraham khởi đầu cuộc sống thật bằng việc lên đường từ giã thành Ur để sang đất hứa. Và lịch sử Do thái là những chuyến xuất hành di cư, lang thang trong sa mạc, lưu đầy và mất quê hương trong một thời gian dài. Gioan rao giảng và làm phép rửa khắp mọi nẻo đường. Chúa Giêsu sống ở thế gian bằng những cuộc lên đường sang Ai cập, về Nazareth, lên sa mạc, vào đền thánh và trở lại Galilêa. Cuộc sống công khai của Chúa ít là có ba cuộc hành trình lên Giêrusalem. Và sau cùng Ngài lên đường về nhà cha.

 Vì là đường nên nên đạo luôn mở ra nối kết và đón nhận cuộc sống, đón nhận mọi người, không phân biệt ai với tinh thần yêu thương của Thiên Chúa. Tin mừng chính là đạo, là con đường mà Chúa Giêsu vạch ra cho chúng ta đi theo Ngài.

 Đường quan trọng nhất là đường vào cõi lòng. Gioan đã chỉ cho thấy rằng, mỗi con người đều có ít nhiều đồi núi kiêu ngạo, thung lũng ích kỷ, gồ ghề khúc khuỷu trong các mối quan hệ. Có bao lối nghĩ quanh co, có bao tính toán lệch lạc, có những lũng sâu tăm tối thiếu vắng ánh sáng tình yêu. Sửa đường theo Gioan là sám hối. Nhìn lại con đường mình đã đi qua, sửa lại những sai lệch nếu có. Những gì cong queo san cho thẳng. Những gì cao cần bạt xuống. Lúc đó mới nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa. Sửa cho thẳng, lấp cho đầy, uốn cho ngay, san cho phẳng, bạt cho thấp. Đó là sứ điệp Gioan gởi tới chúng ta trong Mùa Vọng này, để chúng ta dọn lòng mình thành đại lộ thênh thang mở ra với Chúa Cứu Thế.

 Con đường mà Gioan nói tới đây chính là đường vào cõi lòng. Con đường nội tâm của mọi người. Sửa con đường nội tâm là thay đổi cõi lòng, thay đổi cuộc sống để xứng đáng đón tiếp Chúa Cứu Thế. Sửa đường cho Chúa đến là cần thiết và hợp lý.  Khi đón tiếp một vị khách quý, người ta thường sửa sang đường sá, làm sạch đẹp nơi vị khách sẽ đến.  Như thế là biểu lộ lòng kính trọng đối với vị khách. Thiên Chúa là vị khách cao trọng nhất. Người hạ mình đến thăm và ở lại cùng sống với thân dân của Người. Đó là hạnh phúc tuyệt vời nên cần phải dọn tâm hồn xứng đáng.  Như con đường cho Chúa đi qua. Như căn nhà cho Chúa ngự tới. Chúa đứng ngoài cửa lòng và gõ cửa, ai mở thì Ngài đi vào. Con đường có thể có chông gai tội lỗi, có nỗi đam mê tiền lợi danh, có những tính hư nết xấu. Cho nên trong cõi lòng đó phải có im lặng như cõi lòng Mẹ Maria ghi nhớ, suy niệm và không nói gì. Chỉ nói những lời để giúp đỡ người khác. Và tâm hồn ấy bình an nên nghe rõ tiếng Chúa, và chỉ nghe được tiếng Chúa mà thôi. Như thế dọn đường chính là tạo im lặng cho tâm hồn để nghe được tiếng Chúa và chỉ nghe được tiếng Chúa mà thôi.

Dọn đường còn là tỉnh thức đợi chờ Chúa đi xa trở về. Như năm cô khôn ngoan có sẵn dầu đèn. Như những đầy tớ làm lợi những nén vàng cho chủ. Như tên lính canh thành luôn chú ý những biến chuyển chung quanh. Mỗi cá nhân, ai cũng có những tật xấu, những khuyết điểm, vị kỷ kiêu căng tham lam đố kỵ ghen ghét lười biếng hèn nhát… Xã hội nào cũng có bất công, những lạm dụng quyền bính, những hủ tục, những tệ đoan, những điều ấy làm cho con người đau khổ, trì trệ, không phát triển.

 Dọn đường căn bản là ở trong nội tâm, sám hối để canh tân, sửa đổi để trở nên tốt lành thánh thiện hơn. Những con đường thường được làm bằng đất đá nhựa bê tông. Những con đường trên mặt đất, trên sông trên biển trên bầu trời là những con đường vật lý. Những con đường tâm lý, con đường tinh thần, con đuờng lòng người mới quan trọng hơn. Nguyễn Bá Học đã nói: đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà chỉ vì lòng người ngại núi e sông.

      Sống đạo luôn là một thách đố đầy quyết liệt và phong phú. Hiểu đạo, tin đạo, giữ đạo xem ra khó dễ dàng vì thuộc lãnh vực cá nhân. Còn sống đạo thường khó khăn hơn vì liên quan đến tha nhân, đòi hỏi một sự quên mình, vượt thắng bản thân. Cũng như thực hiện việc dọn đường qua nghi thức sám hối bên ngoài như rửa tội, xưng tội khá dễ dàng, nhưng nếu mà trong lòng không thật tâm sám hối đưa đến canh tân bản thân, thì hành vi sám hối chỉ là việc làm lấy lệ hình thức mà thôi.

 Sống đạo bao giờ cũng đòi hỏi nhiều cố gắng và tỉnh thức. Mùa Vọng, Giáo hội cho chúng ta chiêm ngắm mẫu gương của Gioan. Sống gắn bó với Thiên Chúa và gần gũi với con người. Như thế mỗi người sẽ sống đạo hôm nay với tất cả niềm vui hạnh phúc cho bản thân và cho tha nhân.

 Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

From: KittyThiênKim & KimBang Nguyen

Vụ Hồ Duy Hải: Tỉnh muốn trảm, trung ương lắc đầu

Vụ Hồ Duy Hải: Tỉnh muốn trảm, trung ương lắc đầu

Nguyễn Hùng (VOA Việt ngữ)

Hồ Duy Hải. (Hình: VOA Việt ngữ)

Sau khi Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao lệnh hủy án tử hình đối với thanh niên Hồ Duy Hải, trên mạng xã hội xuất hiện video được thu từ một kỳ họp Hội Đồng Nhân Dân Long An cách đây hai năm.

Video được đưa lại trên Facebook dẫn lời ông Đinh Văn Sang, viện trưởng Kiểm Sát Long An nói cần “giết quách” tử tù Hồ Duy Hải nhưng có vẻ ông nói “dứt khoát” chứ không phải “giết quách” như người ta dẫn lại.

Điều rõ ràng là người đứng đầu cơ quan công tố muốn nhanh chóng tử hình người mà có lẽ họ biết rằng không gây ra tội ác.

Lý do là dấu vân tay dính máu thu được ở hiện trường không phải là dấu vân tay của ông Hải nhưng chi tiết này bị bỏ ngoài hồ sơ.

Ngoài ra dao và thớt gỗ được cho là dụng cụ gây án không hề được thu tại hiện trường mà là mua ở chợ.

Nhân chứng duy nhất của vụ án nói nhìn thấy Hồ Duy Hải trong bưu điện, hiện trường của vụ hai nữ nhân viên bị giết chết, không được triệu tập. Trên thực tế nhân chứng này không hề quen biết Hồ Duy Hải và từng khai không chắc người ông nhìn thấy có phải là Hồ Duy Hải không.

Trong khi đó người yêu của một trong hai nạn nhân cũng được khai là có mặt tại bưu điện vào đêm xảy ra vụ án lại không hề xuất hiện trong hồ sơ vụ án, theo báo Người Lao Động.

Còn nhiều sai phạm khác trong quá trình điều tra vậy mà cả tòa sơ thẩm và phúc thẩm ở Long An đều kết án tử hình. Người đứng đầu cơ quan tố tụng tỉnh muốn thi hành án càng nhanh càng tốt với đủ thứ lý do không thể dùng từ gì khác hơn là ngớ ngẩn. Thế nào là “giam giữ cái tội này rất cực”? Rồi “phức tạp, ảnh hưởng tình hình chính trị địa phương”? Không rõ đã bao tỉnh giết người vì những lý do này? Một người ăn nói trơ tráo như vậy sao có thể đứng đầu ngành kiểm sát tỉnh?

Ông Sang cũng không phải là người duy nhất đứng ra bảo vệ ngành kiểm sát. Ngay cả người hiện giờ là phó thủ tướng thường trực, ông Trương Hòa Bình, từng phát biểu khi còn là chánh án nhân dân tối cao hồi năm 2015:

“Điều tra phát hiện ra nghi can Hồ Duy Hải. Hồ Duy Hải cũng nhận tội có giết người. Quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác minh một số chứng cứ khác để chứng minh lời nhận tội của Hồ Duy Hải. Sau đó, Viện Kiểm Sát tiến hành truy tố và đưa ra tòa án xét xử. Tại tòa sơ thẩm bị cáo vẫn nhận tội và bị cáo nhận không có bức cung, nhục hình.”

Tướng Trương Hòa Bình giờ còn là đại biểu Quốc Hội của Long An và không rõ chứng cứ ông nói tới có phải là con dao và chiếc thớt mua ở chợ để cho vào hồ sơ. Nếu không được chủ tịch nước yêu cầu ngưng thi hành án và những người đứng đầu Quốc Hội yêu cầu xem xét lại quá trình điều tra, ông Hồ Duy Hải giờ đã chỉ còn là thây ma.

Mẹ của Hồ Duy Hải kêu oan cho con. (Hình: Internet)

Điều này khiến có những lời kêu gọi bỏ án tử hình. Cây viết Trương Huy San đăng lại những hình ảnh chưa từng công bố của vụ xử tử những người trong vụ án Minh Phụng-Epco và viết:

“Không ai giải oan cho Tăng Minh Phụng, Phạm Huy Phước, Trần Quang Vinh… Mà ngay cả được giải oan họ cũng chỉ còn là nắm đất. Không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh liên quan tới đất đai, Minh Phụng, Tamexco… mà so với tham nhũng ngày nay thì chỉ là rất ‘muỗi’. Bắn không có giá trị răn đe khi chính sách quá màu mỡ cho quan tham đục khoét.”

“Thay vì tử hình, kể cả các ủy viên BCT hay bộ trưởng. Đừng điều tra như trò đùa trong các vụ như AVG hay PVN… Có người dân nào tin Bắc Son chỉ nhận 3 triệu USD và Minh Tuấn thì chỉ 200 nghìn bạc lẻ. Làm sao chỉ có Son, Tuấn mà tiêu được 8,900 tỷ đồng. Làm sao tiền hối lộ lại chỉ chi cho cấp cao nhất là hai vị ấy…”

Vụ Hồ Duy Hải chỉ là vụ gần đây nhất chứ không phải là duy nhất trong chuỗi các vụ án oan sai ở Việt Nam. Chuyện ép cung, bắt bị can phải chứng minh mình vô tội thay vì cơ quan tố tụng phải có đủ chứng cớ để buộc tội xảy ra thường xuyên. Ngoài ra sự can thiệp của hệ thống chính trị vào các thẩm phán lớn tới mức khả năng xảy ra án oan ở Việt Nam không còn là điều phải nghi ngờ.

Cách đây nhiều năm khi còn làm cho BBC Tiếng Việt, tôi cũng đã mở diễn đàn cho công chúng bình luận về chuyện nên hay không nên giữ án tử hình. Diễn đàn xuất hiện do công dân Úc gốc Việt Nguyễn Tường Vân bị Singapore kết án treo cổ và sau đó án đã được thi hành vì thanh niên gốc Việt buôn ma túy.

Diễn đàn dẫn lại lời cựu Thủ Tướng Anh Quốc Ted Heath, người từng nói về những người ủng hộ án tử hình rằng: “Phép thử thực sự là liệu người đó có sẵn sàng là người vô tội bị tử hình hay không?”

Một trong các độc giả từ Canada cũng viết: “Không có ai có quyền tước đi sinh mạng người khác. Chỉ có những người lãnh đạo dùng án tử hình để xóa đi các bằng chứng sống về các vấn đề xã hội, để trốn tránh trách nhiệm của mình đối với xã hội.”

“Án tử hình không bao giờ có thể giải quyết được các vấn đề xã hội. Nó chỉ kéo xã hội loài người gần hơn về thời nguyên thủy, khi con người ta phải chém giết [lẫn] nhau để tranh giành sự sống.”

Cũng có những độc giả phản đối và kiên quyết bảo vệ việc giữ án tử hình. Nhưng phần đông cho rằng xã hội nên rộng lượng hơn với những người phạm tội lần đầu, nhất là những người trẻ tuổi.

Đó là trường hợp đã xác định chắc chắn hành vi phạm tội. Trong trường hợp ông Hồ Duy Hải và nhiều trường hợp điều tra và kết án cẩu thả khác, không có gì có thể biện minh cho chuyện nhiều quan chức khăng khăng đòi tử hình một người mới chỉ bị nghi ngờ chứ không hề chứng minh được rằng họ phạm tội.

Cùng đi chung một đoạn đường

Cùng đi chung một đoạn đường

Phạm Thanh Chương

“Dù tiễn đưa ngàn dặm rồi cũng phải chia tay”

         (Tống quân thiên lý, chung hữu nhất biệt)

Du vũ Minh

Không ai có thể nói trước được chuyện gì sẽ xảy ra ở ngày mai, mặc dù ngày mai mặt trời vẫn lên, nắng vẫn lấp lánh trên cành lá và dòng sông vẫn lặng lẽ hiền hòa chảy quanh đồng cỏ như ngày mọi ngày…

Thiền sư Ajahn Chah khuyên chúng ta rằng :“Rồi sẽ có một ngày bạn phải vào bệnh viện, bạn hãy tâm niệm rằng: lành bệnh thì tốt nếu không lành bệnh thì cũng tốt thôi, trường hợp xấu hơn, thầy thuốc nói bạn chỉ còn sống một thời gian ngắn nữa, bạn hãy bình tỉnh nhìn những người đang ở chung quanh bạn và nghĩ rằng: Dù mau hay chậm rồi họ cũng sẽ như mình. Được như vậy bạn sẽ thấy vơi bớt những lo âu đang nặng trĩu trong lòng”

Trong cuộc sống chúng ta thường gặp những rủi ro và bất công nhưng cái chết luôn bình đẳng với mọi người, phải chăng đó là niềm an ủi trước khi rời bỏ người thân và cuộc đời…với những nỗi buồn trĩu nặng trên đôi vai?

Tác giả Du Vũ Minh nói về cuộc chia tay với người bạn thân thiết của ông rằng: “Sau cơn mưa hôm ấy, người bạn của tôi ngỏ lời từ giã, tôi đòi đưa bạn mình ra đến trạm chờ xe, bạn tôi nói: “dù có đưa nhau ngàn dặm cuối cùng cũng phải chia tay, thế nào chăng nữa thì bạn  chỉ có thể cùng tôi đi chung một đoạn đường. Vậy bạn đưa tôi ra khỏi cửa nhà cũng đủ rồi.

Trước năm 1975, hồi tôi còn ở căn phòng nhỏ bề bộn trong thành Ô Ma, Saigon. Bạn tôi, Phạm Chu Sa thường đến chơi và có lần nói với tôi rằng: anh có người bạn có một sở thích rất lạ lùng: cứ 4 giờ sáng là anh ta thức dậy ra ngoài bến xe, anh ngồi đó với ly cà phê bên quán cóc nhìn thiên hạ cho đến sáng trắng mới trở về. Anh ấy thích nhìn cảnh chia ly chăng? Hay anh bị ám ảnh một nỗi buồn nào đó từ trong sâu thẳm của tâm hồn?

Trước đây, Tế Hanh một nhà thơ nổi danh từ thời tiền chiến cũng đã từng chìm đắm trong nỗi buồn như vậy:

Những ngày nghỉ học tôi hay tới

Đón chuyến tàu đi đến những ga

  Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt

 Lòng buồn đau xót nỗi chia xa”

Nỗi buồn cứ vướng theo từng bước chân của người ở lại:

“Kẻ về không nói bước vương vương

 Thương nhớ lan xa mấy dặm trường…

Âu cũng là sở thích của mỗi người, nhưng đó là những cuộc chia tay nhẹ nhàng để rồi có ngày còn gặp lại. Nhưng có những cuộc chia tay để rồi cách biệt không còn bao giờ gặp nữa.

Lúc thấm đẫm nỗi buồn mất mát khi đã xa cách ngàn trùng người ta mới cảm nhận sự quí hóa của từng ngày được sống gần nhau:

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy

 Ta được thêm ngày nữa để yêu thương

(Kahil Gibran. Nguyễn nhật Ánh dịch).

Tác giả Jean D’Ormesson, viết một đoạn ngắn về “Chuyến tầu cuộc đời” (Le train de la vie), ông nói: Cuộc hành trình đầy niềm vui lẫn nỗi buồn, hội ngộ rồi chia ly. Ta chẳng biết rồi ta sẽ xuống ở ga nào? Thôi thì hãy sống vui, yêu thương và tha thứ, điều quan trọng là chúng ta phải để lại những kỷ niệm đẹp cho những người còn tiếp tục chuyến đi. Và cuối cùng xin cảm ơn bạn là người hành khách đã cùng với tôi chung một chuyến tàu.

Trong cuộc hành trình trên “Chuyến tầu cuộc đời” dù phải xuống bất cứ ga nào, tôi cầu mong khi rời bỏ trần gian này chúng ta sẽ bước lên một chuyến tầu khác êm ái hơn, thân thiện hơn, sẽ đưa chúng ta về một nơi chốn bình yên đầy cỏ hoa và nắng ấm.

(Gởi bạn bè, người thân và em.  Những người đã cùng tôi đi chung một đoạn đường trong cuộc sống nầy)

Saigon, tháng IV.2019

Phạm Thanh Chương

 

ĐẤT HIẾM VIÊT NAM, NGUỒN TÀI NGUYÊN GIÁ TRỊ CAO TRÊN THẾ GIỚI, ĐANG BỊ TRUNG QUỐC NGẤM NGÂM KHAI THÁC VẬN CHUYỂN KHỎI VIỆT NAM…!

Image may contain: 2 people, people sitting and text
Lê Hồng Song

ĐẤT HIẾM VIÊT NAM, NGUỒN TÀI NGUYÊN GIÁ TRỊ CAO TRÊN THẾ GIỚI, ĐANG BỊ TRUNG QUỐC NGẤM NGÂM KHAI THÁC VẬN CHUYỂN KHỎI VIỆT NAM…!

Cả nước đang có khoảng 1.600 Giáo sư, 10.000 Phó Giáo sư, Tiến Sĩ thì xấp xỉ bằng quân của Thành Các Tư Hãn mà không xác định được nguồn đất hiếm,đất hiếm đang là chiêu bài để Trung Quốc đấu với Hoa Kỳ trong cuộc chiến thương mại,Thế mà tại Viêt Nam với nguồn trí thức hùng hậu mà không thể khai thác nguồn đất hiếm phong phú,để cho Trung Quốc ngấm ngầm khai thác vận chuyển ra khỏi lãnh thổ..?

Tin Vietnam.- Báo Đất Việt ngày 4 tháng 12 năm 2019 loan tin, ông Đỗ Văn Duy, Giám đốc sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai cho biết, vào tháng 11 vừa qua, công ty cổ phần Khánh An của Trung Cộng đã làm giấy phép xin được đưa 200 tấn quặng có chứa nguyên tố đất hiếm đi nơi khác để phân tích. Tuy nhiên, do nhận thấy có nhiều điểm bất thường nên tỉnh Lào Cai đã ngăn chặn.

Trước đó, công ty cổ phần Khánh An của Trung Cộng đã được bộ Tài nguyên và môi trường Cộng sản Việt Nam cấp phép cho thăm dò đất hiếm ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cao trong vòng 48 tháng. Tuy nhiên, trong số 24 người tham gia thăm dò của công ty Khánh An thì có đến 19 người là chuyên gia của Trung Cộng, những người này không cần xin giấy phép lao động khi làm việc tại Việt Nam.

Ông Lê Huy Bá, cựu Viện trưởng viện Khoa học Công nghệ và Cai quản môi trường cảm thấy lo ngại về vấn đề này, vì phía công ty Khánh An sử dụng công nghệ mập mờ khiến nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường rất cao.

Theo ông Bá, công nghệ thăm dò đất hiếm nổi tiếng nhất là của Mỹ, còn công nghệ của Trung Cộng thì chỉ ở mức bình thường. Trong khi đó, thăm dò, khai thác đất hiếm thì đòi hỏi phải thận trọng. Vì để tách đất hiếm ra khỏi quặng thì cần nhiều hoá chất, mà bản thân đất hiếm là gồm các nguyên tố phóng xạ nên dễ gây ô nhiễm môi trường.

Ông Bá cho biết thêm, đất hiếm là tài nguyên quyết định đến cuộc phát triển công nghệ 4.0, trong khi nguồn đất hiếm của Trung Cộng đang dần cạn kiệt. Vì vậy, nhận thấy lượng dự trữ đất hiếm ở Việt Nam rất lớn, nên phía Trung Cộng đã nhiều lần bày tỏ ý định muốn khai thác đất hiếm ở Việt Nam.

Ông Đỗ Văn Duy cho biết, người dân địa phương đã có phản ánh về việc thăm dò của công ty Khánh an gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, phía nhà chức trách tỉnh này đi kiểm tra lại không phát hiện ra..

CỰU TỔNG THỐNG JIMMY CARTER.

Image may contain: 1 person, smiling
Image may contain: 1 person, sitting and beard
8 SÀI GÒN

CỰU TỔNG THỐNG JIMMY CARTER.

Một nhà lãnh đạo cần mẫn, Jimmy Carter Tổng thống thứ 39 của Hoa Kỳ

Kể từ khi ông nghỉ hưu và rời Tòa Bạch Ốc, suốt hơn 35 năm qua ông đã tham gia công việc thiện nguyện xây dựng 4000 căn nhà.

Năm 2015, ông bị chuẩn đoán có một khối u ác tính ở gan và sau đó là não.

Người ta chuẩn đoán ông chỉ có thể sống được vài tuần nữa…

Trải qua phẫu thuật , ông vẫn tiếp tục công việc tham gia xây dựng nhà tình thương ở tuổi 90.

Năm 2017 khi đang xây dựng một căn nhà ở Canada, do thời tiết quá nóng, ông bị mất nước phải nhập viện gấp. Tỉnh lại ông lại tiếp tục đi xây nhà ở cái tuổi 92.

Tháng 10 năm 2019 vừa qua, khi ông tham gia xây nhà thì xảy ra tại nạn, ông bị rơi từ trên lầu, đập đầu vào cạnh bàn , ông phải nhập viện và khâu 14 mũi, che một bên mắt. Xuất viện ông lại tiếp tục những công việc mình đang làm.

Đến nay ông đã 95 tuổi kể từ khi bị chẩn đoán ung thư chỉ sống được vài tuần cách đây 5 năm!

NGUYEN THANH

Hạnh phúc thật đơn giản, trước hết hãy buông bỏ bất bình trong tâm

Làm người không cần quá cố chấp, có thể tĩnh lại cũng là một dạng trí huệ. Khi tĩnh lại bạn sẽ có thể đứng ngoài những cảm xúc tiêu cực mà quan sát chúng, chế ngự chúng dần dần chúng sẽ tự nhỏ lại và bạn sẽ thấy buông bỏ cố chấp không còn là điều quá khó khăn.

Giữa dòng đời đầy biến động, làm thế nào để tìm lại sự an tĩnh bên trong?

Carl Jung, bác sĩ tâm lý người Thụy Sỹ đã đặt lớp học thiền định của mình trên con phố mà gần đó có một trạm cứu hỏa. Thoạt nhìn, người ta sẽ không khỏi ngạc nhiên thốt lên rằng: “Làm sao tôi có thể ngồi thiền với những tiếng ồn như thế?” Và trên thực tế hàng ngày trong lúc thiền định, họ đã phải giật nảy mình vì tiếng còi inh ỏi của những chiếc xe cứu hỏa mỗi khi chúng chạy qua.

Điều tương tự dường như vẫn thường hay xuất hiện trong cuộc sống chúng ta. Có một giả thuyết bất thành văn đó là tâm trí của con người chỉ tĩnh lặng khi thế giới xung quanh họ tĩnh lặng. Một nơi lý tưởng để thiền định trong tâm trí nhiều người hẳn phải là đâu đó cách xa đám đông ồn ào chốn đô thị, có thể là nơi rừng sâu tĩnh lặng, trong khuôn viên nhà thờ hoặc đơn giản là trong chính phòng riêng của bạn.

Bác sĩ Carl Jung hỏi nhóm của ông rằng liệu tiếng còi cứu hỏa có thực sự đáng lo ngại không? Sau một thời gian kiên trì, một nữ học viên đã nói rằng tiếng ồn đó không còn là vấn đề nữa. Tiếng ồn vẫn ở đó, nhưng nó không còn làm cô thấy phiền phức. Chợt cô nhận ra, sự phiền muộn không phải đến từ tiếng ồn đó mà đến từ tâm lý muốn được yên tĩnh của bản thân cô.

Chấp nhận là chìa khóa của vấn đề

Cách đây 2.500 năm, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng rằng, tất cả chúng ta khi sống đều cần phải trải qua đau khổ (dukkha). Trong tiếng Nam Phạn cổ, ‘dukkha’ có nghĩa đối lập với ‘sukha’ tức là sự thoải mái. Vì vậy ‘dukka’ còn có một số nghĩa rộng khác như khó chịu hay bất mãn, đó là những cảm giác mà bất kỳ ai đều đã từng trải qua.

Còn từ ‘sukha’, khi phân tích kỹ ta sẽ thấy nó gồm 2 yếu tố: ‘su’ nghĩa là tốt còn ‘kha’ là cái lỗ, và từ này bắt nguồn từ ý tưởng về phần lõi của chiếc bánh xe gỗ trong các cửa hàng. Bánh xe là một phát minh tuyệt vời của người cổ đại, khi phần trục bánh xe được toàn vẹn thì mọi thứ sẽ được vận hành trơn tru và hiệu quả.

Ngược lại, từ ‘dukkha’ ý nói về chiếc bánh xe có lỗ trục không tốt, khiến cho chiếc xe luôn gập ghềnh khấp khểnh. Điều tương tự cũng xảy ra với tâm trí của chúng ta, khi chúng ta biết chấp nhận, mọi thứ sẽ trở nên “thuận theo dòng chảy” hay thật dễ dàng (sukha). Đây vốn là trạng thái tự nhiên của mỗi chúng ta – thật thư giãn và hài hòa. ‘Dukkha’ phát sinh khi ý thức chúng ta muốn chống lại những gì mà chúng ta đang trải nghiệm. Trạng thái tự nhiên vốn có sẽ bị che khuất, thay vào đó là cảm giác bất mãn do tự mình tạo ra.

Không chỉ Đức Phật, rất nhiều triết gia vĩ đại khác cũng đã chỉ ra rằng con người có thể trở về được trạng thái thanh thản trong tâm hồn bằng cách buông bỏ sự cố chấp của mình vào cuộc sống, nên chấp nhận và biết chấp nhận đúng cách. Khi nghe điều này, mọi người thường tự hỏi: Liệu điều đó có đồng nghĩa với việc chấp nhận những bất công và tàn nhẫn, hay vô tâm đối với các hoàn cảnh đáng thương?

Tất nhiên không phải vậy, khi chúng ta có thể buông bỏ sự cố chấp của cá nhân, bạn sẽ có thể suy xét tốt hơn đến các vấn đề trong xã hội và tấm lòng bao dung của bạn cũng sẽ rộng mở hơn.

Học cách chấp nhận là cách hiệu quả nhất. Điều đó có nghĩa là khi chúng ta cảm thấy thất vọng, giận dữ, hay buồn chán… hãy chấp nhận chúng. Đừng cố chống lại chúng, mà hãy đứng bên ngoài quan sát chúng, bằng cách nào đó, chúng sẽ từ từ nhỏ lại và có lẽ bạn sẽ khá thích thú với cảm giác này.

Chúng ta hoàn toàn có thể buông bỏ sự cố chấp của bản thân mình, tuy nhiên nó cũng khá phức tạp và không thể dễ dàng nhận ra. Mỗi lúc như vậy, bác sĩ Carl Jung khuyên rằng bạn hãy nên tự hỏi mình: “Tôi có đang cố chấp vào điều gì đó không?” Và bình tĩnh chờ đợi. Sau đó bạn sẽ cảm thấy sự giận dữ, oán hận hay bất kỳ cảm xúc căng thẳng nào sẽ dần thu nhỏ lại.

Do vậy ý nghĩa chân chính của tâm thái tĩnh lặng không phải là một cái đầu trống rỗng. Chúng ta vẫn như trước đây, vẫn nhận thức được âm thanh, cảm giác, suy nghĩ và cảm xúc. Chúng ta chỉ đơn giản là không cố chấp vào một cái gì đó, không bất mãn khi gặp việc không vừa ý. Vì vậy, khi bạn chợt nhận thấy có thứ gì đó đang làm phiền sự tĩnh lặng trong tâm hồn của mình – có thể là một thái độ không tốt của bạn bè, một câu phát ngôn khó nghe trên TV hay tiếng ồn của xe cứu hỏa…. hãy tạm dừng mọi thứ lại và tìm hiểu xem những gì đang xảy ra bên trong tâm trí mình? Bạn có đang bất mãn điều gì đó không?

Nếu có thì hãy bình tĩnh quan sát, nó không hề phiền phức như bạn nghĩ. Sự tĩnh lặng sẽ giúp bạn sáng suốt khi giải quyết vấn đề và đôi khi bạn cũng có thể khám phá ra sự thoải mái trong những tình huống mà trước đây bạn cho là rất khốn khổ kia.

 

TINHHOA.NET
Làm người không cần quá cố chấp, có thể tĩnh lại cũng là một dạng trí huệ. Khi tĩnh lại bạn sẽ có th…

Nếu người Việt mà thông minh thì …

“Tưởng thú” nói bậy rồi. Nếu người Việt mà thông minh thì làm gì lập kỷ lục là nước để cho chế độ cộng sản tồn tại lâu nhất thế giới (74 năm).

Trên thế giới này không hề có dân tộc nào thông minh mà khổ cả. Ngay cả dân tộc Do Thái dù bị họa diệt chủng của phát xít, mất nước 2000 năm vẫn trở thành một quốc gia dân chủ Israel hùng mạnh . Người Do Thái ở Mỹ chiếm 30% giải thưởng Nobel toàn cầu. Và là dân nhập cư ảnh hưởng nhất đến nền dân chủ Hoa Kỳ.Người Do Thái hiện tại không hề khổ nhé!

Người Do Thái ở Mỹ chỉ chiếm 2,5% dân số Mỹ nhưng là cộng đồng dân thiểu số thành công nhất trên hầu hết các mặt của đời sống nước này, khiến các cộng đồng khác đều phải vì nể. Họ có mức thu nhập cao hơn mức trung bình toàn dân Mỹ, người Do Thái chiếm khoảng một nửa trong số 200 danh nhân văn hóa nước Mỹ, cũng chiếm tỷ lệ tương tự trong số các nhà khoa học được tặng giải Nobel và chiếm khoảng một phần ba số giáo sư và sinh viên đại học Mỹ (56% sinh viên ĐH Brandeis, 30% sinh viên ĐH Harvard, Columbia ….). Một phần tư số luật sư ở Mỹ và rất nhiều nghệ sĩ, nhân vật giới khoa học tự nhiên và xã hội nhân văn là người Do Thái, nổi tiếng nhất là các nhạc sĩ Irving Berlin, hai anh em George và Ira Gershwin, nhà bác học Albert Einstein, nhà sáng chế vắc-xin bệnh viêm tủy xám Jonas E. Salk, giải Nobel văn học 1978 Isaac Bashevis Singer…

Đặc biệt cộng đồng Do Thái giữ vai trò quan trọng trong giới truyền thông Mỹ. Họ sáng lập và kiểm soát mấy tờ báo lớn như New York Times, Washington Post, Newsweek, các mạng truyền hình quan trọng như ABC, CBS, NBC, Bloomberg và 3 công ty điện ảnh lớn Warner, Paramount, Metro-Goldwin-Mayer. Nhiều nhà báo, nghệ sĩ và đạo diễn điện ảnh là người Do Thái, như đạo diễn lừng danh Steven Spielberg …

Người Do Thái ở Mỹ thành công nhất trên lĩnh vực kinh tế, tài chính. Họ chiếm khoảng một nửa số doanh nhân giàu có nhất và chiếm một phần ba số tỷ phú Mỹ. 21/40 nhà giàu đứng đầu bảng xếp hạng của tạp chí Forbes (trong đó có Paul Allen …) cùng rất nhiều nhà kinh tế học nổi tiếng và khoảng 50% giới tinh anh của phố Wall là người Do Thái. Nổi danh hơn cả có lẽ là Alan Greenspan 17 năm làm Chủ tịch Cơ quan Dự trữ Liên bang FED quyền lực lớn nhất trong giới tài chính Mỹ, trùm tài chính George Soros, chủ tịch Ngân hàng Thế giới Paul Wolfowitz cùng người tiền nhiệm James D. Wolfensohn, các chủ nhân giải Nobel kinh tế Paul Samuelson (1970), Milton Friedman (1976), Paul Krugman (2008) …

Ảnh hưởng to lớn của cộng đồng Do Thái đối với đời sống chính trị Mỹ thể hiện trên nhiều mặt. Thứ nhất là việc tham gia bầu cử Tổng thống và hai viện Quốc hội. Nhìn chung chỉ có khoảng một nửa dân Mỹ đi bầu, trong khi đó tỷ lệ người Do Thái đi bỏ phiếu cao tới 90%, cao nhất trong các cộng đồng ở Mỹ. Hơn nữa họ lại sống tập trung tại các bang có tiếng nói quyết định kết quả bầu cử, như New York, California, Pennsylvania …

Do nắm nhiều cơ quan truyền thông xuất bản nên tiếng nói của người Do Thái rất lớn, mỗi khi xảy ra sự việc nào liên quan tới quyền lợi của người Do Thái hoặc Israel thì các cơ quan này đều rầm rộ lên tiếng nhất trí bênh vực.

Thứ hai là quyên góp tiền cho ứng viên tranh cử. Các cuộc bầu cử ở Mỹ ngốn hàng chục hàng trăm triệu USD, đều do dân tự nguyện quyên góp cho các quỹ tranh cử của ứng viên.

Người Do Thái tuy nổi tiếng căn cơ tiết kiệm nhưng khi quyên góp vì mục đích chính trị thì họ rất hào phóng, vả lại họ rất giàu. 4 trong 5 người quyên góp nhiều nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2000 là người Do Thái. Các ứng viên chức Tổng thống, Thống đốc bang hoặc nghị sĩ dựa vào tiền đóng góp của ai thì phải biết lấy lòng người ấy. Cho nên khi đã trúng cử, họ đều bênh vực lợi ích người Do Thái.

Mặt khác, người Do Thái làm việc gì cũng có tổ chức và đoàn kết nhất trí. Họ lập ra rất nhiều quỹ quyên góp bầu cử, gọi là “Ủy ban hành động chính trị”. Hiện nay nước Mỹ có khoảng 80 ủy ban như vậy, trong khi người A Rập ở Mỹ chỉ có 10 tổ chức tương tự. Các Ủy ban ấy đã quyên góp được hàng tỷ USD ủng hộ Israel. Năm xưa, khi nổ ra chiến tranh với các nước Ả Rập, bà Golda Meir Thủ tướng Israel sang Mỹ quyên góp tiền mua vũ khí, ngay lập tức quyên được 70 triệu USD (số tiền rất lớn hồi đó).

Nếu dân Việt mà thông minh thì không có một thủ tướng nói tiếng Anh “cờ, lờ, mờ, vờ”, làm trò cười khi ra nước ngoài…

Bộ cụ Tản Đà nói sai sao ?

Fb Hoai Linh Duong Ngoc

Image may contain: 1 person, text