TÔI CŨNG MUỐN ĐI!

8 SÀI GÒN
TÔI CŨNG MUỐN ĐI!

Qua vụ 39 người thiệt mạng trên xe container ở Anh. Đảng biết sự cố này sẽ làm mất thể diện của lãnh đạo nhà nước VN. Do đó, đảng cho tuyên giáo chuyển hướng dư luận, hòng đổ tội lên đầu những người thiệt mạng để phủi trách nhiệm.

Đầu tiên, tuyên giáo hé lộ kinh phí đi qua Anh phải tốn gần 1 tỷ. Tiếp đến, là thành phần này qua Anh trồng cỏ, chế biến cần sa tiếp tay gây tội ác….

Thế là đám bò cao cấp (gồm các giảng viên trường đại học, các tiến sĩ xây dựng đảng, các nhà báo… ) và các loại bò hạ cấp xúm nhau gào lên rằng, thì, là, mà… đã có 1 tỷ thì đâu phải nghèo; Đã có 1 tỷ sao không kinh doanh; Đã nắm 1 tỷ trong tay mà còn ham hố lao đầu vào chỗ chết… Rằng là, trồng cần sa là phạm pháp; Trồng cần sa là gây tội ác; Trồng cần sa là… bla, bla…

Mặc dù DLV gào thét đổ lỗi là do người dân vô ý thức, ham giàu bất chính thì chết chớ trách ai, sao không đi XKLĐ hợp pháp?? Nhưng, sự kêu gào của họ cũng không khỏa lấp được sự chỉ trích mạnh mẽ của đám dân chủ. Rằng, nhà nước tốt sao họ lựa chọn bỏ đi thay vì sống trên quê hương; Tại sao họ từ bỏ một nhà nước do dân, vì dân để đi làm mướn nơi xứ sở bóc lột; Tại sao và tại sao???

Nhận thấy đám dân chủ bênh vực và tiếc thương cho những người xấu số đã thiệt mạng còn khá đông, và những phản biện họ đưa ra rất khó mà giải trình. Họ chỉ trích rất gắt gao về sự vô trách nhiệm của nhà cầm quyền. Nhận thức được rằng, nếu những người thiệt mạng kia được bênh vực bởi số đông, thì uy tín đảng cầm quyền sẽ mất. Với kinh nghiệm ma mãnh “làm tuyên giáo phải biết nói xuôi lẫn nói ngược, miễn sao lời nói ấy có lợi cho đảng cầm quyền là được”. Do đó, tuyên giáo nghiên cứu tâm lý của đám đông này để lái dư luận họ qua hướng khác. Thế là, tuyên giáo nhẹ nhàng hé lộ tấm hình cháu Trà My mặc áo đỏ, cổ động trong một trận bóng đá nào đó, với truyền khẩu: hắn cũng là DLV!

Chỉ cần có vậy, đủ để đám dân chủ xúm vào chửi rủa! Họ lục tung tài khoản Facebook của cô bé xấu số ấy, soi xét từng status để chì chiết, họ nói nhà nó rất giàu, em nó ăn chơi, hút xì gà, có cả ô tô, có số điện thoại tứ quý đến mấy chục triệu…. Và thứ đó (DLV) chết là đáng đời. Ô hô!! Đảng thoát tội.

Riêng tôi, (hiện giờ) nếu biết đường dây đưa người qua Anh với giá vài ba trăm triệu (vì không có nhiều hơn) tôi sẽ đi! Tôi đi, không phải vì muốn làm giàu, và sức tôi cũng không còn lao động được nữa. Nhưng, vì quan sát mấy ngày qua, tôi thấy người Anh đối xử với người quá cố bằng một tình nhân loại ấm áp. Có chết ở xứ sở đó cũng mãn nguyện. Tôi đi, vì muốn chạy trốn xứ sở này, một xứ sở toàn ác quỷ, không có tình nhân loại!

NGÔ TRƯỜNG AN

Image may contain: 2 people, people standing

CHÍNH QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM

Lê Vi

CHÍNH QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM

Nhà Báo Mạnh Kim

Tờ San Diego Union Tribune (14-10-2019) cho biết, chính quyền thành phố San Diego (California) đã chấp nhận bồi thường 1,25 triệu USD cho đương đơn Van Nguyen vì những thiệt hại mà ông ta gánh chịu do tai nạn lúc đi xe đạp và vấp ngã “ngoài ý muốn”…

Tai nạn xảy ra với ông Van Nguyen vào tháng 11-2016, khi ông đang đi xe đạp thì bị té ngã bởi lề đường hỏng, khiến ông bị hất văng khỏi xe và “bị ném vào không trung một cách dữ dội”, làm ông bị tổn thương hộp sọ, gãy răng và mặt mày bầm dập. Sau ba năm kiện tụng, ông Van Nguyen không chỉ được thành phố bồi thường 1,25 triệu USD mà ông chủ căn nhà (tên Billy Jean Hart), nơi có rễ cây trồi lên làm hỏng lề đường, cũng phải bồi đền cho mình (số tiền không được công bố). Đây không phải vụ “đi kiện cái lề đường” đầu tiên ở San Diego. Năm 2017, cư dân Clifford Brown đã được bồi thường 4,85 triệu USD trong một tai nạn gần tương tự ông Van Nguyen. Tháng 3-2018, chính quyền San Diego cũng trả một triệu USD cho vợ chồng Edward và Mary Jo Grubbs sau khi bà Mary Jo trượt té trên một lề đường mấp mô…

Tháng 9-2018, một số gia đình bị mất người thân trong vụ thảm sát bởi cựu quân nhân Devin P. Kelley cũng kiện Không quân Hoa Kỳ vì tội tắc trách, sau khi Không quân thừa nhận họ không báo cáo hồ sơ gây án trong quá khứ của Devin cho các cơ quan hữu trách liên bang. Ngoài việc kiện Không quân, họ còn kiện cả chính quyền Austin (Texas), tội “vô trách nhiệm”. “Chính quyền chẳng làm gì cả – đúng nghĩa đen – để giải quyết vụ việc và giúp đỡ các gia đình (có người thân bị giết)”. Đó là lý do chúng tôi phải kiện vì chẳng có cố gắng nào được thực hiện” – một đương đơn nói…

Giữa năm 2019, công dân Jakarta (Indonesia) đã cùng ký tên kiện chính quyền trước tình trạng không khí ô nhiễm nghiêm trọng. Ở đây không có chuyện chính quyền đổ thừa người dân “ăn dơ, ở bẩn”, không có thái độ biện bạch rằng thành phố ngày càng có nhiều phương tiện giao thông thì đương nhiên không khí phải ô nhiễm. Trong đơn kiện gửi lên Tòa Trung tâm Jakarta ngày 4-7-2019, người dân và giới hoạt động môi trường đã kiện tổng thống và giới chức chính quyền, yêu cầu họ xem xét lại luật kiểm soát môi trường và có giải pháp cụ thể trong việc bảo vệ sức khỏe người dân. Tính đến giữa năm 2019, chính quyền và các công ty tại 28 quốc gia đã bị kiện, liên quan vấn đề ô nhiễm môi trường.

Vài trường hợp trên cho thấy gần như tất cả mọi cá nhân, tổ chức và đặc biệt hệ thống chính quyền đều có liên đới ít nhiều và phải chịu một phần trách nhiệm trong những sự việc ảnh hưởng xã hội và đời sống người dân, đặc biệt nếu nguồn gốc sự việc có nguyên nhân từ một phần chính sách điều hành. Không mô hình chính quyền lý tưởng nào hoàn hảo đến mức có thể làm tất cả người dân hài lòng nhưng một chính quyền tôn trọng phục vụ lợi ích người dân thì phải lắng nghe và biết thực thi trách nhiệm. Điều thường nghe về cái gọi “chống chế độ” hay “chống phá nhà nước” trước những chỉ trích người dân là một lập luận sai từ lý lẽ căn bản. Nếu có một nhà nước được bầu bằng lá phiếu dân chủ thay thế chế độ cộng sản thì nó vẫn phải tiếp tục hứng chịu sự lên án người dân khi nó phủi tay trách nhiệm trước những sự kiện ảnh hưởng không chỉ một cá nhân mà nhiều người, không chỉ một trường hợp đơn lẻ mà nhiều vụ tương tự lặp đi lặp lại, không chỉ đối với một khu vực cá biệt mà nhiều vùng miền đất nước.

Tại sao có chính quyền phải bồi thường người dân cả triệu đôla chỉ vì cái vỉa hè nhưng ở một nước khác, như Việt Nam, thì người ta luôn tìm cách thối thác trách nhiệm, trong gần như tất cả vụ việc từ nhỏ đến lớn? Không người dân nào có quyền quy hoạch đô thị cũng như thiết kế hạ tầng giao thông nhưng tại sao kẹt xe hoặc ngập đường không phải là trách nhiệm của chính quyền? Ô nhiễm môi trường, dù có phần lỗi người dân, nhưng chính quyền không thể hoàn toàn vô can. Không người dân nào được phép “trồng” cột điện hoặc đào hố ga nhưng dù xảy ra vô số cái chết bởi điện giật và té hố ga nhưng vấn đề ai chịu trách nhiệm luôn được đẩy từ chỗ này sang chỗ kia cho đến khi sự việc chìm vào quên lãng. Một trong những trường hợp điển hình của thái độ vô trách nhiệm là có hàng chục tổ chức chính quyền và đoàn thể liên quan bảo vệ phụ nữ và trẻ em nhưng tình trạng cưỡng hiếp trẻ em chưa bao giờ kinh khủng bằng giai đoạn này.

Giải pháp cho việc đối mặt trách nhiệm, với chính quyền Việt Nam, không phải là chấp nhận thử thách việc xử lý sao cho người dân có thể hài lòng mà là làm thế nào để yếu tố trách nhiệm ít được đặt vai mình càng nhiều càng tốt. Cách thức xử lý khủng hoảng thông tin trong những sự việc nghiêm trọng, với chính quyền và hệ thống truyền thông thuộc sự kiểm soát chính quyền, là tìm cách dồn “nguyên nhân” và “hậu quả” về phía người dân. Điều này có thể lái sự phẫn nộ dư luận sang hướng khác ở thời điểm trước mắt nhưng nó không là giải pháp để cứu sự sụp đổ chính quyền trong tương lai nếu ngày càng có nhiều người dân nhận thức được rằng họ là nạn nhân trên một đất nước được điều hành bởi một chính quyền vô trách nhiệm.

Bồi thường dân chỉ vì một cái vỉa hè không chỉ cho thấy hệ thống luật pháp đất nước đó được xây dựng chặt chẽ như thế nào mà còn cho thấy chính quyền họ không ảo tưởng về vai trò và trách nhiệm để trở thành nơi được người dân tin cậy hơn là chỗ để người dân trút lên phẫn uất. Không mô hình chính quyền nào hoàn hảo. Để có một chính quyền chấp nhận “chịu thiệt” nhằm thể hiện trách nhiệm, cần một quá trình không phải ngày một ngày hai. Điều đó chưa hẳn là ý muốn chính quyền khi mô hình chính quyền ra đời, xét đến yếu tố lịch sử hình thành thiết chế chính quyền, và nó có thể chẳng bao giờ có nếu không có những tiền lệ, xuất phát từ nhu cầu và đòi hỏi của người dân. Chừng nào người dân “chưa cần”, mô hình như vậy không có cơ hội ra đời. Chừng nào đa số vẫn còn tin vào lập luận của một thiểu số, trong đó có cả “trí thức”, luôn cố nói rằng “không nên cái gì cũng chửi chính quyền,” thì bất công vẫn tràn lan và những cái chết tức tưởi tiếp tục xảy ra mà trách nhiệm chẳng thuộc về “lương tâm” kẻ nào cả.

Mắt hay tim?

Mắt hay tim?

Gần nhà ngoại tôi có một đôi vợ chồng già bị mù. Họ đã có với nhau một đàn con cháu đông đúc. Nghe ngoại nói, năm nay hai cụ đã ngót nghét tám mươi tuổi.

Ngoại kể, ngày xưa, khi lấy nhau, người chồng ngồi xe bò đi đón vợ. Tuy cô dâu và chú rể đều không nhìn thấy gì, nhưng chú rể vẫn nhờ người cuốn đầy lụa điều lên chiếc xe và đầu con bò, như vậy cho giống đám cưới.  

alt

(Ảnh minh họa: rohan.hehagame.com)

Khi cô dâu vừa về nhà chồng, chú rể dắt tay vợ rà mò từ nhà trên xuống nhà bếp, khắp lượt các ngóc ngách trong  gia đình. Rồi cũng từ đó, suốt hơn nửa thế kỷ, trong cái thôn nghèo chẳng mấy ai biết đến ấy, dù trời mưa hay nắng, người ta luôn nhìn thấy họ tay trong tay, lẳng lặng cùng nhau làm mọi việc.Trong cái thôn nghèo ấy, dù trời mưa hay nắng, người ta luôn nhìn thấy họ tay trong tay, lẳng lặng cùng nhau làm mọi việc…

alt

(Ảnh minh họa: takungpao.com)

Có lẽ trong tất cả công việc thì khó nhất vẫn là múc nước từ giếng lên. Lần nào cũng thế, hai người họ đều dắt nhau đi. Người vợ sờ thấy cây gỗ ở cạnh giếng, một tay ôm chặt cây, còn tay kia níu chặt bàn tay chồng. Người chồng quỳ trên sàn giếng thả gầu xuống múc, kéo nước lên.

Có người nhìn thấy họ múc nước khó khăn ngỏ ý muốn giúp nhưng hai vợ chồng đều cảm ơn rồi từ chối. Họ bảo: “Các ông bà giúp được chúng tôi một lần, nhưng không giúp được chúng tôi một đời”.

alt

(Ảnh minh họa: sunwui.wordpress.com)

Cứ như thế, hai vợ chồng luôn tay dắt tay nhau đi lấy nước cho đến khi đứa con đầu lòng có thể gánh được một gánh nước. Dân làng đều cảm thấy lạ lùng. Trong thôn cũng có nhiều trai gái trẻ từng vì đất trơn mà trượt chân ngã xuống giếng, nhưng đôi vợ chồng mù chưa lần nào té ngã. Càng lạ lùng hơn, dù không thể nhìn thấy nhưng vợ chồng họ vẫn có thể tìm ra nhau trong đám đông đang nói chuyện ồn ào.

Người chồng là một người thổi kèn trong ban nhạc ở thôn quê. Ông thường đến các đám cưới thổi những bài: “trăm con chim phượng hoàng”, “niềm vui đầy nhà” … Dù đi thổi kèn ở đâu, ông cũng có một yêu cầu, để người vợ mù của ông đi cùng. Ông nói, để vợ ở nhà một mình, ông không an tâm.

alt

(Ảnh minh họa: sohu.com)

Mỗi khi tiếng kèn của người chồng cất lên, người vợ ngồi bên rất chăm chú nghe. Dường như những giai điệu ấy đều là ông thổi riêng cho bà.  Người ta bảo, những lúc ấy, khuôn mặt người vợ mù thường đỏ ửng lên, khiến ai nấy đều cảm thấy người phụ nữ đang ngồi lặng lẽ kia xinh đẹp biết nhường nào.

alt

  • (Ảnh minh họa: Fiveprime)

Có lần, người chồng sơ ý bị ngã gãy chân. Những ngày chồng nằm bệnh viện, ba bốn hôm liền người vợ không ăn hột cơm nào vào bụng. Bà bảo, không có bàn tay quen thuộc kia, bà chẳng còn lòng dạ nào mà ăn.

Sau này, khi hai vợ chồng đều đã già và không cần đi ra ngoài nữa, họ bắt đầu trồng hoa trong sân nhà. Dù chẳng thể nhìn thấy được những đoá hoa tươi rực rỡ mình trồng lên, nhưng ông bà đều rất hạnh phúc mỗi khi đến mùa hoa nở. 

alt

  • (Ảnh minh họa: com)

Những người con của ông bà từng hỏi bố mẹ : “Nếu ông trời dành cho bố mẹ một cơ hội, liệu bố mẹ có muốn nhìn nhau bằng mắt không?”

Ông tự hào nói: “Dắt tay nhau một đời, có bao nhiêu đường vân trong lòng bàn tay mẹ con, đều đã in trong trái tim bố. Bố chưa từng trông thấy người đẹp nhất. Trong trái tim bố thì mẹ con là người đẹp hơn cả. Cần mắt để làm gì. Mắt là thứ tham lam nhất  trần đời, nhìn cái gì cũng đánh giá tốt hay xấu, xinh hay không xinh; nhìn cái gì hay là muốn có cái đó. Trên mặt người ta có một vết sẹo cũng có thể để trong tim suốt đời.”

alt

  • Tim sáng hơn mắt. Nó là sáng nhất, thật nhất!.. (Ảnh: cz)

Còn bà thì trả lời: “Người ta nhìn người bằng mắt, bố mẹ nhìn người bằng trái tim. Tim sáng hơn mắt, thật.”

 Bởi chúng ta có mắt. Nên khi chúng ta nhìn người, chỉ dựa vào mắt mà quên dùng trái tim.

Có lẽ người vợ mù đã nói đúng: Tim sáng hơn mắt. Nó là sáng nhất, thật nhất!

From: Bác Sĩ Hạnh Văn Phùng

KHÔNG BIẾT TỰ VỆ, DÂN VIỆT RẤT ĐÁNG THƯƠNG

Van Nga DO

Đỗ Ngà

Đầu tư du học qua Anh – Mỹ -Úc thì phải vượt qua 2 rào cản: thứ nhất là tiền, ít nhất là 35 ngàn đô mỗi năm; thứ nhì là Anh ngữ.

Muốn đầu tư EB5 sang Mỹ để có thẻ xanh thì ít nhất phải vượt qua 2 rào cản: thứ nhất là nửa triệu đô nếu đầu tư ủy thác, ít nhất 1 triệu đô nếu tự đầu tư; thứ nhì đó là dự án thu hút đầu tư EB5 phải thành công còn nếu thất bại là mất trắng.

Muốn xuất khẩu lao động sang Anh Mỹ thì gần như không thể vì thị trường này rất kén chọn. Để di dân sang những nước này người dân Việt Nam đã gặp rào cản quá lớn, di dân hợp pháp không dành cho những người có đời sống trung bình ở Việt Nam.

Nhìn vào điều kiện để nhập cư hợp pháp, thì người ta phải vượt qua điều kiện quá cao, với tầm trong túi chỉ có 1 tỷ là không thể, ngoại trừ con đường bất hợp pháp. Nhưng để có 30 ngàn Bảng trong túi đối với người dân Việt Nam là thành phần khá giả rồi. Nếu dùng 30 ngàn Bảng để làm vốn làm ăn ở Việt Nam người ta có thể tạo ra thu nhập đủ sống và sống một cách hợp pháp. Nhưng nếu dùng 30 ngàn Bảng để nhập cư lậu vào Anh sống bất hợp pháp thì có sướng ích gì? Và vì sao người ta phải đánh đổi như vậy?

Cô Phạm Thị Trà My đã mất 30 ngàn Bảng để được đến Anh lao động bất hợp pháp, mà những gì bất hợp pháp thì luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro khôn lường, sao nhiều người chọn con đường này? Vấn đề ở đây là sự hiểu biết của người dân Việt Nam về cuộc sống ngoài vòng pháp luật còn rất hạn chế. Hay nói đúng hơn dân Việt rất kém hiểu biết về pháp luật nên dễ bị dụ. Mà hậu quả của sự kém hiểu biết là do chính sách của ĐCS, đến hôm nay là thế kỷ 21 mà họ vẫn còn “ngăn sông cấp chợ” về tin tức chính trị – xã hội từ bên ngoài. Báo chí và truyền hình hướng người dân vào các loại tin tức bịa đặt tự tô hồng của chính quyền hoặc các game show vở vẩn và những trò chơi rẻ tiền khác vv.. Thì người dân Việt kém hiểu biết là lẽ đương nhiên.

Trong chính sách cai trị của ĐCS họ đã làm cho người dân không hiểu gì về vai trò luật pháp cả. ĐCS đã thành công trong việc nhồi sọ nhân dân, đảng đã tạo bức tường ngăn cản người dân không được tiếp xúc với thông tin kinh tế – chính trị – xã hội trái chiều. Và kết quả là, hôm nay người dân Việt Nam chỉ biết phó mặc cho nhà nước lo mà không quan tâm đến việc luật mà chính quyền CS viết ra có công bằng không, hành xử của chính quyền có đúng luật không. Có thể nói, làm cho người dân dốt chính trị, dốt luật pháp là dã tâm khốn nạn nhất của chế độ. Và hậu quả của việc không quan tâm đến chính trị là đa phần người dân Việt không phân biệt được sự an toàn của việc sống hợp pháp và sự nguy hiểm của việc sống bất hợp pháp. Đây rõ ràng là kết quả tất yếu của chính sách kiểm soát thông tin báo chí của CS. ĐCS đã định hướng mù cho người dân Việt nhằm phục vụ ý đồ cai trị của họ.

Khi người dân Việt bị định hướng mù của ĐCS nhuộm đen não bộ, thì khi đó chính người dân Việt Nam đáng thương đã dễ dàng trở thành nạn nhân của bọn buôn người. Khi được những kẻ buôn người vẽ ra viễn cảnh thu nhập tại xứ Anh xứ Mỹ bằng những gương người thật việc thật thì lập tức dân Việt tin ngay. Nhưng khổ một điều, những trường hợp đem chứng minh cho nạn nhân toàn là những trường hợp sống và làm việc hợp pháp, còn cái khổ của dân nhập cư bất hợp pháp thì được giấu nhẹm, thế là người dân Việt dễ dàng bị cắn câu. Từ những trò lừa đảo đó, mà những người dân Việt đáng thương đã chạy vạy cả tỷ đồng để đầu tư cho chuyến đi.

Sang Anh làm việc bất hợp pháp nếu trót lọt thì họ cũng chẳng an toàn vì mọi sự thiệt thòi vì bị bóc lột hay bị đánh đập không được luật pháp bảo vệ, họ sống cứ nơm nớp lo sợ bị phát hiện, sợ bị bắt và bị trục xuất về nước. Nếu người lao động bất hợp pháp mà biết điều này chắc chắn họ đã không đem 1 tỷ đồng đưa cho bọn buôn người để được đi chui sang Anh. Với trường hợp cô Phạm Thị Trà My và những nạn nhân như cô rất đáng thương vì họ là nạn nhân của 2 loài quỷ dữ: thứ nhất, cô là nạn nhân của chế độ; thứ nhì, cô là nạn nhân của bọn buôn người. Nạn nhân chế độ là nguyên nhân, còn nạn nhân của bọn buôn người là kết quả.

Không phải chỉ riêng trường hợp những nạn nhân của bọn buôn người mà chịu khó nhìn rộng ra, chúng ta sẽ thấy người dân Việt Nam thật sự là những người dễ bị lừa gạt nhất. Ngay tại Việt Nam, những gian thương Trung Quốc luôn dùng một trò lừa đảo giống nhau để lừa mãi mà người dân Việt Nam vẫn sập bẫy. Và ở vùng biên giới phía Bắc, nạn buôn người sang Trung Quốc hoành hành bao nhiêu năm nay mà không có cách nào ngăn chặn vì chính người dân thiếu kiến thức để tự vệ cho mình.

Một chính quyền thối nát, một xã hội băng hoại đạo đức, một nền kinh tế què quặt, một không khí sinh hoạt chính trị đầy tính đe dọa, một nền dân trí cực thấp vv..tất cả đều bắt nguồn từ đảng chính trị đang nắm quyền lãnh đạo đất nước này. Đi đâu trên thế giới, người dân Việt đều bị khinh khi bị căm ghét vì đạo đức thấp, nhưng dù bị khinh khi họ vẫn là người dễ bị lừa gạt. Nói cho cùng đó cũng là “thành quả” mà tập đoàn cai trị đất nước này gây ra.

Cái chết của cô gái Phạm Thị Trà My đã làm rúng động người dân Anh Quốc, họ bất chấp việc đúng sai của người di dân lậu, tính nhân đạo trong họ trổi dậy và họ đã thắp nến cầu cho những người đã khuất. Họ giương biểu ngữ chào đón những nạn nhân. Thật là ngưỡng mộ lòng tốt của người dân xứ Anh Quốc xa lạ – một xã hội nhân bản đáng mơ ước được xây dựng bởi một nền chính trị tử tế vì con người. Càng căm phẫn hơn khi trong xã hội Việt Nam còn có kẻ lòng dạ ác hơn dã thú khi xỉ vả chê bai người xấu số là “tham sung sướng, tham vinh hoa phú quý mà sập bẫy”. Cô Trà My và những người Việt trong container đó chính là nạn nhân của 2 tầng quỷ dữ, thế mà vẫn bị xỉ vả. Nói thật không gì khốn nạn bằng!

Thật thương cho những nạn nhân trong thùng container định mệnh đó, và thương cho những người Việt chúng ta – những người mà vì thiếu hiểu biết trong một xã hội bưng bít nên vẫn đang và sẽ là những nạn nhân tiếp theo. Thương lắm nhưng không cách nào ngăn chặn vì chính người dân không thể có đủ kiến thức về luật pháp để tự bảo vệ cho mình và cho người thân. Thương lắm nhưng bất lực!

-Đỗ Ngà-

Image may contain: 1 person, selfie and closeup

BỆNH HOẠN

BỆNH HOẠN

Đỗ Ngà

Một cơ thể bệnh, nay xì ra ung nhọt rồi chữa, mai xì ra ung nhọt rồi chữa. Cứ nhưng vậy cơ thể bệnh hoạn đó sống vất vưởng và suốt ngày chỉ có một mục đích duy nhất là đối phó với bệnh tật. Tiền bạc bao nhiêu cũng không còn, đến vay mượn bao nhiêu thì căn bệnh cũng nuốt hết. Nợ chồng chất và khi không còn mượn mõ được ai thì bệnh bùng phát và chủ nhân không còn tiền để chạy chữa được nữa. Thế là cái gì cần đến nó phải đến – cái chết.

Hiện nay đất nước Việt Nam nó như vậy, nay thì ông quan này nhảy lầu, mai ông quan kia đu càng trốn chạy, mốt lại đến dân bỏ nước ra đi vv.. những chuyện như vậy nó cứ xảy ra liên tục. Nó là những cái ung nhọt nhỏ đang nổi lên đều đặn nổi trên cơ thể ĐCS. Thế rồi cái đảng bệnh hoạn này cũng bịt được, nhưng bịt được không có nghĩa là ung nhọt không mọc tiếp. Chỉ chữa triệu chứng không diệt tận gốc nguyên nhân gây bệnh nên ung nhọt cứ mọc lên nữa và ngày càng nhiều hơn.

Hiện nay đảng bệnh hoạn nắm quyền cai trị đất nước đang vay nợ để chữa trị, nợ cứ chất cao mãi và dấu hiệu không còn khả năng trả nợ đã xuất hiện. Khi trong nhà không còn gì nữa, đảng sẽ vay kẻ này trả nợ kẻ kia để giải quyết những món nợ tới hạn. Cứ xoay vòng như vậy nên núi nợ cứ ngày càng cao. Núi nợ ngày càng cao mà song hành với nó là bệnh tật ngày càng nặng thì cuối cùng cái chết cũng sẽ đến với cái đảng bệnh hoạn này mà thôi. Đó là điều chắc chắn.

Câu hỏi đặt ra là khi đảng đi đến cái chết thì nó sẽ làm cho đất nước này tan hoang cỡ nào? Chúng ta có thể hình dung rằng, đất nước như căn nhà của cái thây bệnh CS. Khi bệnh nặng thì nó sẽ bán nhà để chữa trị. Có thể không khó để đoán rằng, đất nước này sẽ bị bán trước khi con bệnh đến cơn hấp hối. Bởi đơn giản đảng quan trọng hơn tổ quốc, nên cái mà đảng đem ra hy sinh là giang sơn. Giang sơn sẽ đem bán để duy trì thây bệnh ĐCS. Và đó là thực tế mà ĐCS đang làm.

-Đỗ Ngà-

No photo description available.

Vì sao giới trẻ Hồng Kông mạo hiểm tính mạng để đấu tranh vì tự do?

Hoa Kim Ngo and 3 others shared a link.

Vì sao giới trẻ Hồng Kông mạo hiểm tính mạng để đấu tranh vì tự do?

  • Trí Đạt

 Thứ Ba, 29/10/2019 • 3.4k Lượt Xem

Phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông đã kéo dài được gần 5 tháng, ngày 23/10, Cục trưởng Cục An ninh Hồng Kông Lý Gia Siêu đã chính thức hủy bỏ dự thảo “Pháp lệnh Tội phạm bỏ trốn” sửa đổi trước Hội đồng lập pháp Hồng Kông. Tuy nhiên, bước đi này của chính phủ Hồng Kông quá muộn, Connie, một người biểu tình Hồng Kông 27 tuổi chia sẻ với Reuters rằng, “[Bước đi này của chính phủ Hồng Kông là] quá nhỏ và quá muộn”, “còn những yêu cầu khác cần chính phủ phải đáp ứng, đặc biệt là vấn đề bạo lực.”

Cảnh sát Hồng Kông ném lựu đạn hơi cay trên đường Nathan Hôm 27/10. (Ảnh: Epoch Times)

Mấy tháng qua, cuộc đấu tranh dân chủ của người Hồng Kông chưa hề dừng lại. Tối hôm 26/10, giới y tế Hồng Kông tập trung tại Công viên Chater để tổ chức mít tinh chống bạo lực. Ngày 27/10, họ tiếp tục diễu hành “Truy cứu cảnh sát sử dụng bạo lực, Bảo vệ người dân, đồng hành cùng phóng viên” và “Hội tưởng niệm hạc giấy tự do”.

Khủng bố mà cảnh sát Hồng Kông gây ra liên tiếp leo thang, một người biểu tình 22 tuổi lấy biệt danh là “Vô danh tiểu tốt” từng nói với tờ New York Times rằng, khi anh tận mắt nhìn thấy cảnh sát nằm vùng bắn súng đạn thật vào đám đông, kể từ giờ phút đó, anh biết rằng “sinh mệnh mình đã nằm trong nguy hiểm”. Mặc dù vậy, thanh niên Hồng Kông vẫn không khuất phục, không sợ hãi, cận kề cái chết cũng không chùn chân. Họ cùng mang theo di thư đã viết sẵn, tinh thần đấu tranh hy sinh vì nghĩa bất cứ lúc nào từ lâu đã khiến cho thế giới cảm động.

Rất nhiều người cảm phục giới trẻ Hồng Kông đã và đang hỏi: Rốt cuộc là điều gì đã thúc đẩy họ đấu tranh mà không sợ chết, thậm chí là người Trung Quốc Đại Lục tại Hồng Kông cũng muốn tham dự?

Người biểu tình Hồng Kông bị cảnh sát khống chế trên đường Nathan hồi tháng 8/2019. (Ảnh: Rumbo a lo desconocido / Shutterstock)

Trước khi nói vào chủ đề này, chúng ta hãy xem 2 nữ sinh Hồng Kông chia sẻ:

Lần đầu tiên trong đời tham gia biểu tình

Tháng 6 năm nay, nữ sinh 15 tuổi Tử Tháp cùng bạn học tham gia cuộc diễu hành đầu tiên trong đời mình. Tử Tháp cho hay, việc cô tham gia diễu hành chính là muốn nói với chính phủ rằng, mặc dù tuổi còn nhỏ, nhưng cô cũng quan tâm đến xã hội như bao người khác. Ngày 2/9, Tử Tháp cũng tham gia hoạt động bãi khóa. Cô chia sẻ với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), cô nhận định thân phận mình là “người Hồng Kông”. “Sinh ra tại Hồng Kông, yêu Hồng Kông. Nhìn thấy sự không tốt và phiền phức của chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ), so sánh hai bên, thì Hồng Kông vẫn tốt hơn nhiều.”

Yêu văn hóa Trung Hoa, không chấp nhận chế độ ĐCSTQ

Năm 2017 là tròn 20 năm chuyển giao chủ quyền Hồng Kông, để truyền thụ “chấp nhận dân tộc” cho thế hệ trẻ Hồng Kông, chính phủ Hồng Kông đã đưa 15 thanh niên Hồng Kông đến Đại Lục học tập. Kathy, một người rất yêu thích văn hóa truyền thống Trung Quốc, đã thực tập 6 tuần tại Bảo tàng Cố Cung ở Bắc Kinh, tất cả chi phí đều do chính phủ Hồng Kông chi trả.

2 năm sau, sinh viên khoa nghệ thuật đã tốt nghiệp này đã tham gia vào phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ. Chia sẻ với Đài Á châu Tự do (RFA), Kathy cho biết, lập trường của bản thân hiện nay cùng với sự yêu mến văn hóa lịch sử Trung Quốc “không hề có xung đột”. Cô nói: “Sự yêu mến của tôi đối với văn hóa Trung Quốc không hề khiến cho tôi tin tưởng hơn hoặc yêu thích pháp luật và chế độ chính trị của Trung Quốc (ĐCSTQ).”

Nhận định về thân phận

Trong lời chia sẻ của 2 cô gái này, đều trực tiếp hoặc gián tiếp nhắc đến “nhận định thân phận”.

Thời kỳ Hồng Kông thuộc Anh, người ta có thể tự do nhận định mình là người Hồng Kông, người Trung Quốc hoặc công dân thế giới. So sánh với thế hệ trước, mối quan hệ giữa thanh niên Hồng Kông và Trung Quốc Đại lục cũng không phải là mật thiết, họ càng có khả năng cho rằng bản thân có thân phận người Hồng Kông.

Đại học Hồng Kông đã từng làm cuộc khảo sát hồi tháng 6, trong những người được hỏi ở độ tuổi 18 – 29 tuổi, có 69,7% người cho rằng bản thân là “người Hồng Kông”, 0,3% người tự nhận là “người Trung Quốc”. Hai con số này đã lần lượt đạt mức cao và thấp kỷ lục kể từ khi chuyển giao chủ quyền Hồng Kông vào năm 1997.

Những người được hỏi ở độ tuổi 30 trở lên có tỷ lệ đồng tình với Trung Quốc cao hơn, nhưng vẫn có 49% người cho rằng bản thân là “người Hồng Kông”. Cần phải chỉ ra, những cư dân tuổi tác tương đối cao này, rất nhiều người được sinh ra tại Trung Quốc Đại Lục, hoặc cha mẹ họ vẫn ở Đại Lục. Tuy nhiên, con cái của họ lại không đồng tình với thể chế của ĐCSTQ. Đặc biệt là có rất nhiều người có cha mẹ ở Đại Lục bị ĐCSTQ bức hại đến mức không thể tiếp tục sống được và phải vượt biên đến Hồng Kông.

Nhà nghiên cứu Alan Yau thuộc Đại học Trung văn Hồng Kông cho biết, gần đây, rất nhiều người chuyển hướng sang thân phận khép kín và gò bó hơn.

Sau khi chủ quyền được chuyển giao, kinh tế Hồng Kông đang dần dần suy thoái. Cộng thêm mỗi năm có khoảng 50.000 người Trung Quốc di dân đến Hồng Kông, khiến cho thân phận truyền thống của người Hồng Kông chịu áp lực to lớn hơn. Đầu tư bất động sản của di dân Đại Lục, chiếm đoạt tài nguyên, điều trị y tế, v.v khiến thân phận “người Hồng Kông” và “người Trung Quốc” đột nhiên trở nên vô cùng nhạy cảm.

Nhà chính trị học Brian C.H. Fong thuộc Đại học Giáo dục Hồng Kông hình dung, tình huống này chính là “một quốc gia, hai chủ nghĩa dân tộc”. New York Times cho biết, điều này thực tế là ám chỉ địa vị “một quốc gia, hai chế độ” tại Hồng Kông cần phải được bảo hộ.

Nhưng sự thực thì không phải như vậy. Người Hồng Kông đã ngày càng nhìn thấy rõ sự bất đồng giữa Đại Lục và Hồng Kông, nhưng sau khi chủ quyền được chuyển giao, sự bất đồng này đang thu hẹp dần. Thanh niên Hồng Kông yêu mến tự do dân chủ ngày càng không thích ĐCSTQ, nhất là sự tàn bạo của ĐCSTQ đối với người Đại Lục, khiến họ ngày càng cảm thấy sợ hãi.

Tổng Thư ký Đảng Demosistō Hoàng Chi Phong, một thanh niên mới 23 tuổi nhưng bị ĐCSTQ gọi là “phần tử đòi ly khai Hồng Kông” chia sẻ với VOA rằng, rất nhiều người trẻ Hồng Kông không đồng tình với ĐCSTQ, là bởi “sự đàn áp nhân quyền” của ĐCSTQ. Nhìn thấy người Tân Cương bị giam giữ, nhìn thấy Nghị viên Hội đồng lập pháp bị xua đuổi, nhìn thấy nhà bán sách Hồng Kông bị công an Đại Lục bắt giữ, phóng viên nước ngoài bị đuổi, tất cả đều đang thúc đẩy mọi người “tiếp tục đấu tranh”.

‘Một quốc gia, hai chế độ’ chỉ còn là cái vỏ 

Trước khi chủ quyền được chuyển giao, hai nước Trung Quốc và Anh Quốc đã có nhiều vòng đàm phán để ký kết “Tuyên bố chung Trung – Anh”. Bản tuyên bố có viết rất rõ ràng, ĐCSTQ cam kết trong 10 năm (trước năm 2007), Hồng Kông sẽ thực thi chế độ bầu cử phổ thông kép để chọn ra Nghị viên Hội đồng lập pháp và Trưởng Đặc khu. Thời điểm đó, điều này đã khiến cho người Hồng Kông tràn đầy sự mong đợi.

Nhưng 10 năm trôi qua, ĐCSTQ không hề tuân thủ theo “Tuyên bố chung Trung – Anh”, không hề thực hiện cam kết bầu cử phổ thông kép. Năm 2007, đương nhiệm lãnh đạo ĐCSTQ khi đó là ông Hồ Cẩm Đào còn nói, năm 2017, Hồng Kông có thể trực tiếp bầu chọn Trưởng Đặc khu hành chính, sau đó là toàn bộ cơ cấu lập pháp. Điều này lại tiếp tục khiến cho người Hồng Kông như được thắp thêm ngọn lửa hy vọng.

Tuy nhiên, sự giải thích về luật pháp của ĐCSTQ vào ngày 31/8/2014, đã sớm làm vỡ tan hy vọng của người Hồng Kông. Sau đó, bùng nổ “Phong trào Ô dù” kéo dài 79 ngày, người Hồng Kông hy vọng có thể buộc Bắc Kinh thực hiện cam kết. Nhưng cảnh sát Hồng Kông đã sử dụng vũ lực và hơi cay, khiến cho hy vọng cuối cùng của thế hệ trẻ Hồng Kông cũng tan thành mây khói.

Cuộc diễu hành phản đối Dự luật Dẫn độ lần đầu tiên bùng nổ tại Hồng Kông vào ngày 9/6 với hơn 1 triệu người tham gia. (Ảnh: Epoch Times)

Hơn nữa, người Hồng Kông ngày càng phát hiện, sự thâm nhập và kiểm soát Hồng Kông của ĐCSTQ ngày càng gia tăng, ngày càng nghiêm trọng. Thân phận đảng viên ngầm của Trưởng Đặc khu Hồng Kông, khiến họ hoàn toàn trở thành con rối của Bắc Kinh. Họ chỉ biết vâng vâng dạ dạ tuân lệnh của Bắc Kinh, còn đối với dân ý và tiếng nói của người Hồng Kông lại coi như không nhìn thấy gì, coi như không nghe thấy gì, thậm chí một mực đàn áp những nhân sĩ bất đồng chính kiến tại Hồng Kông.

Đặc biệt là cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp năm 2016, thanh niên Hồng Kông bầu chọn ra nghị viên mà mình vừa lòng. Nhưng những người này sau đó lại bị đuổi ra khỏi Hội đồng Lập pháp, tư cách nghị viên cũng bị tước đoạt một cách vô lý.

Nhà bình luận thời sự Hồng Kông Lewis Loud chỉ ra, việc đuổi nghị viên trẻ ra khỏi Hội đồng Lập pháp là hành động “giết người hàng loạt đối với thế hệ thanh niên”, là ĐCSTQ tiến hành “thanh trừng cả một thế hệ” Hồng Kông một cách hiệu quả.

Thực ra, phần lớn thanh niên Hồng Kông không hề muốn để Hồng Kông chia tách khỏi Đại Lục, họ chỉ là hy vọng bảo lưu thân phận đặc thù của họ mà “một quốc gia, hai chế độ” trao cho. Nhưng sự việc lại không giống như mọi người chờ đợi. New York Times chỉ ra, hầu như mỗi ngày đều có chứng cứ mới cho thấy tự do của Hồng Kông “đang dần dần mất đi, nơi này đang bị che phủ bởi cái bóng của Bắc Kinh”.

“Một quốc gia, hai chế độ” chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa, Hồng Kông đã suy thoái và mang màu sắc cùng với ĐCSTQ – màu đỏ.

Cuộc diễu hành phản đối Dự luật Dẫn độ lần đầu tiên tại Hồng Kông vào ngày 9/6 với hơn 1 triệu người tham gia. (Ảnh: Epoch Times)

Hồng Kông màu máu

20 năm chờ đợi, người Hồng Kông từ thất vọng trở thành tuyệt vọng, thanh niên không nhìn thấy tương lai của bản thân. Mà trong đúng thời điểm này, con rối Lâm Trịnh Nguyệt Nga và các nghị viên thân ĐCSTQ bắt đầu thúc đẩy sửa đổi “Pháp lệnh Tội phạm bỏ trốn” (còn gọi là Luật Dẫn độ). Các đảng viên ĐCSTQ của Hồng Kông có ý đồ cho phép dẫn độ người nghi là phạm tội đến Đại Lục xét xử.

Người Hồng Kông ý thức được ĐCSTQ có ý đồ đánh thông “bức tường lửa pháp trị” giữa Đại Lục và Hồng Kông, muốn kiểm soát hoàn toàn Hồng Kông, triệt để biến “một quốc gia, hai chế độ” thành “một quốc gia, một chế độ”. Đây không chỉ là tấn công vào quyền lợi tự do dân chủ của người Hồng Kông mà liên quan đến tương lai của người Hồng Kông, liên quan đến hạnh phúc và lợi ích của Hồng Kông.

Cảm thấy lo lắng cho tương lai, thanh niên Hồng Kông đã đứng lên gánh vác trọng trách. Bằng nhiều hoạt động như diễu hành của 1 triệu người, 2 triệu người, 1,7 triệu người mít tinh, thanh niên Hồng Kông đã dùng phương thức hòa bình, lý tính, phi bạo lực để biểu đạt yêu cầu với chính phủ Hồng Kông.

Tuy nhiên, chính phủ Hồng Kông vẫn luôn lạnh nhạt, phớt lờ dân ý, dưới sự chỉ đạo của Bắc Kinh, cảnh sát Hồng Kông bắt đầu dùng vũ lực trấn áp đối với “hòa bình, lý tính, phi bạo lực”.

Mấy tháng qua, công an Đại Lục trà trộn vào cảnh sát Hồng Kông, dùng các phương thức khác nhau nhắm vào thanh niên Hồng Kông: Sử dụng lựu đạn hơi cay hết hạn, đạn túi vải, đạn cao su, đạn bọt biển, bạo lực tình dục, thay nhau cưỡng gian, bắn đạn thật ở cự ly gần, thậm chí giết người diệt khẩu, ném thi thể từ trên cao xuống, ném thi thể xuống biển, v.v…

Người biểu tình đặt hoa tưởng niệm những người tử vong trong sự kiện khủng bố trắng tối ngày 31/8 tại nhà ga Prince Edward. (Ảnh: Epoch Times)

Ông X phải đeo khẩu trang để che mặt

Hôm 26/10, tại Công viên Hòa Bình 228 ở Đài Bắc, Đài Loan đã có một cuộc họp báo về sự kiện “Xây dựng lại bia tưởng tưởng niệm sự kiện tại ga Prince Edward”. Ông X, một người đến từ Hồng Kông chia sẻ ông từng tham gia hoạt động chiếm lĩnh tòa nhà Hội đồng Lập pháp Hồng Kông hôm 12/6. Sau đó vài tháng, lúc nào ông cũng lo lắng đang bị người khác theo dõi, cái bóng của sự sợ hãi vẫn luôn theo sát ông. Lo lắng khủng bố trắng tại Hồng Kông, ông mong mọi người lượng thứ cho việc mình phải đeo khẩu trang để che mặt.

Ông kể một câu chuyện: Một nữ sinh Trung Quốc tham gia kháng nghị, sau khi bị bắt đến San Uk Ling, đã bị ít nhất 4 cảnh sát thay nhau cưỡng gian. Sau đó, nữ sinh này đã 4 lần tự sát bất thành, hiện giờ chỉ có thể dựa vào thuốc an thần mới có thể ngủ được.

Ngô Ngạo Tuyết – dũng khí siêu phàm

Hôm 10/10, nữ sinh Ngô Ngạo Tuyết thuộc Đại học Trung văn Hồng Kông và Hiệu trưởng Đoàn Sùng Trí đã có một cuộc đối thoại. Nữ sinh viên dũng cảm này đã dùng dũng khí siêu phàm để gỡ bỏ mặt nạ. Cô vừa khóc vừa kể về việc bị cảnh sát đánh bị thương, bị bắt, thậm chí bị cảnh sát bạo lực tình dục trong thời gian bị tạm giam.

Đoạn video sau khi được lan truyền trên mạng, cô đã nhận được nhiều thư và tin nhắn đe dọa. Đe dọa cô nếu tiếp tục ra mặt lên tiếng, sẽ bị bắt cóc, cưỡng gian, thậm chí những người đe dọa còn viết rõ “kế hoạch thi hành bạo lực”. Trong thư đe dọa có sử dụng chữ chính thể và chữ giản thể (người Đại Lục sử dụng chữ giản thể). Điều đó cho thấy, cả hai khu vực Đại Lục và Hồng Kông đều có người đe dọa cô.

Nữ sinh Ngô Ngạo Tuyết thuộc Đại học Trung văn Hồng Kông đeo khẩu trang kể về việc bị xâm hại, sau khi bị bắt giam tại trại tam giam San Uk Lang. (Ảnh từ Facebook)

Trong đó, một bức thư đe doạ, họ nói sẽ đem theo dịch máu có HIV, sau khi thay nhau cưỡng gian sẽ tiêm loại virus này vào người cô, còn nói sẽ tiêm lượng thuốc độc thích hợp, đồng thời đe dọa sẽ tung ảnh và video lõa thể của cô lên mạng.

Theo Ngô Ngạo Tuyết nói, số điện thoại của cô chỉ có bạn bè thân thích mới có. Nhưng sau khi bị bắt hồi tháng 9, cảnh sát đã uy hiếp cô phải giao điện thoại của cô ra. Cho nên chúng tôi tin rằng bạn bè thân thích của cô không có quá nhiều khả năng lan truyền số điện thoại của cô, nghi ngờ lớn nhất chính là cảnh sát, họ đã phát tán và tạo khủng bố.

Ngô Ngạo Tuyết gặp phải những đe dọa khủng bố này đều là dưới hình thức thư và tin nhắn. Còn người nhà của những người “bị tự sát”, họ gặp phải đe dọa do hắc cảnh đến nhà mặt đối mặt đe dọa. Điều này rất có khả năng là nguyên nhân khiến rất nhiều người nhà của người bị hại không dám đứng ra nói sự thật.

>>Nữ sinh Hồng Kông kể chuyện ngược đãi tại sở cảnh sát Kwai Chung

Vì sao người nhà nạn nhân không lên tiếng?

Người nhà của nạn nhân không dám đứng ra nói sự thật có thể do 2 nguyên nhân. Một là sau khi phát hiện thi thể người bị hại, thi thể sẽ rất nhanh bị hỏa táng, ngay cả lễ tưởng nhớ thông thường cũng không có. Thứ hai, hắc cảnh nhiều lần “ghé thăm” người nhà của người bị hại, đe dọa người nhà họ nếu dám nói sự việc ra thì những người nhà khác và con cái đều sẽ bị đối xử như vậy.

Cảnh sát Hồng Kông có cả công an Đại Lục trà trộn vào, không thể tưởng tượng được họ dám làm ra những hành động gì. Bởi vì những hành vi của họ từ lâu đã vượt quá giới hạn làm người thấp nhất, từ lâu đã không phải là hành vi của con người. Điều này khiến người ta không khỏi sợ hãi.

Cảnh sát, công an đã làm gì?

Trên bức tường truy điệu được dựng lại mới có ít nhất mấy chục người đã mất mạng trong thời gian diễn ra đấu tranh, trong đó có cả Trần Ngạn Lâm – một kiện tướng bơi lội 15 tuổi. Cô gái có thể nhảy từ bệ nhảy cao 5m xuống hồ sâu 5m, nhưng thi thể lõa thể bị phát hiện trôi trên biển một cách kỳ lạ.

Cảnh sát kiểm tra camera giám sát gần đó và cho biết chắc chắn Trần Ngạn Lâm đã tự nhảy xuống biển. Nhưng khi Hoàng Chi Phong yêu cầu cảnh sát công khai đoạn ghi hình đó, cảnh sát đã mặc kệ lời yêu cầu này. Phía cảnh sát rốt cuộc đã che giấu điều gì? Vì sao không dám công khai băng ghi hình?

>>Hồng Kông: Nhiều nghi vấn về vụ xác thiếu nữ biểu tình 15 tuổi

Tháng trước, một học giả tự do đã công bố trong thời gian xảy ra phản đối Dự luật Dẫn độ có 109 vụ “tự sát” khả nghi. Đặc biệt là sau sự kiện cảnh sát khủng bố tại ga tàu cao tốc Prince Edward hôm 31/8, trong 10 ngày kể từ ngày 1/9, các vụ án mà cảnh sát Hồng Kông nhận định là “tự sát” đã tăng mạnh lên 49 vụ.

Tuy nhiên, những vụ án được gọi là “tự sát” này rất đáng nghi ngờ. Điểm nghi ngờ là nơi phát hiện thi thể rơi từ trên lầu xuống mà cảnh sát công bố lại không có vết máu, trên thi thể còn có vết thương cũ. Thi thể nổi trên mặt biển có hai tay bị trói. Còn có một cô gái mà cảnh sát chắc chắn cô bị “tử vong do đuối nước” nhưng từ trước đó đã là một trạng thái của “thi thể khô”.

Những thi thể được phát hiện này đều có trạng thái tử vong rất đáng sợ! Cảnh sát và công an rốt cuộc đã làm những gì?

>> Cộng đồng mạng chỉ ra 6 điểm đáng ngờ trong vụ tự sát ở Hồng Kông

Cuộc chiến sống còn, không thể rút lui

Tuy nhiên, điều mà cảnh sát Hồng Kông và công an Đại Lục không ngờ tới, chính phủ Hồng Kông mà đứng đầu là bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga không ngờ tới, Trung Nam Hải cũng không ngờ tới, đó là thủ đoạn tàn ác của họ đã gặp phải cuộc đấu tranh “giống như nước” của người Hồng Kông.

Người Hồng Kông mà đứng đầu là thanh niên đã ý thức được rằng cần phải gánh vác sứ mệnh “khôi phục Hồng Kông”, cứu vớt Hồng Kông đang nguy vong. Họ dùng phương thức dũng cảm, kiên định để đánh úp chính phủ Hồng Kông, Bắc Kinh và ĐCSTQ, dùng cuộc “cách mạng thời đại” để tuyên cáo với thế giới, thanh niên Hồng Kông “có thể đối kháng với chính quyền độc tài bạo chính”, có thể khiến cho Hồng Kông tỏa sáng trở lại.

Cảnh sát khống chế người biểu tình ở khu vực nhà ga Tai Koo hồi tháng 8/2019. (Ảnh:  Rumbo a lo desconocido / Shutterstock)

Hoàng Chi Phong chia sẻ trên Twitter: “Thế giới chỉ cần biết một điểm. Sự kiện tại Hồng Kông đã vượt khỏi phạm vi phản đối Dự luật Dẫn độ, vượt khỏi phạm vi của Lâm Trịnh Nguyệt Nga, thậm chí là vượt khỏi phạm vi dân chủ. Những điều này đều rất quan trọng. Nó liên quan đến tương lai của Hồng Kông sau năm 2047, liên quan đến tương lai của thế hệ chúng ta.”

Hội trưởng Hội Sinh viên Đại học Giáo dục Hồng Kông Lương Huy Đình cho biết cuộc chiến chống lại Luật Dẫn độ là vấn đề liên quan đến tồn vong. Mặc dù tất cả mọi người đều “cảm thấy sợ hãi”, nhưng vì tự do dân chủ nên cần phải đứng ra.

Trong một buổi tập trung của phái nữ, luật sư Linda Wong chỉ ra: “Thanh niên đấu tranh không phải là vì tư lợi bản thân, mà là vì hạnh phúc và lợi ích của Hồng Kông.”

Cô Mã (hóa danh), từng tham gia cuộc diễu hành với 1 triệu người tham gia hồi tháng 8 cho biết dù chỉ còn một tia hy vọng cũng cần phải đòi lại. “Bởi vì chúng ta cần gánh vác trách nhiệm cho thế hệ sau, sự tự do này đáng quý và khó có được, chúng tôi không muốn mất.”

Cô gái 16 tuổi Tô Hiểu Thanh thường tự hỏi: “Phải chăng là làm chưa đủ, nếu vậy thì còn có thể làm gì hơn?” Sau khi tham gia một hoạt động hồi tháng 6, cô đã trở về nhà và khóc một trận. Nhưng sau khi khóc xong, cô lại nói với bản thân mình: “Cần phải đứng ra, cố gắng đoàn kết nhiều người hơn nữa.”

Nhân viên kế toán Trương Thiệu Nhân có bài viết đăng trên tờ Apple Daily nói rằng 30 năm tới, Hồng Kông sẽ từng bước bị khóa chặt vào Trung Quốc, trở thành một thành phố nội địa Trung Quốc. Hồng Kông vốn tràn đầy tự do phồn vinh, tràn đầy sức sống, đa nguyên văn hóa sẽ đi lùi mấy chục năm. Từ bầu trời trong xanh bị khóa vào trong màn đêm u tối, thế hệ người Hồng Kông này không đấu tranh, há chẳng phải trở thành tội nhân của thời đại sao?

Bài viết nói ngày 1/10, ĐCSTQ tổ chức duyệt binh diễu võ dương oai, người Hồng Kông về cơ bản đều vô cảm trước hoạt động này. Một chính quyền đến ngay cả sự tôn trọng cũng không biết, một quốc gia mà ngay cả người dân đi vào nhà vệ sinh cũng cần nhận diện khuôn mặt chắc chắn không phải là thứ mà người Hồng Kông muốn, Hồng Kông là thành phố văn minh tiến bộ. Còn về những vũ khí đầu đạn hạt nhân và tên lửa tầm xa trong cuộc diễu binh vừa rồi, năm 1989 khi Liên Xô giải thể, có dùng đến những đầu đạn trong các cuộc diễu binh hàng năm? Văn minh của nhân loại là cần tôn trọng lẫn nhau, cùng trợ giúp nhau cùng tồn tại, chứ không phải là dựa vào báng súng trấn áp người dân đẫm máu, cướp đoạt lợi ích của người khác.

Trương Thiệu Nhân chỉ thẳng: Đây chính là nguyên nhân thanh niên Hồng Kông đối mặt với đàn áp đẫm máu nhưng lại tràn đầy sự phẫn nộ, không có chút sợ hãi mà rút lui nào.

Người Đại Lục tại Hồng Kông ủng hộ Hồng Kông

Sự nuốt chửng tự do dân chủ của Hồng Kông của ĐCSTQ không chỉ khiến thanh niên Hồng Kông không thể nhẫn nhịn được, mà nhiều người Đại Lục đang ở Hồng Kông cũng không chấp nhận được. Họ liên tiếp dùng các phương thức khác nhau của bản thân mình để biểu đạt sự ủng hộ đối với người dân Hồng Kông, thậm chí tham gia vào đội ngũ đấu tranh.

Trong bóng dáng của những người ủng hộ thanh niên Hồng Kông này có một nữ sĩ giấu tên tại Đại Lục đã đặc biệt đến Hồng Kông bỏ ra 10.000 Đô la Hồng Kông để mua nước cho người dân tham gia kháng nghị; thanh niên Đại Lục tham gia vào cuộc đại diễu hành ngày 7/7 và biểu đạt sự cảm tạ đối với người Hồng Kông. Còn có bà mẹ từ Đại Lục đối mặt với những cảnh sát chuẩn bị xông trận đã trực tiếp mắng cảnh sát rằng sớm muộn gì cũng sẽ bị ĐCSTQ “dùng xong rồi ruồng bỏ”.

Những nghĩa cử này của người Đại Lục từng cảm động biết bao nhiêu người. Nhưng cần chú ý rằng đây chỉ là những đóa hoa được mọi người phát hiện trong làn sóng người Đại Lục tại Hồng Kông ủng hộ người Hồng Kông.

Tại đây chúng tôi đưa ra 2 câu chuyện của 2 cô gái học tập tại Hồng Kông.

Trở thành “thủ túc” của người kháng nghị

Trần Nhân, một sinh viên Đại Lục sinh sau năm 1990, cách đây 5 năm cô đã đến Hồng Kông học Thạc sĩ. Ở Đại Lục, cô chụp một bức ảnh đạp xe trong trang phục đội mũ bảo hiểm và đeo mặt nạ. Cô chia sẻ với BBC, “cũng coi như đã gián tiếp biểu đạt thái độ rồi”.

Ngày 12/6, nhiều đoàn thể tại Hồng Kông phát động hoạt động bãi công, bãi khóa, bãi thị. Trần Nhân và các bạn người Hồng Kông cùng đi đến Hội đồng Lập pháp. Trong lúc cô muốn đi xuống dưới cây cầu vượt, người bạn đồng hành nhắc nhở cô: “Nếu quyết định đi xuống, bạn phải chuẩn bị cho việc bị bắt.” Trần Nhân lưỡng lự một hồi nhưng cô vẫn quyết định tham gia vào đội ngũ kháng nghị. Đây là lần đầu tiên cô tham gia vào hoạt động kháng nghị dân chủ quy mô lớn, và trở thành “thủ túc” với những người đấu tranh khác. Trong phong trào này, những người biểu tình đều dùng từ “thủ túc” (anh em như tay với chân) để xưng hô với nhau, để biểu thị sự thân mật như anh em thân thiết.

Tối ngày 23/8, khoảng 210.000 người tại Hồng Kông đã tham gia hoạt động nắm tay nhau tạo thành ‘Con đường Hồng Kông’ để phản đối Dự luật Dẫn độ. (Ảnh từ Facebook)

Cô còn dùng ví dụ mà tận mắt mình chứng kiến hình ảnh những người cha người mẹ đang đẩy xe trẻ em, người tàn tật ngồi xe lăn, v.v… để giải thích cho người Đại Lục trên WeChat, phản bác cách nói “kích động” của ĐCSTQ. Cô nói: “Người Hồng Kông biết làm chủ bản thân họ, không phải vì người khác đưa tiền hoặc là bị kích động nên mới ra đường diễu hành.”

Trần Nhân còn đặc biệt nhấn mạnh thông qua việc hòa cùng người Hồng Kông cùng tiến cùng lui, “càng cảm nhận được sự mỹ lệ và đáng quý của xã hội Hồng Kông, càng cảm thấy sự mỹ lệ này có thể là được xây dựng trên sự tưởng tượng đối lập với sự xấu xí của ĐCSTQ”.

“Mong muốn bản thân là người Hồng Kông”

A Y, 19 tuổi, cách đây 2 năm cô đã đến Hồng Kông, cô đã bỏ công sức khổ luyện nói tiếng Quảng Đông, tích cực kết giao với bạn bè bản địa. Sau khi bắt đầu phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ, cô đã tham gia diễu hành, còn tham gia vào điểm tiếp tế vật tư để tiếp tế nước và đồ ăn, cũng từng tình nguyện tham gia phiên dịch tiếng Anh để quảng bá sự kiện này ra quốc tế.

Ấn tượng sâu sắc nhất của cô là cuộc đại diễu hành với 2 triệu người tham gia ngày 16/6. Khoảng 10 giờ tối cùng ngày, đội ngũ diễu hành đi đến trụ sở chính của chính phủ Hồng Kông và tiếp tục dừng lại. Đột nhiên có người ở trên cầu vượt bật đèn chiếu sáng, giơ điện thoại và hô lớn “người Hồng Kông cố lên”. Sau đó hàng loạt đèn chiếu sáng cũng được bật, giống như bầu trời đầy sao trong đêm tối. Cảnh tượng này khiến cho tất cả mọi người đều cảm thấy chấn động, sau đó mọi người cùng nhau hô vang khẩu hiệu.

A Y nói, trong thời khắc đó, bản thân cô cảm xúc lẫn lộn, cảm thấy “rất kích động” bởi sự đoàn kết một lòng của người Hồng Kông vì đấu tranh cho tự do dân chủ, lại cảm thấy “rất buồn” vì sự kiểm soát của ĐCSTQ đối với Hồng Kông. Trải nghiệm trong cuộc diễu hành hôm đó đã khiến cô “không còn tiếp tục kiên định cho rằng bản thân cô là người Trung Quốc nữa”. Cô nói, “thời khắc đó, tôi rất muốn bỏ khẩu trang ra, rất hy vọng tôi là một người Hồng Kông”.

Trí Đạt (Theo Epoch Times)

Hiếu Bá Linh: Cảnh sát Đức bắt 3 xe đưa lậu 17 người vào nước Đức

Hoa Kim Ngo
Hiếu Bá Linh: Cảnh sát Đức bắt 3 xe đưa lậu 17 người vào nước Đức

Trong một cuộc kiểm tra lớn trên đường cao tốc A17 gần biên giới Đức – Séc, cảnh sát Liên bang Đức đã bắt giữ tổng cộng 17 công dân Việt Nam vào chiều và tối thứ Hai 28/10/2019. Tất cả đều được đưa lậu vào nước Đức.

Đầu tiên, trong cuộc kiểm tra tại bãi đậu xe “Am Heidenholz” trên đường cao tốc gần biên giới Đức – Séc, vào khoảng 16 giờ 50 phút cảnh sát đã bắt giữ một người đàn ông Ukraine lái chiếc xe Minivan mang biển số của Séc, chở 7 người Việt Nam (4 nam, 3 nữ). Hai thanh niên Việt Nam ngồi trong cốp xe, 5 người Việt Nam kia ngồi trên các băng ghế xe với tài xế người Ukraine (31 tuổi). Tất cả đều bị bắt giữ, chấm dứt chuyến đưa người lậu vào nước Đức.

Khoảng một giờ sau, một chiếc Ford Focus đã bị chặn bắt. “Trong xe ngoài tài xế người Hungary còn có thêm 5 người đàn ông Việt Nam mà không có giấy tờ cư trú. Người đàn ông lái xe 22 tuổi này cũng bị bắt tại chỗ”, phát ngôn viên của Cảnh sát Liên bang Đức cho biết.

Sau đó vào khoảng 11 giờ 45 phút tối cũng tại bãi đậu xe “Am Heidenholz”, cảnh sát đã kiểm tra giấy tờ của những người trong một chiếc xe VW, gồm một người đàn ông Ukraine 47 tuổi và 5 người Việt Nam. Những người này (2 nam và 3 nữ) không có giấy tờ tùy thân. Tài xế người Đông Âu này cũng bị bắt giữ cùng với 5 người Việt Nam.

Cảnh sát Liên bang Đức đang tập trung điều tra những người đứng đằng sau tổ chức các vụ đưa người lậu này. Hiện chưa rõ 3 vụ này có liên quan với nhau không.

https://baotiengdan.com/…/canh-sat-duc-bat-3-xe-dua-lau-17…/

Tâm Thức Sợ Hãi Của Đảng Cầm Quyền – Huy Phương

Tâm Thức Sợ Hãi Của Đảng Cầm Quyền – Huy Phương

Phiên tòa xử ông Michael Phương Minh Nguyễn 12 năm tù hôm 24 Tháng Sáu, 2019. (Hình: Getty Images)

Nói thẳng đảng này là đảng Cộng Sản đang đè đầu cưỡi cổ dân tộc Việt Nam, một chế độ được thành hình sau một cuộc thắng trận, chiếm được đất đai, lãnh thổ nhưng không chiếm được nhân tâm.

Khi không chiếm được nhân tâm, không thu phục được lòng người thì chế độ này luôn luôn đề cao, cảnh giác với ngay những người thua cuộc, đầu hàng và cả đám đông thầm lặng, chịu đựng nghịch cảnh không thay đổi được. Nỗi sợ hãi xuất hiện vì những mối đe dọa vô hình và hữu hình.

Đảng CSVN có dám đối xử công minh, không giam giữ nửa triệu người lính miền Nam, cho sĩ quan thua trận được giữ vũ khí cá nhân của mình, cho tất cả quân lính miền Nam được trở về quê quán làm ăn như văn kiện Appomattox của tướng miền Bắc Ulysses S. Grant dành cho quân thất trận miền Nam sau khi kết thúc trận nội chiến tại Hoa Kỳ hay không?

Cộng Sản Bắc Việt làm sao có được thái độ quân tử ấy!

Người ta sợ hãi vì người ta không có chính nghĩa. Người ta sợ hãi vì không thu phục được nhân tâm. Hàng nghìn trại tù với thép gai, trạm gác được dựng nên khắp nước, nơi thâm sơn cùng cốc, để đầy đọa, trả thù hằng trăm nghìn người lính, đảng phái và trí thức miền Nam. Họ sợ hãi gì với một người lính già, ốm yếu bệnh tật, thiếu ăn… để cầm tù, giam hãm họ đến 17 năm ròng rã, mà ngày ra tù, còn theo dõi, kiểm soát họ ngày đêm.

Vì sợ hãi nên chính quyền mới không dám dùng những nhân tài, đã được đào tạo qui mô trong nhiều năm tại miền Nam và từ các nước tự do, văn minh khác. Cộng Sản đã phế bỏ, xô đẩy bao nhiêu trí thức, chuyên viên ra chợ trời hay với các nghề tay chân lao lực bần cùng khác, xô đẩy họ ra biển cả, dìm họ xuống đại dương, vì xuất thân họ không có gốc gác ba đời bần cố nông hay vì số mệnh, sinh ra, lớn lên và được đào tạo tại miền Nam.

Sợ người sống còn là điều dễ hiểu, nhưng cộng sản còn sợ cả những người đã chết! Hàng chục nghìn tử sĩ VNCH trong nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa ngày trước, không còn khả năng đội mồ đứng dậy để cầm súng, mà vẫn bị bao vây với kẽm gai, bót gác như một nhà tù vĩ đại thực sự, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Một vị danh tướng miền Nam, Nguyễn Khoa Nam, sau khi thất trận đã tự sát, những gì còn để lại chỉ là nắm tro tràn còn lại trong một chiếc hũ sành, để trong ngôi chùa Già Lam, cũng bị công an làm áp lực phải mang đi chỗ khác. Một quân đội cuồng tín, khoe khoang trang bị vũ khí tận răng, với xe tăng, hỏa tiễn, thì sợ gì với một nắm tro tàn của một người lính thất trận?

Cộng sản dị ứng, lo sợ với cả một lá cờ, một chiếc áo, xem như là những bóng ma ám ảnh, làm mất ăn mất ngủ.

Người ta nói những người yếu bóng vía, nhất là những kẻ thủ ác, thường sợ những “hồn ma bóng quế!” Đó là những gì được đặt tên là “thế lực thù địch,” “gián điệp quốc tế,” “âm mưu lật đổ chính quyền…”

Nhóm Nhân Văn Giai Phẩm bị kết án là “hàng ngũ phản động,” bị quy kết là “gián điệp quốc tế.”

Mới đây, ông Nguyễn Phương Minh, người Mỹ gốc Việt, bị tuyên 12 năm tù vì bị cáo buộc tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” ông bị bắt ở tỉnh Đồng Nai hồi tháng 7 năm ngoái, khi từ Đà Nẵng về Sài Gòn, “có mang theo trong người $1,200 và 1 triệu đồng VN, cùng một số quần áo.” Ông Trương Hữu Lộc thuê 2 taxi để chở bánh mì và nước uống đến hỗ trợ cho đồng bào biểu tình chống Dự luật Đặc khu đã bị bắt vào ngày 10 Tháng Sáu, 2018 và bị đảng CSVN kết án 8 năm tù.

Vì sợ hãi, Cộng Sản luôn luôn cảnh giác với “thù trong – giặc ngoài.” Lịch sử sông nước của chúng ta là một lịch sử trường kỳ chống ngoại xâm Tàu phương Bắc, do vậy thời VNCH các chiến hạm Hải Quân đều được đặt tên các danh tướng, địa danh hay trận chiến như Bạch Đằng, Chi Lăng, Vạn Kiếp hay Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải… những cái tên có thể gây dị ứng hay làm mếch lòng “ông chủ” lớn.

Đảng Cộng Sản Việt Nam không có được cái dũng khí ấy!

Cộng Sản Hà Nội sợ hãi ân nhân là Cộng Sản Bắc Kinh, nên ngày nay những ai chống Trung Cộng đều được liệt vào thành phần chống đảng, chống chính phủ, chống nhân dân.

Câu chuyện sợ làm cho chúng ta nhớ đến Việt Khang. Không giăng biểu ngữ, không súng đạn, không xuống đường, không hô hào, chỉ với một bài hát, đã làm cho nhà cầm quyền Việt Nam phải kiêng nể.

Có một thời đại nào trong lịch sử Việt Nam, tồi tệ và hèn hạ như hôm nay, khi mà một câu hát chống Tàu xâm lược, lại làm cho chính quyền lo sợ, bắt bớ, trù dập tác giả như trường hợp của Việt Khang?

Đảng Cộng Sản Việt Nam sợ hãi cả khi gọi tên một quốc gia.

Trên thế giới ai cũng gọi hai nước Đại Hàn là Bắc và Nam Hàn, như trước đây thế giới đã từng gọi Bắc và Nam Việt Nam, hay Đông Đức và Tây Đức, nhưng vì sao đảng CSVN lại đồng loạt trên báo chí, truyền thanh và các văn bản ngoại giao, đã đổi tên hai nước, Bắc Hàn thành Triều Tiên, và Nam Hàn là Hàn Quốc? Thực ra thì Nam và Bắc đều là Hàn Quốc, Bắc và Nam đều là Triều Tiên, đó là một cái tên gọi chung.

Đảng CSVN đổi tên hai nước Nam và Bắc Hàn hay Nam và Bắc Triều Tiên là vì chúng sợ khi nói đến hai tiếng Bắc Nam. Đặt lên bàn cân các thể chế Nam-Bắc Triều Tiên, Nam-Bắc Việt Nam, hay cả Đông-Tây Đức, người ta ai cũng thấy một bên là Cộng Sản độc tài, nghèo đói, lạc hậu, một bên là tư bản tự do, no ấm và thịnh vượng, nhất hoàn cảnh ngày nay của hai nước Bắc, Nam Triều Tiên. Nếu gọi tên nước là Nam hay Bắc Hàn, dân chúng sẽ liên tưởng đến hai miền Nam và Bắc Việt Nam ngày trước.

Từ Đông sang Tây, chế độ độc tài nào cũng sợ dân nổi dậy, chế độ độc tài nào cũng có nhiều nhà tù và lực lượng công an, cảnh sát hùng hậu để bảo vệ chế độ và trấn áp quần chúng. Vậy chúng ta cần làm những gì mà chế độ trong nước đang lo sợ.

Huy Phương

Giáp mặt “Người Rơm”

Phan Thị Hồng is with Hoang Le Thanh and Kieu Loan.

@Christine Nguyen

“Thuế thân” và “đi trồng cỏ”

Sau gần 10 năm không viết về đề tài “Vượt biên và lao động bất hợp pháp (BHP) của người dân Việt tại nước Anh”, vì tinh thần bị ám ảnh bởi bao nỗi cam chịu khủng khiếp của người di dân Việt.

Mới đây, ngày 27/10/2019, tác giả @Christine Nguyen nhắc lại đề tài này trên FB của tác giả như một lời cảnh báo: Đừng đánh đổi tương lai mơ hồ bằng sinh mạng và nhà tù !

Xin giới thiệu cùng các bạn.

*

Sau chiến dịch đóng cửa rừng Calais, các công ty tuyển dụng lao động một cách hợp pháp và thường xuyên sang các nước châu Âu xuất hiện ngày càng nhiều và hoạt động mạnh ở Việt Nam. Những tưởng thực trạng “người rơm” đã giảm mạnh và gần như không ai còn tìm kiếm cuộc mưu sinh bằng con đường đầy mạo hiểm với tương lai bất định, trắc trở ấy nữa.

Nhưng hình như không phải thế. Vụ 39 nạn nhân xấu số thiệt mạng trong xe chở containner đông lạnh vì tìm đường vượt biển sang Anh chỉ là con số nhỏ của tảng băng chìm. Và thị trường lao động bất hợp pháp ở Anh dường như luôn đầy ma lực.

Bài báo và bộ ảnh dưới đây được thực hiện đúng 10 năm trước trong những chuyến thâm nhập thực tế để hiểu phần nào về thân phận “người rơm”.

Những khuôn mặt trong bộ ảnh này, 10 năm đã trôi qua, bây giờ số phận họ ra sao, ai thành đạt, ai thất bại, ai còn ai mất?

Giáp mặt ‘Người Rơm’
Christine Nguyễn

Một buổi chiều cuối tháng 10 chúng tôi đến rừng Grande Synth, cách thị trấn Téteghem bắc nước Pháp khoảng 10 km.

Men theo con đường mòn bé tí quanh co chìm sâu trong rừng và ngập sũng bùn đen, ít phút chúng tôi gặp được nhóm khoảng 10 “người rơm” đầu tiên.

Cần nói rõ, Grande Synthe chỉ là một trong số những khu rừng có người Việt nhập cư lậu ẩn nấp quanh cảng Calais chờ cơ hội đi lậu sang nước Anh.

Một người đầu tiên tôi bắt chuyện là một phụ nữ trên 30 tuổi, nói giọng Quảng Ninh, người đã “nhảy bãi” đến lần thứ sáu vẫn chưa thành công.

Theo lời kể, chị đã sống ở Praha gần 4 năm, sau đấy do việc làm ăn ngày càng khó khăn, chị quyết định gửi đứa con gái 6 tuổi về Việt Nam cho ông bà và đi chui đến Anh vì nghe nói “ở đấy dễ kiếm tiền hơn”.

Khi hỏi đến giấy tờ tùy thân và ảnh của con gái thì chị trả lời thật gọn: “Em xé bỏ hết trước khi đi rồi”.

Câu trả lời này là “nhất quán” ở mọi người đi lậu: không giấy tờ, không hình ảnh, không bất cứ một bằng chứng nào về xuất xứ nhân thân của mình. Cũng vì thế mà họ được gọi bằng một cái tên rất ấn tượng: “người rơm”.

“Các anh thanh niên ở đây cả tháng mới may ra được tắm một lần. Còn em là phụ nữ nên mỗi tối đều phải nấu nước để rửa ráy, nhưng cũng không nhiều. Ai cũng bị bệnh ngoài da hết chị ạ,” chị nói.

Chị cho biết việc ăn uống chủ yếu là nhờ vào thực phẩm cứu trợ nhân đạo do dân bản xứ và một số nhóm hoạt động từ thiện mang đến.

‘Sổ đỏ’

Được biết mặc dù chính phủ Pháp đã có lệnh giải tỏa trắng để kết thúc nạn di dân lậu tập trung ở các cánh rừng xung quanh cảng Calais chờ trốn sang Anh, nhưng các hoạt động cứu trợ nhân đạo tại các địa phương vẫn được tiến hành, thậm chí có nơi còn khá quy mô.

Chia tay với nhóm người rơm này, chúng tôi tiếp tục len lỏi theo một đường mòn và gặp một nhóm nhỏ người rơm khác.

Người đàn ông gốc Thanh Hóa khoảng gần 60 tuổi đang ngồi hong chân bên một bếp lửa dã chiến. Chứng thấp khớp làm các khớp xương chân trái của ông sưng tấy vì thời tiết khắc nghiệt của rừng ôn đới vào đông. Tôi hỏi ông có thuốc men gì không, ông đưa cho tôi xem các loại thuốc giảm đau của hội từ thiện phát cho.

Khuôn mặt ông đầy vẻ căng thẳng, lo lắng vì thời gian ở rừng đã lâu, nhảy bãi nhiều lần mà vẫn không thành công.

Tôi đùa “nhảy bãi mãi thì cũng sẽ có lần thành công, lo gì”. Ông thể hiện ngay sự bực tức với người không hiểu chuyện và cho biết để có tiền đóng cho chuyến đi này ông đã phải thế chấp 5 cái “sổ đỏ” cho ngân hàng và hạn kỳ để chuộc lại sổ đã gần kề.

Ông đồng ý cho tôi chụp ảnh, nhưng khi tôi hỏi có muốn tôi giúp gửi những tấm ảnh này về nhà ở Việt Nam không thì ông bật khóc và giải thích rằng không muốn cho hai người con gái, 11 tuổi và 20 tuổi thấy cuộc sống thê thảm hiện tại của ông vì sợ “chúng nó không chịu đựng nổi”.

‘Suýt chết đói’

Chúng tôi tiến sâu hơn nữa vào rừng với đường đi ngày càng lắt léo hơn.

Mười phút sau, một nhóm lán trại hiện ra giữa rừng sâu. Khoảng gần 30 người rơm mới đến trú chân tại đây vừa được 3 ngày.

Đa phần là người Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, một số ít là người Đắc Lắc, Quảng Ninh.

Một thanh niên ở Đắc Lắc với khuôn mặt hốc hác, đôi mắt trũng sâu cho tôi biết hành trình nhảy xe đi đường bộ từ Nga sang đến đây anh suýt chết đói dọc đường mấy lần.

Mấy người trong nhóm nói rằng có một nhóm người rơm nữa đóng lán trại không xa chỗ họ bao nhiêu, “nhưng họ xấu lắm, không chơi được”, anh thanh niên Đắc Lắc nói.

Được biết có rất nhiều nhóm người trong khu rừng Grande Synthe này hoạt động biệt lập nhau, theo lối “nước sông không phạm nước giếng”.

Đa số họ đi đường hàng không sang Nga, một số khác đi sang Trung Quốc để sau đấy sang Nga, và từ Nga họ bắt đầu thân phận “người rơm”, không giấy tờ tùy thân, sử dụng đường bộ bằng mọi cách tập kết đến các khu rừng xung quanh cảng Calais tìm cơ hội đi chui sang Anh quốc.

Tất cả họ, liều chết sang Anh với một niềm tin tuyệt đối là chỉ sau 2, 3 tháng làm việc ở Anh, họ có thể chuộc được các sổ đỏ đang thế chấp ở ngân hàng, hoặc trả hết nợ nần vay mượn và sau đấy là một cơ hội “đổi đời” to tát sẽ đến với gia đình họ, thậm chí là cả dòng họ của họ.

‘Thuế thân’

Một phụ nữ người Nghệ An ở tuổi 50 khi được tôi cho biết thu nhập của một cư dân hợp pháp không trình độ làm nghề giữ trẻ hoặc trông nom người già trung bình khoảng 1 nghìn euro một tháng đã buộc miệng kêu lên “Sao ít thế?”

Chị cho biết là được hứa hẹn sang đến đấy sẽ có công việc, với thu nhập “5 nghìn euro mỗi tháng và còn được bao ăn ở!”

Thế nhưng khi được hỏi cụ thể họ sẽ làm những công việc gì, đa phần là những câu trả lời quanh co như đi giữ trẻ, làm nhà hàng, …

Chỉ có một số ít hoặc “bạo miệng”, hoặc đang quá bi quan trước thực tế gần như không lối thoát thì nói thẳng là “đi trồng cỏ.”

Có lẽ tôi tạm kết thúc chuyện về những người rơm ở đây bằng một câu chuyện kể của một phụ nữ Nghệ An khác.

Bằng một giọng nói vô hồn, người phụ nữ này cho biết đã phải đóng “thuế thân” dọc đường cho nhiều gã, Việt có, gốc Ảrập có vì “nếu không như thế, mình sẽ không được đi tiếp”.

Phải chăng đấy là một trong những cái giá phải trả cho thân phận “người rơm” với giấc mộng đổi đời?

*

Nguồn tin và ảnh: Christine Nguyên
https://m.facebook.com/killershark.france/posts/10212420504667439

Image may contain: one or more people, people sitting and outdoor
Image may contain: 5 people, people smiling, people standing
Image may contain: food
Image may contain: outdoor
No photo description available.

Phẩm giá con người

Nhưng sự thương tiếc không có nghĩa là biện hộ, càng không phải là chấp nhận cái sai.

Sau năm 1975, từ điển của thế giới đã tạo ra một từ mới “thuyền nhân” (boat people) để gọi những người Việt Nam vượt biển liều chết trốn ra nước ngoài. Hôm nay, đã có người dùng từ “thùng nhân” để gọi những di dân trái phép từ Việt Nam, những người đã chui vào thùng xe tải để tránh bị phát hiện trong hành trình đi sang nước Anh.

Trong khi những thuyền nhân năm xưa “biết chết mà vẫn đi” thì nay, hoàn cảnh éo le này không còn áp dụng cho những “thùng nhân” hiện đại. Quan sát phỏng vấn trên truyền thông, gia đình của những người trẻ này không phải nghèo đói đến mức “nếu không đi thì chết” nữa, nhưng vì sao họ vẫn đi để rồi phải chịu cái chết đau đớn và tức tưởi như thế này?

Nhiều người cho rằng phải có một sự phẫn uất, tù túng và bất lực ghê gớm nào, đến mức mà những thanh niên tươi trẻ, tràn đầy sức sống này mới phải liều mạng tha hương nơi xứ người? Nhưng chúng ta cần nhìn vào sự thật rằng với họ, và với hàng trăm, hàng nghìn gia đình Việt Nam khác, chuyến xe “đi chui” sang Anh đó không phải là một lựa chọn liều mạng. Từ trước sự kiện 39 người chết, chỉ có duy nhất một vụ xe đông lạnh chở di dân lậu Trung Quốc bị phát hiện tử vong khi sang Anh vào năm 2000. Từ đó đến nay, có biết bao nhiêu container đi qua hải quan mà không bị phát hiện, bao nhiêu thanh niên Việt Nam đã “chui thùng” an toàn sang Anh? Bao nhiêu người đang “trồng cỏ”, hành nghề mại dâm hay bị bóc lột trong các tiệm nail ở khắp nước Anh? Bao nhiêu người đang gửi hàng tỷ đồng tiền ngoại hối từ những công việc bất chính nơi xứ người về cho gia đình, trong con mắt ngưỡng mộ của hàng xóm, để rồi cả đám thanh niên, lại lũ lượt dắt díu nhau trốn lậu sang xứ người?

Bởi nhu cầu khổng lồ đó, cả một ngành công nghiệp đưa người lậu sang Anh trị giá hàng chục tỷ USD đã hình thành và được vận hành tinh vi. Đây là con đường đã được đảm bảo “an toàn” bởi những đầu nậu có thể chính là những người Việt Nam đã trốn đi trót lọt. Lời kể của những gia đình tang tóc này cho thấy rõ rằng việc đi trốn sang Anh ở khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh là một việc làm có tổ chức và thường xuyên được thực hiện, nhưng cái chết của con cái họ lại là một cú sốc không ai ngờ tới. Không, họ không hề “liều chết” để đi tìm sinh kế, mà họ ra đi để tìm một con đường làm giàu dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, một con đường mà họ không thể tìm thấy ở quê hương.

Nhưng cho dù mưu cầu giàu sang là một quyền tự do cá nhân và chính đáng, thì quyền ấy không cho phép chà đạp lên tự do, pháp luật, tài sản, tính mạng và nhân phẩm của những người khác, những quốc gia khác. Lựa chọn “đi lậu” sang nước ngoài, tức là lựa chọn một hành vi phạm pháp, lựa chọn tước đoạt đi vị trí chính đáng của những di dân hợp pháp, những người đang xếp hàng chờ để được đến lượt; lựa chọn khiến cho các nước khác ngày càng siết chặt kiểm soát người Việt ở những chốt nhập cảnh; lựa chọn khiến dân tộc ta ngày càng thấp kém và tự ti trước thế giới; lựa chọn trước khả năng phải phạm tội, gây tổn hại đến những người vô tội ở nước khác để phục vụ mục đích làm giàu.

Không thân phận, phải trốn tránh cảnh sát, những thanh niên thậm chí không hiểu tiếng Anh này sẽ làm gì ở nước ngoài? Một số người trở thành nạn nhân của nô lệ lao động, làm việc quần quật trong các tiệm nail và quán ăn, không dám lên tiếng vì sợ bị tố giác. Muốn kiếm tiền nhanh để trả nợ, nhiều người sẵn sàng tham gia trồng cần sa trong các trang trại của các băng đảng tội phạm, hay trở thành gái mại dâm. Vô ý hay cố ý, họ đã đã lựa chọn những đồng tiền tội lỗi, bất chấp phẩm giá ngày càng chìm dưới bùn đen rồi một ngày chính họ lại trở về quê “tuyển quân” cho các trang trại cần sa để bắt đầu một vòng tuần hoàn mới.

Điều gì đẩy họ đến lựa chọn này? Bởi vì những thanh niên này không có lý niệm rằng đây là một việc làm sai trái. Bởi vì một xã hội kim tiền của chúng ta đã khiến mọi cá nhân sôi sục, bất chấp chạy theo tiền tài và danh vọng. Khối tài sản của những người giàu nhất, chứ không phải triết lý và tâm thức của ông ta, mới là những người được trọng vọng nhất. Các cô cậu công tử, tiểu thư “rich kids” là đối tượng mà giới trẻ trầm trồ nhất; những nhà lầu, xe hơi, đồ hiệu chiếm trọn không gian thảo luận của quốc gia.

Chưa bao giờ phẩm giá con người Việt Nam lại trở thành thứ đồ rẻ rúng như ngày nay. “Giấy rách phải giữ lấy lề”, “đói cho sạch, rách cho thơm”, lời răn của tổ tiên bây giờ nghe lạc lõng và chỉ còn nhắc đến trong những câu chuyện cổ tích. Phải trái, đúng sai đều nằm dưới đồng tiền. Bao nhiêu trong số hàng trăm, hàng nghìn gia đình có con trốn lậu ở nước ngoài ra sức can ngăn chúng, hay đơn giản là từ chối giúp con vay tiền khi chúng bất chấp pháp luật đi trốn sang nước khác? Bao nhiêu người đặt nhân phẩm lên trên những khoản tiền bạc tỷ mà con gửi về, kiếm được nhờ phạm pháp ở nước bạn? Có bao nhiêu người ban đầu thì tỏ ra thương xót những con người “dại dột”, nhưng khi biết được họ có thể kiếm được hàng trăm triệu một tháng nhờ “trồng cỏ” thì lại thốt lên “nhiều tiền vậy thì đi được tôi cũng đi”?

Nhân nào quả nấy. Sự việc 39 người trong đó có nhiều người Việt tử nạn trên đường trốn lậu sang Anh là một cảnh báo mà không ai có thể làm ngơ trước vận mạng chung của cả dân tộc.

Có quá nhiều thứ mà một người có thể nghĩ ra để chỉ vào đổi lỗi cho sự tha hóa của cả một xã hội. Nhưng không ai trong chúng ta là vô can, bởi ta dù vô ý hay cố ý tạo ra cái xã hội thượng tôn tiền bạc và vật chất, phá phăng những lý niệm đúng sai, phải trái này.

Nhưng nếu bi kịch này là sản phẩm của cả một xã hội, thì ta có thể làm gì ngoài than vãn và chỉ trích?

Hãy thử bắt đầu từ việc nhỏ nhất: Biết sai thì không làm.

Chuyện tờ báo nọ công bố Việt Nam là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới là đáng cười hơn đáng vui. Trong cuộc khủng hoảng nhân phẩm, ta cảm thấy hạnh phúc có lẽ vì ta dễ dãi, vì ta tự ti và tự cao chứ không biết tự tôn; vì ta hạ thấp tiêu chuẩn của chính phẩm giá con người của mình. Để thực sự hạnh phúc, chúng ta, với tư cách là cá nhân phải chuộc tội với nhân phẩm của mình.

Chúng ta biết mình hèn nhát, tham lam, ích kỷ, và yếu đuối. Phần đông trong chúng ta không bao giờ có thể thay đổi cả xã hội, nhưng hầu như ai cũng có thể thay đổi bản thân, bắt đầu bằng việc “đừng đồng lõa với cái xấu”. Mỗi người trong chúng ta, thay vì chờ đợi và đổ lỗi, hãy từ từ gột rửa sạch tâm linh của mình bằng phán xét của lương tri.

Giống như nhà tâm lý học nổi tiếng hiện nay Jordan Peterson đã khuyên những người trẻ đang lạc lõng, chúng ta cần sống sao cho sự tồn tại của ta khiến thế giới tiến gần tới thiên đường hơn là địa ngục. Và giống như cái ác, cái thiện cũng sẽ gieo vào lòng người những mầm mống dễ lây lan. Đó là một trách nhiệm to lớn, nó sẽ không dễ dàng, nhưng khi đủ mạnh mẽ, chúng ta sẽ đủ dũng cảm để vươn tới ánh mặt trời dù chân ta vẫn đứng dưới bùn đen. Khi đủ mạnh mẽ, chúng ta có thể nhìn thẳng vào thế hệ tiếp theo mà nhắc lại những lời răn của tiền nhân.

Và bởi thế hệ tiếp theo sẽ nhìn vào chúng ta để đối chiếu, ta phải sống để một ngày nào đó, nếu con cháu của chúng ta phải đứng trước hai lựa chọn, một dễ dàng nhưng tội lỗi, một khó khăn nhưng trọn vẹn phẩm giá thì chúng sẽ biết cần phải tiến về bên nào.

Trọng Đạt

About this website

 

M.TRITHUCVN.NET
Không ai có thể tưởng tượng được những đau đớn, tủi nhục và kinh hoảng mà 39 nạn nhân đã phải trải qua trong thùng xe tải lạnh

Cái chết đến gần của một quốc gia…

formosa boi thuong 500 trieu usd
Thảm hoạ Formosa được cho là 1 trong những nguyên nhân khiến lực lượng lao động tại Nghệ An – Hà Tĩnh bỏ xứ đi tìm việc tăng đột biến

Ở thời mà đất nước chứng kiến giai đoạn “bình yên” có thể nói là lâu dài nhất kể từ thế kỷ 20 đến nay, những giọt nước mắt ly hương vẫn chưa cạn. Nếu không kể những người giàu có đi “tỵ nạn” để mong tương lai con cái tốt hơn, và thành phần quan chức tham nhũng cuốn gói trốn chạy, thì nhóm đối tượng với tỷ lệ đáng kể tìm mọi cách để đi khỏi quê hương lại chính là những người nghèo hoặc cực nghèo. Vừa nghèo vừa ít học. Nhiều trường hợp được khảo sát chi tiết cho thấy họ không còn bất kỳ chọn lựa nào khác là phải đi. Đi với hy vọng đổi đời, qua con đường buôn lậu người, với cái giá không hề rẻ.

Chưa có thống kê chính xác số người Việt bị đẩy vào các đường dây buôn người trên con đường di trú bất hợp pháp nhưng ghi nhận mới của Salvation Army, nơi tiếp xúc trực tiếp các nạn nhân, cho thấy rằng, tỷ lệ người Việt được nhắc đến đối với Salvation Army từ tháng 7-2018 đến tháng 7-2019 là nhiều hơn bất kỳ quốc tịch nào khác. Trong thời gian nói trên, Salvation Army đã làm việc với 209 người đến từ Việt Nam, tăng 248% so với số nạn nhân trước đó 5 năm. Tổ chức từ thiện ECPAT (End Child Prostitution and Trafficking) cũng cho biết có một sự tăng vọt số nạn nhân người Việt, từ 135 người năm 2012 lên 704 người năm 2018 (The Guardian 25-10-2019).

Việt Nam cũng “duy trì” “vị trí” như một trong những “quốc gia nguồn” về nạn nô lệ thời hiện đại tại Anh. Ít nhất 3.187 nạn nhân Việt Nam đã được ghi nhận tại Anh kể từ năm 2009 đến nay. Khoảng 362 nạn nhân trẻ em Việt Nam (được đưa đến bằng đường dây buôn lậu người) đã được phát hiện tại Anh năm 2017, tăng hơn 1/3 so với năm 2016 (Reuters 6-3-2019). “Nạn nhân trẻ em” – chi tiết này cho thấy có không ít người hoặc đã mang theo cả con mình trên con đường di trú lậu hoặc chấp nhận để con mình ra đi không chỉ để cứu chính nó mà còn mang lại sự sống cho những người còn ở lại quê nhà.

Nghèo không là nguyên nhân lớn nhất và duy nhất khiến nhiều người dân tại các vùng “chó ăn đá, gà ăn sỏi” thuộc các tỉnh cực nghèo như Hà Tĩnh hoặc Quảng Bình phải đi. Thế giới có nhiều nước nghèo. Châu Á có nhiều quốc gia nghèo. Ấn Độ có nhiều bang cực nghèo. Một nước nghèo như Philippines hẳn nhiên cũng có nhiều người “thiếu hiểu biết” đối diện nguy cơ trở thành nạn nhân bị dụ dỗ. Tuy nhiên, Việt Nam – quốc gia được đánh giá “liên tục thoát nghèo” – lại phải chứng kiến tình trạng di cư lậu ngày càng tăng. Họ đi khắp nơi, từ Ukraine đến Đức, từ Pháp đến Ba Lan, từ Anh đến Mỹ, từ Philippines đến Thái Lan…

Báo cáo Precarious Journeys: Mapping Vulnerabilities of Victims of Trafficking from Vietnam to Europe dài 135 trang, do Anti-Slavery International, ECPAT UK và Pacific Links Foundation thực hiện (công bố thượng tuần tháng 3-2019), đã không những thuật chi tiết liên quan các đường dây buôn lậu người mà còn cho thấy tại sao một số người nghèo Việt Nam chọn con đường nghiệt ngã và đau đớn khi rời quê hương. Kinh tế, chính trị, môi trường và văn hóa, tất cả đều trở thành những yếu tố có liên kết với nhau, tạo nên bức tranh phức tạp vẽ lên diện mạo những người ra đi.

Nó đồng thời tạo nên sự tương đồng với một bức tranh khác cũng xảy ra với người dân ở một nước mà Việt Nam theo đuổi mô hình chính trị lẫn kinh tế gần tương tự là Trung Quốc. Dường như sự “thiếu hiểu biết” và “ngây thơ tin vào sự đổi đời bằng cách đi khỏi đất nước” của người Việt không giống người dân quốc gia nào khác ngoài Trung Quốc? Các tổ chức buôn người dĩ nhiên đáng lên án nhưng tại sao chúng thường nhắm vào người dân Việt Nam và Trung Quốc hơn là dân các nước khác? Chúng tìm thấy ở các “đối tượng” này có điểm gì chung?…

Đừng lấy sự “thiếu hiểu biết” của người dân để biện minh như là lý do hàng đầu khiến họ trở thành nạn nhân của các tổ chức buôn người. Hãy tìm cách trả lời thật chính xác vì sao họ thiếu hiểu biết, nguyên nhân nào khiến họ thiếu hiểu biết, và làm thế nào để chặn đứng những cuộc ra đi khi không thể mang lại công ăn việc làm cho những người khốn cùng này. Không thể xem kiều hối là nguồn tiền đóng góp cho kinh tế quốc gia khi cùng lúc không quan tâm mồ hôi nước mắt của những người gửi tiền về. Không có thái độ nào vô lương tâm bằng việc khước từ trách nhiệm và đổ hết lỗi lên đầu người dân, đặc biệt người nghèo. Điều đó chẳng khác gì như muốn dội lên đầu người nghèo một gáo nước lạnh: “Mày ngu thì mày chết. Không phải lỗi của tao!”.

Với một số địa phương, nghèo thôi chưa đủ. Cuộc sống vốn dĩ khốn khổ của họ còn bị giáng thêm một cú khiến thêm khánh kiệt: ô nhiễm môi trường. Các cuộc ra đi liên tiếp của dân Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Hải Phòng… không phải mới đây. Hiện tượng này đã xảy ra từ nhiều thập niên trước. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng đột ngột số nạn nhân có nguyên quán Hà Tĩnh, như được ghi nhận của Mimi Vu – chuyên gia hàng đầu về tình trạng buôn người Việt (khi cô quan sát các trại tỵ nạn tại Bắc nước Pháp vào giữa tháng 10-2019) – cho thấy thêm, cuộc khủng hoảng môi trường đã đẩy nhanh tốc độ “chạy trốn” của người dân những khu vực này.

Chính phủ Việt Nam thừa nhận vụ ô nhiễm Formosa làm chết ít nhất 115 tấn cá, phá hủy 200 hecta san hô, gây ảnh hưởng cuộc sống 200.000 người trong đó có 41.000 ngư dân. Và chính phủ cũng đã “nỗ lực khắc phục”. Hai năm sau vụ Formosa, báo Chính Phủ (17-5-2018) cho biết:

“Thực hiện chính sách hỗ trợ khẩn cấp cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường…, 19.335,374 tấn gạo đã được cấp cho 214.840 người thuộc các hộ gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự cố môi trường biển với mức 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian 6 tháng…; hỗ trợ khẩn cấp 101,36 tỷ đồng để người dân mua giống, sửa chữa tàu, thuyền…; hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng…, hỗ trợ 70% giá trị hàng hải sản tiêu hủy… Tính đến ngày 10-5-2018, tổng kinh phí các tỉnh đã phê duyệt để chi trả bồi thường thiệt hại là 6.490,2 tỷ đồng (Hà Tĩnh: 1.748,1 tỷ đồng; Quảng Bình: 2.759 tỷ; Quảng Trị: 1.017,1 tỷ; Thừa Thiên-Huế: 966 tỷ). Đến nay đã chi trả 6.403 tỷ cho người dân, tương đương 98,7% so với số tiền đã phê duyệt…; Quỹ quốc gia về việc làm đã cho 2.384 dự án vay vốn tạo công ăn việc làm cho 3.279 người lao động…”.

Tuy nhiên, việc “khắc phục hậu quả” dường như không giải quyết tận cùng vấn đề. Nó không làm lu mờ một thực tế khác. Báo cáo “Precarious Journeys” cho biết, từ tháng 12-2016 đến tháng 5-2018 – gần bằng thời gian mà chính quyền “khắc phục sự cố” – số di dân bất hợp pháp gốc từ Hà Tĩnh nhập vào Anh đã tăng đột ngột. Cũng cần nhắc lại, ba tháng trước bài báo Chính Phủ, chính quyền đã xử Hoàng Bình, một trong những nhà hoạt động lên tiếng mạnh mẽ vụ khủng hoảng Formosa, với bản án 14 năm tù. Không phải tự nhiên mà yếu tố “tự do bị hạn chế” (“limited freedoms”) đã được “Precarious Journeys” đề cập như một trong những lý do khiến không ít người Việt ra đi. Ngay thời điểm hiện tại, có không ít người Việt, chưa được cơ quan hoặc tổ chức nào ghi nhận con số chính xác, đang trốn tại Thái Lan và Philippines như những nạn nhân tỵ nạn chính trị.

Bất luận thành phần ra đi là ai và đi bằng cách gì, hiện tượng rời bỏ quê hương, “chết cũng đi”, chưa hề dừng lại sau gần nửa thế kỷ “đất nước thống nhất”, cho thấy một điều không thể phủ nhận: chính quyền đang cai trị là một chính quyền thất bại. Để duy trì chế độ, nhà cầm quyền đã phải trả cái giá quá đắt, khi họ “thành công” trong việc áp đặt chính sách giáo dục nhồi sọ nhưng phải lãnh hậu quả và khiến người dân cùng lãnh hậu quả là đất nước ngày càng thiếu hụt nhân tài; khi họ “thành công” trong chính sách xóa đói giảm nghèo nhưng cùng lúc đẩy sự bất công lên đến mức không thể kinh khủng hơn; khi họ “thành công” trong “định hướng” kinh tế và kêu gọi đầu tư nhưng họ thờ ơ hoặc bất lực trong chính sách kiểm soát môi trường; khi họ “thành công” dựng nên những đô thị lộng lẫy nhưng thất bại trong việc ngăn chặn những cái chết tức tưởi của những người tận cùng dưới đáy xã hội; khi họ “thành công” tạo ra được một nhóm thiểu số trung thành nhưng thất bại tuyệt đối trong việc xây dựng niềm tin đối với đa số người dân…

Tương lai nào cho đất nước? Không ai có thể hình dung. Không thể hình dung tương lai một quốc gia cũng như nó sẽ sống và phát triển như thế nào, khi nó dường như đang chết, khi niềm tin dành cho đất nước đã chết.

Mạnh Kim

 

M.TRITHUCVN.NET
Vì sao không nội chiến tang thương, không cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng nào khiến cả nước bị đói, không bị đe dọa thường trực bởi khủng bố…, vậy mà người ta phải…

THẦY ƠI, ĐIỀU THẦY DẠY CHÚNG EM LÀ SAI HAY SAO?

No photo description available.
8 SÀI GÒN

THẦY ƠI, ĐIỀU THẦY DẠY CHÚNG EM LÀ SAI HAY SAO?

Nhớ hồi học đại học Sư Phạm, thầy giáo dạy chúng tôi rằng tính cách người Tô Cách Lan là keo kiệt, người Pháp là hào hoa, người Đức là kỷ luật, người Mỹ là thực dụng, người Anh là lạnh lùng thế nên mới có thành ngữ phớt tỉnh Ăng Lê. Khi nghe tin 39 người chết, người Anh đến trước văn phòng bộ nội vụ thắp nến và cầu nguyện. Trong 1 trận đá banh, vào phút thứ 39, các cầu thủ dừng chơi để mọi người cùng tưởng niệm về 39 người không cùng chủng tộc, không cùng màu da đã chết hết sức bi thương. Khi xe container chở thi thể 39 nạn nhân chạy trên đường phố, các cảnh sát đã cúi đầu chia buồn. Các nhà báo Anh quốc tự nguyện sang tận Nghệ Tĩnh tìm đến thân nhân người chết để giúp làm thủ tục. Bộ trưởng bộ nội vụ, thủ tướng Anh đã mang hoa và viết lời chia buồn, bày tỏ lòng căm thù và quyết tâm truy tìm tội phạm. Những điều đó chứng tỏ rằng người Anh không phớt tỉnh. Thầy ơi, vậy điều thầy dạy chúng em là sai hay sao?

Nhớ hồi học đại học sư phạm, thầy giáo dạy chúng tôi rằng Mỹ và các nước tư bản là xứ giãy chết còn Việt Nam ta là thiên đường xhcn. Việc 120 du khách Việt trốn ở Đài Loan, rồi 9 người đi nhờ chuyên cơ của chủ tịch quốc hội ở lại Hàn quốc, sau đó ông Nguyễn Hạnh Phúc, phát ngôn viên quốc hội nói rằng: “lần sau không cho đi nhờ chuyên cơ nữa!“, và giờ 39 người nhập cư lậu bị chết thảm. Ủa sao người của xứ thiên đường cứ tìm đến nơi giãy chết để sống, để làm việc, thậm chí để chết nữa. Là sao vậy? Thầy ơi, vậy điều thầy dạy chúng em là sai hay sao?

Nhớ hồi học đại học sư phạm, thầy giáo dạy chúng tôi rằng cần phải xây dựng và phấn đấu để trở thành con người mới xhcn. Kiều Trinh, con gái ông tổng giám đốc đài VTV, được biết chức này tương đương hàm thứ trưởng, cô ấy ăn cắp 2 lần ở Anh và Thụy Điển, nhờ vào chức vụ của ba cô mà cô được về nước với căn bệnh tâm thần. Con người mới xhcn đó ư? Người Việt ăn cắp ở Nhật nhiều đến nỗi ở các trạm phương tiện đi lại công cộng đều có treo biển: “Ăn Cắp là Phạm Luật” bằng tiếng Việt. Người Việt tham lam hay tham ăn đến nỗi ở Thái Lan, trong các quầy buffet có treo biển:”Chỉ lấy thức ăn vừa đủ, ăn không hết sẽ bị phạt” bằng tiếng Việt. Ui chao là nhục quốc thể. Con người mới xhcn đó ư? Thầy ơi, vậy điều thầy dạy chúng em là sai hay sao?

Nhớ hồi học đại học sư phạm, thầy giáo dạy chúng tôi rằng Cán Bộ Là Người Đầy Tớ Trung Thành Của Nhân Dân. Sao bây giờ đầy tớ ai cũng giàu, ai cũng nhà lầu xe hơi, tiêu xài như nước, ốm đau ra nước ngoài trị bệnh, ở trong nước thì có ủy ban chăm sóc sức khỏe cán bộ cao cấp. Người dân đau thì nằm la liệt ở gầm giường, ở hành lang bệnh viện, nhiều người phải xếp hàng xin cơm từ thiện, có người phải bán máu để lo chi phí. Thầy ơi, vậy điều thầy dạy chúng em là sai hay sao?

Nhớ hồi học đại học sư phạm, thầy giáo dạy chúng tôi rằng quân đội ta được chủ tịch HCM dặn là phải:”trung với đảng, hiếu với dân, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng“. Vậy sao trung quốc cứ lờn vờn ở bãi Tư Chính mà quân đội ta không ra tay. Ở diễn đàn Liên hiệp quốc thì nói biển Đông bị xâm phạm mà không dám nói tên nước xâm phạm. Hiếu với dân mà lắm lúc quân đội cùng công an đàn áp dân. Thầy ơi, vậy điều thầy dạy chúng em là sai hay sao?

Nhớ hồi học đại học Sư phạm thầy dạy chúng tôi rằng chế độ tư bản là xấu xa, con người tư bản là đồi trụy, bóc lột vậy mà bây giờ ở Việt Nam mình đã nẩy sinh ra giai cấp Tư Bản Đỏ, họ ăn không chừa thứ gì, bán không chừa thứ gì, rừng vàng biển bạc ngày mỗi vơi dần. Thầy ơi, vậy điều thầy dạy chúng em là sai hay sao?

PHƯƠNG LÊ