Ly hương ngay trên chính quê hương mình

Kimtrong Lam to Lương Văn Can 75.

Ly hương ngay trên chính quê hương mình

  • Lê Trai
  • Thứ Hai, 28/10/2019 • 4.7k Lượt Xem
  • “Em ơi, gọi điện về cho bố mẹ thắp hương cho anh, chứ giờ anh lên xe đây” – là  
  •    lời nhắn cuối cùng của anh N. (Nghệ An) trong cuộc gọi vội vã cho vợ trưa ngày   
  • 22/10. Chúng nghiệt ngã như những dòng tin nhắn cuối cùng Trà My (Hà Tĩnh)
  • nhắn cho mẹ lúc 4 rưỡi sáng ngày 23/10.

“Con xin lỗi bố mẹ nhiều mẹ ơi… Con chết vì không thở được… Con xin lỗi mẹ, mẹ ơi”…

 

Những lời nhắn gửi cô độc, một nửa hy vọng và rồi hoàn toàn tuyệt vọng. Không có ai, ngoài gia đình làm nơi bấu víu cho những bước chân biết mình đang đánh cược cả mạng sống khi dấn thân vào những chuyến xe sinh tử. Không có ai, ngoài gia đình khiến những dòng tin nhắn đầy day dứt lẫn trong đau khổ tuyệt vọng khi không làm tròn chữ hiếu vì đường đi không thành.

Sau chuyến đánh cá, Phú Bài, Thừa Thiên Huế, ngày 4/7/2019. (Ảnh: Tran Qui Thinh/Shutterstock)

Tại Anh, danh tính 39 người thiệt mạng trong container vẫn đang được xác định, với lời hứa “đảm bảo sự tôn trọng người đã mất” của cảnh sát hạt Essex (London).

Còn tại Việt Nam, tính đến chiều ngày 27/10, 24 gia đình ở Nghệ An, Hà Tĩnh đã xác nhận có con mất tích ở Anh. Trong số đó, riêng một huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã có 8 gia đình báo đã mất liên lạc với người thân khi trên đường sang Anh.

Chưa bao giờ, những con ngõ, ngôi nhà ở Hà Tĩnh, Nghệ An nhiều tang thương như thế. Tất cả vẫn đang cùng nguyện cầu rằng các con còn sống. Nhưng cùng lúc, những gia đình khốn khổ ấy vẫn thu thập mẫu máu, mẫu tóc gửi sang Anh để giới chức xác nhận tìm con. Có gia đình đã lập bàn thờ tạm trong nỗi mong ngóng con trở về. Dù chỉ còn một tia hy vọng, không ai nỡ bỏ rơi con mình. Dù cõi dương hay âm, không ai đành lòng khi biết con mình hãy còn bơ vơ.

Như nhiều biến cố và thảm kịch xảy ra gần như mỗi ngày trên đất nước Việt, xót thương không còn là cảm xúc duy nhất và tuyệt đối trước những phận người đã khuất. Sự tuyệt vọng đang phủ trùm từng người bởi những thảm kịch xảy ra liên tục không có hồi kết, dù gần ngay trước mắt như tai nạn giao thông hay âm thầm và dai dẳng như ung thư hay muôn vạn trạng bệnh do môi trường khánh kiệt, người với người đầu độc nhau khiến từng miếng ăn, miếng nước, khí thở cũng làm nên tội. Vì xót xa nên thay vì lặng một chút cảm thông, người người vội lên tiếng trách than cho người đi bởi sự lựa chọn quá nghiệt ngã. Chúng ta thậm chí hãy ngưng phán xét cả những người đang phán xét. Như lời của một người đã chứng kiến quá nhiều phận “người rơm” khốn khổ (*), một chút im lặng cảm thông với những gia đình đang ở tận đáy của sự đau thương có lẽ là điều cần trong lúc này. Dù là người Việt Nam, người Trung Quốc hay người dân của bất kỳ quốc gia nào chăng nữa, họ được quyền yên nghỉ sau quá nhiều những đau đớn, hoảng loạn lúc cuối đời. Người đã khuất cần được tôn trọng, như cách cả thế giới đã nâng niu cậu bé Syria say ngủ vĩnh viễn bên bờ biển ở xứ sở mênh mông.

Hãy vội khoan phán xét, chỉ bởi chúng ta là một phần trong xã hội đó, trong vô thức hay thờ ơ mà góp phần làm cho xã hội ấy vận hành. Những tác nhân vĩ mô không khiến cho trách nhiệm của mỗi phần tử trở nên tiêu biến. Hôm nay, không chỉ có hàng chục, hàng trăm… người Hà Tĩnh, Nghệ An chấp nhận phận “người rơm” nơi đất khách. Trên vùng cao phía Bắc, những người H’Mông, Dao, Tày… mất đất, hết rừng từ lâu đã chui theo đường mòn, đánh cược mạng sống của phận làm chui với những chủ người Trung Quốc. Với những cô gái Việt bán tủi nhục, bán tương lai làm lao động tình dục bên Singapore, Malaysia, Phillipines…, Việt Nam là quê nhà nhưng không phải nơi để về. Nơi đất Tây Nguyên, nhiều gia đình người Thượng kéo nhau cùng chạy trốn, sang Campuchia, sang Thái Lan, không hẳn bởi đói mà bởi những trận đòn, những hận thù, họ chẳng được đối xử như con người, bị cấm nói ngôn ngữ tộc mình, bị cấm thực hành đức tin theo tín ngưỡng của mình. Còn nhiều tiếng nói tha hương ngay trên đất mình, cô độc đến lẻ loi khi bị gọi tên “bất đồng chính kiến” chỉ bởi họ cất lên tiếng nói của chính mình giữa muôn vàn ngụy tạo.

Chúng ta không thể từ chối rằng mình đã hơn một lần quay lưng – vì sợ sệt hay vì vị kỷ đến thờ ơ – trước những điều được gọi chung là “vấn đề xã hội”, vội vã gieo vào đầu một từ “làm chính trị” để cắt đứt mọi dòng suy tư. Có lẽ sự “thiếu hiểu biết” chẳng ở đâu xa. Thiếu hiểu biết đôi khi chỉ là việc chúng ta từ chối trách nhiệm. Trách nhiệm bận tâm, trách nhiệm đi tìm ngã rẽ, trách nhiệm cùng giải quyết vấn đề. Khác với những người không biết, khi có phán xét nhất định rằng đó là “vấn đề xã hội” hay “làm chính trị”, chúng ta rõ ràng đã có sự lựa chọn. Chỉ là chúng ta lựa chọn im lặng mà thôi.

Mà, hãy khoan nói đến biển chết do Formosa, thành phố ngộp thở do hàng triệu cây xanh bị chặt, nước chết, đất chết do hóa chất công nghiệp, nông nghiệp, rừng bị tàn phá và những xác đứa trẻ quện trong lũ bùn… Đóng một bản tin, tắt màn hình điện thoại, mọi lời tự vấn “tại sao” cũng tự nhiên khép lại. Không phải vì chúng đã được trả lời, mà vì chúng đi vào bế tắc. Thật khó chấp nhận cho những con đường ngồn ngộn xe, nước uống nhiễm độc, không khí gây bệnh, rác khắp nơi, tiếng còi xe, tiếng la hét, tiếng chửi rủa từ đường phố cho tới khi về nhà. Nhưng chúng ta vẫn chấp nhận. Chấp nhận một đời sống “định hướng”, sống theo tư duy “định hướng” chỉ là con đường nối dài dẫn tới việc chấp nhận cho qua từ thảm họa này sang thảm họa khác. Trong xã hội đó, ai cũng là nạn nhân và ai cũng là thủ phạm. Miễn là khi cái chết không ập xuống bất thình lình, có ai không thừa nhận rằng chúng ta đang lựa chọn cách phớt lờ để sống?

Ai cũng chọn cách sống đời ly tán, để rồi tất cả cùng ly hương?

Vì sao nhiều người kêu gọi phải minh bạch thông tin, vì sao cần giúp đỡ kẻ yếu, hướng dẫn những người không có hiểu biết, ít được học hay hỗ trợ từ những điều thiết yếu như ăn, ở, học hành? Chỉ bởi muốn thay đổi thì cần phải hành động. Hãy dừng phán xét và cũng đừng tự ti. Hãy giúp thay đổi, cải biến hoàn cảnh, bắt đầu từ những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt ở xung quanh.

Khi người trẻ Hồng Kông gây dựng biểu tượng cho lòng khát khao nhân quyền dọc mùa hè 2019, nhiều người Việt đã lên tiếng hỏi: Người trẻ Việt Nam đâu? Họ đang sống thay cho những thế hệ đã chọn ngậm miệng và giữ im lặng trước quá nhiều sự toàn trị. Thế hệ trước cả một thời đại đã bị cưỡng chế buông bỏ truyền thống văn hóa, nội hàm đạo đức được gầy dựng thông qua giáo dục, thế hệ tiếp theo thì hoàn toàn trưởng thành trong hoàn cảnh ấy, chấp nhận rằng nội hàm văn hóa chính là như thế, phương cách tư duy chính là như thế. Thế hệ trẻ hôm nay hấp thu nền giáo dục “không chân”, buộc tồn tại trong một hệ văn hóa biến dị, ô nhiễm khi chứa đầy gian dối và bạo lực. Không chỉ người trẻ hôm nay chạy trốn, nhiều người trung niên, lão niên cũng chạy trốn dưới cái tên “định cư nước ngoài”. Chạy trốn vì nghèo thôi chưa đủ. Người người đang chạy trốn vì mong cầu một nền giáo dục nhân văn, một đời sống nhân văn, một nền văn hóa nhân văn.

Con đường có thể dài hay ngắn, hợp pháp hay hiểm nguy, để theo đuổi ước mơ hay mang theo hy vọng đổi đời – nhưng giữa rất nhiều dấu ngược ấy, có một điểm chung rằng người ta đi vì tin. Chẳng có cái giá nào người ta cho là đắt nếu không có đủ niềm tin rằng nơi đó có tương lai.

“Giá của sự sống” không còn chỉ là câu hỏi vọng với 39 người xấu số. “Giá của sự sống” có lẽ đã thành câu hỏi vọng cho một dân tộc tự biến mình thành ly hương ngay trên chính quê hương mình.

Lê Trai

(*) “Người rơm” ở Anh và những câu chuyện buồn từ Calais

 

M.TRITHUCVN.NET
39 người thiệt mạng trong container, nếu được xác nhận có người Việt, đau buồn thay, đó chỉ là một trong rất nhiều thảm kịch xảy ra mỗi ngày nơi đây.

Không ai muốn bỏ nước mình


Tôi mới quay trở lại huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng do bà con ở đây nhờ tôi tới tư vấn đấu tranh chống lại giặc môi trường.

Ô nhiễm môi trường nặng nề là một nguyên nhân khiến người dân ở Thuỷ Nguyên, Hải Phòng phải bỏ xứ mà đi? (Ảnh: Đỗ Cao Cường)

Tôi cũng rất buồn khi nghe bà con nói là họ không hề biết đến những người đấu tranh nổi tiếng nhất hiện nay – những người đã được nhiều tổ chức nước ngoài tôn vinh, trao thưởng. Chỉ có số ít người đến với họ nhưng cuối cùng cũng phản bội, làm tiền. Vậy là, công cuộc khai sáng trí tuệ mới chỉ dừng ở việc ngồi một chỗ hát cho nhau nghe, hát cho những người đang sống và đã biết.

Trước khi đi tôi có tìm hiểu về hội Liên lạc Việt kiều Hải Phòng, hội này có ba chi hội Việt kiều quận, huyện thì huyện Thủy Nguyên nằm trong số đó, để thấy rằng lượng Việt kiều ở Thuỷ Nguyên đông đến mức nào. Tiêu biểu là xã Lập Lễ – một trong những xã có số lượng chị em lấy chồng nước ngoài đông nhất cả nước.

Người kết hôn giả, người vượt biên trái phép, người xuất khẩu lao động hợp pháp và cũng có người “cắm nhà” cho con đi du học…

Có người đi do hoàn cảnh, có người lo làm ăn nhưng cũng có người dính vòng lao lý, có người chết trên biển và có người gửi tiền về cho người thân đập phá, sau khi trở về tiền mất tật mang gia đình đổ vỡ, lần trở về cũng là lần chia ly.

Cũng có người trở về quê với vẻ mặt kiêu ngạo, khinh đời, nhưng xét cho cùng, sự ra đi nào cũng chất chứa những nỗi buồn, sự đáng thương – thân phận người Việt cùng tấn bi kịch cuộc đời.

Không ai muốn mình phải tha hương cầu thực hay kết hôn với người lạ, bất đồng cả về ngôn ngữ lẫn tư duy, cũng tại hệ thống bất lực, quan chức bất tài, báo chí độc quyền, giáo dục độc đoán đã đẩy con người ta vào bước đường cùng.

Từ dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, tôi được biết Việt Nam liên tục lọt top 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất thế giới, nguồn tiền đó không đến từ đâu khác mà đến từ chính các quốc gia, nhóm người bị quy cho là phản động, thế lực thù địch hay tư bản giãy chết.

Và cuối cùng…

GDP bình quân đầu người đã bị Lào vượt, tấm hộ chiếu ngày càng rẻ mạt, tài nguyên thiên nhiên từ thời dựng nước đã bị khai phá đến cùng kiệt chỉ trong một thời, tài sản của hàng triệu người nằm trong tay một số, thu không bù chi và nếu cứ để cho con nghiện quản lý… chẳng mấy chốc vỡ nợ công, viễn cảnh Venezuela chẳng xa. Ô nhiễm hoành hành, mỗi năm Việt Nam không chỉ có 165 ngàn ca ung thư mới (chắc chắn số liệu không đầy đủ vì nhiều bệnh nhân ung thư cho tôi biết họ giấu bệnh, cũng không thấy ai đến lấy số liệu), các làng ung thư mọc lên cùng những dân oan ngày càng nhiều…

Tôi tới xã Minh Tân, huyện Thuỷ Nguyên vào một buổi chiều tàn, bức tranh sơn thuỷ hữu tình hiện ra trước mắt. Nhưng càng đi sâu, tôi càng sợ hãi vì sự sống ở đây đang có dấu hiệu kết thúc, bức tranh xám xịt như cuộc đời của chú cá nhiễm kim loại nặng nằm trên thớt.

Những người dân khốn khổ ở đây cho tôi biết buổi tối đi ngủ, đóng kín cửa rồi họ vẫn phải đeo khẩu trang, người chết do ung thư không đếm hết, có rất nhiều sát nhân môi trường vây quanh, không chỉ vây quanh mỗi cái xã Minh Tân khốn khổ, tội nghiệp này.

Nhà máy xử lý chất thải Minh Tân thuộc chi nhánh Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ kho vận Phú Hưng vẫn ngày ngày phát tán mùi hôi thối ra toàn khu vực, hố chôn lấp chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp rộng hơn 2 ha, người dân phải tập trung lập bốt, chặn không cho xe chở rác vào bãi chôn lấp vì nước rỉ rác chảy ra sông Thải khiến cá chết hàng loạt, đầu độc nguồn nước uống, mặt nước màu vàng khè có dấu hiệu nhiễm kim loại.

Chẳng hề có công nghệ xử lý chất thải hiện đại, rác không được phân loại – từ hộ gia đình cho tới lúc chôn lấp, không có miếng lót đặc thù nào để ngăn rác với đất, tất cả vô tư thẩm thấu vào nguồn nước ngầm.

Theo người dân, hầu hết chất thải rắn đều được mang về đây xử lý, với sự xuất hiện của nhiều nhân công Trung Quốc.

Và đâu chỉ có một, nhà máy xử lý rác thải của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Toàn Thắng cũng khiến bà con nơi đây cảm thấy sợ hãi, họ cho biết doanh nghiệp này đốt rác trộm vào ban đêm khiến nhiều cụ già, em nhỏ khó thở, mắc nhiều bệnh liên quan tới đường hô hấp. Nếu không xử lý theo dây chuyền hiện đại thì chắc chắn việc để lộ thiên, đốt rác thải công nghiệp, sinh hoạt độc hại sẽ kèm theo điôxin, khí axit và kim loại nặng…. người yếu chết trước, người khoẻ chết sau và những thế hệ dị tật ra đời.

Và đâu chỉ có hai, người dân còn tố cáo lãnh đạo Trung tâm GD & LĐ xã hội Gia Minh đã biến trung tâm này thành nơi tái chế chất thải nguy hại bậc nhất thành phố cảng. Hàng trăm học viên cai nghiện đã từng bỏ trốn và tố Trung tâm GD & LĐ xã hội Gia Minh trên danh nghĩa dạy họ học nghề nhưng thực chất bắt họ làm các công việc độc hại ở lò đốt, phân xưởng tái chế nhựa – được Trung tâm GD & LĐ xã hội Gia Minh ký hợp đồng với một số doanh nghiệp trên địa bàn, các học viên không được thanh toán tiền công, còn phải khai thác đá “chui”, nghiền đá rất độc hại và nguy hiểm.

Người dân tâm sự rằng các nhóm lợi ích khai thác đá khiến khói bụi, bom mìn làm rung chuyển nhà cửa, lăng mộ trong khi chưa đền bù thoả đáng cho bà con…

Nói chung, dù đến bất cứ nơi đâu trên mảnh đất Việt Nam này tôi cũng đều phát hiện nhiều sai phạm cùng những câu chuyện đẫm nước mắt, nếu cấu kết với các nhóm lợi ích tôi đã trở nên giàu có và ít gặp nguy hiểm. Nhưng không, tôi muốn sống cuộc đời ngẩng cao đầu và tôi mong người Việt nếu ra đi thì cũng phải ngẩng cao đầu.

Tôi hy vọng chính quyền Việt Nam cùng mỗi một thân phận trong đất nước này hãy nhìn lại chính mình, các bạn đã làm gì để cho những người đồng bào khốn khổ tội nghiệp phải tìm mọi cách ra đi, dù biết rằng bản thân sẽ chết bất cứ lúc nào.

Không ai muốn bỏ lại người thân, quê hương của mình để đến những nơi lạ nước lạ cái. Chắc hẳn phải khổ lắm, nghiệt ngã, đau đớn lắm họ mới phải ra đi.

Sông có khúc, người có lúc, ai rồi cũng phải chết, tôi hy vọng tất cả hãy hồi tâm chuyển ý, làm một điều gì đó chuộc lại lỗi lầm, để những thân phận còn sống sót trong cái đất nước này có một ngày ngẩng cao đầu bước chân ra thế giới. Và dù có đi đâu, đến một lúc nào đó họ còn muốn quay về.

Đỗ Cao Cường (Phóng viên):01

About this website

M.TRITHUCVN.NET

Vượt biên – Không ai muốn bỏ lại người thân, quê hương của mình để đến những nơi xa lạ. Chắc hẳn phải khổ lắm, nghiệt ngã, đau đớn lắm họ mới phải ra đi.

CHÚNG TA CÓ NÊN THÁNH ĐƯỢC KHÔNG?

CHÚNG TA CÓ NÊN THÁNH ĐƯỢC KHÔNG?

 Tu sĩ Jos. Vinc. Ngọc Biển

Hôm nay, cùng với toàn thể Giáo Hội mừng trọng thể lễ các thánh nam nữ.  Qua thánh lễ hôm nay, Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy biểu lộ niềm vui mừng, hãnh diện và hy vọng vào ơn cứu độ của Thiên Chúa dành cho chúng ta là những người cùng chung niềm tin vào Chúa như các thánh.

Tuy nhiên, hẳn mỗi người chúng ta nhiều khi tưởng tượng ra sự xuất sắc của các thánh như là những vĩ nhân, những người siêu quần bạt chúng, hay các ngài như là những người có một cuộc sống đặc biệt, khác thường nên mới trở nên những vị thánh!  Còn chúng ta, những người tầm thường, có lẽ niềm hy vọng nên thánh là điều khó có thể xảy ra!

Suy nghĩ như thế có đúng hay sai?  Và chúng ta có trở nên thánh trong thời đại hôm nay được hay không?  Giờ đây, chúng ta cùng nhau suy niệm về cuộc đời của các thánh, và từ đó, rút ra một giải đáp cho thắc mắc trên.  Trước tiên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem: các thánh là ai?  Và các ngài đã sống như thế nào?

  1. Các thánh là ai?

Khi đặt câu hỏi như thế, chúng ta có thể trả lời ngay rằng: các ngài là những Giáo hoàng, Hồng y, Giám mục, Linh mục, Tu sĩ và Giáo dân.  Các ngài là những người tri thức, nhưng cũng không thiếu những đấng bình dân học vụ.  Các ngài là những người có địa vị trong Giáo Hội và xã hội, nhưng cũng không thiếu những đấng thường dân.  Các ngài là những người được sinh ra nơi thành phố phồn hoa đô hội, nhưng cũng có vị hiện hữu nơi cuộc đời này trong cảnh màn trời chiếu đất, nơi thôn quê hẻo lánh…  Các ngài là những bác sĩ, kỹ sư, là những người giàu, nhưng cũng rất nhiều đấng suốt ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, là những người nghèo, cảnh mẹ góa con côi…  Các ngài cũng là những người thánh thiện, tốt lành ngay từ nhỏ, nhưng cũng không thiếu đấng trước đó là kẻ rối đạo, chối đạo, sống cuộc đời bê tha và trác táng, nhưng chỉ được ơn sám hối, canh tân, tin tưởng, phó thác nơi Chúa trước khi nhắm mắt rời bỏ thế gian mà thôi…

Như vậy, các thánh thật đông đảo và các ngài từ mọi nơi, mọi miền và đủ mọi thành phần.  Chính thánh Gioan khi được thị kiến đã thốt lên: “… kìa một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ” (Kh 7, 9); và: “Một trăm bốn mươi bốn ngàn người được đóng ấn, thuộc mọi chi tộc con cái Itraen” (Kh 7, 4); các ngài “… là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao.  Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên” (Kh 7,14).

Nói chung, thế giới của các thánh gồm đủ mọi thành phần, và số lượng các thánh không ai đếm xuể.  Công việc của các ngài là tôn vinh, thờ phượng, cảm tạ Thiên Chúa và cầu thay nguyện giúp cho chúng ta.  Các ngài đang được sống một sự sống hạnh phúc nơi quê thật là Nước Trời.

Việc chúng ta ngưỡng mộ tài cao đức rộng, cuộc sống phi thường của các thánh hẳn không sai, nhưng không phải là tuyệt đối đúng, vì thực tế, trong số các thánh, nhiều đấng cũng không hơn gì chúng ta.  Có khi các ngài cũng là nhưng người tội lỗi một thời như Maria Mađalêna, Phêrô, người trộm lành, Phaolô, Augustinô… 

Điều đáng nói ở đây chính là: các ngài thuộc những người đã trải qua kinh nghiệm về yếu đuối, sa ngã và tội lỗi, nhưng các ngài đã sám hối, ăn năm, canh tân đời sống theo ánh sáng Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô.  Các ngài là những người 99 lần ngã, nhưng lần thứ 100 thì đứng dậy và đứng luôn trong ân sủng.

Thật vậy, sau khi sa ngã, các ngài đã nhận được ân sủng và tình thương lớn lao của Thiên Chúa dành cho mình, nên các ngài đã tin tưởng, phó thác và yêu mến Thiên Chúa hết lòng, yêu thương anh chị em tha thiết.  Như thế, có thể nói: các thánh đều là những người đã nếm mùi đau khổ thử thách ở trần gian như chúng ta, xong, các ngài vẫn giữ được lòng trung thành với Thiên Chúa và kiên trì tuân giữ Giới Luật của Người cũng như thi hành xuất sắc Tám Mối Phúc Thật.

Cuộc đời hy sinh, đòn vọt, bắt bớ vì Chúa và tâm tình sám hối, canh tân để trở nên ngày càng đồng hình đồng dạng với Đức Kitô nơi các thánh được ví như một cuộc thanh luyện và cố gắng liên lỷ.

  1. Các thánh là những người trung thành với Hiến Chương Nước Trời

Tất cả các thánh, không ai là người sống ngoài bản Hiến Chương Nước Trời mà Tin Mừng hôm này thuật lại.  Các ngài luôn coi bản Hiến Chương Nước Trời như là khuôn vàng thước ngọc cho cuộc đời mình.  Qua bản Hiến Chương này, các ngài đã sống tinh thần nghèo khó, không bị lệ thuộc vào vật chất, sống hiền lành và bao dung, quảng đại, tha thứ.  Cuộc đời các ngài luôn khao khát sự sống công chính, mong muốn sống trong sạch, yêu thương, chăm sóc những người đau khổ, luôn kiến tạo hòa bình và khước từ hận thù, xây dựng tình huynh đệ, hiệp nhất, yêu thương.  Các thánh còn là những người vì yêu mến Chúa trên hết mọi sự, nên chấp nhận mọi sự hiểu lầm, đòn vọt, bắt bớ, gươm đao và ngay cả cái chết để được mối lợi tuyệt đối là Đức Kitô, vì người, các ngài đành mất hết (x. Pl 3, 8).  Các ngài được ví như những người lái buôn, đã đánh đổi tất cả một khi đã tìm được Kho Tàng, Viên Ngọc Quý.  Vì thế, đối với các ngài: “…sống là Ðức Kitô, và chết là một mối lợi” (Pl 1, 21), nên không có gì tách các ngài ra khỏi tình yêu của Đức Kitô.

Mừng lễ các thánh nam nữ hôm nay, chúng ta có niềm an ủi thật lớn lao, đó là: các thánh không phải là người xa lạ với chúng ta.  Các ngài là những người có cùng niềm tin, là tổ tiên, là cha ông, là những người thân của chúng ta.

Có những vị thánh nổi tiếng, nhưng cũng không thiếu những vị thánh bình thường, vô danh.  Đường lối nên thánh cũng không phải chỉ có một con đường độc điệu, mà là nhiều con đường khác nhau…

Như thế, các thánh là những người rất gần gũi với cuộc sống thực tế của chúng ta.  Bởi vậy, mỗi người đều có quyền hy vọng rằng: “Ông nọ bà kia nên thánh được, còn tôi, tại sao không?” (Thánh Augustino).

  1. Hãy trở nên thánh vì ta là Đấng Thánh

Lời mời gọi nên thánh vẫn luôn là một điều gì đó mới mẻ và hấp dẫn đối với chúng ta.  Tuy nhiên, để sống được lời mời gọi này, chúng ta phải lội ngược dòng, phải lột xác và chấp nhận sự nghịch lý của Tin Mừng, bởi lẽ, chúng ta đang sống trong một xã hội thực dụng, thỏa mãn xác thịt, ham muốn điều bất chính, gây bất hòa, chia rẽ, vô cảm, dửng dưng với đau khổ của anh chị em, gây nên những bạo lực, đau khổ, sống dối trá, giả hình, bóc lột, bất công…!  Trong khi đó, Lời Chúa và những giá trị của Chân Lý luôn nhắc nhở và mời gọi chúng ta ý thức rằng: hạnh phúc đích thực của chúng ta ở nơi Thiên Chúa và quê hương chúng ta ở Trên Trời, chứ không phải ở những thứ chóng tàn, mau qua sớm hết nơi trần gian này…  Vì thế, muốn đạt được Nước Trời làm gia nghiệp, chúng ta phải chiến đấu liên lỷ để biện phân và lựa chọn giữa tốt và xấu, giữa thiện và ác, giữa cuộc sống tạm bợ và cuộc sống vĩnh cửu. Chấp nhận đi theo con đường hẹp của Tin Mừng.  Được hạnh phúc hay bất hạnh là do sự lựa chọn của chúng ta.

Mừng kính lễ các thánh nam nữ hôm nay, chúng ta cùng nhau tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo Hội những gương sáng ngang qua cuộc đời của các thánh, từ đó trở thành động lực cho mỗi chúng ta phấn đấu trên con đường nên thánh.  Đồng thời, mỗi khi mừng kính các thánh, chúng ta cũng tạ ơn Chúa đã ban nhiều ơn thánh trợ giúp, để: con cháu, anh chị em, cha mẹ, ông bà, tổ tiên… chúng ta đã thành công trên con đường tiến đức và nay đang diện kiến tôn nhan Chúa.

Mặt khác, qua việc mừng lễ này, sứ điệp Lời Chúa và Giáo huấn của Giáo Hội mời gọi chúng ta tái khám phá và làm mới lại sự quyết tâm trong việc: nghĩ thánh, hành động thánh và sống thánh trong cuộc sống thực tại hôm nay.

Lạy các thánh nam nữ trên trời, xin chuyển cầu cùng Chúa cho chúng con. Amen.

Tu sĩ Jos. Vinc. Ngọc Biển

 From: Langthangchieutim

Những lều trại của người Việt trong rừng

Mai Thanh Truyet Envirovn

Thân phận quá mong manh

Những lều trại của người Việt trong rừng

Grande Synthe (Ảnh: Huỳnh Tâm)

Chúng tôi vừa trở lai viếng thăm ba khu rừng Grande Synthe, Téteghem và Angres ở miền Bắc nước Pháp, nơi tập trung người Việt chuẩn bị nhập cư bất hợp pháp vào Anh Quốc. Số người này nay chỉ còn con số nhỏ, xem ra đã giảm 60%, nhưng không thể biết trước tương lai sẽ tăng lên là bao nhiêu, vì tại Tiệp Khắc đang chứa trên 4500 người chuẩn bị xếp hàng di chuyển vào Pháp.

Lần tiếp cận này, họ cho biết: Ước mơ duy nhất là khi đến Pháp phải nhanh chóng tìm nơi ẩn náu an toàn, càng ít người biết thì càng thuận lợi cho việc nhảy xe.
Họ còn cho biết: Không gian mênh mông tuy trời thưa, đất dày nhưng không nơi nào để họ dung thân và những bãi nhảy xe nay cũng thu hẹp lại.
Khó khăn đó thôi thúc họ quyết liệt chết sống để đu dưới lườn xe vận tải, đôi lúc tinh thần họ không còn đủ tỉnh táo khi xe chuyển bánh. Chỉ có họ mới có cảm giác chân không biết đất, đầu không biết trời, mọi sự thân quen trong đời xem ra đã xa khuất. Đáng sợ nhất là họ liên miên bi quan, lúc ẩn náu trong rừng thì đầu ốc không lúc nào được ổn định.

Hiện nay những sinh hoạt trong rừng của người Việt hình như nhỏ dần và bí mật hơn trước, nay thưa bóng người thăm viếng. Nhưng sức gió thổi liên tục loan truyền tin tức đi khắp nơi và tận quê hương của người đang lâm thân phận mong manh tại xứ Pháp.
Một người nhập cư bất hợp pháp cho biết: Đã là lao động bất hợp pháp thì chỉ biết vâng lời mafia Việt Nam, không còn con đường nào khác. Dù nghìn trùng cách trở hay cùng tận lối sống cũng không thể thoái lui qua một ngõ rẽ khác. Số phận chúng em có lẽ phải trải qua hết cuộc đời như thế này và không còn ước mơ nào cho giây phút an lành, con đường địa giới còn gần hơn tương lai sự sống !

Chúng tôi chia sẻ sự vui buồn thân phận người Việt tha phương cầu thực, nhưng với nỗi lòng ê chề và tủi nhục để rồi đưa đến những ràng buộc trong rừng cầu sống. Mỗi ngày là một nỗi lo sợ sự đe doạ của người Czech, Hungary và có cả người Nga, họ bao vây người Việt tứ phía, không còn lối và sức lực để tự vệ. Đã tha phương cầu thực mà còn phải rơi vào hoàn cảnh cá lớn nuốt cá bé. Chỉ có mafia Việt Nam mới vỗ tay reo hò thủ lợi, xem ra họ rất vui mừng kế hoạch buôn người nhập cư lậu mỹ mãn. Ai chưa hề biết mafia Việt Nam cũng nên đi thăm viếng rừng Grande Synthe và Téteghem một lần để nhận diện được một nhà nước Việt Nam bất lương, nhất là họ tổ chức công an trưởng lều lán, xúi giục người vô gia cư quốc tế Czech, Hungary và người Nga tung hoành quấy nhiễu mỗi ngày, biến người Việt trong rừng chao đảo tinh thần và thể xác ngơ ngáo. Mafia Việt Nam làm như thế để che khuất hành động bất nhân của những lãnh chúa đảng cộng sản Việt Nam.

Cổ kim Việt Nam chưa từng có một lịch sử nào buôn người, chỉ có đảng cộng sản mới thực hành trăm ngàn tủi hổ cho dân tộc Việt Nam ở thế kỷ 21 này. Làm thân lao động ngày nay còn khổ hơn nghìn lần lưu đày mọi rợ của thời ăn lông ở lỗ.

LM. Phạm Xuân Đào vào rừng Téleghem viếng thăm đồng hương. (Ảnh: Huỳnh Tâm)

Rừng mạch vách tai

4 giờ chiều. Chúng tôi vào rừng Grande Synthe và được chứng kiến mafia Việt Nam bày ra những bi kịch làm ô nhục người Việt, như những thiếu nữ bị người Czech, Hungary hãm hiếp từng đêm, thân phận giới nữ xem ra còn rẻ hơn cánh bèo trôi. Người thiếu nữ trong rừng cho biết: Không lượm được một xác pháo tan nát trong tâm hồn thì còn đâu để sống! Còn nam giới thì bị trấn lột từng cơn, thân nhục buộc lòng “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, thế mà không yên với người Czech, Hungary và Nga, những ông chủ rừng, tự do kiểm soát và xâm phạm bếp lửa của người Việt di cư bất hợp pháp. Đó là nhược điểm của người Việt đã sống quá lâu dưới chế độ cộng sản vì sợ mới mất hết kiên cường. Cho nên mafia Việt Nam thừa cơ hội, nhờ người Czech, Hungary và Nga thay mặt khai thác triệt để, nhằm “cưa” đôi: “Mầy được gái, tao được tiền”, tao trá mầy gian, cùng nhau hưởng.

Những chuyện kể trên đã đến tai người dân địa phương ở gần rừng Grande Synthe. Dân địa phương liền tụ tập những người ở trong rừng, ra bãi đất bằng phẳng thông thoáng để dễ dàng sinh hoạt, cũng là dịp để mọi màu da, sắc dân cùng hoàn cảnh, cảm thông với nhau và không phân biệt văn hóa, cũng dễ dàng cho bếp xã hội phân phát thức ăn mỗi ngày một lần và cung cấp nhu cầu cần thiết như vệ sinh… Riêng người Việt Nam chỉ tụ tập được một tuần lễ thì mafia Việt Nam tách ra khỏi điểm tập trung để lập 3 lán trại trong rừng, lý do là có nhiều ông chủ mafia, muốn tự tung, tự tác dưới sự phân công kinh tế của nhà nước Việt Nam. Họ thi nhau buôn người dân và xem đây là một thứ sản phẩm giá trị không vốn vạn lời, cũng để tránh sự dòm ngó của tổ chức này và tổ chức khác. Họ sợ biết được bí mật của nhau, nhất là số người vào rừng mỗi ngày và ra khỏi rừng để vượt biên đến Anh Quốc.

Nhờ vậy chúng tôi mới biết được nhiều tổ chức mafia Việt Nam, như mafia nhà nước Việt Nam, mafia quân đội, mafia kinh tế đảng, mafia cấp miền và vùng do những bí thư tỉnh uỷ đứng đầu, ngân hàng quốc gia hổ trợ cho 41 ngân hàng con thành lập “Xóa Đói Giảm Nghèo” và “Đề án hỗ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh Xuất Khẩu Lao Động”.

Lán trại người Việt trong rừng, bên ngoài là lán trại của người vô gia cư quốc tế Czech, Hungary và Nga. (Ảnh: Huỳnh Tâm)

Hiện nay người Việt trong rừng vẫn còn tiếp nhận thực phẩm của bếp xã hội do dân địa phương thành lập, nhưng không đủ ăn và thực phẩm phải chế biến lại cho hợp khẩu vị. Đặc điểm người Việt trong rừng mỗi lán trại đều có bếp lửa tập thể, cũng là nơi để chia sẻ vui buồn với những người cùng đồng hoàn cảnh và sưởi ấm giá lạnh trong rừng.
Một thanh niên cho biết: Đã đến hoàn cảnh này, chúng em chỉ muốn đoàn kết lại để chống bọn Czech và Hungary, nhưng tổ chức mafia thì khăng khăng chia rẽ thành nhiều lán trại vì họ không muốn ai biết hành vi của họ. Mafia ăn chịu với những thành phần người Czech và Hungary để kiểm soát chúng em và gây nhiều khó khăn cho người đồng hương muốn vào rừng thăm viếng chúng em.

Chúng tôi ra khỏi lán trại thứ nhất, muốn vào lán trại thứ hai nhưng không thể nào vượt qua được hàng rào của người Czech, ra khỏi khu vực bên Tả liền rẽ qua Hữu gặp một lán trại mới lập chưa đưa người vào, cho nên bếp lửa chưa có khói trước giờ nhảy xe.
Chưa ra khỏi rừng thì liền gặp đôi thanh niên nam nữ Việt đi vào, trông thấy họ rất hớn hở, trên khuôn mặt hãy còn nguyên niềm tin rực rỡ. Đúng họ là lính mới nên chưa biết hết nỗi đoạn trường, nhưng qua đêm nay thì có khi mọi hào hứng sẽ nhanh chóng trở thành một lớp màn đen. Rồi họ sẽ thế nào sau đêm nay?

Chúng tôi thăm hỏi và chúc họ thành công, ra khỏi rừng mà vẫn chưa khuất hình ảnh của đôi nam nữ Việt vừa gặp, cùng lúc trong tâm trí hiện ra những gì đã thấy trong rừng nào là uẩn khúc và u ám của người sống như thây ma, lòng tôi càng xót xa hơn !

18 giờ cùng ngày, chúng tôi vào rừng Téteghem, được biết hôm qua có cô Hoa vượt biên qua Anh Quốc trót lọt. Từ lúc đến rừng này, cô phải chịu đựng cảnh thân tàn bại liễu và mất hết một thời gian dài ở rừng. Từ khi cô Hoa có mặt ở trong rừng này cũng là lúc cánh đồng bên đang gieo lúa mì. Đến khi lúa trổ bông chín vàng gần mùa gặt, cô mới vượt biên được qua Anh Quốc.

Trong khu rừng này cũng chia ra làm hai lán trại, người cũ và ngưới mới trở thành địch thủ, bởi vì hai tổ chưa mafia đưa người Việt lao động bất hợp pháp, không cho họ ngồi lại để trao đổi kinh nghiệm nhảy xe, cũng như chia sẻ phần ăn. Tình người trong rừng khác với tình đời xa lắm. Có vào tận ổ mới biết mồ hôi đổ hột, che thân tìm sống, lẫn nước mắt và máu để tranh giành hơi thở.

Mafia Việt Nam tạo ra chia rẽ người Việt trong rừng, chủ yếu là mượn tay người Czech, Hungary và Nga cô lập người Việt, làm như vậy để che khuất tính độc ác của tổ chức mafia và người Việt ở địa phương cũng không vào được trong rừng. Chính chúng tôi vào rừng thường xuyên mà vẫn bị người Czech hay Hungary hung hăng gây chuyện rất là phiền phức. Nếu quấy nhiễu này còn kéo dài thì chúng tôi sẽ phải lấy quyết định phản ứng với chính quyền địa phương.

Xin cơm thừa của người bản xứ, phơikhô cho ngày mai. (Ảnh: Huỳnh Tâm)
Nay người Việt rừng lâm cảnh tứ bề rủi ro, nhất là ăn ở và chi phí di chuyển, nhưng họ không thể thiếu một thứ quan trọng là điện thoại di động. Đây là phương tiện cuối cùng nhằm liên lạc với tổ chức đưa người nhập cư bất hợp pháp và người thân bên ngoài rừng… Họ trả giá cho cả cuộc đời người, vì bị lầm lỡ, họ không còn con đường nào khác để lựa chọn, dù có muốn về lại quê hương cũng hết lối.

Cảnh sát biên phòng Pháp Quốc mỗi ngày phát hiện hơn 20 người Việt nhập cư lậu tại hải cảng Calais và hơn 7 lần lập hồ sơ cho mỗi người. Muốn vào Anh Quốc phải vượt qua 40km đường biển và hải cảng Dover, quả là gian nan.

Chương trình mị dân, ngôn từ hoa mỹ “Xóa Đói Giảm Nghèo” và “Đề án hỗ trợ các Huyện nghèo đẩy mạnh Xuất Khẩu Lao Động” không khác nào một địa ngục chứa đầy trắc ẩn và bi thương. Thực chất nhà nước cộng sản Việt Nam muốn chôn sống người dân tại xứ lạ, một nhà nước không mấy lương thiện nhưng luôn luôn tuyên truyền rằng chỉ có đảng cộng sản mới là ân nhân của dân tộc Việt Nam. Đúng là xây dựng thiên đàng ảo rồi cho dân sống trong cõi chết. Đảng cộng sản có trăm ngàn lý do để đưa người dân đến chỗ chết rất hợp pháp, bởi thế người dân không hề biết trước về tình huống này. Đảng cộng sản Việt Nam cố ý giấu kín thông tin Người Việt Rừng hay Người Rơm đi lao động trồng cần sa.

Một cựu đảng viên cộng sản nay thức tỉnh, nói: Đảng cộng sản Việt Nam tài ba vẽ ra viễn ảnh để người dân hớn hở đâm đầu vào đá tảng, như đảng quảng cáo xuất khẩu lao động nước ngoài thành công. Sự thực không có gì để phấn khởi cả.

Người Việt nhập lậu đu dưới lườn xe bị bắt tại cảng Calais (Ảnh: Huỳnh Tâm)

Muốn biết người Việt nhập cư lậu đến Pháp Quốc đã bao nhiêu lâu, thì căn cứ trên giấy chứng nhận di cư lậu, có bao nhiêu lần đóng dấu của Cảnh sát biên phòng, tức là bấy nhiêu ngày ở trong rừng. Riêng chúng tôi không cần xem giấy của họ, chỉ hỏi họ đã nhảy xe bao nhiêu lần là biết ẩn náu trong rừng từng ấy ngày.

Pháp Quốc thừa biết kẻ chủ mưu xuất khẩu lao động lậu người Việt Nam ra nước ngoài là ai rồi, nhưng cảnh sát Pháp vẫn treo hồ sơ và tảng lờ như không biết mặc dù họ có rất nhiều nhân chứng đang bị khóa tay tại hải cảng Calais…

Những người Việt bị bắt đưa về trạm biên phòng để điều tra phần đông được thả ra trong ngày, nếu là người vượt biên nhiều lần. Nhờ vậy ban điều tra biết được số người nhập cư lậu trong tháng và biết rõ mọi chi tiết của tổ chức mafia Việt Nam. Hiện nay cảnh sát biên phòng Pháp Quốc chưa công bố hồ sơ này, nhưng có hứa vào dịp thuận lợi nhất, như tại Liên Hiệp Quốc, về người di cư lậu của Việt Nam và hồ sơ ngoại giao. Đây mới là sĩ diện của đảng cộng sản dành ưu tiên sự hổ nhục này cho dân tộc Việt Nam vào những năm sắp tới.

Bị còng tay đưa về trại cấm. (Ảnh: Huỳnh Tâm)

Nếu đại sứ quán Việt Nam ở Paris không phải là thành viên của tổ chức mafia Việt Nam thì nhân dịp này kính mời ông đại sứ đi viếng thăm đồng bào của ông đang lê thân quay quằt trên xa lộ A 26 cảng Calais. Ông sẽ chứng kiến tận mắt những nỗi khổ trong rừng tại tỉnh Dunkerque, miền Bắc nước Pháp. Hy vọng quý ông đại sứ Việt Nam tại Paris can đảm tiếp cận đồng bào nhập cư bất hợp pháp, vì quý ông cũng biết đấy, những chứng cứ đính kèm dưới đây hẳn nhiên đã nói to cho quý ông rằng những người bất hạnh kia chính là những công dân Việt Nam. Quý ông không nên từ chối trách nhiệm đối với những đồng bào mình. Thiết tưởng đấy là một trong những chức năng của đại sứ quán và lãnh sự quán đối với những kiều dân mình tại xứ lạ mà thôi.

Huỳnh Tâm

Xem thêm:

Khi Người Rơm là phụ nữ (BBC)

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2010/07/100701_nguoirom

Ghi chú: Diễn giảng của các hình theo thứ tự từ trên xuống dưới trong bài viết.

Image may contain: one or more people and outdoor
Image may contain: one or more people, people standing, grass, outdoor and nature
Image may contain: outdoor and nature
Image may contain: food
Image may contain: one or more people

BIẾT ƠN MÌNH

Bài rất hay dành cho người có tuổi

BIẾT ƠN MÌNH

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

 Ngay từ thuở nhỏ ta được dạy nói cảm ơn khi ai đó giúp mình. Lời cảm ơn không phải để xã giao mà thật sự biểu lộ lòng biết ơn chân thành của mình đối với người đó.Thế nhưng có lẽ chưa bao giờ ta được dạy nói cảm ơn ta vì nhiều khi ta coi chuyện cảm ơn mình là một điều gì đó lố bịch, kỳ cục, không cần thiết! Trái lại nhiều khi ta còn có khuynh hướng nói xấu mình, bất mãn với mình, thậm chí…nguyền rủa mình.

Nhiều người lớn tuổi nhìn vào gương mỗi ngày thấy mình già đi với những dấu chân chim ở đuôi mắt, vết hằn ở khóe miệng, nếp nhăn nhúm ở bàn tay… đã không thể chấp nhận được mình, đã âu sầu buồn bã, có người phải căng da mặt, bơm xóa vết nhăn hy vọng giữ mãi vẻ trẻ trung nhưng chỉ được một thời gian ngắn rồi cũng “hiện nguyên hình”, có khi tệ hơn!

 Xây dựng hình ảnh về chính mình (self image) rất quan trọng. Nếu đó là một hình ảnh tích cực, nó sẽ giúp cho mình tự tin hơn và từ đó ảnh hưởng đến “môi trường”xung quanh, còn nếu là một hình ảnh tiêu cực thì sẽ rất không hay.

 Có món đồ nào mà xài vĩnh viễn đâu, ngay cả những máy móc tinh xảo được làm bằng những thứ kim loại tốt nhất. Gần đây thấy trên báo quảng cáo một cái tủ lạnh cũ của Thụy Sĩ rằng đã được xài đến 20 năm mà vẫn còn chạy tốt.Như vậy nhiều người trong chúng ta có thể vỗ ngực nói rằng mình đã “xài” đến  sáu bảy chục năm mà hãy còn ngon đó chứ! Vậy ta phải biết ơn mình nhiều hơn.

 Hãy thử xem bộ xương. Cơ thể ta có trên hai trăm cái xương lớn nhỏ được ráp nối với nhau để thành một khung xương, hoạt động được là nhờ các khớp, cũng đã xài được hằng mấy chục năm trời mà chẳng phải bơm dầu trét mỡ gì cả. Vậy mà nó vẫn làm việc trơn tru, êm rơ, chỉ khi ta tích tuổi, lớn tuổi rồi nó mới bị đau nhức chút đỉnh thì cũng phải thôi! Nhiều khi chỉ vì từ nhỏ ta đã không biết chăm sóc bộ xương đã làm cho nó bị lệch lạc đi như bị vẹo cột sống ở tuổi học đường, hoặc ăn những thức ăn làm cho các chất hoạt dịch giữa các khớp bị đơ cứng lại.

Ngay ở giai đoạn chấm dứt tuổi dậy thì, bộ xương đã hình thành với khối lượng xương cố định, chủ yếu là do di truyền nhưng cũng một phần do dinh dưỡng. Nếu biết quan tâm, thì ngay từ nhỏ đã phải được bồi dưỡng tốt để xương phát triển đầy đủ. Người lớn tuổi dễ bị loãng xương, dễ bị té ngã, đưa đến gãy xương, trật khớp. Nhìn một cành khô và một cành tươi thì biết. Cành tươi khó gãy vì vỏ dày, gỗ dai, nếu gãy cũng thường gãy dập; còn cành khô thì vỏ mỏng, gỗ giòn, khi gãy dễ gãy lọi.Nghiên cứu cho thấy người lớn tuổi, sau tuổi 65, rất dễ bị té ngã. Nữ dễ bị hơn nam.

Ngoài những chuyện gãy xương, trật khớp, rách cơ, dập phần mềm…còn có những biến chứng gần xa khác như viêm phổi, loét da, do phải nằm bất động trong một thời gian lâu dài. Để giảm bớt nguy cơ té ngã ở người lớn tuổi, cần quan tâm tới môi trường sống của họ. Chẳng hạn các cầu thang trong nhà sao cho dễ đi, không trơn trợt, bậc thang đều, ánh sáng đầy đủ. Tuổi gia mắt kém, cảm giác về độ chênh không còn chính xác, phản xạ chậm, cơ thể điều hòa vận động giảm nên rất dễ té.

Người lớn tuổi vẫn cần phải tích cực vận động – tập dưỡng sinh, đi bộ, chơi thể thao chẳng hạn – để tăng tính linh hoạt của các khớp và giúp cho cơ duy trì sự dẻo dai. Người ít vận động hoặc phải nằm một chỗ, tình trạng loãng xương càng xảy ra nhanh. Thuốc lá và rượu góp phần tăng tốc.Việc sử dụng estrogen để bù đắp phải được hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ bởi các bác sĩ chuyên khoa. Điều đáng để ý là một người khi lớn tuổi bị té ngã một lần thì về sau thì sợ hãi, ít dám vận động, do vậy mà sự phối hợp giữa thần kinh cơ càng kém, lại càng dễ bị té ngã những lần sau. Sự bảo bọc quá đáng của người thân trong gia đình càng làm cho người già thêm mau suy yếu.

Rồi thử xem bộ máy tuần hoàn của ta. Nếu biết rằng mỗi ngày trái tim ta phải co bóp cả trăm ngàn lần để đẩy một khối lượng máu khoảng 7.000kg không ngừng nghỉ, kể cả lúc ta ngủ, đi vào một hệ thống mạch máu giăng mắc mà chỉ riêng hệ thống vi mạch nếu nối lại đã dài hàng trăm ngàn cây số (hơn gấp đôi chu vi trái đất) để nuôi cơ thể, ta mới thấy sức hoạt động của bộ máy tuần hoàn tuyệt vời đến thế nào! Có cái máy bơm nào làm việc liên tục với khối lượng như vậy hằng bảy tám chục năm trời mà không phải thay pin, không phải chùi rửa gì cả?

Vậy mà chẳng những ta không nhớ, không biết ơn nó, nhiều khi ta còn hành hạ nó, đầu độc nó, buộc nó nhảy tưng lên với những chất như rượu, trà, cà phê, thuốc lá…Chất nicotine trong thuốc lá chẳng hạn, chẳng những buộc nó phải làm việc nhanh lên mà còn lại co thắt các mạch máu nuôi dưỡng nó, làm cho nó bị thiếu dưỡng khí. Ta lại còn đầu độc tinh thần nó bằng cách luôn rên rỉ “Một trái tim khô, một trái tim mùa đông” hay hất hủi nó: “ngày rời Paris anh đã để quên con tim”…Thật ra một trái tim bình thường làm việc âm thầm bền bỉ đến nỗi ta tưởng như không có nó. Lúc nó lên tiếng “nhắc nhở”thì đã rắc rối rồi! Cho nên có một trái tim lành mạnh thật hạnh phúc mà nhiều khi ta không biết!

Còn mạch máu của ta cũng giống như những ống nước vậy. Khi ống nước còn mới thì nó dẻo dai, co giản dễ dàng, không có chuyện gì xảy ra, còn ống nước đã cũ thì khô cứng lại, độ thun giãn kém đi.Ở người cao tuổi, các mạch máu cũng dễ cứng hơn nên huyết áp dễ bị tăng cao. Huyết áp cao quá có thể gây ra những tai biến. Tăng huyết áp phải được theo dõi chữa trị đến nơi đến chốn. Bệnh tiểu đường càng làm gia tăng tình trạng tắc nghẽn mạch. Do vậy, các nhà chuyên môn đều khuyên ta bớt ăn đường, bớt uống rượu, bớt ăn muối, bớt ăn mỡ, không hút thuốc…

Rồi thử xem buồng phổi của ta. Đó là nơi ta trao đổi không khí để sống. Người ta có thể nhịn đói vài ba tuần, nhịn khát mười ngày nhưng không thể nhịn khát vài ba tuần, nhịn khát mười ngày nhưng không thể nhịn thở quá năm phút. Thiếu oxy (dưỡng khí) chừng năm phút thì các tế bào não sẽ bị hủy hoại, không phục hồi được nữa. Có lẽ vì không khí không phải mất tiền mua nên ta thường coi như không hề có nó. Ta vẫn thở mỗi phút giây mà không nhận thấy không khí là cần! Có một buồng phổi hoạt động tốt ta chẳng hề quan tâm, thậm chí chẳng hề biết đến nó, cho đến lúc nó khò khè có cử thì lúc đó ta mới thật sự hốt hoảng.

Nói chung chúng ta thường không biết thở, không thèm thở, nhất là những lúc làm việc hăng say gần như quên thở hoặc những lúc có những cảm xúc mạnh như lo lắng, giận dữ ta cũng thường quên thở, nín thở. Thở là một phản xạ tự động nhưng ta lại có thể kiểm soát được hơi thở, nhịp thở, khác hẳn với các cơ chế tự động khác như của quả tim, mạch máu, dạ dày, gan ruột…hoạt động hoàn toàn ngoài ý muốn của ta. Cho nên ta có thể luyện thở được.

Buồng phổi của ta có khoảng 300 triệu phế nang, trải rộng ra ta có một diện tích rộng hơn 80m2, lớn hơn một phòng học. Mỗi khi ta hít phải không khí ô nhiễm bụi khói, vi khuẩn, thì lớp không khí ô nhiễm đó sẽ tràn ngập lên toàn bộ diện tích của phế nang. Khi còn là những lá phôi thì phổi và da có cùng nguồn gốc, do vậy mà sau này khi gặp lạnh tự nhiên ta sinh ra ho hen, đặc biệt người cao tuổi dễ bị viêm phổi do lạnh. Hệ thống hô hấp không chỉ có phổi mà còn có mũi, họng, thanh quản, khí quản cùng các cơ hô hấp mà cơ hoành là cơ trọng yếu nhất.

Ở mũi chúng ta chẳng hạn có một hệ thống mao mạch dày đặc để sưởi không khí, làm cho không khí ấm lại trước khi vào phổi. Gặp lạnh, ta sẽ bị ách xì, sổ mũi, nghẹt mũi vì các mao mạch trương nở. Không phải vô cớ mà người lớn tuổi thường khoác một chiếc khăn quàng cổ khi ra đường vì khi gặp lạnh chiếc khăn quàng sẽ giúp làm ấm mũi.

Những người cao tuổi còn khỏe mạnh, sáng suốt, làm việc không biết mệt là những người biết…thở. Họ có những phương pháp “bí truyền” thường được gọi là dưỡng sinh, khí công, thiền, yoga…Có khi ta còn nghe được những câu có vẻ huyền bí như “đưa hơi xuống huyệt đan điền…”Thực ra không có gì là bí hiểm cả mà hoàn toàn có cơ sở sinh học. Ta biết cơ hoành là cơ hô hấp chính nằm vắt ngang giữa bụng và ngực, “phụ trách” 80% khối lượng hoạt động hô hấp. Cơ hoành di chuyển lên xuống như một cái piston trong lồng ngực làm cho buồng phổi nở rộng hoặc thu hẹp thể tích. Do vậy khi ta hít sâu thì cơ hoành bị đẩy xuống đến tận… dưới rún, nơi được gọi là huyệt đan điền hay khí hải.

Như vậy “đưa hơi xuống huyệt đan điền” thực chất là hít sâu đẩy cơ hoành lên xuống mạnh hơn, cơ hoành di chuyển rộng hơn, nhờ đó sự thông khí sẽ tốt hơn. Càng lớn tuổi cơ hoành càng làm biếng, nên người lớn tuổi cần luyện thở, tập dưỡng sinh, thì cơ hoành mới làm việc tốt hơn.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường gặp ở người lớn tuổi, làm cho họ dễ mệt mỏi, hụt hơi, cũng như bệnh giãn phế quản làm cho họ khạc rất nhiều mỗi sáng. Ngày càng có nhiều người bị ung thư phổi do hút thuốc lá. Nhiều người già bị lao là nguồn lây bệnh trong gia đình mà không biết. Giữ môi trường trong sạch, tạo nhiều cây xanh bóng mát, gần gũi với thiên nhiên, tập thở đúng phương pháp, tránh thuốc lá..là những cách tốt nhất để biết ơn buồng phổi của ta vậy.

Lý Lập Ông, thế kỷ XVI, viết trong Nhàn tình ngẫu hứng: “Xét cơ thể con người, tai mắt mũi, tay chân, thân thể hết thảy đều cần thiết…chỉ có hai cái không cần thiết mà trời phú cho ta là cái miệng và cái bao tử, nguồn gốc tất cả những cái lụy của loài người từ xưa tới nay. Có cái miệng với cái bao tử nên sinh kế mới hóa ra phiền phức, sinh kế phiền phức mới sinh ra những mưu mô gian trá, mưu mô gian trá mới phải đặt ra hình pháp…”.

Lâm Ngữ Đường có lẽ cũng đồng ý như thế nên ông cũng viết: “Chúng ta có một cái bao không đáy gọi là bao tử…Nó ảnh hưởng đến văn mình của nhân loại… Các hội nghị quốc tế căng thẳng đến thế nào, tới giờ cũng dừng lại để ăn….”. Rồi ao ước: “Nếu con người có được cái diều như diều chim, có cái dạ dày của loài nhai lại chắc là không có tình trạng hiếu chiến, tàn ác vì loài ăn cỏ, ăn hạt đều hiền lành, loài ăn thịt đều hiếu sát”. Ông cũng đưa ra một nhận xét thú vị: “Gà trống cũng thường đá nhau nhưng không phải vì thức ăn mà vì gà mái. Con người mà có cái diều như gà thì chỉ còn những cuộc chiến nho nhỏ chứ không phải cần đến chiến tranh lớn để xuất cảng đồ hôp” . (Sống đẹp, bản dịch Nguyễn Hiến Lê). Thật tội nghiệp cho cái “bao không đáy” còn gọi là bao tử hay dạ dày của chúng ta!

Đó là một bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa, đảm nhận việc “nạp năng lượng”để ta duy trì sự tồn tại và hoạt động suốt cả cuộc đời. Cái bao không đáy đó thực ra nó đã phải làm việc căng thẳng vất vả, co bóp, nhào nặn thức ăn thức uống suốt ngày đêm để cung cấp cho ta những chất dinh dưỡng cần thiết cho cuộc sống. Nó làm việc âm thầm không hề kể công, hoàn toàn ở ngoài ý thức của ta vì khi nó nhào nặn co bóp như vậy ta không hề hay biết.

Để tiêu hóa được thức ăn, dạ dày phải tiết ra một chất acid mạnh mà nếu không khéo tự bảo vệ mình thì acid này sẽ tiêu hóa ngay chính bản thân nó, làm cho nó lở loét tùm lum mà ta gọi là loét bao tử (loét dạ dày). Thường nếu có lở loét thì dạ dày cũng âm thầm tự băng bó lấy cho mình, đến khi quá lắm thì mới kêu ca, lên tiếng, lúc đó ta có cái gọi là đau bao tử.

Nói chung ít khi ta thượng hại cái dạ dày của mình đừng nói chuyện biết ơn nó, trái lại ta sẵn sàng nhồi nhét vào đó càng nhiều càng tốt từ thịt cá voi đến rắn mối, thằn lằn, tác kè, chuột bọ, cào cào, châu chấu, nghêu sò ốc hến…Ta cũng sẵn sàng đổ vào hằng lít rượu đế, whisky, hằng két bia và vô số những chất độc hại khác như…thuốc trừ sâu, giun đầu gai v.v..Để ý một chút, ta thấy hệ tiêu hóa là một cái ống cơ dài từ miệng đến hậu môn, phình ra chỗ này, thắt lại chỗ kia để trở thành thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già…Thức ăn thức uống đi xuyên qua cái ống đó là đã đi bên ngoài cơ thể, mà các bộ phận được phân công cắt xé, nghiền, nhồi trộn, nhào nặn, chuyển hóa, hấp thu..để đưa vào cơ thể sử dụng.

Cả một bộ máy làm việc quần quật liên tục không mệt mỏi như vậy mới có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể hằng ngày. Ta không thể tưởng tượng rằng mỗi ngày có hơn cả lít nước bọt được tiết ra là nhằm giúp cho miệng không bị khô, hôi và giúp tiêu một phần thức ăn. Ở người lớn tuổi, nước bọt tiết ra ít đi nên dễ bị đắng miệng, khô miệng, ăn không ngon.

Hệ thống nhung mao ở ruột non ngoằn ngoèo nhiều lớp có tổng diện tích lên đến 250m2, bằng cả cái sân quần vợt, để hấp thu các dưỡng trấp nuôi cơ thể trôi qua, với các tế bào hùng hục hoạt động ngày đêm để trao đổi chất, với vô số vi sinh vật li ti sản sinh ra các men tiêu hóa, các vitamin. Gan đổ mật vào ruột, tụy tạng tiết men và insulin mà nếu thiếu nó ta sẽ bị bệnh đái đường. Bất cứ có một trục trặc gì trên cái ống đó đều gây ra những rắc rối đáng tiếc như bị tắc nghẽn đâu đó chẳng hạn. Một người bị bón thường xuyên cũng làm cho cái ống bị nghẹt, dẫn đến hôi miệng, ăn mất ngon, ngủ không yên.

Lâm Ngữ Đường có một nhận xét khá thú vị: “Đối với tôi, hạnh phúc trước hết là vấn đề tiêu hóa. Ruột ta mà vận động điều hòa thì ta hạnh phúc, không thì ta khổ sở. Sự tình chỉ có vậy thôi!”. Mà thật, cứ thấy người nào mặt mày lúc nào cũng cau có, nhăn nhó, khó chịu đăm đăm… thì chắc là đã bị bón hoặc trĩ kinh niên rồi! Người lớn tuổi cũng cần phải được cung cấp năng lượng đầy đủ, cần tránh béo bệu nhưng cũng phải tránh cả suy dinh dưỡng – chủ yếu là do thiếu chất đạm.

Cũng không nên quá sợ Cholesterol vì có loại cholesterol tốt cần cho cơ thể. Nên dùng dầu thực vật. Các vitamin được cung cấp từ thức ăn như rau quả, trứng, đậu, cà rốt, rau muống, gấc… Để giữ khẩu vị được ngon vừa ý, cần thêm những gia vị mà người có tuổi vẫn quen dùng như tỏi, tiêu, ớt. Không nên kiêng cử quá đáng làm cho ăn mất ngon. Đậu nành có lẽ là một thứ thức ăn lý tưởng vừa cung cấp đạm thực vật lại có chất phytoestrogen là một loại kích thích tố nữ rất tốt để làm giảm tốc độ lão hóa.

Một bữa ăn gia đình đông vui có con cháu sum vầy thì dù là rau muống, kho quẹt, đậu hủ… cũng đem lại nhiều chất bổ dưỡng cả về tinh thần lẫn năng lượng cho người lớn tuổi. “Hãy cho tôi biết anh ăn gì, tôi sẽ cho anh biết anh là ai”. Lâm Ngữ Đường nói loài người có hai hạng, hạng ăn rau và hạng ăn thịt. Hạng ăn rau càng đông thì càng dễ có… hòa bình trên thế giới.

Rồi cái bọng đái nữa chứ. Phải bí đái một lần mới biết “giá trị”của cái bọng đái, mới biết ơn vô cùng khi có một cái bọng đái hoạt động bình thường, biết lúc nào thì phải chứa đựng, lúc nào thì phải co bóp, lúc nào thì mở cơ vòng và lúc nào phải đóng chặt lại. Thật là tai hại khi ở tuổi cao, cơ vòng bắt đầu hoạt động không tốt nữa, lúc cần đóng chặt thì nó lại mở ra, đặc biệt ở phụ nữ có tuổi.

Ở đàn ông, tuyến tiền liệt có thể phình to thành bướu chặn nghẹt đường lưu thông của nước tiểu, lúc cần tiểu lại tiểu không ra. Lại phải mổ, phải nong. Một kích thích quá mạnh như cười to, ho tràng dài hoặc vận động nhiều quá, cũng dễ bị đái són. Thuốc an thần, thuốc lợi tiểu sẽ làm cho đái són xảy ra thường xuyên hơn. Nói chung nếu tìm được nguyên nhân thì chữa trị không khó, đừng lúc nào cũng cho là tâm thần rồi bỏ mặc. Nên tập đi tiểu có giờ giấc, đừng đợi quá căng. Các loại tả lót thấm hút có thể dùng rất tiện cho người già khi đi lại tàu xe.

Cũng cần chú ý sắp xếp chỗ đi đại tiểu tiện sao cho thuận lợi, dễ đi, có đủ ánh sáng. Người mình thường coi chỗ tiểu tiện (toilet) như là một chỗ dơ bẩn xấu xí nên thường đặt ra phía sau nhà, xa nhà, trong khi đó thực ra toilet là một nhu cầu quan trọng của con người nên ở những khách sạn lớn, người ta bố trí toilet ngay trước phòng khách, sạch sẽ và thơm tho.

Mắt là giác quan quan trọng nhất của con người. Chăm sóc mắt là biện pháp nâng cao chất lượng cuộc sống. Có một quyển sách mà tác giả là một người mù, viết với lời tựa là “Nếu tôi được một ngày sáng mắt”! Những người bình thường có đôi mắt sáng nhiều khi không biết quý. Thử sống một ngày bịt kín hai mắt lại thì mới đánh giá được chất lượng cuộc sống nhờ đôi mắt.

Già thì mắt phải yếu đi, cảm giác về độ đậm cũng kém, thích nghi với bóng tối chậm và nhìn cố định không nét.Thủy tinh thể diều tiết kém nên không nhìn gần được, điều này ảnh hưởng chất lượng cuộc sống rất rõ, vì làm gì cũng phải đeo kiếng. Những nguyên nhân gây mù thường gặp là mắt hột, quáng gà, đục thủy tinh thể (cườm khô), và cườm nước (glaucoma). Theo Tổ chức Sức khỏe thế giới (WHO), người mù vì cườm khô đã chiếm hơn 40% số người già bị mù. Chín phần mười các trường hợp cườm khô là do tuổi già, cơ thể suy yếu; số còn lại là do các bệnh tiểu đường, chấn thương, suy dinh dưỡng…

Khi thấy mắt bị mờ dần, có đốm đen bay bay rồi cố định lại một chỗ, không đau nhức, không đỏ, tưởng là kính không đúng độ mà đo kính nào cũng không vừa thì phải nghĩ đến cườm khô. Hiện vẫn chưa có thuốc nào chữa được cườm khô, chỉ có cách là phải mổ để thay thủy tinh thể đục bằng một thủy tinh thể nhân tạo hoặc đeo kính để điều tiết. Hiện nay có những kỹ thuật mới để mổ cườm khô, đặt thủy tinh thể nhân tạo rất tiện lợi. Sau mổ, bệnh nhân có thể sinh hoạt lại bình thường ngay.

Riêng cườm nước là một bệnh hết sức nguy hiểm vì dẫn đến mù lòa. Nếu được phát hiện sớm thì có thể tránh được mù. Bệnh cườm nước cấp tính gây nhức đầu dữ dội, có khi nhức nửa đầu kèm theo ói mửa, mắt đỏ, căng cứng, con ngươi nở lớn. Trường hợp này phải đến ngay bệnh viện có chuyên khoa mắt. Dạng cườm nước mãn tinh tiến triển âm thầm, chỉ thấy hơi đau mắt, xốn mắt, mỏi mắt và mờ dần. Nhiều người tưởng tại mình có tuổi nên mắt kém, không đo nhãn áp để chẩn đoán kịp thời.

Người lớn tuổi cũng thường nghe kém, lãng tai. Lãng tai một chút cũng hay, khỏi phải nghe những lời nói xấu mình! Cái gì khoái thì nghe không thì thôi.Từ 65 tuổi trở đi có hơn một phần ba số người bị lãng tai. Nghe kém sẽ làm cho việc truyền thông khó khăn hơn, có thể gây nguy hiểm trong giao thông, đi lại. Ngày nay có những dụng cụ trợ thính dễ sử dụng và rẻ. Ở các nước phát triển cứ ba người có tuổi thì một người mang máy điếc, nhờ đó họ có thể giao tiếp tốt hơn và tham gia vào các hoạt động xã hội, giúp họ cảm thấy sảng khoái, không bị coi là tàn phế nữa.

Ở ta, nhiều người không ưa máy điếc vì nó ồn ào lại làm cho ta nghe rõ những “sự thật đau lòng”. Một vở kịch kể chuyện hai vợ chồng già, ông nói gà bà nói vịt nhưng rất hạnh phúc bên nhau, đến khi các con hiếu thảo gởi về cho mỗi người một cái máy điếc thì bắt đầu cãi vã nhau suốt ngày. Cuối cùng cả hai phải liệng cái máy điếc vào sọt rác!

 “Chúng ta không chăm sóc bản thân mình mà để cho cơ thể làm việc đến hao mòn, vì vậy nó dễ bị hư hỏng sớm. Khi chúng ta còn khỏe mạnh, còn sung sức, thì chúng ta bóc lột ngay chính bản thân mình, bóc lột các bộ phận trong cơ thể, bóc lột những khả năng của mình mà không hề cân nhắc, không hề nghĩ tới hậu quả. Ở lứa tuổi 50 tôi vẫn chưa chú ý lắm đến sức khỏe của mình…” Viện sĩ Misculine 90 tuổi viết như thế. Hiện nay mỗi sáng ông chạy bộ, tập thể dục đều đặn, chơi quần vợt, ăn uống điều độ. Ông nói “Tôi cảm thấy 30 năm trước đây tôi đã già yếu hơn nhiều so với bây giờ”!

TÔI CŨNG MUỐN ĐI!

8 SÀI GÒN
TÔI CŨNG MUỐN ĐI!

Qua vụ 39 người thiệt mạng trên xe container ở Anh. Đảng biết sự cố này sẽ làm mất thể diện của lãnh đạo nhà nước VN. Do đó, đảng cho tuyên giáo chuyển hướng dư luận, hòng đổ tội lên đầu những người thiệt mạng để phủi trách nhiệm.

Đầu tiên, tuyên giáo hé lộ kinh phí đi qua Anh phải tốn gần 1 tỷ. Tiếp đến, là thành phần này qua Anh trồng cỏ, chế biến cần sa tiếp tay gây tội ác….

Thế là đám bò cao cấp (gồm các giảng viên trường đại học, các tiến sĩ xây dựng đảng, các nhà báo… ) và các loại bò hạ cấp xúm nhau gào lên rằng, thì, là, mà… đã có 1 tỷ thì đâu phải nghèo; Đã có 1 tỷ sao không kinh doanh; Đã nắm 1 tỷ trong tay mà còn ham hố lao đầu vào chỗ chết… Rằng là, trồng cần sa là phạm pháp; Trồng cần sa là gây tội ác; Trồng cần sa là… bla, bla…

Mặc dù DLV gào thét đổ lỗi là do người dân vô ý thức, ham giàu bất chính thì chết chớ trách ai, sao không đi XKLĐ hợp pháp?? Nhưng, sự kêu gào của họ cũng không khỏa lấp được sự chỉ trích mạnh mẽ của đám dân chủ. Rằng, nhà nước tốt sao họ lựa chọn bỏ đi thay vì sống trên quê hương; Tại sao họ từ bỏ một nhà nước do dân, vì dân để đi làm mướn nơi xứ sở bóc lột; Tại sao và tại sao???

Nhận thấy đám dân chủ bênh vực và tiếc thương cho những người xấu số đã thiệt mạng còn khá đông, và những phản biện họ đưa ra rất khó mà giải trình. Họ chỉ trích rất gắt gao về sự vô trách nhiệm của nhà cầm quyền. Nhận thức được rằng, nếu những người thiệt mạng kia được bênh vực bởi số đông, thì uy tín đảng cầm quyền sẽ mất. Với kinh nghiệm ma mãnh “làm tuyên giáo phải biết nói xuôi lẫn nói ngược, miễn sao lời nói ấy có lợi cho đảng cầm quyền là được”. Do đó, tuyên giáo nghiên cứu tâm lý của đám đông này để lái dư luận họ qua hướng khác. Thế là, tuyên giáo nhẹ nhàng hé lộ tấm hình cháu Trà My mặc áo đỏ, cổ động trong một trận bóng đá nào đó, với truyền khẩu: hắn cũng là DLV!

Chỉ cần có vậy, đủ để đám dân chủ xúm vào chửi rủa! Họ lục tung tài khoản Facebook của cô bé xấu số ấy, soi xét từng status để chì chiết, họ nói nhà nó rất giàu, em nó ăn chơi, hút xì gà, có cả ô tô, có số điện thoại tứ quý đến mấy chục triệu…. Và thứ đó (DLV) chết là đáng đời. Ô hô!! Đảng thoát tội.

Riêng tôi, (hiện giờ) nếu biết đường dây đưa người qua Anh với giá vài ba trăm triệu (vì không có nhiều hơn) tôi sẽ đi! Tôi đi, không phải vì muốn làm giàu, và sức tôi cũng không còn lao động được nữa. Nhưng, vì quan sát mấy ngày qua, tôi thấy người Anh đối xử với người quá cố bằng một tình nhân loại ấm áp. Có chết ở xứ sở đó cũng mãn nguyện. Tôi đi, vì muốn chạy trốn xứ sở này, một xứ sở toàn ác quỷ, không có tình nhân loại!

NGÔ TRƯỜNG AN

Image may contain: 2 people, people standing

CHÍNH QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM

Lê Vi

CHÍNH QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM

Nhà Báo Mạnh Kim

Tờ San Diego Union Tribune (14-10-2019) cho biết, chính quyền thành phố San Diego (California) đã chấp nhận bồi thường 1,25 triệu USD cho đương đơn Van Nguyen vì những thiệt hại mà ông ta gánh chịu do tai nạn lúc đi xe đạp và vấp ngã “ngoài ý muốn”…

Tai nạn xảy ra với ông Van Nguyen vào tháng 11-2016, khi ông đang đi xe đạp thì bị té ngã bởi lề đường hỏng, khiến ông bị hất văng khỏi xe và “bị ném vào không trung một cách dữ dội”, làm ông bị tổn thương hộp sọ, gãy răng và mặt mày bầm dập. Sau ba năm kiện tụng, ông Van Nguyen không chỉ được thành phố bồi thường 1,25 triệu USD mà ông chủ căn nhà (tên Billy Jean Hart), nơi có rễ cây trồi lên làm hỏng lề đường, cũng phải bồi đền cho mình (số tiền không được công bố). Đây không phải vụ “đi kiện cái lề đường” đầu tiên ở San Diego. Năm 2017, cư dân Clifford Brown đã được bồi thường 4,85 triệu USD trong một tai nạn gần tương tự ông Van Nguyen. Tháng 3-2018, chính quyền San Diego cũng trả một triệu USD cho vợ chồng Edward và Mary Jo Grubbs sau khi bà Mary Jo trượt té trên một lề đường mấp mô…

Tháng 9-2018, một số gia đình bị mất người thân trong vụ thảm sát bởi cựu quân nhân Devin P. Kelley cũng kiện Không quân Hoa Kỳ vì tội tắc trách, sau khi Không quân thừa nhận họ không báo cáo hồ sơ gây án trong quá khứ của Devin cho các cơ quan hữu trách liên bang. Ngoài việc kiện Không quân, họ còn kiện cả chính quyền Austin (Texas), tội “vô trách nhiệm”. “Chính quyền chẳng làm gì cả – đúng nghĩa đen – để giải quyết vụ việc và giúp đỡ các gia đình (có người thân bị giết)”. Đó là lý do chúng tôi phải kiện vì chẳng có cố gắng nào được thực hiện” – một đương đơn nói…

Giữa năm 2019, công dân Jakarta (Indonesia) đã cùng ký tên kiện chính quyền trước tình trạng không khí ô nhiễm nghiêm trọng. Ở đây không có chuyện chính quyền đổ thừa người dân “ăn dơ, ở bẩn”, không có thái độ biện bạch rằng thành phố ngày càng có nhiều phương tiện giao thông thì đương nhiên không khí phải ô nhiễm. Trong đơn kiện gửi lên Tòa Trung tâm Jakarta ngày 4-7-2019, người dân và giới hoạt động môi trường đã kiện tổng thống và giới chức chính quyền, yêu cầu họ xem xét lại luật kiểm soát môi trường và có giải pháp cụ thể trong việc bảo vệ sức khỏe người dân. Tính đến giữa năm 2019, chính quyền và các công ty tại 28 quốc gia đã bị kiện, liên quan vấn đề ô nhiễm môi trường.

Vài trường hợp trên cho thấy gần như tất cả mọi cá nhân, tổ chức và đặc biệt hệ thống chính quyền đều có liên đới ít nhiều và phải chịu một phần trách nhiệm trong những sự việc ảnh hưởng xã hội và đời sống người dân, đặc biệt nếu nguồn gốc sự việc có nguyên nhân từ một phần chính sách điều hành. Không mô hình chính quyền lý tưởng nào hoàn hảo đến mức có thể làm tất cả người dân hài lòng nhưng một chính quyền tôn trọng phục vụ lợi ích người dân thì phải lắng nghe và biết thực thi trách nhiệm. Điều thường nghe về cái gọi “chống chế độ” hay “chống phá nhà nước” trước những chỉ trích người dân là một lập luận sai từ lý lẽ căn bản. Nếu có một nhà nước được bầu bằng lá phiếu dân chủ thay thế chế độ cộng sản thì nó vẫn phải tiếp tục hứng chịu sự lên án người dân khi nó phủi tay trách nhiệm trước những sự kiện ảnh hưởng không chỉ một cá nhân mà nhiều người, không chỉ một trường hợp đơn lẻ mà nhiều vụ tương tự lặp đi lặp lại, không chỉ đối với một khu vực cá biệt mà nhiều vùng miền đất nước.

Tại sao có chính quyền phải bồi thường người dân cả triệu đôla chỉ vì cái vỉa hè nhưng ở một nước khác, như Việt Nam, thì người ta luôn tìm cách thối thác trách nhiệm, trong gần như tất cả vụ việc từ nhỏ đến lớn? Không người dân nào có quyền quy hoạch đô thị cũng như thiết kế hạ tầng giao thông nhưng tại sao kẹt xe hoặc ngập đường không phải là trách nhiệm của chính quyền? Ô nhiễm môi trường, dù có phần lỗi người dân, nhưng chính quyền không thể hoàn toàn vô can. Không người dân nào được phép “trồng” cột điện hoặc đào hố ga nhưng dù xảy ra vô số cái chết bởi điện giật và té hố ga nhưng vấn đề ai chịu trách nhiệm luôn được đẩy từ chỗ này sang chỗ kia cho đến khi sự việc chìm vào quên lãng. Một trong những trường hợp điển hình của thái độ vô trách nhiệm là có hàng chục tổ chức chính quyền và đoàn thể liên quan bảo vệ phụ nữ và trẻ em nhưng tình trạng cưỡng hiếp trẻ em chưa bao giờ kinh khủng bằng giai đoạn này.

Giải pháp cho việc đối mặt trách nhiệm, với chính quyền Việt Nam, không phải là chấp nhận thử thách việc xử lý sao cho người dân có thể hài lòng mà là làm thế nào để yếu tố trách nhiệm ít được đặt vai mình càng nhiều càng tốt. Cách thức xử lý khủng hoảng thông tin trong những sự việc nghiêm trọng, với chính quyền và hệ thống truyền thông thuộc sự kiểm soát chính quyền, là tìm cách dồn “nguyên nhân” và “hậu quả” về phía người dân. Điều này có thể lái sự phẫn nộ dư luận sang hướng khác ở thời điểm trước mắt nhưng nó không là giải pháp để cứu sự sụp đổ chính quyền trong tương lai nếu ngày càng có nhiều người dân nhận thức được rằng họ là nạn nhân trên một đất nước được điều hành bởi một chính quyền vô trách nhiệm.

Bồi thường dân chỉ vì một cái vỉa hè không chỉ cho thấy hệ thống luật pháp đất nước đó được xây dựng chặt chẽ như thế nào mà còn cho thấy chính quyền họ không ảo tưởng về vai trò và trách nhiệm để trở thành nơi được người dân tin cậy hơn là chỗ để người dân trút lên phẫn uất. Không mô hình chính quyền nào hoàn hảo. Để có một chính quyền chấp nhận “chịu thiệt” nhằm thể hiện trách nhiệm, cần một quá trình không phải ngày một ngày hai. Điều đó chưa hẳn là ý muốn chính quyền khi mô hình chính quyền ra đời, xét đến yếu tố lịch sử hình thành thiết chế chính quyền, và nó có thể chẳng bao giờ có nếu không có những tiền lệ, xuất phát từ nhu cầu và đòi hỏi của người dân. Chừng nào người dân “chưa cần”, mô hình như vậy không có cơ hội ra đời. Chừng nào đa số vẫn còn tin vào lập luận của một thiểu số, trong đó có cả “trí thức”, luôn cố nói rằng “không nên cái gì cũng chửi chính quyền,” thì bất công vẫn tràn lan và những cái chết tức tưởi tiếp tục xảy ra mà trách nhiệm chẳng thuộc về “lương tâm” kẻ nào cả.

Mắt hay tim?

Mắt hay tim?

Gần nhà ngoại tôi có một đôi vợ chồng già bị mù. Họ đã có với nhau một đàn con cháu đông đúc. Nghe ngoại nói, năm nay hai cụ đã ngót nghét tám mươi tuổi.

Ngoại kể, ngày xưa, khi lấy nhau, người chồng ngồi xe bò đi đón vợ. Tuy cô dâu và chú rể đều không nhìn thấy gì, nhưng chú rể vẫn nhờ người cuốn đầy lụa điều lên chiếc xe và đầu con bò, như vậy cho giống đám cưới.  

alt

(Ảnh minh họa: rohan.hehagame.com)

Khi cô dâu vừa về nhà chồng, chú rể dắt tay vợ rà mò từ nhà trên xuống nhà bếp, khắp lượt các ngóc ngách trong  gia đình. Rồi cũng từ đó, suốt hơn nửa thế kỷ, trong cái thôn nghèo chẳng mấy ai biết đến ấy, dù trời mưa hay nắng, người ta luôn nhìn thấy họ tay trong tay, lẳng lặng cùng nhau làm mọi việc.Trong cái thôn nghèo ấy, dù trời mưa hay nắng, người ta luôn nhìn thấy họ tay trong tay, lẳng lặng cùng nhau làm mọi việc…

alt

(Ảnh minh họa: takungpao.com)

Có lẽ trong tất cả công việc thì khó nhất vẫn là múc nước từ giếng lên. Lần nào cũng thế, hai người họ đều dắt nhau đi. Người vợ sờ thấy cây gỗ ở cạnh giếng, một tay ôm chặt cây, còn tay kia níu chặt bàn tay chồng. Người chồng quỳ trên sàn giếng thả gầu xuống múc, kéo nước lên.

Có người nhìn thấy họ múc nước khó khăn ngỏ ý muốn giúp nhưng hai vợ chồng đều cảm ơn rồi từ chối. Họ bảo: “Các ông bà giúp được chúng tôi một lần, nhưng không giúp được chúng tôi một đời”.

alt

(Ảnh minh họa: sunwui.wordpress.com)

Cứ như thế, hai vợ chồng luôn tay dắt tay nhau đi lấy nước cho đến khi đứa con đầu lòng có thể gánh được một gánh nước. Dân làng đều cảm thấy lạ lùng. Trong thôn cũng có nhiều trai gái trẻ từng vì đất trơn mà trượt chân ngã xuống giếng, nhưng đôi vợ chồng mù chưa lần nào té ngã. Càng lạ lùng hơn, dù không thể nhìn thấy nhưng vợ chồng họ vẫn có thể tìm ra nhau trong đám đông đang nói chuyện ồn ào.

Người chồng là một người thổi kèn trong ban nhạc ở thôn quê. Ông thường đến các đám cưới thổi những bài: “trăm con chim phượng hoàng”, “niềm vui đầy nhà” … Dù đi thổi kèn ở đâu, ông cũng có một yêu cầu, để người vợ mù của ông đi cùng. Ông nói, để vợ ở nhà một mình, ông không an tâm.

alt

(Ảnh minh họa: sohu.com)

Mỗi khi tiếng kèn của người chồng cất lên, người vợ ngồi bên rất chăm chú nghe. Dường như những giai điệu ấy đều là ông thổi riêng cho bà.  Người ta bảo, những lúc ấy, khuôn mặt người vợ mù thường đỏ ửng lên, khiến ai nấy đều cảm thấy người phụ nữ đang ngồi lặng lẽ kia xinh đẹp biết nhường nào.

alt

  • (Ảnh minh họa: Fiveprime)

Có lần, người chồng sơ ý bị ngã gãy chân. Những ngày chồng nằm bệnh viện, ba bốn hôm liền người vợ không ăn hột cơm nào vào bụng. Bà bảo, không có bàn tay quen thuộc kia, bà chẳng còn lòng dạ nào mà ăn.

Sau này, khi hai vợ chồng đều đã già và không cần đi ra ngoài nữa, họ bắt đầu trồng hoa trong sân nhà. Dù chẳng thể nhìn thấy được những đoá hoa tươi rực rỡ mình trồng lên, nhưng ông bà đều rất hạnh phúc mỗi khi đến mùa hoa nở. 

alt

  • (Ảnh minh họa: com)

Những người con của ông bà từng hỏi bố mẹ : “Nếu ông trời dành cho bố mẹ một cơ hội, liệu bố mẹ có muốn nhìn nhau bằng mắt không?”

Ông tự hào nói: “Dắt tay nhau một đời, có bao nhiêu đường vân trong lòng bàn tay mẹ con, đều đã in trong trái tim bố. Bố chưa từng trông thấy người đẹp nhất. Trong trái tim bố thì mẹ con là người đẹp hơn cả. Cần mắt để làm gì. Mắt là thứ tham lam nhất  trần đời, nhìn cái gì cũng đánh giá tốt hay xấu, xinh hay không xinh; nhìn cái gì hay là muốn có cái đó. Trên mặt người ta có một vết sẹo cũng có thể để trong tim suốt đời.”

alt

  • Tim sáng hơn mắt. Nó là sáng nhất, thật nhất!.. (Ảnh: cz)

Còn bà thì trả lời: “Người ta nhìn người bằng mắt, bố mẹ nhìn người bằng trái tim. Tim sáng hơn mắt, thật.”

 Bởi chúng ta có mắt. Nên khi chúng ta nhìn người, chỉ dựa vào mắt mà quên dùng trái tim.

Có lẽ người vợ mù đã nói đúng: Tim sáng hơn mắt. Nó là sáng nhất, thật nhất!

From: Bác Sĩ Hạnh Văn Phùng

KHÔNG BIẾT TỰ VỆ, DÂN VIỆT RẤT ĐÁNG THƯƠNG

Van Nga DO

Đỗ Ngà

Đầu tư du học qua Anh – Mỹ -Úc thì phải vượt qua 2 rào cản: thứ nhất là tiền, ít nhất là 35 ngàn đô mỗi năm; thứ nhì là Anh ngữ.

Muốn đầu tư EB5 sang Mỹ để có thẻ xanh thì ít nhất phải vượt qua 2 rào cản: thứ nhất là nửa triệu đô nếu đầu tư ủy thác, ít nhất 1 triệu đô nếu tự đầu tư; thứ nhì đó là dự án thu hút đầu tư EB5 phải thành công còn nếu thất bại là mất trắng.

Muốn xuất khẩu lao động sang Anh Mỹ thì gần như không thể vì thị trường này rất kén chọn. Để di dân sang những nước này người dân Việt Nam đã gặp rào cản quá lớn, di dân hợp pháp không dành cho những người có đời sống trung bình ở Việt Nam.

Nhìn vào điều kiện để nhập cư hợp pháp, thì người ta phải vượt qua điều kiện quá cao, với tầm trong túi chỉ có 1 tỷ là không thể, ngoại trừ con đường bất hợp pháp. Nhưng để có 30 ngàn Bảng trong túi đối với người dân Việt Nam là thành phần khá giả rồi. Nếu dùng 30 ngàn Bảng để làm vốn làm ăn ở Việt Nam người ta có thể tạo ra thu nhập đủ sống và sống một cách hợp pháp. Nhưng nếu dùng 30 ngàn Bảng để nhập cư lậu vào Anh sống bất hợp pháp thì có sướng ích gì? Và vì sao người ta phải đánh đổi như vậy?

Cô Phạm Thị Trà My đã mất 30 ngàn Bảng để được đến Anh lao động bất hợp pháp, mà những gì bất hợp pháp thì luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro khôn lường, sao nhiều người chọn con đường này? Vấn đề ở đây là sự hiểu biết của người dân Việt Nam về cuộc sống ngoài vòng pháp luật còn rất hạn chế. Hay nói đúng hơn dân Việt rất kém hiểu biết về pháp luật nên dễ bị dụ. Mà hậu quả của sự kém hiểu biết là do chính sách của ĐCS, đến hôm nay là thế kỷ 21 mà họ vẫn còn “ngăn sông cấp chợ” về tin tức chính trị – xã hội từ bên ngoài. Báo chí và truyền hình hướng người dân vào các loại tin tức bịa đặt tự tô hồng của chính quyền hoặc các game show vở vẩn và những trò chơi rẻ tiền khác vv.. Thì người dân Việt kém hiểu biết là lẽ đương nhiên.

Trong chính sách cai trị của ĐCS họ đã làm cho người dân không hiểu gì về vai trò luật pháp cả. ĐCS đã thành công trong việc nhồi sọ nhân dân, đảng đã tạo bức tường ngăn cản người dân không được tiếp xúc với thông tin kinh tế – chính trị – xã hội trái chiều. Và kết quả là, hôm nay người dân Việt Nam chỉ biết phó mặc cho nhà nước lo mà không quan tâm đến việc luật mà chính quyền CS viết ra có công bằng không, hành xử của chính quyền có đúng luật không. Có thể nói, làm cho người dân dốt chính trị, dốt luật pháp là dã tâm khốn nạn nhất của chế độ. Và hậu quả của việc không quan tâm đến chính trị là đa phần người dân Việt không phân biệt được sự an toàn của việc sống hợp pháp và sự nguy hiểm của việc sống bất hợp pháp. Đây rõ ràng là kết quả tất yếu của chính sách kiểm soát thông tin báo chí của CS. ĐCS đã định hướng mù cho người dân Việt nhằm phục vụ ý đồ cai trị của họ.

Khi người dân Việt bị định hướng mù của ĐCS nhuộm đen não bộ, thì khi đó chính người dân Việt Nam đáng thương đã dễ dàng trở thành nạn nhân của bọn buôn người. Khi được những kẻ buôn người vẽ ra viễn cảnh thu nhập tại xứ Anh xứ Mỹ bằng những gương người thật việc thật thì lập tức dân Việt tin ngay. Nhưng khổ một điều, những trường hợp đem chứng minh cho nạn nhân toàn là những trường hợp sống và làm việc hợp pháp, còn cái khổ của dân nhập cư bất hợp pháp thì được giấu nhẹm, thế là người dân Việt dễ dàng bị cắn câu. Từ những trò lừa đảo đó, mà những người dân Việt đáng thương đã chạy vạy cả tỷ đồng để đầu tư cho chuyến đi.

Sang Anh làm việc bất hợp pháp nếu trót lọt thì họ cũng chẳng an toàn vì mọi sự thiệt thòi vì bị bóc lột hay bị đánh đập không được luật pháp bảo vệ, họ sống cứ nơm nớp lo sợ bị phát hiện, sợ bị bắt và bị trục xuất về nước. Nếu người lao động bất hợp pháp mà biết điều này chắc chắn họ đã không đem 1 tỷ đồng đưa cho bọn buôn người để được đi chui sang Anh. Với trường hợp cô Phạm Thị Trà My và những nạn nhân như cô rất đáng thương vì họ là nạn nhân của 2 loài quỷ dữ: thứ nhất, cô là nạn nhân của chế độ; thứ nhì, cô là nạn nhân của bọn buôn người. Nạn nhân chế độ là nguyên nhân, còn nạn nhân của bọn buôn người là kết quả.

Không phải chỉ riêng trường hợp những nạn nhân của bọn buôn người mà chịu khó nhìn rộng ra, chúng ta sẽ thấy người dân Việt Nam thật sự là những người dễ bị lừa gạt nhất. Ngay tại Việt Nam, những gian thương Trung Quốc luôn dùng một trò lừa đảo giống nhau để lừa mãi mà người dân Việt Nam vẫn sập bẫy. Và ở vùng biên giới phía Bắc, nạn buôn người sang Trung Quốc hoành hành bao nhiêu năm nay mà không có cách nào ngăn chặn vì chính người dân thiếu kiến thức để tự vệ cho mình.

Một chính quyền thối nát, một xã hội băng hoại đạo đức, một nền kinh tế què quặt, một không khí sinh hoạt chính trị đầy tính đe dọa, một nền dân trí cực thấp vv..tất cả đều bắt nguồn từ đảng chính trị đang nắm quyền lãnh đạo đất nước này. Đi đâu trên thế giới, người dân Việt đều bị khinh khi bị căm ghét vì đạo đức thấp, nhưng dù bị khinh khi họ vẫn là người dễ bị lừa gạt. Nói cho cùng đó cũng là “thành quả” mà tập đoàn cai trị đất nước này gây ra.

Cái chết của cô gái Phạm Thị Trà My đã làm rúng động người dân Anh Quốc, họ bất chấp việc đúng sai của người di dân lậu, tính nhân đạo trong họ trổi dậy và họ đã thắp nến cầu cho những người đã khuất. Họ giương biểu ngữ chào đón những nạn nhân. Thật là ngưỡng mộ lòng tốt của người dân xứ Anh Quốc xa lạ – một xã hội nhân bản đáng mơ ước được xây dựng bởi một nền chính trị tử tế vì con người. Càng căm phẫn hơn khi trong xã hội Việt Nam còn có kẻ lòng dạ ác hơn dã thú khi xỉ vả chê bai người xấu số là “tham sung sướng, tham vinh hoa phú quý mà sập bẫy”. Cô Trà My và những người Việt trong container đó chính là nạn nhân của 2 tầng quỷ dữ, thế mà vẫn bị xỉ vả. Nói thật không gì khốn nạn bằng!

Thật thương cho những nạn nhân trong thùng container định mệnh đó, và thương cho những người Việt chúng ta – những người mà vì thiếu hiểu biết trong một xã hội bưng bít nên vẫn đang và sẽ là những nạn nhân tiếp theo. Thương lắm nhưng không cách nào ngăn chặn vì chính người dân không thể có đủ kiến thức về luật pháp để tự bảo vệ cho mình và cho người thân. Thương lắm nhưng bất lực!

-Đỗ Ngà-

Image may contain: 1 person, selfie and closeup

BỆNH HOẠN

BỆNH HOẠN

Đỗ Ngà

Một cơ thể bệnh, nay xì ra ung nhọt rồi chữa, mai xì ra ung nhọt rồi chữa. Cứ nhưng vậy cơ thể bệnh hoạn đó sống vất vưởng và suốt ngày chỉ có một mục đích duy nhất là đối phó với bệnh tật. Tiền bạc bao nhiêu cũng không còn, đến vay mượn bao nhiêu thì căn bệnh cũng nuốt hết. Nợ chồng chất và khi không còn mượn mõ được ai thì bệnh bùng phát và chủ nhân không còn tiền để chạy chữa được nữa. Thế là cái gì cần đến nó phải đến – cái chết.

Hiện nay đất nước Việt Nam nó như vậy, nay thì ông quan này nhảy lầu, mai ông quan kia đu càng trốn chạy, mốt lại đến dân bỏ nước ra đi vv.. những chuyện như vậy nó cứ xảy ra liên tục. Nó là những cái ung nhọt nhỏ đang nổi lên đều đặn nổi trên cơ thể ĐCS. Thế rồi cái đảng bệnh hoạn này cũng bịt được, nhưng bịt được không có nghĩa là ung nhọt không mọc tiếp. Chỉ chữa triệu chứng không diệt tận gốc nguyên nhân gây bệnh nên ung nhọt cứ mọc lên nữa và ngày càng nhiều hơn.

Hiện nay đảng bệnh hoạn nắm quyền cai trị đất nước đang vay nợ để chữa trị, nợ cứ chất cao mãi và dấu hiệu không còn khả năng trả nợ đã xuất hiện. Khi trong nhà không còn gì nữa, đảng sẽ vay kẻ này trả nợ kẻ kia để giải quyết những món nợ tới hạn. Cứ xoay vòng như vậy nên núi nợ cứ ngày càng cao. Núi nợ ngày càng cao mà song hành với nó là bệnh tật ngày càng nặng thì cuối cùng cái chết cũng sẽ đến với cái đảng bệnh hoạn này mà thôi. Đó là điều chắc chắn.

Câu hỏi đặt ra là khi đảng đi đến cái chết thì nó sẽ làm cho đất nước này tan hoang cỡ nào? Chúng ta có thể hình dung rằng, đất nước như căn nhà của cái thây bệnh CS. Khi bệnh nặng thì nó sẽ bán nhà để chữa trị. Có thể không khó để đoán rằng, đất nước này sẽ bị bán trước khi con bệnh đến cơn hấp hối. Bởi đơn giản đảng quan trọng hơn tổ quốc, nên cái mà đảng đem ra hy sinh là giang sơn. Giang sơn sẽ đem bán để duy trì thây bệnh ĐCS. Và đó là thực tế mà ĐCS đang làm.

-Đỗ Ngà-

No photo description available.