Bao năm giải phóng như thế này phải không em?

Bao năm giải phóng như thế này phải không em?

Trần Văn Giang (Danlambao) – Ngày 30 tháng 4 năm 1975, quân dân miền Nam bị bức tử, bị cộng sản truy đuổi thật thảm thương. Trong cảnh tuyệt vọng đó, có trường hợp lính và người dân miền Nam đành liều thân đu càng trực thăng dù không biết có cơ hội sống sót để ra được đến nơi an toàn, hay hải phận quốc tế; để làm thân tị nạn lưu vong, thuyền nhân tên xứ người… 

Sau đó, cộng sản kịch liệt lên án tư bản và “tàn dư Mỹ Ngụy”. Bất cứ cái gì có chút liên quan đến tư bản, đến Mỹ, đến “Ngụy” đều thối nát, đồi trụy, xấu xa phải triệt để hủy diệt. 

Từ “Đu càng trực thăng” đến “Chui thùng xe hàng” 

Hôm nay, sau hơn 44 năm “giải phóng” và “hủy diệt,” những con người của thời đại “sinh Bắc tử Nam” dù không hề bị Mỹ hay Ngụy quân Ngụy quyền nào truy đuổi, dù đã sinh ra ở Việt Nam nhưng bất chấp tính mạng để “đu đủ thứ”, đu dưới mọi hình thức: đu thuyền, đu “chuyên cơ,” đu thùng xe tải, đu hôn nhân giả… để lại mong được ra đi một cách bất hợp pháp đến các xứ sở mà đảng và nhà nước cs đã gọi là “đang giẫy chết” và “đứng bên bờ vực thẳm?!” 

Sự kiện “đu đủ thứ” chính là trả lời cho câu hỏi “Bao năm giải phóng như thế này phải không em?” (trích lời bài nhạc “Chiều Tây Đô” của Lam Phương). 

Xem lại một trường hợp điển hình: Cô Cao Thị Nhíp. “Cô Nhíp” với “hình tượng kiên cường, gan góc” đã dẫn xe tăng của “quân đoàn 3 cộng sản” tiến vào Sài gòn. Bẵng đi một thời gian; cô Nhíp im lỉm chém vè, tự khép lại cái “quá khứ hào hùng đã được cộng sản bốc gần tới trời, đã quay thành phim ‘Cô Nhíp.’ ” không hiểu sao (?) cô có thể tìm cách nào, ở đâu ra được một cái ba-toong của anh Việt kiều nào đó (cái mẻ này còn “hay hơn cả tuyệt vời?”) hồi nào; và rồi đu cái ba-toong đó một cái rẹc sang định cư tại Mỹ, vào thẳng quốc tịch Mỹ và đường hoàng thành “Người Mỹ gốc Việt” y như dân tị nạn đu càng; và cô cứ tà tà lãnh “eo-phe” dạo phố “sốp-ping” xem hoa ở “little Sè Goòng” hổng ai hay? 

Cô Nhíp Ngày Xưa – Cô Nhíp Ngày Nay 

Bác Mich Long (?) có mần một bài thơ đặc biệt dành riêng cho tài đu ba-toong của cô Nhíp mà tôi xin phép chép lại theo trí nhớ như sau: 

Xưa cô Cao Nhíp tai bèo 

Tưng tửng “giải phóng” cô theo… mán rừng 

Tám năm, vừa hết tưng tưng 

Quy mã “giẫy chết” cô mừng như điên 

Giờ Cô giẫy giẫy… liên miên 

Giẫy giường, giẫy chợ, ai phiền cô đâu? 

Quá phê, cô giẫy thật lâu! 

(“Xưa Tai Bèo Nay Giẫy Dụa” by Mr. Mich Long) 

Hết sức ngược ngạo. Chả riêng gì cô Cao Thị Nhíp tai bèo, mà cán bộ cao cấp cộng sản không thấy đứa nào còn lớn tiếng say máu hô hào chuyện chống Mỹ cứu nước nữa; ngược lại rủ nhau bỏ tiền mua sẵn “thẻ xanh” lận lưng chờ “đáp an toàn…” sau khi vơ vét, “sở hữu” một lô thẻ đỏ; và ùn ùn gởi con cháu sang “du học cách bóc lột” bên Mỹ chứ nhất định không chịu sang Tàu, sang Nga hay các nước thiên đường cộng sản. Tôi nghiệp người dân Việt cứ bị cộng sản phỉnh lừa, lường gạt trắng mặt hết thế hệ này qua thế hệ khác. 

Vượt biên qua xứ “giãy chết” từ trong thùng sắt xe hàng 

Người Bắc vượt biên trong thùng sắt xe hàng. Thật đau xót!!! Tôi chắc không ai nén nổi nỗi ngậm ngùi và thấy như đang “ôn lại” cái thảm cảnh của người Việt miền Nam sau khi quân cướp Bắc Cộng tràn vô sau 30 tháng 4 năm 1975. 

Hoá ra ngay những kẻ mà chúng ta vẫn cứ tưởng là người của “cái nôi” giặc Cộng sản – như dân vùng Nghệ An, Hà Tĩnh của bác Hù – nay cũng chính là nạn nhân của quân ăn cướp cộng sản! 

Có điều những “nạn nhân” này có nhiều cái “khác” với người miền Nam vượt biên trước đây. Dù họ có “khác” nhưng xét cho cùng, họ cùng là nạn nhân bi thảm của một chế độ thô bỉ nhất hành tinh. 

Chúng ta đã từng nghe cộng sản hát vang lừng là “Chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi…” (trích lời một bài nhạc đỏ đang được hát như “cuồng” trong nước). Nhưng mà đi đâu kia kìa? Mang theo hành trang gì vậy? 

Hơn 20 năm, họ đã từng đi theo kiểu “Sinh Bắc Tử Nam,” vai vác AK, B40, gạo Trung cộng, chân đi dép râu… hăm hở đi giật mìn, công đồn, đào đường, đắp mô, phá cầu, đốt chợ, pháo kích vào chỗ đông dân cư trường học, bắn giết, “cắt mạng” sống biết bao nhiêu dân lành bằng súng đạn “nước ngoài!” 

Hôm nay họ lại hăm hở ra đi; nhưng hành trang thay vì là súng AK, B40… lại được trang bị bằng tinh thần “trồng cần sa”, “làm móng”, “ở đợ (osin)”, làm “cô dâu”, “làm điếm”… Miễn sao kiếm được nhiều tiền. 

Ôi trời cao đất dày! Xã hội chủ nghĩa Chó Ngựa sinh ra lớp người dám khơi khơi hy sinh tính mạng mình, hăm hở “bức xúc” ra đi… để đem trồng cấy, gây tai họa cho nước khác, đem tệ nạn XHCN đến cho đất nước người khác? Nếu họ đi để quảng bá văn minh văn hóa Việt; hay gieo trồng điều tốt lành cho nhân loại thì bỉ nhân cũng xin thành khẩn chúc họ đi nhanh và đi thật nhiều, đi cho “chân cứng đá mềm.” (cũng là lời nhạc đỏ?!) Nhưng trái ngược lại, họ ra đi để sống chui, sống nhủi như ma quỷ sợ ánh sáng; đi để sống kiếp chuột bọ chui trong lỗ, trong thùng chở hàng… sống kiếp “người rơm!” thì có ai ở đâu đó rảnh để “ngăn nổi bước chân ta!” 

Gieo rắc tệ nạn trên đất nước người? Nếu có chút nghĩa khí của “kẻ thắng cuộc” thì họ nên ở lại để xây dựng và chết tại nơi họ sinh ra. Đừng xuất cảng hạt giống xấu xí của cộng sản từ Bắc vô Nam; rồi nay từ Bắc tới mọi nước văn minh đang yên ổn sống thanh bình trên thế giới!!! 

Nhưng chí đã quyết và tiền đã chung (cho công an và băng đảng dẫn đường) đủ số; tay vỗ bình bịch vào “hồ trường” rồi chui thẳng vào thùng sắt lạnh: 

Trời nam nghìn dặm thẳm

Non nước một mầu sương

Chí chưa thành, danh chưa đạt

Trai trẻ bao lăm mà đầu bạc

Trăm năm thân thế bóng tà dương 

(“Hồ Trường” – Nguyễn Bá Trạc) 

Với một lời nguyền: “Thà chết trong thùng xe tải lạnh nơi xứ đang giẫy chết; chứ nhất định không ở lại chịu sống đời ‘Hạnh phúc, Tự lo Độc lập’ trong thiên đường cộng sản.” Nói cách khác, đây cũng là một hình thức của “phong trào cách mạng” loại “Ra đi tìm đường cứu nước” mà dân Nghệ An Hà Tĩnh đã “quán triệt” từ bài học “cắt mệnh” của bác Hù. Thiệt tình! Bác Hù xứng đáng được tôn vinh là “Thủy tổ của phong trào ra đi tìm đường cứu… đói.” Chỉ khác là bác Hù lần đó khôn ngoan hơn, ra đi bằng tàu hàng (cargo ship) và lon ton làm một chân bồi tầu, có cơm ăn ngày ba bữa, có quần áo mặc suốt ngày chứ không như đồng hương Nghệ An, Hà Tĩnh của bác đã ra đi bằng thùng hàng lạnh (Hard top cargo box/container) phải chết ngạt, chết co quắp cong queo thê thảm… 

Nên biết thêm. Một thùng sắt chở hàng (Hard-top container) dài 12.2m, rộng 2.44m và cao 2.6m có thể chứa một số sinh mạng từ 15 đến 50 người để đi môt quảng đường dài từ nước này qua nước khác. 

Hard Top Container 

Sở Di trú (Custom Services) của các quốc gia Tây phương văn minh có sẵn “Máy tầm nhiệt” (Heat Scanner/Sensor) để “soi” hơi nóng của đám Thùng Nhân và phát giác người di dân lậu trốn bên trong. Giới buôn người (Human Traffickers) nghĩ ra cách cho nhét Thùng Nhân nằm chen giữa các thùng gà đông lạnh để tránh bị phát giác bởi máy tầm nhiệt như vừa nói. Kết quả mới nhất đưa đến sự việc 39 Thùng Nhân người Việt chết ngạt và chết cóng trong thùng đông lạnh ở Essex Anh quốc vào ngày 23 tháng 10 năm 2019. 

Qua tin tức điều tra cùng với các lời khai của nhân chứng, tất cả 39 Thùng Nhân, từ 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh Việt Nam, rõ ràng họ không phải là lớp dân nghèo khố rách áo ôm, không đủ ăn đủ mặc. Họ phải trả từ 20,000 đô la đến 60,000 đô la trên mỗi đầu người cho đường dây buôn người này – khởi đầu từ băng đảng tội ác và công an ở Việt Nam – để có “ân huệ” (privilege) sống trong thùng sắt lạnh suốt hai tuần lể. Trước đây, đường dây buôn người thường dùng thùng có trần bằng vải dầy (canvas roof) để Thùng Nhân có đủ dưỡng khí và có thể vượt thoát khỏi nhân viên sở Di trú trong trường hợp vượt biên bị đổ bể. Nhưng thùng sắt có mái cứng (Hard top) đã được sử dụng thay thế vì sự vận chuyển rất khắc nghiệt qua nhiều giai đoạn ở bến cảng… Như vậy, Thùng Nhân trong thùng sắt kín (Hard top Containers) có cơ hội chết rất cao bởi vì trong trường hợp nếu có bất cứ chuyện gì xẩy ra, Thùng Nhân không có cách gì để thoát thân ra ngoài; đành phải chịu chết một cách thê thảm bên trong đó. 

Sau vụ 39 người chết ở Essex Anh quốc lần này, tôi nghĩ là các tay buôn người đang làm việc “overtime” để nghiên cứu ra một phương cách khác cho Thùng Nhân có thể thở mạnh giỏi. Nếu được như vậy thì vấn đề buôn người bằng thùng từ Á châu qua Âu châu và Hoa kỳ sẽ phát triển như nấm mọc sau cơn mưa… 

Thực ra, dưỡng khí (Oxygen) vẫn có thể len lỏi qua các khe hở của thùng hàng để đi vào bên trong; nhưng vì số Thùng Nhân đông quá, nằm chen chúc nhau (xem ảnh) cùng với đồ ăn đồ uống hư thối, cứt đái, chất thải từ cơ thể. Số dưỡng khí này không đủ để hàng chục nhân mạng tranh nhau hít thở trên một chặng đường di chuyển dài… 

Các Kiểm soát viên của Sở Di trú (Custom Services Inspectors) tin rằng là các công ty chuyển hàng không trực tiếp can dự vào việc buôn người. Việc buôn người cầm chịch bởi băng đảng tội ác và nhân viên an ninh của các chính quyền thối nát. Phần lớn các thùng hàng được chuyển tại bến cảng đã được niêm phong từ trước rồi. Có nghĩa là Thùng Nhân đã được sắp xếp và nhét vào trong thùng hẳn hoi trước khi thùng ra đến bến. 

Qua vụ 39 người Việt gốc Nghệ An và Hà Tĩnh chết ở Essex Anh quốc ngày 23 tháng 10 2019 này, nhiều người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại phải ngao ngán kêu trời: “Có những nỗi xót xa không thể nói thành lời.” 

07.11.2019

 Trần Văn Giang

 danlambaovn.blogspot.com

Từ thảm nạn Essex: Công quyền Anh và công quyền Việt khác nhau

Từ thảm nạn Essex: Công quyền Anh và công quyền Việt khác nhau

Blog VOA

Trân Văn

7-11-2019

Thủ tướng Anh đặt hoa viếng tại Thurrock, phía Đông London, ngày 28 tháng 10. Ảnh: AFP

Tim Smith – một trong những sĩ quan cảnh sát phụ trách cuộc điều tra về thảm nạn Essex – vừa thay mặt cảnh sát Anh, khẳng định: Ưu tiên hàng đầu của cảnh sát Anh là điều tra kỹ lưỡng về tội ác khiến các nạn nhân thiệt mạng, nhằm bảo vệ danh dự của những người đã khuất và hỗ trợ gia đình, thân nhân của họ (1).

Từ khi thảm nạn Essex được phơi bày, người Việt đã vài lần nghe các viên chức Anh, từ Thủ tướng trở xuống, đề cập đến việc phải tôn trọng nhân phẩm của các nạn nhân, phải kính trọng nỗi đau mà thân nhân của họ đang gánh chịu. Cảnh sát Anh hết sức dè dặt trong việc công bố danh tính và những chi tiết liên quan đến nạn nhân…

Bởi quan niệm của hệ thống công quyền Anh khác xa hệ thống công quyền Việt Nam, cách hành xử của cảnh sát Anh khác xa cách hành xử của công an Việt Nam nên ông Nguyễn Xuân Phúc mới… hố khi tuyên bố: Chiều ngày 5 hoặc sáng ngày 6, Đoàn công tác Việt Nam phối hợp phía Anh sẽ công bố danh tính các nạn nhân (2).

Sau tuyên bố này, VOA đã liên lạc với cảnh sát Anh để phối kiểm. Thông cáo báo chí do cảnh sát Anh phổ biến có nội dung “danh tính của các nạn nhân hiện vẫn chưa được xác định”. Điều này biến ông Thủ Tướng Việt Nam thành kẻ… tung tin đồn nhảm!

Thảm nạn Essex phơi bày nhiều vấn đề cho thấy, so với thiên hạ, nhận thức và cách hành xử của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam là một chuỗi… nhảm nhí!

***

Nửa tháng sau khi thảm nạn Essex được phơi bày (23 tháng 10), bất kể cộng đồng quốc tế vẫn còn choáng váng vì hậu quả thảm khốc do tệ nạn buôn người gây ra, hôm 4 tháng 11, ông Nguyễn Hữu Cầu (Thiếu tướng, Giám đốc Công an Nghệ An), vẫn khẳng định: Không có buôn người, các nạn nhân nộp tiền ra nước ngoài… làm ăn (3)!

Chẳng phải ông Cầu, nhiều viên chức hữu trách của Việt Nam chia sẻ quan niệm: Không ai bỏ ra hàng tỉ để người ta buôn mình cả! Trong mắt thiên hạ, đó là một suy nghĩ… nhảm nhí. Cho dù trước nay, nhiều triệu người đã cũng như đang trả tiền để được đưa vào quốc gia nào đó bất hợp pháp nhưng thiên hạ luôn xem họ là nạn nhân của buôn người!

Trong mắt thiên hạ, “mưu cầu hạnh phúc” là một trong những quyền tối thượng. Thành ra khai thác khát vọng được ăn no, mặc ấm, sống ổn định, có cơ hội thăng tiến đúng với phẩm giá con người, bằng cách sử dụng những phương thức bất hợp pháp, biến con người thành hàng hóa, vận chuyển họ đến nơi họ ao ước để trục lợi sẽ bị thiên hạ xem là… buôn người!

Do ông Cầu và các đồng chí của ông không xem “mưu cầu hạnh phúc” là quyền tối thượng của đồng bào, làm cho đồng bào cảm thấy hạnh phúc trên xứ sở của mình là nghĩa vụ mà các ông cần phải chu toàn, nên chuyện tìm đủ mọi cách, từ hợp pháp đến bất hợp pháp để được… ra nước ngoài làm thuê, được cư trú ở bên ngoài Việt Nam, mới được xem như và thật sự đã trở thành sinh lộ cho nhiều cá nhân và gia đình ở Việt Nam! Đó cũng là lý do, từ thập niên 2000 đến nay, trong mắt nhiều tổ chức quốc tế hoạt động cho nhân quyền, Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu về tệ nạn buôn người! Còn trong mắt ông Cầu và các đồng chí của ông, đó là những nhận định… nhảm nhí!

Với thiên hạ, sử dụng “giấy phép xuất khẩu lao động” để làm giàu nhanh bằng “phí xuất khẩu lao động”, khiến nhiều người phải vay – trả lãi cao, phải thế chấp nhà cửa, ruộng vườn để có sinh lộ bên ngoài Việt Nam, rồi bất chấp “phí xuất khẩu lao động” vừa đẩy người Việt vào những môi trường làm việc hết sức khắc nghiệt bên ngoài Việt Nam, vừa khống chế họ thoát ra (giữ hộ chiếu, giấy phép làm việc,…), tiếp tục thu thêm những khoản gọi là “phí quản lý”, nặng nề tới mức ép nhiều người Việt ra nước ngoài làm thuê phải bỏ trốn, trở thành cư trú bất hợp pháp trên xứ người,… tuy hoàn toàn hợp pháp tại Việt Nam nhưng là tội ác trong cách nhìn nhận, đánh giá của thiên hạ!

Cho đến nay, Việt Nam vẫn khăng khăng, “bảo vệ, thăng tiến nhân quyền” tại Việt Nam có “đặc điểm riêng” so với phần còn lại của thế giới, thay vì cải tổ chính trị, nỗ lực phát triển kinh tế – xã hội tới mức người Việt tự thấy không cần phải tìm đường ra nước ngoài làm thuê thì “xuất khẩu lao động” được xác định là “nhiệm vụ chính trị”!

Quan niệm “buôn người” của thiên hạ là… nhảm nhí nên ai đó mà người Việt chưa biết và có thể sẽ chẳng bao giờ biết là ai hoặc những ai mới dám biến chuyến thăm Nam Hàn của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam thành cơ hội kiếm tiền, biến “chuyên cơ” thành phương tiện vận chuyển, thực hiện kế hoạch giúp chín người Việt có thể nhập cảnh, cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Nam Hàn chỉ là chuyện… đáng tiếc, chỉ cần không cho “quá giang” nữa là… xong!

***

Trở lại chuyện Thủ tướng Việt Nam bị… hố khi tuyên bố về thời điểm công bố danh tính các nạn nhân trong thảm nạn Essex. Ông Phúc hố vì dựa vào thông tin từ “Đoàn công tác” mà chính phủ Việt Nam cử qua Anh để phối hợp với Anh điều tra – giải quyết thảm nạn Essex. “Đoàn công tác” hố vì nhận thức và hành xử theo kiểu… Việt Nam!

Tại Việt Nam, do “nhân quyền” có “đặc điểm riêng” nên nhận thức, cách hành xử đối với những vấn đề liên quan đến danh dự, phẩm giá con người, kể cả nạn nhân của các tai nạn, thảm nạn hoàn toàn khác với thiên hạ. Trước nay, giới hữu trách tại Việt Nam vẫn xem việc loan báo ngay lập tức, rộng rãi, từ danh tính tới lai lịch người tử nạn là chuyện tất nhiên vì đó là bằng chứng, chứng minh… khả năng quản lý, ứng phó của hệ thống công quyền nói chung và lực lượng bảo vệ pháp luật nói riêng.

Thiên hạ thì khác. Với thiên hạ, hệ thống công quyền nói chung và lực lượng bảo vệ pháp luật nói riêng chỉ được phép công bố danh tính nạn nhân sau khi đã báo tin cho thân nhân của họ đủ 24 giờ. Bất kể tính chất của tai nan, thảm nạn, thân nhân của nạn nhân có quyền yêu cầu hệ thống công quyền nói chung và lực lượng bảo vệ pháp luật nói riêng giới hạn phạm vi tiết lộ thông tin để bảo vệ quyền riêng tư của cả người đã khuất lẫn người còn sống.

Do không có những “đặc điểm riêng” như Việt Nam, thiên hạ còn đặt định những giải pháp hết sức cụ thể vừa để thể hiện sự tôn kính với người đã khuất, vừa bảo đảm yêu cầu tôn trọng danh dự, phẩm giá của cả người đã khuất lẫn người còn sống. Ví dụ, nhân viên y tế, viên chức bảo vệ pháp luật,… phải được huấn luyện từ thái độ, đến cách nói,… khi đảm nhận vai trò thông báo tin dữ cho thân nhân nạn nhân. Có thể tham khảo thêm về vấn đề này tại mục “Death Notification” trên Wikipedia (4).

Cũng vì không có những “đặc điểm riêng” như Việt Nam về “bảo vệ, thăng tiến nhân quyền”, tuy 39 nạn nhân trong thảm nạn Essex tử nạn vì tìm cách xâm nhập Anh Quốc bất hợp pháp, dân Anh mà đại diện là Thủ tướng Anh không xem họ là những người phải trả giá cho việc… nộp tiền ra nước ngoài làm ăn như ông Cầu và các đồng chí của ông. Dân Anh mà đại diện là Thủ tướng Anh chỉ bày tỏ sự xót xa khi 39 nạn nhân này thảm tử chỉ vì hi vọng có được một cuộc sống tốt đẹp (5)!

Thảm nạn Essex xảy ra trên lãnh thổ Anh, thẩm quyền điều tra những gì đã xảy ra, liên quan đến những ai đang hiện diện tại Anh, trong đó có cả việc xác định danh tính của các nạn nhân tất nhiên thuộc về hệ thống thực thi, bảo vệ pháp luật của Anh. Sự phối hợp giữa Anh và Việt Nam chắc chắn chỉ là chia sẻ thông tin để mở rộng hoạt động điều tra trong phạm vi lãnh thổ của mình nhằm xác định sự thật. Nói cách khác, công tác chính của “Đoàn công tác” mà chính phủ Việt Nam cử sang Anh là… chờ thông tin chính thức từ phía Anh để chính phủ Việt Nam loan báo – chứng minh có quan tâm đến việc “bảo hộ công dân”.

Sau khi thu thập được một số thông tin có thể sử dụng vào việc phục vụ cho công tác chứng tỏ sự quan tâm đến việc “bảo hộ công dân”, do quen với lối nhận thức, cách hành xử đối với con người kiểu… Việt Nam, “Đoàn công tác” vội vã báo tin về… nhà và đẩy Thủ tướng Việt Nam đến chỗ trở thành kẻ… tung tin đồn nhảm.

Từ khi có tin một số hoặc có thể là toàn bộ nạn nhân trong thảm nạn Essex là người Việt, “bảo hộ công dân” trở thành cụm từ phổ biến trên môi, miệng của nhiều viên chức hữu trách ở Việt Nam. Muốn biết “bảo hộ công dân” là thật hay do… hoàn cảnh, hãy vào trang “Tôi và Sứ quán” trên facebook, xem những công dân Việt Nam cư trú, học hành, làm việc trên xứ người đang rên siết ra sao khi vẫn bị các cơ quan ngoại giao đại diện chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hành hạ, dùng đủ mọi cách để ép phải ói ra tiền nếu muốn đổi hộ chiếu, hay có một số loại giấy tờ như khai sinh, hôn thú,… (6).

Bao giờ thì “đảng ta” suy nghĩ, hành xử như phần còn lại của loài người, thôi xem những điều thiên hạ cho rằng cần nghiêm túc là… nhảm nhí và thôi đòi bảo lưu, khăng khăng duy trì những “đặc điểm riêng” theo kiểu Việt Nam trong “bảo vệ, thăng tiến nhân quyền”, tự biến mình thành nhảm nhí trong mắt thiên hạ?

Chú thích

(1) https://www.voatiengviet.com/a/vụ-39-người-chết-cảnh-sát-anh-muốn-bảo-vệ-danh-dự-của-nạn-nhân/5154721.html

(2) https://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/co-the-chieu-nay-hoac-sang-mai-cong-bo-danh-tinh-cac-nan-nhan-chet-o-anh-c46a1097459.html

(3) https://news.zing.vn/tuong-cau-khong-ai-bo-ra-1-ty-de-nguoi-ta-buon-minh-ca-post1009537.html

(4) https://en.wikipedia.org/wiki/Death_notification

(5) https://tuoitre.vn/thu-tuong-anh-danh-mot-phut-mac-niem-39-thi-the-trong-container-20191029080146688.htm

(6) https://www.facebook.com/groups/toivasuquan/

VỤ THI THỂ NỮ SINH LỚP 6 NỔI TRÊN MẶT NƯỚC: BÀ NỘI THỪA NHẬN GIẾT HẠI CHÁU ĐỂ LẤY TIỀN BẢO HIỂM.

Image may contain: one or more people, people standing, outdoor and nature

Hoan Trần

VỤ 39 NGƯỜI CHẾT Ở ANH LÀM CHO CẢ THẾ GIỚI RÚNG ĐỘNG CHƯA NGUÔI. NAY LẠI NGHỆ AN – QUÊ CHOA. BÀ NỘI GIẾT HẠI CHÁU GÁI ĐỂ LẤY TIỀN BẢO HIỂM. ( TT ĐANG CHỜ XÁC MINH)
………………………

VỤ THI THỂ NỮ SINH LỚP 6 NỔI TRÊN MẶT NƯỚC: BÀ NỘI THỪA NHẬN GIẾT HẠI CHÁU ĐỂ LẤY TIỀN BẢO HIỂM.

Ngày 6/11, lãnh đạo Công an huyện Yên Thành (Nghệ An) cho biết, hiện cơ quan công an đang tạm giữ hình sự người phụ nữ tên H. (65 tuổi, trú xã Hậu Thành) để điều tra vì liên quan đến cái chết của nữ sinh Nguyễn Thị T. (SN 2008) 3 ngày trước. Bà H. chính là bà nội của nữ sinh T.

“Hiện công an đang tạm giữ người bà nội để lấy lời khai điều tra vụ việc. Bước đầu người này đã thừa nhận g.iết hại cháu”, một lãnh đạo Công an huyện Yên Thành nói.

Trước đó vào ngày 3/11, T. (SN 2008) đi sinh nhật cùng nhóm bạn. Khoảng 16h30’ cùng ngày, T. chào ra về trước vì nhà ở xa, lo sợ trời tối.

Tuy nhiên, đến tối cùng ngày, người thân vẫn không thấy em T. về nhà nên đã đi đến nhà bạn của em hỏi và tìm kiếm.

Quá trình tìm kiếm người thân phát hiện có chiếc mũ và áo ngoài của em tại chân đập nước thủy lợi Bàu Ganh. Trên bờ có chiếc đạp điện của em.

Nghi ngờ em T. đuối nước, nên hàng trăm người dân cùng lực lượng công an đã xuống đập Bàu Ganh mò, tìm kiếm em T. nhưng không thấy. Người thân cũng nghi ngờ em T. bị g.iết hại nên trình báo cơ quan công an.

Đến 5h30’ sáng ngày 5/11, thi thể cháu T được phát hiện nổi lên trên đập Bàu Ganh.

Qua trích xuất Camera tại một cửa hàng bên đường ghi lại hình ảnh, chiều ngày 3/11, khi T. đi sinh nhật về thì gặp bà H. trên đường. Nữ sinh T. sau đó chở bà nội đi.

Khoảng 19h cùng ngày, bà H. đi 1 mình về mà không thấy sự có mặt của nữ sinh T. Đến 21h cùng ngày, bà H. bắt xe đi Hà Nội để làm giúp việc.

Ngày hôm sau, bà H. trở về nhà như không có chuyện gì xảy ra.

Hiện cơ quan điều tra đã tạm giữ bà nội cháu T. để phục vụ công tác điều tra làm rõ.

Theo: Soha.vn

“Tham nhũng trong lực lượng chống tham nhũng tăng”: Vì sao?

Chống tham nhũng càng tham nhũng

Tại phiên báo cáo công tác của cơ quan tư pháp trước Quốc hội, diễn ra trong ngày 4 tháng 11, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái trình bày báo cáo năm 2019 với ghi nhận rằng công tác phòng chống tham nhũng dù đạt đạt kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn xảy ra tình trạng một số cán bộ thuộc cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan phòng chống tham nhũng lại có hành vi tham nhũng, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga phát biểu rằng bà đồng quan điểm với kết quả báo cáo năm 2019. Bà Lê Thị Nga nhấn mạnh tham nhũng trong lực lượng chống tham nhũng trong năm 2019 tăng so với năm trước đó.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Hùng, thuộc tỉnh Thái Nguyên còn lên tiếng phản ánh rằng vấn đề này được Ủy ban Tư pháp nêu lên trong nhiều năm, thế nhưng tình hình không có chuyển biến mà thậm chí còn phức tạp và có chiều hướng gia tăng theo từng năm.

RFA.ORG
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, vào hôm 4/11 phát biểu trước Quốc hội rằng tình trạng tham nhũng trong lực lượng chức năng chống tham nhũng trong năm 2019 tăng so với năm 2018 và tình trạng này gây bức xúc trong dư luận.

Hai lãnh đạo công ty dược cầm đầu đường dây làm thuốc giả cực lớn

About this website

TUOITRE.VN
TTO – Phòng cảnh sát kinh tế Công an TP.HCM vừa triệt phá đường dây sản xuất tân dược giả quy mô cực lớn, giá trị hàng hóa tạm giữ trị giá tương đương hàng thật ước tính lên đến hàng chục tỉ đồng.

  Thân phận con người

  Thân phận con người

        Vũ Đông Hà

Tôi gặp các bạn trong một quán nhỏ tại Đài Loan. Quán không mang tên là quán chửi nhưng rộn ràng cả quán là những tiếng chửi thề. Giọng chửi Long An, Cần Thơ, Rạch Giá của miền Tây hiền hoà sang đến Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình khô cằn sỏi đá. Và toàn là giọng nữ. Họ là những cô dâu, ô sin, lao động chính thức, lao động chui, lao động bằng tay chân, lao động bằng thể xác. Những thiếu nữ 16 cho đến ngoài 30 đã làm nên một tầng lớp người Việt Nam lạ lẫm ở xứ người: những nô lệ của thời đại mới.

Nếu bạn muốn tìm kiếm một thiếu nữ đoan trang, thuỳ mị để ăn khớp với hình ảnh một con người đầy thương xót trong lòng bạn, bạn sẽ thất vọng. Đây là những con người sinh ra và lớn lên trong cái máy nghiền nát tâm hồn của cộng sản. Và những cay đắng, tủi nhục giày xéo thêm lên cuộc sống của họ ở xứ người đã biến họ thành những con người chai đá, bất cần và nổi loạn. Ở họ, từ những tiếng chửi thề rổn rảng, đã toát lên thái độ sống của 2 câu thơ từ một nhà thơ mà tôi không biết tên: “Chuyến tôi đi xe đò đứt thắng / Đ. mẹ đời đ. má tương lai…”

Những con số lạnh lùng 

 Năm 2017, trên 134.000 món hàng người được xuất khẩu, vượt kế hoạch 28,3%. Năm 2018, 142.000, vượt 30% so với kế hoạch. 6 tháng đầu năm 2019, gần 67.000, đạt 55,82% kế hoạch nguyên năm. Tính chung từ năm 2006 đến nay, đảng và nhà nước CSVN đã xuất khẩu hơn 1 triệu món hàng bằng xương bằng thịt được dán nhãn “lao động made in VN”. 

Đây là những con số chính thức do Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh & Xã hội Nguyễn Thị Hà báo cáo tại Hội nghị truyền thông về xuất khẩu lao động vào đầu tháng 10/2019.

Hơn 1 triệu người. Mỗi người đóng ít nhất USD 5000 thì chính sách “Xuất khẩu lao động là thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương” đem về cho công ty buôn dân có trụ sở chính ở Ba Đình là 5 tỷ đô la. Chừng đó người sau đó gửi tiền về nước, con số cũng lên đến cả hàng chục tỷ đô trong hơn 1 thập niên qua.

 Trong con số 1 triệu người đó không có những người đi chui, những xác người bị chết trên xe hàng, xe tải, chết bờ chết bụi trong rừng, chết không còn nội tạng bên Tàu, chết những vẫn còn thở trong các ổ chứa mà không ai biết, không bao giờ có được con số thống kê chính thức. 

Tổng cộng là bao nhiêu người? 1 triệu hay 2 triệu hay…

Tổng cộng là bao nhiêu tiền? 10 tỷ, 100 tỷ hay…

Chỉ biết là rất nhiều, rất vĩ đại, rất hoành tráng để xuất khẩu con người phải là đại chính sách, là nhiệm vụ chính trị của chế độ.

Những con người đa dạng 

Những người bạn trong quán “chửi” ở Đài có người nằm trong con số 1 triệu của bà thứ trưởng Bộ LĐTB&XH. Có người không. Nếu bạn chỉ gặp họ trong một khoảnh khắc, bạn sẽ lắc đầu ngao ngán và gắn cho họ là phường hư đốn, thô tục đến cực kỳ.

Bạn cũng có thể “gặp” những người khác trên các bản tin, bài viết về những người Việt ăn cắp, đĩ điếm, buôn lậu, hành nghề phi pháp ở xứ người và xem đó là nhục quốc thể.

Những chuyện đó, những con người đó là có thật.

 Nhưng không phải tất cả 1 triệu người. Tôi không thể nói được có bao nhiêu con sâu trong nồi canh Việt Nam tha phương cầu thực ở xứ người vì tôi không là nhà thống kê. Từ những người được gặp và qua họ, tôi biết rất nhiều và rất nhiều những con người Việt Nam chỉ biết đem mồ hôi và nước mắt của mình đổ ra ở xứ người, ngày đêm âm thầm chăm chỉ cày bừa, cắn răng chịu đựng để nuôi dưỡng ước mơ của mình và cho gia đình họ còn ở lại bên kia “thiên đàng cộng sản”. 

Một con người và một giấc mơ 

Tối về trong căn nhà trọ, không còn là những con số, không còn là những bản tin. Trước mặt tôi là những con người. Các bạn nhỏ đã cởi bỏ mặt nạ ban ngày và mở lòng tâm sự. Trước mặt tôi là cô gái Long An hiền như lúa, người phụ nữ Nghệ An chân chất đồng ruộng và những con người Việt Nam nghèo xơ xát. Nhưng có một thứ thì họ rất giàu: Ước Mơ. Tôi không tìm thấy ở họ hình ảnh đứa cháu ngoan bác Hồ như một bạn thú nhận, một đoàn viên đoàn thanh niên Hồ Chí Minh một thời hung hăng khắp trường khắp xóm, hay một tín đồ Công giáo thuần thành bây giờ chửi thề ngọt như mía. Ở họ tôi chỉ thấy một điều tha thiết duy nhất: Ước Mơ.

Để đạt được ước mơ, mỗi người bạn nhỏ đã đánh mất rất nhiều thứ. Gia đình, người yêu, phẩm giá và ngay cả trinh tiết. Cuộc đời có thể lên án họ nhưng họ chỉ phải bị mất phẩm giá của mình chứ không đi chà đạp nhân phẩm người khác, họ bị cướp đi trinh tiết của mình nhưng không hề đi cưỡng đoạt trinh tiết của người khác. Họ mất rất nhiều chỉ để mong tìm được điểm đến sau cùng của ước mơ.

Ước mơ của họ, một con người của họ gom lại làm nên con số 1 triệu món hàng người xuất khẩu của chế độ.

Cuộc đời này xin cám ơn nhau 

Trước mặt tôi là một cô gái mới 17 tuổi. Trên giấy tờ em phải khai là 18 khi em chỉ tròn 16 lúc còn ở Việt Nam để “được” làm “cô dâu Đài Loan”. Mọi câu hỏi như tại sao em ra đi, những phán đoán vì sao em ra nông nổi này, sao bây giờ em đi làm gái bán thân… đều vô nghĩa trước dáng người bó gối, co rút và khuôn mặt đẫm nước mắt của em.

Trước mặt tôi là một người Việt Nam. Không! Hơn thế nữa. Trước mặt tôi phảng phất hình ảnh của con gái mình – lúc ấy con gái tôi mới 13. Tôi nhớ đến giây phút con gái cất tiếng chào đời và nghĩ đến cha mẹ của em. Chắc chắn cha mẹ em khi ôm con vào lòng không bao giờ nghĩ có ngày con gái mình 16 tuổi phải bôn ba xứ người lấy chồng già Đài Loan, 17 tuổi bỏ trốn và đi làm gái. Và tôi, nếu vì định mệnh vẫn sống tại một nơi nào đó ở Tây Ninh, Rạch Giá hay Nghệ An, Hà Tĩnh thì có gì bảo đảm đứa con gái thương yêu của mình sẽ không cùng số phận với em nhỏ này, với những em nhỏ mà tôi đã gặp ở Chung Li, Svay Pak, Siem Reap…? Có gì bảo đảm rằng con gái của tôi sẽ không ban ngày chửi nát cuộc đời và ban đêm khóc nát lòng mình?

Từ người con gái 17 tuổi và buổi tối nhiều nước mắt ấy, tôi đã tự nhận ra rằng những điều về lý tưởng, về lòng ái quốc, về lịch sử ngàn năm, về con đường yêu nước trong tôi từ trước chợt trở nên mơ hồ và dường như vô nghĩa. Từ những con-người-có-thật này, từ cô gái ban ngày chửi thề ban đêm khóc thầm này, tôi nhận ra và biết rõ mình sẽ làm gì trong nửa đời sau. Họ là những người mà tôi phải cám ơn. Cuộc đời cay đắng và nhiều khi còn bị phê phán của họ lại chính là nguồn cơn và động lực giúp tôi biết sống một cuộc đời có ý nghĩa.

*

Đêm nay.

Con của Mẹ 18

ngồi bán mực nướng ở quán bia Xiêm Rệp

lẻo đẽo trước tiệm uốn tóc làng Việt Nam – Svay Pak

mời khách mua dâm

mặc váy ngắn đứng bán trầu

trong những lồng kính đèn màu đêm Taoyuan.

co mình nằm dưới người đàn ông không răng

ở con hẻm Chung Li.

 

Đêm nay.

những đứa con của Mẹ,

tuổi con gái không chồng,

ôm mơ ước về những đứa con đừng bao giờ có

để không bao giờ chết

như đời Mẹ đang chết bây giờ…

31.10.2019

 Vũ Đông Hà

From:Tu-Phung

MẦU NHIỆM CÁNH CHUNG

MẦU NHIỆM CÁNH CHUNG

Lm. GB. Trần Văn Hào

Trong những Chúa nhật cuối cùng của năm phụng vụ, Giáo hội mời gọi chúng ta suy nghĩ về cuộc sống mai sau, cuộc sống mà chúng ta đang vươn hướng tới. Nghĩ về cái chết và cuộc sống mai hậu không phải là một thái độ mang vẻ bi quan, nhưng ngược lại, đây là cách thức để khơi dậy niềm hy vọng và giúp chúng ta sống cuộc sống hiện sinh cho thật ý nghĩa. Chúng ta vẫn tuyên xưng đức tin khi đọc kinh Tin kính: “Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau.” Đó là niềm hy vọng cánh chung của mọi Kitô hữu, bởi vì chết không phải là hết. Cái chết không kết thúc cuộc sống chúng ta một cách vô nghĩa, nhưng nó chính là cửa ngõ đưa dẫn chúng ta vào cuộc sống vĩnh hằng.  Đây cũng là sứ điệp mà các bài đọc Lời Chúa hôm nay gợi mở.

Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại.

Trong bài Tin mừng hôm nay, Thánh Luca thuật lại cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu và nhóm Saducêo. Nhóm này không tin có sự sống lại.  Đối với họ, chết là một dấu chấm hết. Những người Saducêo đưa ra câu chuyện giả định và có tính ngụy tạo về một phụ nữ có 7 đời chồng để gài bẫy Đức Giêsu.  Nếu Chúa trả lời có sự sống lại, thì không thể giải quyết vấn đề ai là chồng chính thức của người phụ nữ ấy trong cuộc sống mai sau, còn nếu Chúa trả lời không, đương nhiên họ có thêm một đồng minh. Tình thế tiến thoái lưỡng nan. Câu trả lời của Chúa Giêsu là một khẳng định chắc chắn mang tính thần khải về sự sống lại trong ngày sau hết. Tuy nhiên Ngài không nói rõ cuộc sống ấy sẽ như thế nào, vì tâm địa hẹp hòi của người Do thái lúc bấy giờ chưa thể lãnh hội được chân lý của mầu nhiệm. Ngài chỉ cho họ biết rằng trong đời sống mới, con người sẽ sống như các thiên thần, không còn chuyện dựng vợ gả chồng như cuộc sống hôm nay. Chúa cũng từ từ vén mở cho chúng ta biết về thực tại cánh chung. Trong cuộc sống mai hậu sẽ không còn khổ đau và chết chóc, bởi vì con người đi vào cuộc sống trường cửu.

Thời cựu ước, tư tưởng về cuộc sống mai sau rất mờ nhạt. Sách Macabê là quyển sách đầu tiên nói về sự sống lại. Bảy anh em nhà Macabê đã can đảm tiếp nhận cái chết với niềm tin tưởng này. Trước khi lìa đời, họ đã nói với vua Antiôkhô: “Chúng tôi chết vì luật pháp của vua vũ trụ, nên Người sẽ cho chúng tôi sống lại để hưởng sự sống đời đời (2Mac 7, a)” hoặc “Thà chết vì tay người đời đang khi dựa vào lời Thiên Chúa mà hy vọng sẽ được Người cho sống lại. Còn vua, vua sẽ không được sống lại để hưởng sự sống đời đời đâu” (c.14). Sau này, khi Guiđa thắng trận và thu gom các tử thi, ông đã gom tiền gửi về Giêsusalem để dâng lễ tạ tội cầu cho những người đã chết. Tác giả thư Macabê còn chú thích thêm: “Thật thế, nếu ông không hy vọng rằng những chiến binh đã ngã xuống sẽ sống lại, thì cầu nguyện cho kẻ đã chết quả là việc dư thừa và ngu xuẩn (2 Mac 12,44). Niềm tin về sự sống lại mai sau được Đức Giêsu dần dần khai sáng. Thánh Phaolô đã nhắc đi nhắc lại về niềm tin này, như trong Rm chương 8; Rm 6,8; 1 C 15,20-23; 2 C4, 14-15; Pl3, 20; 2Tm2,8-13 v.v…

Mọi người đều phải chết

 Để chuẩn bị cho cuộc sống mai sau, chúng ta phải đi qua cái chết.  Đây là một thực tại mà không ai có thể trốn tránh. Ngày xưa vua Tần Thủy Hoàng đã sai phái cả ngàn y sĩ tài giỏi đi khắp nơi săn lùng những thang thuốc quý để ông được trường sinh bất tử, nhưng cuối cùng ông cũng phải chết giống như mọi người. Biết bao anh hùng hào kiệt đã lẫy lừng một thời, được mọi người ca tụng như những vĩ nhân ‘đời đời sống mãi’, nhưng tất cả cũng đều đã chết. Xác của họ có đặt trong những lăng tẩm nguy nga để mọi người đến kính viếng, cũng chỉ là một nắm xương khô mà thôi. Triết học kinh điển của Hy Lạp nổi tiếng với tam đoạn luận ‘Mọi người đều phải chết, Socrate là người, nên(ergo) Socrate cũng phải chết’. Tam đoạn luận ấy cũng được ứng dụng cho mỗi người trong chúng ta.

Là Kitô hữu, chúng ta chuẩn bị đón nhận cái chết như thế nào.

 Triết gia Jean Guitton, bạn thân của Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị có kể lại một giai thoại. Hồi còn bé, ban đêm ông ngủ bên mẹ. Nhà hàng xóm bên cạnh có người chết.  Giữa đêm khuya vắng, có tiếng khóc não nuột vang lên.  Đứa bé sợ quá ôm chầm lấy mẹ.  Nó hỏi mẹ: “Mẹ ơi, chết là gì hả mẹ?” Câu hỏi của đứa bé khiến bà mẹ trẻ lúng túng không biết trả lời làm sao. Bà bật ngồi dậy vào bàn và mở Kinh Thánh ra đọc. Trong Tin Mừng Gioan, bà đọc thấy đoạn viết: “Trước lễ Vượt qua, Đức Giêsu biết giờ của Ngài đã đến, Ngài phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Ngài vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Ngài yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1). Gấp sách lại, bà trở về giường nói với đứa trẻ: “Con ơi, chết là trở về với Chúa Cha và yêu thương đến cùng.”

 Đây là khuôn mẫu từ cái chết của Chúa Giêsu để giúp chúng ta suy gẫm và chuẩn bị đón nhận cái chết nơi mình. Khi mang thân phận con người, Chúa Giêsu đã từng run sợ khi đối diện trước cái chết. Ngài sợ đến mức độ mồ hôi và máu toát ra. Tác giả thơ Do Thái đã viết: “Khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Giêsu đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết.  Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ (Dt5,7). Mọi người chúng ta cũng vậy, theo bản năng tự nhiên, ai cũng sợ hãi khi tiếp cận cái chết. Nhưng với niềm tin và lòng yêu mến, chúng ta sẽ chiến thắng. Thánh Phaolô đã khẳng quyết: “Tình yêu mạnh hơn sự chết’’ (Rm 8, 39). 

Thánh nữ Têrêsa trên giường hấp hối đã nói với các chị em trong cộng đoàn: “Em sắp chết, nhưng không phải em chết mà em đang tiến về cõi sống.”  Mới đây người ta cho đăng hình một nữ tu rất xinh đẹp, lúc nào trên môi cũng nở nụ cười cho dầu đang phải chiến đấu chống lại những đau đớn do bệnh ung thư. Vị nữ tu này khi chết, trên gương mặt xinh xắn vẫn nở một nụ cười rất tươi. Người phụ nữ trẻ này đã an bình trở về với Chúa và kết thúc cuộc hành trình trần gian không một chút lưu luyến.

Kết luận:

Một linh mục nọ tổ chức tại giáo xứ một lễ an táng khá đặc biệt. Ngài báo trước từ lâu để đông đảo mọi người đến tham dự. Giữa nhà thờ ngài đặt một cỗ quan tài. Theo truyền thống, trước khi đưa thi hài ra phần mộ, quan tài được mở nắp để từng người đến tiễn biệt người quá cố lần cuối. 

Nhưng khi mọi người nhìn vào quan tài để xem người nằm trong đó là ai, họ không thấy gì, chỉ thấy một tấm gương lớn, phản chiếu chính khuôn mặt của họ. Vị linh mục chú thích:“Mỗi ngày anh chị em hãy tự mai táng chính mình.”

 Thiên Chúa là tình yêu. Nếu chúng ta sống sung mãn trong tình yêu, chúng ta sẽ trở nên bất tử vì được thông dự vào bản tính củaThiên Chúa, là Đấng không bao giờ chết. Đây là phương cách giúp chúng ta thực hành để đạt đến sự bất tử trong cuộc sống vĩnh hằng mai sau.

Lm. GB. Trần Văn Hào

From: Langthangchieutim

 Tại Sao Hầu Hết Các Bác Sĩ Ở Mỹ Lại Tin Vào Thế Giới Tâm Linh?

 Tại Sao Hầu Hết Các Bác Sĩ Ở Mỹ Lại Tin Vào Thế Giới Tâm Linh?

Là cường quốc số một thế giới, Hoa Kỳ đi đầu trong rất nhiều lĩnh vực công nghệ trong đó có y học. Nhưng khác với các ngành khoa học khác, một cuộc khảo sát trên phạm vi toàn quốc về niềm tin tôn giáo của các bác sĩ tại Mỹ, kết quả thật bất ngờ: “Hầu hết các bác sĩ Mỹ đều tin vào sự tồn tại củaThần và thế giới bên kia.”

Khi công nghệ tân tiến cũng phải bó tay

Việc sở hữu thế mạnh về khoa học – công nghệ đã giúp Mỹ ứng dụng rất nhiều những phát minh vào nền Y học nói chung và các trang thiết bị y tế hiện đại tại các bệnh viện Mỹ nói riêng. Mỹ cũng được coi là đất nước có chất lượng dịch vụ y tế thuộc hàng tốt nhất thế giới.

Ngoài các trường đại học danh tiếng như Đại học Harvard, Đại học Johns Hopkins, Đại học Yale…nơi có các trung tâm nghiên cứu y học và đội ngũ giáo sư đầu ngành đã giành nhiều giải Nobel y học, các bác sĩ ở Mỹ cũng được trả mức lương cao ngất ngưởng. Do đó Mỹ được cho là mảnh đất mơ ước của tất cả các bác sĩ trên toàn thế giới.

Ngay cả khi sở hữu những công nghệ y học tân tiến và khám phá ra nhiều loại thuốc đặc trị hiệu quả thì vẫn có khá nhiều trường hợp khiến nền y học nước này phải bó tay ngay cả khi bệnh được phát hiện sớm.

Sự ra đi đột ngột của Steve Jobs, cha đẻ hãng công nghệ hàng đầu thế giới Apple đã khiến thế giới bàng hoàng và nuối tiếc. Nhiều người đặt câu hỏi rằng tại sao ở một đất nước có ngành y học tiên tiến nhất, với những bác sĩ có chuyên môn giỏi nhất, Steve Jobs vẫn phải đầu hàng số phận khi mới 56 tuổi và đang ở trên đỉnh cao sự nghiệp.

Trước đó, Steve Jobs đã trải qua hai lần phẫu thuật. Năm 2004, ông trải qua ca phẫu thuật đầu tiên và các bác sĩ điều trị cho biết là khá thành công, bệnh đã được chữa trị khỏi. Nhưng sau đó không bao lâu, căn bệnh ung thư của ông lại tái phát, Steve Jobs buộc phải từ chức rồi cuối cùng ra đi trong tình trạng cơ thể suy kiệt.

Một trường hợp khác là tiến sĩ giải phẫu não Eben Alexander. Ông tốt nghiệp đại học danh tiếng Harvard, có kinh nghiệm trong ngành phẫu thuật thần kinh 25 năm, và là một trong những bác sĩ nổi tiếng nhất trong giới chuyên môn ở Mỹ.

Năm 2008, ông đột nhiên bị viêm màng não, và được đưa tới bệnh viện cấp cứu kịp thời.. Dù được điều trị tích cực bởi ekip bác sĩ cũng là những đồng nghiệp giỏi nhất trong ngành thần kinh học của ông, Eben Alexander vẫn bị rơi vào hôn mê và tình trạng này kéo dài liên tục trong 7 ngày. Điện não đồ cho thấy não của tiến sĩ thần kinh học Eben Alexander không còn hoạt động, tỉ lệ sống sót chỉ còn là 2%. Các bác sĩ điều trị đều bất lực và thông báo cho gia đình ông chuẩn bị hậu sự. Tuy nhiên, khi mọi nỗ lực của y học dường như đã bó tay thì Eben Alexander lại hồi sinh sau một trải nghiệm siêu thường.

Trải nghiệm siêu thường

Sau đúng 7 ngày hôn mê, khi các bác sĩ và người thân của ông đều đã chuẩn bị tinh thần cho trường hợp xấu nhất xảy ra thì Eben Alexander bắt đầu hồi phục trở lại. Sự hồi phục thần kỳ của ông khiến các bác sĩ điều trị và giới chuyên môn không thể nào lý giải nổi, cho đến khi Alexander kể về những trải nghiệm cận tử của mình và cho xuất bản cuốn sách “Proof of Heaven” (Chứng cứ về thiên đường).

Khi ở trong trạng thái cận kề cái chết, tiến sĩ Alexander thấy mình bay tới một nơi giống như “thiên đường”, ở đó bầu trời tuyệt đẹp, có những đám mây trắng, có những sinh vật màu trắng phát sáng, có âm nhạc du dương, thanh thoát. Eben Alexander còn gặp một thiên thần với đôi mắt màu xanh dương.

Ông nói: “Cảm giác rõ ràng, chân thực và sâu sắc ấy mang đến cho tôi một lý do khoa học để tin vào sự tồn tại của ý thức của con người sau khi chết”. Trước đó ông luôn hoài nghi về sự tồn tại của thế giới linh hồn, ngay cả khi các bệnh nhân của ông kể về trạng thái cận tử, bác sĩ Eben Alexander đều cho rằng đó chỉ là ảo giác.

Cho tới khi chính bản thân mình được trải nghiệm, thì bác sĩ Eben Alexander mới thực sự tin rằng những gì bệnh nhân của mình kể là chân thực, và những quan niệm của ông cũng thay đổi. Ông nói: “Mọi người đều nói sự tồn tại của ý thức sau khi chết là điều hoang đường, khó tin. Nhưng trạng thái mà tôi trải qua không phải là ảo giác. Tôi cảm nhận nó rõ ràng như những sự kiện chân thực đã từng xảy ra trong đời tôi. Trong nhiều thập niên qua, tôi hành nghề bác sĩ phẫu thuật não tại một trong những cơ sở y khoa danh tiếng nhất tại Mỹ. Giống như mọi đồng nghiệp, tôi hiểu rõ những lý thuyết về não bộ nhưng niềm tin cũ đã sụp đổ bởi những trải nghiệm mà tôi vừa có được”.

Một trải nghiêm tương tự khác của bác sĩ Rajiv Parti, là Trưởng khoa của một bệnh viện Tim danh tiếng tại Mỹ. Ông có một sự nghiệp rất thành công và cuộc sống vật chất sung túc nhưng cũng không tránh được quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Ông được chuẩn đoán là mắc ung thư tiền liệt tuyến và đã phải qua nhiều đợt phẫu thuật.

Vào năm 2010, do biến chứng sau ca phẫu thuật, ông được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện Đại học California trong tình trạng nguy kịch, toàn bộ các cơ quan nội tạng của ông hầu suy kiệt khiến các bác sĩ phải đưa ống thông vào trong cơ thể để hỗ trợ. Tuy nhiên, chỉ sau vài giờ, bác sĩ Rajiv Parti bị nhiễm trùng nặng kèm với sốt cao khoảng 40,5 độ.

Sau khi tiêm mooc-phin giảm đau, ông lại được đưa vào phòng phẫu thuật. Chính ở thời điểm này, bác sĩ Rajiv Parti khẳng định đã nhìn thấy thiên đường. Sự việc này về sau đã được ông viết lại trong cuốn sách “Dying to wake up” (Chết để thức tỉnh).

Ông kể rằng, cơ thể mình cảm giác như đang bay lơ lửng trong không khí và nhìn thấy bản thân mình đang nằm trên bàn mổ và nghe các bác sĩ khác đang nói chuyện, thậm chí còn ngửi thấy mùi thuốc sát trùng. Cùng lúc đó, ông thấy gương mặt của mẹ và em gái. Bà mặc bộ đồ truyền thống của Ấn Độ, em gái thì mặc quần bò, áo lửng màu xanh đang ngồi ở nhà. Họ đang cùng chuẩn bị bữa tối có rau, sữa chua và cơm. Rajiv Parti đã viết: “Tôi có thể hồi tưởng lại toàn bộ quá trình trải nghiệm khi cận kề cái chết: Tôi đã gặp được tổ tiên của mình ở ranh giới của địa ngục, một vài tiền kiếp mà tôi đã trải qua – đủ để giải thích những khổ nạn xảy ra trong đời mình và tại sao lại luôn phải ỷ lại vào những đơn thuốc như thế?

Và tôi còn có vinh hạnh được gặp hai vị thiên sứ hộ mệnh tỏa ra thứ hào quang rực rỡ là Raphael và Michael. Họ bước ra từ một biển hoa, trên thân còn tỏa ra sức mạnh từ bi thuần chính tới mức khó có thể dùng ngôn ngữ để diễn tả”.

From: TU-PHUNG

Ma quỷ nên tránh xa

Ma quỷ nên tránh xa

Huy Phương

Cảnh trang trí Halloween trong vườn nhà của một gia đình Washington, D.C. (Hình: Getty Images)

Ở Mỹ, có một ngày lễ mà tôi không bao giờ chờ đợi nó đến, cũng như không thích nó tí nào, đó là ngày lễ Ma Quỷ (Halloween) được diễn ra vào ngày cuối cùng của Tháng Mười mỗi năm.

Làm con người, ai cũng sợ ma quỷ, không muốn gần gũi với ma quỷ và nhất là không muốn ai đánh giá, hay gọi mình là “đồ ma, đồ quỷ!” thì vì sao mình lại còn chơi với ma quỷ?

Trước năm 1975 ở miền Nam, Sài Gòn có hai con ma nổi tiếng là “Con Ma Nhà Họ Hứa,” nửa thật nửa giả, trong lâu đài của đại gia Hứa Bổn Hòa, đã được hãng Dạ Lý Hương, quay thành phim, do đạo diễn Lê Hoàng Hoa thực hiện, và “Con Ma Vú Dài” trong khám Chí Hòa của một ký giả, sau này là chồng một nữ ca sĩ nổi tiếng, dựng trên nhật báo Hoà Bình của Linh mục Trần Du.

Thật ra thì chưa ai thấy được hai con ma nổi tiếng nhất ở Việt Nam này, mặt mũi tay chân như thế nào, vì đây toàn là chuyện đồn đãi, truyền thuyết.

Cho đến giờ này, cũng chưa ai giải thích cho tôi biết vì sao loài ma quỷ chỉ có giống cái, phải chăng thế giới này có lòng ghét bỏ đàn bà? Bão táp cũng mang tên phụ nữ, mà dân Sài Gòn ngày trước cũng không thằng ma nào mang họ Hứa hay có vú dài. Ông Khổng Tử đòi “kính nhi viễn chi,” kính thì đã đành rồi, nhưng viễn chi, cái giống đàn ông Chúa sinh ra, xa ma một một ngày đã thấy nhớ, nên suốt đời thích sống với ma quỷ.

Tôi không nói trên trái đất này, nước nào cũng có ma, mà là nước nào cũng có chuyện ma, như thây ma hoặc xác sống (Zombie) ở Bắc Mỹ và Châu Âu, ma cà rồng ở Balkan và Đông Âu, ma sói (werewolf) ở Châu Âu thời Cổ Đại, ma cổ dài (Rokurokubi) ở Nhật Bản, ma Krasue ở Thái Lan, ma Pontianak ở Malaysia và Indonesia, ma Manananggal ở Philippines, Ngạ quỷ hay ma đói trong Ấn Độ giáo, ma lai rút ruột ở Việt Nam.

Có 20% dân số Mỹ nói rằng họ từng gặp ma quỷ và 50% người Mỹ có thể không thấy nhưng tin rằng có ma quỷ. Nhiều trường đại học như UCLA và Cambridge, đã có nhiều nghiên cứu khoa học thực hiện đứng đắn, cho chúng ta thấy có điều gì đó thật sự đang diễn ra trong một thế giới khác mà đôi mắt trần tục của chúng ta khó nhận ra.

Nghiên cứu cho thấy có những sai lệch của hình ảnh được thu lại qua dụng cụ quang học, được ghi lại bằng hình chụp hoặc phim. Tạp chí Popular Photography có đăng tải những nghiên cứu và hình ảnh minh họa, chứng minh rõ ràng có sự tồn tại cái mà chúng ta gọi là ma quỷ hay các linh hồn chưa thể siêu thoát.

Vậy thì chúng ta cứ tin là trên đời này có ma quỷ thật, nhưng không nên thân thiện với ma quỷ làm gì, người ta chưa biết lòng dạ con người thế nào, huống gì loài ma quỷ.

Ma quỷ còn ghê hơn nữa là trong lòng nghĩ gì quỷ thần đều biết hết: “Tâm động quỷ thần tri!” Vậy thì nên đối với ma quỷ càng tránh xa càng tốt. Tránh xa mà không khinh miệt, trong lòng không xem thường, bởi mình cũng sợ “quỷ thần tri” nghĩa là “kính nhưng mà nên tránh xa, kiểu “kính nhi viễn chi” của cụ Khổng Tử ngày xưa cho đỡ phiền phức.

Dân gian có câu: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành.” Để tránh những điều phiền phức từ các thế giới khác, người xưa thường tôn kính các vị quỷ thần để được bảo hộ và tránh xa những rắc rối. Mặt khác, cần phải giữ tâm cho chính, tích đức, hành thiện, ý nghĩ, lời nói, cử chỉ, đều đoan chính, thì ma quỷ cũng không hại được mình.

Theo tinh thần phương Đông thì đùa với quỷ thần là đi trái với văn hóa, nhưng ở phương Tây, sống chung hay đùa giỡn với ma quỷ là chuyện thường tình.

Ngày lễ Halloween đã và đang trở thành thú vui, con người hóa trang sao cho càng giống ma quỷ càng tốt, xương cốt, máu me, bia mộ, đầu lâu, mạng nhện, quan tài… đến tiếng rú ma quái, tiếng cười lanh lảnh trong đêm và hình ảnh những bà phù thủy hay những đoàn ma quỷ hiển hiện trong đêm, đi với nhau từng đoàn.

Halloween được cho là có xuất xứ từ Thiên Chúa Giáo, phát xuất từ các lễ hội cổ xưa của người Celtic, những người đã sống cách đây 2,000 năm trong khu vực mà ngày nay là Ireland, Vương quốc Anh và miền bắc nước Pháp, để xua đuổi các âm hồn muốn tái sinh.

Người Celtic cho rằng vào đêm trước năm mới, ranh giới giữa thế giới của sự sống và cái chết trở nên mờ nhạt, và người ta tin là vào đêm 31 Tháng Mười, những hồn ma của người chết trở về nhân gian.

Ngày lễ Halloween được du nhập vào Mỹ theo chân những người Ireland di cư từ năm 1846. Đến những năm 1920 và 1930, Halloween đã trở thành một ngày lễ của nhân gian, chứ không chỉ của riêng giáo dân, với các cuộc diễn hành và các trò giải trí đặc trưng của cả cộng đồng. Chỉ tội cho cái xứ Việt Nam, giờ này cũng đua đòi chơi cái trò ma quỷ!

Theo nghiên cứu của the National Retail Federation’s, 80% dân Mỹ có kế hoạch tổ chức Halloween để đem lại một điều gì đó vui vẻ với bạn bè và con cái, gia đình của họ. Chỉ tính ví dụ như năm 2018, nước Mỹ đã tiêu pha lên tới $9 tỷ, chi tiêu trung bình của mỗi người Mỹ là $86.79 cho trang trí, kẹo, trang phục và nhiều thứ khác. Chúng ta không thể tưởng tượng rằng chỉ với món kẹo Halloween dành cho trò “treat and trick” không thôi, nước Mỹ đã tốn $2.6 tỷ rồi.

Nếu nói văn hóa là nét đặc trưng của mỗi dân tộc, trong khi văn hóa nước Mỹ không chấp nhận chuyện ăn thịt chó, chuyện chửi Formosa cũng bị đi tù, thì Việt Nam chúng ta cũng không thể chấp nhận chuyện tang lễ, quan tài không đậy nắp hay chuyện vinh danh ma quỷ qua ngày lễ Halloween!

Những người tâm địa không đoan chính, hành động không giống con người, thì chúng ta tránh xa không giao tiếp với họ. Người quân tử chơi với kẻ xấu như vào chợ cá, lâu không nghe còn nghe mùi hôi của cá, cho nên ai cũng muốn giao tiếp với người hiền, lương thiện, trí thức, chứ không ai muon gần gũi với bọn ma quỷ.

Ngày lễ Halloween người ta thích trang trí nhà cửa, vườn tược bằng những hình ảnh ma quái, có gia đình dựng nguyên cả một nghĩa địa giả trong vườn với những tấm bia mộ như thật, chưa nói đến máu me, xương sọ, đầu lâu lủng lẳng trước cửa nhà.

Người có con chết biển thường sợ thấy biển. Người đã đứt tay không muốn thấy máu. Là người Việt Nam trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, với những cuộc chiến hủy hoại, giết chết hàng triệu người, chúng ta đã trải qua bao lần mục kích cảnh máu đổ, xương rơi mà nạn nhân là ruột thịt, bà con, đồng bào của chúng ta, còn vui thú gì với xác chết không đầu, thây phơi đồng nội nữa!

Thời Việt Minh, tôi chỉ mới lên tám, lên chín, cũng như những đứa trẻ khác, đã phải mục kích những cảnh đầu lâu cắm giữa chợ, những xác chết thả trôi sông, những tử thi không đầu đắp chiếu nằm giữa ngã ba đường, và máu chảy thành những vũng lớn. Nỗi kinh hoàng, run sợ ám ảnh đứa trẻ trong nhiều ngày nhất là mỗi đêm, nghe tiếng chó sủa vang trong xóm, sáng ra là có xác chết nhuốm máu, nằm co quắp bên vệ đường.

Suốt thời quân ngũ, tôi may mắn không trực tiếp ra nơi chiến trường bom đạn, không thấy tận mắt những cảnh máu đổ xương rơi, nhưng sau chiến trận, tường tận thấy những xác chết đồng đội mang về từ chiến trường, máu đã khô trên những chiếc cáng cứu thương, với những bà mẹ già hay những người vợ trẻ gào thét, khóc lóc…theo sau.

Rồi thảm cảnh Mậu Thân, trở về quê hương, tôi đã đi theo những toán người đào những nấm mộ tập thể, tận mắt thấy những thây người co quắp, bị cột bằng những sơi dây điện thoại màu đen, áo quần lẫn lộn với bùn đất, xương sọ vỡ toác vì báng súng hay lưỡi lê… nằm chồng chất lên nhau.

Một thời gian rất lâu sau đó, tôi cũng còn bị ám ảnh, chưa quên nỗi mùi hôi của xác chết lâu ngày, thối rữa trong mộ chôn, và tiếng la khóc, gào thét phẫn nộ dến khản đặc của những người vợ, người mẹ bất hạnh. Và những con đường đầy một trời khăn tang trắng, mùi nhang trầm phảng phất, tiếng cầu kinh văng vẳng xa gần…

Rồi mùa Hè lửa đỏ, bao nhiêu xác anh em chúng tôi từ mặt trận mang về, và trên con đường mang tên “Đại Lộ Kinh Hoàng” máu thịt người dân tan rữa, lẫn lộn cùng với sắt thép và cát nóng của mùa Hè.

Rồi Tháng Tư năm đó, trên đường di tản, trên con đường đèo oan nghiệt, trên những bãi biển miền Trung, bao nhiều thây người lính còn nằm lại đó, thịt nát xương tan, vương vải những áo trận, dày sô và thẻ bài dính máu.

Đất nước tôi đi vào thảm cảnh hôm nay cũng vì bọn ma quỷ đang đội mồ đứng dậy, nhập hồn vào những thân người sống, hiếp, đâm, giết… 45 năm sau cũng còn người chết sông, chết biển vì phải bỏ nước ra đi. Những tấm thân lưu lạc. Có bao nhiêu anh em, bà con của chúng ta chết nằm chồng chất trong cái thùng đông lạnh chứa 39 thi thể ở Anh. Bạn có nghe không, đâu đây vẳng tiếng kêu đau lòng: “Mẹ ơi con không thở được!”

Vậy mà hôm nay chúng ta lại định mang về nhà những hình ảnh chết chóc, tiếng rên rỉ, kêu la của loài ma quái, đầu lâu, quan tài, mộ địa.

Là người Việt Nam, chúng ta có quyền không tham gia trò chơi của bầy ma quỷ. Chúng ta đã trải qua những giai đoạn của một đất nước chết chóc, máu me. Đất nước chúng ta hiện đang còn đầy dẫy loài ma quỷ nhan nhản khắp nơi, nơi có nhiều ma quỷ phải chăng đó chính là.. địa ngục?

Trong tình thế này, làm sao có thể nói được câu “Happy Hallowen” hở người anh em? (Huy Phương)

‘Con người là vốn quý!’

‘Con người là vốn quý!’

Huy Phương

Bộ phim đầy nhân bản “Saving Private Ryan” thu hút hàng triệu khán giả trên toàn cầu. (Hình: Getty Images)

Saving Private Ryan (Giải cứu Binh Nhì Ryan) là một bộ phim chiến tranh sản xuất năm 1998, lấy bối cảnh của cuộc Đệ II Thế Chiến, tác giả là Robert Rodat và đạo diễn là Steven Spielberg, dựa theo một chuyện có thực ngoài đời.

Câu chuyện bắt đầu khi Tham mưu trưởng Liên Quân Hoa Kỳ, Tướng George C. Marshall, được thông báo việc ba người con trai trong một gia đình tử trận ngoài chiến trường, và người mẹ đã nhận được tin buồn này của Bộ Quốc Phòng trong cùng một ngày.

Khi biết rằng người mẹ này đang còn một đứa con trai thứ tư là Binh Nhì Ryan vẫn đang chiến đấu ngoài mặt trận, Tướng George C. Marshall quyết định cử một toán quân nhân có nhiệm vụ đặc biệt là vào trận chiến, đi tìm người lính này và đưa anh ta về với một gia đình đã bị mất mát quá nhiều trong chiến tranh. Khu vực tìm kiếm rất nguy hiểm vì trận chiến khốc liệt, và các đơn vị thì liên tục di chuyển, cũng không biết binh II Ryan còn sống hay đã tử trận, vì quân đội Hoa Kỳ không biết chính xác Ryan đang ở đâu.

Đơn vị đặc biệt này gồm có 8 người được cử đi tìm Ryan trong bom đạn, cuối cùng đã mang anh ta về được với gia đình, nhưng toán binh sĩ đặc nhiệm này đã bị mất mát, không còn nguyên vẹn.

Chúng ta bỏ qua việc “Saving Private Ryan” được Viện Phim Ảnh Hoa Kỳ Mỹ xếp là bộ phim Mỹ vĩ đại thứ 71 trong vòng 100 năm và sự thành công vượt bực tại các phòng vé, cũng như, bộ phim đã được đề cử 11 giải Oscar trong lễ trao giải Oscar lần thứ 71 (1999), mà nói đến nội dung của cuốn phim.

Đi tìm một người lính trong 174,000 người lính đang hành quân chiến đấu trong vùng trời lửa đạn không phải là một công việc dễ dàng, nhưng chỉ vì những cấp chỉ huy quân đội muốn “giải cứu” một người con trai cuối cùng trong một gia đình đã hy sinh quá nhiều, đem về cho gia đình họ. Sinh mạng nào cũng đáng quý, và nỗi khổ đau tuyệt vọng của gia đình nào cũng được đất nước quan tâm. Chuyện này không phải ai cũng làm được và ở chế độ nào cũng có.

Trong hoàn cảnh của miền Nam Việt Nam, ngay trong thời điểm có chiến tranh khốc liệt là lúc Cộng Sản Bắc Việt dốc toàn lực để thôn tính miền Nam, trong “Sắc Lệnh Động Viên mới” (1968,) vẫn có điều khoản ấn định rõ ràng về chuyện hoãn dịch gia cảnh.

Có 3 trường hợp được hoãn dịch về gia cảnh:

1- Con độc nhất trong gia đình.

2- Đương sự có 5 con phải nuôi dưỡng.

3- Gia đình có cha mẹ già từ 60 tuổi trở lên, có 2 con trai, nhưng một người đang tại ngũ, người còn lại được hoãn dịch.

Quốc gia nào cũng quý mạng sống con người và thấu hiểu đến từng hoàn cảnh gia đình của từng công dân.

Nhưng đối với người Cộng Sản thì không! “Cứu cánh biện minh cho phương tiện,” là câu giải thích, miễn sao hoàn thành được mục đích, còn phương tiện không đáng kể!

“Non! Pas du tout!” Đó là câu trả lời lạnh lùng của Võ Nguyên Giáp nói với báo chí quốc tế khi người ta hỏi viên tướng này là ông có hối tiếc gì về chuyện 4 triệu người Việt chết vì chủ nghĩa Cộng Sản hay không?

Nhà báo Nick Turse trên New York Times viết: “Với người Mỹ, mạng sống ở Việt Nam từng quá đỗi rẻ mạt,” và Tướng Westmoreland, cựu tham mưu trưởng Lục Quân Mỹ, cho rằng Tướng Võ Nguyên Giáp đã “không tiếc tính mạng binh lính để đổi lấy chiến thắng.”

Câu nói thường nghe trong chế độ Cộng Sản là “cứu cánh biện minh cho phương tiện,” nên “dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn,” “đánh Mỹ đến cái lai quần,” để thôn tính miền Nam, người ta vẫn làm!”

Có người phê bình Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu khi ông nói: “Nếu Mỹ viện trợ 1.4 tỷ đô la Sài Gòn sẽ kiểm soát được toàn miền Nam; 1.1 tỷ đô la, Sài Gòn sẽ mất một nửa Quân Khu I về phía Bắc; nếu chỉ còn 900 triệu đô la, sẽ mất toàn bộ Quân Khu I và Quân Khu II.”

Nhưng Lê Duẫn lại nói về sinh mạng con người: “Nếu Trung Quốc nhiệt tâm giúp đỡ thì miền Bắc đỡ hy sinh 2-3 triệu người,” có nghĩa là đàn anh không giúp đỡ thì Bắc Việt sẽ hy sinh 2-3 triệu người đó, sẵn sàng nhuộm đỏ miền Nam, giữ vững tinh thần quốc tế vô sản!

Trong cuộc tiến công miền Nam, khi chiến trường miền Nam hao hụt nhân mạng, Lê Duẫn vét cả 10,000 người gồm cả sinh viên và giảng viên trẻ từ cả 30 trường đại học và cao đẳng Hà Nội, mặc áo trận, qua sông Bến Hải để quyết thắng.

Trong câu chuyện “Saving Private Ryan,” chỉ thị từ Bộ Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ là phải vào trận chiến khốc liệt để tìm cho ra Binh Nhì Ryan, người lính đã có ba người anh hy sinh trong cuộc chiến để mang về cho gia đình anh, một câu chuyện đầy tính nhân bản trong một quân đội của các nước dân chủ, tự do. Đối với ý thức cộng sản, vét tận nhân lực được chừng nào hay chừng đó, cho mục đích cuối cùng, không cần thương tiếc.

Báo chí Việt Nam đã từng ca tụng những “Bà Mẹ Anh Hùng” cống hiến hết cho đảng đến giọt máu cuối cùng.

Đến tháng 12 năm 2008 có gần 50,000 phụ nữ được tặng, hoặc truy tặng danh hiệu này. Một “Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng,” được ca tụng là Nguyễn Thị Thứ (1904 – 2010), quê Điện Bàn, Quảng Nam, đã vét hết sinh mạng của gia đình gồm có chồng, chín người con trai, một con rể và hai cháu ngoại dâng hiến cho sự nghiệp “giải phóng miền Nam của đảng.” Bà Phạm Thị Ngư ở Bình Thuận và bà Nguyễn Thị Rành ở Sài Gòn, mỗi nhà có 8 người con liệt sĩ.

Sinh mạng con người ở trong chế độ nào là đáng quý? (Huy Phương)