Máy làm chết não – Công cụ giết người lấy nội tạng của Trung Quốc

Kênh TV Chosun của Hàn Quốc hôm 15/11 đã cho phát bộ phim tài liệu “Báo cáo điều tra 7”, trong đó có đề cập đến “máy kích thích não tổn thương nguyên phát” (Primary brain stem injury) do Trung Quốc phát minh, với chức năng chủ yếu là giết người lấy nội tạng.

Chuyên mục phim tài liệu “Báo cáo điều tra 7” của TV Chosun tiết lộ mô hình “máy kích thích não tổn thương nguyên phát” do Trung Quốc phát minh. (Ảnh: Tvchosun)

Cách sử dụng “máy kích thích não tổn thương nguyên phát” là dùng một quả cầu kim loại tròn kích thích trực tiếp vào xương sọ, sóng kích thích sẽ xuyên qua xương sọ đi vào não bộ, khiến đối tượng lập tức bị chết não.

Ai là người phát minh ra loại máy này? Có lẽ nhiều người không thể ngờ được, đó chính là cựu Phó Thị trưởng kiêm Giám đốc Công an thành phố Trùng Khánh: Vương Lập Quân.

Truyền thông Trung Quốc từng đưa tin, trong thời gian Vương Lập Quân nhậm chức tại Trùng Khánh đã có bản quyền sáng chế 254 sản phẩm, trong đó có một sản phẩm thuộc loại khoa học kỹ thuật đỉnh cao: máy kích não tổn thương mang tính nguyên phát.

Là một vị Giám đốc Công an chứ không phải thuộc giới y học, Vương Lập Quân phát minh ra cái máy này để làm gì? Có bí mật gì đằng sau vấn đề tử vong não?

Giám đốc công an nghiên cứu cấy ghép nội tạng người

“Báo cáo điều tra 7” đã phỏng vấn bác sĩ khoa ngoại Lee Seung Won, Hội trưởng Hiệp hội Luân lý Cấy ghép nội tạng Hàn Quốc, ông Lee cho biết:

“’Máy kích thích não tổn thương tính nguyên phát’ ngoài việc đưa người ta vào trạng thái chết não để lấy nội tạng thì không còn tác dụng gì, ai lại muốn não mình bị chết?”

Ngay từ 5/2003 – 6/2008, thời gian Vương Lập Quân làm Giám đốc Công an Cẩm Châu, ông ta đã lập ra “Trung tâm Nghiên cứu tâm lý học hiện trường Công an Cẩm Châu”, đây là Trung tâm Nghiên cứu tâm lý học hiện trường duy nhất của Trung Quốc nghiên cứu cấy ghép nội tạng cơ thể người.

Kết quả hình ảnh cho Máy làm chết não - Công cụ giết người lấy nội tạng của Trung Quốc
Cựu Phó Thị trưởng kiêm Giám đốc Công an thành phố Trùng Khánh: Vương Lập Quân. (Ảnh: Free Beacon)

Tháng 6/2008, sau khi Vương Lập Quân được Bạc Hy Lai đón về Trùng Khánh đã thành lập “Trung tâm Nghiên cứu tâm lý học hiện trường Công an Trùng Khánh”, trung tâm này hợp tác với Đại học Tây Nam, và Vương Lập Quân được mời làm Giáo sư Đại học Tây Nam, thành người có thể hướng dẫn tiến sĩ.

Nguồn cung nội tạng mà Vương Lập Quân cấy ghép lấy từ đâu?

Năm 2006, tại Lễ trao giải “Giải Cống hiến đặc biệt sáng tạo mới Quang Hoa”, khi nhắc đến cấy ghép nội tạng, Vương Lập Quân nói: “Hiện trường mà chúng tôi tham gia, thành quả khoa học kỹ thuật của chúng tôi là kết tinh của hàng ngàn nghiên cứu hiện trường chuyên sâu”. Nhưng kết tinh này là chỉ thứ gì? Nguồn gốc của nó từ đâu?

Ông Nhậm Tấn Dương, Thư ký trưởng quỹ Quang Hoa cho biết, trao cho Vương Lập Quân giải thưởng vì “nền tảng nghiên cứu và thực nghiệm hiện trường” của ông ấy, giúp cho hoạt động cấy ghép nội tạng dễ dàng hơn.

Sự kiện Vương Lập Quân năm 2012 là sự kiện vô cùng kịch tính, ông ta hóa trang thành một phụ nữ chạy thẳng vào Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô. Sau khi sự kiện xảy ra, Bạc Hy Lai ra lệnh bao vây Lãnh sự quán Mỹ, thậm chí ra lệnh “bằng mọi giá phải làm cho Vương Lập Quân im lặng”.

Trang “Ngọn Đèn Tự Do Washington” (The Washington Free Beacon) đưa tin, khi Vương Lập Quân chạy vào Lãnh sự quán Mỹ đã mang theo rất nhiều tài liệu. Nội dung những tài liệu này là gì? Liệu có liên quan đến nguồn gốc nội tạng không? Đây là vấn đề được đặc biệt quan tâm.

Năm 2009, “Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc Đàn áp Pháp Luân Công” (WOIPFG) công bố bằng chứng một người tận mắt chứng kiến cảnh mổ sống người tập Pháp Luân Công lấy nội tạng, nhân chứng là cảnh sát dưới quyền Vương Lập Quân khi đó. Vương đã ra lệnh cho họ “phải truy cùng giết tận” đối với Pháp Luân Công. Bản thân nhân chứng này đã nhiều lần tham gia bắt bớ, tra khảo và bức cung đối với người theo Pháp Luân Công.

Trong hình là cảnh tại Quỹ Dân chủ Quốc gia Mỹ (NED) ở Washington vào tháng 8/2014, trước đông đảo giới truyền thông, nghị sĩ Quốc hội và giới chuyên gia, cùng nhà báo điều tra chuyên về vấn đề Trung Quốc là Ethan Gutmman đã chia sẻ hình ảnh Vương Lập Quân khoác bộ đồ trắng hướng dẫn nghiên cứu giải phẫu tại Trung tâm Nghiên cứu tâm lý học hiện trường Công an Trùng Khánh.

Ngày 22/5/2006, WOIPFG đã gọi điện liên lạc và ghi âm đối với nhân viên làm việc tại Tòa án Nhân dân Cấp trung thành phố Cẩm Châu, được xác nhận “có nguồn cung thận từ người tập Pháp Luân Công còn trẻ, sức khỏe tốt”.

Cẩm Châu ở Liêu Ninh là một trong những địa bàn bức hại Pháp Luân Công nghiêm trọng nhất. Website minghui.org của Pháp Luân Công chỉ ra, tính đến tháng 5/2017 số người tập Pháp Luân Công ở Cẩm Châu bị bức hại chết là 163 người; có 158 người bị tuyên án phi pháp; 694 người bị cưỡng bức lao động; hàng ngàn người bị tạm giam; gần chục ngàn người bị sách nhiễu; mất tích 11 người; 36 người là công chức bị sa thải. Những con số này chưa thể phản ánh hết, vì chắc chắn nhiều thông tin phản ánh từ trong nước ra nước ngoài không thành công do mạng internet ở Trung Quốc bị ngăn chặn.

Ông Uông Chí Viễn, Chủ tịch (WOIPFG) nói: “Sau khi Vương Lập Quân nhậm chức Giám đốc Công an Cẩm Châu vào tháng 5/2003 đã cho bắt bớ, sách nhiễu quy mô lớn đối với Pháp Luân Công, đến nay nhiều người không còn rõ tung tích. Còn ‘Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý hiện trường’ mà Vương Lập Quân phụ trách đã thực hiện hàng ngàn ca cấy ghép nội tạng, là nơi đáng nghi ngờ nhất trong tội ác mổ cướp nội tạng của người tập Pháp Luân Công và thí nghiệm cơ thể người sống”.

Thành phố Trùng Khánh cũng là một trong những địa bàn bức hại Pháp Luân Công nghiêm trọng. Sau khi Vương Lập Quân làm Giám đốc Công an Trùng Khánh đã xảy ra nhiều vụ án người theo Pháp Luân Công bị hại chết, trong đó có vụ án Giang Tích Thanh (Jiang Xiqing), là cán bộ thuế vụ quận Giang Tân thành phố Trùng Khánh đã nghỉ hưu.

Trước Thế vận hội năm 2008, ông Giang Tích Thanh bị bắt đến trại cưỡng bức lao động Tây Sơn Bình ở Trùng Khánh; chiều ngày 27/1/2009 khi người thân đến thăm thì ông Giang vẫn khỏe mạnh, nhưng chưa đầy 24 giờ sau, họ nhận được điện thoại của trại cưỡng bức lao động thông báo ông đã qua đời vì “nhồi máu cơ tim”.

Hội nghị chống bức hại Pháp Luân Công tổ chức tại Washington năm 2016. Trong hình là Giang Lài (Jiangli) tay cầm di ảnh của cha. (Ảnh: Epoch Times)

Giang Lài (Jiangli), con gái của Giang Tích Thanh hiện sống tại New York (Mỹ), nhớ lại thời khắc cuối gặp cha, cô nói: “Sau khi đưa xác cha ra khỏi tủ lạnh, chúng tôi sờ vào thân thể cha thấy còn ấm, tôi cảm giác còn ấm hơn tay tôi”.

Khi đó vài người nghi ngờ cha cô chưa chết, yêu cầu cấp cứu, nhưng rồi những thanh niên lực lưỡng lập tức kéo họ đi. Sau này, trước tình cảnh liên tục bị người nhà nạn nhân truy hỏi, trưa ngày 27/3/2009, Viện trưởng Chu Bách Lâm của Viện Kiểm sát số 1 thành phố Trùng Khánh trả lời: “Toàn bộ nội tạng của ông ấy bị lấy đi làm tiêu bản”.

Người “não chết” cung nội tạng có ở khắp Trung Quốc?

Người đầu tiên đề cập đến việc dùng nội tạng người “chết não” để cấy ghép là cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Hoàng Khiết Phu. Tháng 5/2000, ông Hoàng Khiết Phu có bài viết đăng trên “Tạp chí Thực tiễn Ngoại khoa Trung Quốc” (Chinese Journal of Practical Surgery), cho biết trường hợp 31 ca ghép thận lấy nguồn từ cái gọi là “cơ thể người chết não”.

Ông Hoàng Khiết Phu không phải trường hợp cá biệt, nội tạng mà nhiều bác sĩ cấy ghép tạng Trung Quốc sử dụng dường như chủ yếu có nguồn từ “người chết não”.

Theo tư liệu liên quan: Diệp Khải Phát, bác sĩ Bệnh viện Tương Nha 3 Đại học Trung Nam ở Hồ Nam đã thực hiện tổng số hơn 1000 ca thay gan, hơn 2000 ca thay thận; thời gian từ 2002–2012 đã tham gia 407 ca phẫu thuật cắt bỏ nhiều cơ quan khác nhau, nguồn cung từ người “chết não cấp tính”, “chết tim cấp tính”.

Ông Trần Truyền Bảo, bác sĩ ghép tạng Bệnh viện thứ nhất Đại học Trung Sơn tỉnh Quảng Đông đã tham gia ghép thận hơn 60 trường hợp; cho đến năm 2013 thực hiện phẫu thuật lấy thận hơn 20 trường hợp, nguồn cung đều từ đối tượng chết não.

Ngày 20/10/2017, WOIPFG công bố 105 bản ghi âm điều tra qua điện thoại. Bác sĩ bị điều tra cho biết, nguồn cung nội tạng cho cấy ghép chủ yếu từ người chết não hiến tặng nội tạng. Khi bị truy hỏi tiếp thì hoặc là chỉ nói lấp lửng, hoặc là bắt đầu cảnh giác và thận trọng hơn. Còn khi thực hiện điều tra tổng số ba Hội Chữ thập Đỏ thì được biết, nội tạng do công dân hiến tặng tự nguyện vô cùng ít, không đáng để nói.

Điều tra điện thoại ngày 2/8/2017, bác sĩ Tô Vũ thuộc Khoa Tiết niệu Bệnh viện thứ hai Đại học Y khoa Quảng Châu cho biết: “Hiện nay lượng cung rất lớn! Nội tạng lấy từ đâu? Chuyện này tôi cũng không dám nói bừa! Nguồn thận của chúng tôi là nhiều nhất! Đặc sắc nhất của bệnh viện chúng tôi chính là nguồn cung từ người còn sống, bệnh nhân bị chết não”.

Ẩn bên cạnh “Trung tâm tử vong não” là kho nội tạng?

Ông Hoàng Khiết Phu là Chủ nhiệm danh dự Khoa Cấy ghép nội tạng Bệnh viện thứ nhất Đại học Trung Sơn – Quảng Đông, không những sử dụng vô số “nguồn cung cơ thể tử vong não”, còn xây dựng “Trung tâm tử vong não”, được xem là một trong những “đầu nguồn” thu hoạch nội tạng.

Ngày 20/7/2015, nhân viên điều tra của (WOIPFG) thực hiện điều tra bác sĩ Tần Hạn thuộc Khoa ngoại tim mạch Bệnh viện thứ nhất Đại học Trung Sơn Quảng Đông, vị bác sĩ nói: “Chúng tôi có trung tâm tử vong não, người tử vong não hiến tặng, hãy đưa ông ấy đến Khu Hoàng Bộ cạnh Đại học Trung Sơn chúng tôi, đến đó còn tìm hiểu tình hình nội tạng. Phải làm thế này…. Nói thật, nếu nói là tử tù thì không chắc dùng được tim, vì là…. Còn Trung tâm tử vong não chuyên phụ trách về cơ thể hiến tặng”.

Tờ Epoch Times có phân tích cho rằng, bên cạnh “Trung tâm tử vong não” chắc chắn ẩn giấu kho nội tạng, mới có được hệ thống phân phối nội tạng kịp thời. Còn theo trang minghui.org, những người tập Pháp Luân Công bị mất tự do thân thể bị giới chức Trung Quốc ép lấy máu, xét nghiệm máu, họ chính là kho người sống cung cấp tạng.

Lượng phẫu thuật cấy ghép nội tạng Trung Quốc bùng phát từ sau năm 2000, nhưng lại không thể giải thích rõ ràng cho cộng đồng quốc tế về nguồn cung cấp.

Năm 2000 là thời điểm đặc biệt. Đó là lúc thế lực cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân dùng toàn lực đàn áp Pháp Luân Công. Năm 2000 là năm xảy ra cao trào người tập Pháp Luân Công đi Bắc Kinh khiếu kiện. Khi đó có hơn triệu người tập Pháp Luân Công đi kiện, trong đó nhiều người không còn quay trở về nhà.

Pháp Luân Công là môn tu luyện của nhà Phật, lấy “Chân, Thiện, Nhẫn” làm nguyên tắc, có hiệu quả giúp trừ bệnh khỏe người. Trước khi bị đàn áp, theo thống kê của nhà nước Trung Quốc, số người tham gia tập Pháp Luân Công lên đến hơn 70 triệu người.

Trang minghui.org của Pháp Luân Công chỉ ra, đa số những người theo Pháp Luân Công bị bắt giữ phi pháp đều phải chịu cực hình, nhưng đồng thời họ còn bị đưa vào hệ thống kiểm tra máu và nội tạng (cả siêu âm, xét nghiệm nước tiểu). Nhiều người sau khi trải qua trình tự kiểm tra đã bị mất tích.

Chuyên gia Ethan Gutmann đồng thời là nhà điều tra độc lập về tội ác mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc đã lo lắng nói: “Dường như họ (giới chức Trung Quốc) đưa những người theo Pháp Luân Công này vào kho dự trữ tầm cỡ mang tính toàn quốc”.

Từ tháng 4/2014 đến nay, cảnh sát tại nhiều địa bàn ở Trung Quốc đã bắt những người theo Pháp Luân Công đi lấy máu, thử máu, và kiểm tra DNA. Trang minghui.org đưa tin, chỉ trong hơn một tháng, ở Đan Đông – Liêu Ninh đã có 16 người theo Pháp Luân Công bị bắt đi lấy mẫu máu, dấu vân tay.

Ông David Matas, luật sư nhân quyền quốc tế người Canada, người tham gia điều tra cùng ông Ethan Gutmann cho biết, kho nội tạng cơ thể sống lớn nhất chủ yếu đến từ những người theo Pháp Luân Công bị bắt giam, tình hình đã phát triển đến mức những người theo Pháp Luân Công có thể bị bắt giữ ngay trên đường hoặc xông vào nhà họ để ép thử máu, kiểm tra DNA.

Ngày 8/2/2015, WOIPFG đã thực hiện điều tra với bác sĩ Đàm Vân Sơn, Chủ nhiệm Khoa Bệnh đường sinh dục Bệnh viện Trung Sơn thuộc Đại học Phúc Đán tại Thượng Hải, vị bác sĩ nói thẳng: “Trong cấy ghép gan hiện nay, tất cả nguồn cung gan đều lấy ‘tận gốc’, dĩ nhiên chúng tôi biết nguồn cung là ai. Còn chuyện Pháp Luân Công hay không thì chúng tôi không quan tâm, chúng tôi chỉ quan tâm tiêu chuẩn phù hợp của nội tạng”.

Theo Trithucvn

Để ta nhớ về nhau với niềm yêu thương chứ không phải bằng nỗi đau!

Để ta nhớ về nhau với niềm yêu thương chứ không phải bằng nỗi đau!

      Bà là một góa phụ lớn tuổi, chồng bà đã qua đời sau một tai nạn xe hơi. Kể từ đó, bà sống khép kín, không khóc than, không tâm sự với bất kỳ ai về cái chết của chồng. Hầu như ngày nào, bà cũng ngồi nhìn ra cửa sổ một cách vô định, không nấu ăn, không chăm sóc khu vườn và cả bản thân của mình nữa

Con gái bà đã tìm mọi cách giúp mẹ vượt qua tình trạng bế tắc này nhưng thật vô vọng. Nhiều bác sĩ đã chẩn đoán và điều trị chứng trầm cảm của bà nhưng vẫn hoài công, và đến một ngày người con gái dẫn bà tới gặp một bác sĩ tâm lý.

Lúc đầu, bà và bác sĩ chỉ ngồi quan sát nhau mà không trò chuyện. Trông bà khá trẻ so với cái tuổi bảy mươi, nhưng dường như trong bà không còn chút sức sống.

Người bác sĩ bắt đầu gợi chuyện, hỏi tại sao bà lại đến đây.

– Chồng tôi đã mất – Im lặng một lúc, bà nói tiếp – Các con tôi muốn tôi được khuây khỏa sau cái chết của cha chúng. Nhưng không ai có thể hiểu được cả.

– Tôi hiểu bà như mất đi một nửa cuộc sống của mình. Chỉ có chồng bà mới hiểu được nỗi mất mát ấy. Và cũng chỉ ông ấy mới biết được cuộc sống của hai người trước đây đã hạnh phúc đến nhường nào. – Bác sĩ nói.

Bà quay lại nhìn bác sĩ, đôi mắt màu nâu đen của bà không có một tia sáng nào cả.

– Nếu như lúc này ông ấy đang có mặt tại đây, bà sẽ nói gì?

Bà nhìn bác sĩ một lúc lâu rồi từ từ nhắm mắt lại. Bà bắt đầu nói – như thể đang nói với người chồng thân yêu của mình – về cuộc sống của bà từ khi không có ông. Bà kể cho ông nghe cảm giác của bà khi phải tự mình làm mọi việc mà trước đây hai người cùng làm. Bà cảm thấy thật sự khó khăn khi phải chấp nhận rằng ông thực sự không còn nữa. Bà thấy rằng còn nhiều điều bà chưa kịp làm và chia sẻ cùng ông… Và bà đã khóc, bà khóc rất nhiều như chưa bao giờ được khóc.

Đợi bà qua cơn xúc động, bác sĩ hỏi liệu có còn điều gì mà bà chưa nói với ông không. Bà bảo rằng bà rất giận ông vì ông đã để bà phải sống một mình khi về già, rằng ông đã không thực hiện lời hứa với bà.

– Ông ấy đã dạy cho tôi biết thế nào là tình yêu cuộc sống… 

– Bà tiếp tục kể. Vị bác sĩ vô cùng xúc động và ngạc nhiên khi nghe câu chuyện tình lãng mạn của hai người.

– Giả sử ông ấy đang ngồi đây, trước mặt bà, là tôi đây. Ông ấy sẽ hỏi bà điều gì về cuộc sống của bà trong suốt hai năm qua? – Bác sĩ hỏi.

– Anh ấy sẽ hỏi tôi “Tại sao em lại nhớ anh bằng một nỗi đau đớn vô bờ và hành hạ bản thân mình như vậy? Điều mong muốn lớn nhất trong cuộc đời của anh là mang đến cho em niềm vui mà”. Khi nói xong điều đó, một tia sáng hiếm thấy lấp lánh trong ánh mắt bà. Bà dường như được trở về với chính mình hai năm trước đó.

Qua lần trò chuyện đó, bà dần hiểu rằng không phải cứ đau buồn đắm chìm trong ký ức và giam mình trong một cuộc sống khép kín mới là tưởng nhớ đến nhau. Khoảng một năm sau, bà gửi cho bác sĩ tâm lý một tập gồm các bài viết trích từ tờ báo địa phương về tổ chức từ thiện mà bà đang tham gia – trong đó có những người như bà – cùng lời đề tặng: “Từ trong tuyệt vọng, tôi đã quyết định nhổ neo, căng buồm và lướt sóng ra khơi”.

Đứng trước mỗi một nỗi đau, mất mát nào đó, chúng ta dường như phải lựa chọn cuộc sống một lần nữa. Chúng ta không bắt buộc phải quên đi mọi thứ, nhưng thời gian sẽ chữa lành tất cả, để ta nhớ về nhau với niềm yêu thương chứ không phải bằng nỗi đau!

Helen Keller

Một số hiểu lầm về Kinh Thánh

No photo description available.
Trần Bang

Một số hiểu lầm về Kinh Thánh

Cho tới nay dường như vẫn có nhiều người nghĩ rằng Kinh Thánh là sách nói về giáo lý của đạo Ki-tô, thuần tuý là sách tôn giáo, chỉ dùng cho các tín đồ Ki-tô giáo mà thôi – mà tôn giáo lại là lĩnh vực nhạy cảm, ở ta quen gọi là “thuốc phiện của nhân dân”, chớ có dại mà đụng chạm tới – vì vậy ai không theo Ki-tô giáo thì chẳng cần và chớ nên đọc Kinh Thánh. Cuốn sách gối đầu giường của hơn một tỷ tín đồ và được cả thế giới không ngừng xuất bản với số lượng nhiều nhất này chưa từng thấy bán tại các hiệu sách ở ta. Báo in, báo điện tử ngại đăng các bài viết liên quan tới Kinh Thánh.

Thực ra cách hiểu như vậy là lệch lạc và bất lợi cho mọi người trong việc tìm hiểu văn hóa nhân loại và văn hóa phương Tây nói chung cũng như văn hóa Ki-tô giáo nói riêng.

Hiểu lầm nói trên có thể bắt nguồn từ bản thân tên “Kinh Thánh” đem lại ấn tượng “thần thánh”, thần bí. Đây là cái tên không chính xác, dễ gây hiểu nhầm. Thực ra sách này vốn dĩ có hai tên gốc: 1) Tên tiếng Hy Lạp là Biblia, nghĩa là “sách”; 2) Tên tiếng La Tinh là Scriptura, nghĩa là “trước tác” “bài viết”, “bản thảo” – nói cách khác, nó hoàn toàn không có chút nào ý nghĩa thần thánh. Tiếng Anh đầu tiên gọi là Biblelh, về sau thống nhất gọi là The Bible, nghĩa là sách kinh điển.

Tên sai là do ta dùng từ hoàn toàn theo Trung Quốc. Ngày xưa, khi dịch Cựu Ước toàn thư và Tân Ước toàn thư ra chữ Hán, người Trung Quốc gán cho hai cuốn sách này cái tên “Thần thánh điển phạm” (Mẫu mực thiêng liêng) và “Thiên kinh địa nghĩa” (Đạo nghĩa muôn thủa); về sau, khi in gộp Cựu Ước và Tân Ước thành một bộ sách, người Trung Quốc ghép hai chữ thứ hai lại thành “Thánh Kinh”, nghe nặng tính thần thánh, khiến người ta dễ hiểu lầm sách này chỉ là sách kinh điển của Ki-tô giáo. Quả thật, cái tên đó khi dịch sang tiếng Việt là Kinh Thánh đã nhuốm đậm màu sắc tôn giáo, thánh thần, trở nên xa lạ với cộng đồng người không theo tôn giáo.

Đây thật là một sai lầm lịch sử đáng tiếc nhưng không thể sửa được vì đã quen dùng và cảm thấy thiêng liêng. Vì thế rất ít người Việt Nam thực sự biết Kinh Thánh là gì, nội dung ra sao, có ý nghĩa thế nào đối với chúng ta. Đây là một thiệt thòi lớn về tri thức cho mọi người, nhất là thanh thiếu niên.

Sơ lược nội dung Kinh Thánh

Kinh Thánh gồm hai phần: Cựu Ước (Old Testament) và Tân Ước (New Testament), do hơn 40 tác giả viết trong suốt hơn 1.600 năm từ thế kỷ 12 trước CN cho tới thế kỷ 2 sau CN, là một tác phẩm đồ sộ, bản tiếng Việt dày tới 1.400 trang chữ khổ nhỏ.

Cựu Ước – Giao ước cũ của người Hebrew (nay gọi là Do Thái) với Thượng Đế, là Kinh điển của người Hebrew, thực tế là bộ sử của một dân tộc dẫn đầu nền văn hoá nhân loại. Từ 5.000 năm trước, người Hebrew đã sáng suốt chỉ tin một đấng tối cao duy nhất họ gọi là Jehovah tức Thượng Đế (God), được hiểu là một sức mạnh siêu nhiên sáng tạo ra tất cả (Tạo Hóa, the Creator) – khái niệm ấy ngày nay ta chưa hiểu rõ song lại chưa thể phủ nhận – chứ không thờ một thần thánh nào có nguồn gốc từ người hoặc vật.

Cựu Ước gồm 39 cuốn chia 4 phần: sách Luật pháp (5 cuốn đầu của Moses); sách Lịch sử (12 cuốn); sách Tiên tri (16 cuốn); sách Văn thơ (6 cuốn). Cựu Ước rất ít màu sắc tôn giáo, nó chứa đựng vũ trụ quan, nhân sinh quan cổ xưa nhất của nhân loại, là tài liệu vô cùng quý giá rất đáng nghiên cứu. Sách Cựu Ước nguyên văn viết hầu hết bằng tiếng Hebrew và một phần bằng tiếng Aramaic (tiếng của người Aram, tức Syria cổ), do nhiều người viết suốt từ năm 1.200 đến năm 100 trước CN và được truyền miệng từ rất lâu trước khi viết thành văn. Tuy cổ xưa như thế nhưng Cựu Ước là một văn bản có thực và tồn tại cho tới ngày nay. Chứng cớ là thời gian 1947–1956, người ta phát hiện trong các hang động gần Biển Chết (Dead Sea, ở Israel) chứa hơn 900 “sách” có viết chữ (chữ Hebrew, Hy Lạp, Aramaic) bằng dùi nung trên da cừu, gọi là Sách Cuộn Biển Chết (Dead Sea scrolls), đựng trong các bình gốm cao. Giám định cho thấy số sách này được làm vào khoảng từ năm 100 trước CN tới 70 sau CN, là những bản sao cổ xưa nhất còn tồn tại của Cựu Ước (nội dung hoàn toàn như Kinh Cựu Ước hiện sử dụng) và một số kinh điển khác của người Hebrew. Phát hiện Sách Cuộn Biển Chết có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

Tân Ước – Giao ước mới của các tín đồ Ki-tô giáo với Thượng Đế, nguyên văn viết bằng tiếng Hy Lạp, ra đời một thế kỷ sau khi xuất hiện đạo Ki-tô, tức rất muộn so với Cựu Ước, và nặng mầu sắc tôn giáo hơn; nó trình bày cuộc đời và học thuyết của Chúa Jesus. Tân Ước gồm 27 cuốn, chia 3 phần: sách Phúc Âm (5 cuốn); sách giáo lý (21 cuốn); sách Khải Huyền (1 cuốn). Số trang của Tân Ước chỉ bằng khoảng gần 1/3 Cựu Ước. Các học giả cho rằng Tân Ước được viết xong vào khoảng năm 382 sau CN.

Kinh Thánh là một bộ sách có tính tổng hợp, một bách khoa toàn thư rất hữu ích trong việc nghiên cứu nhân loại cổ đại về các mặt lịch sử, chính trị, quân sự, pháp luật, luân lý đạo đức, kinh tế, khoa học kỹ thuật, y học, văn hoá … Chưa dân tộc nào viết được bộ sử của mình một cách khái quát, hữu ích như Cựu Ước. Bộ sử này không viết nhiều về đời sống, hành vi của các vua chúa (như Sử Ký của Tư Mã Thiên), nhưng viết rất kỹ về quá trình di chuyển, các tai họa dân tộc (chiến tranh, đói kém …), các kinh nghiệm và đời sống của dân tộc này, qua đó đời sau có thể học được nhiều điều bổ ích.

Cựu Ước ghi lại đời sống mọi mặt của người Hebrew, từ việc lớn của quốc gia, dân tộc cho tới những chi tiết rất nhỏ nhặt trong ăn ở, đối nhân xử thế, thậm chí cả trong sinh hoạt tình dục, nhờ thế giúp hậu thế hiểu chính xác, chi tiết về đời sống tinh thần vật chất của họ cách đây mấy nghìn năm. Một thí dụ: phương pháp tránh thai phổ biến nhất, cổ nhất xưa nay là xuất tinh ngoài âm đạo – phương Tây gọi là Onanism – từ này có nguồn gốc trong Kinh Thánh, chương 38 “Sáng thế ký (Genesis)” “Giuđa và con dâu là Tama”.[1]

Chưa dân tộc nào biên soạn và còn lưu giữ được một tác phẩm kinh điển có giá trị như Kinh Thánh phần Cựu Ước. Thí dụ “Kinh thánh” của văn minh Trung Hoa là sách Luận Ngữ hoàn toàn không có được tính tổng hợp như vậy, chưa kể còn ra đời sau 7 thế kỷ.

Kinh Thánh còn là một tác phẩm văn học đồ sộ, di sản quý báu của nhân loại. Trong Cựu Ước có các tác phẩm văn học trí tuệ, văn học tiên tri và văn học khải huyền, là những sáng tạo của người Hebrew.

Tính chất quan trọng của Kinh Thánh

Kinh Thánh có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại của dân tộc Do Thái. Cựu Ước là kinh điển của đạo Do Thái, nhờ tôn giáo này mà người Do Thái dù hai nghìn năm mất tổ quốc, sống lưu vong phân tán ở khắp nơi trên thế giới, bị hắt hủi, xua đuổi, thậm chí hãm hại, tàn sát nhưng vẫn giữ nguyên vẹn được nòi giống, ngôn ngữ, truyền thống văn hóa và nhất là họ luôn dẫn đầu thế giới trong các hoạt động trí tuệ. Ngày ngày cầu kinh, ôn lại lịch sử khốn khổ của dân tộc mình, là cách nhắc nhở người Do Thái luôn nhớ quá khứ gian nan của mình để cố gắng vươn lên thoát khỏi nghịch cảnh. Dân tộc nhỏ bé này có đóng góp cho nhân loại nhiều hơn mọi dân tộc khác. Một thí dụ: người Do Thái chỉ chiếm 0,25% số dân thế giới nhưng họ chiếm 22% tổng số giải Nobel các loại đã trao trong thời gian 1901-2007; trong đó có 41% giải Kinh tế, 26% giải Vật lý, 19% giải Hóa học, 28% giải Y học, 13% giải Văn học, 9% giải Hòa bình.

Đối với loài người, tính chất quan trọng của Kinh Thánh không chỉ thể hiện ở chỗ nó được in đi in lại với số lượng nhiều nhất thế giới, mà còn ở chỗ được người ta quan tâm đọc và trích dẫn nhiều nhất – đây là tiêu chuẩn định lượng đánh giá một tác phẩm. Cho tới nay, Kinh Thánh đã lưu truyền mấy nghìn năm chưa bao giờ ngừng, được dịch ra 1.800 ngôn ngữ của khắp thế giới, có ảnh hưởng tới hàng tỉ người kể cả người không theo tôn giáo nào. Riêng nước Mỹ hàng năm in khoảng 9 triệu bản Kinh Thánh. Trung Quốc đã in hơn 40 triệu bản.

Kinh Thánh là nguồn cảm hứng và trích dẫn của nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, lịch sử, triết học v.v… trên toàn thế giới. Từ bức tranh Bữa ăn tối cuối cùng của Leonard de Vinci, tập thơ Thần khúc của Dante, các vở kịch của Shakespeare (vở Hamlet trích dẫn Kinh Thánh nhiều nhất), cho tới tiểu thuyết Sống lại của Tolstoy, …vô số tác phẩm văn học nghệ thuật đều lấy nguồn từ Kinh Thánh. Các trước tác của Karl Marx và Engels trích dẫn Kinh Thánh hơn 300 lần, liên quan tới hơn 80 nhân vật trong đó. Tại Trung Quốc, Lỗ Tấn, Tào Ngu, Quách Mạt Nhược, Mao Thuẫn … đều trích dẫn Kinh Thánh. Ở Việt Nam, chúng ta thường xuyên kỷ niệm lễ Phục sinh, Giáng sinh …, tiểu thuyết, sách báo ta thường nói A-đam, Ê-va, Chúa,… tất cả đều có nguồn gốc từ Kinh Thánh.

Bởi vậy nếu không hiểu Kinh Thánh thì sẽ rất khó tìm hiểu văn minh phương Tây – nền móng của văn minh hiện đại, cũng rất khó hiểu về dân tộc Do Thái. Không đọc Kinh Thánh thì tất nhiên sẽ dễ nói, viết sai về các điển tích đó. Rõ ràng tất cả mọi người, nhất là người làm công tác văn hóa văn nghệ, giáo dục, xã hội … đều nên đọc Kinh Thánh.

Kinh Thánh ở Việt Nam

Có lẽ vì nghĩ rằng Kinh Thánh là sách riêng của Ki-tô giáo, tuyên truyền cho tôn giáo, nên ở ta không thấy hiệu sách nào có bán Kinh Thánh do nhà xuất bản của nhà nước chính thức phát hành rộng rãi như một tác phẩm văn hóa bình thường.

Thực ra các giáo hữu ở ta đều có cuốn Kinh Thánh do Toà Tổng Giám mục Hà Nội kết hợp Nhà Xuất bản Hà Nội in và xuất bản với số lượng lớn nhưng chỉ phát hành nội bộ giáo hữu. Cuốn Kinh này chỉ in Tân Ước nặng tính tôn giáo; Cựu Ước quan trọng hơn thì lại không được in, thật đáng tiếc. Sách khổ nhỏ cỡ bàn tay in trên giấy tốt, bìa ni lông. Ngoài ra các giáo hữu còn có sách “Kinh Thánh bằng hình” (phụ bản của báo “Công giáo và Dân tộc” in tại TP Hồ Chí Minh năm 1991, lượng in 25.000 cuốn); đáng tiếc là hệ thống phát hành của nhà nước cũng không phát hành cuốn này.

Lùng các hiệu sách cũ, người viết bài này mua được một bản Kinh Thánh toàn tập tiếng Việt, dày 1.400 trang giấy mỏng, bìa giả da, do United Bible Societies in tại Hàn Quốc năm 1995. Sách dùng cách hành văn và từ ngữ cổ, khó hiểu; phần Tân Ước dịch khác nhiều so với bản in của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội.

Thiết nghĩ hệ thống xuất bản phát hành của nhà nước nên xuất bản phát hành Kinh Thánh như một tác phẩm văn hoá nghệ thuật nhằm khai thác kho tàng văn hóa vô giá này của nhân loại. Nên đưa việc học Kinh Thánh (nhất là Cựu Ước) vào chương trình giảng dạy phổ thông trung học. Cũng nên biên soạn các sách hướng dẫn tìm hiểu giá trị văn hoá lịch sử, khảo cổ … của Kinh Thánh. Việc tìm hiểu Kinh Thánh sẽ giúp chúng ta hiểu đúng đắn, toàn diện về văn minh phương Tây nói riêng và văn minh nhân loại nói chung, giúp chúng ta hoà vào dòng chảy chung của văn minh toàn cầu, đồng thời thể hiện chúng ta biết tôn trọng văn hoá tôn giáo – một thành phần rất quan trọng của văn hoá thế giới.

Đây là một việc cần làm khi Việt Nam đã gia nhập WTO, hòa vào nhịp sống chung của toàn cầu, trong đó có đời sống văn hóa-tâm linh.

(Tác giả-Nguyễn Hải Hoành là dịch giả và là nhà nghiên cứu tự do hiện sống tại Hà Nội , bài đăng trên NGHIENCUUQUOCTE.ORG )

Thế lực nào đánh sập chế độ cộng sản?

 
About this website

Thế lực nào đánh sập chế độ cộng sản?

Thanh Trúc-RFA
2020-01-01

Nhân sự trong đảng!

Mạng Infonet.vn trích dẫn nguyên văn lời ông Trần Quốc Vượng rằng “Kiên quyết sàng lọc, không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người bản lĩnh chính trị không vững vàng; phẩm chất, năng lực, uy tín giảm sút; thiếu gương mẫu, mất đoàn kết, cục bộ, bè phái, cơ hội, chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm”; bản thân hoặc vợ, chồng, con vi phạm.”

Đến ngày 30 tháng Mười Hai, bài viết tựa đề “ Ba Điều Sáng Tỏ Từ Bài Phát Biểu Của Ông Trần Quốc Vượng”  của tác giả Nguyễn Ngọc Chu được đưa lên trang baotiengdan.com, nêu bật 3 điều mà người viết cho rằng ông Trần Quốc Vượng đã xác định đúng. Thứ nhất là  “Cơ đồ xây dựng 75 năm có nguy cơ sụp đỗ”. Thứ hai, “ Không ai mang máy bay, đại bác đền để lật đổ ta, ta không làm tốt thì ta tự lật đổ ta, chẳng phải do kẻ thù đâu”.

Vẫn theo tác giả Nguyễn Ngọc Chu trên baotiengdan.com, ông Trần Quốc Vượng đang chỉ ra rằng thế lực thù địch phản động, thường bị Nhà Nước xử phạt theo Điều 117 Bộ Luật Hình Sự, chừng như không đến từ bên ngoài chính quyền mà ngay trong nội bộ, và chừng như trước giờ nhiều người trong chính quyền đã định nghĩa sai thế nào là ‘thù địch” là ‘phản động’.

Đây là ý kiến của một nhà phản biện trên một trang mạng độc lập, còn ý kiến của người dân, người quan sát thời cuộc, hoặc người hoạt động chính trị thì sao?

Một nhà quan sát và hoạt động chính trị từ Paris, ông Nguyễn Gia Kiểng, cho biết sau khi tham khảo bài nói chuyện của ông Trần Quốc Vượng hôm 25 tháng Mười Hai thì cảm nghĩ của ông là đang có sự khó khăn trong công tác chuẩn bị tư tưởng cũng như chọn lựa nhân sự trước thềm Đại Hội Đảng lần thứ 13 tới đây:

“Sau đại Hội Đảng 12 họ đã lấy quyết định nhất thể hóa, rập khuôn theo công thức tổ chức của Trung Quốc, là thống nhất Nhà Nước với Đảng, thâu gồm hai chức vụ tổng bí thư và chủ tịch nước trong Hiến Pháp đã được sửa đổi năm 2013, cho chủ tịch nước những quyền rất lớn, đặc biệt quyền đứng đầu quân đội. Họ đã tập trung quyền lực đó vào trong tay ông Nguyễn Phú Trọng. Nhưng ông Nguyễn Phú Trọng đột nhiên bị tai biến và chắc chắn không thể tiếp tục cầm quyền được nữa”.

“Cho nên vấn đề đặt ra là phải chọn người thay thế ông Nguyễn Phú Trọng, và người có nhiều khả năng mà ông Nguyễn Phú Trọng và thân cận của ông Trọng muốn đặt vào chức vị thế ông Nguyễn Phú Trọng không ai khác hơn là ông Trần Quốc Vượng. Cho nên ông Trần Quốc Vượng là người lo lắng vấn đề cơ cấu nhân sự cho Đại Hội Đảng 13”.

Vẫn theo lời ông Nguyễn Gia Kiểng, tổ chức gọi là bộ máy sàng lọc của đảng, trong đó kỷ luật là trên hết, đã loại trừ hầu  như gần hết những người có tư kiến, có nhân cách, chỉ để lại những con người mà khả năng lớn nhất là giữ im lặng trong suốt thời gian qua:

“Họ cũng không có những con người để mà giải quyết cùng một lúc nhiều vấn đề phúc tạp, cho nên ông Trần Quốc Vượng có lý, lần này đảng cộng sản sẽ rất lúng túng trong việc chuẩn bị Đại Hội 13, sẽ rất chia rẽ, sẽ có tranh cãi gay gắt bởi không có người thay thế ông Nguyễn Phú Trọng. Năm 2020 sẽ là một năm khó khăn, đòi hỏi một nhân sự lãnh đạo vừa có thiện chí vừa có tài ba mà điều đó thì đảng cộng sản không có. Cho nên đảng cộng sản lúng túng về nhân sự, lúng túng vì bị đe dọa, lúng túng vì chia  rẽ trong chọn lựa và quản lý”.

Đấu đá nội bộ!

Cô Nguyễn Hoàng Vi, thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam, bày tỏ:

“ Khi nghe ông Trần Quốc Vượng thì điều đầu tiên trong đầu tôi là một dấu hỏi. Nếu như trong thời điểm bình thường mà không phải là trước Đại Hội Đảng thì tôi cho rằng đó là những lời thật lòng của ông ấy. Nhưng mà trước Đại Hội Đảng mà ông phát biểu như vậy thì tôi nghĩ nó mang tính chất đấu đá, phe phái với nhau hơn là sự trung thực của ông”

“Ông Trần Quốc Vượng muốn dùng lá bài “chính ta lật đổ ta” có thể là đề thanh trừng nội bô, ghế này ghế nọ trong đảng với nhau. Tôi không chắc rằng sau này ông ấy có quay lại đỗ thừa cho dân, đỗ thừa cho thế lực thù địch thế này thế kia”

Dù muốn dù không, cô Nguyễn Hoàng Vi vẫn cho rằng lời nói của ông Trần Quốc Vượng có sức tác động nhất định đến tư duy phải thay đổi, phải cải thiện mà đảng cộng sản biết rõ nhưng không chịu thực hiện:

“ Gốc rễ của vấn đề, đúng như lời phát biểu của ông, sự sụp đổ, sự phát triển của đất nước và của đảng cộng sản nói chung không phải từ chính thế lực thù địch như Ban Tuyên Giáo của đảng cộng sản tuyên truyền bấy lâu nay. Người dân biết điều đó hơn ai hết và bây giờ ông Vượng chỉ muốn mượn cái điều mà ai cũng biết nhưng không dám nói để làm tăng uy tín của ông lên mà thôi”.

“ Gốc rễ của vấn đề, đúng như lời phát biểu của ông, sự sụp đổ, sự phát triển của đất nước và của đảng cộng sản nói chung không phải từ chính thế lực thù địch như Ban Tuyên Giáo của đảng cộng sản tuyên truyền bấy lâu nay. Người dân biết điều đó hơn ai hết và bây giờ ông Vượng chỉ muốn mượn cái điều mà ai cũng biết nhưng không dám nói để làm tăng uy tín của ông lên mà thôi”, Nguyễn Hoàng Vi

Đồng tình với ông Trần Quốc Vượng, rằng kẻ thù làm hại ta chính là ta chứ không ai khác, là ý kiến của phó  giáo sư tiến sĩ, chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, cựu giám đốc Học Viện Hải Quân Nhân Dân Việt Nam:

Từ xa xưa chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói cán bộ phải thật sự vì nước, vì dân, vì đảng. Thế thì cán bộ chọn ra mà trước thì tốt sau đó biến chất thì trở lại là phản dân, phản nước. Câu nói “chọn cán bộ hết sức quan trọng” của vị lãnh đạo đó tôi hoàn toàn đồng ý, vì nếu chúng ta làm sai thì nó dẫn đến hậu quả hết sức nặng nề, đi đến chuyện dân mất tin. Trong quá trình xây dựng đất nước Việt Nam từ xưa đến nay, khi cán bộ làm cho dân mất tin rồi thì rõ ràng rất nguy hiểm cho việc duy trì quyền lực của Nhà Nước và quyền lực của nhân dân. Tôi thấy câu nói rất đúng thôi”.

“Kinh nghiệm và bài học đau đớn vừa qua ví dụ như vụ xét xử AVG, rồi gần đây vụ xử ông Nguyễn Trung Tín, nguyên phó chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh, rồi một loạt các vụ xử khác nữa, là những bài học phải nói là thấm thía và đau đớn cho quá trình chọn cán bộ ở nước Việt Nam chúng tôi”.

Người dân giám sát!

Nhằm minh chứng cho câu nói “ Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta” mà ông Trần Quốc Vượng tuyên bố mới rồi, chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nhấn mạnh không chỉ cán bộ tốt là quan trọng mà  vai trò của nhân dân cũng quan trọng không kém: 

“Tới đây, Đại Hội Đảng thứ 13, có chọn cán bộ tất nhiên phải cán bộ tốt. Nhưng tôi cũng có đề nghị là chọn xong rồi, bố trí xong rồi, Đại Hội Đảng xong rồi phải tăng cường công tác kiểm tra giám sát quyền lực. Phải kiểm soát quyền lực khi cán bộ được đưa vào vị trí quyền lực rồi, và tôi nói cái giám sát quyền lực tốt nhất là nhân dân. Nhân dân là người giám sát quyền lực một cách chặt chẽ nhất và trung thực nhất”

Thường trực Ban Bí Thư Trần Quốc Vượng đã dám đưa ra tín hiệu quan trọng về nhân lực và nhân sự trong đảng cộng sản  những ngày tới đây,  nguyên Vụ truởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân Vận Trung ương, ông Nguyễn Khắc Mai, nhận định như vậy:

“ Trần Quốc Vượng đáng khen vì dám nói là nếu đảng cộng sản không thay đổi thì nguy cơ bị lật đổ là hiện thực. Ít ra Trần Quốc Vượng đã dám nói lên điều này”

“Chỉ coi trọng cái yếu tố cán bộ không thì không đủ. Bây giờ cho là họ có sàng lọc, chọn lựa tử tế đi nhưng mà đường lối vẫn như cũ, vẫn tiến lên chủ nghĩa xã hội và kinh tế nhà nước, vẫn là đảng độc quyền toàn trị cả đường lối phát triển đất nước, thể chế chính trị không phù  hợp, không dân chủ, không tam quyền phân lập thì tất cả những yếu tố ấy mới thật sự là nguyên nhân tổng hợp làm cho sụp đổ đảng cộng sản”, Ông Nguyễn Khắc Mai

Rõ là đảng cộng sản bắt đầu nhận thức ra vấn đề, ông Nguyễn Khắc Mai phân tích, đó là đội ngũ đảng viên cán bộ thiếu năng lực và thối nát. Có điều nhận thức này chừng như thiếu một yếu tố cần thiết là lấy dân làm gốc:

“Chỉ coi trọng cái yếu tố cán bộ không thì không đủ. Bây giờ cho là họ có sàng lọc, chọn lựa tử tế đi nhưng mà đường lối vẫn như cũ, vẫn tiến lên chủ nghĩa xã hội và kinh tế nhà nước, vẫn là đảng độc quyền toàn trị cả đường lối phát triển đất nước, thể chế chính trị không phù  hợp, không dân chủ, không tam quyền phân lập thì tất cả những yếu tố ấy mới thật sự là nguyên nhân tổng hợp làm cho sụp đổ đảng cộng sản”.

Tóm lại, theo nhà lý luận Nguyễn Khắc Mai, kẻ thù là ta, ta tự lật đổ ta,  là nhận thức quan trọng mà mỗi cán bộ đảng viên đang giữ trọng trách trong bộ máy Nhà Nước phải ghi tâm khắc cốt để không biến mình thành những con sâu đục khoét một chế độ đã quá nhiều tai tiếng:

“ Lời ông Trần Quốc Vượng có thể coi như một nhận thức mới, không còn đổ riệt cho “thế lực thù địch nữa”. Cái  nhân tố nội bộ làm cho chế độ này sụp đổ, làm cho đảng cộng sản này sụp đổ nằm ngay trong lòng của họ”.

RFA.ORG
Ông Trần Quốc Vượng, Thường Trực Ban Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam, hôm 25 tháng Mười Hai vừa qua tại Hội Nghị Toàn Quốc Tổng Kết Công Tác Tổ Chức Xây Dựng Đảng năm 2019, Triển Khai Nhiệm Vụ năm 2020, nhấn mạnh rằng “ Phải h…..

Tội ác của Tố Hữu đối với cái chết của nhà thơ Vũ Hoàng Chương

Image may contain: 1 person, closeup

Liên Trà is with Van Tuan Vo.

Fb:Ngọc Tuyên Đàm

Tội ác của Tố Hữu đối với cái chết của nhà thơ Vũ Hoàng Chương

Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 năm 1916 – 6 tháng 9 năm 1976) là một nhà thơ người Việt Nam, với văn phong được cho là sang trọng, có dư vị hoài cổ, giàu chất nhạc, với nhiều sắc thái Đông Phương. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.

Thuở nhỏ, ông học chữ Hán ở nhà rồi lên học tiểu học tại Nam Định. Năm 1931 ông nhập học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, đỗ Tú tài năm 1937.

Năm 1938 ông vào Trường Luật nhưng chỉ được một năm thì bỏ đi làm Phó Kiểm soát Sở Hỏa xa Đông Dương, phụ trách đoạn đường Vinh – Na Sầm.

Năm 1941, ông bỏ Sở hỏa xa đi học Cử nhân toán tại Hà Nội, rồi lại bỏ dở để đi dạy ở Hải Phòng. Trong suốt thời gian này, ông không ngừng sáng tác thơ và kịch. Sau đó trở về Hà Nội lập “Ban kịch Hà Nội” cùng Chu Ngọc và Nguyễn Bính. Năm 1942 đoàn kịch công diễn vở kịch thơ Vân muội tại Nhà hát Lớn. Cũng năm đó ông gặp Đinh Thục Oanh, chị ruột nhà thơ Đinh Hùng và hai người thành hôn năm 1944.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông về Nam Định và cho diễn vở kịch thơ Lên đường của Hoàng Cầm. Kháng chiến toàn quốc nổ ra, Vũ Hoàng Chương tản cư cùng gia đình về Thái Bình, làm nghề dạy học. Đến 1950, gặp lúc quân Pháp càn đến ruồng bắt cả nhà, ông bỏ miền quê, hồi cư về Hà Nội nơi dạy toán rồi chuyển sang dạy văn và làm nghề này cho đến 1975. Năm 1954, Vũ Hoàng Chương di cư vào Nam, tiếp tục dạy học và sáng tác ở Sài Gòn.

Vũ hoàng Chương với Tố Hữu là bạn nhưng Vũ Hoàng Chương lớn hơn Tố Hữu vài tuổi. Năm 1946 Huy Cận ra bưng theo kháng chiến dùng thi tài của mình để phục vụ bác và đảng, được sủng ái nên đã leo lên đến chức Thứ trưởng bộ Văn hóa. Vũ Hoàng Chương không theo kháng chiến, sau hiệp định Genève năm 1954 di cư vào Saigon tiếp tục nghiệp thơ và sinh sống bằng nghề dạy học.

Năm 1976, Huy Cận được cộng sản cử vào Saigon cùng với một phái đoàn gồm có Tố Hữu, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Vũ Đình Liên, …, với mục đích thăm dò và chiêu dụ các văn nghệ sĩ miền Nam.

Phái đoàn được Thanh Nghị ký giả (một cộng sản nằm vùng) tiếp đón và tổ chức một đêm “họp mặt văn nghệ” với các nhân vật gạo cội miền Nam để cùng đánh giá văn hoá hai miền ngõ hầu thống nhất tư tưởng về một mối. Buổi họp này Vũ Hoàng Chương đã được mời và ông đã tham dự.

Đề tài được đưa ra là mấy câu thơ của Tố Hữu đã làm để khóc Stalin chết vào năm 1953. Hai câu thơ đã gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp với Tố Hữu:
“Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười”.

Hoài Thanh mời Vũ Hoàng Chương, một nhà thơ của Miền Nam góp ý. Vũ Hoàng Chương đã yêu cầu cử tọa thông cảm nếu có chỗ nào thất thố vì ông sợ rằng những gì ông muốn trình bày sẽ làm tổn thương cái “sáng giá” của đêm họp “văn nghệ đặc biệt” này. Sau đây là lời của Vũ Hoàng Chương:

“Thi nhân từ cảm xúc mỗi lúc tác động vào tâm cảnh của mình, để hồn trí phản ứng theo thất tình con người mà vận dụng thi tứ phổ diễn nên lời một tình tự nào đó, rồi đãi lọc thành thơ. Sự vận dụng càng xuất thần, việc phổ diễn càng khẩu chiếm, thơ càng có giá trị cao.

Cảm xúc trước cái chết của một thần tượng được “đóng khung” tự bao giờ trong tâm cảnh mình, Tố Hữu đã xuất thần vận dụng nỗi u hoài, phổ diễn nên những lời thơ thật khẩu chiếm, rồi dùng những từ thật tầm thường, ít thi tính, đãi lọc nỗi u hoài của mình thành một tiếng nấc rất tự nhiên, đạt đến một mức độ điêu luyện cao… Nhưng thơ không phải chỉ có thế. Xuất thần khẩu chiếm thuộc phạm vi kỹ thuật, dù đã có thi hứng phần nào, và nếu chỉ có thế thì thơ chỉ có khéo mà thôi, chưa gọi là đạt; tức chưa phải là hay. Thơ hay cần phải khéo như thế vừa phải đạt thật sự. Thi hứng nằm trong sự thực của tình tự phổ diễn nên lời. Tình tự mà không thực, lời thơ thành gượng ép…

Tố Hữu đặt tiếng khóc của chính mình vào miệng một bà mẹ Việtnam, muốn bà dùng mối u hoài của một nhà thơ để dạy con trẻ Việtnam yêu cụ Stalin thay cho mình. Cũng chẳng sao vì đó cũng là một kỹ thuật của thi ca. Nhưng trước hết phải biết bà mẹ Việtnam có cùng tâm cảnh với mình không, có chung một mối cảm xúc hay không?

Tôi biết chắc là không. Bởi trong đoạn trên của hai câu lục bát này trong bài “Đời Đời Nhớ Ông”, Tố Hữu đã đặt vào lời bà mẹ hai câu:
“Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin”

Chắc chắn là không có một bà mẹ Việtnam nào, kể cả Bà Tố Hữu, mà thốt được những lời như vậy một cách chân thành. Cái không thực của hai câu này dẫn tới cái không thực hai câu sau ta đang mổ xẻ. Một tình tự không chân thực, dù đươc luồn vào những lời thơ xuất thần, khẩu chiếm đến đâu cũng không phải là thơ đẹp, thơ hay, mà chỉ là thơ khéo làm. Đó chỉ là thơ thợ chứ không phải là thơ tiên. Loại thơ khéo này người thợ thơ nào lành nghề cũng quen làm, chẳng phải công phu lắm. Nhất là nếu có đòi hỏi một tuyên truyền nào đó. Tố Hữu nếu khóc lấy, có lẽ là khóc thực, khóc một mình. Nhưng bà mẹ Việtnam trong bài đã khóc tiếng khóc tuyên truyền, không mấy truyền cảm”.

Lời phê bình của Vũ Hoàng Chương đã gây sôi nổi trong đám thính giả có mặt hôm đó. Muốn phản bác luận điệu của Vũ Hoàng Chương, có người đã yêu cầu Ông nói về thơ để hòng bắt bẻ này nọ, nhưng Ông vẫn ôn tồn phát biểu:

“Thơ vốn là mộng, là tưởng tượng, là tách rời thực tế, nhưng mộng trên những tình tự thực. Không chấp nhận loại thơ tình tự hoang. Có khoa học giả tưởng, không có thơ giả tưởng. Nói thơ là nói đến thế giới huyễn tưởng, huyễn tưởng trên sự thực để thăng hoa sự thực, chứ không bất chấp, không chối bỏ sự thực. Nhà thơ không được láo, nhà thơ phải thực nhưng thoát sáo sự thực thành mộng để đưa hồn tính người yêu thơ vươn lên sự thực muôn đời đạt đến chân lý cuộc sống. Thiên chức thi ca là ở chỗ đấy.

“Tôi xin nhắc, sự thực muôn đời là cơ sở duy nhất của thi ca. Vì có sự thực cho riêng một người, có sự thực cho riêng một thời, nhưng vẫn có sự thực cho muôn đời, sự thực bao quát không gian, thời gian, chân lý cuộc sống”.

Tố Hữu không ngờ bị Vũ Hoàng Chương chê bai là nịnh hót Stalin nên bực tức. Sau đêm đó, Vũ Hoàng Chương đã bị công an nửa đêm ngày 3/4/1976, tràn vào nhà bắt giam tại khám Chí Hoà nhốt chung với BS Phan Huy Quát (cựu Thủ Tướng VNCH).

Trong nhà tù bị hành hạ, ăn uống thiếu thốn, bệnh không có thuốc uống nên ông kiệt sức, cộng sản biết ông sắp chết nên thả về. Chỉ 5 ngày sau đó, ngày 6/9/1976 thì ông qua đời… Việt Nam đã mất đi một thi nhân tài hoa, bởi bàn tay sắt máu của Tố Hữu.

THAM NHŨNG

Image may contain: 1 person, text
THAM NHŨNG

Nắm trong tay mọi quyền lực, độc tài đẻ ra tham nhũng. Không có tam quyền phân lập, không có tự do ngôn luận và không có đối lập, độc tài dung dưỡng tham nhũng. Dưới một chế độ độc tài, việc thanh trừng tham nhũng, do đó, không phải là một nỗ lực làm sạch bộ máy cầm quyền mà chủ yếu là một cuộc tranh chấp quyền lực giữa các phe nhóm. Sau các vụ án chống tham nhũng ồn ào, đâu lại hoàn đấy, tham nhũng vẫn tràn lan.

Và nghiêm trọng.

Như cũ.

– Nguyễn Hưng Quốc

Hình minh hoạ

Chuyện cô gái trẻ dùng võ đánh mãnh hổ ở chợ Bến Thành (P2)

Năm ông Hai Ất 40 tuổi thì sinh được cô con gái đặt tên là Võ Thị Vuông, và đem hết tài võ nghệ truyền lại cho con, đặc biệt là môn võ đánh hổ…

Lễ khai thị chợ Bến Thành

Năm 1912, chợ Bến Thành được hãng thầu của Pháp tên là Brossard et Maupin xây dựng, đến tháng 3 năm 1914 thì xây xong và tổ chức lễ khánh thành. Thời đấy lễ khánh thành chợ mới được gọi là lễ khai thị. Lễ hội vui chơi diễn ra suốt 3 ngày là 28, 29 và 30/3/1914 thu hút hơn 100.000 người Sài Gòn và các tỉnh lân cận đổ về.

Chuyện cô gái trẻ dùng võ đánh hổ ở chợ Bến Thành (P2)
Chợ Bến Thành lúc mới xây xong tháng 3/1914 chưa làm lễ khai thị. (Ảnh từ ilovesaigon.net)

Lúc này người Pháp ở Sài Gòn đã nghe danh tiếng đánh hổ của anh em ông Ất và ông Giáp, nhưng cũng bán tín bán nghi. Nhân dịp khai thị chợ Bến Thành, họ mời cả hai ông lên Sài Gòn đấu với hổ. Con hổ này được bẫy khi khai hoang đồn điền cao su ở miệt rừng rậm phía bắc Thủ Dầu Một.

Chuyện cô gái trẻ dùng võ đánh hổ ở chợ Bến Thành (P2)
Một con hổ bị bắt. (Ảnh từ anhxua.com)

Ông Ất lúc này đã 60 tuổi nhưng còn tráng kiện, ông không muốn đi mà quyết định để con gái mình là Võ Thị Vuông (còn gọi là Năm Vuông) mới ngoài 20 tuổi đi thay. Trước sự lo lắng của nhiều người, ông Ất chỉ cười và nói ông hiểu khả năng con gái mình, và nếu có gì bất trắc ông sẽ nhảy vào liền không để con mình bị hại.

Ngày khai thị, dân Sài Gòn và các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam Kỳ nô nức đến chợ Bến Thành với nhiều lễ hội như múa lân, thao diễn võ thuật, âm nhạc; cùng nhiều hàng hóa như tơ lụa, thực phẩm, v.v.. Buổi tối lại có tổ chức xe hoa, bắn pháo hoa, cùng các loại đèn màu giăng khắp nơi. Người dân tập trung đông vui hơn tết. Nhiều hoạt động vui chơi như hát bội đều không có thu tiền.

Hồi hộp cuộc đấu giữa cô gái trẻ và mãnh thú

Đến buổi xem màn đấu với hổ, ai cũng hồi hộp chờ đợi. Thế nhưng mọi người chuyển từ trạng thái hồi hộp sang ngạc nhiên lo lắng, bởi người đấu với hổ chỉ là cô gái trẻ mới ngoài 20 tuổi, còn người phương Tây thì tròn mắt ngạc nhiên không thể tin được.

Chợ Bến Thành
Chợ Bến Thành năm 1914 (Ảnh từ ilovesaigon.net)

Võ Thị Vuông trong bộ quần áo nai nịt gọn gàng, mang theo ngọn lao có đầu bịt sắt nhọn tiến vào khu vực đấu với hổ dữ.

Hổ trông thấy mồi thì gầm lên rồi nhảy vào vồ cô gái, rất nhanh cô gải nhảy sang một bên tránh được, hổ vồ hụt mồi thì gầm lên xoay mình rất nhanh, đập đuôi rồi tấn công liên tiếp bằng móng vuốt, tát.

Mãnh thú nhanh nhẹn nhưng thủ pháp cô gái còn nhanh hơn, nhảy qua, nhảy lại, lúc tiến lúc lùi, thủ pháp biến hóa khôn lường. Các đòn của mãnh thủ đều không trúng, nó gầm lên khiến người xem sợ hãi.

Sài Gòn xưa: chuyện cô gái đánh cọp lừng danh tại chợ Bến Thành 1914
(Ảnh minh họa qua vietnamvanhien.org)

Biết sức mình không thể mạnh như hổ nên cô Năm Vuông dùng thủ pháp nhanh nhẹn tránh đòn nhằm tiêu hao sức hổ, khi thọc ngược ngọn lao để tránh hổ phủ, xoay sở liên tục tránh đòn của hổ, đồng thời mỗi khi hổ vồ hụt thì dùng cây lao đâm vào khiến hổ chảy máu và dần xuống sức.

Qua mấy giờ giao đấu, người và hổ đều nhuộm đỏ máu. Ở bên ngoài có người lo lắng hỏi ông Hai Ất rằng con ông có sao không, nhưng ông chỉ mỉm cười.

Con hổ dần dần cũng kiệt sức, biểu hiện chậm chạp hơn trước. Lúc này cô gái mới ra tay nhắm vào yết hầu con hổ mà ra đòn chính xác hạ được mãnh thú. Lúc đó cũng đã đến 12 giờ trưa.

Sài Gòn xưa: chuyện cô gái đánh cọp lừng danh tại chợ Bến Thành 1914
Trong cuốn “Những môn võ bí truyền trên thế giới” có ghi lại màn đánh hổ của Võ Thị Vuông.

Màn giao đấu này được xem là kinh điển trong cuộc đấu giữa người với hổ trong làng võ thuật, được ghi lại trong cuốn sách “Những môn võ bí truyền trên thế giới” nguyên tác tiếng Anh của tác giả John F. Gilbey.

Ngày nay ở cạnh làng võ Tân Khánh – Bà Trà có địa danh “Truông Bà Năm Vuông” (trước đây rừng rậm được gọi là Truông). Đây là nơi bà Năm Vuông đánh hổ ở chợ Bến Thành khi xưa từng đánh tan một toán cướp cạn bằng cây đòn gánh trên tay.

Trần Hưng

M.TRITHUCVN.NET
Đến buổi xem màn dùng võ đấu với hổ, ai cũng hồi hộp chờ đợi. Thế nhưng mọi người chuyển từ hồi hộp sang ngạc nhiên lo lắng, bởi người đấu với hổ…

SỰ TÍCH CON HẾN

Liên Trà
SỰ TÍCH CON HẾN

Ngày xửa ngày xưa có vương quốc nọ nổi tiếng là nước có nền dân chủ gấp vạn lần các nước tây phương. Và cũng trong vương quốc đó, luật định cho phép toàn dân được tự do ngôn luận…

Thế rồi, trên tinh thần tự do ngôn luận đó, người ta đưa ra một bộ luật cấm ngôn luận phơi bày những điều xấu xa của bá quan văn võ. Song song với ngôn luận xấu xa thì họ cho ra một chỉ thị cấm ngôn luận tâng bốc, xu nịnh. Như vậy thì nói xấu cũng không được, nói tốt cũng không xong. Toàn dân hoang mang nín thở, im lặng.

Để phát huy tinh thần dân chủ, vương quốc đó cho phép toàn dân giám sát các hành vi của quân vương. Và kèm theo điều kiện giám sát này thì tất cả không được phép quay phim, ghi âm, chụp hình… các bề tôi của triều đình !
Có một thần dân thấy điều luật này cởi cổ điều luật kia, điều luật kia ỉa lên đầu điều luật nọ, nên rất lo sợ phạm huý thành ra cả đời cứ ngậm miệng mà vẫn không dám nói.

Khi chết xuống âm phủ, qủy sứ dẫn hắn đến trước điện Diêm Vương để lấy lời khai. Nhưng, Diêm Vương hỏi gì nó cũng không chịu mở miệng. Ngạc nhiên, Diêm Vương cho qủy sứ lên trần điều tra, và khi biết được sự tình, Diêm Vương thở dài phán:

Ta cho ngươi biến thành loài Hến! Tội nghiệp, suốt đời ngươi bạc nhược sợ chết mà không dám mở miệng. Nay ta cho phép ngươi mở miệng, và chỉ được mở miệng khi đã chết, nghe chưa?

Do đó, loài Hến cho đến nay khi chết mới được mở miệng. Là thế!
Ngô Trường An

Image may contain: food

Khai trừ Đảng cựu trưởng phòng Cảnh sát kinh tế dùng bằng giả

 

M.TRITHUCVN.NET
Thượng tá công an Lai Châu Thái Đình Hoài bị khai trừ khỏi Đảng vì dùng bằng THPT giả suốt 23 năm.

Thượng tá công an Lai Châu Thái Đình Hoài bị khai trừ khỏi Đảng vì dùng bằng THPT giả suốt 23 năm.

cán bộ dùng bằng giả
Khai trừ Đảng cựu trưởng phòng Cảnh sát kinh tế sử dụng bằng giả. (Tranh biếm họa: sate)

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lai Châu vừa quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng đối với ông Thái Đình Hoài – ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Công an tỉnh Lai Châu, Bí thư Chi bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu.

Theo quyết định, ông Thái Đình Hoài đã vi phạm quy định số 126-QĐ/TW, ngày 28/02/2018 của Bộ Chính trị “Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng”; vi phạm quy định số 47-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về những điều đảng viên không được làm: Sử dụng học bạ và bằng tốt nghiệp bổ túc trung học không hợp pháp để được tiếp nhận công dân tham gia nghĩa vụ, tuyển dụng vào Công an nhân dân, kết nạp Đảng, thi tuyển, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị; quy hoạch, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo và tham gia chi ủy Chi bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Đảng ủy viên Đảng bộ Công an tỉnh Lai Châu.

>> Tước danh hiệu Công an nhân dân Thượng tá dùng bằng giả 23 năm

Trước đó, Thượng tá Thái Đình Hoài – Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) bị tố sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả. Theo đơn tố cáo, ông Hoài khi đang học lớp 7 ở xã Thịnh Thành thì bị trâu húc trọng thương, nên phải nghỉ học.

Sau đó, ông Hoài vào miền Nam sinh sống. Đến năm 1995 khi về quê, ông này đã nhờ một người bạn tìm người bán học bạ và bằng THPT, rồi tẩy xóa tên người bán, ghi tên mình vào học bạ và bằng THPT giả mới mua.

Năm 1996, ông Hoài xin đi nghĩa vụ vào ngành công an tại tỉnh Lai Châu (cũ).

Năm 2004, tỉnh Lai Châu chia tách thành 2 tỉnh Lai Châu và Điện Biên, ông Hoài được điều động lên công tác tại Công an tỉnh Lai Châu.

Tiếp chặng đường thăng tiến với bằng giả, ông Hoài được đi học tại Đại học Cảnh sát, rồi được quy hoạch và bổ nhiệm Phó trưởng phòng, Trưởng phòng PC03, được tổ chức cử đi học Cao cấp lý luận chính trị.

Sau khi nhận được đơn tố cáo và làm việc với Sở GD&ĐT Nghệ An, công an tỉnh Lai Châu xác định trong hồ sơ lưu tại Sở này, tại bảng ghi tên, ghi điểm và danh sách tốt nghiệp THPT không có ai tên là Thái Đình Hoài (sinh ngày 15/5/1976).

Liên quan đến việc này, ngày 13/11, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã ký quyết định kỷ luật ông Hoài bằng hình thức tước danh hiệu Công an nhân dân.

Được biết, “Thượng tá dùng bằng giả” Thái Đình Hoài là cháu họ ông Lê Văn Bảy – nguyên Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu.

Ngọc Long