MÓN NỢ ÂN TÌNH…

8 SÀI GÒN

MÓN NỢ ÂN TÌNH…

Tôi sang Mỹ cùng với Ba Dượng theo diện H.O – nhờ tờ khai sinh giả tôi có được qua những đồng tiền đút lót mà tôi trở thành con ruột của Ba. Cha mẹ tôi và một đứa em trai còn ở lại Việt Nam. Nhiều người rất ngạc nhiên, không hiểu vì sao mỗi khi nhắc đến gia đình ruột thịt tôi có phần lạnh nhạt trong khi tôi lại rất thương yêu và chăm sóc Ba Dượng. Thật sự, tôi thương Ba Dượng hơn cha ruột của tôi rất nhiều. Tôi không biết điều đó đúng hay sai nhưng tình cảm luôn xuất phát từ trái tim, không thể gượng ép và cũng không thể theo một khuôn mẫu đã định sẵn. Duy nhất một điều tôi có thể hiểu được là cha tôi chưa một ngày bồng ẵm tôi nhưng Ba Dượng đã nuôi nấng tôi từ thuở ấu thơ.

Khi mẹ mang thai tôi được sáu tháng thì cha đã bỏ mẹ con tôi để vào rừng, theo “Quân giải phóng”. Mẹ ở lại, một mình một thân yếu đuối với cuộc sống vất vả nghèo nàn, vừa nuôi mẹ chồng, vừa nuôi con dại. Ngay lúc ấy, Ba Dượng tôi xuất hiện. Ông là một Sĩ quan trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Từ Thành phố ông thuyên chuyển về nơi gia đình tôi đang sinh sống. Tôi không nhớ rõ những gì đã xảy ra, chỉ biết rằng đến khi bốn tuổi tôi mới có được một người mà tôi gọi bằng Ba. Ba là một người hiền lành, chân thật và rất vui tính, cởi mở. Ba chăm sóc bà nội như mẹ ruột, vì thế bà nội cũng rất thương Ba. Ngược lại, mẹ tôi không yêu Ba. Mẹ tiếp nhận Ba – một cuộc hôn nhân không giá thú – chỉ để tìm nơi nương tựa. Ba biết điều đó nhưng vẫn chấp nhận.

Năm bảy mươi lăm cha tôi bất ngờ trở về, còn Ba thì lại khăn gói vào “trại cải tạo”. Mẹ vui mừng vì sự trở về của cha bao nhiêu thì tôi lại đau lòng vì sự tù tội của Ba bấy nhiêu. Tôi không hiểu được tình cảm của mẹ. Tại sao với một người chồng hết lòng thương yêu mẹ mà trái tim bà vẫn dửng dưng? Tại sao chỉ một năm ngắn ngủi sống với cha mà tình yêu bà vẫn bền vững suốt cả chục năm hơn? Tại sao mẹ có thể chấp nhận việc cha đã có vợ khác và người vợ “đồng chí” của cha đã nghiễm nhiên trở thành vợ chính thức, còn mẹ, chỉ là một người vợ danh không chính, ngôn không thuận, để mỗi lần đến thăm, cha phải nhìn trước, ngó sau như một kẻ đang phạm tội ngoại tình. Chưa kể có lần vợ của cha còn đến nhà, mắng chửi mẹ là “dâm phụ” và cũng không cần biết bà nội tôi là ai, bà chống nạnh xỉa xói:

– Cả nhà chúng mày phải tránh xa chồng bà, không thì bà cho chết cả lũ về cái tội cấu kết với cái thằng lính ngụy đang ở tù rục xương.

Cha tôi nắm tay kéo bà vợ đi xềnh xệch trước những cặp mắt tò mò của hàng xóm. Mặt bà nội xanh như chàm, bàn tay cầm cây gậy run lên bần bật vì tức giận. Mẹ ngồi bệt xuống sàn nhà với những giọt nước mắt không ngừng tuôn chảy trên khuôn mặt lơ lơ, láo láo như người mất hồn. Tôi cũng không nhớ rõ cảm giác của mình lúc ấy ra sao nhưng hình như có một nỗi vui nào đó hiện đến rất nhanh khi tôi chợt nghĩ, đây cũng là một điều hay để giúp mẹ tôi sáng mắt ra mà nhận biết ai là người thật sự yêu thương mình. Nhưng không, mẹ tôi vẫn tối tăm quay cuồng trong mớ tình cảm hỗn độn đó dù bà nội khuyên mẹ hãy quên cha tôi đi để lo thăm nuôi Ba đang chịu tù tội, đói khát.

Phần tôi, tôi rất bất mãn trước thái độ của mẹ khi bà không có một chút quan tâm, lo lắng nào dù thật nhỏ cho cuộc sống của Ba trong cảnh khốn cùng. Mỗi lần theo cô Tư đi thăm Ba, tôi phải nói dối đủ điều về lý do tại sao mẹ vắng mặt. Dĩ nhiên, cô Tư cũng không muốn anh mình phải đau khổ – nếu biết được người vợ đầu ấp tay gối đã nhẫn tâm phủi tay, rũ bỏ tình nghĩa vợ chồng bao nhiêu năm – nên cô dặn dò tôi phải nói dối với Ba rằng mẹ đi buôn xa không về kịp, hoặc bà nội bệnh bất ngờ mẹ phải ở nhà chăm sóc.

Có lần, sau khi thăm Ba trở về, tôi hỏi mẹ bằng thái độ khó chịu:

– Ba ở tù bốn năm rồi mà sao mẹ không đi thăm Ba một lần?

Mẹ trả lời một cách thản nhiên:

– Vì mẹ không thể phản bội cha con!

Tôi tức giận:

– Mẹ không thể, nhưng mẹ đã phản bội cha rồi.

Mẹ cho rằng tôi bất hiếu vì không phân biệt ai là cha ruột, ai là cha nuôi. Tôi cười chua xót:

– Con không cần biết ai là cha ruột, ai là cha nuôi. Con chỉ biết Ba là người đã cực khổ nuôi nấng con từ lúc còn bé. Con chỉ biết Ba là người đã bất kể hiểm nguy, giữa đêm khuya bế con đến Bệnh viện cứu cấp khi con đau nặng. Mẹ không nói cho con biết nhưng bà nội vẫn nhắc hoài chuyện ấy.

Mẹ quay đi sau khi ném cho tôi ánh mắt giận dữ. Tôi biết mẹ không thể bỏ cha ruột của tôi, dù ông đối xử với bà tình không trọn mà nghĩa cũng chẳng tròn, nhưng ít ra bà cũng không nên rũ sạch ơn nghĩa cưu mang của Ba hơn chục năm trời.

– Mẹ hãy dẹp tình cảm qua một bên để tỉnh táo suy nghĩ xem cha đối với mẹ như thế nào. Ông đi bao nhiêu năm trời không một tin tức. Chắc trong lòng ông không hề vấn vương, thương nhớ mẹ hay nghĩ đến đứa con chưa kịp chào đời. Bằng chứng là đứa con riêng của cha nhỏ hơn con một tuổi, có nghĩa là xa mẹ chưa đầy một năm cha đã có người đàn bà khác. Rồi khi trở về đây gặp lại mẹ, đáng lẽ cha phải giải thích cho bà vợ của cha hiểu ai là người đến trước, ai là người đến sau, chứ lẽ nào cha đứng đó để chứng kiến bà ta làm hùm làm hổ với mẹ, cứ y như mẹ cướp chồng của bà ta…

Nhìn bà nội ngồi ở góc bàn sụt sùi lau nước mắt, tôi cảm thấy ân hận nên quỳ xuống cạnh bà:

– Nội à! con không muốn nói những lời làm đau lòng nội. Nhưng thật tình con không thể nào chấp nhận thái độ bạc bẽo của mẹ con. Nội thử nghĩ, nếu như ngày xưa không có Ba thì cuộc sống của gia đình mình sẽ ra sao? Nội bệnh hoạn cũng một tay Ba lo thuốc men mà không hề phân biệt rằng, đây là mẹ chồng chứ đâu phải mẹ ruột của vợ tôi. Ba nuôi nấng con từ nhỏ đến lớn không rầy la một tiếng dù con có phạm lỗi lầm. Ba thương yêu con như một đứa con ruột thịt…

– Rồi sao nữa? Cái thằng Sĩ quan ngụy đó cũng giỏi thiệt… nó dụ dỗ được mày đứng về phe nó để chống lại cha mẹ.

Cha tôi bước vào nhà, quăng cặp táp lên chiếc phản gỗ, tay đập bàn rầm rầm:

– Anh đã nói với em rồi, con bé này đã bị thằng ngụy đó đầu độc mười mấy năm không thể nào tẩy não được mà.

Tôi lùi lại, đứng sau lưng bà nội. Dù trong lòng cũng có chút nao núng, nhưng khi nghe cha xúc phạm đến Ba, tôi tức giận đến độ không còn biết sợ là gì:

– Thưa cha, cha có biết cái “thằng ngụy” xấu xa đó đã dạy con điều gì không?

Tôi cười chua chát tiếp lời:

Ông ấy đã dạy con, dù đi đâu xa cũng phải nhớ ngày giỗ của cha mà về nhà đốt nén nhang cho bà nội và mẹ vui lòng. Hồi mẹ được tin cha chết, mẹ khóc lóc, đau khổ nhưng không dám lập bàn thờ, thì chính cái “thằng ngụy” mà cha luôn miệng chửi rủa đó đã mang ảnh ba ra tiệm hình để rọi lớn, rồi đem về trịnh trọng đặt lên đầu tủ với lư hương, với chân đèn để làm bàn thờ cho cha. Nếu đêm nào mẹ lỡ quên vì bận bịu thì cũng chính “thằng ngụy” đó dù đã lên giường cũng vội vàng leo xuống để đốt nhang cho cha. Chưa bao giờ con nghe “thằng ngụy” đó nói một lời thất lễ với cha, nhưng cha thì lúc nào cũng chửi bới người ta, trong khi đáng lẽ cha phải cám ơn người đã thay cha gánh vác việc gia đình. “Thằng ngụy’ đó đã cho con thấy hình ảnh một người chồng, người cha cao thượng, nhưng cha thì sao?… cha hãy suy nghĩ lại để từ nay đừng bao giờ xúc phạm đến Ba của con.

Hình như tình thương đối với Ba đã cho tôi thêm sức mạnh và sự bình tĩnh để dõng dạc nói lên suy nghĩ của mình không chút sợ hãi. Điều đó khiến mẹ tôi lo quắn quíu:

– Con này… ma nhập nó rồi hay sao mà ăn nói bậy bạ, hỗn láo!

Mặt cha tôi như xám lại, ánh mắt ông long lên sòng sọc, đôi môi mím chặt khiến khuôn mặt ông đanh lại, hung hãn không thua gì các diễn viên đang vào vai một nhân vật phản diện độc ác. Cha đưa chân đạp chiếc ghế văng vào bàn. Ông quay lại hét vào mặt mẹ tôi:

– Em dạy dỗ con cái như thế này đây hả? Nó nói chuyện với cha nó như một phường mất dạy. Anh nói rồi… ngày nào nó còn ở trong nhà này anh sẽ không bao giờ đặt chân đến đây nữa.

Tôi nghênh mặt khiêu khích:

– Cha không cần đuổi con cũng sẽ ra khỏi nhà ngay hôm nay. Con xin nói thật… con không muốn gặp mặt người cha vô trách nhiệm, bỏ vợ, bỏ con mấy mươi năm rồi bây giờ trở lại trách vợ mình không dạy dỗ con. Cha có biết trách nhiệm dạy dỗ con thuộc về ai không?

Cái tách trà bay về phía tôi, chạm vào thành ghế bà nội đang ngồi vỡ toang. Tôi không biết nếu cái tách trúng ngay đầu bà nội thì việc gì sẽ xảy ra? Có lẽ tôi lại hứng thêm một cái tội “Tại cái con mất dạy này mới ra cớ sự!”

*****

Sau cuộc cãi vã đó tôi thu dọn quần áo ra đi. Bà nội chạy theo níu tay tôi mếu máo dặn dò:

– Con xuống nhà cô Tư ở, đừng đi đâu bậy bạ nghe con.

Tôi cười trong nước mắt:

– Con có tư cách đến nhà cô Tư sao bà nội? Cô Tư đâu phải ruột thịt gì của con!

Mẹ đứng ngang ngạch cửa mai mỉa:

– Biết vậy là khôn đó con. Cứ đến ở thử vài ngày để xem người ta đối xử ra sao cho biết thân.

Không hiểu sao câu nói nào của mẹ cũng châm chích, cay nghiệt. Không lẽ mẹ đã quên hết những ngày cô Tư chạy đôn chạy đáo đem hàng về cho mẹ bán kiếm lời. Chẳng những thế, cô còn nhường cả khách hàng của cô cho mẹ. Ngay từ lúc Ba đến với mẹ, đâu phải cô Tư không biết tôi là con riêng của mẹ, nhưng lúc nào cô cũng đối xử với tôi ngọt ngào, thân thương như đứa cháu ruột. Mẹ không nhớ hay cố tình chối bỏ? Tôi thất vọng não nề vì cách cư xử của mẹ nên cay đắng trả lời:

– Cô Tư đối xử với con ra sao thì cả chục năm nay con đã biết rồi không cần phải thử đâu mẹ. Con nghĩ người mà con cần thử là cha đó, cả mẹ bây giờ nữa… Mẹ à! mẹ thay đổi quá nhiều… đến độ con không còn nhận ra mẹ là người con vẫn hằng yêu quý. Trời cao, đất rộng không tha thứ cho mẹ cái tội bạc đãi Ba đâu.

Tôi quay lưng đi mà không chút luyến lưu, nuối tiếc. Tội nghiệp bà nội. Bà vừa khóc vừa gọi tên tôi rồi lúc thúc chạy theo, dúi vào tay tôi một nắm tiền:

– Cầm tiền theo mà tiêu xài đi con. Ở đâu nhớ cho nội biết để nội an tâm. Có đi thăm Ba thì lấy tiền này mua một chút đồ ăn đem theo, nói nội gửi cho Ba và xin lỗi Ba dùm… nội già yếu rồi không thăm Ba con được.

Tôi ôm chặt lấy bà nội, nước mắt chan hoà.

****

Sau sáu năm học tập Ba được thả về. Hộ khẩu của Ba là căn nhà ngày xưa gia đình tôi đã chung sống, nhưng nay mẹ không đồng ý cho Ba vào nhà. Bà nội khóc hết nước mắt cũng không lay chuyển được quyết định của mẹ – đúng hơn là mẹ đã làm theo lệnh của cha tôi. Ông Năm hàng xóm thương Ba sa cơ thất thế, giận mẹ tôi là “Phường vong ân bội nghĩa” – cụm từ này đã thay vào tên mẹ tôi mỗi khi ông nhắc đến – ông cho Ba cất cái chái nhỏ phía sân sau của ông, sát cạnh nhà mẹ trong thời gian chưa ổn định vì hàng ngày Ba phải ra Công an phường trình diện.

Ba hoàn toàn không nói một lời trách móc mẹ. Tất cả nỗi đau Ba giấu kín trong lòng. Có lần bà nội sang thăm Ba, bà ân cần nắm tay Ba nói trong nước mắt:

– Má xin lỗi con. Má không biết phải làm sao cho đúng!

Ba cười hiền từ:

– Cũng là số phận của con thôi. Má đừng buồn!

Phải hơn nửa năm sau cô Tư mới đút lót được Công an để chuyển hộ khẩu của Ba về nhà cô. Và tôi đã có những ngày tháng vui vẻ sống bên cạnh Ba và cô Tư. Một mái gia đình đâu phải thật sự là của tôi nhưng sao tình cảm tôi nhận về quá thiết tha, sâu đậm. Cha “bắn tiếng” hăm dọa sẽ từ bỏ, không nhận tôi là con nữa. Ba khuyên tôi nên trở về xin lỗi cha mẹ, tôi nhăn mặt trách Ba:

– Con đang ở thiên đàng sao Ba lại nỡ lòng đẩy con xuống hỏa ngục. Ba hết thương con rồi phải không? Ai muốn từ con thì cứ từ… con không sợ. Con chỉ sợ Ba từ con thôi.

Đôi mắt long lanh, đỏ hoe của Ba cho tôi biết rằng Ba đang rất hạnh phúc khi biết rằng, trong lòng tôi, Ba mới thật sự là người cha tôi yêu kính.

Ngày bà nội mất Ba không đến nhưng trong căn phòng hẹp của Ba, Ba đã lập một bàn thờ nhỏ và lặng lẽ quấn vành khăn tang. Nếu mẹ đã làm tôi thất vọng vì sự bạc tình, bạc nghĩa đối với Ba thì tình cảm của Ba và bà nội làm tôi cảm động rơi nước mắt. Ba nói “Ba mồ côi từ bé, bà nội lại đối xử với Ba rất tốt, nên Ba thương bà nội như chính mẹ của mình”.

****

Những năm gần đây Ba mang một chứng bệnh nan y. Có lẽ, Ba sợ khi mất đi tôi sẽ bơ vơ vì không có ai là người thân thích ruột rà nơi đất khách quê người nên cứ nhắc nhở tôi trở về Việt Nam thăm “gia đình” nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ đến điều đó. Sự oán giận và ray rứt trong lòng tôi vẫn chưa nguôi ngoai dù thỉnh thoảng tôi vẫn gửi tiền về cho mẹ theo lời khuyên nhủ, nhắc nhở của Ba. Tôi muốn được ở cạnh Ba cho đến ngày cuối cùng để đền bù món nợ ân tình quá lớn mà mẹ tôi đã nợ của Ba.

NGÂN BÌNH

 

Cách ứng xử của Đấng Đạo Sư.

Cách ứng xử của Đấng Đạo Sư.

Một hôm, Đức Phật đang ngồi nói chuyện với các môn đồ ở bên  dưới một cái cây to thì đột nhiên có một người đàn ông đi tới và nhổ nước bọt trước mặt Ngài. Song trái lại với mọi dự đoán, Đức Phật vẫn ngồi điềm tĩnh, Ngài chỉ cười nhẹ và hỏi lại người đàn ông một câu: “Điều ông thực sự muốn nói là gì nào?”.

Trong khi đó, các môn đồ của Ngài thì rất tức giận. Môn đồ gần gũi nhất với Đức Phật là Ananda nói: “Thế này là quá lắm. Chúng ta  không thể tha thứ cho hành động vô lễ này. Cần phải trừng trị hắn,  nếu không những kẻ khác sẽ lại bắt chước điều đó”.

Nhưng Đức Phật đã trấn an Ananda: “Con hãy im lặng! Anh ta không khiến ta thấy phiền, nhưng con thì có. Anh ta là một người mới, là người ta không quen biết. Hẳn anh ta đã nghe người khác nói gì đó về ta, rằng ta là một người đạo đức giả, một người nguy hiểm,khiến người ta đi chệch hướng, một kẻ xấu xa. Và có thể trong đầu anh ta đã hình thành một định kiến về ta. Anh ta không nhổ nước bọt vào ta, mà vào hình ảnh mà anh ta nghĩ ra trong đầu.

Anh ta nhổ nước bọt vào hình ảnh đó vì anh ta không hiểu ta. Nếu suy nghĩ kỹ, ngươi sẽ thấy người đàn ông đáng thương này hẳn là có điều gì đó muốn nói, đây là cách anh ta bày tỏ điều đó. Nhổ nước bọt là cách để anh ta nói điều gì đó. Có những lúc, khi ta thấy bất lực với ngôn từ, ta sẽ dùng hành động để biểu đạt. Ta 

có thể hiểu được anh ta. Vì thế, ta mới hỏi anh ta rằng “Điều ông thực sự muốn nói là gì nào?” Ta cảm thấy rất thất vọng, không phải vì anh ta, mà vì các con. Đã đi theo ta nhiều năm như vậy rồi, mà các con vẫn còn có cách phản ứng vội vàng như vậy”.

– Trước phản ứng bất ngờ này, người đàn ông như đứng chết trân  tại chỗ. Anh ta chưa từng gặp chuyện như vậy trong đời. Anh ta đã từng sỉ nhục rất nhiều người, và họ đều phản ứng lại tương tự. 

Với những kẻ hèn nhát và yếu thế, họ cố cười gượng rồi tìm cách  lấy lòng anh ta. Nhưng Đức Phật thì khác. Ngài không tức giận, cũng không cố tỏ ra vui vẻ. Nét mặt của Ngài toát ra sự điềm tĩnh, và Ngài chỉ muốn biết anh ta có muốn nói gì không.

Chẳng biết nói gì nữa, người đàn ông trở về nhà. Tối đó, anh ta không thể ngủ được. Anh ta bị ám ảnh bởi những gì đã diễn ra. 

Anh ta không thể giải thích cho bản thân chuyện đã xảy ra. Anh ta  run rẩy, người vã ra đầy mồ hôi. Anh ta chưa từng gặp ai như vậy. Đức Phật đã khiến cho thứ tâm trí rối bời, đen tối, đầy oán hận cũng như toàn bộ quá khứ của anh ta như bị vỡ vụn thành trăm mảnh.

Sáng hôm sau, người đàn ông quay trở lại, phủ phục dưới chân  Đức Phật. Đức Phật ân cần hỏi anh ta: “Sao nào? Đây cũng là một cách nói điều gì đó. Khi ông đến phủ phục dưới chân ta, ông đang muốn gián tiếp nói một điều gì đó mà ngôn từ dường như bất lực?”

Rồi, Đức Phật nhìn sang Ananda: “Ananda, người đàn ông này lại tới, anh ta đang nói điều gì đó. Anh ta là một người đang chất chứa rất nhiều cảm xúc”.

Người đàn ông ngẩng đầu lên nhìn Đức Phật rồi nói: “Xin Ngài hãy tha thứ cho những gì.. con đã làm hôm qua”. 

Đức Phật hỏi lại: “Tha thứ điều gì? Nhưng ta đâu phải là người mà ngươi đã sỉ nhục. Sông Hằng luôn chảy không ngừng, sông Hằng của hôm nay đâu phải sông Hằng của hôm qua. Mỗi người đều là một dòng sông. Người bị ông sỉ nhục đã không còn ở đây. Ta chỉ giống người đó thôi, chứ không phải ông ta. Trong 24 giờ 

đồng hồ, có rất nhiều chuyện xảy ra. Vì thế, ta không thể tha thứ cho ngươi, vì ta không có gì oán hận ngươi cả. Và ngoài ra, ngươi cũng không phải là người đàn ông hôm qua tới đây. Vì anh ta lúc đó rất giận dữ, anh ta khạc nhổ vào ta, còn ngươi thì phủ phục dưới chân ta. Sao 2 người các ngươi lại là một được? Vì thế, 

hãy quên chuyện đó đi. Hãy tới gần ta hơn và nói về chuyện khác”.

Suy Nghiệm: 

Là một trong số những giai thoại về Đức Phật được nhiều người kể lại, câu chuyện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng và to lớn trong việc giáo dục cách ứng xử giữa con người với con người.

Thông thường, người ta dễ dàng tha thứ cho bản thân, nhưng lại hà khắc trước những sai sót của người khác. Khi bản thân gặp chuyện không vui, người ta cho phép mình hành động bất cẩn, thậm chí gây tổn thương cho người khác.

Nhưng nếu là nạn nhân, họ lại tỏ ra tức giận và khó tha thứ cho kẻ đã gây ra của những hành động ấy. Song, theo như lời Đức Phật nói, ai cũng là một dòng sông, ai cũng có những khúc mắc, những câu chuyện, những nỗi đau riêng không dễ gì chia sẻ được với người khác, và sẽ có lúc không tránh khỏi việc vô tình, hoặc cố ý làm người khác tổn thương.

Việc phản ứng lại một cách gay gắt không những không giải quyết được vấn đề, mà còn làm mâu thuẫn ngày càng trở nên sâu sắc, khó hòa giải. Hiểu được điều này, giữ được sự bình tĩnh, bỏ qua được bề nổi của sự việc, tìm hiểu nguồn cơn không chỉ là một cách làm thông minh, giúp giải quyết tận gốc vấn đề, mà còn

 giúp ta nhận được SỰ TÔN TRỌNG từ người khác. Đó mới chính là phần thưởng vô giá.

Ngoài ra, câu chuyện cũng bao gồm một ngụ ý mang tính triết học:

 Mỗi con người là một dòng sông. Ngày hôm qua, hôm nay và ngày mai, ta đều là những con người khác nhau. Hãy để những phiền muộn, những sai lầm theo những dòng chảy, trôi về quá khứ. Đừng mãi ám ảnh bởi những gì đã xảy ra, đừng sợ sự thay đổi, mà hãy luôn ngẩng cao đầu, đối diện và hướng tới những thay đổi tích cực ở phía trước. 

 From: Ansong Hoàng

*Cảm thông, yêu thương và tha thứ (tha thứ 70 lần 7)

 Bấy giờ, ông Phê-rô đến gần Đức Giê-su mà hỏi rằng: “Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không? “Đức Giê-su đáp: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.” (Mt 18,21-22)

Thêm lời bình của BBT

GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG NGƯỜI MẸ!

GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG NGƯỜI MẸ!

Tục ngữ Do Thái có câu: “Thiên Chúa không thể ở mọi nơi, nên Ngài đã tạo dựng những người mẹ” (God could not be everywhere, so He made mothers). Đây là tình cảm lâu dài và tốt đẹp. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng nhờ đảo ngược câu nói mà chúng ta đến gần chân lý hơn: “Thiên Chúa có thể ở mọi nơi và chứng tỏ điều đó bằng cách tạo dựng những người mẹ” (God could be everywhere and proved it by creating mothers). Hình ảnh này phù hợp với nhận xét của tiểu thuyết gia Hoa Kỳ William Makepeace Thackeray, trong cuốn Vanity Fair (Hội chợ Phù phiếm): “Mẹ là danh xưng đối với Thiên Chúa trên những đôi môi và trong những trái tim của những người con bé bỏng.”

   Người mẹ không thể thay thế Thiên Chúa, nhưng hành động như người trung gian chuyển lòng nhân từ của Thiên Chúa sang những người khác. Dĩ nhiên, người ta có thể phản bác rằng người cha cũng làm điều này. Điều này đủ mức thật. Nhưng có điều gì đó trong đặc quyền về cách thức mà người mẹ bộc lộ sự hiện hữu của Thiên Chúa. Theo cách mầu nhiệm nào đó, điều đó như thể người mẹ có được vậy, một kinh nghiệm đối diện của Thiên Chúa.  Điều này có thể đáng hoan nghênh hơn nếu chúng ta hiểu vai trò của Đức Mẹ là nguyên mẫu tâm linh của mọi người mẹ.

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nhận xét về Đức Mẹ “Mẹ giữ trong lòng bí mật làm Mẹ Thiên Chúa, là người đầu tiên được thấy Thiên-Chúa-làm-người, hoa trái của lòng mẹ.”  Khái niệm về việc Đức Mẹ là người trần tục đầu tiên Mary thấy Thiên Chúa vừa gây ngạc nhiên vừa soi sáng. Là mẫu gương của những người mẹ, kinh nghiệm này gồm cả bản chất làm mẹ và mẫu gương của các phụ nữ đã từng sinh con.

   Nếu ông bà nguyên tổ coi Thiên Chúa là Cha nghiêm khắc theo cách nào đó, thì các thế hệ đều tôn kính Đức Mẹ là người hiền từ và dễ gần gũi.  Nathaniel Hawthorne bày tỏ tình cảm này đẹp hơn trong cuốn Blithedale Romance khi ông viết: “Tôi luôn ganh tỵ với người Công Giáo về Đức Tin của họ nơi Đức Trinh Nữ thánh thiện và ngọt ngào, Đức Mẹ đứng ở giữa họ và Thiên Chúa, che chắn sự chói lọi uy nghiêm của Ngài, nhưng cho phép Tình Yêu Chúa tuôn đổ trên người thờ kính theo cách hiểu của con người qua vị trung gian của sự dịu dàng nữ tính.”

   Thánh Augustinô nói rằng sự dịu dàng từ mẫu đặc biệt này có thể thấy ngay ở những con thú hung dữ – như người Việt nói: “Cọp dữ không ăn thịt con.”  Ông nhận xét trong The City of God (Thành phố của Thiên Chúa): “Có con cọp cái nào không thương và không vuốt ve con nó?” Ngược với câu tục ngữ Do Thái nói ở trên, chúng ta có thể ám chỉ câu tục ngữ Tây Ban Nha: “An ounce of mother is worth a ton of priests” (Tạm dịch: “Một lạng người mẹ đáng một tấn linh mục”).

   Khái niệm về “sự nhiệt thành” đã thôi miên người Hy Lạp cổ đại. Thế giới không thể là một nơi, như Democritus ước đoán, không có gì hơn một số nguyên tử không thể đếm xuất hiện trong rất nhiều hình thể.  Nghĩa là có thể tính toán đối với sự nhiệt thành tìm được sự hưng phấn và niềm vui trong kinh nghiệm sống bằng cách nào?  Sự hưng phấn là hoạt động tâm linh không thể giải thích bằng vật chất.  Người ta đã nghi ngờ nhiều thứ: nhân đức, chân lý, kiến thức, và ngay cả tình yêu.  Nhưng không ai có thể nghi ngờ thực tế khả nghiệm của sự hăng hái.  Thế giới hiện đại của chúng ta vẫn liên kết với sự thấu hiểu này của người Hy Lạp cổ đại.  Từ ngữ “sự nhiệt thành” theo tiếng Hy Lạp là enthusiasmos, được rút từ chữ entheos có nghĩa là “được Thiên Chúa sở hữu” hoặc “được Thiên Chúa linh ứng.”  Người Hy Lạp tin rằng một người có thể hít thở bằng cuộc sống của Thiên Chúa, người đó có thể là người đem đến tinh thần của Ngài.  Họ tin rằng con người có thể là “bình chứa” đối với Thiên Chúa.  Một trong những từ đối với sự sống là zoe, không ám chỉ sự sống rộn ràng trong mỗi người, mà nói đến sự sống có thể được chia sẻ với người khác. Khái niệm này về sự sống là nền tảng không thể thiếu đối với khái niệm của Kitô giáo về sự sống của Thiên Chúa, hoặc ân sủng, điều có thể chia sẻ trong chúng ta, và với Mẹ Maria và những người mẹ theo cách đặc biệt.  Đời sống của Đức Mẹ với Chúa Con là sự sống cao tới mức ưu việt.

    Hồng Y Joszef Mindszenty, người can đảm bảo vệ Giáo Hội trong thời gian cộng sản chiếm lĩnh Hungary, đã dành tình cảm mạnh mẽ với cương vị người mẹ.  Trong cuốn The Mother (Người Mẹ), ngài viết hùng hồn bày tỏ lòng tôn kính những người mẹ, nhấn mạnh sự gần gũi của họ đối với Thiên Chúa:

 “Người quan trọng nhất trên thế gian này là người mẹ.  Bà không thể đòi hỏi lòng tôn kính của việc xây dụng Nhà Thờ Đức Bà.  Bà không cần.  Bà đã xây dựng cái gì đó quan trọng hơn bất cứ Nhà Thờ nào – sự cư ngụ đối với một linh hồn bất tử, sự hoàn hảo gọn gàng của cơ thể đứa trẻ.  Các thiên thần không được chúc lành bằng ân sủng như vậy.  Các thiên thần không thể chia sẻ phép mầu sáng tạo của Thiên Chúa là đưa những vị Thánh mới vào Thiên Quốc.  Chỉ có người mẹ khả thi.  Những người mẹ gần gũi với Thiên Chúa Tạo Hóa hơn bất cứ sinh vật nào, Thiên Chúa liên kết các sức mạnh với những người mẹ trong việc sáng tạo.  Còn gì vinh quang hơn là được làm mẹ?”

Donald Demarco,
bản dịch của Trầm Thiên Thu

từ IntegratedCatholicLife.org From: Nguyen Kim Bang

Liên Xô sụp đổ: Vì định mệnh hay vì “kẻ tội đồ” Gorbachev?

Liên Xô sụp đổ: Vì định mệnh hay vì “kẻ tội đồ” Gorbachev?
Bởi AdminTD
Luật Khoa
Võ Văn Quản
11-11-2019


Cựu Tổng bí thư Mikhail Gorbachev của Liên Xô. Ảnh: Getty Images

Vì sao Liên Xô sụp đổ? Trong muôn vạn lý do mà cho đến nay các nhà khoa học vẫn còn chưa hoàn toàn thống nhất, một bộ phận người dân yêu mến Liên Xô luôn cho rằng Mikhail Gorbachev chính là kẻ tội đồ làm cho liên bang này sụp đổ. Họ khẳng định Liên Xô sẽ tiếp tục tồn tại và hùng cường nếu Gorbachev không xuất hiện.

Trong một cuộc điều tra về quan điểm của người dân Nga đối với các lãnh đạo từng nắm quyền trong lịch sử do Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ) thực hiện, Gorbachev bằng cách nào đó ở vị trí thấp hơn cả vị độc tài quân sự Stalin khét tiếng, người từng phủ bóng Liên Xô với nạn thanh trừng và đàn áp. Một bộ phận không nhỏ khác đi xa đến mức gọi vết bớt (birthmark) trên trán của Gorbachev là dấu hiệu của Quỷ Satan (The mark of Satan).

Tuy nhiên, một số tài liệu khác thì lại ghi nhận rằng Liên Xô mà Gorbachev kế thừa thật ra đã rệu rã và có những dấu hiệu kiệt sức trong cuộc đua kinh tế với phương Tây. Liên Xô cần phải cải cách, và đó là lý do mà Gorbachev trở thành người quyền lực nhất khối xã hội chủ nghĩa.

Cách nhìn nhận sự kiện lịch sử nói chung và vai trò của Gorbachev nói riêng phụ thuộc vào quan điểm của mỗi người. Bài viết này không nhằm định hướng hay áp đặt người đọc vào một lề thói nhất định. Mục tiêu của bài viết là cung cấp thông tin đúng – đủ, có căn cứ – nền tảng không thể thiếu cho mọi đánh giá.

Tính hai mặt của lịch sử kinh tế Liên Xô

Ngày 31 tháng 12 năm 1991, Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết chính thức chấm dứt tồn tại với tư cách một thực thể pháp lý quốc tế. Sự sụp đổ của nhà nước hùng mạnh kéo dài hơn nửa thế kỷ này không hề được dự đoán trước, và tin tức về nó khiến người Liên Xô, các nhà lãnh đạo và giới quan sát quốc tế phải bất ngờ.
Vậy nên không có gì khó hiểu khi những thành tựu của Liên Xô luôn khiến những người còn luyến tiếc đôi khi vẫn mộng mơ về nó.

Ngay từ khi vừa thành lập cho đến ngày tan rã, nền kinh tế Liên Xô luôn phát triển tịnh tiến tăng dần đều (và chỉ bị gián đoạn trong Đệ nhị Thế chiến). Đời sống người dân tuy không tăng trưởng ở tốc độ choáng ngợp và có của cải dư thừa như ở phương Tây, nhưng các nhà khoa học đồng tình rằng nó luôn theo chiều hướng đi lên. Sự can thiệp toàn diện của nhà nước vào mọi vấn đề xã hội đồng nghĩa với việc chính phủ Liên Xô luôn duy trì chế độ giáo dục miễn phí, hệ thống y tế toàn dân. Đóng góp khoa học và công nghệ của Liên Xô cho nhân loại luôn được Đông – Tây thừa nhận. Từ cuộc chạy đua lên vũ trụ cho đến cờ vua và khúc côn cầu, Liên bang Xô Viết luôn khẳng định mình là đại diện duy nhất có khả năng đối trọng với “nửa bán cầu của Hoa Kỳ” suốt hàng chục thập niên.

Một nhà máy ở Moscow, Liên Xô, năm 1957. Ảnh: Getty Images.

Tuy nhiên, trong cùng lúc đó, nên thừa nhận một sự thật rằng mô hình Liên Xô có hàng loạt những vấn đề hệ thống vô cùng nghiêm trọng. Từ thói tham nhũng và thân hữu, giới lãnh đạo bảo thủ thiên cực (ultra-conservative), cho đến giai đoạn kinh tế phát triển chững lại và hơn 20% ngân sách quốc gia phải chi cho hoạt động quân sự để gìn giữ “chế độ xã hội chủ nghĩa” ở nước ngoài, có nhiều lý do để tin rằng Liên Xô đã đi đến chỗ buộc phải cải cách nếu muốn sống còn.

Tham nhũng là một vấn đề không xa lạ với mọi quốc gia trên thế giới. Song tham nhũng và lạm quyền tại một quốc gia mà mọi ngóc ngách của nền kinh tế bị chính phủ kiểm soát có những đặc trưng thú vị hơn.

Theo nhà nghiên cứu Charles A. Schwartz, có đến ba kiểu tham ô – tham nhũng tại Liên Xô. “Tham nhũng hành chính trắng” (white administrative corruption), là loại nhẹ nhất (không bị pháp luật Liên Xô hình sự hóa), nhưng cũng đi sâu vào bản chất văn hóa lao động nhất và có ảnh hưởng gốc rễ đến năng suất làm việc và khả năng sáng tạo sản phẩm tiêu dùng của người dân tại đây.

Do các ngành sản xuất đều bị kiểm soát theo sản lượng và kế hoạch, việc hoàn thành chỉ tiêu mà nhà nước đề ra trở thành “nồi cơm” của mọi tầng lớp lao động hay quản lý tại Liên Xô. Lương, thưởng, thăng tiến, lợi thế chính trị đều lệ thuộc vào những chỉ tiêu này. Cách thức quản lý này gây ra hiện tượng “báo cáo khống” (report padding) – hay nói kiểu dân dã Việt Nam, là căn bệnh “thành tích”. Người quản lý các đội nhóm làm việc thì không muốn báo cáo các vấn đề sản xuất của đội mình lên cấp trên. Giới lãnh đạo nhà máy, xí nghiệp có nhận ra vấn đề hay không thì vẫn theo guồng mà chạy để bảo đảm các lợi ích kinh tế và chính trị của việc hoàn thành chỉ tiêu tạo ra.

Không phải quan tâm đến chất lượng, thị trường sản phẩm, nhu cầu của người tiêu dùng hay cạnh tranh, không có gì khó hiểu khi sự đa dạng, tiêu chuẩn, khả năng sáng tạo của hầu hết các loại sản phẩm của Liên Xô dù là nông nghiệp, dịch vụ, thương nghiệp hay công nghiệp nặng đều có dấu hiệu thua kém so với các quốc gia tư bản phương Tây, nơi mà hiệu quả, năng suất và lợi nhuận là những tiêu chí hàng đầu trong đánh giá sản xuất.

Thể dạng tham nhũng nói trên dần được Khruschev xác định ra và bị chuyển hóa thành một tội hình sự dạng nhẹ trong những năm giữa thập niên 1960. Song điều này không làm thay đổi thực tế là nền kinh tế Liên Xô vẫn vận hành hoàn toàn bằng kế hoạch và chỉ tiêu sản lượng từ nhà nước giao xuống, một mô hình luôn được được những nhóm hưởng lợi từ cơ chế cũng như bởi những nhà Marxist bảo thủ bảo vệ.

Không chỉ vậy, nghiên cứu “Sự trỗi dậy và lụi tàn của nền kinh tế Liên Xô” (tên tiếng Anh: The rise and decline of Liên Xô economy) khá nổi tiếng vì tính trung lập của Giáo sư kinh tế Robert C. Allen, thuộc Đại học British Columbia, còn tiếp cận và chỉ ra những đặc điểm thú vị khác của nền kinh tế Liên Xô.

Theo ông, cần thừa nhận rằng từ năm 1928 đến năm 1970, Liên Xô có tốc độ tăng trưởng vượt trội mọi quốc gia công nghiệp phát triển (OECD) khác, kể cả nếu so sánh với Hoa Kỳ. Họ đứng sau Nhật Bản, nhưng điều đó cũng đủ khiến Liên Xô trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới (luôn giữ mức trên 5%).

Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow, năm 1963. Ảnh: rferl.org.

Song trong giai đoạn thứ hai, từ năm 1970 cho đến khi không còn tồn tại, tỷ lệ tăng trưởng (dù là GNP hay GDP) của Liên Xô chỉ thoi thóp ở mức 2%, thấp hơn hầu hết các quốc gia OECD cũng như Hoa Kỳ. Điều gì khiến cho sự chênh lệch này lại đáng kể và đột ngột đến như vậy?

Thông qua kiểm chứng số liệu và chạy mô hình kinh tế, Giáo sư Allen cho biết thành công của Liên Xô giai đoạn 1928 – 1970 dựa trên ba lý do chính:

(1) Việc duy trì chính sách Kinh tế mới (New Economic Policy) từ 1928 đến 1940, theo đó duy trì sản xuất nông nghiệp hộ – cá thể và những cốt lõi của nền kinh tế thị trường như cho phép giá cả dao động theo cung cầu, bảo hộ quyền tư hữu một cách cơ bản… tạo nền tảng cho phát triển kinh tế;

(2) Chú trọng và can thiệp độc quyền vào các ngành công nghiệp nặng (sản xuất gang, thép, chế phẩm kim loại…), đồng thời với chính sách nhấn mạnh vào các loại hàng hóa sản xuất như máy móc thiết bị nông nghiệp, công nghiệp (Producer goods, trái ngược với Consumer goods là hàng hóa tiêu dùng – công nghiệp nhẹ) giúp cho năng lực sản xuất công nghiệp được tăng cường, và lĩnh vực này cũng tạo ra được nguồn tư bản đáng kể thông qua hoạt động xuất khẩu.

(3) Cuối cùng, cơ chế điều hành kinh tế tập trung và quản lý sản xuất dựa trên chỉ tiêu kết hợp cùng Ức chế ngân sách mềm (Soft Budget Constraint – tạm hiểu là việc các nhà nước sẽ hỗ trợ, cung cấp ngân sách hay thậm chí bù lỗ cho các doanh nghiệp nhà nước) khiến cho hoạt động sản xuất mở rộng một cách chóng mặt, từ đó thu hút việc làm cho phần lớn người dân tại các vùng nông thôn chưa có việc làm, đẩy tăng trưởng của năng suất lao động và thành phẩm, mở rộng nhu cầu tiêu dùng của cả nền kinh tế nói chung.
Tuy nhiên, kiểm soát thị trường bằng mệnh lệnh hành chính cũng phải tới thời điểm lộ ra sự yếu kém của nó. Khi mọi người đều có việc, năng suất lao động bắt đầu chững lại, và sản lượng chỉ có thể tăng dựa vào các quyết định đầu tư và cải thiện đúng đắn. Song các quyết định đầu tư khổng lồ vào những ngành công nghiệp cũ kỹ không tìm thấy được kết quả sản lượng và tăng trưởng việc làm như mong đợi. Các mỏ khoáng sản truyền thống như dầu, gang thép… cứ dần cạn kiệt và hoạt động khai thác không có tiến triển tốt dù chi phí duy trì của những ngành này là khổng lồ. Như Allen nói đùa, chính các lãnh đạo Liên Xô đã biến nền kinh tế nước này trở thành một điều thần kỳ, nhưng khi thế giới thay đổi, và những vị lãnh đạo này không còn khả năng tưởng tượng ra tương lai của nền kinh tế thế giới, điểm mạnh nhất của chính quyền trở thành yếu điểm của nó – nền kinh tế Liên Xô đã không còn kịp thích nghi và đáp ứng với thế giới xung quanh.

Gorbachev – Nhà cải cách hay kẻ tội đồ?

Năm 1985, Liên bang Xô Viết đứng ở ngã ba đường. Các chỉ số kinh tế sụt giảm, người dân bắt đầu cảm nhận được sự khác biệt trong đời sống tiêu dùng tại các quốc gia tư bản Tây Âu – Hoa Kỳ và tại Liên Xô, sự mệt mỏi và cồng kềnh của bộ máy quan liêu dần biểu lộ rõ sau khi công nghệ thông tin và hệ thống mạng toàn cầu lần đầu tiên được giới thiệu và hoàn thiện.

Và cũng không may cho Liên Xô, giới lãnh đạo Đảng dường như cũng không còn sức sống. Với ba cái chết liên tục của các đời tổng bí thư Leonid Brezhnev, Yuri Andropov, Konstantin Chernenko chỉ trong ba năm, phương thức tuyển chọn lãnh đạo của các chính thể chuyên chế như Liên Xô không còn nhiều sự lựa chọn – và Mikhail Gorbachev trở thành người kế nhiệm của “đế chế” Liên Xô khổng lồ. Nói ra điều này không phải để phủ nhận năng lực của Gorbachev, mà nhằm cho thấy nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô đang trong tình trạng khủng hoảng, và một nhân vật có tư tưởng cấp tiến như Gorbachev cuối cùng có cơ hội trỗi dậy.

Tháng Năm năm 1985, chỉ hai tháng sau khi nhậm chức, Gorbachev đưa ra chính sách cải cách đầu tiên của mình – chiến dịch chống lạm dụng rượu. Ông nhìn thấy được sự thiếu hiệu quả của hệ thống lao động và sản xuất của Liên Xô, như các nhà nghiên cứu mà bài viết đề cập ở trên, song đối tượng – nguyên nhân của tệ nạn mà ông nhắm tới có vẻ không chính xác.

Chính sách bắt đầu với việc hạn chế các cửa hàng được phép bán thức uống có cồn, nhiều nhà máy pha chế và nấu rượu bị đóng cửa, tiêu hủy các vườn trồng nho và nguyên vật liệu khác để nấu rượu tại những nền cộng hòa chỉ chuyên sản xuất rượu bên trong liên bang như Moldavia, Armenia và Georgia. Không chỉ vậy, nhà hàng bị cấm bán rượu trước 2 giờ chiều; và các cơ quan tại Nga phấn đấu thi đua trở thành những cơ quan không rượu.

Tuy nhiên, như đã nói, năng suất lao động kém ở Liên Xô là một vấn đề của cơ chế và mô hình của nền kinh tế, không phải chỉ bởi vì thói quen thích uống rượu của người Liên Xô. Chiến dịch kết thúc mà không đạt được thành tựu gì cụ thể, chỉ riêng Gorbachev bắt đầu được gọi là mineral’nyi sekretar’ (Bí thư nước khoáng) thay vì general’nyi sekretar’ (Tổng bí thư).

Mọi sự vẫn còn chưa đến đâu thì vào năm 1986, thảm họa Chernobyl diễn ra. Sự tụt hậu và cũ kỹ của công nghệ Liên Xô không chỉ được phơi bày, nó còn làm các quốc gia cộng hòa thành viên đặt dấu hỏi về tính minh bạch và sự trung thực của các nhà lãnh đạo Liên Xô sau thảm họa. Nhu cầu và áp lực cải cách ngày càng đè nặng lên vai Gorbachev.

Để dễ thở hơn cho các cải cách trong nước, Gorbachev tìm cách giảm căng thẳng Chiến tranh Lạnh với phương Tây, mà đặc biệt nhất là Hiệp ước Giải giáp Vũ khí Hạt nhân Trung tầm (Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty), theo đó hai bên cam kết sẽ tiêu hủy và không phát triển hay sử dụng các loại vũ khí hạt nhân có bán kính sử dụng từ 500 đến 5.000 km. Giới chính trị phương Tây có cảm giác có thể làm việc và tin tưởng Gorbachev, trong khi bản thân ông này cũng có thể tập trung vào các vấn đề quốc nội nhiều hơn.

Tổng thống Mỹ Ronald Reagan tiếp Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev năm 1987 tại Nhà Trắng. Ảnh: AP.

Lần này, chính quyền Gorbachev buộc phải dùng cách tiếp cận cấp tiến hơn và những cải cách “nặng đô” hơn, với hai nguyên tắc chủ đạo là perestroika (restructuring – tái cơ cấu) và glasnost (openness – mở) nhắm vào cả không gian kinh tế và chính trị.
Ví dụ, tháng Sáu năm 1987, cuộc bầu cử đa ứng viên đầu tiên được thử nghiệm ở cấp địa phương với kỳ vọng tăng cường hoạt động tham gia dân chủ của người dân và tiếp nhận thêm ý kiến để hoàn thiện mô hình thể chế. Ngay sau đó, nền kinh tế xã hội chủ nghĩa được giải phóng dần, trao bớt quyền cho địa phương và doanh nghiệp thay vì điều hành nền kinh tế theo cơ chế mệnh lệnh tập trung, cũng như cho phép thành lập những doanh nghiệp hợp tác (cooperative enterprises) đầu tiên.

Tuy nhiên, những cải cách này cũng không tỏ ra hiệu quả. Đổi mới trong kinh tế dù được thực hiện, lại vẫn còn vướng với mô hình quản trị lâu năm của kế hoạch hóa, kiểm soát giá và trợ cấp chính phủ – những đặc trưng của nền kinh tế XHCN mà giới lãnh đạo trung ương Liên Xô vẫn loay hoay cãi nhau xem nên bỏ hay giữ. Do đó, văn hóa sáng tạo và nhận thức kinh doanh – sản xuất hàng hóa như một nhu cầu tư nhân vẫn không thể hình thành.

Mặt khác, cải cách chính trị khiến Liên Xô giống như một con bệnh lâu ngày mới khám, và ổ bệnh liên quan đến xung đột sắc tộc cũng như danh tính quốc gia bùng nổ. Các quốc gia cộng hòa thành viên của Liên Xô cũng như quốc gia cộng sản trong khối xã hội chủ nghĩa không còn nhìn hệ thống như một sự gắn kết của tư tưởng chính trị nữa. Thay vào đó, họ cho rằng đây là sự áp đặt của ngoại bang. Biểu tình ngày càng lan rộng, và những xung đột bạo lực vượt quá tầm kiểm soát của chính quyền địa phương.
Ở thời điểm này, có hai phe trong giới lãnh đạo Liên Xô. Nhóm thứ nhất chủ trương không can thiệp và chấp nhận một số yêu cầu của những nền cộng hòa thành viên – mà đại diện là Gorbachev. Theo lập luận của phe này, đại đa số những khu vực này vẫn còn muốn nằm trong Liên bang Xô Viết, chúng ta chỉ cần trao quyền bớt cho chính quyền dân cử địa phương mà thôi. Tuy nhiên, phe bảo thủ của Đảng Cộng sản Liên Xô không đồng tình. Họ cho rằng đây là biểu hiện của một chính quyền yếu đuối, và sẽ làm suy giảm nghiêm trọng vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.

Ngày 19 tháng Tám năm 1991, sau khi thành lập Hội đồng Khẩn cấp Quốc gia (State Emergency Committee – vốn vi hiến vì không được ghi nhận trong pháp luật Liên Xô), giới tướng lĩnh quân sự và quan chức Cơ quan An ninh Quốc gia (KGB) tiến hành đảo chính Gorbachev. Theo họ, đây là biện pháp cuối cùng để cứu Liên bang Xô viết khỏi sự sụp đổ.

Gorbachev bị đặt vào tình trạng quản thúc tại gia và lệnh thiết quân luật được ban hành.


Mikhail Gorbachev xung đột với Boris Yeltsin ngày 23/8/1991 tại Quốc hội, ngay sau cuộc đảo chính không thành của Yeltsin. Ảnh: AFP.

Tuy nhiên, bất kể có Gorbachev hay không, bản thân những người cầm đầu cuộc đảo chính hoàn toàn không rõ họ sẽ làm gì trong tình trạng kinh tế – chính trị Liên Xô thời điểm đó.

Người dân Nga không mong muốn nhìn thấy một Liên Xô cũ kỹ của ngày xưa quay trở lại – điều mà cuộc đảo chính nhắm đến, và đồng loạt xuống đường ngăn chặn các lực lượng quân sự. Kế hoạch của quân đội và KGB cũng không nhận được sự đồng tình từ hệ thống quan chức hành chính, cơ quan lập pháp và bộ máy nhà nước nói chung. Cô đơn trên mọi mặt trận, cuộc đảo chính của giới quân sự và an ninh thất bại sau ba ngày, và chỉ càng làm tăng thêm sự tức giận của người dân dành cho mô hình nhà nước Liên Xô.

Đây chính là cơ sở để ba lãnh đạo của ba quốc gia lớn nhất còn tồn tại trong Liên Xô: Nga (do Boris Yeltsin đứng đầu), Belarus (do Stanislav Shushkevich lãnh đạo) và Ukraine (do Leonid Kravchuk nắm quyền) họp kín để quyết định về vận mệnh của Liên bang Xô Viết mà không có Gorbachev. Cả ba bên thống nhất giải thể liên bang vào ngày 31 tháng 12 năm 1991, riêng Gorbachev không còn cách nào khác ngoài từ chức.

Lời kết

Với những thông tin kiểm chứng nói trên, khó có thể cho rằng Liên Xô tan rã là một “tai nạn” của lịch sử, một sự kiện xảy ra chỉ bởi vì sai lầm của một cá nhân. Liên Xô đúng là vĩ đại theo cách riêng của nó, nhưng chính những thứ làm quốc gia này trở nên vĩ đại cũng là rào cản cho sự phát triển và năng động của nó trong thời đại mới. Gorbachev, theo người viết, thật ra đã làm hết sức mình. Bản thân ông vẫn còn luyến tiếc Liên Xô và thù hận sự phản bội của Boris Yeltsin. Song với làn sóng mới trong kinh tế, công nghệ và chủ nghĩa dân tộc địa phương, sự tan rã của Liên Xô một thời hùng mạnh thật ra cũng chỉ nằm trong guồng quay của lịch sử mà thôi.

BAOTIENGDAN.COM

Liên Xô sụp đổ: Vì định mệnh hay vì “kẻ tội đồ” Gorbachev? Bởi AdminTD – 11/11/2019 Luật Khoa Võ Văn Quản 11-11-2019 Cựu Tổng bí thư Mikhail Gorbachev của Liên Xô. Ảnh: Getty Images Vì sao Liên Xô sụp đổ? Trong muôn vạn lý do mà cho đến na…

bức tượng THUYỀN NHÂN VIỆT NAM !

Image may contain: 2 people, cloud, sky and outdoor

Bau Thong Chinh is with Đặng Hoàng Sơn and 2 others.

Cuối cùng, cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản vùng GTA- Toronto và các vùng phụ cận cũng có được bức tượng THUYỀN NHÂN VIỆT NAM !

Xin chân thành cảm tạ quý anh chị trong “Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam” và mọi đóng góp của toàn thể bà con trong cộng đồng !

Đặc biệt cám ơn nhà điêu khắc ViVi Võ Hùng Kiệt !

Bạo lực và khủng bố dưới thời Stalin

Bạo lực và khủng bố dưới thời Stalin

Nguồn: Jonathan Brent, The Order of Lenin: ‘Find Some Truly Hard People’, The New York Times, 22/05/2017

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

“Lưu trữ là sức mạnh,” Kirill Mikhailovich Anderson, cựu giám đốc Cục Lưu trữ Lịch sử Chính trị – Xã hội Quốc gia Nga tại Moskva, đã từng nói với tôi như vậy. Ông kể về vị giám đốc đầu tiên của Viện Marx-Engels (thành lập năm 1919): Là một người Bolshevik cũ, David Riazanov gần như không thể kiên nhẫn được với các viên chức Đảng Cộng sản – những người liên tục yêu cầu các văn kiện hoặc để khẳng định lập trường ý thức hệ hoặc để bôi nhọ kẻ thù.

Một ngày nọ, ông lấy ra một lá thư của Karl Marx, ve vẩy nó trước mặt một lãnh đạo và hét lên: “Marx của ông đây. Giờ thì biến đi!” Riazanov chạy trốn khỏi Stalin vào năm 1931, nhưng đã bị bắt vào năm 1937 và bị hành quyết một năm sau đó.

Giống như hàng ngàn nhà xuất bản, nhà nghiên cứu và nhà báo nước ngoài khác – những người lũ lượt tới Moskva vào tháng 01/1992, tôi đã tìm đến kho lưu trữ nhà nước sau khi Boris Yeltsin tuyên bố vào tháng 12/1991 rằng ông sẽ cho mở cửa các kho lưu trữ bí mật của Liên Xô. (Tôi là đại diện của Nhà xuất bản Đại học Yale/ Yale University Press.) Sức mạnh mà Anderson nói đến quả thực hiện diện sống động ở đó.

Khám phá tại những kho lưu trữ này đã làm thay đổi hoàn toàn nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu của Chiến tranh Lạnh như: gián điệp trong Đảng Cộng sản Hoa Kỳ, Đại Thanh trừng (Great Terror) của Stalin, số phận của các nhà văn và nghệ sĩ, và nhiều sự kiện khác. Đối với vài người, phát hiện mới này giúp khẳng định quan điểm trước đó của họ; còn với những kẻ khác, nó làm xáo động niềm tin vốn đã được khắc sâu. Tuy nhiên, đóng góp lớn nhất [của nó] chắc chắn là làm sâu sắc hơn và tạo nên những góc nhìn đa chiều về sự phức tạp của hiện tượng chủ nghĩa cộng sản Liên Xô và tính cách của Joseph Stalin.

Tôi đã từng hỏi một nhà sử học người Nga rằng liệu chúng ta có thể nghiên cứu “đến tận đáy” các hồ sơ lưu trữ của K.G.B., cơ quan mật vụ Liên Xô, về một chủ đề cụ thể hay không. “Dĩ nhiên,” ông đáp đầy khéo léo. “Nhưng K.G.B. có nhiều đáy lắm.”

Một trong những vấn đề tăm tối nhất liên quan đến bản chất và nguyên nhân hành động khủng bố của Stalin, và câu hỏi liệu rằng Stalin có vi phạm chính sách của Lenin hay chỉ là đang tiếp nối nó. Đằng sau đó chính là câu hỏi về việc thể chế hoá bạo lực trong nền văn hoá Bolshevik và nhà nước Liên Xô.

Dù sự chấp nhận phổ biến đối với việc sử dụng bạo lực chính trị đã sớm được thiết lập trong phong trào cách mạng Nga – ngay từ thời bản tuyên ngôn năm 1869 của Sergey Nechayev về “Giáo lý của Một Nhà Cách mạng” (Catechism of a Revolutionary) – nhưng chính sách của Lenin và Đảng Bolshevik lúc đầu không dựa vào khủng bố. Tuy nhiên, các điều kiện khắc nghiệt của cuộc nội chiến 1917 – 1922, trong đó bảy triệu người đã thiệt mạng, cùng với việc xuất hiện các chính sách kinh tế tàn nhẫn của Lenin, đã dẫn đến cảnh khốn cùng và tuyệt vọng của hàng triệu người khi thấy mình chẳng còn lương thực, sinh kế, nơi ở và an ninh.

Cuộc nổi dậy hàng loạt của nông dân bắt nguồn từ các quy định hà khắc của nhà nước Liên Xô trong việc thu mua ngũ cốc. Chế độ Bolshevik non trẻ cần ngũ cốc để ngăn chặn nạn đói ở các thành phố, và khi không thấy có lựa chọn nào khác, Lenin đã ban hành mệnh lệnh này vào tháng 08/1918, mà sau đó được phát hiện trong một kho lưu trữ bí mật: “Hãy treo cổ (không được giấu diếm, phải làm công khai để mọi người đều thấy) ít nhất 100 địa chủ, nhà giàu, những kẻ hút máu dân.” “Công khai tên của chúng,” ông chỉ định. “Lấy hết ngũ cốc của chúng. Chỉ định ai sẽ làm con tin.”

“Hãy làm việc này theo cách để hàng trăm người xung quanh phải nhìn thấy, run rẩy, thừa nhận, thét lên,” ông tiếp tục, rằng những người Bolshevik “đang siết cổ, bóp chết bọn địa chủ hút máu người.”

Ông kết thúc bản ghi nhớ khủng khiếp bằng chỉ thị: “Hãy tìm những người thực sự khét tiếng”

Một tháng sau, ông ra lệnh: “Cần phải giữ bí mật – và khẩn trương – chuẩn bị đợt khủng bố.”

Lenin sử dụng khủng bố để chống lại những kẻ thù được thừa nhận của nhà nước. Stalin lại dùng nó để chống lại các thể chế của nhà nước và bản thân xã hội Liên Xô. Stalin đi theo Lenin, nhưng đã vượt qua ông.

Ngày 07/11/1937, ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười, bài phát biểu của Stalin tại cuộc họp gồm các nhà lãnh đạo Bộ Chính trị đã được đảng viên Cộng sản Bulgaria và lãnh đạo Tổ chức Comintern, Georgi Dimitrov, ghi lại trong cuốn nhật ký được xuất bản của ông.

“Tôi muốn nói vài lời, có lẽ không được vui cho lắm.” Stalin nói. “Các Sa hoàng đã làm rất nhiều điều xấu. Họ cướp bóc và biến dân chúng thành nô lệ. Nhưng họ đã làm một điều tốt. Họ đã xây dựng được một đất nước to lớn, kéo dài đến tận Kamchatka. Chúng ta đã được thừa hưởng đất nước đó.”

Ông nói tiếp: “Chúng ta đã thống nhất đất nước theo cái cách mà nếu một phần nào đó bị cô lập khỏi nhà nước xã hội chủ nghĩa chung, thì nó sẽ không chỉ gây ra thiệt hại cho nhà nước, mà còn không thể tồn tại một cách độc lập và chắc chắn sẽ rơi vào tình trạng nô lệ cho nước ngoài. Vì vậy, bất cứ ai cố gắng hủy hoại sự thống nhất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, bất cứ ai tìm cách tách rời bất kỳ phần nào của nó – thì hắn là kẻ thù, một kẻ thù công khai của nhà nước và của các dân tộc thuộc Liên bang Xô viết. Và chúng ta sẽ hủy diệt từng kẻ thù như thế, ngay cả khi hắn là một thành viên Bolshevik cũ; chúng ta sẽ giết tất cả họ hàng, gia đình của hắn. Chúng ta sẽ tàn nhẫn hủy diệt bất cứ ai, nếu hành động hay tư tưởng của hắn – đúng, tư tưởng của hắn – đe dọa sự thống nhất của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Hãy nâng ly vì sự hủy diệt hoàn toàn tất cả các kẻ thù và họ hàng của chúng!”

Lúc đó, các thành viên Bộ Chính trị đã lên tiếng ủng hộ: “Hãy nâng ly vì Stalin vĩ đại!”

Tính đến thời điểm ấy, những kẻ thù trong nước của chế độ Bolshevik đã bị loại bỏ, bao gồm cả những nông dân cứng đầu đã chết trong nạn đói năm 1932 – 1933. Đại hội Đảng lần thứ 17 (1934) đã được tung hô là “Đại hội của những người chiến thắng,” và Andrei Zhdanov, đảng viên đại diện vùng Leningrad và một người yêu thích Stalin, có thể tự tin tuyên bố tại Đại hội Hội Nhà văn Xô viết trong năm đó rằng “những khó khăn lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã bị vượt qua.”

Nghịch lý là, Stalin đã tiến hành Đại Thanh trừng vào năm 1936, trong thời điểm tương đối hòa bình và ổn định. Hàng loạt kẻ thù đột nhiên xuất hiện trong xã hội Liên Xô là do tưởng tượng nên. Hàng triệu người vô tội đã bị bắt giữ, tra tấn và bắn chết, chẳng hề có bằng chứng, nhưng chỉ dựa theo quota mà Kremlin chỉ thị. Stalin đã không nói dối: Đúng là “bất cứ ai” cũng có thể phạm tội.

Nikolai Bukharin, cựu lãnh đạo Bolshevik và biên tập của tờ Pravda, đã trở thành một trong những kẻ thù: bị bắt vào tháng 02/1937 và bị hành quyết vào tháng 03/1938. Bức thư ông viết cho Stalin từ nhà tù, vào ngày 10/12/1937, là một bức thư run rẩy và đáng thương từ một người đàn ông biết chắc chắn mình sẽ chết. Nhưng ngạc nhiên thay, ông không chỉ khẳng định những lời Stalin nói với Bộ Chính trị cách đây vài tháng, mà còn thừa nhận vai trò của mình trong việc tạo ra cỗ máy mà giờ đây khiến ông mắc kẹt trong tuốc-bin của nó.

“Có điều gì đó vĩ đại và táo bạo trong ý tưởng chính trị của một cuộc thanh trừng hàng loạt,” ông viết. “Việc thanh trừng này này bao gồm 1) kẻ tội đồ; 2) người bị nghi ngờ; và 3) những người có khả năng bị nghi ngờ. Hành động này không thể được thực hiện mà không có tôi.”

Nhà nước độc tài mà Bukharin hình dung là nhà nước dựa trên một trạng thái bất ổn lâu dài, trong đó hỗn loạn và sợ hãi là những thành phần thiết yếu của chính phủ. Nhà văn Lydia Chukovskaya đã miêu tả nỗi sợ hãi vốn là cốt lõi của thế giới đảo ngược này trong tiểu thuyết tuyệt vọng năm 1939, “Sofia Petrovna”, vốn không được xuất bản ở Liên Xô mãi cho đến cuối thập niên 1980. Nhân vật nữ chính trong tác phẩm “giờ đây khiếp sợ mọi người và mọi thứ,” Chukovskaya viết. “Có lẽ họ đã đưa cô ta đến đồn cảnh sát, tước mất hộ chiếu và đẩy cô vào cảnh lưu đày? Cô sợ hãi từng tiếng chuông kêu.”

Xóa bỏ trật tự xã hội, xem thường các quy định của pháp luật, truyền nỗi sợ vào sâu trong ý thức cá nhân và gieo mầm sự hồ nghi là điều cần thiết cho mục tiêu của Stalin, nhằm loại bỏ bất cứ mối đe dọa nào đối với quyền lực tuyệt đối của ông. Stalin không chỉ dùng Đại Thanh trừng để loại trừ những người có thể trở thành đối thủ trong đảng, mà còn gửi đi một tín hiệu không thể nhầm lẫn cho cả nước: Nếu Bukharin, Lev Kamenev và Grigory Zinoviev còn có thể có tội, thì mọi người đều bị nghi ngờ.

Một câu chuyện kể rằng Stalin đã giữ bức thư của Bukharin trong ngăn kéo trên cùng ở bàn làm việc của mình, nơi nó được phát hiện sau cái chết của ông, nhưng chỉ được xuất bản sau khi Liên Xô tan rã.

Thế chiến II kết thúc, đất nước giành được chiến thắng tuyệt vời trước Hitler, tuy nhiên, Stalin lại nhận ra rằng khi sự suy giảm về thể chất của ông xuất hiện, thì quyền lực cá nhân của ông cũng bắt đầu suy giảm. Phản ứng của ông là chuẩn bị một đợt thanh trừng thứ hai.

Một lần nữa, không ai được an toàn. Stalin giận dữ vì Ngoại trưởng Vyacheslav Molotov đã cho phép xuất bản đầy đủ bài phát biểu của Winston Churchill trên tờ Pravda. Molotov đã không nhận ra kẻ thù của họ. Ngoài ra còn có Zhdanov, khi ấy đang là một trong những thành viên quyền lực nhất của Bộ Chính trị, cũng bị Stalin oán giận khi con trai ông, Yuri, người đứng đầu bộ phận khoa học của Uỷ ban Trung ương, cho tổ chức một cuộc hội thảo kín để thảo luận về công trình của nhà nông học “rởm” T. D. Lysenko, một nhân vật giống như Rasputin trong chính quyền Stalin.

Stalin đã trả thù bằng cách quen thuộc: dùng tra tấn thể xác như là một phương pháp đối phó với kẻ thù chính trị; lan truyền sự hoang tưởng, sợ hãi và hồ nghi trong xã hội; bịa đặt ra kẻ thù; và tự cho mình là nhà lãnh đạo có khả năng duy nhất trong những thời điểm khó khăn như vậy. Bằng cách thao túng, lập mạng lưới bảo trợ, sự tàn bạo và lén lút, Stalin tiếp tục tiến hành cuộc tấn công vào chính đất nước mình. Quyền lực của ông nằm bên ngoài cấu trúc chính thức của nó, và trong giai đoạn cuối cùng của chế độ độc tài Stalin, khủng bố lên đến đỉnh điểm sau vụ “Âm mưu của các Bác sĩ” năm 1953, một cuộc khủng hoảng được bịa ra, trong đó các bác sĩ Do Thái nổi tiếng bị buộc tội âm mưu chống lại lãnh đạo Liên Xô. Tiếp nối những lời đe dọa mà ông thốt ra trong bài phát biểu năm 1937, âm mưu mới này chứa đựng những hạt giống tai họa thậm chí còn lớn hơn do sự xuất hiện của Chiến tranh Lạnh.

Khi Molotov không tìm thấy tên mình trong danh sách những người được cho là mục tiêu ám sát của các bác sĩ Do Thái, ông biết mình đã bị đánh dấu trong danh sách bị khử trừ. Nhưng không chỉ có mình ông. Anastas Mikoyan, Kliment Voroshilov và nhiều cấp dưới khác của Stalin lo ngại ngày tàn của họ đã đến. Năm 1952, khi Bộ trưởng An ninh Semyon Ignatiev không thể tạo ra các bằng chứng giả cho vụ các bác sĩ Do Thái đủ nhanh, Stalin đã đe dọa sẽ làm giảm chiều cao của ông “bằng một cái đầu.”

“Đánh chúng, đánh chúng, đánh chúng bằng những cú đánh chết người,” ông hét vào mặt vị lãnh đạo an ninh. Ignatiev nhanh chóng bị trụy tim và được đưa ra khỏi văn phòng.

“Hãy nhìn lại các cậu đi,” ông nói với một nhóm cộng sự thân cận của mình vào tháng 12 năm đó, “bọn mù, lũ mèo con, các cậu không nhìn thấy kẻ thù; các cậu sẽ làm gì nếu không có tôi? – Đất nước này sẽ bị diệt vong bởi vì các cậu không nhìn thấy kẻ thù.”

Chỉ có ông, Stalin, mới có thể lãnh đạo đất nước, bởi vì chỉ có ông, Stalin, mới có thể nhìn thấy kẻ thù. Chỉ có cái chết của Stalin, vào tháng 03/1953, mới cứu được nhiều người khỏi bị hủy diệt – và có lẽ là cứu cả thế giới. Năm tháng sau, Liên Xô cho nổ quả bom hydro đầu tiên của họ.

Jonathan Brent, người khởi xướng loạt ấn phẩm Annals of Communism tại Yale University Press và từng nghiên cứu kho lưu trữ Liên Xô trong giai đoạn 1992-2009, hiện đang là giám đốc điều hành Viện YIVO về Nghiên cứu Do thái và giảng dạy tại Đại học Bard.

Hình: Các đại biểu dự Đại hội 16 Đảng Cộng sản Nga. Những người bị bôi mờ là nạn nhân của đàn áp chính trị dưới thời Stalin.

Chuyên gia Mỹ : Việt Nam cần liên minh với Mỹ để gìn giữ Biển Đông chống Trung Quốc

 

VI.RFI.FR|BY RFI TIẾNG VIỆT
Việc Trung Quốc mới đây ngang nhiên cho tàu khảo sát vào hoạt động, đồng thời tung tàu hải cảnh vào phá quấy công việc thăm dò dầu khí của Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam…

Thượng úy Công an tát nhân viên nam, ném xúc xích vào nhân viên nữ…

Image may contain: 1 person, smiling

Đài Á Châu Tự Do

Thượng úy Công an tát nhân viên nam, ném xúc xích vào nhân viên nữ bị đình chỉ công tác

Người đàn ông hành xử hung hăng sau khi con mình bị nhắc nhở phải trả tiền cho gói hàng trong clip phát tán hôm 11/11 được xác định là Thượng úy Công an Nguyễn Xô Việt, cán bộ Công an Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

“Thượng úy Việt đang công tác tại Đội điều tra Tổng hợp Công an Thị xã Phổ Yên. Ngay trong chiều nay, chúng tôi đã đình chỉ công tác đồng chí này và yêu cầu viết bản kiểm điểm”, một lãnh đạo công an thị xã Phổ Yên không nêu tên nói với mạng báo VTC News và cho biết ông này bị tạm đình chỉ 1 tháng.

Trước đó, đoạn clip lấy từ camera an ninh của trạm dừng nghỉ Hải Đăng cho thấy người đàn ông yêu cầu con mình hai lần vào trong cửa hàng lấy gói xúc xích ra ngoài nhưng không trả tiền.

Khi bị nhân viên nhắc nhở người này đã ném xúc xích vào người nhân viên nữ đồng thời tát vào mặt nhân viên nam, sau đó bỏ đi.

Bạn nghĩ thế nào về vụ việc này?

Thay vì xét xử, nhà báo Lê Anh Hùng bị đưa vào trại tâm thần và ép uống thuốc liều cao

About this website

Bị bắt vào vì tội ‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’” theo điều 331 Bộ luật Hình sự từ 5/07/2018, thay vì đưa ra xét xử, nhà báo độc lập Lê Anh Hùng bị cưỡng bức đưa vào bệnh viện tâm thần dù ông tuyệt thực phản đối. Ông Hùng đã bị “đè ra, truyền thuốc hòa trong thức ăn qua đường mũi, miệng đến chảy cả máu với liều cao” như chia sẻ mới đây của người thân của ông Hùng.

hành viên Hội Nhà Báo Độc Lập kêu cứu vì bệnh viện tâm thần ép uống thuốc liều cao.

Lê Anh Hùng bị bắt lần hai ngày 5 Tháng Bảy 2018 theo Điều 331 Bộ Luật Hình Sự về tội ‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’” theo điều 331 Bộ luật Hình sự.

Lê Anh Hùng là người đã gương cao biểu ngữ tố cáo một số quan chức cao cấp của đảng Cộng Sản ngay tại Hà Nội.

Ngày 1/04/2019,  Lê Anh Hùng bị đưa vào Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 ở Thường Tín, Hà Nội điều trị mà gia đình cũng như luật sư không hề được thông tin.

Bà Trần Thị Niêm, mẹ của Lê Anh Hùng từng là y tá chuyên ngành tâm thần có 30 năm làm việc tại bệnh viện Tâm Thần Hà Tĩnh.

Bà Niêm đã nhiều lần làm đơn xin đưa Hùng về chăm sóc tại nhà nếu như con bà có bệnh, nhưng yêu cầu của bà đã không được đáp ứng.

Mới đây ngày 8/11 bà Niêm có chuyến thăm con tại BV Tâm Thần Thường Tín và được cho biết ông Hùng đã nhờ mẹ kêu cứu ra bên ngoài vì bênh viện tăng liều thuốc và ép uống khiến sức khỏe ông suy sụp nhanh chóng.

Ông Nguyễn Vũ Bình người bạn thân thiết của nhà báo Lê Anh Hùng, người tháp tùng mẹ của Lê Anh Hùng trong cuộc đi thăm cho biết.

SBS.COM.AU
Bị bắt vào vì tội ‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’” theo điều 331 Bộ luật Hình sự từ 5/07/2018, thay vì đưa ra xét xử, nhà báo độc lập Lê Anh Hùng bị cưỡng bức đưa vào bệnh viện tâm thần dù ….