ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ GỬI ĐIỆN VĂN CHÀO NƯỚC VIỆT NAM.
Theo truyền thống, khi tông du, máy bay chở Đức Giáo Hoàng bay qua không phận nước nào, Ngài sẽ gửi điện tín chào thăm cho nguyên thủ quốc gia đó.
Sáng hôm qua (23/11) trên đường từ Thái Lan đi Nhật Bản, máy bay chở Đức Thánh Cha Phanxicô và phái đoàn Tòa Thánh đã bay qua không phận Việt Nam. Dưới đây là điện tín Đức Giáo hoàng gửi Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Phú Trọng:
Kính thưa ngài Nguyễn Phú Trọng – Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Nhân dịp bay qua không phận Việt Nam để đến Nhật Bản, tôi xin gửi đến ngài và nhân dân Việt Nam những lời chúc tốt đẹp nhất. Xin phúc lành của Chúa tuôn đổ xuống trên tất cả quý vị. Tôi cầu nguyện cho hòa bình và thịnh vượng cho dân tộc Việt Nam.
Giáo Hoàng Phanxicô. —– Chúng ta kiên trì cầu nguyện để 1 ngày không xa Đức Giáo Hoàng Phanxicô hoặc vị kế nhiệm của Ngài có thể thăm Giáo Hội Việt Nam.
(NLĐO) – Đến tham quan Bảo tàng Quang Trung (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), nhiều người tỏ ra bức xúc khi mặt sân lát đá granite màu đỏ vẫn còn đẹp đã bị cạy lên để thay thế mới.
Khoảng 10 ngày qua, mặt sân của Bảo tàng Quang Trung được đơn vị thi công cạy lên để nâng cấp. Chứng kiến cảnh hàng nghìn m2 sân được lát đá granite màu đỏ vẫn còn đang rất đẹp bị cạy lên, nhiều người tỏ ra xót xa, cho rằng việc làm này gây lãng phí lớn.
Khu vực tượng đài Hoàng đế Quang Trung nằm trong Bảo tàng Quang Trung đang bị cạy lớp sân lát đã cũ để thay mới.
“Đá granite màu đỏ được lát trong sân Bảo tàng Quang Trung vẫn còn rất đẹp, có thể sử dụng thêm hàng chục năm nữa. Vậy nhưng không hiểu sao sân này vẫn bị cạy lên để thay lớp đá mới, gây lãng phí”, anh Nguyễn Minh Toàn (ngụ thị trấn Phú Phong) thắc mắc.
Theo ông Châu Kinh Tú, Giám đốc Bảo tàng Quang Trung, tỉnh Bình Định thường xuyên tổ chức lễ hội chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa và nhiều lễ hội lớn ở địa phương tại nơi này. Do đó, tỉnh cho chủ trương lát lại mặt sân cho thêm phần trang nghiêm.
Đơn vị thi công đang cạy hết lớp đá granite màu đỏ trong sân Bảo tàng Quang Trung vẫn còn đang rất đẹp để thay mới.
Theo đó, diện tích toàn bộ khu sân lát có chiều dài 170m, chiều rộng 60m, chủ đầu tư là Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định, đơn vị thi công là Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Hiếu Ngọc (huyện Tây Sơn). Kinh phí đầu tư cho hạng mục này khoảng 5 tỉ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành đầu năm 2020.
Giải thích về việc mặt sân cũ vẫn còn đẹp nhưng bị thay gây lãng phí, ông Tú cho rằng sân Bảo tàng Quang Trung được làm cách đây khoảng 10 năm từ nguồn kinh phi xã hội hóa. Đến nay, nhìn tổng thể, sân này vẫn còn đẹp nhưng nhìn chi tiết thì nhiều chỗ đá bị bể góc, cạnh, đi gập ghềnh.
Sân Bảo tàng Quang Trung trước khi thay mới
Trong khi đó, ông Tạ Xuân Chánh, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định, cho biết năm 2014, di tích lịch sử Khu đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt (nằm trong quần thể Bảo tàng Quang Trung) được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích đặc biệt cấp quốc gia. Trước đây, sân Bảo tàng Quang Trung được thi công bằng đá granite mỏng chưa đến 3 phân nên lâu ngày bị xuống cấp, không bảo đảm cho việc hành lễ. Bởi vậy, lần này tỉnh Bình Định đã quyết định nâng cấp bằng đá granite dày hơn từ nguồn ngân sách địa phương.
Trước đó, cuối năm 2015, Dự án mở rộng, nâng cấp Bảo tàng Quang Trung có tổng kinh phí hơn 211 tỉ đồng được chính thức khởi công. Dự án được huy động từ vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác, bao gồm nhiều hạng mục ở các khu trong bảo tàng.
Toàn bộ sân lát đá granite của Bảo tàng Quang Trung được cạy lên để thay mới với kinh phí khoảng 5 tỉ đồng
Được biết, Bảo tàng Quang Trung được xây dựng năm 1977 và đưa vào sử dụng năm 1979, là nơi lưu giữ trưng bày, giới thiệu hiện vật, hình ảnh, tư liệu về phong trào nông dân Tây Sơn và anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ. Thời gian qua, nơi đây đã trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng thu hút du khách gần xa khi đến với Bình Định.
Diễn biến tại Hong Kong chỉ là bề nổi của vấn đề. Nó bắt buộc phải diễn ra. Dù có đổ bao nhiêu máu.
Hãy nhớ, họ chấp nhận hi sinh để bảo toàn sự an toàn cho các thế hệ muôn đời sau.
Trung Quốc khác với Mỹ. Nó là một thể chế vô nhân đạo đến mức không nhân nhượng.
Mỹ còn có thượng viện, hạ viện. Tam quyền phân lập. Mỹ ít ra còn giữ bộ mặt với thế giới. Phần lớn đều minh bạch và công khai. Dân Mỹ ít ra còn hiểu biết và nhân đạo, hiểu được quyền con người và sự tự do từ khi sinh ra. Ít ra ở Mỹ còn có người đứng ra bênh vực bạn.
Còn Trung Quốc không nhân nhượng. Nó giống như AI. Một khối quyền lực tập trung đồng nhất và không nhân tính.
Nếu nó muốn tiêu diệt bất kỳ dân tộc nào, nó có thể làm. Sau đó bịt miệng. Tuyên truyền xoa dịu. Mọi thứ dù có tồi tệ đến mấy cũng sẽ bị lãng quên.
Cái duy nhất nó sợ là danh tiếng bị huỷ hoại. Nó sợ mạng xã hội. Tuyên truyền là cánh tay phải đắc lực của nó. Nó đang bôi nhọ người Hong Kong.
Cho nên Hoà bình và im lặng với Trung Quốc là tự sát. Không chỉ một thế hệ mà thế hệ muôn đời sau.
Tưởng tượng, nếu Việt Nam vẫn là một tỉnh của Trung Quốc. Bạn đã không được dùng Facebook. Ngôn ngữ tiếng Việt sẽ bị xoá sổ. Bạn phải học cách ngày ngày tôn thờ Đảng CS Trung Quốc, Mao Trạch Đông.
Bạn sẽ bị tính điểm công dân. Người Hong Kong nếu bị tính điểm công dân chắc chắn là chết hết. Nó không tiêu diệt cả một dân tộc cùng một lúc. Nó tiêu diệt từ từ. Từng gia đình một.
Đồng hoá. Bạn phải phục tùng. Không phục tùng, bạn sẽ chết. Nó đủ công nghệ để giết bạn. Và bạn nghĩ báo chí sẽ bảo vệ bạn?
Nếu nó không thích bạn, nó sẽ giết gia đình bạn. Sau đó bịt miệng báo chí. Hoặc bôi nhọ bạn.
Bạn có kêu gào cũng không ai nghe. Mồm nó to hơn. Lũ cừu nó lôi kéo và thuần hoá sẽ hùa vào chửi bạn.
Bạo loạn ở Hong Kong dù có tồi tệ đến đâu cũng nên diễn ra.
Thứ duy nhất cứu được Hong Kong lúc này là sự chú ý trên toàn thế giới.
Mỹ là nguồn cơn bất ổn lớn nhất thế giới và các chính trị gia của nước này đang đi khắp thế giới bôi nhọ Trung Quốc một cách vô căn cứ, nhà ngoại giao hàng đầu của chính phủ Trung Quốc nói hôm thứ Bảy trong những lời lẽ đả kích gay gắt tại một cuộc họp G20 ở Nhật Bản.
Quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã lao dốc giữa cuộc chiến tranh thương mại – mà hai nước đang tìm cách giải quyết – và những tranh luận về nhân quyền, Hong Kong và việc Mỹ ủng hộ đảo Đài Loan mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Hội kiến Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan Stef Blok bên lề cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao G20 tại thành phố Nagoya ở Nhật Bản, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Vương Nghị thẳng thừng chỉ trích Mỹ.
“Mỹ đang theo đuổi chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ trên mọi mặt, và đang gây tổn hại cho chủ nghĩa đa phương và hệ thống thương mại đa phương. Mỹ đã trở thành yếu tố gây bất ổn lớn nhất thế giới,” Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời ông Vương nói.
Mỹ, vì mục đích chính trị, đã sử dụng bộ máy nhà nước để đàn áp các doanh nghiệp hợp pháp của Trung Quốc và đưa ra những cáo buộc vô căn cứ nhắm vào họ, và đây là hành động bắt nạt, ông nói thêm.
“Một số chính trị gia Mỹ đã bôi nhọ Trung Quốc ở khắp mọi nơi trên thế giới, nhưng không đưa ra bất cứ bằng chứng nào.”
Mỹ cũng sử dụng luật pháp trong nước để “can thiệp thô bạo” vào những việc nội bộ của Trung Quốc, tìm cách gây tổn hại mô hình “một quốc gia, hai chế độ” và sự ổn định và thịnh vượng của Hong Kong, ông nói thêm.
Trung Quốc đã nổi giận trong tuần này sau khi Hạ viện Hoa Kỳ thông qua hai dự luật ủng hộ người biểu tình ở Hong Kong và gửi một cảnh báo tới Trung Quốc về vấn đề nhân quyền. Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ kí thành luật bất chấp các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh.
Trung Quốc cai trị Hong Kong theo mô hình “một quốc gia, hai chế độ,” theo đó lãnh thổ này được hưởng các quyền tự do mà người dân ở Trung Quốc đại lục không được hưởng như tự do báo chí, dù nhiều người ở Hong Kong lo sợ Bắc Kinh đang làm xói mòn điều này. Chính phủ phủ nhận điều đó.
Ông Vương nói rằng sự phát triển và tăng trưởng của Trung Quốc là một xu hướng tất yếu của lịch sử mà không một thế lực nào có thể ngăn cản.
“Không có lối thoát cho các trò chơi một mất một còn của Mỹ. Chỉ có hợp tác cùng có lợi giữa Trung Quốc và Mỹ mới là con đường đúng đắn.”
Mỹ là nguồn cơn bất ổn lớn nhất thế giới và các chính trị gia của nước này đang đi khắp thế giới bôi nhọ Trung Quốc một cách vô căn cứ, nhà ngoại giao hàng đầu của chính phủ Trung Quốc nói hôm thứ Bảy trong những lời lẽ đả…
Sinh viên Hàn Quốc xuống đường: “Chúng tôi ủng hộ cuộc kháng cự của Hồng Kông!”
Sinh viên và thanh niên Hàn Quốc hôm 23/11 xuống đường hô vang khẩu hiệu trong một cuộc tuần hành ủng hộ những người biểu tình ủng hộ dân chủ Hồng Kông tại Seoul, Hàn Quốc.
Các biểu ngữ được người biểu tình gồm tiếng Anh và tiếng Hàn giơ cao bao gồm: Sát cánh cùng Hồng Kông, Chúng tôi ủng hộ cuộc kháng cự của Hồng Kông, Chính quyền Tập Cận Bình dừng đàn áp các cuộc biểu tình Hồng Kông….
Anh đến thăm em đêm 30 còn đêm nào vui bằng đêm 30 anh nói với người phu quét đường xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em (“Anh Đến Thăm Em Đêm 30” nhạc: Vũ Thành An, thơ: Nguyễn Đình Toàn)Có lẽ đây là lần đầu tiên, và (không chừng) cũng là lần duy nhất, đám phu phen quét đường của miền Nam nước Việt được giới văn nghệ sĩ của vùng đất này (vô tình) đưa vào tác phẩm. Ở miền Bắc thì hoàn toàn khác, với chủ trương “văn nghệ công nông binh,” lớp người khốn cùng này được nhắc nhở đều đều, cùng với rất nhiều “ưu ái!”
Chả những thế, sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng (Nam/Bắc hoà lời ca) một công nhân của Sở Vệ Sinh Thành Phố Hồ Chí Minh – bà Lê Thị Thêu – còn được Mặt Trận Tổ Quốc giới thiệu ra ứng cử để trở thành đại biểu Quốc Hội nữa cơ.
Chỉ có điều đáng tiếc là nhân vật này hoàn toàn không có năng khiếu gì trong lãnh vực ăn mặc, cũng như ăn nói. Bà Thêu không biết ăn diện như bà Nguyễn Thị Kim Ngân, cũng chả dám ăn nói liều mạng như bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, và trông nhỏ thó dúm dó chứ không được cao lớn đẫy đà như bà Tòng Thị Phóng. Có thể vì những khiếm khuyết vừa kể nên công nhân Lê Thị Thêu chỉ được ngồi ghế đại biểu chỉ trong một khoá mà thôi.
Lê Thị Thêu đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VI (1976-1981)
Từ đó, không có thêm một bà (hay ông) phu quét đường nào khác được Đảng “cơ cấu” vào quốc hội nữa. Nhà Nước, tuy thế, không quên sự đóng góp và vai trò quan trọng của giới người này. Theo nhận định của Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc (TPHCM) thì “đây là lực lượng quan trọng, là tai mắt đường phố, có thể góp phần giữ vững an ninh chính trị, phòng chống, phát hiện các đối tượng tệ nạn xã hội… được công an quận tập huấn một số kỹ năng như: hướng dẫn nắm bắt vụ việc, nhận diện hiện tượng, con người liên quan đến an ninh chính trị; về hoạt động băng nhóm hoặc nghi vấn đối tượng trộm cắp, cướp giật tài sản cũng như công tác bảo vệ hiện trường.”
Đã làm vệ sinh đường phố còn kiêm nhiệm luôn công việc của ngành an ninh tình báo, và bảo vệ hiện trường nữa thì quả là vô cùng vất vả. Để bù lại, trong dịp Xuân Kỷ Hợi vừa qua, các chị em quét rác đã được ông Nguyễn Phú Trọng ưu ái lì xì cho chút tiền sài tết. Nghĩa cử nhân ái, nhân văn, và vô cùng nhân hậu này của vị Chủ Tịch Nước – tiếc thay – đã không được tán dương mà còn có năm ba lời tiếng eo xèo: – FB Chánh Lê: “Ôi … những người quét rác đẹp xinh và sạch sẽ hơn cả diễn viên điện ảnh.” – FB Trần Thị Thảo: “Chỉ nhìn qua hình là biết: 2 em lao công là diễn viên đóng thế, 2 em vừa trẻ vừa xinh bởi biết trang điểm cho làn da, rồi nâng mũi, ặp long mi giả.” – FB Luân Lê: “Làm trò lố bịch để lừa cả ông Tổng bí thư.” – FB Đặng Thiện Chân: “Lừa cả TBT, chúng nghĩ ông ấy già quá không biết gì kkk.” – FB M T Vu Vu: “Đầu năm mới cụ Tổng bị chúng qua mặt.” – …
Tôi e rằng vẫn có sự ngộ nhận rất trầm trọng, và vô cùng đáng tiếc về bác Trọng. Người không lú lẫn, và không dễ bị lừa lọc hay qua mặt như vậy đâu. Nguyễn Tiến Dân, một ngòi bút sắc sảo và khả tín, nhận xét như sau:
“Trước hết, phải khẳng đinh một điều: Nguyễn Phú Trọng, là một con người vô cùng nhân hậu. ‘Kính trên – nhường dưới’, là cái điều, ông luôn khắc sâu trong lòng. Vinh quang và thiêng liêng, có gì sánh được với Nghĩa vụ Quân sự? Ấy thế mà, ngài cũng lui xuống phía sau, để nhường nó cho những kẻ kém hiểu biết và hiếu danh khác. Không biết đi ắc ê, cũng chưa từng ngửi mùi thuốc súng. Tuy vậy, ngài vẫn giành được chức Chính ủy của toàn Quân. Không dừng ở đó, ngài còn giành tiếp được chức Chủ tịch Nước. Hiển nhiên, thâu tóm nốt quyền Tổng Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang. Quá quắt hơn, lại nhảy tiếp vào Đảng ủy Công an Trung ương, để nắm và chỉ đạo nốt công việc nội trị. Gian hùng như Lê Duẩn, cũng không có nổi 1 trong 3 cái chức ấy và suy rộng ra, trên thế gian này, cũng chưa có ai dám nghĩ, chưa có ai dám làm và chưa có ai làm được cái điều như thế.”
Một người “quá quắt” tới cỡ đó e khó mà bị đám hậu sinh lường gạt. Tui còn nghi là chính bác Trọng là là đạo diễn cái vụ gửi thư cho cô giáo cũ hồi cuối năm rồi. Còn cái vụ lì xì đầu năm nay, không chừng, cũng là sáng tác riêng của thằng chả chớ còn ai vô đó nữa.
Cả hai vụ “diễn” này tuy rất vụng và ngó hơi chướng mắt thiệt nhưng nói nào ngay thì cũng không có gì là sai quấy lắm. Bác Trọng, chả qua, chỉ sống và học tập theo gương của bác Hồ thôi:
“Một lần tôi quay cảnh ông thăm đồng bào nông dân ở Hải Dương, mùa hè năm 1957. Sáng sớm hôm ấy trời mưa to, trên đường còn lại những vũng nước lớn. Đến một đoạn đường lầy lội ông tụt dép, cúi xuống xách lên. Trong ống ngắm của máy quay phim tôi nhìn rõ hai bên vệ cỏ không bị ngập. Tôi chợt hiểu: ông không đi men vệ đường bởi vì ông muốn chưng đôi dép. Vì lòng kính trọng đối với ông, không muốn rồi đây người xem sẽ nhận ra trên màn ảnh lớn diễn xuất lộ liễu, tôi tắt máy. Nghe tiếng cái Eymo 35 đang kêu xè xè đột ngột im tiếng, ông ngẩng lên nhìn tôi, nhưng ngay đó ông hiểu ra” (Vũ Thư Hiên. Đêm Giữa Ban Ngày. California: Văn Nghệ, 1997).
Diễn là động tác tự giác, và tự nhiên, của cả nước chứ chả phải riêng ai: “Khoảng hai trăm tù binh phi công Mỹ xếp hàng đầy hết lòng đường đi tới. Quần áo bà ba mầu xám khói nhạt. Tôi giật mình: tất cả đoàn người bị trói kia sao quá giống hệt nhau? Ở chiều cao, ở khổ người, ở dáng đi, ở nét mặt, ở tư thế và thần thái. Lầm lũi ngửng đầu nhìn thẳng vào cái không gian bao quanh đằng đằng sát khí và tiếng la ó…
Dân hai bên đường hò hét, đánh đấm, ném đá. Những cái đầu tù binh quay ngoắt tránh đá, tránh đấm rất nhanh. Những con mắt không một lúc nào cầu van, nao núng…
Ba chúng tôi đứng lặng trên hè. Tương quan sức mạnh quá chênh nhau tự nhiên làm se lòng. Đoàn tù binh đã đến đoạn cuối, chợt Tô Hoài nhào xuống đường, nhảy vội lên đấm một cái trượt vào mặt một người tù binh đi ở ngoài cùng.
Anh trở lại, tôi hỏi khẽ: – Đánh người ta làm gì? – Xung quanh căm thù như thế chả lẽ ba đứa mình đứng yên? ” (Trần Đĩnh. Đèn Cù, tập I. Người Việt, Westminster, CA: 2014). Theo bà Nguyễn Thị Kim Thanh – Trưởng Phòng GD, Sở GD-ĐT TPHCM – cho biết: “Tính ra, thu nhập của giáo viên mầm non còn thua cả người giúp việc!” Giới giáo chức sống thảm hại đến thế thì bác Trọng tiếc gì vài dòng bút mực mà không “vẽ” một cái thư cho cô giáo cũ. Báo Giáo Dục Thời Đại mô tả đây là “Bức thư được viết tay bằng mực xanh, rất ngắn gọn, giản dị nhưng sâu sắc và ân tình như chính con người của Tổng Bí thư vậy.” Nhà báo Bùi Hoàng Tám “tám” thêm:
“Việc làm của TBT, Chủ tịch nước cũng là lời động viên, chia sẻ với các thầy, các cô, dù cuộc sống còn không ít khó khăn trong thời điểm tết đến, xuân về…khi đất nước được lãnh đạo bởi một người có nghĩa, có tình, có đạo lý thì đó là khi vận nước đang lên!” Thật là qúi hóa!
Tương tự, bác Trọng cũng chả tiếc gì mấy đồng bạc lẻ để lì xì cho mấy cô công nhân quét rác. Từ bác Hồ đến bác Trọng, bác nào cũng chỉ lừa thiên hạ mà thôi chứ làm gì có chuyện ngược lại bao giờ. Vẫn còn giữ ảo tưởng về qúi bác thì còn bị đè đầu, cưỡi cổ là chuyện tất nhiên, không có gì oan uổng cả.
Số đông dư luận viên làm việc ẩn danh và giấu mặt. (Hình minh họa: Getty Images)
Đọc truyện Tàu, Tam Quốc Chí hay Hán Sở Tranh Hùng, người đọc không thể không biết tới một thứ quân đặc biệt luôn luôn có trong bất cứ một đội quân nào của những phe phái khác nhau. Người xưa khi đem quân vây thành địch, mà địch quân trong thế yếu không dám mở cửa thành xung trận, thì họ chọn ra những sĩ tốt có buồng phổi to, tiếng nói khỏe và đặc biệt là có sở trường về những chuyện chửi bới, bẩn thỉu, tục tĩu nhất ra trận.
Cánh quân này có khi trần truồng, đứng trước cửa thành địch mà chửi rủa. Đám quân này được gọi là “mạ thủ” (những tay chửi,) ra trận không dùng đao thương, chỉ dùng mồm to mà chửi bới, thóa mạ kẻ địch, gọi ông cha tổ tiên của các tướng lãnh phe địch ra mà réo; một thứ chiến tranh tâm lý, chọc giận quân địch, khiêu khích… khiến cho địch hoang mang, mất khôn mà mở cửa thành trong khi hoàn cảnh chưa hẳn là thuận lợi. Lẽ cố nhiên, quân “mạ thủ” luôn đứng ở trận tiền, sát thành địch, trong tay lại không có vũ khí, nên khi xung trận, là những quân sĩ chết đầu tiên.
Ngày nay, thời đại của internet, mạ thủ xuất hiện dưới một hình thức khác. Không còn ra trận, đứng trước cửa thành của đối phương mà chửi rủa, mạ thủ ngày nay ngồi trước máy computer chửi bới bằng cách rê “con chuột,” viết xuống những lời chửi bới thô tục, mục đích là để bênh vực chế độ.
Mạ thủ ngày nay không ra mặt và mang một cái tên khác: “dư luận viên!”
Đây là nhóm người phục vụ cho đảng, gọi là chuyên nghề định hướng dư luận trong nhân dân theo chiều có lợi cho đảng, nhưng nói nôm na là xung trận chửi không tiếc lời những ý kiến, bài vở biên tập trên mạng không có lợi cho đảng và chính phủ của họ. Chúng không lèo lái được dư luận, nhưng dùng kỹ thuật “cả vú lấp miệng em” đánh phá địch thủ, nấp sau nhưng tên tuổi giả, tràn đầy, dày đặc để tạo cho quần chúng cái ý nghĩ là dư luận này nghiêng về đa số.
Theo một tài liệu của nhà văn Trần Trung Đạo mới đưa ra đây, ông đã nói về một lực lượng “dư luận viên” có tổ chức quy mô ở Trung Cộng: “Tại Trung Cộng, dư luận viên không chỉ chịu sự kiểm soát của Ban Tuyên Truyền Trung Ương (Việt Nam gọi là Ban Tuyên Giáo Trung Ương) về các chính sách chung của đảng Cộng Sản mà mỗi bộ trong chính phủ Trung Cộng cũng có các dư luận viên riêng để phục vụ cho chính sách riêng của bộ có trách nhiệm trả lương cho dư luận viên này.
Tháng Giêng, 2007, Hồ Cẩm Đào chỉ thị “tăng cường việc xây dựng mặt trận dư luận và tư tưởng” trong hội nghị Bộ Chính Trị lần thứ 38. Đáp lại chỉ thị của họ Hồ, một đội ngũ các “cán bộ có phẩm chất chính trị cao” tức đội ngũ dư luận viên được chính thức thành lập theo quyết định của Ban Chấp Hành Trung Ương đảng và Hội Đồng Nhà Nước.
Sở Giáo Dục Trường Sa, tỉnh Hồ Nam được biết như là cơ quan sớm nhất tuyển dụng dư luận viên vào năm 2004.
Theo Zhang Lei viết trên Global Times Tháng Hai năm 2004, cơ quan giáo dục tỉnh Cam Túc tuyển dụng bình luận viên một cách công khai. Lực lượng 650 dư luận viên tỉnh Cam Túc chỉ có một việc phải làm là ngồi đọc hết các bình luận của độc giả dưới các bài viết hay trong các diễn đàn Internet và phản biện lại đúng với đường lối của đảng, làm lạc đề hay nếu cần viết các nhận xét tiêu cực, chụp mũ, bêu xấu để chấm dứt dòng bình luận được độc giả trước đó đưa ra.
Năm 2011, trong một bài báo trên The Sydney Morning Herald, nhà báo Pascale Trouillaud tố cáo Trung Cộng tuyển dụng gần nửa triệu dư luận viên làm việc một cách xảo quyệt nhưng hữu hiệu để bảo vệ đảng Cộng Sản. (Trần Trung Đạo- Đảng 50 xu -Dư Luận Viên tại Trung Cộng.)
Hiện nay, CSVN Việt Nam đã theo gương Bắc Hàn và Trung Cộng thành lập đơn vị 47 mở cuộc chiến tranh trên Mạng với 10,000 dư luận viên. Những bài viết của người Việt hải ngoại trên youtube thường bị tràn ngập bởi hàng ngàn lời bình phẩm chửi bới. Những đài truyền hình có tinh thần quốc gia, tổ chức thiện nguyện gây quỹ cho thương binh VNCH, các tổ chức xiển dương ưu điểm của chế độ VNCH đều bị đánh phá, vùi dập, gây ra những cái nhìn lệch lạc trong cộng đồng tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại. Chủ trương của loại tuyên truyền này là “nói mãi cũng phải tin, nhiều người nói đáng tin hơn một vài người.”
Hiện nay, trên Internet, cứ sau một youtube hay một bài báo được đưa lên có chiều hướng bất lợi cho chính thể trong nước, thì hầu như có hàng trăm “comment” bâu lại, như đàn cá tra trong cầu cá, chửi rủa không tiếc lời. Chúng vào comment với những cái tên thay đổi, lạ lẫm, nặc danh, nhưng chỉ đọc qua, chúng ta đã biết ngay chúng là ai?
Nhìn chung là lớp dư luận viên này phần lớn là vô học, không hiểu biết, thiếu lý luận, nên chỉ biết chửi rủa một chiều, không có sức thuyết phục, không có khả năng tranh luận, phân tích điều đúng, sai. Thay vì ôn tồn với chữ nghĩa, bàn luận thiệt hơn, thì dám dư luận viên trong và ngoài nước này, chỉ muốn đánh phủ đầu người khác với ngón đòn hạ tiện. Những danh từ quen thuộc chúng hay dùng để mạ lỵ, xỏ xiên người khác, nghe đến nhàm chán như “ba que,” “đu càng,” “tụt quần,” “bám đít Mỹ…”
Chỉ tiếc là những thứ chúng mạt sát như “ba que,” “đu càng,” “tụt quần,” “bám đít Mỹ…” là những thứ hiện nay, trong nước đang muốn phục hồi, vì nó là những thứ tinh hoa mà hơn 40 năm nay, chế độ trong nước đã đánh mất không tìm lại được, trong khi người dân thì tiếc đã đi qua một thời đại vàng son, không bao giờ tìm lại được, nếu bất hạnh, Cộng Sản còn thống trị đất nước như hôm nay!
Là người làm truyền thông, nguyên là một người lính của miền Nam Việt Nam, đã từng ở trong trại tập trung của Cộng Sản, từng sống dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, có kinh nghiệm sống và thấy hết những sự dã man hay gian trá của chế độ và con người Cộng Sản, tôi vẫn tâm nguyện dùng ngòi bút để viết hay nói lên những điều tồi tệ của chế độ này và nỗi thống khổ và mất quyền con người trong chế độ.
Thay vì, nhận được những ý kiến phân tích hay thậm chí, nếu là biện bạch của những dư luận viên phe Cộng, thì chúng tôi thường trực nhận những lời chửi rủa không liên quan gì đến những ý kiến chúng tôi đã nêu ra, mà chỉ là những lời rủa vu vơ nhắm vào cá nhân tác giả như “thằng già gần đất xa trời,” “mắc dịch,” “tâm lý chiến hết thời!” và không quên thêm những tiếng “ba que,” “tụt quần” như thường lệ!
Nhưng xét cho cùng, những bài viết, những câu chuyện, ý kiến bị các dư luận viên bâu vào, chửi bới nhiều nhất, thì đó là những tài liệu xác đáng, có khả năng đánh thẳng vào chế độ, khiến cho chúng phải sợ hãi. Vậy thì khi một bài báo được đưa lên net, bị các dư luận viên xúm vào đánh phá hung hãn nhất, thì bài tham luận đó coi như đã thành công.
Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, là một nhà đấu tranh về môi trường, tham gia vào các hoạt động biểu tình phản đối Formosa, đòi chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam, đã bị bắt giam từ Tháng Mười, 2016 vì tội tuyên truyền chống Nhà Nước CHXHCN Việt Nam và bị kết án 10 năm tù, theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự.
Năm 2010, bà được trao giải Hellman/Hammett của Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền.
Năm 2015, bà được trao giải Người Bảo Vệ Quyền Dân Sự của Tổ Chức Civil Rights Defenders.
Năm 2017, bà được trao giải Phụ Nữ Dũng Cảm Quốc Tế của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Tháng 6/2018, blogger Mẹ Nấm đoạt giải Tự Do Báo Chí Quốc Tế của Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả và được đề cử giải Nobel Hòa Bình.
Được sự can thiệp của Đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ, Mẹ Nấm đã được phóng thích khỏi nhà tù ở Thanh Hóa và rời khỏi Việt Nam vào trưa ngày 17 Tháng Mười, 2018.
Ngày 7 Tháng Mười Một, 2019, với tư cách là nhân chứng sống của tội ác Cộng Sản Việt Nam, blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã được mời vào Tòa Bạch Ốc, cùng với 4 chứng nhân khác từ các quốc gia Ba Lan, Cuba, Venezuela, và Bắc Hàn, để trình bày trực tiếp với TT Trump về những kinh nghiệm hãi hùng mà họ đã từng trải qua dưới sự thống trị dã man của xã hội chủ nghĩa. Tại đây, Mẹ Nấm đã có một bài phát biểu bằng Anh Ngữ lưu loát và và hùng hồn lên án chế độ Cộng Sản.
Tất cả những vinh dự và hoạt động của Mẹ Nấm đều làm bỉ mặt Hà Nội, và tất nhiên bị Bộ Ngoại Giao CSVN lên án, nhất là sau khi bà được tổng thống Hoa Kỳ tiếp kiến và sau bài phát biểu nhân ngày Tưởng Niệm Các Nạn Nhân Cộng Sản Trên Toàn Thế Giới, bà bắt đầu bị bọn “mạ thủ” chụp mũ và bêu rếu.
Mới đây thôi, trên Internet loan truyền một bài viết lên án Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là loài “nấm đỏ, nấm độc,” “hình mẫu của loài nhộng đỏ được cài cắm vào Việt Tân.”
Không ai lạ gì với lối đánh “chiến thuật biển người” của sư đoàn dư luận viên, nghĩa là chúng ta sẽ thấy Cộng Sản dốc toàn lực đánh, chửi những nhân vật đối kháng và những gì đang làm chúng sợ hãi.
Như vậy, chúng ta nên phải tiếp tục lên tiếng hay hành động những gì mà Cộng Sản đang lo sợ! (Huy Phương)