Tổng thống Trump ký luật nhân quyền cho Hong Kong, Trung Quốc tức giận
Hoa Do and Đài Á Châu Tự Do shared a link.
Philippines muốn xếp nhóm thân cộng sản vào danh sách khủng bố
Chính khách Úc ‘ví’ Trung Quốc như phát xít Đức
14 năm tù cho hai anh em về tội tuyên truyền chống Nhà nước
NGUYÊN TẮC CỦA SỰ TRỐNG RỖNG
NGUYÊN TẮC CỦA SỰ TRỐNG RỖNG
Cố giữ thì sẽ không thể cho đi. Cất mãi cái cũ thì không còn dịp để nhận thêm điều mới…
Bạn có thói quen cất giữ những đồ vật vô ích, khi nghĩ rằng một ngày nào đó, bạn sẽ có thể cần đến chúng?
Bạn có thói quen cất kỹ tiền bạc và không tiêu xài đến nó, bởi vì bạn nghĩ rằng bạn có thể thiếu thốn trong tương lai?
Bạn có thói quen để dành những quần áo, những đôi giày, những bàn ghế, những đồ gia dụng mà bạn đã không sử dụng từ lâu rồi?
Và trong tâm hồn bạn, bạn có thói quen lưu giữ những lời trách mắng, những mối thù hận, những nỗi buồn, những nỗi sợ hãi và cả nhiều thứ khác nữa?
Bạn ơi, đừng làm như thế nhé ! Bạn đang đi ngược lại sự giàu sang rồi đấy!
Bạn cần phải dọn chỗ, cần dành một khoảng trống để cho phép những sự việc mới mẻ sẽ đến trong đời bạn nữa chứ.
Bạn cần phải vứt bỏ những thứ vô ích đang hiện diện trong bạn và nơi cuộc đời bạn để sự giàu sang còn có thể tìm đến nữa chứ.
Sức mạnh của sự trống rỗng đó là một sức mạnh sẽ thu hút và lôi kéo tất cả mọi thứ bạn mong ước.
Chừng nào bạn còn níu giữ những món đồ, ấp ủ những tình cảm quá xưa cũ và vô ích, khi đó bạn sẽ chẳng có chỗ cho những cơ may.
Của cải tiền bạc cần phải được lưu chuyển…
Hãy giốc sạch những ngăn kéo, dọn trống mấy cái tủ đứng, các phân xưởng, nhà xe… Hãy cho đi những gì bạn không còn sử dụng nữa…
Thái độ cất giữ một đống những thứ vô ích đang trói buộc đời bạn ở trần gian này đấy.
Không phải những vật dụng mà bạn cất giữ làm cuộc đời bạn đình trệ… nhưng chính là thái độ bo bo cất giữ…
Khi chúng ta cất giữ, chúng ta dự liệu tới lúc mình có thể bị túng thiếu…
Chúng ta cứ nghĩ biết đâu mai này mình sẽ cần đến những thứ ấy, và khi đó mình sẽ lôi chúng ra mà dùng.
Và như thế, bạn đã nạp vào đầu óc mình, vào cuộc đời mình hai thông điệp:
Một là bạn không còn tin tưởng vào tương lai. Hai là bạn cho rằng những điều mới mẻ và hay ho nhất sẽ không dành cho mình đâu.
Chính vì lẽ đó, bạn tự an ủi bằng cách cất giữ những thứ cũ kỹ vô ích.
Bạn hãy loại bỏ đi những thứ đã phai màu và mất độ bóng…
Hãy để những gì là mới mẻ bước vào nhà bạn, ùa vào tâm hồn bạn…
Vì thế, sau khi đọc xong bài này…
Đừng cất giữ nó, nhưng hãy chuyển ngay đi cho người khác…
From: Tu Phung
Tình Chúa Cao Vời
httpv://www.youtube.com/watch?v=UGVAjnT3FsI
Tình Chúa Cao Vời | Tam Ca: Phan Đinh Tùng Hai bé Trâm Anh và Lan Anh
Trump ký dự luật về Hong Kong
Ngo Thu and Quỳnh Quang Nguyễn shared a link.
“Tôi ký dự luật này vì sự tôn trọng đối với Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc và người dân Hong Kong”, Trump ra tuyên bố ngày 27/11. “Chúng được ban hành với hy vọng rằng các lãnh đạo và đại diện của Trung Quốc đại lục và đặc khu Hong Kong có thể giải quyết một cách thân thiện sự khác biệt của họ, dẫn đến hòa bình và thịnh vượng lâu dài cho tất cả mọi người”.
Theo dự luật, Ngoại trưởng Mỹ hàng năm có trách nhiệm chứng nhận Hong Kong duy trì quyền tự quyết để đặc khu có thể hưởng ưu đãi thương mại từ Mỹ, duy trì vai trò trung tâm tài chính của thế giới. Dự luật còn cho phép cấm vận những quan chức bị coi là vi phạm nhân quyền tại Hong Kong.
NẾU KHÔNG CÓ CHA ĐẮC LỘ, SỐ PHẬN CHỮ QUỐC NGỮ RA SAO?

Hoàng Mạnh Hà is with Vũ Xuân Tràng and 7 others.
NẾU KHÔNG CÓ CHA ĐẮC LỘ, SỐ PHẬN CHỮ QUỐC NGỮ RA SAO?
Một trong những luận điệu mà 12 “nhà nghiên cứu” đưa ra để phủ nhận vai trò của Cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) là “Đắc Lộ không phải là người Âu châu đầu tiên học tiếng Việt, cũng không phải người đầu tiên sáng tác chữ Quốc ngữ…”. Nói như thế, nhóm 12 “học giả” (hầu hết từ đất Thần Kinh) có thể do hoặc không đọc sách, hoặc cố tình giả ngu để phủ nhận vai trò của Cha Đắc Lộ.
Nhóm 12 này còn cho rằng, “sở dĩ Đắc Lộ về sau này được lịch sử nhắc nhở đến nhiều, có lẽ không phải vì ông đã có công kiện toàn chữ Quốc ngữ cho bằng ông đã để lại hai quyển sách”.
Đây chính là mấu chốt của vấn đề. Các ông đang cố tình xem nhẹ việc xuất bản và công bố những cuốn sách bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên của Cha Đắc Lộ. Thử hỏi, nếu những cuốn sách đó không được xuất bản thì số phận của chữ Quốc ngữ sau đó sẽ ra sao?
Các tác phẩm xuất bản của Linh mục Đỗ Quang Chính, cũng là tu sĩ Dòng Tên, đã lý giải khá cặn kẽ vấn đề này. Đó là cuốn “Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620 – 1659” và cuốn “Tản mạn lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam”.
Xin nói thêm, Linh mục Đỗ Quang Chính là tiến sĩ sử học ĐH Sorbonne, Pháp. Tuy nhiên, trên các sách của ngài, chúng ta sẽ không bao giờ thấy ghi học vị. Mà tôi thấy hầu hết các vị chân tu đều chẳng bao giờ in học hàm, học vị trên các trước tác, hoặc danh thiếp của họ.
NHỮNG CUỐN SÁCH QUỐC NGỮ ĐẦU TIÊN BỊ THẤT TRUYỀN
Trở lại chuyện chữ Quốc ngữ, chẳng những Cha Francisco de Pina là người học tiếng Việt đầu tiên, là thầy dạy tiếng Việt cho Cha Đắc Lộ mà ngài còn là đầu tiên soạn ra cuốn sách CHÍNH TẢ VIỆT NGỮ. Cuốn này Cha Pina viết tại Hội An khoảng năm 1622. Đến năm 1623, Cha Francisco de Pina lại viết cuốn NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT. Cuốn này viết tại Hội An hoặc Thành Chiêm.
Ngoài ra, còn khoảng ba cuốn sách do các giáo sĩ khác viết trong thời kỳ từ 1625 – 1642. Có cuốn thì viết ở Đàng Trong, có cuốn viết ở Đàng Ngoài.
Theo Cha Đỗ Quang Chính, sở dĩ chúng ta biết có những cuốn sách viết tay đã xuất hiện ở giai đoạn này là vì các tu sĩ Dòng Tên khi đi truyền giáo ở các nước, phải thường xuyên viết bản trường trình cho các bề trên ở Macao, Roma. Ngoài nội dung nói về công việc truyền giáo, các giáo sĩ cũng đề cập đến các tác phẩm của mình. Trong quá trình nghiên cứu, Cha Đỗ Quang Chính đã tìm tòi trong các văn khố và thư viện ở La Mã, Madrid, Lisboa, Paris, Lyon, Avignon nhưng rất tiếc là không tìm được những cuốn sách này.
Sau những tác phẩm trên, đến năm 1651 Cha Đắc Lộ đã cho xuất bản cuốn “Tự điển Việt – Bồ – La” và cuốn “Phép giảng tám ngày” bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên. Hai cuốn sách này được Bề trên cả Dòng Tên cho xuất bản tại La Mã. Ngày 2-10-1651, trong một phiên họp, các hồng y và Giáo chủ đã ra lệnh cho nhà in của Bộ Truyền giáo ngừng mọi công việc để in cho xong. Hai cuốn này về sau đã được dịch và xuất bản nhiều ở Việt Nam. Hiện nay, ở Nhà thờ Mằng Lăng, Giáo phận Qui Nhơn còn lưu giữ cuốn Phép giảng tám ngày, xuất bản đầu tiên tại La Mã.
NẾU CHA ĐẮC LỘ KHÔNG XUẤT BẢN…
Nếu hai cuốn sách của Cha Đắc Lộ không được xuất bản mà chỉ là bản viết tay như của Cha Pina hay các giáo sĩ kể trên, theo Cha Đỗ Quang Chính, có thể xảy ra các trường hợp sau:
– Bị tiêu huỷ hay nằm ở một xó nào đó, giống như hai cuốn Chính tả và Ngữ pháp của Cha Pina hay các cuốn sách của giáo sĩ khác.
– Ngày nay chúng ta không có một bản văn dài và Từ điển vào giữa thế kỷ XVII để biết được khá rõ về thời điểm khai sinh chữ Quốc ngữ. Cũng vì nhiều tài liệu của các tác giả khác không còn nữa nên chúng ta chỉ biết sơ sài tình hình chữ Quốc ngữ trước năm 1651.
– Sẽ làm chậm lại công cuộc bổ sung và phổ biến chữ Quốc ngữ. Nếu không xuất bản hai cuốn sách trên, chưa chắc năm 1659 Thầy giảng Bento Thiện đã soạn được tập Lịch sử nước An Nam chẳng những có rất nhiều giá trị về mặt ngôn ngữ mà còn về mặt lịch sử. Đằng khác, chưa chắc vào năm 1773 Đức cha Bá Đa Lộc cùng cha Phao-lô Nghị đã soạn xong cuốn Tự điển.
– Ngày nay không thể biết được công trình của Cha Đắc Lộ. Cha Đắc Lộ đã cho xuất bản nhiều sách khác về Việt Nam, nhưng nếu bỏ qua hai cuốn này thì ai dám đánh giá rất cao về mặt tiếng Việt của ông. Lúc ấy người ta chỉ coi ông là nhà truyền giáo số 1 ở Việt Nam vì nhiệt tình, can đảm, yêu mến, gắn bó với con người và xứ sở nơi ông phục vụ…
CÔNG BỐ CHỮ QUỐC NGỮ CHO CẢ THẾ GIỚI
Hai tác phẩm bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên được công bố tại Roma, trung tâm của Giáo hội Công giáo. Uy tín của Roma đối với châu Âu hồi đó nổi bật hơn ngày nay. Toàn thành phố Roma và các vùng xung quanh thời ấy là đất của Toà thánh, dưới quyền của Đức Thánh cha về thần quyền và thế quyền. Vì vậy, việc in ấn do Thánh bộ Truyền bá Đức Tin, rồi phát hành đi các nơi, mang ý nghĩa chính thức được Roma công nhận và đề cao.
Để công bố cho toàn thế giới biết công trình sáng tác chữ Quốc ngữ, Cha Đắc Lộ đã phải vượt qua bao khó khăn. Muốn có công trình này, ngoài tài năng về ngôn ngữ và kiên trì học hỏi, Cha Đắc Lộ còn phải nhờ đến công trình của các vị đi trước, đề cao công lao của người thầy Francisco de Pina và sự đóng góp của các thầy giảng người Việt nữa.
Công là vậy, mà nỡ sao các vị được cho là có ăn có học, hậu duệ của nước Đại Việt xưa, không những phủi tay mà còn bảo Đắc Lộ có tội!
(Còn tiếp)
HOÀNG MẠNH HÀ
——
Ảnh: Cuốn Phép giảng tám ngày, bản in chữ Quốc ngữ đầu tiên xuất bản tại Roma, hiện đang được lưu giữ ở Nhà thờ Mằng Lăng, Giáo phận Qui Nhơn
TĂNG MINH PHỤNG: THIÊN TÀI CHẾT BỞI NHÂN TAI
TĂNG MINH PHỤNG: THIÊN TÀI CHẾT BỞI NHÂN TAI
Một ngày đầu năm, tôi bước vào phòng bệnh viện chăm sóc người nhà. Vừa mới ngồi xuống giường thì một bà cụ tầm trạc hơn tám mươi ngồi ở giường đối diện phía trong nhìn tôi chằm chằm, đoạn bà buột miệng bằng một giọng quê Quảng Nam đã pha ít nhiều tiếng Sài gòn: “Tao nhìn mày có gương mặt hao hao thằng Minh Phụng hồi trẻ, hè!”. Tôi cứ tưởng bà bảo tôi giống nghệ sĩ Minh Phụng, nào ngờ bà chẹp miệng:
– Tội nghiệp thằng có tài mà vắn số, nó chết oan thay cho mấy ổng…
– Ẹc ẹc (lúc này tôi đã mường tượng ra Minh Phụng nào rồi)…
Lúc nhỏ tôi có nghe đến vụ án Minh Phụng – Epco rúng động cả Việt Nam thời bấy giờ. Báo chí còn thêu dệt nên một tay chơi Minh Phụng có tiếng khi sáng ăn sáng ở Singapore, chiều uống cà phê ở Hongkong đọc báo về bất động sản. Sau này trên đường run rủi, tình cờ tôi gặp nhiều người ngày trước mang ơn ông, những công nhân của ông, tôi mới biết đó là những điều hoàn toàn bịa đặt.
– Tội nghiệp thằng nhỏ, từ một tay giao hàng dầu ăn đã thành một ông chủ lớn nhưng vẫn lễ phép với người lớn mỗi khi về nhà. Nhà nó ở ngay sau nhà tao, ở đường Hoàng Diệu 2 nè – giọng bà lão chùng xuống – hôm người ta bắn nó là đem đi chôn luôn, không ai được đến gần…
Vừa lúc đó, chị con gái út bà bước vào. Bà lại bảo
– Nè, Trinh..nhìn nó giống thằng Minh Phụng he!
Cô con gái nhìn một hồi, lắc đầu:
– Hông giống!
– Trời, cái thằng Minh Phụng ở gần nhà mình đó mậy!
– Ờ, vậy mà con tưởng Minh Phụng nghệ sĩ!
Hic, bị quê xệ lần 2 😭😭
……
Sở dĩ cho đến bây giờ tôi mới nhắc lại vụ này vì còn phải tìm đọc nhiều tài liệu liên quan, càng đọc tôi càng ngậm ngùi cho một người tài hoa nhưng bạc mệnh. Nhưng không, cho dù là Bill Gates đi chăng nữa thì ở cơ chế này cũng không thoát khỏi kết cục như Minh Phụng. Lỗi của Minh Phụng là dám lớn, lớn hơn cái áo cơ chế, lớn hơn sự hiểu biết về kinh tế của các quan chức ở đất nước này – nơi mà pháp luật chỉ mang tính hợp thức hóa cho mục đích của một số người mà thôi.
Đành rằng việc Minh Phụng mất khả năng chi trả bằng tiền mặt cho Ngân hàng do khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới năm 1997, nhưng việc cho vay và thế chấp tài sản tương ứng để được vay là hoàn toàn hợp pháp. Nếu có sai, thì trách nhiệm phải thuộc về phía thẩm định tài sản do Ngân hàng trước khi cho vay, tại sao lại quy trách nhiệm cho người vay? Hơn nữa với khối tài sản gồm có “169 biệt thự, nhà ở, văn phòng các loại. Hệ thống nhà xưởng, kho hàng tại các khu công nghiệp có 78 cái với tổng diện tích hơn 1,2 triệu m2. Đất chuyên dùng hơn 2,6 triệu m2. Nhà đất của Minh Phụng và Liên Khui Thìn có mặt khắp nơi, từ TPHCM đến các tỉnh Lâm Đồng, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu…” thì nếu như định đúng giá thị trường, Minh Phụng hoàn toàn thừa khả năng chi trả các khoản nợ đã vay sau khi phát mãi; bằng chứng là với tài sản gồm biệt thự, văn phòng, nhà xưởng tại khu vực TP Hồ Chí Minh, phần lớn giá bán thực tế đều cao hơn rất nhiều so với giá Tòa án định khi xét xử. Riêng đối với các lô đất mà Minh Phụng đã lập các dự án tại khu vực Thủ Đức trước đây (nay thuộc quận 2), theo quy hoạch của TP Hồ Chí Minh, hầu hết số này nằm ở các vị trí rất đắc địa, lợi nhuận chắc chắn sẽ rất lớn. Do vậy, có ngân hàng được Tòa án giao cho một số lô đất tại khu vực quận 2, chưa cần phải triển khai xây dựng dự án, cũng không cần đầu tư hạ tầng, qua phiên đấu giá một lô thôi đã thu đủ toàn bộ số nợ trên 15 triệu USD, ngoài ra đơn vị này còn dư ra được số tiền và tài sản trị giá cả chục triệu USD. Thực tế khi xử lý tài sản thế chấp sau này cho thấy, các danh mục tài sản thế chấp là nhà xưởng, kho tàng tại các khu công nghiệp đều có giá khá cao, với thời gian thuê khoảng 40-50 năm, chỉ tính riêng tiền khai thác có ngân hàng đã thu được hàng trăm tỷ đồng. Nhưng trong phiên xét xử, vị luật sư bào chữa cho bị cáo đã phải ngậm ngùi thốt lên: “mỗi m2 đất được Tòa định giá bằng ba cây kem Tràng Tiền”!
…
Vậy thì mọi người có quyền đặt câu hỏi: phải chăng Minh Phụng phải chết để không còn ai kiện cáo số tài sản trên, để nó được “toàn dân sở hữu”?
Mấy hôm trước, đọc thông tin về tập đoàn Quốc Cường Gia Lai, thú thật tôi không ưa gì gã công tử này, cũng như các thủ đoạn làm ăn của họ, nhưng việc Nhà nước thu hồi phần BĐS đã bán cho họ thì một lần nữa cho thấy Nhà nước này làm ăn kiểu con nít, thích bán là bán, thích lấy lại là lấy lại! Mặc dầu trước đây họ gian dối hay hối lộ để quan chức bán cho họ với giá rẻ mạt đi chăng nữa thì với quy luật thị trường, khi anh đồng ý bán thì không có quyền gì tố người khác lừa gạt, có chăng là cái tội ngu và tham của cán bộ cần phải xử lý mà thôi! Muốn xử lý doanh nghiệp trên thì Nhà nước chỉ có thể xử lý tội hối lộ (nếu có). Chợt nhớ vụ bầu Kiên cũng vậy, trách nhiệm thuộc về Ngân hàng, họ có quyền thẩm định giá tài sản để cho vay hay không thì lại quy tội cho kẻ đi vay, ai ép anh? Nếu muốn bắt thì căn cứ vào việc có thu hồi được nợ để buộc tội người ta, kiểu thiếu nợ thì ở tù chứ sao lại can tội chiếm đoạt tài sản? Thế mới biết, kẻ cầm cương nảy mực còn không biết Pháp luật là gì, làm sao có thể hô hào người dân “sống và làm việc theo pháp luật”?
Suy cho cùng, Nhà nước ta chỉ thua lỗ khi làm ăn với nước ngoài thôi, còn làm ăn với dân thì đến bao giờ mới lỗ? Luật hả? Hãy điền vào chỗ trống …. những câu thích hợp! Dễ thôi mà…
Fb Nhật Huỳnh

Pomona Valley: Tạ ơn nước Mỹ, người Việt tặng bữa trưa cho người vô gia cư
12 tên tiến sỹ đứng dưới danh nghĩa nhà trí thức cộng sản ở Huế.
Hoang Le Thanh is with Phạm Thành.
12 tên tiến sĩ, trí thức cộng sản kiến nghị phản đối đặt tên đường:
– Alexandre de Rhodes và
– Francisco De Pina
hai ông TỔ của chữ QUỐC NGỮ VIỆT NAM:
Trước khi có chữ Quốc ngữ tiếng Việt bằng các mẫu tự Latin thì người Việt sử dụng âm Hán Việt, viết bằng Chữ Nôm
Chữ Nôm sử dụng các kí tự tiếng Hán của Tàu cộng.
Chúng nó che giấu mưu đồ ghê tởm: Hán hóa chữ Quốc ngữ, muốn nhanh chóng triển khai dạy tiếng Hán ở bâc Tiểu học.
———————–
12 tên tiến sỹ đứng dưới danh nghĩa nhà trí thức cộng sản ở Huế.
Danh sách 12 tên ký tên vào bản kiến nghị gởi lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng đề nghị không đặt tên đường 2 “ông tổ” chữ Quốc ngữ là Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina
.Danh sách:
1- PGS. TS. Lê Cung, đến từ Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Huế.
2- Nhà Nghiên cứu lịch sử và văn hoá Nguyễn Đắc Xuân.
3- PGS. TS. Trần Thuận, nguyên Phó Trưởng khoa, khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh.
4- PGS. TS. Phạm Quốc Sử, Trưởng khoa lịch sử, Trường Đại học Thủ đô, Hà Nội.
5- PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Khoa Lý luận chính trị, trường Đại học Khoa học Huế.
6- PGS. TS. Trương Công Huỳnh Kỳ, nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Huế.
7- TS. Phan Văn Hoàng, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.
8- Nhà Nghiên cứu Văn học dân gian: Trần Hoàng, Nhà giáo Ưu tú, nguyên Phó Trưởng khoa Văn, Trường Đại học Sư phạm Huế.
9- Ths. Hà Văn Lưỡng, nguyên Trưởng Khoa Văn, Trưởng Đại học Khoa học Huế.
10- Nhạc sĩ Chúc Linh ở TPHCM.
12- PGS. TS. Nguyễn Tất Thắng, Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Huế.
12- TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Giảng viên chính, khoa Lý luận chính trị, trường Đại học Khoa học Huế.