CHÚA GIÊ SU DANG TIẾP TỤC CHỊU KHỔ NẠN -Linh mục I-nha-xi-ô Trần Ngà

Linh mục I-nha-xi-ô Trần Ngà

(Suy niệm Chúa nhật lễ Lá)

Sứ điệp: Là chi thể của Chúa Giê-su, chúng ta cùng vác thập giá với Ngài.

Vào khoảng năm 1978, đang lúc kinh tế còn khó khăn, bác Năm từ thành phố về thăm người em ruột ở miền quê. Khi trở về nhà, bác thu gom nhiều thứ “cây nhà lá vườn” của gia đình chú em, mang về cho vợ và các con ở nhà.

Khi xe đến bến, bác và cô con gái lớn phải cuốc bộ về nhà cho đỡ tốn tiền xe ôm. Bác lụm cụm bước đi, một tay xách bị xoài, tay kia xách bị khoai; còn vai thì mang bị gạo, lưng còng xuống vì tuổi già sức yếu, người nhễ nhại mồ hôi dưới ánh nắng mặt trời gay gắt… Trong khi đó, cô con gái bác là giáo viên cấp ba bước thong thả bên cha già, vai đeo ví đầm xinh xắn, đi tênh tênh như cô chủ sang trọng bên cạnh người tôi tớ già nua… mà không chút đoái hoài!

Cảnh tượng nầy khác gì việc Chúa Giê-su hôm nay vẫn đang vác thập giá nặng nề để đền tội cho nhân loại, trong khi đông đảo những người con Chúa vẫn phớt lờ khổ hình Chúa chịu để đắm mình trong lạc thú, xa hoa…

Chúng ta đừng quên rằng: Các tín hữu là chi thể của Chúa Giê-su, là thân mình mầu nhiệm của Ngài, Ngài tự đồng hóa mình với họ.

Vì thế, hôm xưa, khi Sao lô rong ruổi trên đường đi Đa-mát để lùng bắt các ki-tô hữu đầu tiên, bỗng nhiên ông bị ngã ngựa và nghe tiếng Chúa Giê-su phục sinh vang vọng bên tai: “ Sao-lê! Tại sao ngươi bắt bớ Ta?… Sao-lô hỏi: “Ông là ai?” Có tiếng trả lời: “Ta là Giê-su mà ngươi đang bắt bớ.”

Thế mới biết: Hôm nay, Chúa Giê-su còn đang bị bắt bớ, đang chịu đau khổ nơi các tín hữu là chi thể của Ngài, để mang lại ơn tha tội cho muôn dân.

Và Ngài thiết tha mời gọi chúng ta cùng vác thập giá, tức là cùng chịu đau khổ với Ngài, để góp công với Ngài trong công trình cứu độ.

“Ngài nói: “Ai muốn theo tôi phải từ bỏ chính mình, hãy vác thập giá mình mà theo” (Mc 8,34). Ngài còn nhấn mạnh: “Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14,27).

Vác thập giá cách nào?

Trước hết chúng ta hãy nhớ rằng hôm nay, Chúa Giê-su đang sống trong ta như lời thánh Phao-lô dạy: “Tôi sống, nhưng không phải là tôi, mà là chính Chúa Giê-su đang sống trong tôi” (Galat 2, 20).

Vì có Chúa Giê-su đang sống trong ta và ta là chi thể của Ngài, nên những việc ta làm không còn là việc riêng của ta, những đau khổ ta chịu… không còn là nỗi khổ của riêng ta, mà là “chính Chúa Giê-su đang làm việc, đang chịu khổ trong thân xác ta.

Vậy thì khi tôi làm việc, “không còn là tôi, mà là Chúa Giê-su” đang làm việc trong tôi… Khi tôi vất vả cực nhọc, “không còn là tôi, mà là Chúa Giê-su” đang chịu vất vả cực nhọc trong tôi…

Như thế, nếu chúng ta kết hợp mật thiết với Chúa Giê-su để làm mọi việc hằng ngày, để chịu đựng những khổ đau xảy đến… thì chính là Chúa Giê-su đang tiếp tục chịu thương khó trong thân mình chúng ta. Thế là chúng ta đang vác thập giá với Chúa.

Còn nếu không kết hợp với Chúa Giê-su để làm việc cũng như chịu đựng đau khổ với Ngài, thì chúng ta chẳng khác gì cô giáo kiêu kỳ trong câu chuyện trên đây, chẳng đoái hoài đến người cha của mình đang mang gánh nặng nề, và vì thế, cũng chẳng được công phúc gì.

Lạy Chúa Giê-su,

Xin cho chúng con chấp nhận vác thập giá với Chúa mỗi ngày qua việc bổn phận, để thông hiệp vào công trình cứu độ của Chúa để mang lại ơn tha thứ cho những người tội lỗi. Amen.

Linh mục I-nha-xi-ô Trần Ngà


 

BẤT TỬ – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Trước khi có Abraham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu!”.

Năm 125 sau Công Nguyên, Aristides giải thích sự thành công lạ thường của ‘một tôn giáo mới’: “Bất kỳ một Kitô hữu chân chính nào rời khỏi thế giới, họ đều hân hoan dâng lời cảm tạ Chúa; họ mang theo thân xác những ca khúc tạ ơn! Như bất tử, họ đang đi từ một nơi này đến một nơi khác gần đó; một sự dịch chuyển không thể phi thường hơn!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Lời Chúa hôm nay nói đến sự ‘bất tử’ Aristides đề cập! “Chim sắp chết, chim kêu thống thiết; người sắp chết, người nói lời thiệt!”. Biết mình sắp chết, Chúa Giêsu đưa ra một tuyên bố ‘rất thiệt’ về sự ‘bất tử’ của Ngài, “Trước khi có Abraham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu!”.

Ghi lại lời này của Thầy – “Tôi Hằng Hữu!” – tác giả về lại lời tựa Phúc Âm của mình; ở đó, ‘phượng hoàng Gioan’ chấp cánh bay lên tận mút cùng của tạo thành, “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời, Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa; và Ngôi Lời là Thiên Chúa”. Cùng hiện hữu với Chúa Cha, Ngôi Lời có trước cả Abraham, trước bất cứ ‘nguyên tổ’ của bất kỳ thọ tạo nào! Tuy nhiên, Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, hạ cố để ở với con người, cứu lấy con người dù vẫn ở với Cha. Và dẫu đã về trời bên hữu Cha, Ngài vẫn ở với loài người. Đây là sự hiện diện tất yếu của một tình yêu ‘bất tử’ nơi một Thiên Chúa ‘bất tử!’.

Chúa Giêsu còn nói, “Ai tuân giữ lời tôi, sẽ không bao giờ phải chết!”. Hãy nhìn vào Abraham, một người “tuân giữ” hoàn toàn lời Thiên Chúa và Ngài đã chúc phúc cho ông, “Ta sẽ lập giao ước giữa Ta với ngươi từ thế hệ này qua thế hệ khác”; “Ta sẽ là Thiên Chúa của ngươi và của dòng dõi ngươi sau này” – bài đọc một. Với Đavít, giao ước Chúa đã lập với Abraham sẽ mãi bền bỉ, trường tồn, “Giao ước đã lập ra, muôn đời Chúa nhớ mãi!” – Thánh Vịnh đáp ca. Như vậy, Abraham ‘bất tử’ với miêu duệ của mình.

Vì thế, khi nói “Ai tuân giữ lời tôi, sẽ không bao giờ phải chết”, Chúa Giêsu nói đến cái chết linh hồn. Ai giữ lời Ngài, sẽ không biết cái chết ‘kiểu đời đời’ này! Bởi lẽ, họ đã chia sẻ cuộc sống thần linh của Ngài ‘ở đây và lúc này’, một cuộc sống vượt quá cái chết. Vì thế, sự hiệp thông với Đấng hằng sống sẽ không bị phá vỡ bởi cái chết; đúng hơn, được đào sâu bởi nó!

Anh Chị em,

“Tôi Hằng Hữu!”. Dẫu “hằng hữu”, Con Thiên Chúa vẫn cam lòng chịu – ‘hạn hữu’ – chết cho tội lỗi của con người; nhưng Ngài đã sống lại cho sự ‘bất tử’ của nó! Ngài đang sống trong bạn, trong tôi, trong thế giới nhiễu nhương này. Vì thế, không chỉ khi còn sống, chúng ta hân hoan ca tụng Ngài, mà cả khi rời thế giới, bạn và tôi “mang theo thân xác những ca khúc tạ ơn!”. Là con ‘Đấng Bất Tử’, chúng ta sống sự sống thần linh đời đời của Ngài. Do đó, đừng để cho sự tẻ nhạt và đơn điệu của cuộc sống với những tân toan kéo ghì chúng ta xuống. Hãy sống tâm thế của con cái Thiên Chúa ngay hôm nay, giữa đời thường, “Tâm hồn luôn hướng lên cao cùng với lời tạ ơn trong mọi hoàn cảnh”. Và như thế, bạn và tôi ‘bất tử!’.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, sinh ra là một bản gốc – bất tử – đừng để con ‘tử sớm’ như một bản sao. Cho con thật cao thượng ngay cả trong suy tưởng và ước muốn!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế) 

****************************************************************

Thứ Năm Tuần V Mùa Chay

Ông Áp-ra-ham là cha các ông đã hớn hở vui mừng vì hy vọng được thấy ngày của tôi.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an. Ga 8,51-59

51 Khi ấy, Đức Giê-su nói với người Do-thái rằng : “Thật, tôi bảo thật các ông : ai tuân giữ lời tôi, thì sẽ không bao giờ phải chết.”

52 “Người Do-thái liền nói : “Bây giờ, chúng tôi biết chắc là ông bị quỷ ám. Ông Áp-ra-ham đã chết, các ngôn sứ cũng vậy ; thế mà ông lại nói : ‘Ai tuân giữ lời tôi, thì sẽ không bao giờ phải chết.’

53 “Chẳng lẽ ông lại cao trọng hơn cha chúng tôi là ông Áp-ra-ham sao ? Người đã chết, các ngôn sứ cũng đã chết. Ông tự coi mình là ai ?” 54 Đức Giê-su đáp : “Nếu tôi tôn vinh chính mình, vinh quang của tôi chẳng là gì cả. Đấng tôn vinh tôi chính là Cha tôi, Đấng mà các ông gọi là Thiên Chúa của các ông. 55 Các ông không biết Người ; còn tôi, tôi biết Người. Nếu tôi nói là tôi không biết Người, thì tôi cũng là kẻ nói dối như các ông. Nhưng tôi biết Người và giữ lời Người. 56 Ông Áp-ra-ham là cha các ông đã hớn hở vui mừng vì hy vọng được thấy ngày của tôi. Ông đã thấy và đã mừng rỡ.”

57 Người Do-thái nói : “Ông chưa được năm mươi tuổi mà đã thấy ông Áp-ra-ham !” 58 Đức Giê-su đáp : “Thật, tôi bảo thật các ông : trước khi có ông Áp-ra-ham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu !”

59 Họ liền lượm đá để ném Người. Nhưng Đức Giê-su lánh đi và ra khỏi Đền Thờ.


 

CHÚA là Đấng từ bi nhân hậu – Cha Vương

Một ngày thật mạnh mẽ trong đức tin và Chúa nhé.

Cha Vương

Thứ 4, 5MC: 7/4/2025

TIN MỪNG: Vua cất tiếng nói: “Nhưng ta thấy có bốn người đang tự do đi lại trong lò lửa mà không hề hấn gì, và dáng vẻ người thứ tư giống như con của thần minh.” (Đn 3:92)

SUY NIỆM: Đoạn Tin Mừng hôm nay trích từ sách Sách Ngôn Sứ Đa-ni-en tường thuật về Ba thiếu niên Sidrach, Misach và Abdênagô bị ném vào lò lửa. Vua Nabucôđônôsor bảo họ thờ lạy các thần Babilon thì họ sẽ được giải thoát. Họ không nghe vua, nhưng lại kêu xin Thiên Chúa và Ngài đã giải thoát họ. Họ đối đầu với cái ác bằng niềm tin không lay chuyển vào Chúa. Đức tin của họ vào Chúa giúp họ hiên ngang vững vàng tuyên xưng đức tin trước sự ngược đãi dữ dội. Niềm hy vọng của họ không nằm ở thế gian này mà ở trong lời hứa mà Chúa dành cho những ai tin tưởng nơi Ngài. 

Nhìn vào đời sống hằng ngày, điều gì đang làm cho bạn lo lắng và nghi ngờ vào quyền năng và sức mạnh của Chúa?

LẮNG NGHE: CHÚA là Đấng từ bi nhân hậu. Ai kính sợ Người, Người ban phát của ăn; giao ước đã lập ra, muôn đời Người nhớ mãi. (Tv 111:4b-5)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, thật dễ dàng cho con bị giao động trước những lời mời mọc dối trá của thế gian này, nó làm cho con lo lắng, sợ hãi, buồn phiền… Con chạy đến Chúa hôm nay với hết lòng tin tưởng vào Chúa là Đấng từ bi và nhân hậu. Xin đừng để con lìa bỏ Chúa vì bất cứ lý do nào.

THỰC HÀNH: Đọc chậm và suy niệm Kinh Tin-Cậy-Mến 

From: Do Dzung

***********************

Tin Vào Tình Chúa (Sáng tác: Lm. Mi Trầm) – Thể Hiện: Hoàng Quân 

Ở LẠI TRONG LỜI- Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Nếu các ông ở lại trong lời của tôi, thì các ông thật là môn đệ tôi!”.

Hudson Taylor, ‘một Phaolô của thế kỷ 19’, truyền giáo 51 năm tại Trung Hoa lục địa; ông đem về cho Chúa hàng vạn linh hồn. Những ngày cuối đời, ông nói với một người bạn, “Tôi rất yếu, tôi không thể đọc Thánh Kinh; thậm chí, không thể cầu nguyện. Tôi chỉ có thể nằm yên trong vòng tay Chúa như một em bé và hạnh phúc ở lại trong lời Ngài!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Lời Chúa hôm nay cho thấy, ‘Ở lại trong lời’ – trải nghiệm của Taylor – cũng là trải nghiệm của những bạn trẻ thời Đaniel hoặc trải nghiệm của chính Chúa Giêsu.

‘Ở lại trong lời’ của ai, giả thiết bạn phải tin vào người ấy! Niềm tin sẽ không có thật cho đến khi nó chạm đến một thái độ, một xác tín; và trên hết, chạm đến một lựa chọn cụ thể của một con người. Đaniel cho thấy thái độ anh hùng và sự lựa chọn kiên cường không phải của một nhưng của những ba người bạn của ông – bài đọc một. Họ chọn chịu ném vào lò lửa khi tỏ thái độ bất tuân lệnh vua Nabucôđônosor, người buộc họ bái lạy tượng thần. Chúa đã cứu họ! Thật tuyệt vời, như vua nhận xét, “Con của thần minh” đã đến, cùng đi với họ giữa lửa, đến nỗi vua đã phải ngưỡng mộ và hẳn, đã cùng họ ca khen, “Xin dâng lời khen ngợi suy tôn muôn đời!” – Thánh Vịnh đáp ca.

Với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu nói, “Nếu các ông ‘ở lại trong lời’ của tôi, các ông thật là môn đệ tôi!”. Với Ngài, ‘ở lại trong lời’ Ngài là làm cho cuộc sống của bạn và tôi phù hợp với cuộc sống của Ngài; là nên giống Ngài, nói như Ngài, làm như Ngài và nhất là làm những gì Chúa Cha muốn như Ngài đã làm. Tắt một lời, ‘ở lại trong lời’ là thuộc về Ngài, nên môn đệ Ngài. Nó còn là một điều gì đó thánh thiêng, đòi hỏi kiên trì mỗi ngày; đồng thời, biết cách trổi dậy, ‘phủi bụi’ bản thân để bắt đầu lại mỗi khi chùn bước hay vấp ngã.

Chúa Giêsu còn nói, “Các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông!”. Sự thật ở đây chính là tự do Ngài ban; nó sâu sắc hơn nhiều so với tự do thế gian. Ở đây không chỉ đơn giản là tự do chính kiến, tự do chọn bất cứ điều gì tôi muốn, khi nào tôi muốn và theo cách tôi muốn. Tự do ở đây là tự do làm điều lành với một lương tâm chính trực; và nhất là ‘tự do hy tế’, nghĩa là sẵn sàng trở nên lễ dâng như Ngài đã nên “Lễ Dâng!”.

Anh Chị em,

“Nếu các ông ở lại trong lời của tôi, thì các ông thật là môn đệ tôi!”. Nếu xác tín Lời Chúa là Ánh Sáng và là Sự Sống, thì khi ‘ở lại trong lời’ của Ngài, chúng ta “nằm yên trong vòng tay Chúa như một em bé”; coi Lời Ngài như “nhà” của mình. Bấy giờ, bạn và tôi sẽ tự do thoát khỏi cái tôi ích kỷ, khỏi những ràng buộc bản năng hầu sống theo các phẩm tính thần linh; chính xác hơn, tự do trở nên con cái Chúa, nên giống Chúa Giêsu và làm theo ý Ngài. Lúc đó, dù ‘đi qua lửa’ hay ‘lao vào giông bão’ cuộc đời, chúng ta vẫn bước đi ung dung, tự do, với phong thái của một người con trai, con gái của Cha trên trời!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để con chiều theo những gì bản năng muốn, hoặc phô diễn những gì thế gian chuộng. Dạy con luôn yêu điều Chúa muốn, làm điều Chúa thích!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế) 

********************************************************

Thứ Tư Tuần V Mùa Chay

Nếu người Con có giải phóng các ông, thì các ông mới thực sự là những người tự do.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.       Ga 8,31-42

31 Khi ấy, Đức Giê-su nói với những người Do-thái đã tin Người rằng : “Nếu các ông ở lại trong lời của tôi, thì các ông thật là môn đệ tôi ; 32 các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông.” 33 Họ đáp : “Chúng tôi là dòng dõi ông Áp-ra-ham. Chúng tôi không hề làm nô lệ cho ai bao giờ. Làm sao ông lại nói : các ông sẽ được tự do ?” 34 Đức Giê-su trả lời : “Thật, tôi bảo thật các ông : hễ ai phạm tội thì làm nô lệ cho tội. 35 Mà kẻ nô lệ thì không được ở trong nhà luôn mãi, người con mới được ở luôn mãi. 36 Vậy, nếu người Con có giải phóng các ông, thì các ông mới thực sự là những người tự do. 37 Tôi biết các ông là dòng dõi ông Áp-ra-ham, nhưng các ông tìm cách giết tôi, vì lời tôi không thấm vào lòng các ông. 38 Phần tôi, tôi nói những điều đã thấy nơi Cha tôi ; còn các ông, các ông làm những gì đã nghe cha các ông nói.” 39 Họ đáp : “Cha chúng tôi là ông Áp-ra-ham.” Đức Giê-su nói : “Giả như các ông là con cái ông Áp-ra-ham, hẳn các ông phải làm những việc ông Áp-ra-ham đã làm. 40 Thế mà bây giờ các ông lại tìm giết tôi, là người đã nói cho các ông sự thật mà tôi đã nghe biết từ Thiên Chúa. Điều đó, ông Áp-ra-ham đã không làm. 41 Còn các ông, các ông làm những việc cha các ông làm.”

Họ mới nói : “Chúng tôi đâu phải là con hoang. Chúng tôi chỉ có một Cha : đó là Thiên Chúa !” 42 Đức Giê-su bảo họ : “Giả như Thiên Chúa là Cha các ông, hẳn các ông phải yêu mến tôi, vì tôi phát xuất từ Thiên Chúa và bởi Thiên Chúa mà đến. Thật thế, tôi không tự mình mà đến, nhưng chính Người đã sai tôi.”


 

Gương Thành Công cho người Mỹ gốc Á Châu: Johny Kim là lính Biệt Hải (Người Nhái SEAL), Phi công Hải Quân, Bác Sĩ và Phi Hành Gia NASA

Theo Báo WSJ

 

 

Trong nửa cuộc đời, Jonny Kim đã đạt được giấc mơ Mỹ ba lần. Anh ấy là một lính biệt hải SEAL của Hải quân. Sau đó, anh ấy tốt nghiệp Trường Y Khoa Harvard. Và vào thứ Ba, anh ấy đã cất cánh như một phần của hành động mới nhất của mình: phi hành gia.

Khi tiểu thuyết gia Wesley Chu lần đầu biết về Kim,  phản ứng đầu tiên của ông là sự kinh ngạc. Ông Kim là một người cha 41 tuổi của ba đứa con và cũng là một phi công Hải quân, Wesley Chu nói, “Cảm ơn Chúa vì mẹ tôi không phải là bạn với mẹ của anh ấy.”

Sau khi tin tức về các thành công của ông lan truyền, Kim đã trở thành nguồn cảm hứng toàn cầu. Tuy nhiên, đối với nhiều người trong số những người đã liếc nhìn sơ yếu lý lịch của ông và không thể không so sánh với họ, ông cũng gợi lên một chút cảm giác khác thường, sự choáng váng.

Sự ngỡ ngàng.

Điều này đặc biệt đúng trong cộng đồng người Mỹ gốc Á, nơi Kim, con trai của những người nhập cư Hàn Quốc, vừa được ca ngợi là anh hùng nhưng lại vừa làm dấy lên mối lo sợ, một cách nửa đùa nửa thật, là “ cơn ác mộng tồi tệ nhất của mọi đứa trẻ châu Á ”. Vì bất kể con cái của mình đã thành đạt đến mức nào trong xã hội đi nữa, thì các bậc cha mẹ nhập cư có kỳ vọng cao sẽ nói rằng Jonny Kim đã làm được điều đó rồi, chỉ là tốt hơn (con).

Jonny Kim đã nộp đơn vào chương trình phi hành gia của NASA và tất nhiên đã được chấp nhận ngay từ lần thử đầu tiên.

Jonny Kim đã nộp đơn vào chương trình phi hành gia của NASA và tất nhiên đã được chấp nhận ngay từ lần thử đầu tiên. Ảnh: NASA/Zuma Press

Kim không bao giờ đặt mục tiêu đạt được ba thành tựu trọn đời này. Ông nói rằng sức mạnh của ông chính là sự tập trung.

“Tôi không có tham vọng trở thành bác sĩ hay phi hành gia,” Kim chia sẻ trên Jocko Podcast năm 2020. “Điều đó thực sự quan trọng với tôi cho đến tận ngày nay, rằng bạn phải có một mục tiêu duy nhất, bởi vì bạn phải toàn tâm toàn ý vào những gì mình đang làm. Bạn phải chân thành với những gì mình đang làm, không phải là một sự leo thang xã hội hay một nấc thang nghề nghiệp nào đó.”

…Mọi chuyện bắt đầu từ chấn thương trong thời thơ ấu của anh ở Los Angeles. Kim cho biết anh đã chứng kiến ​​cha mình, người mà anh mô tả là nghiện rượu và bạo hành, chĩa súng vào gia đình họ. Cảnh sát đã bắn chết cha anh trên gác xép.

Mong muốn bảo vệ mẹ và anh trai về mặt thể chất đã khiến anh trở thành một lính SEAL của Hải quân. Nhưng chấn thương mắt cá chân trong trò Ultimate Frisbee đã trì hoãn kế hoạch gia nhập Hải quân của anh với tư cách là một chuyên gia hoạt động. Khi anh hồi phục, một người tuyển dụng đã hướng anh trở thành một bác sĩ.

Năm 2005, Kim gia nhập SEAL Team Three, phục vụ với vai trò là lính cứu thương và lính bắn tỉa, cùng nhiều vai trò khác. Anh đã giành được Ngôi sao bạc và Ngôi sao đồng vì đã điều trị cho các đồng đội bị thương trong hai chuyến công tác ở Iraq, một trải nghiệm đã thúc đẩy anh theo học trường y.

Nhưng trước tiên là trường đại học tại Đại học San Diego. Mặc dù có học bổng, anh vẫn cần một công việc để trang trải học phí. Vì vậy, anh đã làm nhân viên kiểm và phạt đỗ xe. “Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn quá giỏi cho bất kỳ công việc nào”, anh nói trên podcast Jocko, nói rằng công việc này đã dạy anh cách khiêm tốn.

Cựu Phó Tổng thống Mike Pence cùng Kim và các ứng viên phi hành gia khác của NASA vào năm 2018.

Cựu Phó Tổng thống Mike Pence cùng Kim và các ứng viên phi hành gia khác của NASA năm 2018. Ảnh: NASA/Getty Images

 

Sau đó đến Trường Y Harvard, nơi anh ấy vừa học, làm cha và tập thể dục theo lịch trình thức dậy lúc 3:30 sáng. Anh ấy đã tìm kiếm các mẹo về thời gian, anh ấy nói trên podcast “Stories Behind the Scrubs”, và tìm thấy một cách gọi là học lặp lại ngắt quãng. Sử dụng thẻ ghi nhớ điện tử, anh ấy chấm điểm từng thẻ từ 1 (không biết gì) đến 5 (câu trả lời dễ). Trong phiên tiếp theo, hệ thống hiển thị cho anh ấy các thẻ ở tần suất khác nhau để tối ưu hóa việc học. Anh ấy nói rằng “Có những điều nhỏ bạn có thể làm để tăng cường khả năng ghi nhớ của mình”.

Trong khi học y khoa, Kim đã gặp Scott Parazynski, một bác sĩ chuyển sang làm phi hành gia, và hỏi về sự nghiệp trong không gian. Ấn tượng với kỹ năng, trí tuệ và sự điềm tĩnh của Kim, Parazynski nói rằng Kim sẽ là ứng cử viên sáng giá để trở thành phi hành gia.

Kim phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Biệt đội SEAL 3.

Kim phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập SEAL Team Three. Ảnh: Chelsea D. Meiller/US Navy

Là một phần của thế hệ Artemis theo như cách gọi của NASA, Kim là ứng cử viên cho các sứ mệnh Artemis của cơ quan này tới Mặt Trăng và có khả năng thám hiểm cả Sao Hỏa.

Tại lễ tốt nghiệp phi hành gia ở Houston, Thượng nghị sĩ Ted Cruz (R., Texas) đã nói đùa rằng thật nực cười khi Kim đã là một lính SEAL của Hải quân và là một bác sĩ được đào tạo tại Harvard. “Ông ấy có thể giết bạn rồi hồi sinh bạn”, Cruz nói tếu, “và làm tất cả những điều đó trong không gian”.

Anh ấy đã phóng lên không gian vào hôm thứ Ba, ngày 8-4-2025,  trong một khoang của phi thuyền Soyuz, đến Trạm vũ trụ quốc tế với hai phi hành gia người Nga. Trong một cuộc họp báo gần đây từ Star City, Nga, anh ấy đã được hỏi về thách thức lớn nhất trong nhiệm vụ của mình.

NASA astronaut Jonny Kim is on his way to the International Space Station early Tuesday.

Kim nhắc đến những tháng anh dành để học thêm một kỹ năng nữa, vì hành trình vào không gian của anh không được thực hiện bằng tiếng Anh. “Phần khó nhất chắc chắn là học tiếng Nga”, anh nói.

Hiểu thêm về Mỹ và Trump

Hiểu thêm về Mỹ và Trump

05:02 | Posted by BVN4

Lê Nguyên Vỹ

Chưa hề có phong trào dân túy nào, kể cả Đức Quốc xã và Cộng sản dám thách đấu toàn thế giới trong những tháng đầu tiên cầm quyền như phong trào Maga mà ông Trump làm thủ lĩnh.

Ngay tháng đầu tiên nắm quyền, Trump tinh gọn chính phủ, giải thể vô số cơ quan và nhân viên chính phủ dọn đường tư nhân hoá phần lớn hệ thống nhà nước, phù hợp yêu cầu của các ông chủ lớn như Elon Musk muốn thu hẹp hoạt động chính phủ, cũng như bãi bỏ những quy định hạn chế sản xuất kinh doanh, đồng thời thực hiện chính sách bảo hộ thông qua thương chiến toàn cầu, không chỉ dịch chuyển sản xuất quay trở lại Mỹ mà còn nới rộng quyền hành pháp, lấn át Quốc hội bằng sắc lệnh thời chiến và hiếp đáp đồng minh (100 người Mỹ giàu nhất chỉ ra rằng Buffett, Gates, Bloomberg và những người khác hoàn toàn không phải là điển hình. Hầu hết những tỷ phú giàu nhất Hoa Kỳ có xu hướng cắt giảm thâm hụt và thu hẹp chính phủ bằng cách cắt giảm hoặc tư nhân hóa các chế độ phúc lợi an sinh xã hội được đảm bảo(https://www.theguardian.com/…/billionaire-stealth…)).

Trước đây nhiều vị tổng thống Mỹ đã muốn tinh gọn hệ thống nhà nước, nhưng thời đó công nghệ chưa phát triển; hệ thống điều hành nhà nước dựa cậy hoàn toàn vào hệ thống nhân sự nên thành công hạn chế, tuy nhiều chính quyền cũng đã giải thể hằng trăm cơ quan, hăng trăm ngàn nhân viên.

– Tổng thống Theodore Roosevelt bổ nhiệm Ủy ban Keep vào năm 1905 có nhiệm vụ xử lý quan liêu bao cấp.

(https://en.wikipedia.org/…/Committee_on_Department_Methods)

– Ủy ban Quản lý Hành chính của Tổng thống Franklin D. Roosevelt, thường được gọi là Ủy ban Brownlow thành lập vào ngày 22 tháng 3 năm 1936 và  được giao cho nhiệm vụ phát triển các đề xuất tái tổ chức nhánh hành pháp.

(https://en.wikipedia.org/wiki/Brownlow_Committee)

– Ủy ban Hoover, tên chính thức là Ủy ban Tổ chức Nhánh hành pháp của Chính phủ, là một cơ quan do Tổng thống Harry S. Truman bổ nhiệm vào năm 1947 để đề xuất những thay đổi về mặt hành chính trong Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ.

– Ủy ban Hoover thứ hai được Quốc hội thành lập vào năm 1953 trong thời kỳ quyền của Tổng thống Dwight D. Eisenhower. Ủy ban này cũng do Hoover (lúc đó gần 80 tuổi) đứng đầu. Ủy ban thứ hai đã gửi báo cáo cuối cùng của mình tới Quốc hội vào tháng 6 năm 1955.

(https://en.wikipedia.org/wiki/Hoover_Commission)

– Khảo sát Kiểm soát Chi phí của Khu vực Tư nhân (PSSCC), thường được gọi là Ủy ban Grace, là một cuộc điều tra do Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan yêu cầu, được ủy quyền trong Lệnh hành pháp 12369 vào ngày 30 tháng 6 năm 1982. Khi thực hiện, Tổng thống Reagan đã sử dụng cụm từ nổi tiếng hiện nay: “Làm sạch đầm lầy”.

– Đối tác quốc gia về tái thiết chính phủ (NPR) là sáng kiến ​​cải cách chính phủ Hoa Kỳ do Phó Tổng thống Al Gore khởi xướng vào năm 1993. Mục tiêu của sáng kiến ​​này là khiến chính phủ liên bang “hoạt động tốt hơn, ít tốn kém hơn và đạt được kết quả mà người Mỹ quan tâm” [1]. Sáng kiến ​​này nhằm mục đích hợp lý hóa các quy trình, cắt giảm thủ tục hành chính (tập trung vào chi phí chung vượt quá các vấn đề có thể giải quyết theo luật định) và triển khai các giải pháp sáng tạo. NPR hoạt động cho đến năm 1998.

Trong năm năm hoạt động, nó đã thúc đẩy những thay đổi đáng kể trong cách thức hoạt động của chính phủ liên bang, bao gồm việc loại bỏ hơn 100 chương trình, loại bỏ hơn 250.000 việc làm liên bang, hợp nhất hơn 800 cơ quan và chuyển giao kiến ​​thức của tổ chức cho các nhà thầu. NPR đã giới thiệu việc sử dụng các phép đo hiệu suất và khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng, đồng thời khuyến khích sử dụng công nghệ bao gồm Internet. NPR được công nhận là một thành công và có tác động lâu dài theo các quan chức chính phủ đã làm việc hoặc chịu ảnh hưởng của nó dưới thời chính quyền Bill Clinton và George W. Bush.

(https://en.wikipedia.org/…/National_Partnership_for…)

– Dự án Cải cách An ninh Quốc gia (PNSR) được thành lập vào năm 2006 là một tổ chức phi lợi nhuận phi đảng phái được Quốc hội Hoa Kỳ giao nhiệm vụ đề xuất các cải tiến cho hệ thống an ninh quốc gia Hoa Kỳ. 

(https://en.wikipedia.org/…/Project_on_National_Security…)

Nay công nghệ phát triển vượt bậc, hệ thống chính phủ hoạt động không theo kịp khiến các hoạt đông kinh doanh bị những quy định lạc hậu hạn chế. Mười năm trở lại đây các nhà kinh doanh công nghệ rất nhiều lần kêu gọi hãy để kinh doanh tự do phát triển không bị kềm chế (công nghệ số đẩy chủ nghĩa tư bản thị trường tự do, thương mại tự do đến ngã ba đường: https://www.wsj.com/…/digital-technology-drives-free…).

Không phải vô cớ Đảng Cộng hoà và các nhà tỷ phú công nghệ ủng hộ Trump.

Nhưng thương chiến là một câu chuyện dài với nhiều thất bại ở quá khứ (Đạo luật thuế quan Smoot-Hawley (1930). Việc thông qua dự luật đã gây ra sự phản đối ngay lập tức từ các đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ, với 10 trong số họ thông qua các biện pháp trả đũa. Pháp áp đặt mức thuế nặng đối với ô tô do Hoa Kỳ sản xuất và Canada tăng thuế đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ trong khi giảm thuế đối với hàng hóa của Anh. Các quốc gia như Ý và Thụy Sĩ cũng chứng kiến ​​lời kêu gọi tẩy chay hoàn toàn các sản phẩm của Hoa Kỳ.

Do các biện pháp trả đũa kết hợp với tác động liên tục của cuộc Đại suy thoái, trong vài năm tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ đã giảm 66%.

Thuế quan cuối cùng đã bị bãi bỏ vào năm 1934 bởi Tổng thống Franklin D. Roosevelt, người đã thay thế chúng bằng các thỏa thuận song phương được đàm phán trực tiếp với từng quốc gia. Đạo luật Thuế quan Smoot-Hawley kể từ đó đã được trích dẫn như một ví dụ về chính sách thương mại “làm bần cùng hóa hàng xóm” có hại.

Xung đột sản xuất và bán dẫn giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản (xảy ra vào những năm 1980)

Trong khi đó, Hiệp định Plaza đa phương được ký kết năm 1985 tại Khách sạn Plaza ở Thành phố New York nhằm mục đích tăng xuất khẩu của Hoa Kỳ bằng cách cho phép đồng đô la mất giá so với các loại tiền tệ khác.

Bất chấp những nỗ lực này, thâm hụt thương mại (giữa Mỹ) với Nhật Bản vẫn ở mức cao trong suốt những năm 1980. Cuối cùng, nó sẽ được giải quyết không phải bằng chính sách thương mại mà bằng các yếu tố kinh tế rộng hơn, vì bong bóng tài sản của Nhật Bản vào những năm 1990 đã dẫn đến hơn một thập kỷ trì trệ kinh tế.

Cuộc chiến chuối (1993-2009)

Tranh chấp kéo dài thêm một thập kỷ nữa cho đến khi cuối cùng được giải quyết vào năm 2009. EU đã đồng ý giảm thuế nhập khẩu chuối từ Mỹ Latinh, trong khi các nước Caribe vẫn tiếp tục được miễn thuế khi tiếp cận thị trường EU cũng như được EU thanh toán một lần để bù đắp chi phí cạnh tranh gia tăng.

Thuế thép của Mỹ-EU (2002-2003)

Ngành sản xuất thép của Mỹ, từng chiếm hơn một nửa sản lượng toàn cầu, đã gặp khó khăn kể từ những năm 1980, giảm xuống còn dưới 10% vào đầu những năm 2000. Để đáp lại hoạt động vận động hành lang của ngành, chính quyền George W. Bush năm 2002 đã áp dụng mức thuế “bảo hộ” đối với thép nhập khẩu lên tới 30%.

Động thái này đã vấp phải sự phản đối từ các đối tác thương mại của Hoa Kỳ như Hàn Quốc, Nga và Liên minh châu Âu, những nước ngay lập tức đưa ra đề xuất áp thuế trả đũa đối với thịt gà, hàng dệt may và hãng hàng không của Mỹ.

Hơn nữa, thuế quan làm tăng giá cho các ngành công nghiệp của Mỹ mua thép làm nguyên liệu đầu vào, dẫn đến ước tính mất gần 200.000 việc làm trong lĩnh vực tiêu thụ thép – nhiều hơn tổng số việc làm của ngành công nghiệp thép Hoa Kỳ. Năm 2003, Tổ chức Thương mại Thế giới đã ra phán quyết chống lại thuế quan và chúng đã bị bãi bỏ ngay sau đó.

Ngay khi tôi viết bài này, Trump không như các chính phủ trước áp thuế từng phần các quốc gia. Ông ra sắc lệnh áp thuế toàn cầu, TRỪ NGA?

Và (có vẻ) các quốc gia còn lại đang kết đoàn chống trả (bằng nhiều hình thức?).

Mọi sự còn ở phía trước. Thành công hay thất bại không ai biết, kể cả Trump. Nhưng dù Trump thành công hay thất bại, lịch sử loài người sẽ lật trang sử mới; hoặc thế giới (tiếp tục) tĩnh lặng dưới bóng đô hộ thương mại toàn cầu của Hoa Kỳ hoặc sóng gió nổi lên nhấn chìm mọi trật tự vốn có thay bằng trật tự mạnh được, yếu thua trước khi định hình trật tự đa cực.

Chuyện người là vậy, còn chuyện trong nước thì sao? 

Trước mắt Mỹ sẽ áp thuế lên Việt Nam 46%!

L.N.V.

Nguồn: FB Lê Nguyên Vỹ


 

NẾU KHÔNG CÓ TÌNH YÊU

Gieo Mầm Ơn Gọi 

Nếu không có tình yêu,

Bổn phận khiến người ta dễ nóng giận.

Nếu không có tình yêu,

Trách nhiệm đẩy người ta tới chỗ bất nhã.

Nếu không có tình yêu,

Công bằng làm cho người ta đâm ra tàn nhẫn.

Nếu không có tình yêu,

Sự thật biến người ta thành kẻ ưa xoi mói.

Nếu không có tình yêu,

Sự khôn ngoan dẫn dắt bạn tới chỗ láu cá.

Nếu không có tình yêu,

Sự đon đả biến người ta thành kẻ giả dối.

Nếu không có tình yêu,

Sự am hiểu đẩy bạn trở thành kẻ cố chấp.

Nếu không có tình yêu,

Quyền lực khiến người ta trở thành kẻ áp bức.

Nếu không có tình yêu,

Danh tiếng làm bạn trở thành kẻ kiêu ngạo.

Nếu không có tình yêu,

Của cải làm con người ta trở nên tham lam.

Nếu không có tình yêu,

Lòng tin biến thành kẻ cuồng tín.

Nếu không có tình yêu,

Trên đời này bạn không là gì cả.

St


 

Giá trị Mỹ- Bông Lau

Ba’o Tieng Dan

08/04/2025

Bông Lau

Các chính khách Mỹ đã phản bội đồng minh VNCH dẫn đến cái chết đau thương của một chính thể dân chủ. Nhưng những người Mỹ có lương tâm nhân ái hào hiệp và yêu lý tưởng tự do còn rất nhiều. Họ là biểu tượng của giá trị Mỹ có từ thời lập quốc cách đây mấy trăm năm khi cha ông họ cũng trốn chạy từ những vùng đất bất hạnh khắp nơi trên thế giới, để thành lập một quê hương thứ hai có tự do dân chủ cho đến bây giờ. Quê hương yêu quý này có tượng Nữ Thần Tự Do là biểu tượng ánh đuốc soi sáng lý tưởng và giá trị Mỹ.

Khi bỏ rơi VNCH, người Mỹ không phải cứu vớt người tỵ nạn Việt Nam ở thời điểm 30 tháng 4 năm 1975 và sau đó là những thuyền nhân “boat people” sau năm 1975, nhưng vì trách nhiệm, lòng hào hiệp, và nhân đạo. Họ không phải mở rộng vòng tay để đón nhận những sỹ quan VNCH trong chương trình HO nhưng trách nhiệm và lòng thủy chung vẫn còn đối với những người đã từng chiến đấu bên nhau vì lý tưởng tự do.

Khi Sài Gòn thất thủ, một viên Thiếu tá Không quân VNCH lái một chiếc máy bay quan sát L19 nhỏ chở vợ và năm đứa con bay vòng quanh chiếc hàng không mẫu hạm của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ ở biển đông. Viên Thiếu tá phi công này chưa bao giờ đáp máy bay trên hàng không mẫu hạm bao giờ. Hạm trưởng tàu sân bay lo sợ chiếc L19 sẽ gây ra tai nạn khi đáp xuống sân đáp đã chất đầy trực thăng đủ loại của VNCH đã đáp trước đó. Nhưng một quyết định nhanh chóng của Hạm trưởng mà không cần xin phép cấp trên, là quăng xuống biển mười mấy chiếc trực thăng đáng giá mấy chục triệu đô la để có chỗ cho chiếc L19 đáp. Để cứu mạng một gia đình 7 người vì nó quý giá hơn mấy chục triệu đô la. Lòng hào hiệp đó là giá trị Mỹ.

Thiếu tá Lý Bửng lái chiếc L19 được các ký giả phỏng vấn tại chỗ sau khi đáp. Hình bên phải, ông chụp khi đã an cư lạc nghiệp trên quê hương thứ hai này.

Trong một đơn vị Nhảy Dù VNCH do Đại Úy Ngô Quang Trưởng chỉ huy, có một Đại úy Cố vấn Mỹ tên Norman Schwarzkopf. Trong một trận giao tranh ác liệt với Việt Cộng, làm nhiều binh sĩ Nhảy dù VNCH thương vong. Schwarzkopf gọi máy bay trực thăng Mỹ đến để chở xác chết lính Nhảy dù VNCH về hậu cứ. Một phi công Mỹ lái trực thăng UH1 từ chối chở xác chết lính Việt Nam và chửi thề “Tao sẽ không chở mấy cục c*t trên máy bay”, có lẽ sợ bị dơ vì máu me.

Đại úy Norman Schwarzkopf nhảy lên đứng trên càng trực thăng bên hông phòng lái, rút súng Colt45 và quát viên phi công Mỹ: Nếu mày không chở, tao sẽ bắn nát óc mày. Theo luật chiến trường thì sĩ quan cố vấn có quyền ra lịnh cho phi công Mỹ. Đại úy Norman Schwarzkopf đã thể hiện tình chiến hữu thủy chung với binh sĩ đồng minh của mình. Đó là giá trị Mỹ.

Và Đại úy Norman Schwarzkopf trở thành một danh tướng của Quân lực Hoa Kỳ. Xạ thủ đã đọc cuốn sách của ông viết “It Doesn’t Take a Hero”.

Những người tỵ nạn Việt Nam hãy nhớ lấy, tại sao Hoa Kỳ mở rộng vòng tay đón nhận mình. Xin đừng bao giờ quên giá trị cao quý của quê hương thứ hai này.

_______

Thêm một số hình ảnh:

Đại úy Cố vấn Mỹ Norman Schwarzkopf đang dìu một thương binh Nhảy dù VNCH. Nguồn: Peter Arnett/ AP

Tháng 2 năm 1970, một hạ sĩ quan Mỹ được nhìn thấy đã đi ra khỏi đường để đưa những người dân làng lớn tuổi đến nơi an toàn. Mặc trang phục truyền thống của Việt Nam và đi chân trần, bà cụ tội nghiệp không thể theo kịp những người lính. Nguồn: Past Chronicles

Một binh sĩ Mỹ đang vui đùa với hai em nhỏ Việt Nam.

Trung úy John Henry Welch III (1942-1967) với trẻ em Việt Nam. Nguồn: John Henry Welch, III

Tổng thống Gerald Ford ra đón và bồng một em bé trong đợt di tản cô nhi vào cuối tháng 4 năm 1975. Ảnh trên mạng


 

Đấng đã sai tôi vẫn ở với tôi; Người không để tôi cô độc (Ga 8:29) – Cha Vương

Chúc bình an đến bạn và gia đình nhé! Nguyện xin ân sủng và tình yêu của Chúa lấp đầy tim bạn hôm nay và mãi mãi.

Cha Vương

Thứ 3, 5MC: 8/4/2025

TIN MỪNG: Chúa Giêsu nói: “Đấng đã sai tôi vẫn ở với tôi; Người không để tôi cô độc, vì tôi hằng làm những điều đẹp ý Người.” (Ga 8:29)

SUY NIỆM: Một câu nói rất chí lý của Thánh Phanxicô đệ Salê đã giúp mình thay đổi thái độ 180 độ khi phải đương đầu với những điều ngoài ý muốn. Ngài nói: “Chúa trồng con ở đâu, con nở hoa ở đó.”

Đoạn Tin Mừng hôm nay ngắc nhở bạn phải luôn tìm ra thánh ý Chúa trong mọi sự và hãy hằng làm những gì đẹp ý Người. Thiên Chúa muốn bạn phải biết yêu thương vì chính bạn đã được yêu thương, muốn bạn được đầy tràn niềm tin và hy vọng, và muốn bạn bước vào cuộc sống sung mãn. 

Hạnh phúc thực sự sẽ đến một khi bạn chu toàn và bước đi trong đường lối mà Chúa đã vạch ra cho bạn. Khi bạn khám phá ra thánh ý của Chúa và làm những gì Ngài muốn bạn thực hiện trong cuộc đời thì “cây cuộc đời” của bạn sẽ bắt đầu sinh hoa kết trái. 

Đôi lúc thánh ý Chúa có thể đi nghịch lại với những gì bạn dự tính hay phác hoạ, và cũng có thể mời gọi bạn chấp nhận một thực tại đầy cam go khó có thể vượt qua nổi. Cho dù khó khăn đến đâu bạn hãy nhớ rằng: “Chúa vẫn ở với bạn!” 

Mời bạn hãy can đảm và tín thác vào sự quan phòng của Chúa để được thư thái và bình an, cho dù hoàn cảnh bên ngoài xem ra có vẻ hơi bất lợi đó. 

LẮNG NGHE: Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi. (Mt 12:50)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, xin nghe lời con cầu khẩn, tiếng con kêu, mong được thấu tới Ngài. (Tv 101:2)

THỰC HÀNH: Đọc chậm và suy niệm Kinh Lạy Cha 

From: Do Dzung

**********************

THÁNH Ý CHÚA – HIỆP LỄ – Lm Thái Nguyên

Thương Chiến Mỹ Trung Cộng: Ai yếu thế hơn?

Theo TTX Reuters Anh

BẮC KINH/THÂM QUYẾN, ngày 8 tháng 4 (Reuters) –
Bắc Kinh, cảm thấy bị dồn vào chân tường bởi cuộc tấn công thuế quan ngày càng tăng của Hoa Kỳ vào Trung Cộng và bất kỳ quốc gia nào mua hoặc lắp ráp hàng hóa Trung Cộng, đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh kinh tế tiêu hao.
Tuần trước, Washington đã áp thuế nhập khẩu ít nhất 10% đối với hầu hết toàn thế giới và mức thuế cao hơn nhiều đối với các quốc gia như Việt Nam, nơi các nhà máy Trung Cộng đã chuyển dịch sản xuất đến đó. Điều này đã gây ra sự trả đũa từ Trung Cộng, tiếp theo là những lời đe dọa leo thang tấn công thuế quan mới từ Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.

“Bất kể, ai đầu hàng trước sẽ trở thành nạn nhân”, một cố vấn chính sách Trung Cộng cho biết, yêu cầu giấu tên do tính nhạy cảm của chủ đề. “Vấn đề là ai có thể cầm cự lâu hơn”. Tuy nhiên, Trung Cộng không có lựa chọn nào là tối ưu cả. Họ sẽ cố tìm kiếm các thị trường thay thế khác ở Châu Á, Châu Âu và phần còn lại của thế giới, nhưng đây có thể không phải là một lối thoát lớn lao gì.

Các quốc gia khác có thị trường nhỏ hơn nhiều so với Hoa Kỳ và nền kinh tế địa phương cũng bị ảnh hưởng bởi thuế quan. Nhiều quốc gia cũng cảnh giác với việc cho phép nhiều sản phẩm giá rẻ của Trung Cộng vào hơn.

Trong nước, phá giá tiền tệ sẽ là cách đơn giản nhất để giảm bớt tác động của thuế quan nhưng điều đó có thể gây ra dòng vốn chảy thoát ra, đồng thời cũng gây mất lòng các đối tác thương mại mà Trung Quốc có thể cố gắng thu hút. Cho đến nay, Trung Quốc chỉ cho phép đồng nhân dân tệ mất giá rất hạn chế.

Có thể sẽ có thêm nhiều khoản trợ cấp, hoàn thuế xuất khẩu hoặc các hình thức kích thích khác, nhưng điều này cũng có nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng dư thừa công suất công nghiệp và gây thêm áp lực giảm phát .
Các nhà cố vấn kinh tế đã ủng hộ các chính sách thúc đẩy nhu cầu mua sắm ỏ trong nước từ nhiều năm qua. Nhưng bất chấp những tuyên bố của Bắc Kinh, vẫn chưa có nhiều hành động được thực hiện để tăng đáng kể mức tiêu dùng của hộ gia đình, vì những thay đổi chính sách táo bạo cần thiết có thể gây gián đoạn cho ngành sản xuất trong ngắn hạn.
Việc đáp trả bằng thuế quan và kiểm soát xuất khẩu hàng hiếm của họ có thể không hiệu quả lắm, vì Trung Quốc vận chuyển hàng hóa đến Hoa Kỳ nhiều gấp ba lần so với khoảng 160 tỷ đô la mà họ nhập khẩu. Nhưng đó có thể là lựa chọn duy nhất nếu Bắc Kinh tin rằng họ có ngưỡng chịu đau cao hơn Washington.
Political cartoon U.S. Trump china tariffs trade war | The Week
Cho đến nay, Trung Quốc đã phản ứng với mức thuế bổ sung 34% của Hoa Kỳ vào tuần trước bằng một khoản thuế trả đũa tương tự. Khi Trump đe dọa leo thang với mức tăng thêm 50%, Bắc Kinh tuyên bố sẽ ” chiến đấu đến cùng “.
Arthur Kroeber, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Gavekal, cho biết: “Trung Quốc không thể gây ra nhiều đau đớn cho Hoa Kỳ như những gì họ phải chịu, vì họ có thặng dư thương mại lớn và, ngoài đất hiếm, vẫn còn nhiều thứ để mất từ ​​các biện pháp kiểm soát xuất khẩu”.
“Nhưng giờ đây điều đó không còn quan trọng nữa. Tín hiệu từ động thái của Bắc Kinh là họ sẽ đẩy lùi nỗ lực thống trị của Hoa Kỳ và họ hoàn toàn vui vẻ khi tham gia vào một cuộc chiến tranh tiêu hao kinh tế.”…
Trung Quốc đã thể hiện rõ điều đó vào thứ Sáu khi bổ sung bảy loại đất hiếm vào danh sách kiểm soát xuất khẩu, một động thái đe dọa cắt đứt nguồn cung cấp vật liệu mà các ngành công nghệ và quốc phòng của Hoa Kỳ phụ thuộc.
Bắc Kinh vẫn giữ quyền lựa chọn mở rộng kiểm soát đối với 10 loại đất hiếm khác hoặc cấm hoàn toàn việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Nếu không thể đạt được thỏa thuận nhanh chóng, thì nó có thể trở thành một cuộc chiến về ý chí chính trị, nơi một số nhà phân tích tin rằng Bắc Kinh đang chiếm thế thượng phong.
Hàng ngàn người biểu tình đã tập trung tại Washington và các thành phố trên khắp Hoa Kỳ vào cuối tuần để phản đối Trump, người cũng đang phải đối mặt với sự chỉ trích nặng nề từ Phố Wall vì tình trạng hỗn loạn trên thị trường toàn cầu do thuế quan của ông gây ra.
Political Cartoon U.S. China tariffs raise | The Week
Zhiwu Chen, giáo sư tài chính tại Trường Kinh doanh HKU, cho biết:
“Trump phải đối mặt, hoặc ít nhất là các chính trị gia Cộng hòa phải đối mặt với rất nhiều áp lực bầu cử, và truyền thông Mỹ vẫn khá tự do”, ông nói. “Vì vậy, tôi nghĩ khả năng đấu tranh chính trị với Trung Quốc của Trump không lớn lắm”.

Vợ nhặt rác nuôi con, tìm chồng mất tích…-Truyện ngắn HAY

Kimtrong Lam

Vợ nhặt rác nuôi con tìm chồng mất tích suốt 15 năm không ngờ kẻ bội bạc vì ham phú quý mà bỏ vợ con …

Giữa cái nắng tháng Sáu như thiêu đốt của thành phố, tiếng còi xe inh ỏi, những người vội vã lướt qua mà chẳng mảy may để ý đến một người đàn bà đang cặm cụi moi từng chai nhựa từ đống rác lớn.

Phận đời những người mẹ "bới rác tìm cơm" tại bãi rác lớn nhất Đà Nẵng ...

Hương – gầy guộc, khuôn mặt rám nắng nhưng ánh mắt vẫn sáng – là một người quen mặt trong khu xóm lao động dưới chân cầu Chữ Y. Cô không ăn xin, không than trách, chỉ nhẫn nại đi nhặt ve chai để nuôi đứa con trai ăn học.

Ngày nào cũng vậy, từ 4h sáng đến tối mịt, Hương kéo chiếc xe ba gác sắt cũ kĩ, lang thang khắp ngõ hẻm, tìm từng lon bia, vỏ nước suối. Trưa, cô ăn cơm nguội chan nước mắm, tối lại đun nước bằng củi vụn lượm về từ bãi rác.

Người ta thương thì gọi cô là “chị Hương ve chai”, người xấu miệng thì xì xào: “Bị chồng bỏ, con hoang!”. Nhưng Hương chẳng màng.

Chỉ có một điều, ngày nào cô cũng lặng lẽ ghi dấu vào cuốn sổ nhỏ, đếm từng năm tháng chồng mất tích: “Năm thứ 15, tháng thứ 3, ngày thứ 11… chưa thấy anh.”

Bin – con trai của Hương – năm nay đã học lớp 9. Cậu bé gầy gò nhưng nhanh nhẹn, lễ phép và học giỏi. Mỗi buổi chiều tan trường, thằng bé lại lao đến phụ mẹ phân loại chai lọ, rồi mới về ngồi học dưới ánh đèn dầu.

Trash piles up in Vietnam’s Hoi An as residents block access to major ...

Bin chưa từng thấy mặt cha ngoài tấm ảnh đen trắng mẹ vẫn giữ. Cậu bé từng hỏi:

— Mẹ, cha con đi đâu rồi?

— Đi làm xa, rồi mất liên lạc. Nhưng mẹ tin, một ngày nào đó, cha sẽ quay về.

Câu trả lời ấy như mũi dao cứa vào lòng. Có những đêm, Hương ngồi tựa vào vách tường, nhìn con ngủ say rồi âm thầm khóc. Cô không dám nói rằng có lúc cô đã nghĩ: “Có khi nào anh ấy… đã bỏ rơi mẹ con mình?”

Nhưng rồi, chỉ cần nhìn Bin – đứa con mang gương mặt giống chồng y đúc – cô lại mềm lòng, lại thắp hy vọng…

Một ngày cuối năm, Hương được thuê gom rác ở khu biệt thự cao cấp quận 7. Người giúp việc ở đây tốt bụng, hay gọi cô đến dọn dẹp và cho đồ ăn thừa. Khi đang cột bao rác, một chiếc Lexus sang trọng lao đến, cửa kính hạ xuống.

Người đàn ông mặc vest đen bước xuống.

Hương đứng sững.

Là anh! Là Nam! Không thể nhầm được!

Cô lắp bắp, tay run rẩy kéo khẩu trang xuống:

— Anh Nam… có phải… là anh không?

Người đàn ông kia khựng lại. Đôi mắt thoáng dao động, rồi lập tức lạnh băng:

— Cô là ai? Nhầm người rồi!

Hương không tin vào tai mình. Cô lao tới, nắm lấy tay áo anh:

— Tôi là Hương! Là vợ anh! Là người anh bỏ lại với đứa con thơ suốt 15 năm!

Người đàn ông giật tay ra như gặp kẻ điên. Bảo vệ chạy đến, đẩy cô ra, còn ông ta lạnh lùng nói:

— Cô đừng đến đây nữa. Tôi không biết cô là ai.

Đêm đó, Hương ngồi thẫn thờ trước căn chòi tạm. Bin vừa ngủ, cô vừa ngắm con vừa nuốt nỗi đau vào lòng.

Hương bắt đầu tìm hiểu.

Bà giúp việc biệt thự vô tình buột miệng rằng “ông chủ tên là Trịnh Minh Quân – vợ tên Trâm, con gái học đại học quốc tế”. Cô nhờ người quen làm bảo vệ tra hộ danh tính, số căn cước – tất cả đều trùng khớp với Nguyễn Văn Nam, chồng cô. Chỉ có điều… anh ta đã đổi tên, đổi quê, khai là độc thân trước khi cưới bà Trâm.

Thì ra… anh không hề mất tích. Anh đã chọn rời bỏ. Chọn cuộc đời giàu sang bên người đàn bà khác.

Bin được chọn tham gia cuộc thi “Gửi cha – người con chưa từng gặp”. Cậu viết:

“Cha ơi, con chưa từng được gọi cha một lần. Mẹ nói cha con đi làm xa, rồi mất tích. Con tin cha là người tốt, chỉ bị lạc đường. Nhưng… nếu cha còn sống… tại sao cha không về?”

Bài viết của Bin được đăng báo. Hàng nghìn lượt chia sẻ. Một luật sư già từng làm công ty cũ của Nam – ông Khang – đọc được bài viết và nhận ra Nam. Ông tìm đến Hương:

— Tôi biết anh ta. Anh ta từng là nhân viên của tôi trước khi đổi tên và cưới cô Trâm. Cô có cần tôi giúp?

Hương siết chặt tay, gật đầu. Không phải để đòi quyền lợi. Mà để trả lại công bằng cho con trai mình.

Hương thuê luật sư nộp đơn lên tòa dân sự, yêu cầu xét nghiệm ADN giữa Nam và Bin. Kết quả: Trùng khớp 99.99%.

Truyền thông vào cuộc.

Khi bà Trâm – vợ của Nam – biết được chuyện, bà choáng váng. Bà từng tin tưởng chồng tuyệt đối. Nhưng giấy tờ không biết nói dối.

Nam bị ép phải đối mặt. Cuối cùng, trong cuộc họp báo chớp nhoáng, trước hàng loạt phóng viên, ông ta cúi đầu:

— Tôi xin lỗi. Tôi đã bỏ lại quá khứ… và người vợ tào khang năm xưa. Tôi không xứng đáng làm cha của đứa bé đó.

Nam tìm đến chòi nhỏ của mẹ con Hương, quỳ gối:

— Anh sai rồi. Tha thứ cho anh… Cho anh một cơ hội chuộc lỗi…

Bin đứng sau cánh cửa, không bước ra. Cậu bé nhìn người đàn ông kia, gương mặt giống mình, nhưng xa lạ đến đau lòng.

Hương chỉ đáp:

— Anh về đi. Đừng đến nữa. Tôi tha thứ… nhưng không quên. Bin không cần một người cha chỉ biết chạy trốn.

Nam gục đầu, lặng lẽ quay đi. Từ đó, không ai còn thấy ông ta xuất hiện ở thành phố.

Một năm sau, Bin thi đậu vào trường chuyên, được cấp học bổng toàn phần nhờ bài văn gây chấn động.

Một mạnh thường quân – chính là ông Khang – tặng mẹ con Hương một căn nhà nhỏ ở quận ven. Hương vẫn tiếp tục nhặt ve chai, nhưng lần này là để duy trì cuộc sống, không còn là sinh tồn.

Mỗi tối, cô ngồi đọc sách, đợi con học về. Cuộc sống đơn giản, nhưng ấm áp.

Hương viết vào cuốn sổ cũ:

“Năm thứ 16, tháng thứ 1: Tôi ngừng đợi anh.”


 

ĐƯỢC GIƯƠNG CAO – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

 (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế) 

“Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ, các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu!”.

“Thiên đàng quan tâm đến thập giá Chúa Kitô! Địa ngục khiếp hãi nó! Đang khi loài người – những sinh vật duy nhất – ít nhiều bỏ qua ý nghĩa của nó! Ơn cứu độ thế giới chỉ đến khi Chúa Kitô được giương cao, nghĩa là từ thập giá của Ngài! Chúa Kitô đã đến để trả một món nợ không mắc; bởi lẽ, chúng ta nợ Thiên Chúa một món nợ không bao giờ trả nổi!” – Oswald Chambers.

Kính thưa Anh Chị em,

Đồng tình với Chambers, Lời Chúa hôm nay tiết lộ một sự thật: ơn cứu độ chỉ đến từ thập giá của Chúa Kitô khi Ngài ‘được giương cao!’. Bởi lẽ, sẽ không có sự cứu rỗi nào chỉ trong các ý tưởng viển vông, trong ước muốn hay trong sự sẵn lòng của một ai đó; nó phải phát xuất từ lòng thương xót vô bờ của một ‘Ai đó’ – Thiên Chúa!

Rắn lửa – tượng trưng cho tội lỗi – bò ra cắn chết nhiều người khi Israel kêu trách Chúa; Môsê van xin, Ngài bảo, “Ngươi hãy làm một con rắn và treo lên một cây cột. Tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống!” – bài đọc một. Rắn đồng được treo lên đã cứu một dân – tượng trưng cho Chúa Kitô – Đấng ‘được giương cao’ sẽ cứu muôn dân. Ngài chuốc lấy mọi độc tố của tội; nhờ đó, nhân loại được chữa lành.

Thật thú vị, ‘được giương cao’ không chỉ đề cập đến việc Chúa Kitô chịu treo trên thập giá mà còn bao hàm việc Chúa Cha tôn vinh Ngài, “Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ, các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu!” – Tin Mừng hôm nay. “Tôi Hằng Hữu!”, một danh hiệu chỉ dành cho Thiên Chúa. Chúa Giêsu cho phép chúng ta chiêm ngắm Ngài trong vinh quang khi Ngài ngự bên hữu Chúa Cha. Dẫu vậy, với Gioan, thập giá vẫn là khoảnh khắc vinh hiển, đỉnh điểm chiến thắng trong sứ mệnh Chúa Cha trao cho Ngài.

Rồi đây, trước thượng hội đồng, Phêrô sẽ lên tiếng, “Dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta nhờ vào danh đó mà được cứu độ!”. Như thế, ơn cứu độ của nhân loại chỉ đến từ thập giá Chúa Kitô. Chân lý này mời gọi chúng ta rướn mình lên khỏi mọi tầm thường, noạ tính và tội lỗi, để với tới Ngài, Đấng ‘được giương cao’ để chữa lành và ban ơn tha thứ. Chạm được Ngài, bạn và tôi chạm được ơn cứu độ!

Anh Chị em,

“Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ, các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu!”. “Từ thập giá, Chúa Kitô nâng tất cả chúng ta lên. Vì lý do này, tượng chuộc tội – Chúa Kitô chịu đóng đinh – không phải là một vật trang trí, không phải là một tác phẩm nghệ thuật. Tượng chuộc tội là mầu nhiệm về sự ‘hủy diệt’ của Thiên Chúa mà Ngài đã làm vì tình yêu. Trong sa mạc, con rắn đã “nói tiên tri về sự cứu rỗi”. Thật vậy, nó được “nâng lên và bất cứ ai nhìn thấy nó đều được chữa lành”. Nhưng sự cứu rỗi thế giới không được thực hiện “bằng cây đũa thần của một vị thần tạo ra mọi thứ”; thay vào đó, nó được thực hiện bằng sự đau khổ của Con Thiên Chúa và bằng chính cái chết của Ngài!” – Phanxicô.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để con là ‘sinh vật duy nhất’ ít nhiều bỏ qua ý nghĩa của thập giá Chúa, cũng đừng để tội lỗi ghì con xuống; cho con biết rướn lên để trổi dậy mỗi ngày!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế) 

*************************************************

Thứ Ba Tuần V Mùa Chay

Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.       Ga 8,21-30

21 Khi ấy, Đức Giê-su nói với người Do-thái rằng : “Tôi ra đi, các ông sẽ tìm tôi, và các ông sẽ mang tội mình mà chết. Nơi tôi đi, các ông không thể đến được.” 22 Người Do-thái mới nói : “Ông ấy sẽ tự tử hay sao mà lại nói : ‘Nơi tôi đi, các ông không thể đến được’ ?” 23 Người bảo họ : “Các ông bởi hạ giới ; còn tôi, tôi bởi thượng giới. Các ông thuộc về thế gian này ; còn tôi, tôi không thuộc về thế gian này. 24 Tôi đã nói với các ông là các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết. Thật vậy, nếu các ông không tin là Tôi Hằng Hữu, các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết.” 25 Họ liền hỏi Người : “Ông là ai ?” Đức Giê-su đáp : “Hoàn toàn đúng như tôi vừa nói với các ông đó. 26 Tôi còn có nhiều điều phải nói và xét đoán về các ông. Nhưng Đấng đã sai tôi là Đấng chân thật ; còn tôi, tôi nói lại cho thế gian những điều tôi đã nghe Người nói.” 27 Họ không hiểu là Đức Giê-su nói với họ về Chúa Cha. 28 Người bảo họ : “Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu, và biết tôi không tự mình làm bất cứ điều gì, nhưng Chúa Cha đã dạy tôi thế nào, thì tôi nói như vậy. 29 Đấng đã sai tôi vẫn ở với tôi ; Người không để tôi cô độc, vì tôi hằng làm những điều đẹp ý Người.” 30 Khi Đức Giê-su nói thế, thì có nhiều kẻ tin vào Người.