CHÚT TÂM SỰ CÙNG GIUĐA -Lm. Hạ Trân
Lm. Hạ Trân
P/s: Gợi lại chút suy tư nhân đọc đề thi Văn – Kỳ thi Tuyển sinh Đại Chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê khóa XIX: “Hãy viết về ông Giuđa Iscariot trong Tân Ước?” Ai trong chúng ta cảm nghiệm được rằng: mình đã từng có những khoảnh khắc giống Giuđa?
——————————-
Giuđa, anh thân mến!
Dịp Tuần Thánh vừa qua, đang khi chìm vào suy tư, tôi bồi hồi chợt nhớ về đêm tối xa xăm. Sương mù phủ kín suối Kit rôn uốn khúc lượn lờ. Vườn cây dầu đột nhiên ồn ào bởi tiếng lao xao. Một cuộc bố ráp qui mô. Kỳ cục thay, tôi thấy anh lạnh lùng, hăm hở dẫn đầu ba quân vây bắt thầy mình…
Thế rồi, màn đêm âm u đã đẩy cao tấn bi kịch.
Mỉa mai thay, sự phản trắc che đậy bởi nụ hôn nồng nàn của tình thầy trò vào sinh ra tử: “Tôi hôn ai thì đó chính là Người, các anh bắt lấy” (Mt 26, 48). Cái bi đát là tình nghĩa hoen ố bởi cử chỉ âu yếm, thân mật nhất. Một nụ hôn đau hơn ngàn cái tát, nhục nhằn hơn dòng nước mắt, quặn thắt hơn vết thương sâu.
Và thước phim cứu độ tiếp tục được quay với những hình ảnh chóng vánh: Thầy Giêsu bị điệu ra trước tòa Công nghị, bị các thượng tế và hội đồng kết án. Tổng trấn Philatô của Rôma chuẩn y án tử hình thập ác. Thầy Giêsu đã nắm chắc cái chết. Đằng sau bản án oan khiên ấy có lỗi lầm không nhỏ của anh.
Giuđa ơi!
Anh đã lựa chọn lối đi dẫn về ngục tù hun hút. Anh đã đến ở lưng chừng và rồi cũng ra đi lưng chừng: Lưng chừng giữa niềm tin và thất vọng, giữa niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau thương…
Ai đó bảo rằng số phận anh đã được tiền định để đi đến chỗ tiêu vong. Điều này là một nan đề khó phân biệt đúng sai nên tôi không dám luận bàn.
Tuy nhiên, tôi cảm nhận mọi thứ với anh đã từng rất đẹp bên Thầy Giêsu, đúng không nhỉ? Anh đã rong ruổi theo Thầy ngay từ đầu, chia sẻ buồn vui, đói no, thành công hay thất bại. Không yêu sao có thể đi theo lâu đến vậy? Không mến sao có thể hy sinh như thế?
Nhưng điều gì đã diễn ra nơi trái tim khiến anh thay đổi khủng khiếp đến vậy? Tôi nghĩ rằng, việc ôn lại một vài biến cố quan trọng trong cuộc đời anh nhắc nhở tôi những bài học ý nghĩa về cuộc sống và tình yêu đời dâng hiến.
Thứ nhất, phải chăng anh là nạn nhân của nỗi cô độc ngay trong chính hành trình theo Chúa? Anh và Thầy Giêsu cùng các anh em đồng hữu có duyên gặp gỡ nhưng chẳng đủ nợ để chung đường.
Phải chăng con người anh đã nhiều lúc phải đối diện với những khoảng trống vô hồn và những bất an vô định, những tháng ngày mải miết đi trong khu vườn miên viễn rồi chết nghẹt vì mãi không tìm thấy lối ra? Trong thế giới nhỏ bé của anh bộn bề suy nghĩ khác với mọi người. Anh chìm trong mớ cảm xúc hỗn độn, quá nhiều lựa chọn khiến anh mắc kẹt giữa tuổi thanh xuân của chính mình.
Anh cảm thấy cô độc giữa đám đông huynh đệ chi binh. Dù quây quần bên Thầy, bên anh em mà anh vẫn thấy riêng mình “một trời tâm sự.” Đang cùng bạn bè vui đùa sau một ngày dài di chuyển mệt nhọc mà anh vẫn nhủ thầm rằng chẳng ai hiểu lòng ta đang canh cánh một nỗi lòng phục hưng xứ sở, đánh đuổi ngoại bang. Cô độc vì anh tự nhận mình là người Giuđêa duy nhất lọt thỏm giữa đám người Galilê xa lạ…
Thật tai hại, anh đã “lấp đầy” cô đơn bằng sự hiện diện của thế lực đen tối. Nói đúng hơn, Satan đã nhập vào anh (Ga 13, 27). Anh đã không thể đối phó với ông bạn kinh khủng ấy, không kịp chê chán gã ác thần như đã quay lưng với Thầy Giêsu và các bạn hữu.
Sự dữ nhanh chân chiếm giữ tâm hồn và làm anh khốn khổ. Sự việc này nói lên một điều rằng anh đã đánh mất bài học cảnh giác, để cho kẻ thù từng bước len lỏi vào hồn mình.
Kể từ đây, con người anh thêm hoang hoải, chẳng còn gì khác ngoài đôi chân mệt mỏi, đầu óc đầy dẫy toan tính và trái tim thiếu hẳn tình thương.
Thứ hai, tôi không biết anh “trở cờ” với Thầy lúc nào nhưng tôi thấy tâm hồn anh từ lâu đã bị hoen mờ bởi đồng tiền và cả sự tham lam, ích kỷ, biển lận tầm thường, buông chiều theo sự tự do.
Thần tài là một thứ ngẫu tượng hết sức quyến rũ. Thần tài chống lại Thiên Chúa vì nó tạo ra nơi con người một tinh thần khác, nó thay đổi mục đích của nhân đức đối thần. Kinh Thánh đã từng nói: “Lòng yêu mến tiền bạc là căn nguyên của mọi tội lỗi” (1Tm 6, 10).
Anh cũng vậy, anh đã để đồng tiền khuynh loát bản thân. Tính gian tham biểu lộ đặc biệt ở nhà ông Simon, khi người phụ nữ tội lỗi không được mời nhưng lại xông vào nhà rồi đổ dầu thơm trên chân Thầy Giêsu, lấy tóc mà lau, làm cho cả nhà sực nức hương thơm. Trong cái vỏ bọc và bức bình phong hoàn hảo, anh mặc sức tô vẽ mọi thứ theo ý riêng của mình: “Sao lại không bán dầu thơm đó lấy ba trăm quan tiền mà cho người nghèo” (Ga 12, 5).
Tin Mừng còn một lần nữa khắc họa sự dính bén vật chất của anh. Anh phải kiếm chác được một cái gì đó cho thỏa tính tham của mình: “Bây giờ, một trong nhóm Mười Hai, gọi là Giuđa Iscariôt, đến gặp các thủ lãnh, tư tế và mà nói: Tôi nộp ông ấy cho quý vị, quý vị muốn cho tôi bao nhiêu? Họ cho Giuđa ba chục đồng bạc” (Mt 26, 14-15).
Giá phản bội Chúa chẳng cân xứng với giá trị thật chút nào. Anh đâu cần phải bán Chúa mới có được nhúm tiền mà anh có quyền tiêu pha bất cứ lúc nào trong quỹ chung?
Giá như anh đừng quá chăm chút cho riêng mình. Giá như anh cũng hào phóng như người phụ nữ tội lỗi đã làm với Thầy Giêsu. Giá như anh đừng để mình rơi vào khoảng tối điêu linh, huyễn hoặc của lòng đam mê tiền của. Thật buồn là sau tất cả vẫn phải nói: “Giá như…”
Thứ ba, Tin Mừng mô tả anh đã đánh mất niềm hy vọng vào tình thương xót hải hà của Thiên Chúa. Tội ác vừa phạm xong, anh đã cảm thấy chán chường. Tôi đã mừng hụt khi đọc đến đoạn mô tả anh hối hận.
Thế nhưng, chán chường tội lỗi không đủ, đó là bước tiến trên đường đạo đức nhưng chưa hẳn là đạo đức, phải ăn năn thống hối nữa. Có thể anh không hối hận vì Chúa mà là vì mình. Như vậy là giận ghét mình, mà sự giận ghét mình dẫn đến tự vẫn, vì ghét mình tức là giết mình; chỉ khi sự ghét mình kết hợp với lòng mến Chúa mới đáng được cứu rỗi.
Các bản văn Tin Mừng đề cập việc anh thức tỉnh. Thay vì xử sự như Phêrô, cách làm của anh thật tệ hại: Anh đã chọn cho mình sợi dây thừng và tự xử. Tôi không dám mường tượng hình ảnh hãi hùng lúc đó. Chỉ biết là anh đã để lỡ cơ hội.
Anh nên hiểu rằng: trong vòng tay yêu thương của Thiên Chúa, cho dù chậm chạp hay té ngã nhiều đến đâu nữa nhưng nếu biết chỗi dậy thì Người vẫn luôn rộng lòng thứ tha.
Hỡi Giuđa, chàng trai trẻ xứ sở phương Nam!
Đêm nay, tôi viết thư cho anh. Một đêm mưa nhiều nên lối vắng âm u, mây giăng kín trên vòm trời. Không biết giữa khoảng trời này, đêm có còn nhớ đến kẻ tội đồ năm xưa?
Riêng tôi, nhớ về anh, lòng lại thêm phiền não, ủ dột, âu sầu. Những biến cố của cuộc đời không lường kịp, mà phận người thì quá đỗi mỏng manh đã cuốn anh vào thiên thu.
Như sợi chỉ thanh mảnh cố níu kéo những ký ức đang chìm sâu vào nấm mồ tuổi trẻ, thư tôi viết cho anh không mong chờ dòng hồi âm ngắn ngủi.
Dẫu sao, tôi – một đồng hữu đang bước theo Thầy Giêsu – luôn cầu mong số phận sẽ đổi khác với anh, chí ít là trong tích tắc cực ngắn nào đó trên cành cây lơ lửng, Thiên Chúa dủ tình với anh như đã dủ tình với người trộm lành năm xưa. Lúc ấy, tôi có thể nhìn thấy anh rạng rỡ hơn, đúng không?
Mến chào anh trong Thầy Giêsu!
Lm. Hạ Trân
(Bài viết trích trong sách “Lời hứa ghép tim” – NXB. Tôn Giáo, 2021)
Mỹ hủy hơn 300 visa du học sinh vì “đi ngược lợi ích quốc gia”, gây lo ngại trong cộng đồng quốc tế
April 11, 2025
WASHINGTON – Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã thu hồi hơn 300 thị thực (visa) của du học sinh quốc tế tại Mỹ trong năm nay, với lý do những người này có hành vi hoặc tư tưởng bị cho là “đi ngược lại lợi ích quốc gia”, theo thông tin từ Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và Đài CNN.
Đây là một phần trong chiến dịch siết chặt kiểm soát nhập cư và an ninh nội địa, trong đó chính quyền Mỹ nhắm đến các cá nhân bị cho là liên quan đến các hoạt động biểu tình, đặc biệt là phong trào ủng hộ Palestine hoặc có hành vi gây rối như chạy xe quá tốc độ, say rượu khi lái xe, hoặc thể hiện quan điểm chính trị nhạy cảm.
Ông Rubio cho biết, phần lớn các trường hợp bị thu hồi visa có liên quan đến làn sóng biểu tình ủng hộ người Palestine tại Dải Gaza và các hành động “cực đoan” khác. “Mỗi khi phát hiện hành vi điên rồ, chúng tôi sẽ hành động”, ông nói thêm.
Theo dữ liệu từ Inside Higher Ed, số du học sinh bị ảnh hưởng đến từ hơn 80 trường đại học lớn trên khắp nước Mỹ, bao gồm Đại học Oregon, Florida, Colorado, Columbia, Yale, Harvard và Stanford.
Tác động lan rộng và phản ứng lo ngại
Nhiều video trên mạng xã hội cho thấy các vụ cưỡng chế trục xuất du học sinh ngay tại khuôn viên các trường đại học. Các luật sư đại diện cho sinh viên quốc tế cho biết thị thực bị thu hồi đột ngột, không có cảnh báo trước và người bị ảnh hưởng không có quyền kháng cáo.
Một số vụ việc đã thu hút sự chú ý lớn của truyền thông Mỹ. Trong đó có Mahmoud Khalil, cựu sinh viên Đại học Columbia và là thường trú nhân hợp pháp, bị bắt ngay tại trường. Hay trường hợp của Xiaotian Liu, nghiên cứu sinh người Trung Quốc tại Đại học Dartmouth, bị hủy visa dù “không tham gia biểu tình, không phạm pháp và không được thông báo lý do”.
Một trường hợp khác là Tiến sĩ Rasha Alawieh – chuyên gia ghép thận tại Đại học Brown – bị trục xuất ngay tại sân bay Boston sau khi nhân viên xuất nhập cảnh phát hiện hình ảnh và video có nội dung liên quan đến tổ chức Hezbollah trong điện thoại cá nhân.
Ngay cả những hành vi nhỏ như mang theo mẫu vật không khai báo cũng bị xử lý nghiêm. Cô Kseniia Petrova, công dân Nga, bị hủy visa sau khi mang theo phôi ếch từ Pháp đến Mỹ, mà theo Bộ An ninh nội địa là “âm mưu buôn lậu”.
Theo các chuyên gia, tuy visa du học mang tính tạm thời, người sở hữu vẫn có quyền tự do ngôn luận như công dân Mỹ. Tuy nhiên, chính sách hiện hành khiến nhóm đối tượng này trở nên dễ bị tổn thương nhất trước các biện pháp trục xuất.
Tác động lên môi trường giáo dục
Hiện có khoảng 1,1 triệu du học sinh quốc tế đang học tập tại Mỹ. Việc siết chặt kiểm soát và gia tăng số vụ hủy thị thực đang khiến nhiều sinh viên lo lắng, ảnh hưởng đến môi trường giáo dục và mối quan hệ quốc tế của các trường đại học.
Trước tình hình này, các trường buộc phải cam kết hợp tác toàn diện với Bộ An ninh nội địa để giám sát sinh viên quốc tế, theo CNN.
Giới phân tích cảnh báo rằng nếu tình trạng này kéo dài, Mỹ có nguy cơ mất đi nguồn lực trí thức toàn cầu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị thế hàng đầu của hệ thống giáo dục đại học Mỹ trên trường quốc tế.
CON TIM TINH KHIẾT – Lm. Minh Anh, Tgp. Huế
KIỆT TÁC -Lm. Minh Anh, Tgp. Huế
Lm. Minh Anh, Tgp. Huế
“Nếu tôi làm các việc đó, thì dù các ông không tin tôi, ít ra cũng hãy tin các việc đó!”.
Trong Xuất Hành, từ chương 25-30, Chúa chỉ thị cho Môsê cách thức thiết kế Nhà Tạm, Hòm Bia, bàn thờ và phẩm phục. Môsê phải tìm các nghệ nhân. Họ lấy vàng bạc, vải vóc và đá quý để thiết kế chúng lộng lẫy nhất có thể. Mục đích của Chúa gợi lên mục đích chung cho mọi công trình lớn nhỏ của Ngài: “Tôn vinh vẻ huy hoàng và biểu lộ vinh quang Thiên Chúa”. Chúng phải là những kiệt tác phô diễn sự thánh thiện của Ngài!.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay nói đến những ‘kiệt tác’ phô diễn sự thánh thiện của Thiên Chúa. Chúng không chỉ là những gì được đem vào đền thờ, nhưng còn là những con người và những chứng từ không lời của họ.
Chúa Giêsu tiết lộ một điều hết sức quan yếu: đức tin không chỉ đặt nền tảng trên những gì Chúa hứa, nhưng còn trên những việc Ngài làm! Việc vĩ đại nhất Chúa Cha đã làm là phục sinh Chúa Con mà Giáo Hội đang hướng về; và Chúa Con vẫn tiếp tục thực hiện các công trình của Cha qua các chứng nhân của Ngài và qua các Bí tích. Đó cũng là những ‘kiệt tác’ phô diễn sự thánh thiện của Chúa.
Chúng ta không đánh giá thấp tầm quan trọng và sức mạnh của những lời chứng cá nhân trong một thế giới ngập tràn thông tin thuộc mọi kiểu; tuy nhiên, trong bối cảnh hỗn tạp này, chỉ những ‘kiệt tác’ bày tỏ sự thánh thiện của Thiên Chúa mới có thể có tiếng nói mạnh nhất, vang vọng nhất! “Người đương đại cần lời chứng hơn lý lẽ!” – Phaolô VI. Các việc bạn làm có phù hợp với lời bạn nói? Chúng có nói lên điều bạn tuyên xưng? Hay “Tất cả chỉ là từ ngữ?”.
Gioan kết thúc Tin Mừng hôm nay: “Ở đó, nhiều người đã tin vào Chúa Giêsu”. Bất chấp bao chống đối, lời nói và việc làm của Ngài vẫn có khả năng thâm nhập trái tim con người. Sự chống đối khủng khiếp – thậm chí, thâm độc – không thể cản trở người khác tin Ngài. ‘Mầu nhiệm’ này lặp đi lặp lại trong đời sống Hội Thánh! Ở đâu có sự chống đối lớn nhất đối với Tin Mừng, ở đó luôn có những ‘kiệt tác hoán cải’ lớn nhất!
Giêrêmia đã trải nghiệm một niềm vui tương tự. Dẫu bao bạo hành, bách hại của dân, ông vẫn chứng tỏ là một ngôn sứ được Chúa sai đến để hoán cải họ; lời nói và việc làm của ông đầy thuyết phục, “Chúa hằng ở bên con như một trang chiến sĩ oai hùng!” – bài đọc một. Thánh Vịnh đáp ca có chung một tâm tình, “Lúc ngặt nghèo, tôi kêu cầu Chúa; Người đã nghe tiếng tôi!”.
Anh Chị em,
“Hãy tin các việc đó!”. Hãy chiêm ngắm một Giêsu co ro trong hang đá Bêlem; lặng nhìn một Giêsu giãy giụa trên đồi Sọ để thấy “việc” Thiên Chúa làm! Hãy trầm mình sâu lắng bên Thánh Thể để hiểu Thiên Chúa là ai, Giêsu là ai, may ra con tim của bạn và tôi có thể dịch chuyển. Nếu các việc làm của Chúa Con tiết lộ danh tính Ngài, thì “thập giá” là ‘kiệt tác’ biểu lộ danh tính Ngài trọn vẹn nhất, Ngài là Con Thiên Chúa! Nhờ ‘kiệt tác tử nạn và phục sinh’ – kiệt tác của mọi kiệt tác – bạn và tôi được tái sinh, không chỉ để trở nên một tạo vật mới, nhưng còn là những ‘kiệt tác’ cho vinh quang Chúa!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, dạy con không bắt đầu từ đâu khác, cho bằng khởi đi từ việc hoán cải chính mình và con cũng trở nên một ‘kiệt tác’ của Chúa. Tại sao không?”, Amen.
(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)
Người đã giải thoát kẻ cơ bần khỏi tay phường hung bạo. (Gr 20:12-13)- Cha Vương
Chuyện xứ Mỹ … đến cái ngày 30 tháng 4 của xứ mình
Những câu chuyện Nhân Văn – Tu Le
Ai đã đọc “CUỐN THEO CHIỀU GIÓ” của bà Margaret Mitchell hẳn sẽ biết cuộc Nội Chiến của Mỹ đã diễn ra khốc liệt thể nào, khi nó kết thúc vào mùa xuân năm 1865 thì đã có hơn sáu trăm ngàn chiến sĩ của cả hai phe không thể trở về gặp mặt bạn bè lẫn người thân.
Những năm sau cuộc chiến, cứ đến độ hoa nở rộ trong vườn thì người Mỹ ở khắp nơi lại mang hoa ra cắm và cầu nguyện nơi mộ chí của những người lính đã ngã xuống trong cuộc chiến này bất kể là lính Nam hay lính Bắc. Người dân thành phố Waterloo của tiểu bang New York vào ngày 5 tháng 5 năm 1866 đã đóng cửa các tiệm bán buôn trong thành phố để mọi người có thể mang hoa và cờ đến cắm lên các ngôi mộ của những người lính tử trận, sự kiện này sau đó được tổ chức hàng năm ở nơi đây.
Ngày 5 tháng 5 năm 1868, Tướng John A. Logan, người đứng đầu một tổ chức cựu chiến binh miền Bắc đã kêu gọi một ngày tưởng nhớ trên toàn quốc để mọi người có thể mang hoa và cờ đi trang điểm những ngôi mộ chiến sĩ, ông chọn ngày 30 tháng 5 và gọi nó là “Ngày làm đẹp các ngôi mộ để tưởng nhớ và ghi ơn” (Decoration Day).
Trong Ngày Decoration Day được tổ chức lần đầu tiên ở nghĩa trang quốc gia Arlington, hơn 5 ngàn người gồm những goá phụ, cựu chiến binh cùng bạn bè lẫn người thân đã đến để đặt hoa và các dải ruy băng lên 20 ngàn ngôi mộ của những người chiến sĩ của cả hai phe.
Sau Thế Chiến thứ I thì ngày 30 tháng 5 dần được biết đến với cái tên Memorial Day (Ngày Tưởng Niệm) và là dịp để người Mỹ tưởng nhớ đến tất cả các chiến sĩ đã ngã xuống trong các cuộc chiến chứ không riêng gì cuộc Nội Chiến. Năm 1968 Quốc Hội thông qua đạo luật Uniform Monday Holiday Act, đạo luật này quy định lấy ngày thứ hai làm ngày nghỉ mỗi khi có dịp lễ lộc với mục đích giúp dân chúng được nghỉ liên tục 3 ngày cuối tuần đặng ăn chơi cho nó đã. Kể từ đó thì Ngày Tưởng Niệm (Memorial Day) hàng năm ở Mỹ sẽ rơi vào ngày thứ hai cuối cùng của tháng năm.
Kể sơ sơ chuyện xứ Mỹ để nói đến cái ngày 30 tháng 4 của xứ mình. Nếu tôi mà là ông tổng Trọng thì tôi sẽ gọi tên cái ngày cuối cùng của tháng tư này là ” Ngày Tiếc Thương”. Tôi sẽ khuyến khích người dân cả nước trong ngày đó đi đến tất cả các nghĩa trang lớn nhỏ mà cắm những bông hoa lên trên mộ của bất cứ ai đã bỏ mình vì những cuộc chiến tương tàn trên xứ Việt mà chẳng cần phân biệt phe nào.
Nếu tôi mà là ông tổng Trọng, tôi sẽ cách chức bất cứ quan chức nào cho phép đốt pháo hoa hay treo cờ phướng loè loẹt khắp phố phường vào cái ngày này, tôi sẽ cho người vả vào miệng bất cứ quan chức nào vẫn còn bô bô những từ “Giải Phóng, Chiến Thắng, Bản Anh Hùng Ca, Vô địch với Vĩ Đại”.
Bởi cho dù đối với người dưng kẻ lạ thì cũng chẳng có một sự phỉ báng nào vô liêm sĩ cho bằng chính vào cái ngày mà người ta tiếc thương cho thân bằng quyến thuộc đã ngã xuống của người ta còn mình lại cứ bắn pháo hoa ăn mừng, cứ lên gân hò hét lải nhải những từ ngữ mất dạy như thể cố khoét cho sâu thêm nỗi đau của những người có thân nhân chết trận, cũng như khoét cho sâu thêm những mối thù mà bất cứ một chính quyền tử tế nào cũng phải quan tâm xoa dịu.
Kiểu cách đó đối với người dưng kẻ lạ đã là hạ tiện, huống hồ gì giữa người mình mang ra để đối với người mình.
Fb Thuc Tran
Chuyện Vui XHCN: Đón chào 30-4 bằng nước tung tăng ở phố mới của nhà cán bộ giầu
Chiều 10.4, cơn mưa lớn bắt đầu xuất hiện ở khu vực TP.Thủ Đức khiến một số con đường ở khu Thảo Điền được ngập nước để đón mừng ngày đánh chiếm VNCH, xe cộ di chuyển trong nước có phần phấn đấu khá nặng.
Khoảng 17 giờ 30, cơn mưa lớn bắt đầu xuất hiện ở TP.Thủ Đức và ngày sau đó lan ra nhiều khu vực như: Q.1, 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận… làm một số con đường bị ngập nước. Cơn mưa này xuất hiện đúng vào giờ tan tầm và kéo dài hơn 30 phút đã ảnh hưởng nhiều đến tình trạng giao thông ở nhiều khu vực.
Trong đó, một số con đường ở P.Thảo Điền (TP.Thủ Đức) bị ngập sâu. Cụ thể đường Quốc Hương, Tống Hữu Định… bị ngập kéo dài. Tại đường Quốc Hương, khoảng 17 giờ 45, nước bắt đầu dâng cao khi mưa lớn. Kéo theo đó là các con đường nhánh cũng bị ngập. Đoạn ngập dài khoảng 300 m, từ giao lộ Quốc Hương – Xuân Thủy đến đường Thái Lý.
Cơn mưa trái mùa như trút diễn ra vào chiều nay làm đường Quốc Hương (P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức) bị ngập. Ảnh: Phạm Hữu, Báo TN
Ngoài đường Quốc Hương thì một số đường nhánh cũng bị ngập theo
Mực nước ngập sâu nhất nằm ở đoạn trước Trường ĐH Văn Hoá TP.HCM
Do nước ngập nên nhiều người phải cho xe máy lên lề, chờ nước rút
Thế là sau 50 năm giải phóng miền Nam, XHCN nay lại vẫn còn vui vầy với nước non, những điêu mà người Pháp giải quyết dễ dàng ở các tỉnh thành cách đây có hơn 100 năm.. Nước tươi xám này có điều vui chơi lâu thì người nổi vân đỏ rất đẹp, nếu có thêm chuột chết, gián chết thì lại càng phấn khích, phải không các Fan XHCN.
Chuyện đau như đùa XHCN: THÀ CHẾT Ở TỈNH CÒN HƠN LÀ VÔ BV CHỢ RẪY…”
Văn Hóa Việt
Em rễ tui bị K dạ dày di căn, hóa trị ở BVCR đã 8 lần, mỗi lần đi lại đều vô cùng cưc khổ. Ấy là nghe nó nói chứ tui không hình dung được. Cho đến lần tái khám này đi cùng với nó, tui mới biết thế nào là ” lễ độ” với cái sự quá tải và cung cách phục vụ của BV CR
Thôi thì ghi chép lại đây như một nỗi ám ảnh nhớ đời
TẬP 1:
17-3 đi xe KonTum – SG
18.3: xếp hàng từ 5h sáng ở khoa điều trị ( không phải nhập mới). 8h30 đến lượt thăm khám. Xếp hàng chờ lấy máu xét nghiệm. Rồi xếp hàng chờ city. 11h phòng city cho giấy hẹn phải 10 ngày nữa, tức 28-3 mới chụp city được
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay bệnh viện thường xuyên trong trạng thái thiếu trang thiết bị y tế, thiết bị hư hỏng không sửa chữa được.
Không lẽ về, tìm hiểu thì BVCR có chụp city dịch vụ trong ngày. Giá 3.2 triệu, bấm bụng đăng ký, 16h chiều chụp luôn. Một ngày nhịn đói.
Ngày 19-3: tiếp tục xếp hàng để nội soi đại tràng. Đến gần trưa tới lượt, BS cho một toa 3 đơn vị thuốc dặn mua rồi chia ra uống, chiều hôm sau mới nội soi được. Ngày thứ 2 lại nhịn ăn, chỉ uống sữa.
Ngày 20-3: chiều xếp hàng nội soi. 16h xong, có 1 mẫu u sinh thiết phải 10 ngày sau, tức 28.3 mới trả kết quả.
Thế là xong cái nhịn ăn 3 ngày, ăn tạm ít cháo chống đói rồi về ( hết tập 1)
TẬP 2:
Thân nhân, người chờ khám chữa bệnh nằm vạ vật qua đêm ở Bệnh viện Chợ Rẫy – Ảnh: AN VI báo Tuổi Trẻ.
27-3 đi máy bay GL -SG vì thằng em bụng sưng to và yếu quá không đi xe nỗi
28.3 lại xếp hàng ở khoa điều trị từ 5h sáng, số thứ tự 41. Không nghe gọi số, chỉ gọi tên Chờ đến 9h phát hiện sao người ta số 8 mấy, 9 mấy vào cả mà mình thì chưa, tui đục thẳng vào phòng khám hỏi. Cô điều dưỡng khó chịu nhưng tui thắc mắc mắc hợp lý nên cũng lục hồ sơ rồi bảo riêng ca này phải 10h- 10h30 bác sỹ mới khám được. Đến hẹn vào, cô điều dưỡng lại hẹn chiều 2h, vì chưa có kết quả sinh thiết. Tui bực quá bảo: vậy chứ xếp hàng bốc số để làm gì mà đến số không thông báo bệnh nhân biết, cứ để nhịn đói chờ đợi là sao? Cô ấy xin lỗi do quá đông, quá tải nên sơ xuất?!
Chiều 14h quay lại, kết quả sinh thiết u lành, tóm lại là k di căn nhưng chưa đến đại tràng. Và vì bụng sưng to đầy dịch, đau nên BS cho chuyển sang khoa điều trị giảm nhẹ để rút bớt dịch, sau đó quay lại khoa hóa trị tính tiếp sau.
Bệnh nhân nằm san sát ở khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy ảnh của báo Thanh Niên ngày 5-9-2022
Thế là sang xếp hàng khoa điều trị giảm nhẹ. Khoa này ít bệnh nhân nên đến lượt nhanh. Cô BS bảo chiều thứ 6 rồi, giải quyết nhập viện thì nhanh thôi, nhưng thứ 7+ CN BS không làm thủ thuật hút dịch ổ bụng, phải thứ 2, nên nhập cũng mất công, cứ về nghỉ ngơi thoải mái sáng thứ 2 vào nhập cũng được. Nghe quá chí lý nên anh em trở về phòng trọ nghỉ.
Thứ 2 31-3: sáng sớm quay lại Khoa điều trị giảm nhẹ. Lần này BS khác, sau khi thăm bệnh ông bảo thôi cho thuốc về uống, hẹn 14-4 tái khám. Em tui bảo bụng đau lắm, muốn nhập viện rút dịch, với lại chiều thứ 6 BS hứa thứ 2 nhập viện, chứ về uống thuốc thì chiều thứ 6 em đã xin toa rồi về tỉnh, ở lại chị mất 3 ngày? Ông BS nghiêm mặt: ở đây tôi là người chịu trách nhiệm chính, anh cứ về uống thuốc, không cần nhập viện rút dịch đâu…
Thằng em nghe nói không cần rút dịch, nghĩ chắc bị nhẹ chỉ uống thuốc là đỡ nên mừng ra mặt: Dạ dạ… Tui xem toa 5 loại thuốc, thấy có 2 loại quen: paraceramol giảm đau, lactulose hổ trợ trị trào ngược dạ dày; còn 3 loại không biết- chắc biệt được gì đó.
Quay lại khoa hóa trị theo lời dặn, BS bảo bên kia ( tức khoa điều trị giảm nhẹ) đã nói thế thì cứ về , 14-4 lại tái khám.
Thế là anh em tui lủi thủi ra về.
TẬP3:
Xếp hàng từ nửa đêm hôm trước để được khám vào sáng hôm sau. Ảnh của báo Tuổi Trẻ.
Về đến nhà, tra cụ Gồ thì 3 loại thuốc trong toa còn lại hóa ra là thuốc trị viêm dạ dày, chống trào ngược, chả phải biệt dược nào để rút dịch bụng, trị k gì cả. Thằng em tui sốc nặng, lại suy kiệt và đau quá nên nhập bệnh viện tỉnh gấp. BV tỉnh lập tức xử lý hút dịch bụng ngay, truyền nước, thuốc…
Coi như mất toi 2 chuyến đi KT- SG với 2.400 cây số và 14 ngày ở trọ, ăn chực nằm chờ chỉ để nhận 1 cái đơn thuốc(?!). Và theo lịch hẹn tái khám 14-4 tới đây là gần tháng, nếu vào lại BV CR không biết có nên cơm cháo gì không, nhưng tui chắc thằng em tui không còn hơi sức để đi; thậm chí là die sớm vì đi lại mỏi mòn suy kiệt chứ chưa chắc die vì k di căn đâu.
Thôi thì thà die mẹ ở tỉnh cho nó đỡ khổ thân, đỡ bực mình lại tiết kiệm mớ tiền lo hậu sự cho rồi. Quá sợ cái BV CR!!!
Nguồn: Như Ý Gia Lai
Lời Bình của Kẻ Đi Tìm:
50 năm giải phóng là sự thụt lùi thê thảm như thế này sao?
Tội nghiệp cho dân tôi
Thương thay cho đất nước tôi.
Có Nên Trực Tuyến? (OnLine)
Có Nên Trực Tuyến? (OnLine)
Lan đã dành một giờ trong ngân hàng cùng bố, vì ông cần phải chuyển tiền.
Trên đường về, Lan không thể cưỡng lại được mà hỏi:
– “Bố à, tại sao bố không kích hoạt dịch vụ ngân hàng trực tuyến?”
– “Tại sao bố phải làm vậy?” Ông hỏi…
– “À, như vậy bố sẽ không phải mất cả giờ đồng hồ ở đây chỉ để chuyển tiền. Bố thậm chí còn có thể mua sắm trực tuyến. Mọi thứ sẽ trở nên thật dễ dàng!”
Lan rất hào hứng muốn giới thiệu bố cô vào thế giới mà mọi thứ đều online.
Ông hỏi: “Nếu bố làm vậy, bố sẽ không cần phải rời khỏi nhà sao?”
– “Đúng, đúng rồi!” Lan nói. Cô giải thích với ông rằng ngay cả thực phẩm cũng có thể giao đến tận nhà và họ có thể giao hàng được mọi thứ!
Câu trả lời của ông khiến cô không nói nên lời và phải suy nghĩ rất nhiều về lời bố nói.
Ông nói: “Từ khi bố bước vào ngân hàng hôm nay, bố đã gặp bốn người bạn của mình, bố đã trò chuyện một chút với các nhân viên – những người rất quen thuộc với bố lúc đó.
Con biết đấy, bố mẹ sống với nhau, con ở xa, ngoại trừ mẹ con, đây là sự kết nối và tương tác mà bố cần. Bố thích chuẩn bị chu đáo và đến ngân hàng. Bố có đủ thời gian, cái bố thèm muốn là sự kết nối con người.
Hai năm trước bố bị ốm, người chủ cửa hàng mà bố hay mua trái cây đã đến thăm bố, ngồi bên giường bệnh và khóc.
Khi mẹ con bị ngã vài ngày trước trong lúc đi bộ buổi sáng, người bán hàng tạp hóa gần nhà thấy mẹ, ngay lập tức lấy xe đưa mẹ về nhà vì ông ấy biết bố ở đâu.
Liệu bố có nhận được sự ‘đụng chạm nhân văn’ đó nếu mọi thứ đều trở thành trực tuyến?
Tại sao bố lại muốn mọi thứ được giao tận nơi và bắt bố chỉ tương tác với chiếc máy tính hay điện thoại của mình?
Bố muốn biết người mà bố đang giao dịch, chứ không chỉ đơn thuần là một ‘người bán hàng’. Nó tạo ra mối quan hệ.
Công ty trực tuyến có cung cấp được tất cả những điều này không?”
P/S: Công nghệ không phải hoàn toàn là cuộc sống… Yêu thương ai là dành thời gian cho người đó … Đừng chỉ dành thời gian cho thiết bị và máy móc.
(Văn Lê ST và lược dịch, ảnh AI vẽ minh họa)
ĐAU KHỔ VÀ VINH QUANG – TGM Giu-se Vũ Văn Thiên
TGM Giu-se Vũ Văn Thiên
Phụng vụ Tuần Thánh mở đầu bằng nghi thức làm phép lá và rước lá, sau đó là thánh lễ mà đỉnh cao là trình thuật về cuộc thương khó của Đức Giê-su. Các Bài đọc Kinh Thánh, nhất là Bài Thương khó, nêu bật hai khía cạnh của cuộc thương khó Đức Giê-su: Đau khổ và Vinh quang. Hai khía cạnh này hòa quyện với nhau, tạo nên nét độc đáo và làm cho cuộc tử nạn của Chúa Giê-su trên đồi Can-vê năm xưa không giống như bất kỳ vụ thi hành án nào trong lịch sử.
Bài đọc I trích sách Ngôn sứ I-sa-i-a nói với chúng ta về một nhân vật bị đánh bầm dập, thân mình mang đầy thương tích. Tuy vậy, nhân vật được trình bày lại chấp nhận đau khổ như một tự nguyện. Nhân vật ấy là Người Tôi tớ Đức Gia-vê. Vị Tôi tớ luôn trong trạng thái tỉnh thức để lắng nghe lời giáo huấn của Thiên Chúa, và niềm tin cậy phó thác đã đem lại cho Người sức mạnh trong gian nan. Dưới lăng kính Ki-tô giáo, đây chính là hình ảnh của Đức Giê-su chịu khổ hình. Cuộc thương khó vừa là một khổ hình do người Do Thái gây nên, đồng thời cũng là một hành vi tự nguyện của Chúa Giê-su, vì vâng lời Chúa Cha. Mặc dù sợ hãi đến mức toát mồ hôi máu, Đức Giê-su, người Tôi tớ Gia-vê đã tự nguyện bước vào cuộc thương khó, với niềm xác tín “có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi.” Cần lưu ý là sách ngôn sứ I-sai-a có bốn bài ca về Người Tôi tớ Đức Gia-vê. Mỗi bài diễn tả một khía cạnh, và tất cả bốn bài ca đó đã trở thành hiện thực nơi Đức Giê-su. Bài cuối cùng ở chương 52 được đọc trong Phụng vụ suy tôn Thánh giá chiều thứ Sáu tuần Thánh, với nội dung diễn tả cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giê-su qua biến cố thập giá.
Hai khía cạnh đau khổ và vinh quang cũng được thánh Phao-lô quảng diễn trong Bài đọc II. Đức Giê-su là Thiên Chúa tối cao. Người đã hạ mình mang lấy thân phận con người như chúng ta, chỉ ngoại trừ tội lỗi. Người đã trút bỏ vinh quang để mang thân phận nô lệ. Sự hạ mình của Ngôi Lời vừa thể hiện qua mầu nhiệm nhập thể, vừa thể hiện qua biến cố khổ nạn thập giá. Nói cách khác, sự khiêm tốn vâng lời liên lỉ của Đức Giê-su, được trải dài từ ngày Truyền tin đến đỉnh đồi Can-vê. Tuy vậy, thánh Phao-lô khẳng định, cái chết và nấm mộ không phải là tiếng nói cuối cùng của Thiên Chúa. Sau thập giá là vinh quang. Thiên Chúa Cha đã siêu tôn Đức Giê-su, và ban cho Người danh hiệu “trổi vượt trên muôn vàn danh hiệu.” Điều thánh Phao-lô viết trong thư gửi giáo dân Phi-líp-phê hôm nay đã được thực hiện: đó là hàng tỷ Ki-tô hữu trên hoàn cầu tuyên xưng Đức Giê-su là Đấng Cứu độ.
Trình thuật thương khó theo thánh Lu-ca như một vở kịch gồm nhiều phân cảnh, với nhiều cung bậc cảm xúc. Vở kịch này khởi đầu từ phòng tiệc ly và kết thúc trên đồi Can-vê. Chúng ta thấy mỗi khi Đức Giê-su nói về những gì đang xảy ra trong hiện tại, thì Người cũng liên hệ tới tương lai. Nếu bữa tiệc ly là lần cuối cùng Người uống chén rượu nho vật chất, thì Người cũng hứa sẽ được cùng với các môn đệ dùng rượu nho mới khi triều đại của Thiên Chúa đến. Khi bị bắt trong vườn Cây Dầu, dù bị quân lính bao quanh sát khí đằng đằng, Chúa Giê-su vẫn khảng khái nói: Đây là giờ của quyền lực tối tăm. Nhân vật Phi-la-tô được trình bày nổi bật trong cuộc thương khó của Đức Giê-su. Ông này vừa kính phục Chúa Giê-su, nhưng lại sợ người Do Thái. Thực sự ông muốn cứu Chúa Giê-su, và ông đã tìm một lối mở, đó là đưa ra trường hợp Ba-ra-ba như một lá bài để thương thuyết. Ấy vậy mà người Do Thái đồng thanh xin tha cho một kẻ giết người. Trong cuộc thương khó, giữa tiếng ồn ào của đám đông bị kích động, Con Thiên Chúa thì bị án tử, và kẻ sát nhân lại được tha! Chi tiết này đã làm cho cuộc thương khó của Chúa Giê-su thêm phần bi kịch.
Trình thuật thương khó kết thúc ở nấm mồ. Các môn đệ và những người phụ nữ trước đây đã theo Chúa Giê-su đang ở trong một tâm trạng hoang mang tột độ. Họ không biết những gì sẽ tiếp tục xảy đến. Với lòng yêu mến và kính trọng Thầy mình, các môn đệ đã hạ xác Chúa và vội vàng an táng trong mồ. Những người phụ nữ thì chuẩn bị thuốc thơm để sau ngày nghỉ lễ sẽ xức xác Chúa. Bài Thương khó kết thúc như những dấu chấm lửng, dường như muốn cho các độc giả hãy đón đọc ở phần sau, với nhiều hấp dẫn mới. Sau khi cử hành Phụng vụ Lễ Lá, Phụng vụ Tuần Thánh giúp các tín hữu tiếp tục suy tư về những gì mình đã được chứng kiến trong trình thuật hôm nay. Chúng ta sẽ dần dần từng bước cử hành những biến cố quan trọng trong những ngày cuối đời dương thế của Chúa Giê-su. Nói cách khác, trình thuật Thương khó như một dẫn nhập để đưa các tín hữu tới những nghi thức long trọng của Tuần Thánh.
Nếu đau khổ và vinh quang cùng đan xen trong biến cố khổ nạn của Chúa Giê-su, thì hôm nay, trong cuộc sống của chúng ta, đau khổ và vinh quang cũng vẫn đang cùng nhau hòa quyện. Người tín hữu nhìn thấy qua mầu nhiệm thập giá vinh quang của Thiên Chúa. Vinh quang ấy chiếu tỏa cho mọi thế hệ, để những ai đến với thập giá Chúa Ki-tô, sẽ tìm được bình an và hướng đi cho đời mình. Trong cuộc sống đầy gian nan thử thách, những ai tin cậy phó thác nơi Chúa, sẽ cảm thấy gánh cuộc đời nhẹ nhàng hơn. Chúa Giê-su đã mời gọi: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28). Chúng ta hãy tham dự nghi thức Tuần Thánh với niềm phó thác cậy trông để có thêm nghị lực bước đi trên con đường thập giá cuộc đời.
TGM Giu-se Vũ Văn Thiên
From: Langthangchieutim