Nhà báo Đỗ Cao Cường: “… Cho nên, khi nhìn nhận bối cảnh lịch sử cùng nhiều yếu tố khác, tôi vẫn ngưỡng mộ những người trẻ Việt Nam dám đứng lên hơn. Trong khi phần lớn những người già vẫn còn đang mơ ngủ, thì đâu đó vẫn có những bạn trẻ tỉnh dậy từ đêm tối, có những bạn đi xuất khẩu lao động nhưng vẫn còn đau đáu, nghĩ về quê hương, đất nước, ví dụ như… Phương hàng Nhật.
Khi một người trẻ Hồng Kông đứng lên, cả triệu người Hồng Kông che chắn, nhưng khi một người trẻ Việt Nam đứng lên, họ phải xác định không gia đình, không sự nghiệp, không bạn bè, đôi khi, một mình chống lại cả thế giới này.”
Đỗ Cao Cường is with Đỗ Cường.
ĐỪNG SO SÁNH TUỔI TRẺ HỒNG KÔNG VỚI VIỆT NAM
Nếu cho người Hồng Kông sống ở Việt Nam từ nhỏ, đặc biệt trong môi trường miền Bắc, từ hệ thống chính trị, giáo dục cho tới văn hóa, lối sống… mọi thứ bị chi phối bởi Trung Quốc, trong hoàn cảnh đáng thương như vậy liệu có mấy người Hồng Kông vượt qua?
Tôi còn nhớ khi bước chân vào Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh làm việc với bà Chánh thanh tra Nguyễn Hoàng Mỹ, các cán bộ ở đây nhìn tôi có vẻ sửng sốt:
– Sao nhìn em trẻ mà liều lĩnh thế?
Vì trước đó tôi đã vỗ ngực, yêu cầu bà chánh thanh tra phải xin lỗi những người nông dân, kỷ luật phó chánh thanh tra Nguyễn Trọng Nhân vì ông này có thái độ hách dịch, chửi bới người dân.
Cho nên có rất nhiều người miền Tây, Tây Nguyên yêu quý tôi, đến giờ họ vẫn còn hỏi thăm, liên lạc, họ nói không tin bất cứ nhà báo, luật sư nào ngoài tôi.
Có rất nhiều cuộc đấu tranh, ăn bờ ở bụi, nằm trước cổng ủy ban, doanh nghiệp… tôi đều âm thầm giúp họ. Cũng chả dám nhận mình là nhà báo hay tài giỏi hơn ai, nhưng rõ ràng tôi đã chiếm được tình cảm của nhiều bà con dân nghèo, tuổi trẻ của tôi không chết yểu.
Trong khi đó, có những người làm hàng chục năm trong các cơ quan báo chí, công quyền, đầu hai thứ tóc, được rất nhiều giải thưởng này nọ, lúc nào cũng kêu người khác non nớt nhưng trên thực tế, hầu hết những người dân thấp cổ bé họng trên toàn cõi Việt Nam không hề biết tới họ, hoặc nghe tới tên họ là bà con đã chạy mất dép.
Tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã hội, tôi cũng hiểu dân mình đang ở đâu và dân mình cần gì? Có một số kẻ non nớt ngồi bên kia biên giới xúi dại tôi cùng bà con phải vùng lên, dùng vũ lực đấu tranh. Nếu nghe theo chúng tôi sẽ chết sớm, ngồi ủ rũ trong tù mà không làm được gì.
Còn Hồng Kông… lại là một câu chuyện khác, từng là một lãnh thổ phụ thuộc của Anh và Bắc Ireland từ năm 1842, giao chủ quyền cho Trung Quốc vào năm 1997 nhưng Hồng Kông vẫn tồn tại dưới hình thức “một quốc gia, hai chế độ”, theo tuyên bố chung Trung – Anh và luật Cơ bản của Hồng Kông thì khu vực này được hưởng quy chế tự trị cho đến ít nhất là năm 2047.
Gần 200 năm, từ chế độ chính trị, hệ thống pháp luật, hệ thống xuất bản, báo chí, giáo dục… người dân Hồng Kông đã được “hưởng xái” từ nước Anh.
Cho đến bây giờ, công dân Trung Quốc vẫn không có quyền cư trú tại Hồng Kông, phải chịu sự kiểm soát nhập cư như công dân nước khác. Về bản chất, kinh tế Hồng Kông là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, tiếp tục duy trì những luật lệ và thông lệ của chính quyền Anh trước đây.
Cho nên, khi nhìn nhận bối cảnh lịch sử cùng nhiều yếu tố khác, tôi vẫn ngưỡng mộ những người trẻ Việt Nam dám đứng lên hơn. Trong khi phần lớn những người già vẫn còn đang mơ ngủ, thì đâu đó vẫn có những bạn trẻ tỉnh dậy từ đêm tối, có những bạn đi xuất khẩu lao động nhưng vẫn còn đau đáu, nghĩ về quê hương, đất nước, ví dụ như… Phương hàng Nhật.
Khi một người trẻ Hồng Kông đứng lên, cả triệu người Hồng Kông che chắn, nhưng khi một người trẻ Việt Nam đứng lên, họ phải xác định không gia đình, không sự nghiệp, không bạn bè, đôi khi, một mình họ chống lại cả thế giới này.